« Home « Kết quả tìm kiếm

Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- 61-69This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt.
- Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh ở trường tiểu học hiện nay.Kĩ năng xúc cảm- xã hội ở học sinh tiểu học được thể hiện ở 4 khía cạnh (kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng giải quyết xung đột) với mức độ khác nhau.Có sự khác biệt rõ rệt về kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh nam và nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
- Môi trường gia đình của học sinh.
- Đặc điểm tâm lí học sinh.
- Mối quan hệ giáo viên - học sinh.
- Môi trường cộng đồng xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học.
- Từ khóa: Kĩ năng, xúc cảm, xúc cảm - xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội.1.
- Các phẩm chất trênnằm trong cấu trúc của một loại trí tuệ mới - trí tuệ xúc cảm.
- Luật Giáo dục ban hành năm 2005 đãxác định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triểnđúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục họctrung học cơ sở” [8].
- Quá trình lớn lên của mỗi đứa trẻ chính là quá trình trải nghiệm, tập nhiễm, học các kĩ năngxúc cảm - xã hội để giúp chúng thích ứng và thành công trong các hoạt động cùng hoặc với ngườikhác.
- là những kĩ năng xúc cảm- xã hội tiêu biểu một cá nhânthể hiện trong các hoạt động cùng hoặc với người khác.
- là nhữngbằng chứng cụ thể ở người có kĩ năng xã hội tốt.
- Sớm phát triển các kĩ năng xã hội này để giúp trẻthành công trong việc thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt với người khác là một trong những nhiệmvụ quan trọng của giáo dục, giúp trẻ đạt được sự thành công học đường.
- Đúng như Karen StoneMcCown khẳng định: “Cuộc sống xúc cảm của trẻ có ảnh hưởng lớn tới việc học tập của chúng.Phải khỏe về xúc cảm cũng giống như phải giỏi về môn Toán hay môn Văn vậy” [5] và Schutz vàNgày nhận bài: 13/2/2015.
- 61 Lê Mỹ DungLanehart (2002) đã viết khi đề cập đến một vấn đề đặc biệt của xúc cảm trong giáo dục: “Xúc cảmliên quan mật thiết đến hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó, sự hiểubiết về bản chất của xúc cảm trong bối cảnh trường học là rất cần thiết” [10].
- Việc làm rõ thực trạng kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học làm cơ sở để đề xuấtbiện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực là cần thiết giúp kịp thời phòng ngừa, ngănchặn những hành vi không mong muốn có thể xảy ra, thúc đẩy hành vi tích cực của học sinh vàgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở nhà trường phổ thông.2.
- Cơ sở lí luận về kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh tiểu học Khái niệm kĩ năng (KN).
- Kĩ năng được hiểu một cách thông thường là biết thực hiện mộthành động hay hoạt động nào đó có kết quả.
- Song bản chất kĩ năng là gì lại được các nhà khoa họcnghiên cứu và đề cập đến ở những góc độ khác nhau.
- Khuynh hướng thứ nhất xem kĩ năng như là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động hay hoạtđộng.
- Kruchetxki “kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờsử dụng những kĩ thuật, những phương thức đúng đắn” [7;88].
- Côvaliôp cũng xem “kĩ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích vàđiều kiện của hành động” [2;11].
- Khi bàn về kĩ năng, Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng: Kĩ năng làmặt kĩ thuật hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động có kĩnăng [9;49].
- Khuynh hướng khác xem xét kĩ năng ở góc độ rộng hơn khi xem nó như biểu hiện của nănglực cá nhân và cũng là điều kiện cần thiết để có năng lực trong một lĩnh vực nhất định.Tiêu biểu làcác tác giả: N.D.
- Kixêgôp cho rằng: “Kĩ năng là khả năng thựchiện có hiệu quả hệ thống các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này”[6;18].
- Trong “Từ điển Tâm lí học” do Vũ Dũng chủ biên thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng cókết quả tri thức về phương thức hành động đó được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụtương ứng” [4;132].
- Từ những phân tích các nghiên cứu trên, theo chúng tôi, kĩ năng được hiểu là “Khả năngvận dụng kiến thức để giải quyết có kết quả một nhiệm vụ mới.
- Khái niệm xúc cảm.
- Xúc cảm là những rung động thể hiện thái độ của chủ thể đối với đốitượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc đáp ứng haykhông đáp ứng những yêu cầu của xã hội và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phingôn ngữ (khuôn mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ).
- Khái niệm xúc cảm- xã hội.
- Xúc cảm - xã hội là xúc cảm thể hiện trong mối quan hệ vớingười khác.
