« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Đảng


Tóm tắt Xem thử

- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH,VỮNG MẠNH, CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VỪA LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, VỪA LÀ NGƯỜI ĐẦY TỚ TRUNG THÀNH CỦA NHÂN DÂN Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
- Trong lĩnhvực xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã để lại những luận điểm rất quan trọng, có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong công tácxây dựng Đảng trong tình hình mới.
- Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạngViệt Nam đến thắng lợi.
- Khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân được giácngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn, Hồ Chí Minh đãđặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cáchmệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộcbị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.
- 1 - Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lêninvào Việt Nam trên cơ sở phân tích đúng đắn tình hình kinh tế - xã hội và giai cấpở Việt Nam, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong Cáchmạng Việt Nam, tổ chức ra Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng củagiai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khảnăng đoàn kết “tập hợp”, “lôi kéo” các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làmcách mạng, bao giờ Đảng cũng “tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”,“trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc”, “ngoàilợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩaMác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Xuất phát từ tình hình Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việcthành lập Đảng cộng sản Đông Dươngvào đầu năm 1930”.
- 2 Điều này thể hiệnhai mặt gắn bó với nhau rất chặt chẽ ở Hồ Chí Minh là phải nắm vững quan điểmcủa chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, để vận dụng sángtạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc.Người khẳng định: không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, nhưng việctiếp nhận đường lối của Đảng Cộng sản lại là điều kiện cần thiết để xác định đượcmục tiêu yêu nước đúng đắn.
- còn mỗi người cộng sản trước hết phải là người yêunước, hơn nữa phải là người yêu nước tiêu biểu, lãnh đạo công nhân và quầnchúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng.
- Thấm nhuần luận điểm của Mác-Ănghen trong “Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản giai cấp vô sản phải tự mình trở thành dân tộc”, Hồ Chí Minh khi thànhlập Đảng đã xác định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam cũng như phong trào cáchmạng thế giới đã kiểm nghiệm và chứng minh luận điểm của Người về việc gắnĐảng với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, gắn giai cấp với dân tộclà hoàn toàn đúng đắn.
- Đảng Cộng sản Việt Nam – “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thờilà Đảng của dân tộc Việt Nam.
- Từ luận điểm phải kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước để hình thành Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh còn điđến kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồngthời là Đảng của dân tộc Việt Nam.
- Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng Người đã khẳng định: “Tronggiai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dântộc là một.
- Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân vànhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” 1.
- Năm 1961,luận điểm đó được Người nhắc lại: “Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũnglà của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”.
- 2 - Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc,Người đã hiều rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thờiphê phán những quan điểm sai trái như không thấy rõ vai trò và sứ mạng lịch sửcủa giai cấp công nhân, hoặc chỉ thiên về công nông mà không thấy rõ vai trò củacác tầng lớp, giai cấp khác đi với công nông tạo thành sức mạnh to lón của khốiđại đoàn kết toàn dân.
- Theo Hồ Chí Minh, cái quyết định giai cấp công nhân của Đảng khôngphải chỉ ở số lượng Đảng viên xuất thân từ công nhân, mà cơ bản là ở nền tảngtư tưởng của Đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin.
- ở mục tiêu, đường lối của Đảng thựcsự vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giái phóng dân tộc, giảiphóng xã hội, giải phóng con người.
- ở vấn đề Đảng nghiêm túc tuân thủ nhữngcủa Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
- Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt.
- Trong cuốn Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng một câucủa Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động…chỉcó theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệmcách mệnh tiền phong”.1 Người cũng chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủnghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩaấy.
- Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu khôngcó bàn chỉ nam”.2 - Người đã tìm thấy lý luận cách mạng tiền phong ở chủ nghĩa Lênin: “Bâygiờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắcchắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.3 - Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm nòng cốt” theo Hồ Chí Minh không cónghĩa là giáo điều theo từng câu, từng chữ mà là nắm vững tinh thần của chủnghĩa Mác-Lênin, nắm vững lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩaMác-Lênin, đồng thời thâu thái những tinh hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại.
- Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyêntác của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
- V.I.Lênin đã đề ra những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới để phânbiệt với những Đảng cơ hội của Quốc tế II.
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyênlý xây dựng Đảng của V.I.Lênin, đề ra những nguyên tác xây dựng Đảng sau đây: Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đây là nguyên tác cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản, không biếnĐảng thành một câu lạc bộ, Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổchức của Đảng.
- Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhautrong một nguyên tắc, dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung.
- tậptrung trên cơ sở dân chủ, thep nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dướiphục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết củaĐảng.
- Từ đó làm cho “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiền đánh thì chỉ nhưmột người”.4 - Về dân chủ, Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải đượctự do.
- Đó cũng là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụcủa một người.
- Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc ấy, quyền tựdo tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.” 5 - Người đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện và phát huy dân chủ nội bộ,vì có dân chủ trong Đảng mới có thể nói đến dân chủ trong xã hội, mới địnhhướng cho việc xây dựng một chế độ dân chủ triệu lần dân chủ hơn chế độ tư bảnchủ nghĩa.
- Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
- Nhiều ngườithì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do dó hiểu được mọimặt, mọi vấn đề.
- Người kết luận: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện,độc đoán, chủ quan.
- Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” 1.
- Về vấn đề tập trung dân chủ, Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ Cá nhân phụ trách là tập trung Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung” 2 Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
- Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật pháttriển của Đảng.
- Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phảithống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”.
- 3 - Người xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện đảng viên,nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn.
- Tự phê bình và phê bình là vũ khí để nâng cao trình độ của Đảng, để Đảnglàm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dântộc.
- Người nói: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảnghỏng.
- Một Đảng có gan từa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó…là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” 4.
- Tự phê bình và phê bình không những là một vấn đề của khoa học cáchmạng, mà còn là của nghệ thuật.
- Người lưu ý cán bộ, đảng viên và các cấp bộĐảng từ trên xuống dưới phải “luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tựphê bình”.5 .
- Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải trungthực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác, “phải có tình đồngchí thường yêu lẫn nhau”.
- Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm minh và tựgiác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng: “Sức mạnh vô địch củaĐảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảngviên.
- Theo Hồ Chí Minh nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, tự giác làthuộc về mỗi cá nhân cá bộ, đảng viên đối với Đảng.
- Hồ Chí Minh nói: “Kỷ luậtnày lá do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”1 - Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghịquyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng,các nguyên tắc xây dựng Đảng.
- Mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi cấp ủy dù ở cấp bộ nào cũng phảinghiêm túc kỷ luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối khôngai được cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả.
- Về vấn đề này, HồChí Minh đã nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷluật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân vàcủa cơ quan chính quyền cách mạng” 2.
- Năm là, nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
- Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất của Đảng là một nguyêntắc quan trọng của Đảng kiểu mới của Lênin.
- Xây dựng sự đoàn kết thống nhấttrong Đảng để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhândân, xây dựng nên khối đoàn kết vững chắc, đảm bảo cho việc giành được nhữngthắng lợi ngày càng to lớn hơn.
- Hồ Chí Minh coi giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nhiệm vụcủa toàn Đảng.
- Trong di chúc, Người viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳquý báu của Đảng và của dân ta.
- Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cầnphải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” 3 - Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là đường lối,quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng.
- Nếu xa rời cơ sở này sẽ xuất hiện nhữngnguy cơ phá hoại đoàn kết thống nhất từ bên trong.
- Củng cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất đối với cán bộ lãnh đạo cóảnh hưởng đến sự đoàn kết thống nhất của nhiều cán bộ, đảng viên, đến toànĐảng.
- Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Ngày nay, sự đoàn kết trongĐảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộlãnh đạo”.
- 1 - Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người yêu cầu: phảithực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ.
- phải thường xuyên thực hiện phê bình vàtự phê bình.
- phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩacá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra – tham ô, lãng phí,quan liêu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức quyền, danh lợi.
- Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhândân.
- Từ khi Đảng ra đời, do có đường lối đúng đắn và có sự gắn bómáu thịtvới nhân dân, Đảng đã được nhân dân thừa nhân là Đảng duy nhất có vai trò lãnhđạo cách mạng Việt Nam và trong suốt tiến trình đi lên của cách mạng Việt Nam,Đảng ta hoàn toàn xứng đáng với sự tin cậy ấy.
- Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, Đảng phảivừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
- Người nhấn mạnh:Lãnh đạo có nghĩa là làm đầy tớ.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước là nhằm xây dựng mộtNhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
- Là đầy tớ trung thành của nhân dân, Đảng không có quyền lợi gì của riêngmình, ngoài quyền lợi của giai cấp, của dân tộc.
- Chỉnh đốn và đổi mới là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vữngmạnh cả về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảngviên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu và nhiệmvụ cách mạng.
- Hồ Chí Minh nhận định, bên cạnh số đông đảng viên xứng đáng với danhhiệu của mình, thì vẫn có một số “thấp kém về tinh thần và đạo đức cáchmạng…họ tự cho mình có quyền sống xa hoa hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô,trụy lạc, thậm chí sa vào tội lỗi” 1.
- Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận điểm quantrọng: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sứchấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mếnvà ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” 2.Vì vậy, phải chỉnh đốn để sửa chữa những lỗi lầm, sai trái ấy.
- Đối với toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu những ảnh hưởng củaxã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở.
- Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh coiviệc xây dựng đảng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên của Đảng.
- Ngườinhìn thấy rõ hai mặt của quyền lực: một mặt, quyền lựx có sức mạnh rất to lớn đểcải tạo cái cũ và xây dựng cái mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,nếu biết sử dụng đúng quyền lực.
- mặt khác, nó cũng có sức phá hoại rất ghê gớmvì con người nắm quyền lực có thể thoái hóa, biến chất rất nhanh chóng, nếu đivào con đường tham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyềnlực, và khi đã có quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặcquyền, đặc lợi… Vì vậy, trong điều kiện đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng phảiđặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đồi mới Đảng để hạn chế, ngăn chặn,đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá biến chất gây ra.
- Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng:“Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗiđoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình,toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” 3 Những luận điểm trên đây về công tác xây dựng Đảng của Hồ Chí Minhthực sự là một chân lý, phản ánh đúng thực tiễn và đã được thực tiễn kiểm nghiệm,khôngphải chỉ từ thực tiễn nước ta, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, có ý nghĩarất sâu xa đối với Đảng Cộng sản, đối với mỗi đảng viên cộng sản.
- Nghị quyếtTrung ương 6 (lần 2) khoá VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết Đạihội IX đang được toàn Đảng triển khai hiện nay là những việc làm thiết thực đểthực hiện những di huấn của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tình hình mới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt