You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN VI SINH

Câu1: Vi sinh vật học là gì?


Vi sinh vật học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống, trao đổi chất, các
sản phẩm trên các đối tượng là cơ thể hoặc các nhân tố sống có kích thước
quá nhỏ đến mức không thấy được bằng mắt thường, tức là các vi sinh vật. Vi
sinh vật học đang được giảng dạy trong rât nhiều trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp và cũng được đề cập đến ít nhiều ở bậc phổ thông.
Vi sinh vật học là những kiến thức liên quan đến cuốc sống của mọi người.
Câu 2: Trình bày các đặc điểm chung của vi sinh vật?
- Kích thước nhỏ bé :
Vi sinh vật thường được đo kích thước bằng đơn vị micromet. Virus được đo
kích thước đơn vị bằng nanomet.
Kích thước càng bé thì diện tích bề mặt của vsv trong 1 đơn vị thể tích càng
lớn.
3 dạng chủ yếu ở vi khuẩn: cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn.
- Hấp thu nhiều, chuyển hoá nhanh :
Do vsv có hệ enzyme phong phú và đa dạng nên năng lực hấp thu và chuyển
hóa vật chất vượt xa các sv khác.
- Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh :
Vd: nấm men Saccharomuces ceresvisiae có thời gian thế hệ là 120p. E.coli
là 20p.
- Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị :
+ vsv thích ứng được với nhiều điều kiện sống khác nhau như: hiếu khí, kị
khí, môi trường nóng đến 130 độ, lạnh đến 0-5 độ, nồng độ muối cao, pH
thấp 0,5 hoặc cao đến 7,10....
+ Vi sinh vật đa số là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp
xúc trực tiếp với môi trường sống ... do đó rất dễ dàng phát sinh biến dị. Tần
số biến dị thường ở mức 10-5-10-10.
- Phân bố rộng, chủng loại nhiều:
+ Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái đất, trong không khí, trong đất,
trên núi cao, dưới biển sâu, trên cơ thể, người, động vật, thực vật, trong thực
phẩm, trên mọi đồ vật...
+Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc thực hiện các vòng tuần hoàn sinh-
địa-hoá học như vòng tuần hoàn C, vòng tuần hoàn n, vòng tuần hoàn P....
+ Trong nước vi sinh vật có nhiều ở vùng duyên hải, vùng nước nông và ngay
cả ở vùng nước sâu, vùng đáy ao hồ,.....
+ Trong không khí thì càng lên cao số lượng vi sinh vật càng ít. Số lượng vi
sinh vật trong không khí ở các khu dân cư đông đúc cao hơn rất nhiều so với
không khí trên mặt biển và nhất là trong không khí ở Bắc cực, Nam cực...
+ Hầu như không có hợp chất carbon nào (trừ kim cương, đá graphít...) mà
không là thức ăn của những nhóm vi sinh vật nào đó (kể cả dầu mỏ, khí thiên
nhiên, formol. Dioxin...). Vi sinh vật có rất phong phú các kiểu dinh dưỡng
khác nhau : quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng, hoá dị dưỡng, tự
dưỡng chất sinh trưởng, dị dưỡng chất sinh trưởng...
- Là sinh vật xuất hiện đầu tiên trên trái đất :
+ Trái đất hình thành cách đây 4,6 tỷ năm nhưng cho đến nay mới chỉ tìm
thấy dấu vết của sự sống từ cách đây 3,5 tỷ năm. Đó là các vi sinh vật hoá
thạch còn để lại vết tích trong các tầng đá cổ. Vi sinh vật hoá thạch cỗưa nhất
đã được phát hiện là nhữngdạng rất giống với Vi khuẩn lam ngày nay. Chúng
được J.William Schopf tìm thấy tại các tầng đá cổ ở miền Tây Australia.
Câu 3: *Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và đời sống:
-Trong tự nhiên:
+ Vi sinh vật giúp khép kín các vòng tuần hoàn vật chất (N,S,P...), chuyển hóa
các cơ chất, đại phân tử khó phân hủy.
+ Phân giải các trầm tích từ xác chết của động vâth và thực vật để tạo ra mùn.
-Trong đời sống:
+ Ứng dụng trong công nghiệp: Vsv được dùng để chế tạo nước tương, lên men
rượu,... Sản xuất các chất xúc tác sinh học,..
+ Ứng dụng trong nông nghiệp: Vsv gây ức chế vi khuẩn, nấm gây bệnh, giúp
nâng cao sức khỏe cây trồng. Giúp cố định đạm để cải tạo đất,...
+ Ứng dụng trong y tế: Vsv dùng để chế tạo các loại vắc xin, kháng sinh...
+ Ứng dụng trong môi trường: Vsv tham gia vào việc xử lý nước thải và rác
thải,...
+ Ứng dụng trong năng lượng: Vsv giúp tạo khí mêtan để làm nhiên liệu,...
*Tên 10 nhóm vsv và ứng dụng của chúng:
1. Trichoderma hazianum, Trichoderma veride, Trichoderma reesi,
Trichoderma longibrachiatum: chế phẩm đối kháng nấm bệnh, phân giải
cellulose.
2. Bacillus subtilis, Bacillus lichenformic, Lactobacillus acidophilus: chế phẩm
xử lí mùi hôi chuồng trải, xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp, men tiêu hóa.
3. Penicilium notatum, Penicilium chrysogenum: sản xuất kháng sinh penicillin.
4. Streptomyces sp: sản xuất kháng sinh streptomycin.
5. Bacillus subtilis nato: sản xuất tương chao Nhật Bản.
6. Pseudomonas nitroreducens, Klebsiella sp, Azotobacter sp, Rhizobium sp: cố
định Nitơ.
7. Bacillus mengaterium, Aspergillus niger: phân giải lân vô cơ khó tan.
8. Saccharomyces serevisiaese: lên men rượu, làm bánh mì. Saccharomyces
carlsbergensis: lên men bia.
9. E.coli: đột biến sản xuất insulin, các hormone, chất kích thích sinh trưởng.
10. Agrobacterium tumefaciens: vectơ chuyển gen.
* Trình bày 3 ứng dụng cụ thể:
- Giúp cây tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng:
 Các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích
thích sinh trưởng cây trồng, v.v...
  Vi sinh cố định Nitơ trong đất như: tảo lam (Cyanobacterium), vi
khuẩn Azoterbacter, Rhizobiu, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella,..
 Vi sinh vật phân giải lân khó tan như sau: Aspergillus niger, Pseudomonas
sp, Bacillus sp,…
-Ủ và sản xuất các loại phân hữu cơ
 Được sản xuất từ các phế thải hữu cơ trong nông nghiệp như: phân
chuồng, rơm rạ, bã ngô, vỏ cà phê, bánh dầu, phế phụ phẩm trong thủy
sản…
 Các vi sinh vật trong nhóm xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi giúp chuyển hóa
nhanh các chất khó tan thành dạng dễ hấp thu và khử mùi hôi.
-Phòng trừ sâu bệnh hại
 Gây chán ăn đối với sâu hại.
  Ức chế sự phát triển của trứng, ấu trùng và nhộng.
  Đuổi ấu trùng và sâu trưởng thành.
  Ngăn chặn sự lột xác của ấu trùng và nhộng.
  Hạn chế sự đẻ trứng của côn trùng cái.
  Gián đoạn quá trình giao phối và sinh sản.
  Ngăn chặn việc con cái đẻ trứng.
  Gây bệnh trên các đối tượng sâu hại.
Câu 4: Nêu cấu tạo và chức năng của thành tế bào vi khuẩn:
- Cấu tạo:
+ Thành tế bào vi khuẩn có độ dày từ 10 – 20 nm, được cấu tạo bằng chất
peptidoglican (polygosaccharide) liên kết với peptit).