- Xúc cảm - xã hội tích cực bao gồm trạng thái hạnh phúc, cảm giác antoàn, có mối quan hệ tích cực với những người khác, quan tâm đến lợi ích của người khác, thamgia tích cực và thể hiện tốt nhất trong các hoạt động (nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, học tập...).Xúc cảm - xã hội tích cực cũng còn tồn tại khi có sự vắng mặt và lâu dài của các cảm xúc tiêu cực(giận dữ, lo âu, trầm cảm, căng thẳng.
- các hành vi chống xã hội (bắt nạt, cô lập), hành vi khônglành mạnh (rượu, thuốc lá.
- Khái niệm kĩ năng xúc cảm - xã hội.
- Theo Ellas et al.(1997) xác định kĩ năng xúc cảm xãhộilà” khả năng để hiểu, quản lí và thể hiện các khía cạnh xã hội vàxúc cảm của cá nhân cho phépquản lí thành công các nhiệm vụ trong cuộc sống như học tập, hình thành và duy trì các mối quanhệ, giải quyết các vấn đề hàng ngày và thích nghi với các yêu cầu phức tạp của sự tăng trưởng và62 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu họcphát triển” [1;2].
- Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học, theo chúng tôi là “sự vận dụng tri thức,kinh nghiệmvào việc nhận diện xúc cảm của bản thân, hiểu xúc cảm của người khác, tự kiềm chế/kiểm soát xúc cảm để hợp tác, đồng cảm, thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tích cực vớiThầy Cô, bạn bè và những người khác”.
- Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học biểu hiện ở 4 khía cạnh, cụ thể là: Hợp tác,đồng cảm, kiểm soát xúc cảm và giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội.
- Kiểm soát xúc cảm biểu hiện biết kiềm chế trong các tình huống xung đột.
- biết cách kiềmchế xúc cảm hoặc biết tự làm chủ tình cảm của mình không để những nhu cầu, mong muốn, hoàncảnh hoặc người khác chi phối.
- Giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội biểu hiện ở khả năng nhận diện tình huốnggâymâu thuẫn, lựa chọn phương án và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó mộtcách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân nhằm tạo được mối quan hệ hợp tác, đoànkết trong nhóm/ tập thể lớp.
- Qua đó có thể cung cấp về thực trạng biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hộicủa học sinh.2.2.
- Thực trạng biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kĩ năng xúc cảm - xã hội trên 1398 học sinh ở 12 trườngtiểu học trên địa bàn (nội thành và ngoại thành) thuộc thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minhtrong năm học với các phương pháp điều tra (sử dụng thang tự đánh giá đã được chuẩnhóa), phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu [3].
- Dưới đây là kết quả nghiên cứu về kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh tiểu học và nhữngbiểu hiện cụ thể ở từng khía cạnh của kĩ năng này: Bảng 1.
- Mức độ kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học Mức độ Kĩ năng xúc cảm - xã hội Số lượng % Yếu/ Chưa đạt 207 14,8 Trung bình 975 69,7 Khá 167 11,9 Tốt 49 3,6 Tổng số 1398 100 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn (69,7%) học sinh tiểu học (lớp 4 và lớp 5) có kĩ năngxúc cảm - xã hội ở mức trung bình.
- Số học sinh cón yếu/ chưa đạt ở kĩ năng này chiếm tỉ lệ 14,8%,trong khi đó, chỉ có 3,6% học sinh có kĩ năng xúc cảm- xã hội ở mức tốt (Bảng 1).
- 63 Lê Mỹ Dung Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học biểu hiện ở nhiều khía cạnh (hợp tác, đồngcảm, kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội) và với mức độ khác nhau.Cụthể là.
- Hợp tác: Phần lớn học sinh (67,3%) có kĩ năng hợp tác ở mức trung bình.
- Số học sinh cókĩ năng này ở mức khá và tốt chỉ chiếm 16,5% và còn 16,2% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/chưa đạt.
- Phần lớn học sinh.
- Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng hợp tác (N = 1398.
- Điểm trung bình thấp nhất = 1) Qua dự giờ quan sát ở lớp học, chúng tôi thấy: Trong giờ học, học sinh giúp đỡ nhau trongkhi làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên, các em lắng nghe ý kiến của các bạn, thảo luậnvà cùng nhau thống nhất ý kiến và cử một bạn đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.Ở tình huống khác, khi được cô phân công trực nhật, các em trong tổ biết phân công nhau mangdụng cụ đầy đủ, phân công công việc hợp lí theo sức khỏe và giới tính, làm việc và hỗ trợ lẫn nhauhoàn thành tốt công việc được giao.
- Đồng cảm: Phần lớn học sinh (68,5%) có kĩ năng đồng cảm ở mức trung bình.
