You are on page 1of 7

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG


CÁC KỸ NĂNG SƯ PHẠM CƠ BẢN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRONG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI
TRƯỜNG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp “Trồng người” ý nghĩa và tầm quan trọng của người giáo
viên là không thể phủ nhận. Giáo viên là nhân tố chủ chốt quyết định đến chất
lượng giáo dục có ảnh hưởng đến nhân cách và trình độ của mỗi học sinh. Người
thầy giáo giữ một vai trò quan trọng, thật vẻ vang nhưng nhiệm vụ thật nặng nề
và khó nhọc. Giá trị, vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên là khâu đột phá có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục. Con người là giá trị cao nhất, giá trị
sáng tạo ra mọi giá trị. Giáo dục - Đào tạo là con đường cơ bản để hình thành
phát triển nhân cách con người và là chìa khóa để mở cửa vào tương lai. Vậy làm
thế nào để có đông đảo đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn vừa hồng,
vừa chuyên mà đặc biệt là các kỹ năng sư phạm (Kỹ năng nói, viết, diễn đạt trình
bày; kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng lập kế hoạch bài học; kỹ năng tổ chức các
hoạt động dạy học….tất cả đều được điều chỉnh một cách phù hợp đáp ứng yêu
cầu về đổi mới phương pháp dạy học của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.
Hướng vào trọng tâm yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học “ Phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh” những kỹ năng sư phạm cơ bản của nhà giáo
không thể thiếu, không thể non yếu. nếu các kỹ năng ấy còn hạn chế thì phong
trào đổi mới PPDH không bao giờ đạt được giá trị đích thực của nó; các hoạt
động học tập của học sinh sẽ rời rạc, đơn điệu, không tạo được hứng thú trong
học tập; không tạo được cơ hội để mọi học sinh được tham gia học tập, bộc lộ
mình trong quá trình phát hiện kiến thức, chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến
thức vào thực hành. Học sinh sẽ không hình thành được phương pháp tự học, đối
tượng học sinh trung bình, yếu đễ đẫn đến tình trạng bỏ ngõ kiến thức, kỹ năng
thực hành hạn chế, chất lượng dạy học khó có sự chuyển biến theo yêu cẩu.
Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ những năm đầu tiên triển khai thay đổi
chương trình và sách giáo khoa tiểu học và mãi đến bây giờ, với những định
hướng chỉ đạo tích cực, ráo riết trên diện rộng về phong trào thực hiện Đổi mới
phương pháp dạy học ở cấp Tiểu học của Phòng giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy, là
người phụ trách chuyên môn, bản thân tôi luôn suy nghĩ trăn trở nên làm gì? Làm
thế nào? Làm bằng cách nào? để có những biện pháp tối ưu nhất trong quá trình
chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ gáo viên vừa có tâm huyết, vừa có kiến thức, vừa có
năng lực để dạy tốt giúp học sinh học tốt. Chính vì vậy, phạm vi đề tài này tôi
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại
trường.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề vai
trò của người chỉ đạo chuyên môn trong việc bồi dưỡng một số kỹ năng sư phạm
cơ bản cho đội ngũ ở trường tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu chỉ đạo dạy của giáo viên, học của
học sinh tại trường.
- Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, đàm thoại so sánh đối chiếu- Nghiên cứu
sản phẩm thực tế qua phong trào dạy học tại trường.
1.2. Điểm mới của đề tài
Đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại
trường” đã đúc rút được một số biện pháp hữu ích từ thực tế chỉ đạo đã góp phần
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trên lớp đối với đội ngũ, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
giúp học sinh chủ động tìm tòi sáng tạo nhưng vai trò của giáo viên không bị hạ
thấp.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
1. Thực trạng ở Trường
1.1. Điều tra, phân tich, xử lí tình huống
- Tình hình đội ngũ đầu năm: 19 trong đó giáo viên hợp đồng ngắn hạn 07, có
những đồng chí mới hợp đồng dạy năm đầu tiên.
