You are on page 1of 7

Họ Tên: Hoàng Hồng Uyên

Lớp: K20407
MSSV: K204071498
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Học phần: 205EC0322 – chiều thứ 5
____________________________

ĐỀ: PHÂN TÍCH CÁC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN? Ý NGHĨA THỰC TIỄN?

BÀI LÀM

Xuất phát từ một nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đang trong
giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản, bài
toán lớn nhất hiện nay bên cạnh việc phát triển văn hóa xã hội, thì nước ta còn phải
đứng trước vấn đề làm thế nào để đạt được những thành tựu về kinh tế, mang lại sự
phồn thịnh cho quốc gia. Nhìn với một góc độ toàn cảnh về nền kinh tế toàn cầu
hiện nay, ta không thể phủ định sự phát triển vượt bậc của các nước tư bản chủ
nghĩa về kinh tế. Các nước tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn,
Singapore, nền kinh tế của họ đi trước nước ta hàng chục, thậm chí là hàng trăm
năm. Họ có những quy luật kinh tế để vận hành thị trường một cách hiệu quả và tối
đa các nguồn lực sản xuất và quy luật giá trị thặng dư chính là một trong số đó.
Vậy việc phân tích giá trị thặng dư có những biểu hiện nào trong chủ nghĩa tư bản
và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của nước ta trong thời kỳ này ra sao là
một điều vô cùng cần thiết để nhà nước đề ra các phương hướng xây dựng, định
hướng và phát triển nền kinh tế Việt Nam ngày nay.

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư được biểu hiện dưới
nhiều hình thức có quan hệ mật thiết với nhau như lợi nhuận, lợi tức và địa tô.

Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản là hình thức lợi
nhuận. Lợi nhuận được xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản
xuất ( sự hao phí của các yếu tố như tư liệu sản xuất và sức lao động đã tiêu dùng
để sản xuất ra hàng hóa) khi hàng hóa được bán đúng với giá trị của nó. Và khoản
chênh lệch này cũng bằng với giá trị thặng dư. Có thể nói, về mặt bản chất, lợi
nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, lợi nhuận khi được đo bằng số tuyệt đối lại có một hạn chế là nó chỉ có
thể phản ánh quy mô của hiệu quả kinh doanh và không thể phản ánh rõ mức độ
hiệu quả của kinh doanh. Chính vì lý do đó, lợi nhuận cần được bổ sung bằng một
chỉ số khác có số đo tương đối là tỷ suất lợi nhuận để khắc phụ nhược điểm này.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản
ứng trước. Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hằng năm và phản ánh mức doanh
lợi đầu tư tư bản trong năm. Nó thể hiện hiệu quả kinh tế và phản ảnh mức độ hiệu
quả kinh doanh tốt hơn so với lợi nhuận. Đây cũng là lý do tại sao tỷ suất lợi nhuận
trở thành động cơ, mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ
nghĩa của các nhà tư bản.

Từ công thức tính tỷ suất lợi nhuận: p’ = m / ( c + v )% ta có thể phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. Nhân tố thứ nhất chính là tỷ suất giá trị
thặng dư và nó có tác động trực tiếp dến sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Nhân tố thứ
hai chính là cấu tạo hữu cơ tư bản vì nó tác động đến chi phí sản xuất, do đó dẫn
đến tác động đối với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Tiếp theo là nhân tố tốc độ chu
chuyển của tư bản, nhân tố này ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến giá trị thặng dư, do đó
cũng có tác động tỉ lệ thuận đến tỷ suất lợi nhuận. Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng
đến tỷ suất lợi nhuận là tiết kiệm tư bản bất biến, trong điều kiện tư bản khả biến
không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ
suất lợi nhuận.

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, ở các ngành sản xuất kinh doanh
khác nhau, do điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau
nên ngoài việc dựa vào tỷ suất lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể căn cứ vào lợi
nhuận bình quân để lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh đạt được hiệu quả
cao nhất. Vì lợi nhuận bình quân thể hiện số lợi nhuận bằng nhau của nhà tư bản
như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau. Lợi nhuận bình quân được hình thành
khi thỏa mãn các điều kiện như tư bản tự do di chuyển, sức lao động tự do di
chuyển.