- Số học sinhcó kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 18,5% và còn 12,9% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/chưa đạt.
- Học sinh tự đánh giá thường xuyên thể hiện kĩ năng đồng cảm thông qua hành động “Hỏithăm, động viên khi người khác gặp chuyện buồn”.
- Qua quan sát ở trường học, chúngtôi thấy: Có học sinh thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với các em nhỏ, với bạn bè và người lớn trong64 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu họcmọi tình huống.
- Khi đang chơi ở sân trường, một học sinh thấy một em học ở lớp dưới vấp ngã,em đã đỡ dậy và dỗ bé nín khóc.
- Trong giờ học, một học sinh làm mất bút, các bạn đã đi tìm hộ....Khi phỏng vấn sâu, các em kể: “Khi mẹ bị ốm, em đã giúp mẹ giặt quần áo, nấu cơm, đun nướcvà cho mẹ uống thuốc”.
- Bên cạnh đó, kết quả tự đánh giá của học sinh cho thấy, học sinh tiểu học gặp khó khăntrong việc nhận biết, hiểu cảm xúc của người khác và bày tỏ cảm xúc của bản thân, điều này hạnchế sự đồng cảm của các em với người khác.
- Có 81,8% học sinh không “dễ dàng nói cho ngườikhác biết điều mình cảm nhận”.
- 63,4% học sinh “Không biết khi nào mọi người cảm thấy khó chịukhi họ không nói ra”.
- 48% học sinh “ không hiểu người khác khi họ bực tức, cáu giận/ không biếtkhi nào người bạn thân của mình không vui”(Bảng 3) Bảng 3.
- Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng đồng cảm (N = 1398.
- Kiểm soát cảm xúc: Phần lớn học sinh (70,7%) kiểm soát cảm xúc ở mức trung bình.
- Sốhọc sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 15,3% và còn 13,9% học sinh có kĩ năng này ởmức yếu/ chưa đạt (Bảng 4).
- Phần lớn học sinh tiểu học, không thường xuyên “cãi cọ, gây gổ với các bạn” (87,3%);“không cáu giận, khi người khác không đáp lại mong muốn của mình” (84,1%);Tuy nhiên, khi bịbạn hoặc người khác trêu, chỉ có 37,4% học sinh “Bỏ qua không để ý đến những người hay trêumình”, “không giận dữ khi người khác nổi cáu với mình” (39,1.
- Điều này có thể lí giải xuất phát từ đặc điểm tâm lí của học sinhtiểu học.Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, tính dễ xúc cảm được thể hiện ở dễ bộc lộ, các emthường bộc lộ xúc cảm một cách hồn nhiên, chân thật và chưa biết ngụy trang.
- Ngoài ra, xúc cảmcủa các em còn mong manh, chưa bền vững và chưa sâu sắc.Qua dự giờ và quan sát ở trường/ lớphọc, chúng tôi thấy rõ hơn những biểu hiện này ở các tình huống học tập, vui chơi của các em.Trong tình huống, bị các bạn trêu trêu/ đánh/ giật sách/vẩy mực, phần lớn học sinh thường có hànhđộng hoặc lời nói phản kháng lại (nói to, đánh, giật lại.
- Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc (N = 1398.
- Giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội: Phần lớn học sinh (70,7%) có kĩ năng giải quyếtvấn đề ở mức trung bình.
- Số học sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 15,3% và còn 13,9%học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/ chưa đạt.
- Phần lớn học sinh tiểu học (52,5%) giải quyết vấn đề trong tình huống xung đột với các bạnhoặc người khác theo cách “nhờ người lớn giúp đỡ, can thiệp”.
- Có 49,1% học sinh đã “cố nghĩ ranhiều giải pháp, rồi chọn một” để giải quyết vấn đề.
- Tuy nhiên, số học sinh có kĩ năng giải quyếtvấn đề còn ít, các em chưa biết cách tự giải quyết xung đột với người khác.
- “Một học sinh vào lớp với quần áo bẩn do bị ngãkhi chơi đã bị các bạn trong lớp trêu chọc.
- Học sinh này tỏ ra rất tức giận và bỏ đi ra ngoài lớp”;66 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học“Các bạn không cho chơi cùng.
- Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội (N = 1398.
- So sánh theo giới tính: Học sinh nữ có kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng giảiquyết vấn đề và kĩ năng xúc cảm - xã hội (2,94đ.
- Riêngở kĩ năng kiểm soát xúc cảm, sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ không đáng kể vàkhông có ý nghĩa thống kê (p = 0,02.