- Chức năng:
+ Dựa vào sự bắt màu của thành tế bào với thuốc nhuộm để phân biệt vi
khuẩn gram âm và gram dương.
+ Thành tế bào giúp duy trì hình thấi của tế bào, hỗ trợ sự chuyển động của
tiên mao, giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ quá trình phân cắt
tế bào , cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn, liên quan đến tính
kháng nguyên , tính gây bệnh, tính mẫn cảm với Thực khuẩn thể.
Câu 5: Các hình thức sinh sản chính của nấm men, xạ khuẩn, vi khuẩn,
nấm mốc:
a. Vi khuẩn:
- Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính, không sinh sản hữu tính (có tái tổ hợp di
truyền). Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chia đôi, hay trực phân. Trong
quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo
vách ngăn đôi tế bào mẹ.
- Tuy nhiên, mặc dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền (hay
đột biến) vẫn xảy ra trong từng tế bào vi khuẩn thông qua các hoạt động tái tổ
hợp di truyền. Do đó, tương tự như ở các sinh vật bậc cao, kết quả cuối cùng
là vi khuẩn cũng có được một tổ hợp các tính trạng từ hai tế bào mẹ. Có 3
kiểu tái tổ hợp di truyền ở vi khuẩn: Biến nạp, tải nạp, giao nạp.
b. Xạ khuẩn:
- Xạ khuẩn sinh sản sinh dưỡng bằng bào tử. Bào tử được hình thành trên các
nhánh phân hoá từ khuẩn ty khí sinh gọi là cuống sinh bào tử. Cuống sinh
bào tử ở các loài xạ khuẩn có kích thước và hình dạng khác nhau. Có loài dài
tới 100 – 200 nm, có loài chỉ khoảng 20 – 30 nm. Có loài cấu trúc theo hình
lượn sóng, có loài lò xo hay xoắn ốc. Sắp xếp của các cuống sinh bào tử cũng
khác nhau. Chúng có thể sắp xếp theo kiểu mọc đơn, mọc đôi, mọc vòng
hoặc từng chùm. Đặc điểm hình dạng của cuống sinh bào tử là một tiêu chuẩn
phân loại xạ khuẩn.
- Bào tử được hình thành từ cuốn sinh bào tử theo kiểu kết đoạn
(fragmentation) hoặc cắt khúc (segmentation).
- Ngoài hình thức sinh sản bằng bào tử, xạ khuẩn còn có thể sinh sản bằng
khuẩn ty. Các đoạn khuẩn ty gãy ra môi trường phát triển thành hệ khuẩn ty.
Thuộc nhóm Procaryotes ngoài xạ khuẩn và vi khuẩn còn có niêm vi khuẩn,
xoắn thể, ricketsia và Mycoplasma. Các nhóm này đều có cấu tạo nhân đơn
giản. Cấu tạo tế bào và hoạt tính sinh lý có nhiều sai khác. Ví dụ như
Mycoplasma có kích thước rất nhỏ bé so với vi khuẩn, không có màng tế bào,
vì thế hình dạng luôn biến đổi. Ricketsia cũng có kích thước nhỏ bé, sống ký
sinh bắt buộc v.v...

c. Nấm men:
- Sinh sản sinh dưỡng: là hình thức sinh sản đơn giản nhất của nấm men. Có 2
hình thức sinh sản sinh dưỡng: nảy chồi và ngang phân đôi tế bào như vi
khuẩn. Ở hình thức nảy chồi, cơ thể từ một cực của tế bào mẹ nảy chồi thành
một tế bào con sau đó hình thành vách ngăn ngang giữ 2 tế bào. Tế bào con
có thể tách khỏi tế bào mẹ hoặc có thể đính với tế bào mẹ Và lại tiếp tục nảy
chồi, làm cho nấm men giống như hình dạng cây xương rồng tai nhỏ.
