You are on page 1of 25

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI


KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ HỌC

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Tiến Dũng


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Dung
Mã sinh viên : 2106610004
Ngày sinh : 18.11.2003
Lớp : 1621LOG01
Ngành đào tạo : Logistic và quản trị chuỗi cung ứng

Hà Nội, 2021
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CP BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI
KHÁT SÀI GÒN (SABECO).........................................................................3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.....................................................................................3
1.2.LĨNH VỰC KINH DOANH.....................................................................................4
1.3.VỊ THẾ CỦA DOANH NGHIỆP..............................................................................5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TỔNG CÔNG TY CP
BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)................................6
2.1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI................................................................6
2.1.1.Các yếu tố kinh tế.....................................................................................6
2.1.2.Các yếu tố chính trị...................................................................................6
2.1.3. Yếu tố xã hội............................................................................................7
2.1.4 Yếu tố tự nhiên.........................................................................................7
2.1.5.Yếu tố công nghệ......................................................................................7
2.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP................................................................................8
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh..................................................................................8
2.2.2 Nguồn cung ứng:......................................................................................8
2.3 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG..................................................................................9
2.3.1. Nguồn nhân lực.......................................................................................9
2.3.2. Các yếu tố sản xuất................................................................................10
2.3.3. Các yếu tố tài chính, kế toán.................................................................10
2.4. PHÂN TÍCH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH THEO MÔ HÌNH M.PORTER........11
2.4.1. Cạnh tranh nội bộ ngành......................................................................11
2.4.2. Đối thủ tiềm ẩn......................................................................................12
2.4.3. Nhà cung cấp.........................................................................................12
2.4.4. Khách hàng............................................................................................13
2.4.5. Sản phẩm thay thế.................................................................................13
2.5. PHÂN TÍCH MA TRẬN BCG.............................................................................14
2.6. PHÂN TÍCH SWOT CỦA SABECO....................................................................16
2.6.1. Điểm mạnh.............................................................................................18
2.6.2.Điểm yếu.................................................................................................19
2.6.3.Thách thức..............................................................................................20
2.6.4. Cơ hội.....................................................................................................20
CHƯƠNG 3: CÁC ĐIỂM TÂM ĐẮC VỀ MÔN QUẢN TRỊ HỌC..................22
KẾT LUẬN.............................................................................................................23
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thế giới WTO,
thêm vào đó nền hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với một số chính mở rộng hội
nhập tạo thêm nhiều việc làm giải quyết tình trạng thất nghiệp, tiếp cận nhiều hơn với
khoa học , máy móc – thiết bị hiện đại thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo thêm nhiều
cơ hội hơn để hội nhập với nền kinh tế thế giới, đời sống của người dân đân được cải
thiện, thu nhập cao hơn khiến nhu cầu đối với các loại thức uống đóng hộp, đóng chai
ngày một tăng hơn tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành rượu bia phát triển. Chính
điều này thúc đẩy các nhà máy sản xuất bia không ngừng nâng cao sản lượng cũng như
mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Điển hình là Công ty bia rượu nước giải khát Sài
Gòn – tên tiếng Anh là Saigon Beer – Alcohol – Beverage SABECO. Với niềm tự hào
của một doanh nghiệp trưởng thành cùng thành phố mang tên Bác, công ty Bia Sài Gòn
đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế, hình ảnh của mình trong nền kinh tế
cũng như trong tâm trí khách hàng.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo và tiếp thu kiến thức từ
Giảng viên học phần Quản trị học: thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng - Trường Cao Đẳng Công
Nghệ Bách Khoa Hà Nội. Cùng với đó và sự tìm tòi, học hỏi kiến thức từ các phương thiện
truyền thông, báo đài, sách vở, em đã thực hiện đề tài của mình một cách tâm huyết nhất.

Với kinh nghiệm, kiến thức còn ít và quá trình thực hiện đề tài còn nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu
tiên được tiếp xúc, nên em không thể tránh khỏi sai sót. Mong thầy giáo đóng góp ý kiến để
em có thể rút ra được những bài học và kinh nghiệm cho tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CP BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI
KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
1.1. Lịch sử hình thành.
Lịch sử phát triển của Sabeco gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của
thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam.
Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn - SABECO là
một Nhà máy sản xuất bia của tư bản Pháp được xây dựng từ những năm 1875.
Giai đoạn 1977 - 1988:
01/06/1977 Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia
Chợ Lớn từ Hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn
1981 Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II được chuyển đổi từ Công ty Rượu Bia Miền
Nam
1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí nghiệp Liên
hiệp Rượu Bia NGK II
Giai đoạn 1988 - 1993:
1989 - 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước

1993 Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn với các thành viên mới:
   - Nhà máy Nước đá Sài Gòn
   - Nhà máy Cơ khí Rượu Bia
   - Nhà máy Nước khoáng ĐaKai
   - Công ty Liên doanh Carnaud Metalbox Sài Gòn sản xuất lon 
   - Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh
Giai đoạn 1994 - 1998:
1994 - 1998 Hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước
1995 Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới Xí Nghiệp Vận Tải 
1996 Tiếp nhận thành viên mới Công ty Rượu Bình Tây
1996 - 1998 Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành viên 
   - Nhà máy Bia Phú Yên 
   - Nhà máy Bia Cần Thơ 
 Giai đoạn 1999 - 2002:
2000 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9002:1994 
2001 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9001:2000
Thành lập các công ty liên kết sản xuất bia  
   - 2001 Công ty Bia Sóc Trăng 
   - Nhà máy Bia Henninger
   - Nhà máy Bia Hương Sen
   - 2002 Công Ty Liên doanh Bia Cần Thơ
   - Nhà máy Bia Hà Tĩnh
Thành lập Tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng
2002 - hiện nay:
2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO trên cơ sở Công ty
Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới: 
   - Công ty Rượu Bình Tây 
   - Công ty Nước giải khát Chương Dương 
   - Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ 
   - Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu - NGK Sài Gòn
2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn  SABECO chuyển sang tổ chức
và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-
BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM SABECO khu
vực

2007 Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh với
chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh
vực, sản phẩm khác.
Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO có tổng cộng 28 thành
viên.
1.2.Lĩnh vực kinh doanh.