- So sánh theo khu vực nội và ngoại thành: Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh ở khuvực ngoại thành (2,57đ) tốt hơn so với học sinh ở khu vực nội thành (2,54đ), tuy nhiên sự khácbiệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Tuy nhiên, học sinh ngoại thành (2,93đ) có kĩnăng hợp tác tốt hơn so với học sinh ở nội thành (2,85đ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vớip = 0,00.
- Học sinh có cha mẹ là cán bộ viên chức với nghề nghiệp là giáo viên, kĩ sư, bác sĩ (2,63đ)có kĩ năng xúc cảm - xã hội tốt hơn so với các em có cha mẹ có nghề nghiệp khác (làm ruộng,công nhân, buôn bán, nội trợ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở Bảng 7 cho thấy: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩnăng xúc cảm của học sinh tiểu học là môi trường gia đình của học sinh (2,96đ).
- Qua khảo sát, số học sinh (khoảng 20%) có gia đình không thuậnlợi, kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm xa ít quan tâm chăm sóc thường xuyên về vật chất lẫntinh thần, tình cảm và sự giáo dục của gia đình, điều này tạo tâm lí mặc cảm, tự ti, khó kiềm chếcảm xúc, dễ cáu giận, khó đồng cảm và hợp tác với người khác.
- Yếu tố thứ hai là đặc điểm tâm lí học sinh (2,82đ).
- Quan sát có thể thấy, những HS thuộcloại khí chất mạnh mẽ thường dễ tức giận, thể hiện sự phấn khích nhanh và ở mức độ lớn hơn sovới những trẻ khác trong lớp học hoặc ngoài sân trường, có biểu hiện thái quá về xúc cảm trong khichơi trò chơi, tranh luận.
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều dễ nhận thấy trong tính cách của cácem là tính xung động trong hành vi, tức là khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới tác độngcủa các kích thích bên trong và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc.
- Ngoài ra, ở một sốem có vốn từ biểu thị xúc cảm ít, thường trải nghiệm xúc cảm khó khăn, ít có khả năng trong việcxác định yếu tố cụ thể gây nên xúc cảm, vì vậy dễ biểu lộ những phản ứng không thích hợp trongcác tình huống xã hội, phản ứng mạnh mẽ nếu bị trêu chọc hoặc cảm thấy xấu hổ.
- Yếu tố thứ ba là mối quan hệ giáo viên - học sinh (2,82đ).
- Ở trường tiểu học, giáo viên làngười có uy tín mạnh mẽ nhất đối với học sinh trong lớp học và nguồn gốc của sự tập trung mạnhnhất của xúc cảm.
- Các nghiên cứu đã cho thấy, có mối tương quan giữa mối quan hệ tiêu cực củagiáo viên và học sinh với những khó khăn điều chỉnh xúc cảm, thành tích học tập và xúc cảm tiêucực của học sinh đối với trường học.
- Ngoài ra, đánh giá của giáo viên không công bằng, có địnhkiến, chưa đồng cảm với những khó khăn gặp phải của học sinh, biểu hiện xúc cảm tiêu cực củagiáo viên (hét lên và trút bực tức vào học sinh khi đang tức giận) có xu hướng gợi xúc cảm tiêucựcvà khó chia sẻ, đồng cảm từ phía học sinh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học Điểm trung Độ lệch TT Yếu tố Thứ bậc bình chuẩn 1 Nội dung chương trình giáo dục tiểu học Sự quan tâm của giáo viên Mối quan hệ giáo viên-học sinh Đặc điểm tâm lí học sinh Mối quan hệ giáo viên-cha mẹ học sinh Môi trường gia đình của học sinh Môi trường cộng đồng xung quanh Văn hóa truyền thống Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Điểm trung bình cao nhất = 4.
- Điểm trung bình thấp nhất = 1)68 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học3.
- Kết luận Trước sự thay đổi và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội giúp conngười có thể hòa nhập và thích nghi với sự thay đổi của xã hội một cách tích cực nhất, để đảm bảoan toàn và khỏe mạnh cho đời sống thể chất cũng như tinh thần.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, thựctrạng kĩ năng xúc cảm xã hội của học sinh tiểu học hiện nay được thể hiện ở 4 khía cạnh (hợp tác,đồng cảm, kiểm soát xúc cảm, giải quyết xung đột) đạt ở mức trung bình.
- Môi trường cộng đồng xungquanh là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học.
- Cácyếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kĩ năng xúc cảm -xã hội của học sinh tiểu học, nó góp phần chỉ ra nguyên nhân và qua đó cũng làm cơ sở đưa ra cácbiện pháp sự phạm cần thiết nhằm góp phần rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho họcsinh tiểu học.
- Nghiên cứu biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học.
- Nxb Khoa học Xã hội.[5] Daniel Goleman, 2002.
- Trí tuệ xúc cảm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt