You are on page 1of 484

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

*****
Đồng chủ biên: PGS.TS. Lê Thanh Tâm
ThS. Dương Thị Ngọc Linh

GIÁO TRÌNH
QUẢN TRỊ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
(MANAGEMENT OF MICROFINANCE INSTITUTIONS)

nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân


2018 1
Các thành viên tham gia
TS. Carissa Monica C Ramirez
TS. Trương Thị Hoài Linh
TS. Phạm Hồng Hải
TS. Phí Trọng Hiển
TS. Phạm Thị Bích Ngọc
ThS. NCS. Trần Trọng Phong
ThS. Nguyễn Thị Hà

Quản lý có tri thức, sáng tạo và năng suất cao là các cấu phần
quan trọng của công tác quản trị tốt
- K. Subrahmanian

Knowledge management, Innovative and Productivity as an


Integral Part of Good Governance
- K. Subrahmanian

2
LỜI NÓI ĐẦU

Tài chính vi mô (TCVM) là việc cung cấp một loạt các dịch
vụ tài chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh
toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo, hộ gia đình có thu
nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. TCVM đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công
cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội tại các quốc gia đang
phát triển.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thuộc ba nhóm:
nhóm chính thức, nhóm bán chính thức và nhóm phi chính thức.
Trong đó, tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) chính thức là loại hình
tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập
thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc quản trị tổ chức tài chính vi mô
có các đặc tính chung của trung gian tài chính, nhưng có rất nhiều
đặc trưng khác biệt do: (i) đối tượng chủ yếu là khách hàng thu nhập
thấp; (ii) cách tiếp cận phi truyền thống, chủ yếu qua nhóm hoặc cá
nhân tín chấp nhằm tăng khả năng tiếp cận tối đa của khách hàng;
(iii) dịch vụ tài chính được đơn giản hóa thủ tục và quy trình để phù
hợp với khách hàng, kết hợp các dịch vụ tài chính và phi tài chính
nhằm nâng cao năng lực khách hàng; và (iv) mục đích hoạt động cân
bằng giữa bền vững tổ chức và mục tiêu xã hội.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên TCTCVM được khẳng định là một
loại hình tổ chức tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt

3
Nam trong Luật Tổ chức Tín dụng 2010. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng để củng cố và phát triển ổn định đối với loại hình tổ chức này.
Bên cạnh đó, một số văn bản quy định về hoạt động, các tỷ lệ đảm
bảo an toàn, phân loại nợ của TCTCVM đã được ban hành.
Song, các tài liệu bao hàm được cả vấn đề lý thuyết, các nguyên
lý và thực tiễn về quản trị tổ chức TCTCVM được xuất bản ở Việt
Nam hiện nay khá ít ỏi, tính hệ thống và khái quát trong những tài
liệu đã xuất bản cũng còn hạn chế. Điều này gây ra nhiều khó khăn
cho cả những người nghiên cứu, làm thực tiễn lẫn những người mới
tiếp cận tới lĩnh vực này.
Để khắc phục vấn đề trên, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã có
sáng kiến và tổ chức biên soạn giáo trình Quản trị Tổ chức Tài chính
vi mô này để làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu trong các chương
trình đào tạo thạc sỹ, cử nhân và các khóa đào tạo ngắn hạn của
Học viện. Đồng thời, Học viện hy vọng giáo trình sẽ trở thành một
tài liệu tham khảo quan trọng đối với các nhà thực hành TCVM tại
Việt Nam.
Nội dung giáo trình gồm 8 chương, bao quát các vấn đề từ
tổng quan các vấn đề chung, phân tích tài chính để hiểu tổng thể tổ
chức, tới quản trị hai nhóm nội dung chủ chốt của tổ chức là nguồn
vốn và tài sản, và quản trị nhân lực. Hai nội dung quan trọng được
nghiên cứu sâu là quản trị cho vay - cơ sở tạo thu nhập chính nhưng
cũng tiềm ẩn rủi ro lớn nhất; và quản trị thanh khoản và dự trữ -
nhằm đảm bảo tính an toàn trong điều kiện tổ chức phát triển huy
động vốn từ bên ngoài là chủ yếu. Chủ đề quản trị rủi ro của tổ chức
tài chính vi mô được nghiên cứu cơ bản để học viên nắm được các
vấn đề cơ bản về các loại rủi ro và nguyên lý quản trị rủi ro cơ bản
trong tổ chức tài chính vi mô. Hai vấn đề quản trị nhân lực và quản
trị điều hành - là trọng tâm của thành công đối với bất kỳ tổ chức
nào - và càng quan trọng hơn khi tổ chức tài chính vi mô hoạt động

4
dựa trên uy tín, phần lớn dựa vào chất lượng nhân lực, việc xử lý
các mối quan hệ giữa chủ sở hữu và ban điều hành rất cần những
nỗ lực đặc trưng.
Để có đươc cuốn giáo trình chứa đựng những kiến thức tổng
quát về cả lý luận và thực tiễn liên quan tới các hoạt động cơ bản
của các TCTCVM này, Học viện Phụ nữ Việt Nam trân trọng cảm ơn
Ngân hàng Tiết kiệm Đức (cụ thể là SBFIC) và đặc biệt là cá nhân
ông Joerg Teumer đã tin tưởng, hỗ trợ ngân sách để Học viện tổ
chức biên soạn giáo trình này. Học viện xin được dành lời cảm ơn
sâu sắc tới Nhóm tác giả do PGS.TS. Lê Thanh Tâm và ThS. Dương
Thị Ngọc Linh đồng chủ biên đã dành nhiều tâm huyết và công sức
xây dựng và hoàn thiện giáo trình này. Đồng thời, chúng tôi đánh giá
cao những ý kiến phản biện từ các chuyên gia TCVM: PGS.TS. Đào
Văn Hùng, TS. Lê Tuấn Anh, TS. Nguyễn Đức Hải và các đại biểu từ
các tổ chức trong và ngoài nước.
Mặc dù cuốn sách là sản phẩm kết hợp từ sự nỗ lực của tập thể
tác giả là những người hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tài chính
vi mô và những người trong lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy về vấn
đề này, song, nội dung của cuốn sách không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc
để những lần tái bản sau được tốt hơn.
Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: Văn phòng Dự án Tài chính vi
mô, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số 68 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

5
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 3
Danh mục từ viết tắt 13
Danh mục bảng 15
Danh mục hộp 17
Danh mục hình vẽ 17
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ
VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 19
Giới thiệu chương 19
Mục tiêu của chương 19
1.1. Tổng quan về tài chính vi mô 20
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mô 20
1.1.2. Khái niệm tài chính vi mô 24
1.1.3. Đặc điểm của tài chính vi mô 25
1.2. Tổ chức tài chính vi mô 27
1.2.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô 27
1.2.2. Vai trò của TCTCVM 29
1.2.3. Các dịch vụ tài chính vi mô cơ bản do
TCTCVM cung cấp 31
1.2.4. Các đặc trưng của các TCTCVM 36
1.3. Các mô hình hoạt động của các TCTCVM trên
thế giới 38
1.3.1. Mô hình ngân hàng người nghèo - Grameen tại
Bangladesh 38
1.3.2. Mô hình MC2 tại châu Phi 39
1.3.3. Mô hình ngân hàng làng xã FINCA 40
1.3.4. SKS và Mô hình Công ty Tài chính Phi ngân
hàng (NBFC- Non Banking Finance Company) tại
Ấn Độ 41

6
1.3.5. Các nhóm tự trợ giúp (SGHS-Self-Help Groups) 41
1.3.6. Mô hình ROSCA (Hiệp hội Tín dụng và Tiết
kiệm xoay vòng) 42
1.3.7. Mô hình kinh doanh nhỏ 42
1.4. Các mô hình hoạt động của các TCTCVM tại
Việt Nam 43
Tổng kết chương 46
Các thuật ngữ chính trong chương 47
Câu hỏi ôn tập 47
Bài tập tình huống 48
Danh mục tài liệu tham khảo 52
Phụ lục chương 1 56
Chương 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 61
Giới thiệu chương 61
Mục tiêu của chương 62
2.1. Các báo cáo hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 63
2.1.1. Tầm quan trọng của hệ thống kế toán trong các
tổ chức tài chính vi mô 63
2.1.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản của các tổ chức
tài chính vi mô 65
2.1.3. Báo cáo tài chính của các tổ chức tài chính vi mô 68
2.2. Phân tích hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 84
2.2.1. Mục tiêu phân tích hoạt động của tổ chức tài
chính vi mô 84
2.2.2. Khuôn khổ phân tích hoạt động của tổ chức tài
chính vi mô 86
2.2.3. Nội dung phân tích hoạt động của tổ chức tài
chính vi mô 89

7
2.3. Quản trị thanh khoản và dự trữ của tổ chức tài
chính vi mô 128
2.3.1. Thanh khoản của tổ chức tài chính vi mô 128
2.3.2. Dự trữ của tổ chức tài chính vi mô 146
Tổng kết chương 151
Các thuật ngữ chính trong chương 153
Câu hỏi ôn tập 153
Bài tập tình huống 155
Danh mục tài liệu tham khảo 168
Phụ lục chương 2 173
Chương 3: QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN - TÀI SẢN CỦA
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 175
Giới thiệu chương 175
Mục tiêu của chương 177
3.1. Quản trị nguồn vốn của TCTCVM 177
3.1.1. Các khoản mục nguồn vốn của tổ chức tài chính
vi mô 177
3.1.2. Quản trị nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô 193
3.2. Quản trị tài sản của TCTCVM 204
3.2.1. Tài sản của tổ chức tài chính vi mô 204
3.2.2. Quản trị tài sản của TCTCVM 209
3.3. Các chiến lược quản trị tài sản - nguồn vốn của tổ
chức tài chính vi mô 226
3.3.1. Chiến lược quản trị tài sản 226
3.3.2. Chiến lược quản trị nợ 227
3.3.3. Chiến lược quản trị hỗn hợp 227
3.3.4. Chiến lược quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất 228
Tổng kết chương 229
Các thuật ngữ chính trong chương 232

8
Câu hỏi ôn tập 232
Danh mục tài liệu tham khảo 237
Chương 4: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 238
Giới thiệu chương 238
Mục tiêu của chương 238
4.1. Chính sách cho vay của tổ chức tài chính vi mô 239
4.1.1. Khái niệm chính sách cho vay 239
4.1.2. Đặc điểm của chính sách cho vay 239
4.1.3. Nội dung của chính sách cho vay 240
4.2. Quy trình cho vay của tổ chức tài chính vi mô 269
4.2.1. Khái niệm quy trình cho vay 269
4.2.2. Các bước trong quy trình cho vay 270
4.3. Quản trị hoạt động cho vay của tổ chức tài chính
vi mô 275
4.3.1. Nguyên nhân của rủi ro trong cho vay tại các tổ
chức TCVM 276
4.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng 278
4.3.3. Giám sát các khoản vay 279
4.3.4. Xử lý rủi ro cho vay 281
Tổng kết chương 287
Các thuật ngữ chính trong chương 288
Câu hỏi ôn tập 288
Bài tập tình huống 289
Danh mục tài liệu tham khảo 293
Chương 5: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ 295
Giới thiệu chương 295
5.1. Tổng quan về rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô 295

9
5.1.1. Khái niệm về rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô 295
5.1.2. Phân loại rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô 296
5.2. Quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô 301
5.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính
vi mô 301
5.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong tổ chức tài
chính vi mô 302
5.2.3. Khuôn khổ quản trị rủi ro trong tổ chức tài
chính vi mô 303
5.2.4. Nội dung quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính
vi mô 308
5.2.5. Thực hiện quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính
vi mô 320
Tổng kết chương 333
Các thuật ngữ chính trong chương 334
Câu hỏi ôn tập 335
Chương 6. QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ 340
Giới thiệu chương 340
Mục tiêu của chương 341
6.1. Một số nguyên tắc quản trị công ty 341
6.1.1. Nguyên tắc quản trị công ty của OECD 341
6.1.2. Các nguyên tắc Basel về quản trị công ty đối với
các ngân hàng 349
6.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý tổ chức
tín dụng 351
6.2.1. Hoạt động quản lý, điều hành 351
6.2.2. Năng lực chuyên môn 352
6.2.3. Xây dựng kế hoạch 352
6.2.4. Chính sách nội bộ 353
6.2.5. Quản lý nhân sự 354

10
6.2.6. Hệ thống kiểm soát 354
6.2.7. Đạo đức nghề nghiệp 355
6.3. Quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng 356
6.3.1. Đặc điểm của quản trị, điều hành tại tổ chức
tín dụng 356
6.3.2. Các cơ quan quản trị, điều hành 357
6.3.3. Các nguyên tắc quản trị của OECD và Basel áp
dụng đối với TCTCVM Việt Nam 358
6.4. Quy định pháp luật về tổ chức, quản trị, điều hành
đối với TCTCVM tại Việt Nam 359
6.4.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị, điều hành 359
6.4.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý,
người điều hành của TCTCVM363
6.4.3. Về chấp thuận danh sách dự kiến những người
được bầu, bổ nhiệm làm người quản lý, người điều hành 364
6.4.4. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc) 365
6.4.5. Về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ 369
6.4.6. Về mạng lưới hoạt động của TCTCVM 372
6.5. Khái quát thực trạng tổ chức, quản trị, điều hành
của một số TCTCVM Việt Nam 373
Kết luận 379
Các thuật ngữ có liên quan 381
Bài tập tình huống/Bài tập thực hành 381
Danh mục tài liệu tham khảo 383
Chương 7: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ 386
Giới thiệu chương 386
Mục tiêu của chương 387

11
7.1. Một số nguyên tắc quản trị công ty 387
7.1.1. Nguyên tắc quản trị công ty của OECD 387
7.1.2. Các nguyên tắc Basel về quản trị công ty đối với
các ngân hàng 395
7.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý tổ chức
tín dụng 397
7.2.1. Hoạt động quản lý, điều hành 397
7.2.2. Năng lực chuyên môn 397
7.2.3. Xây dựng kế hoạch 398
7.2.4. Chính sách nội bộ 399
7.2.5. Quản lý nhân sự 399
7.2.6. Hệ thống kiểm soát 400
7.2.7. Đạo đức nghề nghiệp 401
7.3. Quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng 401
7.3.1. Đặc điểm của quản trị, điều hành tại tổ chức
tín dụng 401
7.3.2. Các cơ quan quản trị, điều hành 402
7.3.3. Các nguyên tắc quản trị của OECD và Basel áp
dụng đối với TCTCVM Việt Nam 404
7.4. Quy định pháp luật về tổ chức quản trị, điều hành
đối với TCTCVM tại Việt Nam 405
7.4.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị, điều hành 405
7.4.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý,
người điều hành của TCTCVM 409
7.4.3. Về chấp thuận danh sách dự kiến những
người được bầu, bổ nhiệm làm người quản lý, người
điều hành 410
7.4.4. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc) 411
7.4.5. Về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ 415
7.4.6. Về mạng lưới hoạt động của TCTCVM 418

12
7.5. Khái quát thực trạng tổ chức quản trị, điều hành
của một số TCTCVM Việt Nam 419
Tổng kết chương 426
Các thuật ngữ chính trong chương 427
Bài tập tình huống 427
Danh mục tài liệu tham khảo 429
Chương 8. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 431
Giới thiệu chương 431
Mục tiêu của chương 431
8.1. Tổng quan về quản trị nhân lực đối với TCTCVM 432
8.1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân lực 432
8.1.2. Mô hình quản trị nhân lực trong TCTCVM 433
8.1.3. Sự phân chia trách nhiệm trong quản trị
nhân lực 435
8.2. Các hoạt động quản trị nhân lực trong TCTCVM 436
8.2.1. Phân tích công việc 436
8.2.2. Lập kế hoạch nguồn nhân lực 446
8.2.3. Tuyển dụng nguồn nhân lực 447
8.2.4. Quản lý thực hiện công việc trong TCTCVM 456
8.2.5. Đãi ngộ trong tổ chức tài chính vi mô 467
8.2.6. Tạo động lực lao động 475
Kết luận 477
Các thuật ngữ chính trong chương 478
Câu hỏi ôn tập 479
Câu hỏi thảo luận 480
Bài tập tình huống 481
Danh mục tài liệu tham khảo 482

13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB : Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển


châu Á
ACCION : Americans for Community Cooperation in others
Nations: Tổ chức hợp tác Cộng đồng của Hoa Kỳ tại
các quốc gia khác
CAMELS : Capital Adequacy, Asset Quality, Management Quality,
Earnings, Liquydity and Sensitivity - vốn, chất luợng
tài sản, quản lý, doanh thu, tính thanh khoản
CCE : Community Credit Enterprises - Doanh nghiệp tín
dụng cộng đồng
CEP Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một
thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm
CGAP : Consultative Group to Assist the Poor - Nhóm Tư
vấn Hỗ trợ Người nghèo
FINCA : Foundation for International Community Assistance
- Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Quốc tế
FS : Financial Statement - Báo cáo tài chính
FSS : Financial Self - Sustainability - Bền vững tài chính
GB : Grameen Bank - Ngân hàng Grameen
HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
IAS : International Accounting Standards - Chuẩn mực Kế
toán Quốc tế
IFRS : International Financial Reporting Standards - Chuẩn
mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
LLP : Loan Loss Provision - Dự phòng rủi ro tín dụng
LLRP : Loan Loss Rate Provision - Tỷ lệ dự phòng rủi ro
tín dụng

14
NBFC : Non-banking Finance Company - Công ty Tài chính
phi ngân hàng
NPLs : Non Performing Loans - Nợ xấu
OSS : Operational Self - Sustainability - Bền vững hoạt động
PAR : Portfolio at Risk - Danh mục đầu tư rủi ro
PD : Past Due - Nợ quá hạn
PEARL : Performance, Empowerment, Accountability,
Responsiveness, and Local Embeddedness: Hoạt
động, trao quyền, tin cậy, phản hồi và thích ứng
địa phương
ROA : Return on Assets - Thu nhập trên tài sản
ROE : Return on Equyty - Thu nhập trên vốn chủ sở hữu
ROSCA : Rotating Savings and Credit Association - Liên
minh tín dụng và tiết kiệm quay vòng
RR : Repayment Rate - Tỷ lệ trả nợ
SHGS : Self-Help Group System - Hệ thống nhóm tương trợ
TCVM Microfinance - Tài chính vi mô
TCTCVM : Microfinance Institution - Tổ chức tài chính vi mô
TCTD : Tổ chức tín dụng
TYM Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Tình Thương
WB : World Bank - Ngân hàng Thế giới

15
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Các mốc phát triển chính của tài chính vi mô
Việt Nam 22
Bảng 1.2. Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô 27
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của SEARCA INC. 70
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh củA SEARCA 73
Bảng 2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của SEARCA Inc. 77
Bảng 2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh 78
Bảng 2.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư 78
Bảng 2.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính 79
Bảng 2.7. Ví dụ về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của
SEARSCA Inc. theo phương pháp trực tiếp 80
Bảng 2.8. Ví dụ về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của
SEARSCA Inc. theo phương pháp gián tiếp 81
Bảng 2.9. Ví dụ về phân tích dòng tiền của SEARSCA Inc. 82
Bảng 2.10. Báo cáo kết quả kinh doanh của TCTCVM A
và B, năm 201X và 201X+1 99
Bảng 2.11. Các thông tin bảng cân đối kế toán của
TCTCVM A và B 101
Bảng 2.12. Mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro - thu nhập
theo ROA và ROE 107
Bảng 2.13. Tỷ lệ đủ vốn (an toàn vốn tối thiểu) CAR ở một
số quốc gia của TCTCVM và ngân hàng 124
Bảng 2.14. Các nhóm chỉ tiêu SPIs để đánh giá TCTCVM
năm 2011 126
Bảng 2.15. Các nhóm chỉ tiêu SPIs để đánh giá TCTCVM
năm 2014 127

16
Bảng 3.1. Danh mục tài sản của Tổ chức TCVM X ở
Việt Nam 206
Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản của hai tổ chức tài chính vi mô ở
Việt Nam và Philippines 208
Bảng 3.3. Chính sách tín dụng áp dụng cho các nhóm
khách hàng 220
Bảng 4.1. Sự khác nhau giữa cho vay cá thể và cho vay
theo nhóm tại các tổ chức TCVM 248
Bảng 4.2. Quy mô cho vay của tổ chức TCVM X tại Việt
Nam tháng 7/2016 252
Bảng 4.3. Thời hạn cho vay của tổ chức TCVM X tại Việt
Nam tháng 7/2016 254
Bảng 4.4. Lãi suất cho vay của tổ chức TCVM X tại Việt
Nam tháng 7/2016 263
Bảng 4.5. Mục đích và điều kiện cho vay của tổ chức
TCVM X tại Việt Nam tháng 7/2016 272
Bảng 5.1. Các loại rủi ro chính trong tổ chức tài chính
vi mô 296
Bảng 5.2. Chiến lược phản ứng rủi ro 317
Bảng 5.3. Mười hướng dẫn cho Quản trị rủi ro 321
Bảng 5.4. Các trách nhiệm quản trị rủi ro trong TCTCVM 330
Bảng 5.5. Chi tiết trách nhiệm trong quản trị rủi ro 332
Bảng 5.6. Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và kiểm toán
nội bộ 333

17
DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Các đặc trưng của một TCTCVM tự vững 85

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1. Vai trò của các TCTCVM đối với kinh tế - xã hội 29
Hình 2.1. Các mục tiêu hoạt động của TCTCVM 86
Hình 4.1. Các bước trong quy trình cho vay 270
Hình 5.1. Môi trường quản trị rủi ro 304
Hình 5.2. Quy trình quản trị rủi ro 305
Hình 6.1. Mô hình quản trị nhân lực trong TCTCVM 344
Hình 6.2. Quy trình quản lý thực hiện công việc trong
TCTCVM 367
Hình 8.1: Mô hình quản trị nhân lực trong TCTCVM 435
Hình 8.2: Quy trình quản lý thực hiện công việc trong
TCTCVM 458

18
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ
VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


TCVM xây dựng trên những khoản tín dụng nhỏ được nhìn
nhận như những công cụ để thay đổi xã hội. Nhiều quốc gia đang phát
triển coi TCVM là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghèo. Có
nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM, nhưng các TCTCVM là loại
hình trụ cột vì các đặc trưng tập trung vào khách hàng thu nhập thấp,
cân bằng được giữa mục tiêu lợi nhuận và phát triển. Các TCTCVM
thành công là những tổ chức quan tâm đến cả chương trình mục tiêu
cũng như người tiếp nhận, không ngừng nỗ lực cải thiện và đổi mới
để hoàn thành sứ mệnh chính của mình. Vấn đề quản trị TCTCVM
để đạt được các mục tiêu đa dạng và không chệch hướng sứ mệnh vì
sự phát triển luôn là một trong những nội dung khó nhất trong quản
trị, do yêu cầu cân bằng giữa sự chuyên nghiệp và mục tiêu đề ra của
các chủ sở hữu, đảm bảo an toàn theo các quy định từ cơ quan quản
lý nhà nước đối với các trung gian tài chính, mà vẫn phù hợp và gần
gũi với khách hàng, đối tượng khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính
truyền thống.
Mục tiêu của chương
Với yêu cầu tổng quan hóa các vấn đề cơ bản về TCVM và
TCTCVM, chương này có các mục tiêu như sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về TCVM như: lịch sử hình
thành phát triển TCVM trên thế giới và tại Việt Nam; khái niệm và
đặc điểm của TCVM.

19
- Tổng quan về TCTCVM, tập trung vào các nội dung: khái
niệm, vai trò, các dịch vụ TCVM cơ bản, các đặc trưng của TCTCVM.
- Tổng kết các mô hình TCTCVM khác nhau trên thế giới.
1.1. Tổng quan về tài chính vi mô
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mô
TCVM đã được đề cập tới từ thế kỷ 15 tại châu Âu, với việc
giáo hội Công giáo thành lập những cửa hàng cho vay thế chấp để
bảo vệ người dân khỏi nhóm người cho vay nặng lãi với lãi suất rất
cao. Những cửa hàng cho vay thế chấp này đã được phát triển lan ra
khắp châu lục (Helms, 2006, tr 2). Như vậy, tài chính phi chính thức
và nhóm tự hỗ trợ là nguồn gốc của tài chính vi mô ở châu Âu. Cho
đến đầu năm 1720, nhiều tổ chức tín dụng và tiết kiệm chính thức
được thành lập tại Ireland với quỹ cho vay được huy động nguồn lực
từ các nguồn tài trợ để cho vay với cơ chế miễn phí lãi suất và cho
vay trả góp theo tuần (Seibel, 2005, tr 3).
Tại châu Á, khái niệm TCVM được Giáo sư Muhammad Yunus
người Bangladesh đưa ra trong những năm 1970 đã nhận được sự
quan tâm trên toàn thế giới, được coi là công cụ chính để cung cấp
hỗ trợ tài chính cho người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo
và thúc đẩy sự phát triển trong các cộng đồng người nghèo. Mục
tiêu là cấp những khoản tín dụng nhỏ (5-100 $) cho những người
dân Bangladesh bị bần cùng hóa sống tại các làng quê nghèo hẻo
lánh (Yunus, 2005; Yunus, 2013). Năm 2005 được Liên hiệp quốc
coi là năm Tài chính vi mô quốc tế, và năm 2006, giải thưởng Nobel
Hòa bình đã được trao cho GS.TS Muhammad Yunus - người đi tiên
phong trong việc giới thiệu và áp dụng phương thức tài chính vi mô
hỗ trợ người nghèo thoát nghèo. Trong những thập kỉ gần đây, cung
cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ hỗ trợ cho người nghèo
nhằm tạo dựng cơ sở thu nhập, cải thiện điều kiện sống được các
quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm phát triển. Thậm chí đã có

20
đầy đủ những bằng chứng thành công về các mô hình cung cấp dịch
vụ tài chính cho người nghèo và được biết đến với cụm từ TCVM,
tương lai cho sự phát triển ngành này là rất rõ nét khi thu hút được
đông đảo sự quan tâm của các Chính phủ, tổ chức đa phương, các
nhà tài trợ và các doanh nghiệp (Yunus, 2013).
Tại Việt Nam, từ cuối những năm 1980, hoạt động TCVM đã
xuất hiện và được triển khai thông qua các chương trình dự án do
các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế và các chương
trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương tài trợ,
khi tiến trình đổi mới bắt đầu có hiệu quả.1 Mặc dù các chương trình
này thường tập trung vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng
thu nhập nhưng phương pháp thực hiện lại rất khác nhau. Một số dự
án chỉ có mục đích duy nhất là cung cấp dịch vụ TCVM, trong khi ở
các dự án khác, tài chính chỉ là một hợp phần của một chương trình
rộng hơn. Cũng có những chương trình chỉ coi tài chính là một công
cụ xã hội nhằm hỗ trợ cho một nhóm đối tượng đặc thù trong một
giai đoạn nhất định. Sau gần 30 năm hoạt động, TCVM đã được nhìn
nhận như một công cụ hữu hiệu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo
tại Việt Nam. Do đó, xây dựng và phát triển hệ thống TCVM an toàn,
bền vững hướng đến phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp,
các doanh nghiệp siêu nhỏ đã được Chính phủ đánh giá là một trong
những mục tiêu trọng tâm đến năm 2020.
1
Hội nghị quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương về “việc làm và tăng thu
nhập cho phụ nữ” do HLHPN Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội năm 1987
được coi là điểm xuất phát cho các dự án tín dụng - tiết kiệm dành cho phụ nữ.
Cơ quan phát triển Quốc tế của Thụy Điển SIDA ở Việt Nam là đơn vị đầu tiên tài
trợ một dự án tín dụng (năm 1989) cho phụ nữ 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam
thông qua HLHPN các cấp. Quỹ dân số của Liên hiệp quốc UNFPA với sự trợ
giúp kỹ thuật của FAO đã cùng với HLHPN trung ương và NHNo Việt Nam tiến
hành dự án tín dụng với các nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm ở hai tỉnh Hậu Giang
và Hà Sơn Bình (1990-1993) và tiếp sau đã mở rộng hoạt động ở 18 tỉnh trong cả
nước. Đây là những TCTCNT NGO đầu tiên ở Việt Nam thực hiện cung ứng dịch
vụ tài chính vi mô trong khu vực nông thôn. Nguồn: Lê Lân (2003), Tài chính vi
mô ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Báo cáo tại hội thảo quốc tế về tín dụng vi
mô và giảm nghèo, 21-23/5/2003, Thành phố Hồ Chí Minh.

21
Sau đây là các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển
TCVM tại Việt Nam.

Bảng 1.1. Các mốc phát triển chính


của tài chính vi mô Việt Nam234

Năm Sự kiện
1989 Ban chấp hành trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động
“Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” với nội dung giúp nhau sản xuất
kinh doanh từng bước phát triển và là nguồn gốc các chương trình tín
dụng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày nay.
1991 CEP - tổ chức tài chính vi mô đầu tiên được Liên đoàn lao động thành
phố Hồ Chí Minh thành lập dưới dạng “Quỹ Trợ Vốn cho Người lao
động nghèo Tự tạo việc làm” theo mô hình của Ngân hàng Grameen
(Bangladesh)3
1992 Dự án Quỹ Tình thương (TYM) thuộc ban Gia đình - Đời sống của Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập theo công văn số 563 của
Chính phủ ra ngày 20/2/1992. 4
2005 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam ngày 8/3/2005 ra đời, với hỗ
trợ kỹ thuật của ADB. Đây được xem là mốc pháp lý quan trọng tạo ra
khung chính sách cho việc chính thức hóa hoạt động tài chính vi mô tại
Việt Nam.
2007 Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP

2
Chỉ tính tới các tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức theo quy
định tại Luật TCTD Việt Nam 2010. Các mốc lịch sử của các tổ chức tín dụng
khác tham gia ngành tài chính vi mô như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, hệ thống Quỹ Tín
dụng Nhân dân Việt Nam.
3
Ngày 2/11/1991, quyết định của Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cho phép Liên đoàn
Lao Động Tp.HCM chính thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động
nghèo Tự tạo việc làm” (gọi tắt là Quỹ CEP). Mục đích của CEP là xây dựng
những mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, để hỗ trợ những khoản vay
nhỏ giúp họ phấn đấu làm ăn vươn lên, để dần dần cải thiện được những tình
trạng nghèo túng thông qua các khoản vay tăng thu nhập và tạo việc làm.
4
Khi mới thành lập TYM hoạt động tại địa bàn huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Dự án
khởi động với khoản ngân sách 18.000 USD từ nguồn tài trợ của Quỹ Ủy thác
cộng đồng châu Á (ACT).

22
Năm Sự kiện
2009 Ban Công tác Tài chính vi mô Việt Nam được thành lập theo quyết định số
1450/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ Thủ
tướng trong hình thành chính sách và chiến lược phát triển ngành tài chính
vi mô hoạt động định hướng thị trường.
6/2010 Luật các tổ chức tín dụng 2010 ra đời, công nhận các TCTCVM là một
thành tố của hệ thống tố chức tín dụng chính thức.
8/2010 TYM là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép
hoạt động TCVM (theo Nghị định 28 và 165) với tên gọi “Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ TNHH Một Thành viên Tình Thương” (TYM)
2011 Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến
năm 202 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2195/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/12/2011
12/2012 M7-MFI là tổ chức tài chính vi mô thứ hai được NHNN chính thức cấp
giấy phép hoạt động, được thành lập từ 3 quỹ xã hội: Quỹ Hỗ trợ phụ nữ
miền núi phát triển Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích phụ nữ phát triển thị xã
Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Đông Triều
2013 TYM chính thức đổi tên thành “Tổ chức tài chính vi mô TNHH Một Thành
viên Tình Thương” hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng 2010.
2014 -- Ban Công tác Tài chính vi mô Việt Nam được tái thành lập theo quyết
định số 381/QĐ-TTg ngày 18/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Ban
công tác có tổ thường trực giúp việc gồm một số cán bộ, chuyên gia
hoạt động trong lĩnh vực TCVM.
-- Quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được
thực hiện thí điểm cho vay các quỹ xã hội để hỗ trợ vốn cho phụ nữ
nghèo đến hết năm 2014 theo công văn số 1700/VPCP-KTTH ngày
14/03/2014 của Văn phòng Chính phủ (CSF).
-- Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa được cấp phép hoạt động, chính
thức trở thành TCTCVM thứ ba tại Việt Nam.
2017 -- Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg quy
định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
-- CEP là TCTCVM thứ tư được cấp phép, hoạt động theo mô hình và
là TCTCVM lớn nhất trên thị trường Việt Nam tính đến thời điểm
hiện tại.
Nguồn: Le Thanh Tam (2008), ADB (2010), ADB (2014),
CEP (2017), Chính phủ (2017)

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu chung về phát triển TCVM
thế giới, tài chính vi mô Việt Nam cũng trải qua những giai đoạn

23
thăng trầm. Có thể chia tiến trình phát triển tài chính vi mô ở Việt
Nam theo 3 giai đoạn: khởi đầu (trước 1990), mở rộng (1991-2005)
và phát triển chiều sâu (từ 2005 đến nay).
1.1.2. Khái niệm tài chính vi mô
Có nhiều khái niệm về TCVM đã được đưa ra. Theo Muhammad
Yunus (2003), “TCVM được phát triển dựa trên tiền đề rằng người
nghèo có những kỹ năng mà chưa được sử dụng hoặc chưa được sử
dụng đúng mức vì họ chưa được trao quyền để phát huy chúng. Giải
phóng năng lượng và sự sáng tạo trong mỗi con người là lời giải cho
bài toán đói nghèo”.
Trên quan điểm của Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo
nhất CGAP: “TCVM là việc cung cấp tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm
vi mô, dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ phi tài chính khác cho
nhóm người có thu nhập thấp bởi một cơ chế thích hợp, giúp cho họ
có thể tiến hành sản xuất, phát triển nghề nghiệp tăng thêm thu nhập
cải thiện chất lượng cuộc sống” (CGAP, 2013).
Theo J.Ledgerwood (2013), “TCVM là một phương pháp phát
triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chính nhằm mang lại lợi ích
cho dân cư có thu nhập thấp... tài chính vi mô thường bao gồm cả
hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội”. Còn theo quan
điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB, 2000), “TCVM là việc
cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh
toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu
nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ”.
Tổng hợp những khái niệm trên, ta có thể hiểu TCVM là một
trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ
tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã
hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Tài chính vi mô vừa là
công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển.

24
1.1.3. Đặc điểm của tài chính vi mô
Tài chính vi mô có các đặc điểm khác biệt so với tài chính
thông thường như sau:
- Khách hàng của TCVM chủ yếu là những người thu nhập
thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ, người nghèo, không có tài sản thế chấp.
Do không có tài sản nên người nghèo không thể vay vốn từ các tổ
chức tài chính trong khu vực chính thức, các ngân hàng thương mại.
Họ có thể là các đơn vị kinh doanh nhỏ, lẻ dựa vào tiềm lực kinh tế
gia đình là chủ yếu, họ tham gia vào những công việc dịch vụ cho sản
xuất nông nghiệp truyền thống hoặc ở thành thị họ là những người
bán hàng trên hè phố, những thợ cắt tóc, đạp xích lô... Tài sản của
những khách hàng như vậy thường không đáng kể, họ không có khả
năng thế chấp để vay vốn, nguồn thu nhập không ổn định và thấp
càng làm cơ hội tiếp cận tài chính chính thức khó khăn.
- Khoản vay nhỏ, chi phí cho vay cao. TCVM với đối tượng
phục vụ là những người nghèo, những người có nhu cầu sản xuất,
tiêu dùng có quy mô nhỏ nên nhu cầu đối với các khoản vay cũng
nhỏ tương ứng. Do vậy, các sản phẩm dịch vụ TCVM thường có lãi
suất cao hơn rất nhiều lãi suất mà các nhà cung cấp tài chính chính
thức đưa ra cho khách hàng của họ. Một số các nhà cung cấp TCVM
chính thức khắc phục việc tăng chi phí bằng cách tìm các nguồn tài
trợ, nguồn vốn rẻ, nguồn vốn bao cấp nhưng khả năng của chúng là
có hạn trong khi nhu cầu lại rất lớn.
- Nhu cầu vay vốn thường đột xuất, ngắn hạn do đặc trưng
khách hàng dễ bị tổn thương do thiên tai, biến động kinh tế. Khách
hàng của TCVM là những người nghèo, chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn, điều kiện và kết quả sản xuất phụ thuộc vào thời
tiết khí hậu, nếu thời tiết thuận lợi thì có thể bội thu còn không thuận
lợi sẽ gặp khó khăn. Người nghèo dễ bị tổn thương khi các điều kiện
kinh tế xã hội thay đổi, thiên tai, lạm phát, dịch bệnh... nên nhu cầu

25
các khoản tài chính để khắc phục, giải quyết hậu quả, khôi phục sản
xuất, tạo nguồn thu nhập bền vững là rất lớn.
- Các nhà cung cấp TCVM có thể thu lợi nhuận từ việc cung
cấp dịch vụ TCVM. TCVM cũng giống như những lĩnh vực tài chính
khác, đảm bảo cho những nhà cung cấp dịch vụ thu lợi nhuận, thậm
chí đối với những tổ chức cung cấp, hoạt động trong lĩnh vực này
hiệu quả, khả năng thu lợi nhuận còn cao hơn trong các ngành khác
và tiềm năng còn rất lớn chưa khai thác hết. Mặc dù ban đầu có
những ý kiến cho rằng, một TCTCVM được thành lập với mục tiêu
lợi nhuận sẽ nhanh chóng tìm cách tiếp cận những khách hàng truyền
thống của các ngân hàng, những người giàu, người có thu nhập cao
với những khoản vay lớn, có tài sản đảm bảo. Nhưng thực tế, hoạt
động của TCVM ở một số nơi với khả năng sinh lời cao, tỉ lệ hoàn
trả 98%, thậm chí cao hơn nữa đã thực sự xóa bỏ sự nghi ngờ của
nhiều người.
- Phương thức cho vay có thể qua cá nhân hoặc theo tổ, nhóm.
Ngoài cách cho vay qua cá nhân thông thường, một trong những mô
hình phổ biến nhất hiện nay trên thế giới để TCVM đến được với các
đối tượng nghèo là cho vay theo tổ, nhóm, nhằm vượt qua thách thức
về tài sản bảo đảm thông thường. Theo cách thức này, vốn từ các
nhà cung cấp có thể là các đơn vị chính thức, các tổ chức, chính phủ
được phân bổ cho các nhóm rồi từ đó đến các thành viên. Việc thông
qua các hội thành viên chẳng hạn như hội phụ nữ thành một nhóm
sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho mỗi thành viên, tăng khả năng tiếp
cận vốn vay, tăng cường khả năng quản lý vốn vay, sử dụng hiệu quả
và đúng cách nhằm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Bên cạnh
đó, cách thức tổ chức này cũng giúp cho những nhà cung cấp nắm
thông tin khách hàng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, khi khách hàng phát
triển đến một mức nhất định với các yêu cầu về bảo mật thông tin và
khả năng bảo đảm của khách hàng tăng lên, việc cho vay cá nhân của
TCVM sẽ tăng lên.

26
Kiểm tra nhanh:
1. Tài chính vi mô trên thế giới hình thành và phát triển như
thế nào?
2. Tại Việt Nam, tài chính vi mô hình thành và phát triển
ra sao?
3. So sánh sự khác biệt và đồng thuận giữa các khái niệm tài
chính vi mô?
4. Các đặc trưng cơ bản của tài chính vi mô?
1.2. Tổ chức tài chính vi mô
1.2.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô
Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM thuộc ba nhóm: nhóm
chính thức, nhóm bán chính thức và nhóm phi chính thức. Danh sách
các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM theo nhóm được liệt kê trong
bảng sau đây:

Bảng 1.2. Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô

Khu vực Khu vực Khu vực


chính thức bán chính thức phi chính thức
- Các ngân hàng thương mại, - Các hợp tác xã tín dụng - Các hiệp hội tiết kiệm
đầu tư, tiết kiệm, phát triển và tiết kiệm
- Các hiệp hội tín dụng
- Các ngân hàng phục vụ - Các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng
nông thôn và biến thể của nó
- Các ngân hàng nhân dân
- Các ngân hàng theo mô không đăng ký chính thức - Các công ty tài chính,
hình hợp tác xã là TCTD đầu tư phi chính thức
- Các tổ chức phi ngân hàng - Các ngân hàng hợp tác xã - Những người cho
khác vay cá nhân thương
- Các quỹ tiết kiệm tạo
mại: (ví dụ: người cho
- Các công ty tài chính việc làm
vay nặng lãi); và phi
- Các tổ chức tiết kiệm theo - Các ngân hàng làng xã thương mại (họ hàng,
hợp đồng, quỹ hưu trí không đăng ký chính thức bạn bè, hàng xóm...)
là TCTD
- Các công ty bảo hiểm - Các thương gia và
- Các dự án phát triển, các chủ hiệu
- Các thị trường (thị trường
tổ chức phi chính phủ cung
cổ phiếu, trái phiếu)
cấp dịch vụ tài chính vi mô
- Các TCTCVM chính thức
- Các nhóm tương hỗ
đăng ký theo luật TCTD
Nguồn: Ledgerwood (2013)

27
Các đơn vị thuộc khu vực chính thức được chính phủ ủy quyền
và phải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng.
Các đơn vị bán chính thức tuy không phải tuân theo các quy định
của hoạt động ngân hàng nhưng lại do các cơ quan chính phủ cấp
giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của các cơ quan này, còn
các trung gian tài chính phi chính thức hoạt động ngoài quy định và
kiểm soát của chính phủ. Tại một số quốc gia đang phát triển, một số
ngân hàng thương mại liên kết với các TCTCVM khác cung cấp một
số dịch vụ cho khu vực nông thôn hoặc cung cấp dịch vụ cho chính
TCTCVM như đảm nhận một phần trong nghiệp vụ tín dụng, chuyển
tiền, gửi tiền, tư vấn và quản lý hộ. Các ngân hàng này được gọi là
ngân hàng liên kết.
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM và TCTCVM có
sự khác biệt nhất định. Theo ADB (2000), TCTCVM là một dạng
doanh nghiệp xã hội với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính
đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu
nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Như vậy, TCTCVM thông qua
việc tiến hành các hoạt động TCVM để có được nguồn thu nhập cho
phát triển, thực hiện được vai trò an sinh xã hội của mình. TCTCVM
không vì mục tiêu lợi nhuận, có nguồn thu để tự trang trải và phát
triển bền vững.
Theo Muriu (2012), TCTCVM là loại hình trung gian tài chính
cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho các khách hàng khó tiếp cận
hoặc không tiếp cận được tới khu vực tài chính chính thức.
Theo Luật TCTD Việt Nam (2010), TCTCVM “là loại hình
tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập
thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (Điều 4 Khoản 5). Theo Quyết định
20/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình, dự
án có hoạt động TCVM không được coi là TCTCVM.

28
Như vậy, khái niệm TCTCVM khác nhau tại nhiều quốc gia
khác nhau, tùy thuộc hình thức pháp lý, nhiệm vụ, phương pháp,
hay mức độ phát triển, nhưng đều tập trung vào một nhóm khách
hàng thu nhập thấp, dễ bị tổn thương hơn khách hàng thông thường
của ngân hàng. Vì vậy, trong cuốn sách này, khái niệm TCTCVM
được lựa chọn là: các tổ chức chính thức và bán chính thức (các
chương trình, dự án được đăng ký hoạt động với một cơ quan quản
lý nhà nước bất kỳ) có cung cấp các dịch vụ TCVM, vì mục tiêu phi
lợi nhuận.
1.2.2. Vai trò của TCTCVM
Các TCTCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Về bản chất, các
TCTCVM có vai trò “đôi” cả về tài chính và xã hội.

Hình 1.1. Vai trò của các TCTCVM đối với kinh tế - xã hội
Nguồn: IFAD (2000a)

Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch
vụ tài chính, các TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là
(i) huy động tiết kiệm; (ii) tái phân bổ tiết kiệm cho đầu tư, và (iii)
tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ,
trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập.

29
Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho dân chúng
nông thôn - nhất là người nghèo - tiếp cận được với dịch vụ tài chính,
tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung,
tăng cường năng lực xã hội của họ.
TCVM chung sức với các hoạt động kinh tế khác tại quốc gia
đang phát triển trong cuộc chiến chống lại các khía cạnh đa chiều
của nghèo đói.
Thứ nhất, TCVM làm tăng thu nhập hộ gia đình, từ đó tăng
cường an ninh lương thực, tích lũy tài sản, kinh doanh tự quản lý và
tiếp cận giáo dục. Tài chính vi mô cũng là một cách thức để tự trao
quyền cho phép người nghèo sử dụng tài năng và tiềm năng của họ
để tham gia vào các hoạt động kinh tế tạo thu nhập, nhờ đó, giảm
tình trạng dễ tổn thương trước những khó khăn bất ngờ như bệnh tật,
thời tiết.
Thứ hai, TCVM là công cụ mạnh mẽ để cải thiện vị thế của
phụ nữ. Tín dụng vi mô chủ yếu được định hướng và điều hành
bởi khu vực phi lợi nhuận. Tại hầu hết các nước đang phát triển,
TCVM chú trọng đến phụ nữ, những người được cho là có rủi ro
tín dụng thấp, coi trọng chữ tín hơn, là người đi vay có khả năng
trả nợ và tham gia vào hoạt động tạo ra thu nhập để giúp tăng chi
tiêu trong gia đình. Ở Việt Nam, ngoài những ưu điểm nêu trên, phụ
nữ - những khách hàng của TCVM - không chỉ cải thiện tình hình
tài chính của mình mà còn tác động tới văn hóa - xã hội (vị trí trong
gia đình và xã hội), tâm lý (tăng lòng tự trọng) và chính trị (nhiều
quyền ra quyết định hơn).
Thứ ba, TCVM thu hẹp khoảng cách để hướng tới một nền kinh
tế cân bằng tại các quốc gia đang phát triển. Các hoạt động TCVM,
được thử nghiệm từ dự án của ACCION trong những năm 1970, đến
nay đã chứng minh được khả năng này. TCVM xây dựng hệ thống
tài chính cho nhóm người dưới chuẩn phục vụ của ngân hàng. Những

30
cải thiện về mức sống, dù nhỏ, cũng thường tạo nên sự khác biệt, đưa
một hộ gia đình từ nghèo đói bần cùng lên đủ sống độc lập.
1.2.3. Các dịch vụ tài chính vi mô cơ bản do TCTCVM cung cấp
Trên thị trường TCVM, các tổ chức cung ứng TCVM có thể
cung cấp các sản phẩm dịch vụ TCVM cho khách hàng theo một
trong hai cách tiếp cận đơn năng và tổng hợp. Theo cách tiếp cận
đơn năng, TCVM chỉ tập trung vào các dịch vụ trung gian tài chính
và có thể bao gồm cả trung gian xã hội. Theo cách tiếp cận tổng hợp,
TCVM có thể cung cấp thêm các dịch vụ phi tài chính như phát triển
doanh nghiệp và dịch vụ xã hội (Ledgerwood, 2013). Cách tiếp cận
tổng hợp tạo ra lợi thế cho các tổ chức thông qua việc hiểu rõ nhu
cầu khách hàng, cung cấp các dịch vụ họ cho là cần thiết nhất hoặc
họ có lợi thế so sánh khi cần thiết. Tuy nhiên, cách tiếp cận tổng hợp
đòi hỏi chi phí và nguồn lực lớn hơn cách tiếp cận đơn năng nên các
NHTM rất ít khi sử dụng cách tiếp cận tổng hợp. Cách này thường
chủ yếu do các ngân hàng phát triển, TCTCVM NGOs và các hợp tác
xã tín dụng hay quỹ tín dụng nhân dân áp dụng khi có sự hỗ trợ của
nhà nước hoặc của các nhà tài trợ.
1.2.3.1. Trung gian về tài chính
Trung gian tài chính bao gồm việc cung cấp các dịch vụ tài
chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán hay thẻ tín dụng.
Dịch vụ tín dụng: Có thể nói đây là dịch vụ cơ bản của hầu
hết các tổ chức TCVM, với việc cung cấp các khoản vay nhỏ đáp
ứng nhu cầu của các hộ thu nhập thấp, đặc biệt là các hộ nghèo hoặc
cũng có thể là các doanh nghiệp vi mô. Hai phương pháp cung cấp
tín dụng được áp dụng là cho vay cá nhân và cho vay theo nhóm.
Bền vững tài chính là mục tiêu quan trọng mà các TCTCVM luôn
hướng tới với không ít khó khăn và thách thức trong việc cung cấp
dịch vụ này.

31
Dịch vụ tiết kiệm: Thường được coi là phần không thể thiếu của
hầu hết các TCTCVM với mục đích chính là huy động nguồn vốn và
coi tiết kiệm như một phần bảo lãnh vốn vay. Dịch vụ này đồng thời
mang lại một số lợi ích cho khách hàng như xây dựng ý thức thói
quen tiết kiệm, tích lũy tài sản, tập dượt kỹ năng tài chính. Hai hình
thức huy động tiết kiệm thường được áp dụng là tiết kiệm bắt buộc
và tiết kiệm tự nguyện. Tuy nhiên, tiết kiệm tự nguyện có thể gặp
rào cản về mặt pháp lý trong việc cho phép thực hiện hoạt động này
cho mục tiêu an toàn tài chính. Một số TCTCVM đã rất thành công
với việc cung cấp dịch vụ tiết kiệm, nhưng nó vẫn là điểm yếu của
nhiều TCTCVM.
Dịch vụ bảo hiểm vi mô: Bảo hiểm là một hợp đồng theo đó
một bên, (gọi là công ty bảo hiểm), bằng việc thu một khoản tiền (gọi
là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia (gọi là người được
bảo hiểm) một khoản tiền, hoặc hiện vật tương đương với khoản
tiền đó, khi xảy ra một sự cố đã quy định đi ngược lại quyền lợi của
người được bảo hiểm (Bland, 1993). Bảo hiểm vi mô là sản phẩm
nguyên tắc hoạt động giống như các sản phẩm bảo hiểm khác nhưng
được thiết kế riêng để phù hợp với đối tượng khách hàng của TCVM.
Theo Churchill (2006), bảo hiểm vi mô là một hình thức thu xếp tài
chính để bảo vệ người dân có thu nhập thấp chống lại các rủi ro và
hiểm họa cụ thể với điều kiện khách hàng đóng góp các khoản phí
bảo hiểm thường xuyên tương xứng với khả năng và chi phí của các
rủi ro liên quan.
Tại một số quốc gia như Indonesia, Bangladesh, Philippines,
dịch vụ này rất phát triển. Tại Việt Nam, theo Luật TCTD, các
TCTCVM chính thức chỉ được cung cấp bảo hiểm vi mô dưới hình
thức là đại lý của các công ty bảo hiểm. Hai mô hình thí điểm thực
hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô là Trung tâm Hỗ trợ phát triển
nguồn lực tài chính cộng đồng - CFRC (trực thuộc Trung ương Hội
khuyến học Việt Nam) và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt

32
Nam. Thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Phê duyệt Đề án xây dựng và phát
triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020, trong giai đoạn
2011-2015, Bộ Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu, ban hành quy
định phù hợp đối với hoạt động bảo hiểm vi mô. Theo đó, Văn phòng
Chính phủ đã có công văn số 5151/VPCP-KTTH ngày 26/6/2013
giao Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm
quyền ban hành các quy định pháp luật về bảo hiểm vi mô. Trong
thời gian tới, các quy định chi tiết và cụ thể về tài chính vi mô đang
được soạn thảo và ban hành.
Dịch vụ thanh toán: Bao gồm các thể thức như séc, ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng hay thẻ thanh toán. Các dịch vụ thanh
toán gắn liền với dịch vụ huy động tiền gửi của TCTCVM. Để thực
hiện thanh toán, khách hàng cần phải dùng tới các khoản tiền gửi
không kỳ hạn, và TCTCVM phải nối với hệ thống thanh toán bù trừ
quốc gia. Phí từ hoạt động thanh toán có thể gắn liền với hoạt động
tiền gửi, nhưng cũng có thể tách biệt, với mục tiêu đảm bảo đủ bù
đắp các chi phí liên quan tới hoạt động thanh toán như chi phí trang
thiết bị và cơ sở hạ tầng khác, chi phí nhân sự, bảo hiểm.5 Tuy vậy,
nhiều TCTCVM đang phát triển hoạt động này để thực hiện mục
tiêu đa dạng hóa hoạt động và thu nhập. Cùng với quyền rút tiền mặt
và quyền viết séc, dịch vụ thanh toán còn bao gồm cả việc chuyển
tiền. Các khách hàng nông thôn thường cần tới dịch vụ chuyển tiền,
nhất là khi xu hướng đô thị hóa khiến cho nhiều cư dân nông thôn di
chuyển ra thành thị hoặc nước ngoài để sinh sống, và thường xuyên
gửi tiền về nông thôn để chu cấp cho những người ở nhà. Để cung
cấp dịch vụ chuyển tiền, các TCTCVM phải có một hệ thống chi
nhánh hoặc các mối quan hệ đại lý rộng rãi với một hoặc nhiều ngân
5
Các TCTCVM có thể áp dụng cách tính chi phí theo phần trăm số tiền thanh
toán, hoặc có thể là phí tối thiểu đều nhau cộng thêm với khoản tính thêm cho
khách hàng mới.

33
hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các TCTCVM được cung cấp
dịch vụ này mà tùy theo quy định của mỗi nước.
Tại Việt Nam, chỉ có các ngân hàng mới là tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán (NHNN, 2014a)6. Còn các tổ chức cung cấp dịch
vụ trung gian thanh toán có thể đa dạng hơn, miễn là đảm bảo tất cả
các điều kiện về quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật (Chính phủ,
2012; NHNN, 2014b).
Thẻ tín dụng: Việc cung cấp dịch vụ này cho phép khách hàng
tiếp cận với hệ thống tín dụng. Nó có thể được thực hiện trong việc
mua sắm hàng hóa, rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động. Cung cấp
dịch vụ thẻ là lĩnh vực mới với các TCTCVM. Tại Việt Nam, dịch vụ
này chỉ được cung cấp bởi các ngân hàng.
Cho thuê vi mô: Là loại sản phẩm có thể cho phép khách hàng
thuê và sử dụng các máy móc, thiết bị và họ chỉ phải thanh toán cho
phần chi phí dịch vụ sử dụng. Ở nông thôn, cho thuê vi mô thường
được yêu cầu cho hoạt động nông nghiệp theo nhóm khi mà các
thành viên của một nhóm nông dân cùng nhau thuê máy móc thiết
bị, ví dụ máy cày và thay nhau sử dụng chúng, đóng góp từng phần
chi phí theo tỷ lệ. Trên quốc tế, cho thuê vi mô là sản phẩm phổ biến
cho các nông dân nghèo và các doanh nghiệp nhỏ.
1.2.3.2. Trung gian xã hội
Trung gian xã hội là quá trình xây dựng nguồn lực con người
và xã hội cần thiết cho dịch vụ trung gian tài chính bền vững cho
người nghèo. Việc cung cấp các dịch vụ trung gian xã hội thường
được các TCTCVM thực hiện thông qua tổ chức nhóm. Nhưng một
số tổ chức cũng thực hiện các dịch vụ này trực tiếp với cá nhân khách
6
Theo Điều 2, Thông tư 23/2014/TT-NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán bao gồm (1) Ngân hàng Nhà nước; (2) Ngân hàng thương mại, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác xã; (3) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

34
hàng. Trung gian xã hội dựa trên cơ sở nhóm được định nghĩa là sự
nỗ lực xây dựng năng lực tổ chức của nhóm và đầu tư vào nguồn lực
con người của các thành viên. Xây dựng năng lực thường tập trung
vào xây dựng liên kết nhóm, năng lực tự quản lý của nhóm, sự tự tin
của các thành viên.
Dịch vụ phát triển doanh nghiệp
Dịch vụ phát triển doanh nghiệp bao gồm các hoạt động can
thiệp phi tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, như dịch
vụ marketing, công nghệ, đào tạo kỹ năng kinh doanh, quản lý
doanh nghiệp, đào tạo sản xuất, v.v. Nhìn chung, dịch vụ phát triển
doanh nghiệp là phạm trù rộng, nó có thể là bất kỳ một dịch vụ nào
trừ dịch vụ tài chính. Có quan điểm cho rằng dịch vụ phát triển
doanh nghiệp nên được một tổ chức khác cung cấp chứ không
phải là một tổ chức tài chính. Tuy nhiên, nếu một TCTCVM chọn
cung ứng dịch vụ này thì cần tách nó ra khỏi các dịch vụ khác và
phải được hạch toán riêng biệt. Việc lựa chọn dịch vụ này còn phụ
thuộc vào mục tiêu, khả năng thu hút vốn tài trợ để trợ cấp cho các
khoản chi phí.
Dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội bao gồm các dịch vụ phi tài chính nhằm cải
thiện các lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, xóa mù chữ, sức
khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, v.v. Việc cung cấp dịch vụ này
tăng thêm các giá trị cho nhóm khách hàng của TCTCVM, giúp họ
cải thiện các khía cạnh khác ngoài khía cạnh tài chính, vì dịch vụ tài
chính không phải là “cây đũa thần” giải quyết được mọi vấn đề cho
người nghèo. Các dịch vụ này cũng có thể được thực hiện lồng ghép
thông qua mạng lưới hoạt động của TCTCVM. Tuy nhiên, sẽ không
hợp lý khi mong đợi thu nhập từ dịch vụ tài chính sẽ trang trải cho
các chi phí của dịch vụ này và cũng giống như việc cung cấp dịch
vụ phát triển doanh nghiệp, TCTCVM phải tách biệt các chi phí của

35
các dịch vụ này. TCTCVM cần tìm kiếm nguồn tài chính khác cho
dịch vụ xã hội.
Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận tối thiểu hay tổng hợp sẽ
tùy thuộc mục tiêu của TCTCVM, nhu cầu của thị trường và khả
năng cung của TCTCVM. Điều quan trọng khác là TCTCVM cần
tách biệt và kiểm soát chi phí của mỗi loại dịch vụ để đạt được sự
bền vững trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, vấn đề này cũng
cần làm rõ cho nhóm khách hàng của mình.
1.2.4. Các đặc trưng của các TCTCVM
Nhìn chung, TCTCVM có một số đặc điểm riêng biệt khác
với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vì lợi nhuận
như sau:
Thứ nhất, các khoản cho vay của TCTCVM thường nhỏ, đặc
trưng vốn lưu động. Tổ chức tài chính vi mô cấp tín dụng thường
xuyên cho những khách hàng có thu nhập thấp (hội phụ nữ, nông
dân...) vì vậy mà các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời
gian ngắn và không có tài sản bảo đảm, chu kỳ vay lại thường xuyên
với lãi suất áp dụng thường cao hơn so với khoản vay thông thường
(cao hơn so với cho vay thương mại) và thường là các khoản vay
ngắn hạn.
Thứ hai, các khoản cho vay của TCTCVM được thế chấp bằng
tín chấp và tiết kiệm bắt buộc. Khách hàng thường không có tài sản
thế chấp nếu có thì giá trị cũng rất thấp vì khách hàng là những người
nghèo/người thu nhập thấp không có khả năng đáp ứng về tài sản bảo
đảm, do đó không thể đi vay được. Chính vì vậy, các khoản tín dụng
vi mô thường được cung cấp dưới hình thức tín chấp hoặc thông qua
các khoản tiết kiệm bắt buộc.
Thứ ba, hoạt động cho vay của TCTCVM được tổ chức tại điểm
thu phát vốn thuận tiện ngay ở khu dân cư (khách hàng TCVM) sinh

36
sống. Để khách hàng có thể tiếp cận một cách nhanh nhất và tốt nhất
với tài chính vi mô thì tổ chức tài chính vi mô phải có những mạng
lưới thu/phát ngay tại khu sinh sống của dân cư, thuận lợi tốt nhất cho
việc sử dụng các sản phẩm vì nếu như ở xa khu dân cư thì việc đi lại
để đến các phòng giao dịch sẽ khó khăn, chi phí tốn kém làm giảm
khả năng sử dụng sản phẩm của khách hàng TCVM.
Thứ tư, các sản phẩm tiết kiệm của TCTCVM có tính giáo dục
cộng đồng cao. Các TCTCVM cung cấp các sản phẩm tiết kiệm có
tính giáo dục tài chính cao tới các khách hàng thành viên của mình,
giúp người nghèo có thể hiểu về dịch vụ tiết kiệm, từ đó có ý thức
tiết kiệm và tích lũy (dù cho số tiền họ tích lũy được là rất nhỏ, có
thể chỉ là vài nghìn).
Thứ năm, quy trình cho vay đơn giản với cơ chế giám sát cộng
đồng. Các khoản vay được thông qua nhanh và dễ dàng nhằm khuyến
khích nhóm khách hàng mục tiêu - những người thiếu tự tin và tinh
thần tự tôn. Cán bộ của TCTCVM gắn kết, hiểu rõ khách hàng, quản
lý khách hàng thông qua sức ép của cộng đồng. Một quá trình thẩm
định tín dụng được quản lý tốt chỉ mất một hoặc hai tuần và các thời
gian thẩm định các khoản vay tiếp theo có thể còn ngắn hơn. Cơ chế
giám sát mạnh thông qua duy trì hệ thống giám sát trực tiếp có hiệu
lực và kiên định trên cả khía cạnh hoạt động và hành chính của tổ
chức. Các tiêu chuẩn cụ thể được thiết lập để đảm bảo hoạt động tài
chính và xã hội của tổ chức được lan tỏa tới hoạt động kinh doanh
của khách hàng.
Thứ sáu, hoạt động của các TCTCVM giúp nâng cao gắn kết
cộng đồng cho các thành viên. Thông qua hình thức cho vay theo
tổ, nhóm, khách hàng của các TCTCVM có thể giúp đỡ, tương trợ
lẫn nhau trong việc sử dụng vốn vay và sinh hoạt cuộc sống tại nơi
cư trú, qua đó tạo ra môi trường gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các
thành viên trong cộng đồng.

37
Kiểm tra nhanh:
1. Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô khác gì so với
tổ chức tài chính vi mô?
2. Vai trò “đôi” của tổ chức tài chính vi mô là gì?
3. Các dịch vụ cơ bản của tài chính vi mô?

1.3. Các mô hình hoạt động của các TCTCVM trên thế giới
Các TCTCVM khác nhau từ các quốc gia khác nhau với các
nền văn hóa khác nhau có xu hướng tạo ra các mô hình sao cho việc
vận hành các hoạt động tài chính vi mô thuận tiện cho cả tổ chức và
các thành viên.
1.3.1. Mô hình ngân hàng người nghèo - Grameen tại Bangladesh
Giáo sư Muhammad Yunus, “cha đẻ của tài chính vi mô” đã
thành lập mô hình đầu tiên với tên gọi Ngân hàng Grameen - mô
hình Bangladesh. Ngân hàng Grameen (GB) hoạt động dựa trên các
nhóm nhỏ gồm 5 người tự nguyện thành lập để hỗ trợ và cung cấp tín
dụng lẫn nhau, có ràng buộc về mặt đạo đức trong nhóm để cung cấp
tín chấp cho các thành viên. Đặt phụ nữ vào trọng tâm của việc cung
cấp cơ hội tiếp cận tín dụng một cách bình đẳng, GB đã thành công
trong việc đảo ngược thực hành kinh doanh của các ngân hàng thông
thường. GB không yêu cầu tài sản thế chấp mà phát triển một hệ
thống ngân hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, trách nhiệm, sự tham
gia và tính sáng tạo. Để kiểm tra tín nhiệm của các thành viên, hai
thành viên đầu tiên sẽ nhận được các khoản vay và phải hoàn trả trong
6 tuần. Nếu hoàn trả toàn bộ khoản vay đúng hạn, các thành viên khác
sẽ nhận bắt đầu được các khoản vay. Trưởng nhóm sẽ là người cuối
cùng nhận được khoản vay sau khi tất cả các thành viên khác trả được
nợ. Một thành viên không trả được khoản vay đồng nghĩa với việc
toàn bộ nhóm sẽ không nhận được các khoản vay tiếp theo.

38
Theo Yunus, tín dụng được xem như một công cụ sắc bén để
giải quyết những bất bình đẳng đang giới hạn người nghèo trong
vòng nghèo đói và giúp họ giải phóng những năng lực vốn có của
mình. Những bất bình đẳng này khôi phục được một số đặc quyền
xã hội vốn bị các hệ thống ngân hàng thông thường phủ nhận nhưng
vẫn đang góp phần vào việc duy trì tình trạng cách biệt giữa người
giàu và người nghèo. Tín dụng vi mô mở ra cơ hội cho nhóm người
yếu thế hơn có quyền lựa chọn và tham gia vào các doanh nghiệp
siêu nhỏ trong xã hội.
1.3.2. Mô hình MC2 tại châu Phi
MC2 là một mô hình lấy cảm hứng từ Einstein được thiết
kế bởi Paul K. Fokam là cách tiếp cận xây dựng ngân hàng vi mô
dựa trên cộng đồng. Khách hàng, hầu hết là những người yếu thế,
được khuyến khích nỗ lực để có thể tự lực cánh sinh, tạo ra của cải
với quan điểm cải thiện mức sống một cách bền vững. Một ngân
hàng vi mô phát triển nông thôn được xây dựng và quản lý bởi một
cộng đồng, được thiết kế phù hợp với những giá trị và tập quán địa
phương. MC2 được khởi nguồn từ một công thức sáng tạo: Chiến
thắng đói nghèo (VP - Victory over Poverty) là có thể nếu kết hợp
phương tiện (M - Means), năng lực (C - Competences) và cộng đồng
(C - Community). Ta có công thức VP = M x C x C = MC2.
Mô hình này có hai phiên bản: phiên bản nông thôn - MC2
và phiên bản đô thị - MUFFA. Phiên bản thứ hai của mô hình này
là dành riêng cho phụ nữ bởi vì các nghiên cứu khác và nghiên cứu
cá nhân của người sáng lập cho thấy phụ nữ ở khu vực thành thị là
những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nghèo đói. Qua MUFFA,
những phụ nữ này có thể dễ dàng tiếp cận với dịch vụ tài chính để
giúp họ bắt đầu tạo việc làm và các hoạt động kinh doanh nhỏ tạo
ra thu nhập. Kết quả là, mô hình được xây dựng và hỗ trợ bởi bốn
trụ cột chính là người dân địa phương, Tổ chức Phát triển Thích hợp

39
cho châu Phi (ADAF - Appropriate Development for Africa) - một
tổ chức phi chính phủ (NGO), Tập đoàn Ngân hàng Afriland và một
số đối tác trong và ngoài nước.
Các mục tiêu của Ngân hàng Vi mô MC2 rất đơn giản:
- Mục tiêu đầu tiên của Ngân hàng Vi mô MC2 là ổn định bền
vững về tài chính và kinh tế cho cả ngân hàng TCVM, các cá nhân
và các thành viên của nhóm.
- Mục tiêu thứ hai của MC2 là về khía cạnh xã hội. Mục tiêu
hướng tới các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, siêu nhỏ và của
người nghèo. Tiếp theo, mục tiêu hướng tới khôi phục phẩm giá cho
các đối tượng hưởng lợi từ chương trình nhằm chỉ cho họ thấy tầm
quan trọng của việc làm chủ vận mệnh của mình.
1.3.3. Mô hình ngân hàng làng xã FINCA
Quỹ Tương trợ Cộng đồng Quốc tế (FINCA - Foundation for
International Community Assistance) triển khai mô hình ngân hàng
làng xã đầu tiên tại Bolivia trong suốt những năm 1980 do John
Hatch khởi xướng.
Theo mô hình ban đầu, ngân hàng làng xã - FINCA làm việc
với các nhóm 30-60 thành viên, thông thường tất cả là phụ nữ. Họ
nhận được khoản vay đầu tiên của họ từ tổ chức thực hiện (trụ sở
địa phương của FINCA hoặc các chi nhánh của nó) để cho cá nhân
là thành viên của ngân hàng làng vay. Tổ chức tài trợ thành lập một
ngân hàng trong ba tháng, bao gồm thiết lập đội ngũ quản lý, chính
sách và các quy định quản lý ngân hàng làng.
Các khoản vay được trả theo kỳ hạn hàng tuần trong bốn tháng.
Tiền gốc và lãi được thu về ngân hàng làng tại cuộc họp thường
xuyên của họ và trả cho tổ chức triển khai. Quỹ cho vay đối với các
thành viên chỉ tiếp tục cấp tín dụng khi tất cả các khoản vay trước đó
đã được thanh toán đầy đủ.

40
Để duy trì nỗ lực tạo ra các nhóm đoàn kết có tài chính bền
vững, FINCA đào tạo các nhóm cộng đồng nhỏ theo chương trình
gồm 22 hợp phần để tạo thành các Doanh nghiệp Tín dụng Cộng
đồng (CCE - Community Credit Enterprises). Những doanh nghiệp
hay công ty nhỏ này cho phép các thành viên cổ phiếu để trở thành
cổ đông và tạo nguồn vốn để cung cấp tín dụng và các mô hình kinh
doanh bền vững.
1.3.4. SKS và Mô hình Công ty Tài chính Phi ngân hàng (NBFC -
Non Banking Finance Company) tại Ấn Độ
Mô hình Công ty Tài chính Phi ngân hàng nổi lên như một loại
hình TCTCVM tiến gần nhất tới hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận
bằng cách thu hút vốn từ thị trường tài chính thông qua các khoản
đầu tư là các khoản cho vay từ các ngân hàng thương mại.
Dần tách khỏi khái niệm cốt lõi của tín dụng vi mô, mô hình
NBFC tin rằng nếu người nghèo chứng minh được mình đáng để
được vay thì họ hoàn toàn có thể được vay vốn thương mại. Thị
trường tài chính sẽ có quỹ để cho vay. Thứ hai, những người tiên
phong trong mô hình này tin rằng vì lượng tiền cần có để cho vay
là rất lớn nên thị trường tài chính là cách duy nhất để huy động đủ
nguồn lực. Điều này đồng nghĩa với việc phải huy động các khoản
vay ở mức lãi suất thị trường. Các tổ chức này sử dụng tiền từ các
khoản nợ và tài sản rủi ro để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh và
dự án siêu nhỏ của người nghèo. Cuối cùng, hoạt động tín dụng này
đã đẩy những người nghèo xuống sâu hơn dưới ngưỡng nghèo.
1.3.5. Các nhóm tự trợ giúp (SGHs - Self-Help Groups)
SGHs phổ biến tại Ấn Độ. Đây là những nhóm nhỏ của người
nghèo nông thôn tự nguyện hợp lại để tìm kiếm sự trợ giúp để cải
thiện tình trạng xã hội và kinh tế trong cuộc sống của các thành
viên. SHGs tập hợp các nhóm đồng nhất (tất cả các thành viên trong

41
nhóm đều là nam giới hoặc nữ giới) thống nhất thường xuyên dành ra
những khoản tiết kiệm nhỏ theo nguyên tắc kỷ luật tự giác và ưu tiên.
Các thành viên có độ tuổi trong khoảng 21-60 có chung tình trạng tài
chính và xã hội. Mỗi gia đình, mỗi thành viên thực hành tiết kiệm để
cùng phục vụ nhiều gia đình.
1.3.6. Mô hình ROSCA (Hiệp hội Tín dụng và Tiết kiệm xoay vòng)
ROSCA về cơ bản là một nhóm người tập hợp lại để cùng đóng
góp mang tính chu kỳ thường xuyên vào một quỹ chung, sau đó,
toàn bộ số tiền mỗi lần đóng góp được lần lượt chuyển cho các thành
viên. Ví dụ, một nhóm 12 người có thể đóng góp một số tiền X mỗi
tháng trong 12 tháng. Hàng tháng, một người sẽ nhận số tiền X của
12 người. Do đó, hàng tháng, 12 thành viên sẽ đóng góp cùng một
số tiền X và cho một thành viên được chỉ định vay và mỗi thành viên
sẽ đợi đến lượt mình được vay. Thứ tự người vay sẽ được quyết định
trên cơ sở đồng thuận, rút thăm hoặc phương pháp thống nhất nào
khác miễn là tất cả các thành viên đều lần lượt nhận được các khoản
vay và vòng quay tín dụng tiếp tục lặp lại.
1.3.7. Mô hình kinh doanh nhỏ
Mô hình kinh doanh nhỏ được mạo hiểm thực hiện bởi các
TCTCVM là bước phát triển tiếp theo trong hoạt động tài chính vi
mô. Các thành viên thành công của các TCTCVM sau khi nhận các
khoản vay siêu nhỏ sẽ nhận được các khoản vay lớn hơn để đạt được
thành công lớn hơn. Bên cạnh đó là các hỗ trợ khác, đặc biệt là xây
dựng năng lực phát triển doanh nghiệp, sáng tạo sản phẩm, hỗ trợ
kết nối thị trường để đảm bảo thành công của các khách hàng SMEs.
Một số khách hàng SME có thể tiếp nhận các khoản tín dụng này
với tài sản thế chấp là hoạt động kinh doanh hiện có. Trong khi đó,
các khách hàng đã từng tiếp nhận tín dụng vi mô có thể tiếp tục nhận
được các khoản vay hỗ trợ phát triển doanh nghiệp mà không cần tài
sản thế chấp.

42
1.4. Các mô hình hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam
Cùng tham gia với các ngân hàng chính thức trong cuộc chiến
chống đói nghèo, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, hiện nay tại Việt
Nam có sự hiện diện của các loại hình TCTCVM sau: các TCTCVM
chính thức được cấp phép (04 tổ chức gồm: TYM, M7-MFI, Thanh
Hóa MFI và CEP), các quỹ xã hội7, các chương trình/dự án TCVM
do tổ chức chính trị - xã hội quản lý8, các chương trình/dự án TCVM
trực thuộc tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh đó, các loại hình TCVM
bán chính thức hiện đang được triển khai tại các cấp của các tổ chức
chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân trên phạm vi cả
nước, gồm: hoạt động tín dụng vi mô thuộc một số chương trình/dự
án phát triển do một số nhà tài trợ song phương hoặc đa phương thực
hiện, hoạt động tín dụng vi mô triển khai cấp tỉnh/thành phố, các hoạt
động tín dụng tiết kiệm cơ sở.
Ngoài các chương trình TCVM của NHCSXH, các chương
trình tự phát hoặc thuộc các tiểu đề án của các tổ chức chính trị - xã
hội có phạm vi hoạt động trên toàn quốc (như của Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân), các TCTCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam
hiện đang hoạt động trên phạm vi trên dưới 136/703 quận/huyện/thị
trấn tại 34/63 tỉnh thành trên cả nước (VMFWG, 2013; Tổng cục
Thống kê, 2014).
Có thể đánh giá là các TCTCVM đã hoạt động trên địa bàn
tương đối rộng xét theo địa bàn tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, tại mỗi
7
Hầu hết các quỹ xã hội đều được thành lập và hoạt động theo Nghị định 30/2012/
NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Nghị
định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động
của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
8
Có một số chương trình TCVM do HPN cấp tỉnh/huyện đã chuyển đổi thành quỹ
hỗ trợ phụ nữ nghèo, nhưng không phải quỹ nào cũng hoạt động như một quỹ xã
hội. Ví dụ, Quỹ HTPN Đà Nẵng không hoạt động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP
mà hoạt động như một chương trình cho vay với chủ sở hữu vốn là Ủy ban Nhân
dân thành phố.

43
tỉnh/thành phố, chỉ có một số huyện có hoạt động TCVM và hoạt
động này cũng không bao phủ toàn bộ các phường/xã trong quận/
huyện/thị trấn đó và không chỉ tập trung tại các huyện, xã vùng sâu,
vùng xa. Sự phân bố như trên là tương đối manh mún, khó tạo nên
sức mạnh quy mô tập trung cho các TCTCVM, trừ trường hợp như
của CEP TP. HCM - có mặt trên hầu hết quận/huyện/thị trấn của TP.
HCM. Tuy vậy, đặc trưng này hoàn toàn phù hợp với chiến lược tập
trung vào các phân đoạn thị trường ngách, do các khách hàng TCVM
chủ yếu là những người thu nhập thấp, khó tiếp cận hoặc không tiếp
cận đầy đủ tới các dịch vụ tài chính chính thức khác. Do vậy, một
số TCTCVM lựa chọn cách tiếp cận nhỏ ở nhiều địa bàn khác nhau
hoặc tập trung tại địa bàn một tỉnh (đối với hầu hết các TCTCVM
còn lại).
Khác với quan điểm TCTCVM chỉ hoạt động ở vùng sâu, vùng
xa, cách tiếp cận đa chiều với địa bàn đa dạng như hiện nay tạo
cơ hội tốt hơn cho các TCTCVM tăng cường khả năng bền vững
do giảm thiểu các chi phí giao dịch tại các địa bàn khó khăn. Theo
Nhóm nghiên cứu, địa bàn ngoại ô và thành thị trong thời gian tới
vẫn sẽ rất hấp dẫn đối với các TCTCVM, do nhu cầu dịch vụ TCVM
của khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình thu nhập thấp
trong khu vực này vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.
Về mô hình hoạt động, quản trị, điều hành
Đối với TCTCVM chính thức
Cả bốn TCTCVM chính thức đều liên quan trực tiếp và gián
tiếp tới Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) ở các cấp khác nhau do lịch
sử hoạt động phát triển từ các dự án phát triển với đối tác là HLHPN
và đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ. Các TCTCVM chính
thức đều được tổ chức dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo đó, TYM và CEP được thành lập theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, do HLHPN là cơ quan chủ quản (chủ

44
sở hữu). Trong khi đó, M7-MFI và Thanh Hóa MFI được thành lập
theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.
Đối với các TCTCVM bán chính thức
Mô hình hoạt động của các TCTCVM bán chính thức Việt Nam
có thể được khái quát thành 4 nhóm như sau:
Mô hình TCTCVM điển hình
Một hợp phần của Ban quản lý tài chính vi mô Hải Phòng.
chương trình, dự án
phát triển
Bình Minh CDC, Bàn Tay Vàng, Chương trình TCVM -
HLHPN tỉnh Bến Tre, Quỹ trợ vốn CNVC & NLĐ nghèo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Quỹ phát triển phụ nữ Sơn La,
Chương trình Anh Chị Em, CSOD, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát
Chương trình TCVM triển kinh tế thành phố HCM, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo
Sóc Sơn, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Lào Cai, Quỹ
phát triển phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, Ban tài chính vi mô - Tổ
chức Tầm nhìn thế giới, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển
Quảng Bình.
Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm
(CEP), Trung tâm phát triển vì người nghèo (PPC), Quỹ
phụ nữ phát triển huyện Điện Biên, Quỹ phụ nữ phát triển
thành phố Điện Biên Phủ, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển
Quỹ xã hội Ninh Phước, Đơn vị đào tạo tiêu chuẩn (STU), Phái đoàn
liên minh Na Uy tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo
Thanh Hóa (FPW), Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Sóc
Trăng, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Ninh Bình, Quỹ phát
triển An Phú.
Các tổ chức phi chính Quỹ tài chính vi mô vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI),
phủ (NGO, INGO) Quỹ Dariu.
cung cấp dịch vụ
TCVM

Thông thường, các TCTCVM bán chính thức đều có xuất phát
điểm là các dự án/chương trình có yếu tố nước ngoài, liên kết với các
tổ chức chính trị - xã hội (chủ yếu qua HPN các cấp) hoặc các đoàn
thể (như Liên đoàn Lao động - CEP). Do đó, mô hình tổ chức của các
loại hình TCTCVM bán chính thức khá đơn giản.

45
Tổng kết chương
Lịch sử hình thành và phát triển TCVM trên thế giới và tại Việt
Nam chứng minh rằng: TCVM luôn gắn liền với việc đáp ứng các
nhu cầu tài chính và phát triển của người nghèo, người thu nhập thấp,
các doanh nghiệp siêu nhỏ, khó khăn trong tiếp cận tài chính chính
thức. Đặc điểm TCVM khác biệt so với tài chính truyền thống và
cũng là nét tạo nên sự hấp dẫn riêng của TCVM chính là phân đoạn
thị trường khác biệt và cách thức để tăng tiếp cận, giảm rủi ro cho
đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường đó.
Có ba nhóm cung cấp dịch vụ TCVM là chính thức, bán chính
thức và phi chính thức. Do vậy, quan điểm về TCTCVM có sự khác
biệt giữa các quốc gia, khu vực. Quan điểm sử dụng trong cuốn sách
này bao gồm cả các TCTCVM được cấp phép theo quy định và các
chương trình, dự án tài chính vi mô.
Các dịch vụ tài chính vi mô tập trung vào hai nhóm: dịch vụ
trung gian tài chính và dịch vụ phi tài chính (trung gian xã hội)
nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển các khía cạnh xã hội cho
khách hàng. Các TCTCVM có thể cung cấp một số hoặc đầy đủ các
dịch vụ, phụ thuộc vào quy định pháp lý, chiến lược/cách tiếp cận
và nguồn lực của tổ chức đó. Do vậy, TCTCVM có vai trò đối với
cả tài chính và xã hội. Đây cũng chính là sự khác biệt của TCTCVM
- doanh nghiệp xã hội thực hiện trung gian tài chính không vì mục
tiêu lợi nhuận.
Có nhiều mô hình TCTCVM trên thế giới, nhưng tập trung vào
bốn nhóm mô hình là: ngân hàng người nghèo (như Grameen Bank -
Bangladesh), mô hình vi mô phát triển nông thôn dựa trên cộng đồng
MC2, mô hình ngân hàng làng xã FINCA, và mô hình phi ngân hàng.
Mỗi mô hình có cách tiếp cận và đặc trưng riêng. Tùy thuộc từng
quốc gia, từng tổ chức, việc áp dụng mô hình linh hoạt, phù hợp cho
sự phát triển chung của tổ chức và xã hội.

46
Các thuật ngữ chính trong chương

Tài chính vi mô Tiết kiệm bắt buộc


Tổ chức tài chính vi mô Bảo hiểm vi mô
Tổ chức cung cấp dịch vụ Đại lý
tài chính vi mô
Thanh toán
Trung gian tài chính
Chuyển tiền
Trung gian xã hội
Mô hình tài chính vi mô
Tín dụng vi mô
Ngân hàng làng xã
Tiết kiệm tự nguyện

Câu hỏi ôn tập


1. Thông qua lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mô
trên thế giới, giải thích tại sao tài chính vi mô không phải
là vấn đề mới nhưng mới chỉ được quan tâm từ giai đoạn
những năm 1990 và đầu 2000.
2. Lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mô tại Việt
Nam? Các nhân tố tác động tới sự phát triển đó?
3. Trình bày và cập nhật các khái niệm khác nhau về tài chính
vi mô. Cách áp dụng khái niệm khác nhau đó ảnh hưởng
thế nào tới sự phát triển tài chính vi mô?
4. Trình bày các đặc điểm của tài chính vi mô. So sánh
với đặc điểm của tài chính truyền thống do ngân hàng
cung cấp.
5. Trình bày cập nhật các khái niệm khác nhau về tổ chức tài
chính vi mô. Cách áp dụng khái niệm khác nhau đó ảnh
hưởng thế nào tới sự hình thành, phát triển và quản lý tổ
chức tài chính vi mô?

47
6. Các vai trò cơ bản của TCTCVM là gì? Mối liên hệ giữa
các vai trò đó?
7. Trình bày các dịch vụ tài chính vi mô. So sánh với các dịch
vụ tài chính do ngân hàng thương mại cung cấp.
8. Kinh nghiệm về quy định pháp lý và thực trạng của từng
loại hình dịch vụ tài chính vi mô trên thế giới? Thực trạng
tại Việt Nam?
9. Các đặc trưng cơ bản của TCTCVM? Liên hệ thực tiễn tại
Việt Nam hoặc tại một TCTCVM mà anh/chị biết.
10. Các mô hình cung cấp dịch vụ TCVM trên thế giới: đặc điểm,
ưu/nhược điểm của từng mô hình và khả năng áp dụng.
11. Liên hệ thực tiễn về các mô hình cung cấp dịch vụ TCVM tại
Việt Nam: đặc điểm, ưu/nhược điểm và kết quả hoạt động.
12. Từ tài chính vi mô tới tài chính toàn diện - xu hướng phát
triển trong thời gian tới?
Bài tập tình huống
Học viện điều phối và tạo điều kiện cho học viên tới thăm một
chi nhánh của tổ chức TCVM, có thể tại Hà Nội trong ít nhất là 2
ngày. Học viên sẽ được định hướng tìm hiểu trước về sứ mệnh, tầm
nhìn và mục tiêu của tổ chức. Học viên quan sát các hoạt động của
chi nhánh và đi cùng với các nhân viên thực địa để thực hiện các hoạt
động thực địa và phỏng vấn ít nhất 3 khách hàng. Dưới đây là danh
mục các công việc đề xuất.

48
Danh sách công việc quan sát thực địa

Quan
Lịch
sát/
trình/ Hoạt động Quy trình Kết quả
Ghi
ngày
chú
1 Giới thiệu học viên Học viên và người Làm quen và tìm
với người tiếp nhận tiếp nhận kiến tập hiểu chung về phạm
kiến tập giới thiệu bản thân vi hoạt động sẽ thực
và học viên nêu mục hiện
đích của đợt kiến tập
Giới thiệu tóm tắt/ Lãnh đạo định hướng Hiểu rõ các hoạt
định hướng về hoạt chung học viên về động và tình hình tác
động của chi nhánh tình hình và các hoạt nghiệp của chi nhánh
động tác nghiệp của
chi nhánh
Quan sát giao dịch Học viên quan sát Đánh giá tính hiệu
của chi nhánh như kỹ quy trình và thực quả và hành vi của
nhận tiền gửi và cấp hành tác nghiệp của nhân viên đối với mỗi
tín dụng cho người mỗi hoạt động hoạt động. Làm quen
đi vay với các tài liệu, chứng
từ khác nhau được
chi nhánh sử dụng
Phỏng vấn lãnh đạo Trao đổi với lãnh đạo Nhận thức được
chi nhánh chi nhánh để tìm ra mức độ tận tâm của
điều gì khiến họ hài lãnh đạo chi nhánh
lòng về công việc hiện đối với công việc và
tại? Tìm hiểu nhận nhận thức của họ đối
thức của lãnh đạo chi với sứ mệnh, tầm
nhánh về sứ mệnh, nhìn và mục tiêu của
tầm nhìn và mục tiêu tổ chức TCVM
của tổ chức TCVM
trong mối liên hệ với
công việc của họ
Phỏng vấn một Thảo luận với một Tìm hiểu được mức
nhân viên nhân viên về điều độ hiểu biết của nhân
gì khiến họ hài lòng viên đối với công
về công việc hiện việc và mức độ hài
tại? Tìm hiểu nhận lòng của anh/chị ấy
thức của lãnh đạo chi khi làm công việc đó
nhánh về sứ mệnh,
tầm nhìn và mục tiêu
của tổ chức TCVM
trong mối liên hệ với
công việc của họ

49
Quan
Lịch
sát/
trình/ Hoạt động Quy trình Kết quả
Ghi
ngày
chú

2 Tham gia cuộc họp Học viên đi cùng Quan sát hoạt động
chung nhân viên thực địa thực tế của buổi họp
để tham gia cuộc
Hiểu được mục đích
họp chung và quan
của buổi họp, quan
sát quy trình và quá
sát tính kỷ luật của
trình, sự có mặt và
các thành viên và
mức hoàn trả vốn
đánh giá các tiếp cận
vay của khách hàng,
của nhân viên thực
thái độ của nhân viên
địa với khách hàng
thực địa với khách
trong suốt quá trình
hàng
thu tiền nợ vay và
thảo luận chương
trình, kế hoạch vay

Thăm và phỏng vấn Học viên thăm nhà Xác định tư cách
2 khách hàng của khách hàng và thành viên của khách
hỏi các câu hỏi như hàng
- Đã tham gia là Xác định các nhân
thành viên trong bao tố thành công của
lâu? chi nhánh cũng như
những điểm cần phải
- Lý do tham gia?
cải thiện
- Hoạt động kinh
Đánh giá các tác
doanh là gì?
động khác về mặt
- Tình trạng hoạt kinh tế xã hội tới đời
động kinh doanh? sống của khách hàng

- Những nhận xét tích


cực về chi nhánh
- Những nhận xét tiêu
cực về chi nhánh
- Kiến nghị/đề xuất
nếu có

50
Quan
Lịch
sát/
trình/ Hoạt động Quy trình Kết quả
Ghi
ngày
chú
Tham gia hoạt động Học viên cùng với Tìm hiểu về số nợ
theo dõi khoản vay nhân viên thực địa chưa trả được và lý
(nếu có) theo dõi hoạt động do chưa trả nợ
trả nợ của khách Trải nghiệm quá
hàng trình thu nợ đến hạn
nhưng chưa trả
Làm quen với các
tiếp cận của nhân
viên thực địa khi
theo các khoản nợ
quá hạn
Báo cáo tổng kết và Học viên tổng kết Hiểu được hoạt động
gặp mặt chia tay với các quan sát và liên hàng ngày của toàn
chi nhánh hệ với tất cả các nhân chi nhánh
viên của chi nhánh
để có thể tìm hiểu
thêm nếu cần

Kết quả dự kiến:


a. Học viên phải có khả năng liên hệ được các lý thuyết đã học
với hoạt động thực tiễn.
b. Học viên có thể viết được bản báo cáo dài 2 trang lý giải
khái niệm TCTCVM đã được tổ chức TCVM đó áp dụng
như thế nào.
c. Học viên có thể đưa ra những khuyến nghị cho việc quan
sát không có ngoại lệ.

51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. L. Ajonakon, 2011, Comparing Microfinance Models.


2. Harry Srinivas, June 2015, Microfinance: Credit lending
Models.
3. Rusdy Hartungi. May 2007, International Journal of Social
Economics: A Research Paper.
4. Kim-Loy A, 2015, Accounting for Non-Accountant ppt.
5. http://microfinanceinfo.com
6. http://scribd.com
7. http://cgap.org
8. http://microfinancegateway.org Microfinance in Vietman:
Three Case Studies
9. http://www.forbes.com/2007/12/20/microfinance-
philanthropy
10. J. Dequyto, 2004, Center for Agriculture and Rural
Development (CARD), Financial Self-sufficiency towards
operational efficiency, Philippinnes.
11. R. Coronel, 2012, Employee satisfaction level: basis
for improving employee retention at Luzon 4A Region,
Philippinnes.
12. D. Burgos, 2004, Financial assistance of a micro--finance
institution: its impact on socio-economic condition of
CARD client-members, Philippinnes.
13. L. Lailo, 2004, Implementation of a Modified Solidarity
Group Lending Scheme of CARD, Philippinnes.

52
14. Masbate. J. Rapera, 2007, Improving Repayment Rate to
Protect Profitability and Sustainability of CARD-Bank,
Philippinnes.
15. M. De Mesa, 2014, Optimizing the Use of Progress Out
of Poverty Index (PPI) Towards improvement of Client
Recruitment Process of Card Bank, Inc, Philippinnes.
16. V. Briones, 2004, The Effectiveness of the Center for
Agriculture and Rural Development (CARD), Inc.
Operational System and Problems Encountered on its
three years of operation, Philippinnes.
17. The Grameen Recruitment Concept of Center for
Agriculture and Rural Development.
18. D. Manalo, 2004, (CARD Inc.) in Oriental Mindoro in
terms of Problems and Quality of clients, Philippinnes.
19. The Microfinance Lending Institution: Its Contribution
to the Empowerment of Women to uplift their Socio-
economic Condition, Philippinnes.M. De Mesa.2004.
20. The Simplified Microfinance Operational Systems
and Procedures of the Center for Agriculture and Rural
Development (CARD) Inc.: Basis for Improvement,
Philippinnes.E. Valenzuela.2004.
21. So sánh các mô hình tài chính vi mô, L. Ajonakon, 2011.
22. Tài chính vi mô: Mô hình cho vay tín dụng, Harry Srinivas,
tháng 6/2015.
23. International Journal of Social Economics: Một nghiên
cứu, Rusdy Hartungi, tháng 5/2007.
24. Kế toán cho người không phải là kế toán viên, Kim-Loy
A, 2015.

53
25. Gert van Maanen (2004), Microcredit: Sound Business
or Development Instrument, Oikocredit, http://
microfinanceinfo.com

26. http://scribd.com

27. http://cgap.org

28. http://microfinancegateway.org Tài chính vi mô tại Việt


Nam: Ba trường hợp nghiên cứu

29. http://www.forbes.com/2007/12/20/microfinance-
philanthropy

Tài liệu đọc thêm


30. Muhammad Yunus, 2003, Expanding Microcredit
Outreach to Reach the Millennium Development
Goals, International Seminar on Attacking Poverty with
Microcredit, Dhaka, Bangladesh.
31. Trung tâm Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (CARD):
Tự chủ tài chính.
32. Hướng tới hoạt động hiệu quả, J.Dequyto, 2004.
33. Mức độ hài lòng của nhân viên: cơ sở cho việc cải thiện giữ
chân nhân viên tại Khu vực Luzon 4A, R. Coronel, 2012.
34. Hỗ trợ tài chính của một tổ chức tài chính vi mô: tác động
của nó tới điều kiện kinh tế - xã hội của khách hàng - thành
viên của CARD, D. Burgos, 2004.
35. Triển khai Kế hoạch vay vốn theo nhóm thống nhất đã
điều chỉnh của CARD, L.Lailo, 2004.
36. Nâng cao tỷ lệ hoàn trả vốn vay để bảo vệ khả năng sinh
lời và tính bền vững của Ngân hàng CARD, Masbate. J.
Rapera, 2007.

54
37. Tối ưu hóa việc sử dụng Bộ chỉ số đánh giá chuẩn nghèo
nhanh (PPI - Progress Out of Poverty Index) hướng tới
cải thiện quy trình tiếp nhận khách hàng của Ngân hàng
CARD, Inc.M. de Mesa, 2014.
38. Hiệu quả của Trung tâm Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (CARD), Inc: Các vấn đề và hệ thống hoạt động gặp
phải trong ba năm hoạt động, V. Briones, 2004.
39. Khái niệm Tuyển chọn Grameen của Trung tâm Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (CARD Inc.) tại Oriental
Mindoro liên quan đến các vấn đề về chất lượng khách
hàng, D.Manalo, 2004.
40. Tổ chức cho vay tài chính vi mô: Những đóng góp vào
việc tăng cường quyền lực cho phụ nữ để nâng cao điều
kiện kinh tế - xã hội của họ, De Mesa, 2004.
41. Hệ thống và Quy trình Hoạt động tài chính vi mô
được đơn giản hóa của Trung tâm Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (CARD) Inc: Cơ sở để cải tiến,
E.Valenzuela, 2004.

55
PHỤ LỤC CHƯƠNG 1
So sánh đặc điểm của bốn mô hình tài chính vi mô khác nhau
trên thế giới

Mô hình Mô hình
Mô hình MC2 Mô hình SKS
Grameen FINCA
Tóm tắt Là một ngân TCTCVM được FINCA làm Các nhà đầu tư
hàng vi mô điều hành tập việc với các kiểm soát công
được sở hữu trung, chuyên nhóm 30 đến ty tín dụng được
và điều hành nghiệp gồm các 60 thành viên, điều hành tập
bởi các thành nhóm 5 người, thông thường trung với nguồn
viên có cùng có cơ cấu tổ tất cả là phụ lực nhận từ các
nền tảng văn chức chặt chẽ nữ. Ngay sau nhà đầu tư và
hóa xã hội, tập và kỷ luật cao. khi được thành người cho vay.
quán, thói quen Chú trọng trước lập, ngân hàng Một cơ cấu tổ
vùng miền của tiên đến việc làng xã sẽ nhận chức lớn được
một cộng đồng. cho vay, tuy được khoản vay thiết lập để tuyển
MC2 hoạt động nhiên, tất cả các đầu tiên từ tổ dụng và đào tạo
trên nguyên tắc thành viên trong chức triển khai các nhân viên
các thành viên nhóm đều phải (trụ sở chính tại tín dụng cách
bình đẳng, mỗi tiết kiệm những địa phương của giải ngân các
người được một khoản tiền nhất FINCA hoặc các khoản vay tại
quyền bỏ phiếu. định. chi nhánh) để các làng xã. Các
Nói cách khác, cho các thành ngân hàng truyền
MC2 được xây viên của ngân thống và các nhà
dựng theo mô hàng làng xã đầu tư cung cấp
hình quyết định vay lại. các khoản vay
từ dưới lên. cho các tổ chức
tín dụng theo mô
hình SKS. Các
TCTCVM nhận
được khoản vay,
thông qua các
nhân viên tín
dụng sẽ cho các
khách hàng vay
lại với lãi suất rất
cao. Trọng tâm
hoạt động của
các TCTCVM
này hướng tới
mục tiêu ưu tiên
là tối đa hóa lợi
nhuận của các
nhà đầu tư.

56
Mô hình Mô hình
Mô hình MC2 Mô hình SKS
Grameen FINCA
Mục tiêu Mục tiêu hàng Ngân hàng Mục tiêu của Mục tiêu của
đầu của ngân Grameen hỗ trợ FINCA là cấp mô hình TCVM
hàng vi mô những người tính dụng cho SKS là tối đa
MC2 là ổn định nghèo vốn năng các cộng đồng hóa lợi nhuận
bền vững về tài động làm kinh nông thôn để cho các nhà đầu
chính và kinh tế nhưng hầu cải thiện cuộc tư trong khoảng
tế cho cả ngân như không tiếp sống thông qua thời gian ngắn
hàng TCVM, cận được các các hoạt động nhất có thể
các cá nhân và nguồn vốn vay kinh doanh khởi thông qua mở
các thành viên chính thức. nghiệp. rộng tiếp cận
của nhóm. Mục tới cộng đồng
Grameen chú
tiêu thứ hai của người nghèo.
trọng đến tín
MC2 là về khía
dụng.
cạnh xã hội.
Mục tiêu hướng
tới các hoạt
động kinh doanh
quy mô nhỏ,
siêu nhỏ và của
người nghèo.
Tiếp theo, mục
tiêu hướng tới
khôi phục phẩm
giá cho các đối
tượng hưởng
lợi từ chương
trình nhằm chỉ
cho họ thấy tầm
quan trọng của
việc làm chủ vận
mệnh của mình.
MC2 chú trọng
đến tiết kiệm và
tín dụng.
Hình thức Ngân hàng phát Tổ chức tín Ngân hàng Tổ chức tín dụng
hoạt động triển vi mô ở dụng vi mô làng xã
nông thôn
Quy mô 3-5 Tối thiểu là 4 3 4
nhân viên

57
Mô hình Mô hình
Mô hình MC2 Mô hình SKS
Grameen FINCA
Khách • Toàn bộ cộng • Phụ nữ nghèo • Cư dân nông • Người nghèo
hàng mục động người ở nông thôn có thôn không kể hoạt động kinh
tiêu nghèo và người tham gia hoạt giới tính, có ưu doanh có tài sản
yếu thế động kinh tế tiên phụ nữ có thế chấp cho các
tham gia hoạt khoản vay
động kinh tế,
có tài sản thế
chấp cho các
khoản vay
Dịch vụ • Tài khoản tiết • Tiết kiệm • Tín dụng • Dịch vụ nhận
tài chính kiệm • Tín dụng • Ít chú trọng tiền trả nợ tại
• Tiền gửi tiết đến tiết kiệm cửa
• Bảo hiểm
kiệm có kỳ hạn vi mô • Vi mô
• Chuyển tiền
• Tín dụng
• Các dịch vụ
khác
Các dịch • Đào tạo và hội • Các cuộc hội • Các cuộc hội • Họp nhóm và
vụ phi tài thảo tài chính thảo và họp thảo và họp vận động xã
chính nhóm vận động nhóm vận động hội chỉ khi có
xã hội xã hội sự tham gia của
TCTCVM
Phương • Tiết kiệm là • Tiết kiệm bắt • Tiết kiệm hàng • Không phải tổ
pháp tiết chìa khóa để tạo buộc hàng tuần, tuần bắt buộc và chức nhận tiền
kiệm ra của cải. Linh thu tiền trả nợ theo áp lực của gửi
hoạt nhưng phải vay tại nhà nhóm
có khả năng tiết
kiệm tối thiểu
1.500 France
Trung Phi mỗi
quý. Mức tiết
kiệm tùy thuộc
vào tiềm năng
của cộng đồng
Tiêu • Đóng phí thành • Phải là thành • Bảo lãnh bằng • Là một thành
chuẩn viên 2.500 FCFA viên của một tiền mặt trị giá viên của SHG
tham gia • Góp cổ phần nhóm 20% giá trị • Có khả năng
≥ 10, đến 1.000, • Phải tham gia khoản vay và sẵn sàng trả
10.000 đào tạo theo nhóm • Áp lực từ các phí
• Tiết kiệm hàng • Bắt buộc tiết thành viên trong
quý ≥ 1.500 FCFA kiệm hàng tuần nhóm

58
Mô hình Mô hình
Mô hình MC2 Mô hình SKS
Grameen FINCA
Cách thức • Góp cổ phần • Nguồn quỹ từ • Quỹ và tín • Đóng góp của
gây quỹ theo đăng ký của bên ngoài của dụng nhận từ các thành viên
các thành viên các tổ chức tài các tổ chức tài
• Tín dụng từ
trong nhóm trợ trợ
các TCTCVM
• Tiết kiệm từ cư • Nguồn quỹ
dân địa phương huy động nội bộ
và tiền tiết kiệm
• Tiết kiệm từ
đàn ông và phụ
nữ sống tại các
khu vực khác
• Các khoản vay
từ chương trình
tái cấp vốn của
các ngân hàng
liên kết
• Các khoản
tài trợ cho xây
dựng năng lực
của tổ chức
phi chính phủ
ADAF và các
tổ chức tài trợ
quốc tế khác
Quy mô 150 $ 100 $ 75 $ 160 $
khoản vay
trung bình
Chi phí lãi 10-15% Trên 30% Trên 46% Trên 45%
vay
Thời hạn • Theo thỏa • Trả nợ vay và • Thời hạn vay • Tối đa 50 tuần
vay thuận, tùy thuộc tiết kiệm bắt 16-24 tuần
vào vòng quay buộc hàng tuần
• Trả nợ vay bắt
hoạt động và
• Thời hạn vay buộc hàng tuần
kinh doanh của
tối đa là 1 năm.
các thành viên.
Người vay phải
Trong một số
bỏ ra khoản
trường hợp, thời
tiết kiệm trị giá
hạn vay lên tới
0,5% khoản vay
18 tháng.

