intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN NGHỆ AN QUÁN TRIỆT VÀ LÀM THEO LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Chia sẻ: Đặng Hoàng Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

179
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai lần về thăm Nghệ An ( 1957 và1961), Bác Hồ có 9 bài nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng bào, cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, công nhân, học sinh trường sư phạm, xã viên hợp tác xã. Người nói chuyện trong hội nghị cán bộ, nói ở xã, trong nhà máy, ở hợp tác xã, ở nông trường, trường học…Lần thứ nhất về thăm quê, Người có 1 bài nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An, ngày 14-6-1957. Đây là thời kỳ miền Bắc đã được giải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN NGHỆ AN QUÁN TRIỆT VÀ LÀM THEO LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

  1. CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN NGHỆ AN QUÁN TRIỆT VÀ LÀM THEO LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY Pgs, Ts Bùi Đình Phong Hai lần về thăm Nghệ An ( 1957 và1961), Bác Hồ có 9 bài nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng bào, cán bộ, đảng viên ho ạt đ ộng lâu năm, công nhân, học sinh trường sư phạm, xã viên hợp tác xã. Người nói chuyện trong h ội ngh ị cán bộ, nói ở xã, trong nhà máy, ở hợp tác xã, ở nông trường, trường học…Lần th ứ nh ất về thăm quê, Người có 1 bài nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Ngh ệ An, ngày 14-6-1957. Đây là thời kỳ miền Bắc đã được giải phóng khỏi ách thực dân và phong kiến hai năm, đang ra sức khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, củng c ố quốc phòng; tập trung sửa chữa những sai lầm trong c ải cách ru ộng đất và ch ỉnh đ ốn t ổ ch ức. Nhiệm vụ quan trọng nhất năm 1957 của Đảng, Chính phủ và nhân dân là phải tập trung lực lượng thực hiện tốt kế hoach Nhà nước năm 1957 nhằm căn b ản khôi ph ục kinh tế, đặt nền tảng tốt để tiến lên, góp phần củng cố miền Bắc, làm cho mi ền B ắc trở nên cơ sở ngày càng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Lần thứ hai về thăm quê (1961), Người có 8 bài nói chuyện , trong đó m ột bài nói vào ngày 8-12; 5 bài nói vào ngày 9-12; và 2 bài nói vào ngày 10-12 . Đây là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng v ới nhiệm vụ chính là xây dựng chủ nghĩa xẫ hội ở miền Bắc, nâng cao không ngừng đ ời sống nhân dân và đấu tranh hoà bình thống nhất n ước nhà. Tình hình th ế gi ới phát triển tốt, có lợi cho cách mạng nước ta. Hơn 50 năm đã trôi qua, tình hình thế giới và Việt Nam, nhiệm vụ cách mạng của đất nước đã nhiều đổi thay, nhưng tinh thần những lời dạy c ủa Bác H ồ đ ối v ới đồng bào, cán bộ, đảng viên Nghệ An vẫn nguyên giá tr ị, ti ếp t ục soi sáng s ự nghi ệp cách mạng mà Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đang tiến hành. Tôi muốn tiếp cận chân lý Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang triển khai cuộc vận động của Bộ Chính trị về “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tôi cũng chỉ tập trung xoay quanh vấn đề Đảng- mà chủ yếu là Đảng cầm quyền- và cán bộ, đảng viên, vì lực lượng này, không quan trọng lắm ở số lượng – 4000 đảng viên cả nước hồi Cách mạng Tháng Tám, khi cách mạng thành công, cả Đông Dương- bao gồm cả Việt, Miên, Lào- chỉ có trong ngoài 1