- Sinh sản đơn tính: Bằng 2 hình thức bào tử túi và bào tử bắn
- Sinh sản hữu tính: Do 2 tế bào nấm men kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
Hợp tử phân chia thành các bào tử nằm trong nang, nang chín các bào tử
được phát tán ra ngoài. Nếu 2 tế bào nấm men có hình thái và kích thước
giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu 2 tế bào
nấm men khác nhau thì gọi là tiếp hợp dị giao.

d. Nấm mốc:
- Nấm mốc sinh sản dưới 2 hình thức: vô tính và hữu tính. Trong sinh sản vô
tính, nấm hình thành bào tử mà không qua việc giảm phân, trái lại trong sinh
sản hữu tính nấm hình thành 2 loại giao tử đực và cái.
+ Sinh sản vô tính:Nấm mốc sinh sản vô tính thể hiện qua 2 dạng: sinh sản
dinh dưỡng bằng đoạn sợi nấm phát triển dài ra hoặc phân nhánh và sinh sản
bằng các loại bào tử.
+ Sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính xảy ra khi có sự kết hợp giữa hai giao
tử đực và cái có trải qua giai đoạn giảm phân. Quá trình sinh sản hữu tính trải
qua 3 giai đoạn:
 Tiếp hợp tế bào chất với sự hòa hợp 2 tế bào trần của 2 giao tử
 Tiếp hợp nhân với sự hòa hợp 2 nhân của 2 tế bào giao tử để tạo một nhân
nhị bội.
 Giảm phân giai đoạn này hình thành 4 bào tử đơn bội qua sự giảm phân từ
2n NST thành n NST (đơn bội).
Câu 6: Chứng minh nấm mốc là đối tượng vừa là bạn vừa là thù:
Như chúng ta đã biết, hệ vi sinh vật rất đa dạng và phong phú, được ứng dụng
rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của con người từ ngày xưa cho đến nay.
Trong đó, nấm mốc là một trong những chủng vi sinh vật được ứng dụng rất
rộng rãi trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm,
y tế, môi trường,... Bên cạnh đó, ngoài những ứng dụng quan trọng giúp hoàn
thiện và nâng cuộc sống của con người thì nấm mốc cũng có hại không kém. Cụ
thể như sau:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp:
+ Nấm mốc có lợi: Trichoderma spp là một loài nấm mốc mang lại nhiều lợi ích
quan trọng như kháng bệnh cho cây trồng, phân giải cellulose, tổng hợp một số
chất kích thích sinh trưởng giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Aspergilus
niger phân giải lân khó tan, cung cấp lân dễ tan cho cây, Paencilomyces lilanus,
Metarhiziaum anisopliae, Beauveria bassiana lần lượt là nấm tím, nấm xanh và
nấm trắng giúp đối kháng tuyến trùng hại rễ cây và côn trùng gây hại.
+ Nấm mốc gây bệnh: Phytopthora gây ra bệnh thối rễ, vàng lá, bệnh chết nhanh
trên hồ tiêu, bệnh chảy mủ trên sầu riêng. Nấm Odium hevea gây bệnh phấn
trắng trên cây cao su. Verticilium gây bệnh héo rũ ở hoa cúc. Pyricularia oryzae
gây bệnh đạo ôn trên lúa,...
- Trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm:
+Mốc có lợi: Mốc Mucor trong lên men rượu trắng, Aspergillus oryzae, A.
Niger sản sinh enzyme amylase, cellulase và protease ứng dụng trong thực
phẩm. Penicillium camemberti ứng dụng tạo ra phomat đặc trưng của nước Anh
(pho mat roqueforti). Botrytris cinerea ứng dụng trong lên men tạo rượu vang
sauternes và trockenbeerenauslese.
+Mốc có hại: ước tính gần 40% loài nấm mốc được biết đến có khả năng tiết
độc tố gây bệnh cho con người. Ví dụ như nấm mốc Aspergillus flavus,
A.parasiyicus sản xinh ra độc tố aflatocxin là tiền chất gây ung thư. Một số loài
Penicilium cũng có khả năng tiết độc tố đầu độc con người.