59
Mô hình Mô hình
Mô hình MC2 Mô hình SKS
Grameen FINCA
Kế hoạch • Hàng tháng, có • Thời hạn trả • Thời hạn trả • Thời hạn trả
trả nợ thể có thời gian nợ hàng tuần nợ hàng tuần nợ hàng tuần
ân hạn với yêu cầu tiết
kiệm hàng tuần
bắt buộc
Quyền sở • Cộng đồng • Các nhà đầu tư • Các thành viên • Các nhà đầu
hữu của Ngân hàng của cộng đồng tư/Cổ đông
Grameen
Bảo lãnh • Tùy thuộc • Áp lực của các • Áp lực từ các • Áp lực từ các
vay vốn vào văn hóa và thành viên nhóm thành viên khác thành viên khác
truyền thống. và tín chấp xã và khoản tiết
• Tài sản cá
Tại một số làng hội. Tín dụng kiệm tích lũy
nhân.
của Cameroon, thường được cấp của cả nhóm
tài sản có giá trị cho cả nhóm.
như da báo là
vật thế chấp cho
khoản vay
Đào tạo • Các nghiên • Khách hàng • Không đào tạo • Không đào tạo
cứu về các vấn được đào tạo về nhưng có chia sẻ
• Nhân viên tín
đề phát triển ghi chép kế toán
dụng chỉ tiến
và khởi nghiệp cơ bản, các kỹ
hành chia sẻ tại
được tiến hành năng phát triển
cộng đồng và
bởi tổ chức và trao quyền
tạo lập nhóm
phi chính phủ bởi các nhân
ADAF viên dự án của
ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp từ “So sánh các mô hình Tài chính Vi mô”
L. Ajonakon, 2011

60
Chương 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


Kết quả hoạt động của TCTCVM phản ánh nỗ lực của tổ chức
trong việc thực hiện các chiến lược, chính sách, nghiệp vụ của mình,
và chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. TCTCVM là một loại
hình trung gian tài chính, vì vậy các hoạt động cơ bản của TCTCVM
là hoạt động tài chính, các kết quả hoạt động cũng chính là các kết
quả tài chính.
Chương này sẽ tập trung vào các vấn đề quan trọng nhằm tìm
hiểu về hệ thống kế toán và các báo cáo của TCTCVM. Trên cơ sở
đó, các nội dung chủ chốt trong hoạt động của TCTCVM được phân
tích trên nhiều giác độ - mức độ tiếp cận, mức độ bền vững, rủi ro,
hiệu quả - hiệu suất hoạt động và hiệu quả xã hội. Thêm nữa, khi một
tổ chức tài chính vi mô chỉ đơn thuần cho vay trước đây bắt đầu mở
rộng huy động tiết kiệm tự nguyện và sử dụng những khoản tiền gửi
tăng thêm này để tài trợ danh mục cho vay thì vấn đề thanh khoản
và quản lý tài sản - nợ của tổ chức này sẽ trở nên phức tạp hơn. Các
TCTCVM khi đó không chỉ phải đối phó với những biến động trong
nhu cầu và sự đa dạng của lãi suất cũng như kì hạn của các khoản
cho vay mà còn phải đối phó với những thất thường trong việc gửi
và rút tiền gửi thanh toán và những thay đổi trong lãi suất cũng như
kì hạn của tiền gửi tiết kiệm giống như tình trạng mà các ngân hàng
thương mại hiện đang đối mặt. Việc quản trị thanh khoản trong các tổ

61
chức này đòi hỏi phải có sự phối hợp và cách tiếp cận theo kế hoạch.
Chương này tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến thanh khoản,
quản trị thanh khoản và các khoản mục dự trữ của các TCTCVM.
Điểm khác biệt của TCTCVM trong đánh giá hoạt động là mối
quan hệ khăng khít giữa đảm bảo các chỉ tiêu tài chính và phát triển
xã hội của TCTCVM. Mục tiêu tối đa hóa (hoặc ít nhất là làm thỏa
mãn) khả năng sinh lời với mức rủi ro chấp nhận được là nhiệm vụ
không dễ dàng đạt được, nhất là trong tình cảnh khó khăn của hệ
thống TCTCVM hiện nay. Quyết tâm đạt được mục tiêu này đòi
hỏi các TCTCVM phải liên tục tìm kiếm các cơ hội mới để gia tăng
doanh thu, hoạt động hiệu quả hơn, và hoạch định - kiểm soát tốt
hơn. Sự đa dạng trong các chỉ số đánh giá, phân tích hoạt động của
TCTCVM, tần suất và mức độ thường xuyên theo dõi và phân tích
các chỉ tiêu kết quả đáng chú ý nhằm đánh giá hoạt động trong thời
gian qua và vạch kế hoạch cho thời gian tới là khác nhau. Có hai
mức độ thực hiện phân tích báo cáo là thường xuyên (tuần, tháng,
quý, năm) và báo cáo đột xuất (khi cần thiết), phụ thuộc yêu cầu của
người quản lý và tổ chức thanh tra giám sát. Với một số chỉ số lấy
từ dữ liệu bảng cân đối kế toán, việc đánh giá theo thời điểm - như
cuối tháng/quý/năm, nhưng khi so sánh thì chỉ nên sử dụng dữ liệu
năm. Với chỉ số liên quan tới báo cáo kết quả kinh doanh - thời gian
nghiên cứu theo giai đoạn. Các chỉ số được sử dụng phổ biến để đánh
giá khả năng hoạt động của các TCTCVM và cách thức phân tích,
đánh giá được trình bày chi tiết trong chương này.
Mục tiêu của chương
Chương 2 có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu về các loại báo cáo của TCTCVM;
- Giải thích các khái niệm kế toán và tầm quan trọng của nó đối
với các hoạt động TCVM, phân biệt các nguyên tắc kế toán tài chính
và ứng dụng;

62
- Nhận diện sự khác nhau giữa báo cáo tài chính của các
TCTCVM và mối quan hệ giữa các phần của báo cáo tài chính;

- Tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp và mô hình phân tích
hoạt động của TCTCVM;

- Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích và ý nghĩa/chuẩn mực để đánh
giá hoạt động các TCTCVM trên các giác độ cơ bản: mức độ tiếp cận
(outreach), mức độ bền vững và sinh lời (sustainability), hiệu quả và
hiệu suất (efficiency and effectiveness), rủi ro và chất lượng tín dụng
(credit quality), mức độ an toàn vốn (capital adequacy) và các chỉ số
phát triển xã hội (SPIs - social performance indicators);

- So sánh, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của TCTCVM
theo mục tiêu hoạt động và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế;

- Đề xuất các bài tập thảo luận và bài tập thực hành để phân tích
hoạt động của TCTCVM;

- Các khái niệm liên quan đến thanh khoản của TCTCVM;

- Khái niệm và mục tiêu quản trị thanh khoản của TCTCVM;

- Các vấn đề trong quản trị thanh khoản của TCTCVM;

- Hai loại dự trữ của TCTCVM.

2.1. Các báo cáo hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

2.1.1. Tầm quan trọng của hệ thống kế toán trong các tổ chức tài
chính vi mô

Hầu hết các tổ chức đều nhận thấy rằng hệ thống kế toán là một
phần không thể thiếu và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Và
TCTCVM cũng không nằm ngoài quy luật đó. Báo cáo quản lý tài
chính cung cấp công cụ giám sát và là nền tảng cho các đo lường có
liên quan, báo cáo và phân tích hiệu suất hoạt động. Đây là một công

63
cụ quan trọng được các nhà quản trị sử dụng thường xuyên để đưa ra
các quyết định. Nó đo lường và định lượng hiệu quả hoạt động của
một đơn vị nhất định thông qua các thông tin tài chính. Quản trị tài
chính tốt là một chỉ số đánh giá năng lực quản trị tổ chức hiệu quả.
Đây là chỉ số rất quan trọng trong phát triển kỹ năng quản lý tài chính
ở tất cả các cấp độ của tổ chức để đảm bảo các nguồn lực của tổ chức
được sử dụng một cách hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu hoàn
thành sứ mệnh và tầm nhìn của mình. Đơn giản hơn, kế toán như đã
được thống nhất trong giới doanh nghiệp là ngôn ngữ kinh doanh để
hỗ trợ quản lý trong việc đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh.
Một hệ thống kế toán tốt sẽ báo cáo chính xác, phù hợp và kịp
thời nhằm:
- Phân tích ý nghĩa và giám sát các hoạt động của tổ chức
- Hoàn toàn có thể được kiểm tra và kiểm toán độc lập
- Đáp ứng được các nhu cầu báo cáo từ bên ngoài.
Tuy nhiên, hệ thống kế toán ở các nước khác nhau cũng khác
nhau và có thể được quy định bởi nhà nước sở tại. Điều quan trọng là
phải hiểu được các số liệu trên báo cáo tài chính là kết quả của một
loạt các quy tắc kế toán. Tại hầu hết các nước, có một số quy tắc cơ
bản không thay đổi, những quy tắc này có ảnh hưởng tới cách ghi sổ
các hoạt động tài chính của MFI.
Ngày nay, thế giới đang hướng tới một chuẩn mực kế toán
chung, chuẩn mực này đã được nhắc đến trong Các Tiêu chuẩn kế
toán Quốc tế (International Accounting Standards - IAS) và Chuẩn
mực báo cáo tài chính (International Financial Reporting Standards -
IFRS). Chuẩn mực kế toán quốc gia có thể hoặc không thể phản ánh
một số các thay đổi mang tính toàn cầu. Theo thời gian, các chuẩn
mực quốc gia cần được xem xét lại làm thế nào để các tiêu chuẩn này
có thể tiếp tục phát triển. Hiểu rõ về các tiêu chuẩn kế toán của các

64
tổ chức hoạt động tại đất nước đó luôn là một trong những tiêu chí
quan trọng để giúp các cổ đông có thể hiểu và có thêm kiến thức lý
giải về tình hình hoạt động của tổ chức. Để hiểu rõ hơn, kế toán cần
được định nghĩa cụ thể hơn.
Kế toán được hiểu như một quy trình ghi chép, phân loại, tổng
hợp và phân tích dòng tiền hoặc phi tiền mặt để có thể chuẩn bị báo
cáo tài chính.
- Kế toán thường được gọi là ngôn ngữ kinh doanh.
- Cung cấp cho người đọc vốn từ vựng để có thể nói về mục
tiêu định lượng hỗ trợ việc lên kế hoạch, thực hiện và đo lường liên
tục tình trạng tài chính của các hoạt động doanh nghiệp.
- Theo thuật ngữ kế toán, kế toán thể hiện các thông tin tài chính
dựa trên việc báo cáo những gì đang thực sự xảy ra trong tổ chức.
Theo Hiệp hội kế toán Mỹ, SBAT, “Kế toán là một quá trình
xác định, đo lường và trao đổi các thông tin kinh tế cho phép người
sử dụng đánh giá lại thông tin và đưa ra các quyết định”.
Báo cáo kế toán được thực hiện thành nhiều phom mẫu khác
nhau duới hình thức dễ hiểu hơn cho người quản lý và họ sẽ cơ cấu
lại thành các thông tin cần thiết. Những báo cáo này cho phép người
quản lý quyết định các bước hành động tiếp theo để chèo lái các hoạt
động của tổ chức phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu của nó.
2.1.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản của các tổ chức tài chính vi mô
TCTCVM cần phải bền vững, ổn định để tạo ra các tác động
mang tính lâu dài đến cuộc sống của khách hàng sử dụng dịch vụ. Do
đó, một hệ thống kế toán tốt là trụ cột quan trọng thể hiện sức mạnh
của tổ chức. Tìm hiểu về các nguyên tắc kế toán cơ bản của nó sẽ
giúp cho người quản lý và người lao động có trách nhiệm trong mọi
giao dịch tài chính họ có liên quan để có thể xác định và phân tích
các vấn đề nảy sinh.

65
Sau đây là 10 nguyên tắc kế toán cơ bản:
Kế toán kép (Double-entry Accounting) - dựa trên khái niệm:
mọi giao dịch đều được phản ánh và ghi chép lại trên hai hoặc nhiều
tài khoản trên sổ sách doanh nghiệp (được gọi là nguyên tắc cân đối)
do đó đòi hỏi phải có hai hoặc nhiều vị trí hơn trong sổ sách kế toán
(tính hai mặt).
Đẳng thức căn bản của kế toán là:
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tổng tài sản luôn bằng với tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Mỗi giao dịch đều phản ánh Tài sản, Nợ phải trả và/hoặc Vốn chủ sở
hữu (đôi khi thông qua doanh thu hoặc chi phí). Do đó, mỗi khoản
mục kế toán được phản ánh bởi một giao dịch cũng có tác động
tương đương trên các khoản mục kế toán khác và sẽ giúp giữ cho
các tính toán được cân bằng. Như vậy, sự gia tăng tài sản của doanh
nghiệp phải được bù đắp bằng việc giảm tài sản khác hoặc tăng nợ
phải trả hay vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc thận trọng - Một kế toán viên phải chọn phương
pháp trình bày thông tin trên báo cáo tài chính để đảm bảo tài sản,
doanh thu, lợi nhuận sẽ không bị phóng đại vì doanh thu chỉ được
ghi nhận với lý do hợp lý. Ngược lại, các khoản nợ, chi phí và thua
lỗ không thể được giảm nhẹ đi do chi phí sẽ được ghi nhận càng
sớm càng tốt. Nguyên tắc thận trọng thường không được sử dụng
nhằm cố ý giảm bớt tài sản, doanh thu, lợi nhuận hay cường điệu nợ,
chi phí và thua lỗ. Nó được thiết kế để đưa ra được sự trình bày các
thông tin tài chính từng kỳ báo cáo một cách hợp lý.
Nguyên tắc trọng yếu - Từng hạng mục trọng yếu trong báo
cáo tài chính cần được trình bày riêng rẽ và cụ thể. Nhưng đối với
các thông tin không mang tính chất trọng yếu thì không cần phải thể
hiện cụ thể và chúng có thể được tổng hợp tại các khoản mục tương

66
tự nhau. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu
thông tin hoặc thông tin thiếu độ chính xác có thể làm ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Tính trọng yếu phụ
thuộc vào cả độ lớn và tính chất của thông tin.
Nguyên tắc nhất quán - Các nguyên tắc kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kì này sang kì khác. Chỉ nên
thay đổi nguyên tắc kế toán khi có lý do đặc biệt. Nguyên tắc nhất
quán đảm bảo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánh giữa
các kỳ kế toán với nhau.
Nguyên tắc thực tế - Trên thực tế, theo nguyên tắc này, doanh
thu được ghi nhận trong kỳ báo cáo là vào thời điểm việc giao nhận
hàng hóa hay dịch vụ đã hoàn tất chứ không phải là thời điểm thanh
toán tiền.
Nguyên tắc hoạt động liên tục - Trên bảng cân đối kế toán,
doanh nghiệp sẽ luôn được giả định là tiếp tục hoạt động từ năm này
qua năm khác và vì vậy các tài sản sử dụng để duy trì hoạt động sẽ
không được bán.
Nguyên tắc thực thể kinh doanh - Mỗi đơn vị doanh nghiệp
được xem là một tổ chức độc lập với các doanh nghiệp khác và đặc
biệt là độc lập với chủ sở hữu. Do đó, các ghi chép và báo cáo kinh
doanh không bao gồm bất kỳ quá trình kinh doanh hoặc tài sản nào
của doanh nghiệp, hoặc tài sản cá nhân và quá trình kinh doanh của
chủ sở hữu doanh nghiệp đó.
Nguyên tắc phù hợp - Nguyên tắc này đòi hỏi rằng doanh thu
phải được phản ánh cho phù hợp với chi phí trong từng kỳ kinh
doanh cụ thể. Một tổ chức cần phải gánh chịu chi phí tương ứng
với nguồn doanh thu nhận được từ các chi phí đó. Do đó, cũng như
doanh thu, chi phí cần được ghi nhận vào báo cáo doanh thu trong
cùng kì.

67
Nguyên tắc giá gốc - Theo nguyên tắc này, tất cả giá trị tài sản
phải được ghi chép lại theo giá gốc. Giá trị của các tài sản này có thể
khác với chi phí tại thời điểm hiện tại để thay thế chúng hoặc giá trị
của tài sản đó được bán ra ở thời điểm hiện tại.
Nguyên tắc thước đo bằng tiền - Mọi tài sản và nguồn hình
thành lên tài sản đều phải được thể hiện giá trị bằng tiền.
Nguồn: London; Anthony, R.N. and J.S. Reece, 2014,
Accounting: Text and Cases (eighth edition), Irwin, Illinois.
2.1.3. Báo cáo tài chính của các tổ chức tài chính vi mô
2.1.3.1. Mục tiêu của báo cáo tài chính
Như đã đề cập trong các phần trước, báo cáo tài chính là một
cấu trúc thông tin đại diện cho tình hình tài chính và tình hình hoạt
động tài chính của đơn vị. Mục tiêu của báo cáo tài chính nói chung
là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động tài chính và
dòng tiền. Đây là các thông tin hữu ích cho một phạm vi rộng những
người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Bên
cạnh đó, báo cáo tài chính cũng cho thấy kết quả của sự quản lý và
các nguồn lực đã được sử dụng.
Báo cáo tài chính là một bản tóm tắt tình hình tài chính của một
tổ chức. Báo cáo thể hiện hoạt động kinh doanh được thực hiện như
thế nào qua các số liệu, cung cấp cho nhà quản trị một bức tranh rõ
ràng về hiện trạng tài chính để lên kế hoạch cho các hoạt động tiếp
theo. Tại các MFI, Báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Báo cáo
danh mục vốn đầu tư.
2.1.3.2. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo chính thức thể hiện tình
hình tài chính của một công ty ở một thời điểm nhất định. Nó là báo
cáo lịch sử cơ bản phản ánh hiệu quả lũy kế của các giao dịch đã

68
hoàn thành trong quá khứ. Vì vậy, có thể thấy rằng, các con số được
kê dưới cột số dư đầu kỳ là cơ sở để tính các giao dịch tiếp theo cho
đến số dư cuối kỳ. Mỗi con số phải đảm báo tính chính xác tuyệt đối
để dựng nên bức tranh trung thực về tình hình tài chính. Bảng cân
đối kế toán được cấu thành từ các khoản mục Tài sản, Nợ phải trả và
Vốn chủ sở hữu.
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát từ kết quả các
sự kiện đã diễn ra trong quá khứ và có thể thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai.
Tài sản thể hiện những gì tổ chức sở hữu hoặc vay nợ để có.
Tiền mặt, các khoản phải thu (tiền mặt thuộc sở hữu của tổ chức/dư
nợ tín dụng) hoặc bất cứ tài sản nào khác có thể chuyển đổi thành
tiền, trực tiếp thông qua bán tài sản hoặc gián tiếp thông qua thu
về lợi ích kinh tế cho tổ chức. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy có
những tài sản không phải là tiền mặt được các TCTCVM đầu tư để tổ
chức có thể hoạt động được như bất động sản và thiết bị. Dự phòng
rủi ro và khấu hao được tính đến khi phân tích tất cả các loại tài sản.
Nợ phải trả là một phần của bảng cân đối kế toán xác định
những gì tổ chức nợ của bên khác thể hiện dưới dạng một khoản
vay nhận được hoặc nghĩa vụ cung cấp hàng hóa và dịch vụ tại một
thời điểm trong tương lai. Đó là những tài khoản chưa thanh toán
mà tổ chức phải trả tại ngày lập báo cáo tài chính. Những khoản nợ
này phải trả bằng tiền hoặc cung cấp dịch vụ hoặc chuyển giao hàng
hóa. Đối với các TCTCVM khuyến khích tiết kiệm và bảo hiểm, các
khoản này trở thành nợ phải trả của tổ chức (Xem hình 2.1).
Nợ phải trả là nguồn vốn quan trọng đối với mỗi tổ chức. Ví
dụ, một TCTCVM sẽ thường tận dụng các nguồn quỹ cho vay từ các
tổ chức tài chính khác để cho các khách hàng của mình vay với mức
lãi suất hợp lý hơn là giữ tiền và phải tự trả lãi cho nguồn quỹ này.
Quỹ cho vay là nợ của tổ chức, theo nghĩa này, nó thể hiện một yêu
cầu hay một cam kết hoàn trả trong tương lai. Nếu không có nguồn

69
tiền vào quỹ cho vay, TCTCVM sẽ có mức tài sản thấp hơn hoặc ít
dư nợ tín dụng hơn, và do đó ít vốn đầu tư để tạo ra nguồn tiền mặt
nhận được trong tương lai hơn. Tương tự như vậy, tiền tiết kiệm thu
được từ khách hàng hoặc thành viên sẽ được sử dụng để tài trợ cho
cả mục đích đầu tư tài sản của TCTCVM và cung cấp dịch vụ cho
các khách hàng.
Vốn chủ sở hữu là phần cuối cùng của bảng cân đối kế toán,
thể hiện tài sản thuần của tổ chức. Vốn chủ sở hữu bằng tài sản trừ đi
nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu thể hiện tổ chức còn lại bao nhiêu tiền
để tiếp tục hoạt động hoặc chỉ dấu tổ chức cần phải xử lý hoạt động
nào để có thể đảm bảo kinh doanh ổn định. Hầu hết các TCTCVM
đều nhận được tài trợ từ các nhà tài trợ để tăng dư nợ tín dụng, vì vậy,
các khoản tài trợ này có thể được ghi vào mục vốn chủ sở hữu. Các
khoản mục vốn chủ sở hữu khác là: vốn góp, vốn chủ sở hữu của cổ
đông và tài sản ròng.
Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán của SEARCE Inc.,
Philippines.

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của SEARCA INC.

Đơn vị: Peso


Tài khoản 01/01/2016 Hiện tại Điều chỉnh 30/01/2016
Tiền gửi tại ngân hàng 94,741.25 (56,052.43) 0.00 38,688.82
và tiền mặt
Tiền gửi tại ngân hàng 94,321.25 (56,434.95) 37,886.30
- VSB
Tiền gửi tại ngân hàng 0.00 0.00
- RB
Tiền mặt 420.00 382.52 802.52
Tổng dư nợ tín dụng 2,901,904.21 69,582.63 0.00 2,971,486.84
Sikap 2,901,904.21 69,582.63 0.00 2,971,486.84

70
Tài khoản 01/01/2016 Hiện tại Điều chỉnh 30/01/2016
Sikap 1 2,901,904.21 69,582.63 2,971,486.84
Sikap 2 0.00 0.00 0.00
AGRILOAN 0.00 0.00 0.00
Giảm trừ: Dự phòng rủi (64,248.00) 29,055.32 (35,192.68)
ro tín dụng
Dư nợ tín dụng thuần 2,837,656.21 98,637.95 0.00 2,936,294.16
Tài sản lưu động khác 51,985.22 0.00 0.00 51,985.22
Tạm ứng cho nhân viên 0.00 0.00
Các khoản phải thu khác 3,985.22 3,985.22
Chi phí trả trước 48,000.00 48,000.00
Tổng tài sản lưu động 2,984,382.68 42,585.52 0.00 3,026,968.20
Bất động sản đầu tư 0.00 0.00 0.00 0.00
(thuần)
Tài sản và thiết bị 168,430.00 0.00 0.00 168,430.00
Phương tiện vận tải 150,130.00 150,130.00
Nội thất văn phòng 18,300.00 18,300.00
Thiết bị văn phòng 0.00 0.00
Máy tính văn phòng 0.00 0.00
Khấu hao lũy kế (72,616.40) (72,616.40)
Tài sản cố định thuần 95,813.60 0.00 0.00 95,813.60
TỔNG TÀI SẢN 3,080,196.28 42,585.52 0.00 3,122,781.80
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả 1,268,892.00 (90,874.00) 0.00 1,178,018.00
Tiền gửi 1,268,892.00 (90,874.00) 1,178,018.00
Nợ phải trả khác 103,471.92 (2,113.05) 0.00 101,358.87
Các khoản phải trả - 44,754.34 (18,675.55) 26,078.79
khác
Các khoản phải trả - 20.25 16,562.50 16,582.75
MBA

71
Tài khoản 01/01/2016 Hiện tại Điều chỉnh 30/01/2016
Chi phí phải trả 58,697.33 58,697.33
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 1,372,363.92 (92,987.05) 0.00 1,279,376.87

VỐN CHỦ SỞ HỮU 356,924.90 50,505.37 (11,339.70) 396,090.57


Chênh lệch thu nhập và 356,924.90 50,505.37 (11,339.70) 396,090.57
chi phí
Tài khoản vãng lai hội 1,350,907.46 85,067.20 11,339.70 1,447,314.36
sở chính
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 3,080,196.28 42,585.52 0.00 3,122,781.80
& VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nguồn: Searca Inc.

2.1.3.3. Báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình tài chính của tổ chức tại
một thời điểm nhất định nên nó chỉ là “con số thống kê”. Tất cả các
khoản tiền đều được cộng dồn kể từ khi tổ chức bắt đầu hoạt động.

Trong khi đó, báo cáo kết quả kinh doanh mô tả các sự kiện
diễn ra trong khoảng thời gian giữa hai kỳ lập bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh một bức tranh sinh động về
các khoản tổ chức đã thu được hay đã chi cho các hoạt động của tổ
chức. Tổng chi phí liên quan đến việc tiến hành các hoạt động đó và
có hay không một khoản thặng dư hay thâm hụt thuần (lợi nhuận hay
thua lỗ) trong giai đoạn xem xét. Báo cáo kết quả kinh doanh ghi lại
doanh thu và chi phí trong khoảng thời gian xác định, cho thấy lợi
nhuận và thua lỗ vào thời điểm cuối kỳ báo cáo (để ghi vào phần Vốn
chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán).

Thu nhập - khái niệm thu nhập bao gồm cả doanh thu và
lợi nhuận.

72
Doanh thu - phát sinh trong quá trình hoạt động bình thường
của tổ chức và được thể hiện dưới các hình thức khác nhau gồm bán
hàng, phí, lãi vay, lợi nhuận cổ phần, tiền bản quyền và phí cho thuê.
Tăng - thể hiện các khoản mục thu nhập khác có thể có hoặc
không phát sinh từ các hoạt động thông thường của tổ chức. Thu
gồm các khoản thanh lý tài sản cố định, tăng giá trị ghi sổ của tài
sản dài hạn.
Chi phí - khái niệm chi phí bao gồm các khoản lỗ và các khoản
chi phí phát sinh từ hoạt động thông thường của tổ chức, bao gồm chi
phí bán hàng, lương và khấu hao. Chi phí thường thể hiện dưới dạng
dòng tiền ra hoặc giảm giá tài sản như tiền mặt và các khoản tương
đương tiền, hàng tồn kho,...
Giảm - thể hiện các khoản chi phí khác có thể hoặc không phát
sinh từ các hoạt động thông thường, bao gồm thiệt hại do thảm họa
như cháy, lụt cũng như những khoản thiệt hại do giảm giá tài sản
cố định.

Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh của SEARCA
Tháng 6/2016

Số dư đầu SEARCA
Giao dịch
SEARCA Inc. kỳ Ngày Điều chỉnh Inc Ngày
hiện tại
01/6/2016 30/6/2016
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
THU NHẬP TÀI 1,524,746.22 35,435.13 0.00 1,560,181.35
CHÍNH
Phí Quản lý đã thực 1,523,020.55 35,282.63 1,558,303.18
hiện SIKAP 1
Phí Quản lý đã thực 0.00 0.00 0.00
hiện SIKAP 2
Phí Quản lý đã thực 0.00 0.00 0.00
hiện - AGRIloan

73
Số dư đầu SEARCA
Giao dịch
SEARCA Inc. kỳ Ngày Điều chỉnh Inc Ngày
hiện tại
01/6/2016 30/6/2016
Thu nhập từ các dịch 1,725.67 152.50 1,878.17
vụ tài chính khác
Thu nhập từ đầu tư 0.00 0.00
ngắn hạn
CHI PHÍ TÀI CHÍNH 0.00 0.00 0.00 0.00
Lãi vay tên CBU 0.00 0.00
Lợi nhuận tài chính gộp 1,524,746.22 35,435.13 0.00 1,560,181.35
DỰ PHÒNG RỦI RO 4,658.53 (29,055.32) (24,396.79)
TÍN DỤNG
Lợi nhuận tài chính 1,520,087.69 64,490.45 0.00 1,584,578.14
ròng
Chi phí nhân công 670,954.10 0.00 3,534.60 674,488.70
Tiền lương và tiền công 427,214.13 0.00 2,534.60 429,748.73
Phúc lợi nhân viên 243,739.97 0.00 1,000.00 244,739.97
Các chi phí quản lý 492,208.69 13,985.08 7,805.10 513,998.87
khác
Vật tư/vật liệu 100,873.22 1,354.00 102,227.22
Vận tải/Đi lại 168,217.00 3,274.00 3,250.00 174,741.00
Sửa chữa và bảo dưỡng 3,733.00 0.00 3,733.00
Điện, nước 14,718.56 1,367.08 16,085.64
Thông tin/thư tín 19,149.13 115.00 1,243.10 20,507.23
Đại diện Exp 0.00 0.00 0.00
An ninh, văn thư và 0.00 0.00 0.00
vệ sinh
Báo và tạp chí 0.00 0.00 0.00
Thuê văn phòng 53,578.96 0.00 53,578.96
Giám sát và đánh giá 35,187.80 0.00 35,187.80
chương trình

74
Số dư đầu SEARCA
Giao dịch
SEARCA Inc. kỳ Ngày Điều chỉnh Inc Ngày
hiện tại
01/6/2016 30/6/2016
Đào tạo và phát triển 47,988.49 6,875.00 825.00 55,688.49
nhân viên
Đào tạo và phát triển 2,820.00 0.00 2,820.00
khách hàng
Thuế và giấy phép 4,249.30 0.00 4,249.30
Chi phí khác 14,350.00 1,000.00 15,350.00
Hội thảo và họp 4,711.67 0.00 (825.00) 3,886.67
Chi phí bảo hiểm 10,387.67 0.00 3,312.00 13,699.67
Chi phí khấu hao 12,243.89 0.00 12,243.89
CHI PHÍ HOẠT 1,163,162.79 13,985.08 11,339.70 1,188,487.57
ĐỘNG
LỢI NHUẬN HOẠT 356,924.90 50,505.37 (11,339.70) 396,090.57
ĐỘNG

2.1.3.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần thiết yếu của báo cáo
tài chính, bắt buộc đối với một MFI. Báo cáo này mô tả dòng tiền
vào và ra của một tổ chức, đặc biệt chú trọng đến các loại hoạt động
tạo ra và sử dụng tiền như các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài
chính. Mặc dù nhìn chung báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tầm quan
trọng thấp hơn so với báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế
toán, nhưng nó có thể được sử dụng để phân tích xu hướng hoạt động
kinh doanh của tổ chức vốn không được thể hiện rõ trong các phần
khác của báo cáo tài chính. Nó có thể theo dõi sự khác biệt giữa giá
trị lợi nhuận báo cáo với giá trị dòng tiền thuần được tạo ra từ hoạt
động kinh doanh.
Người sử dụng báo cáo tài chính của một tổ chức thường quan
tâm tiền và các khoản tương đương tiền được tạo ra và sử dụng như
thế nào. Đối với một tổ chức tài chính, sự quan tâm này không phụ

75
thuộc vào bản chất hoạt động của tổ chức và không phân biệt tiền
có thể được xem như là các sản phẩm của tổ chức hay không. Các
tổ chức kinh doanh cần tiền với những lý do thiết yếu như nhau, tuy
nhiên, cần phải phân biệt rõ các khoản tiền gốc, doanh thu và hoạt
động sản xuất của họ.

Tiền mặt là thiết yếu cho hoạt động liên tục, thanh toán các
nghĩa vụ và trong trường hợp có thu hút tiền gửi tiết kiệm và các sản
phẩm bảo hiểm, các TCTCVM sẽ phải trả tiền lãi tiết kiệm và quyền
lợi bảo hiểm. Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ thông dụng nhất bao
gồm 3 phần:

a) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu được tạo ra từ
các hoạt động tạo ra doanh thu chính của tổ chức. Do đó, nhìn chung,
dòng tiền này là kết quả của các giao dịch và sự kiện này sẽ quyết
định lợi nhuận hay thua lỗ của tổ chức. Ví dụ:

- Tiền thu được từ khách hàng trả nợ vay và việc thực hiện các
dịch vụ

- Tiền lương và các khoản thanh toán khác cho nhân viên

- Thanh toán cho các nhà cung cấp và nhà thầu

- Thanh toán tiền thuê

- Thanh toán tiền dịch vụ cơ bản (điện, nước, internet,...)

- Thanh toán thuế

b) Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư bao gồm các khoản chi
mua các nguồn lực được thực hiện nhằm tạo ra dòng tiền và thu nhập
trong tương lai. Ví dụ:

- Mua sắm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

- Tiền thu được từ bán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

76
- Tiền mua cổ phần hoặc các loại chứng khoán khác (trừ các
khoản tương đương tiền mặt)
- Tiền thu được từ việc bán hoặc mua lại các khoản đầu tư
c) Dòng tiền từ các hoạt động tài chính: dòng tiền phát sinh từ
các hoạt động này là cần thiết để dự báo với các nhà cung cấp vốn
cho tổ chức về dòng tiền cần phải có trong tương lai. Dòng tiền từ
hoạt động tài chính bao gồm dòng tiền từ các hoạt động thu hút hoàn
trả các nguồn lực cho chủ sở hữu, thu hút các nguồn vốn bên ngoài
thông qua các khoản vay (ngắn hạn hoặc dài hạn) và các khoản tài
trợ. Ví dụ về các hoạt động tài chính là:
- Tiền thu được từ các khoản vay, ngân phiếu, và các công cụ
nợ khác
- Trả tiền từng phần các khoản vay hoặc khác khoản nợ khác
- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu hoặc cổ phần của doanh nghiệp
- Chi trả cổ tức, mua cổ phiếu quỹ, hoặc lợi nhuận trên vốn góp
Dưới đây là ví dụ về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của
SEARCA Inc.

Bảng 2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của SEARCA Inc.
(Đến 30/6/2016)

Đơn vị tính: Philippine Peso (Php)

I Các hoạt động kinh doanh xxxx

II Các hoạt động đầu tư xxxx

III Các hoạt động tài chính xxxx

Dòng tiền thuần kỳ báo cáo xxxx

Cộng số dư tiền mặt đầu kỳ xxxx

Số dư tiền mặt cuối kỳ xxxx

77
Bảng 2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Hoạt động kinh doanh

Thu nhập (lỗ) thuần xxxx

Cộng:

- Giảm tài sản lưu động ròng xxxx

- Tăng nợ ngắn hạn xxxx

- Khấu hao xxxx

- Giảm khác xxxx

Trừ

- Tăng tài sản lưu động ròng xxxx

- Giảm nợ ngắn hạn xxxx

- Tăng khác xxxx

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh xxxx

* Bao gồm các hoạt động quyết định thu nhập thuần

Bảng 2.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Hoạt động đầu tư

Cộng:

-- Thu từ bán đất đai, tòa nhà, thiết bị và các tài xxxx
sản cố định khác

-- Nhận tiền gốc từ các khoản đầu tư xxxx

Trừ

-- Thanh toán tiền mua đất, tòa nhà, thiết bị và xxxx


các tài sản cố định khác

-- Thanh toán tiền mua các khoản đầu tư xxxx

Dòng tiền thuần từ các hoạt động đầu tư xxxx

* Bao gồm các giao dịch mua hoặc bán các tài sản cố định

78
Bảng 2.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Hoạt động tài chính


Cộng:
-- Thu từ bán đất đai, tòa nhà, thiết bị và các tài xxxx
sản cố định khác
-- Nhận tiền gốc từ các khoản đầu tư xxxx
Trừ
-- Thanh toán tiền mua đất, tòa nhà, thiết bị và xxxx
các tài sản cố định khác
-- Thanh toán tiền mua các khoản đầu tư xxxx
Dòng tiền thuần từ các hoạt động đầu tư xxxx
* Bao gồm các giao dịch nhận tiền từ và thanh toán tiền cho người vay và người
cho vay

Có hai phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đối với
các hoạt động kinh doanh). Hai phương pháp này tạo ra cùng kết quả
nhưng sử dụng các quy trình khác nhau để xác định dòng tiền.
Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền
ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong báo
cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các
khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế
toán tổng hợp và chi tiết của MFIs.

79
Bảng 2.7. Ví dụ về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của SEARSCA Inc.
theo phương pháp trực tiếp
SEARCA Inc.
CASHFLOW STATEMENT
đến ngày 30 tháng 6 năm 2016
Phương pháp trực tiếp
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
- Tiền nhận từ khách hàng 30,000
- Chi trả tiền thuê trả trước (25,500)
- Chi trả cho nhân viên (20,000)
- Chi trả các chi phí (15,000)
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (30,500)

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư


- Rút tiền vốn (5,000)
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (5,000)

Dòng tiền từ hoạt động tài chính


- Thu từ các khoản vay dài hạn 150,000
Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính 150,000

Chênh lệch thuần tiền mặt và các khoản tương đương tiền 114,500
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ 0
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ 114,500

Phương pháp gián tiếp


Bắt đầu với số liệu thu nhập thuần được lấy từ báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết thêm về những khoản
mục chi phí trong báo cáo thu nhập nhưng không đại diện cho dòng
tiền ra. Sau đó, các nguồn và hoạt động sử dụng tiền khác không
được phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh sẽ được phản ánh.
Các nguồn và hoạt động sử dụng tiền khác được quyết định bởi mức

80
chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn, giữa số dư đầu kỳ và cuối kỳ.
Trong cả hai phương pháp, dư nợ tín dụng có thể được phân loại
thuộc cả hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động tài chính tùy thuộc
vào điều kiện của khoản vay.

Bảng 2.8. Ví dụ về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của SEARSCA Inc.
theo phương pháp gián tiếp
SEARCA Inc.
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Đến 30 tháng 6 năm 2016
Phương pháp gián tiếp
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập thuần 16,000
- Điều chỉnh để thu nhập ròng khớp với dòng tiền
- Cộng
+ Chi phí khấu hao 3,500
+ Tăng khoản phải trả 25,000
- Giảm
+ Tăng khoản phải thu (40,000)
+ Tăng tiền thuê trả trước (17,000)
+ Tăng sửa chữa hàng tồn kho (3,000)
+ Tăng chi phí sửa chữa công cụ/dụng cụ (15,000)
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (30,000)
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư
- Rút vốn (5,000)
- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (5,000)

Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính


- Thu từ các khoản cho vay dài hạn 150,000
- Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính 150,000
Tăng dòng tiền thuần 114,000

81
Các TCTCVM sử dụng phân tích dòng tiền để xác định tình
hình tiền mặt của mình tại cùng thời điểm thẩm định cho một thành
viên vay vốn kinh doanh hay đơn giản là khảo sát các hoạt động tạo
ra thu nhập của gia đình thành viên để đánh giá năng lực trả nợ. Các
nhân viên tín dụng đến thăm và phỏng vấn khách hàng cả về hoạt
động kinh doanh và các nguồn thu nhập khác của gia đình theo mẫu
đánh giá dòng tiền cho khách hàng để thuận tiện cho việc tính toán
số tiền có thể cho vay. Mẫu này có thể được điều chỉnh cho phù hợp
với hoạt động kinh doanh dự kiến triển khai.
Cùng với các thông tin khác như các khoản nợ trước (số tiền
gốc), hệ số hoàn trả nợ vay của bất kỳ khoản thanh toán đến hạn nào,
những lần không thanh toán được nợ đến hạn và tần suất có mặt cần
có để cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của người vay, để cập
nhật các chính sách và quy định được thảo luận trong các cuộc họp
thường kỳ.
Các dữ liệu này cung cấp cho nhân viên tín dụng góc nhìn rõ
ràng về năng lực trả nợ của người vay. Theo đó, nhân viên đề xuất
khoản tiền cho vay hợp lý.

Bảng 2.9. Ví dụ về phân tích dòng tiền của SEARSCA Inc.

PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Hàng Hàng Hàng
ngày tháng tuần
Hoạt động kinh doanh 1
Doanh số
Hoa hồng
Thu nhập khác
Tổng thu nhập của hoạt động kinh doanh
Chi phí kinh doanh
Nguyên liệu thô/Mua
Hoạt động kinh doanh 1

82
Cung cấp
Nhân công
Thuê
Dịch vụ cơ bản
Vận chuyển
Nhiên liệu
Thanh toán nợ
Khác
Khác
Tiết kiệm
Tổng chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh thuần (Tổng thu nhập kinh doanh
- Tổng chi phí kinh doanh)
Thu nhập gia đình khác
Tiền lương
Lương hưu
Khác
Khác
Tổng thu nhập gia đình khác
Chi tiêu gia đình
Lương thực
Giáo dục
Dịch vụ cơ bản
Nhiên liệu
Thuê nhà
Vận tải
Y tế/dược
Bảo hiểm
Khác

83
Khác
Cộng
Chi tiêu khác (10%)
Tổng chi tiêu gia đình
Thu nhập thuần của gia đình (Tổng thu nhập khác của
gia đình - Tổng chi tiêu khác của gia đình)
Tổng cộng thu nhập thuần (Thu nhập kinh doanh
thuần - Thu nhập gia đình thuần)
Trợ cấp
NĂNG LỰC TRẢ NỢ THUẦN
Thông tin khác về các khoản vay trước
Tỷ lệ hoàn trả vốn vay
Tần suất có mặt tại các cuộc họp thường kỳ

2.2. Phân tích hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

2.2.1. Mục tiêu phân tích hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

Phân tích hoạt động kinh doanh của TCTCVM là việc thu thập
và xử lý các thông tin tài chính, phân tích và đánh giá hoạt động kinh
doanh của TCTCVM thông qua các tiêu chí đánh giá đã được lựa chọn.

Phân tích hoạt động là một công việc có tầm quan trọng đặc
biệt giúp cho các nhà quản lý đánh giá hoạt động TCVM, trong cả
ngắn, trung và dài hạn theo nội dung tổng thể cũng như từng khía
cạnh nhỏ; xây dựng các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hơn nữa
hiệu quả hoạt động. Tần suất thực hiện phân tích hoạt động có thể
thực hiện thường xuyên (theo tháng, quý, nửa năm, năm); hoặc đột
xuất, tùy thuộc vào nhu cầu của nhà quản lý.

Phân tích hoạt động của TCTCVM nhằm:

- Kiểm định việc thực hiện các chiến lược/kế hoạch mà tổ chức
đã đề ra;

84
- Làm rõ mức độ phù hợp cũng như kết quả so với mục tiêu
TCTCVM cần đạt đến;
- Làm rõ thực trạng hoạt động của TCTCVM, những nhân tố
tác động tới thực trạng đó; so sánh với các tổ chức khác hoặc tiêu
chuẩn/thông lệ quốc tế nhằm thúc đẩy sự bền vững và hiệu quả
hoạt động;
- Chẩn đoán các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả
để cải tiến và thay đổi;
- Tính toán, dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả, từ đó
quyết định phương hướng hoạt động cụ thể.

Hộp 2.1. Các đặc trưng của một TCTCVM tự vững

Các TCTCVM thành công và tự vững có những đặc trưng sau:


-- Biết rõ thị trường của mình, tiếp cận rộng và sâu tới khách hàng.
-- Sử dụng chính sách lãi suất thị trường để đảm bảo tự vững về
hoạt động và tài chính, với giả thiết người nghèo sẵn sàng trả
giá vì mục tiêu tiếp cận và thuận tiện.
-- Sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để giảm thiểu chi phí hành
chính như: thủ tục đơn giản, phi tập trung hóa việc thẩm định
khách hàng.
-- Sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo khả năng trả nợ cao
như: cho vay theo nhóm đồng trách nhiệm, giám sát người
vay vốn, động lực trả nợ cao đối với khách hàng, cho vay
tăng dần theo chu kỳ, tiết kiệm bắt buộc.
-- Cung ứng thêm các hoạt động hỗ trợ khách hàng như đào tạo,
hỗ trợ kỹ thuật...
Nguồn: Rhyne & Otero (1994); Robinson (2001)

85
2.2.2. Khuôn khổ phân tích hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
Dựa trên kết quả thu thập và xử lý thông tin, nhiều phương
pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh, dupont... đa dạng, kết hợp
phân tích theo chiều dọc và chiều ngang, được ứng dụng để phân tích
hoạt động của các TCTCVM, từ đó làm rõ hơn sự tác động tương hỗ
giữa các chỉ tiêu đánh giá. Phân tích hoạt động của TCTCVM gồm
các nội dung sau:
2.2.2.1. Xác định mục tiêu phân tích
Là một loại hình doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực tài chính,
mục tiêu và kết quả hoạt động của TCTCVM có sự khác biệt nhất định
so với các loại hình doanh nghiệp thông thường. Do vậy, mục tiêu và
kết quả hoạt động của TCTCVM cũng đa dạng hơn. Mục tiêu phân tích
TCTCVM phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược hoạt động, mục tiêu
hoạt động của chiến lược và các cách thức để đạt được mục tiêu trên.
Ba nhóm mục tiêu trong hoạt động của TCTCVM là (1) đảm
bảo bền vững hoạt động của tổ chức thông qua hai chỉ tiêu an toàn và
sinh lời; (2) mang lại lợi ích cho khách hàng thông qua các sản phẩm
dịch vụ tài chính và phi tài chính có chất lượng; và (3) mang lại lợi
ích cho cộng đồng, xã hội và môi trường.

Hình 2.1. Các mục tiêu hoạt động của TCTCVM

86
Do vậy, phân tích và đánh giá hoạt động của TCTCVM có thể
sử dụng nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả, trong đó chỉ tiêu này lại có
thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu khác. TCTCVM phân biệt các chỉ tiêu
trung gian và chỉ tiêu cuối cùng, các chỉ tiêu phản ánh bản chất nhất
hoạt động mà TCTCVM cần đạt đến trong một môi trường nhất định
và theo một quan điểm lợi ích nào đó. Ví dụ, chiến lược hoạt động
tập trung vào mở rộng khách hàng và thị phần, mục tiêu hoạt động
sẽ tập trung vào các chỉ số về số lượng khách hàng ở các nhóm, quy
mô thị phần theo từng phân đoạn. Còn nếu chiến lược hoạt động tập
trung vào đảm bảo tính tự vững, mục tiêu hoạt động và nội dung
phân tích sẽ nghiên cứu sâu hơn các chỉ số OSS, FSS, ROA, ROE...
Do TCTCVM có nhiều loại hoạt động, được phân tích riêng,
nên kết quả hoạt động của TCTCVM là tổng hợp các kết quả hoạt
động (tín dụng, huy động, hoạt động xã hội nếu có...). Phân tích
hoạt động cũng được tiến hành tại các chi nhánh, bộ phận theo các
nhóm chỉ tiêu như KPIs - các chỉ tiêu kết quả hoạt động chủ chốt
(Key Performance Indicators), BSCs - thẻ điểm cân bằng (Balance
Scored Cards)...

Kiểm tra nhanh:


1. Các mục tiêu hoạt động của một TCTCVM? Mục tiêu nào
theo anh/chị là quan trọng nhất? Tại sao?
2. Các mục tiêu hoạt động chính của tổ chức anh/chị là gì? Giải
thích từng mục tiêu.
3. Tổ chức của anh/chị thực hiện phân tích hoạt động như thế
nào? Lợi ích và chi phí của việc phân tích hoạt động trên?
4. Vào trang web của một TCTCVM bất kỳ. Đánh giá các mục
tiêu hoạt động của tổ chức đó.

2.2.2.2. Thu thập và xử lý thông tin - số liệu phân tích


Dữ liệu phục vụ cho phân tích chính là các thông tin về hoạt
động của TCTCVM, bao gồm các thông tin thuộc về TCTCVM và

87
thông tin bên ngoài. Thông tin nội bộ liên quan trực tiếp tới các báo
cáo tài chính và báo cáo hoạt động của TCTCVM (như đã đề cập
trong chương trước), tập trung vào các báo cáo: bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
các báo cáo chuyên ngành khác.
2.2.2.3. Đánh giá kết quả phân tích
TCTCVM tiến hành đánh giá kết quả phân tích để thấy rõ thành
công và chưa thành công trong hoạt động của TCTCVM. Việc đánh
giá kết quả đúng sẽ cho thấy vị thế của TCTCVM, lợi thế cũng như
khó khăn mà TCTCVM phải đối đầu. TCTCVM có thể sử dụng các
phương pháp sau để đánh giá kết quả kinh doanh:
- TCTCVM phân tích các nhân tố theo thời gian để thấy mức
độ biến thiên về quy mô của một loại khoản mục và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó tới kết quả kinh doanh.
- TCTCVM cũng tiến hành phân tích theo tỷ trọng của các
khoản mục để thấy tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng số, tìm
khoản mục có giá trị lớn, hoặc khoản mục cần quan tâm; thấy được
sự thay đổi cấu trúc tài sản, nợ, chi phí và thu nhập và ảnh hưởng của
chúng tới kết quả kinh doanh.
- TCTCVM tiến hành so sánh các chỉ tiêu kết quả thực hiện
với kế hoạch đề ra để thấy rõ những nhân tố làm thay đổi kết quả dự
kiến; tìm kiếm và đo lường các nhân tố tác động tới các chỉ tiêu đạt
được; đánh giá việc hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu
kết quả đề ra.
- Xem xét, lựa chọn một nhóm các TCTCVM có cùng môi
trường hoạt động, phân tích và lựa chọn các kết quả để xác định
mức trung bình tiên tiến chung cho cả nhóm. Phân tích kết quả của
TCTCVM và so sánh với mức trung bình này. Đánh giá kết quả
TCTCVM theo một số tiêu thức so sánh với nhóm. Phương pháp này
thúc đẩy các TCTCVM vươn lên trên mức trung bình tiên tiến.

88
Trong điều kiện TCTCVM (hội sở chính và/hoặc chi nhánh)
phải thực hiện một số chỉ tiêu phi lợi nhuận có thể đánh giá kết quả
hoạt động thông qua một số chỉ tiêu định mức.

Kiểm tra nhanh:


1. KPIs và BSCs là gì? Cho ví dụ minh họa.
2. Tổ chức của anh/chị có áp dụng các tiêu chuẩn KPIs/BSCs
này không? Nếu có, hãy trình bày các nội dung cơ bản theo
vị trí công việc mà anh/chị biết.
3. TCTCVM thường áp dụng các biện pháp đánh giá kết quả
phân tích nào? Mức độ phù hợp của các biện pháp đó?
4. Tổ chức của anh/chị hiện đang áp dụng các biện pháp đánh
giá kết quả phân tích nào? Đánh giá của anh/chị về các biện
pháp trên.

2.2.3. Nội dung phân tích hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
2.2.3.1. Phân tích mức độ tiếp cận của khách hàng
Tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có
chất lượng của TCTCVM, đặc biệt là đối với người nghèo và dễ bị
tổn thương.9 Chất lượng của sự tiếp cận được đo lường thông qua ba
nhóm chỉ tiêu: độ sâu của tiếp cận, chất lượng dịch vụ và quy mô
dịch vụ hay sự thâm nhập thị trường, cụ thể như sau:

9
Nhiều người cho rằng độ sâu của việc mở rộng tiếp cận, hoặc tiếp cận khu vực
những người nghèo nhất trong dân chúng nên là mục tiêu đầu tiên của tài chính nông
thôn. Trong lịch sử khá ngắn gọn của mình, đa số các hoạt động tài chính nông thôn
đã phụ thuộc vào các nguồn tài trợ, những nguồn hình thành các gói hỗ trợ phát triển.
Những người đề xướng việc tập trung duy nhất vào những người nghèo nhất trong số
những người nghèo cho rằng các nguồn phát triển để giảm nghèo cần được tập trung
vào khu vực những người nghèo nhất trong dân chúng. Nếu các hoạt động không được
tập trung riêng cho những thành viên nghèo nhất của xã hội, những người nghèo nhất
sẽ không được hưởng lợi.

89
a. Quy mô dịch vụ hay độ rộng của tiếp cận
Độ rộng tiếp cận được đo lường bằng số lượng khách hàng
tiếp cận được tới dịch vụ TCTCVM cung ứng. Một tổ chức được
đánh giá là có sự phát triển tiếp cận theo chiều rộng tốt nếu có
sự tăng trưởng cả số tuyệt đối (giá trị tăng trưởng) và tương đối
(tỷ lệ tăng trưởng). Các chỉ tiêu đo lường độ rộng tiếp cận có thể
bao gồm:
a.1. Số lượng và tỷ lệ tăng trưởng khách hàng vay vốn và tiết
kiệm. Chỉ tiêu này đo lường số lượng khách hàng đã hoặc đang sử
dụng các dịch vụ tài chính chủ chốt của TCTCVM như vay vốn và
tiết kiệm. Số lượng càng lớn, tỷ lệ tăng trưởng cao chứng tỏ tổ chức
đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
a.2. Số lượng và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của các tài khoản
tiết kiệm và vay vốn. Nhóm chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu (a.1)
ở trên, nhưng chi tiết hóa để đánh giá khả năng một khách hàng có
nhiều tài khoản tại một TCTCVM.
a.3. Số lượng và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của số dư tiết kiệm
và dư nợ. Nhóm chỉ tiêu này tương tự như hai nhóm chỉ tiêu (a.1) và
(a.2) ở trên, nhưng tập trung vào quy mô sử dụng các dịch vụ huy
động tiết kiệm và tín dụng của khách hàng. Quy mô càng cao, mức
độ mở rộng tiếp cận càng lớn.
a.4. Một số chỉ tiêu khác thuộc về TCTCVM như: số lượng
nhân viên, số chi nhánh của TCTCVM, số chi nhánh/tổng vốn chủ
sở hữu; số phòng/quầy giao dịch; số phòng/quầy giao dịch/tổng
vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ độ rộng tiếp
cận của TCTCVM càng cao. Tất nhiên, khi sử dụng các chỉ tiêu
này để so sánh cần phải kết hợp cả các chỉ tiêu tuyệt đối và tương
đối. Theo thông lệ quốc tế, các chỉ tiêu này chưa có chuẩn mực để
so sánh.

90
b. Độ sâu của tiếp cận trong việc cung cấp dịch vụ tới các
khách hàng

Độ sâu tiếp cận đo lường khả năng các khách hàng khác nhau
có thể tiếp cận dịch vụ của TCTCVM tới mức nào; cũng như giá trị
ròng mà khách hàng nhận được; là giá trị mà xã hội công nhận đối
với giá trị ròng của dịch vụ tài chính mà TCTCVM cung cấp cho
khách hàng. Tuy vậy, các chỉ tiêu đo lường độ sâu của tiếp cận trực
tiếp thông qua sự thay đổi ròng của giá trị thu nhập và tài sản khách
hàng sau khi tiếp cận được với dịch vụ tín dụng rất khó xác định. Do
khách hàng của TCTCVM có những đặc trưng khác biệt, việc tiếp
cận đến các nhóm khách hàng thu nhập thấp là rất quan trọng. Vì vậy,
các chỉ tiêu gián tiếp đơn giản hơn được sử dụng để đo lường độ sâu
của tiếp cận tới các nhóm khách hàng mục tiêu của các TCTCVM
thường được sử dụng.

Các tỷ lệ đo lường độ sâu của tiếp cận

b.1. Mức vay trung bình. Mức vay trung bình thấp nghĩa là
nhiều khách hàng có thu nhập thấp đã vay tại TCTCVM, vì đối với
các khách hàng này nhu cầu vay vốn thường có giá trị thấp. Tuy vậy,
việc so sánh mức vay trung bình như thế nào là đạt được độ sâu của
tiếp cận giữa các quốc gia là rất khó khăn nếu sử dụng giá trị tuyệt
đối. Vì vậy, quy mô món vay trung bình được coi như một chỉ tiêu
dùng để so sánh độ sâu của việc mở rộng tiếp cận đến các khách hàng
của một TCTCVM trên tầm quốc tế.

Quy mô món vay trung bình theo GDP (%)

= Mức vay trung bình/GDP bình quân đầu người

Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ mức độ tiếp cận của TCTCVM


càng sâu. Đây là chỉ số được ưa thích vì tính toán đơn giản và có thể
sử dụng để so sánh xuyên quốc gia. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này

91
dưới 20% tức là TCTCVM đã phục vụ tầng lớp khách hàng nghèo
(tầng đáy). Nếu trong khoảng từ 20-150%, TCTCVM đã phục vụ
các khách hàng trung bình và có mức tiếp cận rộng, và TCTCVM
chỉ tập trung vào các khách hàng giàu có nếu tỷ lệ này lớn hơn
150%. Một số tổ chức quốc tế đưa ra mức tuyệt đối khoảng 150
USD tức là TCTCVM đã phục vụ các khách hàng nghèo (UNCDF,
2016; IFAD, 2000).

Tuy vậy, chỉ số này cũng có những hạn chế nhất định. Chỉ số
này cung cấp ít thông tin về sự nghèo khó của khách hàng, hơn nữa
nhiều TCTCVM cung cấp khoản cho vay ban đầu được xác định
trước và những khoản tăng cố định cho các món vay tiếp theo. Do
vậy, giá trị khoản vay cần thay đổi theo thời gian.10

b.2. Độ đa dạng của giá trị các khoản cho vay. Độ đa dạng này
được đo lường bằng chênh lệch giữa khoản cho vay có số dư cao
nhất và số dư thấp nhất trên số dư trung bình.

Độ đa dạng của giá trị các khoản vay = (GT khoản vay cao
nhất - GT khoản vay thấp nhất)/GT khoản vay trung bình
10
Hầu hết các nhà nghiên cứu và các cán bộ thực tế làm trong lĩnh vực tài chính
nông thôn đều đồng ý rằng quy mô món vay trung bình (tính theo phần trăm của
GDP đầu người) là một chỉ tiêu đo lường độ sâu tiếp cận không hoàn hảo, nhưng
như Robert Christen đã nói “đây là chỉ tiêu tốt nhất có thể trong số các chỉ tiêu có
thể tính toán được và thể hiện cái gì đó liên quan đến mức nghèo đói tương đối và
tuyệt đối” (Microbanking Bulletin, tháng 9/2000, trang 1). Các chỉ tiêu khác như
trung vị của giá trị khoản vay, hoặc phân phối của giá trị các khoản vay là những
chỉ tiêu tốt hơn, nhưng những chỉ tiêu này thường không được tính toán hay đưa
vào báo cáo, và cũng không thực sự đo lường mức độ nghèo đói tương đối và tuyệt
đối của khách hàng. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng nhiều TCTCVM không công
bố minh bạch về quy mô món vay. Một số TCTCVM chỉ cung cấp “quy mô món vay
trung bình ban đầu” thay vì “quy mô món vay trung bình hiện tại của các khoản
dư nợ”. Một số nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp đo lường mức
độ nghèo đói tương đối của khách hàng so với những người không phải là khách
hàng của TCTCVM. Nội dung của phương pháp đa hướng này được trình bày
trong Henry và cộng sự (2003) (bản tính toán lưu tại địa chỉ http://www.cgap.org)
và Zeller (2001).

92
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ độ đa dạng của giá trị các khoản
cho vay càng lớn. Khách hàng của các TCTCVM đa dạng, nhu cầu
khác nhau, giá trị các khoản vay càng đa dạng càng chứng tỏ việc
nhiều loại khách hàng đã được vay vốn từ TCTCVM.
b.3. Tỷ lệ các nhóm khách hàng đặc biệt trên tổng khách hàng.
Các khách hàng mục tiêu của TCTCVM là những nhóm cần được
quan tâm vì thông thường họ sẽ bị loại khỏi hệ thống tài chính chính
thức. Đó là các nhóm phụ nữ, người nghèo, dân sống ở vùng sâu
vùng xa, có trình độ học vấn thấp, dân tộc thiểu số, thiếu tiếp cận
tới các dịch vụ công... Vì vậy, rất nhiều chỉ tiêu được sử dụng ở đây
để đo lường độ sâu của tiếp cận. Tùy thuộc vào mục tiêu và sự quan
tâm tập trung của xã hội, một hoặc một số chỉ tiêu sẽ được sử dụng.
Các loại tỷ lệ hay được sử dụng:
- Tỷ lệ khách hàng nghèo/Tổng số khách hàng
- Tỷ lệ khách hàng là phụ nữ/Tổng khách hàng
- Tỷ lệ khách hàng có các hoàn cảnh đặc biệt (như mù chữ,
thương tật, HIV...)/Tổng khách hàng
Các tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ TCTCVM đó càng có độ sâu
tiếp cận và tiếp cận với các loại hình khách hàng đặc biệt, khó khăn.
c. Chất lượng dịch vụ hay chất lượng độ tiếp cận
Chất lượng dịch vụ của TCTCVM được đo lường bằng sự
thanh khoản, thuận tiện, sẵn có và linh hoạt của mục đích sử dụng
vốn vay, cũng như sự tự do trong việc ra quyết định đi vay hay gửi
tiết kiệm. Các chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ chủ yếu bao gồm:
c.1. Chi phí tiếp cận đối với khách hàng: bao gồm tổng chi phí
lãi/phí mà TCTCVM thu khách hàng và chi phí giao dịch khách hàng
phải bỏ ra để tiếp cận được với TCTCVM.

93
Hai chỉ tiêu chính được sử dụng là:
- Lãi suất đi vay = lãi vay KH phải trả/Giá trị khoản vay
- Tỷ lệ chi phí giao dịch = Tổng các chi phí giao dịch/Giá trị
khoản vay
Chi phí từ lãi/phí tạo ra doanh thu cho TCTCVM, và là khoản
có thể tính toán ngay được. Trong khi đó, chi phí giao dịch là các
chi phí không nằm trong giá, là các chi phí cơ hội phi tiền tệ - ví dụ,
thời gian để hoàn tất hồ sơ và các thủ tục vay vốn - và các chi phí
tiền tệ gián tiếp như chi phí đi lại, giấy tờ, thực phẩm. Các chi phí
cơ hội do khách hàng chịu, nhưng không hề mang lại thu nhập cho
TCTCVM. Do vậy, chi phí cơ hội càng thấp chứng tỏ chất lượng
dịch vụ càng cao.
c.2. Tính linh hoạt và phù hợp của dịch vụ cung cấp. Chỉ số
này được đo lường bằng số lượng dịch vụ cung ứng cho cả đối tượng
khách hàng cá nhân và nhóm/tổ chức, cũng như thời hạn đa dạng, lãi
suất đa dạng đối với các dịch vụ (Mark Schreiner, 1999, tr. 7). Các
chỉ tiêu thường được sử dụng ở đây bao gồm:
- Tổng số sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng
- Tổng số sản phẩm dịch vụ phân loại chi tiết theo các tiêu chí
như thời hạn, hình thức cung cấp, loại khách hàng...
- Số lượng sản phẩm tín dụng được cung cấp: Chỉ tiêu này mô
tả số lượng sản phẩm tín dụng được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
tín dụng của khách hàng.
- Số lượng sản phẩm tiết kiệm được cung cấp: Chỉ tiêu này mô
tả số lượng sản phẩm tiết kiệm được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
tiết kiệm của dân cư.
Các dịch vụ càng đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau thì
chất lượng của dịch vụ càng cao.

94
c.3. Thái độ của khách hàng đối với dịch vụ cung cấp. Chất
lượng dịch vụ mà TCTCVM cung cấp tốt, khách hàng sẽ sẵn sàng
thực hiện đúng theo các điều khoản trong hợp đồng, vẫn duy trì là
khách hàng, hay mức độ hài lòng với các dịch vụ của khách hàng.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đo lường thái độ
khách hàng:
- Tỷ lệ duy trì khách hàng = Số món vay tiếp theo phát sinh
trong kỳ/Tổng số món vay đã trả trong kỳ.
Khả năng của một TCTCVM nhằm duy trì những khách hàng
đáng tin cậy là một điều quan trọng, không chỉ là một chỉ báo về sự
thỏa mãn của khách hàng mà còn bởi vì tỷ lệ duy trì khách hàng lớn
ở mức đáng kể sẽ bảo tồn và tăng quy mô dư nợ của định chế với một
chi phí thấp hơn. Vì vậy, tỷ lệ này phản ánh khá tốt thái độ của khách
hàng đối với dịch vụ cung ứng.
- Tỷ lệ khách hàng sử dụng nhiều hơn một sản phẩm dịch vụ.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng. Khi khách hàng bắt đầu sử dụng nhiều hơn một sản
phẩm dịch vụ của TCTCVM, chứng tỏ khách hàng đã quan tâm và
gắn bó hơn với tổ chức.
- Các chỉ tiêu đo lường chất lượng dịch vụ trên quan điểm
khách hàng.
Dựa trên định nghĩa truyền thống về  chất lượng dịch
vụ,  Parasuraman  đã xây dựng  thang đo SERVQUAL  để đánh
giá chất lượng dịch vụ nói chung gồm 22 biến thuộc 5 thành phần
để đo lường chất lượng kỳ vọng và dịch vụ cảm nhận RATER (Sự
tin cậy (Reliability), Năng lực phục vụ (Assurance), Phương tiện
hữu hình (Tangibles); Sự đồng cảm (Empathy) và Sự đáp ứng
(Responsiveness) (Parasuraman và cộng sự, 1985; Parasuraman và

95
cộng sự, 1988).11 Nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng
nói chung đã ứng dụng các chỉ tiêu này nhằm đo lường và đánh giá
chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Tuy vậy, thái độ
của khách hàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố phi định lượng
khác nhau như: tâm lý khách hàng, cơ hội của khách hàng, những
yếu tố môi trường bên ngoài.

11
Các câu hỏi chính được đặt ra chung và được chuẩn mực hóa cho các loại hình
dịch vụ là:
Sự tin tưởng (reliability)
• Khi tổ chức xyz hứa làm điều gì đó vào thời gian nào đó thì họ sẽ làm.
• Khi bạn gặp trở ngại, tổ chức xyz chứng tỏ mối quan tâm thực sự muốn giải
quyết trở ngại đó.
• Tổ chức xyz thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu.
• Tổ chức xyz cung cấp dịch vụ đúng như thời gian họ đã hứa.
• Tổ chức xyz lưu ý để không xảy ra một sai sót nào.
Sự đảm bảo (assurance)
• Cách cư xử của nhân viên xyz gây niềm tin cho bạn.
• Bạn cảm thấy an toàn trong khi giao dịch với tổ chức xyz.
• Nhân viên tổ chức xyz luôn niềm nở với bạn.
• Nhân viên tổ chức xyz có đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi của bạn.
Sự hữu hình (tangibility)
• Tổ chức xyz có trang thiết bị rất hiện đại.
• Các cơ sở vật chất của tổ chức xyz trông rất bắt mắt.
• Nhân viên tổ chức xyz ăn mặc rất tươm tất.
• Các sách ảnh giới thiệu của tổ chức xyz có liên quan đến dịch vụ trông
rất đẹp.
Sự cảm thông (empathy)
• Tổ chức xyz luôn đặc biệt chú ý đến bạn.
• Tổ chức xyz có nhân viên biết quan tâm đến bạn.
• Tổ chức xyz lấy lợi ích của bạn là điều tâm niệm của họ.
• Nhân viên tổ chức xyz hiểu rõ những nhu cầu của bạn.
• Công ty xyz làm việc vào những giờ thuận tiện.
Sự phản hồi (responsiness)
• Nhân viên tổ chức xyz cho bạn biết khi nào thực hiện dịch vụ.
• Nhân viên tổ chức xyz nhanh chóng thực hiện dịch vụ cho bạn.
• Nhân viên tổ chức xyz luôn sẵn sàng giúp bạn.
• Nhân viên tổ chức xyz không bao giờ quá bận đến nỗi không đáp ứng yêu cầu
của bạn.

96
Kiểm tra nhanh:
1. Mức độ tiếp cận của TCTCVM là gì?
2. Mức độ tiếp cận theo chiều rộng được đo lường như thế nào?
3. Mức độ tiếp cận theo chiều sâu được đo lường như thế nào?
4. Chất lượng dịch vụ của TCTCVM là gì? Được đánh giá trên
các tiêu chí gì?
5. Sự cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tài
chính vi mô là gì và được đo lường như thế nào?
6. Sử dụng các câu hỏi trong mô hình SERVQUAL để phát
triển một bảng câu hỏi và đánh giá cảm nhận của khách hàng
đối với chất lượng dịch vụ tài chính vi mô tại một TCTCVM
cụ thể.
7. Đánh giá của anh/chị về mức độ tiếp cận khách hàng tài chính
vi mô của TCTCVM nơi anh/chị công tác?
8. Đánh giá của anh/chị về mức độ tiếp cận khách hàng tài
chính vi mô của các TCTCVM Việt Nam theo dữ liệu trên
www.themix.org

2.2.3.2. Phân tích mức độ bền vững/khả năng sinh lời của TCTCVM

Mức độ bền vững hay khả năng đảm bảo thu đủ bù chi và có lợi
nhuận để lại - khả năng sinh lời của TCTCVM được phân tích thông
qua các chỉ tiêu chính là:

a. Tự bền vững về hoạt động OSS (Operational Self Sustainability)

Tỷ số tự bền vững về hoạt động OSS thể hiện mối quan hệ


giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động (bao gồm cả khấu
hao và dự phòng rủi ro). Các nhà tài trợ và nhà quản lý TCTCVM
sử dụng chuẩn tiêu biểu này để đánh giá xem TCTCVM đã tự trang

97
trải được các chi phí hoạt động của nó bằng thu nhập từ hoạt động
hay chưa.
Công thức tính OSS thường được sử dụng như sau:

Thu nhập hoạt động


OSS =
Tổng chi phí hoạt động

Trong đó:
Tổng chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính
+ Dự phòng mất vốn.
Các chi phí trong phép tính này bao gồm toàn bộ các chi phí
bằng tiền và phi tiền mặt lấy từ báo cáo thu nhập, chẳng hạn khấu
hao và chi phí trích lập dự phòng mất vốn và bất kỳ chi phí vốn bằng
tiền nào, chẳng hạn lãi và phí phải trả trên vốn đi vay hoặc phải trả
trên vốn huy động từ người gửi tiết kiệm tự nguyện.
TCTCVM được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu
OSS>100%, tuy nhiên thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt độ bền vững
hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120%. Điều này có nghĩa là:
tổng thu của TCTCVM phải đảm bảo đủ bù chi, bao gồm tất cả các
loại chi phí.
Ví dụ về cách tính OSS:
Hai TCTCVM A và B có báo cáo kết quả kinh doanh năm
201X và 201X+1 như sau.

98
Bảng 2.10. Báo cáo kết quả kinh doanh của TCTCVM A và B,
năm 201X và 201X+1

Đơn vị: triệu đồng

TCTCVM A TCTCVM B
Chỉ số
201X 201X +1 201X 201X +1

Thu nhập từ lãi và phí thu từ các khoản vay 158,543 188,823 1,561 1,720

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 22 27 13 21

Tài trợ ròng nhận được của nhà tài trợ 120 150 450 210

Thu từ hoạt động khác 469 1,504 195 115

Chi phí lãi và các chi phí tương tự 31,222 38,423 1,970 1,580

Chi phí hoạt động dịch vụ 45 75 21 23

Chi phí hoạt động khác 2,108 759 122 145

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 822 392 10 15

Thuế thu nhập doanh nghiệp 3,525 3,960 0 0

a. Hãy tính OSS của hai tổ chức trên trong 2 năm

b. So sánh OSS của hai tổ chức đó.

Lời giải về cách tính OSS

TCTCVM A TCTCVM B
Chỉ số
201X 201X +1 201X 201X +1
Tổng thu 159,154 190,504 2,219 2,066
Tổng chi 37,722 43,609 2,123 1,763
OSS 422% 437% 105% 117%

b. Tự bền vững về tài chính FSS (Financial Self Sustainability)

Tỷ số tự bền vững về tài chính (FSS) đo lường mức độ thu


nhập trang trải các chi phí hoạt động của một TCTCVM có điều

99
chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều chỉnh
này nhằm làm rõ tình hình tài chính của một TCTCVM sẽ như thế
nào nếu không có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên
thị trường, thay vì từ nguồn viện trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các nhà
tài trợ, và khi tính tới chi phí từ lạm phát. FSS được tính bằng công
thức sau:

Tổng thu nhập hoạt động được điều chỉnh


FSS =
Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh

Trong đó:
Tổng thu nhập hoạt động được điều chỉnh: theo hướng nếu
hoạt động không có tài trợ thì thu nhập thực tế là bao nhiêu.
Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh theo:
- Lạm phát: do lạm phát làm giảm giá trị các tài sản phi cố định
của tổ chức, hay đảm bảo giá trị thực của vốn chủ sở hữu không thay
đổi. Chi phí lạm phát = Tỷ lệ lạm phát * (Vốn tự có trung bình - Tổng
tài sản cố định trung bình).
- Các nguồn vay nợ ưu đãi: Giả định các nguồn vay nợ không
được ưu đãi, mà phải trả lãi như lãi suất thương mại.
Tương tự như OSS, TCTCVM được coi là tự bền vững về tài
chính nếu FSS>100%.
Ví dụ về cách tính FSS:
Với bài tập ở trên, thông tin thêm về hai TCTCVM A và B
như sau:

100
Bảng 2.11. Các thông tin bảng cân đối kế toán của TCTCVM A và B
(số dư bình quân trong năm, đơn vị triệu đồng)

TCTCVM A TCTCVM B
Chỉ số
201X 201X +1 201X 201X +1
Vốn chủ sở hữu bình quân 5,000 5,120 1,000 1,100
Tài sản cố định 2,350 2,750 750 750
Tỷ lệ lạm phát 5% 6% 5% 6%
Nguồn vay nợ ưu đãi có lãi suất thấp 8,500 8,900 2,100 2,200
hơn lãi suất thương mại 3%/năm

Hãy tính FSS của hai tổ chức này.


Lời giải:
- Tính thu nhập điều chỉnh của hai tổ chức: loại bỏ phần tài trợ
trực tiếp.
- Tính chi phí điều chỉnh: tăng thêm chi phí lạm phát và chi phí
thay nguồn ưu đãi bằng nguồn thương mại.
Ta có bảng sau:
TCTCVM A TCTCVM B
Chỉ số
201X 201X +1 201X 201X +1
Thu nhập điều chỉnh 159,034 190,354 1,769 1,856
Chi phí điều chỉnh 38,110 44,018 2,199 1,850
Do lạm phát 132.5 142.2 12.5 21
Do nguồn ưu đãi 255 267 63 66
FSS 417% 432% 80% 100%

c. Hệ số phụ thuộc vào trợ cấp SDI (Subsidy Dependency Index)


Chỉ số này đo lường mức trợ cấp nhận được so với lãi từ hoạt
động để xác định mức độ phụ thuộc vào trợ cấp của TCTCVM. Các
TCTCVM có thể được nhận các khoản trợ cấp trực tiếp hoặc gián
tiếp khác nhau, như:

101
- Trợ cấp lãi suất đối với các khoản vay ưu đãi
- Chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu
- Ưu đãi không phải chịu dự trữ bắt buộc
- Tài sản trang thiết bị miễn phí do chính phủ/nhà tài trợ
cung cấp
- Xóa nợ hay nợ khó đòi được chính phủ bù đắp
- Đào tạo nhân viên miễn phí do chính phủ/nhà tài trợ thực hiện
- Các khoản vay nước ngoài ưu đãi được cung cấp
Vì vậy, khi tính SDI, TCTCVM phải loại bỏ hết các yếu tố trên.

Tổng trợ cấp nhận hàng năm (S)


SDI =
Mức thu nhập từ lãi trung bình hàng năm (LP*i)

Tỷ lệ này cao nhất là 0%, và khi đat tới mức 0% thì TCTCVM
được coi như tự vững về tài chính.12
d. Tỷ suất thu nhập từ cho vay trên tổng dư nợ
Tỷ suất thu nhập từ cho vay trên tổng dư nợ đo lường một
TCTCVM kiếm được bao nhiêu từ hoạt động cho vay của nó. Thu
nhập được sử dụng để tính tỷ suất lợi nhuận trên dư nợ bao gồm toàn
bộ thu nhập từ lãi và phí bằng tiền, trừ lãi dự thu. Công thức sau đây
được sử dụng để tính tỷ suất này:

Thu nhập từ cho vay


Thu nhập trên tổng dư nợ =
Tổng dư nợ bình quân

Tỷ suất thu nhập trên tổng dư nợ đặc biệt hữu ích khi làm rõ
dòng tiền thực sự của những khoản lãi và phí trên những món cho
12
Phần trình bày cụ thể hơn về chỉ số này trong Jacob Yaron, 1992, tr. 20; Jacob
Yaron (1997, tr. 94)

102
vay tài chính vi mô. Nó đo lường số tiền thu nhập thực sự từ hoạt
động cho vay trong một kỳ và so sánh với tổng dư nợ bình quân thời
kỳ tạo ra thu nhập đó. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng dư nợ là một
chỉ báo đầu tiên về khả năng của một TCTCVM tạo ra thu nhập cần
thiết để trở nên tự bền vững, như được tính trong bài học trước. Vì là
số bình quân nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng dư nợ là một thước đo tỷ
suất sinh lợi trong một kỳ cho trước và không phải tại một thời điểm
hoặc trên một sản phẩm cho vay cụ thể nào.
e. Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản bình quân ROA
Chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản bình
quân của TCTCVM. (ROA - Return on Average Assets - còn được
gọi là ROAA do tài sản phải được bình quân hóa trước khi tính toán).
ROA được tính bằng công thức sau:

Thu nhập
ROA =
Tổng tài sản bình quân

Trong đó: Thu nhập có thể là thu nhập trước thuế, thu nhập sau
thuế hoặc thu nhập ròng. Tùy từng trường hợp cần phân tích và đánh
giá, ta có thể chọn một trong ba loại thu nhập trên để tính toán.
Thu nhập trước thuế = Tổng thu - Tổng chi
Thu nhập sau thuế = (tổng thu - tổng chi)* (1 - thuế suất thuế
thu nhập nếu có)
Thu nhập ròng (Thu nhập để lại) = Thu nhập sau thuế - các
khoản trích lập các quỹ (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự
phòng tài chính, quỹ khen thưởng...) - các khoản cổ tức (nếu có)
Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2
Tài sản bình quân được sử dụng, vì tổ chức sẽ được đo lường
trên tổng các hoạt động tài chính, bao gồm các quyết định đầu tư tài
sản cố định hay đất đai, nhà cửa (nói cách khác, sử dụng vốn vào mọi

103
hoạt động đầu tư có thể sinh lời). Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ khả
năng sinh lời của TCTCVM trên một đồng giá trị tài sản càng lớn,
bao gồm cả tài sản không tham gia trực tiếp vào hoạt động chính như
tài sản cố định. ROA là một chỉ tiêu quan trọng để phân tích khi nào
cơ cấu của kỳ hạn cho vay và giá cho vay sẽ bị thay đổi.
Tuy vậy, nếu tỷ lệ này lớn quá, TCTCVM có thể đang gặp
rủi ro khi đầu tư vào các danh mục mạo hiểm có rủi ro cao. ROA
thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời chung so với
tổng tài sản bình quân của tổ chức tài chính, trong đó có các tổ
chức tài chính vi mô. Tuy vậy, chỉ số này rất tốt đối với các tổ
chức không nhận trợ cấp, trong khi một số TCTCVM được tài trợ
để hoạt động theo dạng dự án. Do vậy, để xác định liệu TCTCVM
có thể “tồn tại” được không nếu không còn trợ cấp, cần phải điều
chỉnh chi phí và thu nhập. Tùy theo dữ liệu, các TCTCVM có
thể sử dụng FSS hoặc ROA để phân tích mức độ bền vững. Theo
thông lệ quốc tế, ROA >2% là TCTCVM đã đạt được mức độ hiệu
quả tốt.
f. Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu bình quân ROE
Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu đã được điều chỉnh (ROE)
là một công cụ phân tích tài chính tương tự như ROA. Nó đo lường
tỷ suất thu hồi trên vốn chủ sở hữu của một định chế để tài trợ cho
các tài sản của định chế đó, thay vì tính tỷ suất thu hồi trên tổng tài
sản. ROE được tính bằng công thức sau:

Thu nhập
ROE =
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

Tương tự như với ROA, tử số thu nhập có thể là 3 loại như sau:
thu nhập trước thuế, thu nhập sau thuế hoặc thu nhập ròng. Tùy từng
trường hợp cần phân tích và đánh giá, ta có thể chọn một trong ba
loại thu nhập trên để tính toán.

104
Thu nhập trước thuế = Tổng thu - Tổng chi
Thu nhập sau thuế = (tổng thu - tổng chi)* (1 - thuế suất thuế
thu nhập nếu có)
Thu nhập ròng (Thu nhập để lại) = Thu nhập sau thuế - các
khoản trích lập các quỹ (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự
phòng tài chính, quỹ khen thưởng...) - các khoản cổ tức (nếu có)
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn CSH đầu kỳ + Vốn
CSH cuối kỳ)/2
Nếu ROE nhỏ hơn 0, thì có nghĩa là vốn chủ sở hữu của định
chế bị xói mòn qua các năm. Cũng giống như ROA, ROE đo lường
suất thu hồi trong một thời kỳ cho trước, vì vậy vốn chủ sở hữu phải
là số bình quân hay tổng vốn của chủ sở hữu bình quân năm.
Một sự khác biệt cần nhận ra ở đây là các loại hình định chế.
Đối với các TCTCVM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, bất kể chúng
là TCVM hay định chế phi TCVM, chủ sở hữu phải sử dụng thước
đo ROE để quyết định tỷ suất thu hồi trên khoản đầu tư mà họ bỏ ra.
Đối với những TCTCVM không vì mục tiêu lợi nhuận, thước đo này
là biến đại diện cho khả năng bền vững của một định chế, khi nó kêu
gọi các nhà đầu tư tăng vốn.
g. Phân tích ROE theo phương pháp Dupont

Tổng tài sản


ROE = ROA ×
Tổng vốn chủ sở hữu

Nói cách khác:

Thu nhập sau thuế Thu nhập sau thuế Tổng tài sản
Tổng vốn = Tổng tài sản × Tổng vốn
chủ sở hữu chủ sở hữu

Nhưng thu nhập sau thuế bằng tổng doanh thu trừ đi các chi phí
hoạt động và thuế. Do đó:

105
Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Tổng tài sản
hoạt động - Thuế
ROE = ×
Tổng vốn
Tổng tài sản
chủ sở hữu

Mối quan hệ giữa ROA và ROE cho thấy thu nhập của các chủ
sở hữu của TCTCVM rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản -
sử dụng nhiều nợ hơn hoặc nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Thậm chí một
định chế tài chính có ROA thấp có thể đạt ROE tương đối cao thông
qua việc sử dụng nhiều nợ (đòn bẩy tài chính) và sử dụng tối thiểu
vốn chủ sở hữu.
Trên thực tế, mối quan hệ ROE - ROA thể hiện rõ sự đánh
đổi (trade-off) cơ bản giữa rủi ro và thu nhập mà các nhà quản lý
TCTCVM phải đối mặt. Ví dụ, nếu một TCTCVM, dự kiến ROA
trong năm là 1%, sẽ cần 10 đồng tài sản cho mỗi 1 đồng vốn chủ sở
hữu để đạt mức ROE là 10%. Ta có:

Tổng tài sản


ROE = ROA ×
Tổng vốn chủ sở hữu
0,01 × 10 × 100
= = 10%
1

Tuy nhiên, nếu TCTCVM dự tính ROA giảm xuống còn 0,5%,
ROE chỉ đạt được 10% nếu mỗi 1 đồng vốn chủ sở hữu tương ứng
với 20 đồng tài sản. Nói cách khác:

0,005 × 20 × 100
ROE = = 10%
1

Chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro -
thu nhập như được trình bày trong bảng dưới đây. Chúng ta sẽ thấy
mức độ đòn bẩy tài chính (nợ so với vốn chủ sở hữu) cần thiết để

106
TCTCVM có thể đạt được tỷ lệ thu nhập cho cổ đông theo dự tính.
Bảng này chỉ ra rằng một TCTCVM với tỷ lệ tài sản/vốn chủ sở hữu
là 5:1 có thể hy vọng (a) ROE đạt 2,5% nếu ROA là 0,5% và (b) ROE
là 10% nếu ROA đạt 2%. Ngược lại, nếu tỷ lệ tài sản/vốn chủ sở hữu
là 20:1 thì TCTCVM có thể đạt ROE là 10% mà chỉ cần tỷ lệ ROA
đạt mức khiêm tốn 0,5%.

Bảng 2.12. Mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro - thu nhập
theo ROA và ROE

Tỷ lệ ROE tương ứng với các tỷ lệ ROA


Tỷ số tổng tài sản/Tổng vốn
0,5% 1,0% 1,5% 2,0%
chủ sở hữu
5:1 2,5% 5,0% 7,5% 10,0%
10:1 5,0 10,0 15,0 20,0
15:1 7,5 15,0 22,5 30,0
20:1 10,0 20,0 30,0 40,0

Rõ ràng, để có thể đạt được tỷ lệ thu nhập mong muốn cho các
chủ sở hữu khi ROA giảm, TCTCVM phải chịu nhiều rủi ro hơn do
sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn.

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu và các thành tố chính


của nó

Một công thức về khả năng sinh lời khác tập trung vào ROE là:

Thu nhập Tổng thu Tổng tài


sau thuế từ hoạt động sản
ROE = × ×
Tổng thu Tổng vốn
Tổng tài sản
từ hoạt động chủ sở hữu

hoặc

107
Tỷ lệ sinh lời hoạt động × Tỷ lệ hiệu quả
sử dụng tài sản
ROE =
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu

trong đó:

Thu nhập sau thuế


Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) =
Tổng thu từ hoạt động

Tổng thu từ hoạt động


Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU) =
Tổng tài sản

Tổng tài sản


Tỷ trọng vốn chủ sở hữu (EM) =
Tổng vốn chủ sở hữu

Mỗi thành tố của đẳng thức trên phản ánh những mặt khác
nhau trong hoạt động của TCTCVM như sau:
Ví dụ:

Tỷ lệ sinh lời hoạt phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý chi
động (NPM) phí và các chính sách định giá
dịch vụ
Tỷ lệ hiệu quả sử phản ánh các chính sách quản lý danh mục
dụng vốn (AU) tài sản, đặc biệt là cấu trúc và thu
nhập của tài sản
Tỷ trọng vốn chủ phản ánh các chính sách đòn bẩy tài chính:
sở hữu (EM) các nguồn vốn được lựa chọn để để
tài trợ cho hoạt động của TCTCVM
(nợ hay vốn chủ sở hữu)

108
Kiểm tra nhanh:
1. Các chỉ số đánh giá mức độ bền vững của TCTCVM là gì? Ý
nghĩa kinh tế của nó?
2. Mối quan hệ giữa OSS và FSS?
3. Mối quan hệ giữa ROA và ROE?
4. Tính toán các chỉ số đánh giá mức độ bền vững của TCTCVM
nơi anh/chị đang công tác trong 3 năm và phân tích - đánh
giá xu hướng. Nguyên nhân của sự tăng lên/giảm đi của các
chỉ số đó?
5. Chọn một TCTCVM bất kỳ, sử dụng phương pháp Dupont
để đánh giá và phân tích mức độ sinh lời của TCTCVM.

2.2.4.3. Phân tích hiệu suất và hiệu quả hoạt động

Phân tích hiệu suất và hiệu quả hoạt động tập trung sử dụng các
thông tin liệu TCTCVM có trang trải đủ chi phí và tối đa hóa được
việc sử dụng các nguồn lực hay không. Chỉ tiêu hiệu suất đánh giá
khối lượng đầu ra tạo ra trong một giai đoạn trên cơ sở khối lượng
đầu vào nhất định. Trong khi đó, chỉ tiêu hiệu quả đánh giá chi phí
trên một đơn vị sản phẩm đầu ra. Cả chỉ tiêu hiệu quả và hiệu suất
đều được sử dụng để so sánh hoạt động của tổ chức trong nhiều giai
đoạn khác nhau, đo lường sự cải thiện trong hoạt động của tổ chức
theo thời gian. Các chỉ tiêu này còn được dùng để so sánh các chi
nhánh của tổ chức. Sau đây là cách tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu
suất và hiệu quả.

a. Các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động

Các chỉ tiêu hiệu suất dùng để đo lường bao nhiêu đầu ra (như
số món cho vay, vốn cho vay, hoặc số lượng khách hàng) kết quả
của một mức độ đầu vào nhất định (nhân viên, cán bộ tín dụng,

109
chi nhánh). Xếp đặt một cách đơn giản, những chỉ số này đo lường
hiệu suất từ các góc độ khác nhau. Tất cả tỷ số hiệu suất hoạt động
cùng một logic: tỷ số càng cao, tổ chức đó càng có hiệu suất. Các
TCTCVM sử dụng những tỷ số này như là các công cụ quản lý để
tính toán và liên tục theo dõi hiệu suất của chúng. Điều này giúp
chúng đánh giá sự cải thiện trong hoạt động của mình.

Về tín dụng, các tỷ số hiệu suất tín dụng thông dụng như sau
thường được sử dụng:

Tổng số khách hàng vay vốn


a.1. Số khách hàng quản đang có dư nợ
=
lý bình quân Tổng số nhân viên

Tỷ số này đo lường số lượng món cho vay được so sánh với


tổng số nhân viên làm việc tại TCTCVM. Thước đo này gồm các
nhân viên hậu trường (MIS, kế toán, hành chính), cán bộ quản lý
và các nhân viên tín dụng. Nhiều nhà phân tích xem xét chỉ số này
như một thước đo chính xác việc TCTCVM đã tự thích nghi với
việc cung cấp dịch vụ tài chính tốt như thế nào. Tỷ số thấp sẽ chỉ ra
rằng có nhiều nhân viên cho việc quản lý hoạt động; các tỷ số cao
có nghĩa là có nhiều nhân viên thực hiện trực tiếp việc cho vay hoặc
cung cấp các dịch vụ tài chính.

a.2. Số KH vay vốn Tổng số khách hàng đang vay


=
được CBTD quản lý
Tổng số cán bộ tín dụng
bình quân

Cũng như chỉ số đo lường đầu tiên, tỷ số này so sánh số


khách hàng vay vốn thực tế với số cán bộ tín dụng hoặc nhân viên
trực tiếp tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Một
số nhà phân tích tranh luận về lợi ích của tỷ số này đối với các tổ
chức, vì các công nghệ cho vay, cơ cấu nhân sự và việc xếp loại

110
các dịch vụ tài chính được cung cấp thay đổi rộng rãi trong các
tổ chức. Trong nội bộ, các TCTCVM có thể sử dụng tỷ số này để
so sánh hiệu suất của nhân viên giữa các chi nhánh và trong các
chi nhánh.

a.3. Số lượng KH vay Tổng số khách hàng đang vay


vốn trung bình của một =
Tổng số chi nhánh
chi nhánh

Cùng với việc so sánh khách hàng vay vốn với nhân sự, tỷ số
này so sánh khách hàng vay vốn hoặc khách hàng với cơ sở hạ tầng
của TCTCVM: các văn phòng chi nhánh.

a.4. Dư nợ trung bình một Tổng dư nợ


=
CBTD quản lý Tổng số cán bộ tín dụng

Nhà quản lý TCTCVM sử dụng tỷ số này để kiểm tra hiệu


suất tài chính của cán bộ tín dụng. Quy mô dư nợ trung bình một
cán bộ tín dụng quản lý thay đổi phụ thuộc vào quy mô các khoản
tín dụng, thời hạn cho vay, số lượng các khoản vay trả. Nếu một
CBTD có thâm niên làm việc lâu năm, số lượng khách hàng và dư
nợ cho vay sẽ tăng lên mức tối ưu, nhưng nếu quy mô trung bình
quá lớn, khả năng kiểm soát và giám sát các khoản vay tín dụng của
cán bộ tín dụng sẽ bị giảm sút. Không có tiêu chuẩn cụ thể với tỷ
số này, phụ thuộc vào phương pháp, quy mô món vay và thị trường
mục tiêu của TCTCVM.

Với các TCTCVM phát triển hoạt động tiết kiệm, các chỉ tiêu
hiệu suất tiết kiệm cũng được tính toán tương tự, bao gồm:

- Số khách hàng gửi tiết kiệm trên một các bộ huy động
tiết kiệm

- Tổng tiền gửi trên một cán bộ huy động tiết kiệm

111
- Tổng tiết kiệm huy động được trong một giai đoạn trên một
cán bộ huy động tiết kiệm.

Phân tích các chỉ tiêu về tiết kiệm cũng tương tự như với tín
dụng, sử dụng cả các báo cáo tài chính và báo cáo nhân sự.

b. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Các chỉ tiêu hiệu quả cung cấp thông tin về một TCTCVM
cung cấp các dịch vụ với chi phí là bao nhiêu. Chỉ khi các tỷ số hiệu
quả thăm dò mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, các tỷ số hiệu quả
trả lời cầu hỏi rằng khi cho vay một đơn vị tiền tệ giá bao nhiêu. Các
tỷ số hiệu quả có một lô gíc trái ngược với các tỷ số hiệu suất; tỷ số
càng thấp thì tổ chức hoạt động càng có hiệu quả. Các TCTCVM
cũng sử dụng các tỷ số hiệu quả làm công cụ quản lý để tính toán và
theo dõi hiệu quả của mình, cho phép chúng đo lường sự tăng trưởng
trong hoạt động. Các nhà phân tích sử dụng các tỷ số chính để tính
toán hiệu quả như sau:

Tổng chi phí hoạt động


b.1. Tỷ lệ chi phí hoạt động =
Tổng dư nợ bình quân

Tỷ lệ này đánh giá mức độ chi cho hoạt động so với tài sản
quan trọng nhất của TCTCVM - tín dụng. Tỷ lệ này còn được dùng
để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Một TCTCVM thành công
nếu tỷ lệ này đạt ở mức 13 đến 21%. Còn nếu tính chi phí hoạt động
trên tổng tài sản, tỷ lệ này ở mức 4-16% là hợp lý (Christen và các
cộng sự, 1995).

b.2. Tỷ Tổng chi phí HĐ - Chi phí vốn - Chi phí dự


suất chi phòng mất vốn + Trợ cấp bằng hiện vật
=
phí hành
Tổng dư nợ bình quân
chính

112
Tỷ số này cũng được biết đến như là hiệu quả hành chính để
đo chi phí của việc cho vay một đơn vị tiền tệ đơn lẻ. Hiệu quả hành
chính không bao gồm chi phí vốn hoặc chi phí dự phòng mất vốn. Tỷ
số này giúp nhà phân tích so sánh hiệu quả giữa các tổ chức với các
cơ cấu tài trợ khác và các tổ chức có thể được yêu cầu thiết lập các
tỷ lệ dự phòng mất vốn rất khác nhau.
Tỷ số hiệu quả hoạt động chung tính toán tới cả chi phí vốn và
chi phí dự phòng mất vốn như sau:

Tổng chi phí hoạt động + Trợ cấp


b.3. Tỷ số hiệu quả bằng hiện vật
=
hoạt động chung Tổng dư nợ bình quân
Tỷ số này có ý nghĩa hơn khi được sử dụng tính toán cho toàn
thể tổ chức. Cả hai biểu thức đều tính bổ sung thêm các trợ cấp bằng
hiện vật. Số tiền và quy mô trợ cấp bằng hiện vật được xem xét cho
phép tính này phụ thuộc vào việc tài trợ bằng hiện vật được sử dụng
như thế nào trong tổ chức.

b.4. Tỷ lệ lương và lợi nhuận Chi lương và lợi nhuận


=
so với dư nợ trung bình Tổng dư nợ bình quân
Tỷ lệ này đo lường mức chi trả lương và lợi nhuận của
TCTCVM so với dư nợ bình quân. Nếu tỷ lệ này ở mức 4-16%, tổ
chức được đánh giá là khá thành công. Tuy nhiên, điều này còn phụ
thuộc vào loại hình dân cư, mật độ dân số và mức lương trung bình
của quốc gia.
Ngoài ra, một số chỉ tiêu hiệu quả khác được áp dụng đối với
các TCTCVM là:
- Mức lương trung bình của một cán bộ tín dụng so với GDP
bình quân đầu người.
- Chi phí trên một đồng vốn cho vay
- Chi phí trên một món vay

113
Mặc dù có nhiều chỉ tiêu hiệu quả và hiệu suất như trên, rất khó
so sánh các chỉ tiêu này giữa các TCTCVM vì quy mô món vay trung
bình và kỳ hạn vay khác nhau, điều kiện khách hàng và môi trường
hoạt động cũng khác nhau.

Kiểm tra nhanh:


1. Các chỉ tiêu chính đo lường hiệu suất hoạt động của TCTCVM
là gì? Ý nghĩa của từng chỉ tiêu?
2. Các chỉ tiêu chính đo lường hiệu quả hoạt động của TCTCVM
là gì? Ý nghĩa của từng chỉ tiêu?
3. Tính toán các chỉ tiêu đo lường hiệu suất hoạt động của
TCTCVM hiện anh/chị đang công tác hoặc đã biết trong 3
năm. Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu đó và giải thích sự
biến động của các chỉ tiêu trên.
4. Tính toán các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của
TCTCVM hiện anh/chị đang công tác hoặc đã biết trong 3
năm. Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu đó và giải thích sự
biến động của các chỉ tiêu trên.

2.2.4.4. Phân tích mức độ rủi ro tín dụng/chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất bên phần tài
sản của TCTCVM, tạo ra thu nhập nhưng cũng mang lại nguy cơ rủi
ro khi khách hàng không trả được nợ, không chỉ ảnh hưởng tới thu
lãi mà còn có thể gây mất nguồn vốn hoạt động của tổ chức. Rủi ro
tín dụng của TCTCVM là tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín
dụng của TCTCVM do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết tín dụng.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro chính trong hoạt động của
TCTCVM, bên cạnh các loại rủi ro khác như rủi ro hoạt động (tác
nghiệp), rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. Do vậy, rủi ro tín dụng

114
luôn được phân tích, đánh giá chi tiết trong phân tích tài chính. Có
nhiều nhóm chỉ tiêu phân tích mức độ rủi ro tín dụng, nhưng có thể
chia thành 3 nhóm như sau:
a. Nhóm chỉ tiêu về hoàn trả
Đây là nhóm chỉ tiêu tập trung phản ánh tỷ lệ nợ đã được hoàn
trả trong quá khứ, chứ không phản ánh chất lượng tín dụng. Các chỉ
tiêu về hoàn trả là quan trọng và hữu ích để dự đoán nhu cầu tiền
trong tương lai. Có nhiều cách tính toán tỷ lệ hoàn trả, do vậy rất
khó sử dụng một chỉ số đánh giá chính xác. Ví dụ, một TCTCVM đo
lường tỷ lệ hoàn trả chỉ dựa vào khoản cho vay trong một giai đoạn
nhất định, ví dụ tháng trước, có thể rất cao, nhưng là do các khoản
trả dần.
Có hai tỷ lệ hoàn trả thường được tính toán là:
a.1. Tỷ lệ hoàn trả = Số tiền nhận được (bao gồm cả trả
trước hạn)/Số nợ đến hạn (không kể nợ quá hạn)
Tỷ lệ hoàn trả đo lường số tiền vay đã hoàn trả trên số tiền vay
còn đang nợ, đây là một chỉ tiêu cung cấp cơ sở cho việc dự đoán
nhu cầu tiền trong tương lai, cũng như tình hình hoạt động trong quá
khứ của tổ chức.Tỷ lệ này có thể lớn hơn 100%, do các món vay quá
hạn không được tính ở mẫu số, trong khi các khoản trả trước được
tính vào tử số.
a.2. Tỷ lệ hoàn trả đúng hạn = Số tiền đến hạn nhận được
(bao gồm cả trả quá hạn trừ đi khoản trả trước hạn)/tổng dư nợ
đến hạn và quá hạn
Tỷ lệ này phản ánh chính xác hơn mức độ hoàn trả đúng hạn
của TCTCVM, do tính tới cả các khoản nợ quá hạn.
Các tỷ lệ hoàn trả sẽ không có ý nghĩa nếu TCTCVM phát triển
rất nhanh, trong khi kỳ hạn các khoản vay là dài hạn và trả không

115
đều (ví dụ cuối kỳ hoặc theo kỳ hạn dài), do mẫu số của cả 2 tỷ lệ
trên sẽ rất nhỏ.
b. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tín dụng
Có các nhóm chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng như sau:
b.1. Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng số nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ
nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết bao nhiêu khoản vay đến hạn và bao
nhiêu khoản vay vẫn chưa được hoàn trả, cũng như cho biết những
rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản vay. Theo thông lệ quốc tế, tỷ
lệ nợ quá hạn ở mức 5% là hợp lý.
b.2. Tỷ lệ dư nợ rủi ro PAR (portfolio at risk) = Dư nợ gốc
các khoản nợ có rủi ro/tổng dư nợ
Trong đó, PAR có thể tính từ các khoản nợ quá hạn 1 ngày, 30
ngày, 60 ngày, 90 ngày..., và cả các khoản nợ được gia hạn. Đối với
TCTCVM, PAR là chỉ tiêu hiệu quả và quan trọng để đánh giá chất
lượng tín dụng, thể hiện chất lượng tín dụng tốt hơn tỷ lệ nợ quá hạn.
Ví dụ, một khoản nợ 30 triệu được trả làm 10 tháng, mỗi tháng
3 triệu gốc. Tuy nhiên, ngay tháng đầu tiên khách hàng đã chậm trả
1 triệu.
Vậy, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là 1 triệu/30 triệu = 3,33%
Tuy vậy, PAR = 3/30 = 10%.
Như vậy, PAR phản ánh tốt hơn mức độ quá hạn của danh mục
tín dụng.
b.3. Tỷ lệ nợ xấu = Tổng số nợ xấu/Tổng dư nợ
Trong đó nợ xấu là các khoản nợ bị xếp hạng từ nhóm 3 đến
nhóm 5. Để tính toán được tỷ lệ nợ xấu, TCTCVM phải thực hiện

116
phân loại nợ theo quy định hoặc chuẩn mực, tối thiểu là 5 nhóm.13
Trong nợ xấu, có thể có những khoản nợ chưa đến hạn nhưng khả
năng thu hồi thấp hoặc không thể thu hồi.
Các tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín
dụng càng cao. Trong điều kiện TCTCVM mở rộng hoạt động tới
nhiều nhóm khách hàng khác nhau với quy mô tăng trưởng, nếu tỷ lệ
13
Theo quy định hiện hành về phân loại nợ đối với TCTCVM tại Việt Nam (Thông
tư số 15/2010/TT-NHNN của NHNN ngày 16/6/2010 quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức
tài chính quy mô nhỏ), Tổ chức tài chính quy mô nhỏ hoạt động tại Việt Nam (sau
đây gọi tắt là tổ chức tài chính quy mô nhỏ) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định tại Thông tư này.
Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ
gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05)
nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời
hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới
90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn.

117
nợ quá hạn cao chứng tỏ TCTCVM đó không đạt yêu cầu về mở rộng
hoạt động. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tốt hơn chất lượng tín dụng, vì đã
xét tới khả năng thu hồi nợ của TCTCVM. Tỷ lệ này càng nhỏ càng
tốt, và thông lệ quốc tế ở mức 3% là chấp nhận được.
b.4. Mức độ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi
phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách
hàng của TCTCVM không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự
phòng rủi ro gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng
cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại
nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn
về tài chính của các TCTCVM khi chất lượng các khoản nợ suy
giảm. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân
loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng
nhóm nợ.14
Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro
cho vay của các khoản nợ phải xử lý, TCTCVM hạch toán trực tiếp
phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.
Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự
phòng phải trích, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải hoàn nhập phần
chênh lệch thừa vào thu nhập trong kỳ.
Do vậy, mức độ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
được đo lường để bổ sung cho phần đánh giá chất lượng tín dụng của
TCTCVM.
c. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ mất vốn
Có hai công thức tính tỷ lệ mất vốn, cung cấp thêm thông tin
14
Cách tính và sử dụng dự phòng chung - dự phòng cụ thể của TCTCVM tại Việt
Nam hiện theo Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 như trên.

118
về các khoản vay có khả năng bị mất và đã mất của TCTCVM là tỷ
lệ dự trữ mất vốn và tỷ lệ mất vốn.
c.1. Tỷ lệ dự trữ mất vốn = Tổng dự trữ mất vốn trong kỳ
báo cáo/Dư nợ bình quân
Tỷ lệ này thể hiện bao nhiêu phần trăm dư nợ được xem là
dự trữ dành cho mất vốn (dự trữ mất vốn là tổng số tiền TCTCVM
dự kiến bị mất trong một kỳ báo cáo do sẽ phải sử dụng để xóa nợ
cho khách hàng). Chú ý dư nợ bình quân = (dư nợ cuối kỳ + dư nợ
đầu kỳ)/2.
Tỷ lệ này giảm đi thể hiện chất lượng tín dụng của TCTCVM
tốt lên, và nếu đạt mức dưới 5% tức là TCTCVM đã thành công
trong đảm bảo chất lượng tín dụng. Tuy vậy, tỷ lệ này sẽ không
còn chính xác nếu TCTCVM phát triển dư nợ với tốc độ nhanh,
hoặc quy mô các khoản vay tăng thêm lớn, do mẫu số tăng nhanh
hơn tử số.
c.2. Tỷ lệ mất vốn = Quy mô dư nợ đã xóa trong kỳ báo cáo/
Dư nợ bình quân
Tỷ lệ này thể hiện số vốn cho vay trung bình phải xóa nợ (mất
hoàn toàn, không thu hồi được) trong kỳ báo cáo so với dư nợ bình
quân. Tỷ lệ này thường thấp hơn tỷ lệ dự trữ mất vốn, vì một số
khoản vay bị đưa vào dạng dự trữ xóa nợ, nhưng đôi khi TCTCVM
vẫn thu hồi được. Khi đó, dự trữ mất vốn cao hơn số vốn thực tế
được xóa nợ.
Tỷ lệ này thường được so sánh với tỷ lệ dự trữ mất vốn để đánh
giá mức độ lập kế hoạch và thực hiện xóa nợ.

119
Kiểm tra nhanh:
1. Rủi ro tín dụng của TCTCVM là gì? Tại sao phải đánh giá và
phân tích rủi ro tín dụng?
2. Các chỉ tiêu chính đo lường mức độ hoàn trả trong hoạt động
tín dụng của TCTCTVM? Ý nghĩa của từng chỉ tiêu?
3. Các chỉ tiêu chính đo lường chất lượng tín dụng của
TCTCTVM? Ý nghĩa của từng chỉ tiêu?
4. Các chỉ tiêu chính đo lường khả năng mất vốn trong hoạt
động tín dụng của TCTCTVM? Ý nghĩa của từng chỉ tiêu?
5. Đánh giá chung về nguy cơ rủi ro tín dụng tại TCTCVM
của anh/chị hoặc của TCTCVM anh/chị đã biết. Các nguyên
nhân và biện pháp hạn chế RRTD?
6. Tính toán các chỉ tiêu đo lường mức độ hoàn trả trong hoạt
động tín dụng của TCTCVM hiện anh/chị đang công tác hoặc
đã biết trong 3 năm. Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu đó và
giải thích sự biến động của các chỉ tiêu trên.
7. Tính toán các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của
TCTCVM hiện anh/chị đang công tác hoặc đã biết trong 3
năm. Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu đó và giải thích sự
biến động của các chỉ tiêu trên.
8. Tính toán các chỉ tiêu đo lường khả năng mất vốn trong hoạt
động tín dụng của TCTCVM hiện anh/chị đang công tác hoặc
đã biết trong 3 năm. Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu đó và
giải thích sự biến động của các chỉ tiêu trên.

2.2.4.5. Phân tích mức độ an toàn vốn tối thiểu

Mức độ an toàn vốn - được đo lường thông qua tỷ lệ an toàn


vốn tối thiểu (capital adequacy ratio) là một thước đo độ an toàn vốn
của tổ chức tín dụng nói chung, TCTCVM nói riêng. Việc xác định
tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu được xem là một trong những vấn đề trọng

120
tâm của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on
Banking Supervision) nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt
của các ngân hàng vào những năm 1980. Những kết luận và kiến
nghị của Ủy ban này mặc dù không có tính pháp lý và bắt buộc tuân
thủ nhưng vẫn được các tổ chức riêng lẻ áp dụng rộng rãi trên cơ
sở có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn từng quốc gia. Ban đầu,
CAR chỉ được tính cho ngân hàng, nhưng sau đó, tỷ lệ an toàn vốn
được áp dụng cho cả các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản rủi ro (%)
Hay CAR = [(Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2- các khoản giảm trừ)/
(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Trong đó, quy định về vốn cấp I và vốn cấp II tùy thuộc từng
quốc gia, từng loại hình tổ chức, từng thời kỳ.
Tại Việt Nam, quy định hiện hành về các tỷ lệ đảm bảo an toàn
hiện theo Thông tư 33/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Cụ thể:
a. Về các thành phần vốn tự có
- Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ; quỹ dự trữ bổ sung vốn
điều lệ; quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ; lợi nhuận không chia, vốn
của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính
vi mô.
- Vốn cấp 2 bao gồm: 50% chênh lệch tăng do đánh giá lại tài
sản cố định theo quy định của pháp luật; quỹ dự phòng tài chính; dự
phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro; các khoản
nợ của tổ chức tài chính vi mô thỏa mãn những điều kiện (i) Có kỳ
hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm, (ii) Không được bảo đảm bằng tài
sản của chính tổ chức tài chính vi mô, (iii) Tổ chức tài chính vi mô
không được trả nợ trước thời gian đáo hạn, (iv) Tổ chức tài chính vi
mô được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu

121
việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ, (v) Trong
trường hợp tổ chức tài chính vi mô giải thể hoặc phá sản, chủ nợ chỉ
được thanh toán sau khi tổ chức tài chính vi mô đã thanh toán cho tất
cả các chủ nợ khác, (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực
hiện sau 05 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và chỉ được điều chỉnh
một lần trong suốt thời hạn của khoản nợ.
- Giới hạn khi xác định Vốn cấp 2: tổng giá trị Vốn cấp 2 được
tính vào vốn tự có tối đa bằng 100% giá trị Vốn cấp 1; tổng giá trị
các khoản nợ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Thông tư 33 được
tính vào Vốn cấp 2 tối đa bằng 50% giá trị Vốn cấp 1. Bắt đầu từ
năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày tương
ứng với ngày ký kết hợp đồng, phần giá trị các khoản nợ quy định
tại điểm d khoản 3 Điều 5 thông tư 33 được tính vào Vốn cấp 2 theo
quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Thông tư 33 sẽ phải khấu trừ mỗi
năm 20% giá trị.
- Khoản phải trừ khỏi vốn tự có bao gồm: lỗ lũy kế; 100%
chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của
pháp luật.
b. Về các hệ số rủi ro đối với các tài sản.
Tài sản “Có” của tổ chức tài chính vi mô được phân nhóm theo
các mức độ rủi ro như sau:
- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% bao gồm: tiền mặt, tiền
gửi tại Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng
tiền gửi (tiền gửi tự nguyện, tiết kiệm bắt buộc) tại chính tổ chức tài
chính vi mô, dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có
giá do Chính phủ phát hành, dư nợ ủy thác cho vay, dư nợ cho vay
bằng vốn tài trợ theo quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức
tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% bao gồm: tiền gửi tại
ngân hàng thương mại; dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng

122
tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam; dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có
giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng khác, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành.
- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50% bao gồm: dư nợ cho
vay được bảo đảm bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với
quyền sử dụng đất của bên vay tại tổ chức tài chính vi mô; dư nợ cho
vay được bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn tại
chính tổ chức tài chính vi mô.
- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100% bao gồm: dư nợ cho
vay đối với khách hàng, không bao gồm dư nợ cho vay quy định tại
khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư 33; toàn bộ tài sản
“Có” khác, không bao gồm các tài sản “Có” quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư 33.
Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền
trước rủi ro của tổ chức tín dụng và tăng tính ổn định cũng như hiệu
quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này người ta có thể
xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có
thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi
ro vận hành. Hay nói cách khác, khi TCTCVM đảm bảo được tỷ lệ
này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài
chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
c. Chuẩn mực so sánh hệ số CAR
Theo thông lệ quốc tế Basel chung, CAR ≥ 8%. Tuy nhiên,
từng quốc gia khác nhau có thể đưa ra chuẩn mực cao hơn. Theo
Ủy ban Basel, các yêu cầu về tỷ lệ đủ vốn (hay tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu (CAR) cần phù hợp với bản chất của rủi ro tài chính vi mô cho
tất cả các loại thể chế, quy mô và thành phần vốn của các tổ chức
tín dụng phi ngân hàng nhận tiền gửi có hoạt động tài chính vi mô.
Thông thường, nên áp dụng tỷ lệ CAR cao hơn đối với các tổ chức
này (nguyên tắc 6).

123
Bảng 2.13. Tỷ lệ CAR ở một số quốc gia của TCTCVM
và ngân hàng15

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có nhận tiền gửi liên Ngân
Quốc gia
quan tới tài chính vi mô hàng
Kyrgyzstan 18% - chuyên biệt về tài chính vi mô nhận tiền gửi 12%
Honduras 15% - bán bẻ chuyên biệt nhận tiền gửi 10%
10% - bán buôn chuyên biệt nhận tiền gửi
Chile 10% - hợp tác xã tài chính/quỹ tĩn dụng nhân dân 8%
Brazil 17% - hợp tác xã hợp tác xã tài chính/quỹ tĩn dụng nhân dân 11%
độc lập
Australia 8% - hợp tác xã 8%
(mức cao hơn có thể áp dụng dựa theo năm thành lập)
Bolivia15 10% - tổ chức chuyên biệt tài chính vi mô nhận tiền gửi 10%
Việt Nam 10% - tổ chức tài chính vi mô chính thức 9%

Nguồn: BCBS (2010), Ngân hàng Nhà nước (2015)

Kiểm tra nhanh:


1. Mức độ an toàn vốn tối thiểu là gì? Ý nghĩa của CAR với
quản lý và giám sát các TCTCVM?
2. Vốn cấp 1 là gì? Vốn cấp 2 là gì? Ý nghĩa của các chỉ
tiêu trên?
3. So sánh vốn tự có và vốn chủ sở hữu.
4. So sánh các chuẩn mực CAR tối thiểu trên thế giới và tại Việt
Nam của TCTCVM.
5. So sánh chuẩn mực CAR tối thiểu của ngân hàng với các
TCTCVM. Lý giải sự khác biệt.
6. Tính toán CAR của TCTCVM hiện anh/chị đang công tác
hoặc đã biết trong 3 năm. Phân tích ý nghĩa và giải thích sự
biến động của chỉ tiêu trên.

15
Cơ quan giám sát hệ thống tài chính Bolivian: www.asfi.gov.bo.

124
2.2.4.6. Phân tích các chỉ số hiệu quả hoạt động xã hội
Năm 2009, Cơ quan trao đổi thông tin tài chính vi mô toàn cầu
(Microfinance Information Exchange - The MIX) hợp tác cùng với
Nhóm Công tác hiệu quả xã hội (Social Performance Task Force -
SPTF) phát triển 11 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xã hội của
các TCTCVM (Social Performance Indicators).
Từ đó đến nay, The MIX đã kêu gọi các TCTCVM trên toàn
cầu ứng dụng và cung cấp thông tin theo các chỉ số này.
Hướng dẫn mới nhất của CGAP (2012) đưa ra cách đánh giá
các khía cạnh khác nhau của tổ chức tài chính vi mô bao gồm: đánh
giá chung về tổ chức qua các chỉ tiêu quản lý, cơ cấu tổ chức, sở hữu
và quản trị, hệ thống công nghệ thông tin...; đánh giá về sản phẩm
và dịch vụ cung cấp qua các chỉ tiêu về tiền gửi, cho vay, sản phẩm
tài chính, sản phẩm phi tài chính; đánh giá về hiệu quả xã hội trên
các khía cạnh thay đổi điều kiện kinh tế, độ rộng của dịch vụ...; đánh
giá về chất lượng danh mục đầu tư; đánh giá về hiệu quả tài chính và
quản lý rủi ro tại tổ chức qua các tiêu chí rủi ro thanh khoản, rủi ro
lãi suất, phân tích báo cáo tài chính; và đánh giá về lập kế hoạch và
chiến lược huy động vốn của tổ chức.
The MIX phát triển các báo cáo SPIs và chuyển cho các
TCTCVM để đánh giá theo điểm số.
Ví dụ, các nhóm chỉ số SPIs năm 2011 được phát triển như sau:

125
Bảng 2.14. Các nhóm chỉ tiêu SPIs để đánh giá TCTCVM năm 2011

Nhóm chỉ tiêu Ý nghĩa và cách thức đo lường


1. Sứ mệnh và các mục tiêu Cam kết xác định của TCTCVM về sứ mệnh xã hội,
xã hội thị trường mục tiêu và mục tiêu phát triển của tổ chức
Đánh giá liệu các thành viên của Hội đồng quản trị
đã được đào tạo về quản lý hoạt động xã hội hay
2. Quản trị điều hành
chưa, và tổ chức có ủy ban chính thức giám sát hoạt
động xã hội hay không
3. Mức độ phát triển sản TCTCVM đã cung cấp các sản phẩm tài chính và
phẩm dịch vụ phi tài chính
4. Có trách nhiệm xã hội Số lượng các nguyên tắc bảo vệ khách hàng theo
với khách hàng chiến lược Smart đã được TCTCVM áp dụng
5. Mức độ minh bạch về chi
phí dịch vụ đối với khách Cách thức TCTCVM công bố lãi suất và các loại phí
hàng
Chính sách của TCTCVM liên quan đến trách nhiệm
xã hội cho nhân viên. Điều này bao gồm: có các
6. Nguồn nhân lực và các chính sách nguồn nhân lực, tỷ lệ thành phần tham
động lực cho nhân viên gia hội đồng quản trị và nhân viên, tỷ lệ doanh thu
của nhân viên, và các chính sách khuyến khích nhân
viên có liên quan đến các mục tiêu hoạt động xã hội
LTCTCVM có những chính sách và sáng kiến để
7. Trách nhiệm xã hội đối
giảm thiểu các tác động tới môi trường đối với các
với môi trường
khách hàng sử dụng vốn của TCTCVM
Các mức độ nghèo của khách hàng khi bắt đầu tham
8. Mức độ tiếp cận của
gia và mức độ thoát nghèo theo thời gian trong quá
khách hàng nghèo
trình tham gia TCTCVM
9. Mức độ tiếp cận khách
Các phương pháp cho vay khách hàng khác nhau
hàng theo các phương pháp
được TCTCVM áp dụng
cho vay
10. Các doanh nghiệp được
Số lượng các doanh nghiệp do TCTCVM tài trợ và
tài trợ và mức độ tạo việc
cơ hội việc làm do các doanh nghiệp này tạo ra
làm
11. Tỷ lệ duy trì khách hàng Tỷ lệ duy trì khách hàng của TCTCVM

Trong năm 2014, The MIX phát triển các chỉ số chi tiết hơn,
với điểm số như sau:

126
Bảng 2.15. Các nhóm chỉ tiêu SPIs để đánh giá TCTCVM năm 2014

Chỉ số tổng thể Điểm Chỉ tiêu chi tiết để tính toán

Khách hàng mục 25 Gồm 17 chỉ số, trong đó:


tiêu
- 05 mục tiêu địa lý (như khu vực hoạt động, tổng chi
nhánh, cấp độ nghèo trong khu vực...): 9 điểm
- 06 mục tiêu riêng (công cụ lựa chọn KH nghèo, chính
sách khuyến khích đến đối tượng nghèo...): 10 điểm
- 06 chỉ tiêu về phương pháp tiếp cận người nghèo (món
vay không có tài sản bảo đảm, trả nợ theo phân kỳ nhóm
nhỏ, trợ cấp bổ sung...): 9 điểm

Sản phẩm và 25 - 07 chỉ tiêu về sản phẩm dịch vụ truyền thống (số lượng
dịch vụ sản phẩm, vốn vay có cải tiến theo nhu cầu, sản phẩm
tiết kiệm...): 7 điểm
- 06 chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm dịch vụ (phân
quyền, thời gian bán hàng, tỷ lệ duy trì khách hàng...):
9 điểm
- 06 chỉ tiêu về các sản phẩm dịch vụ phi tài chính (các
dịch vụ sáng tạo, mobile, xã hội, mức độ điều chỉnh phù
hợp nhu cầu..): 9 điểm

Lợi ích cho 25 - 07 chỉ tiêu lợi ích kinh tế cho KH (cập nhật tình hình
khách hàng KH, cán bộ được đào tạo về hiệu quả XH...): 8 điểm
- 07 chỉ tiêu về sự tham gia của KH (mức độ ra quyết
định, đại diện của KH trong hội đồng, đại diện phụ nữ,
tập huấn...): 9 điểm
- 04 chỉ tiêu về vốn xã hội/sự trao quyền cho KH (hỗ trợ,
minh bạch cho KH, tăng quyền cho phụ nữ...): 8 điểm.

Trách nhiệm xã 25 - 07 chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội đối với nhân viên (cơ
hội chế lương, hợp đồng dài hạn, đào tạo...): 9 điểm
- 06 chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội đối với khách hàng
(mức vay phù hợp, chi phí minh bạch, điều kiện tín dụng
phù hợp...): 9 điểm
- 04 chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội với cộng đồng (phát
triển kinh tế xã hội địa phương, bảo vệ môi trường...):
7 điểm

127
Kiểm tra nhanh:
1. SPIs là gì? Cách thức áp dụng các chỉ số này trong thực tế
trên thế giới và tại Việt Nam?
2. So sánh SPIs để đánh giá TCTCVM trong năm 2011 và 2014.
3. Tổ chức TCTCVM của anh/chị đã áp dụng tính toán SPIs
như thế nào?
4. Ứng dụng SPIs trong phân tích và đánh giá một TCTCVM
mà anh/chị biết hoặc tại TCTCVM nơi anh/chị đang
công tác

2.3. Quản trị thanh khoản và dự trữ của tổ chức tài chính vi mô
2.3.1. Thanh khoản của tổ chức tài chính vi mô
2.3.1.1. Các khái niệm về thanh khoản
Theo Ledgerwood (2013), thanh khoản là khả năng của một
TCTCVM trong việc đáp ứng những yêu cầu trực tiếp về tiền tệ. Đó
là giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký kết hoặc cho những
khách hàng với phương án sử dụng vốn có khả năng trả nợ tốt, chi
trả thanh toán hóa đơn, thanh toán các khoản gốc và lãi cho người
gửi tiền và cho chủ nợ, thực hiện các nghĩa vụ tài chính (nếu có) với
các cơ quan quản lý nhà nước. Một TCTCVM gọi là có khả năng
thanh khoản nếu nó có thể đáp ứng những khoản nợ khi chúng đến
hạn. Ngược lại, một TCTCVM không có khả năng thanh khoản nếu
nó không thể đáp ứng được những yêu cầu về vốn ở trên. Quan niệm
trên về thanh khoản của TCTCVM hoàn toàn thống nhất với vấn đề
này tại các trung gian tài chính khác, tiêu biểu là tại các NHTM.
Các thuật ngữ thường được nhắc tới khi nói về thanh khoản
của một trung gian tài chính nói chung và tổ chức tài chính vi mô nói
riêng là: tính thanh khoản của tài sản, tính thanh khoản của nguồn
vốn thanh khoản, tính thanh khoản của ngân hàng, cung thanh khoản,
cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản.

128
Tính thanh khoản của tài sản
Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tài sản thành
tiền, được đo bằng thời gian và chi phí. Trong đó, chi phí là giá trị
tổn thất (mất giá) khi bán tài sản. Thời gian và chi phí càng cao thì
tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngược lại. Song, trong
nhiều trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh (thời gian ngắn) thì
chi phí phải lớn. Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức
độ phát triển của thị trường tài chính, đặc điểm của các tài sản mà tổ
chức nắm giữ, vị trí của tổ chức ở xa hay gần các trung tâm kinh tế...
TCTCVM nắm giữ nhiều loại tài sản, mỗi tài sản có tính thanh khoản
khác nhau. Kết cấu các tài sản đó tạo nên tính thanh khoản của danh
mục tài sản hoặc tính thanh khoản của tổng tài sản. Tính thanh khoản
của danh mục tài sản được đo bằng tỷ lệ giữa các tài sản có tính thanh
khoản cao và tổng giá trị tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì tính thanh
khoản của danh mục tài sản càng lớn và ngược lại.
Tính thanh khoản của nguồn vốn
Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng thời gian và chi
phí mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí mở rộng nguồn
khi cần thiết càng thấp thì tính thanh khoản của nguồn vốn đó càng
cao và ngược lại. Tính thanh khoản của nguồn vốn phụ thuộc vào uy
tín của tổ chức trên thị trường, mức độ phát triển của nền kinh tế, vị
trí của tổ chức ở gần hay xa các trung tâm kinh tế, mức độ phát triển
của thị trường tài chính...
Tính thanh khoản của tổ chức TCVM
Tính thanh khoản của TCTCVM là khả năng của tổ chức trong
việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, được thể hiện bởi
tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn. Một
tổ chức có tính thanh khoản cao khi nó nắm giữ nhiều tài sản thanh
khoản hoặc/và có khả năng mở rộng nguồn khi cần thiết với thời gian
ngắn và chi phí thấp để nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán. Nói cách
khác, một TCTCVM có khả năng thanh khoản tốt khi nó có thể có

129
được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm
phát sinh nhu cầu. Đôi khi, thuật ngữ trạng thái thanh khoản của một
tổ chức có thể sử dụng với hàm ý nhấn mạnh đến tính chất hay biến
động trong tính thanh khoản của tổ chức đó.
Cung và cầu thanh khoản
Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán cho khách hàng mà
TCTCVM có nghĩa vụ phải đáp ứng. Đối với hầu hết các tổ chức,
cầu về thanh khoản xuất hiện từ hai nguồn chính: (1) khách hàng rút
tiền gửi khỏi TCTCVM và (2) yêu cầu tín dụng từ các khách hàng
mà TCTCVM mong muốn đáp ứng, có thể dưới hình thức một món
vay mới, tái hay ra hạn các hợp đồng tín dụng đến hạn hay rút vốn
theo hạn mức tín dụng. Ngoài ra, các khoản thanh toán thuế, thanh
toán cổ tức định kỳ cũng góp phần làm tăng cầu về thanh khoản.
Cung thanh khoản là khả năng chi trả của TCTCVM để đáp ứng
nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm việc nắm giữ tài sản
thanh khoản và duy trì khả năng huy động vốn mới. Nguồn cung thanh
khoản quan trọng nhất là tiền gửi bổ sung của khách hàng trên tài
khoản mới cũng như trên tài khoản hiện tại. Một nguồn cung khác là
thanh toán nợ từ khách hàng, nguồn thu từ bán tài sản - đặc biệt là các
chứng khoán trong danh mục đầu tư của tổ chức, doanh thu từ cung
ứng các dịch vụ tài chính và hoạt động vay nợ trên thị trường tiền tệ.
Chênh lệch giữa cung và cầu thanh khoản tạo nên Trạng thái
thanh khoản ròng (Net liquydity Position) của TCTCVM tại mọi
thời điểm.

Trạng thái thanh khoản ròng = Lượng tiền gửi vào + Doanh thu
từ bán các dịch vụ phi tiền gửi + Thanh toán nợ của khách hàng
+ Vay nợ trên thị trường tiền tệ - Lượng tiền gửi bị rút ra - Quy
mô xin vay được chấp nhận - Thanh toán nợ của tổ chức - Chi
bằng tiền khác trong quá trình hoạt động - Trả thu nhập cho các
chủ sở hữu.

130
Nếu chênh lệch này mang giá trị dương tức là tổ chức có tình
trạng thặng dư thanh khoản (Liquydity surplus) thì nó phải xem xét
đầu tư khoản thặng dư này cho tới khi chúng cần được sử dụng để
đáp ứng yêu cầu thanh khoản trong tương lai. Nếu chênh lệch này
mang giá trị âm tức là tổ chức phải đối phó với tình trạng thâm
hụt thanh khoản (Liquydity Deficit) thì nó phải nhanh chóng quyết
định xem vốn thanh khoản bổ sung sẽ được huy động từ đâu và
vào lúc nào. Rất hiếm khi tại một thời điểm cầu thanh khoản bằng
cung thanh khoản nên TCTCVM thường xuyên đối phó với thâm hụt
thanh khoản hoặc thặng dư thanh khoản.
Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn. Một số yêu cầu
thanh khoản mang tính tức thời hoặc gần như vậy. Ví dụ khách hàng
thông báo rằng khoản tiền gửi với giá trị lớn của họ sẽ kết thúc kì
hạn gửi vào ngày mai và họ sẽ đến rút toàn bộ thay vì gửi chúng trở
lại. Trong trường hợp này, những nguồn vốn có thể sử dụng tức thời
sẽ được sử dụng để đối phó với áp lực thanh khoản trong ngắn hạn.
Cầu thanh khoản dài hạn thì thường xuất phát từ những yếu tố mang
tính thời vụ, chu kì. Ví dụ cầu thanh khoản thường rất lớn trong mùa
hè và cuối hè, gắn với ngày đến trường, ngày nghỉ hay các kế hoạch
chi tiêu định kì của khách hàng. Dự tính trước các yêu cầu thanh
khoản này, TCTCVM có thể sử dụng nhiều nguồn vốn để đáp ứng
thanh khoản hơn so với trường hợp yêu cầu ngắn hạn, chẳng hạn bán
các tài sản thanh khoản đã tích lũy, tăng cường tuyên truyền cho các
sản phẩm tiền gửi hay đàm phán về các hợp đồng vay vốn với các
tổ chức, cá nhân khác. Nói vậy không có nghĩa là TCTCVM sẽ phải
đáp ứng toàn bộ cầu thanh khoản bằng cách bán tài sản hay vay vốn
trên thị trường tiền tệ. Ví dụ gần thời điểm cần vốn thì những khoản
tiền gửi mới có thể được gửi vào hoặc những khoản thanh toán nợ từ
khách hàng sẽ được thực hiện. Song, thời điểm bao giờ cũng là vấn
đề quan trọng trong quản lý thanh khoản nên người quản lý cần phải
lập kế hoạch cẩn thận cho vấn đề ở đâu, khi nào và bao nhiêu vốn có
thể được huy động để đáp ứng cầu thanh khoản.

131
Rủi ro thanh khoản
Theo Rose (2001), rủi ro thanh khoản là khả năng tổ chức rơi
vào tình trạng thiếu tiền mặt và không có khả năng vay mượn để đáp
ứng yêu cầu rút tiền gửi, yêu cầu vay vốn và những yêu cầu về tiền
mặt khác. Theo BIS (2010), rủi ro thanh khoản là khả năng một định
chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp
ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài
chính. Theo Duttweiler (2008, 2009), rủi ro thanh khoản là nguy cơ
một tổ chức không thể thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán, từ
đó kéo theo những hậu quả không mong muốn. Các quan điểm trên
về rủi ro thanh khoản đều cho thấy đây là khả năng tổ chức đó bị
tổn thất do cầu thanh khoản thực tế vượt quá (hay không phù hợp)
với khả năng thanh khoản dự kiến. Vậy, rủi ro thanh khoản là khả
năng TCTCVM không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán yêu cầu
hợp pháp của khách hàng, từ đó gây ra những hậu quả không mong
muốn. Ở mức thấp, rủi ro thanh khoản xảy ra buộc TCTCVM phải
vay vốn với lãi suất cao hơn dự kiến, do đó làm giảm lợi nhuận của tổ
chức. Ở mức độ nguy hiểm hơn, rủi ro thanh khoản làm tổ chức mất
khả năng thanh toán, bị mua lại, phải sáp nhập vào tổ chức khác hoặc
phá sản. Các TCTCVM có nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản cao: yếu
tố mùa vụ ảnh hưởng rất nhiều đến phần lớn khách hàng của họ, các
TCTCVM có xu hướng phụ thuộc vào các nhà tài trợ mà nguồn vốn
tài trợ thì không thể dự đoán được trước... Nếu TCTCVM hoạt động
trong một thị trường tài chính ổn định, nó có thể giải quyết được rủi
ro thanh khoản thông qua đi vay ngắn hạn, song điều này sẽ không
dễ dàng ở các thị trường tài chính bất ổn.
2.3.1.2. Quản trị thanh khoản
Khái niệm và mục tiêu quản trị thanh khoản
Ledgerwood (2013) cho rằng quản trị thanh khoản là quá trình
đảm bảo rằng nhu cầu về vốn sẵn sàng được đáp ứng mà không cần

132
phải đi vay thêm hoặc nếu đi vay thêm thì thực hiện được và chi
phí vay nằm trong giới hạn cho phép của tổ chức. Khả năng để tài
trợ cho những gia tăng trong tài sản và đáp ứng nghĩa vụ nợ đến
hạn là rất quan trọng đối với sự tồn tại của bất kỳ TCTCVM. Do
đó, việc quản trị thanh khoản là một trong những hoạt động quan
trọng nhất được tiến hành bởi các TCTCVM. Quản trị thanh khoản
hiệu quả có thể giảm xác suất xảy ra của các vấn đề nghiêm trọng.
Thật vậy, tầm quan trọng của khả năng thanh khoản không chỉ ảnh
hưởng đến một TCTCVM đơn lẻ mà còn có thể có ảnh hưởng trên
toàn hệ thống. Vì lý do này, việc phân tích tính thanh khoản yêu
cầu bộ máy quản lý của các tổ chức tài chính vi mô không chỉ đo
lường khả năng thanh toán liên tục của các tổ chức tài chính vi mô
mà còn phải kiểm tra xem các yêu cầu thanh khoản được suy đoán
theo các kịch bản khác nhau, bao gồm các kịch bản bất lợi sẽ được
đáp ứng như thế nào bởi TCTCVM.
BIS (2010) đề xuất quá trình thực hiện quản trị rủi ro thanh
khoản hiệu quả đối với tổ chức TCVM là Hội đồng quản trị quyết
định và thông báo về “mức rủi ro thanh khoản chịu đựng được”
của tổ chức về cả số lượng và chất lượng bao gồm giới hạn về tỷ
lệ thanh khoản, giới hạn về sự không phù hợp của dòng tiền trong
điều kiện bình thường và trong điều kiện căng thẳng, giới hạn duy
trì các tài sản thanh khoản, giới hạn về chi phí huy động nguồn
trong điều kiện bình thường và trong điều kiện căng thẳng về thanh
khoản. Các chi phí thanh khoản cần phải được tính toán bao gồm
chi phí duy trì tài sản thanh khoản có chất lượng cao và chi phí huy
động vốn khi cần thiết.
TCTCVM phải quản trị hợp lí khả năng thanh khoản của nó có
tính đến các khía cạnh phức tạp của việc quản lý tài sản có và quản
lý nợ một cách hiệu quả. Thanh khoản được coi là một nguy cơ lớn
đối với các TCTCVM. Như đã đề cập ở trên, rủi ro thanh khoản là
nguy cơ không thể đáp ứng các cam kết, trả nợ và rút tiền tại thời

133
điểm và địa điểm nhất định. Vậy nên mục đích chung của việc quản
trị thanh khoản là để đảm bảo rằng tất cả các TCTCVM có thể đáp
ứng đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Mục đích này được cụ thể
như sau:
- Tuân thủ tất cả các kế hoạch về tiền mặt hàng ngày và dựa
trên cơ sở hoạt động liên tục. Quản lý thanh khoản đòi hỏi dự báo
dòng tiền mặt cần được chuẩn bị tại trụ sở chính, tại từng ngành, tại
từng đơn vị cũng như trong cả hệ thống TCTCVM. Những dự báo
này cần được chuẩn bị mỗi tuần, với các hoạt động của mỗi ngày
được dự báo. Mỗi tháng một lần, để giúp quản lý dự đoán giao dịch
trong thời kỳ gần, dự báo dòng tiền cho tuần còn lại trong tháng cũng
cần được chuẩn bị. Tương tự như vậy, do bản chất phụ thuộc nhiều
vào các quỹ tài trợ bên ngoài nên tổ chức TCVM được khuyến khích
chuẩn bị dự báo từ 3 tháng đến 6 tháng tới. Với xu thế phát triển hiện
nay, các tổ chức TCVM bắt đầu đa dạng hóa tài sản của mình với các
hoạt động đầu tư tinh vi hơn và đa dạng hóa các khoản nợ của mình
nên các yếu tố này cần được tính đến trong dự báo dòng tiền. Ngoài
ra, TCTCVM cũng phải chuẩn bị cho trường hợp đặc biệt, chẳng hạn
như sự bất ổn chính trị, mà có thể gây ra tình trạng rút tiền vượt quá
kế hoạch đã dự kiến.
- Tuân thủ các yêu cầu dự trữ tối thiểu của ngân hàng trung
ương. Giống như các tổ chức tài chính khác, tổ chức TCVM chính
thức cần phải tuân thủ tối thiểu dự trữ bắt buộc. Theo đó, một tỷ lệ
nhất định tính trên tiền gửi cần phải được tổ chức gửi tại ngân hàng
trung ương dưới khoản mục “dự trữ bắt buộc”. Số tiền này nhận
được rất ít hoặc không có lãi, không thể được sử dụng để cho vay
hoặc đầu tư. Dự trữ cần phải được giám sát chặt chẽ, tuân thủ với các
quy định và tác động về quản lý thanh khoản và lập kế hoạch tiền
mặt. Yêu cầu dự trữ tối thiểu khác nhau theo từng nước và cũng khác
nhau giữa các loại hình tổ chức.

134
- Hạn chế các chi phí đối với các khoản vay không có kế hoạch
và chi phí cao. Trong một số tình huống khẩn cấp và căng thẳng,
nguồn dự trữ không đủ để trang trải cho các nhu cầu thanh khoản
của khách hàng, TCTCVM buộc phải mở rộng nguồn để trang trải
cho các chi phí này. Việc này nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức do phải huy động nguồn với chi
phí cao hơn chi phí mà tổ chức phải trả trong các trường hợp bình
thường. Chẳng hạn huy động tiết kiệm trả lãi trước hay phát hành
giấy tờ có giá theo hình thức chiết khấu đều làm tăng chi phí vốn
thực tế của TCTCVM. Việc đa dạng các nguồn có thể huy động là
một cách cần thiết để TCTCVM giảm chi phí bình quân của nguồn
huy động.
- Giảm thiểu chi phí cơ hội của số tiền mặt tại quỹ để đáp ứng
nhu cầu thanh khoản tức thời. Việc tính toán chính xác nhu cầu
thanh khoản là cần thiết đối với TCTCVM để duy trì đủ số tiền cần
sử dụng. Số tiền mặt tại quỹ là một phần của tiền gửi mà tổ chức
huy động được và phải trả lãi đều đặn cho nó. Nếu duy trì tiền mặt
quá nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận của tổ chức do tiền “chết”, song,
nếu duy trì không đủ thì lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản của
tổ chức.
Các yếu tố trong quản trị thanh khoản
Theo BIS (2010), quá trình quản trị thanh khoản của các ngân
hàng cũng như các TCTCVM là tập hợp các công việc bao gồm
nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Quá
trình quản trị thanh khoản trên đòi hỏi sự phối hợp của bốn yếu tố:
các chính sách, thủ tục quản trị thanh khoản của Hội đồng quản trị
(HĐQT), vai trò của Ủy ban quản lý tài sản - nợ (ALCO), hệ thống
thông tin hiệu quả để theo dõi và báo cáo rủi ro thanh khoản và
vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quản trị thanh khoản
(BIS, 2010).

135
Hội đồng quản trị và các chính sách, thủ tục quản trị thanh
khoản của HĐQT
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và rà soát các
chiến lược và chính sách quản trị thanh khoản của TCTCVM. Mỗi
TCTCVM nên xây dựng chiến lược nhằm tới mục tiêu đảm bảo rằng
ở mọi thời điểm, tổ chức của mình có khả năng thanh khoản vừa đủ
để đáp ứng mọi nhu cầu thanh khoản trong quá trình hoạt động của
mình kèm theo các chính sách và thủ tục cần thiết để đạt được mục
tiêu này. Ở mức tối thiểu, hội đồng quản trị nên:
- Hiểu bản chất và mức độ rủi ro thanh khoản của tổ chức;
- Rủi ro thanh khoản của tổ chức cần được thông báo mọi lúc;
- Phê duyệt chiến lược, chính sách, hướng dẫn mở rộng kinh
doanh, kiểm soát nội bộ và những hạn chế trong việc quản lý và giám
sát thanh khoản;
- Thiết lập các mức khả năng chịu đựng đối với rủi ro thanh khoản;
- Thiết lập các mức rõ ràng về phân quyền trong các chức năng
quản lý thanh khoản;
- Đảm bảo rằng bộ máy quản lý của các tổ chức tài chính vi mô
thông qua các thủ tục cho phép đạt được các mục tiêu đặt ra trong
chiến lược và chính sách;
- Đảm bảo về các biện pháp quản lý, giám sát và kiểm soát rủi
ro thanh khoản;
- Giao tiếp hiệu quả các chiến lược và chính sách giữa các cá
nhân liên quan trong tổ chức;
- Đảm bảo rằng các khuôn khổ quản lý thanh khoản thường
được xem xét;
- Đảm bảo rằng các hệ thống thông tin quản lý có thể đo lường,
giám sát, kiểm soát và báo cáo đầy đủ về rủi ro thanh khoản.

136
HĐQT của các TCTCVM được mong đợi sẽ xây dựng được
các chính sách và thủ tục nhằm đưa ra các chiến lược quản lý thanh
khoản hiệu quả được phát triển bởi hội đồng quản trị. Các chính sách
và thủ tục nên bao gồm:

- Phản ánh giới hạn về khả năng chịu rủi ro thanh khoản được
thiết lập bởi hội đồng quản trị;

- Thiết lập sự phân công trách nhiệm quản lý của các cấu phần
khác nhau của rủi ro thanh khoản với một tuyên bố rõ ràng về mức
độ thẩm quyền cần thiết để thực hiện các chức năng cụ thể;

- Xác định rõ các nhiệm vụ và trách nhiệm ủy ban ALCO;

- Đặt ra các biện pháp dự phòng trong trường hợp khẩn cấp,
đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng sao cho TCTCVM có thể
sử dụng.

TCTCVM phải thiết lập và thường xuyên xem xét các giới hạn
về quy mô của cầu thanh khoản cho các thời kỳ cụ thể. Các tổ chức
cần phân tích các tác động có thể có của các tình huống căng thẳng
khác nhau đối với khả năng thanh toán của họ và thiết lập giới hạn
phù hợp. Giới hạn phải phù hợp với quy mô, tính phức tạp và tình
trạng tài chính của các tổ chức tài chính vi mô. Bộ phận quản lý cũng
nên xác định các thủ tục và điều kiện phê duyệt cụ thể cần thiết đối
với các chính sách và giới hạn ngoại lệ. Giới hạn có thể được xây
dựng chẳng hạn:

- Sai lệch dòng tiền tích lũy (chỉ tiêu yêu cầu về dòng tiền ròng
tích lũy so với tổng số nợ phải trả) trong từng thời kỳ xác định - Ngày
hôm sau, năm ngày tới, tháng tới,... Những sai lệch nên được tính
đến sự giảm giá của các tài sản thanh khoản và các chi phí phát sinh
khi TCTCVM cần bán tài sản gấp và bao gồm các dòng tiền ra để
trang trải cho các cam kết từ trước,...

137
- Tỷ lệ phần trăm giữa tài sản thanh khoản và tổng giá trị của
các khoản nợ ngắn hạn. Một lần nữa, phải tính đến sự giảm giá của
các tài sản thanh khoản do tác động của quan hệ cung cầu tài sản. Tài
sản trong tử số là những hạng mục có tính thanh khoản cao - tức là,
có thể bán dễ dàng kể cả trong các tình huống căng thẳng. Tài sản
thanh khoản không bao gồm các tài sản được sử dụng làm tài sản
đảm bảo cho các khoản vay của TCTCVM.
Bộ phận quản lý thanh khoản - ALCO
Tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của tổ chức, trách nhiệm
quản trị thanh khoản chung của TCTCVM nên được đặt vào một
nhóm được xác định cụ thể trong tổ chức đó, thông thường là nhiệm
vụ của ủy ban tài sản nợ (ALCO) bao gồm quản lý cấp cao và quản
lý ngân quỹ. ALCO có trách nhiệm bảo đảm rằng TCTCVM có đủ
nguồn lực tài chính để hoạt động có lợi nhuận một cách hiệu quả và
bền vững. Điều này bao gồm các trách nhiệm để đảm bảo rằng các tổ
chức tài chính vi mô có thể tài trợ để có được sự tăng trưởng mong
muốn về tài sản trong khi đáp ứng tất cả các khoản nợ khi đến hạn
mà không phát sinh chi phí không hợp lý.
Bộ phận quản lý chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày tình hình
thanh khoản của TCTCVM. Để đảm bảo rằng các TCTCVM có đủ
thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt
động, bao gồm cả những nhu cầu bất thường về thanh khoản, bộ
phận quản lý ALCO chuyên nghiệp nên:
- Thiết lập và thực hiện các thủ tục, hướng dẫn, kiểm soát nội
bộ và thực hành tạo điều kiện cho việc thực hiện các chiến lược và
chính sách quản lý thanh khoản rõ ràng đã được thông qua bởi hội
đồng quản lý;
- Thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp với thẩm quyền
được giao bởi hội đồng quản trị;

138
- Quản lý và kiểm soát thanh khoản một cách cẩn thận phù hợp
với chính sách;
- Đảm bảo rằng các nhân viên kỹ thuật đo lường chính xác, liên
tục và nhất quán tình hình thanh khoản hiện tại và ước tính thanh
khoản dự kiến của tổ chức;
- Thực hiện một hệ thống kiểm soát nội bộ như là một bộ
phận kiểm tra hiệu quả hơn các biện pháp sử dụng để quản lý rủi
ro thanh khoản;
- Đảm bảo rằng việc kiểm toán nội bộ đánh giá hệ thống quản
lý rủi ro thanh khoản trên cơ sở hoạt động liên tục;
- Đảm bảo tuân thủ bất kỳ chỉ thị nào có liên quan đến quản trị
rủi ro thanh khoản;
- Chuẩn bị kế hoạch dự phòng hiệu quả để cung cấp thanh
khoản trong điều kiện bất lợi;
- Phát triển hệ thống giao tiếp nhằm phổ biến kịp thời các chính
sách quản trị thanh khoản và thông tin quản lý rủi ro thanh khoản
khác cho tất cả các cá nhân tham gia vào quá trình;
- Phát triển một hệ thống báo cáo hiệu quả cho hội đồng quản
trị về các vấn đề liên quan đến việc quản trị rủi ro thanh khoản;
- Rà soát, định kỳ, các chiến lược, chính sách và thủ tục quản
trị rủi ro thanh khoản của tổ chức.
Một trong những công việc quan trọng của ALCO là đo lường
thanh khoản. Công việc này liên quan đến việc đánh giá tất cả các
dòng tiền vào một TCTCVM so với các dòng tiền ra của nó để xác
định tiềm năng cho bất kỳ sự thiếu hụt nào trong thời gian tới. Điều
này bao gồm cả các yêu cầu tài trợ cho các cam kết ngoại bảng.
Khi tất cả các TCTCVM bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong

139
những điều kiện thị trường và môi trường kinh tế, việc theo dõi các
xu hướng về kinh tế và thị trường và là chìa khóa để quản lý rủi ro
thanh khoản.
Xác định nhu cầu thanh khoản là một nội dung quan trọng
của việc đo lường thanh khoản. Xác định nhu cầu thanh khoản (cầu
thanh khoản) là đưa ra các giả định về nhu cầu cần tài trợ trong tương
lai. Trong khi các dòng tiền vào và dòng tiền ra nhất định/thường
xuyên có thể dễ dàng tính toán hoặc dự đoán thì các TCTCVM cũng
phải thiết lập các giả định về nhu cầu thanh khoản trong tương lai,
cả trong ngắn hạn và cho khoảng thời gian dài hơn. Các dòng tiền
vào phát sinh từ các tài sản đến hạn, các tài sản chưa đến hạn có thể
bán, các khoản tiền gửi có thể huy động, các khoản tín dụng có thể
thu hút,... Các dòng tiền vào này phải được kết hợp với các dòng tiền
ra phát sinh từ trả các khoản nợ đến hạn và giải quyết công nợ tiềm
tàng. Các TCTCVM cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các
luồng tiền phát sinh từ các sự kiện bất ngờ. Việc quản lý của các tổ
chức TCVM sẽ đưa các cơ chế hỗ trợ trong việc xác định các vấn đề
nhằm phát hiện các cách thức và phương tiện để huy động thêm vốn
với quy mô và khối lượng thích hợp.
Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
Mỗi TCTCVM phải có hệ thống thông tin đầy đủ để đo lường,
giám sát, kiểm soát và báo cáo về rủi ro thanh khoản. Báo cáo cần
được cung cấp một cách kịp thời tới Ban giám đốc của TCTCVM,
quản lý cấp cao và nhân viên liên quan khác. Một hệ thống thông tin
quản lý mạnh (MIS) phải là hệ thống đủ linh hoạt để đối phó với các
tình huống khác nhau có thể phát sinh và phải là trung tâm trong việc
ra các quyết định hiệu quả liên quan đến thanh khoản. MIS nên được
sử dụng để kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, thủ tục và giới hạn
đã được thiết lập của tổ chức tài chính vi mô và các yêu cầu bảo đảm
an toàn của TCTCVM về thanh khoản. MIS cũng nên cho phép quản

140
lý để đánh giá các xu hướng trong rủi ro thanh khoản tổng thể của
TCTCVM. Các giả định nếu có phải được đặt ra rõ ràng để quản lý
có thể đánh giá hiệu lực và tính thống nhất của các giả định cơ bản và
hiểu được ý nghĩa của các tình huống căng thẳng khác nhau.
Kiểm soát nội bộ
TCTCVM phải có đầy đủ hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên
quy trình quản lý rủi ro thanh khoản của nó. Hệ thống này thúc đẩy
các hoạt động hiệu quả, đưa ra các báo cáo tài chính và pháp lý đáng
tin cậy và phù hợp với pháp luật cũng như với các quy định và tiêu
chuẩn an toàn có liên quan. Một thành phần cơ bản của hệ thống
kiểm soát nội bộ liên quan đến việc thường xuyên đánh giá độc lập,
đánh giá về hiệu quả của các hệ thống và đánh giá khi cần thiết, đảm
bảo rằng các sửa đổi hoặc cải tiến thích hợp được thực hiện để kiểm
soát nội bộ. Một hệ thống kiểm soát nội bộ đối với rủi ro thanh khoản
có hiệu quả sẽ bao gồm:
- Quy trình đầy đủ để xác định và đánh giá rủi ro thanh khoản;
- Một môi trường thúc đẩy sự tuân thủ mạnh mẽ đối với các
chính sách và thủ tục đã được thiết lập; và
- Hệ thống thông tin đầy đủ.
Việc đánh giá định kỳ nên được tiến hành để xác định xem tổ
chức đã hoạt động phù hợp với chính sách và thủ tục quản lý rủi ro
thanh khoản hay chưa. Tình trạng vượt quá giới hạn đã được thiết
lập phải nhận được sự quan tâm kịp thời của bộ phận quản lý và cần
được giải quyết theo quy trình được mô tả trong các chính sách đã
được phê duyệt. Đánh giá định kỳ về quá trình quản lý thanh khoản
cũng nên giải quyết bất kỳ thay đổi đáng kể trong bản chất của các
công cụ đã có được, những hạn chế và kiểm soát nội bộ đã xảy ra kể
từ lần xem xét cuối cùng. Các chức năng kiểm toán nội bộ cũng nên
định kỳ xem xét quá trình quản lý thanh khoản nhằm xác định bất

141
kỳ điểm yếu hoặc các vấn đề hạn chế. Đổi lại, những phát hiện này
cần được giải quyết bằng cách quản lý một cách kịp thời và hiệu quả.
Một cách khái quát, quá trình quản trị thanh khoản của một
TCTCVM sẽ căn cứ vào:
- Sự chuẩn bị kế hoạch cụ thể về dòng tiền; và giả định về các
dòng tiền phải rõ ràng và ghi chép lại và sẽ được xem xét để xác định
tính hợp lệ của các yếu tố tiềm ẩn;
- Những dự báo dòng tiền bao gồm ước tính dòng tiền vào,
dòng tiền ra và dòng tiền ròng của TCTCVM trong từng thời kỳ nhất
định (tính cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, sáu tháng tới, năm
tới và quý tới).
- Duy trì các tài sản thanh khoản phù hợp với dự báo dòng tiền
ở trên;
- Tổ chức TCVM có thể sử dụng đa dạng các tỷ lệ để xác định
nhu cầu thanh khoản;
- Đo lường và kiểm soát các yêu cầu tài trợ của tổ chức đó dựa
trên quá trình đánh giá dòng tiền vào và dòng tiền ra của tổ chức để
xác định tiềm năng cho sự thiếu hụt;
- Quản lý khả năng huy động các nguồn vốn trên thị trường
- Lên kế hoạch dự phòng để xử lý các cuộc khủng hoảng thanh
khoản có thể xảy ra;
- Sử dụng các thủ tục nhánh để hạn chế sự gia tăng không mong
muốn trong nhu cầu tiền mặt.
- Dự báo nhu cầu tiền mặt tiềm năng của sản phẩm mới, dự báo
các thay đổi mang tính mùa vụ trong tiền gửi và rút tiền.
Ước tính yêu cầu thanh khoản của tổ chức tài chính vi mô
Theo Rose (2001), một số phương pháp đo lường yêu cầu thanh
khoản đã được phát triển bao gồm: phương pháp tiếp cận nguồn vốn

142
và sử dụng vốn; phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn; và phương pháp
tiếp cận chỉ số thanh khoản. Mỗi phương pháp đều được xây dựng
trên một số giả định và tổ chức chỉ có thể ước lượng được gần đúng
mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định.
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn bắt đầu với
hai thực tế đơn giản: (i) Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng
và cho vay giảm; (ii) Khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm
và cho vay tăng.
Tại mọi thời điểm khi nguồn thanh khoản và sử dụng thanh
khoản không bằng nhau, tổ chức sẽ đối mặt với Khe hở thanh khoản
đo bằng chênh lệch giữa tổng vốn và sử dụng vốn. Khi nguồn thanh
khoản vượt quá sử dụng thanh khoản, tổ chức có một Khe hở dương
và phần vốn thặng dư này phải được đầu tư nhanh chóng vào tài sản
sinh lời cho đến khi tổ chức cần dùng chúng để đáp ứng yêu cầu tiền
mặt trong tương lai. Ngược lại, nếu sử dụng thanh khoản vượt quá
nguồn thanh khoản thì tổ chức có Khe hở âm hay thâm hụt thanh
khoản, khi này tổ chức sẽ phải huy động vốn từ những nguồn sẵn
sàng với chi phí chấp nhận được để bù đắp phần thâm hụt.
Các bước chính trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử
dụng vốn gồm:
(i) Nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi cần phải được ước lượng
trong giai đoạn tổ chức ước tính trạng thái thanh khoản.
(ii) Những thay đổi dự tính trong cho vay và tiền gửi cần phải
được tính toán cho giai đoạn kế hoạch.
(iii) Nhà quản lý thanh khoản phải ước tính trạng thái thanh
khoản ròng của tổ chức trong giai đoạn kế hoạch bằng cách so sánh
mức thay đổi dự tính trong cho vay và mức thay đổi dự tính trong
tiền gửi.

143
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn
Đây là phương pháp ước tính cầu thanh khoản dựa vào khả
năng các nguồn vốn bị rút khỏi tổ chức. Theo phương pháp này,
trước tiên tiền gửi và các nguồn vốn sẽ được chia thành nhiều nhóm
dựa vào đặc điểm trên. Chẳng hạn có thể chia tiền gửi và vốn thành
ba nhóm gồm (i) Vốn “nóng” là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
hoặc được dự tính là sẽ bị rút khỏi tổ chức trong kì kế hoạch; (ii)
Vốn kém ổn định là nguồn vốn có thể bị rút tại một thời điểm nào
đó trong kì kế hoạch, (iii) Vốn ổn định là nguồn vốn được tin tưởng
là ít có khả năng bị chuyển khỏi tổ chức. Sau đó, tổ chức phải dành
riêng một phần vốn thanh khoản đối với mỗi nhóm vốn trên. Ví dụ
đối với vốn “nóng”, nhà quản lý có thể quyết định đặt tỷ lệ dự trữ
thanh khoản là 95% (trừ dự trữ bắt buộc mà tổ chức phải nắm giữ).
Đối với hoạt động cho vay, TCTCVM phải luôn sẵn sàng thực
hiện các khoản cho vay chất lượng cao và mọi lúc, nghĩa là đáp ứng
yêu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn
trong chính sách cho vay mà tổ chức đã đặt ra.
Ví dụ:
TCTCVM XYZ dự tính phân chia vốn tiền gửi và phi tiền
gửi thành:
Vốn “nóng” 25 đvtt
Vốn kém ổn định 24 đvtt
Vốn ổn định 100 đvtt
Nhà quản lý dự tính sẽ duy trì 95% dự trữ đối với vốn “nóng”
(trừ 3% dự trữ pháp định), 30% dự trữ thanh khoản cho vốn kém ổn
định (trừ dự trữ pháp định) và 15% dự trữ thanh khoản cho vốn ổn
định (trừ dự trữ pháp định).
Dư nợ cho vay hiện tại của tổ chức là 135 đvtt, tuy nhiên mức
tối đa gần đây là 140 đvtt và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân là

144
10%. Tổ chức muốn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn từ các
khách hàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn tín dụng.
Vậy, tổng nhu cầu thanh khoản của tổ chức
= Tiền gửi + Cho vay
= 0,95*(25-3%*25)+15%*(24-3%*24)+15%*(100-3%*100)+
140*10%+(140-135)
= 63,57 đvtt.
Việc tính toán như trên đều là ước lượng mang tính chủ quan,
cơ bản dựa trên kinh nghiệm và quan điểm của nhà quản lý.
Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản
Một số tỷ lệ phản ánh tình hình thanh khoản dựa theo quy định
trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (FSI) được ban hành bởi IMF có
thể được sử dụng bởi các TCTCVM như là:
- Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

Tài sản thanh khoản Tài sản thanh khoản


=
trên tổng tài sản Tổng tài sản

Tài sản thanh khoản là tài sản có thời gian và chi phí chuyển
thành tiền mặt ngắn/thấp hoặc không đáng kể. Chỉ số này cho biết
khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của
khách hàng gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Mức độ thanh khoản càng
cao, khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước những cú sốc
càng lớn. Tiêu chuẩn so sánh: Moodys’ yêu cầu 20%; AIA yêu cầu
20%; FIDC chia thành 5 mức (định tính)16.
16
FDIC đánh giá thanh khoản theo 5 mức: mức 1 là mức cao nhất cho biết trạng
thái thanh khoản khả quan và khả năng phát triển các nguồn tài trợ tốt. Ở chiều
ngược lại, mức 5 là mức thấp nhất trong thang đo, phản ánh trạng thái thanh
khoản và quản lý các nguồn rất kém, tổ chức được xếp hạng ở mức này cần hỗ
trợ tài chính ngay lập tức để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kỳ hạn và thanh
khoản. Nguồn: FDIC (1997).

145
- Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn

Tài sản thanh khoản trên Tài sản thanh khoản


=
nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn
vốn ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và
nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút
vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản
của tổ chức nhận tiền gửi. Moodys’ yêu cầu chỉ tiêu này đạt mức tối
thiểu là 30%.
Các chỉ tiêu này cao chứng tỏ tổ chức có tình hình thanh khoản
tốt, song, cũng tiềm ẩn nguy cơ suy giảm lợi nhuận do ngân hàng
nắm giữ các tài sản sinh lời thấp. Ngoài hai chỉ số trên, các tổ chức tài
chính có thể sử dụng một số chỉ số khác để đánh giá tình hình thanh
khoản như tỷ lệ cho vay so với tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay
trung và dài hạn... Ủy ban Basel đã ban hành hai chỉ tiêu để đánh giá
tình hình thanh khoản của tổ chức tài chính (xem tại Phụ lục).
2.3.2. Dự trữ của tổ chức tài chính vi mô
2.3.2.1. Khái niệm dự trữ
Các yêu cầu về dự trữ được duy trì dưới hình thức ấn định một
tỷ lệ nhất định trên tổng quỹ tiền gửi nhận được và giữ bởi ngân hàng
trung ương hoặc tại các trung gian tài chính dưới hình thức an toàn
và thanh khoản cao. Dự trữ là hình thức đảm bảo tiền của người gửi
được an toàn vì các quy định về dự trữ đã hạn chế các TCTCVM sử
dụng toàn bộ quỹ tiền gửi để cho vay. Các yêu cầu dự trữ sẽ làm tăng
chi phí vốn đối với các TCTCVM vì lượng tiền dự trữ không thể đem
cho vay và đầu tư để sinh lãi nên không thể thu lãi từ phần vốn dự trữ
này để trả lãi cho người gửi tiền. Song, nếu dự trữ thấp hơn so với
yêu cầu thì tổ chức sẽ phải huy động thêm các nguồn khác với chi
phí cao hơn bình thường hoặc phải từ bỏ các tài sản đang nắm giữ

146
với mức chiết khấu cao để có tiền bù đắp cho phần thiếu hụt khi cấp
bách. Do vậy, việc tính toán chính xác nhu cầu dự trữ là một công
việc quan trọng trong quản trị thanh khoản của TCTCVM. Nói cách
khác, mục đích chính của nhà quản lý là giữ dự trữ ở mức yêu cầu,
không thặng dư mà cũng không quá thâm hụt tới mức ảnh hưởng đến
thu nhập hoặc phải chịu phạt.
2.3.2.2. Các khoản mục dự trữ
Các yêu cầu dự trữ thường được phân cấp thành dự trữ bắt
buộc và dự trữ thanh toán.
Dự trữ bắt buộc (dự trữ pháp định)
Dự trữ bắt buộc17 là dự trữ theo quy định của ngân hàng trung
ương và phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân
hàng trung ương. Mức dự trữ này trong mỗi kỳ (gọi là kỳ duy trì dự
trữ bắt buộc và thường là tháng) tùy thuộc vào:
- Số dư tiền gửi bình quân huy động trong kỳ xác định dự trữ
(thường là tháng). Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải
tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng
cách cộng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối
mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ này thường được phân biệt theo
kỳ hạn của tiền gửi loại tiền gửi và đặc biệt là tùy thuộc vào mục tiêu
của chính sách tiền tệ trong mỗi thời kỳ.
Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc = Số dư bình
quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc của tổ chức tín
dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc * Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy
định cho từng loại hình tổ chức tín dụng và cho từng loại tiền gửi
tương ứng.
17
Chỉ áp dụng đối với các TCTCVM chính thức.

147
Ví dụ:
TCTCVM A, trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng 1/201X,
báo cáo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là nơi TCTCVM A
đặt trụ sở chính về số dư tiền gửi huy động bình quân không kỳ hạn
và có kỳ hạn dưới 24 tháng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tháng
12/201(X-1): bằng VND là 800.000 triệu đồng (trong đó tiền gửi
huy động có thời hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 200.000 triệu
đồng), bằng ngoại tệ là 50.000 ngàn USD (toàn bộ dưới 12 tháng).
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, trong vòng 5 ngày làm
việc đầu tháng 1/201X, trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động
bình quân trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tháng 12/201(X-1) do
TCTCVM A gửi về, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo dự trữ
bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/201X cho TCTCVM
A. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với TCCVM như sau:
Đối với tiền gửi bằng VND:
- Kỳ hạn dưới 12 tháng: áp dụng tỷ lệ là 3%,
- Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng tỷ lệ là 1%,
Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ:
- Kỳ hạn dưới 12 tháng: áp dụng tỷ lệ là 4%
- Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng tỷ lệ là 1%
Nội dung tính dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
tháng 1/201X như sau:
Đối với VND : 600.000 triệu đồng x 3% + 200.000 triệu đồng
x 1% = 20.000 triệu đồng
Đối với ngoại tệ : 50.000 ngàn USD x 4% = 2.000 ngàn USD
Giống như các tổ chức tín dụng khác, các TCTCVM phải duy
trì dự trữ này trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc với số dư tiền gửi bình

148
quân tại ngân hàng trung ương không được thấp hơn số tiền phải dự
trữ được tính toán18. Việc xác định thừa hay thiếu dự trữ bắt buộc dựa
trên so sánh giữa dự trữ thực tế và số tiền dự trữ tính theo công thức
trên. Dự trữ thực tế là số dư tiền gửi bình quân của tổ chức tín dụng
gửi tại ngân hàng trung ương trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc. Thừa
dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc trong
kỳ duy trì dự trữ bắt buộc. Thiếu dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực
tế nhỏ hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc là công cụ để ngân hàng trung ương thực
hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trên cơ sở tác động vào số
nhân tiền tệ để điều tiết cung tiền. Nhìn vào mục tiêu này của dự
trữ bắt buộc và đối chiếu với tính chất và quy mô hoạt động của các
TCTCVM so với các trung gian tài chính khác có thể thấy được sự
tác động này là không đáng kể xét về mặt tác động đến cung tiền.
Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh chi phí của TCTCVM thì các quy
định dữ trữ bắt buộc giống như các trung gian tài chính khác sẽ làm
gia tăng đáng kể chi phí vốn và do vậy giảm khả năng sinh lời của
các tổ chức TCVM này.
Dự trữ thanh toán
Dự trữ thanh toán chính là các khoản để tại các TCTCVM để
đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn cho khách hàng của tổ chức.
Đó có thể là tiền mặt tại quỹ, các chứng khoán có tính thanh khoản
cao, các khoản tiền gửi tại các trung gian tài chính khác tùy thuộc
vào từng quốc gia. Một cách phổ biến, các tổ chức duy trì khả năng
chi trả bằng cách duy trì ngân quỹ thích hợp dựa theo dự tính về nhu
cầu thanh khoản. Việc tính toán này chủ yếu dựa vào các nguồn tiền
gửi ngắn hạn với các tỷ lệ chi trả dự tính và các nhu cầu cho vay mà
18
Ngân hàng vi mô ở Pakistan phải duy trì ít nhất 5% tính trên tổng quy mô của
tiền gửi có kì hạn và tiền gửi thanh toán trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà
nước Pakistan. Các hợp tác xã ở Nepal phải duy trì 1% tổng tiền gửi và các khoản
trả trước dưới dạng dự trữ bắt buộc.

149
tổ chức đã cam kết, dựa vào khả năng mở rộng nguồn với chi phí
rẻ... Như đã nói ở trên, dự trữ là khoản mục sinh lời rất thấp. Quản lý
dự trữ thanh toán bao gồm (i) Tính toán mức dự trữ tối thiểu cần giữ
trong các thời kỳ khác nhau, đồng thời cân đối giữa các bộ phận của
dự trữ (tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán
thanh khoản...) một cách phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các
nghĩa vụ tài chính khác mà tổ chức phải đáp ứng; (ii) Dự báo dòng
tiền vào và dòng tiền ra trong từng thời kỳ nhất định, sự thay đổi của
chúng dựa trên các nhân tố tác động.
Để bù đắp thâm hụt dự trữ, TCTCVM cần quan tâm tới các yếu
tố sau đây để có thể đưa ra được quyết định phù hợp trong việc lựa
chọn nguồn dự trữ:
- Tính cấp thiết của yêu cầu thanh khoản: Nếu thâm hụt dự trữ
xảy ra trong vòng vài phút hay vài giờ, nhà quản lý sẽ sử dụng thị
trường liên ngân hàng để có được các khoản vay qua đêm hoặc vay
từ cửa sổ chiết khấu. Ngược lại, với những yêu cầu không cấp thiết
thì tổ chức có thể đáp ứng thông qua việc bán các tài sản thanh khoản
- những giao dịch yêu cầu nhiều thời gian thực hiện hơn là việc vay
vốn như ở trên.
- Khả năng vươn tới thị trường để đáp ứng yêu cầu thanh khoản:
Không phải mọi tổ chức tín dụng đều có khả năng như nhau trong
việc vươn tới thị trường tài chính để mở rộng nguồn huy động khi
cần thiết. Do vậy, nhà quản lý thanh khoản cần giới hạn các giải pháp
trong các lựa chọn mà nó có thể sử dụng nhanh chóng và hiệu quả.
- Tương quan về chi phí và rủi ro giữa các nguồn vốn: Chi phí
đối với mỗi nguồn vốn thay đổi hàng ngày và TCTCVM khó có thể
chắc chắn nó sẽ duy trị được thặng dư thanh khoản. Khi các yếu tố
khác không thay đổi, nhà quản lý thanh khoản sẽ sử dụng các nguồn
vốn đáng tin cậy với chi phí thấp nhất và do vậy tổ chức phải luôn
theo sát diễn biến của thị trường để biết được những thay đổi sắp tới.

150
Tổng kết chương
Không có công ty hay tổ chức tài chính nào không quan tâm
đến các số liệu được coi là hơi thở của đời sống tài chính của tổ chức.
Các dữ liệu này phải được tính toán và ghi chép chính xác để có thể
cung cấp các thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến các quyết
định và hành động tiếp theo mang tính sống còn và sức khỏe của toàn
bộ tổ chức. Giống như bức tranh cần phải liên quan mật thiết đến bối
cảnh và câu truyện nó đang truyền tải.
Ba loại báo cáo tài chính chủ chốt của TCTCVM là: bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, và báo cáo lưu chuyển tiền
tệ. Việc công bố các thông tin theo hướng dẫn trong ngành tài chính
vi mô là một tập quán lành mạnh như các thông tin cần thiết cho việc
quản trị tốt được cung cấp cho các bên liên quan và các thông tin này
có thể được so sánh trong toàn ngành. Công khai thông tin đối với
các bên liên quan không chỉ đơn thuần là việc công khai các thông
tin của chính tổ chức đó mà còn là về các phương pháp kế toán được
sử dụng để ghi chép. Tại các quốc gia khác nhau có nhiều sự khác
biệt về các phương pháp kế toán được sử dụng để tính toán. Do đó,
các tổ chức yêu cầu công bố các phương pháp kế toán được sử dụng
trong báo cáo tài chính.
Phân tích hoạt động của TCTCVM gồm nhiều mục tiêu đa
dạng, có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho các nhà quản lý đánh giá
hoạt động TCVM, trong cả ngắn - trung và dài hạn theo nội dung
tổng thể cũng như từng khía cạnh nhỏ; xây dựng các mục tiêu và tìm
biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động.
Nội dung phân tích hoạt động của TCTCVM có nhiều điểm
khác biệt so với một tổ chức tài chính thông thường, do đặc trưng
cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận của tổ chức và mục tiêu xã hội.
Do vậy, các chỉ tiêu đánh giá và chuẩn mực so sánh cũng có sự khác
biệt. Cụ thể, bốn vấn đề lớn trong phân tích hoạt động TCTCVM là:
mức độ tiếp cận, mức độ bền vững, rủi ro, hiệu quả - hiệu suất hoạt

151
động, mức độ an toàn và hiệu quả xã hội. Các chỉ tiêu tính toán và
tiêu chuẩn đánh giá đã được trình bày trong chương 3.
Để phân tích và so sánh hoạt động của TCTCVM, ngoài các
phương pháp so sánh thống kê mô tả, sử dụng phương pháp Dupont
là một trong những cách hiệu quả để phân tích rõ hơn mức độ sinh
lời của TCTCVM.
Quản trị thanh khoản là vấn đề quan trọng đối với tất cả các
TCTCVM. Việc xác định các dòng tiền vào và dòng tiền ra dự tính
cho từng thời kì nhất định là căn cứ quan trọng để TCTCVM xác
định được trạng thái thanh khoản ròng của tổ chức đó trong từng
thời kì, trên cơ sở đó có thể dự tính được tổ chức sẽ rơi vào tình
huống thậm hụt hay thặng dư thanh khoản để có quyết định xử lí
phù hợp.
Quá trình quản trị thanh khoản của TCTCVM gồm là tập hợp
các công việc bao gồm nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát
rủi ro thanh khoản. Quá trình quản trị thanh khoản trên đòi hỏi sự
phối hợp của bốn yếu tố gồm các chính sách, thủ tục quản trị thanh
khoản của Hội đồng quản trị (HĐQT), vai trò của Ủy ban quản lý tài
sản - nợ (ALCO), hệ thống thông tin hiệu quả để theo dõi và báo cáo
rủi ro thanh khoản và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
quản trị thanh khoản.
Có ba phương pháp thường được sử dụng để ước tính yêu cầu
thanh khoản gồm phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn,
phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phương pháp tiếp cận chỉ số
thanh khoản.
Dự trữ pháp định là số tiền tối thiểu mà TCTCVM chính thức
phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng trung
ương. Nếu dự trữ pháp định là công cụ để Ngân hàng trung ương
điều hành chính sách tiền tệ qua điều tiết lượng cung tiền thì dự trữ
thanh toán là số tiền cần thiết cần duy trì tại các TCTCVM để đáp
ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời của tổ chức này.

152
Các thuật ngữ chính trong chương

Độ rộng tiếp cận Độ sâu tiếp cận ROA


Mức độ bền vững OSS FSS
ROE Hiệu quả hoạt động Hiệu suất hoạt động
PAR Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn
Dự phòng chung Dự phòng cụ thể CAR
Vốn cấp 1 Vốn cấp 2 Tài sản có rủi ro
SPIs Dupont
Tính thanh khoản Tính thanh khoản của tài sản
Tính thanh khoản của nguồn vốn Cung thanh khoản
Cầu thanh khoản Rủi ro thanh khoản
Chỉ số thanh khoản Dự trữ thanh toán
Quản lí thanh khoản Dự trữ pháp định
Trạng thái thanh khoản ròng Phương pháp tiếp cận cấu
trúc vốn
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Câu hỏi ôn tập


1. Các mục tiêu phân tích hoạt động của TCTCVM? Đặc
trưng của TCTCVM ảnh hưởng gì tới cách thức tiến hành phân tích
hoạt động?
2. Quy trình phân tích hoạt động của TCTCVM? Những lưu
ý trong từng bước thực hiện quy trình để có kết quả phân tích hoạt
động phù hợp?
3. Vào trang web của một số TCTCVM và tìm hiểu về các mục
tiêu hoạt động, tầm nhìn của tổ chức. Phân tích, đánh giá các nội
dung trên và so sánh sự khác biệt với các tổ chức tín dụng vì mục
tiêu thương mại.

153
4. Downloads báo cáo tài chính của một số TCTCVM. Đánh
giá mối liên hệ giữa các thành tố trong các báo cáo tài chính trên.
5. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận của TCTCVM là gì?
Ý nghĩa và mức độ áp dụng của các chỉ tiêu đó? Liên hệ thực tiễn tại
Việt Nam.
6. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững/sinh lời của TCTCVM
là gì? Ý nghĩa và mức độ áp dụng của các chỉ tiêu đó? Liên hệ thực
tiễn tại Việt Nam.
7. Có quan điểm cho rằng: TCTCVM phải đánh đổi giữa mục
tiêu tiếp cận sâu và mức độ bền vững. Nếu chọn tiếp cận sâu tới tầng
lớp khách hàng nghèo và khó khăn, TCTCVM sẽ khó đạt được mức
độ bền vững và sinh lời. Anh/chị có đồng ý với quan điểm trên hay
không? Tại sao?
8. Phương pháp Dupont là gì? Khả năng áp dụng phương pháp
Dupont trong phân tích mức độ sinh lời đối với TCTCVM.
9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu suất của TCTCVM
là gì? Ý nghĩa và mức độ áp dụng của các chỉ tiêu đó? Liên hệ thực
tiễn tại Việt Nam.
10. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro của TCTCVM? Ý nghĩa và mức
độ áp dụng của các chỉ tiêu đó? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.
11. Mức độ an toàn vốn tối thiểu được sử dụng trong những
trường hợp nào? So sánh chuẩn mực CAR của các quốc gia khác
nhau? Ý nghĩa trong quản lý và giám sát?
12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (SPIs) của TCTCVM?
Ý nghĩa và mức độ áp dụng của các chỉ tiêu đó? Liên hệ thực tiễn tại
Việt Nam.
13. Hãy nêu những nguồn cơ bản tạo nên cầu thanh khoản của
TCTCVM.
14. Hãy nêu những nguồn cơ bản tạo nên cung thanh khoản của
TCTCVM.

154
15. Khi nào thì TCTCVM rơi vào tình trạng thâm hụt
thanh khoản?
16. Khi nào thì TCTCVM có thặng dư thanh khoản? Việc một
TCTCVM có thặng dư thanh khoản là tốt hay không tốt?
17. Các bộ phận quản lý trong TCTCVM có vai trò như thế nào
trong quản lý thanh khoản của tổ chức?
Bài tập tình huống
1. Xác định các tài khoản sau nằm trong báo cáo nào của Báo
cáo tài chính. Đánh dấu “/” vào (các) cột phù hợp
Báo cáo Báo cáo Báo cáo
Bảng cân
Tên tài khoản kết quả lưu chuyển danh mục
đối kế toán
kinh doanh tiền tệ tín dụng
Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt ròng
Tỷ lệ nợ quá hạn
Chi phí vận chuyển
Phương pháp trực tiếp
Tiền gửi ngân hàng
Chi tiêu hộ gia đình
Dự phòng rủi ro tín dụng
Thu nhập ròng
Chi phí khấu hao
Đào tạo và phát triển
nhân viên
Phải thu khác
Công trình xây dựng,
thiết bị và các tài sản cố
định khác
Chi phí tích lũy

155
2. Tạo các nhóm gồm 5 sinh viên. Lập và tiến hành một mẫu
khảo sát về dòng tiền cá nhân của 3 hộ gia đình gần nơi bạn sống, sử
dụng mẫu biểu ở trên. So sánh sự khác nhau về dòng tiền của một hộ
gia đình với các hộ khác. Trình bày kết quả khảo sát này tại lớp và
thảo luận liệu hộ gia đình này có đủ năng lực hoàn trả khoản nợ vay
có giá trị là bao nhiêu với các điều kiện sau:

- Được lựa chọn thời gian trả nợ là 6 tháng hoặc 1 năm

- Kỳ hạn trả nợ hàng tuần

- Lãi suất 2%/tháng

- 50% tổng thu nhập được dành cho việc trả nợ vay

3. TCTCVM X có báo cáo tài chính như sau cho năm 2014 - 2015

156
a. Hãy tính toán các chỉ tiêu sinh lời và rủi ro tín dụng của tổ chức.

b. Đánh giá xu hướng của một số chỉ tiêu trong thời gian 2 năm
2014-2015.

157
4. TCTCVM Y có báo cáo tài chính năm 2013 và 2014
như sau:

Bảng cân đối kế toán

158
Báo cáo kết quả kinh doanh

a. Hãy tính toán các chỉ tiêu sinh lời và rủi ro tín dụng của
tổ chức.
b. Đánh giá xu hướng của một số chỉ tiêu trong thời gian 2 năm
2013-2014.
c. So sánh các chỉ tiêu sinh lời và tín dụng của TCTCVM X
(bài tập 1 ở trên) với TCTCVM Y.

159
5. Tính toán các chỉ số đánh giá các khía cạnh hoạt động của
TCTCVM nơi anh/chị đang công tác hoặc một TCTCVM bất kỳ mà
anh/chị quan tâm nghiên cứu trong thời gian 3 năm và phân tích - đánh
giá xu hướng. Nguyên nhân của sự tăng lên/giảm đi của các chỉ số đó?
6. Các chỉ tiêu hiệu suất của một TCTCVM trong 3 năm như sau:
Chỉ tiêu 201X 201X+1 201X+2
Số khách hàng quản lý bình quân (người) 201 230 245
Số KH vay vốn được CBTD quản lý bình quân (người) 315 350 380
Số lượng KH vay vốn trung bình của một chi nhánh 2500 2700 2900
(người)
Dư nợ trung bình một CBTD quản lý (triệu đồng) 205 480 830
Tổng tiền gửi trên một cán bộ huy động tiết kiệm 50 60 110
(triệu đồng)

Hãy phân tích, đánh giá xu hướng của hiệu suất hoạt động tại
TCTCVM trên.
7. Một số TCTCVM Việt Nam tính toán SPIs dựa trên yêu cầu
của the MIX và có kết quả như hình sau:

Hãy phân tích SPIs của các tổ chức tài chính vi mô ở trên so với
tiêu chuẩn chung. Nhận định về cách thức tính toán và phân tích SPIs.
Mức độ phù hợp của các chỉ số này khi áp dụng tại tổ chức của anh/chị?

160
8. CGAP phát triển 18 chỉ tiêu phân tích tài chính của TCTCVM
(SEEP 18) theo đường link như sau:
http://www.cgap.org/sites/default/files/CGAP-Training-
Financial-Analysis-Course-2009.pdf
Hãy nghiên cứu các chỉ tiêu đó và so sánh với các chỉ tiêu phân
tích tài chính ở chương này. Tìm sự khác biệt trong phân loại các chỉ
tiêu. Điều đó có ý nghĩa gì trong phân tích và đánh giá hoạt động của
TCTCVM?
9. TCTCVM K có tổng dư nợ là 600 tỷ đồng và các thông
tin sau:
Nhóm nợ Tỷ lệ Giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm (tỷ đồng)
1 93% 200
2 3% 0
3 1% 0
4 2% 20
5 1% 0

Hãy tính dự phòng phải trích trong kỳ biết số dư dự phòng kỳ


trước là 1 tỷ đồng.
10. TCTCVM B có 2.000 triệu tài sản có hệ số rủi ro bằng 0%;
4.000 triệu tài sản có hệ số rủi ro 20%; 10.000 triệu tài sản có hệ số
rủi ro bằng 50% và 10.000 triệu tài sản có hệ số rủi ro bằng 100%.
Biết Vốn cấp 1 là 960 triệu, Vốn cấp 2 là 480 triệu, các khoản phải
giảm trừ khỏi vốn tự có là 20 triệu.
a. Tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
b. So sánh với chuẩn mực tối thiểu 10% và đề xuất giải pháp
điều chỉnh để có CAR phù hợp.
11. TCTCVM B có 5.000 triệu tài sản có hệ số rủi ro bằng 0%;
3.000 triệu tài sản có hệ số rủi ro 20%; 20.000 triệu tài sản có hệ số
rủi ro bằng 50% và 5.000 triệu tài sản có hệ số rủi ro bằng 100%. Biết

161
Vốn cấp 1 là 820 triệu, Vốn cấp 2 là 1280 triệu, các khoản phải giảm
trừ khỏi vốn tự có là 50 triệu.
c. Tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
d. So sánh với chuẩn mực tối thiểu 10% và đề xuất giải pháp
điều chỉnh để có CAR phù hợp.
12. TCTCVM B có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản bình quân
là 9%. Trong khi đó, báo cáo của TCTCVM C cho biết tỷ lệ này là 7%.
a. Giả định rằng cả hai TCTCVM đều có ROA là 0,85%. Hãy
tính ROE của mỗi TCTCVM.
b. Việc tính toán các chỉ số giúp anh/chị đánh giá thế nào về
việc sử dụng đòn bẩy tài chính của từng TCTCVM.
13. TCTCVM A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi
suất bình quân năm, đơn vị triệu đồng)
Hệ số
Số LS Số LS
Tài sản RR Nguồn vốn
tiền (%) tiền (%)
(%)
Tiền mặt 1.550 0 Tiền gửi không kỳ hạn 11.540 2
Tiền gửi tại NHNN 2.500 1 0 Tiết kiệm ngắn hạn 15.790 7,5
Tiền gửi TCTD khác 1.800 1,5 20 TK trung - dài hạn 9.460 9,5
Chứng khoán KB
3.400 4,5 0 Vay ngắn hạn 4.250 13
ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn 15.850 10,5 50 Vay trung - dài hạn 4.170 16,1
Cho vay trung hạn 10.460 15,2 50 Vốn chủ sở hữu 650
Cho vay dài hạn 9.750 17,5 100
Tài sản khác 550 100

Yêu cầu:
a. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Biết vốn cấp 1 = 80%
vốn chủ sở hữu, Vốn cấp 2 = 20% vay trung - dài hạn, mức giảm trừ
khỏi vốn tự có là 20. Nhận xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh

162
cơ cấu tài sản cần thiết để tỷ lệ này đạt mức 10%. Tính thay đổi về
thu lãi khi TCTCVM thực hiện điều chỉnh.
b. Biết 5% các khoản cho vay ngắn hạn và 2% các khoản cho
vay trung - dài hạn quá hạn. Tính tỷ lệ nợ quá hạn, so sánh với thông
lệ 5% và cho nhận xét.
c. Biết 1% các khoản cho vay ngắn hạn thuộc nhóm 3, và 1,5
% các khoản cho vay trung dài hạn thuộc nhóm 4 và 0,5% các khoản
cho vay thuộc nhóm 5. Tính tỷ lệ nợ xấu. So sánh với thông lệ 3%
và cho nhận xét.
d. Biết thu khác = 550, chi khác = 1.750, thuế suất thuế TNDN
22%. 95% các khoản cho vay là nhóm 1, 1% là nhóm 5. Các khoản
cho vay ngắn hạn không có tài sản bảo đảm, các khoản cho vay trung
- dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm bất động sản, tính lại theo giá thị
trường bằng 140% giá trị khoản vay, số dư dự phòng kỳ trước là 480.
Tính chi phí dự phòng chung và chi dự phòng cụ thể cho RRTD,
ROA, ROE,và ROE.
e. Để ROE = 22%, lãi suất cho vay trung bình phải là bao nhiêu?
14. TCTCVM A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, LS
bình quân năm, đơn vị triệu đồng):
LS HSRR Số LS
Tài sản Số dư Nguồn vốn
(%) (%) dư (%)
Tiền mặt 1.000 0 Tiền gửi không kỳ hạn 2.500 1,5
Tiền gửi tại NHNN 500 1 0 Tiết kiệm ngắn hạn 2.900 4,5
Cho vay TCTD khác 700 7 20 TK trung - dài hạn 2.500 8,5
Chứng khoán CP 1.000 8 0 Vay ngắn hạn 1.600 6
Cho vay ngắn hạn 3.500 13,5 50 Vay trung - dài hạn 1.500 10,5
Cho vay trung hạn 2.400 15,5 50 Vốn chủ sở hữu 500
Cho vay dài hạn 1.900 16,5 100
Tài sản khác 500 100

163
Biết thu từ hoạt động dịch vụ là 135 triệu, thu lãi từ hoạt động
đầu tư góp vốn là 113 triệu, chi phí quản lý không kể khấu hao và
DPRRTD là 550 triệu, chi phí khấu hao 120 triệu; thuế suất thuế thu
nhập là 17%. Dư nợ các nhóm cho vay như sau:
Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị khấu trừ TSĐB
1 91% 8900
2 2% 200
3 3% 100
4 2% 50
5 2% 50

Số dư Dự phòng RRTD kỳ trước là 50 triệu.


a. Tính ROA, ROE.
b. Tính lãi suất cho vay trung bình để ROE đạt 5%/năm.
c. Tính CAR, biết Vốn cấp 1 = 85% vốn chủ sở hữu, Vốn cấp
2 = 20% vay trung - dài hạn, mức giảm trừ khỏi vốn tự có là 15. Nhận
xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản cần thiết để
triệu lệ này đạt mức 9%. Tính thay đổi về thu lãi khi TCTCVM thực
hiện điều chỉnh.
15. Thông tin về các chỉ số hoạt động của các TCTCVM ở một
số quốc gia như sau:
Mức độ bền Mức độ bền Tỷ lệ chi phí hoạt
PAR (>30
STT Nước vững hoạt vững tài động (Operating
ngày)
động (OSS) chính (FSS) Expense Ratio)
1 Campuchia 147,5 111,5 1,9 21,7
2 Pakistan 102,9 87,6 7,3 31,5
3 PNG 119,9 105,7 18,2 63,3
4 Phillipines 111,6 106,4 4,3 44,4
5 Uzbekistan 78,5 73,8 2 18,9
6 Việt Nam 102,1 100,2 0,6 2,1
  Trung bình 102 99 5,6 5,5

Hãy so sánh và đánh giá về các chỉ số đó ở các quốc gia trên.

164
16. Vào trang web sau để lấy dữ liệu hoạt động của các
TCTCVM Việt Nam
http://www.mixmarket.org/profiles-reports/crossmarket-
analysis-report?page=1&report_display_type=show_data_
tables&fields=balance_sheet.gross_loan_portfolio%2Cproducts_
and_clients.total_borrowers%2Cbalance_sheet.
deposits%2Cproducts_and_clients.number_of_depositors&filter_
country=Vietnam&form_id=crossmarket_analysis_report_top_
form&date_select=all&quarterly=ANN
17. Phân tích xu hướng của các chỉ tiêu hoạt động đối với các
TCTCVM chính tại Việt Nam. So sánh với chuẩn mực/thông lệ quốc
tế. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để các chỉ tiêu này đạt kết
quả tốt hơn.
18. Giả sử trong tuần tới, TCTCVM sẽ phải đối mặt với những
luồng tiền vào và ra như sau (đơn vị tiền tệ):
(a) tổng giá trị các khoản tiền gửi rút ra là 33,
(b) các khoản thanh toán nợ của khách hàng dự tính lên đến 108,
(c) các khoản chi phí bằng tiền dự tính là 51,
(d) các khoản xin vay mới sẽ được chấp nhận có thể đạt 294,
(e) dự tính tổ chức sẽ bán tài sản trị giá 18,
(f) các khoản tiền gửi mới dự tính là 670,
(g) tổ chức dự tính sẽ vay trên thị trường tiền tệ 43,
(i) tổ chức dự tính thanh toán số tiền đã vay ở trong tuần là 27,
(j) tổ chức sẽ phải trả thuế cho ngân sách là 140.
Hãy xác định trạng thái thanh khoản ròng của tổ chức trong
tuần tới.

165
19. Hãy phân tích các nhân tố tác động đến tình hình thanh
khoản của TCTCVM. Thực hiện nghiên cứu định lượng về vấn đề
này đối với các TCTCVM tại Việt Nam.

20. Sử dụng các thông tin dưới đây về TCTCVM ABC để tính
các chỉ số thanh khoản theo IMF. Bạn có thấy xu hướng thanh khoản
nào đáng kể trong hoạt động của tổ chức này không?

Tài sản Năm trước 2 năm trước


Tiền mặt 1702 2574
Tiền gửi tại các TCTD khác 179922 52702
Cho vay khách hàng 853838 599014
Tài sản cố định 14259 4447
Tài sản Có khác 7010 7474
Nguồn vốn
Tiền gửi của khách hàng 560119 288550
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 177507 143148
Các khoản nợ khác 76356 43232
Vốn và các quỹ 242749 191554

21. TCTCVM DEF có các số liệu sau: (số dư đến 31/12/201X).

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Tài sản Số dư Nguồn vốn Số dư


1. Ngân quỹ 100 1. Tiền gửi thanh toán 400
2. Tiền gửi tại các TCTD khác 500 2. Tiết kiệm ngắn hạn 1400
3. Cho vay ngắn hạn 1000 3. Tiết kiệm trung hạn 600
4. Cho vay trung hạn 800 4. Vốn chủ sở hữu 100
5. Tài sản khác 100

a. Tính tỷ lệ thanh khoản của tài sản biết rằng 20% các khoản
cho vay là sắp mãn hạn và có khả năng thu hồi cao.

166
b. Giả sử trong 3 tháng tới sẽ có những thay đổi sau:
Khoản mục Doanh số tăng Doanh số giảm
1. Tiền gửi thanh toán 20 15
2. Tiết kiệm ngắn hạn 200 180
3. Tiết kiệm trung hạn 120 130
4. Cho vay ngắn hạn 350 150
5. Cho vay trung hạn 100 60

- Hãy lập lại cân đối vào ngày cuối quý 1.


- Hãy dự tính cung và cầu thanh khoản trong 3 tháng đầu năm.
22. TCTCVM EFG đang cố gắng xác định yêu cầu thanh khoản
cho tháng tiếp theo. Tổ chức đã phân tích kỹ lưỡng các khoản tiền
gửi và phân loại chúng như sau: (đơn vị: đvtt)
Tiền gửi giao dịch Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi có kì hạn
của các tổ chức
312 500 782
Vốn “nóng”
207 32 540
Vốn kém ổn định
821 285 72
Vốn ổn định

Nhà quản lý quyết định nắm giữ 75% dự trữ dưới dạng tài sản
thanh khoản đối với mỗi đvtt tiền gửi “nóng”, 20% dự trữ đối với
tiền gửi kém ổn định và 5% dự trữ đối với tiền gửi ổn định. Tỷ lệ dự
trữ pháp định cho các khoản tiền gửi là 3%. Tổ chức hiện có tổng dư
nợ là 2.389.000 đvtt, tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm trong 3
năm gần đây là 8%.
Hãy xác định yêu cầu thanh khoản của tổ chức cho tháng
tiếp theo.

167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2006.


Core Principles for Effective Banking Supervision. Basel.
http://www.bis.org/publ/bcbs129.htm

2. Basel Committee on Banking Supervision (BCBS). 2010.


“Microfinance Activities and the Core Principles for
Effective Banking Supervision— Final Document.” BCBS,
Basel, August. http://www.bis.org/publ/bcbs175.htm.

3. Bộ công cụ đánh giá Danh mục tín dụng, www.microsave.


net.

4. CGAP (1998), Phân bổ chi phí cho các tổ chức tài chính vi
mô cung cấp nhiều dịch vụ, Tài liệu phát hành Số 2, tháng
4/1998.

5. CGAP (2001), Hướng dẫn công bố Báo cáo tài chính


của các tổ chức tài chính vi mô, Phiên bản tạm thời,
Washington, D.C, tháng 1/2001.

6. CGAP (2012), Tài liệu đào tạo nguyên lý kế toán cho các
tổ chức tín dụng tài chính vi mô.

7. Christen, R.; E. Rhyne; R.C. Vogel and C. McKean, (1995).


Maximizing the Outreach of Microenterprise Finance: An
Analysis of Successful Rural Finance Programs. USAID
Program and Operations Assessment Report No. 10:
Washington, DC.

8. David L. Scott (2003), Thuật ngữ đầu tư từ A-Z cho các


nhà đầu tư ngày nay, Lời Phố Wall, Copyright@2003 and
Published by Houghton Mifflin Co.

168
9. Dy Pankaj K. Agarwal, S.K. Sinha (2010), Đánh giá hoạt
động tài chính của các tổ chức tài chính vi mô tại Ấn Độ:
Một nghiên cứu so sánh chéo, Delhi Business Review X
Cuốn 11, Số 2, tháng 7-12/2010.
10. Ekonomska Istraživanja (?), Phân tích hoạt động và
tiếp cận cộng đồng của các tổ chức tài chính vi mô tại
Cameroon, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 27:1, 1.
11. http://www.bis.org/bcbs/
12. http://www.cgap.org/sites/default/files/CGAP-Training-
Financial-Analysis-Course-2009.pdf
13. h t t p : / / w w w. m i x m a r k e t . o r g / p r o f i l e s - r e p o r t s /
crossmarket-analysis-report?page=1&report_display_
type=show_data_tables&fields=balance_sheet.
gross_loan_portfolio%2Cproducts_and_clients.total_
borrowers%2Cbalance_sheet.deposits%2Cproducts_
and_clients.number_of_depositors&filter_
country=Vietnam&form_id=crossmarket_analysis_
report_top_form&date_select=all&quarterly=ANN
14. IFAD (2000), IFAD Rural Finance Policy, Executive
Board - Sixty Ninth Session, Rome 3-4 May.
15. J. Copestake, P. Dawson, J.-P. Fanning,A. McKay and K.
Wright-Revolledo (2005), Giám sát sự đa dạng trong cách
tiếp cận cộng đồng đói nghèo và tác động của tài chính vi
mô: So sánh các phương pháp tiếp cận với dữ liệu tại Peru,
phiên bản online 24/10/2005.
16. Kim Loy-A (2015), Kế toán cho người không phải kế toán
viên ppt.
17. Ledgerwood and White (2006); http://microfinance.cgap.
org/2010/10/14/getting-back-to-governance/.

169
18. Ledgerwood, Joanna and K. Moloney. Toronto: Calmeadow
(1996), Đào tạo quản trị tài chính cho các tổ chức tài chính
vi mô: Hướng dẫn học kế toán.
19. Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace
Nelson, eds. 2013. The New Microfinance Handbook: A
Financial Market System Perspective. Washington, DC:
World Bank. doi: 10.1596/978-0-8213-8927-0. License:
Creative Commons Attribution CC BY 3.0.
20. Margaret, Michael J. McCord và Robin R. Bell (1994), Kế
toán căn bản cho các chương trình tài chính vi mô, Tài liệu
kỹ thuật của GEMINI số 6, DAI/USAID, Bartel.
21. NA (2005), Quản trị hiệu quả hoạt động xã hội của tài
chính vi mô: Sách hướng dẫn.
22. NA (2006), Báo cáo hiệu quả hoạt động xã hội của tài
chính vi mô.
23. NA (2008), Tiết kiệm vi mô: Giải pháp theo cơ chế thị
trường cho các dịch vụ tài chính, hệ thống kế toán và tài
chính cơ bản cho MFI.
24. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 15/2010/TT-
NHNN ngày 16/6/2010 quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt
động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
25. Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư 33/2015/TT-NHNN
ngày 31/12/2015 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tài chính vi mô.
26. Parasuraman, A., Zeithaml, V. & Berry L. (1988),
Servqual: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer
Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 64(1),
22 - 37.

170
27. Parasuraman, A., Zeithaml, V. & Berry, L. (1985): A
conceptual Model of Service Quality and its Implications
for Future Research, Jounal of Marketing, 49, 41-50.
28. UNCDF (2017), “Core performance indicators for
Microfinance” http://www.uncdf.org/sites/default/files/
Documents/indicators.pdf Accessed in Jan 3, 2017.
29. BIS (2010), Basel III: International framework for liquydity
risk measurement, standards and monitoring, truy cập tại
http://www.bis.org/publ/bcbs188.pdf vào tháng 5/2016.
30. Duttweiler (2008, 2009), “Managing liquydity in banks:
A top down approach”, Publisher: Wiley, ISBN-13: 978-
0470740460.
31. IMF (2006), Financial Soundness Indicators: Compilation
Guide, truy cập tại https://www.imf.org/extern al/pubs/ft/
fsi/guide/2006/pdf/fsiFT.pdf vào tháng 5/2015.
32. Ledgerwood (2013), The new microfinance handbook
- A financial markert system perspective, truy cập
tại https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/
handle/10986/12272/9780821389270.pdf?sequence=6
vào tháng 9/2016.
33. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số
33/2015/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn trong
hoạt động của các Tổ chức tài chính vi mô.
34. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”,
Nhà xuất bản Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Tài liệu đọc thêm
1. Tình huống nghiên cứu về Danh mục tín dụng rủi ro tại
vùng Bulacan và Pampanga, Castillo, F, 2012.

171
2. Đánh giá chất lượng danh mục tín dụng tại ngân hàng
CARD, chi nhánh San Pablo, Boncajes C, 2007.
3. Đánh giá tỷ lệ hoàn trả vốn vay để cải thiện và duy
trình danh mục tín dụng chất lượng cao tại CARD Bank
Inc., Chi nhánh Bay (Bay 1&2, Victoria, Pila), Opis,
Zabeth, 2012.
4. Trung tâm vì sự phát triển Nông nghiệp và Nông thôn
(CARD): Từ tự chủ tài chính hướng tới hoạt động hiệu
quả, Bank.Dijan, Lourdes. 2004.
5. Trung tâm vì sự phát triển Nông nghiệp và Nông thôn
(CARD): Từ tự chủ tài chính hướng tới hoạt động hiệu
quả, NGO, Dequyto, Jocelyn.2004.

172
PHỤ LỤC chương 2

Phụ lục 1. Quy định về quản lý thanh khoản trong hoạt


động của TCTCVM hoạt động tại Việt Nam (Trích tại Thông tư
số 33/2015/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt
động của các Tổ chức tài chính vi mô).

Điều 7. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản

1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các quy định hiện hành
của Ngân hàng Nhà nước và thực tế hoạt động, Hội đồng thành viên
của tổ chức tài chính vi mô phải ban hành quy định nội bộ về quản
lý thanh khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này; rà soát, sửa đổi,
bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần nhằm quản lý hiệu quả, kịp
thời khả năng thanh khoản của tổ chức tài chính vi mô.

2. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản bao gồm những nội
dung chủ yếu như sau:

a) Phân công cán bộ theo dõi việc bảo đảm khả năng chi trả của
tổ chức tài chính vi mô;

b) Phương án thực hiện chi trả tiền gửi (tiền gửi tự nguyện và
tiết kiệm bắt buộc) trong trường hợp không đảm bảo tỷ lệ về khả
năng chi trả;

c) Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hằng
ngày và các quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có giá dễ chuyển
đổi thành tiền.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành hoặc
sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, tổ chức
tài chính vi mô phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện quy
định nội bộ về quản lý thanh khoản hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung
quy định nội bộ nêu trên cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh,

173
thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát
ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ
sở chính.
Điều 8. Tỷ lệ về khả năng chi trả
1. Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về
khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%.
2. Tỷ lệ về khả năng chi trả được xác định bằng công thức
sau đây:
B
A= ×100 (%)
C
Trong đó:
A: là tỷ lệ về khả năng chi trả.
B: tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương
mại (nếu có).
C: tổng số dư tiền gửi tự nguyện.
3. Cách xác định cụ thể tỷ lệ về khả năng chi trả theo hướng
dẫn tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
Phụ lục 2: Chuẩn mực mới về Tiêu chuẩn thanh khoản tối
thiểu theo Basel III
Do các vấn đề về thanh khoản phát sinh trong các cuộc khủng
hoảng gần đây,thậm chí đối với cả các ngân hàng luôn đảm bảo an
toàn về vốn. Ủy ban Basel đưa ra vấn đề này năm 2008 và ban hành
quy định về “Quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản”. Theo BIS
(2010), các chuẩn mực được xây dựng nhằm đạt được 2 mục tiêu
riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau gồm:
 Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản
ngắn hạn trong danh mục rủi ro thanh khoản của một tổ chức bằng

174
cách đảm bảo tổ chức đó nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất
lượng đủ cao để có thể sống sót qua một cuộc kiểm tra tăng cường
kéo dài một tháng. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ đảm bảo
thanh khoản (Liquydity Coverage Ratio-LCR) =
Dự trữ tài sản thanh khoản có chất lượng cao
Tổng luồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới
Yêu cầu: (i) Phải lớn hơn hoặc bằng 100%; (ii) Phải được đáp
ứng liên tục; (iii) Thời gian của các luồng tiền vào và luồng tiền ra
có thể không khớp nhau và sẽ có vấn đề về thanh khoản trong thời
gian 30 ngày đó, vì vậy ngân hàng và cán bộ thanh tra được yêu cầu
phải phát hiện được bất kỳ sự thiếu hụt về thanh khoản trong thời
gian này.
 Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy khả năng phục hồi trong một
thời gian dài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho
các hoạt động của tổ chức với nguồn tài chính ổn định hơn và liên
tục. Mục tiêu này được định lượng bằng tỷ lệ tài trợ ổn định thuần
(the Net Stable Funding Ratio-NSFR) =
Số tiền sẵn sàng cho tài trợ ổn định
Số tiền cần có cho tài trợ ổn định
Yêu cầu: Phải lớn hơn 100%
Việc duy trì tỷ lệ này theo yêu cầu trên đảm bảo rằng các tài
sản có dài hạn sẽ được tài trợ ít nhất là với một số tài sản nợ ổn định
về kỳ hạn hoặc về danh mục rủi ro thanh khoản. Đồng thời, khuyến
khích các tổ chức tăng thêm nguồn hỗ trợ dài hạn hơn.

175
Chương 3
QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN - TÀI SẢN
CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


Hiện nay huy động tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm, được
coi như nhân tố quyết định trong việc phát triển vững chắc của các
TCTCVM. Số lượng thành công của các sản phẩm huy động vốn đã
tăng lên đáng kể ở các nước đang phát triển, nhận được sự ghi nhận
rộng rãi của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Các hộ
gia đình ở nông thôn và các đối tượng khó khăn cá biệt đã trở thành
mục tiêu chính của các chính sách nhằm thúc đẩy tiết kiệm giống
như trong các câu chuyện thần thoại xa xưa. Cùng với nguồn tiền
gửi, các nguồn vốn vay, vốn tài trợ và vốn chủ sở hữu cũng góp phần
quan trọng vào thực hiện sứ mệnh của các TCTCVM, đặc biệt là các
tổ chức chưa tự bền vững được về mặt tài chính và các tổ chức mới
gia nhập thị trường. Chương này sẽ hệ thống các vấn đề về các nguồn
vốn được huy động bởi TCTCVM, bao gồm nguồn tiền gửi, vốn vay,
vốn tài trợ và vốn chủ sở hữu; qua đó phân tích mục tiêu và nội dung
quản trị đối với từng nguồn vốn này. Bên cạnh đó, TCVM đóng vai
trò là một trung gian tài chính, thực hiện huy động và sử dụng nguồn
vốn để cho vay nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng, trực tiếp là
các khách hàng nghèo và thu nhập thấp mà họ hướng tới. Đồng thời
trung gian tài chính này phải đảm bảo thu lợi nhuận, tăng trưởng và
phát triển lâu dài. Bởi vậy mỗi tổ chức TCVM phải tìm ra cách quản
lý việc sử dụng vốn, hay nói cách khác là quản lý các khoản cho vay,
tiền mặt, tiền gửi, tài sản cố định... sao cho hiệu quả nhất. Một tổ

176
chức TCVM cần cân nhắc nên cấp tín dụng cho ai, như thế nào, cách
thức dự trữ nào là phù hợp. Vậy nên chương này đồng thời tập trung
nghiên cứu cách thức các tổ chức TCVM quản trị tài sản của mình
để bền vững về tài chính, đảm bảo an toàn và hài hòa giữa hiệu quả
tài chính và hiệu quả xã hội.
Mục tiêu của chương
Chương 3 có các mục tiêu bao gồm:
- Phân tích các đặc điểm của nguồn tiền gửi và các nhân tố
tác động;
- Phân tích đặc điểm của nguồn tiền vay và các nhân tố tác động;
- Phân tích đặc điểm của nguồn tài trợ và các nhân tố tác động;
- Nêu các thành phần của vốn chủ sở hữu và các biện pháp tăng
vốn chủ sở hữu;
- Mục tiêu và nội dung quản trị vốn nợ;
- Mục tiêu và nội dung quản trị vốn chủ sở hữu.
- Hệ thống các quy định hiện hành về vốn nợ và vốn chủ sở hữu
đối với các TCTCVM ở Việt Nam.
- Các tài sản của TCTCVM.
- Khái niệm và mục tiêu quản trị tài sản của các tổ chức TCVM.
- Nội dung quản trị tài sản của tổ chức TCVM.
3.1. Quản trị nguồn vốn của TCTCVM
3.1.1. Các khoản mục nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô
3.1.1.1. Nhận tiền gửi
Rất nhiều TCTCVM lớn và bền vững trên thế giới dựa chủ yếu
vào huy động tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Nói theo cách

177
khác, quy mô và sự tăng trưởng của nguồn tiền gửi là căn cứ quan
trọng để một TCTCVM đạt được sự bền vững. Sự gia tăng trong quy
mô tiền gửi và sự hợp lí về kì hạn của nguồn vốn này sẽ quyết định
quy mô và cơ cấu cho vay của TCTCVM cũng như giảm bớt sự phụ
thuộc của tổ chức vào các nguồn tài trợ bên ngoài khác, đặc biệt là
nguồn vốn vay theo lãi suất thị trường.
Có nhiều căn cứ được sử dụng để phân loại tiền gửi của
TCTCVM.
- Nếu căn cứ vào kì hạn thì tiền gửi bao gồm tiền gửi không kì
hạn và tiền gửi có kì hạn (bao gồm tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi trung
hạn và tiền gửi dài hạn). Việc phân loại tiền gửi theo kì hạn có ý
nghĩa trong việc sử dụng tiền gửi để cho vay và đầu tư nhằm đảm bảo
sự phù hợp về kì hạn giữa huy động và sử dụng vốn. Thêm nữa, việc
thường xuyên theo dõi kì hạn của các khoản tiền gửi để có kế hoạch
thu xếp nguồn trả gốc và lãi cho khách hàng nhằm đảm bảo thanh
khoản tốt cho TCTCVM.
- Nếu căn cứ vào loại tiền thì tiền gửi bao gồm tiền gửi bằng
nội tệ và tiền gửi bằng ngoại tệ. Tiền gửi bằng ngoại tệ ngoài việc
phát sinh chi phí trả lãi cho TCTCVM còn phát sinh các khoản lỗ
hoặc lãi khi tỷ giá của từng loại ngoại tệ thay đổi.
- Nếu căn cứ vào bản chất kinh tế của tiền gửi thì tiền gửi của
TCTCVM bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc
và tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.
Phần tiếp theo sẽ tập trung vào phân tích đặc điểm của ba loại
tiền gửi này.
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là tiền gửi của các tổ chức và cá nhân gửi
vào nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ thanh toán (thu hộ, chi hộ)
do tổ chức cung ứng. Chuyển tiền là một trong những dịch vụ thanh

178
toán được khách hàng vi mô sử dụng nhiều vì nhiều thành viên trong
các gia đình nghèo thường đi làm ăn xa (xuất khẩu lao động, làm ăn
ở các thành phố lớn...), các nguồn thu nhập có được được chuyển về
thông qua dịch vụ này nhằm đảm bảo an toàn và nhanh chóng. Các
công cụ thanh toán như séc, thẻ, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu... sẽ
được sử dụng để xử lí các yêu cầu của khách hàng. Loại tiền gửi này
tổ chức thường trả lãi suất rất thấp hoặc không trả lãi, bù lại khách
hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ thanh toán. Số dư trên tài khoản
tiền gửi thanh toán không chỉ là nguồn vốn rẻ nhất của tổ chức mà
còn giúp tổ chức có được khoản doanh thu từ phí khá lớn. Quy mô
của loại tiền gửi này tùy thuộc vào nhu cầu thanh toán của khách
hàng, chất lượng của các dịch vụ thanh toán (chi phí, thời gian, tính
thuận tiện, bảo mật...).
Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc
Tiết kiệm bắt buộc là tiền gửi của khách hàng vay vốn tại
TCTCVM, còn được gọi là số dư bù, chính là điều kiện để khách
hàng được nhận vốn vay từ tổ chức đối với khoản vay đầu tiên hoặc
tất cả các khoản vay. Tiền gửi này có thể tính trên số tiền vay vốn
theo một tỷ lệ phần trăm nào đó hoặc là một số tiền nhất định theo
quy định của từng TCTCVM. Tiết kiệm bắt buộc là một trong các
hình thức thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại
TCTCVM. Như vậy, tiết kiệm bắt buộc dường như là một phần của
sản phẩm cho vay, gắn chặt chẽ với sản phẩm này.
Đối với TCTCVM, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc là hình thức bảo
đảm cho việc hoàn trả món vay. Cũng giống như tài sản đảm bảo
trong các khoản cho vay của ngân hàng thương mại, phải tiết kiệm
bắt buộc khi vay vốn từ TCTCVM làm tăng động cơ và nỗ lực hoàn
trả đầy đủ và đúng hạn khoản vay của khách hàng. Khách hàng sẽ
không được rút tiết kiệm bắt buộc khi họ vẫn còn dư nợ. Người vay
không được phép sử dụng số tiền tiết kiệm bắt buộc vào hoạt động

179
kinh doanh tạo thu nhập hay tiêu dùng nào khác. Một điểm khác cơ
bản giữa tiết kiệm bắt buộc và các sản phẩm tiết kiệm khác được
cung ứng bởi TCTCVM là lãi suất tiết kiệm bắt buộc rất thấp. Trong
nhiều trường hợp, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp hơn rất nhiều tỷ lệ
sinh lời mà khách hàng sẽ nhận được nếu đầu tư số tiền này vào mục
đích tạo thu nhập. Thêm nữa, yêu cầu khách hàng vay vốn duy trì
tiết kiệm giúp TCTCVM có được nguồn vốn ổn định vì đây là khoản
tiền bị “đóng băng” đối với khách hàng. Tổ chức sẽ dùng số tiền này
để cho vay hoặc đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Để làm được việc
này, TCTCVM cũng cần phải thận trọng để đảm bảo chắc chắn rằng
nguồn vốn này sẽ được hoàn trả để có thể trả lại đầy đủ khoản tiền
tiết kiệm cho khách hàng khi họ hoàn thành việc trả nợ.
Đối với khách hàng, tiết kiệm bắt buộc giúp khách hàng hình
thành động cơ và thói quen tiết kiệm, tạo nên tài sản cho khách hàng.
Khách hàng được cung cấp một phương thức tích lũy của cải và có
động cơ để duy trì phương thức này. Khi việc hoàn trả khoản vay kết
thúc, khách hàng sẽ có được một số tiền nhất định để đầu tư hay tiêu
dùng. Quan trọng hơn, khách hàng, đặc biệt là những người nghèo
sẽ có được khoản tích lũy để trang trải cho những khoản chi tiêu bất
thường trong cuộc sống của họ. Yêu cầu khách hàng duy trì tiết kiệm
bắt buộc xuất phát từ triết lí rằng người nghèo phải được dạy về tiết
kiệm, một trong số các nguyên tắc tài chính mà họ phải được học.
Tiền gửi tiết kiệm tự nguyện
Khác với tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện không
phải là một phần trách nhiệm của khách hàng khi tiếp cận tới dịch
vụ tín dụng của TCTCVM. Đây là sản phẩm được cung ứng cho cả
khách hàng vay vốn lẫn khách hàng không vay vốn từ TCTCVM.
Đồng thời, khi gửi tiết kiệm tự nguyện, khách hàng có quyền rút tiền
bất kì lúc nào tùy thuộc vào nhu cầu của họ. Sản phẩm tiết kiệm tự
nguyện của TCTCVM cũng giống như của các TCTD khác, bao gồm

180
tiết kiệm tự nguyện không kì hạn và tiết kiệm tự nguyện có kì hạn.
Lãi suất sẽ tùy thuộc vào kì hạn gửi và tuân thủ theo nguyên tắc kì
hạn gửi càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.
Để huy động tiết kiệm tự nguyện, TCTCVM phải cân nhắc ba
vấn đề gồm:
- Môi trường hoạt động thuận lợi: bao gồm khung pháp lí và
quy định thuận lợi, mức độ ổn định chính trị hợp lí và điều kiện địa
lí thích hợp;
- Khả năng giám sát đầy đủ và hiệu quả để bảo vệ người gửi
tiền: bao gồm sự giám sát của chính TCTCVM và sự giám sát của
các cơ quan quản lý nhà nước. Cần đảm bảo để người gửi tiền có
được đầy đủ các quyền lợi như rút tiền theo yêu cầu tại mọi thời
điểm, công bằng trong việc thụ hưởng các chương trình khuyến
mại của tổ chức, bảo toàn số tiền của họ khi TCTCVM bị chấm dứt
hoạt động...;
- Có khả năng quản lý tốt và thống nhất đối với nguồn tiền gửi
huy động, việc sử dụng nguồn tiền này vào cho vay và đầu tư phải
đảm bảo khả năng hoàn trả cao.
Khả năng huy động tiền gửi tự nguyện bị tác động bởi các yếu
tố vĩ mô từ phía môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và yếu tố từ
phía TCTCVM.
- Các yếu tố vĩ mô gồm môi trường pháp lí và môi trường kinh
tế vĩ mô.
Giữa lượng tiền gửi huy động được trong từng thời kì và sự
tăng trưởng trung bình về thu nhập đầu người có mối quan hệ tỷ lệ
thuận. Đồng thời, tỷ lệ tiền gửi có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lạm
phát. Mật độ dân số càng lớn thì lượng tiền gửi huy động được cũng
càng cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất và chặt
chẽ, đặc biệt là các quy định về quản lý TCTCVM có tác động tích

181
cực đến quy mô tiền gửi. Các khách hàng gửi tiền không mong đợi
có đủ thông tin để đánh giá chính xác sự bền vững của tổ chức nhận
tiền gửi. Họ mong muốn chính phủ và các cơ quan giám sát thực hiện
công việc này và công khai các thông tin cần thiết.
- Các yếu tố vi mô từ phía TCTCVM là các nội dung trong
chính sách huy động tiền gửi của tổ chức.
Tác động đến quy mô tiền gửi tiết kiệm tự nguyện gồm khả
năng tiếp cận tới các sản phẩm tiết kiệm (đo bằng mức độ dễ dàng
của khách hàng khi muốn tiếp cận tới các sản phẩm tiền gửi, nói cách
khác là khách hàng tiếp cận tới các sản phẩm tiết kiệm mà không
mất nhiều thời gian gián đoạn công việc của họ và có thể tiếp cận khi
cần); tính an toàn của các khoản tiền tiết kiệm; chính sách lãi suất
hấp dẫn/lãi suất thực dương (lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng vi
mô là mức lãi suất vừa đủ cho các khoản tiết kiệm nhỏ, nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng lãi suất không phải là tiêu chí hàng đầu quyết định
việc gửi tiền của khách hàng nhỏ); sự đa dạng của các công cụ huy
động tiền gửi, sự chăm sóc của nhân viên TCTCVM, các chương
trình khuyến mãi... Một cách khái quát, sự tiện lợi, tính thanh khoản
và sự an toàn là ba yếu tố quan trọng quyết định quy mô tiền gửi huy
động của các TCTCVM.
- Các yếu tố từ phía khách hàng gửi tiền.
Không được tiếp cận với các sản phẩm tiết kiệm, khách hàng
thường tiết kiệm bằng cách giữ tiền mặt ở nhà hoặc đầu tư vào nông
sản, vật nuôi, vàng, đất đai hoặc tham gia vào các nhóm tiết kiệm
không chính thức. Tiết kiệm bằng tiền mặt thường là hình thức tiết
kiệm không an toàn, đặc biệt là đối với phụ nữ bởi phụ nữ là người
chủ gia đình nên có thể đòi hỏi sử dụng tiền bất kì lúc nào. Ở nhiều
cộng đồng hộ gia đình thu nhập là do đóng góp và nếu các thành viên
trong gia đình biết được một thành viên có tiền thì họ có thể yêu cầu
cho họ vay. Thêm nữa, tiền mặt có thể bị đánh cắp hoặc bị phá hủy

182
bởi hỏa hoạn hay lụt lội. Rủi ro cũng tương tự nếu tiết kiệm bằng
nông sản hoặc các tài sản khác. Việc duy trì các tài sản như nông sản,
vật nuôi còn phát sinh thêm chi phí khiến dòng tiền trở nên bất ổn
và khó khăn. Nếu khách hàng được tư vấn và nhận thức được những
nguy cơ trên thì họ sẽ có quyết định phù hợp đối với tiền tích lũy, đó
là đem gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, huy động tiền gửi tự nguyện từ khách hàng vi
mô cũng rất cần quan tâm tới yếu tố mùa vụ (khi thu hoạch mùa
màng, bán lợn, gà, nhận tiền gửi về từ những người thân đi làm ăn
ở nước ngoài hay ở các thành phố lớn...) là những thời điểm khách
hàng có dư thừa vốn lớn hơn các thời điểm khác. Các TCTCVM
cần tăng cường huy động tại các thời điểm này để gia tăng tối đa
quy mô vốn.
Tại Việt Nam, TCTCVM huy động tiết kiệm không hạn chế số
tiền gửi tối thiểu, dù khách hàng chỉ gửi vào vài nghìn đồng (5.000
đồng đến 20.000 đồng/tháng) song phải gửi thường xuyên tại các
buổi họp Cụm hoặc hàng tuần nhằm tạo ý thức, nghị lực và thói quen
tiết kiệm. Mức tiết kiệm tối đa là 300.000 đồng một lần gửi trên một
khách hàng đối với các loại tiền gửi19. Tiết kiệm bắt buộc là một
điều kiện để thành viên tiếp cận vốn vay, sau một thời gian gửi tiết
kiệm, thành viên sẽ được vay vốn với mức cao gấp nhiều lần số dư
tiết kiệm. Các TCTCVM chính thức (tính đến cuối năm 2016 gồm
TYM, M7-MFI và TCTCVM Thanh Hóa) thực hiện huy động tiền
gửi bao gồm tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện của tổ
chức và cá nhân bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm20.
Trong đó, M7-MFI là TCTCVM được cấp chứng nhận bảo hiểm
tiền gửi vào tháng 5/2015, góp phần củng cố niềm tin của người
dân vào tổ chức và giúp cho việc huy động vốn của tổ chức được dễ
19
Quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-NHNN.
20
Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

183
dàng hơn. Nhìn chung các tổ chức này đều hoạt động chủ yếu dựa
trên nguồn tiền gửi tự nguyện, nguồn huy động này gấp 3-4 lần tiền
gửi bắt buộc. Khác với các TCTCVM chính thức, các tổ chức bán
chính thức không hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và chỉ
tập trung vào huy động tiết kiệm bắt buộc. Việc cung ứng dịch vụ
tiết kiệm bắt buộc tùy thuộc vào từng tổ chức, thông thường theo giá
trị khoản vay (từ 1% đến 1,5%) hoặc theo giá trị tuyệt đối đóng góp
hàng tháng. Các sản phẩm tiết kiệm tự nguyện chưa được phép cung
ứng bởi các tổ chức bán chính thức đã làm hạn chế việc đa dạng và
tăng quy mô nguồn vốn sử dụng để cho vay của tổ chức. Do vậy, các
TCTCVM bán chính thức phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn
khác từ bên ngoài (vốn góp của chủ sở hữu, vốn từ các nhà tài trợ),
ảnh hưởng đến sự bền vững của tổ chức. Sản phẩm tiền gửi thanh
toán hầu như chưa phát triển tại các TCTCVM. Lí do là khách hàng
chủ yếu là người dân lao động có thu nhập thấp, nhu cầu chủ yếu
là vay vốn, một số làm ăn khá hơn thì gửi tiết kiệm tự nguyện nên
hầu như không có ai có nhu cầu chuyển tiền và sử dụng các dịch vụ
thanh toán khác của TCTCVM.

Kiểm tra nhanh:


1. Có quan điểm cho rằng “Người nghèo không thể tiết kiệm”,
hãy bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến này.
2. Thế nào là tiền gửi tiết kiệm bắt buộc của TCTCVM? Có
quan điểm cho rằng “tiền gửi tiết kiệm bắt buộc là sản
phẩm riêng có của TCTCVM”, anh/chị hãy bình luận về
quan điểm này.
3. Hãy phân tích các nhân tố tác động đến khả năng huy động
tiền gửi tiết kiệm tự nguyện tại các TCTCVM. Theo anh/chị,
nhân tố nào là nhân tố quan trọng nhất tác động đến khả năng
huy động tiền gửi tiết kiệm bắt buộc đối với các TCTCVM
ở Việt Nam?

184
3.1.1.2. Đi vay
Là một trung gian tài chính, TCTCVM có thể đi vay trên thị
trường liên ngân hàng và vay NHTW để đảm bảo khả năng thanh
khoản. Đây là các khoản vay có thời hạn ngắn (qua đêm, vài ngày,
vài tuần...). Tổ chức tự quyết định về quy mô, thời gian và loại tiền
cần vay. Song, số vốn vay và lãi suất vay phụ thuộc vào mối quan hệ
cung cầu về vốn trên thị trường liên ngân hàng, vào chính sách tiền tệ
của NHTW, vào uy tín của tổ chức vay vốn trên thị trường tài chính...
Nhìn chung, đây là các khoản vay không cần tài sản đảm bảo hoặc
đảm bảo bằng các loại giấy tờ có giá có chất lượng tốt.
Ngoài vay liên ngân hàng, TCTCVM có thể huy động vốn nợ
qua phát hành các giấy nợ trên thị trường. Mục đích của phát hành
giấy nợ bao gồm đáp ứng nhu cầu thanh toán của tổ chức (giấy nợ
ngắn hạn) và tài trợ cho một mục đích nhất định (giấy nợ trung, dài
hạn). Giấy nợ có thể được phát hành dưới hình thức ngang giá, chiết
khấu và phụ trội với hai phương thức trả lãi gồm trả lãi trước và trả
lãi sau (trả lãi định kì và trả lãi khi đáo hạn). Huy động vốn qua phát
hành giấy nợ mặc dù là một hình thức huy động vốn chủ động của
TCTCVM (về quy mô vốn, thời hạn) song yêu cầu về uy tín của tổ
chức trên thị trường tài chính.
Tại Việt Nam, đối với hầu hết các TCTCVM, việc thiếu vốn
luôn là căn bệnh nan y. Việc thiếu vốn luôn đẩy các TCTCVM vào
tình cảnh bí bách, bức bối trước nhu cầu vay ngày càng gia tăng của
khách hàng. Việc thiếu vốn cũng sẽ khiến các TCTCVM khó bền
vững về tài chính. Nếu như trước đây, vốn tài trợ được cung cấp bởi
các Tổ chức phi chính phủ quốc tế - được xem như là “cứu cánh” - thì
nay phần lớn đã cạn kiệt. Việc các TCTCVM tự đi vay tại các NHTM
và phát hành giấy nợ gần như không có, do uy tín và năng lực tài
chính của các TCTCVM không đủ hấp dẫn các NHTM và các nhà
đầu tư với cùng đặc điểm chung là mục tiêu sinh lời. Sự hợp tác giữa
các chủ thể tham gia trong lĩnh vực TCVM tại Việt Nam hiện nay

185
rất hạn chế, cả về mặt chính sách lẫn thực tế hoạt động. Sự liên kết
giữa các TCTCVM và các TCTD khác trên cùng một cấu phần thị
trường khách hàng như NHCSXH, NHNN&PTNT, QTDND có thể
nói rất lỏng lẻo, gần như không có sự liên kết hay hợp tác nào. Đồng
thời, theo quy định hiện tại, các TCTCVM chưa được phép tham gia
vào thị trường liên ngân hàng và chưa được tiếp cận vốn từ cửa sổ
tái chiết khấu của NHNN. Do vậy, khả năng mở rộng nguồn khi cần
thiết, nhất là để đáp ứng nhu cầu chi trả, giải ngân vốn cho vay khi tổ
chức gặp khó khăn về thanh khoản bị hạn chế.

Kiểm tra nhanh:


1. Các TCTCVM vay từ các TCTD khác và từ NHTW nhằm
mục đích gì?
2. Phân tích các đặc điểm của nguồn vốn vay từ TCTD khác và
từ NHTW.
3. Theo anh/chị, tại sao quy định hiện tại không cho phép
TCTCVM Việt Nam vay trên thị trường liên ngân hàng?

3.1.1.3. Vốn chủ sở hữu


Vốn chủ sở hữu của TCTCVM là nguồn vốn do các chủ sở hữu
của tổ chức đóng góp, cam kết đóng góp khi thành lập và đóng góp
bổ sung trong quá trình hoạt động của tổ chức. Các chủ sở hữu của
TCTCVM nhìn chung được chia thành bốn nhóm gồm các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các nhà đầu tư
tư nhân và các quỹ cổ phần được chuyên môn hóa. Vốn góp bao gồm
hai hình thức:
- Vốn góp bằng tiền: nội tệ và ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Vốn góp bằng hiện vật: là các tài sản có giấy tờ hợp pháp
chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với đất đai) và là
các tài sản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của tổ chức.

186
Vốn chủ sở hữu của các TCTCVM bao gồm vốn góp (ban đầu
và bổ sung), lợi nhuận giữ lại sau khi đã trừ đi các khoản lỗ lũy kế,
các quỹ (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ
đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ khen thưởng - phúc lợi). Vốn góp là
nguồn vốn do các chủ sở hữu của tổ chức đóng góp và cam kết đóng
góp ban đầu và bổ sung trong quá trình hoạt động. Lợi nhuận giữ
lại là một phần lợi nhuận có được từ kết quả hoạt động kinh doanh
hàng năm của tổ chức. Về tính chất, đây là nguồn vốn ổn định, có
thể sử dụng lâu dài song chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
của TCTCVM. Dù tỷ trọng không lớn song nguồn vốn này đóng vai
trò là “tấm đệm” chống lại nguy cơ mất khả năng chi trả, giúp cho
TCTCVM duy trì được sự bền vững trong quá trình hoạt động.
Tại Việt Nam, các TCTCVM chính thức được thành lập dưới
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn góp của cả ba TCTCVM
chính thức đều liên quan trực tiếp và gián tiếp tới Hội Liên hiệp Phụ
nữ (HLHPN) ở các cấp khác nhau do lịch sử hoạt động phát triển từ
các dự án phát triển với đối tác là HLHPN và đối tượng khách hàng
chủ yếu là phụ nữ. TYM theo mô hình công ty TNHH một thành
viên, do HLHPN là chủ sở hữu. Do vậy, TYM là trường hợp đặc biệt
và duy nhất có cơ quan chủ quản là HLHPN cấp Trung ương. Trong
khi đó, M7-MFI được thành lập theo mô hình công ty TNHH từ hai
thành viên trở lên trên cơ sở góp vốn của ba Quỹ xã hội (Quỹ Hỗ
trợ phụ nữ miền núi phát triển Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích phụ nữ
phát triển thị xã Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Đông Triều), hoạt
động tại địa bàn hai tỉnh là Sơn La và Quảng Ninh. Do vậy, thành
viên tham gia Hội đồng thành viên được cử từ HLHPN tại ba huyện
của hai tỉnh này. Tổ chức TCVM Thanh Hóa được tổ chức theo loại
hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, liên kết giữa Quỹ hỗ trợ
phụ nữ nghèo Thanh Hóa (phát triển từ chương trình TCVM của Tổ
chức Cứu trợ Trẻ em Mỹ SC/US) và một đối tác là Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Thanh Hà.

187
Các quy định hiện hành liên quan đến vốn chủ sở hữu của
TCTCVM Việt Nam bao gồm:
- Vốn pháp định của các TCTCVM là 5 tỷ đồng21.
- Theo Khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP quy định:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
2. Đối tượng thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ: Các tổ
chức được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật, bao gồm: a) Tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ
thiện và Quỹ xã hội; b) Tổ chức phi chính phủ Việt Nam;
3. Các cá nhân và tổ chức khác trong nước và nước ngoài có
thể tham gia góp vốn với các tổ chức thuộc đối tượng quy định tại
khoản 2 Điều này.”.
- Theo Khoản 6 Mục I Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:
“6. Tỷ lệ và phương thức góp vốn điều lệ
Tỷ lệ và phương thức góp vốn điều lệ của các thành viên góp
vốn tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các bên thoả thuận và phải
được ghi rõ trong Điều lệ. Tỷ lệ góp vốn phải đảm bảo tuân thủ các
quy định sau:
6.1. Tổng số vốn góp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải
dưới 50% vốn điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, trừ trường
hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6.2. Tổng số vốn góp của các tổ chức thuộc đối tượng quy định
tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP phải đạt tỷ lệ tối
thiểu là 25% vốn điều lệ và phải có tỷ lệ góp vốn cao nhất so với mỗi
thành viên góp vốn còn lại.”.
21
Nghị định 165/2007/ND-CP về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính
quy mô nhỏ.

188
Theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP và Nghị định số 165/2007/
NĐ-CP thì chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, tổ
chức phi Chính phủ Việt Nam (NGO) có thể thành lập TCTCVM.
Vấn đề quyền sở hữu được giải thích chi tiết hơn tại Điểm 3.1 và
Điểm 3.2 Khoản 3 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, theo đó: (i) Đối
với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải do
một tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam làm chủ sở hữu; (ii) Đối với
loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên được
thành lập bằng vốn góp của hai hoặc nhiều tổ chức thuộc đối tượng
quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP hoặc
bằng vốn góp của một hoặc nhiều tổ chức này với một hoặc nhiều cá
nhân và tổ chức khác trong nước và nước ngoài nhưng không vượt
quá 5 thành viên góp vốn. Hơn nữa, Điểm 6.2 Khoản 6 Thông tư số
02/2008/TT-NHNN cũng hạn chế phần vốn góp của các thành viên:
Tổng số vốn góp của các tổ chức, cá nhân khác được giới hạn ở mức
tối đa 75% bằng cách quy định gián tiếp rằng ít nhất 25% vốn điều lệ
phải do các thành viên là các đối tượng thuộc tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ
từ thiện và Quỹ xã hội, NGO Việt Nam.

Kiểm tra nhanh:


1. Hãy phân tích các thành phần trong vốn chủ sở hữu của
TCTCVM.
2. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn tự có của TCTCVM.
3. Anh/chị hãy bình luận về mức vốn pháp định hiện tại của
TCTCVM tại Việt Nam.

3.1.1.4. Nguồn tài trợ


Mối quan tâm của các nhà tài trợ đối với hoạt động của các
TCTCVM đã tăng lên đáng kể dựa trên sự đa dạng của các khoản tài

189
trợ. Các nhà tài trợ bao gồm các nhà tài trợ trong nước, tài trợ song
phương và đa phương, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước. Các hình thức tài trợ phổ biến bao gồm:
- Tài trợ cho xây dựng năng lực thể chế của TCTCVM
- Tài trợ để trang trải những thiếu hụt trong quá trình hoạt động
- Tài trợ tài sản
- Cấp vốn (từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng) để cho vay
- Bảo lãnh để TCTCVM vay vốn
- Trợ giúp về mặt kỹ thuật...
Đối với các TCTCVM, đặc biệt là những tổ chức mới đi vào
hoạt động hoặc các tổ chức không huy động được tiết kiệm hoặc các
tổ chức chưa tự bền vững về mặt tài chính thì nguồn tài trợ là nguồn
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của tổ chức và ảnh
hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển của tổ chức sau này. Hệ thống
tín dụng của các nước như Ailen vào thế kỷ XVII, Đức và các nước
châu Âu khác vào thế kỷ XIX đã chỉ rõ điều này, có thể ở từng quốc
gia sự hỗ trợ là rất khác nhau nhưng có vai trò quan trọng. Đặc điểm
chung của nguồn tài trợ là vốn lớn, thời gian sử dụng dài, lãi suất
thấp và thường có ưu đãi về lãi suất cũng như dịch vụ tư vấn về quản
lý vốn và nhân sự cho TCTCVM, tư vấn về cách thức sử dụng vốn
cho khách hàng. Một số nước thông qua cách thức hỗ trợ trực tiếp,
nhưng đa phần đều có sự hỗ trợ gián tiếp như chính sách lãi suất ưu
đãi, các khoản vốn góp từ thiện của cộng đồng... Mỗi TCTCVM
thường có quan hệ với nhiều nhà tài trợ. Do mỗi nhà tài trợ có mục
tiêu hoạt động khác nhau nên TCTCVM phải phát triển các sản phẩm
riêng biệt để phù hợp với mục đích hoạt động của mỗi nhà tài trợ.
Tại Việt Nam, từ khi hình thành hoạt động TCVM đến nay,
các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ... luôn đóng vai trò quan

190
trọng, là động lực thúc đẩy, tạo ra các chuyển biến lớn cho hoạt
động TCVM tại Việt Nam. Các nhà tài trợ nước ngoài đóng góp rất
lớn cho sự hình thành, định hướng phát triển gồm: SC, ACT, Action
Aid, CARE...; hỗ trợ cho việc hình thành khung pháp lý cho hoạt
động TCVM, lựa chọn và hỗ trợ kỹ thuật đối với các TCTCVM có
khả năng chuyển đổi như: ADB, AFD; khuyến khích các TCTCVM
phát triển theo chuẩn mực quốc tế gồm: ADB, IFC...; phát triển
mạng lưới và kết nối các TCTCVM có thể kể đến ADA, Cordaid,
Quỹ Citi - Ngân hàng Citibank... Chương trình TCVM đầu tiên tại
miền Bắc do Quỹ Ủy thác cộng đồng châu Á (ACT) tài trợ cho Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 1992, là tiền thân của quỹ TYM.
Thời gian qua, TYM phát triển với sự trợ giúp trực tiếp và gián tiếp
từ nhiều nhà tài trợ như ACT, ADA, ADB, BlueOrchard, Cordaid,
PlanetFinance, ILO, Rabobank, IFC... M7-MFI gồm 3 quỹ xã hội
tiền thân từ dự án TCVM của tổ chức ActionAid, và các đối tác quốc
tế hiện nay của M7-MFI vẫn thực hiện hỗ trợ cho hoạt động của tổ
chức (ADB, ADA, Cordaid, IFC, Rabobank, CARD...). FPW Thanh
Hóa tiền thân từ chương trình TCVM của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em
Mỹ SC/US, và hiện nay cũng nhận được sự trợ giúp từ nhiều tổ chức
quốc tế như ADB, IFC, Terre des hommes (Tdh), Ford, Unilever,
Planet Finance... Đối với các TCTCVM bán chính thức, sự hỗ trợ
trực tiếp và gián tiếp từ các nhà tài trợ cũng đóng vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức này. Lấy
ví dụ CEP đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của nhiều
nhà tài trợ như: AusAid, ADB, World Bank, CIDSE, ENDA,... hay
MOM Tiền Giang do Ford Foundation, Citi Foundation, ADA,
Cordaid tài trợ... Tuy nhiên, về lâu dài, nguồn tài trợ đang có xu
hướng giảm do nhiều nguyên nhân như Việt Nam trở thành nước có
thu nhập trung bình, các nhà tài trợ chuyển hướng sang tài trợ cho
các vấn đề liên quan đến biến đổi môi trường thay vì tài trợ cho xóa
đói giảm nghèo như trước đây...

191
Trường hợp của TYM trong việc khai thác  được nguồn tài
trợ từ KiVa
Kiva (Kiva.org) là mạng trực tuyến kết nối các tổ chức tài chính vi
mô với các nhà đầu tư xã hội.
Để hợp tác với Kiva cần: (i) Có sứ mệnh cho người nghèo vay vì
mục đích xã hội, (ii) Đã khẳng định về trách nhiệm và uy tín các
tổ chức khác, (iii) Có lịch sử hoàn trả vốn vay cao, (iv) Có tư cách
pháp nhân.
Hợp tác với Kiva, các tổ chức tài chính vi mô có được các lợi ích sau:
- Tăng lợi nhuận: Nguồn tài chính không tốn chi phí; không trách
nhiệm pháp lý; tổn thất về vốn của thành viên do Kiva chịu; chính
sách rủi ro tiền tệ linh hoạt; có khả năng bỏ qua việc không trả được
nợ nếu có sự mất giá nghiêm trọng.
- Nâng cao tính minh bạch/Danh tiếng toàn cầu: Kiva.org là website
tài chính vi mô được độc giả ghé thăm nhiều nhất.
Quá trình hoạt động của TYM để trở thành thành viên của Kiva và
kết quả đạt được:
- Cung cấp những báo cáo tài chính thể hiện khả năng tài chính
của TYM
- Cung cấp các văn bản đăng ký tổ chức hợp pháp
- Hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký tham gia mạng Kiva
- Chính thức trở thành thành viên từ tháng 6
- Đưa các thông tin về người vay và dự án lên mạng Kiva
- Thời gian trung bình được cấp vốn dưới 1 ngày
- Chuyển tiền 2 đợt vào cuối tháng cho 92 thành viên, 47.000 USD.
Nguồn: http://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/228

Bên cạnh các nguồn vốn đã đề cập đến ở trên, nguồn vốn của
TCTCVM còn bao gồm: nguồn ủy thác (ủy thác đầu tư, ủy thác
cho vay...); các khoản lãi, phí phải trả, các khoản phải trả và công
nợ khác.

192
Kiểm tra nhanh:
1. Hãy phân tích các đặc điểm của nguồn tài trợ từ các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước đối với các TCTCVM.
2. Các TCTCVM cần làm gì để gia tăng huy động nguồn tài trợ
trong thời gian tới?

3.1.2. Quản trị nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô


3.1.2.1. Quản trị vốn nợ
Vốn nợ là các nguồn vốn mà TCTCVM huy động từ các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nước dựa trên nguyên tắc trả gốc và
lãi theo thỏa thuận. Tỷ trọng lớn nhất của vốn nợ là nguồn nhận tiền
gửi của khách hàng, đi vay và nguồn tài trợ có trả lãi. Đây là nguồn
lực chính để các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay, đầu tư và chi trả.
Mục tiêu quản trị vốn nợ không nằm ngoài mục tiêu quản trị chung
của ngân hàng là an toàn và sinh lời. Các mục tiêu cụ thể của quản
trị vốn nợ bao gồm:
- Tìm kiếm các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô
cho vay, đầu tư và thanh khoản.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn nợ nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn
có chi phí bình quân thấp nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Duy trì tính ổn định của nguồn vốn nợ.
- Tìm kiếm các công cụ huy động vốn mới nhằm phát triển thị
trường nguồn vốn của tổ chức.
Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung quản trị vốn nợ tại
TCTCVM bao gồm:
Quản trị quy mô
Quản trị quy mô của nguồn vốn nợ nhằm duy trì quy mô hợp
lí, đồng thời đưa ra và thực hiện các biện pháp nhằm tăng quy mô

193
nguồn vốn này theo hướng phù hợp với quy mô sử dụng vốn của
TCTCVM. Về bản chất, gia tăng quy mô vốn nợ là điều kiện tiên
quyết để các TCTD gia tăng quy mô cho vay và đầu tư nhằm gia tăng
lợi nhuận. Không nằm ngoài quy luật này, trong quản trị quy mô vốn
nợ, TCTCVM cần (i) thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các
loại vốn nợ; tính toán tốc độ quay vòng của từng loại kết hợp với
phân tích các nhân tố tác động đến những thay đổi về quy mô và tốc
độ quay vòng của vốn; (ii) lập kế hoạch về nguồn vốn cho từng giai
đoạn để đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Đối với tiền gửi bắt buộc, khoản tiền gửi này chỉ được rút ra
khi khách hàng trả hết khoản vay. Thậm chí ở một số tổ chức, dù
khách hàng đã trả hết khoản vay song nếu họ vẫn muốn duy trì là
thành viên của tổ chức thì vẫn phải duy trì tiền gửi bắt buộc. Do vậy,
loại tiền gửi này không có biến động đột ngột, các TCTCVM hoàn
toàn có thể tính toán được quy mô của nguồn vốn này. Các nội dung
quản trị quy mô ở trên nên thực hiện thường xuyên đối với tiền gửi
tự nguyện, các nguồn tài trợ và vốn vay khác.
Đối với nguồn tài trợ và nguồn vay từ các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, việc tăng cường các kênh để giới thiệu về tổ
chức và các dịch vụ mà tổ chức cung ứng là vô cùng quan trọng.
Tổ chức cần đều đặn cung cấp và cập nhật số liệu của mình lên trên
trang thông tin điện tử của tổ chức và của mạng lưới TCVM quốc gia.
Thực hiện so sánh và phân tích kết quả hoạt động của các TCTCVM
trong nước và các nước khác trong khu vực để tự đánh giá và so sánh
kết quả hoạt động của mình với các tổ chức khác và có định hướng
cải thiện và nâng tác công tác quản lý của tổ chức hướng tới mục tiêu
bền vững và hiệu quả xã hội. Thêm nữa, tổ chức cần ghi nhận các
khách hàng TCVM đã có những sáng kiến trong việc sử dụng vốn
vay hiệu quả, các cán bộ tín dụng xuất sắc và các TCTCVM tiêu biểu
có những đóng góp góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo của đất nước. Điều này không chỉ góp phần khích lệ hiệu quả

194
sử dụng vốn của các cá nhân và tổ chức TCVM, mà còn tạo ra cơ
hội nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò quan trọng của TCVM
trong xóa đói giảm nghèo và góp phần tích cực trong công cuộc phát
triển kinh tế địa phương, một hình thức quảng bá tích cực nhằm thu
hút nguồn tài trợ trong và ngoài nước.
Quản trị lãi suất và chi phí
Chi phí về lãi
Bao gồm tiền lãi mà TCTCVM phải trả để huy động được các
khoản tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước. Lãi
suất danh nghĩa - lãi suất gắn liền với từng sản phẩm tiền gửi của
TCTCVM - của các sản phẩm tiền gửi tự nguyện được phân biệt theo
số lượng tiền tổ chức huy động, loại tiền, thời gian tiền để trong ngân
hàng, mục đích gửi tiền/vay, các dịch vụ đi kèm, rủi ro của tổ chức...
Lãi suất này thay đổi thường xuyên dưới ảnh hưởng của các nhân tố
gồm khả năng tiết kiệm của khách hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời
từ các tài sản của tổ chức, chính sách tiền tệ của NHTW,... Do tính
chất là một hình thức đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại
TCTCVM, lãi suất của tiền gửi bắt buộc khá nhỏ, thường chỉ xấp xỉ
bằng lãi suất tiền gửi không kì hạn tại các NHTM khác.
Ngoài việc quản lý lãi suất danh nghĩa tương ứng với từng sản
phẩm tiền gửi, do sự tác động của dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán
nên lãi suất thực tế mà TCTCVM phải hao phí khi huy động tiền gửi
sẽ cao hơn lãi suất danh nghĩa ban đầu. Đứng trên giác độ người sử
dụng vốn, để xác định chính xác hiệu quả của nguồn vốn huy động
thì TCTCVM cần phải tính toán chính xác chi phí thực tế này (gọi là
lãi suất hiệu quả - Effective Interest Rate).
Chi phí ngoài lãi
Chi phí ngoài lãi trong hoạt động nhận tiền gửi: bao gồm chi
phí nhân viên (trả lương, các chi phí đào tạo...), chi phí dịch vụ mua

195
ngoài (điện nước, điện thoại, chuyển phát...), chi phí liên quan đến
tài sản cố định (văn phòng, phương tiện vận tải, két sắt, hệ thống máy
tính...), bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý,...
Bảo hiểm tiền gửi: Được coi là phương pháp tốt nhất để bảo
hiểm cho khoản tiền gửi của khách hàng tại tổ chức nhận tiền gửi.
Trên cơ sở quy mô tiền gửi huy động hàng kì, tổ chức nhận tiền gửi
sẽ trích ra một số tiền nhất định (tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất
định) gọi là phí bảo hiểm nộp vào công ty bảo hiểm tiền gửi. Bảo
hiểm tiền gửi tạo ra niềm tin của dân chúng vào tổ chức nhận tiền
gửi, tạo ra một quỹ để bồi thường cho người gửi tiền khi tổ chức
nhận tiền gửi bị phá sản và đảm bảo cho những người gửi tiền tiết
kiệm nhỏ, dễ bị tổn thương, bảo toàn được khoản tiền gửi của mình.
Tại Việt Nam, “TCTCVM phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với
tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng
tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ
chức tài chính vi mô”22.
Một cách khái quát, chi phí liên quan đến huy động tiền gửi,
đặc biệt là tiền gửi tự nguyện của TCTCVM bao gồm bốn nhóm:
- Chi phí thiết lập: bao gồm các chi phí liên quan đến nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm tiền gửi, chẳng hạn thuê tư vấn và
chuyên gia về lĩnh vực sản phẩm tiết kiệm từ bên ngoài; in sổ tiền
gửi; chi phí tiếp thị khi tung sản phẩm; két sắt, hệ thống máy tính
gồm phần cứng và phần mềm; chi phí đào tạo nhân viên mới và
hiện có.
- Chi phí trực tiếp là những chi phí cụ thể phải hao phí trong
quá trình cung cấp các sản phẩm tiền gửi. Chi phí này có thể thay đổi
hoặc cố định. Chi phí thay đổi là những chi phí phải chịu trong mỗi
giao dịch hay trên mỗi tài khoản tiền gửi.
22
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 68/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thị hành Luật Bảo hiểm tiền gửi.

196
- Chi phí cố định là những chi phí không tùy thuộc vào số
lượng khách hàng hay số tài khoản. Những chi phí này bao gồm tiền
lương và chi phí đào tạo cho nhân viên huy động tiền gửi; chi phí
cho cơ sở hạ tầng và bất kì chi phí nào liên quan đến khuyến khích
mở tài khoản.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí không liên quan trực tiếp
đến cung ứng sản phẩm tiền gửi nhưng phải gánh một phần cho hoạt
động này. Bao gồm chi phí quản lý, chi phí hoạt động chung và chi
phí cho chi nhánh/hội sở chính. Các chi phí này được xác định theo
tỷ trọng giữa doanh số của sản phẩm tiền gửi so với các hoạt động
kinh doanh khác của tổ chức.
Nhìn chung, các chi phí liên quan đến giao dịch giữa TCTCVM
và khách hàng sẽ phụ thuộc vào địa bàn hoạt động của tổ chức. Nếu
địa bàn đó là nơi đông dân cư hay gần các trung tâm buôn bán sầm
uất, nơi mà có một số lượng lớn người tụ họp để thực hiện các giao
dịch thì sẽ giảm được chi phí giao dịch và ngược lại. Cung ứng dịch
vụ cho khách hàng vi mô đòi hỏi cán bộ của các TCTCVM phải đến
tận nơi khách hàng sinh sống, thường là tại các vùng sâu vùng xa,
nên các chi phí giao dịch sẽ cao hơn đối với cung ứng dịch vụ cùng
loại tại các khu đô thị, thành phố và tại các TCTD mà khách hàng tự
đến để thực hiện giao dịch.
Quản trị kỳ hạn
Quản trị kì hạn của vốn nợ là xác định kì hạn của nguồn phù
hợp với kì hạn của các nhu cầu cho vay, đầu tư và chi trả, đồng thời
tăng cường sự ổn định của nguồn vốn này. Quản trị kì hạn bao gồm:
- Xác định kì hạn danh nghĩa của vốn nợ và các nhân tố ảnh
hưởng. Kì hạn danh nghĩa là khoảng thời gian mà TCTCVM và
khách hàng đã thống nhất tại thời điểm khách hàng đến gửi tiền và
được ghi vào sổ/thẻ tiền gửi đối với các sản phẩm tiền gửi. Việc xác

197
định kì hạn danh nghĩa ngoài mục tiêu là xác định lãi suất cho từng
sản phẩm tiền gửi (theo nguyên tắc kì hạn càng dài lãi suất càng cao),
còn là cơ sở để TCTCVM quyết định kì hạn của các khoản cho vay
và đầu tư từ tiền gửi huy động được. Kì hạn danh nghĩa bình quân
càng dài và ổn định thì tổ chức càng an toàn trong sử dụng vốn. Kì
hạn danh nghĩa chịu tác động của các nhân tố như khả năng tiết kiệm
và thu nhập của khách hàng, mức độ ổn định của nền kinh tế, mức độ
phát triển của thị trường tài chính,...
- Xác định kì hạn thực của vốn nợ và các nhân tố ảnh hưởng.
Kì hạn thực là khoảng thời gian thực tế khách hàng để tiền trong
TCTCVM đối với các sản phẩm tiền gửi. Kì hạn thực và kì hạn danh
nghĩa của các sản phẩm tiền gửi tự nguyện thường là khác nhau, tùy
thuộc vào nhu cầu về vốn của khách hàng, chính sách lãi suất và các
chương trình ưu đãi của các tổ chức nhận tiền gửi... Thông thường,
nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định, phần lớn các khách hàng sẽ có
xu hướng duy trì khoản tiền gửi lặp lại nhiều kì hạn tại tổ chức nhận
tiền gửi nếu lãi suất của tổ chức đó cạnh tranh với các tổ chức khác
có quy mô và uy tín ngang nhau. Đối với vốn vay và vốn tài trợ, kì
hạn thực và kì hạn danh nghĩa thường là trùng nhau và ít khi có thể
quay vòng kì hạn giống như tiền gửi tự nguyện. Phương pháp cơ bản
để phân tích kì hạn thực tế là dựa trên số liệu thống kê để theo dõi sự
biến động về số dư của từng nguồn vốn nợ, tìm số dư thấp nhất trong
một thời kì nhất định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm thay
đổi để đo được kì hạn thực tế gắn với các số dư.
Quản trị kì hạn luôn gắn với quản trị lãi suất. Mọi sự gia tăng
trong lãi suất huy động vốn đều tác động đến quy mô và tính ổn định
của nguồn vốn. Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia
tăng quy mô nguồn, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng tính ổn định của
nguồn là nội dung quan trọng trong quản trị nguồn vốn nợ của các tổ
chức trung gian tài chính.

198
3.1.2.2. Quản trị vốn chủ sở hữu
Quản trị vốn chủ sở hữu là xác định quy mô và cấu trúc vốn
chủ sở hữu sao cho phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức, đồng
thời tìm kiếm các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu. Việc xác định các
TCTCVM cần bao nhiều vốn chủ sở hữu để đảm bảo an toàn cho
người gửi tiền là câu hỏi mà không chỉ các cơ quan quản lý Nhà nước
mà cả bộ phận điều hành và quản lý TCTCVM phải trả lời. Để bảo
vệ quyền lợi của người gửi tiền cũng như duy trì sự ổn định của hệ
thống tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và tín dụng
đã thiết lập các yêu cầu về vốn tối thiểu cho từng loại hình TCTD,
trong đó có TCTCVM. Hệ số đủ vốn (CAR) được khuyến nghị bởi
Ủy ban Basel là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến
ở các nước để xác định mức độ đủ vốn của từng TCTD.
Tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) được quy định
theo Thông tư số 33/2015/TT-NHNN về các Tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của các TCTCVM. Theo đó, các TCTCVM phải duy
trì CAR là 10%.

Điều 5. Vốn tự có
1. Vốn tự có của tổ chức tài chính vi mô được xác định bằng Vốn
cấp 1 cộng Vốn cấp 2 và trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại
thời điểm xác định vốn tự có.
2. Vốn cấp 1 bao gồm:
a) Vốn điều lệ;
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
d) Lợi nhuận không chia;
đ) Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho tổ chức
tài chính vi mô.

199
3. Vốn cấp 2 bao gồm:
a) 50% chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định
của pháp luật;
b) Quỹ dự phòng tài chính;
c) Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro;
d) Các khoản nợ của tổ chức tài chính vi mô thỏa mãn những điều
kiện sau:
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
(ii) Không được bảo đảm bằng tài sản của chính tổ chức tài chính
vi mô;
(iii) Tổ chức tài chính vi mô không được trả nợ trước thời gian
đáo hạn;
(iv) Tổ chức tài chính vi mô được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy
kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh
trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp tổ chức tài chính vi mô giải thể hoặc phá sản,
chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tài chính vi mô đã thanh
toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 05 năm kể
từ ngày ký kết hợp đồng và chỉ được điều chỉnh một lần trong suốt
thời hạn của khoản nợ
4. Giới hạn khi xác định Vốn cấp 2:
a) Tổng giá trị Vốn cấp 2 được tính vào vốn tự có tối đa bằng 100%
giá trị Vốn cấp 1;
b) Tổng giá trị các khoản nợ quy định tại điểm d khoản 3 Điều này
được tính vào Vốn cấp 2 tối đa bằng 50% giá trị Vốn cấp 1;
c) Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm
tại ngày tương ứng với ngày ký kết hợp đồng, phần giá trị các khoản
nợ quy định tại điểm d khoản 3 Điều này được tính vào Vốn cấp
2 theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này sẽ phải khấu trừ mỗi
năm 20% giá trị.

200
5. Khoản phải trừ khỏi vốn tự có bao gồm:
a) Lỗ lũy kế;
b) 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy
định của pháp luật.
Điều 6. Tài sản “Có” rủi ro
Tài sản “Có” của tổ chức tài chính vi mô được phân nhóm theo các
mức độ rủi ro như sau:
1. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% bao gồm:
a) Tiền mặt;
b) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi (tiền gửi tự
nguyện, tiết kiệm bắt buộc) tại chính tổ chức tài chính vi mô;
d) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do
Chính phủ phát hành;
đ) Dư nợ ủy thác cho vay, dư nợ cho vay bằng vốn tài trợ theo quy
định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng khác, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% bao gồm:
a) Tiền gửi tại ngân hàng thương mại;
b) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại tổ chức tín
dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ
chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành.
3. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50% bao gồm:
a) Dư nợ cho vay được bảo đảm bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà
ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay tại tổ chức tài chính vi mô;

201
b) Dư nợ cho vay được bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và
vay vốn tại chính tổ chức tài chính vi mô.
4. Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100% bao gồm:
a) Dư nợ cho vay đối với khách hàng, không bao gồm dư nợ cho
vay quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Toàn bộ tài sản “Có” khác, không bao gồm các tài sản “Có” quy
định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.
Trích tại Thông tư số 33/2015/TT-NHNN.

Quản trị vốn chủ sở hữu nhằm đáp ứng yêu cầu: (i) tạo lập
niềm tin của người gửi tiền theo tư duy cho rằng khi chủ sở hữu bỏ
ra số vốn lớn thì họ sẽ phải cố gắng hết sức để kinh doanh an toàn
tức là sử dụng tiền gửi của khách hàng được an toàn; (ii) của các cơ
quan quản lý về tiền tệ và tín dụng theo tư duy cho rằng khi hệ thống
tài chính gặp khó khăn thì vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp san sẻ bớt gánh
nặng phải chi trả cho người gửi tiền cho ngân sách Nhà nước; (iii)
của chính các chủ sở hữu để đảm bảo quyền lợi của họ khi bỏ vốn
vào tổ chức được đảm bảo.
Tìm kiếm các biện pháp để gia tăng vốn chủ sở hữu là một mục
tiêu quan trọng trong quản trị vốn chủ sở hữu. Giữ lại lợi nhuận sau
thuế là một biện pháp được khuyến khích để tăng vốn chủ sở hữu
tại các tổ chức tín dụng, song biện pháp này không dễ đối với các
TCTCVM do quy mô hoạt động nhỏ hẹp. Tình trạng cũng tương tự
đối với biện pháp kêu gọi góp vốn thêm của các thành viên vì chủ sở
hữu của các TCTCVM chủ yếu là các cơ quan chính trị, xã hội, hoạt
động dựa vào nguồn vốn tài trợ và vốn từ ngân sách vốn dĩ không
dồi dào mà còn phải sử dụng cho nhiều hoạt động thường xuyên của
chính cơ quan đó. Do vậy, các tổ chức này thường không có vốn hoặc
có nhưng rất ít. Một số ít các tổ chức chính trị - xã hội được lựa chọn
để thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua hoạt
động TCVM. Do vậy, họ được giao quản lý vốn và phát triển thành

202
chương trình TCVM chuyên nghiệp (trường hợp của TYM và CEP)
nên họ có nguồn vốn, còn các tổ chức chính trị - xã hội khác không
có nguồn vốn và không được hoạt động kinh doanh. Còn các tổ chức
phi chính phủ (NGO) Việt Nam là các tổ chức thực hiện công tác từ
thiện hoặc hoạt động theo mục tiêu của nhà tài trợ (trừ làm chương
trình TCVM hoặc quyên góp được từ các nhà hảo tâm). Do vậy, các
NGO thường không có vốn, trừ một số chương trình/dự án TCVM
chuyển đổi có tư cách pháp nhân khi họ lựa chọn hình thức pháp lý
là Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện.
Quy định về hình thức tổ chức của TCTCVM là một nhân
tố quan trọng tác động đến hiệu quả của việc gia tăng vốn chủ sở
hữu. Chẳng hạn quy định hiện hành tại Việt Nam chỉ cho phép các
TCTCVM được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn (gồm TNHH một thành viên và TNHH từ hai thành viên trở lên).
Điều này đã hạn chế các chủ thể tham gia hoạt động TCVM không
có sự lựa chọn những hình thức pháp lý mong muốn, phần nào làm
cho chiến lược kinh doanh ban đầu của họ bị khiên cưỡng, đồng thời
khó có khả năng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động khi mà khả
năng tăng vốn bị hạn chế do không thể kêu gọi vốn từ các kênh vốn
trên thị trường tài chính. Để xử lý vấn đề này, các TCTCVM chỉ có
thể tăng vốn bằng tăng lợi nhuận giữ lại hoặc kêu gọi thành viên góp
vốn bổ sung thêm vốn góp - vốn đã rất hạn chế. Bằng một hình thức
khác, các TCTCVM có thể chấp nhận sự tham gia của thành viên góp
vốn mới, điều này hoặc không thể thực hiện được do bị hạn chế số
lượng thành viên góp vốn theo Khoản 1 Điều 87 Luật TCTD hoặc
nằm ngoài ý muốn của các thành viên góp vốn hiện tại bởi một lập
luận rất giản đơn - Lý do gì phải chia sẻ quyền lợi khi họ đang kinh
doanh hiệu quả, ổn định? Ngoài ra, việc tham gia của các thành viên
góp vốn mới có thể làm xáo trộn mô hình tổ chức, quản trị vốn dĩ có
thể đang vận hành tốt, trong khi vấn đề của họ là chỉ đang cần thêm
vốn, nguồn lực tài chính để khai thác được hết tiềm năng, hiệu quả

203
của phân khúc thị trường họ đang có. Mặt khác, trong hoàn cảnh này,
các TCTCVM sẽ bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan - hoặc chấp
nhận sự chia sẻ quyền lợi, thậm chí là xáo trộn trong cơ cấu tổ chức,
điều hành hoặc “đứng nhìn” cơ hội đi qua trong sự bất lực nào đó.

Kiểm tra nhanh:


1. Phân tích các mục tiêu quản trị vốn nợ của TCTCVM.
2. Sự khác biệt giữa kì hạn danh nghĩa và kì hạn thực tế của
các khoản tiền gửi là gì? TCTCVM cần làm gì để tăng kì hạn
thực tế nhằm duy trì sự ổn định của nguồn tiền gửi?
3. Sự khác biệt giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa của
các khoản tiền gửi là gì?
4. Phân tích các mục tiêu quản trị vốn chủ sở hữu của TCTCVM.
5. Hãy nêu và phân tích các biện pháp làm tăng vốn chủ sở hữu
của các TCTCVM. Điều kiện để thực hiện các biện pháp đó
là gì?

3.2. Quản trị tài sản của TCTCVM

3.2.1. Tài sản của tổ chức tài chính vi mô

Tổng tài sản là toàn bộ tài sản của tổ chức TCVM bao gồm:
tiền mặt, tiền đang chuyển, tiền gửi, số dư các khoản cho vay, các
khoản phải thu hồi, các khoản đầu tư, tài sản cố định, các loại công
cụ dụng cụ, các tài sản khác do tổ chức nắm giữ và sử dụng.

Tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, thỏa
mãn phương trình:

Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản = Tài sản Có = Tài sản Nợ = Tổng nợ phải trả +
Vốn chủ sở hữu

204
Tùy vào mục đích quản lý, tài sản được phân loại theo các tiêu
chí khác nhau. Thông thường tổ chức TCVM phân loại theo thứ tự
thanh khoản giảm dần để quản lý:
- Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, không có khả
năng sinh lời và tiềm ẩn rủi ro nhưng tổ chức luôn phải duy trì để đáp
ứng các nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
- Các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước là các tài sản có
khả năng sinh lời (thấp), nhưng các tổ chức gửi tiền không phải vì
mục đính đó mà nhằm duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ quy định; gửi
tiền để đáp ứng nhu cầu giao dịch và thanh toán bù trừ.
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là các khoản tiền có khả
năng sinh lời cao hơn so với các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà
nước nhưng thấp hơn các khoản cho vay. Các tổ chức gửi tiền tại các
tổ chức tín dụng nhằm mục đính thực hiện các giao dịch thanh toán
bù trừ cho chính tổ chức tín dụng đó hoặc thanh toán cho các đối tác,
khách hàng thông qua tổ chức tín dụng đó. Ngoài các khoản tiền gửi
nhằm mục đích thanh toán, tổ chức TCVM còn có các khoản tiền
nhàn rỗi gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng nhằm đầu tư sinh lời hoặc
tìm kiếm lợi nhuận.
- Các khoản cho vay: các khoản cho vay là khoản mục chủ
yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất đồng thời là các khoản mục có khả năng
sinh lời lớn nhất. Khoản mục này chủ yếu là các khoản dư nợ cho
vay khách hàng nghèo, thu nhập thấp với mức vốn vay nhỏ, hoàn trả
dần. Các khách hàng tập trung ở khu vực nông thôn, thị trấn hoặc
các thành phố nhỏ. Hầu hết các khoản vay được giải ngân thông qua
hình thức tín chấp, bảo lãnh của người thân, cộng đồng hoặc lãnh
đạo địa phương.
- Các khoản đầu tư: tùy theo từng loại đầu tư khác nhau mà khả
năng sinh lời và mức độ rủi ro khác nhau. Các khoản đầu tư trực tiếp
như góp vốn liên doanh, góp vốn mua cổ phần, thành lập công ty trực

205
thuộc thường có rủi ro lớn. Các khoản đầu tư gián tiếp như mua trái
phiếu, tín phiếu nhằm hưởng thu nhập ổn định, rủi ro thấp, kịp thời
điều chỉnh thanh khoản, chuyển đổi tài sản linh hoạt.
- Tài sản cố định: là các tài sản không sinh lời nhưng tổ chức
phải có để đảm bảo cơ sở hạ tầng, phục vụ hoạt động kinh doanh. Các
tài sản thường bao gồm trụ sở làm việc, trang bị máy móc, thiết bị, hệ
thống quản lý thông tin, thiết bị vận chuyển, đảm bảo an toàn tiền.
Các tài sản này thường có giá trị lớn và đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên các tổ chức TCVM
thường chưa có nhiều nguồn lực để đầu tư vào tài sản cố định.
- Tài sản khác bao gồm các trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu, các
khoản phải thu,... thường có giá trị nhỏ, không có khả năng sinh lời.
Ví dụ về phân loại danh mục tài sản của một tổ chức TCVM
ở Việt Nam dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về các khoản mục chi tiết
của tài sản.

Bảng 3.1. Danh mục tài sản của Tổ chức TCVM X ở Việt Nam

STT TÀI SẢN


I Tiền và các khoản tương đương tiền
1 Tiền mặt
1.1 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
1.2 Tiền mặt ngoại tệ
2 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
2.1 Tiền gửi phong tỏa
2.2 Tiền gửi thanh toán
3 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng
3.1 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam
3.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn
3.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn

206
STT TÀI SẢN
3.2 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ
3.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn
3.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn
II Hoạt động tín dụng
4 Cho vay khách hàng
5.1 Cho vay ngắn hạn
5.1.1 Cho vay vốn A
5.1.2 Cho vay vốn B
5.2 Cho vay trung hạn
5.3 Cho vay dài hạn
5 Dự phòng rủi ro
III Các khoản đầu tư
6 Đầu tư trực tiếp
7 Đầu tư tài chính
IV Tài sản cố định và tài sản có khác
8 Tài sản cố định
8.1 Tài sản cố định hữu hình
8.1.1 Nhà cửa, vật kiến trúc
8.1.2 Máy móc, thiết bị
8.1.3 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
8.1.4 Thiết bị, dụng cụ quản lý
8.2 Tài sản cố định vô hình
8.2.1 Quyền sử dụng đất
8.2.2 Phần mềm máy tính
8.2.3 Tài sản cố định vô hình khác
8.3 Tài sản cố định thuê tài chính
8.4 Hao mòn tài sản cố định
9 Tài sản khác

207
STT TÀI SẢN
9.1 Công cụ dụng cụ
9.2 Vật liệu
9.3 Tài sản khác
10 Xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định
10.1 Mua sắm tài sản cố định
10.2 Chi phí xây dựng cơ bản
11 Các khoản phải thu bên ngoài
12 Các khoản phải thu nội bộ
13 Lãi và phí phải thu

Bảng 3.2 so sánh về cơ cấu tài sản của tổ chức TCVM tại hai
quốc gia là Việt Nam và Philippines.

Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản của hai tổ chức tài chính vi mô
ở Việt Nam và Philippines

Tổ chức TCVM X Tổ chức TCVM Y


tại Việt Nam tại Philippines
STT Tài sản
Số tiền %/Tổng tài Số tiền (quy %/Tổng tài
(tỷ đồng) sản đổi tỷ đồng) sản
1 Tiền và tương 182 17,2% 420 12,2%
đương tiền
2 Cho vay 854 80,8% 2.329 67,6%
3 Tài sản cố định 14 1,3% 51 1,5%
4 Đầu tư 575 16,7%
5 Tài sản khác 7 0.7% 68 2,0%
Tổng tài sản 1.057 100% 3.443 100%

Cơ cấu tài sản của hai tổ chức có nhiều điểm tương đồng. Khoản
mục cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tài sản cố
định chiếm tỷ trọng nhỏ. Điểm khác biệt rõ nhất là khoản mục đầu
tư. Ở Philippines các tổ chức TCVM được phép thực hiện các hoạt

208
động đầu tư, trong ví dụ này tổ chức TCVM đã góp vốn thành lập tổ
chức bảo hiểm vi mô. Hiện nay ở Việt Nam, các tổ chức TCVM chưa
được phép thực hiện các hoạt động đầu tư kể cả đầu tư gián tiếp.

Kiểm tra nhanh:


1. Tài sản của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những gì? Đặc
điểm của những tài sản đó?
2. Tổ chức TCVM anh/chị làm việc (hoặc tổ chức TCVM mà
anh chị tìm hiểu) có những tài sản gì? Tìm hiểu đặc điểm của
các tài sản đó.

3.2.2. Quản trị tài sản của TCTCVM


3.2.2.1. Khái niệm quản trị tài sản
Theo Nguyễn Đăng Đờn (2012, 100) “Quản trị tài sản Có là
việc xác lập một cơ chế để phân bổ việc sử dụng nguồn vốn vào các
khoản mục khác nhau của tài sản Có sao cho hợp lý và tối ưu nhất, để
vừa đảm bảo hiệu quả cao nhưng lại vừa đảm bảo an toàn. Nói cách
khác: Quản trị tài sản Có là việc quản lý các danh mục sử dụng vốn
của ngân hàng nhằm tạo một cơ cấu tài sản hợp lý nhất gồm ngân
quỹ, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác. Đảm bảo cho ngân hàng
hoạt động kinh doanh ổn định vững chắc vừa an toàn vừa có hiệu
quả cao nhất”.
Tô Ngọc Hưng (2009, 92) viết “Quản lý tài sản Có là việc
phân chia vốn vào các khoản đầu tư. Đối với ngân hàng thương mại,
quản lý tài sản Có là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, đầu tư chứng
khoán, tín dụng và các tài sản Có khác. Nói cách khác, đó là việc
chuyển hóa tiền gửi và vốn thành tiền mặt và tài sản Có sinh lợi”.
Như vậy với tổ chức TCVM có thể hiểu rằng, quản trị tài sản là
việc quản lý, sử dụng nguồn vốn nhằm tạo ra một cơ cấu tài sản hợp
lý để thực hiện sứ mệnh của tổ chức; bền vững về tài chính và phải
đảm bảo giảm thiểu rủi ro và thanh khoản an toàn.

209
3.2.2.2. Mục tiêu quản trị tài sản
Quản trị tài sản của tổ chức TCVM hướng tới các mục tiêu
chính sau:
- Thực hiện sứ mệnh của tổ chức
Khác với các ngân hàng thương mại, mỗi tổ chức TCVM đều
có sứ mệnh, sứ mệnh này được thể hiện ở đối tượng khách hàng mà
tổ chức hướng tới, sản phẩm, dịch vụ và cách thức mà tổ chức cung
cấp cho khách hàng. Một tổ chức TCVM không thể coi lợi nhuận là
mục tiêu duy nhất mà phục vụ sai đối tượng khách hàng, tìm kiếm
các khách hàng giàu có hơn, cho vay các món lớn, ít rủi ro hơn để
nhằm thu lợi cao hơn. Vì vậy, việc quản lý tài sản trước tiên phải đảm
bảo tài sản của tổ chức được sử dụng để thực hiện đúng sứ mệnh của
tổ chức.
- Bền vững về tài chính
Để phát triển tăng trưởng, mở rộng đồng thời cũng nhằm thực
hiện sứ mệnh lâu dài và bền vững, các tổ chức cần phải phát triển
hài hòa giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính. Một tổ chức phân
bổ quá nhiều nguồn lực để thực hiện cho vay vốn lãi suất thấp, chú
trọng thực hiện các hoạt động hỗ trợ dẫn đến lợi nhuận âm thì nguồn
vốn sẽ giảm dần, sớm dẫn đến đóng cửa và không thể phục vụ thêm
khách hàng nào nữa.
- Giảm thiểu các rủi ro
Tổ chức tài chính vi mô phải đối diện với nhiều loại rủi ro
có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh bao gồm rủi ro
lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường,... đặc biệt là rủi ro tín dụng
do hoạt động cho vay không cần tài sản thế chấp. Quản lý tài sản
hiệu quả sẽ giúp tổ chức giảm thiểu rủi ro ở mức độ có thể chấp
nhận được.

210
- Hài hòa giữa khả năng sinh lời và đảm bảo thanh khoản
ổn định
Nếu các khoản tiền mặt, tiền gửi luôn dư thừa sẽ giúp tổ chức
đảm bảo thanh khoản tốt. Nhưng các khoản dự trữ thường không
sinh lời, vì vậy dự trữ lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lời. Ngược lại
nếu dùng tiền để đầu tư vào các hoạt động tạo ra lợi nhuận, giảm các
khoản dự trữ sẽ không đảm bảo khả năng thanh khoản. Vì lẽ đó, quản
trị tài sản đòi hỏi phải cân bằng, hài hòa giữa khả năng sinh lời và
đảm bảo thanh khoản ổn định.

Kiểm tra nhanh:


3. Anh/chị hiểu thế nào là quản trị tài sản?
4. Mục tiêu quản trị tài sản của tổ chức TCVM anh chị làm việc
(hoặc tổ chức TCVM mà anh chị tìm hiểu)?

3.2.2.3. Nội dung quản trị tài sản


Quản trị dự trữ
Một phần nguồn vốn hoạt động kinh doanh của tổ chức TCVM
được huy động từ khách hàng và có trách nhiệm phải hoàn trả kịp
thời. Để đảm bảo các tổ chức có khả năng hoàn trả, Ngân hàng Nhà
nước yêu cầu các tổ chức phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, quản lý
hiệu quả, duy trì các khoản dự trữ theo một tỷ lệ tối thiểu nhất định.
Dự trữ bao gồm tiền mặt, tiền gửi và chứng khoán.
Căn cứ vào tính chất dự trữ, dự trữ được chia thành hai loại: dự
trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp.
Dự trữ sơ cấp là các tài sản có tính thanh khoản cao nhất, cho
phép đáp ứng nhu cầu chi trả phát sinh hàng ngày, thường xuyên.
Khoản dự trữ này bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Tiền mặt tại quỹ được duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền
mặt, chi trả lãi, cho vay, thanh toán các khoản nợ, chi tiêu bằng tiền

211
mặt. Tiền mặt bao gồm tiền tại các điểm giao dịch, tại Phòng giao
dịch, Hội sở. Tiền mặt chỉ nên được duy trì một lượng vừa đủ để
tránh rủi ro mất cắp, gian lận. Việc bảo quản, vận chuyển tiền mặt
tốn kém và rủi ro cao. Tiền mặt không có khả năng sinh lời, nếu duy
trì một lượng tiền mặt lớn sẽ giảm hiệu quả tài chính.
Một tổ chức giữ nhiều hay ít tiền mặt phụ thuộc vào thói quen
sử dụng tiền mặt của khách hàng tại địa bàn tổ chức hoạt động, nhu
cầu khách hàng sử dụng tiền mặt tại các thời điểm khác nhau, khoảng
cánh từ các điểm giao dịch tới Phòng giao dịch, Hội sở chính và các
Tổ chức tín dụng khác.
Hiện nay, ở Việt Nam, các tổ chức tài chính vi mô chủ yếu sử
dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày vì vậy vai trò của quản
trị tiền mặt rất quan trọng, mục tiêu chính của quản trị tiền mặt là
đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời.
Để quản trị tiền mặt hiệu quả, mỗi tổ chức TCVM cần xây
dựng các văn bản nội bộ quy định rõ thẩm quyền phê duyệt, chức
năng nhiệm vụ, trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến: quy trình
thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, vận chuyển, đối chiếu, bàn giao, ghi
chép sổ sách, bảo quản tiền mặt, ngoại tệ; quy định về kiểm kê, kiểm
tra đảm bảo an toàn ngân quỹ; điều chuyển tiền nội bộ giữa các đơn
vị; xử lý tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền giả, tiền nghi giả;
xử lý thừa, thiếu tiền mặt.
Tiền gửi là khoản mục có rủi ro thấp nhất sau tiền mặt, bao gồm
tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.
Ngoài tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước, các
khoản tiền gửi đều nhằm các mục đích thanh toán, đáp ứng nhu cầu
rút tiền mặt. Tiền gửi thanh toán thường có khả năng sinh lời thấp. Vì
vậy, các khoản tiền gửi thanh toán được tính toán ở mức vừa đủ còn
lại được chuyển thành khoản mục tiền gửi có kỳ hạn hoặc các khoản
mục đầu tư khác nhằm sinh lời cao hơn.

212
Dự trữ thứ cấp là những tài sản có tính thanh khoản sau dự trữ
sơ cấp. Để chuyển hóa các tài sản này thành tiền phải qua một giai
đoạn trao đổi hoán chuyển. Tuy nhiên dự trữ thứ cấp thường có khả
năng sinh lời cao hơn. Chính vì vậy các khoản dự trữ thứ cấp thường
mang tính chất đề phòng, đáp ứng các nhu cầu mang tính đột xuất,
chu kỳ, mùa vụ. Dự trữ thứ cấp thường là các khoản tín phiếu Kho
bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Các khoản dự trữ thứ cấp phải
thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đảm bảo khả năng thanh toán khi đáo hạn;
- Có thời hạn ban đầu và thời hạn hiệu lực còn lại dưới một năm;
- Có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi ra tiền, có thể dễ dàng
xin chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước, hoặc giao dịch mua bán trên
thị trường tiền tệ.
Căn cứ vào yếu tố pháp lý dự trữ được chia thành hai loại: dự
trữ bắt buộc và dự trữ không bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc là khoản dự trữ mà các tổ chức TCVM phải
thực hiện theo yêu cầu của pháp luật. Dự trữ bắt buộc thường
được yêu cầu duy trì theo một tỷ lệ tối thiểu tính trên số tiền huy
động. Ngân hàng Nhà nước thường quản lý các khoản dự trữ theo
các cách sau:
- Phương pháp phong tỏa hoàn toàn: khoản dự trữ bắt buộc
được yêu cầu gửi tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức không được
sử dụng.
- Phương pháp bán phong tỏa: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu
gửi một phần tại Ngân hàng Nhà nước, phần còn lại được để dưới
dạng tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. Định kỳ Ngân
hàng Nhà nước kiểm tra hoặc kiểm tra thông qua kiểm tra báo cáo
tài chính.

213
- Phương pháp không phong tỏa: khoản dự trữ do tổ chức tài
chính vi mô tự quản lý, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra định kỳ hoặc
kiểm tra thông qua báo cáo tài chính.
Ở Việt Nam, các tổ chức TCVM phải duy trì thường xuyên tỷ
lệ khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%.
Tỷ lệ về khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau đây:
B
A= ×100 (%)
C
Trong đó:
A: là tỷ lệ về khả năng chi trả.
B: tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương
mại (nếu có).
C: tổng số dư tiền gửi tự nguyện.
Trong trường hợp bình thường, Ngân hàng Nhà nước không
buộc các tổ chức TCVM phải duy trì một khoản dự trữ bắt buộc trên
tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy các
khoản dự trữ này chủ yếu dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân
hàng thương mại. Định kỳ hàng tháng các tổ chức TCVM sẽ gửi
báo cáo thể hiện tỷ lệ khả năng chi trả của cuối kỳ báo cáo cho Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức TCVM đặt
trụ sở chính.
Dự trữ không bắt buộc là khoản dự trữ tăng thêm ngoài mức dự
trữ tối thiểu bắt buộc. Dự trữ này tùy thuộc vào:
- Tình hình thực tế của thị trường tài chính tiền tệ. Khi có biến
động lớn về lãi suất, lạm phát cao dự trữ thường cao hơn. Bên cạnh
đó dự trữ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phụ thuộc vào tính mùa vụ, chu kỳ. Thông thường trước kỳ
nghỉ lễ, khách hàng có nhu cầu vay vốn, rút tiết kiệm cao nhất trong

214
năm. Thời điểm này tổ chức TCVM cần một lượng dự trữ lớn nhất
để đáp ứng kịp thời các nhu cầu rút tiết kiệm và giải ngân. Ngược
lại ngay sau kỳ nghỉ lễ, các khách hàng gần như không vay vốn,
các tổ chức TCVM chủ yếu thực hiện các giao dịch thu hồi vốn vay
khiến cho khoản mục ngân quỹ tăng dần trong khi nhu cầu dự trữ
giảm đi. Thời điểm này tổ chức TCVM nên kịp thời có các hoạt
động giảm ngân quỹ như trả nợ khoản vay, gửi tiết kiệm có kỳ hạn
để tối đa lợi ích.
- Dự trữ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách. Khi chuẩn bị áp
dụng các chính sách mới, tổ chức TCVM luôn tính toán các tác động
tới ngân quỹ. Một tổ chức giảm lãi suất huy động tiết kiệm thấp hơn
lãi suất thị trường sẽ chuẩn bị sẵn ngân quỹ cho nhu cầu rút tiết kiệm
tăng. Trường hợp áp dụng chính sách tăng lãi suất cho vay, tổ chức
sẽ lường trước tác động tăng ngân quỹ. Chính vì vậy khi xem xét các
chính sách mới, các tổ chức luôn tính toán các phương án ngân quỹ
để đối phó. Ngược lại khi ngân quỹ ở mức thặng dư hoặc thâm hụt,
tổ chức cũng xem xét điều chỉnh các chính sách phù hợp để đảm bảo
an toàn thanh khoản và hiệu quả.

Kiểm tra nhanh:


1. Anh/chị hiểu thế nào là dự trữ?
2. Dự trữ của tổ chức TCVM anh chị làm việc (hoặc tổ chức
TCVM mà anh chị tìm hiểu) gồm các khoản mục gì?
3. Khoản mục dự trữ của tổ chức TCVM anh chị làm việc (hoặc
tổ chức TCVM mà anh chị tìm hiểu) có chịu tác động của
tính mùa vụ không? Tổ chức đã quản lý như thế nào để đạt
hiệu quả tốt nhất?

Quản trị cho vay


Hoạt động cho vay là hoạt động chính, thông qua hoạt động
cho vay, tổ chức mới triển khai được các hoạt động tiết kiệm, bảo

215
hiểm và hoạt động phi tài chính khác. Các tổ chức thông qua hoạt
động cho vay để thực hiện sứ mệnh của mình. Chính vì vậy, hoạt
động cho vay là trung tâm của hoạt động kinh doanh và quản trị cho
vay là trung tâm của quản trị tài sản.
Phân loại khoản vay
Căn cứ vào thời hạn, các khoản cho vay được chia làm ba loại:
- Cho vay ngắn hạn: thời hạn từ một ngày đến dưới một năm.
- Cho vay trung hạn: thời hạn từ một năm đến năm năm.
- Cho vay dài hạn: thời hạn trên năm năm.
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, mục đích sử dụng vốn
khác nhau các khách hàng lựa chọn các kỳ hạn phù hợp. Các khoản
vay ngắn hạn thường được dùng cho các hoạt động tiêu dùng, bổ
sung nguồn vốn, các khoản vay dài hạn được dùng cho mục đích
đầu tư.
Căn cứ vào tính chất bảo đảm khoản vay, các khoản vay được
chia làm hai loại:
- Cho vay bằng tín chấp không cần có bảo đảm là các khoản
cho vay được duyệt căn cứ vào: phương án sản xuất kinh doanh; khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng; uy tín của khách hàng tại cộng
đồng; lịch sử hoàn trả; bảo lãnh từ cộng đồng,...
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được áp dụng với các
khách hàng chưa quen, chưa có uy tín, hoặc áp dụng với các khoản
vay lớn. Các hình thức đảm bảo có thể bảo đảm bằng thế chấp, cầm
cố tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Các tổ chức tài chính vi mô chủ yếu cho vay bằng tín chấp nên
thủ tục đơn giản, người nghèo dễ tiếp cận. Nhưng cho vay tín chấp
rủi ro thường cao, trường hợp khách hàng không trả nợ sẽ không có

216
tài sản đảm bảo để xử lý. Chính vì vậy một chính sách cho vay hiệu
quả sẽ giúp ngăn ngừa các rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ khó đòi,
giảm khả năng mất vốn.
Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn, cho vay được chia làm
hai loại:
- Cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng: cho vay mua sắm, xây dựng, sửa chữa, chi
phí sinh hoạt,...
Căn cứ vào đối tượng cho vay, các khoản cho vay được chia
thành các loại khác nhau, bao gồm: cho vay khách hàng nghèo, cận
nghèo, cho vay khách hàng thu nhập thấp, cho vay khách hàng doanh
nghiệp siêu nhỏ, cho vay các khách hàng khác. Không giống với
các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ khách hàng cũng như dư nợ cho vay
khách hàng nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp chiếm tỷ trọng chính.
Mục tiêu quản trị cho vay
Quản trị cho vay cần đạt được là tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng
khách hàng, giảm thiểu dư nợ có khả năng rủi ro, đảm bảo an toàn,
tăng khả năng sinh lời cho vay và đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã
hội. Các mục tiêu thường được đặt ra trong các kế hoạch chiến lược,
kế hoạch dài hạn và cụ thể hóa ở các kế hoạch hoạt động ngắn hạn.
Các chính sách về địa bàn, đối tượng khách hàng, sản phẩm, kênh
phân phối, lãi suất được xây dựng hướng tới các mục tiêu đặt ra.
Căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của tổ chức trong các giai đoạn
khác nhau, các chính sách tín dụng được xây dựng tương ứng nhằm
theo đuổi mục tiêu đó. Nội dung của chính sách tín dụng sẽ được giới
thiệu cụ thể trong Chương 5 của tài liệu này. Trong phạm vi nội dung
này chúng ta cùng tìm hiểu một số yếu tố mà các tổ chức TCVM cần
lưu ý khi muốn xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả.

217
Thứ nhất, đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý: xuất phát từ
hoạt động cho vay là hoạt động có điều kiện, vì vậy, quản trị cho vay
trước tiên đòi hỏi các tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ các quy
định pháp lý bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Các quy định
pháp lý thường đề cập đến:
- Giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, một nhóm
khách hàng hoặc các trường hợp có liên quan đặc biệt.
- Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Quy định về tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản tối thiểu.
- Quy định về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn tối đa.
- Quy định về lãi suất cho vay trần.
- Quy định về mức vốn cho vay tối đa.
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn khác nhau và các
quy định pháp lý khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức TCVM phải tuân thủ các quy
định giới hạn cấp tín dụng sau:
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có.
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và
người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có.
- Tổ chức TCVM thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu 10%.
- Tổ chức TCVM thường xuyên duy trì tỷ lệ về khả năng chi
trả tối thiểu bằng 20%.
- Tổ chức TCVM phải duy trì tổng dư nợ các khoản tín dụng quy
mô nhỏ chiếm tối thiểu 65% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức TCVM.

218
- Khoản cho vay đối với một khách hàng TCVM không vượt
quá ba mươi triệu đồng.

Thứ hai, hài hòa giữa lợi ích khách hàng và tổ chức. Để tăng
trưởng và mở rộng, đòi hỏi các tổ chức phải: giữ chân các khách
hàng hiện tại; thu hút thêm các khách hàng mới đặc biệt là khách
hàng mà sứ mệnh tổ chức hướng tới; thực sự coi khách hàng là trung
tâm của hoạt động. Điều đó có nghĩa là tổ chức phải đảm bảo hài hòa
giữa lợi ích khách hàng và tổ chức. Vì vậy các chính sách phải linh
hoạt phù hợp với các nhóm khách hàng đa dạng khác nhau và nhu
cầu cũng thay đổi theo sự phát triển kinh tế, xã hội. Thông thường
các tổ chức phân loại các khoản vay theo những tiêu chí khác nhau
của khách hàng để xây dựng chính sách phù hợp.

Phân loại theo thu nhập khách hàng, gồm ba nhóm chính:
khách hàng thuộc hộ nghèo và cận nghèo, khách hàng thuộc hộ có
thu nhập thấp và khách hàng khác. Việc phân loại theo tiêu chí này
giúp các tổ chức thiết kế các đặc tính sản phẩm phù hợp với từng
nhóm khách hàng. Khách hàng nghèo và cận nghèo được cung cấp
các món vay nhỏ hơn với các chính sách ưu đãi riêng về lãi suất.
Sản phẩm và kênh phân phối cũng được thiết kế riêng biệt cho nhóm
khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ. Dựa vào cách phân loại này tổ
chức TCVM tính toán một cơ cấu tài sản phân bổ hợp lý để đảm bảo
hài hòa giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính, đảm bảo tuân thủ
quy định pháp lý.

Ví dụ một tổ chức TCVM ở Việt Nam chia khách hàng theo


ba mức thu nhập, từ đó cung cấp cho họ các sản phẩm, dịch vụ phù
hợp với đặc điểm chung của nhóm. Đồng thời tổ chức này cũng xây
dựng các chính sách quản lý, vận hành phù hợp với các đặc thù của
từng nhóm.

219
Bảng 3.3. Chính sách tín dụng áp dụng cho các nhóm khách hàng

Khách hàng Khách hàng là


Khách hàng thu
Chính sách nghèo và Doanh nghiệp
nhập thấp
cận nghèo siêu nhỏ
Mức vay tối đa 30 triệu đồng 30 triệu đồng Trên 30 triệu đồng
Lãi suất 5%/năm đến Lãi suất thỏa thuận, Lãi suất thỏa
7%/năm trung bình thuận, trung bình
10%/năm 9%/năm
Mục đích vay Phát triển kinh tế, Phát triển kinh tế, Phát triển kinh tế
tiêu dùng tiêu dùng, sửa chữa
Hình thức hoàn trả Trả dần hàng tuần/ Trả dần hàng tuần/ Trả dần hàng tháng
tháng tháng
Thẩm quyền Trưởng phòng giao Trưởng phòng giao Hội đồng tín dụng
phê duyệt dịch/Giám đốc dịch/Giám đốc
chi nhánh chi nhánh
Tài sản bảo đảm Không Không Áp dụng một số
trường hợp

Phân loại theo mục đích khách hàng vay vốn: khách hàng vay
vốn có nhiều mục đích khác nhau, tương ứng với các kỳ vọng về
dịch vụ, sản phẩm khác nhau. Tổ chức sẽ chia họ thành các nhóm
tương đồng và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với họ. Nhóm
khách hàng vay vốn để buôn bán nhỏ lẻ sẽ mong vay một mức vốn
nhỏ, hoàn trả dần gốc và lãi theo các kỳ hạn hàng tuần, nơi hoàn trả
và nhận vốn thuận tiện, gần địa bàn. Ngược lại nhóm vay vốn để đầu
tư cho hoạt động chăn nuôi thì lại mong muốn hoàn trả cuối kỳ. Một
nhóm khác vay vốn để xây dựng, sửa chữa lại muốn vay món vốn
lớn, kỳ hạn vay dài.
Tùy theo đặc điểm khách hàng của tổ chức, mỗi tổ chức sẽ
phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác nhau. Ngoài các cách
phân loại phổ biến trên, tổ chức có thể chia khách hàng theo đặc
điểm vùng miền, ngành nghề kinh doanh chính, đối tượng yếu thế,...
Một chính sách không thể đáp ứng hết tất cả kỳ vọng của khách
hàng hoặc của nhóm khách hàng khác nhau, vì vậy tổ chức cần phân

220
tích đánh giá các thông tin khách hàng, thị trường để quyết định các
chính sách phù hợp nhất, hài hòa giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích
của các nhóm khách hàng.
Thứ ba, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động. Quản
lý các khoản vay hài hòa với nguồn vốn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi
suất, rủi ro thanh khoản. Rủi ro lãi suất là khả năng thay đổi mức
lãi suất thị trường hiện hành dẫn đến tác động tiêu cực tới thu nhập
ròng và giá trị các tài sản và nguồn vốn, do đó tác động lên giá trị
kinh tế của vốn chủ sở hữu của tổ chức. Tác động xấu đến thu nhập
có thể phát sinh, ví dụ, một tổ chức thực hiện cho vay chủ yếu ở kỳ
hạn dài hạn dựa trên nguồn vốn huy động tiết kiệm và khoản đi vay
ngắn hạn. Nếu lãi suất thị trường tiền tệ tăng lên, nguồn cho vay sẽ
nhanh chóng đáo hạn hoặc vay mới với lãi suất thị trường mới, lãi
suất huy động tiết kiệm cũng được điều chỉnh tăng theo thị trường,
trong khi các tài sản có với lãi suất cố định sẽ chỉ từ từ điều chỉnh
theo thị trường chung với lãi suất cao hơn khi các khoản vay cũ của
khách hàng được hoàn trả và tổ chức khi đó mới giải ngân tiếp ở mức
lãi suất mới cao hơn. Khi đó, thu nhập từ lãi thuần ngắn hạn sẽ sụt
giảm. Tương tự rủi ro thanh khoản xuất phát từ sự khác biệt trong cơ
cấu và kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản.
Giảm thiểu rủi ro mất vốn. Hoạt động kinh doanh là hoạt động
chấp nhận rủi ro. Với hoạt động cho vay, rủi ro mất vốn là rủi ro có
nguy cơ cao nhất. Vì vậy tổ chức cần xây dựng các cơ chế quản lý
và kiểm soát rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức có thể chấp nhận
được. Việc trích lập dự phòng rủi ro là cần thiết và bắt buộc. Tổ chức
căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng hoặc thời hạn thanh
toán nợ gốc và lãi vay để phân loại nợ theo năm nhóm để quản lý.
Một tổ chức mà tỷ lệ dư nợ rủi ro có xu hướng tăng hoặc thường
xuyên phải xóa nợ cần phải xem lại các chính sách tín dụng để tìm ra
các điểm chưa hợp lý, kịp thời điều chỉnh.

221
Ở Việt Nam, các tổ chức TCVM thực hiện phân loại nợ và trích
lập dự phòng theo năm nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn;
các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ
10 ngày đến dưới 30 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần đầu.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn
từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại
lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không
đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá
hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả
nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ
quá hạn từ 180 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá
hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn.
Tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập và duy trì dự phòng
chung bằng 0,5% dư nợ gốc của toàn bộ các khoản nợ từ nhóm 1 đến
nhóm 4. Ngoài ra tổ chức thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với
các nhóm nợ như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;

222
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

Ngoài rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro mất vốn, hoạt
động cho vay còn đối mặt với các rủi ro quản trị, rủi ro thông tin,
rủi ro nhân sự, rủi ro truyền thông, rủi ro tỷ giá,... Chính vì vậy việc
quản trị rủi ro có vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay. Rộng
hơn nữa, quản trị rủi ro sẽ quyết định đến tính an toàn, thành bại của
một tổ chức.

Thứ tư, cụ thể hóa các chính sách bằng văn bản: Để quản lý
cho vay, mỗi tổ chức TCVM cần xây dựng các quy chế, chính sách
tín dụng phù hợp với mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Các chính
sách cần được cụ thể hóa bằng các văn bản nội bộ quy định rõ thẩm
quyền, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quy trình thực hiện, hướng
dẫn nhằm đảm bảo tất cả các đơn vị, cá nhân liên quan đều hiểu và
thực hiện nhất quán.

Kiểm tra nhanh:


1. Các khoản vay được phân loại theo tiêu chí nào? Theo anh/
chị chính sách cho vay hiệu quả cần đảm bảo các tiêu chí nào?
2. Tổ chức TCVM anh chị làm việc (hoặc tổ chức TCVM mà
anh chị tìm hiểu) quản lý khoản vay như thế nào để đảm bảo
hiệu quả xã hội?

Quản trị đầu tư

Các khoản đầu tư là các khoản mục nhằm mục đích sinh lời,
tạo nguồn lợi đa dạng, không chỉ từ hoạt động cho vay. Các khoản
mục đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

223
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực
tiếp tham gia quản lý kinh doanh. Người đầu tư sẽ được hưởng lãi
theo tỷ lệ góp vốn, ngược lại nếu thua lỗ, sẽ phải gánh chịu. Tổ chức
tài chính vi mô có thể đầu tư trực tiếp bằng cách góp vốn liên doanh,
góp vốn mua cổ phần, góp vốn thành lập công ty trực thuộc.
Đầu tư gián tiếp hay còn gọi là hình thức đầu tư tài chính là
hình thức đầu tư bằng cách mua các chứng khoán như: Trái phiếu
chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu
công ty, Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu ngân hàng hoặc mua các giấy
tờ có giá khác.
- Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Chính phủ phát
hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động
vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của
nhà nước.
- Trái phiếu ngân hàng, trái phiếu công ty là loại trái phiếu do
ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính phát hành.
- Trái phiếu địa phương là loại trái phiếu do chính quyền địa
phương phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư
của địa phương.
- Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác
nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất
định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
- Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình
thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
- Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình
thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh
thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá.

224
Ngoài việc nắm giữ các giấy tờ có giá, tổ chức TCVM có thể
gửi các hợp đồng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thu lời trong giai
đoạn dư thừa thanh khoản.
Đầu tư gián tiếp không chỉ tạo ra lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp.
Đầu tư gián tiếp còn giúp điều chỉnh thanh khoản linh hoạt. Khi có
nhu cầu chi trả phát sinh mà dự trữ sơ cấp không đủ để đáp ứng, tổ
chức TCVM có thể bán các chứng khoán đầu tư trên thị trường hoặc
chiết khấu, tái chiết khấu nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả.
Mỗi loại hình đầu tư đều có các điểm ưu việt và hạn chế khác
nhau, để tối đa hóa lợi ích, đạt được mục đích đầu tư, mỗi tổ chức
cần phải xây dựng một chính sách đầu tư. Một chính sách đầu tư hiệu
quả phải đảm bảo:
- Chỉ rõ nguồn vốn đầu tư, giới hạn mức đầu tư và danh mục
được phép đầu tư.
- Chính sách đầu tư đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.
- Xác định tỷ trọng các danh mục đầu tư một cách hợp lý,
không tập trung vào một danh mục đầu tư để tránh rủi ro.
Ở Việt Nam, hiện nay các tổ chức TCVM chưa được phép thực
hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp hay nắm giữ các giấy tờ có giá,
hoạt động gửi tiền có kỳ hạn là lựa chọn duy nhất.
Quản trị tài sản cố định
Tài sản cố định của các tổ chức TCVM bao gồm: trụ sở làm
việc, quyền sử dụng đất, hệ thống quản lý thông tin... Các tài sản cố
định không có khả năng sinh lời nhưng là các tài sản đảm bảo cơ sở
hạ tầng, giúp vận hành hoạt động của tổ chức. Đây là các tài sản đòi
hỏi mức đầu tư ban đầu lớn, một số tài sản có tính chất quyết định
trong việc đổi mới hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Khi quyết định xem xét đầu tư xây dựng hoặc mua sắm tài sản
cố định, tổ chức luôn phải cân nhắc đến:

225
- Nguồn vốn đầu tư.
- Mức độ cần thiết và lợi ích của tài sản mang lại cho tổ chức
là gì?
- Tác động tới doanh thu và lợi nhuận như thế nào?
Nguyên tắc quản lý tài sản cố định ở Việt Nam:
- Mọi tài sản cố định trong tổ chức phải có bộ hồ sơ riêng (gồm
biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản
cố định và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi tài sản cố
định phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi
tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong
sổ theo dõi tài sản cố định.
- Mỗi tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá, số hao
mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên Số hao mòn luỹ


Nguyên giá của
sổ kế toán của = - kế của tài sản
tài sản cố định
tài sản cố định cố định
- Đối với những tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý
nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo
dõi, bảo quản và trích khấu hao.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài
sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh
doanh như những tài sản cố định thông thường.
3.3. Các chiến lược quản trị tài sản - nguồn vốn của tổ chức tài
chính vi mô
3.3.1. Chiến lược quản trị tài sản
Quan điểm quản trị tài sản cho rằng khách hàng của tổ chức tài
chính là yếu tố chính quyết định quy mô và loại hình của các nguồn

226
vốn mà tổ chức đó có thể huy động. Những quyết định then chốt của
tổ chức chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản trị tài sản mà không bao gồm
lĩnh vực quản lý tiền gửi và các khoản vay mượn khác. Tổ chức chỉ
tiến hành quản trị quá trình phân bổ các nguồn vốn huy động thông
qua quyết định xem khách hàng nào sẽ được vay vốn và hợp đồng
vay vốn sẽ gồm những điều khoản nào. Về bản chất cách tiếp cận này
cũng mang tính logic tại những quốc gia mà sự can thiệp của các cơ
quan quản lý tới hoạt động của các tổ chức tài chính là chặt chẽ, theo
đó các loại tiền gửi, lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất của các nguồn
vốn vay đều có sự can thiệp của các nhà quản lý Nhà nước.
3.3.2. Chiến lược quản trị nợ
Đối mặt với xu hướng gia tăng lãi suất và cạnh tranh gay gắt
trong huy động vốn, các tổ chức bắt đầu quan tâm tới việc mở rộng
nguồn vốn mới, tới quản trị chi phí và cấu trúc của tiền gửi và nguồn
vốn phi tiền gửi. Đây chính là nội dung của chiến lược quản trị nợ.
Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hoạt động quản trị nguồn
vốn giống như những gì mà tổ chức tài chính đã làm đối với tài sản.
Nội dung quan trọng nhất của chiến lược này là cần quản trị chặt
chẽ giá cả của nguồn vốn, bao hàm trong đó lãi suất mà tổ chức phải
thanh toán nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức về chi phí, quy mô
và cấu trúc của nguồn vốn. Nếu nhu cầu huy động về sử dụng vốn
để cho vay và đầu tư vượt quá lượng vốn khả dụng, tổ chức xem xét
tăng lãi suất đối với tiền gửi và tiền vay, tạo ưu thế về lãi suất đối với
các đối thủ cạnh tranh để thu hút vốn. Ngược lại, tổ chức cần xem
xét hạ thấp lãi suất.
3.3.3. Chiến lược quản trị hỗn hợp
Chiến lược quản trị hỗn hợp hay còn gọi là chiến lược quản
trị tài sản - nợ, đây là chiến lược quản trị phổ biến nhất hiện nay.
Chính sự phát triển của kỹ thuật quản trị nợ, sự bất ổn trong lãi suất
thị trường cùng với rủi ro ngày càng lớn trong hoạt động của các tổ

227
chức tài chính đã tạo nên chiến lược này. Chiến lược này là sự dung
hòa giữa hai chiến lược ở trên với những điểm chính gồm:
- Để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các tổ chức cần
chú trọng kiểm soát quy mô, cấu trúc, chi phí và thu nhập của hai
bên tài sản và nợ.
- Quản trị tài sản và nợ phải được kết hợp hài hòa sao cho hoạt
động quản trị trong nội bộ tổ chức thực sự là một quá trình thống
nhất, hỗ trợ lẫn nhau. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp tối đa hóa thu
nhập của tổ chức đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ các rủi ro có khả
năng xảy ra mà tổ chức phải đối mặt.
- Thu nhập và chi phí phát sinh từ cả hai phía của Bảng cân
đối kế toán nên chính sách của tổ chức cần được điều chỉnh phù
hợp nhằm tối đa hóa thu nhập và tối thiểu hóa chi phí trong mọi
hoạt động của tổ chức dù hoạt động đó xuất phát từ phía tài sản hay
từ phía nguồn vốn. Cần lưu ý là thu nhập của một tổ chức tài chính
không chỉ xuất phát từ các tài sản (chủ yếu là cho vay và đầu tư) mà
hoạt động quản trị nguồn vốn cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra lợi nhuận cho tổ chức tài chính.
3.3.4. Chiến lược quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất
Sự thay đổi của lãi suất thị trường tác động tới cả thu nhập và
chi phí của tổ chức tài chính thông qua tác động tới lãi suất của các
tài sản sinh lãi và các nguồn vốn phải trả lãi. Chiến lượng quản trị
Khe hở nhạy cảm lãi suất yêu cầu nhà quản lý phải tiến hành phân
tích kì hạn, định giá lại các cơ hội gắn với các tài sản sinh lãi, những
khoản tiền gửi cũng như vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản lý
cảm thấy rằng tổ chức phải đối mặt với rủi ro quá lớn thì họ sẽ phải
thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm
với lãi suất (được định nghĩa là những tài sản có thể được định giá
lại khi lãi suất thị trường thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với
giá trị nguồn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm với lãi suất (được định

228
nghĩa là những nguồn vốn nợ mà lãi suất được điều chỉnh theo lãi
suất thị trường).
Theo chiến lược này, tại bất cứ thời điểm nào, tổ chức tài chính
có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất (dù vận động theo
hướng nào) bằng cách đảm bảo cân bằng sau:

Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất = Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất.

Trong trường hợp này, thu nhập từ tài sản sẽ biến đổi cùng
chiều và xấp xỉ mức thay đổi trong chi phí trả lãi cho danh mục nợ.
Nếu biểu thức trên không xảy ra tức là giá trị tài sản nhạy cảm không
cân bằng với giá trị nợ nhạy cảm lãi suất, một Khe hở nhạy cảm lãi
suất hình thành.

Khe hở nhạy cảm lãi suất = Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất -
Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất.

Trong trường hợp khe hở nhạy cảm lãi suất dương (còn gọi là
nhạy cảm tài sản), nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của tổ
chức sẽ tăng vì thu nhập từ lãi trên tài sản tăng nhiều hơn chi phí trả
lãi cho vốn huy động (các yếu tố khác không đổi). Ngược lại, nếu lãi
suất giảm thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm vì thu nhập từ lãi trên
tài sản giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn.
Trong trường hợp ngược lại tức là tổ chức có he hở nhạy cảm
lãi suất âm (còn gọi là nhạy cảm nợ) thì nếu lãi suất tăng dẫn đến
giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và nếu lãi suất giảm sẽ dẫn đến tăng
tỷ lệ này.
Trên thực tế, việc tổ chức duy trì Khe hở nhạy cảm lãi suất
bằng 0 không loại trừ hoàn toàn được rủi ro lãi suất vì lãi suất của
tài sản và lãi suất của nợ không có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau.
Tổng kết chương
Nguồn vốn của TCTCVM bao gồm vốn nợ và vốn chủ sở
hữu. Cũng giống như các TCTD khác, các đặc điểm của nguồn vốn

229
sẽ quyết định đặc điểm của danh mục cho vay và đầu tư tại các
TCTCVM. Vậy nên quản trị nguồn vốn cũng quan trọng như quản
trị tài sản.

Tiền gửi là nguồn vốn mà các TCTCVM đều mong muốn


có sự tăng trưởng đều đặn hàng năm. Căn cứ theo mục đích của
khoản tiền gửi, tiền gửi của khách hàng tại TCTCVM bao gồm
tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm bao gồm
tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. Nếu tiết kiệm bắt buộc
là một hình thức đảm bảo cho khoản vay vốn của khách hàng tại
TCTCVM thì tiết kiệm tự nguyện không liên quan gì đến việc vay
vốn của khách hàng.

Khi cần đáp ứng nhu cầu chi trả, TCTCVM sẽ đi vay từ NHTW,
từ các TCTD khác và phát hành giấy nợ. Khác với nguồn huy động
từ tiền gửi, TCTCVM hoàn toàn có thể chủ động được nguồn vốn
này về quy mô vay, loại tiền cần vay và thời hạn vay. Song, có vay
được hay không lại tùy thuộc vào uy tín của chính TCTCVM và mức
độ hiểu biết của các nhà đầu tư về tổ chức này.

Phụ thuộc vào nguồn tài trợ là đặc trưng của khá nhiều
TCTCVM, đặc biệt là những tổ chức mới thành lập hoặc hoạt đông
còn chưa bền vững, chưa tự huy động được các nguồn vốn trên thị
trường. Quy mô lớn, thời gian sử dụng dài và nhiều ưu đãi là những
ưu điểm nổi bật của nguồn tài trợ; song hạn chế của nguồn này là
không dễ tiếp cận và đòi hỏi sự phù hợp về sứ mệnh hoạt động của
tổ chức tài trợ với hoạt động của TCTCVM.

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ổn định, có thể sử dụng lâu dài
song chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của TCTCVM. Dù
tỷ trọng không lớn nhưng nguồn vốn này đóng vai trò là “tấm đệm”
chống lại nguy cơ mất khả năng chi trả, giúp cho TCTCVM duy trì
được sự bền vững trong quá trình hoạt động. Gia tăng quy mô vốn

230
chủ sở hữu và duy trì mức độ đủ vốn theo quy định là hai nội dung
quan trọng trong quản trị vốn chủ sở hữu tại TCTCVM.
Tài sản của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các khoản mục dự
trữ, khoản mục cho vay, khoản mục đầu tư, tài sản cố định và các tài
sản khác. Khoản mục dự trữ đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh
toán, chi trả, khoản mục cho vay có tỷ trọng lớn nhất, tạo ra thu nhập
chính cho tổ chức và có rủi ro cao nhất. Khoản mục đầu tư còn hạn
chế. Nguồn vốn dành cho đầu tư tài sản cố định còn hạn chế.
Quản trị tài sản trong tổ chức tài chính vi mô là việc quản lý sử
dụng nguồn vốn nhằm tạo ra một cơ cấu tài sản hợp lý để thực hiện
sứ mệnh của tổ chức; tạo ra lợi nhuận cao nhất có thể nhưng vừa phải
đảm bảo giảm thiểu rủi ro và thanh khoản an toàn.
Quản trị tài sản nhằm đạt được mục tiêu thực hiện sứ mệnh của
tổ chức, đạt được lợi nhuận cao nhất có thể, giảm thiểu các rủi ro và
hài hòa giữa khả năng sinh lời và đảm bảo thanh khoản ổn định.
Mỗi tài sản cần đưa ra các chính sách quản trị khác nhau. Khoản
dự trữ có vai trò quan trọng, giúp tổ chức đảm bảo khả năng thanh
toán, vì vậy tổ chức cần tính toán vừa đủ để không dự trữ quá nhiều
làm giảm khả năng sinh lời. Đồng thời tổ chức lựa chọn khôn khéo
các hình thức dự trữ thứ cấp để vừa sinh lời vừa dễ chuyển đổi thành
tiền đáp ứng nhu cầu trong các trường hợp cần thiết.
Quản trị cho vay là hoạt động chính, hoạt động trung tâm của
quản trị tài sản. Mục tiêu quản trị cho vay cần đạt được là tăng trưởng
dư nợ, tăng trưởng khách hàng, giảm thiểu dư nợ có khả năng rủi ro,
đảm bảo an toàn, tăng khả năng sinh lời cho vay và đảm bảo thực
hiện các mục tiêu xã hội. Các mục tiêu thường được đặt ra trong các
kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn và cụ thể hóa ở các kế hoạch
hoạt động ngắn hạn. Chính sách cho vay hiệu quả phải đảm bảo tuân
thủ quy định pháp lý, hài hòa giữa lợi ích khách hàng và tổ chức,

231
giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động và được cụ thể hóa
bằng văn bản.
Quản trị đầu tư tốt giúp tổ chức đa dạng tài sản sinh lời. Quản
trị đầu tư cần tập trung chỉ rõ nguồn vốn đầu tư, giới hạn mức đầu
tư và danh mục được phép đầu tư. Quản trị đầu tư cần đặt vấn đề an
toàn lên hàng đầu, xác định tỷ trọng các danh mục đầu tư một cách
hợp lý, không tập trung vào một danh mục đầu tư để tránh rủi ro.
Các thuật ngữ chính trong chương

Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc Tiền gửi tiết kiệm tự nguyện
Vốn chủ sở hữu Vốn tự có
An toàn vốn tối thiểu Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất hiệu quả Kì hạn danh nghĩa
Kì hạn thực tế Vốn pháp định
Tài sản Quản trị tài sản
Dự trữ Quản trị dự trữ
Đầu tư Quản trị đầu tư
Tiền mặt Tiền gửi
Mục tiêu của quản trị tài sản Cho vay
Chính sách cho vay

Câu hỏi ôn tập


1. Phân loại và sắp xếp tài sản theo thứ tự thanh khoản giảm dần?
2. Trình bày khái niệm và mục tiêu của quản trị tài sản?
3. Dự trữ gồm những khoản mục gì? Các cách phân loại dự trữ?
4. Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa dự trữ sơ cấp và
dự trữ thứ cấp.
5. Tổ chức tính toán khoản mục dự trữ không bắt buộc dựa vào
các yếu tố nào?

232
6. Trình bày mục tiêu của quản trị cho vay.
7. Chính sách cho vay hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố nào?
8. Trình bày các hình thức đầu tư và các lưu ý trong chính sách
đầu tư.
9. Anh/chị hãy gặp 50 khách hàng gửi tiền tiết kiệm tự nguyện
tại một TCTCVM nhất định, thực hiện phỏng vấn họ về sản phẩm
này để đánh giá về mức độ hài lòng của những khách hàng trên các
khía cạnh sau đây:
- Mức độ đa dạng của các sản phẩm tiền gửi;
- Thủ tục gửi tiền;
- Lãi suất tiền gửi và lãi suất rút trước hạn;
- Chăm sóc khách hàng sau gửi.
Mức độ hài lòng được đánh giá theo thang đo bao gồm (1)
không hài lòng, (2) bình thường, (3) hài lòng.
Hãy phản ánh kết quả phỏng vấn theo bảng sau:
Đặc điểm nhân khẩu học Mức độ hài lòng
Lãi
Mức
suất Chăm
độ đa
STT tiền gửi sóc
Giới Nghề dạng Thủ tục
Tuổi ... và lãi khách
tính nghiệp của sản gửi tiền
suất rút hàng
phẩm
trước sau gửi
tiền gửi
hạn
1
2

10. Tiếp tục theo bài 1, anh/chị hãy chọn ra 10 khách hàng
trong số 50 khách hàng được phỏng vấn ở trên, thực hiện phỏng vấn
sâu những khách hàng này để tìm hiểu nguyên nhân của kết quả đánh
giá mức độ hài lòng về sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của họ.

