You are on page 1of 8

Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu

CÁCH ĐO BẰNG PHẦN MỀM NET MONITOR TRONG MÁY N8210

Bước 1: Trong Menu chọn Net monitor


Bước 2: Cửa sổ Test hiện ra, nhập một số bất kỳ từ 1 đến 140 (đây là số hiệu của bảng
tham số mà phần mềm Net monitor hiển thị.
- Thông thường chọn bảng 1, vì đây là bảng tham số quan trọng và hay dùng nhất.
Cửa sổ hiện lên trong danh mục này sẽ có dạng :

abbb: Chỉ ra kênh tần số vô tuyến của cell hiện tại đang phục vụ, nếu máy đang ở chế độ
rỗi (Idle mode) thì kênh tần này là kênh tần BCCH (mạng Viettel Mobile có dải giá trị từ
43 đến 64 đối với trạm 900 và 645 đến 673 đối với trạm 1800), nếu máy ở chế độ thoại
(Dedicated mode) thì kênh tần này là kênh tần TCH (mạng Viettel Mobile có dải giá trị từ
66 đến 83 đối với trạm 900 và từ 674 đến 703 với trạm 1800). Nếu ở tham số này có chữ
H ở đầu (khi đang ở chế độ thoại thì nghĩa là trạm này sử dụng nhảy tần, lưu ý là nhảy tần
chỉ áp dụng với kênh TCH nên chỉ có thể nhìn thấy khi máy đang ở chế độ thoại). Ở hình
vẽ trên, 789 là tần số vô tuyến của cell đang phục vụ MS.

ccc: Chỉ ra cường độ tín hiệu mà MS nhận được từ trạm BTS, đơn vị là dBm. Thông
thường, dải giá trị của nó từ -39 dBm đến -102dBm. Ở hình vẽ trên, 100 là giá trị cường
độ tín hiệu mà MS thu được từ BTS, tuy nhiên giá trị này là phi thực tế vì nó không nằm
trong dải giá trị hợp lý của cường độ tín hiệu mà một MS thu được từ BTS.

ddd: Chỉ ra mức tín hiệu mà MS phát lên BTS, lưu ý đây là mức tín hiệu chứ không phải
là cường độ tín hiệu. Để đọc được ra giá trị cường độ tín hiệu mà MS phát lên với đơn vị
dBm ta phải thực hiện chuyển đổi đơn vị tham chiếu theo công thức, tuỳ vào trạm đang
phục vụ là 900 hay 1800. Công thức chuyển đổi như sau :
- Với trạm 900 : Công suất phát của MS = 43 – 2*TxPwr (thông thường TxPwr = 5)

Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT


Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu
- Với trạm 1800 : Công suất phát của MS = 30 – 2*TxPwr (thông thường TxPwr =
0)
Ở hình vẽ trên ddd có giá trị là xxx vì hình vẽ thể hiện chế độ rỗi nên MS không phát.

e:Chỉ ra khe thời gian mà MS và BTS đang dùng để trao đổi thông tin với nhau. Dải giá
trị của tham số này từ 0 đến 7 (1 khung TDMA dài 4.616 ms chia làm 8 khe thời gian với
chiều dài 0.577 ms). Nếu ở chế độ rỗi, MS luôn nhận giá trị khe thời gian 0, là khe thời
gian dành riêng cho kênh BCCH (chú ý có hai khái niệm là kênh tần số BCCH và kênh
BCCH, trong đó kênh tần số BCCH chia thành 8 khe thời gian từ 0 đến 7 và khe thời gian
0 là kênh BCCH, các khe thời gian khác là kênh SDCCH hay TCH). Ở chế độ thoại, giá
trị của khe thời gian có thể thay đổi liên tục nhưng chắc chắn không nhận giá trị 0. Ở hình
vẽ trên e có giá trị là 0.

ff : Chỉ ra giá trị của khái niệm Timing Advance (TA). Trong chuẩn GSM, dải giá trị của
TA nằm từ 0 đến 63, đơn vị là chu kì bit (mỗi chu kì bit có chiều dài 3.7 s, tương ứng với
khoảng cách mà sóng di động đi được khoảng 550 m). Thông qua giá trị của TA có thể
xác định được một cách tương đối khoảng cách từ vị trí MS đến trạm BTS với giả thiết là
sóng thu được từ BTS là sóng truyền thẳng. Giá trị của TA càng lớn nghĩa là MS càng ở
xa trạm BTS hoặc có nhiều vật cản giữa MS và BTS khiến cho sóng di động truyền giữa
BTS và MS là sóng phản xạ, khúc xạ hay nhiễu xạ chứ không phải là sóng truyền thẳng.
Ở h ình vẽ trên, ff có giá trị bằng 5.

g: Chỉ ra giá trị của mức chất lượng tín hiệu RxQualSub (tính cả đến trường hợp sử dụng
chế độ truyền không liên tục, là chế độ mà MS chỉ phát khi thực hiện thoại). Dải giá trị
của RxQualSub được phân theo mức từ 0 đến 7, trong đó 0 là mức thể hiện chất lượng tốt
nhất và 7 là mức chất lượng tồi nhất. Nếu giá trị của RxQualSub nằm trong dải từ 0 đến 3
nghĩa là chất lượng mạng tốt, không bị nhiễu, nhưng nếu giá trị này là 5,6 hay 7 thì có
nghĩa là cell đang phục vụ bị gây nhiễu bởi một cell nào đó lân cận hay từ một nguồn phát
sóng ngoài nào đó. Ở hình vẽ trên, g có giá trị bằng x vì ở chế độ rỗi không có khái niệm
RxQualSub, khái niệm này chỉ đánh giá khi mà cuộc thoại đang diễn ra.

mmmm: Chỉ ra giá trị lớn nhất mà hệ thống thiết lập cho tham số Radio Link Time-out
RLINKT, đơn vị là số chu kì khung SACCH (dài 480 ms), giá trị của tham số này sẽ quy
định thời gian cực đại mà MS sẽ giữ kết nối để chờ giải mã thành công bản tin hệ thống
gửi từ BSC. Dải giá trị của RLINKT nằm trong khoảng 8 đến 64. Thông thường, mỗi khi
Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT
Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu
chuyển giao hay gán kênh thì RLINKT sẽ được khởi tạo giá trị bằng với giá trị khai báo
trên cell (hiện tại Viettel Mobile thiết lập RLINKT = 24). Mỗi chu kì 480 ms hệ thống sẽ
gửi một khung SACCH chứa thông tin hệ thống. Nếu MS giải mã đúng được bản tin hệ
thống thì RLINKT sẽ tăng lên 2 đơn vị (nhưng giá trị của RLINKT sẽ không bao giờ vượt
quá giá trị mà hệ thống đặt, hiện tại là 24), nếu giải mã không thành công thì RLINKT sẽ
giảm đi 1. Khi mà RLINKT giảm xuống bằng 0 thì MS sẽ tự động ngắt kết nối. Ở hình vẽ
trên, g có giá trị bằng x vì ở chế độ rỗi nên không thấy đư ợc giá trị của RLINKT.

nnn và ppp: Chỉ ra giá trị của tham số C1 và C2 là hai tham số mà MS dùng để đánh giá
cho việc chọn cell và chọn lại cell phục vụ cho nó. Giá trị của C1 và C2 càng cao nếu
cường độ tín hiệu mà MS thu được từ BTS càng lớn. MS sẽ liên tục đo đạc và tính toán
giá trị C1 và C2 của cell đang phục vụ và các cell neighbour. MS sẽ chọn cell nào có giá
trị C1 và C2 lớn nhất để phục vụ cho nó để đảm bảo rằng cường độ tín hiệu mạnh nhất
cho kết nối, theo đó chất lượng phục vụ sẽ là tốt nhất. Ở hình vẽ trên, C1 và C2 có giá trị
bằng 3.

oooo: Chỉ ra loại kênh đang sử dụng cho kết nối giữa MS và BTS, tuỳ theo giai đoạn của
cuộc thoại mà kênh sử dụng là CCCH hay SDCCH, TCH v.v.

- Nếu chọn bảng 2, cửa sổ hiện lên trong danh mục này sẽ có dạng :

aa : Chỉ ra dạng paging, có thể có 4 trạng thái là NO = Normal, EX = Extended, RO = SB


= Paging Reorganazing, Same as Before. Ở hình vẽ trên thì aa có giá trị NO.

b: Chỉ ra quy định đối với việc truyền bản tin cập nhật ngẫu nhiên, thông thường giá trị của nó là
RAR = Random Access Retransmission, nghĩa là khi MS truyền một bản tin truy cập ngẫu nhiên
không thành công, nó sẽ thực hiện truyền lại. Thủ tục gửi bản tin truy cập ngẫu nhiên là khâu đầu
tiên của quá trình cuộc gọi, nếu như quá trình này không thành công thì chắc chắn cuộc gọi sẽ
không thiết lập được. Trong hình vẽ trên, b chỉ giá trị RAR.

Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT


Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu
c: Chỉ ra trạng thái mà mạng thiết lập cho thuê bao về roaming quốc tế. Nếu như giá trị của nó là
B thì có nghĩa là thuê bao không được khai báo roaming quốc tế, nếu là Ro thì có nghĩa là thuê
bao được phép roaming. Trong hình vẽ trên, giá trị của c là Ro.

Bdd: Chỉ có dd là có giá trị, nó thể hiện giá trị BSIC của cell đang phục vụ. BSIC là một tổ hợp
của hai giá trị NCC (Network Colour code) và BCC (Base station code). Cả NCC và BCC đều
chỉ có thể mang giá trị từ 0 đến 7.

ee: Chỉ ra mã của lý do thiết lập cuộc gọi, là thông tin mà MS trao đổi với BSC để xin cấp phát
kênh khi thực hiện cuộc gọi. BSC sẽ giải mã giá trị này để cấp phát một kênh thích hợp cho mục
đích mà cuộc gọi này yêu cầu. Tuỳ từng dòng máy hỗ trợ mà các mã này có giá trị khác nhau. Có
rất nhiều giá trị của ee, nhưng tham số này nói chung chúng ta không cần quan tâm lắm.

f: Chỉ ra giá trị của mức chất lượng tín hiệu RxQualFull (không kể đến trường hợp truyền không
liên tục). Ý nghĩa của giá trị này cũng giống như của RxQualSub nhưng giá trị tuyệt đối của nó
thường lớn hơn vì khi không sử dụng truyền không liên tục thì chất lượng cuộc gọi sẽ tốt hơn.
Dải giá trị của RxQualFull cũng nằm từ 0 đến 7.

ggg: Chỉ ra giá trị của tham số CRO (Cell Reselection Offset), đây là tham số dùng để ưu tiên hay
không ưu tiên cell nào đó. Tham số này cùng với TO (Temporary Offset) và PT (Penalty Time)
dùng để MS tính toán ra giá trị C2 đã nói đến ở phần trên để quyết định cell nào sẽ được phục vụ
nó. Với cùng một cường độ tín hiệu mà MS thu được từ các cell, nhưng với các giá trị của CRO,
TO, PT khác nhau thì giá trị của C2 sẽ khác nhau. Dải giá trị của CRO nằm từ 0 đến 63 dB.

hh: Chỉ ra giá trị của tham số TO, là một tham số phụ để tính toán cho C2. Dải giá trị của TO
nằm từ 0 đến 7, đây là một đơn vị tham chiếu tương ứng với 10 lần đơn vị dB. Ví dụ TO = 0 ứng
với 0 dB, TO = 1 ứng với 10 dB và TO = 6 ứng với 60 dB.

iii: Chỉ ra giá trị của tham số PT, là một tham số phụ để tính toán cho C2. Dải giá trị của nó từ 0
đến 31, đây cũng là một đơn vị tham chiếu tương ứng với 20 giây. Ví dụ PT = 0 ứng với 20 giây,
PT = 1 ứng với 40 giây, PT = 31 ứng với 620 giây. Giá trị 31 là một giá trị đặc biệt, cell nào được
gán giá trị này thì sẽ bị hạn chế phục vụ hơn so với các cell khác.