Hình thức biểu hiện lợi nhuận cuối cùng được đề cập là lợi nhuận thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình
sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để tư bản
thương nghiệp bán hàng hóa thay mình. Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là
hình thức biến tướng của giá trị thặng dư nên nguồn gốc của lợi nhuận thương
nghiệp chính là một bộ phận lao động của công nhân không được trả công.

Lợi nhuận thương nghiệp hình thành khi tư bản công nghiệp nhượng 1 phần giá trị
thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị của nó,
sau đó tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa theo đúng giá trị sẽ thu được khoản
chênh lệch. Từ đây ta có một bảng sơ đồ về sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp
như sau:

BÁN HÀNG BÁN HÀNG

TƯ BẢN CÔNG TƯ BẢN


NGƯỜI TIÊU
NGHIỆP THƯƠNG
DÙNG
NGHIỆP

Việc nhượng giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương
nghiệp cũng diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Hay nói cách khác,
tư bản thương nghiệp cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợi
nhuận bình quân cho họ.

Hình thức biểu hiện thứ hai của thặng dư trong chủ nghĩa tư bản là lợi tức. Trong
nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể thì có lượng tiền nhàn
rỗi, trong khi lại có những chủ thể khác lại cần tiền để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Điều này thúc đẩy hình thành quan hệ cho và đi vay. Và người đi vay khi
thu được lợi nhuận bình quân – giá trị thặng dư từ số tiền đầu tư người cho vay nên
họ phải khấu trừ một phần lợi nhuận bình quân thu được để trả cho người cho vay,
và phần lợi nhuận bình quân được trích ra để trả người cho vay được xem là lợi
tức. Vậy, về bản chất, lợi tức đó là một phần của giá trị thặng dư mà người đi vay
đã thu được thông qua việc sử dụng tiền vay đó.

Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay
trong một thời gian nhất định, công thức: z’= ( z / Kcv ) x 100% . Tỷ suất lợi tức
phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về tư bản cho vay,
Thông thường giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là 0 < z’ < p’

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản có những đặc điểm như quyền sử dụng tách
khỏi quyền sở hữu. Có nghĩa là chủ thể tư bản không phải là chủ thể sử dụng, chủ
thể sử dụng tư bản chỉ được sử dụng trong một thời hạn nhất định và không có
quyền sở hữu. Đặc điểm thứ hai là hàng hóa đặc biệt tức người bán không mất
quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian và sau khi
sử dụng, tư bản cho vay không mất giá trị sử dụng mà nó lại được bảo tồn, thậm
chí tăng thêm so với giá trụ ban đầu. Và giá cả của tư bản cho vay được quyết định
bởi giá trị sử dụng của nó là khả năng thu được lợi nhuận bình quân, do đó không
những không được quyết định bởi giá trị mà còn thấp hơn nhiều so với giá trị. Đặc
điểm thứ ba là hình thái tư bản phiến diện nhất song lại được sùng bái nhất.
Trong điều kiện quan hệ tín dụng ngày càng phát triển, các mô hình sản xuất kinh
doanh ngày càng được đổi mới không ngừng, nền kinh tế thị trường thúc đẩy hình
thành các công ty cổ phần. Các công ty này phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.
Các loại cổ phiếu, trái phiếu này được C.Mác xem là tư bản giả do nó được giao
dịch tách biệt tương đối với quá trình sản xuất kinh doanh thực. Tư bản giả được
mua bán trên thị trường chứng khoán. Với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh
và khoa học công nghệ, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở
thành một loại thị trường chuyên biệt phục vụ các quan hệ giao dịch mua bán
chứng khoán.

Với sự phát triển của thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán, trong
những năm gần đây, các công ty chứng khoán còn phát hành các chứng quyền, các
chứng quyền này cũng được mua bán đem lại thu nhập cho người có chứng quyền.

Biểu hiện thứ ba của thặng dư trong chủ nghĩa tư bản là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Trong nông nghiệp, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng phải thu được lợi
nhuận bình quân như các ngành khác, nhưng họ phải thuê ruộng đất của địa chủ để
kinh doanh, do vậy ngoài lợi nhuận bình quân họ phải thu được phần lợi nhuận
siêu ngạch để trả cho nhà tư bản dưới hình thức địa tô. Phần lợi nhuận siêu ngạch
phải ổn định và lâu dài.