233
Dựa vào những nguyên nhân thu thập được về việc khách hàng hài
lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm này của TCTCVM, anh/chị
hãy đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế hoặc phát
huy các ưu điểm của tổ chức trong thời gian tới.
11. Cho biết tình hình nguồn vốn của TCTCVM ABC như sau:

a. Hãy tính tỷ trọng từng khoản mục vốn trong tổng nguồn vốn
của TCTCVM này.
b. Giả sử đây là tình trạng nguồn vốn tiêu biểu của các
TCTCVM, hãy so sánh cơ cấu nguồn vốn của TCTCVM với cơ cấu
nguồn vốn chung của các NHTM tại Việt Nam.
12. Một TCTCVM đang tiến hành huy động:
- Tiết kiệm 9 tháng, 0,65%/tháng, trả lãi 3 tháng/lần.

234
- Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 8%/năm, trả lãi trước.

- Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần.

Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5%, dự trữ vượt mức 5%.

a. Hãy tính lãi suất hiệu quả của các phương án huy động trên
trên hai giác độ:

- Ngân hàng

- Khách hàng

b. So sánh chi phí huy động của các nguồn trên.

13. Một tổ chức TCVM hoạt động ở Việt Nam với các khách
hàng chủ yếu buôn bán nhỏ tại vùng nông thôn. Sau 10 năm hoạt
động, ban lãnh đạo tổ chức nhận thấy:

- Vào hai tháng trước dịp Tết Nguyên Đán hàng năm khách
hàng thường vay vốn nhiều hơn bình thường.

- Tháng sau Tết Nguyên Đán hàng năm, khách hàng thường
không vay vốn.

Ban lãnh đạo chưa biết nên giải quyết thế nào để vừa đảm
bảo thanh khoản, vừa tối đa lợi nhuận, vừa đạt được mục tiêu tăng
trưởng. Ban lãnh đạo quyết định mời một nhóm chuyên gia tư vấn
giúp giải quyết vấn đề này.

Câu hỏi thảo luận: Với vai trò là chuyên gia tư vấn, anh chị sẽ
tư vấn ban lãnh đạo như thế nào?

14. Một tổ chức tài chính vi mô hoạt động ở các vùng nông
thôn Việt Nam với các khách hàng chủ yếu làm nông nghiệp và buôn
bán nhỏ lẻ tại địa phương. Tổ chức này đưa ra ba sản phẩm khác
nhau cho khách hàng của mình lựa chọn, bao gồm:

235
- Vốn 1: Mức vay tối đa 30 triệu đồng để thực hiện các hoạt
động phát triển kinh tế, hoàn trả hàng tuần, yêu cầu đóng tiết kiệm
bắt buộc hàng tuần, không thế chấp.
- Vốn 2: Mức vay tối đa 20 triệu đồng để thực hiện các hoạt
động tiêu dùng, hoàn trả hàng tháng, yêu cầu đóng tiết kiệm bắt buộc
hàng tuần, không thế chấp.
- Vốn 3: Mức vay tối đa 15 triệu đồng để thực hiện các hoạt
động xây dựng, sửa chữa, yêu cầu đóng tiết kiệm bắt buộc hàng tuần,
không thế chấp.
Các khách hàng được phép vay tối đa hai sản phẩm và dư nợ
không vượt quá 30 triệu đồng. Hàng tuần khách hàng phải đến điểm
giao dịch tại thôn để trực tiếp nộp tiền và mỗi tháng một lần khách
hàng được yêu cầu dành ra 1 tiếng để tham gia các hoạt động sinh
hoạt cộng đồng nhằm trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phổ biến kiến
thức chăm sóc sức khỏe, thông báo quy định, chính sách mới của tổ
chức cho vay,...
Tình huống đặt ra như sau: sau 10 năm hoạt động, điều kiện
kinh tế và xã hội tại địa phương đã thay đổi. Trong đó đáng kể nhất
là các khu công nghiệp được mọc lên, tổ chức nhận thấy 10% khách
hàng cũ của họ đã chuyển từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sang
làm việc trong các khu công nghiệp. Nhu cầu vay vốn của họ chủ
yếu phục vụ tiêu dùng và sửa chữa nhà cửa. Họ thường không thể bố
trí thời gian để đi nộp tiền và tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng.
Câu hỏi thảo luận: Theo các anh/chị tổ chức này có nên điều
chỉnh hoạt động cho vay của mình không? Vì sao? Nếu có, các anh/
chị hãy gợi ý các thay đổi cho tổ chức này.

236
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Joanna Ledgerwood (2001), Cẩm nang hoạt động tài chính


vi mô - Nhìn nhận từ giác độ tài chính và thể chế, Nhà xuất
bản Thống kê.
2. Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2014), Tài chính vi mô tại
Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách, Nhóm
công tác tài chính vi mô Việt Nam, truy cập tại http://www.
microfinance.vn/wp-content/uploads/2014/12/Bao-cao-
TCVM_thuc-trang-va-khuyen-nghi.pdf.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về tài chính vi mô.
4. Nguyễn Đăng Đờn (2012), Quản trị ngân hàng thương
mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, Thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

237
Chương 4
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng bậc nhất đối với
bất kỳ tổ chức tín dụng nào và các tổ chức TCVM cũng không phải
là ngoại lệ. Hoạt động cho vay mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất
cho các tổ chức tài chính vi mô nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro
tiềm ẩn cũng như tốn kém chi phí trong việc xử lý. Chính vì thế việc
quản trị hoạt động cho vay tại các tổ chức TCVM đóng một vai trò
rất quan trọng trong quản trị các hoạt động tại tổ chức TCVM. Trong
chương này, học viên sẽ được giới thiệu về chính sách cho vay của
các tổ chức TCVM, các đặc điểm cũng như nội dung của từng chính
sách. Các bước trong quy trình cho vay cũng như việc quản trị hoạt
động cho vay của tổ chức tài chính vi mô cũng sẽ được trình bày
nhằm giúp cho học viên cho cái nhìn đầy đủ nhất về hoạt động này.
Mục tiêu của chương
Chương này nhằm giới thiệu về các chính sách liên quan đến
hoạt động cho vay của tổ chức TCVM, trong đó bao gồm: chính sách
về đối tượng vay, chính sách về quy mô và giới hạn cho vay, chính
sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ, chính sách về lãi suất cho
vay, và chính sách về đảm bảo khoản vay. Tiếp theo, quy trình cho
vay của tổ chức tài chính vi mô cũng được giới thiệu một cách tổng
quan để người đọc có thể nắm được những bước cơ bản trong quy
trình cho vay tại tổ chức TCVM. Cuối cùng, chương sẽ trình bày về
quản trị hoạt động cho vay tại tổ chức TCVM.

238
4.1. Chính sách cho vay của tổ chức tài chính vi mô
4.1.1. Khái niệm chính sách cho vay
Chính sách cho vay là toàn bộ các chủ trương, định hướng quy
định hoạt động cho vay của các tổ chức TCVM do Ban lãnh đạo của
tổ chức TCVM đưa ra nhằm sử dụng một cách hiệu quả nhất các
nguồn vốn của tổ chức TCVM để tài trợ cho các khách hàng; đồng
thời chính sách cho vay cũng là hướng dẫn chung cho các nhân viên
tổ chức TCVM, đặc biệt là nhân viên tín dụng.
4.1.2. Đặc điểm của chính sách cho vay
- Chính sách cho vay xác định những giới hạn áp dụng cho
các hoạt động cho vay của tổ chức TCVM. Đồng thời, chính sách
cũng xây dựng môi trường nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
cho vay.
- Chính sách cho vay được đưa ra nhằm đảm bảo rằng, các
quyết định cho vay đều khách quan, tuân thủ các quy định của pháp
luật và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam cũng như thông
lệ quốc tế.
- Chính sách cho vay nhằm xác định các nội dung sau:
+ Các đối tượng khách hàng có thể vay vốn tại tổ chức tài chính
vi mô
+ Các phương thức quản lý các hoạt động cho vay
+ Những ràng buộc về tài chính khi đi vay của khách hàng,
như: điều kiện về vốn tự có, phương án sản xuất kinh doanh...
+ Các loại sản phẩm cho vay khác nhau do tổ chức tài chính vi
mô cung cấp cho khách hàng
+ Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động cho vay
+ Các phương thức quản lý danh mục cho vay, như: cho vay có
tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo

239
+ Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các sản phẩm cho vay
khác nhau

+ Các vấn đề liên quan đến thời hạn, lãi suất của các khoản vay...

4.1.3. Nội dung của chính sách cho vay

4.1.3.1. Chính sách về đối tượng vay

a. Đối tượng cho vay tại các tổ chức TCVM trên thế giới và
Việt Nam

Các đối tượng cho vay của TCVM bao gồm các khách hàng cá
nhân vay đơn lẻ, các khách hàng cá nhân vay theo hình thức nhóm,
các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các đối tượng khách
hàng khác nhau này có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế, xây
dựng sản phẩm, quá trình lựa chọn và đánh giá hồ sơ vay vốn, việc
trả nợ vay cũng như giám sát và quản lý các khoản vay. Bên cạnh
đó, đối tượng khách hàng của tổ chức TCVM còn là những người
có thu nhập thấp: Các tổ chức TCVM thường xuyên cung cấp tín
dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp (như lao động bán
thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức như người bán
hàng rong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa...).
Các đối tượng khách hàng này có đặc điểm chung là sống tập trung
trong một khu vực địa lý và cùng nhóm xã hội (hội phụ nữ, nông
dân, đồng hương...).

Đối tượng cho vay của tổ chức tài chính vi mô khác nhau giữa các
tổ chức cũng như các quốc gia. Tại Bangladesh, giáo sư Muhammad
Yunus vào năm 1976, đã thiết kế một chương trình tín dụng thực
nghiệm để phục vụ người nghèo. Thông qua một mối quan hệ đặc biệt
với các ngân hàng nông thôn, ông giải ngân và thu hồi hàng ngàn các
khoản cho vay. Hay đối với Hiệp hội Phụ nữ tự kinh doanh (Sewa)
đăng ký dưới hình thức công đoàn ở Gujarat (Ấn Độ), với mục tiêu

240
chính là “tăng cường khả năng quản lý của thành viên để cải thiện
thu nhập, việc làm và an sinh xã hội”. Trong năm 1973, để giải quyết
sự hạn chế tiếp cận dịch vụ tài chính, các thành viên SEWA đã quyết
định thành lập “một ngân hàng của riêng mình”. 4000 phụ nữ đóng
góp vốn cổ phần để thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Mahila Sewa. Kể
từ đó nó tiến hành cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo,
phụ nữ mù chữ, tự làm chủ và đã trở thành một liên doanh tài chính
hữu hiệu đối với khoảng 30.000 khách hàng hoạt động ngày nay. Caja
los Andes ở Bolivia cung cấp bốn lựa chọn trả nợ phù hợp với dòng
tiền của các hoạt động nông nghiệp khác nhau. Technoserve ở Ghana
đã phát triển chương trình tín dụng hàng tồn kho ở Ghana cho phép
các nhóm nông dân nhận được lợi nhuận từ cây trồng bằng cách cung
cấp tín dụng sau thu hoạch thông qua liên kết với một tổ chức tài
chính nông thôn. Gapi và Clusa ở Mozambique: GAPI cung cấp đầu
tư và cho vay vốn lưu động đến các diễn đàn (Liên đoàn các hiệp hội)
của các hộ nông dân nhỏ và các doanh nghiệp vi mô, nhỏ. Swayam
Krishi Sangam (SKS) của Ấn Độ học tập phương pháp cho vay của
Ngân hàng Grameen ra đời vào năm 1998. Nó cung cấp các sản phẩm
tín dụng thông qua một mô hình cho vay đối với nhóm phụ nữ nghèo
vì mục đích lợi nhuận...
Tại Việt Nam, tổ chức TCVM là một loại hình tổ chức tín dụng,
đối tượng cho vay của tổ chức TCVM vẫn phải tuân thủ theo các văn
bản pháp luật của NHNN. Theo Khoản 2, Điều 2 của QĐ1627/2001/
QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN và được sửa đổi bổ sung trong
QĐ127/2005/QĐ-NHNN:
“Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân
Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để
thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và
nước ngoài...”

241
Tuy nhiên, sự đa dạng hóa thành phần tín dụng sẽ đi kèm với sự
gia tăng rủi ro không thể lường trước đối với hoạt động này. Vì vậy,
Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những quy định về đối tượng hạn chế
cho vay hoặc cấm cho vay nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức TCVM nói riêng
buộc các tổ chức này phải tuân thủ. Những quy định này được đề cập
rất rõ tại Điều 19, 20 của quyết định số QĐ1627/2001/QĐ-NHNN.
Theo đó, những đối tượng không được cấp tín dụng là:
“- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
- Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ
thẩm định, quyết định cho vay;
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó
giám đốc)...”
b. Chính sách phân loại khách hàng
Chính sách phân loại khách hàng là việc phân thành các nhóm
khách hàng có những khác biệt theo những tiêu chí nhất định phù
hợp với mục đích như về nhu cầu vay, quy mô tổ chức, quan hệ với
tổ chức TCVM...
Chính sách phân loại khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với
hoạt động cho vay của tổ chức TCVM. Nó giúp tổ chức TCVM phát
triển những sản phẩm đặc thù phù hợp với nhu cầu, những ưu đãi thu
hút khách hàng tiềm năng, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn
lực, mở rộng thị phần. Vì vậy, chính sách phân loại khách hàng có sự
liên quan mật thiết với chính sách sản phẩm của các tổ chức TCVM.
Đối với các tổ chức TCVM, các sản phẩm cho vay dành cho khách
hàng thường được chia thành các sản phẩm cho vay theo nhóm và
cho vay cá nhân.

242
c. Các hình thức cho vay trong TCVM
i) Cho vay theo nhóm
- Một số tổ chức TCVM sử dụng phương thức cho vay theo
nhóm, theo đó các khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhóm
khách hàng nhỏ - các cá nhân trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm
thanh toán cho nhau. Phương thức cho vay này được xây dựng dựa
trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả nợ, bởi vì
sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả
năng nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm.
- Đặc điểm của cho vay theo nhóm: Đây là hình thức cho vay
hướng tới các đối tượng khách hàng là thành viên của một nhóm,
một tổ chức. Hình thức cho vay nhóm giúp giảm chi phí giao dịch
và rủi ro cho các tổ chức cho vay thường xuyên tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho việc tiếp cận các dịch vụ tài chính tới các đối tượng gặp
khó khăn, bao gồm cả những khách hàng ở khu vực vùng sâu vùng
xa, người dân ở ku vực nông thôn, những người không có khả năng
vay vốn, những người không có tài sản đảm bảo hay những người
chưa từng giao dịch với các tổ chức tín dụng. Hình thức cho vay theo
nhóm đã chuyển giao một cách hiệu quả phần lớn trách nhiệm của
tổ chức cho vay như: sàng lọc lựa chọn khách hàng, quản lý và giám
sát việc thực thi các quy định sang cho chính khách hàng vay. Qua
đó giúp làm giảm chi phí cho các tổ chức cho vay.
- Một số hình thức cho vay theo nhóm phổ biến đã được triển
khai rộng rãi trên thế giới có thể kể đến như:
+ Phân nhóm cho vay 5 người của Grameen. Ví dụ với một tổ
đội, hội nhóm có 30 người có nhu cầu vay sẽ tạo thành 6 nhóm nhỏ.
Các phân nhóm này sẽ đảm bảo khoản vay lẫn nhau, đồng thời, tổ
đội, hội nhóm sẽ đảm bảo thứ cấp cho khoản vay. Mô hình này được
sử dụng rất nhiều tại khu vực châu Á nhưng cũng đã được áp dụng tại

243
nhiều nơi khác. Hội tín thác Grameen có trên 40 mô hình mô phỏng
tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Một số tổ chức điển hình
của mô hình này có thể kể đến như: Ngân hàng GrameenBank và Ủy
ban vì sự tiến bộ ở nông thôn Bangladesh, Tulay sa Pag-Unlad, Ind,
dự án Dungganon ở Philippines, Sahel Action ở Burkina Faso và Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Joanna Ledgerwood, 2001).
+ Nhóm đoàn kết: gồm từ 3 đến 10 người trong mỗi nhóm.
Mỗi nhóm này sẽ đảm bảo cho khoản vay của từng thành viên.
Những ví dụ điển hình của Nhóm đoàn kết như: các chi nhánh
của ACCION: PRODEM, BancoSol Bolivia, Asociasión Grupos
Solidarios de Colombia và Genesis và PROSEM ở Guatemala
(Joanna Ledgerwood, 2001).
+ Ngân hàng làng xã: một nhóm từ 15 đến 50 người tạo thành
một “ngân hàng làng xã” để cung cấp vốn cho các thành viên của
ngân hàng này. Trong một số trường hợp, một nhóm người có khoản
tiền tiết kiệm sẽ cho các thành viên khác trong nhóm vay; những
khoản vay như vậy được gọi là các khoản cho vay “tài khoản nội
bộ”. FINCA ở Mexico và Costa Rica, CARE ở Guatemala, Save The
Children ở El Salvado, Freedom From Hunger ở Thái Lan, Burkina
Faso ở Bolivia, Mali và Ghana, Catholic Relief Services ở Thái Lan
và Benin là những mô hình tiêu biểu cho loại hình này trên thế giới
(Joanna Ledgerwood, 2001).
- Ưu điểm phương pháp cho vay qua nhóm:
+ Đảm bảo sự hoàn trả nợ đầy đủ, đúng hạn thông qua sự
lựa chọn thành viên, bình xét món vay, trách nhiệm liên đới giữa
các thành viên, áp lực của nhóm và sự tương trợ lẫn nhau giữa các
thành viên
+ Giảm chi phí quản lý khi thực hiện các dịch vụ của tổ chức
TCVM, thông qua việc chia sẻ công việc, trách nhiệm cho nhóm

244
+ Huy động tiết kiệm dễ dàng và thuận lợi hơn, đặc biệt là các
món tiết kiệm nhỏ
+ Đối với thành viên nhóm thì ngoài lợi ích được tiếp cận
với các dịch vụ của tổ chức TCVM họ còn phát triển năng lực cá
nhân, sự tự tin, tính kỷ luật, khả năng giao tiếp xã hội khi tham gia
tổ chức nhóm
- Nhược điểm của phương pháp cho vay qua nhóm:
+ Dễ bị ảnh hưởng dây chuyền, nhất là việc hoàn trả nợ. Nếu
một thành viên trong nhóm không hoàn trả nợ đầy đủ, đúng hạn, rất
có thể sẽ kéo theo thành viên khác cũng bị ảnh hưởng và ảnh hưởng
đến khả năng hoàn trả của thành viên đó
+ Các sản phẩm vay vốn thường không đa dạng, linh hoạt, giá
trị món vay nhỏ
+ Hình thức vay này phụ thuộc rất nhiều vào người trưởng
nhóm và có thể có sự không công bằng, gian lận nếu người đứng đầu
nhóm không trung thực
+ Tăng thêm chi phí cơ hội cho thành viên do mất thời gian cho
việc họp hành, tham gia, điều hành các công việc của nhóm
+ Rủi ro hiệp biến khi các thành viên trong nhóm sử dụng vốn
vay cho các hoạt động sản xuất tương tự nhau. (Rủi ro hiệp biến là
một sự kiện không dự tính trước xảy ra làm cho nhiều hộ gia đình
đồng thời chịu tổn thất (Craig Churchill, 2003)
+ Chi phí trong giai đoạn ban đầu của tổ chức TCVM cao cho
việc thành lập, đào tạo nhóm
+ Rủi ro cũng có thể xảy ra khi các cá nhân thành viên trong
nhóm không muốn phải chịu trách nhiệm về sự thiếu trách nhiệm của
thành viên khác

245
ii) Cho vay cá nhân
Cho vay cá nhân là phương pháp cung cấp khoản vay trực tiếp
cho cá nhân, không thông qua nhóm. Phương pháp này thường sử
dụng thích hợp với nhóm khách hàng có tài sản thế chấp, khả năng
tài chính đảm bảo việc hoàn trả, đặc biệt là các khu vực thành thị.
Cho vay cá nhân yêu cầu cần có sự phân tích khách hàng và dòng
tiền của khách hàng.
- Các đặc điểm của cho vay cá nhân:
+ Quyết định cho vay dựa vào tài sản thế chấp, bảo đảm của
khách hàng hoặc dựa vào hiểu biết của tổ chức TCVM đối với khách
hàng, tình hình tài chính, khả năng trả nợ.
+ Khách hàng cá nhân có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ, thường
xuyên với nhân viên tín dụng.
+ Quy mô của món vay thường lớn hơn món vay được giải
ngân qua nhóm.
+ Tiết kiệm bắt buộc có thể không được yêu cầu.
- Ưu điểm cho vay cá nhân:
+ Khả năng hoàn trả cao nếu khách hàng có thế chấp hoặc bảo
đảm khi vay vốn. Tài sản đảm bảo sẽ gây áp lực trả nợ lớn hơn cho
khách hàng.
+ Ít bị ảnh hưởng dây chuyền giữa các khách hàng do các dự
án của khách hàng cá nhân là độc lập, một cá nhân phải chịu trách
nhiệm cho toàn bộ khoản vay.
+ Có thể cung cấp các sản phẩm tín dụng linh hoạt hơn so với
cho vay qua nhóm. Với khách hàng cá nhân, tổ chức TCVM có thể
đa dạng hoá các sản phẩm cho vay thông qua nhu cầu, mục đích, thời
gian, hình thức vay.

246
+ Không mất các chi phí trung gian như cho vay theo nhóm
như chi phí về thành lập, đào tạo nhóm.
+ Các món vay lớn cũng sẽ giúp giảm chi phí hơn so với giải
ngân các món vay nhỏ theo nhóm.
- Nhược điểm của cho vay cá nhân:
+ Nhân viên tín dụng mất nhiều thời gian, công sức hơn khi
phải làm việc trực tiếp với từng khách hàng, đặc biệt là quá trình
thẩm định, xét vay. Do giá trị món vay cũng lớn hơn, việc thẩm tra,
thu thập thông tin khó khăn hơn so với của cả nhóm nên thời gian để
xử lý hồ sơ vay cũng phức tạp và lâu hơn.
+ Không thuận lợi cho việc huy động tiết kiệm nhỏ. Khi một cá
nhân có nhu cầu vay vốn thường thì khách hàng này không có nhu
cầu tiết kiệm.
+ Khó cung cấp các dịch vụ về trung gian tài chính, dịch vụ
xã hội cho nhóm khách hàng mục tiêu so với phương pháp cho vay
qua nhóm.
+ Các khách hàng hầu như không có mối liên hệ, học hỏi, hợp
tác, hỗ trợ nhau mà hầu hết là các khoản vay, khách hàng vay độc lập.
+ Có thể có rủi ro đối với việc hoàn trả với những khách cho
vay không bằng tài sản thế chấp, bảo đảm mà chỉ dựa vào sự hiểu
biết, tin cậy khách hàng.
Hai hình thức cho vay cá thể và cho vay theo nhóm của tổ chức
tài chính vi mô đều giống nhau: đó là hình thức tín dụng cho người
nghèo, khách hàng thu nhập thấp, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi
mô. Đây đều là những khoản vay mà các tổ chức TCVM cung cấp
cho khách hàng, là những chính sách ưu đãi cho người nghèo với
mục đích là giúp họ tham gia sản xuất hay tiến hành kinh doanh.
Bảng 4.1 sau đây sẽ so sánh sự khác nhau của 2 hình thức cho vay cá
thể và cho vay theo nhóm của tổ chức tài chính vi mô.

247
Bảng 4.1. Sự khác nhau giữa cho vay cá thể và cho vay theo nhóm
tại các tổ chức TCVM
Cho vay cá thể Cho vay theo nhóm
Các tổ chức TCVM cung cấp các Cung cấp các món tiền vay cho
món tiền vay tới từng cá nhân một nhóm người có chung nguyện
Khái niệm trên cơ sở đánh giá năng lực của vọng muốn tiếp cận tới các dịch vụ
họ trong việc bảo đảm hoàn trả và tài chính
một mức an toàn nào đó
Khách hàng là các cá thể làm việc Vận dụng mô hình hiệp hội tín
trong khu vực phi chính thức cần dụng và tiết kiệm để tạo tính linh
Phương
vốn kinh doanh, món vay và các hoạt về quy mô và điều khoản của
pháp
điều khoản dựa trên sự cẩn trọng món vay
của các cán bộ tín dụng
Cấp tín dụng cho một cá nhân Cấp tín dụng cho một nhóm người
Đòi hỏi sự liên hệ một cách thường Không đòi hỏi sự liên hệ một cách
xuyên và gần gũi với khách hàng thường xuyên với từng cá thể mà
cá thể chỉ cần làm việc với trưởng nhóm
Đòi hỏi sự thế chấp hoặc bảo đảm Sử dụng sức ép của những người
bởi tài sản cùng nhóm như là tài sản thế chấp,
tài sản đảm bảo
Tiết kiệm bắt buộc thường ko được Tiết kiệm bắt buộc phải có của các
yêu cầu thành viên trong nhóm để đảm bảo
khả năng trả nợ
Cá nhân Việc cho vay dựa trên khả năng tài
chính và sự chi trả thanh toán của
cả nhóm
Đặc điểm Sự kiểm soát một cách thường Chuyển sự giám sát việc sử dụng
xuyên trong quá trình sử dụng vốn vốn qua cho nhóm, nhóm có trách
của khách hàng nhằm đảm bảo nhiệm giám sát các thành viên
khách hàng sử dụng đúng mục đích nhóm mình sử dụng vốn hiệu quả
Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật được Người trong nhóm cùng giúp đỡ
thực hiện bởi các nhân viên tín nhau trong việc hỗ trợ sản xuất để
dụng đến từng cá nhân, đôi khi có đảm bảo nguồn vốn đạt hiệu quả,
sự thu phí tăng tỷ lệ trả nợ của nhóm
Rủi ro xảy ra khi cá nhận đó không Rủi ro xảy ra khi một vài thành viên
có khả năng chi trả của nhóm gặp khó khăn về hoàn trả
dẫn đến sự sụp đổ của cả nhóm
Chi phí giao dịch phát sinh cao Chi phí thường được tiết kiệm
thường cao như chi phí thẩm định tài sản đảm
bảo, chi phí giám sát hoạt động
kinh doanh

(VCUnews.com)

248
4.1.3.2. Chính sách về quy mô và giới hạn cho vay
Giới hạn tín dụng của một khách hàng là tổng mức dư nợ cho
vay tối đa mà tổ chức TCVM có thể chấp nhận giao dịch đối với
khách hàng đó trong một thời kỳ (thường 1 năm).
Chính sách quy mô và giới hạn cho vay là những quy định về
quy mô và giới hạn cho vay theo pháp luật và quy định riêng của
tổ chức TCVM. Chính sách này chính là một trong những công cụ
trong quản trị rủi ro của tổ chức TCVM, nó giúp khống chế những
rủi ro tổng thể của khách hàng vay vốn (khách hàng thua lỗ và mất
khả năng trả nợ).
Quy mô và giới hạn tín dụng do luật quy định.
Trên thực tế, tính đa dạng của sản phẩm tín dụng của các tổ
chức TCVM có sự khác nhau. Một số tổ chức TCVM chỉ có một vài
sản phẩm đơn giản giống nhau cho các khách hàng và mỗi khách
hàng chỉ được tiếp cận với một món vay tại mỗi thời điểm. Hoặc,
một số tổ chức TCVM chỉ cung cấp các món vay cho mục đích sản
xuất, kinh doanh tạo thu nhập và họ không được sử dụng cho mục
đích nào khác. Nhưng một số tổ chức TCVM lại có các sản phẩm
đa dạng hơn và tùy từng tổ chức các loại vốn sẽ có tên gọi khác
nhau, đồng thời quy mô món vay khác nhau, như: vốn vay chính,
vốn chung, vốn ngắn hạn, vốn trung hạn, vốn vay bổ sung, vốn đa
mục đích, vốn khẩn cấp, vốn quỹ nhóm. Khách hàng của họ có thể
vay cùng một lúc hai món vay, và bên cạnh những món vay cho mục
đích tạo thu nhập họ có thể tiếp cận cả các khoản vay cho mục đích
tiêu dùng, đặc biệt khi gặp ốm đau, rủi ro trong cuộc sống hoặc cho
những trường hợp khẩn cấp như cần tiền trang trải cho các chi phí
học hành của con cái vào đầu năm học. Những tổ chức TCVM có các
sản phẩm tín dụng đa dạng thường đã hoạt động lâu năm, có nhiều
kinh nghiệm và hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp hơn.

249
Cho dù là loại sản phẩm tín dụng nào thì việc thiết kế quy mô
món vay phù hợp là hết sức cần thiết. Với khách hàng, quy mô món
vay phù hợp sẽ giúp đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng vốn vay, cũng
như khả năng trả nợ của họ. Nếu món vay quá nhỏ so với nhu cầu sử
dụng vốn vay, nhất là cho một mục đích phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh nào đó, nó sẽ không có nhiều tác dụng. Nhưng nếu món
vay lớn hơn nhu cầu sử dụng vốn và vượt quá năng lực sử dụng vốn
vay của khách hàng thì nó có thể không được sử dụng hiệu quả. Một
phần vốn vay có thể được sử dụng cho mục đích khác không tạo thu
nhập. Và điều quan trọng khác là người vay sẽ gặp khó khăn khi trả
nợ vì vốn vay được sử dụng không có hiệu quả và phải trả một số tiền
nợ lớn. Còn đối với tổ chức TCVM, nếu sản phẩm vốn vay không
được thiết kế hợp lý, nó sẽ không hấp dẫn khách hàng và họ có thể
sẽ rời bỏ tổ chức. Hơn nữa, nếu món vay không phù hợp, người vay
sẽ gặp khó khăn khi hoàn trả vốn vay và dẫn đến nguy cơ về nợ quá
hạn, rủi ro mất vốn.
Để thiết kế các sản phẩm vốn vay với quy mô phù hợp với nhu
cầu của nhóm khách hàng mục tiêu, các tổ chức TCVM sẽ phải căn
cứ vào một số yếu tố chính:
- Mục đích sử dụng vốn vay. Với mỗi mô hình sản xuất, kinh
doanh khác nhau sẽ cần lượng vốn khác nhau.
- Khả năng trả nợ của nhóm khách hàng mục tiêu. Đây là yếu
tố rất quan trọng mà bất kỳ tổ chức TCVM nào cũng cần xem xét
khi quyết định cho vay và trong thiết kế sản phẩm. Khả năng trả nợ
khách hàng phụ thuộc vào nguồn thu nhập và chi tiêu của hộ gia
đình/doanh nghiệp.
- Năng lực và kinh nghiệm sử dụng tín dụng của khách hàng.
Nhóm khách hàng ở thành thị, nông thôn và miền núi sẽ khác nhau
và những người chuyên kinh doanh, buôn bán, làm ngành nghề sẽ
khác với những người làm nghề nông. Thậm chí mỗi cá nhân trong
nhóm khách hàng mục tiêu cũng có năng lực sử dụng vốn khác nhau.

250
Với những khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ tài chính sẽ ít kinh
nghiệm và có thể sử dụng vốn vay ít hiệu quả hơn, thậm chí có thể
có những rủi ro. Vì thế, tổ chức TCVM cần cân nhắc những món vay
thích hợp để họ có thể tập dượt làm quen.
- Mức vay nhỏ, phù hợp với nhóm khách hàng nghèo, đặc biệt
là những lần vay vốn đầu tiên.
- Tăng dần món vay ở các chu kỳ tiếp theo. Nguyên tắc này
giúp khách hàng sử dụng hiệu quả những món vay lớn hơn nhờ kinh
nghiệm có được từ việc sử dụng những món vay nhỏ ở chu kỳ trước
và họ dần mở rộng được quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
- Chỉ nên khống chế mức vay tối đa, không nên khống chế mức
vay tối thiểu. Nguyên tắc này giúp khách hàng lựa chọn món vay phù
hợp với khả năng sử dụng vốn vay của họ.
Tại Việt Nam, tổ chức TCVM cam kết tài trợ cho khách hàng
với món tiền và hạn mức nhất định phù hợp với các điều luật, các
quy định trong các văn bản sau: Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về
các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;
Luật các tổ chức tín dụng 2010, Thông tư 33/2015/TT-NHNN Quy
định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức Tài chính
vi mô... Số lượng tài trợ có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời
gian và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau.
Cụ thể, theo Điều 7, Thông tư Số: 07/2009/TT-NHNN Quy
định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ, giới hạn cho vay của tổ chức tài chính quy mô
nhỏ đối với khách hàng như sau:
- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ đối với
một khách hàng không phải khách hàng tài chính quy mô nhỏ không
được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

251
- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ đối với
một khách hàng tài chính quy mô nhỏ không được vượt quá 30 triệu
đồng. Mức cho vay này có thể được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
điều chỉnh theo từng thời kỳ.
- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ đối với
một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, trong đó mức cho vay đối với một
khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định trên.

Bảng 4.2. Quy mô cho vay của tổ chức TCVM X


tại Việt Nam tháng 7/2016

Loại Vòng vốn Số tiền


1. Vốn chính sách
  Từ 1 - 15 triệu VNĐ
2. Vốn đa mục đích
  Từ 1 - 15 triệu VNĐ
VỐN NGẮN HẠN
3. Vốn phát triển kinh tế
Vòng 1 Từ 1 - 20 triệu VNĐ
Vòng 2 Từ 1 - 25 triệu VNĐ
Vòng 3 Từ 1 - 30 triệu VNĐ VNĐ
4. Vốn hỗ trợ xây dựng sửa chữa
VỐN TRUNG HẠN
  Từ 1 - 15 triệu

Nguồn: Bản mô tả sản phẩm tài chính của tổ chức TCVM X, 2016

Việc khách hàng sử dụng khoản vay để làm gì là một tiêu chí
quan trọng ảnh hưởng đến số tiền vay. Thông thường, khách hàng
vay tài chính vi mô vay vốn vì hai mục đích: vay vốn lưu động và
vay vốn mua tài sản cố định. Vay vốn lưu động là những khoản vay
dành cho các khoản đầu tư hiện thời hay các tài sản ngắn hạn. Vay
mua tài sản cố định là những khoản vay dùng cho mua tài sản sử
dụng trong suốt quá trình kinh doanh hoặc những tài sản tiêu dùng

252
có giá trị lớn. Vay mua tài sản cố định nói chung có quy mô lớn hơn
so với vay vốn lưu động.
4.1.3.3. Chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách
hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi đã được
thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tài chính vi mô và
khách hàng. Hầu hết các khoản vay tài chính vi mô đều có kỳ hạn
từ ba tháng đến một năm, mặc dù điều kiện thực tế có thể lên đến
ba năm hoặc lâu hơn tuỳ từng trường hợp. Hình thức vay theo nhóm
thường có thời gian cho vay ngắn hơn. Đối với cho vay sản xuất
nông nghiệp, thời gian cho vay có thể có kỳ hạn dài hơn để phù hợp
với thời gian trồng và thu hoạch, trong khi đó, cho vay mua nhà có
thể còn lâu hơn do số tiền vay lớn hơn.
Các điều khoản về trả nợ có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, chi
phí giao dịch và khả năng tiếp cận các sản phẩm cho vay của khách
hàng. Các khoản vay này thường được thiết kế để được hoàn trả
định kỳ (số tiền trả mỗi kỳ thường bằng nhau) trong suốt thời gian
vay hoặc trả một lần khi đáo hạn, sao cho phù hợp với dòng tiền của
khách hàng vay. Việc thanh toán tiền vay (bao gồm cả gốc và lãi
nhưng có thể chỉ có lãi mà không có gốc khi số tiền gốc được trả một
lần vào cuối kỳ) có thể được thanh toán theo chu kỳ hàng tuần, hai
tuần một lần, hoặc hàng tháng tùy thuộc vào cơ cấu dư nợ, hoặc có
thể được thanh toán một lần vào cuối kỳ. Tần suất thanh toán khoản
vay phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và khả năng của các tổ
chức tài chính vi mô để đảm bảo khả năng trả nợ và quản lý thanh
khoản của cả khách hàng và tổ chức tài chính vi mô đó. Một thời
gian ân hạn (là thời gian từ lúc giải ngân lần đầu cho đến ngày trả
vốn gốc đầu tiên, trong khoảng thời gian đó khách hàng chưa phải
trả nợ gốc) cũng có thể được áp dụng, đặc biệt là với các khoản vay
nông nghiệp.

253
Và như vậy, Thời gian cho vay = thời gian ân hạn + thời gian
trả nợ
Việc áp dụng hình thức trả nợ thường xuyên hơn sẽ giúp làm
giảm rủi ro tín dụng cho tổ chức TCVM nhưng lại có thể làm tăng chi
phí giao dịch và có thể làm cho các khoản vay trở nên khó tiếp cận
hơn đối với người vay tại các vùng sâu vùng xa hoặc những khách
hàng có dòng tiền không thường xuyên, liên tục. Tùy thuộc vào câu
trả lời cho các câu hỏi liên quan đến việc thanh toán: các khoản thanh
toán được trả bằng cách nào, khi nào và ở đâu, rủi ro không trả được
nợ có thể sẽ tăng lên nếu như tổ chức TCVM không thể quản lý được
số tiền trả định kỳ hoặc số tiền trả một lần cuối kỳ.

Bảng 4.3. Thời hạn cho vay của tổ chức TCVM X


tại Việt Nam tháng 7/2016

Loại Vòng vốn Số tiền Kỳ hạn


1. Vốn chính sách
  Từ 1 - 15 triệu 50 tuần
2. Vốn đa mục đích
VỐN   Từ 1 - 15 triệu 25/40 tuần hoặc 6/12 tháng
NGẮN
HẠN 3. Vốn phát triển kinh tế
Vòng 1 Từ 1 - 20 triệu
Vòng 2 Từ 1 - 25 triệu
Vòng 3 Từ 1 - 30 triệu 50 tuần
VỐN 4. Vốn hỗ trợ xây dựng sửa chữa
TRUNG
HẠN   Từ 1 - 15 triệu 70 hoặc 100 tuần

Nguồn: Bản mô tả sản phẩm tài chính của tổ chức TCVM X, 2016

Như đã nói ở trên, với mục đích vay vốn lưu động thì khách
hàng thường có nhu cầu vay với kỳ hạn từ 2 tháng cho đến 1 năm;
trong khi với khách hàng vay vốn để mua tài sản cố định, thời gian

254
vay thường có kỳ hạn dài hơn do thời gian sử dụng của các tài sản
này tương đối dài, thường trên 1 năm.
4.1.3.4. Chính sách về lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay của tổ chức TCVM là tỷ lệ mà theo đó tiền
lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ tổ chức
TCVM. Cụ thể, lãi suất là phần trăm số tiền gốc phải trả cho một số
lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo
tháng hoặc năm). Vì lãi cho vay là nguồn thu nhập chính của các tổ
chức TCVM, nó phải bù đắp được mọi chi phí vận hành (ví dụ lương
nhân viên, đi lại), chi phí vốn (ví dụ chi phí huy động vốn, chi phí
vay vốn), chi phí mất vốn (đối với các khoản nợ xấu), và một khoản
lợi nhuận để duy trì và mở rộng hoạt động.
a. Quan điểm về lãi suất áp dụng trong hoạt động TCVM
Hiện nay có hai quan điểm cơ bản về lãi suất áp dụng trong
hoạt động tài chính vi mô. Đó là quan điểm về lãi suất trợ cấp (hay
trợ giá lãi suất) và quan điểm về lãi suất thương mại. Hai quan điểm
này khác nhau cơ bản nhất trong phần lãi suất cho vay. Lãi suất huy
động của các phương án lãi suất này gần như không có nhiều khác
biệt. Sở dĩ không có sự khác biệt nhiều trong lãi suất huy động vì một
lý do là nguồn vốn huy động của các tổ chức tương đối giống nhau.
Cơ cấu vốn của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thường
gồm: Nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức nước ngoài với chi phí thấp
(hoặc gần như bằng không), nguồn vốn hỗ trợ từ phía chính phủ, vốn
tự có và vốn huy động trong dân cư. Đối với các khoản hỗ trợ thì
chi phí rất thấp và thực tế là gần như tổ chức không phải chi trả một
khoản chi phí nào để tiếp cận. Nhưng để có được nguồn vốn từ dân
cư thì dù hoạt động theo chính sách lãi suất nào thì tổ chức đều phải
huy động theo lãi suất thị trường. Chính vì những điểm chung này
dẫn tới một sự thật là, nếu hai tổ chức hoạt động trên cùng một địa
bàn, trong cùng một khoảng thời gian, cùng cơ cấu vốn từ các nguồn

255
giống nhau thì chi phí vốn trung bình của các tổ chức này gần tương
đương nhau.
i) Quan điểm thực hiện chính sách trợ giá lãi suất: (Trần Thị
Ngọc Tú, 2006)
Theo quan điểm này, nên thực hiện lãi suất cho vay thấp trong
hoạt động tài chính vi mô. Theo đó lãi suất cho vay có thể thấp hơn
lãi suất huy động ở những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này.
Quan điểm này cho rằng việc tiếp cận tới được các dịch vụ tài chính
là một điều kiện rất quan trọng giúp người dân thoát khỏi nghèo đói.
Khi đề ra chính sách lãi suất trợ cấp, những nhà xây dựng chính
sách đã dựa vào một số tư tưởng sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm rằng người nghèo cần vốn
nhưng họ có rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh và
cuộc sống. Họ cũng cho rằng, người nghèo là những người không có
khả năng tiết kiệm và khả năng trả nợ của họ rất hạn chế. Theo góc
nhìn này, người nghèo là những người đáng thương và cần những sự
giúp đỡ mang tính chất từ thiện nhiều hơn. Chính vì vậy, cung cấp tín
dụng với lãi suất thấp không chỉ khuyến khích người nghèo có vốn
làm việc mà còn tạo thêm nguồn tiết kiệm cho họ. Do khả năng trả
nợ kém nên lãi suất thấp chính là ưu đãi khuyến khích họ trả nợ. Hơn
nữa, tránh cho những người vay vốn khỏi lâm vào tình trạng phá sản
khi phải vay với lãi suất cao.
Thứ hai, thực hiện lãi suất thấp như là một hình thức trợ cấp
trong người nghèo, cũng như việc thực hiện các trợ cấp khác về giá
hay ưu đãi về thuế trong nông sản. Nhà nước đã có nhiều chính sách
khác để bảo vệ nền sản xuất trong nước như chính sách tỷ giá thấp
để khuyến khích xuất khẩu, chính sách thuế để hạn chế nhập khẩu.
Lãi suất thấp như một hình thức hỗ trợ nhằm làm giảm chi phí vốn,
từ đó giảm chi phí sản xuất của các hộ sản xuất. Chính sách này còn

256
giúp các hộ nông dân vượt qua được một số khó khăn khi xảy ra
những sự cố bất ngờ như thiên tai hoặc biến động bất thường của
thị trường.
Thứ ba, khuyến khích người nghèo vay vốn - mở rộng tín dụng,
cung cấp nhiều hơn vốn tới người nghèo để mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh. Với những quan điểm trên về lợi ích của lãi suất
trợ cấp với người nghèo, việc người nghèo tới vay vốn nhiều hơn là
hoàn toàn chính xác. Lãi suất thấp khuyến khích cho vay tới những
hộ thuộc diện nghèo nhất. Điều này có thể giải thích ngắn gọn khi
coi tín dụng như một loại hàng hóa và lãi suất chính là giá của loại
hàng hóa đó. Khi giảm lãi suất cho vay xuống, nhu cầu vay vốn của
khách hàng sẽ tăng lên.
Thứ tư, chính sách lãi suất trợ giá loại bỏ những kẻ cho vay
nặng lãi ra khỏi thị trường. Theo quan điểm này, những người cho
vay chuyên nghiệp ở khu vực phi chính thức là những kẻ độc quyền
cho vay nặng lãi, bóc lột người nghèo bằng những lãi suất cắt cổ.
Với lãi suất quá cao nên hầu như những gì người vay vốn làm ra đều
rơi vào túi của những người cho vay này. Khi có những chương trình
cho vay theo lãi suất thấp, người dân sẽ không phải vay ở những
người cho vay này nữa. Như vậy, thị trường của những người cho
vay nặng lại sẽ thu hẹp lại và tiến tới biến mất.
Thứ năm, lãi suất bao cấp như là một công cụ hữu hiệu giúp
chính phủ thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo. Bằng vịêc
khuyến khích người dân có vốn để sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng
thu nhập của họ. Thu nhập tăng sẽ dẫn tới tiết kiệm tăng và đời sống
người dân được cải thiện. Với khoản tiết kiệm lớn hơn và khả năng
tiếp cận tới các nguồn vốn giá rẻ được duy trì, người dân lại có thể
tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng thu nhập. Quá trình này sẽ đi theo
một vòng xoáy với chiều hướng lên trên, nghĩa là đời sống của người
sẽ tiếp tục tăng lên theo mỗi chu kỳ đầu tư và tiết kiệm như vậy.

257
Thực tế, các lý do này được coi như những ưu điểm quan trọng
của chính sách lãi suất trợ cấp. Dựa vào những ưu điểm này mà nhiều
quốc gia đã thực thi các chương trình cung cấp tín dụng tới người
nghèo với lãi suất thấp. Nhiều chương trình đã đạt được những thành
công nhất định. Nhưng trong quá trình thực thi chính sách này, người
ta phát hiện ra nhiều điểm bất hợp lý, khiến cho rất nhiều chương
trình phải kết thúc. Bên cạnh đó, những mặt tích cực được đề ra trên
đây không hẳn đã được phát huy như khi xây dựng chính sách người
ta vẫn mong muốn.
Ngoài ra, chính sách lãi suất trợ cấp còn có một số hạn chế
như sau:
Thứ nhất, sự bất hợp lý giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy
động trong một tổ chức tài chính có thể ảnh hưởng tới khả năng bền
vững tài chính của chính tổ chức đó. Cụ thể là đôi khi lãi suất huy
động bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay. Kết quả là tổ chức không
thể bù đắp được cho hoạt động hiện tại. Gây xói mòn khả năng tài
chính của tổ chức. Nguồn vốn hoạt động bị xói mòn ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng dịch vụ tín dụng được cung cấp tới người dân, đặc
biệt là hoạt động thẩm định và lựa chọn người vay. Để duy trì hoạt
động như bình thường thì sức ép tăng vốn đối với các tổ chức là rất
lớn. Nguồn vốn tài trợ được xem là giải pháp cho tổ chức, nhưng
nguồn vốn này rất nhỏ và không thường xuyên. Hơn nữa, việc huy
động từ dân cư và tăng vốn từ nội bộ là khó khăn, bởi chi phí của hai
nguồn này rất lớn sẽ làm tăng thêm tình trạng kém bền vững về tài
chính của tổ chức. Việc các tổ chức cung cấp tín dụng giá rẻ phải thu
hẹp hoạt động dần rồi tiến tới rút khỏi thị trường là một hiện tượng
phổ biến đã xảy ra ở nhiều nước thực hiện chính sách lãi suất này.
Thứ hai, trên thực tế, không thể loại bỏ được những người cho
vay nặng lãi ra khỏi thị trường. Việc thiếu vốn và kém bền vững về
tài chính đẩy tới thu hẹp việc cung cấp các khoản tín dụng giá rẻ sẽ

258
bỏ lại cho khu vực phi chính thức một thị trường lớn. Tuy nhiên,
ngay cả khi thực hiện bước đầu chính sách, số lượng những người
cho vay ở khu vực phi chính thức hoàn toàn không giảm đi. Người
dân vẫn tìm tới họ bởi vì khả năng cung cấp vốn rất nhanh, thủ tục
đơn giản và một số người cho vay không đòi hỏi thế chấp. Điều này
cho thấy một sự thật là không phải lãi suất thấp là yếu tố quyết định
việc người dân có vay vốn hay không.
Thứ ba, lãi suất thấp ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài
chính. Khi chính sách lãi suất thấp được thực hiện, một lượng lớn
khách hàng bị thu hút bởi nguồn vốn giá rẻ này, trong số đó có những
người không nằm trong diện được cung cấp. Qua những kinh nghiệm
thực tế cho thấy những người không có nhu cầu thực sự bức xúc với
những khoản tín dụng giá rẻ này lại là những đối tượng được cho vay
nhiều nhất. Như vậy, tạo sức ép lên các tổ chức tín dụng thương mại
hoạt động tại địa phương khi họ để mất một số lượng lớn các khách
hàng. Điều này khiến họ lâm vào cuộc cạnh tranh lãi suất với chính
các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Thứ tư, tỷ lệ hoàn trả thấp, trừ một vài trường hợp đặc biệt, tỷ
lệ không hoàn trả ở các nước đang phát triển dao động khoảng từ
40 đến 95%. Lãi suất cho vay nông dân sản xuất nhỏ và nghèo càng
thấp thì tỷ lệ hoàn trả càng thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này
là: (i) không có khả năng trả nợ được (ví dụ như mất mùa); (ii) do
người dân coi đây là một khoản trợ cấp hay hỗ trợ nên không có tư
tưởng phải hoàn trả. Trong đó, nguyên nhân thứ hai chính là nguyên
nhân quan trọng nhất. Chính vì những nhược điểm của chính sách
này, ngày nay các tổ chức quốc tế khuyến cáo chính phủ và những tổ
chức tín dụng cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo không
nên áp dụng như một chính sách lãi suất phổ thông trong hoạt động
tài chính vi mô. Hiện nay, các tổ chức đang có xu hướng tiến tới mức
lãi suất thị trường cho hoạt động cho vay của họ.

259
Như ta đã thấy, trong việc thực thi chính sách lãi suất trợ cấp có
sự liên quan mật thiết của Chính phủ trong đó. Khi các tổ chức cung
cấp các dịch vụ tài chính vi mô đã ngày càng nhận ra được những
nhược điểm của chính sách lãi suất này thì dường như một số chính
phủ là những người tương đối “bảo thủ” và giữ nguyên nhiều quan
điểm của mình về hoạt động này. Đây một phần là do những định
kiến tương đối cố hữu và một phần khác là do sự thiếu hiểu biết của
chính phủ về hoạt động tài chính vi mô. Ở phần trên, chúng tôi trình
bày về trường phái lãi suất này đứng trên phương diện của những
người xây dựng và thực thi những chương trình tài chính vi mô (có
thể bao gồm cả các chính phủ). Đối với trường hợp chính phủ là
người đứng ngoài, chủ trương thực hiện chính sách lãi suất bao cấp
hiện vẫn đang tồn tại và nổi lên ở một số nuớc. Chính phủ có trong
tay công cụ pháp luật để điều chính lãi suất trong các hợp đồng tín
dụng của tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, đó là lãi suất trần.
Và khi mức lãi suất này ban ra, tổ chức bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ và
họ có thể không được hưởng trợ cấp hoặc hỗ trợ nào từ phía chính
phủ cho việc thực thi lãi suất trần này. Theo một số các đánh giá, đây
có thể coi là một chính sách hạn chế sự phát triển của hoạt động tài
chính vi mô.

ii) Quan điểm thực hiện lãi suất hướng tới lãi suất thị trường
(lãi suất thương mại)

Sau một thời gian dài thực hiện lãi suất bao cấp, hàng loạt
các chương trình tài chính vi mô bị sụp đổ bởi các hạn chế của nó.
Một xu hướng mới về chính sách lãi suất đã xuất hiện với mục đích
hạn chế được các tác động tiêu cực của chính sách lãi suất bao cấp
đã được thực hiện. Chính sách lãi suất mới này, chính sách lãi suất
thương mại, được xây dựng dựa trên những cái nhìn mới về năng lực
tài chính của người nghèo.

260
Quan điểm mới về người nghèo cho rằng, người nghèo là
những người kinh doanh nhỏ rất giỏi cần được quan tâm đến bởi
vì họ là kinh doanh trong nền kinh tế địa phương. Họ thường là
những người có nhiều năm kinh nghiệm buôn bán với những quyết
tâm và hết lòng với công việc. Tin vào sự hiểu biết và sự giỏi làm
ăn của khách hàng là một điều hết sức quan trọng. Mặc dù nằm
ngoài hệ thống tài chính là thừa, nên thay thế bằng các doanh chính
thức, các cơ sở sản xuất kinh nghiệm lớn hơn sử dụng nhiều nhân
doanh nhỏ vẫn tồn tại được và rất quan trọng đối với địa phương,
nhưng cần được sự cải thiện. Những hoạt động kinh tế quy mô
nhỏ này là những hoạt động kinh doanh chắc chắn được thực hiện
một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, theo quan điểm mới về người
nghèo thì tỷ lệ hoàn trả của họ khá cao cho rất nhiều tổ chức tín
dụng. Nhu cầu tiêu dùng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đã của
người nghèo rất cấp bách vì thế họ chứng minh rằng người nghèo
hoàn trả nhanh chóng. Không thể phủ nhận rằng người nghèo có
nhu cầu chi tiêu rất lớn nhưng về phía tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực tài chính vi mô, sự cải thiện cuộc sống của khách hàng
từ chính những khoản vay của mình cũng quan trọng không kém.
Hơn thế, tỷ lệ tiết kiệm của người nghèo rất cao, theo báo cáo của
rất nhiều tổ chức tài chính vi mô, chứng minh rằng người nghèo
cũng có khả năng tiết kiệm.
Từ những quan điểm này, những nhà xây dựng chương trình
cho rằng người nghèo luôn có nhu cầu lớn về các dịch vụ tài chính,
họ sẵn sàng trả mức lãi suất cao ở mức hợp lý để có được cơ hội tiếp
cận tới các dịch vụ tài chính với chất lượng cao và kịp thời. Về phía
tổ chức cung cấp, để đảm bảo sự bền vững và phát triển, thực hiện
mức lãi suất cao. Theo đó lãi suất cho vay luôn lớn hơn lãi suất huy
động. Tức là, lãi suất cho vay phải đủ để bao phủ 4 yếu tố chi phí: (i)
chi phí trả cho nguồn huy động, (ii) chi phí giao dịch bình quân, (iii)
chi phí dự phòng rủi ro và (iv) các ảnh hưởng của lạm phát.

261
Ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu, lãi suất tài chính vi mô cao
hơn lãi suất của các ngân hàng. Trên thế giới, các tổ chức tài chính vi
mô thường áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng ở mức cao
hơn lãi suất cho vay kinh doanh của các ngân hàng thương mại, trong
khoảng từ 20-40%, tùy từng quốc gia và tùy từng khu vực (Morduch,
2008; Duflos, 2013), nhưng mức lãi suất này thường bằng hoặc thấp
hơn một chút mức lãi suất mà ngân hàng thương mại cho vay tiêu
dùng, và thấp hơn 10-25% so với mức lãi suất của người cho vay tư
nhân (Morduch, 2008; Rosenberg, 2009; Duflos, 2013). Lý do là vì
việc cung cấp một số lượng lớn các khoản vay nhỏ tận nhà khách
hàng tốn kém hơn nhiều so với việc cho vay vài khoản vay lớn ngay
tại chi nhánh ngân hàng. Như VMWG đã nhấn mạnh, với việc các
TC TCVM cung cấp dịch vụ ngay tại cửa, người nghèo tốn ít chi phí
giao dịch và chi phí cơ hội hơn so với đến ngân hàng thương mại.
Vì phần lớn các chi phí này đã được chuyển từ khách hàng sang cho
các TC TCVM, chi phí vận hành của các TC TCVM cao hơn nhiều
so với chi phí của các ngân hàng không phục vụ người nghèo. Thế
nên, để bù được các chi phí đó, lãi suất của các TC TCVM cao hơn
lãi suất của các ngân hàng thương mại.
Theo CGAP, so sánh với các chuẩn mức quốc tế, lãi suất tín
dụng vi mô ở Việt Nam thấp hơn lãi suất bình quân của thế giới, và
đã giảm trong vài năm gần đây. Ước tính lãi suất cho vay vi mô bình
quân trên thế giới vào khoảng 27%/năm, trong khi ở Việt Nam là
gần 22%.
Vì là một loại hình TCTD nên lãi suất của các tổ chức TCVM
chính thức theo chính sách của NHNN (33/2012/TT-NHNN), cho
phép lãi suất trần của các tổ chức TCVM được phép cao hơn lãi suất
trần của các TCTD khác 1%. Và hiện theo thông tư 16/2013 tháng
6/2013 các tổ chức TCVM áp dụng mức trần lãi suất ngắn hạn 10%
đối với 5 lĩnh vực ưu tiên.

262
Bảng 4.4. Lãi suất cho vay của tổ chức TCVM X
tại Việt Nam tháng 7/2016

Loại Vòng vốn Số tiền Lãi suất

1. Vốn chính sách

  Từ 1 - 15 triệu 0,1%/tuần

2. Vốn đa mục đích

  Từ 1 - 15 triệu 0,15%/tuần Thuộc lĩnh vực


ưu tiên và có
    0,65%/tháng tình hình tài
chính minh
bạch, lành mạnh
VỐN
NGẮN     0,22%/tuần Theo thoả thuận
HẠN
    0,92%/tháng

3. Vốn phát triển kinh tế

Vòng 1 Từ 1 - 20 triệu 0,15%/tuần Thuộc lĩnh vực


ưu tiên và có
Vòng 2 Từ 1 - 25 triệu tình hình tài
chính minh
Vòng 3 Từ 1 - 30 triệu
bạch, lành mạnh

    0,22%/tuần Theo thoả thuận

VỐN 4. Vốn hỗ trợ xây dựng sửa chữa


TRUNG
HẠN   Từ 1 - 15 triệu 0,23%/tuần

Nguồn: Bản mô tả sản phẩm tài chính của tổ chức TCVM X, 2016

Các yếu tố để tính lãi được căn cứ theo Điều 9, Chương I, của
Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 5 năm 2001 về
việc ban hành quy định phương pháp tính và hạnh toán thu, trả lãi
của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng.

263
Điều 9, Chương I, của Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN
Các yếu tố để tính lãi tiền gửi, tiền vay:
Lãi tiền gửi, tiền vay được tính theo các yếu tố sau:
1. Lãi suất: Căn cứ vào mức lãi suất cụ thể của từng đợt huy
động vốn hay loại cho vay được ghi trong số tiền gửi hoặc hợp đồng
tín dụng;
2. Số tiền: Số tiền làm căn cứ để tính lãi là số tiền thực tế đã
huy động của khách hàng hoặc số tiền thực tế đã cho khách hàng vay:
a. Trường hợp tính lãi theo phương pháp tích số: Số tiền để
tính lãi là số ngày thực tế dư Có của tài khoản tiền gửi hoặc số ngày
thực tế dư Nợ của tài khoản cho vay của từng ngày trong tháng.
Những ngày nghỉ (ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần) thì lấy số dư cuối
của ngày làm việc trước ngày đó.
b. Trường hợp tính lãi theo món: Căn cứ vào số tiền (gốc) gửi
vào hoặc trả nợ.
3. Thời gian: Thời gian để tính lãi tiền gửi, tiền vay có thể là
ngày, tháng, quý, hoặc năm và có loại tính theo giờ.
Thời gian chuẩn tính theo lãi năm, tháng, ngày, giờ quy ước
như sau:
+ Một năm có 360 ngày;
+ Một năm có 12 tháng;
+ Một tháng có 30 ngày;
(không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày)
+ Một ngày là 24 giờ.
a. Nếu ngày thu lãi, trả lãi trùng vào ngày lễ hay ngày nghỉ
hàng tuần thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
b. Đối với những khoản tiền gửi hoặc tiền vay có thời hạn
từ một ngày trở lên thì thời gian tính lãi được tính từ ngày gửi tiền
hoặc ngày vay mà không tính ngày rút tiền hoặc ngày trả nợ.

264
Đối với các khoản cho vay theo đặc thù của tổ chức TCVM
không đáp ứng đủ các điều kiện về tài chính minh bạch, lành mạnh
theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-NHNN, thì tổ chức TCVM
thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận theo quy định tại khoản
3 Điều 4 Thông tư số 10/2013/TT-NHNN và Thông tư số 12/2010/
TT-NHNN ngày 14/4/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
b. Các phương pháp tính lãi đối với các khoản cho vay của tổ
chức TCVM
Về phương pháp tính lãi đối với các khoản cho vay, tổ chức
TCVM thực hiện tính lãi theo quy định tại Quy định phương pháp
tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức
tính dụng ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN
ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có
hai phương pháp tính lãi được các tổ chức TCVM áp dụng khá phổ
biến: phương pháp tính lãi theo số dư giảm dần và phương pháp tính
lãi bằng (hay còn gọi là bình quân).
i) Phương pháp tính theo số dư giảm dần
Tiền lãi được tính theo số dư nợ thực tế của kỳ trả nợ đó. Nó
phản ánh đúng chi phí mà người đi vay phải trả.
Công thức tính: L = Gn x i
Trong đó:
L: là lãi phải trả trong kỳ
Gn: số dư nợ hiện tại của kỳ thứ n
i: lãi suất vay
ii) Phương pháp tính lãi bằng
Phương pháp này còn có tên gọi khác là phương pháp tính lãi
bình quân. Tiền lãi trả trong kỳ được tính theo số tiền vay ban đầu.

265
Công thức tính: L = Gn x i

Trong đó:

L: lãi phải trả trong kỳ

Gn: số tiền vay ban đầu

i: lãi suất vay

Phương pháp tính lãi theo số dư giảm dần sẽ không làm tăng
lãi suất hiệu quả so với lãi suất danh nghĩa, phương pháp tính lãi này
chủ yếu sử dụng ở khối ngân hàng. Phương pháp tính lãi bằng sẽ
làm lãi suất hiệu quả tăng so với lãi suất danh nghĩa và thời hạn vay
càng dài và tần suất trả nợ càng dày thì lãi suất hiệu quả càng cao.
Phương pháp tính lãi bằng có ưu điểm là tính toán và thu tiền lãi đơn
giản cho cả tổ chức TCVM lẫn khách hàng. Một số tổ chức TCVM
áp dụng cách tính lãi theo số dư giảm dần nhưng tiền lãi được cộng
lại và chia đều cho số lần phải trả nợ nhằm giúp cho việc thu lãi đơn
giản cho tổ chức TCVM và khách hàng. Tuy số lãi phải trả bằng nhau
cho mỗi chu kỳ trả nợ, nhưng bản chất không phải là phương pháp
tính lãi bằng.

4.1.3.5. Chính sách về đảm bảo khoản vay

Khách hàng của TCVM thường không có tài sản ký quỹ - vật
được các ngân hàng thương mại sử dụng làm tài sản thế chấp cho
các khoản vay. Cũng có trường hợp khách hàng TCVM có tài sản
ký quỹ, tuy nhiên giá trị của tài sản đó rất thấp (như tivi, đồ nội
thất...). Trong trường hợp này, tài sản thế chấp được sử dụng như một
phương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để
bù đắp các khoản lỗ. Các tổ chức TCVM cũng có thể đưa ra nhiều
cách để làm giảm rủi ro mất vốn như: áp dụng hình thức thay thế cho
tài sản đảm bảo hay tự lựa chọn các tài sản đảm bảo.

266
a. Áp dụng hình thức thay thế cho tài sản đảm bảo
Một trong những cách phổ biến để thay thế cho tài sản đảm bảo
là sử dụng áp lực của những người ngang hàng hay người vay tự chịu
trách nhiệm, cũng như tham gia vào một nhóm đảm bảo.
Thứ nhất là nhóm đảm bảo: Rất nhiều tổ chức TCVM tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành các nhóm trong đó các thành viên
khác tham gia vào việc bảo đảm khoản vay của những thành viên
khác. Sự đảm bảo này có thể là sự ngầm hiểu giữa những người tham
gia nhóm; bởi nếu chỉ cần một thành viên của nhóm không hoàn trả
đầy đủ, đúng hạn khoản vay sẽ dẫn đến việc các thành viên khác của
nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay khác; hoặc
đó là sự đảm bảo thực sự, nghĩa là các thành viên trong nhóm phải có
trách nhiệm nếu ít nhất một thành viên của nhóm mình không hoàn
thành nghĩa vụ trả nợ.
Trong một số trường hợp, các tổ chức TCVM còn yêu cầu các
thành viên của nhóm xây dựng quỹ đảm bảo của nhóm bằng cách
đóng góp vào quỹ. Quỹ này được sử dụng khi một hay nhiều thành
viên của nhóm khi vay vốn nhưng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ
cho tổ chức TCVM. Việc sử dụng quỹ của nhóm đảm bảo có thể theo
mong muốn của các thành viên trong nhóm nhưng cũng có thể được
quyết định bởi chính tổ chức cho vay - tổ chức TCVM. Nếu đó là
quyết định của cả nhóm thì những thành viên không có khả năng trả
tiền vay cho tổ chức TCVM sẽ được vay vốn từ quỹ để trả. Và những
thành viên này sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho quỹ đảm bảo.
Trong trường hợp quỹ đảm bảo được quản lý bởi các tổ chức TCVM
thì tổ chức TCVM sẽ sử dụng quỹ để bù đắp các khoản vay bị rủi ro.
Hay nói cách khác, tất cả các thành viên trong nhóm đều có nghĩa vụ
với việc trả nợ cho tổ chức TCVM. Nếu quỹ này không đủ tiền để chi
trả cho tổ chức TCVM, các thành viên trong nhóm sẽ có ít cơ hội để
có thể tiếp tục vay vốn tại đây.

267
Thứ hai là hình thức cho vay dựa vào uy tín, đặc trưng tính
cách của khách hàng. Một số tổ chức TCVM cho vay đối với những
khách hàng có uy tín đối với cộng đồng. Để biết được điều này, nhân
viên tín dụng của tổ chức TCVM sẽ cần phải tiến hành thăm nom nơi
ở tại cộng đồng cũng như trao đổi với người dân sống xung quanh về
đạo đức, hành vi của người khách hàng này.
Thứ ba, nhân viên tín dụng thường xuyên tổ chức các buổi
thăm viếng khách hàng tại những khu vực có thể để đảm bảo rằng
khách hàng vẫn đang tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
bình thường và họ vẫn đang sẵn sàng trả nợ cho TCTVM. Thêm vào
đó, việc tổ chức thăm nom khách hàng thường xuyên cũng giúp cho
nhân viên tín dụng có thêm hiểu biết về hoạt động kinh doanh của
khách hàng cũng như sự phù hợp của khoản vay về số tiền cho vay,
kỳ hạn vay, tần suất thanh toán... Hơn nữa, các chuyến thăm này
cũng sẽ giúp cho mối quan hệ giữa nhân viên tín dụng của tổ chức
TCVM và khách hàng ngày càng gắn bó hơn. Tuy nhiên, việc thăm
viếng này cũng có nhược điểm đó là làm tăng chi phí hoạt động của
tổ chức TCVM. Đây cũng là một yếu tố mà tổ chức TCVM cần cân
nhắc khi thực hiện hình thức này.
b. Tiết kiệm bắt buộc
Hình thức thế chấp phổ biến nhất được sử dụng tại các tổ chức
TCVM là hình thức tiết kiệm bắt buộc. Tiết kiệm bắt buộc là tiền gửi
tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân gửi tại tổ chức tài chính quy mô
nhỏ để bảo đảm tiền vay đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Tiết
kiệm bắt buộc luôn là một quy định trong hoạt động cho vay của tài
chính vi mô vì tiết kiệm bắt buộc là số tiền do người vay đóng góp
như là một điều kiện để nhận tiền vay đôi khi nó được tính bằng phần
trăm của món vay, đôi khi nó lại là một giá trị danh nghĩa nào đó.
Nhìn chung tiết kiệm bắt buộc có thể coi như là một phần của sản
phẩm cho vay vì nó có có quan hệ chặt chẽ với việc nhận và hoàn trả

268
món vay. Tiết kiệm bắt buộc trong sản phẩm cho vay được dùng để
phản ánh giá trị của thông lệ tiết kiệm đối với người vay, đồng thời
nó còn đóng vai trò như một cơ chế bảo đảm bổ sung nhằm bảo đảm
hoàn trả. Bên cạnh đó, tiết kiệm bắt buộc còn phản ánh khả năng
quản lý dòng tiền và thực hiện sự đóng góp thường kỳ của khách
hàng và hình thành nên cơ sở tài sản cho khách hàng. Tiết kiệm bắt
buộc được coi như một hình thức thế chấp, đảm bảo cho sự hoàn trả
của khách hàng với tổ chức vì vậy tiết kiệm bắt buộc luôn là một quy
định trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô.

Ví dụ tiết kiệm bắt buộc tại Quỹ CEP: Tiết kiệm bắt buộc là
khoản tiền gửi nộp cùng với lịch trả tiền của các khoản vay. Người đi
vay phải nộp hàng tháng số tiền bằng 1% tổng nợ vay. Lãi suất tiền
gửi cho khoản tiết kiệm bắt buộc trong năm 2014 chỉ là 0.1%/tháng.
Người đi vay có thể rút tiền tiết kiệm bắt buộc tối đa bằng 50% tổng
số dư của tiền gửi tiết kiệm bắt buộc khi kết thúc khoản vay nếu họ
dự định tái tục khoản vay; hoặc họ có thể rút toàn bộ tiết kiệm bắt
buộc khi tất toán khoản vay và không có dự định tái tục khoản vay.
Điều đó có nghĩa là khi bạn vay tại CEP thì ngoài số tiền gốc và lãi
bạn phải trả thêm một số tiền nữa dưới dạng tiền gửi cho CEP. Về
danh nghĩa, đó là chính sách của quỹ CEP nhằm khuyến khích tinh
thần tiết kiệm của người đi vay.

4.2. Quy trình cho vay của tổ chức tài chính vi mô

4.2.1. Khái niệm quy trình cho vay

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của tổ
chức TCVM, một hoạt động rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
Trong hoạt động cho vay, nếu tổ chức TCVM không xem xét, phân
tích kỹ lưỡng khách hàng sẽ rất dễ dẫn đến những thiệt hại to lớn
cho tổ chức. Vì thế, để có được một quyết định cho vay chính xác,
đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng và cho chính tổ

269
chức TCVM, đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của tổ chức TCVM
thì hoạt động cho vay phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy trình cho
vay vốn.
Quy trình cho vay là trình tự các bước mà tổ chức TCVM đưa
ra yêu cầu nhân viên tín dụng phải thực hiện trong hoạt động cho vay
đối với khách hàng. Quy trình này phản ánh các nguyên tắc cho vay,
phương pháp, hình thức cho vay, trình tự thực hiện các công việc,
thủ tục và thẩm quyền giải quyết công việc liên quan đến hoạt động
cho vay.
4.2.2. Các bước trong quy trình cho vay
Trên thực tế, hoạt động cho vay có thể được thực hiện khác
nhau tại các tổ chức TCVM, tuy nhiên, về cơ bản quy trình cho vay
sẽ bao gồm các bước như sau:

Hình 4.1. Các bước trong quy trình cho vay

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn


Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc
khách hàng. Đối với khách hàng đến vay vốn lần đầu: cán bộ tín dụng

270
hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các
điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với khách
hàng đã có quan hệ vay vốn: cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các điều
kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Với những khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều
được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo của tổ chức TCVM và thông
báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông
tin như:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
Tuỳ theo mục đích vay vốn của khách hàng (vay vốn cho tiêu dùng
hoặc vay phục vụ sản xuất kinh doanh) mà cán bộ tín dụng yêu cầu
khách hàng cung cấp các loại giấy tờ khác nhau, như: Giấy chứng
minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép cư trú có thời hạn được phép cư
trú tại Việt Nam dài hơn thời hạn vay vốn, hộ khẩu thường trú, giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có), giấy xác nhận của chính
quyền địa phương...
- Khả năng sử dụng vốn vay:
+ Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi);
+ Khả năng đảm bảo tiền vay,

271
Bảng 4.5. Mục đích và điều kiện cho vay của tổ chức TCVM X
tại Việt Nam tháng 7/2016

Vòng
Loại Số tiền Mục đích Điều kiện
vốn
1. Vốn chính sách
  Từ 1 - 15 triệu Nông, lâm, ngư nghiệp, Phụ nữ thuộc hộ gia
phát triển ngành nghề, đình nghèo theo chuẩn
chế biến, tiêu thụ sản nghèo của Chính phủ;
phẩm, kinh doanh, Được vay ngay sau khi
buôn bán, dịch vụ đóng tiết kiệm bắt buộc
tuần đầu tiên
2. Vốn đa mục đích
  Từ 1 - 15 triệu Tiêu dùng, bổ sung vốn Được vay ngay sau khi
cho nông, lâm, ngư đóng tiết kiệm bắt buộc
nghiệp, phát triển ngành tuần đầu tiên; Đầu tư
VỐN nghề, chế biến, tiêu thụ vào các lĩnh vực theo
NGẮN sản phẩm, kinh doanh, quy định của Chính phủ,
HẠN buôn bán, dịch vụ có tình hình tài chính
minh bạch, lành mạnh
Được vay ngay sau khi
đóng tiết kiệm bắt buộc
tuần đầu tiên
3. Vốn phát triển kinh tế
Vòng 1 Từ 1 - 20 triệu Nông, lâm, ngư nghiệp, Được vay ngay sau khi
phát triển ngành nghề, đóng tiết kiệm bắt buộc
Vòng 2 Từ 1 - 25 triệu
chế biến, tiêu thụ sản tuần đầu tiên
Vòng 3 Từ 1 - 30 triệu phẩm, kinh doanh,
    buôn bán, dịch vụ

4. Vốn hỗ trợ xây dựng sửa chữa


VỐN
TRUNG   Từ 1 - 15 triệu Xây dựng, sửa chữa Được vay sau khi đóng
HẠN nhà cửa, công trình phụ, tiết kiệm bắt buộc từ 50
công trình nước sạch tuần trở lên

Nguồn: Bản mô tả sản phẩm tài chính của tổ chức TCVM X, 2016

Bước 2: Phân tích tín dụng


Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai
của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.

272
Mục tiêu của phân tích tín dụng:
- Phân tích khả năng hiện tại và rủi ro của tổ chức cho vay, dự
đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp
giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho tổ chức cho vay.
- Phân tích tính chân thực tín dụng: khả năng hiện tại và rủi ro
cho tổ chức cho vay, dự đoán khả năng khắc phục, xét thái độ, thiện
chí của khách hàng làm cơ sở phân tích tính chân thực tín dụng.
Trong phân tích tín dụng, phương pháp phân tích dòng tiền
mặt được sử dụng chủ yếu cho các khoản vay cá nhân và tập trung
vào phân tích cơ cấu tổng chi phí của các hộ gia đình hoặc doanh
nghiệp vi mô, bao gồm tất cả các khoản thu chi, dòng tiền dự kiến
trong suốt thời hạn của khoản vay, và khả năng sử dụng vốn của
khách hàng vay. Nhiều tổ chức cho vay đã thiết kế bảng tính để
hướng dẫn nhân viên cho vay tiến hành phân tích dòng tiền. Bảng
tính này cho phép nhân viên cho vay có thể tạo ra một bảng cân đối
cơ bản và báo cáo thu nhập dựa trên doanh thu, chi phí... của hộ gia
đình hoặc doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích dòng tiền có thể được bổ sung bằng các
công cụ khác như xếp hạng tín dụng, đánh giá tín nhiệm tín dụng,
đánh giá tâm lý... tùy thuộc vào sự sẵn có của nó trên thị trường. Một
đánh giá tín dụng được thu thập từ một văn phòng tín dụng và cung
cấp các thông tin về lịch sử vay mượn của người vay và những vi
phạm nếu có từ tất cả các nhà cung cấp tham gia vào cung cấp các
thông tin tín dụng.
Đối với khách hàng không có lịch sử tín dụng và/hoặc không
có một việc làm chính thức, các tổ chức cho vay sử dụng các dữ liệu
khác để đánh giá rủi ro tốt hơn và giúp khách hàng có thể xây dựng
một lịch sử tín dụng chính thức. Những dữ liệu này có thể bao gồm
những điều sau đây:

273
- Hóa đơn thanh toán tiêu dùng (tiền điện, ga, hoặc nước);
- Hóa đơn điện thoại (di động và cố định, trả sau và trả trước);
- Chi phí thuê nhà;
- Thông tin giao dịch (chuyển tiền, rút tiền, tiền gửi...).
Những dữ liệu này thỉnh thoảng được đưa vào một hệ thống
chấm điểm tín dụng sử dụng dữ liệu thanh toán trong quá khứ để dự
đoán xác suất không trả được nợ của một khách hàng. Thay vì tiến
hành phân tích sâu báo cáo tài chính, phương pháp chấm điểm tín
dụng sử dụng các biến dự đoán đơn giản, chẳng hạn như độ dài của
thời gian kinh doanh, việc thanh toán hóa đơn, và thời gian giao dịch
với các tổ chức tài chính... để tạo ra một số điểm đại diện cho khả
năng trả nợ trong tương lai của người vay (Frankiewicz và Churchill
2011). Việc sử dụng ngày càng nhiều kênh điện tử của các tổ chức
cho vay (ví dụ, ngân hàng di động, máy ATM, hoặc các đại lý ngân
hàng) làm tăng khả năng theo dõi và sử dụng các dịch vụ thanh toán
và lịch sử giao dịch của khách hàng để dự đoán khả năng thanh toán
và mức độ tín nhiệm.
Đánh giá tâm lý là một hình thức mới của việc đánh giá khách
hàng và đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Đánh giá tâm lý
liên quan đến việc đặt ra một loạt câu hỏi mà đánh giá thái độ, khả
năng của các khách hàng vay tiềm năng và các đặc điểm để dự đoán
mức độ tín nhiệm. Những đánh giá này được xử lý bởi các công ty
đặc thù và cố gắng để đo lường rủi ro tín dụng mà không phụ thuộc
vào các tài khoản tài chính chính thức, kế hoạch kinh doanh, hoặc tài
sản thế chấp.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, tổ chức TCVM sẽ ra quyết định đồng ý hoặc
từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra
quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

274
- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
- Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ
chức TCVM, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của
tổ chức TCVM.
Phê duyệt và kiểm soát tín dụng: Cho vay vi mô là một quá
trình có độ phân tán cao, nên phê duyệt tín dụng phải dựa vào kỹ
năng và “độ thâm nhập” của cán bộ tín dụng và các nhà quản lý để
tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng
theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên
tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng
hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn
vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời
cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất
kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng và Thanh lý hợp đồng tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn
vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình
tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. Khi khách
hàng trả hết nợ cho tổ chức TCVM, thì tổ chức cho vay tiến hành làm
thủ tục thanh lý hợp đồng cho khách hàng để khách hàng có thể tiến
hành các khoản vay mới hay lấy lại tài sản đảm bảo nếu có.
4.3. Quản trị hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô
Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro phổ biến và có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động của các tổ chức TCVM, đặc biệt khi hoạt động cho
vay là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các tổ chức này.

275
Các tổ chức TCVM đối mặt với rủi ro này và phải đặc biệt quan tâm
đến nó bởi vì nguồn lực cho vay của các tổ chức TCVM không phải
xuất phát từ vốn của chính các tổ chức này mà là nguồn vốn các tổ
chức này huy động được từ các cá nhân/tổ chức khác. Với các khách
hàng vay vốn, có rất nhiều lý do mà các khoản vay sẽ không được
hoàn trả đầy đủ; vì lý do này, các tổ chức TCVM phải xây dựng các
tiêu chí cụ thể về chính sách vay vốn, thủ tục và các hướng dẫn để
đánh giá và phân tích khả năng của khách hàng cũng như mức độ
sẵn sàng trả nợ của khách hàng, sự phù hợp về quy mô và thời hạn
của khoản vay...
4.3.1. Nguyên nhân của rủi ro trong cho vay tại các tổ chức TCVM
4.3.1.1. Nguyên nhân từ phía các tổ chức TCVM
Chính sách cho vay chưa chặt chẽ dễ khiến cho tổ chức TCVM
gặp phải rủi ro trong cho vay, với quy chế quá linh hoạt, khách hàng
có thể lợi dụng những kẽ hở để trục lợi bất chính, hoặc cùng cán bộ
tín dụng móc ngoặc chiếm dụng vốn. Một số tổ chức tín dụng muốn
tránh tỷ lệ nợ quá hạn cao đã thực hiện gia hạn nợ nhiều lần, kể cả
với những khoản nợ có vấn đề, vì vậy, trên sổ sách thì tỷ lệ nợ quá
hạn thấp nhưng thực tế thì rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Ngoài ra, khi các
tổ chức TCVM mở rộng cho vay quá mức có thể dẫn đến việc lựa
chọn khách hàng kém kỹ càng, nhất là trong trường hợp thông tin
không cân xứng sẽ dễ dàng tạo ra sự lựa chọn đối nghịch, khả năng
giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm
xuống, việc tuân thủ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng, các quy định
về an toàn tín dụng sẽ không được thực hiện nghiêm minh. Cạnh
tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các tổ chức
tín dụng ngày càng phức tạp khiến cho quá trình thẩm định khách
hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn hoặc hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng,
giảm thời gian thẩm định... những hoạt động này đều có thể làm tăng
thêm rủi ro trong hoạt động tín dụng. Rủi ro do nhân viên tín dụng

276
tính toán không chính xác hiệu quả dự án xin vay vốn, nhân viên tín
dụng không nắm rõ đặc điểm khoản vay, hoặc do cán bộ tín dụng
cố ý tài trợ những khoản vay không hiệu quả, làm giả hồ sơ, vay ké
khách hàng... sẽ gây ra rủi ro lớn cho tổ chức TCVM. Những tổ chức
TCVM không quá chú trọng đến lợi nhuận bất chấp những khoản
vay không lành mạnh, thiếu an toàn hoặc có chất lượng thông tin,
quá trình xử lý thông tin, cơ cấu tổ chức năng lực công nghệ yếu...
đều gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho vay.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều nhân tố khác thuộc về tổ chức
TCVM có thể gây ra rủi ro cho vay như: chất lượng thông tin và xử
lý thông tin của tổ chức TCVM, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ
cán bộ...
4.3.1.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh
doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo tổ chức cho vay,
chây ì trả nợ... là các nguyên nhân gây rủi ro trong cho vay. Khách
hàng yếu kém trong quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, không
hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể
xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong
kinh doanh sẽ dẫn tới vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Việc
yếu kém trong quản lý tài chính có thể dẫn tới trường hợp dù hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả song nguồn trả nợ cho tổ chức
TCVM sẽ không được đảm bảo, như vậy khách hàng không có khả
năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức TCVM.
4.3.1.3. Các nguyên nhân khác
Những nguyên nhân khách quan như sự thay đổi bất lợi của
môi trường pháp lý, môi trường kinh tế suy thoái khủng hoảng, môi
trường thiên nhiên như động đất, bão lụt, hạn hán, môi trường chính
trị xã hội có thể gây ra rủi ro trong cho vay.

277
4.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng

Đối tượng cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô là những
người nghèo, là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Họ là
những người có thu nhập thấp và thường không có tài sản thế chấp,
họ không có kiến thức và khả năng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu
quả. Sự đảm bảo của họ trong các khoản vay thường là sự tin tưởng
với các tổ chức tài chính vi mô và uy tín của tổ chức với họ vì vậy mà
các tổ chức tài chính vi mô khi áp dụng chương trình cấp tín dụng vi
mô cho họ, nếu như không cung cấp kiến thức để họ có thể sử dụng
vốn tốt hơn, biết kiểm soát các quá trình sử dụng vốn của họ để đảm
bảo hiệu quả những nguồn vốn đi vay thì khả năng gặp các tổ chức
này gặp phải nợ xấu là rất cao. Và khi đó vì không có tài sản thế chấp
mà các tổ chức TCVM rất dễ bị mất vốn cho vay, dẫn đến nguy cơ
vỡ nợ tín dụng cao so với các tổ chức khác.

Hồ sơ vay vốn TCVM thường rất lớn bởi cán bộ tín dụng phải
thu thập rất nhiều thông tin về khách hàng thông qua những lần thăm
gia đình hoặc địa điểm kinh doanh của họ. Người đi vay thường
xuyên thiếu các báo cáo tài chính chính thức; do vậy cán bộ tín dụng
phải giúp đỡ khách hàng chuẩn bị tài liệu để đánh giá các dòng tiền
tương lai và giá trị ròng của các khoản tiền, qua đó xác định thời hạn
và khối lượng của khoản vay. Các đặc điểm của người đi vay và sự
sẵn sàng trả nợ của họ cần được cán bộ tín dụng đánh giá trong suốt
quá trình viếng thăm khách hàng và xét duyệt khoản vay.

Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng thường không có sẵn các
thông tin về khách hàng có thu nhập thấp hoặc về tất cả các tổ chức
TCVM hiện tại. Tuy nhiên, khi có các thông tin này tại trung tâm,
các thông tin được xem là rất hữu ích và được sử dụng làm tài liệu
phục vụ quá trình xét duyệt khoản vay. Đối với cho vay vi mô, xếp
hạng tín dụng, nếu được sử dụng trong quá trình xét duyệt khoản vay,

278
được coi là yếu tố bổ sung (điều kiện cần) hơn là yếu tố quyết định
(điều kiện đủ).

4.3.3. Giám sát các khoản vay

Kiểm soát các khoản nợ, đặc biệt là những khoản nợ chậm trả:
Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản
cho vay TCVM có đặc điểm là thường không có tài sản đảm bảo, chu
kỳ thanh toán nhanh (thường là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và
có tác động lây lan. Thông thường, kiểm soát tín dụng TCVM hoàn
toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng, do họ là người nắm rõ nhất những
thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng - là yếu tố quan trọng
nhất quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ.

4.3.3.1. Giám sát từng khoản vay

Trong cơ chế giám sát từng khoản vay, TCTVM cần thường
xuyên thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân,
kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo
định kỳ. Trong các hợp đồng cho vay, luôn có điều khoản yêu cầu
khách hàng vay cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin liên quan
đến tình hình hoạt động, những thay đổi tác động nhiều đến bên
vay... Quá trình giám sát cho vay nhằm mục đích:

Đảm bảo cho tổ chức TCVM hiểu rõ hiện trạng tài chính của
khách hàng vay;

- Đảm bảo rằng tất cả các khoản cho vay đều tuân thủ các hợp
đồng cho vay;

- Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng;

- Đảm bảo rằng khách hàng trả nợ đúng hạn, và có biện pháp
thích hợp kịp thời trong trường hợp khách hàng không trả nợ đầy đủ
và đúng hạn;

279
- Đảm bảo rằng lưu chuyển tiền tệ của các khách hàng vay đáp
ứng được yêu cầu về trả nợ vay;
- Đảm bảo tài sản, nếu có, là đầy đủ với tình trạng tài chính
hiện tại của khách hàng vay; và
- Kịp thời xác định và phân loại các khoản tín dụng có vấn đề.
Phương pháp giám sát rất đa dạng, thông thường tổ chức tín
dụng áp dụng các phương pháp sau:
- Đánh giá chất lượng và tình trạng các tài sản đảm bảo tiền vay
- Kiểm tra thực trạng khu sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư trú
của người vay
- Giám sát qua các thông tin khác có liên quan đến khách hàng.
4.3.3.2. Giám sát tổng thể danh mục cho vay
Tổ chức TCVM phải thường xuyên kiểm soát danh mục cho
vay, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện
pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
Tổ chức TCVM cần thiết phải tiến hành phân loại nợ để phân
loại các khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc biệt lưu
ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Trên cơ
sở phân loại nợ và phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải
quyết đối với các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề, tổ chức TCVM đưa ra
các biện pháp quản lý các khoản nợ trên để đảm bảo chất lượng cho
vay cho tổ chức TCVM.
Một trong các phương pháp chủ yếu của giám sát tổng thể các
khoản vay, đó là phân tán rủi ro. Phân tán rủi ro trong hoạt động cho
vay là việc thực hiện cho vay cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu
vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho tổ
chức TCVM. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:

280
- Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực
hay một khu vực để hạn chế rủi ro tập trung vốn quá nhiều vào một
loại hình kinh doanh. Đó là khuyến cáo và cũng là bài học hết sức
có ý nghĩa mà các nhà kinh doanh trước kia rút ra khi họ gánh chịu
những thiệt hại, đổ vỡ do không tuân thủ những nguyên tắc này.
Chính vì vậy một tổ chức cho vay nên coi đây như một giải pháp hữu
hiệu cho công tác phòng ngừa rủi ro.
- Không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng.
Cùng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, đây là lời khuyến cáo
quan trọng cho việc ra quyết định cho vay của tổ chức TCVM. Cho
dù một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với
tổ chức TCVM thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu
khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì tổ chức tín dụng
cũng chịu tổn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh
doanh hay do thời tiết, mùa vụ của khách hàng là khó tránh khỏi.
- Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay: Đa dạng hoá các sản phẩm
cho vay có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt
hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.
4.3.4. Xử lý rủi ro cho vay
Rủi ro cho vay tại tổ chức TCVM là khó tránh khỏi. Có thể tổ
chức đã phòng ngừa rất tốt nhưng rủi ro cho vay vẫn tồn tại. Vấn đề
được đặt ra đối với tổ chức TCVM lúc này là xử lý các khoản rủi ro
cho vay.
Công việc đầu tiên tổ chức TCVM phải làm là đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng. Đây là việc xác định nhanh khả năng
của khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề dẫn đến rủi ro cho
vay. Khi khách hàng không thể trả bất kì khoản nợ nào khi đến hạn,
cán bộ tín dụng của tổ chức TCVM phải liên hệ với khách hàng để
xác định nguyên nhân khách hàng không thực hiện trả nợ, từ đó xét
xem việc khách hàng có thể hoàn trả nợ hay không và hiện khách
hàng có sẵn sàng trả nợ hay không?

281
Vì một vài nguyên nhân có thể do khách quan hoặc chủ quan
mà khách hàng để xảy ra rủi ro cho vay tại tổ chức TCVM. Nhiệm vụ
của cán bộ tín dụng trong trường hợp này là cần phải gặp gỡ khách
hàng, nhanh chóng nắm bắt được tình hình tài chính, sản xuất kinh
doanh của khách hàng...
Bước tiếp theo là trên cơ sở đề xuất của cán bộ, tổ chức TCVM
có thể lựa chọn những cách xử lý rủi ro cho vay như sau:
4.3.4.1. Cơ cấu (lại) thời hạn trả nợ cho khách hàng
Tổ chức TCVM có thể điều chỉnh kì hạn trả nợ của khoản vay
hoặc kéo dài thời hạn của khoản vay tạo điều kiện cho khách hàng có
thêm thời gian để thực hiện hoàn trả khoản vay. Nếu khoản vay được
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng có thể tạm thời tránh được áp
lực trả nợ, tập trung vào sản xuất kinh doanh còn tổ chức TCVM sẽ
có cơ hội để thu nợ của khách hàng khi đến hạn theo lịch trả nợ đã
được cơ cấu lại. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp này đồng nghĩa với
việc nợ xấu của tổ chức TCVM sẽ tăng.
4.3.4.2. Miễn giảm lãi vay
Trong điều kiện khách hàng gặp khó khăn về tài chính thì việc
tổ chức TCVM miễn giảm lãi vay là một trong những biện pháp linh
hoạt khuyến khích khách hàng nỗ lực trả nợ gốc cho tổ chức TCVM
(ở đây trong quá trình làm việc với khách hàng, tổ tổ chức TCVM có
thể trực tiếp đặt điều kiện trao đổi rằng tổ chức TCVM chỉ tiến hành
miễn giảm lãi vay cho khách hàng nếu khách hàng hợp tác trả nợ gốc
cho tổ chức TCVM).
4.3.4.3. Tiếp tục cấp tín dụng có điều kiện cho khách hàng
Biện pháp này được thực hiện trên cơ sở có sự cam kết giữa hai
bên khách hàng và tổ chức TCVM. Theo đó, tổ chức TCVM sẽ tạo
điều kiện cho khách hàng bằng việc tiếp tục cho vay đối với khách

282
hàng để giúp khách hàng có vốn kinh doanh vượt qua thời điểm khó
khăn hiện tại. Nhưng đổi lại, khi có nguồn thu ổn định khách hàng
sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức TCVM bao gồm cả nợ
mới và nợ cũ trên cơ sở thanh toán đầy đủ và đúng hạn nợ mới, trích
một phần lợi nhuận để trả nợ cũ.
4.3.4.4. Phát mại/Sử dụng tài sản đảm bảo
Biện pháp này được thực hiện đối với các khoản vay có tài sản
đảm bảo. Tài sản đảm bảo là cơ sở để tổ chức TCVM thu hồi vốn tốt
nhất khi khách hàng không trả được nợ vay. Trong trường hợp này tổ
chức TCVM sẽ thực hiện các quyền của chủ nợ nhằm thu hồi tối đa
khoản nợ đã cho vay, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho tổ chức TCVM.
Bước đầu tiên là cần xem xét xem tài sản đảm bảo đó có đủ để trả nợ
toàn bộ hay một phần... Tùy thuộc vào loại tài sản đảm bảo là gì, tổ
chức TCVM sẽ có quyết định phát mại hay sử dụng tài sản đảm bảo
đó để bù đắp cho phần vốn cho vay bị tổn thất.
4.3.4.5. Sử dụng quỹ dự phòng
Một trong những nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn
cho các tổ chức TCVM trong trường hợp phát mại hoặc sử dụng tài
sản đảm bảo không đủ bù đắp vốn vay hoặc tài sản đảm bảo không
xử lý được, đó là việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức TCVM. Dự phòng
rủi ro là khoản tiền được tính theo dư nợ gốc, trích và hạch toán vào
chi phí để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng
của tổ chức TCVM không thực hiện nghĩa vụ nợ. Tổ chức TCVM
tại Việt Nam sử dụng nguồn tiền này để bù đắp tổn thất đối với các
khoản nợ theo Thông tư số 15/2010/TT-NHNN quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong
hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Theo đó, dư nợ cho vay
được phân loại và được trích lập quỹ bù đắp rủi ro hàng tháng, số

283
tiền trích rủi ro được tính vào chi phí của tổ chức TCVM. Thông tư
này tạo hành lang pháp lý cho chính các tổ chức TCVM bằng nguồn
trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, tạo ra nguồn tài chính nhằm
vào việc xử lý nợ xấu của các tổ chức được thực hiện hàng năm, nhờ
đó nợ xấu cũng giảm đi.
Điều 6, Thông tư số 15/2010/TT-NHNN về sử dụng dự phòng:
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro cho vay đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với khách hàng tài chính quy mô nhỏ: cá nhân vay vốn
bị chết, mất tích hoặc bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao
động tạo thu nhập.
b) Đối với khách hàng không phải là khách hàng tài chính quy
mô nhỏ: tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của
pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
c) Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại Khoản 1
Điều 4 Thông tư này.
2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro cho vay một quý một lần. Việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
a) Sử dụng dự phòng cụ thể quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông
tư này để xử lý rủi ro cho vay đối với khoản nợ đó.
b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tài chính
quy mô nhỏ phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo
đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật
để thu hồi nợ.
c) Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro cho
vay của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý.

284
3. Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi
ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tài chính quy mô
nhỏ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng
vào chi phí hoạt động.
Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự
phòng phải trích, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải hoàn nhập phần
chênh lệch thừa vào thu nhập trong kỳ.
4. Việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro cho vay không phải là xóa nợ cho khách hàng. Tổ chức tài
chính quy mô nhỏ và cá nhân có liên quan không được phép thông
báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro
cho vay.
5. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, tổ chức
tài chính quy mô nhỏ phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi
ro cho vay từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục
theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Đối với số tiền thu
hồi được từ các khoản nợ đã đưa vào ngoại bảng, tổ chức tài chính
quy mô nhỏ hạch toán vào thu nhập trong kỳ.
6. Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro cho vay và đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu
hồi được, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được xuất toán các khoản nợ
đã được xử lý rủi ro cho vay ra khỏi ngoại bảng.
Điều 38 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng
nhân dân: “Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy chế nội bộ về
cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục
đích, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
1. Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên
bao gồm:

285
a) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn
của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện
đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả
năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu
cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận,
cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ
cấu lại thời hạn trả nợ;
b) Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu
lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);
c) Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là
thành viên;
d) Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản
xuất, kinh doanh dịch vụ;
đ) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử
dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân
loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
e) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật
(nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc
xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của
pháp luật;
g) Lãi suất cho vay, mức cho vay.
2. Quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại
Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy định cụ thể về việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
và việc quản lý chất lượng tín dụng đối với khoản vay được gia hạn
nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
4. Quy định cụ thể về việc cho vay hợp vốn theo quy định tại
khoản 7 Điều 37 Thông tư này”.

286
Tổng kết chương
Chính sách cho vay là toàn bộ các chủ trương, định hướng
quy định hoạt động cho vay của các tổ chức TCVM do Ban lãnh
đạo của tổ chức TCVM đưa ra nhằm sử dụng một cách hiệu quả
nhất các nguồn vốn của tổ chức TCVM để tài trợ cho các khách
hàng; đồng thời chính sách cho vay cũng là hướng dẫn chung cho
các nhân viên tổ chức TCVM, đặc biệt là nhân viên tín dụng. Chính
sách cho vay bao gồm: chính sách về đối tượng vay, chính sách về
quy mô và giới hạn cho vay, chính sách về thời hạn cho vay và kỳ
hạn trả nợ, chính sách về lãi suất cho vay, và chính sách về đảm
bảo khoản vay.
Các tổ chức TCVM có 2 hình thức cho vay chủ yếu là cho vay
cá nhân và cho vay theo nhóm và mỗi hình thức đều có ưu nhược
điểm khác nhau.
Các tổ chức TCVM có thủ tục và quy trình xét vay đơn giản,
thuận lợi cho khách hàng. Do chủ yếu cho vay với hình thức bảo lãnh
nhóm và tín chấp, nên trong hồ sơ vay vốn không cần có các giấy tờ
liên quan đến tài sản bảo đảm hoặc giấy tờ chứng minh về thu nhập
của khách hàng. Các phương án sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn
vay phức tạp cũng thường không được yêu cầu, nếu có cũng chỉ là
kế hoạch đơn giản về sử dụng nguồn vốn vay.
Quy trình cho vay tại tổ chức TCVM thường bao gồm 5 bước:
Lập hồ sơ vay vốn, Phân tích tín dụng, Ra quyết định tín dụng, Giải
ngân, Giám sát tín dụng và Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro phổ biến và có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động của các tổ chức TCVM, đặc biệt khi hoạt động
cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các tổ chức
này. Chính vì thế, các tổ chức TCVM cần xác định nguyên nhân của
rủi ro trong hoạt động cho vay, tiến hành phân tích rủi ro tín dụng và
giám sát chặt chẽ các khoản vay. Đối với các khoản vay có rủi ro cần
tiến hành các thủ tục xử lý phù hợp.

287
Các thuật ngữ chính trong chương

Chính sách cho vay Quy trình cho vay


Đối tượng vay vốn Quy mô và giới hạn cho vay
Thời hạn cho vay Kỳ hạn trả nợ
Cho vay theo nhóm Cho vay cá nhân
Nhóm đoàn kết Ngân hàng làng xã
Rủi ro hiệp biến Tiết kiệm bắt buộc
Tiết kiện tự nguyện Thời gian ân hạn
Quan điểm lãi suất trợ cấp Quan điểm lãi suất thương mại
Phân tích cho vay/tín dụng Giám sát tín dụng

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày các nội dung cơ bản của chính sách cho vay tại
các tổ chức TCVM.
2. Đối tượng khách hàng vay vốn chính của các tổ chức
TCVM là ai?
3. Trình bày ưu, nhược điểm của hình thức cho vay theo
nhóm tại các tổ chức TCVM.
4. Trình bày ưu, nhược điểm của hình thức cho vay cá nhân
tại các tổ chức TCVM.
5. So sánh sự giống và khác nhau giữa cho vay theo nhóm và
cho vay cá nhân tại tổ chức TCVM.
6. Trình bày những căn cứ để xác định quy mô vốn vay phù
hợp tại các tổ chức TCVM.
7. So sánh quan điểm lãi suất trợ cấp và lãi suất thương mại.
8. Trình bày những căn cứ để xác định lãi suất cho vay phù
hợp các tổ chức TCVM.

288
9. Tại các tổ chức TCVM có những hình thức đảm bảo nào?
Những hình thức này được sử dụng khi nào?
10. Trình bày các bước trong quy trình cho vay tại các tổ chức
TCVM.
11. Trình bày tầm quan trọng của phân tích tín dụng đối với
hoạt động cho vay tại các tổ chức TCVM.
12. Trình bày những nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động
cho vay tại các tổ chức TCVM.
13. Các tổ chức TCVM có những cách nào để xử lý các khoản
vay có vấn đề?
Bài tập tình huống
Vì sao người nghèo “thích” vay của các tổ chức tài chính
vi mô?
Theo kết quả một nghiên cứu được công bố mới đây của
Nhóm Công tác TCVM về mức độ bền vững của các TCTCVM tại
Việt Nam: có tới trên 90% đối tượng khảo sát cho biết họ hài lòng
khi vay tại TCTCVM vì sự thuận tiện và phù hợp; 95,30% người
được hỏi cho biết muốn tiếp tục được vay vốn từ các tổ chức này.
Những con số ấy dù có thể chưa nói lên tất cả, nhưng cho thấy phần
nào nhu cầu của nhiều người dân nghèo từ nguồn vốn vay của các
TCTCVM.
Huy động đến... 1.000 đồng/món
Theo thổ lộ của một lãnh đạo tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM)
đang hoạt động khá tích cực tại các địa bàn miền Bắc của Việt Nam,
chúng tôi được biết lãi suất mà tổ chức này cho vay hiện nay, cao
nhất có thể lên tới 14%/năm. Đem so sánh lãi suất này với các mức
lãi suất cho vay phổ biến mà nhiều NHTM đang áp dụng hiện nay thì
có thể dễ dàng nhận thấy mức lãi suất này đang cao hơn từ 1% đến

289
3%. Tại sao có mức chênh như vậy và liệu các đối tượng vay vốn
chính của TCTCVM - thường là người nghèo, có chấp nhận?
Trở lại kết quả một nghiên cứu được công bố mới đây của
Nhóm Công tác TCVM về mức độ bền vững của các TCTCVM tại
Việt Nam: có tới trên 90% đối tượng khảo sát cho biết họ hài lòng
khi vay tại TCTCVM vì sự thuận tiện và phù hợp; 95,30% người
được hỏi cho biết muốn tiếp tục được vay vốn từ các tổ chức này.
Những con số ấy dù có thể chưa nói lên tất cả, nhưng cho thấy phần
nào nhu cầu rất lớn của nhiều người dân nghèo từ nguồn vốn vay của
các TCTCVM.
Mặt khác, các mức lãi suất cho vay TCVM ở Việt Nam hiện
nay không hề cao, nhìn từ kinh nghiệm thế giới. TS. Lê Thanh Tâm -
chuyên gia TCVM cho biết, lãi suất cho vay TCVM ở nhiều nước
trên thế giới tùy thuộc vào địa bàn, quy mô, uy tín của TCTCVM
nhưng thường cao gấp 2 đến 3 lần lãi suất cho vay của NHTM.
Tuy nhiên, vẫn có một lượng khách hàng nhỏ cho biết không
hài lòng khi vay từ nguồn vốn này. Một trong những nguyên nhân
chính của sự không hài lòng là vì họ cho rằng cách tính lãi suất cũng
như mức lãi suất vay từ các TCTCVM hiện đang cao hơn so với Ngân
hàng Chính sách xã hội và nhiều TCTD khác. Hiện các TCTCVM
đang áp dụng 2 cách tính lãi suất là theo dư nợ giảm dần hoặc phẳng.
“Cả hai phương pháp tính này đều không vi phạm luật”, TS. Tâm
khẳng định và nhấn mạnh thêm: “Trong khi đó, TCVM giảm chi phí
giao dịch và chi phí cơ hội cho khách hàng rất nhiều thông qua cách
thức cung cấp dịch vụ của mình”. Do đó, nếu tính tổng chi phí, vay
vốn từ các TCTCVM chưa hẳn đã cao hơn lãi suất vay tại các NHTM.
Nỗi khổ của một TCTCVM hay những cán bộ tín dụng TCVM
thì có lẽ chỉ đến khi được “mục sở thị” những chi phí khi họ triển
khai các huy động, cho vay vốn đến khách hàng của mình (tính trong
tương quan đồng vốn mà họ huy động và cho vay ra) thì mới có thể
hiểu hết.

290
“Cán bộ của chúng tôi đi khắp “hang cùng, ngõ hẻm” bất kể
khó khăn để triển khai các dịch vụ”, bà Vũ Thị Khâu - Chủ tịch Hội
đồng thành viên Tổ chức TCVM M7 (M7MFI) cho biết. Như để giúp
chúng tôi hiểu thêm về sự vất vả và chi phí tốn kém, bà Chủ tịch
M7 nói thêm: “Tiền huy động tiết kiệm có thể chỉ 1.000 đồng, 1.500
đồng/món chúng tôi cũng phải mất một tờ giấy biên nhận. Có ai huy
động như chúng tôi không?”.
Tạo cơ hội để tổ chức tài chính vi mô tiến xa hơn
Thời gian qua NHNN đã có những quy định, hướng dẫn cụ thể
để khuyến khích các TCTCVM phát triển theo an toàn, bền vững
phục vụ tốt người nghèo, người có thu nhập thấp và các DN vi mô.
Đồng thời coi các TCTCVM (khi đã được cấp phép chính thức) là
TCTD và họ phải chấp hành theo luật và các quy định liên quan đối
với hoạt động của một TCTD.
Theo ông Hoàng Quốc Mạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Cấp
phép, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng (NHNN), một TCTD
hoạt động trong cơ chế thị trường thì phải đảm bảo lợi nhuận dựa
trên tính toán chi phí đầu vào, đầu ra, tích lũy... một cách hợp lý. Vì
vậy, lãi suất cho vay của TCVM có thể cao hơn so với các TCTD
khác cũng là điều hiểu được.
Nói vậy nhưng không phải không có cách để giúp các TCTCVM
giảm hơn nữa lãi suất cho vay, từ đó gián tiếp mang lại nhiều lợi ích
hơn cho người nghèo. Về mặt vĩ mô, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý, chính sách để tạo hành lang cho các TCTCVM
hoạt động thuận lợi hơn, phát triển an toàn, bền vững theo đúng định
hướng của Nhà nước.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến từ các chuyên gia TCVM và lãnh
đạo các TCTCVM cho rằng, cần có sự ủng hộ và trợ giúp nhiều hơn
nữa từ Nhà nước, Chính phủ trong việc hỗ trợ nguồn vốn, hỗ trợ kết
nối TCTCVM với các đối tác quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài để

291
họ có thể tiếp cận được các nguồn vốn rẻ từ đó cho khách hàng vay
lại với lãi suất thấp hơn.
Cùng với đó, việc Nhà nước và các cơ quan bộ ngành liên
quan xem xét miễn giảm thuế, tạo thuận lợi cho các TCTCVM hoàn
tất hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh. Vì khi được cấp phép và trở
thành một tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ thì họ được người
dân và các tổ chức quốc tế tín nhiệm hơn, việc huy động vốn thuận
lợi hơn nhiều. Ông Hoàng Quốc Mạnh khẳng định: Thực tế, những
TCTCVM đã được cấp phép hoạt động ổn định, có hiệu quả rất cao.
Như TCTCVM Tình Thương (Quỹ TYM), riêng huy động vốn đã
cao gấp gần 5 lần so với trước đây.
Nguồn: http://thoibaonganhang.vn/vi-sao-nguoi-ngheo-thich-vay-
cua-cac-to-chuc-tai-chinh-vi-mo-6725.html

Câu hỏi:
1. Lãi suất cho vay của các tổ chức TCVM có thực sự cao hơn
so với các TCTD khác hay không?
2. Tại sao người nghèo “thích” vay của các tổ chức tài chính
vi mô?
3. Khách hàng không hài lòng về điều gì khi vay vốn tại tổ
chức TCVM?
4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các tổ chức TCVM từ bài
báo này là gì?

292
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank (2004), Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp


và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2. ADB (2006), Tài liệu đào tạo Thẩm định tín dụng, Tài liệu
nội bộ dành cho cán bộ Quỹ tín dụng Trung Ương và các
Quỹ tín dụng nhân dân tham gia dự án.

3. WB (2001), Hoạt động ngân hàng bền vững dành cho người
nghèo: Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô - Nhìn nhận từ
giác độ tài chính và thể chế, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Craig Churchill (2003), Giảm tình trạng dễ bị tổn thương: Một
khuôn khổ cho quản lý rủi ro, < http://s1.downloadmienphi.
net/file/downloadfile1/167/5789.pdf>

5. Lê Thanh Tâm và đồng nghiệp (2016), Bài giảng Quản trị


rủi ro, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng (2013), Tài chính vi


mô tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển
và Hội nhập, số 9 (19), tháng 03-04/2013, trang 16 - 21.

7. Trần Thị Ngọc Tú (2006), Chính sách lãi suất áp dụng


trong hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam.

8. Đại học thương mại (2015), Tài liệu ôn thi Tài chính vi mô,
<http://vcunews.com/tai-lieu-on-thi-tai-chinh-vi-mo.html>

9. Joanna Ledgerwood (2001), Hoạt động ngân hàng bền


vững cho người nghèo: Cẩm nang hoạt động tài chính vi
mô, Nhìn nhận từ giác độ tài chính và thể chế. (Bản dịch
do WB và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện)

293
10. Kassa Teshager Alemu (2008),Microfinance as a Strategy
for Poverty Reduction: A Comparative Analysis of
ACSI and Wisdom Microfinance Institution in Ethiopia
(http://oaithesis.eur.nl/ir/repub/asset/7017/Kassa%20
Teshager%20Alemu%20LRD.pdf) (unpublished thesis,
Inst. of Soc. Sciences)
11. Hans Dellien, Jill Burnett, Anna Gincherman and Elizabeth
Lynch (2005), Product Diversification in Microfinance:
Introducing Individual Lending.
12. Maria Lehner, Group versus Individual Lending in
Microfinance, Univ. of Munich Dept. of Econ., Discussion
Paper 2008-24, 2008, pp.1-20.

294
Chương 5
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


Rủi ro trong TCTCVM được hiểu là những biến cố không
mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của tổ chức,
gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm uy tín của tổ
chức... Chương 5 giới thiệu tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
trong TCTCVM. Các loại rủi ro chủ yếu được đề cập trong chương
này bao gồm rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính và rủi ro chiến lược.
Những nội dung chung nhất trong hoạt động quản trị các loại rủi ro
này như chiến lược, công cụ, quy trình quản trị rủi ro, cách thức thực
hiện quản trị rủi ro, trách nhiệm quản trị rủi ro... cũng được đề cập
đến trong chương này.
5.1. Tổng quan về rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
5.1.1. Khái niệm về rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
Rủi ro là sự biểu hiện của khả năng và tác động của một điều
không chắc chắn, đột ngột và sự kiện cực đoan, nếu nó xảy ra, có thể
tác động tích cực (cơ hội) hoặc tiêu cực (đe dọa) tới thành tích của
một dự án hoặc chương trình mục tiêu.
Khái niệm về rủi ro của Ủy ban Basel - “rủi ro của những tổn
thất tài chính” - có thể áp dụng cho ngành tài chính vi mô. Tuy nhiên,
khi xem xét các mục tiêu xã hội của tài chính vi mô, định nghĩa

295
về rủi ro phải phản ánh mô hình kinh doanh cần được đề cập. Một
TCTCVM gặp rủi ro không chỉ là những thiệt hại tài chính mà còn
ảnh hưởng tiêu cực đến các mục tiêu xã hội của tổ chức do các yếu tố
rủi ro bên trong và bên ngoài. Sáng kiến quản trị rủi ro trong tài chính
vi mô (RIM23) định nghĩa rủi ro cho một TCTCVM là “khả năng xảy
ra các sự kiện bất lợi và tiềm năng của các sự kiện đó đối với những
tổn thất về tài chính và hiệu quả xã hội tiêu cực”. Nói tóm lại, rủi ro
trong TCVM liên quan đến bất kỳ sự kiện hoặc vấn đề có thể xảy ra
và tác động xấu đến thành tích của các mục tiêu chính trị, chiến lược
và hoạt động của TCTCVM. Rủi ro là khi bỏ lỡ một cơ hội tiềm năng
cũng như là một mối đe dọa tiềm năng.
5.1.2. Phân loại rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
Có nhiều loại rủi ro chung cho tất cả các tổ chức tài chính. Các
TCTCVM chính thức hoặc phi chính thức đều có thể gặp phải các
loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường
hoặc giá, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ, rủi ro pháp lý và rủi ro
chiến lược. Hầu hết các rủi ro có thể được nhóm lại thành ba loại: rủi
ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro chiến lược như trong Bảng 5.1
dưới đây.

Bảng 5.1. Các loại rủi ro chính trong tổ chức tài chính vi mô

Rủi ro hoạt động Rủi ro tài chính Rủi ro chiến lược


- Rủi ro con người - Rủi ro tín dụng - Rủi ro quản lý
- Rủi ro quy trình - Rủi ro thanh khoản - Rủi ro chiến lược
- Rủi ro hệ thống - Rủi ro thị trường
- Rủi ro sự kiện bên ngoài - Rủi ro danh mục đầu tư
- Rủi ro tuân thủ và pháp lý - Rủi ro an toàn vốn

23
Viết tắt của từ tiếng Anh “The Risk management Initiative in Microfinance”.
RIM là sự cộng tác của các tổ chức có lợi ích lớn trong việc nâng cao các tiêu
chuẩn về quản trị rủi ro trong ngành tài chính vi mô.

296
Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động24 là rủi ro tổn thất về tài chính và hiệu quả xã
hội tiêu cực liên quan đến con người, quy trình và hệ thống bị thất
bại trong hoạt động hàng ngày của TCTCVM. Khi TCTCVM phân
cấp và cung cấp nhiều sản phẩm tài chính và các kênh phân phối
khác, rủi ro hoạt động tăng lên và nó ngày càng trở nên quan trọng
để quản lý chúng hiệu quả. Có năm loại rủi ro hoạt động: rủi ro của
con người, rủi ro quy trình, rủi ro hệ thống, rủi ro sự kiện bên ngoài,
và rủi ro pháp lý và tuân thủ.
- Rủi ro con người (People) là rủi ro tổn thất về tài chính
và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến sự bất cập trong nguồn
nhân lực và quản lý nguồn nhân lực. Điều này bao gồm việc không
có khả năng thu hút, quản lý, động viên, phát triển và duy trì các
nguồn lực có thẩm quyền và thường gây ra những sai sót, gian lận
hoặc các hành vi phi đạo đức khác của con người, cả trong lẫn
ngoài tổ chức.
- Rủi ro quy trình (Process Risk) là rủi ro tổn thất tài chính và
hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến các quy trình kinh doanh nội
bộ không thành công trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh.
Điều này có thể bao gồm các khiếm khuyết thiết kế sản phẩm và thất
bại trong dự án nội bộ.
- Rủi ro các hệ thống (Systems Risk) là rủi ro tổn thất tài chính
và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến các hệ thống nội bộ không
thành công. Nó bao gồm kết nối liên ngành, thông tin quản lý và các
hệ thống TCTCVM cốt lõi, các hệ thống công nghệ thông tin, các hệ
thống dự phòng năng lượng và các hệ thống kỹ thuật khác.
- Rủi ro các sự kiện bên ngoài (External Events Risk) là rủi
ro tổn thất tài chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến sự
24
Có tài liệu đặt tên loại rủi ro này là “Rủi ro vận hành”.

297
xuất hiện các sự kiện bên ngoài thường nằm ngoài sự kiểm soát của
TCTCVM. Điều này bao gồm các thảm hoạ thiên nhiên như bão, lũ
lụt, động đất và núi lửa, cũng như các sự kiện của con người như gián
đoạn dân sự, chiến tranh, cướp, đốt phá, chặn đường, và các cuộc tấn
công khủng bố.
- Rủi ro pháp lý và tuân thủ (Legal and Compliance Risk) là rủi
ro tổn thất về tài chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến việc
không tuân thủ các quy định và luật pháp bên trong, bên ngoài. Điều
này bao gồm việc không tuân thủ các quy định tài chính vi mô, các
yêu cầu về chống rửa tiền (AML), luật thuế, luật về nguồn nhân lực,
đăng ký phương tiện bắt buộc, các quy tắc nội bộ về hành vi đạo đức
và các quy định khác.
Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là rủi ro tổn thất tài chính và hiệu quả xã hội
tiêu cực liên quan đến sự đáo hạn, tiền tệ, định giá lại, cấu trúc tập
trung tài sản và nợ của TCTCVM. Vì TCTCVM phải đối mặt với sự
khác biệt giữa các tài sản cho vay và nhiều lựa chọn hơn trong các
nguồn tài trợ, việc quản lý những rủi ro này trở nên ngày càng quan
trọng. Có 5 loại rủi ro tài chính chính mà các TCTCVM đối mặt: rủi
ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro lãi
suất và rủi ro tỷ giá hối đoái), rủi ro danh mục đầu tư và rủi ro về an
toàn vốn.
- Rủi ro tín dụng bao gồm các rủi ro liên quan đến hoạt động tín
dụng của TCTCVM. Đó là rủi ro thường gặp nhất trong TCTCVM
bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản sinh lời chính của tổ chức:
danh mục cho vay. Rủi ro tín dụng bao gồm cả rủi ro mất mát về
tài chính do không có khả năng thu được thu nhập lãi suất dự kiến,
hoặc rủi ro mất mát về vốn do mất vốn vay, cũng như hiệu quả xã
hội tiêu cực do các hoạt động tín dụng không có lợi ích tốt nhất cho
khách hàng (ví dụ, thiếu tính minh bạch đối với khách hàng, tiếp tục

298
cho vay đối với khách hàng quá nợ). Hai phân nhóm nhỏ đã được
xác định trong rủi ro tín dụng là rủi ro giao dịch tín dụng và rủi ro
danh mục.
- Rủi ro thanh khoản (Liquydity Risk) là rủi ro tổn thất về tài
chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến việc không có khả
năng đáp ứng các nghĩa vụ tiền mặt hiện tại một cách kịp thời và hiệu
quả về chi phí cũng như không có đủ khả năng thanh toán để hỗ trợ
cho tăng trưởng theo kế hoạch và sự tồn tại qua khủng hoảng. Rủi ro
thanh khoản thường phát sinh do sự sai lệch giữa hồ sơ đáo hạn và
hồ sơ tập hợp, cũng như bản chất hành vi của tài sản và nợ phải trả
của một tổ chức.25
- Rủi ro thị trường (Market Risk) là rủi ro tổn thất về tài chính
và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến sự thay đổi giá trị tài sản
và nợ của TCTCVM. Những thay đổi này được xác định bởi sự
biến động về lãi suất và tỷ giá hối đoái trên thị trường. Cơ cấu tài
sản và nợ của một tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
phục hồi của nó trước những cú sốc từ bên ngoài. Khả năng phục
hồi này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng của một tổ chức để tiếp
tục cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở bền
vững. Rủi ro thị trường được chia thành rủi ro tỷ lệ lãi suất và rủi
ro ngoại hối.
+ Rủi ro tỷ lệ lãi suất (Interest Rate Risk) là rủi ro tổn thất về
tài chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến những thay đổi bất
lợi về lãi suất thị trường do những sai lệch trong cấu trúc định giá lại
25
So với bản chất hợp đồng của tài sản và nợ, xem xét các điều khoản hợp
đồng, bản chất hành vi sẽ tính đến hành vi thực tế của các tài sản và nợ này,
là sản phẩm của hành vi của khách hàng. Ví dụ: khoản tiền gửi có kỳ hạn đáo
hạn theo thời hạn của tài khoản đó (ví dụ: một năm). Tuy nhiên, từ quan điểm
hành vi, tiền gửi kỳ hạn này có thể phản ứng khác nhau tùy thuộc vào sở thích
của khách hàng. Trong một số trường hợp, khách hàng có thể rút tiền ký quỹ
sớm hoặc thu hồi vốn, chuyển thành tài sản dài hạn.

299
(rủi ro tái định giá - re-pricing risk) hoặc do rủi ro cơ bản, sự tương
quan không hoàn hảo giữa lãi suất thị trường và tỷ lệ quản trị nội bộ
đối với tài sản và nợ phải trả nhạy cảm của TCTCVM.
+ Rủi ro tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Risk) là rủi ro tổn
thất về tài chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến những thay
đổi bất lợi về tỷ giá hối đoái, thường do sự không khớp trong cấu trúc
tiền tệ của tài sản và nợ.
- Rủi ro danh mục đầu tư (Investment Portfolio Risk) là rủi ro
tổn thất tài chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến danh mục
đầu tư của TCTCVM. Rủi ro danh mục đầu tư bao gồm các trường
hợp mà TCTCVM lớn hơn có một tỷ lệ nhất định tài sản của họ trong
các khoản đầu tư tài chính hoặc phi tài chính. Rủi ro danh mục đầu tư
cũng bao gồm đầu tư cổ phần vào TCTCVM hoặc các công ty khác,
nếu có.
- Rủi ro an toàn vốn (Capital Adequacy Risk) là rủi ro tổn thất
tài chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến khả năng của cơ
sở vốn chủ sở hữu để thu hút rủi ro. Cơ sở vốn chủ sở hữu của một
tổ chức là một khoản đầu tư vốn phải đủ lớn để thu hồi các khoản
tổn thất về tài chính liên quan đến tất cả các lĩnh vực rủi ro khác của
tổ chức.
Rủi ro chiến lược
Rủi ro chiến lược bao gồm rủi ro tổn thất tài chính và hiệu quả
xã hội tiêu cực liên quan đến định hướng chiến lược của tổ chức. Hai
phân nhóm nhỏ đã được xác định trong rủi ro chiến lược: rủi ro quản
lý và rủi ro chiến lược.
- Rủi ro quản lý (Governance Risk) là rủi ro tổn thất về tài
chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến quản lý không đầy đủ
hoặc cấu trúc quản lý kém. Quản lý là quá trình thông qua đó HĐQT,
cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan và làm việc thông qua

300
quản trị, hướng dẫn một tổ chức để thực hiện sứ mệnh của tổ chức
và bảo vệ tài sản của tổ chức trong khi ngăn ngừa và khắc phục các
khủng hoảng.26
- Rủi ro chiến lược (Strategic Risk) bao gồm rủi ro tổn thất tài
chính và hiệu quả xã hội tiêu cực liên quan đến định hướng chiến
lược của một tổ chức. Điều này bao gồm các khía cạnh chiến lược
như nhiệm vụ, tầm nhìn, kế hoạch chiến lược của tổ chức, và sự
liên kết sứ mệnh giữa các cổ đông. Một trong những khía cạnh quan
trọng nhất của rủi ro chiến lược liên quan đến tiềm năng của một
TCTCVM để trải nghiệm sự trôi dạt của sứ mệnh.
5.2. Quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
5.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu
những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng
thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
Quản trị rủi ro là nỗ lực nhằm xác định, đo lường, theo dõi,
giám sát và quản lý sự không chắc chắn. Mục tiêu của quản trị rủi ro
là giảm mức độ rủi ro thuộc những ngành/nội dung đã được lựa chọn
xuống một mức độ được chấp nhận đã xác định trước. Theo cách suy
nghĩ hiện đại, quản trị rủi ro không chỉ đơn thuần tuân thủ quy định
và kiểm soát nội bộ mà trở thành một phần không thể tách rời trong
mỗi quyết định kinh doanh và văn hóa rủi ro mang tính đặc trưng của
mỗi định chế tài chính. Kỹ năng quản trị rủi ro thay vì cách tiếp cận
hậu kiểm đã chuyển sang cách tiếp cận rủi ro mang tính phòng ngừa,
dự báo trước và có sự lựa chọn. Các quyết định kinh doanh dựa trên
cơ sở rủi ro, thay vì quản trị rủi ro với vai trò là tác nhân hạn chế
chuyển sang quản trị rủi ro đóng vai trò là tác nhân giúp ích.
26
Massimo Vita and Juan Vega Gonzales (2011), Methodological Guide:
Evaluation and Development of Good Governance in Microfinance Institutions,
PROMIFIN/Triodos Facet.

301
ISO 31000 định nghĩa “Quản trị rủi ro là các hoạt động điều
phối để định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt rủi ro”.
Nói tóm lại, quản trị rủi ro là quá trình quản lý xác suất hoặc
mức độ nghiêm trọng của sự kiện bất lợi đến phạm vi chấp nhận
được hoặc trong giới hạn do TCTCVM quy định.
5.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
Trách nhiệm quản lý chủ chốt là đảm bảo hợp lý rằng hoạt
động kinh doanh của TCTCVM được duy trì đầy đủ. Thay vì tập
trung vào hiệu quả tài chính hiện tại hoặc lịch sử, Ban điều hành và
nhà quản lý giờ đây tập trung vào khả năng xác định và quản lý các
rủi ro trong tương lai như là yếu tố tiên đoán tốt nhất cho thành công
dài hạn. Có rất nhiều lợi ích trong việc thực hiện các thủ tục quản trị
rủi ro; có thể bao gồm:
- Lập kế hoạch chiến lược hiệu quả hơn;
- Kiểm soát chi phí tốt hơn;
- Nâng cao giá trị của cổ đông bằng cách giảm thiểu tổn thất và
tối đa hoá cơ hội;
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về rủi ro;
- Một phương pháp ra quyết định có hệ thống, thông tin tốt và
toàn diện;
- Tăng cường chuẩn bị cho việc rà soát bên ngoài;
- Sự gián đoạn tối thiểu;
- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực và vốn;
- Củng cố văn hoá để cải tiến liên tục.
Việc tăng cường quản trị rủi ro phản ánh sự thay đổi cơ bản
giữa các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý để dự đoán rủi ro

302
tốt hơn chứ không chỉ là phản ứng với rủi ro. Cách tiếp cận này nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc “tự giám sát” và cách tiếp cận chủ
động của thành viên HĐQT và CEO để quản lý các tổ chức tài chính
của họ.
Trong vài năm gần đây, ngành TCVM đã và đang hướng tới
việc thực hiện quản lý thận trọng dựa trên rủi ro như đã được gói
gọn trong các hướng dẫn và thoả thuận Basel II. Khi các TCTCVM
tiếp tục phát triển và mở rộng nhanh chóng, phục vụ nhiều khách
hàng hơn và thu hút thêm vốn đầu tư và các quỹ đầu tư chính, họ
cần tăng cường năng lực nội bộ để xác định và dự đoán các rủi ro
tiềm ẩn để tránh những mất mát và bất ngờ không mong muốn. Tạo
ra khuôn khổ quản trị rủi ro và văn hóa trong một TCTCVM là bước
tiếp theo sau khi nắm vững các nguyên tắc cơ bản của các rủi ro cá
nhân như rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính và rủi ro hoạt động. Đây là
một cách tiếp cận toàn diện để quản trị rủi ro làm giảm nguy cơ mất
mát, xây dựng sự tín nhiệm trên thị trường, và tạo ra những cơ hội
mới cho sự phát triển.
Chìa khóa để thực hiện trách nhiệm cung cấp bảo đảm hợp
lý cho các bên liên quan rằng hoạt động kinh doanh của TCTCVM
được kiểm soát đầy đủ là việc phát triển một hệ thống kiểm soát toàn
diện, kế toán và kiểm soát nội bộ, các thủ tục an ninh và các kiểm
soát rủi ro khác. Các TCTCVM cần có một cơ cấu kiểm soát rủi ro,
xác định vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý và các thành viên
trong HĐQT rủi ro.
5.2.3. Khuôn khổ quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
Môi trường quản trị rủi ro
Môi trường quản trị rủi ro gồm ba yếu tố kiểm soát nội bộ,
kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài; được minh họa ở hình 5.1
dưới đây.

303
Hình 5.1. Môi trường quản trị rủi ro

Kiểm soát nội bộ (Internal Control) là cơ chế của tổ chức để


giám sát rủi ro trước và sau khi hoạt động và là một tập hợp con của
các quy trình quản trị rủi ro. Nó đề cập đến tất cả các chính sách và
thủ tục được thông qua bởi các TCTCVM để giúp đảm bảo việc thực
hiện có trật tự và hiệu quả kinh doanh. TCTCVM sử dụng cơ chế
kiểm soát nội bộ để kiểm soát rủi ro và đảm bảo rằng các nhân viên
tôn trọng các chính sách và thủ tục của tổ chức. Phụ lục 3 minh họa
hệ thống kiểm soát nội bộ của TYM.
Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) là việc thẩm định lại một
cách có hệ thống các báo cáo tài chính và các hoạt động của tổ chức.
Nó là một tập hợp con của kiểm soát nội bộ. Kiểm toán nội bộ đóng
một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phản hồi cho
Ban quản lý về việc tuân thủ các chính sách, thủ tục và sự hiệu quả
của hệ thống kiểm soát.
Kiểm toán bên ngoài (External Audit) của một bên thứ ba
độc lập phục vụ để đánh giá thêm các báo cáo và kiểm soát của tổ
chức và có một phần chồng chéo với chức năng kiểm toán nội bộ.

304
Kiểm toán bên ngoài đánh giá các báo cáo tài chính để đảm bảo
là chúng phản ánh “trung thực và công bằng” hoạt động tài chính
trong quá khứ và tình hình tài chính hiện tại. Lý do tại sao một phần
của vòng tròn kiểm toán bên ngoài được hiển thị bên ngoài vòng
tròn quản trị rủi ro trong hình trên là bởi vì nó cũng phục vụ nhu
cầu của các cơ quan bên ngoài, ví dụ như các cơ quan quản lý, tổ
chức tài chính,...
Quy trình quản trị rủi ro
Để đạt được tiềm năng tối đa, TCTCVM cần nhận thức rõ quản
trị rủi ro như là một chức năng nội bộ quan trọng diễn ra liên tục.
Quản trị rủi ro bao gồm nhiều bước và không phải là một quá trình
tuyến tính, mà là một quá trình lặp đi lặp lại. Các bước thực hiện một
phần của luồng thông tin tương tác và năng động từ cấp cơ sở đến
hội sở chính (và quản lý cấp cao) và quay ngược trở lại cơ sở. Các
bước thực hiện một vòng lặp thông tin phản hồi liên tục và luôn đặt
câu hỏi là liệu các rủi ro được giả định có hợp lý và phù hợp không
hay liệu các rủi ro đó có nên được đánh giá lại hay không. Hình 5.2
minh họa bản chất quy trình quản trị rủi ro.

Hình 5.2. Quy trình quản trị rủi ro

305
(1) Xác định, đánh giá và ưu tiên những rủi ro trọng yếu: Việc
đánh giá những rủi ro này được sự chấp thuận của Ban giám đốc.
Bước này yêu cầu hội đồng quản trị và các nhà quản lý phải xác định
mức độ rủi ro mà TCTCVM cần phải chịu và phải tiến hành đánh giá
tác động tiềm năng của từng rủi ro, nếu không kiểm soát được.
(2) Phát triển các chiến lược quản trị rủi ro: Ban quản trị phê
duyệt chính sách để đo lường, theo dõi rủi ro và giám sát sự tuân thủ
các chính sách này của TCTCVM. Các nhà quản trị xác định các chỉ
số và các tỷ lệ quan trọng. Chúng có thể được theo dõi và phân tích
thường xuyên để đánh giá nguy cơ rủi ro của TCTCVM trong từng
lĩnh vực hoạt động. Các nhà quản trị cũng nên thiết lập phạm vi chấp
nhận được cho mỗi chỉ số. Các nhà quản trị cũng xác định tần số
mà mỗi chỉ số cần được theo dõi, được phân tích và đưa ra các trách
nhiệm theo dõi các chỉ số đó.
(3) Phát triển các chiến thuật để giảm thiểu rủi ro: Các nhà
quản trị phát triển các quy trình mềm và hướng dẫn hoạt động để
giảm thiểu rủi ro cho mỗi mức độ mong muốn. Các chính sách và
quy trình mềm hướng dẫn rõ ràng cho nhân viên cách thức làm thế
nào để thực hiện giao dịch và kết hợp các biện pháp kiểm soát nội
bộ hiệu quả.
(4) Thực hiện các chính sách và phân công trách nhiệm: Các
nhà quản trị lựa chọn kiểm soát chi phí hiệu quả và tìm kiếm đầu vào
từ các nhân viên hoạt động trên sự phù hợp của họ. TCTCVM giao
cho các nhà quản trị để giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm
soát và giám sát các rủi ro theo thời gian. Lý tưởng nhất, mỗi loại rủi
ro chính cần xác định người chịu trách nhiệm cho việc quản lý, giám
sát các rủi ro đó và xác định những rủi ro nào rơi vào khu vực làm
việc của người đấy.
(5) Kiểm tra hiệu quả và đánh giá kết quả: TCTCVM nên có
quy định rõ ràng các chỉ số và các thông số để xác định xem một rủi

306
ro được kiểm soát đầy đủ hay không? Sau đó, hội đồng quản trị và
các nhà quản lý xem xét lại các kết quả hoạt động để đánh giá xem
liệu các chính sách và thủ tục hiện tại có mang lại kết quả mong
muốn hay không? Và liệu TCTCVM có đang quản trị rủi ro một cách
đầy đủ không? Ví dụ, một TCTCVM với kinh nghiệm có nợ quá hạn
tăng có thể hạn chế rủi ro tín dụng của nợ quá hạn bằng cách thay đổi
các quy định về yêu cầu cho vay vốn chặt chẽ hơn hoặc hạn chế tăng
quy mô gia hạn khoản vốn vay. TCTCVM cũng tạo ra cơ chế để đánh
giá kết quả của những nỗ lực giảm nợ quá hạn, chẳng hạn như bằng
cách yêu cầu các chi nhánh phải thường xuyên giám sát chất lượng
danh mục đầu tư và tiến hành thăm khách hàng để xác minh sự tuân
thủ của cán bộ tín dụng với các chính sách mới.
Một số rủi ro yêu cầu giám sát hàng tuần hoặc hàng tháng,
trong khi rủi ro khác đòi hỏi phải theo dõi ít ​​thường xuyên hơn (hàng
quý hoặc nửa năm) tùy thuộc vào thứ tự ưu tiên của các rủi ro. Các
rủi ro đáng kể, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, và
những rủi ro khác đe dọa đến khả năng tài chính của các TCTCVM,
thường được theo dõi qua báo cáo hàng tháng bởi các nhà quản lý
cấp cao và ban giám đốc. Kết quả có thể đề nghị một nhu cầu cho
một số thay đổi chính sách và thủ tục và có thể xác định mức độ rủi
ro chưa được xác định.
(6) Điều chỉnh các chính sách và thủ tục: Dựa trên các báo cáo
rủi ro tóm tắt và kết quả kiểm toán nội bộ, Ban quản trị xem xét lại
các chính sách rủi ro và đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Trong khi
những phát hiện quan trọng được báo cáo cho Hội đồng quản trị, các
nhà điều hành phải đảm bảo rằng các hệ thống, chính sách và thủ tục,
cũng như luồng công việc hoạt động cần thiết được sửa đổi một cách
nhanh chóng để giảm thiểu nguy cơ mất mát. Báo cáo có thể đưa ra
các khuyến nghị cụ thể về cách thức tăng cường khu vực quản trị rủi
ro. Các nhà quản trị có trách nhiệm thiết kế những thay đổi cụ thể,
các nhóm kiểm toán nội bộ cũng như nhân viên tham gia vào hoạt

307
động (bao gồm từ các chi nhánh, các cụm và các phòng ban) có trách
nhiệm cung cấp các dữ liệu cần thiết cho các nhà quản trị để đảm bảo
rằng những thay đổi hoạt động là phù hợp và sẽ không gây bất ngờ,
không gây hậu quả tiêu cực đối với TCTCVM hoặc khách hàng của
tổ chức. Sau khi hoạt động kiểm soát được thực hiện, TCTCVM phải
kiểm tra tính hiệu quả và đánh giá kết quả.
Tóm lại, vòng lặp thông tin phản hồi của quản trị rủi ro là một
quá trình tương tác và liên tục nhằm đảm bảo rằng các nhà quản trị
cấp cao tiến hành điều chỉnh các sự kiện thực tế ở các chi nhánh, cụm
thực địa, đảm bảo các TCTCVM đáp ứng một cách kịp thời với bất
kỳ thay đổi nào trong môi trường kinh doanh nội bộ hoặc bên ngoài.
Thậm chí ngay cả khi bản đánh giá chỉ ra các TCTCVM đang kiểm
soát các rủi ro một cách đầy đủ thì quy trình quản trị rủi ro không
kết thúc mà vẫn tiếp tục đánh giá liên tục như thường lệ. Mỗi đánh
giá liên tiếp không chỉ kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động kiểm
soát mới mà còn bao gồm một đánh giá cho hoạt động kiểm soát thử
nghiệm trước đây.
5.2.4. Nội dung quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
5.2.4.1. Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro là quy trình quyết định những rủi ro nào có
thể ảnh hưởng đến TCTCVM và tài liệu hóa các đặc điểm của chúng.
Lợi ích chính là quy trình này là tài liệu về các rủi ro tồn tại, kiến
thức, và khả năng giúp tổ chức biết trước những sự cố. Nhận diện rủi
ro là một quá trình lặp đi lặp lại. Các đầu vào của nhận diện rủi ro có
thể bao gồm: kế hoạch quản trị rủi ro, phân loại rủi ro (loại rủi ro cần
được nhận diện rõ ràng và phải phản ánh các nguồn phổ biến của các
rủi ro đối với TCTCVM), thông tin lịch sử.
Để nhận diện rủi ro, TCTCVM có thể sử dụng các công cụ và
kỹ thuật dưới đây:

308
Xem xét hồ sơ/văn bản tài liệu
Hồ sơ, văn bản tài liệu là một nguồn thông tin quan trọng trong
hoạt động quản trị rủi ro của các tổ chức. Xem xét hồ sơ/văn bản tài
liệu là cách thức xác định rủi ro cơ bản, đơn giản và thông dụng.
Thông tin từ hồ sơ/văn tài liệu rất đa dạng, gắn với hoạt động
của các đơn vị trong tổ chức. Nguồn thông tin này có tính khả dụng
cao. Trước mỗi vấn đề cần giải quyết, thông tin từ hồ sơ/văn bản tài
liệu là một nguồn thông tin có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình
ra quyết định. Để thu thập thông tin từ hồ sơ/văn bản tài liệu có hiệu
quả, quá trình thu thập nguồn thông tin cần chú ý đến các bước sau:
- Xác định thông tin cần thu thập để giải quyết vấn đề;
- Xem xét đối với vấn đề đó thì hồ sơ, tài liệu, văn bản nào có
thông tin này?
- Xác định hồ sơ, tài liệu, văn bản được lưu trữ và quản lý ở đâu?
- Tiếp cận hồ sơ, tài liệu, văn bản và xác định những thông tin
cần thiết phục vụ quá trình giải quyết công việc.
Đối với các TCTCVM, phương thức xem xét hồ sơ/văn bản tài
liệu thường bao gồm việc xem xét các tài liệu của chương trình/dự án
như các kế hoạch, giả định, cam kết với khách hàng, cơ chế thông tin
giữa 2 bên, môi trường chương trình/dự án, thông tin của các chương
trình/dự án khác trong quá khứ..., từ đó nhận diện các yếu tố có khả
năng gây ra rủi ro cho chương trình/dự án.
Động não
Động não có lẽ là kỹ thuật nhận diện rủi ro được sử dụng
thường xuyên nhất và hầu như bất cứ ai trong đời cũng đã từng sử
dụng kỹ thuật này cho nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Đó là
sự đóng góp ý kiến từ nhiều người khác nhau, từ các chuyên gia đến
các thành viên của chương trình/dự án, hoặc bất cứ ai có liên quan

309
hoặc có kinh nghiệm về các vấn đề xảy ra trong chương trình/dự án.
Mục đích là để có được một danh sách toàn diện để có thể được giải
quyết sau đó trong quá trình phân tích rủi ro định tính và định lượng.
Từ những ý kiến này (có thể nhiều ý trùng nhau), các rủi ro sẽ được
định vị nhanh chóng.
Kỹ thuật Delphi
Tương tự kỹ thuật “Động não”, khác biệt chỉ là các thành viên
tham gia không biết nhau, do đó kỹ thuật này thích hợp nếu các thành
viên ở xa nhau.
Kỹ thuật Delphi là một cách để đạt được một sự đồng thuận
của các chuyên gia về một chủ đề như rủi ro của tổ chức. Các chuyên
gia rủi ro TCTCVM được xác định nhưng tham gia ẩn danh. Người
điều hành sử dụng một bảng câu hỏi để thu thập ý tưởng về các rủi
ro quan trọng của tổ chức. Các câu trả lời được tổng hợp lại và sau
đó được chuyển tới các chuyên gia để thảo luận thêm. Sự đồng thuận
về những rủi ro chính của tổ chức có thể đạt được trong một vòng
của quy trình này. Kỹ thuật Delphi giúp làm giảm sai lệch trong dữ
liệu và tránh những ảnh hưởng không đáng có từ bất kỳ người nào
đến kết quả.
Ngày nay kỹ thuật Delphi thực hiện dễ hơn trước đây do sự trợ
giúp của email và hệ thống hỗ trợ làm việc từ xa. Do thành viên là
“vô danh” nên kỹ thuật này hạn chế nhược điểm của kỹ thuật “Động
não” là một vài cá nhân (chẳng hạn sếp) sẽ có ảnh hưởng đến suy
nghĩ của các thành viên khác.
Nhóm danh nghĩa
Nhóm làm việc từ 7-10 người, mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến
riêng của mình (thường là 1 rủi ro quan trọng nhất) trên 1 mẩu giấy.
Các ý kiến sau đó được tập hợp và nhóm sẽ phân tích và đánh giá
trên từng ý kiến. Kết quả là rủi ro quan trọng nhất được sắp xếp trên

310
cùng. Kỹ thuật này không chỉ dùng để nhận biết mà còn để đánh giá
rủi ro; không loại bỏ hoàn toàn những người có ảnh hưởng; được
thực hiện nhanh và ít tốn kém hơn kỹ thuật Delphi.
Nhóm làm/Nhóm làm việc từ 7-10
Thường được dùng để hỏi ý kiến cá nhân của những người
có nhiều kinh nghiệm từ các chương trình/dự án tương tự hoặc các
chương trình/dự án đã hoàn thành trong quá khứ.
Rủi ro có thể được nhận diện bởi các cuộc phỏng vấn của các
nhà quản lý TCTCVM có kinh nghiệm hoặc chuyên gia chuyên đề.
Người chịu trách nhiệm nhận diện rủi ro xác định các cá nhân thích
hợp, mời họ tham gia dự án, và cung cấp thông tin. Người được
phỏng vấn nhận diện rủi ro tổ chức dựa trên kinh nghiệm của họ,
thông tin dự án, và các nguồn khác mà họ thấy hữu ích. Công cụ sử
dụng thường là bảng câu hỏi có trả lời sẵn để chọn lựa, hoặc để trống
cho người được hỏi tự ghi ý kiến hoặc trả lời.
Phân tích nguyên nhân gốc
Phân tích nguyên nhân gốc là một kỹ thuật cụ thể được sử dụng
để xác định một vấn đề, khám phá những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến nó, và phát triển hành động phòng ngừa.
Phân tích
Các danh sách kiểm tra để nhận diện rủi ro có thể được phát
triển dựa trên các thông tin lịch sử và kiến thức đã được tích lũy từ
các dự án tương tự trước đây và từ các nguồn thông tin khác. Một
lợi thế của việc sử dụng một danh sách kiểm tra là nhận diện rủi ro
là nhanh chóng và đơn giản. Một nhược điểm là nó không thể xây
dựng một danh sách kiểm tra đầy đủ các rủi ro, và người dùng có
thể bị giới hạn hiệu quả ở những hạng mục trong danh sách. Nên cẩn
thận để khám phá các mục không xuất hiện trên một danh sách kiểm
tra tiêu chuẩn nếu chúng có thể có liên quan đến các chương trình

311
cụ thể. Danh sách kiểm tra cần ghi rõ từng mục tất cả các loại rủi ro
có thể đối với chương trình. Việc rà soát lại danh sách kiểm tra như
là một bước chính thức của mọi thủ tục kết thúc chương trình là rất
quan trọng nhằm cải thiện danh sách các rủi ro tiềm ẩn, và cải thiện
các mô tả về rủi ro.
Các danh sách kiểm tra
Các kỹ thuật vẽ biểu đồ có thể bao gồm:
- Các biểu đồ nguyên nhân và kết quả (cũng được biết như là
biểu đồ Ishikawa hoặc xương cá) - rất hữu ích để xác định nguyên
nhân gây rủi ro;
- Biểu đồ luồng quy trình hoặc hệ thống - chỉ ra cách các yếu tố
khác nhau của một hệ thống tương tác với nhau và cơ chế nhân quả;
- Các biểu đồ tác động - một đại diện đồ họa của một vấn đề
hiển thị các tác động thông thường, trình tự thời gian của các sự kiện,
và các mối quan hệ khác giữa các biến và kết quả.
Phân tích SWOT
Kỹ thuật này kiểm tra TCTCVM từ mỗi điểm mạnh, điểm yếu,
các cơ hội và các khía cạnh đe dọa (SWOT) để tăng bề rộng của các
rủi ro nhận diện được bằng các rủi ro phát sinh nội bộ. Kỹ thuật bắt
đầu với việc xác định các điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức, tập
trung vào cả dự án, tổ chức hay lĩnh vực kinh doanh nói chung. Phân
tích SWOT sau đó định nghĩa bất kỳ cơ hội nào cho TCTCVM có
được từ những điểm mạnh của tổ chức và bất kỳ mối đe dọa phát sinh
nào từ điểm yếu của tổ chức. Phân tích cũng kiểm tra mức độ mà các
điểm mạnh của tổ chức bù đắp cho các mối đe dọa, cũng như xác
định các cơ hội để khắc phục điểm yếu.
5.2.4.2. Phân tích và đánh giá rủi ro
Phân tích và đánh giá rủi ro là xác định xác suất xảy ra các rủi
ro và mức độ nghiêm trọng của chúng. Phân tích rủi ro là tạo dựng

312
hiểu biết về rủi ro. Nó cung cấp đầu vào cho đánh giá rủi ro và cho
quyết định về việc rủi ro có cần được xử lý hay không, về các chiến
lược và phương pháp xử lý phù hợp nhất.

Phân tích rủi ro bao gồm việc xác định hệ quả và xác suất của
chúng về các sự kiện rủi ro được nhận diện, có tính đến sự có mặt
(hoặc không) và hiệu lực của bất kỳ sự kiểm soát hiện có nào. Sau
đó hệ quả và xác suất của chúng được kết hợp để xác định một mức
rủi ro.

Phân tích rủi ro đòi hỏi xem xét các nguyên nhân và nguồn rủi
ro, hệ quả của chúng và xác suất hệ quả đó có thể xảy ra. Các yếu tố
ảnh hưởng đến hệ quả và xác suất cần được nhận biết. Một sự kiện
có thể có nhiều hệ quả và có thể ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu. Các
kiểm soát rủi ro hiện tại và hiệu lực của chúng cần được tính đến.
Các phương pháp khác nhau đối với những phân tích này được mô
tả trong Phụ lục B. Có thể cần nhiều kỹ thuật đối với các ứng dụng
phức tạp.

Phân tích rủi ro thường bao gồm một ước lượng phạm vi các hệ
quả tiềm ẩn có thể nảy sinh từ một sự kiện, tình huống hoặc trường
hợp và xác suất kết hợp của chúng để đo mức rủi ro. Tuy nhiên trong
một số trường hợp, như khi hệ quả dường như là không đáng kể hoặc
xác suất được dự kiến là rất thấp, ước lượng tham số duy nhất có thể
đủ để ra quyết định thực hiện.

Trong một số trường hợp, một hệ quả có thể xảy ra như là kết
quả của hàng loạt các sự kiện hoặc điều kiện khác nhau hoặc khi sự
kiện cụ thể không được nhận biết. Trong trường hợp này, trọng tâm
của đánh giá rủi ro là phân tích tầm quan trọng và điểm yếu của các
thành tố trong hệ thống nhằm xác định việc xử lý liên quan đến các
mức bảo vệ hoặc phục hồi chiến lược.

313
5.2.4.3. Xây dựng và thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro
Có bốn chiến lược rộng để đối phó với bất kỳ rủi ro nào, mà
cũng có thể được gọi là “Chiến lược ATAC27”:
Né tránh rủi ro (Avoid Risk)
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không
chấp nhận dự án có độ rủi ro quá lớn.
Nếu xác suất xảy ra rủi ro là cao, tác động có thể có của các
sự kiện rủi ro cũng cao và nguồn lực của tổ chức không đủ để giảm
thiểu rủi ro thì chiến lược phổ biến nhất nên là “né tránh rủi ro”.
Trong trường hợp như vậy, các rủi ro sẽ được khắc phục hoàn toàn
bằng cách chấm dứt các hoạt động mà các rủi ro này liên quan.
Tuy nhiên, điều này có nghĩa là quá trình đề xuất các hành động
không được thông qua. Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay
từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ
ngay từ đầu.
Một số ví dụ phổ biến chấm dứt những rủi ro như sau:
- Để né tránh những rủi ro liên quan đến sản phẩm - Không
cung cấp các khoản vay trồng trọt trong một khu vực dễ bị hạn hán
với cây trồng độc canh.
- Để né tránh rủi ro xử lý tiền mặt của nhân viên - giải ngân
cho vay và thu thập tại văn phòng chi nhánh hoặc thông qua kiểm
tra trong các lĩnh vực hoạt động nơi mà pháp luật và tình hình trật tự
quy trình xử lý là kém.
Chuyển giao rủi ro (Transfer risk)
Chuyển giao rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với
nhiều bên khác để cùng chịu rủi ro.
27
Viết tắt của 4 cụm từ Avoid Risk, Transfer Risk, Accept Risk, Control/
Mitigate Risk.

314
Nếu hậu quả của một sự kiện rủi ro có thể nặng, chi phí để kiểm
soát rủi ro nội bộ không hiệu quả và xác suất vượt qua rủi ro thấp,
chiến lược phổ biến nhất nên là “Chuyển giao rủi ro”. Biện pháp
chuyển giao rủi ro giống phương pháp bảo hiểm28 ở chỗ: độ bất định
về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ở chỗ
bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn
giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trước
khi nó xuất hiện.
Chuyển giao rủi ro là một hình thức chuyên gia về giảm rủi ro.
Để giải quyết những rủi ro nhà quản trị cần xác định được những rủi
ro nào nên chuyển giao cho hoặc chia sẻ với một bên thứ ba. Các rủi
ro được chia sẻ bởi vì TCTCVM cần phải đảm bảo rằng các bên thứ
ba sẽ đáp ứng các nghĩa vụ của bồi thường thiệt hại xảy ra do những
rủi ro được xác định.
Chấp nhận rủi ro (Accept Risk)
Chấp nhận rủi ro là trường hợp lãnh đạo TCTCVM hay cán
bộ tín dụng hoàn toàn biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó
nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện.
Nếu rủi ro xuất hiện và tác động trong một giới hạn chấp nhận
được hoặc có thiệt hại nhỏ so với chi phí của việc kiểm soát rủi ro thì
chiến lược phổ biến nhất là nên “Chấp nhận rủi ro”. Ngoài ra, cũng
có những rủi ro mà tổ chức phải chấp nhận. Một số ví dụ phổ biến
như sau:
- Chấp nhận rủi ro trong khâu giám sát việc phát hành hay sử
dụng các văn phòng phẩm, biểu mẫu, tờ rơi;
28
Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch
rủi ro theo hợp đồng. Từ bên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần
là việc chuyển dịch rủi ro mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm người có rủi ro
tương tự nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt
hại trước khi nó xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ quản trị rủi ro phù hợp khi khả
năng thiệt hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng.

315
- Hoạt động tín dụng liên quan đến việc chấp nhận một số rủi
ro tín dụng.
Kiểm soát/giảm thiểu rủi ro (Control/Mitigate Risk)
Kiểm soát rủi ro là những kỹ thuật, những công cụ, những
chiến lược và những quy trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức
thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát
tần suất và mức độ rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.
Nếu khả năng xảy ra của một rủi ro là rất cao nhưng chi phí cho
kiểm soát nội bộ từ thấp đến trung bình thì chiến lược phổ biến nhất
nên là “Kiểm soát/giảm thiểu rủi ro”. Trong trường hợp như vậy, các
hành động được thực hiện để kiểm soát rủi ro hoặc là làm giảm khả
năng phát triển của các rủi ro hoặc là hạn chế các tác động của chúng
tới TCTCVM đến mức chấp nhận được.
Các TCTCVM tiến hành kiểm soát nội bộ khi có rủi ro liên
quan đến việc kinh doanh cốt lõi của tổ chức. Những rủi ro được
kiểm soát nội bộ thường gặp nhất trong các TCTCVM gồm: Rủi ro
tín dụng; Rủi ro gian lận; Rủi ro thanh khoản.
Lựa chọn các chiến lược thích hợp - né tránh, chấp nhận, kiểm
soát/giảm, hoặc chuyển giao/chia sẻ - với những rủi ro được xác định
là một phần quan trọng của quá trình quản trị rủi ro. Tính nhất quán
trong phản ứng với các rủi ro khác nhau của tổ chức được xác định
là chìa khóa để quản trị rủi ro. Bảng 5.2 dưới đây mô tả một mạng
lưới phản ứng rủi ro đơn giản nhưng hiệu quả cao. Những rủi ro chấp
nhận được nhấn mạnh chủ yếu là màu xanh lá cây, rủi ro có thể tránh
được được đánh dấu màu đỏ, và rủi ro được giảm hoặc chia sẻ nổi
bật trong sắc thái khác nhau của màu vàng.

316
Bảng 5.2. Chiến lược phản ứng rủi ro

Nguồn: Julie A. Gerschick, Những suy niệm và những bài học,


Diễn đàn Quản trị rủi ro, 12/2004 (tr.. 18).

5.2.4.4. Giám sát và báo cáo rủi ro


Ban giám đốc phải thường xuyên kiểm tra kết quả hoạt động
để đảm bảo rằng các chiến lược quản trị rủi ro thực sự làm giảm
thiểu rủi ro như mong muốn. TCTCVM đánh giá liệu các hệ thống
hoạt động có đang hoạt động thích hợp và có kết quả dự định không.
TCTCVM đánh giá liệu tổ chức đang quản trị rủi ro theo cách hiệu
quả nhất và tiết kiệm chi phí. Bằng cách kết nối chức năng kiểm toán
nội bộ với quản trị rủi ro, TCTCVM có thể giải quyết các câu hỏi
này một cách có hệ thống. Để xác minh đầy đủ tính chính xác của
các tài khoản của TCTCVM giảm rủi ro tín dụng và gian lận không

317
kiểm soát được, TCTCVM nên kết hợp các thăm khách hàng vào quá
trình kiểm toán.29
Báo cáo về quản lý tốt là điều cần thiết để hiểu liệu những kiểm
soát này có hiệu quả hay không, tức là mang lại kết quả mong muốn.
Ví dụ: TCTCVM South Shore ở Chicago có cuộc họp ban lãnh đạo
hàng tháng để xem xét một loạt các báo cáo với các tỷ lệ chính thể
hiện dưới dạng xu hướng hàng tháng. Các báo cáo này bao gồm các
báo cáo chất lượng tài sản cho vay hàng tháng (nợ quá hạn theo danh
mục thời gian được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng số nợ
vay, tỷ lệ nợ vay theo tổng tỷ lệ cho vay và tổng số vốn vay) và các
báo cáo quản lý quỹ (thanh khoản bằng tiền vay và tiền, danh mục
đầu tư hỗn hợp, rủi ro lãi suất, và bất kỳ rủi ro tài chính nào cho các
hoạt động được tài trợ).
Xu hướng và báo cáo tỷ lệ là cách hiệu quả nhất cho các giám
đốc hoặc nhà quản lý cấp cao để hấp thụ một lượng lớn thông tin một
cách nhanh chóng. Xu hướng sau đây cho phép tổ chức để “quản lý
theo trường hợp ngoại lệ”. Các nhà quản lý có thể quét xu hướng
theo tỷ lệ chính và tập trung vào những lĩnh vực mà các xu hướng
không tích cực hoặc khi có sự thay đổi, do đó tập trung thời gian hạn
chế vào những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tỷ lệ là một trong
những công cụ hữu ích nhất trong quản lý các tổ chức tài chính, vì
mối quan hệ giữa các số khác nhau thường quan trọng hơn số tuyệt
đối. Điều này đặc biệt đúng đối với các TCTCVM quy mô lớn hoặc
đang phát triển nhanh.
Báo cáo về quản lý nên cung cấp thông tin về kết quả thực tế
so với ngân sách, cho thấy sự khác biệt, và theo dõi tỷ lệ quan trọng
và số liệu liên quan đến hoạt động của TCTCVM. Báo cáo thông tin
này nên xảy ra ở nhiều cấp độ:

For an in-depth discussion of the role of internal and external audits, see the GTZ/
29

MicroFinance Network’s Improving Internal Control, by Anita Campion, May 2000.

318
- Báo cáo quản lý cho các nhà quản lý điều hành: Các nhà quản
lý điều hành cần báo cáo chi tiết, kịp thời cung cấp chi tiết về khách
hàng, hoạt động cho vay, tiết kiệm (nếu có) và các hoạt động của chi
nhánh. Các nhà quản lý chi nhánh và khu vực cần thông tin này để
hiểu rõ hơn về nơi mà các TCTCVM đang mất tiền hoặc kiếm tiền,
chi nhánh tổ chức hoạt động tốt như thế nào so với ngân sách và để
xác định các vấn đề tín dụng hoặc thanh khoản tại hiện trường hoặc
mức hoạt động.
- Báo cáo tóm tắt cho các nhà quản lý cấp cao và giám đốc: Đối
tượng này cần báo cáo tóm tắt nắm bắt xu hướng trong các tỷ số và
chỉ số chính để họ có thể giám sát hiệu quả tổng thể của tổ chức và
phát hiện bất kỳ thay đổi nào về tình hình tài chính của TCTCVM
hoặc tăng hoặc giảm rủi ro tiềm năng đối với TCTCVM. Ban lãnh
đạo cấp cao và ban giám đốc thường tập trung vào các rủi ro tài chính
và chiến lược hơn là rủi ro hoạt động. Báo cáo tóm tắt hữu ích nhất
nhấn mạnh tỷ lệ (hoặc mối quan hệ giữa các con số) chứ không phải
là con số tuyệt đối và xu hướng hàng tháng hoặc hàng tháng theo tỷ
lệ đó để họ có thể “quản lý theo trường hợp ngoại lệ” và tập trung
một cách nhanh chóng khi một tỷ lệ quan trọng đã thay đổi đáng kể
và hỏi những câu hỏi quản lý thích hợp.
- Với thông tin này, ban quản lý cấp cao nên đặt câu hỏi liệu
TCTCVM có dự đoán đủ rủi ro, nhận diện rủi ro đầy đủ hoặc quản lý
chúng một cách tích cực. Nếu hoạt động tài chính của danh mục đầu
tư là rất tốt trong một khoảng thời gian nhất định, có phải do cấu hình
rủi ro cao hơn trong danh mục đầu tư hay lãi suất có thay đổi như dự
kiến? Bằng cách chia sẻ thông tin này với giám đốc, ban quản lý cấp
cao có thể có thêm kiến ​​thức chuyên môn và kinh nghiệm về các vấn
đề khó khăn và tiềm ẩn những rủi ro chưa xác định trước đây.
Các giám đốc cần phải xem xét lại những thông tin này để biết
những thay đổi hoặc xu hướng gây bất kỳ mối lo ngại nào về tình

319
hình tài chính của TCTCVM, dự báo tình hình tài chính (ví dụ như
chất lượng tài sản, cả cho vay và đầu tư) và liệu ban giám đốc đã xác
định và hoạch định đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ là một phần quan
trọng của vòng lặp phản hồi quản trị rủi ro. Nó đánh giá hoạt động
“cũ” và giúp đánh giá xem liệu thủ tục và kiểm soát “trước” có hiệu
quả trong việc giảm thiểu rủi ro hay không. Quá trình kiểm toán nội
bộ kiểm tra tính chính xác của thông tin từ các báo cáo quản lý và
điều tra các lĩnh vực cụ thể có rủi ro cao đối với TCTCVM.
5.2.5. Thực hiện quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô
Khi tổ chức TCVM trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, các nhà
quản trị trong TCTCVM cần có nhận thức sâu sắc hơn về quản trị
rủi ro. Mục tiêu của quản trị rủi ro tốt là để giảm sự không chắc chắn
và hạn chế tổn thất tài chính tiềm năng “hợp lý”, nói cách khác là để
loại bỏ những bất ngờ. Tuy nhiên, thực hiện quản trị rủi ro là cả nghệ
thuật và khoa học. Định lượng rủi ro và xác suất để TCTCVM có thể
đưa ra quyết định về chi phí và lợi ích của quản trị rủi ro là “khoa
học”. “Nghệ thuật” là ở chỗ tạo ra một nền văn hóa tổ chức xác định
rủi ro mà không ngăn cản chấp nhận rủi ro thận trọng. Chấp nhận
rủi ro thận trọng liên quan đến sự hiểu biết về rủi ro mà TCTCVM
đang giả định và công nhận rằng tiềm năng số tiền thưởng tăng lên
mang nguy cơ mất mát. Trong quản lý, thiệt hại không bao giờ đến
bất ngờ hoàn toàn. Nói cách khác, nhà quản lý phải nhận thức được
những rủi ro TCTCVM giả định và phải hiểu được mức độ tiếp xúc
và những tác động tiềm năng của những rủi ro đó.
Bảng dưới đây trình bày hướng dẫn thực hiện một khuôn khổ
quản trị rủi ro trong văn hóa và các hoạt động của một tổ chức TCVM.

320
Bảng 5.3. Mười hướng dẫn cho Quản trị rủi ro

Hướng dẫn cho thực hiện một khung quản trị rủi ro:
1. Lãnh đạo quá trình quản trị rủi ro từ đầu
2. Lồng ghép quản trị rủi ro vào thiết kế quy trình và hệ thống
3. Thiết lập khung quản trị rủi ro đơn giản và dễ hiểu
4. Có sự tham gia tất cả các cấp độ của nhân viên
5. Gắn kết mục tiêu quản trị rủi ro với các mục tiêu của cá nhân
6. Gắn tên những rủi ro quan trọng nhất trước
7. Phân công trách nhiệm và thiết lập lịch trình giám sát
8. Thiết kế báo cáo quản lý thông tin tới ban quản lý
9. Xây dựng các cơ chế hiệu quả để đánh giá kiểm soát nội bộ
10. Quản trị rủi ro liên tục sử dụng một vòng lặp thông tin phản hồi quản trị rủi ro

(1) Lãnh đạo quá trình quản trị rủi ro từ đầu


Để có hiệu quả, TCTCVM phải tích hợp quản trị rủi ro vào
văn hóa tổ chức. Đó là nhiệm vụ của người lãnh đạo tổ chức TCVM
(Giám đốc, Giám đốc điều hành và cán bộ quản lý cao cấp) để truyền
thông tầm quan trọng của quản trị rủi ro và thấm nhuần văn hóa quản
trị rủi ro ở tất cả các cấp của tổ chức. Nếu không có một cam kết để
quản trị rủi ro từ quản lý cấp cao và các nguồn lực để hỗ trợ quản trị
rủi ro, TCTCVM không thể mong đợi nhân viên của mình để có thói
quen giảm thiểu rủi ro.
(2) Lồng ghép quản trị rủi ro vào thiết kế quy trình và hệ thống
Tổ chức TCVM cần lồng ghép quản trị rủi ro vào việc thiết kế
các hệ thống, quy trình, và các phương pháp của mình để làm giảm
tần suất và quy mô rủi ro không mong muốn ngay từ đầu. Thiết kế
quy trình làm giảm cơ hội sai sót của con người có thể cải thiện kiểm
soát chất lượng và tăng năng suất và hiệu quả đáng kể. Ví dụ, các tổ
chức TCVM thành công nhất trên thế giới đã xây dựng quản trị rủi ro
tín dụng xuất sắc vào phương thức cho vay của họ, sử dụng kỹ thuật

321
sàng lọc, đồng bảo lãnh, và các cơ chế khác để giảm khả năng nợ
quá hạn và vỡ nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp nâng cao hiệu quả và năng
suất nhân viên cho vay bằng cách giảm thời gian của họ dành cho
thu thập và tăng thời gian làm việc với khách hàng hiện tại và khách
hàng tiềm năng. Tổ chức TCVM nên đánh giá quy trình và luồng
thông tin của họ để xem liệu một số “tái cơ cấu” (nghĩa là thay đổi hệ
thống) có thể dẫn đến cải tiến hoạt động và nâng cao kiểm soát chất
lượng hay không.
Một nguyên tắc quan trọng cho việc tích hợp quản trị rủi ro vào
các hoạt động hàng ngày của TCTCVM là thông qua việc sử dụng
các kiểm soát nội bộ, chẳng hạn như phân công nhiệm vụ và chức
năng. Bằng cách phân công các nhiệm vụ, các tổ chức TCVM có thể
ngăn ngừa xung đột lợi ích và giảm rủi ro. Thiếu phân công nhiệm
vụ, ví dụ giữa các giao dịch tiền mặt và thu tiền mặt hoặc ủy quyền
bằng tiền mặt và giải ngân, tạo ra cơ hội gian lận và thông đồng giữa
các nhân viên. Sau khi kết hợp kiểm soát nội bộ, TCTCVM tiến hành
kiểm tra độc lập và đánh giá để đảm bảo rằng các hệ thống làm việc
một cách chính xác.
Một nguyên tắc ý thức thông thường là để giảm thiểu tần suất
và quy mô của rủi ro. Ví dụ, sơ đồ mặt bằng của văn phòng chi nhánh
mới của Ngân hàng BRAC cung cấp cho các quản lý chi nhánh một
cái nhìn trực tiếp (thông qua một cửa sổ kính) của nhân viên giao
dịch và khách hàng mà họ đang phục vụ. BRAC hy vọng điều này sẽ
hạn chế nguy cơ vắng mặt, giảm tần số của những sai lầm, và giảm
thiểu gian lận. Ngoài ra, vì người quản lý sẽ theo dõi phản ứng và
thời gian chờ đợi của khách hàng nên việc bố trí một sàn sẽ tạo điều
kiện cho dịch vụ khách hàng tốt hơn.
(3) Thiết lập khung quản trị rủi ro đơn giản và dễ hiểu
Một khung quản trị rủi ro là một công cụ cho các nhà quản lý
để giúp cho quản trị rủi ro của họ. Cần đơn giản và rõ ràng, bao gồm

322
một danh sách ngắn các tỷ lệ hoặc số liệu chính. Các công cụ cần
đơn giản, và không phức tạp do gánh nặng của các nhà quản lý đã
quá căng. Các công cụ hiệu quả nên tạo điều kiện cho khả năng của
người quản lý để suy nghĩ về rủi ro và để đáp ứng một cách nhanh
chóng và phù hợp. Các hệ thống phức tạp sẽ cản lại và ít hữu dụng.
Một khi các nhà quản lý cam kết quản trị rủi ro và thấy được lợi ích
của việc sử dụng những công cụ này, các tổ chức TCVM có thể giới
thiệu một quá trình chi tiết hơn để quản trị rủi ro.
(4) Có sự tham gia tất cả các cấp độ của nhân viên
Nhân viên ở mọi cấp của một tổ chức TCVM có thể đóng một
vai trò trong việc xác định và giảm thiểu rủi ro, từ bộ xử lý dữ liệu
tới đại diện cho vay, các huấn luyện viên nguồn nhân lực. Quản trị
rủi ro phải là một phần công việc của tất cả các nhà quản lý các cấp,
không đúng chức năng của bộ phận kiểm toán nội bộ. Một chức năng
kiểm soát rủi ro tập trung chỉ có thể thành công nếu các nhân viên
hoạt động là hỗ trợ quản trị rủi ro và nhận thức giá trị của nó cho
các TCTCVM. Sự tham gia của nhân viên trong quá trình thiết kế
quản trị rủi ro, TCTCVM sẽ tự nhiên xây dựng hỗ trợ nhân viên hoặc
“mua vào” và tăng động lực tham gia của họ. Nhiều cải tiến thiết kế
quá trình có thể đến từ lời đề nghị và quan sát của nhân viên, do đó,
các tổ chức TCVM cần khuyến khích và khen thưởng những ý tưởng
và đặt vào trong tất cả các cấp của tổ chức.
(5) Gắn kết mục tiêu quản trị rủi ro với các mục tiêu của cá nhân
Tổ chức TCVM có thể tiếp tục củng cố văn hóa quản trị rủi
ro bằng cách xây dựng quản trị rủi ro thành mục tiêu của các nhân
viên và khuyến khích thực hiện. Ví dụ, thay vì khen thưởng cán bộ
tín dụng chỉ cho khối lượng giải ngân, tổ chức TCVM có thể thưởng
cho nhân viên dựa trên sự kết hợp của giải ngân khoản vay, nợ quá
hạn dưới một ngưỡng nhất định và tỷ lệ trả nợ trong một phạm vi
nhất định.

323
Quản lý cấp cao cũng phải có sự khuyến khích thực hiện được
thiết kế tốt và kết hợp với mục tiêu quản trị rủi ro của TCTCVM. Các
liên kết các mục tiêu hiệu suất và khuyến khích các nhà đầu tư, các
thành viên hội đồng quản trị, quản lý và nhân viên là rất quan trọng
với chiến lược và thực hiện có hiệu quả.
(6) Gắn tên những rủi ro quan trọng nhất trước
Khi bắt đầu quá trình đánh giá rủi ro, đó là khó khăn để đưa
vào tất cả các rủi ro ở cùng lúc. Tổ chức TCVM nên dành ưu tiên cho
những rủi ro mà có nguy cơ xảy ra cao và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một ma trận quản trị rủi ro đơn giản có thể được sử dụng để xác định
và đánh giá các vùng có rủi ro quan trọng nhất trên cơ sở xác suất
tương đối và tác động đối với tổ chức.
Sử dụng thông tin chứa trong một biểu đồ hay ma trận quản trị
rủi ro, các TCTCVM thiết lập thứ tự ưu tiên cho việc kiểm soát vô số
các rủi ro tổ chức đang phải đối mặt, tập trung vào những rủi ro có
khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các tổ chức TCVM. Một
rủi ro tương đối cao xuất hiện cho một kết quả tác động thấp thường
không biện minh cho một chi phí lớn để kiểm soát rủi ro đó. Tuy
nhiên, để xác định rủi ro chắc chắn mà có thể gây nguy hiểm cho khả
năng tài chính của TCTCVM là điều không thể và đòi hỏi một chiến
lược có ý thức. Tính toàn diện và kịp thời của thông tin cung cấp cho
quản lý và hội đồng quản trị của các tổ chức tài chính rất quan trọng
cho quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là tốn kém về tiền bạc, thời gian
và công sức, vì vậy các TCTCVM nên chắc chắn rằng lợi nhuận trên
đầu tư của nó là cao.
Một khi TCTCVM đã xác định những rủi ro ưu tiên, tổ chức
nên tập trung vào các giải pháp. Tổ chức TCVM nên tập trung vào
các lĩnh vực nơi mà các can thiệp sẽ có đòn bẩy lớn nhất, nghĩa là
tác động lớn nhất đối với chi phí thấp nhất. Ví dụ, một khoản đầu tư
trong hệ thống thông tin quản lý tốt hơn thường sẽ có một tác động

324
lớn đến việc quản lý nhiều rủi ro chính. Chất lượng, tính toàn diện và
kịp thời của thông tin cung cấp tới các nhà quản lý và hội đồng quản
trị của các tổ chức tài chính quan trọng cho quản trị rủi ro. Vì quản
trị rủi ro là rất tốn kém, TCTCVM nên đảm bảo rằng chỉ số ROI về
lâu dài xứng đáng với chi phí bỏ ra đó.
(7) Phân công trách nhiệm và thiết lập lịch trình giám sát
Tổ chức TCVM phải gán trách nhiệm hoạt động cho giám sát
và quản trị rủi ro trên cơ sở hàng ngày, cũng như trách nhiệm giám
sát mức độ cao cho các rủi ro cụ thể. Quản lý cấp cao và hội đồng
quản trị chia sẻ trách nhiệm cho chiến lược quản trị rủi ro tổng thể
của TCTCVM. Để đảm bảo họ nhận được thông tin hữu ích và có
liên quan một cách kịp thời, TCTCVM trả lương cho nhân viên cụ
thể với trách nhiệm thu thập và báo cáo thông tin.
(8) Thiết kế báo cáo quản lý thông tin tới ban quản lý
Như đã nhấn mạnh trong vòng lặp phản hồi quản trị rủi ro trong
Hình 5.2, báo cáo quản lý tốt là điều cần thiết để quản trị rủi ro. Nếu
không có thông tin tốt, giám đốc và quản lý không thể đánh giá liệu
các chiến lược và các công cụ của quản trị rủi ro hiện tại làm việc
hiệu quả hay không, hoặc liệu những rủi ro mới đã xuất hiện đòi hỏi
sự chú ý ngay lập tức hay chưa? Mỗi cấp độ của TCTCVM đòi hỏi
một số báo cáo quản lý thường xuyên để giám sát hoạt động. Thông
tin trong các báo cáo phải được biên soạn và tổng hợp thành các báo
cáo tóm tắt cho các hội đồng quản trị và quản lý. Báo cáo tóm tắt tạo
bao gồm cả phân tích tỷ lệ và phân tích xu hướng điều kiện cho hội
đồng quản trị và quản lý có khả năng để nhanh chóng xác định các
vấn đề và cho phép họ “quản lý bằng ngoại lệ.”
Giám đốc và các nhà quản lý cấp cao cần phải suy nghĩ về
những thông tin gì mà họ cần, họ cần thông tin đó ở mức độ thường
xuyên hay không và những thông tin gì cần chi tiết? Trong khi con số
tuyệt đối là hữu ích thì các tỷ lệ cho thấy xu hướng hàng tháng trong

325
quản lý tăng trưởng, khách hàng, tình trạng danh mục đầu tư, quản lý
các quỹ, và hoạt động tài chính là quan trọng nhất để phát hiện những
thay đổi và các vấn đề tiềm ẩn.
Quản lý và giám đốc phải tập trung vào các chỉ số hiệu suất
chính họ cần một cách thường xuyên và sau đó nhân viên trực tiếp
thực hiện các hệ thống cung cấp thông tin đó. Trong các hệ thống
phát triển, tổ chức TCVM nên cố gắng sắp xếp báo cáo để hội đồng
quản trị và quản lý cấp cao là không bị choáng ngợp với quá nhiều
thông tin, nhưng có quyền truy cập vào các thông tin cốt lõi cần thiết
để giám sát “sức khỏe” của tổ chức và đưa ra quyết định. Như mô tả
trong Phụ lục 10, Hệ thống báo cáo trên một trang được sử dụng bởi
ASA ở Bangladesh cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi chỉ các
chỉ số hoạt động quan trọng để giảm nguy cơ quá tải thông tin và ra
quyết định sai lầm của quản lý.
(9) Xây dựng các cơ chế hiệu quả để đánh giá kiểm soát nội bộ
Ngoài việc kiểm tra và cân bằng dự định30 trong quá trình thiết
kế, kiểm soát nội bộ sau sự kiện31 cung cấp một hệ thống cảnh báo
cho các vấn đề hiện tại mà đòi hỏi phải điều tra kỹ hơn. Kết quả của
công tác đánh giá sau, còn được gọi là kiểm toán nội bộ, hỗ trợ kế
hoạch quản trị rủi ro tương lai. Dự án GTZ/hướng dẫn kỹ thuật của
mạng lưới TCVM, cải thiện kiểm soát nội bộ, cung cấp hướng dẫn
chi tiết về làm thế nào để phát triển và thực hiện kiểm soát nội bộ
hiệu quả. Một số trong những nguyên tắc này đáng được nhấn mạnh.
Mỗi TCTCVM nên có một số hình thức của kiểm toán nội bộ,
với mức độ chính thức và phức tạp phù hợp với quy mô và độ phức
tạp của TCTCVM. Chức năng kiểm toán nội bộ có nhiều hình thức
khác nhau, từ kiểm tra quản lý tại chỗ, trong đó một nhà quản trị vận
hành được giao nhiệm vụ kiểm toán cụ thể, đến một bộ phận riêng
30
Tiếng anh là ex-ante.
31
Tiếng anh là ex-post.

326
biệt hoàn toàn. Tổ chức TCVM theo quy định và có quy mô lớn hơn
thường có một bộ phận kiểm toán nội bộ vĩnh viễn. Ở nhiều quốc gia
như Bolivia, một tổ chức TCVM không thể có được một giấy phép
nhận tiền gửi mà không thành lập một bộ phận kiểm toán nội bộ.
Một chức năng kiểm toán nội bộ được thiết kế tốt là điều cần
thiết cho việc xác minh rằng các chính sách và thủ tục mà hỗ trợ quản
trị rủi ro đang bị theo dõi và đang cung cấp các kết quả mong muốn.
Kiểm toán nội bộ cần đánh giá độ tin cậy và đầy đủ thông tin tài
chính và quản lý, và giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy định
cũng như các chính sách và thủ tục nội bộ công ty. Nếu các nguồn
lực của TCTCVM bị giới hạn, thường là thích hợp hơn để thực hiện
đánh giá một cách triệt để của một vài chi nhánh chứ không phải là
kiểm toán bề mặt của tất cả các chi nhánh. Tuy nhiên, tất cả các tổ
chức TCVM nên kết hợp thăm khách hàng vào các chức năng kiểm
toán nội bộ của họ. Thăm khách hàng đòi hỏi kiểm toán viên nội bộ
hoặc nhân viên khác hơn so với các viên chức cho vay ra ngoài gặp
khách hàng để xác minh số dư và các giao dịch liên quan tiết kiệm
và tài khoản tiền vay. Công việc kiểm toán nội bộ là không đầy đủ
mà không sử dụng sự viếng thăm để hòa giải các hồ sơ của khách
hàng với những hồ sơ của TCTCVM. Nó chỉ là bằng cách thực hiện
thăm khách hàng mà tổ chức TCVM có thể khám phá hầu hết các
loại gian lận.
Khi tích hợp với quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ cũng có thể
xác định xem các rủi ro đối với các tổ chức TCVM được xác định
và giảm thiểu hay không, liệu các nguồn lực được sử dụng một cách
hiệu quả và kinh tế hay không, và liệu các mục tiêu của tổ chức đang
được đáp ứng hay không. Để có hiệu quả nhất, kiểm toán viên nội
bộ phải báo cáo trực tiếp cho ban giám đốc. Thông qua hiện trường
và thăm viếng khách hàng, các kiểm toán viên nội bộ là độc lập như
“mắt và tai” của quản trị mà đảm bảo các chiến lược quản trị rủi ro
đang làm việc một cách hiệu quả.

327
Kiểm toán bên ngoài cung cấp một đánh giá độc lập mà các
báo cáo tài chính phản ánh tình trạng của doanh nghiệp một cách
công bằng. Hầu hết các kiểm toán viên bên ngoài chỉ tiến hành xem
xét một bề mặt của các hoạt động và do đó không giúp xác định gian
lận. Tuy nhiên, nếu ký hợp đồng chính xác, họ có thể cung cấp cái
nhìn sâu sắc có giá trị vào một hoạt động TCTCVM. Bởi vì nhiều
tổ chức TCVM còn yếu trong các lĩnh vực kiểm soát nội bộ và quản
trị rủi ro, công ty kiểm toán bên ngoài có thể giúp lấp đầy khoảng
trống này. Kiểm toán bên ngoài được thực hiện bởi những kiểm toán
viên có kiến thức và hay trợ giúp có thể cung cấp một cơ hội học
tập tuyệt vời cho một tổ chức TCVM, đặc biệt là nếu tổ chức ký hợp
đồng với kiểm toán viên để tập trung vào các vấn đề cụ thể (ví dụ
kiểm soát nội bộ trong quản lý tiền mặt). Những danh mục mà một
TCTCVM nên sử dụng để ký hợp đồng với các kiểm toán viên bên
ngoài như:
- Kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Các hệ thống cụ thể như hệ thống tiền mặt, hệ thống danh mục
đầu tư, hệ thống danh mục cho vay, và hệ thống thông tin quản lý
Những điểm yếu của kiểm soát tiềm năng trong các lĩnh vực
như phân công nhiệm vụ, tuân thủ các chính sách và thủ tục, bảo mật
vật lý, và/hoặc giám sát (đặc biệt ở cấp chi nhánh).
(10) Quản trị rủi ro liên tục sử dụng một vòng lặp thông tin
phản hồi quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục, không phải là một sự
kiện duy nhất. Nếu một người chủ nhà mua hàng một máy dò khói
(nhằm kiểm soát quản trị rủi ro) nhưng không cài đặt chiếc máy này
một cách chính xác hoặc thay pin khi cần thiết, việc kiểm soát sẽ
không bảo vệ gia đình khỏi bị tổn thất trong trường hợp có hỏa hoạn.
Các rủi ro tài chính, rủi ro vận hành và rủi ro chiến lược thay đổi liên
tục để đáp ứng với những thay đổi trong cạnh tranh và nền kinh tế.

328
Giới thiệu sản phẩm mới hay mở rộng địa bàn hoạt động cũng phơi
bày TCTCVM đến những rủi ro mới mà cần được đưa vào hệ thống
quản trị rủi ro một cách nhanh chóng, đảm bảo rằng các thông tin
hữu ích được tạo ra trong giai đoạn thí điểm hay thử nghiệm.
Khi một tổ chức đã ưu tiên các rủi ro của nó, tổ chức có thể bắt
đầu thực hiện các bước nhỏ để thực hiện các thay đổi cải thiện quy
trình quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục và lặp đi
lặp lại giữa các ban lãnh đạo và quản lý, đòi hỏi phải liên tục cải tiến,
điều chỉnh và cải tiến dựa trên các thông tin được sản xuất bởi các
báo cáo quản lý và kiểm toán nội bộ.
Quản trị rủi ro được thực hiện ở tất cả các cấp trong các tổ chức
TCVM là điều rất quan trọng, trách nhiệm cho hệ thống quản trị rủi
ro bắt đầu từ cấp cao nhất trong cơ cấu phân cấp của tổ chức. Hội
đồng quản trị và các nhà quản lý phát triển hệ thống và thiết lập kế
hoạch quản trị rủi ro, nhưng các nhân viên khác cũng đóng một vai
trò trong quản trị rủi ro. Khi có thể, nhà quản lý cấp cao phân công
trách nhiệm cho các nhà quản lý khác để giám sát và quản trị rủi ro
cụ thể.
Mỗi một bước của vòng lặp phản hồi quản trị rủi ro liên quan
đến nhiều nhân viên khác nhau của các tổ chức TCVM. Nhưng để
hoàn thành vòng lặp thì phải gắn kết tất cả các nhân viên vào quá
trình. Điều này có nghĩa là mọi người đều có một số trách nhiệm về
quản trị rủi ro trong một TCTCVM, tuy nhiên, vai trò và trách nhiệm
của từng người, từng vị trí lại khác nhau. Quản trị rủi ro và kiểm soát
nội bộ phải được điều hành bởi những nhà quản trị cấp cao. Hội đồng
quản trị và các nhà quản lý cấp cao thiết lập “các giai điệu” và thái
độ của TCTCVM đối với rủi ro và kiểm soát nội bộ. Bảng 5.4 dưới
đây mô tả các vai trò và trách nhiệm mà tập thể cán bộ, quản lý và
các thành viên Hội đồng quản trị tham gia vào từng bước trong quá
trình quản trị rủi ro.

329
Quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chính
trong quản trị rủi ro, nhưng quyền quản lý thực tế của một chương
trình quản trị rủi ro được giao cho những người khắp nơi trong tổ
chức. Quản trị rủi ro cũng có thể là một chức năng dòng/hàng trong
cơ cấu tổ chức của TCTCVM. Trong trường hợp này, nhà quản trị rủi
ro và bộ phận của anh ấy/cô ấy có trách nhiệm giám sát các chương
trình quản trị rủi ro và đảm bảo rằng:

- Các chủ sở hữu rủi ro và các nhà giám sát cấp cao đang rà soát
các rủi ro của họ tại các tần số dự định;

- Đánh giá phản hồi tới sự kích hoạt các sự kiện hoặc các sự
kiện đặc biệt được thực hiện trong thực tế;

- Các mục tiêu và biện pháp đo lường rủi ro được đưa ra, theo
dõi và đạt được;

- Chính sách và thủ tục rủi ro được ghi nhận và cập nhật, và

- Chủ sở hữu rủi ro bị nhạy cảm và được đào tạo.

Bảng 5.4. Các trách nhiệm quản trị rủi ro trong TCTCVM

Các bước Vai trò trong tổ chức Các trách nhiệm

Xác định các rủi ro và đánh giá khả


năng và tác động của chúng
1. Xác định, đánh Quản lý cấp cao
giá và ưu tiên Ưu tiên những rủi ro trong bối cảnh
những rủi ro của tổ chức TCVM
vốn có
Xem lại các rủi ro và phê duyệt thứ tự
Hội đồng quản trị
ưu tiên của các rủi ro

Phát triển các chỉ số đo lường


2. Phát triển các Quản lý cấp cao Thiết lập phạm vi chấp nhận rủi ro
chiến lược để
quản trị các rủi ro Phê duyệt các chỉ số, phạm vi và
Hội đồng quản trị
chiến lược để đối phó với mỗi rủi ro

330
Các bước Vai trò trong tổ chức Các trách nhiệm
Thiết kế chính sách hoạt động, và các
hệ thống
3. Thiết kế các Quản lý cấp cao
chính sách và các Xây dựng các quy trình/chiến thuật
quy trình để giảm để thực hiện các chính sách
thiểu rủi ro
Phê duyệt các chính sách và thủ tục
Hội đồng quản trị
vận hành

Phân công trách nhiệm thực hiện


chính sách
Quản lý cấp cao
Giám sát việc tuân thủ các chính sách
và thủ tục
4. Thực hiện các
chính sách và Giám sát việc tuân thủ các chính sách
phân công Quản lý chi nhánh và thủ tục tại Chi nhánh
trách nhiệm Thực hiện các thủ tục kiểm soát

Tuân thủ các chính sách/quy trình


Nhân viên vận hành Cung cấp đầu vào đầy đủ và phù hợp
của các chính sách và thủ tục

Hội đồng quản trị Xem lại kết quả của các hoạt động

5. Kiểm tra hiệu Quản lý cấp cao Xem lại kết quả của các hoạt động
quả và đánh giá
Xác minh việc tuân thủ chính sách
kết quả
Nhóm kiểm toán nội bộ Xác định hiệu quả và đầy đủ của quá
trình quản trị rủi ro

Trong ngắn hạn, phòng Quản trị rủi ro phải đảm bảo rằng các
bước của vòng lặp phản hồi quản trị rủi ro đang xảy ra. Bảng 5.5
dưới đây mô tả trách nhiệm cho việc đặt ra các chính sách và thủ tục
cho từng khu vực của rủi ro của cả Hội đồng quản trị và những người
quản lý được cung cấp.

331
Bảng 5.5. Chi tiết trách nhiệm trong quản trị rủi ro

Danh mục Các chính cách được đặt ra bởi Trách nhiệm quản lý
rủi ro Hội đồng quản trị

Rủi ro tín dụng Các hoạt động cho vay được phép Hướng dẫn hoặc các thủ tục bảo
lãnh phát hành chi tiết
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
(ví dụ tỷ lệ vốn cho một sản Giám sát danh mục đầu tư và
phẩm, tiếp xúc tối đa với bất kỳ báo cáo về chất lượng tài sản
khách hàng vay vốn nào,...)
Quy trình vận hành được thiết
Các yêu cầu dự trữ bắt buộc và kế để giảm thiểu giao dịch và
tỷ lệ dự trữ rủi ro tín dụng

Rủi ro đầu tư Tỷ lệ tiền mặt và tương đương tiền Hướng dẫn và quy trình quản lý
đầu tư
Thông số rủi ro đối với danh
mục đầu tư (ví dụ tỷ lệ mua Kiểm tra độ nhạy của danh mục
trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư với thay đổi tỷ lệ lãi suất
rủi ro tín dụng của các công cụ
Cân bằng rủi ro tổn thất với
cá nhân)
thu nhập
Gian lận tiền tệ tối đa
Sự không phù hợp giữa tài sản
và nợ phải trả tối đa (thường là
tỷ lệ phần trăm của vốn)

Rủi ro Dự trữ tiền mặt tối thiểu bằng tỷ Chọn cách quản lý tiền mặt như
thanh khoản lệ phần trăm nhất định của các thế nào sẽ tập trung hay phân tách
khoản tiền gửi (đối với khách giữa các văn phòng chi nhánh
hàng rút tiền mặt)
Chọn công cụ đầu tư ngắn hạn
Duy trì số dư tiền mặt hoặc (tín phiếu kho bạc, các điều
dòng bằng tín dụng để trang khoản đáng kinh ngạc, v.v.)
trải nhu cầu vay vốn mới và tổn
thất tiền mặt tiềm năng do nợ
quá hạn
Duy trì dự trữ hoạt động bằng
2-3 tháng chi phí hoạt động

An toàn vốn Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Xem xét ảnh hưởng của an toàn
(giảm bớt rủi ro nếu tổn thất vốn trong việc ra quyết định
xảy ra) cho sự phát triển

332
Giờ đây, một câu hỏi đặt ra là: “Liệu quản trị rủi ro là một chức
năng dòng riêng biệt tại TCTCVM?” Câu trả lời là - nó phụ thuộc
vào quy mô của các hoạt động. Tổ chức TCVM lớn phải đối mặt với
một sự phức tạp của rủi ro nên có nhà quản trị rủi ro riêng trong một
đơn vị, bộ phận hoặc nhóm riêng biệt. Nhà quản trị rủi ro này có
trách nhiệm báo cáo cho Giám đốc điều hành và Hội đồng quản trị.
Trong tổ chức TCVM nhỏ hơn, nhà quản trị rủi ro có thể là
kiêm nhiệm. Câu hỏi đặt ra là nhà quản trị của phòng nào là phù hợp
với vị trí quản trị rủi ro? Và nhà quản trị ở bộ phận Tín dụng/Vận
hành thường kiêm nhiệm quản trị rủi ro, và do đó họ thường chỉ tập
trung vào rủi ro tín dụng và đặc biệt chỉ tập trung vào danh mục cho
vay. Trong một số tổ chức TCVM, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm
quản trị rủi ro vì kiểm toán là có liên quan đến các rủi ro và bao phủ
tất cả các khía cạnh của tổ chức. Kiểm toán nội bộ có kiến ​​thức về
rủi ro, nó cũng là cần thiết để hoạt động độc lập và khách quan. Nếu
trách nhiệm về quản trị rủi ro cũng tồn tại thì vai trò này không thể
được thực hiện một cách hiệu quả. Bảng 5.6 dưới đây minh họa sự
phân biệt giữa quản trị rủi ro và kiểm toán và các vai trò khác nhau
của kiểm toán nội bộ và nhà quản trị rủi ro.

Bảng 5.6. Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ
Quản trị rủi ro Kiểm toán nội bộ
Đánh giá và kiểm tra các rủi ro Xác định rủi ro mới và những điểm yếu trong
quá trình quản trị rủi ro hiện tại
Trách nhiệm chức năng dòng Độc lập với tất cả các quá trình kinh doanh
Báo cáo tới nhà quản trị Báo cáo trực tiếp tới Hội đồng quản trị/Ban
giám đốc

Tổng kết chương


Quản trị rủi ro chủ động là điều cần thiết cho tính bền vững
lâu dài của các TCTCVM. Quản trị rủi ro hiệu quả cho phép các
TCTCVM tận dụng cơ hội mới và giảm thiểu các mối đe dọa đến khả
năng tài chính của họ.

333
Rủi ro là đáng kể nếu xác suất xảy ra hoặc mức độ nghiêm trọng
của tác động tiềm năng là cao. Mặc dù các ưu tiên riêng lẻ của mỗi
TCTCVM có thể thay đổi đôi chút, nhiều rủi ro tiềm tàng nghiêm
trọng song rủi ro trong TCTCVM có thể được phân loại thành ba loại
đơn giản: rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, và rủi ro chiến lược.
Quản trị rủi ro hiệu quả, nêu bật các nguyên lý và nội dung chính
của quản trị rủi ro hiệu quả và mô tả quy trình (vòng lặp phản hồi) quản
trị rủi ro. Quy trình quản trị rủi ro bao gồm: 6 bước: i) xác định, đánh
giá và ưu tiên những rủi ro vốn có; ii) Phát triển các chiến lược để quản
trị các rủi ro; iii) Phát triển chiến thuật để giảm thiểu/ kiểm soát rủi ro;
iv) Thực hiện các chính sách và phân công trách nhiệm; v) Kiểm tra
hiệu quả và đánh giá kết quả; và vi) . Điều chỉnh các chính sách và thủ
tục. Vì quy trình này diễn ra liên tục nên bước đánh giá, điều chỉnh sẽ
liên kết ngược lại bước xác định và đánh giá rủi ro. Việc đánh giá tính
hiệu quả của hệ thống thường dẫn đến việc xác định các rủi ro mới hoặc
rủi ro được kiểm soát kém từ đó hội đồng quản trị và các nhà quản lý tái
tạo và phân bổ lại tài nguyên để quản lý những rủi ro đó.
Thực hiện quản trị rủi ro trong các TCTCVM mô tả mười
hướng dẫn cho các TCTCVM làm theo khi áp dụng các nguyên lý
quản trị rủi ro hiệu quả cho tổ chức của họ. Để đảm bảo quản trị rủi
ro được tích hợp ở tất cả các cấp của tổ chức, TCTCVM chỉ định
trách nhiệm cụ thể cho Hội đồng quản trị, quản lý cấp cao, quản lý
chi nhánh, nhân viên vận hành và nhóm kiểm toán nội bộ để giám
sát và quản trị rủi ro.
Các thuật ngữ chính trong chương
Rủi ro Quy trình quản trị rủi ro
Rủi ro hoạt động Nhận diện rủi ro
Rủi ro tài chính Phân tích và đánh giá rủi ro
Rủi ro chiến lược Phát triển chiến lược
Quản trị rủi ro Thiết kế kiểm soát
Môi trường quản trị rủi ro Phân bổ trách nhiệm

334
Câu hỏi ôn tập
(1) Các anh/chị hiểu thế nào là rủi ro, quản trị rủi ro?
(2) Theo anh/chị các tổ chức tài chính vi mô thường gặp
những loại rủi ro nào? Chúng ta phải làm gì để quản trị rủi
ro? TCTCVM nên tập trung vào những loại rủi ro nào?
(3) Các TCTCVM thường sử dụng những công cụ gì để quản
trị rủi ro? Chúng ta cần làm những gì với từng loại rủi ro?
(4) Anh/chị hãy cho biết những rủi ro hàng đầu của TCTCVM,
chúng có khả năng xảy ra như thế nào và tác động của
chúng ra sao?
(5) Bao nhiêu lâu TCTCVM của anh/chị tiến hành đánh giá
mới những rủi ro hàng đầu của tổ chức?
(6) Ai chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo về những rủi ro
hàng đầu của tổ chức và báo cáo với ai?
(7) Tổ chức anh/chị quản lý những rủi ro hàng đầu của tổ
chức như thế nào?
(8) Để quản lý tổ chức, anh/chị có đưa ra khẩu vị rủi ro không
và cách đo lường khẩu vị rủi ro như thế nào?
(9) Báo cáo rủi ro của tổ chức có cung cấp thông tin quản lý
và thông tin về những rủi ro hàng đầu cho hội đồng quản
trị và cách thức quản lý chúng như thế nào?
(10) Tổ chức anh/chị có chuẩn bị để đáp ứng những sự kiện cực
kỳ khó xảy ra không? Tổ chức cần có những bộ phận kỹ
năng cần thiết nào để cung cấp giám sát rủi ro hiệu quả?
(11) Anh/chị hãy giải thích vai trò và trách nhiệm chính cho
quản trị rủi ro (Ban giám đốc, Các nhà quản lý, Chức
năng rủi ro,...).

335
Câu hỏi đúng, sai và giải thích
(1) Mục tiêu chính của Quản lý rủi ro là giảm nhẹ rủi ro.
(2) Tránh né rủi ro là yếu tố để kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
(3) Kiểm toán viên nội bộ không cần phải là “độc lập”, trong
khi Kiểm toán viên Bên ngoài phải là “độc lập”.
(4) Không thể có Quản trị công ty “Tốt” nếu không có Kiểm
soát Nội bộ hiệu quả (IC), và những người có đạo đức.
(5) Quản trị công ty hiệu quả yêu cầu giám đốc và nhân
viên (D & Os) có thể điều hành công ty với sự can thiệp
tối thiểu.
(6) Chìa khóa để Quản trị công ty “Tốt” là quy định bên ngoài.
(7) Một hoạt động có nguy cơ cao có thể gây ra nhiều thiệt hại.
Lựa chọn đáp án đúng
(1) Bước đầu tiên của chu trình quản lý rủi ro của CIMA
là gì?
A. Xác định rủi ro
B. Thành lập Nhóm Quản lý rủi ro
C. Thu thập thông tin về rủi ro
D. Theo dõi quá trình
(2) Rủi ro phổ biến nhất đối với một TCTCVM là gì?
A. Rủi ro thiếu vốn
B. Rủi ro thị trường
C. Rủi ro danh tiếng
D. Rủi ro thanh khoản

336
(3) Điều gì không bắt buộc phải thực hiện quy trình quản lý
rủi ro trong TCTCVM?
A. Vòng tròn chất lượng
B. Thông tin và Truyền thông
C. Tài nguyên
D. Văn hoá rủi ro
(4) Kỹ thuật nhận diện rủi ro không phải là gì?
A. Động não
B. Phương pháp Delphi
C. Phỏng vấn
D. Đo điểm chuẩn
(5) Trong một tổ chức, ai là người chịu trách nhiệm chính trong
việc xác định các chủ sở hữu rủi ro cá nhân và đảm bảo các
hoạt động kiểm soát rủi ro thích hợp được thực hiện?
A. Hội đồng quản trị
B. Cán bộ Quản lý rủi ro
C. Ủy ban rủi ro
D. Nhà quản lý rủi ro
(6) Một tổ chức đang đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng một
quy trình quản lý rủi ro thông thường và chỉ thiết lập và
xác định các rủi ro mà nó được tiếp xúc. Những gì có thể
sẽ là giai đoạn tiếp theo trong quá trình?
A. Phân tích rủi ro
B. Loại bỏ rủi ro
C. Đánh giá rủi ro
D. Xử lý rủi ro

337
(7) Một trong những lý do chính mà một tổ chức nên theo dõi
và thường xuyên xem xét quy trình quản lý rủi ro là để:
A. Xem xét liệu có thể học được bài học để quản lý rủi ro
trong tương lai.
B. Đảm bảo rằng tất cả các rủi ro đáng kể sẽ được loại bỏ
ngay lập tức.

C. Chứng minh rằng tất cả các rủi ro chỉ được đo bằng


các điều khoản về tài chính.

D. Bằng chứng cho thấy một khuôn khổ quốc tế được


công nhận luôn được theo dõi.

(8) Quản lý rủi ro bao gồm tất cả các quy trình sau đây,
ngoại trừ:

A. Giám sát và kiểm soát rủi ro

B. Xác định rủi ro

C. Tránh né rủi ro

D. Lập kế hoạch phản hồi rủi ro

E. Kế hoạch Quản lý rủi ro

(9) Tránh né rủi ro là công cụ quản lý rủi ro tốt nhất khi cơ


hội thua lỗ là _________ mức độ nghiêm trọng về mất
mát là ________.

A. cao, cao

B. thấp, thấp

C. thấp, cao

D. cao, thấp

338
(10) Mục tiêu của quản lý rủi ro là:
A. Tối đa hóa chi phí bảo hiểm
B. Đảm bảo rằng tổn thất không có bảo hiểm không
xảy ra
C. Giảm thiểu tác động bất lợi hậu quả của tổn thất và sự
không chắc chắn liên quan đến rủi ro thuần túy
D. Loại bỏ tổn thất tài chính

339
Chương 6
QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


Quản trị, điều hành doanh nghiệp luôn là vấn đề then chốt đối
với các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung, các tổ chức tài chính
vi mô (TCTCVM) nói riêng. TCTCVM là một loại hình tổ chức tín
dụng, hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực tiền tệ, do đó
công tác quản trị điều hành luôn được các nhà hoạch định chính sách,
Ban điều hành của TCTCVM quan tâm để đảm bảo các TCTCVM
hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
Chương này sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến công tác
quản trị, điều hành của TCTCVM, gồm: các nguyên tắc, chuẩn mực
trong quản trị, điều hành công ty; cơ cấu bộ máy, tổ chức quản trị, điều
hành và mạng lưới hoạt động của TCTCVM; khuôn khổ pháp lý điều
chỉnh đối với bộ máy quản trị, điều hành TCTCVM tại Việt Nam.
Về cơ bản, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành của
TCTCVM cũng được vận hành theo những nguyên tắc chung của
một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do TCTCVM hoạt động trong lĩnh
vực có điều kiện và có những đặc thù trong hoạt động so với các tổ
chức tín dụng khác (như: ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính,..), do đó cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành
cũng được thiết lập phù hợp với những khác biệt đó. Tại Việt Nam,
các TCTCVM thường có quy mô nhỏ, nghiệp vụ hoạt động đơn giản
(chủ yếu là cho vay và huy động tại chỗ với giá trị nhỏ), địa bàn

340
tập trung tại vùng nông nghiệp - nông thôn, vùng sâu - vùng xa, đối
tượng khách hành chủ yếu là cá nhân/hộ gia đình nghèo, có thu nhập
thấp nên công tác quản trị, điều hành của TCTCVM Việt Nam cũng
đơn giản, gọn nhẹ hơn so với các loại hình tổ chức tín dụng khác,
khuôn khổ pháp lý cũng vì thế được “nới lỏng” cho phù hợp với trình
độ, năng lực quản trị, điều hành nhưng vẫn đảm bảo được những
nguyên tắc tối thiếu áp dụng cho loại hình doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng.
Mục tiêu của chương
- Tìm hiểu, nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản trong quản trị
công ty;
- Tìm hiểu về các tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực quản lý tổ
chức tín dụng;
- Tìm hiểu về khuôn khổ pháp lý liên quan đến quản trị, điều
hành tại Việt Nam (về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Ban điều hành; tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc; các quy định
về mạng lưới hoạt động của TCTCVM,...);
- Tìm hiểu về thực trạng quản trị, điều hành của một số
TCTCVM Việt Nam hiện nay (cơ cấu của Hội đồng thành viên, Ban
kiểm soát, Ban điều hành; mạng lưới hoạt động,...);
- Đề xuất các bài tập thảo luận và bài tập tính huống.
Nội dung lý thuyết
6.1. Một số nguyên tắc quản trị công ty
6.1.1. Nguyên tắc quản trị công ty của OECD
Các nguyên tắc của OECD gồm các tiêu chuẩn không bắt buộc
và thông lệ tốt cũng như hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, thông
lệ này để điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quốc

341
gia và khu vực. Theo đó, quản trị công ty liên quan tới một tập hợp
các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị/Hội đồng
thành viên, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản
trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của
công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và giám
sát hiệu quả thực hiện mục tiêu.
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD gồm:
6.1.1.1. Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty có hiệu quả
Để có thể đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, hoạt
động quản trị công ty phải tuân thủ theo hệ thống luật pháp, trong
đó có sự phân định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm lập pháp, hành
pháp và giám sát. Theo đó:
(i). Khuôn khổ quản trị công ty cần được phát triển dựa trên
quan điểm về tác động của nó và các cơ chế khuyến khích mà khuôn
khổ này tạo ra cho các bên tham gia.
(ii). Các quy định pháp lý và quản lý tác động tới thông lệ quản
trị công ty cần phù hợp với quy định của pháp luật, minh bạch và có
khả năng cưỡng chế thực thi.
(iii). Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý khác
nhau phải được quy định rõ ràng và đảm bảo phục vụ lợi ích của
công chúng.
(iv). Các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi phải
liêm chính, có đủ thẩm quyền, đủ nguồn lực để hoàn thành chức
năng của mình một cách chuyên nghiệp và khách quan. Hơn nữa, các
quyết định của những cơ quan này phải kịp thời, minh bạch và được
giải thích đầy đủ.
6.1.1.2. Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản
Quản trị công ty cần phải bảo vệ và tạo thuận lợi cho việc thực
hiện quyền của các cổ đông:

342
(i). Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm quyền được:
- Đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu;
- Chuyển nhượng cổ phần;
- Tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một
cách kịp thời và thường xuyên;
- Tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông;
- Bầu và bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị;
- Hưởng lợi nhuận của công ty.
(ii). Cổ đông phải có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ
thông tin về các quyết định liên quan tới những thay đổi cơ bản của
công ty.
(iii). Cổ đông phải có cơ hội tham gia một cách hiệu quả và
biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và phải được thông tin về quy
định họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm cả thủ tục biểu quyết:
- Cổ đông cần được thông tin đầy đủ và kịp thời về thời gian,
địa điểm, chương trình của Đại hội đồng cổ đông, cũng như thông
tin đầy đủ và kịp thời về các vấn đề phải được thông qua tại đại hội;
- Cổ đông phải có cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng quản trị, kể
cả câu hỏi liên quan tới kiểm toán độc lập hàng năm, kiến nghị các
vấn đề đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng cổ đông và đề
xuất các giải pháp trong giới hạn hợp lý;
- Cổ đông có thể biểu quyết trực tiếp hay vắng mặt và việc biểu
quyết trực tiếp hay vắng mặt đều có hiệu lực ngang nhau.
(iv). Các thoả thuận và cách thức sở hữu vốn dẫn đến một số cổ
đông có quyền quản lý và điều hành không tương xứng với số lượng
cổ phiếu họ sở hữu trong công ty cần phải được công khai hoá.