H = j: Chỉ có j là tham số, H để chỉ ra khái niệm nhảy tần. Nếu như j = 0 nghĩa là không nhảy tần
và j = 1 nghĩa là có nhảy tần. Chỉ có thể thấy được j = 1 khi mà MS ở chế độ thoại và cell đó có
thực hiện nhảy tần.

mm: Chỉ ra giá trị của tham số MAIO (Mobile Allocation Index Offset).
Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT
Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu

nn: Chỉ ra giá trị của tham số HSN (Hopping sequence number), đây là tham số gắn liền với
những cell có thực hiện nhảy tần Synthersize. Mỗi trạm dùng tính năng nhảy tần sẽ có một giá trị
HSN xác định (nằm trong dải giá trị từ 0 đến 63 nhưng giá trị 0 dành riêng cho các cell nhảy tần
baseband hoặc không nhảy tần). Giá trị của HSN thiết lập cho các trạm để khi sử dụng nhảy tần,
xác suất gây can nhiếu giữa các cell là ít nhất. Thông thường hai cell cạnh nhau sẽ phải có HSN
lệch nhau 5 đơn vị, nếu lệch nhau ít thì xác suất gây nhiễu giữa các cell sẽ cao hơn.

- Nếu chọn bảng 3, 4 hay 5 cửa sổ hiện lên trong danh mục này sẽ có dạng :

aaa: Chỉ ra tần số của cell đang phục vụ và của 6 cell neigbour mạnh nhất mà MS tính
toán được. Dòng đầu tiên của bảng 3 là tần số của serving cell (cell đang phục vụ), các
dòng tiếp theo (của cả bảng 4 và 5) là tần số của các cell neigbour sắp xếp theo thứ tự từ
cao xuống thấp về cường độ tín hiệu.

bbb: Chỉ ra giá trị của tham số C1 tương ứng với các cell trong danh sách trên.

ccc: Chỉ ra giá trị cường độ tín hiệu mà MS thu được từ các cell tương ứng trong danh
sách trên, đơn vị là dBm.

ddd: Chỉ ra giá trị của tham số C2 trong danh sách trên.

- Nếu chọn bảng 6 cửa sổ hiện lên trong danh mục này sẽ có dạng :

Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT


Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu
aaa : Chỉ ra mã quốc gia MCC = Mobile Country Code, Việt Nam có mã là 452.

bb: Chỉ ra giá trị của mã mạng MNC = Mobile Network Code, Viettel Mobile có mã là 04.

- Nếu chọn bảng 10 cửa sổ hiện lên trong danh mục này sẽ có dạng :

aaaaaaaa : Chỉ ra giá trị của Số nhận dạng thuê bao Temporary Mobile Subscriber Identity, mỗi
thuê bao sẽ có một giá trị xác định và duy nhất, được định dạng dưới mã HEX. Đây là tham
số không cần quan tâm lắm.

bbb : Chỉ ra giá trị của bộ đếm thời gian trong MS để thực hiện thủ tục Location Update định
kỳ. Đơn vị của tham số này là deci-Hour (phần 10 giờ). Bộ đếm của MS sẽ tăng dần đến giá
trị T3212, khi đạt đến giá trị này thì MS sẽ thực hiện thủ tục Location Update và reset về giá
trị 0.

ccc : Chỉ ra giá trị của tham số T3212, là khoảng thời gian chỉ định cho MS phải thực hiện
thủ tục Location Update theo định kỳ. Hiện tại Viettel Mobile quy định cho tham số này bằng
40 (tức là 4 giờ).

d : Chỉ ra giá trị của tham số MFRMS (Paging Repeat Period), đơn vị là số chu kỳ đa khung
CCCH. Dải giá trị của tham số này từ 2 đến 9.