Câu 7: Trình bày cấu tạo và chức năng các thành phần của virus:
- Tất cả các virus đều có cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản: lõi là acid nucleic
(tức genom) và vỏ là protein gọi là capsid, bao bọc bên ngoài để bảo vệ acid
nucleic. Phức hợp bao gồm acid nucleic và vỏ capsid gọi là nucleocapsid hay
xét về thành phần hoá học thì gọi là nucleoprotein. Đối với virus ARN thì còn
gọi là ribonucleoprotein
a) Vỏ capsid:
- Capsid là vỏ protein được cấu tạo bởi các đơn vị hình thái gọi là capsome.
Capsome lại được cấu tạo từ 5 hoặc 6 đơn vị cấu trúc gọi là protome. Protome
có thể là monome (chỉ có một phân tử protein) hoặc polyme (có nhiều phân tử
protein)
- Capsid có khả năng chịu nhiệt, pH và các yếu tố ngoại cảnh nên có chức năng
bảo vệ lõi acid nucleic
- Trên mặt capsid chứa các thụ thể đặc hiệu, hay là các gai glicoprotein, giúp
cho virus bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào. Đây cũng chính là các kháng
nguyên kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
- Vỏ capsid có kích thước và cách sắp xếp khác nhau khiến cho virus có hình
dạng khác nhau. Có thể chia ra ba loại cấu trúc: đối xứng xoắn, đối xứng hình
khối và cấu trúc phức tạp.
b) Vỏ ngoài:
- Một số virus có vỏ ngoài bao bọc vỏ capsid. Vỏ ngoài có nguồn gốc từ màng
sinh chất của tế bào được virus cuốn theo khi nảy chồi. Vỏ ngoài có cấu tạo gồm
2 lớp lipid và protein:
+ Lipid gồm phospholipid và glycolipid, hầu hết bắt nguồn từ màng sinh chất
(trừ virus pox từ màng Golgi) với chức năng chính là ổn định cấu trúc của virus.
+ Protein vỏ ngoài thường là glycoprotein cũng có nguồn gốc từ màng sinh
chất, tuy nhiên trên mặt vỏ ngoài cũng có các glycoprotein do virus mã hóa
được gắn trước vào các vị trí chuyên biệt trên màng sinh chất của tế bào, rồi về
sau trở thành cấu trúc bề mặt của virus.
- Dưới tác động của một số yếu tố như dung môi hoà tan lipid, enzym, vỏ
ngoài có thể bị biến tính và khi đó virus không còn khả năng gây nhiễm nữa.
Câu 8: Chứng minh đất là môi trường tự nhiên thích hợp nhất cho vi sinh
vật sinh trưởng và phát triển:
- Đất là môi trường thuận lợi cho vsv sống và phát triển (thức ăn, T°, pH, độ
ẩm,..)
- Thành phần vi sinh vật trong đất phức tạp, bao gồm: vi khuẩn, xạ khuẩn,
nấm, vi nấm, động vật nguyên sinh...
- Trong đất có rất nhiều chất hữu cơ, vô cơ, chất khoáng nên số lượng vsv lên
tới hàng triệu cá thể.
- Số lượng vsv thay đổi theo độ sâu của đất.
- Hệ vsv trong đất sẽ được lan truyền theo nước và không khí đi khắp mọi nơi
- Môi trường nước và không khí chưa phải là môi trường tốt nhất cho vsv sinh
trưởng và phát triển. Vì trong nước thì quá ẩm ướt, chỉ có những loại thích
nghi được mới sống. Trong không khí thì chỉ có những loài chịu được ánh
sáng mặt trời mới thích nghi tốt.
 Trong đất vừa có cả nước và không khí nên có thể là môi trường tối ưu
nhất cho tất cả các loài vsv

You might also like