  2. 5000 đảng viên, 32 000 đảng viên Nghệ An năm1957, 53 000 đảng viên Nghệ An năm 1961 và hiện nay cả nước trên 3 triệu đảng viên – bao giờ cũng tiêu biểu cho trí tu ệ, danh dự, lương tâm, nòng cốt, tiên phong c ủa dân t ộc; là t ấm g ương c ủa xã h ội, gương sáng thì nhân dân soi vào, gương mờ thì lòng dân ly tán. Gi ờ đây, ch ỉnh đ ốn Đảng hay chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên đã g ần nh ư đ ồng nghĩa v ới chỉnh đốn xã hội. Tôi tập trung vào cán bộ, đảng viên vì n ội dung cu ộc v ận đ ộng c ủa Bộ Chính trị tập trung vào các phẩm chất “cần, ki ệm, liêm,chính, chí công vô t ư”, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đ ấu tranh ch ống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí cũng là nhắm vào số đảng viên cầm quyền. Bất kỳ lúc nào cũng cần một đổi thay c ơ bản và quy mô l ớn ch ất l ượng của Đảng lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ, đảng viên. B ởi vì lãnh đạo không th ể th ấp hơn quần chúng, đảng trí không thể thấp hơn dân trí. Theo tinh thần Hồ Chí Minh, ta cần số lượng đảng viên, nhưng cần thiết hơn, quan trọng hơn là chất lượng đảng viên. Tôi tập trung vào Đảng cầm quyền, vì trong đi ều ki ện Đ ảng c ầm quy ền, s ố đông cán bộ, đảng viên là người có chức, có quyền, gắn liền với chức quyền là danh và lợi. Theo tinh thần Hồ Chí Minh, từ khi Đảng ta tr ở thành Đ ảng c ầm quy ền, nhi ều căn bệnh nảy sinh như bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười bi ếng, b ệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh “hữu danh, vô thực”, bệnh cận thị, bệnh tị nạnh, bệnh xu nịnh, a dua, bệnh kéo bè, kéo cánh… Những căn bệnh đó trong Đảng là nguy c ơ c ủa Đảng cầm quyền. Gần đây, nhà nghiên cứu Trần B ạch Đ ằng, v ới t ựa đ ề “ Thách thức phức tạp nhất trên đường phát triển ”, viết trên báo Tuổi trẻ Xuân Đinh Hợi rằng : “ Mục đích chỉnh đốn Đảng đã khá rõ, dễ cũng ở đây mà khó cũng ở đây. Dễ vì phát hiện nhanh chóng, thậm chí chính xác. Khó vì sự che chắn c ủa quyền l ực, th ậm chí liên minh giữa quyền lực tự bảo vệ sai trái, có khi tác đ ộng đ ến c ả c ơ quan t ư pháp…Làm thế nào để tuyển chọn trong 3 triệu đảng viên cộng sản m ột nửa số tích cực, trong sáng thì cục diện chung sẽ chuyển biến theo hướng xây dựng lành m ạnh” 1. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 20 năm đ ổi m ới (1986-2006) cũng nhấn mạnh “ Đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy lý lu ận, làm t ốt công tác t ư tưởng chính trị, nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo chính tr ị, năng l ực c ầm 1 Trần Bạch Đằng: Thách thức phức tạp nhất trên đường phát triển, báo Tuổi trẻ, Xuân Đinh Hơi 2007 2
  3. quyền…”. Nội dung này được khẳng định lại trong Văn kiện Đại hội X của Đảng, đó là nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên cần quán tri ệt thật sâu sắc quan đi ểm c ủa Hồ Chí Minh về Đảng. Theo Người, “ Đảng ta là Đảng của giai c ấp, đ ồng th ời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”2 (trong bài nói ngày 9-12-1961). Tinh thần này đã được Bác đề cập từ năm 1951. Sau 55 năm, tại Đại hội X, Đảng ta thật sự tr ở l ại quan điểm này của Hồ Chí Minh: “ Đảng Cộng sản Vi ệt Nam là đ ội tiên phong c ủa giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao đ ộng và c ủa dân t ộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai c ấp công nhân, nhân dân lao đ ộng và của dân tộc”3. Hạt nhân luận điểm này của Bác là bàn về bản chất giai cấp công nhân của Đảng vừa theo học thuyết đảng kiểu mới của Lênnin, vừa phù h ợp v ới th ực ti ễn nước Việt Nam thuộc địa. Luận điểm này bắt nguồn từ ba yếu tố cấu thành Đ ảng Cộng sản Việt Nam đầu năm1930. Ngay khi ra đời, Đảng đã cắm rễ sâu trong lòng dân tộc. Nét đặc sắc trong luận điểm về Đảng c ủa Hồ Chí Minh là ở m ệnh đ ề “… đồng thời cũng là của dân tộc”. Theo đó cần hiểu đúng đắn rằng, lợi ích c ủa Đ ảng không chỉ vì giai cấp công nhân, Đảng ra đời không ph ải vì Đ ảng, mà vì l ợi ích c ủa cả dân tộc. Đảng phải quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà m ắm mu ối c ần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân. Cơ sở xã hội của Đảng không phải ch ỉ có giai cấp công nhân, mà là toàn thể dân tộc. Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm c ả n ước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng c ủa m ỗi đồng bào ta. Nh ận th ức đ ược đi ều này là chìa khoá để mỗi cán bộ, đảng viên tập trung chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, tự nâng mình lên, nâng ý thức phục v ụ nhân dân ngang quyền lực của Đảng cũng như của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong bài nói chuy ện ngày 14-6-1957, Bác Hồ nhấn mạnh, tất cả chúng ta từ trên xuống dưới, cán bộ cũng nh ư đảng viên, đoàn viên phải làm nhiệm vụ thiêng liêng của chúng ta là quan tâm lo l ắng đến đời sống của nhân dân. Nếu quan tâm đến đời sống của nhân dân thì thật sự không có tham ô, lãng phí ( bài nói ngày 14-6-1957). Có một luận điểm được Bác nói từ khi Đảng ra đời, v ề Ngh ệ An Người nh ắc lại, nhưng ít người quan tâm, mặc dù đó là một trong những luận đi ểm then ch ốt. Bác 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1996, t. 10, tr.467. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H, 2006, tr. 130. 3
  4. nói Đảng ta là một Đảng lãnh đạo, chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra, không còn có l ợi ích nào khác. Nói Đảng lãnh đạo là để phân biệt với Đ ảng cai tr ị, “không ph ải Đ ảng làm quan” (trong bài nói ngày 10-12-1961), mà linh hồn c ủa Đảng lãnh đ ạo là đ ạo đức, là văn minh, hai nội dung đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong văn minh có đ ạo đức, và đạo đức ở đỉnh cao là biểu hiện văn minh. Nói chuyện v ới nh ững cán b ộ, đảng viên hoạt động lâu năm, Người nói, ngoài lợi ích của nhân dân, Đ ảng không có lợi ích nào khác. Lúc khổ sở khó khăn thì đảng viên ta đi trước, khi sướng thì đ ảng viên ta hưởng sau, hoặc “lo thì lo trước mọi người, vui thì vui sau m ọi người”. Đảng là gì? Đảng là mỗi chúng ta. Đạo đức cần nhất của Đảng, tức là mỗi cán b ộ, đ ảng viên phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên hàng đầu; th ực hành c ần ki ệm liêm chính, chí công vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân, nhũng lạm, quan liêu. Còn văn minh của Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có trí tuệ, bản lĩnh, văn hoá. Điều cần thiết là phải luôn đổi mới tư duy, sáng tạo. Chẳng hạn, người lãnh đ ạo hay đ ồng chí già cần phải có thái độ tôn trọng, sử dụng người tài, phải có thái đ ộ đ ộ l ượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản ch ủ nghĩa. M ột bi ểu hi ện của tư duy mới khi Người nói với cán bộ hoạt động lâu năm là “ già có vi ệc già, tr ẻ có việc trẻ. Tục ngữ có câu “ măng mọc quá pheo”. Măng m ọc sau, mà t ốt h ơn tre đấy. Không lẽ ta ngồi nói: “ Măng, sao mày m ọc quá tao?”. T ư duy m ới khác th ời phong kiến, “cha làm quan, con là cậu ấm”. Vì Đảng của giai c ấp, c ủa nhân dân, ch ứ không riêng cho con cháu mình, nên bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là phải dùng, đề bạt, không được tìm cách dìm đ ảng viên tr ẻ m ới đề bạt lên. Dìm người tài là “đạo vị” ( đạo là ăn trộm) là một thói xấu cần phải lên án và xoá bỏ. Liên quan đến điểm này là công tác cán b ộ. Chi ều sâu trong t ư t ưởng H ồ Chí Minh ở đây là đứng vững trên lập trường giai c ấp công nhân, nh ưng đi ều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng, đề bạt người trong Đ ảng. Tiêu chí đ ể phân bi ệt, l ựa chọn ở đây là ai dốt, ai thông minh? Ai có đạo đ ức, ai không có đ ạo đ ức? Tinh th ần Hồ Chí Minh là dựa vào tầm và tâm, chứ không phải dựa vào “mác” đ ảng viên, theo kiểu viết lên trán chữ “cộng sản”. Người nói: “ Có đồng chí nói: có những thành phần không tốt, khi trước nó phản cộng sản, nay nó được đề bạt: mình trung thành v ới s ự nghiệp cách mạng thì không được chú ý. Không đúng. Cố nhiên, m ột đôi lúc các ban 4
  5. tổ chức địa phương hay trung ương không cẩn thận. Đó là nhầm. Nh ưng bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là phải dùng. Ví d ụ: gi ữa hai đứa con của người trong Đảng và người ngoài Đảng, con c ủa đ ồng chí mình thì kém, dốt hơn, con của người ngoài Đảng thì thông minh, ngoan ngoãn h ơn. V ậy thì ta nên đưa ai đi? Con của người ngoài Đảng hay con của người trong Đ ảng? 4. Sau đó, Người còn nhắc lại, nếu con của các đảng viên, cán b ộ ho ạt đ ộng lâu năm mà không có khả năng, nó xấu cũng phải dẹp lại. Tinh thần câu tr ả l ời c ủa Bác H ồ là Đ ảng không lo riêng cho một đồng chí nào. Đảng lo vi ệc cho c ả n ước. Với tinh th ần này, giờ đây, lãnh đạo Bộ, ban, ngành cũng không nhất thi ết là đảng viên, mi ễn là có tài, có đức, đủ khả năng và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, nh ư m ột s ố ý ki ến đã đ ề cập. Cũng là vấn đề “dùng người”, nhưng lại tiếp cận ở m ột góc độ khác, nh ư cách nói ngày nay là “ văn hoá từ chức”. Theo Hồ Chí Minh, có người nay còn lãnh đạo, nhưng do tính chất công việc ngày càng phát tri ển, đòi h ỏi năng l ực cao h ơn, anh không đáp ứng được, không vươn lên ngang tầm được ( chứ chưa nói v ượt t ầm) c ủa nhiệm vụ, thì phải “mời anh ra, cho người khác giỏi hơn vào làm…chớ không phải như ngày xưa mà tưởng rằng: “ sống lâu lên lãolàng” (Bài nói ngày 19-12-1961). Tình trạng đáng phê phán hiện nay là có cán bộ có chức, có quyền không mu ốn t ừ ch ức, mặc dầu kém đạo đức, năng lực, không còn được nhân dân tín nhi ệm. H ồ Chí Minh gọi đó là hạng người “ chỉ muốn lên mà không mu ốn xu ống”. Đó là nh ững cán b ộ không còn tính liêm, sỉ, không có “ dây thần kinh xấu h ổ” c ần phải có c ơ ch ế đ ưa ra khỏi guồng máy lãnh đạo, quản lý. Một nội dung khác không kém phần quan trọng mà Hồ Chí Minh nh ắc nh ở là một số cán bộ chỉ thích làm lãnh đạo, rồi lại thích đề bạt lên cao hơn n ữa. Đây là lo ại cán bộ nghĩ rằng làm cán bộ sẽ có điều kiện đục khoét dân, có dịp ăn c ủa đút, ch ớ không phải làm cán bộ là công bộc, đầy tớ của dân. Nếu làm lãnh đạo không có b ổng lộc, ngược lại “ trăm việc đều phải lo. Trời mưa, trời nắng, gió bão, v. v., ch ưa ai lo, mình đã phải lo, các cháu choẹt mắt, chưa ai lo, mình đã ph ải lo” nh ư ki ểu lãnh đ ạo Hồ Chí Minh, chắc ít người xung phong làm lãnh đạo, dẫn tới tranh giành, ch ạy ch ức, chạy quyền. Người nói: “Có đồng chí tưởng làm Chủ tịch, B ộ tr ưởng m ới s ướng. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1996, t. 10, tr. 466-467. 5
  6. Đồng chí nào làm ở hợp tác xã, làm tốt là anh hùng. B ộ tr ưởng mà không làm tròn nhiệm vụ là tồi. Cho làm việc ở xã là hèn thì không đúng”5. Tóm lại, kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Nghệ An, chúng ta có d ịp đ ọc l ại, học lại những bài Bác nói với đồng bào, cán bộ, đảng viên. Tôi nghĩ r ằng, nh ững l ời Bác dạy không chỉ dành riêng cho cán bộ, đảng viên Nghệ An, mà cho đồng bào, đảng viên, cán bộ cả nước. Tuy giờ đây đã có nhiều đổi thay, nhưng tinh thần những lơì Bác dạy thì không bao giờ thay đổi. Đúng như cựu binh Mỹ Davis Thomas nói : “ M ọi cái sẽ mất đi, nhưng chân lý Hồ Chí Minh còn sống mãi với thời gian” 6. Vấn đề còn lại là làm và làm thật sự theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. B.Đ P 5 Hồ Chí Minh: Sdd, t. 10, tr. 466. 6 Báo An ninh Thủ đô, ngày 22-3-2007. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2