Vậy địa tô tư bản chủ nghĩa là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân của tư bản kinh doanh trong ngành nông nghiệp do công nhân nông nghiệp
tạo ra, mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là
kẻ sở hữu ruộng đất nông nghiệp. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa là mối quan
hệ bóc lột giá trị thặng dư giữa 3 giai cấp, trong đó giai cấp tư sản và giai cấp địa
chủ cùng tham gia bóc lột giai cấp công nhân làm thuê trong nông nghiệp. Một số
hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa hiện nay:

Hình thức địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân thu được trên ruộng đất và có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số
chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên
ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.Địa tô
chênh lệch có hai loại: Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô chênh
lệch I là loại địa tô được thu trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lơi,
màu mỡ và có vị trí tốt hơn. Địa tô chênh lệch II là loại địa tô nhu được gắn liền
với thâm canh năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị
diện tích. Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem
lại thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Nhưng khi hết hợp đồng, địa chủ sẽ tìm
cách nâng giá thuê lên, tức là biến địa tô chênh lệch II thành địa tô chênh lệch I.
Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: Nhà tư bản muốn kéo dài thời hạn thuê ruộng
đất, ngược lại địa chủ lại chỉ muốn cho thuê trong thời hạn ngắn. Vì vậy, trong thời
hạn thuê đất, nhà tư bản tìm mọi cách để xoay vòng sản xuất, tận dụng và vắt kiệt
độ màu mỡ của đất đai. C.Mác cho rằng lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa trong
nông nghiệp dẫn đến quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm xuống.

Hình thức thứ hai của địa tô tư bản chủ nghĩa là địa tô tuyệt đối. Địa tô tuyệt đối là
số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành bởi sự chênh
lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung. Đây là loại địa tô mà nhà tư
bản kinh doanh trong nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, bất kể ruộng đất
tốt hay xấu. Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông
nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do
chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh
để hình thành lợi nhuận bình quân. Vậy địa tô tuyệt đối về bản chất là số chênh
lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung.

Trong thực tế đời sống kinh tế, địa tô là một trong những căn cứ để tính toán giá cả
ruộng đát khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho người khác. Về nguyên lý, giá
cả ruộng đất được tính trên cơ sở so sánh với tỷ lệ lãi suất ngân hàng, theo công
thức:

Giá cả ruộng đất = Địa tô / Tỷ suất lợi tức nhận gửi của ngân hàng

Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa C.Mác không những chỉ rõ bản chất quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng
chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết
quan hệ đất đai… nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử
dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.

Việc phân tích các biểu hiện của giá trị thặng dư trong tư bản chủ nghĩa rất có ý
nghĩa đối với thực tiễn hiện nay. Dựa vào việc hiểu, phân tích, tính toán tỷ suất lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận bình quân, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định khôn
ngoan, có lợi nhất cho doanh nghiệp của chính mình. Nhất là khi muốn tham gia
vào một ngành, một thị trường mới và có những thay đổi, khác biệt về nhân công,
nguyên liệu, lượng cầu của người tiêu dùng,… đó là lúc doanh nghiệp cần đến sự
so sánh về tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân. Lợi tức giúp cho sự phát
triển của thị trường đầu tư, chứng khoán tài chính, giúp cá nhân/ doanh nghiệp có
thể khai thác tối đa lượng tiền còn đang “nhàn rỗi” để đem về lợi nhuận cao nhất
và hiệu quả kinh tế cho thị trường. Trong tương lai, lợi tức sẽ trở thành phần thúc
đẩy cho những người trẻ tuổi, có trình độ nhất định tham gia vào các giao dịch đầu
tư về bất động sản, tín dụng, chứng khoán và gần đây nhất là thị trường tiền ảo,
nhất là trong thời buổi hiện nay, mức sống không ngừng nâng cao, giá bất động sản
tăng mạnh khiến việc những người trẻ tuổi nếu chỉ đi làm công và tiết kiệm số tiền
lương nhân công đó thì không thể nào mua được nhà ở cho chính mình và gia đình
tương lai của họ. Hơn nữa, lợi tức cũng thúc đẩy các doanh nghiệp thành lập các
quỹ đầu tư của riêng doanh nghiệp, các công ty, quỹ chuyên đầu tư mạo hiểm, đầu
tư xuyên quốc gia để đầu tư vào các doanh nghiệp mới, còn non trên thị trường
nhưng lại sở hữu những sản phẩm sáng tạo, mang đến những giải pháp mới cho thị
trường và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Từ đó, tạo nên mối
quan hệ “win-win”, nhà đầu tư có thêm nguồn tiền mới, những doanh nghiệp start
up phát triển đồng thời, thêm vào đó, có thể mang đến lợi ích người tiêu dùng và
kinh tế quốc gia sẽ ngày càng phát triển. Cùng với đó, việc phân tích các biểu hiện
của giá trị thặng dư và trong đó có địa tô cũng giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp có
cơ sở vững chắc để đưa ra giá cả trao đổi về ruộng đất.

