You are on page 1of 11

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ II

Luật Giáo dục Nghề nghiệp


(Luật số 74/2014/QH 13)

Trình bày: Hà Đức Thủy

Trang 1
Cấu trúc của Luật Giáo dục nghề nghiệp
Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
27/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Luật có 8 chương với 79
điều.
Chương 1: Quy định những vấn đề chung bao gồm 9 điều về phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng; quy định về mục tiêu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chính sách của
nhà nước, xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; .v.v...

Chương 2: Quy định về cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm 3 mục với 32 điều về tổ
chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cơ cấu tổ chức, hội đồng trường, hội đồng quản
trị; thành lập, đăng ký hoạt động....); chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề
nghiệp; tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (nguồn tài chính, học
phí, cơ sở vật chất, thiết bị....);

Chương 3: Quy định về hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề
nghiệp bao gồm 3 mục với 19 điều về đào tạo nghề nghiệp chính quy (tuyển sinh,
thời gian, chương trình, giáo trình, tổ chức quản lý, văn bằng, chứng chỉ....), đào tạo
nghề nghiệp thường xuyên (chương trình, thời gian, người dạy, tổ chức quản lý, lớp
đào tạo nghề, văn bằng, chứng chỉ....) và hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp
(các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với nước ngoài, văn phòng đại diện, chính
sách hợp tác...);
Trang 2
Cấu trúc của Luật Giáo dục nghề nghiệp
Chương 4: Quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp
trong hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp (2 điều);

Chương 5: Quy định về nhà giáo và người học bao gồm 2 mục với 12 điều
(trình độ chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, chính sách đối với nhà giáo....;
nhiệm vụ, quyền hạn, chính sách đối với người học....).

Chương 6: Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (6 điều)
bao gồm: Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định; tổ chức, quản lý
kiểm định; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; sử
dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp....;

Chương 7: Quy định về quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (4 điều);

Chương 8: Quy định về điều khoản thi hành (5 điều), bao gồm: Quy định về
hiệu lực thi hành; sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục; sửa đổi, bổ sung Luật
Giáo dục đại học, điều khoản chuyển tiếp và quy định chi tiết
Trang 3
ĐIỂM MỚI, CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Hệ thống, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp


Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005,
giáo dục nghề nghiệp chỉ bao gồm: trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong dạy nghề lại
có các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và
cao đẳng nghề. Như vậy, vô hình trung, hệ thống
giáo dục Việt Nam có 2 trình độ trung cấp, 2
trình độ cao đẳng và do 2 cơ quan quản lý nhà
nước khác nhau

Trang 4
ĐIỂM MỚI, CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 2005

Trang 5
NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Hệ thống.. (tt)
Theo đó, để khắc phục bất cập nêu trên, Luật Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc
lại hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, làm thay đổi toàn diện cấu trúc hệ
thống giáo dục nghề nghiệp.
 Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm: Trình độ sơ cấp; Trình độ trung
cấp; Trình độ cao đẳng.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự thống nhất của trung tâm kỹ thuật,
tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề);
Trường trung cấp (là sự thống nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và
trường trung cấp nghề);
Trường cao đẳng (là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng
nghề). Thực chất là đưa trình độ cao đẳng tách khỏi giáo dục đại học. Giáo dục
đại học chỉ còn các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương sẽ do Chính phủ
quy định.
Trang 6
ĐIỂM MỚI, CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp

Trang 7
ĐIỂM MỚI, CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

2.Về tổ chức, quản lý đào tạo


2.1 Đổi mới phương thức đào tạo
oCùng với tổ chức giáo dục nghề nghiệp theo truyền thống (niên chế), Luật
Giáo dục nghề nghiệp bổ sung thêm phương thức tổ chức đào tạo nghề nghiệp
mới là đào tạo nghề theo tích lũy mô đun, tín chỉ. Đây được coi là một sự đổi
mới căn bản, toàn diện nhất trong tổ chức, quản lý giáo dục nghề nghiệp.
oTheo phương thức này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ là hệ thống mở, linh
hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề
hoặc với các nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo
dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học
theo năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều mô đun, nội
dung trong cùng thời gian và được công nhận theo hình thức tích lũy các năng
lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ
thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học.

Trang 8
ĐIỂM MỚI, CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

2. Về tổ chức, quản lý đào tạo (tt)


2.1 Đổi mới về thời gian đào tạo
•Thời gian đào tạo trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung
học cơ sở trở lên chỉ còn từ một đến hai năm học tùy theo nghề đào tạo khi học
theo niên chế (theo quy định hiện hành là từ 3 - 4 năm). Đối với người có bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao
hơn thì phải tích lũy thêm nội dung văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
Như vậy, nội dung văn hóa trung học phổ thông không trở thành nội dung bắt
buộc đối với người học như quy định của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục.
•Thời gian học nghề theo tích lũy mô-đun, tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số
lượng mô-đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo (Điều 33).

Trang 9
ĐIỂM MỚI, CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

2. Về tổ chức, quản lý đào tạo (tt)


2.3 Một số đổi mới khác về tổ chức, quản lý đào tạo
Về hình thức giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả chính quy và thường xuyên.
Người học có thể học theo hình thức vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn
hoặc học từ xa để lấy chứng chỉ sơ cấp, bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt
nghiệp cao đẳng (Mục 1, 2 Chương 3);
Về tuyển sinh: Các trường được tự chủ xác định quy mô, chỉ tiêu tuyển sinh
hàng năm; được tuyển sinh nhiều lần trong năm; được xét tuyển hoặc thi tuyển
hoặc kết hợp cả hai (Điều 32); Tải bản FULL (18 trang): https://bit.ly/2QXU4Mg
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Về chương trình, giáo trình: Các trường được tự chủ trong việc xây dựng
chương trình đào tạo dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề; Nhà nước không ban
hành chương trình khung. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn chương
trình của nước ngoài đã được kiểm định để giảng dạy; được lựa chọn giáo trình
đã có làm giáo trình của trường mình (Điều 34, Điều 35);
Về thi, xét tốt nghiệp: Thi tốt nghiệp chỉ áp dụng cho đào tạo theo niên chế.
Người học theo mô-đun, tín chỉ, sau khi tích lũy đủ mô-đun hoặc tín chỉ theo
quy định thì được xét tốt nghiệp (không phải thi TN cuối khóa) (Điều 38).
Trang 10
ĐIỂM MỚI, CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

3. Chính sách cho nhà giáo, người học


Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có các
chức danh: Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng
viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, đồng thời có thang,
bảng lương theo chức danh (quy định hiện hành không có). Ngoài
ra, đối với những nhà giáo dạy thực hành, dạy cả lý thuyết và thực
hành thì được hưởng phụ cấp đặc thù ngoài các phụ cấp hiện nay
quy định chung cho nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao
công tác trong cơ sở GD nghề nghiệp công lập được kéo dài thời
gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu. nếu có đủ sức khỏe, tự
nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp
có nhu cầu theo quy định của pháp luật (Điều 58).
4036254

Trang 11

You might also like