- Nếu chọn bảng 11 cửa sổ hiện lên trong danh mục này sẽ có dạng :

aaa : Chỉ ra mã quốc gia MCC = Mobile Country Code, Việt Nam có mã là 452.

Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT


Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu

bb: Chỉ ra giá trị của mã mạng MNC = Mobile Network Code, Viettel Mobile có mã là 04.

cccc: Chỉ ra mã của vùng định vị LAC, đó là một chuỗi gồm 5 chữ số, trong đó chữ số đầu tiên
để phân biệt 3 khuc vực mà Viettel Mobile đang phân chia, 1 chỉ KV1, 2 chỉ KV2 và 3 chỉ KV3.
Việc nhóm các trạm vào cùng một LAC tuân theo quy tắc là mỗi tỉnh sẽ cố gắng nằm trong một
LAC (tổng quát là một LAC bao giờ cũng gồm những trạm gần kề nhau về mặt địa lý), số cell
trong LAC không quá lớn.

dddd: Chỉ ra tần số của cell đang phục vụ.

eeeee: Chỉ ra giá trị của mã nhận dạng cell CI (Cell Identity). Đây là một chuỗi 5 chữ số trong đó
4 chữ số đầu là để nhận dạng mã trạm và chữ số cuối cùng để nhận dạng cell. Mỗi tỉnh sẽ có một
dải giá trị mã trạm riêng theo quy hoạch của người thiết kế. Chữ số nhận dạng cell được đánh
theo quy tắc là cell A sẽ nhận giá trị 1 hoặc 4 hay 7 (hiện tại mới chỉ sử dụng 1 và 4), cell B sẽ
nhận giá trị 2 hoặc 5 hay 8 (hiện tại mới chỉ sử dụng 2 và 5), cell C sẽ nhận giá trị 3 hoặc 6 hay 9
(hiện tại mới chỉ sử dụng 3 và 6). Chữ số nhận dạng cell là quan trọng nhất đối với công tác kiểm
tra trạm. Nếu MS đang ở vị trí mà theo thiết kế đó là vùng phủ của cell A mà lại mang mã nhận
dạng cell của cell B hay cell C thì có nghĩa là trạm đó đang bị sai feeder. Đây là một lỗi rất cơ
bản nên việc xác định mã nhận dạng cell là tối quan trọng khi đi kiểm tra trạm.

- Nếu chọn bảng 12 cửa sổ hiện lên trong danh mục này sẽ có dạng :

aaa : Chỉ ra trạng thái của tham số CIPHER, chỉ ra chế độ bảo mật cho IMSI. Thông
thường giá trị của tham số này là OFF.

bbb : Chỉ ra cell đang phục vụ có thực hiện nhảy tần hay không. Ở chế độ rỗi bbb sẽ luôn
nhận giá trị OFF vì kênh BCCH không bao giờ thực hịên nhảy tần. Nếu cell phục vụ có
thực hiện nhảy tần thì ở chế độ thoại bbb sẽ mang giá trị ON nếu như kênh TCH được cấp
phát nằm trên kênh tần số TCH, ngược lại nếu kênh TCH nằm trên kênh tần số BCCH thì
bbb sẽ mang giá trị OFF.

Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT


Tài liệu hướng dẫn nhân viên kỹ thuật tỉnh về công tác tối ưu
ccc : Chỉ ra rằng cell đang phục vụ có thực hiện hỗ trợ chế độ truyền không liên tục DTX
không (truyền không liên tục nghĩa là MS chỉ phát khi mà có tín hiêu thoại, những thời
điểm mà không có thoại thì MS sẽ không thực hiện truyền). Cũng tương tự như Hopping,
chỉ có thể nhìn được trạm có hỗ trợ DTX hay không ở chế độ thoại.

ddd : Chỉ ra rằng thông tin nhận thực thuê bao IMSI có được gửi lên mạng hay không.
Thông thường giá trị của ddd luôn luôn là ON.

Phòng Thiết Kế & Tối Ưu – TT ĐHKT

You might also like