+ Trình độ đạt chuẩn: 19 ( kể cả giáo viên hợp đồng ngắn hạn )
+ Trình độ trên chuẩn: 19/19 đạt tỉ lệ 100%
- Năng lực giảng dạy:
+ 08 % tổng số giáo viên nắm chắc kiến thức toàn cấp học, có kỹ năng sư
phạm tốt, đạt tỉ lệ 42,10 %.
+ Số giáo viên có thể dạy toàn cấp: 08, đạt tỉ lệ 42,10 %.
- Năng lực sư phạm:
+ Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 08, đạt tỉ lệ 42,10 %.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 04 đạt tỉ lệ 21,1%
+ Không có giáo viên yếu kém.
* Ưu điểm: Cùng với phong trào đổi mới PPDH trong toàn huyện nói
chung, trường tiểu học số 2 Liên Thủy nói riêng đã có nhiều kết quả đáng khích
lệ trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã mạnh
dạn thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với các phương pháp
dạy học truyền thống, đưa các hình thức dạy học theo nhóm, học cá nhân, học ở
hiện trường, tổ chức các trò chơi học tập.. hình thành ở học sinh cách học đúng
đắn, nhờ đó phát triển ở các em những kỹ năng cơ sở của quan sát, thu thập
thông tin, đưa ra những suy luận phán đoán và kết luận đúng với tinh thần là “
Bậc học rèn kĩ năng”góp phần phát triển năng lực học tập của học sinh tiểu học.
Hầu hết giáo viên lo lắng, nhiệt tình và hiếm có trường hợp sai phạm về
kiến thức cơ bản tối thiểu. Một bộ phận giáo viên có năng lực vững vàng, họ đã
có kỹ năng thiết lập hoạch định kế hoạch dạy học; tổ chức các hoạt động dạy học
linh hoạt, trong giờ dạy giáo viên có thể ít nói, giảng ít nhưng thường xuyên làm
việc trực tiếp với học sinh hay từng nhóm học sinh đáp ứng kịp thơì những tình
huống có thể xảy ra trong lớp học. Hệ thống; câu hỏi dẫn dắt rõ ràng, tường
minh, giao việc cụ thể, có gợi ý tiếp sức học sinh phù hợp với yêu cầu môn học,
lớp học; biết sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học bổ trợ cho các hoạt động dạy
học đạt hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật, CNTT...). Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, gần
gũi tôn trọng học sinh...Quan tâm đến các đối tượng theo tinh thần 227 .......của
Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy. Kết quả bước đầu đã tạo ra được “Bộ mặt mới,
sức sống mới ” về chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong trường học.
* Những tồn tại: Trong quá trình lên lớp một số tiết giáo viên tuổi nghề
còn ít, dạy hợp đồng ngắn hạn, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, phong cách
lên lớp chưa thật mạnh dạn nên nặng thuyết giảng, có phát vấn và gợi mở nhưng
còn máy móc, rập khuôn theo sách giáo viên, chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn,
linh hoạt các phương pháp, lạm dụng phương tiện dạy học CNTT, chưa thực sự
quan tâm đến hiệu quả hoạt động nhóm, ngại khó trong việc sử dụng đồ dùng
dạy học; chưa thực sự khắc sâu kiến thức trọng tâm sau phần hình thành kiến
thức mói hoặc cuối tiết học đối với các dạng bài ôn tập tổng hợp. Đây đó vẫn còn
một số tiết dạy, tiết thao giảng giáo viên chỉ tập trung làm việc đến một bộ phận
học sinh khá, giỏi, một số học sinh trung bình, học sinh yếu còn bị bỏ rơi hoặc
chưa được hướng dẫn tiếp sức tĩ mĩ, cụ thể. Giao việc chưa thật cụ thể cho lớp
hay các nhóm hoặc giao việc thì nhóm nhưng khi tổ chức báo cáo kết quả thì huy
động cá nhân, đôi lúc xử lí tình huống sư phạm chưa thật linh hoạt. Hình thức
đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa linh hoạt, chưa tạo mọi cơ hội để học
sinh được hợp tác đánh giá lẫn nhau.... Phân định thời gian cho mỗi hoạt động
chưa thật hợp lí, có tình trạng kéo dài thời gian hơn 40 phút / tiết dạy; ngôn ngữ
diễn đạt của một bộ phận giáo viên chưa thật lưu loát, khả năng truyền cảm hạn
chế, do còn lạm dụng nhiều từ đệm không hợp lí như: “Bây giờ”, “ ki bài”, “
như vậy”, “phải không nờ”...Chính những yếu tố nêu trên dẫn đến tiết dạy chưa
thật tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả.
Qua 15 tiết dự giờ kiểm tra thường xuyên, thao giảng theo tổ chuyên môn,
chuyên đề củng cố khắc sâu đổi mới phương pháp dạy học các môn vào giai đoạn
đầu năm học 2012-2013 cho thấy:
Số tiết dự, khảo sát
đối với giáo viên Xếp loại chung
Loại tốt Loại khá
15 SL % SL %
06 40.0 09 60.0

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN.
1.Đổi mới trên bình diện nhận thức
- Từ cán bộ quản lí đến giáo viên cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm của
mình trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành
về vấn đề Đổi mới Giáo dục phổ thông, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Chúng ta phải thẩm thấu rằng “ Đổi mới phương pháp dạy học, thực chất
không phải là thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt phương pháp
dạy học mới mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học chỉ là đổi mới
cách tiến hành các phương pháp, các phương tiện và hình thức triển khai phương
pháp trên cơ sở khai thác triệt để các phương pháp cũ và vận dụng triệt để ưu
điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới
nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới
phương pháp dạy học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu
học, điều kiện để cá thể hóa dạy học và khuyến khích dạy học phát hiện ra nội
dung mới của bài học. Làm được như vậy sẽ phát hiện dược các năng lực, sở
trường của học sinh , rèn luyện học sinh trở thành những người lao động chủ
động, sáng tạo.
Với định hướng đổi mới phương pháp dạy học là làm cho tiết học “nhẹ
nhàng hơn, tự nhiên hơn và có chất lượng hơn”. “Dạy học hướng tập trung vào
học sinh, đừng lấy việc giảng bài làm chính, đừng nói thay, làm thay học trò, đặt
học trò vào vai thụ động ngồi nghe diễn thuyết. “Dạy học không phải là chất đầy
vào cái thúng rỗng mà thắp sáng lên những ngọn lửa” – Lời nói thâm thúy này
của một triết gia Hi Lạp cổ nên được chọn làm phương châm hành động của mỗi
cán bộ giáo viên.
2. Lập kế hoạch bồi dưỡng:
- Trước hết phó hiệu trưởng cần xác định: Công tác bồi dưỡng các kỹ năng
sư phạm cơ bản cho đội ngũ là việc làm không dễ phải thực hiện trong thời gian
dài, kiên trì, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo; bằng sự cộng đồng đầy
trách nhiệm của nhiều yếu tố. Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn
dạy học trong nhà trường vì vậy phải thường nghiên cứu kỹ những định hướng
chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng Giáo dục đào tạo Lệ Thủy, của sở Giáo dục
Quảng Bình, nắm bắt những điểm mới để làm tốt công tác tham mưu với Hiệu
trưởng thiết lập quy trình bồi dưỡng cụ thể, tỉ mỉ theo từng thời điểm, lựa chọn
hình thức, nội dung cần bồi dưỡng đảm bảo vừa gọn nhẹ, vừa khoa học, vừa
mang tính khả thi cao, tạo được niềm tin trong đội ngũ. Chú ý xây dựng lực
lượng cốt cán cùng hiến kế trí tuệ tập thể ( phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên
môn, giáo viên dạy giỏi các cấp... ). Phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên
bồi dưỡng rõ người, rõ việc.
