You are on page 1of 6

BÀI TẬP THẢO LUẬN BUỔI 5

ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC


CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
DEADLINE: 18h00 ngày 6/4/2021 (Thứ Ba)
Phần 1. Nhận định [ĐỨC TÀI]
1. Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
- Nhận định ĐÚNG.
- Vì căn cứ theo quy định tại Điều 161 BLTTDS 2015 thì trường hợp các bên đương sự
không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu
chi phí giám định được xác định theo quy định của pháp luật nên các đương sự hoàn
toàn có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.

2. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền tự quyết định áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
- Nhận định ĐÚNG.
- Vì căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 111 và Điều 135 BLTTDS 2015 thì Tòa án tự
mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1,
khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 114 BLTTDS 2015 trong trường hợp
đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Vì vậy, trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, Tòa án có quyền tự quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau
đây:
+ Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
+ Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức
khỏe bị xâm phạm.
+ Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho
người lao động.
+ Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,
quyết định sa thải người lao động.

3. Mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự chịu.
- Nhận định SAI.
- Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 167 BLTTDS 2015 thì đương sự chỉ phải
chịu những chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng.
- Vì vậy, không phải mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự chịu.

1
4. Người yêu cầu áp dụng biêṇ pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiêṇ biêṇ pháp
bảo đảm.
- Nhận định SAI.
- Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015 thì người yêu cầu Tòa án áp
dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, khoản 7,
khoản 8, khoản 10, khoản 11, khoản 15 và khoản 16 Điều 114 BLTTDS 2015 phải
nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc
tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản
tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương
đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.
- Vì vậy, không phải trong mọi trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đều phải thực hiện biện pháp bảo đảm, mà chỉ trường hợp yêu cầu áp dụng
biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với
tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa
tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản
ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; tạm dừng việc đóng thầu và
các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm
giải quyết vụ án mới bắt buộc phải thực hiện biện pháp bảo đảm, còn những trường
hợp còn lại không nhất thiết phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

5. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
- Nhận định SAI.
- Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015 thì trường hợp Tòa án
cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo
không phải chịu án phí phúc thẩm.
- Thứ hai, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì
trường hợp cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương
sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí
dân sự phúc thẩm.
- Như vậy, chỉ có đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm
phải sửa mới không phải chịu án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc
không phải chịu án phí phúc thẩm, còn đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc
thẩm nếu kháng cáo của họ không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm bị
sửa.

Phần 2. Bài tập


Năm 2012 bà Nguyễn Thị Th có bán cho vợ chồng anh Trần Minh C, chị Phạm Thị Ph
gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, hai bên chốt nợ hết tổng số tiền là 75.000.000đ, vợ chồng
anh C chưa trả tiền và thỏa thuận chịu lãi suất là 2%/tháng. Ngày 14/3/2012 và
25/3/2012 bà Th tiếp tục cho vợ chồng anh C, chị Ph vay số tiền mặt tổng là
2
100.000.000đ có viết giấy nhận nợ với lãi suất 4.000.000đ/tháng. Tổng hai khoản nợ là
175.000.000đ, thời hạn trả hết nợ là cuối năm 2012 (âm lịch). Đến hạn bà Th đòi nhiều
lần nhưng anh C, chị Ph không trả. Cho đến nay anh C chưa trả nợ cho bà Thủy tiền, bà
Th khởi kiện yêu cầu anh C phải có trách nhiệm thanh toán số tiền gốc là
175.000.000đ, tiền lãi tính theo lãi suất theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước
quy định. Trường hợp anh C trả hết tiền gốc 1 lần thì không tính lãi suất.
1. Anh/chị hãy tính tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm trong
trường hợp Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C, chị Ph
trả 150.000.000 đồng.
Xét thấy, bà Thủy đã khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu Tòa án xét xử
buộc anh C trả lại cho anh A số tiền vay 175.000.000 đồng và tiền lãi suất tính theo lãi
suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định, nếu anh C trả hết gốc một lần thì không
tính lãi suất. Tuy nhiên, Tòa án chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C,
chị Ph trả 150.000.000.
Vì vậy, đây là vụ án dân sự có giá ngạch theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14 do yêu cầu của đương sự là một số tiền cụ thể. Mặt khác,
trường hợp này cũng không thuộc các trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án
phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí tại Điều 11 và Điều 12
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
§ Án phí dân sự sơ thẩm:
Về cơ sở pháp lý, theo quy định tại điểm b Tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Phụ lục A
Danh mục Án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 thì đối với các
vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, án
phí được xác định bằng 5% của giá trị tài sản có tranh chấp.
Như vậy, do số tiền tranh chấp là 175 triệu đồng nên án phí sơ thẩm là:

5% x 175.000.000 = 8.750.000 (đồng)

§ Tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm:


Về cơ sở pháp lý, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 thì mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá
ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị
tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn
mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Như vậy, tạm ứng án phí sơ thẩm là:

50% x 8.750.000 = 4.375.000 (đồng)

(Mức tạm ứng án phí sơ thẩm là 4.375.000 đồng đã thoả điều kiện không thấp hơn
mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch – 300.000 đồng tại
Tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Phụ lục A Danh mục Án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14).

3
2. Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm
tuyên bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.
Xác định nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm?
[VIỆT HÙNG]
Xét thấy, do bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, nhưng HĐXX phúc
thẩm lại tuyên bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm
nên trong trường hợp này, đã có kháng cáo và Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án
sơ thẩm bị kháng cáo.
Về cơ sở pháp lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 148 BLTTDS 2015 và hướng dẫn tại
khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì đương sự kháng cáo phải chịu án
phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị
kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
Như vậy, do bị đơn là anh C không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải
chịu án phí phúc thẩm nên anh C có nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm. Cụ thể, theo quy
định tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Phụ lục A Danh mục Án phí, lệ phí tòa án tại Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí phúc thẩm mà anh C phải chịu là 300.000
đồng do đây là tranh chấp về dân sự.

Phần 3. Phân tích án: Đọc Bản án số: 24/2019/DS-PT


● Tóm tắt tình huống:

● Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:

● Trả lời các câu hỏi sau:


1. Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự phúc thẩm là gì?
● Án phí dân sự
- Án phí dân sự là khoản tiền thu cho ngân sách nhà nước mà đương sự phải làm
tại cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm khi tòa án đã giải quyết
vụ án bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật
● Án phí dân sự phúc thẩm
- Án phí phúc thẩm là một khoản tiền thu đối với người kháng cáo bản án/ quyết
định sơ thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên hiệu lực của bản án/quyết
định sơ thẩm
2. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm được xác định như thế nào?
● Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm
[THU THẢO]
- Trường hợp đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm khi Tòa án
phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm
- Trường hợp TA cấp phúc thẩm sửa bản án/quyết định sơ thẩm thì đương sự
kháng cáo không phải chịu án phí
- Trường hợp TA cấp phúc thẩm hủy bỏ bản án/ quyết định bản án sơ thẩm thì
đương sự kháng cáo không phải chịu án phí
4
- Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% án phí
dân sự phúc thẩm
- Trường hợp đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa
phúc thẩm thì đương sự kháng cáo sẽ chịu hoàn toàn án phí .
- Trường hợp trong vụ án có người được miễn hoặc không phải chịu án phí thì các
đương sự khác vẫn phải chịu án phí theo quy định
- trường hợp vụ bị tạm đình chỉ thì nghĩa vụ chịu án phí được quyết định khi vụ án
được tiếp tục
- nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan tổ chức cá nhân khởi kiện để bảo vệ
quyền lợi ích của người khác không phải chịu án phí
● Theo vụ án
- Tại phiên tòa phúc thẩm TA xác định ông P không phải chịu án phí dân sự
phúc thẩm. hoàn trả lại cho ông P số tiền tạm ứng án phí là 300.000 đồng.
- TA cấp phúc thẩm đã sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm 16/2018/DS-
ST ngày 14 tháng 12 năm 2018. mặc dù kháng cáo của ông P không được
chấp nhận nhưng TA cấp phúc thẩm đã sửa đổi một phần bản án dân sự
sơ thẩm nên ông P không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm
3. Xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp
phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.
[KIỂU TRINH]

4. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm có phụ thuộc vào lý do sửa án hay không?
Về cơ sở pháp lý, theo quy định tại khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015 thì bất kể nội
dung kháng cáo của đương sự kháng cáo có được chấp nhận hay không, việc sửa bản án
sơ thẩm có dựa trên kháng cáo của đương sự kháng cáo hay không đều không ảnh
hưởng đến việc xác định nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm của đương sự kháng cáo bởi lẽ
việc xác định nghĩa vụ chịu hay không chịu án phí phúc thẩm chỉ phụ thuộc vào việc Hội
đồng xét xử phúc thẩm có sửa bản án sơ thẩm mà không phân biệt cơ sở, lý do sửa bản
án sơ thẩm là gì.
Vì vậy, nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm không phụ thuộc vào lý do sửa án.

5. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo cùng nội dung thì xác định nghĩa vụ
chịu án phúc thẩm dân sự khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm như
thế nào?
[THÙY OANH]
Trong trường hợp các đương sự kháng cáo cùng nội dung thì nghĩa vụ chịu án phí
phúc thẩm dân sự khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm sẽ được xác định dựa
theo khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 29 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14.
- Theo khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015, trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án,
quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí
5
phúc thẩm. Theo quy định này, nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm của đương sự không
liên quan đến phần nội dung kháng cáo, chỉ cần Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án,
quyết định sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí.
- Theo khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định hẹp hơn, trường
hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương
sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án
phí dân sự phúc thẩm. Tức là, khi đương sự kháng cáo không liên quan đến phần
bản án được sửa thì vẫn phải chịu án phí phúc thẩm, nhưng theo đề bài thì đương
sự kháng cáo cùng nội dung nên không phải chịu án phí phúc thẩm theo đúng quy
định trên.
- Xét trong bản án 24/2019/DS-PT, ông P kháng cáo, tuy Tòa án không chấp nhận
phần kháng cáo nhưng có sửa lại bản án nên ông P không có nghĩa vụ phải chịu án
phí phúc thẩm. Áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015, không xét đến
việc có chấp nhận kháng cáo hay không và cũng không xét đến nội dung kháng cáo.
6. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo khác nội dung thì xác định nghĩa vụ
chịu án phúc thẩm dân sự trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án
sơ thẩm như thế nào?
Vì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 29 Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14 thì khi các đương sự kháng cáo khác nội dung, nghĩa vụ
chịu án phí phúc thẩm dân sự khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm như sau:
Đối với đương sự kháng cáo mà nội dung kháng cáo liên quan đến phần bản án sơ
thẩm phải sửa thì không phải chịu án phí phúc thẩm.
Đối với đương sự kháng cáo mà nội dung kháng cáo không liên quan đến phần bản
án sơ thẩm phải sửa thì phải chịu án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc
không phải chịu án phí phúc thẩm.

You might also like