- Sản xuất, mua bán các loại bia, cồn-rượu, nước giải khát, các loại bao bì nhãn hiệu
cho ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thưc thực phẩm; kinh doanh vật tư, nguyên
liệu, thiết bị phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại
hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát, lương thực thực phẩm
- Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát; vật tư, nguyên liệu,
thiết bị phụ tùng: hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát.

- Cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư,
xây lắp, sửa chữa bảo trì về ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thực thực

phẩm.

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, triểm lãm, thông tin, quảng cáo.

- Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động sản, nhà ở,
văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, dịch vụ.

- Đầu tư kinh doanh tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm;

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

1.3.Vị thế của doanh nghiệp.


- SABECO có lịch sử hơn 30 năm hoạt động trong ngành với sản phẩm chủ lực là bia.
- Các nhãn hiệu bia của SABECO chiếm trọn phân khúc bia phố thông, được trên
90% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết và ưa chuộng. SABECO khẳng định thế mạnh
của mình bởi chất lượng sản phẩm, hương vị bia đậm đà phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng và giá cả phù hợp.
- Tổng công ty chiếm 35% thị phần toàn quốc (theo Công ty Navigos, 2007) và là
doanh nghiệp số 1 trong ngành bia Việt Nam. Với khẩu hiệu “Niềm tự hào của Việt
Nam", các sản phẩm bia của SABECO đã có mặt tại 24 nước trên thế giới.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TỔNG CÔNG TY CP
BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO).
2.1.Phân tích môi trường bên ngoài.
2.1.1.Các yếu tố kinh tế.
- Trong giai đoạn hiện nay nên kinh đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới, người tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm, họ sẽ chi tiêu ít hơn cho tất cả
các mặt hàng trong đó có nước giải khát,điều này gây khó khăn cho công ty đặc biệt là
đối với dòng sản phẩm bia, rượu vì đây không phải là những mặt hàng thiết yếu.
- Hàng chục năm nay, chưa bao giờ các doanh nghiệp lại phải đối mặt với việc giá cà
tăng đột biến và khó kiếm soát như những tháng đầu năm 2008. Đối với Sabeco, ảnh
hưởng của lạm phát cùng với sự tăng giá mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ, đặc biệt là
40 mặt hang nguyên vật liệu chính đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh đã dẫn đến
chi phí vận chuyển cũng bị tăng khiến cho hoạt động sản xuất của công ty gặp rất nhiều
khó khăn. Bên cạnh việc tăng giá của các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, tình hình tăng giá sắt, thép, xi măng, cùng việc tăng lãi xuất ngân hàng đã ảnh
hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư của Sabeco.
- Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra cơ hội nhưng
cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngành nước giải
khát cũng không ngoại lệ khi phải cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài có năng
lực mạnh về thương hiệu,tài chính,công nghệ và trình độ quản lý.
2.1.2.Các yếu tố chính trị.
- Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định so với các nước nên việc phát triển kinh
do anh của Sabe co cung không gặp khó khăn gì so với một số do anh nghiệp tại các nước
khác.
- Hệ thống luật pháp ở nước ta còn một số điểm chưa rõ ràng nên cũng ảnh hưởng
nhiều đến việc bảo vệ bản quyền cũng như những công ty cạnh tranh không lành mạnh
tác động xấu đến việc phát triển của công ty.