Dựa vào việc phân tích các biểu hiện thặng dư của chủ nghĩa tư bản, ta có thể hiểu
rõ hơn đặc điểm mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế. Tư bản
chủ nghĩa đã tận dụng triệt để các nguồn lực, tối đa hóa thặng dư để mang đến
những thành tựu phát triển vượt bật về kinh tế. Để tạo ra thặng dư đồng nghĩa với
việc phải kích thích sản xuất, đẩy mạnh năng suất lao động, sự phát triển mạnh mẽ
của kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm được chi phí sản xuất và chi phí quản lý. Đó
cũng là một hướng đi cần thiết của nước ta trong giai đoạn xây dựng một nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc mở cửa nền kinh tế đòi hỏi nước ta
có những hướng đi “mở” để phù hợp với tình hình đó tuy nhiên cũng cần nhà nước
đưa ra những chính sách phù hợp để định hướng cho nền kinh tế phát triển. Đầu
tiên đó là cần có cái nhìn thoáng hơn, rộng mở hơn đối với thặng dư và những biểu
hiện của nó, đánh giá một cách khách quan những ưu, nhược điểm để vận dụng
một cách đúng đắn và phù hợp, nhất là khi chúng ta có xuất phát điểm là một nền
kinh tế nông nghiệp nghèo nàn và đang trong giai đoạn bỏ qua chủ nghĩa tư bản,
quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa và cần phải bắt kịp với nền kinh tế toàn cầu phát
triển mạnh mẽ. Chính sách cần thiết của chính phủ là đẩy mạnh khoa học công
nghệ để nâng cao năng suất sản xuất, giảm thiểu chi phí quản lý, nhân công,
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các ngành là thế mạnh của nước ta như
nông nghiệp, dệt may,… Cùng với đó việc phân tích các biểu hiện của giá trị thặng
dư và cụ thể là địa tô có thể đem lại cơ sở khoa học để nhà nước ta xây dựng các
chính sách liên quan đến điều tiết thuế, địa tô chênh lệch, giải quyết các vấn đề liên
quan đến quan hệ đất đai nông nghiệp, khuyến khích người dân/ các doanh nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng một số biện pháp như thâm canh, xen canh,
tăng vụ, sử dụng hợp lý đất (vừa sử dụng đất vừa bảo vệ độ màu mỡ của đất) để
phát triển nông nghiệp một cách bền vững và có hiệu quả. Hơn nữa việc nhà nước
mở các ngân hàng như ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam, khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngân hàng
thành lập cũng là một trong những phương hướng đúng đắn để đẩy mạnh phát triển
và quản lý dòng tiền, đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Vận dụng một cách thông minh, hiệu quả và phù hợp quy luật giá trị thặng dư với
những biểu hiện của nó trong điều kiện về nguồn tài nguyên, khả năng sản xuất của
nước ta đồng thời có những chính sách để điều tiết, quản lý nhằm đảm bảo quyền
lợi của người lao động và đảm bảo định hướng chủ nghĩa xã hội là một điều vô
cùng cần thiết và quan trọng. Từ đó tạo một lợi thế cạnh tranh so với các nền kinh
tế khác, dần bắt kịp tốc độ phát triển của các quốc gia khác, kiến tạo tiền đề cho
văn hóa, xã hội đi lên, xây dựng một quốc gia phát triển toàn diện, bền vững.

You might also like