Ví dụ: Tháng 9 thực hiện chuyên đề củng cố, rút kinh nghiệm về đổi mới
PPDH các phân môn Tiếng Việt; tháng 10 chuyên đề đổi mới PPDH môn Toán (
Dạng bài mới, bài luyện tập hoặc luyện tập tổng hợp...Điều quan trọng là thực
hiện các chuyên đề phải đảm bảo nguyên tắc khép kín quy trình, làm dứt điểm
từng nội dung cần làm.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức bồi dưỡng( Bồi
dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thông qua sử dụng một số băng đĩa catset,đĩa
CD-ROM..ghi lại các tiết dạy mẫu theo phương pháp mới để tham khảo. rút kinh
nghiệm, thông qua thao giảng một số tiết dạy mẫu, dự giờ...Công tác bồi dưỡng
là vấn đề cốt lõi phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài, có tính xuyên suốt
không chỉ ngày một ngày hai là có ngay kết quả. Vấn đề được quan tâm nhiều
nhất trong công tác bồi dưỡng chuyên môn là làm thế nào để hình thành được
một số năng sư phạm như: kỹ năng nghiên cứu sử dụng sách giáo khoa, kỹ năng
lập kế hoạch bài dạy; kỹ năng sư phạm tổ chức dạy học trên lớp.....
Cách làm: Chuyên môn chịu trách nhiệm bồi dưỡng về mặt lí luận, phương
pháp, sử dụng mạng lưới cốt cán, giáo viên dạy giỏi dạy một số dạng bài minh
họa. Sau đó tổ chức rút kinh nghiệm những thành công, những hạn chế cần điều
chỉnh...Từ đó thống nhất cách dạy các dạng bài cụ thể nhân rộng thực hiện đại trà
trên các khối lớp, trên các môn học.
3. Bồi dưỡng một số kỹ năng sư phạm cơ bản
3.1. Biện pháp để khai thác nội dung sách giáo khoa
Khi nghiên cứu nội dung bài học cần tập trung khai thác: Mục tiêu bài học,
hệ thống kiến thức, kỹ năng trọng tâm và những kiến thức có liên quan, xem xét
dụng ý trình bày mạch kiến thức của sách giáo khoa, mối quan hệ lôgic của
chúng, hệ thống bài tập, phân loại bài tập với các kĩ năng tương ứng phù hợp với
từng đối tượng học sinh, nội dung kiến thức thực tế liên quan và đồ dụng thiết bị
dạy học cần thiết. Dự kiến những sai lầm học sinh thường gặp, cách xử lí những
sai lầm đó.
3.2. Biện pháp lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học
Bản thân tôi là thành viên trong hội đồng chuyên môn nên có nhiều thuận
lợi, được tham gia nhiều lớp tập huấn thay sách, tham gia chuyên đề chuyên môn
theo cụm trường, với những định hướng có tính khả thi từ chỉ đạo của lãnh đạo
Phòng Giáo dục Lệ Thủy là: Tập trung bồi dưỡng một số kỹ năng không thể
thiếu, không thể non yêu đó là kỹ năng thiết kế các hoạt động học tập trong bước
soạn bài và các kỹ năng của người tổ chức, người hướng dẫn, người điều hành.
các hoạt động học tập. Chính vì vậy tôi đã áp dụng chỉ đạo tại đội ngũ
3.2.1. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức ( vai trò của người tổ chức):
Trước hết mỗi giáo viên phải xác định đúng mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần
đạt của mỗi bài học; hoạch định các hoạt động rõ ràng, cụ thể ( rõ nhiệm vụ học
tập, rõ người thực hiện, rõ phương tiện hoạt động, rõ thời gian cho mỗi hoạt
động. Trong đó:
Về nhiệm vụ học tập, câu lệnh, câu hỏi, nội dung yêu cầu học sinh thực hiện
phải rõ ráng, tường minh, ngắn gọn.
Về rõ người thực hiện, có thể từng cá nhân hay toàn lớp hoặc nhóm nhỏ,
nhóm lớn hay theo dãy bàn.
3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn.
Trên cơ sở phân công, giao việc người GV cần có sự hướng dẫn, gợi ý, tiếp
sức cần thiết phù hợp với trình độ năng lực từng đối tượng, từng cá nhân hoặc
từng nhóm. Việc hưỡng dẫn có thể xuất phát từ bài mẫu hoặc có thể lựa chọn nội
dung từng phần bài học mà HS có thể gặp khó khăn trong quá trình phát hiện,
khám phá kiến thức để HS khỏi vấp vào tình trạng bất cập. Trên cơ sở đó phát
huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời gây
được hứng thú cho HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.

You might also like