2.1.3. Yếu tố xã hội.


- Dân số của Việt Nam hiện nay khoảng hơn 86 triệu dân và có cơ cấu dân số trẻ rất
thuận lợi cho việc tiêu thụ các sàn phẩm của công ty Sabeco.
- Mức sống của người dân ngày càng tăng nên ngân sách dùng cho chi tiêu cũng tăng,
khi đó họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn.
2.1.4 Yếu tố tự nhiên.
- Môi trường ngày càng bị ô nhiễm đòi hỏi công ty phải đầu tư qui trình công nghệ
hiện đại để xử lí chất thải cho đúng với tiêu chuần cho phép, việc đó sẽ làm chi phí sản
xuất của công ty gia tăng.
- Tình hình thiên tai bão lũ gây khó khăn cho công tác vận chuyển từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu thụ.
2.1.5.Yếu tố công nghệ.
- Trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay, chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản bắt
buộc do anh nghiệp nào cũng phải có nếu muốn tồn tại. Do vậy, để có thể thành
công,phải tao nên sự khác biệt vượt trội. Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp
doanh nghiệp đạt được mục tiêu trên. Việc đầu tư công nghệ.kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới sẽ ngày càng rút ngăn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển.
- Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng lao động thực tế, cung cấp cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề cho hệ thống SABECO và cho xã hội,
SABECO đã mạnh dạn lập đề án thành lập Trung tâm Đào tạo – Nghiên cứu Công nghệ
đồ uống và thực phầm SABECO trình Bộ Công Thương và đã được Bộ phê duyệt ngày
4/5/2007.
- Công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (SABECO) luôn đặt lên hàng đầu việc đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất các sản phẩm của
mình.Tất cả nguyên liệu đầu vào, các hóa chất phụ gia và hỗ trợ chế biến luôn được Tổng
công ty kiểm tra chặt chẽ và đều phải có giấy chứng nhận của Bộ Y tế cho phép sử dụng,
hoặc nằm trong "Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm".
Nguồn nước sử dụng đề nấu bia và pha bia là nguồn nước máy của thành phố được qua
hệ thống xử lý nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước nấu bia và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hệ thống máy móc thiết bị hiện
đại khép kín cũng như sự kiểm soát chặt chẽ trong quy trình sản xuất sẽ đảm bảo tuyệt
đối bán thành phẩm và thành phẩm xuất xưởng luôn đạt yêu cầu về các chi tiêu vi sinh.
Chai, lon, nắp chai, nắp lon trước khi đưa vào quy trình chiết rót cũng được xử lý và
kiểm tra nhằm đảm bảo không có sự xâm nhập của các vi sinh vật vào sản phẩm. Tổng
công ty đã thực hiện việc công bố tiêu chuần chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với các sản phẩm của mình và định kỳ 06 tháng/lần gửi mẫu thành phẩm kiềm tra các chi
tiêu hóa lý và vi sinh tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3.
2.2. Môi trường tác nghiệp.
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh.
- Hiện nay, thị trường bia VN đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia, như
Zorok, Budweiser, Kronenberg 1664... Các hãng bia trong nước cũng đang đây mạnh sản
lượng để đáp ứng nhu cầu thị trương. Mặt khác, thị trường bán lẻ VN cũng đang hấp dẫn
các nhà cung cấp thực phẩm, nước giải khát.Hiện các tập đoàn bán lẻ tên tuổi đã và đang
xúc tiến vào VN, như Wall Mart, Home Mart, Lotte Mart, Dairy Fram... Điều này cho
thấy, sự cạnh tranh trên thị trường bia, nước giải khát sẽ ngày càng gay gắt, nhất là thời
điểm mở của hoàn toàn ngành bán lẻ đang đến rất gần (từ ngày 01/01/2009), và các hãng
bia đối thủ đang có nhiều chiêu thức cạnh tranh , thực hiện nhiều chương trình khuyến
mãi lôi kéo khách hàng. Theo ông Nguyễn Quang Minh, Tồng giám đốc Sabeco, khi vào
WTO là phải cạnh tranh
sòng phẳng với toàn cầu, với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Đối với ngành
bia rượu - nước giải khát, trước khi Việt Nam là thành viên WTO, đã phải cạnh tranh
quyết liệt với các thương hiệu bia - nước giải khát lớn trên thế giới như: Coca Cola,
Pepsi, Tiger, Heneken, Foster, Samiguel... Nay sẽ có thêm nhiều thương hiệu nữa trên thế
giới xâm nhập vào thị trường trong nước, vì Việt Nam với hơn 80 triệu dân và khí hậu
nhiệt đới là mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu kinh doanh, phân phối rượu - bia -
nước giài khát. Vì thế, sản xuất bia - rượu - nước giải khát tại Việt Nam hiện tại và
tưrơng lai sẽ chịu sức cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
2.2.2 Nguồn cung ứng:
- Trong năm 2007, các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã gặp rất nhiều khó
khăn trước những biến động của "cơn bão" giá nguyên liệu. Và cơn bão giá ấy dường như
chưa muốn dừng lại.Do hiện tượng thu hẹp diện tích trồng trọt, cùng với thiên tai nên sản
lượng malt (nguyên liệu chính để sản xuất bia) trên thế giới giảm đi đáng kể không đủ để
cung cấp cho thị trường. Đây chính là nguyên nhân đầy giá malt tăng cao.
- Trong ngành Đồ uống Việt Nam, ngành bia là ngành đang gặp khó khăn nhất về bài
toán nguyên liệu, bởi nước ta chưa có vùng nguyên liệu.
2.3 Môi trường bên trong.
2.3.1. Nguồn nhân lực.
- Tổng Công ty cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, nâng cao
trình độ nghiệp vụ, quản lý... chuẩn bị một nền tàng vững chắc về nhân lực cho chặng
đường dài phía trước..Tuy nhiên, Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ
chưa theo kịp nhu cầu. Đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh, chuyên gia đầu ngành và
cán bộ lãnh đạo của Sabeco cũng như các công ty thành viên còn thiếu so với yêu cầu và
nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là
hiện nay đang có hàng loạt các hãng bia nước ngoài đang chuẩn bị vào Việt Nam, trong
khi đó Nhà nước lại xóa bò chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
bia và thực hiện cam kết WTO.
- Trong tình hình khó khăn do lạm phát, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại đồ uống,
cùng với thiên tai dịch bệnh đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty. Sát cánh cùng ban lãnh đạo Tồng công ty, tổ chức Công đoàn (CĐ) với sức
mạnh của tập thể cán bộ công nhân viên đã phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng hành cùng
Tổng công ty vưrợt qua bao gian khó. Ngoài việc chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân
viên trong Tồng công ty, CĐ còn phối hợp với chính quyền tổ chức các hoạt động văn
hoá, thể thao, nâng cao thề chất, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá và tinh thần của
người lao động. Tuyên truyền đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giảm định
mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, nâng cao hiệu suất thiết bị, tổ chức các hội thi tìm
hiểu sinh hoạt chuyên đề về những thuận lợi, khó khăn của đất nước, của đơn vị trong
thời kỳ đầy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bước sang cơ chế thị trường, bằng chính sự năng động, sáng tạo của tập thể cán bộ
nhân viên tổng công ty trong việc xây dựng chất lượng các dòng sản phẩm, hiện đại hóa
công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị
trường đã tạo thế và lực để công ty ngày một phát triển bền vững. Từ chỗ chỉ sản xuất
một vài dòng sản phẩm, đến nay Sabeco đã tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm mới
được người tiêu dung cả nước ưa chuộng như Bia Sài gòn Export, Sài Gòn Special.
2.3.2. Các yếu tố sản xuất.
- Lĩnh vực sản xuất, phân phối rượu bia và đặc biệt là bia đã mang lại cho Tổng công
ty khoản lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp thèm muốn. Hơn nữa, Sabeco có kinh nghiệm,
có thâm niên, có thương hiệu, thị phần, bia Sài Gòn, bia 333 của Sabeco được mọi tầng
lớp người tiêu dùng chấp nhận, từ nơi sang trọng đến quán nhậu via hè.
- Năng lực sản xuất không ngừng tăng trường (sẽ đạt 1,2 tỷ lít bia/năm vào năm
2010); chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu bia Sài Gòn đã được khẳng định; và một
hệ thống phân phối được phủ rộng trên 40 tỉnh trong cả nước.
- Bên cạnh một loạt các nhà máy mới với công nghệ tiên tiến của nước ngoài được
triển khai xây dựng, SABECO còn liên kết với các nhà máy bia địa phương, hình thành
một hệ thống sản xuất bia Sài Gòn xuyên suốt từ Bắc vào Nam.
2.3.3. Các yếu tố tài chính, kế toán.
- Sabe co có vốn điều lệ trên 6.412 tỷ đồng, theo phương thức Nhà nước nắm giữ
79,61% vốn điều lệ (tương đương 510.501.286 cổ phần bán đấu giá công khai , 20% vốn
điều lệ (tương đương 128.257.000 cổ phần) và bán cho người lao động 0,39% vốn điều
lệ.
- Sabeco cũng đầu tư vào hàng lọat quỹ như: Quỹ đầu tư Việt Nam (chiếm 6% của
1.600 tỷ vốn điều lệ), Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (10% của 500 ty), Quỹ thành
viên Vietcombank 11% của 550 tỷ), Quỹ đầu tư tăng trưởng Sabeco (51% của 700 tỷ) và
đang thành lập Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Tín (5% của 50 tỷ).
- Tham vọng lớn của Sabeco là đầu tư vào bất động sản. Hiện Sabeco đang làm thủ
tục xin đầu tư vào 4 công ty bất động sản gồm: Công ty Bất động sản Sabeco (Sabeco
nắm 45% vốn điều lệ 480 tỷ đồng), Công ty Đầu tư Thương mại Tân Thành (29% của 70
tỷ), Công ty Rồng Vàng Phương Đông (23% của 7 tỷ) và Công Cổ phần Đầu tư và Phát
triển không gian ngầm (10% của 380 tỳ). Sabeco còn đang đầu tư xây dựng Công ty Cổ
phần Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Sabeco và đã góp 10% vốn vào Công ty Cổ
phần Thủy điện miền Nam (vốn điều lệ 687 tỷ đồng).
2.4. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh theo mô hình M.Porter
2.4.1. Cạnh tranh nội bộ ngành.
2.4.1.1. Công ty VBL
- Ngành nghề hoạt động: bia rượu-bán buôn, Bia rượu-nhà sản xuất.
- Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam, tiền thân là Công ty Liên Doanh Nhà Máy
Bia Việt Nam, (NMBVN), đơn vị sản xuất các lọại bia Tiger, Heineken và Bivina tại Việt
Nam, là một công ty liên doanh thành lập vào ngày 9/12/1991, giữa Tổng Công ty
Thương Mại Saigon (SATRA) và tập đoàn Asia Pacific Breweries Ltd. (APBL), trụ sở
đặt tại Singapore.
- Các sản phẩm của NMBVN đến với ngừơi tiêu dùng thông qua một hệ thống 1 Tổng
kho đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và 3 Văn phòng Chi nhánh đặt tại Đà Nẵng, Nha
Trang và Cần Thơ và hơn 100 đơn vị phân phối chính thức của Công ty. Ngay từ những
ngày đầu đi vào họat động, NMBVN đã tạo được uy tín với khách hàng là một công ty có
những sản phẩm chất lượng cao, ổn định và phong cách phục vụ tốt.
- Các sản phẩm chính của công ty: bia Larger, bia Biere Larue, Heineken, Tiger, BGI,
BIVINA, Foster's.
2.4.1.2. Tổng công ty bia rượu nước giải khát HN (Habeco).
- Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) có trụ sở chính tại 183
Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 2003 trên cơ sở
sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và các đơn vị thành viên
- Ngành nghệ chủ yêu của Tông công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia, Rượu, Nước
giải khát và Bao bì: Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá
chất; Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng
nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ và ngành nghề khác theo luật định.
- Các sản phẩm chính của công ty: HaNoi Beer, Bia Hơi, Bia Lager, Bia Trúc Bạch
Classic.
2.4.1.3. Công ty bia Huế.
- Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402 QĐ/UB
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các
đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng. Số vốn đầu tư
ban đầu của Nhà máy là 2,4 triệu USD.
- Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International (TIAS)
và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) tại giấy phép số
835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50%. Đây thực sự là
một bước ngoặt trọng đại trong quá trình phát triển của đơn vị. Từ đây, Nhà máy Bia Huế
chính thức mang tên Công ty Bia Huế.
- Các sản phẩm chính của công ty: Hue Beer, Festival Beer, Carlsberg Beer, Huda.
2.4.2. Đối thủ tiềm ẩn.
- Thị trường nước giải khát Việt nam hiện nay khá hấp dẫn, thu hút nhiều doanh
nghiệp,công ty lớn trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những đối thủ hiện tại kể trên thì
SABECO còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác. Nhiều công ty giải khát ở
Hàn Quốc, Nhật Bản .... muốn xâm nhập thị trường Việt Nam.
- Ví dụ như Công ty TNHH nước giải khát Kirin Acecook vừa đưa ra thị trường một
dạng thức uống pha sữa nhãn hiệu Latte . Ông Saito Yukinobu, Phó tổng giám đốc Kirin
Acecook cho biết ngoài thức uống pha sữa Latte với ba hương vị đào, nhài và trà. So với
công ty giải khát Việt Nam, họ có ưu thế về vốn, về công nghệ và tính truyền thống độc
đáo. Do đó, sự xâm nhập thị trường của họ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị phần của các
công ty giải khát Việt Nam, trong đó có SABECO. Ngoài ra,với danh tiếng và lợi nhuận
của mình,SABECO cũng phải đối mặt với các nhãn hàng nhái, gây ảnh hưởng tới sản
lượng tiêu thụ và uy tín của thương hiệu.
2.4.3. Nhà cung cấp.
- Sabeco ký kết hợp đồng mua vỏ lon bia với các đổi tác cũng như với Crown
Saigon và Crown Hà Nội.
- Năm 2008, Công ty Thái Tân là nhà cung cấp malt cho Sabeco.
- Sabeco vẫn có những hợp đồng nguồn malt trực tiếp với nhà cung cấp Joe White
Malting/ADM Ô-xtrây-li-a.
- Năm 2008 Sabeco ký hợp đồng với ADM Malting và Thanh Tùng mua malt với số
lượng lần lượt là 1.500 tấn và 10.000 tấn.
- Sabeco tập trung chủ yếu cho các nhà cung cấp như Công ty Thái Tân chiếm 55%
tổng lượng nguyên liệu cung cấp.
- Ngày 3/2/2009, ông Nguyễn Quang Minh ký hợp đồng Sabeco/JC009 với Tập đoàn
Joh-Bank-Joln GmbH mua của tập đoàn này 4.000kga Houblon cao, vụ mùa 2008 sản
phẩm xuất xứ Hop Magnum – Đức với giá hiệu lực hợp đồng 30-9-2009.
- Ngày 20/2/2009 công ty ký hợp đồng SABECO/NICOI mua của tập đoàn này
4.100kga, nơi xuất xứ Hop Magnum - Đức.
- Đầu tư xây dựng Nhà máy Bao bì Sabeco - Sông Lam với trang thiết bị hiện đại vào
bậc nhất thế giới, bào đảm cung cấp đủ sản lượng tiêu thụ với chất lượng tốt nhất và các
sản phẩm bao bì phục vụ việc sản xuất bia. Với việc xây dựng nhà máy để tự cung cấp
bao bì thì trước mắt Sabeco sẽ không bị tình trạng chèn ép giá từ nhà cung ứng. Tuy
nhiên, với các nguồn nguyên liệu quan trọng như malt, houblon thì công ty rơi vào tình
trạng thụ động do nguồn cung chủ yếu từ nước ngoài. Nguồn cung này trong nước còn rất
ít và chất lượng chưa cao vì thế Sabeco sẽ phải chịu nhiều áp lực từ nhà cung ứng.
2.4.4. Khách hàng.
- Với mạng lưới phân bố khắp mọi miền trên cả nước nhưng chủ ýếu là khách hàng
miền nam với các đặc điểm là: thích ăn nhậu, thích giá cả bình dân và thương hiệu quen
thuộc, chất lượng bia tốt và đảm bảo sức khỏe.
2.4.5. Sản phẩm thay thế.
- Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với
các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố
khác của môi trường như văn hóa ,chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa
của sản phẩm thay thế.
- Các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thường xuất hiện nhiều trong các dịp:
Tiệc tùng, tiếp khách hay đối tác, tụ họp bạn bè....
- Sản phẩm thay thế của bia rượu là một loại hàng hóa hay dịch vụ có thể thỏa
mãn những nhu cầu trên.Hiện nay các sản phẩm cafe, trà và đặc biệt là các loại nước giải
khát được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên đang được rất nhiều người tiêu dùng
lựa chọn thay thế cho sản phẩm bia rượu.
- Nguyên nhân: do xu hướng người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu hướng về các sản
phẩm tốt cho sức khỏe, ko gây kích thích,chất lượng, giá rẻ….

2.5. Phân tích ma trận BCG.


Đa dạng hóa đầu tư là điều tất yếu trong tiến
trình phát triển quy mô doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đa dạng hóa như thế nào để tạo nên
giá trị cạnh tranh bền vững lại là chuyện đau
đầu của nhiều doanh nghiệp.Theo lý thuyết
quản trị, các tập đoàn lớn thường áp dụng
đầu tư theo phương thức thiết lập Ma trận
BCG (Boston Consulting Group). Phương
pháp này chia hoạt động của công ty thành 4
nhóm:
 
                * Nhóm I: Đang hoạt động sinh lợi ổn định gọi là con bò sữa.
                * Nhóm II: Các hoạt động có cơ hội sinh lợi lớn cần nguồn vốn đầu tư gọi là các
ngôi sao.
                * Nhóm III: Các hoạt động có tiềm năng sinh lời cao nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi
ro gọi là các dấu hỏi.
                * Nhóm IV: Các hoạt động đang thua lỗ, khó có cơ hội phát triển gọi là các chú chó
ốm.
 
Theo lý thuyết này, một doanh nghiệp vươn lên thành tập đoàn theo chiến lược: Dùng lợi
nhuận của nhóm con bò sữa đưa vào nhóm các ngôi sao và nhóm dấu hỏi để phát triển các
nhóm này. Riêng nhóm các chú chó ốm thì nhanh chóng bán đi để thu vốn. Rất nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã đi theo con đường này. Chẳng hạn như Sabeco, Công ty này đã vắt sữa bò
từ hoạt động kinh doanh bia, nước giải khát để đổ vốn vào các ngôi sao là chứng khoán, địa ốc
và một số dấu hỏi như du lịch…
 
Với cách thức này, Sabeco đã tạo ra cảm giác tập đoàn có quy mô kinh doanh hùng mạnh với
nhiều công ty đa ngành. Từ đó, Sabeco thu hút được nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu.Tuy
nhiên, khi tiếp cận các báo cáo kinh doanh của Sabeco, nhiều nhà đầu tư thất vọng. Với số vốn
điều lệ lên đến 6.000 tỷ đồng nhưng nguồn vốn cho lĩnh vực chính là bia, nước giải khát chỉ
chiếm khoảng 1/3, số còn lại là những ngành không phải thế mạnh của Sabeco.
 
Do đó, tỷ suất lợi nhuận của tập đoàn này quá thấp so với danh tiếng thương hiệu. Nhiều
trường hợp tương tự đã xảy ra tại các công ty lớn của Việt Nam như REE, Kinh Đô…
 
Như vậy, để mở rộng quy mô, chiến lược của doanh nghiệp là gì? Theo tìm hiểu, các tập đoàn
hàng đầu thế giới như Samsung, Hyundai, Mitsui… đã phát triển không theo lý thuyết cứng
nhắc của BCG mà linh động hơn: Đầu tư, bồi bổ cho con bò sữa luôn khỏe mạnh để tạo ra
nhiều sữa chứ không phải vắt sữa con bò này để hỗ trợ ngôi sao, dấu hỏi và chó ốm.
Sau giai đoạn suýt phá sản vào cuối thập niên 1990, Samsung đã tập trung bồi bổ con bò sữa là
chip điện tử. Khi con bò sữa này mập mạp hơn, họ huy động vốn để phát triển những lĩnh vực
khác.
 
Trở lại thị trường Việt Nam, Sabeco là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nước giải khát
với nhãn hiệu bia 333 và Sài Gòn đỏ. Sức cạnh tranh của họ không kém các nhãn bia hàng đầu
thế giới trong thị trường nội địa. Kinh Đô với sản phẩm bánh ngọt đã đánh dạt được hàng
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. REE đang có thị trường điện lạnh với nhu cầu rất lớn
tại Việt Nam.Tiếc thay, các công ty này không tiếp tục bồi bổ con bò sữa để thu hoạch nhiều
sữa, mà dồn nhiều vốn vào các ngôi sao như tài chính và bất động sản để kiếm siêu lợi nhuận.

Để mở rộng thị trường thì Sabeco : phải khai thác tiềm năng từ bò sữa ( sản phẩm có danh
tiếng trên thị trường như Sài gòn đỏ, Bia 333. Lấy lợi nhuận từ bò sữa đầu tư sản phẩm đang
có mặt thị trường: các loại rượu và giải khát sang ô bò sữa. Dùng lợi nhuận đầu tư cho các sản
phẩm mới ô dấu hỏi và loại bỏ một số ngành nghề không là thế mạnh của công ty như tài
chính, bất động sản.
2.6. Phân tích SWOT của Sabeco.
Cơ hội: Nguy cơ:
1. Thị trường tang nhanh 1. Sự cạnh tranh gay gắt giữa
2. Dân chúng có nhiều tiền các liên doanh, công ty nước
hơn cho hoạt động ăn uống ngoài mạnh.
3. Sở hữu BĐS có giá trị, kết 2. Giá nguyễn vật liệu tăng cao.
hợp kinh doanh nhà hàng 3. Thuế tiêu thu đặc biệt còn
khách sạn mở ra hướng phân cao.
phối mới cho sản phẩm cao 4. Tham gia nhiều lĩnh vực, đầu
cấp trong tương lai. tư nhiều vốn mà chwa rõ khả
năng thu lợi nhuận từ các lĩnh
vực kia ra sao.

Điểm mạnh: Phối hợp S/O: Phối hợp S/T:


1. Thị phần lớn, thương hiệu S: Thị phần lớn có uy tín, S: Thị phần lớn, thương hiệu có
có uy tín chất lượng cao, chất ượng cao, mẫu mã đa uy tín, chất lượng cao, mẫu mã
mẫu mã đa dạng, có sản dạng, có sản phẩm đứng đa dạng, có sản phẩm đứng
phẩm đứng vững trên thị vững trên thị trường. vững trên thị trường.
trường. O: dân chúng cho tiền nhiều T: Sự cạnh tranh gay gắt từ các
2. Hệ thống phân phối rộng hơn cho hoạt động ăn uống, liên doanh công ty nước ngoài
khắp. thức uống có cồn. mạnh.
3. Hệ thống nhà máy bia S:Hệ thống phân phối rộng,
rộng khắp, kĩ thuật sản xuất kĩ thuât sản xuất bia tiên tiến.
bia tiên tiến. O: Sở hữu BĐS có giá trị, kết
4. Đội ngũ nhân viên tận hợp kinh doanh nhà hàng
tâm , gắn bó với công ty. khách sạn mở ra hướng phân
phối mới cho sản phẩm cao
cấp trong tương lai.
Điểm yếu: Phối hợp W/O: Phối hợp W/T:
1. Các chiến lược marketing W: Các sản phẩm còn lại W: Các chiến lược marketing
thật sự chưa mang lại hiệu đang gặp nhiều khó khan do chưa hực sự mang lại hiệu quả
quả đối thủ cạnh tranh mạnh. T: Sự cạnh tranh gay gắt từ các
2. Hệ thống nhà máy chưa O: Dân chúng cho tiền nhiều liên doanh, công ty nước ngoài
đồng đầu về mặt quy mô và hơn cho các hoạt động ăn mạnh.
công nghệ, chất lượng. uống có cồn. W: Các hoạt động khác như tài
3. Các sản phẩm găp nhiều chính, BĐS chưa có chiến lược
khó khan do đối thủ cạnh rõ rang.
tranh mạnh. T: Tham gia nhiều lĩnh vực,
4. Các hoạt động đầu tư tài đầu tư nhiều vốn mà chưa rõ
chính, BĐS chưa có chiến khả năng thu lợi nhuận từ các
lược dài hạn rõ rang. lĩnh vực kia ra sao.
5. Hệ thống phân phối còn
chưa mạnh tại ác khu vực
phía bắc.
2.6.1. Điểm mạnh.
- Là doanh nghiệp có thị phần lớn, chiếm khoảng 50 – 60 % thị phần bia rượu - nước
giải khát Việt Nam.
- Đối với sản phẩm bia, Sabeco đã thành công trong việc tạo bản sắc riêng, vì khi
khách quốc tế đến Việt Nam , họ biết hương vị bia riêng là Sài Gòn, là 333... Thương
hiệu SABECO thực sự trở thành thương hiệu truyền thống được người tiêu dùng yêu
thích và là niềm tự hào của Việt Nam
- Sabeco luôn cải tiến đầu vào, sao cho nguyên vật liệu đầu vào tốt nhất, đảm bảo chất
lượng sản phẩm mà giá thành không tăng. Sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với
thời gian nhanh nhất, vừa để quay nhanh vòng vốn vừa không tồn đọng hàng trong kho
(giảm chi phí). Với ngành ăn uống giải khát, thời gian quay vòng càng nhanh, sản phẩm
đến với khách hàng càng tươi, mới. Nên Sabeco áp dụng chiến lược sản xuất ở đâu tiêu
thụ ngay ở đó. Với tình hình giá cà nguyên vật liệu, chi phí sàn xuất tăng như hiện nay,
giá thành phẩm của
Sabeco hầu như không tăng bao nhiêu, vòng quay một dòng sản phầm của Sabeco chi
khoảng 3 tháng, có sản phẩm chỉ 1 tháng, 1 tuần.
- Các công ty con của Sabeco luôn gắn quyền lợi và trách nhiệm với Tổng công ty,
phát triển thị trường theo chiều sâu, tránh chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời mở
rộng sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào công tác phân phối sản phẩm. Sau cổ phần
hóa, Sabeco hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Mô hình này tạo nên những lực
đẩy mới, trong đó công ty mẹ Sabeco chủ động về công nghệ, nhất là "bí mật" công nghệ
sản xuất bia, đề tạo khẩu vị và chất lượng đồng nhất trong toàn hệ thống sản xuất. Quá
trình này cũng mở ra them nhiều kênh phân phối, hình thành thêm các kênh phân phối
trực tiếp phù hợp với yêu cầu mới.
- Công nghệ sản xuất tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm marke
ting được tuyền dụng, hệ thống phân phối đuoc cấu trúc lại trên cơ sở nghiên cứu mô
hình thành công của những tập đoàn bia hàng đầu thế giới. Tám công ty cổ phần vừa
được chuyền đồi tạo thành bộ khung để hình thành lên mạng lưới phân phối rộng khắp
phủ kín toàn quốc, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cho sản phẩm của Tồng
Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn và cũng là tiền đề cho việc phát triển thương
hiệu Sabeco trên toàn thế giới...

2.6.2.Điểm yếu.
- Lượng lớn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài,ảnh hưởng đến chi
phí và giá thành sản phẩm.Vấn đề nguồn nguyên liệu luôn gây khó khăn cho ngành đồ
uống nói chung, biện pháp khả thi nhất cho các doanh nghiệp là phải chuẩn bị chu đáo
trong việc kí kết mua bán nguyên liệu,tìm hiểu diễn biến của thị trường,không chi với
nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà cả với nguồn nguyên liệu trong nước như:gạo,hoa
quả...Với ngành bia nói riêng, nước ta chưa có vùng nguyên liệu do điều kiện thổ
nhưỡng,khí hậu chưa phù hợp cũng như chưa được đâù tư đúng mức.Mặc dù trước đây
Viện nghiên cứu Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam đã có dự án trồng Đại mạnh thử
nghiệm tại Cao Bằng ,kết quả khá khả quan, nhưng chưa được thực hiện trên diện rộng
mà chỉ ở dạng thí điểm.Do đó,hiện tại 60-70% lượng nguyên liệu phải nhập khầu.Đây là
điểm hạn chế của ngành bia nói chung và trên cả là Sabeco_Con chim đầu đàn của ngành
bia Việt.
- Quy mô các nhà máy sản xuất còn hạn chế, đầu tư mang tính chấp vá.
- Sabeco hiện tại có 2 nhà máy:
+ Nhà máy Bia Sài Gòn 187 Nguyễn Chí Thanh Q.5 TP. HCM
+ Nhà máy Bia Sài Gòn Củ Chi
Và các nhà máy nhận gia công cho Sabeco ở các tỉnh miền Bắc và Trung.
Chưa có giải pháp xử lý nước thải nơi khu vực đặt nhà máy,gây ô nhiễm môi trường.Điều
này sẽ gây tồn hại nghiêm trọng đến uy tính Sabeco trong khi các doanh nghiệp khác đều
hướng theo tiêu chí “Thân thiện với môi trường".
- Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên gặp khó khăn trong việc quản lý đồng bộ
chất lượng sản phẩm. Việc liên kết,mua lại các doanh nghiệp dưới hình thức liên doanh
hoặc mô hình công ty mẹ- công ty con tại từng điạ phương tạo thuận lợi trong khâu sàn
xuất, phân phối, tiết kiệm chi phí vận chuyển,hạ giá thành sản phầm.Tuy nhiên,nhược
điểm của vấn đề này sản phẩm sản xuất tại từng vùng có thể bị “địa phương hoá".Đơn cử
như công nghệ kĩ thuật,quy trình quản lý...ở từng nhà máy nhận gia công cho Sabeco
theo từng vùng là khác nhau,dẫn đến thiếu thống nhất và đồng bộ.Mặc khác,như chúng ta
biết,khoảng 90% lượng bia được tạo thành từ nước,như vậy nguồn nước đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc tạo nên đặc trưng của bia,trong khi nguồn nước ở từng vùng là
hoàn toàn khác nhau,do
đó sản phẩm bia của SABECO nếu không được kiểm duyệt chặc chẽ, sản phẩm Sabeco
dễ mất đi bản sắc của nó.
2.6.3.Thách thức.
- Từ tháng 1 năm 2009 Thị trường Bán lẻ Việt nam chính thức mở của và cho phép
thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài . Đây là một thách thức lớn trong
ngành đồ uống. Kinh tế suy thoái nhu cầu của người dân giảm mạnh nhất là đối với sản
phẩm của Sabeco, họ sẽ có xu hướng chuyển sang những loại thức uống đơn giản và rẽ
tiền hơn. Với tình hình giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng như hiện nay, giá
thành phẩm của Sabeco hầu như không tăng bao nhiêu, vòng quay một dòng sản phẩm
của Sabeco chỉ khoảng 3 tháng, có sản phẩm chỉ 1 tháng, 1 tuần.Điều này đặt ra bài toán
khó cho Sabeco: không tăng giá mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Nay sẽ có thêm nhiều
thương hiệu nữa trên thế giới xâm nhập vào thị trường trong nước. Việt Nam với hơn 80
triệu dân và khí hậu nhiệt đới là mảnh đất màu mỡ cho các nhà kinh doanh, phân phối
rượu - bia - nước giải khát. Vì thế, sản xuất bia - rượu - nước giải khát tại Việt Nam hiện
tại và tương lai sẽ chịu sức cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
- Thị trường bia cao cấp tại Việt Nam có sự góp mặt của nhiều hãng bia nổi tiếng thế
giới như Heniken, Tiger, Zorok các doanh nghiệp nước ngoài này sẽ vượt trội về qui mô
vốn, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm điều hành, kinh doanh, marketing và đội ngũ cán bộ
công nhân viên được đào tạo bài bản. Nếu không chuẩn bị mọi điều kiện tốt đế cạnh
tranh, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Đồ uống sẽ gặp khó khăn, không loại trừ bị
thôn tính hoặc sẽ trở thành các đại lý của các doanh nghiệp mạnh của nước ngoài. Hiện
các tập đoàn bán lẻ tên tuổi đã và đang xúc tiến vào VN, như Wall Mart, Home Mart,
Lotte Mart, Dairy Fram Điều này cho thấy, sự cạnh tranh trên thị trường bia, nước giải
khát sẽ ngày càng gay gắt, nhất là thời điểm mở của hoàn toàn ngành bán lẻ đang đến rất
gần (từ ngày 01/01/2009), và các hãng bia đối
thủ đang có nhiều chiêu thức cạnh tranh , thực hiện nhiều chương trình khuyễn mãi lôi
kéo khách hàng.
2.6.4. Cơ hội
- Thị trường đồ uống Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Với 85 triệu dân, trong đó có 33
triệu người ở độ tuổi (từ 20 - 40) có tỷ lệ tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát nhiều nhất. Tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 được dự báo đạt trên 8%.
Theo đó, GDP bình quân đầu người sẽ đạt mục tiêu 1000$ vào năm 2010, thúc đẩy nhu
cầu tiêu thụ các sản phẩm bia, đặc biệt là bia cao cấp và trung cấp, đảm bảo cho tăng
trưởng theo chiều sâu của thị trường bia Việt Nam trong tương lai. Sản lượng tiêu thụ bia
của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 13% - 14% /năm trong những
năm tới. Trong đó thị trường bia Trung cấp được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất, do có sự chuyển dịch
của nhóm khách hàng thuộc thị trường bia bình dân sang thị trường trung cấp khi mức
thu nhập tăng lên. Đây chính là một tiềm năng lớn để ngành đồ uống phát triển. Theo con
số thống kê và dự báo hoạt động dịch vụ phân phối và bán lẻ của Việt Nam hàng năm
đóng góp trên 15% GDP, riêng doanh số năm 2008 dự báo tăng khoảng 20,5% (tương
đương 975.000 tỷ đồng, khoảng 54,3 tỷ USD). Như vậy, việc mở cửa thị trường bán lẻ sẽ
mở ra những cơ hội phát triển cho nền kinh tế đất nước và có lợi cho người tiêu dùng.
Đây là vấn đề đặt ra đối với toàn thế cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống nói riêng. Với tốc độ phát triển bình quân
20%/năm (trong khi toàn ngành rượu - bia - nước giải khát là 11%), Tống công ty CP Bia
- Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đang tiến tục mở rộng thị phần trong nước, dự
kiến sẽ phát triển trở thành thương hiệu mạnh ở thị trường Đông Nam Á.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐIỂM TÂM ĐẮC VỀ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
- Sau một thời gian được thầy giảng dạy về bộ môn quản trị học, em đã tiếp thu kiến thức
và tâm đắc những điều sau đây:
1. Không nên kinh doanh theo cảm tính.
2. Khi kinh doanh phải nghiên cứu rõ về thị trường và đối thủ.
3. Lựa chọn sản phẩm mô hình kinh doanh phù hợp.
4. Có chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp.
5. Xây dựng thương hiệu lâu dài , tạo niềm tim đối với khách hàng.
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp ngày nay cần xác định rõ thế mạnh điểm yếu cũng như cơ
hội và thách thức để xếp hạng doanh nghiệp mình. Kết hợp với mục tiêu phát triển,
định hướng nghành nghề, các yếu tố bên trong và bên ngoài khách để xây dựng
chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn. Nên tận dụng thế mạnh riêng của minh,
làm đòn bẩy cho các hoạt động khách. Ngày nay các công ty lớn luôn đi theo con
đường kinh doanh đa nghành đa lĩnh vực, tuy nhiên không phải ai cũng có thành
công. Do vậy chúng ta cần thiết xác định hướng đi đúng đắn phù hợp với từng giai
đoạn phát triển và tình hình chung của nền kinh tế thế giới.
Cũng như đánh trận, chiến lược có vai trò to lớn trong sự thành công hay thất
bại. Dù quan binh có đông thể nào, vũ khi có tối tân bao nhiêu mà người lãnh đạo
không vạch ra chiến lược rõ ràng triệt để thì cuối cùng đều bị thất thế. Một chiến
lược tốt là phải mang lại hiệu quả về lợi nhuận, chỉ phí, thị phần... Cho nên chúng
ta nhận định rằng chiến lược luôn tổn tại trong mọi hoạt động sản xuất, nó diễn ra
liên tục và biển hóa khôn lường theo từng mốc thời gian cụ thể. Mỗi nghành kinh
doanh có nét đặc trưng riêng nên chúng ta không thể sao chép cách thức của họ và
hãy vận dụng sáng tạo và phát triển nhằm xây dụng cho ta con đưong ngắn nhất
dẫn đến sự thành công.

You might also like