343
(v). Các điều chỉnh của công ty cần phải được vận hành theo
phương thức minh bạch và hiệu quả.
- Các quy tắc quản trị đối với các hoạt động phức tạp như sáp
nhập và bán lại một số lượng tài sản đáng kể của tổ chức phải được
công khai rõ ràng để các cổ đông hiểu quyền và nghĩa vụ của họ. Các
giao dịch cần thực hiện tại các mức giá minh bạch và công bằng để
có thể bảo vệ được các quyền của họ;
- Không nên có cơ chế bảo vệ bộ máy quản lý, Ban điều hành
né tránh trách nhiệm giải trình.
(vi). Tạo thuận lợi cho các cổ đông được thực hiện các quyền
cơ bản như:
- Cần phải công khai các chính sách quản trị công ty tổng thể
cũng như các chính sách biểu quyết liên quan;
- Công khai cách thức quản lý, các xung đột về lợi ích cơ bản
có thể ảnh hưởng đến quá trình vận dụng các quyền sở hữu liên quan
đến hoạt động kinh doanh.
(vii). Các cổ đông có quyền tham vấn các bên khác về các vấn
đề liên quan đến các quyền cổ đông cơ bản của họ.
6.1.1.3. Đối xử bình đẳng giữa các cổ đông
Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng
đối với mọi cổ đông. Các cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả
khi quyền của họ bị vi phạm:
(i). Tất cả các cổ đông cùng loại cần được đối xử bình đẳng
như nhau:
- Bất kỳ loại cổ phần nào đều có quyền ngang nhau. Tất cả các
nhà đầu tư đều phải được thông tin đầy đủ về mức độ quyền của loại
cổ phần mình định sở hữu. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào về quyền
cần được thông báo đầy đủ cho các cổ đông;

344
- Các trình tự, thủ tục trong Đại hội đồng cổ đông phải đảm
bảo công bằng giữa tất cả các cổ đông. Các công ty không được đưa
ra các quy định gây khó khăn không cần thiết hoặc làm tăng chi phí
thực hiện quyền bỏ phiếu.
(ii). Cần ngăn cấm giao dịch nội gián và lạm dụng mua bán tư
lợi cá nhân.
(iii). Thành viên Hội đồng quản trị và cán bộ quản lý cấp cao phải
công khai cho Hội đồng quản trị biết họ có lợi ích đáng kể nào trong
bất kỳ một giao dịch hay vấn đề gì ảnh hưởng trực tiếp tới công ty hay
không, cho dù là trực tiếp, gián tiếp hay thay mặt cho bên thứ ba.
6.1.1.4. Vai trò của các bên có quyền lợi trong quản trị công ty
Khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên
có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy
định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các
bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và
ổn định tài chính cho doanh nghiệp:
(i). Quyền của các bên có quyền lợi liên quan được pháp luật
quy định hoặc theo các thỏa thuận song phương phải được tôn trọng.
(ii). Khi lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan được pháp
luật bảo vệ, các bên có quyền lợi liên quan phải có cơ hội được khiếu
nại hiệu quả khi quyền lợi của họ bị vi phạm.
(iii). Cần xây dựng các cơ chế nâng cao hiệu quả tham gia của
người lao động.
(iv). Khi các bên có quyền lợi liên quan tham gia vào quá trình
quản trị công ty, họ phải được tiếp cận với thông tin phù hợp, đầy đủ
và đáng tin cậy một cách kịp thời và thường xuyên.
(v). Các bên có quyền lợi liên quan, bao gồm cả người lao động
và tổ chức đại diện cho họ, phải được tự do truyền đạt những mối

345
quan ngại của họ về những việc làm không hợp pháp hoặc không phù
hợp đạo đức lên Hội đồng quản trị và việc này không được phép ảnh
hưởng tới quyền của họ.
(vi). Khuôn khổ quản trị công ty cần được hỗ trợ bằng một
khuôn khổ về phá sản hiệu quả và thực thi hiệu quả quyền của chủ nợ.
6.1.1.5. Công bố thông tin và tính minh bạch
Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông
tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến
công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và
quản trị công ty:
(i). Bản cáo bạch sẽ phải bao gồm (nhưng không bị giới hạn)
những thông tin chủ yếu sau:
- Kết quả tài chính và hoạt động của công ty;
- Mục tiêu của công ty;
- Sở hữu cổ phần đa số và quyền biểu quyết;
- Chính sách thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị và cán
bộ quản lý cấp cao, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí
đang nắm giữ tại công ty khác và liệu họ có được Hội đồng quản trị
coi là độc lập hay không;
- Các giao dịch với các bên liên quan;
- Các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu;
- Các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền
lợi liên quan;
- Cơ cấu và chính sách quản trị, cụ thể là nội dung của bất kỳ
quy tắc hoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó.
(ii). Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các

346
tiêu chuẩn chất lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính và
phi tài chính.
(iii). Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị
kiểm toán độc lập, đủ năng lực và có chất lượng cao nhằm cung cấp
ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho Hội đồng quản trị và các
cổ đông, đảm bảo rằng các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách
trung thực tình hình tài chính và hoạt động của công ty về mọi mặt
chủ chốt.
(iv). Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với
cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách
chuyên nghiệp đối với công ty.
(v). Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận
thông tin bình đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng.
6.1.1.6. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị
Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến
lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của Hội
đồng quản trị và trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty
và cổ đông:
(i). Thành viên Hội đồng quản trị phải làm việc với thông tin
đầy đủ, tin cậy, siêng năng, cẩn trọng và vì lợi ích cao nhất của công
ty và cổ đông.
(ii). Khi quyết định của Hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng tới
các nhóm cổ đông khác nhau theo các cách khác nhau thì Hội đồng
quản trị phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông.
(iii). Hội đồng quản trị phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức
cao, phải quan tâm tới lợi ích của cổ đông.
(iv). Hội đồng quản trị phải thực hiện các chức năng chủ yếu
bao gồm:

347
- Xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt
động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh
hàng năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục
tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn,
thâu tóm và thoái vốn chủ yếu;
- Giám sát hiệu quả thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các
thay đổi khi cần thiết;
- Lựa chọn, trả lương, giám sát và thay thế các cán bộ quản lý
chủ chốt khi cần thiết và giám sát kế hoạch chọn người kế nhiệm;
- Gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và Hội đồng quản
trị với lợi ích lâu dài của công ty và cổ đông;
- Đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và
bầu chọn Hội đồng quản trị;
- Giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban giám
đốc, Hội đồng quản trị và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản
công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với bên có liên quan;
- Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài
chính của công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập và bảo đảm rằng
các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ
thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo
pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan;
- Giám sát quy trình công bố thông tin và truyền đạt thông tin.
(v). Hội đồng quản trị phải có khả năng đưa ra phán quyết độc
lập, khách quan về các vấn đề của công ty:
- Hội đồng quản trị phải xem xét việc bổ nhiệm một số lượng
đủ các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành có khả năng
đưa ra phán quyết độc lập đối với các vấn đề khi tiềm ẩn xung đột
về lợi ích. Ví dụ về các trách nhiệm chủ chốt của Hội đồng quản trị

348
là đảm bảo tính trung thực của các báo cáo tài chính và phi tài chính,
xem xét lại các giao dịch với các bên có liên quan, đề cử thành viên
Hội đồng quản trị và cán bộ quản lý chủ chốt và thù lao cho Hội đồng
quản trị;
- Khi các ủy ban của Hội đồng quản trị được thành lập, thẩm
quyền, thành phần và quy trình hoạt động của các ủy ban phải được
Hội đồng quản trị quy định và công bố rõ ràng;
- Thành viên Hội đồng quản trị phải cam kết thực hiện các
trách nhiệm của mình một cách hiệu quả.
(vi). Để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên Hội
đồng quản trị phải được tiếp cận với thông tin chính xác, phù hợp
và kịp thời.
6.1.2. Các nguyên tắc Basel về quản trị công ty đối với các ngân hàng
Bản hướng dẫn Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối
với các tổ chức ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
gồm 14 nguyên tắc cơ bản được chia thành 6 nhóm, nội dung cơ bản
của các nguyên tắc Basel được tóm tắt như sau:
- Đối với Hội đồng quản trị: Đây là phần quan trọng nhất trong
các nguyên tắc Basel, bao gồm 04 nguyên tắc đầu tiên quy định rõ
ràng về: trách nhiệm, trình độ, năng lực và cơ cấu của Hội đồng
quản trị;
- Đối với Ban điều hành: Nguyên tắc thứ 5 của Basel quy định:
“Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc phải đảm bảo
các hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh,
mức độ chấp nhận rủi ro/khẩu vị rủi ro và các chính sách mà Hội
đồng quản trị phê chuẩn”. Theo đó, Ban điều hành phải đảm bảo
rằng tất cả hoạt động của ngân hàng phải nhất quán với chiến lược
kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi ro đã được Hội đồng
quản trị phê duyệt;

349
- Đối với công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ: 04
nguyên tắc tiếp theo của Basel dành để quy định đối với công tác
quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ cho thấy tầm quan trọng của các
công tác này;
- Đối với chế độ đãi ngộ: Nguyên tắc 10 và 11 của Basel quy
định rằng: “Hội đồng quản trị phải tích cực giám sát việc xây dựng
và vận hành hệ thống lương thưởng, cũng như phải kiểm tra và soát
xét hệ thống lương thưởng để đảm bảo hệ thống hoạt động như dự
định” và “Chế độ lương thưởng của một nhân viên phải gắn kết hiệu
quả với việc chấp nhận rủi ro thận trọng: chế độ lương thưởng phải
được điều chỉnh cho mọi loại hình rủi ro; kết quả của lương thưởng
phải cân xứng với kết quả của rủi ro; kế hoạch trả lương thưởng
phải gắn với thời hạn tác động của rủi ro; và việc sử dụng kết hợp
tiền mặt, cổ phiếu và các hình thức lương thưởng khác phải phù hợp
với sự biến động của rủi ro.”;
- Đối với các ngân hàng có cơ cấu phức tạp: 02 nguyên tắc
tiếp theo của Basel quy định rằng Hội đồng quản trị và Ban điều
hành phải hiểu biết về cơ cấu hoạt động và rủi ro mà ngân hàng
phải đối mặt và “Khi một ngân hàng hoạt động thông qua các đơn
vị được thành lập với mục đích đặc biệt hoặc ở các quốc gia nơi
thiết chế pháp lý ngăn cản sự minh bạch hay không đáp ứng các
chuẩn mực ngân hàng quốc tế thì Hội đồng quản trị và Ban giám
đốc phải hiểu rõ mục đích, cơ cấu và các rủi ro chuyên biệt của
các hoạt động này. Họ cũng phải tìm cách giảm nhẹ các rủi ro đã
được xác định”;
- Đối với việc công khai và minh bạch: Nguyên tắc 14 của
Basel quy định “Công tác quản trị của ngân hàng phải minh bạch
đối với cổ đông, khách hàng gửi tiền, các bên có quyền lợi liên quan
và các thành viên tham gia thị trường”.
Từ chỗ chỉ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế
về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel ngày nay đã trở

350
thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được
quốc tế công nhận. Những nguyên tắc được xây dựng bởi cơ quan
này đã trở thành một trong những căn cứ quan trọng để các ngân
hàng thương mại xây dựng và củng cố cơ cấu tổ chức nội bộ cũng
như kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời cũng là căn
cứ để các cơ quan quản lý nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới
cũng như Việt Nam đưa ra những quy định mang tính pháp quy điều
chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc không tuân thủ hoặc
tuân thủ không nghiêm túc những nguyên tắc này một phần cũng gây
nên những khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng như: nợ xấu,
thanh khoản, rủi ro đạo đức,...

6.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý tổ chức tín dụng

Đối với các tổ chức tín dụng, ngoài việc đánh giá năng lực
quản trị thông qua hiệu quả hoạt động tài chính, người ta còn đánh
giá những nhà điều hành qua công tác chuyên môn, chất lượng của
các quyết định, các phương thức giám sát mà họ sử dụng trong hoạt
động. Mục tiêu của việc đánh giá này nhằm cung cấp định hướng cho
thanh tra ngân hàng, các cơ quan quản lý trong việc đánh giá chất
lượng quản lý, tính phù hợp của quy trình quản lý nghiệp vụ.

6.2.1. Hoạt động quản lý, điều hành

Năng lực quản lý của Ban điều hành được đánh giá dựa trên
tính hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng (bằng cách xem xét
khả năng ổn định, mức đủ vốn, khả năng chi trả, chất lượng tài sản
Có và tỷ lệ sinh lời, lợi nhuận, cổ tức,...) trên cơ sở phân tích khuynh
hướng phát triển và so sánh với các tổ chức tín dụng khác trong cùng
một nhóm. Việc đánh giá hiệu quả, chất lượng kinh doanh cũng như
những khó khăn tài chính của tổ chức tín dụng chỉ đáng tin cậy khi
được kiểm chứng qua kiểm toán bên ngoài (kiểm toán độc lập) và
thanh tra tại chỗ.

351
6.2.2. Năng lực chuyên môn
Thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên hoặc Tổng
giám đốc (Giám đốc) cần phải có khả năng chuyên môn, biết đánh
giá và liêm chính. Khả năng chuyên môn được đánh giá qua chiều
sâu của kinh nghiệm, qua kiến thức đào tạo và khả năng hoàn thành
nhiệm vụ được phân công.
Quản lý một tổ chức tín dụng là một quá trình liên tục xử lý
những khó khăn và tận dụng các cơ hội để phát triển tổ chức tín dụng
ổn định, lành mạnh. Năng lực của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành
viên và Ban điều hành được thể hiện qua việc hoạch định phương
thức quản lý, kỹ năng chỉ đạo, vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả
trong môi trường luôn biến động, trong đó tập trung vào các vấn đề
cốt yếu sau: (i) Xây dựng kế hoạch: Đảm bảo rằng các quyết định
hiện tại phù hợp với môi trường hoạt động trong tương lai; (ii) Hoạch
định chính sách: Để phát triển và chỉ hướng cho các quyết định hiện
tại và tương lai khi đánh giá những tình hình và điều kiện hiện tại;
(iii) Quản lý nhân sự: Đảm bảo các hoạt động tuyển dụng, chi phí
đào tạo phát triển nhân sự một cách phù hợp; (iv) Cơ chế giám sát,
kiểm soát: Kiểm tra và giám sát việc thực thi của bộ máy dựa trên
các kênh thông tin khác nhau nhưng phải luôn chính xác, đầy đủ và
kịp thời.
6.2.3. Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là nền tảng ban đầu cho việc đánh giá tính
hiệu quả về chất lượng quản lý. Những thay đổi về điều kiện cạnh
tranh và những biến động trên thị trường tài chính, những tiến bộ về
kỹ thuật, tình trạng vi phạm luật pháp làm gia tăng rủi ro trong môi
trường hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Các tổ chức tín dụng cần thường
xuyên, liên tục đánh giá lại các hoạt động của mình, xây dựng và tăng
cường các phương thức hoạt động mới cho phù hợp với những thay
đổi và kiểm soát được những rủi ro. Quy trình xây dựng kế hoạch có

352
hiệu quả phải được kiểm soát, chấp nhận của Hội đồng quản trị/Hội
đồng thành viên, Ban điều hành trên cơ sở tham vấn của các Phòng/
Ban trọng yếu có liên quan. Kế hoạch này được thông báo đến toàn
đơn vị và những mục tiêu chung, những sách lược chung phải được
mọi cấp gánh vác thực thi. Nhận thức của mọi người là yếu tố quan
trọng để thực thi kế hoạch hiệu quả.
Kế hoạch có thể phục vụ cho mục tiêu dài hạn hoặc mục tiêu
ngắn hạn, điều này phụ thuộc vào “tầm vóc” của kế hoạch. Kế hoạch
dài hạn tập trung vào việc phân bố các nguồn lực dài hạn để đạt được
các mục tiêu tổng thể. Kế hoạch ngắn hạn tập trung vào các hoạt
động cụ thể để thực hiện kế hoạch dài hạn. Để đảm bảo tiến trình
xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn có hiệu quả thì các kế hoạch
ngắn hạn phải đồng bộ và ăn khớp với các kế hoạch dài hạn. Các
nhân tố trong kế hoạch gồm: Các mục tiêu, chiến lược; Phân tích tình
hình; Kịch bản thực thi; Theo dõi, đánh giá tiến trình.
6.2.4. Chính sách nội bộ
Các chính sách của tổ chức tín dụng phải được ban hành bằng
văn bản cho từng hoạt động kinh doanh trọng yếu mà tổ chức tín
dụng thực hiện. Các chính sách phải được công bố rõ ràng để các
nhà quản lý, điều hành và toàn thể nhân viên phải thực hiện. Các
chính sách cần được xét duyệt lại hàng năm hoặc một cách thường
xuyên để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung. Các văn bản chính sách là công
cụ quản lý và kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên, là phương
tiện để đảm bảo sự tuân thủ đúng các quy trình nghiệp vụ. Tất cả
các lĩnh vực hoạt động của tổ chức tín dụng đều cần có chính sách,
trong đó các chính sách nội bộ về cho vay, đầu tư, quản lý tài sản,
công nợ giữ vai trò then chốt. Các chính sách nội bộ cần quy định
rõ quyền hạn, trách nhiệm, phân cấp ủy quyền, thủ tục phê chuẩn
các quyết định có mức độ trọng yếu khác nhau để giới hạn mức độ
tập trung rủi ro.

353
6.2.5. Quản lý nhân sự
Chất lượng nhân sự là yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh cạnh
tranh và chất lượng quản lý đối với tổ chức tín dụng. Nó đảm bảo cho
tổ chức tín dụng có sức sống và năng động. Năng lực chuyên môn
và tinh thần trách nhiệm của nhân viên là các nhân tố hàng đầu giúp
tổ chức tín dụng hoạt động thông suốt, ổn định và phát triển. Nhân
sự phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức và cần được xem xét ở các
khía cạnh cơ bản sau: (i) Nhân viên phải được tuyển chọn và đào
tạo kỹ để hoàn thành các trách nhiệm của họ; (ii) Các cơ chế khuyến
khích bằng vật chất trong nội bộ luôn được toàn thể nhân viên ủng
hộ và tuân thủ; (iii) Hoạt động của Ban điều hành và của nhân viên
phải được giám sát; (iv) Có kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo sự kế
thừa liên tục những người điều hành ở các cấp.
6.2.6. Hệ thống kiểm soát
Triển khai hoạt động nghiệp vụ hàng ngày tại tổ chức tín dụng
là trách nhiệm của Ban điều hành và các nhân viên được phân công.
Tuy nhiên, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên vẫn phải có trách
nhiệm đảm bảo cho tổ chức tín dụng hoạt động phù hợp với các
thông lệ an toàn và tuyệt đối tuân thủ các chính sách, quy chế nội
bộ. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban điều hành cần
thiết lập cơ cấu kiểm soát hữu hiệu đối với tất cả các quy trình hoạt
động của tổ chức tín dụng, của từng bộ phận và nhân viên. Cơ cấu
này gồm thủ tục kiểm tra và kiểm toán nội bộ theo định kỳ và được
điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi của môi trường hoạt động. Trách
nhiệm của các nhân viên trong hoạt động kinh doanh cần được đào
tạo đầy đủ, mọi hoạt động kém hiệu quả đã phát hiện phải được sửa
chữa. Các trường hợp xảy ra sự cố hay những biểu hiện bất thường
phải được kịp thời báo cáo lên cấp trên.
Kiểm toán nội bộ:
Tổ chức tín dụng phải có một chương trình, kế hoạch kiểm toán
toàn diện hoạt động của tổ chức. Chương trình kiểm toán sẽ cho phép

354
tổ chức tín dụng kiểm soát được việc điều hành và thực thi trách
nhiệm của các cấp có phù hợp với các chính sách, quy định của tổ
chức tín dụng và pháp luật hay không. Để chương trình kiểm toán có
hiệu quả cần bảo đảm: Tính độc lập; Phạm vi, mức độ kiểm toán phù
hợp; Năng lực, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên; Chi phí cho
công tác kiểm toán; Báo cáo định kỳ về tiến trình kiểm toán; Báo cáo
kiểm toán được gửi kịp thời, trực tiếp cho Ban kiểm soát.
Kiểm soát nội bộ:
Một hệ thống kiểm soát mạnh là rất cần thiết để bảo vệ tài sản,
kiểm soát độ chính xác và tin cậy, qua đó thúc đẩy hiệu quả hoạt
động kinh doanh, khuyến khích sự tuân thủ chính sách của toàn thể
nhân viên tại tổ chức tín dụng. Để thiết lập một hệ thống kiểm soát
nội bộ đủ mạnh, tổ chức tín dụng cần phải có kế hoạch và quy định
cụ thể để thỏa mãn tối thiểu những yêu cầu sau: Phải bảo đảm mọi
giao dịch tài chính được thực hiện phù hợp với quyền hạn của Ban
điều hành; Các chính sách, quy định nội bộ trong tất cả các hoạt động
nghiệp vụ phải phù hợp quy định của pháp luật; Việc xây dựng quy
trình, quy định phải dựa trên nguyên tắc phòng ngừa, phát hiện, đảm
bảo an toàn về tài sản và xử lý kịp thời rủi ro.
6.2.7. Đạo đức nghề nghiệp
Luật pháp và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng không thể
hoàn toàn ngăn chặn được các hành vi lạm dụng, gian lận trong nội
bộ và quản lý điều hành sai lầm. Do đó, cần tăng cường thanh tra tại
chỗ theo định kỳ, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
Ngoài ra, Lãnh đạo tổ chức tín dụng phải gương mẫu về đạo đức,
thúc đẩy các viên chức noi theo và cần đặt ra các điều kiện ràng buộc
để hạn chế các hành vi lạm quyền, che giấu gian lận, cũng như nên
có những quy định về hành vi đạo đức trong hoạt động ngân hàng để
ngăn chặn. Các quy định này cần được phổ biến sâu rộng trong đơn
vị, nhấn mạnh đến các nội dung trọng yếu và phải được tôn trọng.

355
6.3. Quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng
6.3.1. Đặc điểm của quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng
Thứ nhất, hoạt động của tổ chức tín dụng có đặc điểm là đa
dạng về các đối tượng khách hàng, chịu sự tác động từ nhiều nguồn
thông tin và chịu sự quản lý chặt chẽ với nhiều quy định khắt khe của
cơ quan quản lý nhà nước để hoạt động của các tổ chức tín dụng trở
nên minh bạch và được giám sát hiệu quả hơn.
Thứ hai, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng được đặt
trên nền tảng của sự tách biệt giữa vấn đề quản lý và vấn đề sở hữu.
Tổ chức tín dụng do các cổ đông/chủ sở hữu/thành viên góp vốn là
chủ sở hữu, nhưng để tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của
Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, sự điều hành của Ban điều
hành, sự giám sát của Ban kiểm soát, sự đóng góp của người lao
động và những chủ thể này không phải lúc nào cũng có chung ý chí
và quyền lợi. Điều này dẫn đến cần phải có một cơ chế quản trị,
điều hành tốt để các Cổ đông/Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn có
thể hướng hoạt động của tổ chức tín dụng phát triển, đem lại hiệu
quả cao nhất.
Thứ ba, quản trị, điều hành tổ chức tín dụng là việc phải xác
định được rõ ràng, minh bạch và chi tiết về quyền hạn và trách nhiệm
giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong tổ chức tín
dụng, bao gồm các các cổ đông/chủ sở hữu/thành viên góp vốn, Hội
đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm soát.
Đồng thời, quản trị, điều hành cũng lập ra các nguyên tắc, quy trình,
thủ tục ra các quyết định trong quá trình vận hành tổ chức tín dụng,
qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu
những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch
với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc
không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về
tính minh bạch và công bố thông tin.

356
6.3.2. Các cơ quan quản trị, điều hành
Đối với tổ chức tín dụng được tổ chức dưới hình thức công ty
cổ phần thì Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất, có
thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên Ban kiểm soát và quyết định những vấn đề quan trọng
nhất trong tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng trên cơ sở thống
nhất ý chí của các cổ đông. Đối với tổ chức tín dụng được tổ chức
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), thẩm quyền
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, thành
viên Ban kiểm soát và quyết định những vấn đề quan trọng nhất
trong tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc về Chủ sở hữu
hoặc các Thành viên góp vốn.
Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên là cơ quan quản trị tổ
chức tín dụng, có thẩm quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến
quyền lợi, mục đích của tổ chức tín dụng, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành viên góp
vốn. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên phải chịu trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn về kết
quả hoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý, điều hành, vi
phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.
Thành phần và quy mô của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên
phụ thuộc vào khả năng của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên
trong việc giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc). Theo giới hạn tối
ưu, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của một tổ chức tín dụng
không nên quá 19 người.
Theo kiến nghị của OECD và Basel, trách nhiệm của Hội đồng
quản trị/Hội đồng thành viên được đề cập rõ ràng để tránh can thiệp
quá sâu vào công tác điều hành hàng ngày của Ban điều hành, ví dụ
như chỉ phê duyệt chiến lược dài hạn, kế hoạch kinh doanh và không
nên thực hiện quyền chỉ định hay thay thế các Trưởng phòng/ban.

357
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành
viên góp vốn bầu, bổ nhiệm nhằm thực hiện việc kiểm tra, giám sát
độc lập hoạt động của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát có trách nhiệm
báo cáo đến Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn.
Tổng giám đốc (Giám đốc) do Hội đồng quản trị/Hội đồng
thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phải chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên. Tổng giám đốc thực
hiện việc điều hành tổ chức tín dụng. Giúp việc cho Tổng giám đốc
(Giám đốc) có các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán
trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
6.3.3. Các nguyên tắc quản trị của OECD và Basel áp dụng đối với
TCTCVM Việt Nam
Vấn đề quản trị, điều hành của TCTCVM hiện đang được điều
chỉnh bằng Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, 05 nguyên tắc quan
trọng trong quản trị công ty đã được thể hiện một phần đối với các
TCTCVM, đó là: (i) cơ cấu và tổ chức Hội đồng thành viên, Ban điều
hành, Ban kiểm soát; (ii) quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên,
Ban điều hành, Ban kiểm soát; (iii) đạo đức nghề nghiệp của người
quản lý, người điều hành; (iv) hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán
nội bộ; (v) trách nhiệm công khai:
Về nguyên tắc thứ nhất: Điều 32, 43, 44, 48 và Điều 70 Luật
Các tổ chức tín dụng quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức
tín dụng, cơ cấu tổ chức của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát,
Ban điều hành; nhiệm kỳ, số lượng thành viên của Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc của TCTCVM.
Về nguyên tắc thứ hai: Điều 38, 43, 45, 46, 47, 49, 66, 67, 68,
69 và Điều 72 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về quyền và nghĩa
vụ của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành đối với
TCTCVM.

358
Về nguyên tắc thứ ba: Điều 33, 34, 35, 36, 37 và Điều 50 Luật
Các tổ chức tín dụng quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người
quản lý, điều hành và một số chức danh khác tương đương, như:
những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ; những trường
hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ; đương nhiên mất tư cách; miễn
nhiệm, bãi nhiệm; đình chỉ, tạm đình chỉ chức danh Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc);
tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một
số chức danh khác của TCTCVM.
Về nguyên tắc thứ tư: Điều 40, 41 và Điều 42 Luật Các tổ chức
tín dụng quy về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và yêu
cầu về kiểm toán độc lập đối với TCTCVM.
Về nguyên tắc thứ năm: Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng
quy định về các nội dung phải công khai với tổ chức tín dụng đối với
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành
viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc
(Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.
6.4. Quy định pháp luật về tổ chức, quản trị, điều hành đối với
TCTCVM tại Việt Nam
6.4.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị, điều hành
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, TCTCVM được thành lập, tổ
chức dưới hình thức công ty TNHH, bao gồm: công ty TNHH một
thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cơ cấu tổ chức
quản lý của TCTCVM gồm: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc (Giám đốc).
Cơ cấu tổ chức bộ máy của TCTCVM gồm: trụ sở chính và
các chi nhánh, phạm vi hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, việc mở
chi nhánh của TCTCVM phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản
trước khi thành lập.

359
Tại TCTCVM, Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền
cao nhất và quyết định các vấn đề then chốt của tổ chức. Điều này
không có nghĩa rằng, Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất và
quyết định tất cả các vấn đề trọng yếu của TCTCVM, thay vào đó
Hội đồng thành viên cũng chỉ là cơ quan đại diện cho Chủ sở hữu
(đối với TCTCVM là công ty TNHH một thành viên) hoặc các Thành
viên góp vốn (đối với TCTCVM là công ty TNHH hai thành viên trở
lên) để quản trị, điều hành TCTCVM trên nguyên tắc mang lại lợi
ích chung cho tổ chức, cho Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn. Do đó,
Hội đồng thành viên được xem là cơ quan đại diện cho Chủ sở hữu/
Thành viên góp vốn thực hiện một số quyền hạn, nghĩa vụ được Chủ
sở hữu/Thành viên góp vốn ủy quyền thực hiện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ sở hữu (đối với TCTCVM là
công ty TNHH một thành viên)
Theo quy định hiện hành, TCTCVM là công ty TNHH một
thành viên được thành lập bởi một pháp nhân - là Chủ sở hữu của

360
TCTCVM. Điều 66 Luật Các tổ chức tín dụng quy định Chủ sở hữu
có các quyền cơ bản sau: (i) Quyết định số lượng thành viên Hội
đồng thành viên; (ii) Bổ nhiệm người đại diện; (iii) Bổ nhiệm, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên;
thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng
giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng; (iv) Quyết định thay đổi
vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần/toàn bộ vốn điều lệ; (v) Thông
qua báo cáo tài chính hằng năm, quyết định việc sử dụng lợi nhuận;
(vi) Quyết định mức thù lao, lương, các lợi ích khác của thành viên
Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc).
Bên cạnh các quyền hạn, Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy
định các nhiệm vụ mà Chủ sở hữu phải có nghĩa vụ đối với TCTCVM
nhằm tránh việc thành lập TCTCVM để trục lợi, đồng thời đảm bảo
Chủ sở hữu có những cam kết, hỗ trợ tốt nhất cho TCTCVM, như:
(i) Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; (ii) Tuân thủ Điều
lệ của TCTCVM; (iii) Tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu với tài
sản của tổ chức tín dụng; (iv) Tuân thủ quy định pháp luật trong việc
mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa
TCTCVM và Chủ sở hữu; (vi) Các nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật và Điều lệ của TCTCVM.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thành viên góp vốn (đối với TCTCVM
là công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Thành viên góp vốn của TCTCVM là công ty TNHH hai thành
viên trở lên gồm tổ chức và cá nhân tham gia góp vốn thành lập.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Các tổ chức tín dụng, tổng số thành
viên góp vốn tại TCTCVM là công ty TNHH hai thành viên trở lên
không được vượt quá 05 thành viên.
Tương tự như trường hợp đối với TCTCVM là công ty TNHH
một thành viên, Luật Các tổ chức tín dụng cũng có những quy định

361
cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của Thành viên góp vốn tại
TCTCVM. Theo đó, Điều 70 Luật Các tổ chức tín dụng quy định
Thành viên góp vốn có các quyền hạn cơ bản sau: (i) Bổ nhiệm, miễn
nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên,
Ban kiểm soát trên cơ sở vốn hoặc theo thỏa thuận giữa các thành
viên góp vốn; (ii) Được cung cấp thông tin, báo cáo về hoạt động của
Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, báo cáo tài chính; (iii) Được chia
lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp; (iv) Được chia tài sản còn lại
tương ứng với vốn góp khi giải thể hoặc phá sản; (v) Khiếu nại, khởi
kiện thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc) không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích của TCTCVM hoặc Thành viên góp vốn.

Về nghĩa vụ, Điều 70 Luật Các tổ chức tín dụng quy định,
Thành viên góp vốn không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức,
tuân thủ Điều lệ của TCTCVM và các nhiệm vụ khác theo quy định
của pháp luật và Điều lệ của TCTCVM.

362
6.4.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều
hành của TCTCVM
Theo quy định tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng:
Người quản lý, gồm: Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên;
Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo Điều
lệ của TCTCVM.
Người điều hành, gồm: Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng
giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và
các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của TCTCVM.
Việc xác định cụ thể người quản lý, người điều hành của
TCTCVM là cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn, điều kiệu nhằm đảm
bảo người quản lý, người điều hành có đủ năng lực chuyên môn, khả
năng điều hành, phẩm chất đạo đức, độc lập công khai, không bị chi
phối bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bị thao túng bởi các cá nhân có
quyền quyết định trong quá trình điều hành TCTCVM. Theo đó:
- Luật Các tổ chức tín dụng quy định cụ thể những trường
hợp không được đảm nhiệm chức vụ: (i) thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương; (ii) Kế
toán trưởng, Giám đốc chi nhánh; (iii) cha, mẹ, vợ, chồng, con và
anh, chị, em của thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc
(Giám đốc) và vợ, chồng của những người này không được là Kế
toán trưởng hoặc là người phụ trách tài chính.
- Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định những trường hợp
cụ thể không được đồng thời đảm nhiệm những chức vụ khác đối với
các cá nhân đang giữ chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng
thành viên; Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh
tương đương .

363
Ngoài các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với những chức
danh trọng yếu trong bộ máy quản trị, điều hành của TCTCVM, Luật
Các tổ chức tín dụng cũng quy định về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm,
cũng như những trường hợp đương nhiên mất tư cách hay đình chỉ,
tạm đình chỉ đối với các chức danh của Hội đồng thành viên, Ban
kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) trong một số trường hợp đặc
biệt để đảm bảo quá trình hoạt động của TCTCVM luôn được vận
hành dưới sự giám sát, quản lý tốt nhất.
6.4.3. Về chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ
nhiệm làm người quản lý, người điều hành
Nhằm đảm bảo quản lý, giám sát các chức danh quản lý cấp
cao của TCTCVM tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy
định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chấp thuận
danh sách những người dự kiến được bầu, bổ nhiệm làm người quản
lý, người điều hành của TCTCVM. Theo đó, Luật Các tổ chức tín
dụng quy định: “Danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm
làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc (Giám đốc) của TCTCVM phải được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm các chức danh này.
Những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên,
thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTCVM
phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”.
Thực hiện quy trình này, TCTCVM sẽ lựa chọn và lập hồ sơ
danh sách các cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của
pháp luật mà TCTCVM dự kiến sẽ bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh
trong Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám
đốc), gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận. Trên cơ sở hồ
sơ đề nghị của TCTCVM, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, từ chối
(phải nêu rõ lý do từ chối) hoặc chấp thuận danh sách đối với từng cá
nhân cho từng chức danh cụ thể theo đề nghị để TCTCVM chủ động

364
bầu, bổ nhiệm cho từng thời điểm mà TCTCVM thấy cần thiết. Sau
khi hoàn tất việc bầu, bổ nhiệm các chức danh trong Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc), TCTCVM phải
thông báo cho Ngân hàng Nhà nước danh sách những người được
bầu, bổ nhiệm trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày bầu, bổ nhiệm để
Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác quản lý, giám sát.
6.4.4. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
6.4.4.1. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
thành viên
Về cơ cấu, Hội đồng thành viên của TCTCVM gồm tất cả
người đại diện theo ủy quyền của Chủ sở hữu hoặc được Thành viên
góp vốn cử tham gia Hội đồng thành viên, nhân danh Chủ sở hữu/
Thành viên góp vốn tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ sở
hữu/Thành viên góp vốn.
Về số lượng, thành viên Hội đồng thành viên (gồm: Chủ tịch
và các thành viên) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng
không được ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên (đối
với TCTCVM là công ty TNHH một thành viên). Riêng đối với
TCTCVM là công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật Các tổ chức
tín dụng không quy định số lượng thành viên Hội đồng thành viên,
do vậy các TCTCVM được tổ chức theo loại hình này sẽ thực hiện
theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Về tổ chức, Hội đồng thành viên có Thư ký để giúp việc cho
Hội đồng thành viên. Chức năng, nhiệm vụ của Thư ký do Hội đồng
thành viên quy định. Ngoài ra, Hội đồng thành viên phải thành lập
các ủy ban để giúp Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, trong đó phải có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân
sự. Hội đồng thành viên quy định nhiệm vụ, quyền hạn của hai ủy
ban này theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

365
Về nhiệm kỳ, Hội đồng thành viên của TCTCVM có nhiệm kỳ
không quá 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên theo nhiệm kỳ của Hội
đồng, theo đó thành viên có thể được bầu/bổ nhiệm lại với số nhiệm
kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung/thay thế là
thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng. Hội đồng của nhiệm kỳ cũ
tiếp tục cho đến khi Hội đồng nhiệm kỳ mới tiếp quản.
Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, có sự phân cấp, ủy
quyền rõ ràng trong bộ máy điều hành cao nhất tại TCTCVM, Luật
Các tổ chức tín dụng đã có những quy định khung về nhiệm vụ,
quyền hạn của của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội
đồng thành viên. Trên cơ sở quy định khung đó, TCTCVM sẽ căn cứ
vào loại hình pháp lý mà TCTCVM được hình thành (công ty TNHH
một thành viên hay công ty TNHH hai thành viên trở lên), thực trạng
cơ cấu tổ chức, quan điểm phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa
các cơ quan quản lý (Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều
hành) để bổ sung vào Điều lệ cho phù hợp với tổ chức của mình và
quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên: Ngoại trừ
một số quyền thuộc về Chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành
viên) hoặc Thành viên góp vốn (công ty TNHH hai thành viên trở
lên), Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền định cao nhất
tại TCTCVM. Do đó, Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định Hội
đồng thành viên có một số quyền trọng yếu sau: (i) Quyết định nội
dung Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ của TCTCVM; (ii) Quyết
định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của
TCTCVM; (iii) Quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập; (iv)
Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc
thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hằng năm về hiệu quả
làm việc của Tổng giám đốc; (v) Ban hành các quy định nội bộ liên
quan tới tổ chức, quản trị và hoạt động của TCTCVM phù hợp với
quy định của pháp luật; (vi) Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

366
chấp thuận các vấn đề theo quy định của pháp luật; (vii) Tổ chức
giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của TCTCVM.
Về quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên: Triển
khai các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Luật Các tổ
chức tín dụng quy định theo hướng về quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch
và thành viên Hội đồng thành viên. Về cơ bản, Chủ tịch Hội đồng
thành viên sẽ có các thẩm quyền, nghĩa vụ sau: (i) Triệu tập và chủ
trì họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức lấy ý kiến các thành viên;
(ii) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định
của Hội đồng thành viên; (iii) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các
quyết định của Hội đồng thành viên; (iv) Phân công nhiệm vụ cho
các thành viên Hội đồng thành viên; (v) Giám sát các thành viên Hội
đồng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và
các quyền, nghĩa vụ chung; (vi) Ít nhất mỗi năm một lần, đánh giá
hiệu quả làm việc của từng thành viên, Hội đồng thành viên và báo
cáo chủ sở hữu về kết quả đánh giá này.
Về quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên: Thành
viên Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: (i)
Thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên theo
quy chế nội bộ của Hội đồng thành viên và sự phân công của Chủ tịch
Hội đồng thành viên một cách trung thực vì lợi ích của TCTCVM; (ii)
Có ý kiến hoặc yêu cầu người điều hành TCTCVM, kiểm toán viên
độc lập và kiểm toán viên nội bộ giải trình các vấn đề có liên quan
đến báo cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập chuẩn bị; (iii) Đề nghị
Chủ tịch triệu tập họp Hội đồng thành viên bất thường; (iv) Triển khai
thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; (v) Có trách nhiệm
giải trình trước Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn, Hội đồng thành viên
về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu.
6.4.4.2. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
Về cơ cấu, thành viên Ban kiểm soát gồm các thành viên do
Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn (trên cơ sở tỷ lệ vốn góp hoặc theo

367
thỏa thuận) bổ nhiệm tại TCTCVM. Ban kiểm soát có bộ phận giúp
việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của
TCTCVM, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện
nhiệm vụ của mình.
Về số lượng, Ban kiểm soát có ít nhất 03 thành viên, số lượng
cụ thể do Điều lệ quy định, trong đó có ít nhất 1/2 là thành viên
chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác
tại TCTCVM hoặc doanh nghiệp khác.
Về nhiệm kỳ, Ban kiểm soát có nhiệm kỳ không quá 05 năm.
Nhiệm kỳ của thành viên theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành
viên có thể được bầu/bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung/thay thế là thời hạn còn lại
của nhiệm kỳ. Ban kiểm soát của nhiệm kỳ cũ tiếp tục hoạt động cho
đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới tiếp quản.
Về nhiệm vụ và quyền hạn, theo quy định tại Điều 45 Luật Các
tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát có các trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản
sau: (i) Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ
TCTCVM; (ii) Ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát; (iii) Thực
hiện chức năng kiểm toán nội bộ; (iv) Thẩm định báo cáo tài chính 06
tháng đầu năm và hằng năm; báo cáo Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn
về kết quả thẩm định báo cáo tài chính; (v) Kịp thời thông báo cho Hội
đồng thành viên khi phát hiện người quản lý có hành vi vi phạm.
6.4.4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc (Giám đốc)
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Hội đồng thành
viên của TCTCVM được bổ nhiệm một trong số các thành viên của
mình làm Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc thuê Tổng giám đốc
(Giám đốc), trừ trường hợp TCTCVM là công ty TNHH một thành
viên thì Tổng giám đốc (Giám đốc) do Chủ sở hữu bổ nhiệm. Tổng
giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất của TCTCVM,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của mình.

368
Về quyền và nghĩa vụ, Tổng giám đốc (Giám đốc) có các
quyền, nghĩa vụ cơ bản sau: (i) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết
định của Hội đồng thành viên; (ii) Quyết định các vấn đề thuộc thẩm
quyền liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của TCTCVM;
(iii) Thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu
quả; (iv) Ban hành theo thẩm quyền quy chế, quy định nội bộ; quy
trình, thủ tục tác nghiệp để vận hành hệ thống điều hành kinh doanh,
hệ thống thông tin báo cáo; (v) Báo cáo Hội đồng thành viên, Ban
kiểm soát và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động và kết
quả kinh doanh của TCTCVM; (vi) Kiến nghị, đề xuất cơ cấu tổ
chức và hoạt động của TCTCVM trình Hội đồng thành viên; (vii) Bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý, điều hành của
TCTCVM, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ
sở hữu/Thành viên góp vốn, Hội đồng thành viên; (viii) Ký kết hợp
đồng nhân danh TCTCVM theo quy định của Điều lệ và quy định
nội bộ của TCTCVM; (ix) Tuyển dụng lao động; quyết định lương,
thưởng của người lao động theo thẩm quyền.
6.4.5. Về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ
Việc yêu cầu các TCTCVM thiết lập cơ chế tự kiểm soát thông
qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ được xem như “van”
giám sát đầu tiên để đảm bảo TCTCM luôn tuân thủ luật pháp và các
chính sách, quy định nội bộ của TCTCVM, qua đó đảm bảo mục tiêu
của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý).
6.4.5.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng, hệ thống
kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTCVM, được xây dựng phù hợp
với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện
nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt

369
được yêu cầu đề ra. Theo đó, TCTCVM phải xây dựng hệ thống
kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau: (i) Hiệu quả và an toàn
trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và
các nguồn lực; (ii) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý
trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; (iii) Tuân thủ pháp luật và các
quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
Ngoài ra, Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng cũng yêu cầu các
TCTCVM phải bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản
lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử
lý các trường hợp khẩn cấp. Theo đó, các TCTCVM phải ban hành
các quy định nội bộ sau đây: (i) Quy định về cấp tín dụng, quản lý
tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; (ii) Quy
định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
(iii) Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu; (iv) Quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có
các thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản; (v) Quy định về hệ
thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính
chất và quy mô hoạt động của TCTCVM; (vi) Quy định về hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ; (vii) Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt
động; (viii) Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Đồng thời, nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ của
TCTCVM luôn được đánh giá, bổ sung, cập nhật, Luật Các tổ chức
tín dụng cũng yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTCVM phải
được kiểm toán nội bộ và đánh giá định kỳ bởi tổ chức kiểm toán
độc lập.
6.4.5.2. Kiểm toán nội bộ
Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, TCTCVM phải
thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ban kiểm soát thực
hiện kiểm toán nội bộ TCTCVM. Theo đó, kiểm toán nội bộ được tổ
chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận

370
kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi
và đặc thù hoạt động của TCTCVM.
Kiểm toán nội bộ là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát, thực hiện việc kiểm toán nội
bộ. Trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát, Hội đồng thành viên quyết
định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ, chế độ lương, thưởng,
phụ cấp trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán
nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ. Quy định nội bộ về tổ chức
và hoạt động của kiểm toán nội bộ do Chủ tịch hội đồng thành viên
phê duyệt và ký ban hành trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát.

371
Về phạm vi kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ thực hiện rà
soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội
bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính
sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập; đưa ra kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp
phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng
pháp luật. Theo đó, kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình
nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của TCTCVM.
Ngoài ra, kiểm toán nội bộ còn thực hiện việc kiểm toán đột
xuất theo yêu cầu của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát hoặc Tổng
giám đốc (Giám đốc). Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo
kịp thời cho Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám
đốc (Giám đốc).
6.4.6. Về mạng lưới hoạt động của TCTCVM
Như trên đã trình bày, cơ cấu tổ chức bộ máy của TCTCVM
gồm: trụ sở chính và các chi nhánh, có phạm vi hoạt động trên cả
nước. Tuy nhiên, ngoài việc phải được NHNN chấp thuận bằng văn
bản trước khi thành lập, khi muốn mở chi nhánh thì TCTCVM phải
đáp ứng các điều kiện về: cơ sở vật chất; quản trị, điều hành; kết quả
kinh doanh; năng lực tài chính; số lượng chi nhánh. Cụ thể:
Về điều kiện cơ sở vật chất: có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu
cầu hoạt động (trụ sở, két quỹ an toàn,...); hệ thống thông tin quản lý
để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả.
Về kết quả kinh doanh: có kế hoạch kinh doanh khả thi trong 2
năm đầu hoạt động; hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề và
có thu nhập lớn hơn chi phí cho tới tháng liền kề thời điểm đề nghị
mở chi nhánh; có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 15%.
Về quản trị, điều hành: không vi phạm các quy định về an toàn
trong hoạt động và các quy định khác trong 01 năm; có bộ máy quản

372
trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội
bộ hoạt động hiệu quả; có quy định nội bộ rõ ràng và hệ thống thông
tin quản lý để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả của trụ sở chính
đối với chi nhánh; Trưởng chi nhánh hoặc người quản lý có ít nhất 2
năm kinh nghiệm. 
Về năng lực tài chính: 1,5 tỷ đồng * N < C
Trong đó: + C là vốn điều lệ;
+ N là tổng số chi nhánh đề nghị mở.
Về số lượng chi nhánh: Trong vòng một năm kể từ ngày khai
trương hoạt động, TCTCVM có dưới 2 chi nhánh được mở thêm
chi nhánh, tổng số chi nhánh tối đa không quá 02 chi nhánh. Sau
một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, TCTCVM được mở chi
nhánh khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
6.5. Khái quát thực trạng tổ chức, quản trị, điều hành của một
số TCTCVM Việt Nam
Tính đến 31/12/2016, tại Việt Nam có 04 TCTCVM được Ngân
hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định
tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan, gồm:
TCTCVM TNHH một thành viên Tình Thương (TYM), TCTCVM
TNHH hai thành viên trở lên M7 (M7-MFI), TCTCVM TNHH hai
thành viên trở lên Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và TCTCVM TNHH
một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).
Có một điểm khá khác biệt so với các loại hình tổ chức tín dụng
khác, cả 04 TCTCVM chính thức này đều được cấp Giấy phép thành
lập và hoạt động trên cơ sở chuyển đổi từ các tổ chức bán chính thức
có hoạt động tài chính vi mô (chủ yếu từ các tổ chức chính trị - xã
hội và Quỹ xã hội - tổ chức phi chính phủ trong nước). Trong đó, có
04 TCTCVM đã đi vào hoạt động (gồm: TYM, M7-MFI và Thanh
Hóa MFI, CEP).

373
Các TCTCVM chính thức đều được tổ chức dưới loại hình
công ty TNHH theo quy định hiện hành tại Luật Các tổ chức tín
dụng. Trong đó, 02 tổ chức được thành lập dưới hình thức công ty
TNHH một thành viên (TYM và CEP) và 02 tổ chức được thành lập
dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên (Thanh Hóa
MFI và M7-MFI). Có 03 TCTCVM chính thức có cơ cấu sở hữu
liên quan trực tiếp và gián tiếp tới Hội liên hiệp Phụ nữ ở các cấp
khác nhau do lịch sử hoạt động phát triển từ các dự án phát triển với
đối tác là Hội liên hiệp Phụ nữ (gồm: TYM, M7-MFI và Thanh Hóa
MFI) và 01 tổ chức thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí
Minh (CEP). Nhìn chung, 04 TCTCVM có sự khác biệt về số lượng
thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Ban điều
hành và cơ quan chủ quản.
TYM được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành
viên, do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan chủ quản (Chủ
sở hữu). Do vậy, TYM là trường hợp đặc biệt và duy nhất hiện nay
có cơ quan chủ quản là tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương. Sau
khi được cấp phép, TYM đã nghiên cứu, sắp xếp lại mạng lưới chi
nhánh cho phù hợp với quy định hiện hành về mạng lưới hoạt động.
Trên cơ sở 43 chi nhánh trước đây, sau khi được sắp xếp lại TYM có
18 chi nhánh và 25 phòng giao dịch. Như vậy, sau khi cấp Giấy phép
chính thức, TYM đã phải đánh giá lại các chi nhánh để phân loại chi
nhánh, phòng giao dịch.
M7-MFI được thành lập theo mô hình công ty TNHH từ hai
thành viên trở lên trên cơ sở góp vốn của 03 Quỹ xã hội (Quỹ Hỗ
trợ phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích
phụ nữ phát triển thị xã Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ huyện Đông
Triều), hoạt động tại địa bàn 02 tỉnh là Sơn La và Quảng Ninh. Do
vậy, thành viên tham gia Hội đồng thành viên được cử từ 03 Quỹ xã
hội này. Việc hợp nhất 03 Quỹ xã hội thành một TCTCVM chính
thức ở M7-MFI là do 03 Quỹ xã hội này đều thuộc mạng lưới M7

374
trước đây - xuất phát điểm từ một dự án TCVM do Action Aid thực
hiện tại Việt Nam. Do đó, trường hợp chuyển đổi và chính thức hóa
của M7-MFI có thể được ứng dụng cho các TCTCVM bán chính
thức ở các địa bàn khác nhau muốn thực hiện hợp nhất và có các điều
kiện hoạt động ban đầu tương tự nhau (như quy trình hoạt động, hệ
thống quản lý, kiểm soát, nguyên tắc kế toán...).
Thanh Hóa MFI cũng được tổ chức theo loại hình công ty
TNHH từ hai thành viên trở lên nhưng là sự liên kết giữa Quỹ Hỗ trợ
phụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW) và đối tác là 02 công ty tư nhân,
gồm: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Hà và Công ty
TNHH xây dựng phần mềm NGV. Do tính chất pháp lý và sở hữu
(tại địa bàn một địa phương, từ một dự án, phát triển từ Quỹ xã hội),
Thanh hóa MFI là mô hình có khả năng làm mẫu phù hợp nhất đối
với các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện và các chương trình TCVM muốn
thực hiện chuyển đổi trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó khăn lớn
nhất của Thanh hóa MFI về mô hình tổ chức trong quá trình chuyển
đổi là tìm được đối tác tư nhân quan tâm thực sự tới tài chính vi mô
và có năng lực tài chính để góp vốn, chấp nhận góp vốn với tỷ lệ theo
quy định của pháp luật.
CEP được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành
viên, do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chủ
quản. Tương tự như TYM, CEP cũng sẽ cần có thời gian chuyển đổi,
kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành và mạng lưới
hoạt động cho phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và
các quy định pháp luật có liên.
Như vậy, đối với các TCTCVM chính thức đến thời điểm hiện
nay, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội phụ nữ các cấp, Tổng liên
đoàn lao động) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đại diện Chủ
sở hữu/Thành viên góp vốn, tham gia Hội đồng thành viên, Ban kiểm
soát. Tuy vậy, khi chuyên nghiệp hóa, mối quan hệ giữa các tổ chức

375
chính trị - xã hội nói chung, Hội liên hiệp Phụ nữ, Tổng liên đoàn lao
động các cấp nói riêng và TCTCVM phải được giải quyết thỏa đáng
và hợp lý để đảm bảo tính chuyên nghiệp của một loại hình tổ chức
tín dụng, nhưng vẫn phát huy tối đa tính cộng đồng và sức mạnh tập
thể, sức mạnh đoàn thể của các tổ chức chính trị - xã hội.
TCTCVM TNHH một thành viên Tình Thương - TYM
TYM được thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân
hàng Nhà nước cấp số 181/GP-NHNN ngày 17/8/2010 và được Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấy Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp số 0104971045 ngày 01/11/2010 và đăng ký thay đổi
lần 3 ngày 09/10/2013.
Về mạng lưới:
TYM có 01 trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 18 chi nhánh, 25
phòng giao dịch tại 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hưng
Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh,
Thanh Hóa và Nghệ An.
Do đặc thù hoạt động của các TCTCVM Việt Nam là được
thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ các tổ chức bán chính thức nên
hiện nay TYM vẫn đang trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để
tiếp tục nâng cấp, chuyển đổi phòng giao dịch thành chi nhánh theo
quy định tại Điều 30 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp
luật có liên quan.
Về cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành:
Hội đồng thành viên: 05 thành viên, gồm Chủ tịch và 04 thành
viên Hội đồng thành viên;
Ban điều hành: 04 thành viên, gồm Tổng giám đốc và 03 Phó
Tổng giám đốc;
Ban kiểm soát: 03 thành viên, gồm Trưởng Ban kiểm soát và
02 thành viên Ban kiểm soát;

376
Kiểm toán nội bộ: 07 thành viên.
Tất cả các thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban
kiểm soát, Ban điều hành do Chủ sở hữu là Hội liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam cử, bổ nhiệm.
TCTCVM TNHH hai thành viên trở lên - M7-MFI
M7-MFI được thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân
hàng Nhà nước cấp số 16a/GP-NHNN ngày 13/01/2012 và được Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp số 0106051004 ngày 19/12/2012.
Về mạng lưới:
M7-MFI có 01 trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 03 chi nhánh
tại Quảng Ninh và Sơn La. Cụ thể: Chi nhánh Mai Sơn tại huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La; Chi nhánh Đông Triều tại xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh; Chi nhánh Uông Bí tại thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
Về cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành:
Hội đồng thành viên: 03 thành viên, gồm Chủ tịch và 02 thành
viên Hội đồng thành viên;
Ban điều hành: 02 thành viên, gồm Tổng giám đốc và Phó
Tổng giám đốc;
Ban kiểm soát: 03 thành viên, gồm Trưởng Ban kiểm soát và
02 thành viên Ban kiểm soát.
Các thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát
do 03 thành viên góp vốn (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển
huyện Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích phụ nữ phát triển thị xã Uông Bí
và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ huyện Đông Triều) cử, bổ nhiệm với số lượng
tương ứng với số vốn góp và theo thỏa thuận giữa các bên.

377
TCTCVM TNHH hai thành viên trở lên Thanh Hóa - Thanh
Hóa MFI
Thanh Hóa MFI được thành lập và hoạt động theo Giấy phép
do Ngân hàng Nhà nước cấp số 65/GP-NHNN ngày 22/8/2014 và
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2802210206 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 11/11/2014 và
đăng ký thay đổi lần 2 ngày 10/6/2015.
Về mạng lưới:
Thanh Hóa MFI có 01 trụ sở chính đặt tại thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hóa và 04 chi nhánh, 03 phòng giao dịch tại tỉnh
Thanh Hóa.
Trong thời gian tới, Thanh Hóa MFI phải chuẩn bị các điều
kiện để tiếp tục nâng cấp, chuyển đổi phòng giao dịch thành chi
nhánh theo quy định tại Điều 30 Luật Các tổ chức tín dụng và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Về cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành:
Hội đồng thành viên: 04 thành viên, gồm Chủ tịch và 03 thành
viên Hội đồng thành viên;
Ban điều hành: 03 thành viên, gồm Tổng giám đốc và 02 Phó
Tổng giám đốc;
Ban kiểm soát: 03 thành viên, gồm Trưởng Ban kiểm soát và
02 thành viên Ban kiểm soát;
Kiểm toán nội bộ: 04 thành viên.
Các thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm
soát do 03 thành viên góp vốn (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh
Hóa, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Hà và Công ty
TNHH xây dựng phần mềm NGV) cử, bổ nhiệm với số lượng tương
ứng với số vốn góp và theo thỏa thuận giữa các bên.

378
TCTCVM TNHH một thành viên cho người lao động nghèo
tự tạo việc làm - CEP
CEP được thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân hàng
Nhà nước cấp số 1234/GP-HCM ngày 28/10/2016. Ngày 1/9/2017,
CEP chính thức khai trương hoạt động với tư cách tổ chức tài chính
vi mô TNHH một thành viên phi lợi nhuận theo quy định tại Luật
Các tổ chức tín dụng.
Về mạng lưới:
Tính đến 8/7/2018, CEP có 01 trụ sở chính đặt tại Thành phố
Hồ Chí Minh và 34 chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây
Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long..
Về cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành:
CEP là TCTCVM thứ 4 được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy
phép thành lập và hoạt động chính thức trên cơ sở chuyển đổi từ tổ
chức hoạt động tài chính vi mô bán chính thức (Quỹ CEP) do Liên
đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ sở hữu. Cơ cấu tổ
chức quản lý, điều hành hiện nay của CEP gồm Hội đồng thành viên
với 05 thành viên, hai ủy ban hỗ trợ hội đồng thành viên là Ủy ban
Quản lý rủi ro và Ủy ban quản lý nhân sự; Ban kiểm soát, và và Ban
Giám đốc có 02 thành viên.
Kết luận
Quản trị, điều hành doanh nghiệp luôn là vấn đề then chốt, tạo
nên bộ máy vận hành thông suốt và thực thi hiệu quả kế hoạch kinh
doanh của các công ty. TCTCVM là một loại hình doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cho dù quy mô hoạt động
nhỏ, có phạm vi và hoạt động nội dung hoạt động đơn giản nhưng
vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro. Do vậy, công tác quản trị, điều hành tại các

379
TCTCVM phải luôn cần nhận được sự quan tâm đúng mức, thông
qua việc thiết lập cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, các cơ chế nội
bộ, vận hành và kiểm soát, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
(như Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn, Hội đồng thành viên, Ban
điều hành, Ban kiểm soát) rõ ràng, minh bạch và cụ thể sẽ giúp các
TCTCVM sử dụng được tối đa các nguồn lực và hoạt động hiệu quả
hơn. Bên cạnh đó, các TCTCVM phải tập trung vào việc xác định,
thiết lập cơ chế xử lý các phát sinh trong mối quan hệ ủy quyền, ngăn
ngừa, hạn chế việc lạm dụng quyền và nghĩa vụ của từng cấp độ quản
lý để cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan nhằm
vào sự phát triển dài hạn cho TCTCVM.
Một điều rất đáng lưu ý trong việc thiết lập bộ máy quản trị,
điều hành đối với các TCTCVM là phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều
kiện đối với nhà quản lý, nhà điều hành TCTCVM. Khác với các
doanh nghiệp thông thường, các TCTCVM hoạt động trong lĩnh vực
ngân hàng nên luật pháp luôn đòi hỏi các nhà quản lý, nhà điều hành
của TCTCVM phải đủ năng lực dân sự, có trình độ chuyên môn, am
hiểu về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và có kinh nghiệm thực tiễn trong
lĩnh vực này.
Bên cạnh việc thiết lập cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị điều
hành phù hợp, các TCTCVM cần phải có hệ thống cơ chế, chính sách
nội bộ đủ khả năng giám sát chéo việc vận hành tất cả các hoạt động
của TCTCVM. Việc giám sát chéo này, một mặt - giúp cho các bộ
phận chức năng, lãnh đạo các cấp và toàn bộ nhân viên hoạt động
đúng quy trình đã được thiết lập, đảm bảo tính tuân thủ nội bộ, mặt
khác - giúp các TCTCVM phát hiện những lỗ hổng, thiếu sót của các
quy trình đã được thiết lập, từ đó thường xuyên, liên tục bổ sung,
chỉnh sửa để đảm bảo cho việc vận hành các hoạt động của tổ chức
đạt hiệu quả, chất lượng tốt nhất.

380
Các thuật ngữ có liên quan

Cơ cấu tổ chức, quản trị, Công ty TNHH một thành viên


điều hành
Người quản lý, người Công ty TNHH hai thành viên
điều hành trở lên
Chủ sở hữu Thành viên góp vốn
Hội đồng thành viên Ban kiểm soát
Tổng giám đốc Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ Kiểm toán độc lập

Bài tập tình huống/Bài tập thực hành


1. TCTCVM được thành lập, tổ chức dưới những hình thức
công ty nào?
2. Cơ cấu quản lý TCTVM gồm những cơ quan nào?
3. Tại sao người quản lý, người điều hành của TCTCVM phải
đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện của cơ quan quản lý nhà nước?
4. Hội đồng thành viên tại TCTCVM TNHH một thành viên có
tối thiểu và tối đa bao nhiêu thành viên?
5. Ban kiểm soát tại TCTCVM có tối thiểu bao nhiêu
thành viên?
6. Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát của
TCTCVM tối đa là bao nhiêu năm?
7. Tổ chức nào quyết định số lượng thành viên Hội đồng thành
viên tại TCTCVM TNHH một thành viên?
8. Việc bổ nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát tại TCTCVM TNHH hai thành viên trở lên được
dựa trên cơ sở nào?

381
9. Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và hệ thống KSNB,
KTNB là gì?
10. Kiểm toán nội bộ thuộc cơ quan quản lý nào tại TCTVM?
11. Bài tập tình huống:
Tại TCTCVM ABC: Ông Nguyễn Văn A giữ chức danh thành
viên Hội đồng thành viên, con trai ông Nguyễn Văn A - anh Nguyễn
Văn B làm nhân viên Phòng Hành chính và vợ anh Nguyễn Văn B -
chị Lê Thị T giữ chức vụ Kế toán trưởng. Trong trường hợp này, con
trai hay con dâu ông Nguyễn Văn A vi phạm quy định của pháp luật?

382
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Luật Các tổ chức tín dụng số 46/2010/QH12;


2. Chính phủ (2005). Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày
09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ
chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam;
3. Chính phủ (2007). Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày
15/11/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một
số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ tại Việt Nam;
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008). Thông tư số
02/2008/TT-NHNN ngày 02/4/2008 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/
NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị
định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
tại Việt Nam;
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009). Thông tư số
08/2009/TT-NHNN ngày 28/4/2009 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước hướng dẫn về mạng lưới hoạt động của các
tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011). Thông tư số
39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà
nước quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

383
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011). Thông tư số
44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống
kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
8. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013). Mức độ bền
vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam: Thực
trạng và một số khuyến nghị - Sách chuyên khảo, Hà Nội,
Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, GPXB số 222-2013/
CXB/179-05/GTVT cấp ngày 9/12/2013;
9. Nguyễn Thị Lan Anh (2015). Pháp luật về quản trị, điều
hành ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Tóm tắt
luận văn Thạc sĩ luật học;
10. Trần Thị Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh. Quản trị công
ty trong ngân hàng, nghiên cứu điển hình tại ngân hàng
thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, Tập
29, số 4 (2013) 63-70;
11. Phí Trọng Hiển và Nguyễn Thị Tuyết Mai. “Bài toán
chính sách cho hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam”.
Bản tin tài chính vi mô Việt Nam số 20, Nhóm Công tác
TCVM (2014);
12. OECD (2004), OECD Principles of Corporate Governance;
13. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2010). Các nguyên
tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân
hàng. 10/2010.
14. ADB (2010). “VietNam Microfinance Sector Assessment:
Developing the Microfinance Sector Project ADB TA-
7499-VIE”, Prepared by PPTA Consultants for ADB,
July 2010;

384
15. VMFWG (2013). “Hướng tới bền vững và tăng trưởng:
Kinh nghiệm chuyển đổi từ tổ chức TCVM THHH M7”,
Bài trình bày tại Hội thảo Tài chính vi mô tháng 12/2013;
16. VMFWG (2016). “Danh bạ các tổ chức tài chính vi mô”.

385
Chương 7
QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


Quản trị, điều hành doanh nghiệp luôn là vấn đề then chốt
đối với các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung, các TCTCVM nói
riêng. TCTCVM là một loại hình tổ chức tín dụng, hoạt động kinh
doanh có điều kiện trong lĩnh vực tiền tệ, do đó công tác quản trị điều
hành luôn được các nhà hoạch định chính sách, Ban điều hành của
TCTCVM quan tâm để đảm bảo các TCTCVM hoạt động an toàn,
hiệu quả và phát triển bền vững.
Trong chương này sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến
công tác quản trị, điều hành của TCTCVM, gồm: các nguyên tắc,
chuẩn mực trong quản trị, điều hành công ty; cơ cấu bộ máy, tổ chức
quản trị, điều hành và mạng lưới hoạt động của TCTCVM; khuôn
khổ pháp lý điều chỉnh đối với bộ máy quản trị, điều hành TCTCVM
tại Việt Nam.
Về cơ bản, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành của
TCTCVM cũng được vận hành theo những nguyên tắc chung của
một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do TCTCVM hoạt động trong lĩnh
vực có điều kiện và có những đặc thù trong hoạt động so với các tổ
chức tín dụng khác (như: ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính...), do đó cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành
cũng được thiết lập phù hợp với những khác biệt đó. Tại Việt Nam,
các TCTCVM thường có quy mô nhỏ, nghiệp vụ hoạt động đơn giản
(chủ yếu là cho vay và huy động tại chỗ với giá trị nhỏ), địa bàn

386
tập trung tại vùng nông nghiệp - nông thôn, vùng sâu - vùng xa, đối
tượng khách hành chủ yếu là cá nhân/hộ gia đình nghèo, có thu nhập
thấp nên công tác quản trị, điều hành của TCTCVM Việt Nam cũng
đơn giản, gọn nhẹ hơn so với các loại hình tổ chức tín dụng khác,
khuôn khổ pháp lý cũng vì thế được “nới lỏng” cho phù hợp với trình
độ, năng lực quản trị, điều hành nhưng vẫn đảm bảo được những
nguyên tắc tối thiếu áp dụng cho loại hình doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng.
Mục tiêu của chương
- Tìm hiểu, nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản trong quản trị
công ty;
- Tìm hiểu về các tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực quản lý tổ
chức tín dụng;
- Tìm hiểu về khuôn khổ pháp lý liên quan đến quản trị, điều
hành tại Việt Nam (về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Ban điều hành; tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc; các quy định
về mạng lưới hoạt động của TCTCVM,...);
- Tìm hiểu về thực trạng quản trị, điều hành của một số
TCTCVM Việt Nam hiện nay (cơ cấu của Hội đồng thành viên, Ban
kiểm soát, Ban điều hành; mạng lưới hoạt động,...);
- Đề xuất các bài tập thảo luận và bài tập tình huống.
7.1. Một số nguyên tắc quản trị công ty
7.1.1. Nguyên tắc quản trị công ty của OECD
Các nguyên tắc của OECD gồm các tiêu chuẩn không bắt buộc
và thông lệ tốt cũng như hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, thông
lệ này để điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quốc
gia và khu vực. Theo đó, quản trị công ty liên quan tới một tập hợp

387
các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị/Hội đồng
thành viên, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản
trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của
công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và giám
sát hiệu quả thực hiện mục tiêu.
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD gồm:
7.1.1.1. Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty có hiệu quả
Để có thể đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, hoạt
động quản trị công ty phải tuân thủ theo hệ thống luật pháp, trong
đó có sự phân định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm lập pháp, hành
pháp và giám sát. Theo đó:
(i). Khuôn khổ quản trị công ty cần được phát triển dựa trên
quan điểm về tác động của nó và các cơ chế khuyến khích mà khuôn
khổ này tạo ra cho các bên tham gia.
(ii). Các quy định pháp lý và quản lý tác động tới thông lệ quản
trị công ty cần phù hợp với quy định của pháp luật, minh bạch và có
khả năng cưỡng chế thực thi.
(iii). Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý khác
nhau phải được quy định rõ ràng và đảm bảo phục vụ lợi ích của
công chúng.
(iv). Các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi phải
liêm chính, có đủ thẩm quyền, đủ nguồn lực để hoàn thành chức
năng của mình một cách chuyên nghiệp và khách quan. Hơn nữa, các
quyết định của những cơ quan này phải kịp thời, minh bạch và được
giải thích đầy đủ.
7.1.1.2. Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản
Quản trị công ty cần phải bảo vệ và tạo thuận lợi cho việc thực
hiện quyền của các cổ đông:

388
(i). Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm quyền được:
- Đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu;
- Chuyển nhượng cổ phần;
- Tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một
cách kịp thời và thường xuyên;
- Tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông;
- Bầu và bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị;
- Hưởng lợi nhuận của công ty.
(ii). Cổ đông phải có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ
thông tin về các quyết định liên quan tới những thay đổi cơ bản của
công ty.
(iii). Cổ đông phải có cơ hội tham gia một cách hiệu quả và
biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và phải được thông tin về quy
định họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm cả thủ tục biểu quyết:
- Cổ đông cần được thông tin đầy đủ và kịp thời về thời gian,
địa điểm, chương trình của Đại hội đồng cổ đông, cũng như thông
tin đầy đủ và kịp thời về các vấn đề phải được thông qua tại đại hội;
- Cổ đông phải có cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng quản trị, kể
cả câu hỏi liên quan tới kiểm toán độc lập hàng năm, kiến nghị các
vấn đề đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng cổ đông và đề
xuất các giải pháp trong giới hạn hợp lý;
- Cổ đông có thể biểu quyết trực tiếp hay vắng mặt và việc biểu
quyết trực tiếp hay vắng mặt đều có hiệu lực ngang nhau.
(iv). Các thoả thuận và cách thức sở hữu vốn dẫn đến một số cổ
đông có quyền quản lý và điều hành không tương xứng với số lượng
cổ phiếu họ sở hữu trong công ty cần phải được công khai hóa.

389
(v). Các điều chỉnh của công ty cần phải được vận hành theo
phương thức minh bạch và hiệu quả.
- Các quy tắc quản trị đối với các hoạt động phức tạp như sáp
nhập và bán lại một số lượng tài sản đáng kể của tổ chức phải được
công khai rõ ràng để các cổ đông hiểu quyền và nghĩa vụ của họ. Các
giao dịch cần thực hiện tại các mức giá minh bạch và công bằng để
có thể bảo vệ được các quyền của họ;
- Không nên có cơ chế bảo vệ bộ máy quản lý, Ban điều hành
né tránh trách nhiệm giải trình.
(vi). Tạo thuận lợi cho các cổ đông được thực hiện các quyền
cơ bản như:
- Cần phải công khai các chính sách quản trị công ty tổng thể
cũng như các chính sách biểu quyết liên quan;
- Công khai cách thức quản lý, các xung đột về lợi ích cơ bản
có thể ảnh hưởng đến quá trình vận dụng các quyền sở hữu liên quan
đến hoạt động kinh doanh.
(vii). Các cổ đông có quyền tham vấn các bên khác về các vấn
đề liên quan đến các quyền cổ đông cơ bản của họ.
7.1.1.3. Đối xử bình đẳng giữa các cổ đông
Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng
đối với mọi cổ đông. Các cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả
khi quyền của họ bị vi phạm:
(i). Tất cả các cổ đông cùng loại cần được đối xử bình đẳng
như nhau:
- Bất kỳ loại cổ phần nào đều có quyền ngang nhau. Tất cả các
nhà đầu tư đều phải được thông tin đầy đủ về mức độ quyền của loại
cổ phần mình định sở hữu. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào về quyền
cần được thông báo đầy đủ cho các cổ đông;

390
- Các trình tự, thủ tục trong Đại hội đồng cổ đông phải đảm
bảo công bằng giữa tất cả các cổ đông. Các công ty không được đưa
ra các quy định gây khó khăn không cần thiết hoặc làm tăng chi phí
thực hiện quyền bỏ phiếu.
(ii). Cần ngăn cấm giao dịch nội gián và lạm dụng mua bán tư
lợi cá nhân.
(iii). Thành viên Hội đồng quản trị và cán bộ quản lý cấp cao
phải công khai cho Hội đồng quản trị biết họ có lợi ích đáng kể nào
trong bất kỳ một giao dịch hay vấn đề gì ảnh hưởng trực tiếp tới
công ty hay không, cho dù là trực tiếp, gián tiếp hay thay mặt cho
bên thứ ba.
7.1.1.4. Vai trò của các bên có quyền lợi trong quản trị công ty
Khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên
có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy
định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các
bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và
ổn định tài chính cho doanh nghiệp:
(i). Quyền của các bên có quyền lợi liên quan được pháp luật
quy định hoặc theo các thỏa thuận song phương phải được tôn trọng.
(ii). Khi lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan được pháp
luật bảo vệ, các bên có quyền lợi liên quan phải có cơ hội được khiếu
nại hiệu quả khi quyền lợi của họ bị vi phạm.
(iii). Cần xây dựng các cơ chế nâng cao hiệu quả tham gia của
người lao động.
(iv). Khi các bên có quyền lợi liên quan tham gia vào quá trình
quản trị công ty, họ phải được tiếp cận với thông tin phù hợp, đầy đủ
và đáng tin cậy một cách kịp thời và thường xuyên.
(v). Các bên có quyền lợi liên quan, bao gồm cả người lao động
và tổ chức đại diện cho họ, phải được tự do truyền đạt những mối

391
quan ngại của họ về những việc làm không hợp pháp hoặc không phù
hợp đạo đức lên Hội đồng quản trị và việc này không được phép ảnh
hưởng tới quyền của họ.
(vi). Khuôn khổ quản trị công ty cần được hỗ trợ bằng một
khuôn khổ về phá sản hiệu quả và thực thi hiệu quả quyền của chủ nợ.
7.1.1.5. Công bố thông tin và tính minh bạch
Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông
tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến
công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và
quản trị công ty:
(i). Bản cáo bạch sẽ phải bao gồm (nhưng không bị giới hạn)
những thông tin chủ yếu sau:
- Kết quả tài chính và hoạt động của công ty;
- Mục tiêu của công ty;
- Sở hữu cổ phần đa số và quyền biểu quyết;
- Chính sách thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị và cán
bộ quản lý cấp cao, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí
đang nắm giữ tại công ty khác và liệu họ có được Hội đồng quản trị
coi là độc lập hay không;
- Các giao dịch với các bên liên quan;
- Các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu;
- Các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền
lợi liên quan;
- Cơ cấu và chính sách quản trị, cụ thể là nội dung của bất kỳ
quy tắc hoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó.
(ii). Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các
tiêu chuẩn chất lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính và
phi tài chính.

392
(iii). Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị
kiểm toán độc lập, đủ năng lực và có chất lượng cao nhằm cung cấp
ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho Hội đồng quản trị và các
cổ đông, đảm bảo rằng các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách
trung thực tình hình tài chính và hoạt động của công ty về mọi mặt
chủ chốt.
(iv). Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với
cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách
chuyên nghiệp đối với công ty.
(v). Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận
thông tin bình đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng.
7.1.1.6. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị
Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược
của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của Hội đồng quản
trị và trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông:
(i). Thành viên Hội đồng quản trị phải làm việc với thông tin
đầy đủ, tin cậy, siêng năng và cẩn trọng và vì lợi ích cao nhất của
công ty và cổ đông.
(ii). Khi quyết định của Hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng tới
các nhóm cổ đông khác nhau theo các cách khác nhau thì Hội đồng
quản trị phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông.
(iii). Hội đồng quản trị phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức
cao, phải quan tâm tới lợi ích của cổ đông.
(iv). Hội đồng quản trị phải thực hiện các chức năng chủ yếu
bao gồm:
- Xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt
động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh
hàng năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục

393
tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn,
thâu tóm và thoái vốn chủ yếu;
- Giám sát hiệu quả thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các
thay đổi khi cần thiết;
- Lựa chọn, trả lương, giám sát và thay thế các cán bộ quản lý
chủ chốt khi cần thiết và giám sát kế hoạch chọn người kế nhiệm;
- Gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và Hội đồng quản
trị với lợi ích lâu dài của công ty và cổ đông;
- Đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và
bầu chọn Hội đồng quản trị;
- Giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban giám
đốc, Hội đồng quản trị và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản
công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với bên có liên quan;
- Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài
chính của công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập và bảo đảm rằng
các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ
thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo
pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan;
- Giám sát quy trình công bố thông tin và truyền đạt thông tin.
(v). Hội đồng quản trị phải có khả năng đưa ra phán quyết độc
lập, khách quan về các vấn đề của công ty.
- Hội đồng quản trị phải xem xét việc bổ nhiệm một số lượng
đủ các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành có khả năng
đưa ra phán quyết độc lập đối với các vấn đề khi tiềm ẩn xung đột
về lợi ích. Ví dụ về các trách nhiệm chủ chốt của Hội đồng quản trị
là đảm bảo tính trung thực của các báo cáo tài chính và phi tài chính,
xem xét lại các giao dịch với các bên có liên quan, đề cử thành viên
Hội đồng quản trị và cán bộ quản lý chủ chốt và thù lao cho Hội đồng
quản trị;

394
- Khi các ủy ban của Hội đồng quản trị được thành lập, thẩm
quyền, thành phần và quy trình hoạt động của các ủy ban phải được
Hội đồng quản trị quy định và công bố rõ ràng;
- Thành viên Hội đồng quản trị phải cam kết thực hiện các
trách nhiệm của mình một cách hiệu quả.
(vi). Để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên Hội
đồng quản trị phải được tiếp cận với thông tin chính xác, phù hợp
và kịp thời.
7.1.2. Các nguyên tắc Basel về quản trị công ty đối với các ngân hàng
Bản hướng dẫn Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối
với các tổ chức ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
gồm 14 nguyên tắc cơ bản được chia thành 6 nhóm, nội dung cơ bản
của các nguyên tắc Basel được tóm tắt như sau:
- Đối với Hội đồng quản trị: Đây là phần quan trọng nhất trong
các nguyên tắc Basel, bao gồm 04 nguyên tắc đầu tiên quy định rõ
ràng về: trách nhiệm, trình độ, năng lực và cơ cấu của Hội đồng
quản trị;
- Đối với Ban điều hành: Nguyên tắc thứ 5 của Basel quy định:
“Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc phải đảm bảo
các hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh,
mức độ chấp nhận rủi ro/khẩu vị rủi ro và các chính sách mà Hội
đồng quản trị phê chuẩn”. Theo đó, Ban điều hành phải đảm bảo
rằng tất cả hoạt động của ngân hàng phải nhất quán với chiến lược
kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi ro đã được Hội đồng
quản trị phê duyệt;
- Đối với công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ: 4 Nguyên
tắc tiếp theo của Basel dành để quy định đối với công tác này cho
thấy tầm quan trọng của các công tác này;

395
- Đối với chế độ đãi ngộ: Nguyên tắc 10 và 11 của Basel quy
định rằng: “Hội đồng quản trị phải tích cực giám sát việc xây dựng
và vận hành hệ thống lương thưởng, cũng như phải kiểm tra và soát
xét hệ thống lương thưởng để đảm bảo hệ thống hoạt động như dự
định” và “Chế độ lương thưởng của một nhân viên phải gắn kết hiệu
quả với việc chấp nhận rủi ro thận trọng: chế độ lương thưởng phải
được điều chỉnh cho mọi loại hình rủi ro; kết quả của lương thưởng
phải cân xứng với kết quả của rủi ro; kế hoạch trả lương thưởng phải
gắn với thời hạn tác động của rủi ro; và việc sử dụng kết hợp tiền
mặt, cổ phiếu và các hình thức lương thưởng khác phải phù hợp với
sự biến động của rủi ro.”;
- Đối với các ngân hàng có cơ cấu phức tạp: 2 nguyên tắc tiếp
theo của Basel quy định rằng Hội đồng quản trị và Ban điều hành
phải hiểu biết về cơ cấu hoạt động và rủi ro mà ngân hàng phải đối
mặt và “Khi một ngân hàng hoạt động thông qua các đơn vị được
thành lập với mục đích đặc biệt hoặc ở các quốc gia nơi thiết chế
pháp lý ngăn cản sự minh bạch hay không đáp ứng các chuẩn mực
ngân hàng quốc tế thì Hội đồng quản trị và Ban giám đốc phải hiểu
rõ mục đích, cơ cấu và các rủi ro chuyên biệt của các hoạt động này.
Họ cũng phải tìm cách giảm nhẹ các rủi ro đã được xác định”;
- Đối với việc công khai và minh bạch: Nguyên tắc 14 của
Basel quy định “Công tác quản trị của ngân hàng phải minh bạch đối
với cổ đông, khách hàng gửi tiền, các bên có quyền lợi liên quan và
các thành viên tham gia thị trường”.
Từ chỗ chỉ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế
về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel ngày nay đã trở
thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được
quốc tế công nhận. Những nguyên tắc được xây dựng bởi cơ quan
này đã trở thành một trong những căn cứ quan trọng để các ngân
hàng thương mại xây dựng và củng cố cơ cấu tổ chức nội bộ cũng

396
như kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời cũng là căn
cứ để các cơ quan quản lý nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới
cũng như Việt Nam đưa ra những quy định mang tính pháp quy điều
chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc không tuân thủ hoặc
tuân thủ không nghiêm túc những nguyên tắc này một phần cũng gây
nên những khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng như: nợ xấu,
thanh khoản, rủi ro đạo đức,...
7.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý tổ chức tín dụng
Đối với các tổ chức tín dụng, ngoài việc đánh giá năng lực
quản trị thông qua hiệu quả hoạt động tài chính, người ta còn đánh
giá những nhà điều hành qua công tác chuyên môn, chất lượng của
các quyết định, các phương thức giám sát mà họ sử dụng trong hoạt
động. Mục tiêu của việc đánh giá này nhằm cung cấp định hướng cho
thanh tra ngân hàng, các cơ quan quản lý trong việc đánh giá chất
lượng quản lý, tính phù hợp của quy trình quản lý nghiệp vụ.
7.2.1. Hoạt động quản lý, điều hành
Năng lực quản lý của Ban điều hành được đánh giá dựa trên
tính hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng (bằng cách xem xét
khả năng ổn định, mức đủ vốn, khả năng chi trả, chất lượng tài sản
Có và tỷ lệ sinh lời, lợi nhuận, cổ tức,...) trên cơ sở phân tích khuynh
hướng phát triển và so sánh với các tổ chức tín dụng khác trong cùng
một nhóm. Việc đánh giá hiệu quả, chất lượng kinh doanh cũng như
những khó khăn tài chính của tổ chức tín dụng chỉ đáng tin cậy khi
được kiểm chứng qua kiểm toán bên ngoài (kiểm toán độc lập) và
thanh tra tại chỗ.
7.2.2. Năng lực chuyên môn
Thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên hoặc Tổng
giám đốc (Giám đốc) cần phải có khả năng chuyên môn, biết đánh
giá và liêm chính. Khả năng chuyên môn được đánh giá qua chiều

397
sâu của kinh nghiệm, qua kiến thức đào tạo và khả năng hoàn thành
nhiệm vụ được phân công.
Quản lý một tổ chức tín dụng là một quá trình liên tục xử lý
những khó khăn và tận dụng các cơ hội để phát triển tổ chức tín dụng
ổn định, lành mạnh. Năng lực của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành
viên và Ban điều hành được thể hiện qua việc hoạch định phương
thức quản lý, kỹ năng chỉ đạo, vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả
trong môi trường luôn biến động, trong đó tập trung vào các vấn đề
cốt yếu sau: (i) Xây dựng kế hoạch: Đảm bảo rằng các quyết định
hiện tại phù hợp với môi trường hoạt động trong tương lai; (ii) Hoạch
định chính sách: Để phát triển và chỉ hướng cho các quyết định hiện
tại và tương lai khi đánh giá những tình hình và điều kiện hiện tại;
(iii) Quản lý nhân sự: Đảm bảo các hoạt động tuyển dụng, chi phí
đào tạo phát triển nhân sự một cách phù hợp; (iv) Cơ chế giám sát,
kiểm soát: Kiểm tra và giám sát việc thực thi của bộ máy dựa trên
các kênh thông tin khác nhau nhưng phải luôn chính xác, đầy đủ và
kịp thời.
7.2.3. Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là nền tảng ban đầu cho việc đánh giá tính
hiệu quả về chất lượng quản lý. Những thay đổi về điều kiện cạnh
tranh và những biến động trên thị trường tài chính, những tiến bộ về
kỹ thuật, tình trạng vi phạm luật pháp làm gia tăng rủi ro trong môi
trường hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Các tổ chức tín dụng cần thường
xuyên, liên tục đánh giá lại các hoạt động của mình, xây dựng và tăng
cường các phương thức hoạt động mới cho phù hợp với những thay
đổi và kiểm soát được những rủi ro. Quy trình xây dựng kế hoạch có
hiệu quả phải được kiểm soát, chấp nhận của Hội đồng quản trị/Hội
đồng thành viên, Ban điều hành trên cơ sở tham vấn của các Phòng/
Ban trọng yếu có liên quan. Kế hoạch này được thông báo đến toàn
đơn vị và những mục tiêu chung, những sách lược chung phải được

398
mọi cấp gánh vác thực thi. Nhận thức của mọi người là yếu tố quan
trọng để thực thi kế hoạch hiệu quả.
Kế hoạch có thể phục vụ cho mục tiêu dài hạn hoặc mục tiêu
ngắn hạn, điều này phụ thuộc vào “tầm vóc” của kế hoạch. Kế hoạch
dài hạn tập trung vào việc phân bố các nguồn lực dài hạn để đạt được
các mục tiêu tổng thể. Kế hoạch ngắn hạn tập trung vào các hoạt
động cụ thể để thực hiện kế hoạch dài hạn. Để đảm bảo tiến trình
xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn có hiệu quả thì các kế hoạch
ngắn hạn phải đồng bộ và ăn khớp với các kế hoạch dài hạn. Các
nhân tố trong kế hoạch gồm: Các mục tiêu, chiến lược; Phân tích tình
hình; Kịch bản thực thi; Theo dõi, đánh giá tiến trình.
7.2.4. Chính sách nội bộ
Các chính sách của tổ chức tín dụng phải được ban hành bằng
văn bản cho từng hoạt động kinh doanh trọng yếu mà tổ chức tín
dụng thực hiện. Các chính sách phải được công bố rõ ràng để các nhà
quản lý, điều hành và toàn thể nhân viên phải thực hiện. Các chính
sách cần được xét duyệt lại hàng năm hoặc một cách thường xuyên
để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung. Các văn bản chính sách là công cụ
quản lý và kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên, là phương tiện
để đảm bảo sự tuân thủ đúng các quy trình nghiệp vụ. Tất cả các lĩnh
vực hoạt động của tổ chức tín dụng đều cần có chính sách, trong đó
các chính sách nội bộ về cho vay, đầu tư, quản lý tài sản, công nợ giữ
vai trò then chốt. Các chính sách nội bộ cần quy định rõ quyền hạn,
trách nhiệm, phân cấp ủy quyền, thủ tục phê chuẩn các quyết định
có mức độ trọng yếu khác nhau để giới hạn mức độ tập trung rủi ro.
7.2.5. Quản lý nhân sự
Chất lượng nhân sự là yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh cạnh
tranh và chất lượng quản lý đối với tổ chức tín dụng. Nó đảm bảo cho
tổ chức tín dụng có sức sống và năng động. Năng lực chuyên môn
và tinh thần trách nhiệm của nhân viên là các nhân tố hàng đầu giúp
tổ chức tín dụng hoạt động thông suốt, ổn định và phát triển. Nhân

399
sự phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức và cần được xem xét ở các
khía cạnh cơ bản sau: (i) Nhân viên phải được tuyển chọn và đào
tạo kỹ để hoàn thành các trách nhiệm của họ; (ii) Các cơ chế khuyến
khích bằng vật chất trong nội bộ luôn được toàn thể nhân viên ủng
hộ và tuân thủ; (iii) Hoạt động của Ban điều hành và của nhân viên
phải được giám sát; (iv) Có kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo sự kế
thừa liên tục những người điều hành ở các cấp.
7.2.6. Hệ thống kiểm soát
Triển khai hoạt động nghiệp vụ hàng ngày tại tổ chức tín dụng
là trách nhiệm của Ban điều hành và các nhân viên được phân công.
Tuy nhiên, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên vẫn phải có trách
nhiệm đảm bảo cho tổ chức tín dụng hoạt động phù hợp với các
thông lệ an toàn và tuyệt đối tuân thủ các chính sách, quy chế nội
bộ. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban điều hành cần
thiết lập cơ cấu kiểm soát hữu hiệu đối với tất cả các quy trình hoạt
động của tổ chức tín dụng, của từng bộ phận và nhân viên. Cơ cấu
này gồm thủ tục kiểm tra và kiểm toán nội bộ theo định kỳ và được
điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi của môi trường hoạt động. Trách
nhiệm của các nhân viên trong hoạt động kinh doanh cần được đào
tạo đầy đủ, mọi hoạt động kém hiệu quả đã phát hiện phải được sửa
chữa. Các trường hợp xảy ra sự cố hay những biểu hiện bất thường
phải được kịp thời báo cáo lên cấp trên.
Kiểm toán nội bộ
Tổ chức tín dụng phải có một chương trình, kế hoạch kiểm toán
toàn diện hoạt động của tổ chức. Chương trình kiểm toán sẽ cho phép
tổ chức tín dụng kiểm soát được việc điều hành và thực thi trách
nhiệm của các cấp có phù hợp với các chính sách, quy định của tổ
chức tín dụng và pháp luật hay không. Để chương trình kiểm toán có
hiệu quả cần bảo đảm: tính độc lập; phạm vi, mức độ kiểm toán phù
hợp; năng lực, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên; chi phí cho

400
công tác kiểm toán; báo cáo định kỳ về tiến trình kiểm toán; báo cáo
kiểm toán được gửi kịp thời, trực tiếp cho Ban kiểm soát.
Kiểm soát nội bộ
Một hệ thống kiểm soát mạnh là rất cần thiết để bảo vệ tài sản,
kiểm soát độ chính xác và tin cậy, qua đó thúc đẩy hiệu quả hoạt
động kinh doanh, khuyến khích sự tuân thủ chính sách của toàn thể
nhân viên tại tổ chức tín dụng. Để thiết lập một hệ thống kiểm soát
nội bộ đủ mạnh, tổ chức tín dụng cần phải có kế hoạch và quy định
cụ thể để thỏa mãn tối thiểu những yêu cầu sau: phải bảo đảm mọi
giao dịch tài chính được thực hiện phù hợp với quyền hạn của Ban
điều hành; các chính sách, quy định nội bộ trong tất cả các hoạt động
nghiệp vụ phải phù hợp quy định của pháp luật; việc xây dựng quy
trình, quy định phải dựa trên nguyên tắc phòng ngừa, phát hiện, đảm
bảo an toàn về tài sản và xử lý kịp thời rủi ro.
7.2.7. Đạo đức nghề nghiệp
Luật pháp và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng không thể
hoàn toàn ngăn chặn được các hành vi lạm dụng, gian lận trong nội
bộ và quản lý điều hành sai lầm. Do đó, cần tăng cường thanh tra tại
chỗ theo định kỳ, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
Ngoài ra, lãnh đạo tổ chức tín dụng phải gương mẫu về đạo đức, thúc
đẩy các viên chức noi theo và cần đặt ra các điều kiện ràng buộc để
hạn chế các hành vi lạm quyền, che giấu gian lận, cũng như nên có
những quy định về hành vi đạo đức trong hoạt động ngân hàng để
ngăn chặn. Các quy định này cần được phổ biến sâu rộng trong đơn
vị, nhấn mạnh đến các nội dung trọng yếu và phải được tôn trọng.
7.3. Quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng
7.3.1. Đặc điểm của quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng
Thứ nhất, hoạt động của tổ chức tín dụng có đặc điểm là đa
dạng về các đối tượng khách hàng, chịu sự tác động từ nhiều nguồn

401
thông tin và chịu sự quản lý chặt chẽ với nhiều quy định khắt khe của
cơ quan quản lý nhà nước để hoạt động của các tổ chức tín dụng trở
nên minh bạch và được giám sát hiệu quả hơn.
Thứ hai, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng được đặt
trên nền tảng của sự tách biệt giữa vấn đề quản lý và vấn đề sở
hữu. Tổ chức tín dụng do các cổ đông/chủ sở hữu/thành viên góp
vốn là chủ sở hữu, nhưng để tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt
của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, sự điều hành của Ban
điều hành, sự giám sát của Ban kiểm soát, sự đóng góp của người
lao động và những chủ thể này không phải lúc nào cũng có chung
ý chí và quyền lợi. Điều này dẫn đến cần phải có một cơ chế quản
trị, điều hành tốt để các cổ đông/chủ sở hữu/thành viên góp vốn có
thể hướng hoạt động của tổ chức tín dụng phát triển, đem lại hiệu
quả cao nhất.
Thứ ba, quản trị, điều hành tổ chức tín dụng là việc phải xác
định được rõ ràng, minh bạch và chi tiết về quyền hạn và trách nhiệm
giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong tổ chức tín
dụng, bao gồm các các cổ đông/chủ sở hữu/thành viên góp vốn, Hội
đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm soát.
Đồng thời, quản trị, điều hành cũng lập ra các nguyên tắc, quy trình,
thủ tục ra các quyết định trong quá trình vận hành tổ chức tín dụng,
qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu
những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch
với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc
không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về
tính minh bạch và công bố thông tin.
7.3.2. Các cơ quan quản trị, điều hành
Đối với tổ chức tín dụng được tổ chức dưới hình thức công ty
cổ phần thì Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất, có

402
thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên Ban kiểm soát và quyết định những vấn đề quan trọng
nhất trong tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng trên cơ sở thống
nhất ý chí của các cổ đông. Đối với tổ chức tín dụng được tổ chức
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), thẩm quyền
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, thành
viên Ban kiểm soát và quyết định những vấn đề quan trọng nhất
trong tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc về Chủ sở hữu
hoặc các Thành viên góp vốn.

Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên là cơ quan quản trị tổ
chức tín dụng, có thẩm quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến
quyền lợi, mục đích của tổ chức tín dụng, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành viên góp
vốn. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên phải chịu trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn về kết
quả hoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý, điều hành, vi
phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.
Thành phần và quy mô của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên
phụ thuộc vào khả năng của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên
trong việc giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc). Theo giới hạn tối
ưu, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của một tổ chức tín dụng
không nên quá 19 người.

Theo kiến nghị của OECD và Basel, trách nhiệm của Hội đồng
quản trị/Hội đồng thành viên được đề cập rõ ràng để tránh can thiệp
quá sâu vào công tác điều hành hàng ngày của Ban điều hành, ví dụ
như chỉ phê duyệt chiến lược dài hạn, kế hoạch kinh doanh và không
nên thực hiện quyền chỉ định hay thay thế các Trưởng phòng/ban.

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành


viên góp vốn bầu, bổ nhiệm nhằm thực hiện việc kiểm tra, giám sát

403
độc lập hoạt động của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát có trách nhiệm
báo cáo đến Đại hội đồng cổ đông/Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn.
Tổng giám đốc (Giám đốc) do Hội đồng quản trị/Hội đồng
thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phải chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên. Tổng giám đốc thực
hiện việc điều hành tổ chức tín dụng. Giúp việc cho Tổng giám đốc
(Giám đốc) có các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán
trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
7.3.3. Các nguyên tắc quản trị của OECD và Basel áp dụng đối với
TCTCVM Việt Nam
Vấn đề quản trị, điều hành của TCTCVM hiện đang được điều
chỉnh bằng Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, 05 nguyên tắc quan
trọng trong quản trị công ty đã được thể hiện một phần đối với các
TCTCVM, đó là: (i) cơ cấu và tổ chức Hội đồng thành viên, Ban điều
hành, Ban kiểm soát; (ii) quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên,
Ban điều hành, Ban kiểm soát; (iii) đạo đức nghề nghiệp của người
quản lý, người điều hành; (iv) hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán
nội bộ; (v) trách nhiệm công khai:
Về nguyên tắc thứ nhất: Điều 32, 43, 44, 48 và Điều 70 Luật
Các tổ chức tín dụng quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức
tín dụng, cơ cấu tổ chức của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát,
Ban điều hành; nhiệm kỳ, số lượng thành viên của Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc của TCTCVM.
Về nguyên tắc thứ hai: Điều 38, 43, 45, 46, 47, 49, 66, 67, 68,
69 và Điều 72 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về quyền và nghĩa
vụ của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành đối với
TCTCVM.
Về nguyên tắc thứ ba: Điều 33, 34, 35, 36, 37 và Điều 50 Luật
Các tổ chức tín dụng quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người

404
quản lý, điều hành và một số chức danh khác tương đương, như:
Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ; những trường
hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ; đương nhiên mất tư cách; miễn
nhiệm, bãi nhiệm; đình chỉ, tạm đình chỉ chức danh Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc);
tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một
số chức danh khác của TCTCVM.
Về nguyên tắc thứ tư: Điều 40, 41 và Điều 42 Luật Các tổ chức
tín dụng quy về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và yêu
cầu về kiểm toán độc lập đối với TCTCVM.
Về nguyên tắc thứ năm: Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng
quy định về các nội dung phải công khai với tổ chức tín dụng đối với
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành
viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc
(Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.
7.4. Quy định pháp luật về tổ chức quản trị, điều hành đối với
TCTCVM tại Việt Nam
7.4.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị, điều hành
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, TCTCVM được thành lập, tổ
chức dưới hình thức công ty TNHH, bao gồm: Công ty TNHH một
thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cơ cấu tổ chức
quản lý của TCTCVM gồm: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc (Giám đốc).
Cơ cấu tổ chức bộ máy của TCTCVM gồm: Trụ sở chính và
các chi nhánh, phạm vi hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, việc mở
chi nhánh của TCTCVM phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản
trước khi thành lập.

405
Tại TCTCVM, Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền
cao nhất và quyết định các vấn đề then chốt của tổ chức. Điều này
không có nghĩa rằng, Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất và
quyết định tất cả các vấn đề trọng yếu của TCTCVM, thay vào đó
Hội đồng thành viên cũng chỉ là cơ quan đại diện cho Chủ sở hữu
(đối với TCTCVM là công ty TNHH một thành viên) hoặc các Thành
viên góp vốn (đối với TCTCVM là công ty TNHH hai thành viên trở
lên) để quản trị, điều hành TCTCVM trên nguyên tắc mang lại lợi
ích chung cho tổ chức, cho Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn. Do đó,
Hội đồng thành viên được xem là cơ quan đại diện cho Chủ sở hữu/
Thành viên góp vốn thực hiện một số quyền hạn, nghĩa vụ được Chủ
sở hữu/Thành viên góp vốn ủy quyền thực hiện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ sở hữu (đối với TCTCVM là
công ty TNHH một thành viên)
Theo quy định hiện hành, TCTCVM là công ty TNHH một
thành viên được thành lập bởi một pháp nhân - là Chủ sở hữu của
TCTCVM. Điều 66 Luật Các tổ chức tín dụng quy định Chủ sở hữu

406
có các quyền cơ bản sau: (i) Quyết định số lượng thành viên Hội
đồng thành viên; (ii) Bổ nhiệm người đại diện; (iii) Bổ nhiệm, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên;
thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng
giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng; (iv) Quyết định thay đổi
vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần/toàn bộ vốn điều lệ; (v) Thông
qua báo cáo tài chính hằng năm, quyết định việc sử dụng lợi nhuận;
(vi) Quyết định mức thù lao, lương, các lợi ích khác của thành viên
Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc).
Bên cạnh các quyền hạn, Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy
định các nhiệm vụ mà Chủ sở hữu phải có nghĩa vụ đối với TCTCVM
nhằm tránh việc thành lập TCTCVM để trục lợi, đồng thời đảm bảo
Chủ sở hữu có những cam kết, hỗ trợ tốt nhất cho TCTCVM, như:
(i) Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; (ii) Tuân thủ Điều
lệ của TCTCVM; (iii) Tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu với tài
sản của tổ chức tín dụng; (iv) Tuân thủ quy định pháp luật trong việc
mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa
TCTCVM và Chủ sở hữu; (vi) Các nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật và Điều lệ của TCTCVM.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thành viên góp vốn (đối với TCTCVM
là công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Thành viên góp vốn của TCTCVM là công ty TNHH hai thành
viên trở lên gồm tổ chức và cá nhân tham gia góp vốn thành lập.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Các tổ chức tín dụng, tổng số thành
viên góp vốn tại TCTCVM là công ty TNHH hai thành viên trở lên
không được vượt quá 5 thành viên.
Tương tự như trường hợp đối với TCTCVM là công ty TNHH
một thành viên, Luật Các tổ chức tín dụng cũng có những quy định
cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của Thành viên góp vốn tại

407
TCTCVM. Theo đó, Điều 70 Luật Các tổ chức tín dụng quy định
Thành viên góp vốn có các quyền hạn cơ bản sau: (i) Bổ nhiệm,
miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng
thành viên, Ban kiểm soát trên cơ sở vốn hoặc theo thỏa thuận giữa
các thành viên góp vốn; (ii) Được cung cấp thông tin, báo cáo về
hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, báo cáo tài
chính; (iii) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp; (iv)
Được chia tài sản còn lại tương ứng với vốn góp khi giải thể hoặc
phá sản; (v) Khiếu nại, khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên,
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không thực hiện đúng
quyền, nghĩa vụ, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của TCTCVM hoặc
Thành viên góp vốn.

Về nghĩa vụ, Điều 70 Luật Các tổ chức tín dụng quy định,
Thành viên góp vốn không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức,
tuân thủ Điều lệ của TCTCVM và các nhiệm vụ khác theo quy định
của pháp luật và Điều lệ của TCTCVM.

408
7.4.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều
hành của TCTCVM
Theo quy định tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng:
Người quản lý, gồm: Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên;
Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo Điều
lệ của TCTCVM.
Người điều hành, gồm: Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng
giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và
các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của TCTCVM.
Việc xác định cụ thể người quản lý, người điều hành của
TCTCVM là cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn, điều kiệu nhằm đảm
bảo người quản lý, người điều hành có đủ năng lực chuyên môn, khả
năng điều hành, phẩm chất đạo đức, độc lập công khai, không bị chi
phối bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bị thao túng bởi các cá nhân có
quyền quyết định trong quá trình điều hành TCTCVM. Theo đó:
- Luật Các tổ chức tín dụng quy định cụ thể những trường
hợp không được đảm nhiệm chức vụ: (i) thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương; (ii) Kế
toán trưởng, Giám đốc chi nhánh; (iii) Cha, mẹ, vợ, chồng, con và
anh, chị, em của thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc
(Giám đốc) và vợ, chồng của những người này không được là Kế
toán trưởng hoặc là người phụ trách tài chính.
- Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định những trường hợp
cụ thể không được đồng thời đảm nhiệm những chức vụ khác đối với
các cá nhân đang giữ chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng
thành viên; Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh
tương đương.

409
Ngoài các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với những chức
danh trọng yếu trong bộ máy quản trị, điều hành của TCTCVM, Luật
các tổ chức tín dụng cũng quy định về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm,
cũng như những trường hợp đương nhiên mất tư cách hay đình chỉ,
tạm đình chỉ đối với các chức danh của Hội đồng thành viên, Ban
kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) trong một số trường hợp đặc
biệt để đảm bảo quá trình hoạt động của TCTCVM luôn được vận
hành dưới sự giám sát, quản lý tốt nhất.
7.4.3. Về chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ
nhiệm làm người quản lý, người điều hành
Nhằm đảm bảo quản lý, giám sát các chức danh quản lý cấp
cao của TCTCVM tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy
định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chấp thuận
danh sách những người dự kiến được bầu, bổ nhiệm làm người quản
lý, người điều hành của TCTCVM. Theo đó, Luật Các tổ chức tín
dụng quy định: “Danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm
làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc (Giám đốc) của TCTCVM phải được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm các chức danh này.
Những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên,
thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTCVM
phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”.
Thực hiện quy trình này, TCTCVM sẽ lựa chọn và lập hồ sơ
danh sách các cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của
pháp luật mà TCTCVM dự kiến sẽ bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh
trong Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám
đốc), gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận. Trên cơ sở hồ
sơ đề nghị của TCTCVM, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, từ chối
(phải nêu rõ lý do từ chối) hoặc chấp thuận danh sách đối với từng cá
nhân cho từng chức danh cụ thể theo đề nghị để TCTCVM chủ động
bầu, bổ nhiệm cho từng thời điểm mà TCTCVM thấy cần thiết. Sau

410
khi hoàn tất việc bầu, bổ nhiệm các chức danh trong Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc), TCTCVM phải
thông báo cho Ngân hàng Nhà nước danh sách những người được
bầu, bổ nhiệm trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày bầu, bổ nhiệm để
Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác quản lý, giám sát.
7.4.4. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
7.4.4.1. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
thành viên
Về cơ cấu, Hội đồng thành viên của TCTCVM gồm tất cả
người đại diện theo ủy quyền của Chủ sở hữu hoặc được Thành viên
góp vốn cử tham gia Hội đồng thành viên, nhân danh Chủ sở hữu/
Thành viên góp vốn tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ sở
hữu/Thành viên góp vốn.
Về số lượng, thành viên Hội đồng thành viên (gồm: Chủ tịch
và các thành viên) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng
không được ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên (đối
với TCTCVM là Công ty TNHH một thành viên). Riêng đối với
TCTCVM là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật Các tổ chức
tín dụng không quy định số lượng thành viên Hội đồng thành viên,
do vậy các TCTCVM được tổ chức theo loại hình này sẽ thực hiện
theo quy định tại Luật doanh nghiệp.
Về tổ chức, Hội đồng thành viên có Thư ký để giúp việc cho
Hội đồng thành viên. Chức năng, nhiệm vụ của Thư ký do Hội đồng
thành viên quy định. Ngoài ra, Hội đồng thành viên phải thành lập
các Ủy ban để giúp Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, trong đó phải có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân
sự. Hội đồng thành viên quy định nhiệm vụ, quyền hạn của hai Ủy
ban này theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Về nhiệm kỳ, Hội đồng thành viên của TCTCVM có nhiệm kỳ
không quá 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên theo nhiệm kỳ của Hội

411
đồng, theo đó thành viên có thể được bầu/bổ nhiệm lại với số nhiệm
kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung/thay thế là
thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng. Hội đồng của nhiệm kỳ cũ
tiếp tục cho đến khi Hội đồng nhiệm kỳ mới tiếp quản.
Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, có sự phân cấp,
ủy quyền rõ ràng trong bộ máy điều hành cao nhất tại TCTCVM,
Luật Các tổ chức tín dụng đã có những quy định khung về nhiệm
vụ, quyền hạn của của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên
Hội đồng thành viên. Trên cơ sở quy định khung đó, TCTCVM sẽ
căn cứ vào loại hình pháp lý mà TCTCVM được hình thành (Công
ty TNHH một thành viên hay Công ty TNHH hai thành viên trở lên),
thực trạng cơ cấu tổ chức, quan điểm phân định quyền hạn, trách
nhiệm giữa các cơ quan quản lý (Hội đồng thành viên, Ban kiểm
soát, Ban điều hành) để bổ sung vào Điều lệ cho phù hợp với tổ chức
của mình và quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên: Ngoại trừ
một số quyền thuộc về Chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một
thành viên) hoặc Thành viên góp vốn (Công ty TNHH hai thành
viên trở lên), Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền định
cao nhất tại TCTCVM. Do đó, Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy
định Hội đồng thành viên có một số quyền trọng yếu sau: (i) Quyết
định nội dung Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ của TCTCVM; (ii)
Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm
của TCTCVM; (iii) Quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập; (iv)
Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc
thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hằng năm về hiệu quả
làm việc của Tổng giám đốc; (v) Ban hành các quy định nội bộ liên
quan tới tổ chức, quản trị và hoạt động của TCTCVM phù hợp với
quy định của pháp luật; (vi) Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận các vấn đề theo quy định của pháp luật; (vii) Tổ chức
giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của TCTCVM.

412
Về quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên: Triển
khai các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Luật Các tổ
chức tín dụng quy định theo hướng về quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch
và thành viên Hội đồng thành viên. Về cơ bản, Chủ tịch Hội đồng
thành viên sẽ có các thẩm quyền, nghĩa vụ cơ bản sau: (i) Triệu tập
và chủ trì họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức lấy ý kiến các thành
viên; (ii) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết
định của Hội đồng thành viên; (iii) Thay mặt Hội đồng thành viên
ký các quyết định của Hội đồng thành viên; (iv) Phân công nhiệm vụ
cho các thành viên Hội đồng thành viên; (v) Giám sát các thành viên
Hội đồng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công
và các quyền, nghĩa vụ chung; (vi) Ít nhất mỗi năm một lần, đánh giá
hiệu quả làm việc của từng thành viên, Hội đồng thành viên và báo
cáo chủ sở hữu về kết quả đánh giá này.
Về quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên: Thành
viên Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
(i) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
theo quy chế nội bộ của Hội đồng thành viên và sự phân công của
Chủ tịch Hội đồng thành viên một cách trung thực vì lợi ích của
TCTCVM; (ii) Có ý kiến hoặc yêu cầu người điều hành TCTCVM,
kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nội bộ giải trình các vấn
đề có liên quan đến báo cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập
chuẩn bị; (iii) Đề nghị Chủ tịch triệu tập họp Hội đồng thành viên bất
thường; (iv) Triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành
viên; (v) Có trách nhiệm giải trình trước Chủ sở hữu/Thành viên góp
vốn, Hội đồng thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi
có yêu cầu.
7.4.4.2. Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
Về cơ cấu, thành viên Ban kiểm soát gồm các thành viên do
Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn (trên cơ sở tỷ lệ vốn góp hoặc theo

413
thỏa thuận) bổ nhiệm tại TCTCVM. Ban kiểm soát có bộ phận giúp
việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của
TCTCVM, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện
nhiệm vụ của mình.
Về số lượng, Ban kiểm soát có ít nhất 3 thành viên, số lượng
cụ thể do Điều lệ quy định, trong đó có ít nhất 1/2 là thành viên
chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác
tại TCTCVM hoặc doanh nghiệp khác.
Về nhiệm kỳ, Ban kiểm soát có nhiệm kỳ không quá 05 năm.
Nhiệm kỳ của thành viên theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành
viên có thể được bầu/bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung/thay thế là thời hạn còn lại
của nhiệm kỳ. Ban kiểm soát của nhiệm kỳ cũ tiếp tục hoạt động cho
đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới tiếp quản.
Về nhiệm vụ và quyền hạn, theo quy định tại Điều 45 Luật
Các tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát có các trách nhiệm và nghĩa vụ
cơ bản sau: (i) Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và
Điều lệ TCTCVM; (ii) Ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát;
(iii) Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ; (iv) Thẩm định báo cáo
tài chính 06 tháng đầu năm và hằng năm; báo cáo Chủ sở hữu/Thành
viên góp vốn về kết quả thẩm định báo cáo tài chính; (v) Kịp thời
thông báo cho Hội đồng thành viên khi phát hiện người quản lý có
hành vi vi phạm.
7.4.4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc (Giám đốc)
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Hội đồng thành
viên của TCTCVM được bổ nhiệm một trong số các thành viên của
mình làm Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc thuê Tổng giám đốc
(Giám đốc), trừ trường hợp TCTCVM là Công ty TNHH một thành
viên thì Tổng giám đốc (Giám đốc) do Chủ sở hữu bổ nhiệm. Tổng
giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất của TCTCVM,

414
chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của mình.
Về quyền và nghĩa vụ, Tổng giám đốc (Giám đốc) có các
quyền, nghĩa vụ cơ bản sau: (i) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết
định của Hội đồng thành viên; (ii) Quyết định các vấn đề thuộc thẩm
quyền liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của TCTCVM;
(iii) Thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu
quả; (iv) Ban hành theo thẩm quyền quy chế, quy định nội bộ; quy
trình, thủ tục tác nghiệp để vận hành hệ thống điều hành kinh doanh,
hệ thống thông tin báo cáo; (v) Báo cáo Hội đồng thành viên, Ban
kiểm soát và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động và kết
quả kinh doanh của TCTCVM; (vi) Kiến nghị, đề xuất cơ cấu tổ
chức và hoạt động của TCTCVM trình Hội đồng thành viên; (vii) Bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý, điều hành của
TCTCVM, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ
sở hữu/Thành viên góp vốn, Hội đồng thành viên; (viii) Ký kết hợp
đồng nhân danh TCTCVM theo quy định của Điều lệ và quy định
nội bộ của TCTCVM; (ix) Tuyển dụng lao động; quyết định lương,
thưởng của người lao động theo thẩm quyền.
7.4.5. Về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ
Việc yêu cầu các TCTCVM thiết lập cơ chế tự kiểm soát thông
qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ được xem như “van”
giám sát đầu tiên để đảm bảo TCTCM luôn tuân thủ luật pháp và các
chính sách, quy định nội bộ của TCTCVM, qua đó đảm bảo mục tiêu
của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý).
7.4.5.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng, hệ thống
kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTCVM, được xây dựng phù hợp
với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện

415
nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt
được yêu cầu đề ra. Theo đó, TCTCVM phải xây dựng hệ thống
kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau: (i) Hiệu quả và an toàn
trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và
các nguồn lực; (ii) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý
trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; (iii) Tuân thủ pháp luật và các
quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
Ngoài ra, Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng cũng yêu cầu các
TCTCVM phải bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản
lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử
lý các trường hợp khẩn cấp. Theo đó, các TCTCVM phải ban hành
các quy định nội bộ sau đây: (i) Quy định về cấp tín dụng, quản lý
tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; (ii) Quy
định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
(iii) Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu; (iv) Quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có
các thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản; (v) Quy định về hệ
thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính
chất và quy mô hoạt động của TCTCVM; (vi) Quy định về hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ; (vii) Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt
động; (viii) Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Đồng thời, nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ của
TCTCVM luôn được đánh giá, bổ sung, cập nhật, Luật Các tổ chức
tín dụng cũng yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTCVM phải
được kiểm toán nội bộ và đánh giá định kỳ bởi tổ chức kiểm toán
độc lập.
7.4.5.2. Kiểm toán nội bộ
Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, TCTCVM phải
thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ban kiểm soát thực
hiện kiểm toán nội bộ TCTCVM. Theo đó, kiểm toán nội bộ được tổ

416
chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận
kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi
và đặc thù hoạt động của TCTCVM.
Kiểm toán nội bộ là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát, thực hiện việc kiểm toán nội
bộ. Trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát, Hội đồng thành viên quyết
định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ, chế độ lương, thưởng,
phụ cấp trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán
nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ. Quy định nội bộ về tổ chức
và hoạt động của kiểm toán nội bộ do Chủ tịch hội đồng thành viên
phê duyệt và ký ban hành trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát.

417
Về phạm vi kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ thực hiện rà
soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội
bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính
sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập; đưa ra kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp
phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng
pháp luật. Theo đó, kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình
nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của TCTCVM.
Ngoài ra, kiểm toán nội bộ còn thực hiện việc kiểm toán đột
xuất theo yêu cầu của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát hoặc Tổng
giám đốc (Giám đốc). Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo
kịp thời cho Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám
đốc (Giám đốc).
7.4.6. Về mạng lưới hoạt động của TCTCVM
Như trên đã trình bày, cơ cấu tổ chức bộ máy của TCTCVM
gồm: trụ sở chính và các chi nhánh, có phạm vi hoạt động trên cả
nước. Tuy nhiên, ngoài việc phải được NHNN chấp thuận bằng văn
bản trước khi thành lập, khi muốn mở chi nhánh thì TCTCVM phải
đáp ứng các điều kiện về: cơ sở vật chất; quản trị, điều hành; kết quả
kinh doanh; năng lực tài chính; số lượng chi nhánh. Cụ thể:
Về điều kiện cơ sở vật chất: Có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu
cầu hoạt động (trụ sở, két quỹ an toàn,...); hệ thống thông tin quản lý
để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả.
Về kết quả kinh doanh: Có kế hoạch kinh doanh khả thi trong
2 năm đầu hoạt động; hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề
và có thu nhập lớn hơn chi phí cho tới tháng liền kề thời điểm đề nghị
mở chi nhánh; có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 15%.
Về quản trị, điều hành: Không vi phạm các quy định về an toàn
trong hoạt động và các quy định khác trong 1 năm; có bộ máy quản

418
trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội
bộ hoạt động hiệu quả; có quy định nội bộ rõ ràng và hệ thống thông
tin quản lý để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả của trụ sở chính
đối với chi nhánh; Trưởng chi nhánh hoặc người quản lý có ít nhất 2
năm kinh nghiệm.
Về năng lực tài chính: 1,5 tỷ đồng * N < C
Trong đó: + C là vốn điều lệ;
+ N là tổng số chi nhánh đề nghị mở.
Về số lượng chi nhánh: Trong vòng một năm kể từ ngày khai
trương hoạt động, TCTCVM có dưới 2 chi nhánh được mở thêm chi
nhánh, tổng số chi nhánh tối đa không quá 2 chi nhánh. Sau một năm
kể từ ngày khai trương hoạt động, TCTCVM được mở chi nhánh khi
đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
7.5. Khái quát thực trạng tổ chức quản trị, điều hành của một số
TCTCVM Việt Nam
Tính đến 31/12/2016, tại Việt Nam có 4 TCTCVM được Ngân
hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định
tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan, gồm:
TCTCVM TNHH một thành viên Tình Thương (TYM), TCTCVM
TNHH hai thành viên trở lên M7 (M7-MFI), TCTCVM TNHH hai
thành viên trở lên Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và TCTCVM TNHH
một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).
Có một điểm khá khác biệt so với các loại hình tổ chức tín
dụng khác, cả 4 tổ chức tài chính vi mô chính thức này đều được cấp
Giấy phép thành lập và hoạt động trên cơ sở chuyển đổi từ các tổ
chức bán chính thức có hoạt động tài chính vi mô (chủ yếu từ các tổ
chức chính trị - xã hội và Quỹ xã hội - tổ chức phi chính phủ trong
nước). Trong đó, có 2 tổ chức được thành lập dưới hình thức công

419
ty TNHH một thành viên (TYM và CEP) và 2 tổ chức được thành
lập dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên (Thanh Hóa
MFI và M7-MFI). Có 3 tổ chức tài chính vi mô chính thức có cơ cấu
sở hữu liên quan trực tiếp và gián tiếp tới Hội liên hiệp Phụ nữ ở các
cấp khác nhau do lịch sử hoạt động phát triển từ các dự án phát triển
với đối tác là Hội liên hiệp Phụ nữ (gồm: TYM, M7-MFI và Thanh
Hóa MFI) và 1 tổ chức thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí
Minh (CEP). Nhìn chung, 04 tổ chức tài chính vi mô có sự khác biệt
về số lượng thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm
soát, Ban điều hành và cơ quan chủ quản.
TYM được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành
viên, do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan chủ quản (chủ sở
hữu). Do vậy, TYM là trường hợp đặc biệt và duy nhất hiện nay có
cơ quan chủ quản là tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương. Sau
khi được cấp phép, TYM đã nghiên cứu, sắp xếp lại mạng lưới chi
nhánh cho phù hợp với quy định hiện hành về mạng lưới hoạt động.
Trên cơ sở 43 chi nhánh trước đây, sau khi được sắp xếp lại TYM có
18 chi nhánh và 25 phòng giao dịch. Như vậy, sau khi cấp Giấy phép
chính thức, TYM đã phải đánh giá lại các chi nhánh để phân loại chi
nhánh, phòng giao dịch.
M7-MFI được thành lập theo mô hình công ty TNHH từ hai
thành viên trở lên trên cơ sở góp vốn của 3 Quỹ xã hội (Quỹ Hỗ
trợ phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích
phụ nữ phát triển thị xã Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ huyện Đông
Triều), hoạt động tại địa bàn 2 tỉnh là Sơn La và Quảng Ninh. Do
vậy, thành viên tham gia Hội đồng thành viên được cử từ 03 Quỹ xã
hội này. Việc hợp nhất 3 Quỹ xã hội thành một TCTCVM chính thức
ở M7-MFI là do 3 Quỹ xã hội này đều thuộc mạng lưới M7 trước
đây - xuất phát điểm từ một dự án TCVM do Action Aid thực hiện
tại Việt Nam. Do đó, trường hợp chuyển đổi và chính thức hóa của

420
M7-MFI có thể được ứng dụng cho các TCTCVM bán chính thức ở
các địa bàn khác nhau muốn thực hiện hợp nhất và có các điều kiện
hoạt động ban đầu tương tự nhau (như quy trình hoạt động, hệ thống
quản lý, kiểm soát, nguyên tắc kế toán...).
Thanh Hóa MFI cũng được tổ chức theo loại hình công ty
TNHH từ hai thành viên trở lên nhưng là sự liên kết giữa Quỹ hỗ
trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW) và đối tác là 2 công ty tư nhân,
gồm: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Hà và Công ty
TNHH xây dựng phần mềm NGV. Do tính chất pháp lý và sở hữu
(tại địa bàn một địa phương, từ một dự án, phát triển từ Quỹ xã hội),
Thanh hóa MFI là mô hình có khả năng làm mẫu phù hợp nhất đối
với các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện và các chương trình TCVM muốn
thực hiện chuyển đổi trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó khăn lớn
nhất của Thanh hóa MFI về mô hình tổ chức trong quá trình chuyển
đổi là tìm được đối tác tư nhân quan tâm thực sự tới tài chính vi mô
và có năng lực tài chính để góp vốn, chấp nhận góp vốn với tỷ lệ theo
quy định của pháp luật.
CEP được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên,
do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản.
Tương tự như TYM, CEP cũng sẽ cần có thời gian chuyển đổi, kiện
toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành và mạng lưới hoạt
động cho phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các
quy định pháp luật có liên.
Như vậy, đối với các TCTCVM chính thức đến thời điểm hiện
nay, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội phụ nữ các cấp, Tổng liên
đoàn lao động) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đại diện Chủ
sở hữu/Thành viên góp vốn, tham gia Hội đồng thành viên, Ban kiểm
soát. Tuy vậy, khi chuyên nghiệp hóa, mối quan hệ giữa các tổ chức
chính trị - xã hội nói chung, Hội liên hiệp Phụ nữ, Tổng liên đoàn
Lao động các cấp nói riêng và TCTCVM phải được giải quyết thỏa

421
đáng và hợp lý để đảm bảo tính chuyên nghiệp của một loại hình
tổ chức tín dụng, nhưng vẫn phát huy tối đa tính cộng đồng và sức
mạnh tập thể, sức mạnh đoàn thể của các tổ chức chính trị - xã hội.
TCTCVM TNHH một thành viên Tình Thương - TYM
TYM được thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân
hàng Nhà nước cấp số 181/GP-NHNN ngày 17/8/2010 và được Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấy Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp số 0104971045 ngày 01/11/2010 và đăng ký thay
đổi lần 3 ngày 09/10/2013.
Về mạng lưới:
TYM có 1 Trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 18 chi nhánh, 25
Phòng giao dịch tại 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hưng
Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh,
Thanh Hóa và Nghệ An.
Do đặc thù hoạt động của các TCTCVM Việt Nam là được
thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ các tổ chức bán chính thức nên
hiện nay TYM vẫn đang trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để
tiếp tục nâng cấp, chuyển đổi Phòng giao dịch thành chi nhánh theo
quy định tại Điều 30 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp
luật có liên quan.
Về cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành:
Hội đồng thành viên: 5 thành viên, gồm Chủ tịch và 4 thành
viên Hội đồng thành viên;
Ban điều hành: 4 thành viên, gồm Tổng giám đốc và 3 Phó
Tổng giám đốc;
Ban kiểm soát: 3 thành viên, gồm Trưởng Ban kiểm soát và 2
thành viên Ban kiểm soát;

422
Kiểm toán nội bộ: 7 thành viên.
Tất cả các thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban
kiểm soát, Ban điều hành do Chủ sở hữu là Hội liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam cử, bổ nhiệm.
TCTCVM TNHH hai thành viên trở lên - M7-MFI
M7-MFI được thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân
hàng Nhà nước cấp số 16a/GP-NHNN ngày 13/01/2012 và được Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấy Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp số 0106051004 ngày 19/12/2012.
Về mạng lưới:
M7-MFI có 01 Trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 03 chi nhánh
tại Quảng Ninh và Sơn La. Cụ thể: Chi nhánh Mai Sơn tại huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La; Chi nhánh Đông Triều tại xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh; Chi nhánh Uông Bí tại thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
Về cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành:
Hội đồng thành viên: 3 thành viên, gồm Chủ tịch và 2 thành
viên Hội đồng thành viên;
Ban điều hành: 2 thành viên, gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng
giám đốc;
Ban kiểm soát: 3 thành viên, gồm Trưởng Ban kiểm soát và 2
thành viên Ban kiểm soát.
Các thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát
do 03 thành viên góp vốn (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển
huyện Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích phụ nữ phát triển thị xã Uông Bí
và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ huyện Đông Triều) cử, bổ nhiệm với số lượng
tương ứng với số vốn góp và theo thỏa thuận giữa các bên.

423
TCTCVM TNHH hai thành viên trở lên Thanh Hóa -
Thanh Hóa MFI
Thanh Hóa MFI được thành lập và hoạt động theo Giấy phép
do Ngân hàng Nhà nước cấp số 65/GP-NHNN ngày 22/8/2014 và
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2802210206 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 11/11/2014 và
đăng ký thay đổi lần 2 ngày 10/6/2015.
Về mạng lưới:
Thanh Hóa MFI có 1 Trụ sở chính đặt tại thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hóa và 4 chi nhánh, 3 Phòng giao dịch tại tỉnh
Thanh Hóa.
Trong thời gian tới, Thanh Hóa MFI phải chuẩn bị các điều
kiện để tiếp tục nâng cấp, chuyển đổi Phòng giao dịch thành chi
nhánh theo quy định tại Điều 30 Luật Các tổ chức tín dụng và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Về cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành:
Hội đồng thành viên: 4 thành viên, gồm Chủ tịch và 3 thành
viên Hội đồng thành viên;
Ban điều hành: 3 thành viên, gồm Tổng giám đốc và 2 Phó
Tổng giám đốc;
Ban kiểm soát: 3 thành viên, gồm Trưởng Ban kiểm soát và 2
thành viên Ban kiểm soát;
Kiểm toán nội bộ: 4 thành viên.
Các thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát
do 3 thành viên góp vốn (Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa, Công
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Hà và Công ty TNHH xây
dựng phần mềm NGV) cử, bổ nhiệm với số lượng tương ứng với số
vốn góp và theo thỏa thuận giữa các bên.

424
TCTCVM TNHH một thành viên cho người lao động nghèo
tự tạo việc làm - CEP

CEP được thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân
hàng Nhà nước cấp số 1234/GP-HCM ngày 28/10/2016. Tính đến
30/6/2017, CEP vẫn đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tiến
hành khai trương hoạt động theo quy định tại Luật Các tổ chức
tín dụng.

Về mạng lưới:

Tính đến 30/6/2017, CEP có 1 Trụ sở chính đặt tại Thành phố
Hồ Chí Minh và 18 chi nhánh. Cụ thể: 17 chi nhánh tại Thành phố
Hồ Chí Minh, 4 chi nhánh tại Đồng Nai, 4 chi nhánh tại Long An, 2
chi nhánh tại Tiền Giang, 1 chi nhánh tại Bến Tre, 1 chi nhánh tại Tây
Ninh và 1 chi nhánh tại Vĩnh Long.

Về cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành:

CEP là TCTCVM thứ tư được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy
phép thành lập và hoạt động chính thức trên cơ sở chuyển đổi từ tổ
chức hoạt động tài chính vi mô bán chính thức (Quỹ CEP) do Liên
đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ sở hữu. Trong thời
gian hoàn tất việc chuyển đổi, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành tạm
thời của CEP gồm Hội đồng quản trị với 5 thành viên và Ban Giám
đốc có 2 thành viên.

Trong thời gian tới đây, CEP sẽ phải tiếp tục hoàn tất việc
chuyển đổi theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Do đó, CEP
sẽ phải: kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị, điều hành; thiết
lập bộ máy kiểm toán nội bộ; chuẩn bị các điều kiện để thực hiện
việc nâng cấp, chuyển đổi hệ thống mạng lưới,... theo quy định của
pháp luật.

425
Tổng kết chương
Quản trị, điều hành doanh nghiệp luôn là vấn đề then chốt, tạo
nên bộ máy vận hành thông suốt và thực thi hiệu quả kế hoạch kinh
doanh của các công ty. TCTCVM là một loại hình doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cho dù quy mô hoạt động
nhỏ, có phạm vi và nội dung hoạt động đơn giản nhưng vẫn luôn
tiềm ẩn rủi ro. Do vậy, công tác quản trị, điều hành tại các TCTCVM
phải luôn cần nhận được sự quan tâm đúng mức, thông qua việc thiết
lập cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, các cơ chế nội bộ, vận hành và
kiểm soát, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên (như Chủ sở hữu/
thành viên góp vốn, Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm
soát) rõ ràng, minh bạch và cụ thể sẽ giúp các TCTCVM sử dụng
được tối đa các nguồn lực và hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó,
các TCTCVM phải tập trung vào việc xác định, thiết lập cơ chế xử lý
các phát sinh trong mối quan hệ ủy quyền, ngăn ngừa, hạn chế việc
lạm dụng quyền và nghĩa vụ của từng cấp độ quản lý để cân bằng và
kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan nhằm vào sự phát triển
dài hạn cho TCTCVM.
Một điều rất đáng lưu ý trong việc thiết lập bộ máy quản trị,
điều hành đối với các TCTCVM là phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều
kiện đối với nhà quản lý, nhà điều hành TCTCVM. Khác với các
doanh nghiệp thông thường, các TCTCVM hoạt động trong lĩnh vực
ngân hàng nên luật pháp luôn đòi hỏi các nhà quản lý, nhà điều hành
của TCTCVM phải đủ năng lực dân sự, có trình độ chuyên môn, am
hiểu về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và có kinh nghiệm thực tiễn trong
lĩnh vực này.
Bên cạnh việc thiết lập cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị điều
hành phù hợp, các TCTCVM cần phải có hệ thống cơ chế, chính sách
nội bộ đủ khả năng giám sát chéo việc vận hành tất cả các hoạt động
của TCTCVM. Việc giám sát chéo này, một mặt - giúp cho các bộ

426
phận chức năng, lãnh đạo các cấp và toàn bộ nhân viên hoạt động
đúng quy trình đã được thiết lập, đảm bảo tính tuân thủ nội bộ, mặt
khác - giúp các TCTCVM phát hiện những lỗ hổng, thiếu sót của các
quy trình đã được thiết lập, từ đó thường xuyên, liên tục bổ sung,
chỉnh sửa để đảm bảo cho việc vận hành các hoạt động của tổ chức
đạt hiệu quả, chất lượng tốt nhất.
Các thuật ngữ chính trong chương

Cơ cấu tổ chức, quản trị, Công ty TNHH một thành viên


điều hành
Công ty TNHH hai thành viên
Người quản lý, người trở lên
điều hành
Thành viên góp vốn
Chủ sở hữu
Ban kiểm soát
Hội đồng thành viên
Kiểm soát nội bộ
Tổng giám đốc
Kiểm toán độc lập
Kiểm toán nội bộ

Bài tập tình huống


1. TCTCVM được thành lập, tổ chức dưới những hình thức công
ty nào?
2. Cơ cấu quản lý TCTVM gồm những cơ quan nào?
3. Tại sao người quản lý, người điều hành của TCTCVM phải đảm
bảo các tiêu chuẩn, điều kiện của cơ quan quản lý nhà nước?
4. Hội đồng thành viên tại TCTCVM TNHH một thành viên có tối
thiểu và tối đa bao nhiêu thành viên?
5. Ban kiểm soát tại TCTCVM có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
6. Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát của
TCTCVM tối đa là bao nhiêu năm?

427
7. Tổ chức nào quyết định số lượng thành viên Hội đồng thành
viên tại TCTCVM TNHH một thành viên?
8. Việc bổ nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát tại TCTCVM TNHH hai thành viên trở lên
được dựa trên cơ sở nào?
9. Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và hệ thống KSNB, KTNB
là gì?
10. Kiểm toán nội bộ thuộc cơ quan quản lý nào tại TCTVM?
11. Bài tập tình huống:
Tại TCTCVM ABC: Ông Nguyễn Văn A giữ chức danh thành
viên Hội đồng thành viên, con trai ông Nguyễn Văn A - anh Nguyễn
Văn B làm nhân viên Phòng Hành chính và vợ anh Nguyễn Văn
B - chị Lê Thị T giữ chức vụ Kế toán trưởng. Trong trường hợp
này, con trai hay con dâu Ông Nguyễn Văn A vi phạm quy định của
pháp luật?

428
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Các tổ chức tín dụng số 46/2010/QH12;


2. Chính phủ (2005). Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày
09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ
chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam;
3. Chính phủ (2007). Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày
15/11/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một
số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ tại Việt Nam;
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008). Thông tư số 02/2008/
TT-NHNN ngày 02/4/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/NĐ-CP
ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định
số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/
NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam;
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009). Thông tư số
08/2009/TT-NHNN ngày 28/4/2009 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước hướng dẫn về mạng lưới hoạt động của các
tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011). Thông tư số
39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà
nước quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011). Thông tư số
44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống
kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

429
8. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013). Mức độ bền
vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam: Thực
trạng và một số khuyến nghị - Sách chuyên khảo, Hà nội,
Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, GPXB số 222-2013/
CXB/179-05/GTVT cấp ngày 9/12/2013;
9. Nguyễn Thị Lan Anh (2015). Pháp luật về quản trị, điều
hành ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Tóm tắt
luận văn Thạc sĩ luật học;
10. Trần Thị Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh. Quản trị công
ty trong ngân hàng, nghiên cứu điển hình tại ngân hàng
thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, Tập
29, số 4 (2013) 63-70;
11. Phí Trọng Hiển và Nguyễn Thị Tuyết Mai. “Bài toán chính
sách cho hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam”. Bản tin tài
chính vi mô Việt Nam số 20, Nhóm Công tác TCVM (2014);
12. OECD (2004), OECD Principles of Corporate Governance;
13. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2010). Các nguyên
tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân
hàng. 10/2010.
14. ADB (2010). “Vietnam Microfinance Sector Assessment:
Developing the Microfinance Sector Project ADB TA-7499-
VIE”, Prepared by PPTA Consultants for ADB, July 2010;
15. VMFWG (2013). “Hướng tới bền vững và tăng trưởng:
Kinh nghiệm chuyển đổi từ tổ chức TCVM THHH M7”,
Bài trình bày tại Hội thảo Tài chính vi mô tháng 12/2013;
16. VMFWG (2016). “Danh bạ các tổ chức tài chính vi mô”.

430
Chương 8
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ

Giới thiệu chương


Trong các tổ chức tài chính vi mô, nguồn nhân lực có vai trò
quan trọng, quyết định sự thành công của tổ chức này. Tất cả người
lao động đều cần phải hiểu rõ mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức, hiểu rõ
vai trò của mình và những việc cần thực hiện để đóng góp vào mục
tiêu của tổ chức, hiểu rõ kỳ vọng của tổ chức đối với sự thực hiện
công việc của bản thân, và có cơ hội được phát triển. Để đạt được
điều này, các nhà quản lý trong các tổ chức tài chính vi mô cần xây
dựng hệ thống và công cụ quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện công việc và động lực của người
lao động. Chương này tập trung trình bày các hoạt động quản trị
nhân lực chủ yếu trong các tổ chức tài chính vi mô mà các nhà quản
lý cần quan tâm.
Mục tiêu của chương
Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ có khả năng:
- Trình bày vai trò quan trọng của yếu tố con người trong sản
xuất kinh doanh và vai trò của hoạt động quản trị nguồn nhân lực
trong các tổ chức tài chính vi mô
- Trình bày mô hình quản trị nhân lực trong các TCTCVM
- Trình bày nội dung của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực
chủ yếu trong các TCTCVM

431
8.1. Tổng quan về quản trị nhân lực đối với TCTCVM
8.1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập
các tổ chức và giúp cho tổ chức đó tồn tại và phát triển. Quản trị
nguồn nhân lực cung cấp cho tổ chức lực lượng lao động hiệu quả
nhằm thực hiện thành công sứ mệnh của tổ chức. Thêm vào đó, quản
trị nguồn nhân lực còn tập trung xây dựng phong cách quản lý linh
hoạt nhằm tăng động lực làm việc của nhân viên, góp phần đạt mục
tiêu của tổ chức. Như vậy, quản trị nhân lực là các hoạt động nhằm
quản lý vốn con người của tổ chức nhằm tạo ra giá trị cho tổ chức và
cho người lao động.
Quản trị nhân lực góp phần tăng cường sự đóng góp có hiệu
suất của người lao động đối với tổ chức để giúp cho tổ chức có thể
sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực hiện có, đồng thời đáp ứng yêu cầu
công việc ngắn hạn và dài hạn của tổ chức cũng như yêu cầu phát
triển cá nhân của người lao động.
Mục tiêu của hệ thống, công cụ và các hoạt động quản trị
nhân lực là giúp người lao động - những người góp phần xây
dựng TCTCVM - thực hiện thành công công việc của mình trong
tổ chức.
TCTCVM cần 2 nguồn lực quan trọng để có thể tồn tại và phát
triển: vốn và con người. Các TCTCVM dành sự quan tâm đặc biệt
cho những vấn đề liên quan đến tài chính. Mặc dù tài chính là nguồn
lực quan trọng, nhưng nó được quản lý bởi con người. Chính vì vậy,
các công cụ quản trị nhân lực có vai trò quan trọng trong tìm kiếm,
đào tạo, quản lý, tạo động lực và phát triển nguồn nhân lực để thực
hiện thành công sứ mệnh của TCTCVM. Thông qua việc xây dựng
hệ thống và công cụ quản trị nhân lực, TCTCVM có thể tăng trưởng,
phát triển, sẵn sàng phản ứng lại những thay đổi và thách thức của
môi trường.

432
8.1.2. Mô hình quản trị nhân lực trong TCTCVM
Mô hình quản trị nhân lực trong các TCTCVM gồm các hoạt
động chủ yếu của quản trị nhân lực chủ yếu sau:
- Lập kế hoạch nguồn nhân lực: Lập kế hoạch nguồn nhân lực
là việc đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công
việc của tổ chức và việc xây dựng kế hoạch về lao động để đảm bảo
được các nhu cầu đó.
Lập kế hoạch nguồn nhân lực là quá trình đưa ra các giải pháp
nhằm đảm bảo tổ chức có đủ nguồn nhân lực về số lượng và chất
lượng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức trên cơ
sở cân đối cung và cầu nhân lực trong tổ chức. Lập kế hoạch NNL là
một tiến trình triển khai thực hiện các kế hoạch và các chương trình
nhằm bảo đảm tổ chức sẽ có đúng số người được bố trí đúng nơi,
đúng lúc và đúng chỗ.
- Tuyển dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng nguồn nhân lực là
quá trình tìm kiếm những người có khả năng đáp ứng yêu cầu công
việc, động viên họ tham gia dự tuyển, đánh giá ứng viên theo những
tiêu chí khác nhau để chọn được người đáp ứng tốt nhất yêu cầu công
việc và phù hợp nhất với tổ chức.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển
là tổng thể các hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao năng lực thực
hiện công việc của cá nhân và tổ nhóm lao động, đáp ứng các yêu
cầu công việc trước mắt cũng như trong tương lai của tổ chức. Đào
tạo và phát triển có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: đào tạo
ban đầu, đào tạo định hướng và phát triển nghề nghiệp, với nhiều
phương pháp đào tạo khác nhau: đào tạo trong công việc và đào tạo
ngoài công việc.
Để hoạt động đào tạo thực sự có hiệu quả, cần phải thực hiện
quy trình quản lý đào tạo bài bản trong doanh nghiệp bắt đầu từ

433
khâu xác định nhu cầu đào tạo, tiếp đó đến lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện chương trình đào tạo và cuối cùng là đánh giá hiệu quả
đào tạo.
- Quản lý thực hiện công việc: Quản lý thực hiện công việc là
quá trình liên tục xác định, đo lường và cải thiện sự thực hiện công
việc của cá nhân, nhóm, thông qua đó cải thiện hoạt động của cả
tổ chức.
- Lương, thưởng và phúc lợi: Lương, thưởng và phúc lợi có
vai trò quan trọng giúp động viên, thúc đẩy và duy trì nguồn nhân
lực có chất lượng trong doanh nghiệp. Mặc dù tiền lương không
phải là lý do duy nhất để người lao động làm việc cho một doanh
nghiệp, nhưng nếu xây dựng hệ thống tiền lương không tốt sẽ làm
tăng sự bất mãn của nhân viên, tăng tình trạng bỏ việc, giảm hiệu
quả quan hệ lao động và gây ra những chi phí không cần thiết cho
doanh nghiệp
Các hoạt động quản trị nhân lực này bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố môi trường bên ngoài TCTCVM như luật pháp, kinh tế, văn
hóa xã hội... và các yếu tố môi trường bên trong như chiến lược, sứ
mệnh, văn hóa tổ chức. Điều quan trọng hơn nữa là các hoạt động,
công cụ quản trị nhân lực cần phải được rà soát, đánh giá để xem xét
tính phù hợp của chúng với TCTCVM. Mỗi hoạt động quản trị nhân
lực đều có vai trò quan trọng góp phần vào tăng hiệu quả hoạt động
của TCTCVM.
Mô hình quản trị nhân lực trong các tổ chức tài chính vi mô
được trình bày ở hình 8.1 sau:

434
Hình 8.1: Mô hình quản trị nhân lực trong TCTCVM

Nguồn: Kim Pityn and Jennifer Helmuth (2007)

8.1.3. Sự phân chia trách nhiệm trong quản trị nhân lực

Ai là người có trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực trong doanh


nghiệp? Câu trả lời là tất cả các cán bộ quản lý trong tổ chức đều có
trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực trong TCTCVM. Dù hoạt động
ở lĩnh vực nào, đảm nhiệm vị trí nào trong tổ chức và với một quy
mô như thế nào thì tất cả những người quản lý đều phải trực tiếp giải
quyết các vấn đề về nguồn nhân lực vì đó chính là những vấn đề cốt
lõi đối với một người quản lý. Cán bộ quản lý cấp cao có trách nhiệm

435
đưa ra những định hướng về nguồn nhân lực và việc sử dụng, phát
triển nguồn nhân lực của tổ chức trên cơ sở triết lý kinh doanh và
chiến lược hoạt động của tổ chức. Cán bộ quản lý cấp trung (trưởng/
phó các bộ phận phòng ban) là những người có trực tiếp thực hiện
các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong bộ phận của mình.
Cán bộ chuyên trách về nguồn nhân lực của TCTCVM có trách
nhiệm trợ giúp cho các cán bộ quản lý thực hiện các hoạt động quản
lý nguồn nhân lực trong bộ phận của mình.
Trong các TCTCVM có quy mô nhỏ hơn 20 nhân viên, các
chức năng quản lý nguồn nhân lực được chia sẻ giữa các nhân viên
của tổ chức. Chẳng hạn, nhân viên phòng tài chính kế toán có thể
chịu trách nhiệm quản lý tiền lương và phúc lợi. Với các tổ chức tài
chính vi mô có quy mô vừa (từ 20 đến 49 nhân viên), sự phức tạp
của các hoạt động quản trị nhân lực gia tăng. Trong trường hợp này,
tổ chức có thể cử 1 cán bộ chuyên trách các hoạt động quản trị nhân
lực. Đối với các TCTCVM có quy mô lớn (hơn 50 nhân viên), một
bộ phận chuyên trách các hoạt động quản trị nhân lực cần phải được
thành lập.
8.2. Các hoạt động quản trị nhân lực trong TCTCVM
8.2.1. Phân tích công việc
Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá
một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các
công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công
việc. Đó là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ: ở từng công việc
cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì; họ thực
hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như
thế nào; những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng; những
mối quan hệ nào được thực hiện; các điều kiện làm việc cụ thể; cũng
như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người
lao động cần phải có để thực hiện công việc.

436
Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhờ có phân
tích công việc mà người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình
đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó; và
nhờ đó, người lao động cũng hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và
trách nhiệm của mình trong công việc.
Đồng thời, phân tích công việc là điều kiện để có thể thực hiện
được các hoạt động quản lý nguồn nhân lực đúng đắn và có hiệu
quả thông qua việc giúp cho người quản lý có thể đưa ra được các
quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao...dựa trên các tiêu
thức có liên quan đến công việc chứ không phải dựa trên những tiêu
chuẩn mơ hồ và mang tính chủ quan.
Quá trình phân tích công việc bao gồm nhiều hoạt động, nhìn
chung có thể chia ra thành bốn bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị phân tích công việc
Trong bước này, cần phải thực hiện các công việc sau:
- Xác định mục tiêu của phân tích công việc
- Lập danh mục các công việc cần phân tích
- Rà soát các tài liệu sẵn có liên quan
- Chuẩn bị nguồn lực thực hiện phân tích công việc
- Thông báo cho cán bộ nhân viên về mục tiêu của PTCV
Bước 2: Thu thập thông tin phân tích công việc
Trong bước này, cần thực hiện các công việc sau:
- Xác định rõ thông tin cần thu thập: những thông tin cần thu
thập là những thông tin về nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc công việc,
những công cụ cần thiết để thực hiện công việc, địa điểm và điều
kiện làm việc, các yêu cầu về trình độ giáo dục, kiến thức, kỹ năng,

437
kinh nghiệm...đối với người thực hiện công việc, các tiêu chí đánh
giá sự hoàn thành các nhiệm vụ...
- Xác định rõ nguồn cung cấp thông tin: nguồn cung cấp thông
tin có thể là các tài liệu sẵn có liên quan của công ty, người đang nắm
giữ vị trí công việc cần phân tích, cán bộ quản lý trực tiếp của vị trí
công việc, chuyên gia phân tích công việc...
- Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin: Có các phương
pháp thu thập thông tin phân tích công việc sau:
Phương pháp quan sát:
Quan sát là phương pháp trong đó người cán bộ nghiên cứu
quan sát một hay một nhóm người lao động thực hiện công việc và
ghi lại đầy đủ: các hoạt động lao động nào được thực hiện, tại sao
phải thực hiện và được thực hiện như thế nào để hoàn thành các bộ
phận khác nhau của công việc. Các thông tin thường được ghi lại
theo một mẫu phiếu được quy định trước.
Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể thu được các
thông tin phong phú và thực tế về công việc; tuy nhiên kết quả quan
sát bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của cả người quan sát và người
bị quan sát. Đồng thời, có một số nghề không thể dễ dàng quan sát
được; cũng như các công việc chủ yếu có liên quan đến các hoạt động
trí não và giải quyết vấn đề chẳng hạn như các nghề chuyên môn và
kỹ thuật có thể không biểu lộ nhiều hành vi ra ngoài để quan sát.
Ghi chép các sự kiện quan trọng:
Trong phương pháp này, người nghiên cứu ghi chép lại các
hành vi thực hiện công việc cuả những người lao động làm việc có
hiệu quả và những người lao động làm việc không có hiệu quả; thông
qua đó có thể khái quát lại và phân loại các đặc trưng chung của công
việc cần mô tả và các đòi hỏi của công việc.
Phương pháp này cho thấy tính linh động của sự thực hiện công
việc ở nhiều người khác nhau; tuy nhiên tốn nhiều thời gian để quan

438
sát, khái quát hoá và phân loại các sự kiện; đồng thời cũng gặp hạn
chế trong việc xây dựng các hành vi trung bình để thực hiện công
việc. Phương pháp này rất thích hợp trong việc mô tả các công việc
và xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Nhật ký công việc (Tự ghi chép):
Nhật ký công việc là phương pháp trong đó người lao động tự
ghi chép lại các hoạt động của mình để thực hiện công việc.
Phương pháp này có ưu điểm là thu được các thông tin theo
sự kiện thực tế tuy nhiên độ chính xác của thông tin cũng bị hạn chế
vì không phải lúc nào người lao động cũng hiểu đúng những gì họ
đang thực hiện. Đồng thời, việc ghi chép khó bảo đảm được liên tục
và nhất quán.
Phỏng vấn:
Đối với những công việc mà người nghiên cứu không có điều
kiện quan sát sự thực hiện công việc của người lao động (chẳng hạn
công việc của những người quản lý, của kiến trúc sư...) thì có thể áp
dụng phương pháp phỏng vấn. Qua phỏng vấn, người lao động sẽ
cho biết những nhiệm vụ nào cần phải thực hiện trong công việc của
họ, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó và cần phải thực hiện
như thế nào.
Cũng giống như trong phương pháp quan sát, các thông tin
được ghi lại theo những bản mẫu đã được quy định sẵn. Phỏng vấn
theo mẫu thống nhất giúp ta so sánh được các câu trả lời của những
người lao động khác nhau về cùng một công việc và có thể tìm hiểu
sâu về công việc nhưng tốn nhiều thời gian.
Sử dụng các bản câu hỏi được thiết kế sẵn (phiếu điều tra):
Trong phương pháp này, người lao động sẽ được nhận một
danh mục các câu hỏi đã được thiết kế sẵn về các nhiệm vụ, các hành

439
vi, các kỹ năng và các điều kiện có liên quan đến công việc và họ có
trách nhiệm phải điền câu trả lời theo các yêu cầu và các hướng dẫn
ghi trong đó. Mỗi một nhiệm vụ hay một hành vi đều được đánh giá
theo giác độ: có được thực hiện hay không được thực hiện; tầm quan
trọng, mức độ phức tạp; thời gian thực hiện; và quan hệ đối với sự
thực hiện công việc nói chung.
Bản câu hỏi được thiết kế sẵn là phương pháp phân tích công
việc được sử dụng rộng rãi ngày nay. Ưu điểm của phương pháp là
các thông tin thu thập được về bản chất đã được lượng hoá và có thể
dễ dàng cập nhật khi các công việc thay đổi, do đó thích hợp với việc
xử lý thông tin trên máy tính và phân tích một khối lượng lớn các
thông tin. Việc thu thập thông tin có thể được thực hiện dễ dàng hơn
các phương pháp khác và ít tốn phí. Tuy nhiên, việc thiết kế các bản
câu hỏi thì tốn nhiều thời gian và đắt tiền. Người nghiên cứu không
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu nên dễ gây ra tình trạng
hiểu lầm các câu hỏi.
Hội thảo chuyên gia:
Hội thảo chuyên gia là phương pháp phân tích công việc trong
đó các chuyên gia (gồm những công nhân lành nghề, những người
am hiểu về công việc, những người lãnh đạo cấp trung gian, các bộ
phận) được mời dự một cuộc họp để thảo luận về những công việc
cần tìm hiểu. Các ý kiến trao đổi giữa các thành viên sẽ làm sáng
tỏ và bổ sung thêm những chi tiết mà người nghiên cứu không thu
được từ các cuộc phỏng vấn cá nhân và các phương pháp trên. Ngoài
ra, quá trình trao đổi ý kiến đó còn làm rõ cả những trách nhiệm và
nhiệm vụ của chính những thành viên trong hội thảo.
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin phục vụ
nhiều mục đích phân tích công việc như: xây dựng bản mô tả công
việc, yêu cầu của công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc, xây
dựng các phiếu đánh giá thực hiện công việc...Phương pháp này khá
đắt và tốn nhiều thời gian.

440
Bước 3: Xây dựng các văn bản phân tích công việc
Trên cơ sở những thông tin thu thập được ở bước 2, người phân
tích công việc tiến hành xây dựng các văn bản phân tích công việc:
bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn đối với người thực
hiện công việc và bản tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc. Trên
thực tế, khi xây dựng các văn bản này, người ta có thể gộp 3 văn bản
này thành 1 bản chung gọi là bản phân tích công việc.
Sau khi xây dựng văn bản này, cần phải lấy ý kiến của cán bộ
quản lý trực tiếp để thẩm tra lại các thông tin cho chính xác.
Bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc là văn bản liệt kê các nhiệm vụ và trách
nhiệm chính thuộc công việc, và điều kiện làm việc. Nó xác định cái
gì cần phải làm, tại sao phải làm, làm ở đâu và trong điều kiện nào.
Các nội dung chủ yếu của bản mô tả công việc
Một bản mô tả công việc điển hình gồm có các phần sau đây:
- Phần xác định công việc: tên công việc (chức danh công việc),
mã số của công việc, tên bộ phận hay địa điểm thực hiện công việc,
chức danh lãnh đạo trực tiếp, số người phải lãnh đạo dưới quyền,
mức lương...Phần này cũng còn thường bao gồm một hoặc vài câu
tóm tắt về mục đích hoặc chức năng của công việc.
- Phần tóm tắt chung: Tóm tắt ngắn gọn súc tích về tầm quan
trọng, về những trách nhiệm chung và các nội dung giúp phân biệt
công việc này với công việc khác
- Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc:
là phần liệt kê các nhiệm vụ và trách nhiệm thiết yếu thuộc công
việc. Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ người lao
động phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm như thế
nào, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó.

441
- Các mối quan hệ trong công việc: Đây là phần liệt kê các mối
quan hệ báo cáo và giám sát đối với vị trí công việc.
- Các điều kiện làm việc: bao gồm các điều kiện về môi trường
vật chất (các máy móc, công cụ, trang bị cần phải sử dụng), thời gian
làm việc, điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động, các phương tiện đi
lại để phục vụ công việc và các điều kiện khác có liên quan.
Để xây dựng bản mô tả công việc tốt, người viết bản mô tả
công việc cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về trách nhiệm, nhiệm
vụ chính của vị trí công việc. Các nhiệm vụ chính của công việc là
những nhiệm vụ mà khi được thực hiện tốt sẽ dẫn tới việc hoàn thành
tốt các trách nhiệm và chức năng của vị trí công việc, và đạt được
mục đích công việc đặt ra. Đó cũng là những nhiệm vụ đòi hỏi người
ở vị trí công việc phải thực hiện thường xuyên, hay thời gian để thực
hiện những nhiệm vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ thời gian làm
việc của người lao động.
Các đặc tính của bản mô tả công việc tốt gồm:
- Các nhiệm vụ được mô tả riêng biệt, ngắn gọn, đơn giản,
rõ ràng
- Sắp xếp các nhiệm vụ và trách nhiệm theo đúng trình tự thực
hiện. Hãy bắt đầu bằng bằng nhiệm vụ đòi hỏi nhiều thời gian nhất
hoặc mang trách nhiệm lớn nhẩt.
- Nên kết thúc bằng câu “thực hiện các nhiệm vụ khác theo
yêu cầu”
- Mô tả công việc chứ không mô tả người thực hiện
- Sử dụng các từ có tính hành động. Nhấn mạnh công việc cần
làm chứ không giải thích quy trình
Bản yêu cầu chuyên môn công việc
Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện là bản liệt
kê các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện về các kiến

442
thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; trình độ giáo dục và đào
tạo cần thiết; các đặc trưng về tinh thần và thể lực; và các yêu cầu
cụ thể khác.
Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện chỉ nên bao
gồm các yêu cầu về chuyên môn có liên quan rõ ràng tới việc thực
hiện công việc ở mức có thể chấp nhận được mà không nên đưa ra
những yêu cầu quá cao để thực hiện công việc. Các yêu cầu của công
việc với người thực hiện có thể được viết riêng thành một văn bản,
cũng có thể được viết gộp trong một văn bản cùng với phần mô tả
công việc
Bản tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc
Bản tiêu chuẩn kết quả công việc là văn bản liệt kê các tiêu chí
phản ánh sự hoàn thành các nhiệm vụ nêu trong bản mô tả công việc
về mặt số lượng, chất lượng và thời gian.
Để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc, cần
phải xác định được những nhiệm vụ quan trọng có thể đo lường được
của vị trí công việc
Các nhiệm vụ có thể đo lường được là những nhiệm vụ mà kết
quả đầu ra của nó có thể lượng hóa hoặc đánh giá định tính được.
Đây cũng có thể là những nhiệm vụ cần phải được hoàn thành trong
một khoảng thời gian nhất định.
Trên thực tế, khi xây dựng các văn bản phân tích công việc, có
thể gộp cả ba bản trên thành một bản và gọi chung là bản mô tả công
việc. Sau đây là ví dụ về bản mô tả công việc cho một vị trí công
việc cụ thể.

443
Bản mô tả công việc
Vị trí công việc: Trưởng phòng giao dịch
Bộ phận: Phòng giao dịch Chi nhánh ABC
Báo cáo cho: Giám đốc Chi nhánh
Mục đích:
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và trực tiếp điều hành hoạt
động của Phòng giao dịch đảm bảo hiệu quả
Các nhiệm vụ và trách nhiệm chính
™™ Quản lý vận hành:
-- Thu thập thông tin, phân tích tình hình và khuyến nghị về việc
mở địa bàn mới và điều chỉnh/mở rộng sản phẩm, dịch vụ;
-- Lập kế hoạch hoạt động định kỳ (tháng, quý, năm) của Phòng
giao dịch;
-- Kiểm tra, giám sát vận hành; đối chiếu số liệu theo định mức cụ
thể từng thời kỳ; cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với các
cụm hoạt động kém hiệu quả;
-- Thẩm định, xét duyệt vốn vay;
-- Giám sát và phân tích chất lượng dư nợ của Phòng giao dịch đặc
biệt là dư nợ có nguy cơ rủi ro (PAR), xu hướng và nguyên nhân
chậm trả (nếu có) để có hành động và các biện pháp kiểm soát;
-- Quản lý, kiểm tra hoạt động và thời gian làm việc của các cán
bộ thuộc Phòng giao dịch;
-- Thực hiện việc đưa tin về những hoạt động của Phòng giao dịch
trên trang tin điện tử và các trang thông tin của Tổ chức theo
quy định, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội
dung và tính đúng thời hạn của việc đưa tin;
-- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Phòng giao dịch định kỳ và
đột xuất theo quy định của tổ chức.

444
™™ Quản lý tài chính
-- Kiểm tra và ký duyệt các chứng từ, báo cáo của Phòng
giao dịch;
-- Hàng ngày kiểm tra, đối chiếu số liệu thu chi với kế toán, kiểm
tra đối chiếu số dư tiền mặt tại két và trên sổ sách của Phòng
giao dịch;
-- Hàng tuần cân đối và lập báo cáo lưu chuyển tiền gửi về
Chi nhánh;
-- Lập kế hoạch tài chính (tháng/quý/năm) của Phòng giao dịch;
™™ Quản lý hành chính
-- Chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng, bảo trì các tài sản và trang
thiết bị tại Phòng giao dịch;
-- Kiểm tra, giám sát trật tự, vệ sinh, an toàn phòng cháy chữa
cháy của Phòng giao dịch;
-- Chịu trách nhiệm kiểm soát nội dung và thời hạn các văn bản đi
và đến của Phòng giao dịch.
™™ Quản lý nhân sự:
-- Hàng năm trình Giám đốc kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phân
công công việc, đề bạt nhân sự của Phòng giao dịch;
-- Chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ của Phòng giao dịch và tham
gia hoạt động đào tạo khi được phân công;
-- Phân công công việc cho các cán bộ thuộc Phòng giao dịch;
-- Đánh giá xếp loại cán bộ của Phòng giao dịch theo quy định;
™™ Nhiệm vụ khác
-- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo, phân công của
cấp có thẩm quyền

445
Quyền hạn:
-- Được quyền sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản đối với tài
sản được giao
-- Điều phối các chức danh dưới quyền đảm bảo thực hiện tốt kế
hoạch đề ra
-- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật nhân viên dưới quyền
Điều kiện làm việc
-- Thời gian làm việc: theo giờ hành chính
-- Môi trường làm việc bình thường, không có rủi ro, không nặng
nhọc, không ô nhiễm
Yêu cầu đối với người thực hiện công việc
-- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học trở lên
-- Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm
-- Yêu cầu chuyên môn: tài chính, ngân hàng
-- Kiến thức: Nắm vững các văn bản pháp lý, quy chế, quy
định hiện hành của Nhà nước, của chi nhánh liên quan đến
lĩnh vực công việc được giao; Hiểu biết về các chính sách và
thủ tục của tổ chức tài chính.
-- Kỹ năng: Kỹ năng phân tích tài chính, kỹ năng sử dụng các ứng
dụng tin học văn phòng; Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng ra quyết
định và giải quyết vấn đề, kỹ năng hướng dẫn, kèm cặp nhân
viên, kỹ năng lãnh đạo
Thái độ: chủ động trong công việc, trung thực

8.2.2. Lập kế hoạch nguồn nhân lực


Lập kế hoạch NNL là một tiến trình triển khai thực hiện các
kế hoạch và các chương trình nhằm bảo đảm tổ chức sẽ có đúng số
lượng, đúng số người được bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ”

446
Lập kế hoạch NNL là một tiến trình duyệt xét lại một cách có
hệ thống những yêu cầu về NNL để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng
số người có đầy đủ các kỹ năng theo đúng nhu cầu”
Lập kế hoạch NNL giúp doanh nghiệp xác định được phương
hướng, cách thức QTNNL của mình, bảo đảm cho TCTCVM có được
đúng người, đúng việc vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối
phó với những thay đổi trên thị trường. Lập kế hoạch NNL không
đơn thuần chú ý tới dự báo và tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết
cho tổ chức mà còn là quá trình nghiên cứu, xác định NNL, đưa ra
các chính sách và thực hiện các chương trình đảm bảo cho tổ chức
có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực
hiện công việc nhằm đem lại hiệu suất, hiệu quả cao trong công việc,
đồng thời hạn chế các rủi ro có thể xảy ra do môi trường biến động.
Lập kế hoạch NNL giúp cho tổ chức chủ động thấy trước các
khó khăn và tìm biện pháp khắc phục; xác định rõ khoảng cách giữa
tình trạng hiện tại và định hướng tương lai của tổ chức; tăng cường
sự tham gia của những người quản lý trực tuyến vào quá trình kế
hoach hoá chiến lược; nhận rõ các hạn chế và cơ hội của nguồn nhân
lực trong tổ chức.
Lập kế hoạch NNL có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức,
giúp tổ chức đạt mục tiêu. Nếu hoạt động này được thực hiện tốt sẽ
góp phần tăng hiệu quả việc thực hiện các hoạt động QTNNL khác
trong doanh nghiệp.
8.2.3. Tuyển dụng nguồn nhân lực
Khái niệm tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nguồn nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn
ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất với yêu cầu công việc và với
tổ chức. Tuyển dụng gồm 3 bước: tuyển mộ, tuyển chọn và định
hướng nhân viên

447
Tuyển mộ: là quá trình tìm kiếm những người có khả năng đáp
ứng yêu cầu công việc, động viên họ tham gia dự tuyển.
Tuyển chọn: là quá trình đánh giá ứng viên theo những tiêu chí
khác nhau để chọn được người đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc và
phù hợp nhất với tổ chức.
Định hướng: là quá trình giúp nhân viên mới làm quen với
công việc và tổ chức.
Như vậy, tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng
người để thỏa mãn các yêu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng
lao động hiện có.
Mục tiêu của quá trình tuyển dụng là tuyển được nhân viên mới
có kiến thức, kỹ năng, năng lực và động cơ làm việc phù hợp với
những đòi hỏi của công việc và văn hóa tổ chức.
Vai trò của tuyển dụng
Hoạt động tuyển dụng có vai trò quan trọng bởi lẽ đó là
hoạt động:
- Quyết định chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, từ
đó có ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của doanh nghiệp
- Ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các hoạt động quản trị
nguồn nhân lực khác trong doanh nghiệp. Tuyển dụng không đúng
người sẽ làm phát sinh nhiều chi phí cho tổ chức (chi phí trực tiếp
gồm chi phí lương cho người không làm được việc, chi phí thực hiện
quá trình tuyển dụng... và các chi phí gián tiếp khác do sự sụt giảm
năng suất lao động của người. Bên cạnh đó, tổ chức có thể phải mất
nhiều thời gian và chi phí để đào tạo nhân viên để đảm bảo họ có thể
thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Những lý do tuyển sai người
- Không đủ thông tin: Nhiều quyết định mà nhà quản lý cần

448
phải đưa ra trong điều kiện họ không có đầy đủ thông tin về từng
ứng viên
- Không khách quan: Các quyết định tuyển dụng của các nhà
quản lý còn mang tính chủ quan trong điều kiện những tiêu chí tuyển
chọn chưa được xác định rõ ràng, cụ thể
- Không đủ kinh phí: TCTCVM có thể không sẵn sàng chi tiền
để thực hiện quy trình tuyển dụng bài bản
- Không đủ thời gian: các cán bộ quản lý thường bị quá tải công
việc và không có đủ thời gian để tuyển dụng ứng viên kỹ càng, do
vậy họ thường đưa ra quyết định tuyển dụng vội vàng
- Không có đủ công cụ tuyển dụng: muốn có quyết định tuyển
dụng tốt, cán bộ quản lý cần kỹ năng, kiến thức về tuyển dụng và
thực hiện quy trình tuyển dụng bài bản.
Để có quyết định tuyển dụng đúng đắn, các cán bộ quản lý cần
phải hiểu hành vi của con người, kết hợp kinh nghiệm, cảm tính với
tư duy phân tích logic trong quá trình tuyển chọn ứng viên. Bên cạnh
đó, cần đầu tư thời gian, và các nguồn lực cho tuyển dụng một cách
hợp lý sẽ giúp giảm rủi ro của việc tuyển sai người.
Quy trình tuyển dụng nhân lực
Sau khi có bức tranh rõ ràng về công việc và các yêu cầu về
kỹ năng, kiến thức, năng lực đối với người thực hiện công việc,
TCTCVM bắt đầu hoạt động tuyển mộ - tìm kiếm nguồn ứng viên
tiềm năng. Nguồn ứng viên có thể là nguồn nội bộ hoặc/và nguồn
bên ngoài. Điều quan trọng là phải xem xét vị trí cần tuyển cũng như
thời gian sẵn có để lựa chọn biện pháp tuyển mộ/tìm kiếm.
TCTCVM có thể tuyển mộ từ nguồn nội bộ cho các vị trí công
việc cao hơn mức khởi điểm của nghề, ví dụ các vị trí quản lý. Tuyển
mộ từ nguồn nội bộ có các lợi ích sau:

449
- Nhân viên thấy rằng mình có nhiều cơ hội tốt hơn trong
tổ chức
- Tổ chức rất hiểu ứng viên và có thể đánh giá năng lực ứng
viên từ quá trình thực hiện công việc trước đó
- Ít tốn kém hơn. Tổ chức có thể tiết kiệm được chi phí tuyển
mộ, chi phí định hướng, đào tạo ứng viên sau này.
Bên cạnh nguồn nội bộ, TCTCVM có thể tuyển người từ nguồn
bên ngoài. Tuyển người từ nguồn bên ngoài mang lại cơ hội lựa chọn
lớn hơn cho doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp có cơ hội thay đổi
chất lượng nguồn nhân lực
Để tuyển mộ người từ hai nguồn trên, TCTCVM có thể sử
dụng các phương pháp tuyển mộ sau đây:
- Thông báo tuyển dụng nội bộ: Biện pháp này thường giúp
tìm ra các ứng viên tốt nhất phù hợp với một vị trí cần tuyển, khuyến
khích phát triển nghề nghiệp, phát triển chuyên môn và quá trình đào
tạo chéo giữa các nhân viên. Khi các nhân viên thấy rằng họ có tiềm
năng phát triển, họ sẽ không dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp để tìm chỗ
làm việc khác. Biện pháp này còn giúp TCTCVM tiết kiệm chi phí
và thời gian tuyển mộ.
- Qua sự giới thiệu của nhân viên: Đây là phương pháp được
nhiều tổ chức sử dụng để tuyển mộ nhân viên. Để khuyến khích việc
giới thiệu của nhân viên, một số doanh nghiệp còn chi tiền thưởng
cho các nhân viên giới thiệu được các ứng viên được tuyển dụng
sau đó
- Quảng cáo: Các quảng cáo trên báo chí và các tạp chí ngành
và tạp chí thương mại nói chung thu hút một số lượng lớn ứng viên
tham gia, mặc dù chất lượng ứng viên có thể không đồng đều.
- Các công ty chuyên tuyển dụng: Các công ty này thường
được thuê để tuyển dụng nhân sự cho các vị trí quản lý cấp cao và

450
các vị trí khó tìm người. Các công ty này có lợi thế khá độc đáo. Họ
có thể tiến hành việc tìm kiếm có chọn lọc và cung cấp các ứng viên
một cách tương đối nhanh chóng. Chi phí cho các tổ chức này khá
lớn, thường tính bằng khoảng 20-30% số tiền lương năm của ứng
viên được tuyển dụng. Tuy nhiên, biện pháp này rất có lợi nếu doanh
nghiệp tìm được những nhân viên cao cấp phù hợp.
- Internet: Mạng Internet đã trở thành một phương tiện khá
phổ biến để quảng cáo việc làm. Các TCTCVM có thể sử dụng một
doanh nghiệp quảng cáo việc làm để đăng tải thường xuyên việc tìm
kiếm các vị trí cần tuyển.
Kết quả của hoạt động tuyển mộ là TCTCVM có một tập hợp
các ứng viên có tiềm năng. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành sàng lọc,
tuyển chọn trong số những ứng viên này những người đáp ứng tốt
nhất yêu cầu công việc và phù hợp nhất với tổ chức.
Quá trình tuyển chọn gồm các bước sau:
- Sơ tuyển: Mục tiêu của sơ tuyển là loại bỏ những ứng viên
không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của tổ chức. Khâu này đặc biệt
quan trọng khi tổ chức có một số lượng lớn ứng viên dự tuyển. Sơ
tuyển gồm:
○ Nghiên cứu, phân loại hồ sơ: Khi nghiên cứu hồ sơ, tổ chức
cần phải so sánh các thông tin về ứng viên trong hồ sơ với các
thông tin về yêu cầu đối với người thực hiện công việc trong bản
yêu cầu chuyên môn để đảm bảo ứng viên đáp ứng những yêu cầu
tối thiểu.
○ Phỏng vấn sơ bộ
- Trắc nghiệm tuyển chọn
Để giúp cho các nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý,
những khả năng, kỹ năng và các khả năng đặc biệt khác của các ứng
viên khi mà các thông tin về nhân sự khác không cho ta biết được

451
một cách chính xác và đầy đủ. Các trắc nghiệm nhân sự mang lại cho
ta những kết quả khách quan về các đặc trưng tâm lý của con người
như khả năng bẩm sinh, sở thích, cá tính của cá nhân này so với các
cá nhân khác. Các trắc nghiệm giúp cho việc tìm hiểu được các đặc
trưng đặc biệt trong thực hiện công việc của từng cá nhân, các công
việc có tính đặc thù.
Khi dùng phương pháp trắc nghiệm để tuyển chọn ta cũng nên
chọn các phương pháp thích hợp thì mới dự đoán được thành tích
thực hiện công việc. Muốn thế thì khi xây dựng các bài trắc nghiệm
cần phải có những người am hiểu về công việc hoặc đã nghiên cứu
kỹ về công việc nhất là bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công
việc đối với người thực hiện. Hiện nay trong thực tế có rất nhiều loại
trắc nghiệm do đó việc lựa chọn để sử dụng loại trắc nghiệm nào là
một vấn đề khó khăn. Để đánh giá các khía cạnh của các ứng viên
người ta thường sử dụng các bài trắc nghiệm bằng chính công việc
mà sau này các ứng viên phải làm, hoặc là bài trắc nghiệm mẫu.
- Phỏng vấn
Phỏng vấn là cơ hội cho cả tổ chức lẫn ứng viên tìm hiểu thêm
một chút về nhau. Đây cũng là cơ hội để tổ chức đánh giá ứng viên
một cách toàn diện. Chuyên viên phụ trách tuyển dụng có thể quan
sát phản ứng của ứng viên với những câu hỏi và khả năng giao tiếp
các nhân cũng như khả năng diễn đạt của họ. Ứng viên có thể hiểu
biết hơn về tổ chức và vị trí công việc. Hình thức phỏng vấn có thể sử
dụng gồm phỏng vấn theo cấu trúc, phỏng vấn không theo cấu trúc,
phỏng vấn tạo căng thẳng, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân....
Việc sử dụng hình thức phỏng vấn nào phụ thuộc vào vị trí cần tuyển
dụng, năng lực của cán bộ phỏng vấn....
- Đánh giá và lựa chọn ứng viên:
Sử dụng quy trình và các tiêu chuẩn thống nhất cho phép
TCTCVM so sánh các ưu điểm của các ứng viên khác nhau và với

452
đòi hỏi của vị trí cần tuyển. Tổ chức có thể dùng nhiều người phỏng
vấn để hỏi các ứng viên cho một vị trí cần tuyển và bạn so sánh các
ứng viên trong khoảng thời gian kéo dài.

Trước khi phỏng vấn, cần phải lập phiếu cho điểm ứng viên
đối với vị trí cần tuyển. Sử dụng bản mô tả công việc và bản yêu cầu
chuyên môn, nêu ra những đặc điểm và kỹ năng mà bạn cho là cần
thiết cho vị trí cần tuyển. Phiếu điểm này sẽ bao gồm các đặc điểm
cụ thể mà bạn cần tìm kiếm trong các lĩnh vực sau: trình độ học vấn,
kinh nghiệm, các năng lực...

- Mời nhận việc

Khi tất cả quy trình tuyển chọn đã hoàn thành và đã tìm ra ứng
viên phù hợp, hãy mời họ nhận việc thông qua một lá thư hoặc gặp
mặt trực tiếp.

Trong một số trường hợp, thường là với các vị trí cao, có thể
thương thuyết về các điều kiện và tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp theo.
Trong tất cả các trường hợp, điều quan trọng đối với trưởng phòng
nhân sự là phải xác định rõ ràng điều kiện tối đa về thù lao đối với
vị trí cần tuyển.

Thư mời nhận việc nên nêu rõ các điều kiện làm việc (tiền
lương bắt đầu, các phúc lợi...) và các điều kiện khác. Thư này phải
có cả lời chúc mừng và thể hiện niềm vui của doanh nghiệp về mối
quan hệ mới.

Ngoài ra, điều quan trọng là cũng phải thông báo cho các ứng
viên không thành công. Hãy chuẩn bị thư theo mẫu chuẩn cho các
ứng viên không được vào vòng phỏng vấn và chuẩn bị thư có tính
cá nhân hơn cho các ứng viên đã dự phỏng vấn nhưng không được
chọn. Sau này, bạn có thể xem xét lại những người này cho các vị trí
khác trong doanh nghiệp.

453
- Định hướng nhân viên mới
Định hướng là một chương trình được thiết kế nhằm giúp người
lao động mới làm quen với tổ chức và bắt đầu công việc một cách
có hiệu suất.
Một chương trình định hướng được thiết kế và thực hiện tốt sẽ
tạo điều kiện giúp người lao động mới rút ngắn thời gian làm quen
với công việc, nhanh chóng đạt năng suất lao động cao, giảm chi phí
nhập việc. Đồng thời, một chương trình định hướng tốt sẽ giúp người
lao động mới rút ngắn thời gian hoà nhập vào cuộc sống lao động tại
doanh nghiệp, nhanh chóng làm quen với môi trường lao động mới,
có ảnh hưởng tích cực tới đạo đức và hành vi của người lao động,
góp phần lôi cuốn họ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, tạo ra sự
đồng lòng, tự nguyện giữa người lao động và doanh nghiệp. Với một
chương trình định hướng có hiệu quả, số người di chuyển khỏi doanh
nghiệp ngay từ những tháng đầu tiên cũng giảm rõ rệt và nhờ đó mà
giảm được các chi phí liên quan.
Một chương trình định hướng nên bao gồm các thông tin về:
- Chế độ làm việc bình thường hàng ngày (giờ làm việc, giờ
nghỉ, ăn trưa...)
- Các công việc hàng ngày cần phải làm và cách thực hiện
công việc.
- Tiền công và phương thức trả công.
- Tiền thưởng, các phúc lợi và dịch vụ.
- Các nội quy, quy định về kỷ luật lao động, an toàn lao động.
- Các phương tiện phục vụ sinh hoạt, thông tin và y tế.
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp, quá trình sản xuất các sản phẩm và dịch
vụ đó.

454
- Lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp.

- Các giá trị cơ bản của doanh nghiệp.

Các thông tin đó có thể được cung cấp cho người lao động mới
một cách liên tục trong vài giờ hoặc kéo dài trong vài tuần đầu tiên
với sự sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phỏng
vấn, gặp gỡ và thảo luận theo nhóm, sử dụng sổ tay nhân viên, xem
phim video, tham quan... Khi thiết kế và thực hiện chương trình, cần
lưu ý các điểm sau đây:

- Các nội dung định hướng, thời gian và phương pháp thực hiện
cần được thiết kế và lập thành chương trình, in thành văn bản và gửi
tới từng người lao động và những người có liên quan (người lãnh đạo
trực tiếp, người đỡ đầu, bộ phận quản lý nguồn nhân lực...) để thực
hiện. Hình 1 cho thấy ví dụ về chương trình định hướng của công ty
Erie insurance.

- Những ấn tượng và kỳ vọng cần đạt được trong chương trình


phải được thiết kế một cách cẩn thận.

- Lượng thông tin được cung cấp trong chương trình định
hướng không nên quá nhiều, cũng không nên quá sơ sài.

- Mỗi người lao động mới cần được giúp đỡ bởi một người
đỡ đầu.

Vai trò quan trọng của người lãnh đạo trực tiếp phải được thể
hiện thông qua sự ủng hộ chương trình định hướng của công ty hoặc
trực tiếp thực hiện và tham gia thực hiện các hoạt động định hướng
của công ty.

Cần kết hợp sử dụng các thông tin bằng miệng và các thông tin
bằng văn bản. Ngày nay, các thông tin bằng văn bản thường có xu
hướng được thể hiện dưới dạng Sổ tay nhân viên.

455
8.2.4. Quản lý thực hiện công việc trong TCTCVM
Quản lý thực hiện công việc là quá trình đánh giá một cách có
hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao
động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn thực hiện công việc đã
đặt ra và thảo luận về kết quả đánh giá với người lao động.
Quản lý thực hiện công việc là quá trình giúp người lao động
đạt được kết quả thực hiện công việc cao hơn thông qua đặt mục tiêu,
lập kế hoạch hành động, phát triển cá nhân và liên tục phản hồi, trao
đổi giữa cán bộ quản lý và người lao động.
Mục đích của hệ thống quản lý thực hiện công việc là đảm bảo
tất cả mọi người lao động nhận được những định hướng và trao đổi
của cán bộ quản lý về sự thực hiện công việc của họ. Để có hệ thống
quản lý thực hiện công việc hiệu quả, mọi người lao động cần:
- Hiểu rõ sứ mệnh của tổ chức
- Hiểu về vai trò và cách thức đóng góp vào đạt mục tiêu của
tổ chức
- Biết rõ những kỳ vọng đối với họ
- Có năng lực, nguồn lực và môi trường tốt
- Nhận được sự khuyến khích, phản hồi mang tính xây dựng và
cơ hội để phát triển
Quy trình quản lý thực hiện công việc hiệu quả giúp cho nhân
viên và cho TCTCVM trong việc đạt được mục tiêu đã xác định.
Với sự hiểu biết rõ ràng về yêu cầu công việc và mục tiêu thực hiện
công việc, kỳ vọng, mục tiêu về công việc sẽ được thiết lập. Quy
trình quản lý thực hiện công việc là một trong những công cụ giúp
cho các nhà quản lý đảm bảo từng nhân viên sẽ thực hiện công việc
thành công. Quy trình quản lý thực hiện công việc được thiết kế
hợp lý sẽ:

456
- Cung cấp sự giám sát nhất quán và hệ thống cho tất cả người
lao động trong tổ chức
- Đảm bảo rằng sứ mệnh, mục tiêu, kế hoạch hành động của tổ
chức có thể đạt được thông qua người lao động trong tổ chức
- Tập trung sự giám sát vào thúc đẩy và hỗ trợ sự thực hiện
công việc thành công hơn là chỉ dừng lại ở việc chỉnh sửa, cải thiện
sự thực hiện công việc không hiệu quả.
- Dành thời gian để xây dựng niềm tin và tích cực trao đổi với
nhân viên: lắng nghe, làm rõ, cung cấp và nhận phản hồi
- Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào việc lập kế hoạch và
giám sát công việc của chính họ.
Những lợi ích của quá trình quản lý thực hiện công việc
Khi được sử dụng hợp lý, quá trình quản lý thực hiện công
việc sẽ:
- Giúp nhân viên hiểu rõ sự đóng góp của bản thân và nhóm
vào việc đạt được mục tiêu của bộ phận và của tổ chức
- Tăng sự hài lòng với công việc và cơ hội phát triển cho
nhân viên
- Truyền thông về tiêu chuẩn thực hiện công việc cho tất cả
mọi người
- Cung cấp công cụ để giải quyết những vấn đề liên quan đến
sự thực hiện công việc.
- Thúc đẩy kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên ở cấp cá
nhân và tổ chức
- Tăng chất lượng của các quyết định của TCTCVM
- Tăng cường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

457
- Cung cấp nền tảng tiến hành những thay đổi trong tổ chức
Giúp nhân viên đạt được kết quả thực hiện công việc cao hơn
Quá trình quản lý thực hiện công việc được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 8.2: Quy trình quản lý thực hiện công việc trong TCTCVM

Để quản lý thực hiện công việc, cần phải thiết lập một hệ thống
gồm ba yếu tố cơ bản sau:
- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu để
thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về mặt số

458
lượng và chất lượng. Đó chính là các mốc chuẩn cho việc đo lường
thực tế thực hiện công việc của người lao động. Để có thể đánh giá
có hiệu quả, các tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách hợp lý và
khách quan, tức là phải phản ánh được các kết quả và hành vi cần có
để thực hiện thắng lợi một công việc. Do đó, yêu cầu đối với các tiêu
chuẩn thực hiện công việc là:
○ Tiêu chuẩn phải cho thấy những gì người lao động cần làm
trong công việc và cần phải làm tốt đến mức nào?
○ Các tiêu chuẩn phải phản ánh được một cách hợp lý các mức
độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc, phù
hợp với đặc điểm của từng công việc.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng cách tiếp cận thẻ điểm
cân bằng để xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân
viên và các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu của nhân viên (KPIs)
Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc nhằm
mục đích:
- Thứ nhất, đảm bảo người lao động thực hiện đúng các trách
nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể.
- Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường
cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.
- Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá
thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và
hiệu quả hơn...
Khi xây dựng KPIs, cần đảm bảo được tiêu chí SMART: Cụ
thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế và Có thời hạn cụ thể.
Khi sử dụng KPIs trong ĐGTHCV, có thể đem lại các lợi ích sau:
- Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những
đo lường nhận thấy được và chính xác đi kèm theo.

459
- Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của tổ chức,
phòng/ban hoặc một nhân viên nào đó của mình để từ đó có hướng
khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên.
- Một đội nhóm có thể làm việc với nhau theo những mục đích
đo lường được.
- Đưa ra các chỉ tiêu có thể đo lường được, từ đó việc ĐGTHCV
sẽ cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng.
Nhược điểm khi sử dụng hệ thống KPIs
- Nếu các chỉ số KPIs xây dựng không đạt được tiêu chí SMART
thì nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho hệ thống ĐGTHCV mà còn
gây hậu quả xấu cho hệ thống quản trị của tổ chức nói chung.
- Nếu mục tiêu không đạt được tiêu chí cụ thể (Specific) thì
người lao động không biết mình phải làm gì và làm như thế nào để
đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.
- Các chỉ số không đạt tiêu chí đo lường được (Measurable):
Như vậy khi đưa ra các tiêu chí không còn ý nghĩa đo lường kết
quả THCV.
- Các chỉ số KPIs không đạt được tiêu chí có thể đạt được
(Achievable) và thực tế (Realistics): Mục tiêu xây dựng quá xa vời
so với thực tế, nhân viên không thể đạt được mục tiêu dù đã cố gắng
hết mình. Điều này dẫn đến tâm lý thất vọng, chán nản và không
muốn làm việc.
- Các chỉ số KPIs không có hạn định cụ thể: người lao động
không biết công việc này phải làm trong thời gian bao lâu hay khi
nào phải hoàn thành. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người lao
động trong quá trình thực hiện công việc
- Khi sử dụng các tiêu chí KPIs làm mục tiêu thì phải thay đổi
theo mục tiêu của tổ chức, nó không có hiệu quả cao nếu được sử
dụng theo thời gian dài.

460
Phương pháp đánh giá
Phương pháp thang điểm
Sử dụng các thang điểm là phương pháp truyền thống và được
áp dụng phổ biến nhất. Trong phương pháp này, người đánh giá sẽ
cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh
giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến
cao. Các tiêu thức đánh giá bao gồm các tiêu thức liên quan trực tiếp
đến công việc và cả các tiêu thức có liên quan không trực tiếp đến
công việc.
Để xây dựng phương pháp có hai bước quan trọng là lựa chọn
các đặc trưng (các tiêu thức) và đo lường các đặc trưng. Tuỳ thuộc
vào bản chất của từng loại công việc mà các đặc trưng được lựa chọn
có thể là số lượng, chất lượng của công việc hay sự hợp tác, sự nỗ
lực làm việc, kiến thức thuộc công việc, sáng kiến, tính sáng tạo, độ
tin cậy, đảm bảo ngày công, khả năng lãnh đạo...Việc lựa chọn các
đặc trưng cần phải được tiến hành chủ yếu trên cơ sở các đặc trưng
có liên quan tới hiệu quả của tổ chức.
Người đánh giá xác định xem thực hiện công việc của đối
tượng thuộc về thứ hạng nào (xuất sắc hay trung bình...) theo từng
tiêu thức. Việc kết hợp các điểm số có thể theo cách tính bình quân
hoặc tổng cộng các điểm ở từng tiêu thức. Để giúp cho người đánh
giá cho điểm dễ dàng và chính xác hơn, mẫu phiếu có thể được thiết
kế chi tiết hơn bằng cách mô tả ngắn gọn từng tiêu thức đánh giá và
cả từng thứ hạng.
Ưu điểm của việc sử dụng một thang đo đánh giá đồ hoạ là ở
chỗ chúng dễ hiểu, được xây dựng tương đối đơn giản và sử dụng
thuận tiện. Chúng có thể được cho điểm một cách dễ dàng và lượng
hoá được tình hình thực hiện công việc của người lao động bằng
điểm. Nhờ đó, chúng cho phép so sánh về điểm số và thuận tiện cho

461
việc ra các quyết định quản lý có liên quan đến các quyền lợi và đánh
giá năng lực của các nhân viên. Một mẫu phiếu đánh giá có thể được
thiết kế với các tiêu thức mang tính chất chung, phù hợp với nhiều
loại công việc và do đó có thể dùng cho nhiều nhóm lao động. Tuy
nhiên, khi đó các đặc trưng riêng biệt của từng công việc có thể bị bỏ
qua. Việc sử dụng các thang đo đồ hoạ cũng dễ bị ảnh hưởng nhiều
bởi lỗi do chủ quan như lỗi thiên vị, thành kiến, định kiến, xu hướng
trung bình hay thái quá dẫn đến việc đo lường không chính xác.
Ngoài ra, các thang đo đánh giá đồ hoạ còn có thể làm phát sinh các
vấn đề nếu các đặc trưng (các tiêu thức) được lựa chọn không phù
hợp, hoặc kết hợp không chính xác các điểm số trong kết quả tổng
thể. Mặc dù không thể yêu cầu sự chính xác tuyệt đối nhưng rất có
thể sẽ xảy ra trường hợp một điểm số cao ở đặc trưng này sẽ bù đắp
cho một điểm số thấp ở đặc trưng khác. Do đó, nếu những đánh giá
về nhiều đặc trưng khác nhau được tập hợp trong một điểm số chung
thì tầm quan trọng tương đối của mỗi đặc trưng cần được xem xét
cẩn thận và có thể cho chúng các trọng số thích hợp.
Các phương pháp so sánh (Comparative Evaluation Approaches)
Đó là một nhóm các phương pháp có cùng bản chất là đánh giá
thực hiện công việc của từng người lao động dựa trên so sánh sự thực
hiện công việc của từng người với những bạn cùng làm việc trong bộ
phận. Sự so sánh này thường được dựa trên một tiêu thức tổng thể về
tình hình làm việc (thực hiện công việc tổng thể) của từng người lao
động. Các phương pháp đánh giá cũng thường được thực hiện bởi
người lãnh đạo bộ phận.
Ưu điểm chung của các phương pháp này là chúng đều đơn
giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, rất có tác dụng trong việc ra các quyết
định như lương, thưởng, thăng tiến đối với người lao động. Tuy
nhiên, phương pháp này dễ dẫn đến phạm các lỗi như thiên vị, thành
kiến, sự kiện gần nhất. Việc cung cấp các thông tin phản hồi với

462
người lao động cũng bị hạn chế. Đồng thời, các phương pháp đánh
giá so sánh thường không có tác dụng khuyến khích sự cộng tác và
đoàn kết trong tập thể lao động.
Có nhiều cách để đánh giá so sánh, sau đây là các phương pháp
thường được sử dụng:
Phương pháp xếp hạng (Ranking)
Trong phương pháp này, các nhân viên trong nhóm sẽ được sắp
xếp theo thứ tự từ cao nhất tới thấp nhất, dựa trên tình hình thực hiện
công việc tổng thể của từng người. Có hai cách để xếp hạng:
Xếp hạng đơn giản: các nhân viên được sắp xếp một cách tuần
tự từ xuất sắc nhất đến yếu kém nhất.
Xếp hạng luân phiên (hay xếp hạng có lựa chọn): người đánh
giá lựa chọn trong danh sách những người cần được đánh giá người
xuất sắc nhất và người yếu kém nhất. Tên của hai người này được
loại khỏi danh sách và được viết vào hai đầu cùng của một danh sách
khác. Sau đó, người đánh giá xác định nhân viên xuất sắc nhất và
nhân viên kém nhất trong số những người còn lại của danh sách thứ
nhất và tên của hai người này được xoá khỏi danh sách đó và ghi vào
danh sách kia. Việc sắp xếp được tiến tiếp tục như vậy cho tới hết.
Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn phương pháp xếp hạng
đơn giản.
Phương pháp phân phối bắt buộc (Forced Distribution):
Phương pháp này đòi hỏi người đánh giá phải phân loại các
nhân viên trong nhóm thành các loại khác nhau theo những tỷ lệ
nhất định.
Việc xác định tỷ lệ các loại nhân viên thường được dựa trên
“phân phối chuẩn” (trong thống kê) vì nó cho phép một tỷ lệ % lớn
hơn của mẫu được xếp vào trong các thứ loại ở giữa. Phương pháp

463
này hạn chế việc mắc lỗi xu hướng trung bình hay quá dễ dãi, quá
nghiêm khắc.
Phương pháp “Quản lý bằng mục tiêu” (Management by
Objectives - MBO)
Trong phương pháp này, người lãnh đạo bộ phận cùng với từng
nhân viên xây dựng các mục tiêu thực hiện công việc cho thời kỳ
tương lai. Người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá sự nỗ
lực của nhân viên và cung cấp các thông tin phản hồi cho họ. Khác
với các phương pháp trên, phương pháp này nhấn mạnh nhiều vào
các kết quả mà nhân viên cần đạt được chứ không nhấn mạnh nhiều
vào các hoạt động (hành vi) thực hiện công việc và do đó nó có tác
dụng nâng cao sự chịu trách nhiệm cá nhân đối với công việc.
Để thực hiện được phương pháp này, người lãnh đạo và nhân
viên phải cùng thảo luận để thống nhất với nhau về:
- Các yếu tố chính trong công việc của nhân viên.
- Các mục tiêu cụ thể cần đạt được cho từng yếu tố của công việc
trong chu kỳ đánh giá đã định trước (thường là 6 tháng hay 1 năm).
- Xây dựng một kế hoạch hành động để thực hiện các mục
tiêu đó.
Cuối kỳ, người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá
sự thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên, trong suốt chu kỳ
đánh giá, nhân viên luôn tự xem xét lại một cách định kỳ tiến độ
công việc của mình dưới sự giúp đỡ của người lãnh đạo và nếu cần
thiết có thể đưa ra những điều chỉnh về kế hoạch hành động, thậm
chí cả mục tiêu công việc.
Nếu được thực hiện tốt, “Quản lý bằng mục tiêu” góp phần
quan trọng trong việc tạo động lực cho mọi người lao động ở mọi cấp
quản lý vì mọi người lao động và người quản lý đều được tham gia

464
vào việc xây dựng mục tiêu công việc cho chính mình và nhân viên
của mình. Các mục tiêu công việc cũng giúp cho người lãnh đạo trực
tiếp và nhân viên thấy rõ nhu cầu đào tạo và phát triển nghề nghiệp ở
từng người. Tuy nhiên, việc xác định các mục tiêu công việc không
phải là dễ. Do có tác dụng trong việc lôi cuốn người lao động tham
gia thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, tham gia vào quản lý
chung nên phương pháp này ngày nay trở thành phổ biến ở nhiều
nước. Ở nước ta, các doanh nghiệp có trình độ quản lý tiến bộ, các
liên doanh với nước ngoài cũng thường áp dụng phương pháp này.
Trong các doanh nghiệp nhà nước, nó cũng được nhiều người quản
lý hoan nghênh và thử nghiệm áp dụng.
- Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản
lý nguồn nhân lực.
Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá thường được thực hiện
thông qua một cuộc thảo luận chính thức giữa người lãnh đạo bộ
phận và người lao động vào cuối chu kỳ đánh giá. Cuộc thảo luận đó
được gọi là phỏng vấn đánh giá. Đó là khâu xem xét lại toàn bộ tình
hình thực hiện công việc của người lao động, qua đó cung cấp cho
họ các thông tin về tình hình thực hiện công việc đã qua và các tiềm
năng trong tương lai của họ, cũng như các biện pháp để hoàn thiện
sự thực hiện công việc của họ. Phỏng vấn đánh giá có ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động khi
thực hiện các quyết định đối với họ về thù lao, về vị trí việc làm, về
kỷ luật hay về các nhu cầu đào tạo và phát triển.
Tổ chức thực hiện đánh giá
Khi một tổ chức quyết định đưa ra một chương trình đánh giá
thực hiện công việc hoặc thay đổi một chương trình đã có sẵn thì
yếu tố quyết định thành công là chương trình đó có được xây dựng
cẩn thận và tổ chức thực hiện chu đáo hay không? Để xây dựng và

465
thực hiện một chương trình đánh giá, tổ chức cần làm tốt những việc
sau đây:
- Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá:
Việc lựa chọn phương pháp đánh giá trước hết tuỳ thuộc vào
mục đích của đánh giá. Đồng thời, tuỳ thuộc vào mục tiêu của quản
lý mà lựa chọn phương pháp và thiết kế nội dung của phương pháp
cho phù hợp.
- Lựa chọn người đánh giá:
Thông thường, người lãnh đạo trực tiếp là người đánh giá chủ
yếu, cần thiết và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một số cán bộ, nhân
viên, cá nhân khác cũng thường được lựa chọn làm người đánh giá
với nhiều phương án kết hợp khác nhau như bạn cùng làm việc,
người dưới quyền của người được đánh giá, bản thân người lao động
hoặc cũng có thể là các khách hàng, bạn hàng của người lao động.
Trong sự kết hợp cho ý kiến đánh giá, ý kiến của người lãnh đạo trực
tiếp thường là chủ đạo và có tính quyết định, các ý kiến khác là để
tham khảo.
- Xác định chu kỳ đánh giá:
Chu kỳ đánh giá thường được các tổ chức quy định là 6 tháng
hoặc 1 năm hoặc tuỳ thuộc vào từng đợt hoàn thành công việc. Lý
thuyết và thực tiễn quản lý cho thấy không nên quy định chu kỳ dài
hơn 1 năm cũng như không nên quá ngắn.
- Đào tạo người đánh giá:
Đây là khâu rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của đánh giá.
Người đánh giá cần được đào tạo để hiểu biết về hệ thống đánh giá
và mục đích của đánh giá; hiểu rõ cách đánh giá và nhất quán trong
đánh giá.
- Phỏng vấn đánh giá:
Đó là một cuộc nói chuyện chính thức giữa người lãnh đạo trực
tiếp và nhân viên nhằm xem xét lại toàn bộ tình hình thực hiện công

466
việc của nhân viên; cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện
công việc đã qua trong mối quan hệ với các quyết định nhân sự; các
tiềm năng trong tương lai của họ, và các biện pháp để hoàn thiện sự
thực hiện công việc của họ.
Phỏng vấn đánh giá là khâu cuối cùng nhưng rất quan trọng
đối với hiệu quả của công tác đánh giá. Để thành công, người lãnh
đạo trực tiếp cần chuẩn bị kỹ càng cho cuộc nói chuyện. Bước
chuẩn bị bao gồm xem xét lại kết quả của những lần đánh giá trước
đó; xác định những hành vi đặc biệt cần nhấn mạnh trong quá trình
đánh giá; dự tính trình tự tiến hành hoặc cách tiếp cận đối với từng
đối tượng.
8.2.5. Đãi ngộ trong tổ chức tài chính vi mô
Đãi ngộ và các thành phần của đãi ngộ
Đãi ngộ gồm tất cả các lợi ích tài chính và phi tài chính mà một
nhân viên kiếm được cho công việc của họ. Cụ thể hơn, đãi ngộgồm
tiền lương, phúc lợi và các khuyến khích mà nhân viên được nhận.
Tiền lương là số tiền cố định mà nhân viên nhận phụ thuộc vào công
việc mà họ đảm nhiệm, và thường được trả theotháng, quý. Phúc lợi
là khoảnmà nhân viên được nhận thêm dưới dạng các hỗ trợ cho cuộc
sống của họ. Các khuyến khích là phần thưởng bổ sung được thiết kế
để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả.
Tầm quan trọng của đãi ngộ
Các đãi ngộ tài chính cho nhân viên mà các tài chính vi mô
thường phải chi tiêu thường chiếm khoảng 70% ngân sách hoạt động
của tổ chức, vì vậy, đãi ngộ tài chính có tác động lớn đến ngân sách
của tổ chức. Bên cạnh đó, các đãi ngộ tài chính cũng ảnh hưởng lớn
đến tinh thần, sự hài lòng công việc và năng suất lao động của nhân
viên. Một hệ thống đãi ngộ hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới thái
độ và năng suất của nhân viên thông qua:

467
- Thể hiện cam kết của các TCTCVM đối với sự công bằng bên
trong và bên ngoài- một sự thúc đẩy lớn cho tinh thần nhân viên
- Thúc đẩy nhân viên thăng tiến theo thang lương
- Cung cấp mức lương nhất quán cho nhân viên có cấp bậc,
thâm niên công tác và hiệu suất tương đối giống nhau.
- Xây dựng các đội mạnh thông qua các khuyến khích dựa trên
kết quả đầu ra của tập thể
- Định hình các hành vi nhân viên mong muốn thông qua việc
liên kết các khuyến khích cho các kết quả thực hiện công việc của
nhân viên.
Khi TCTCVM phát triển, hệ thống đãi ngộ sẽ trở nên phức tạp
hơn. Việc điều chỉnh hệ thống đãi ngộ khi số lượng nhân viên của
TCTCVM tăng lên không đơn giản như nhập tên nhân viên bổ sung
vào danh sách trả lương. Chiến lược và cấu trúc đãi ngộ phải được
xem xét lại thường xuyên hơn. Số lượng nhân viên tăng lên thường
đi kèm với hệ thống phân cấp nhân viên phức tạp hơn với các vị trí
và trách nhiệm mới. Do đó, hệ thống đãi ngộ phải được điều chỉnh
để đảm bảo hệ thống này công bằng, hiệu quả về chi phí và tạo được
động lực cho nhân viên.
Ai chịu trách nhiệm xác định gói đãi ngộ cho nhân viên?
Cán bộ chuyên trách quản lý nhân sự, người có thể cung cấp
kiến thức chuyên môn về xu hướng đãi ngộ và thúc đẩy hiệu suất
của nhân viên, nên là ngườitổ chức thiết kế gói đãi ngộ cho nhân
viên. Do đãi ngộ tác động trực tiếp lên ngân sách hoạt động của các
TCTCVM, quản lý cấp cao phải quan tâm đến cung cấp những nền
tảng/yếu tố đầu vào cho gói đãi ngộ. Nhiều TCTCVM, bất kể quy
mô, sẽ ký hợp đồng với một nhà tư vấn bên ngoài để hỗ trợ việc tạo
ra một hệ thống đãi ngộ ban đầu.

468
Do việc thực hiện và giám sát hệ thống đãi ngộ đòi hỏi sự quan
tâm lớn, nên TCTCVM cần có một người cụ thể phụ trách công việc
này. Trong TCTCVM nhỏ không có bộ phận nhân sự, nhiệm vụ này
có thể trao cho các cá nhân ở các chức năng tương tự. Thông thường
phòng kế toán sẽ phụ trách vấn đề tiền lương và phúc lợi và khuyến
khích cho đến khi tổ chức này đủ lớn để chỉ định một nhân viên quản
lý nhân sự riêng. Trong một số trường hợp, tại một số TCTCVM, hệ
thống đãi ngộ vẫn có thể do bộ phận kế toán phụ trách ngay cả sau
khi bộ phận nhân sự được thành lập
Hệ thống tiền lương trong TCTCVM
Mức lương thường là chi phí lớn nhất và tạo cơ sở cho gói đãi
ngộ mà TCTCVM cung cấp cho nhân viên. Vì tiền lương sẽ thay
đổi từ nhân viên sang nhân viên, điều quan trọng là phát triển một
cơ cấu tiền lương rõ ràng, minh bạch và công bằng. Hệ thống tiền
lương phải được truyền đạt một cách công khai cho nhân viên để thể
hiện cam kết của tổ chức đối với sự công bằng và thúc đẩy một môi
trường tin tưởng lẫn nhau giữa tổ chức và nhân viên. Tiền lương cá
nhân nên được bảo mật, chỉ có khoảng lương được công khai cho
nhân viên. Tiết lộ các mức lương có chênh lệch lớn có thể tạo ra cảm
giác bất mãn và không công bằng. Tuy nhiên, nếu khoảng lương của
nhân viên đã được tạo ra thông qua một quá trình có hệ thống như
quy trình dưới đây dựa trên đánh giá khách quan và so sánh với thị
trường, TCTCVM sẽ có được sự ủng hộ của nhân viên cho những
khoảng lương được thiết lập.
Các bước thiết kế hệ thống tiền lương trong các TCTCVM
Thành phần quan trọng nhất trong chương trình đãi ngộ tổng
thể của TCTCVM là một hệ thống quản lý tiền lương rõ ràng. Để
thiết kế hệ thống tiền lương trong các tổ chức vi mô, chúng ta cần
thực hiện sáu bước sau đây:
- Bước 1: Thực hiện mô tả công việc
- Bước 2: Đánh giá giá trị công việc

469
- Bước 3: Thực hiện nghiên cứu mức tiền lương trên thị trường
- Bước 4: Thiết lập các khoảng tiền lương
- Bước 5: Truyền thông về hệ thống lương với nhân viên
- Bước 6: Duy trì hệ thống tiền lương
Các khuyến khích
Các hệ thống khuyến khích cho phép nhân viên được hưởng
lợi khi tổ chức có lợi. Đây có thể là động lực mạnh mẽ cho nhân
viên làm việc chăm chỉ và đánh giá cao sự thành công của toàn thể
tổ chức. Bằng cách làm nổi bật hành vi của nhân viên mong muốn
thông qua các ưu đãi, phần thưởng và công nhận, bạn có thể thúc đẩy
và khuyến khích nhân viên hiệu quả. Các ưu đãi bạn chọn sẽ phản
ánh giá trị của MFI. Nếu khuyến khích tài chính không giải quyết
văn hóa, chi phí và chiến lược thể chế, bạn có thể khuyến khích hành
vi của nhân viên hoạt động chống lại sứ mệnh và mục tiêu của MFI.
Mục đích của khuyến khích
Nói chung, các TCTCVM thường thiết kế các hệ thống khuyến
khích tài chính để khuyến khích các hành vi sau:
- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc của nhân viên
- Khuyến khích sự tăng trưởng về số lượng thực hiện công việc
của nhân viên
- Tăng cường hiệu quả làm việc của nhân viên
Hệ thống khuyến khích nên tách biệt với hệ thống quản lý hiệu
suất. Mặc dù cả hai hệ thống đặt mục tiêu thực hiện công việc cụ
thể cho mỗi năm tài chính, việc đạt được các mục tiêu cụ thể trong
chương trình khuyến khích chỉ là một thành phần của một hệ thống
đánh giá hiệu quả. Một nhân viên cho vay có thể đáp ứng các mục
tiêu và nhận được những khuyến khích tốt; tuy nhiên, chưa chắc họ

470
đã có kết quả thực hiện công việc cả năm tốt nếu họ đạt được các
mục tiêu thông qua hành vi không được chấp nhận. Do đó, điều quan
trọng là phải hiểu và truyền thông cho nhân viên về sự khác biệt giữa
đạt được các mục tiêu khuyến khích và thực hiện công việc theocác
tiêu chuẩn thực hiện công việc đã đặt ra.
Những rủi ro của việc thực hiện một hệ thống khuyến khích tài chính
không hiệu quả
Khi thiết kế hệ thống khuyến khích không đúng cách, TCTCVM
có thể gặp phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ hệ thống này.
Với hệ thống khuyến khích không hiệu quả, TCTCVM có thể vô
tình khuyến khích hành vikhông mong muốn từ nhân viên, hoặc xây
dựng văn hóa làm việc vì tiền của nhân viên, khuyến khích sự cạnh
tranh giữa các nhân viên. Dưới đây là một số những rủi ro và thách
thức phổ biến nhất mà các tổ chức TCVM gặp phải khi thực hiện các
khuyến khích tài chính:
- Tạo môi trường làm việc cạnh tranh giữa các nhân viên
- Khuyến khích các hành vi phản tác dụng như trao các khoản
vay cho các khách hàng không đủ điều kiện để đạt được các mục tiêu
tăng trưởng
- Không khuyến khích nhân viên thăng tiến để duy trì mứcthu
nhập cao ở vị trí hiện tại của họ. Nhiều tổ chức TCVM có cán bộ tín
dụng không muốn thăng chức lên Giám đốc Chi nhánh vì các khuyến
khích mà họ nhận được khi ở vị trí cán bộ tín dụng là rất cao.
- Tạo sự bất bình đẳng giữa các nhân viên nếu không phải tất cả
các vị trí đều được đưa vào chương trình khuyến khích
Đặc điểm của một hệ thống khuyến khích tài chính tốt
Một hệ thống khuyến khích tài chính tốt cần có những đặc
điểm sau:

471
- Thúc đẩy các mục tiêu đầy thách thức nhưng có thể đạt được
với các chỉ số có thể đo lường
- Gắn khuyến khích cho cán bộ tín dụng với mục tiêu hoạt động
và phối hợp các khuyến khích quản lý với mục tiêu chiến lược; và
đảm bảo rằng các chỉ số đo lường kết quả thực hiện của việc cán bộ
quản lý phản ánh kết quả thực hiện của nhân viên của họ
- Phản ánh văn hóa tổ chức, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ và
mục tiêu
- Gồm tất cả nhân viên và cân bằng các khuyến khích cá nhân
với khuyến khích cho nhóm
- Phản ánh các chuẩn mực xã hội và sở thích của nhân viên
- Sử dụng các khuyến khích dựa trên nhân viên trung bình,
khuyến khích đủ lớn để tác động đến hành vi của nhân viên.
Bên cạnh các khuyến khích tài chính, TCTCVM có thể sử dụng
cáckhuyến khích và phần thưởng phi tài chính để thúc đẩy động lực
làm việc của nhân viên. Các khuyến khích phi tài chính phải được
điều chỉnh để phù hợp với văn hóa và mục tiêu của tổ chức. Tùy thuộc
vào hành vi nhân viên mà tổ chức muốn thưởng và khuyến khích,
TCTCVM có thể chọn khuyến khích phi tài chính cho cá nhân, cho
đội, cho cả tổ chức, hoặc kết hợp cả ba. Sau đây là ví dụ về một số
khuyến khích phi tài chính:
- Thư chúc mừng nhân viên
- Cơ hội thăng tiến
- Tài trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cho đào tạo / phát triển
nhân viên
- Nhận dạng bằng lời nói tại cuộc họp nhân viên
- Thẻ cảm ơn cuối năm

472
- Món quà nhỏ (cốc, áo thun, mũ) có logo
- Cải thiện nơi làm việc
Phúc lợi và các loại phúc lợi
Phúc lợi có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái,
truyền cảm hứng cho nhân viên. Là một khoản bổ sung thêm vào
tiền lương, phúc lợi là những đãi ngộ phi tài chính có giá trị đối với
nhân viên. Phúc lợi có thể trở thành yếu tốtạo động lực mạnh mẽ cho
nhân viên ở lại với tổ chức, và là một cách tuyệt vời để bạn thiết lập
và truyền thông về văn hóa tổ chức. Chẳng hạn, nếu TCTCVM đánh
giá cao các nhân viên khỏe mạnh, tích cực, TCTCVM có thể cung
cấp chương trình giáo dục bảo hiểm y tế hoặc cung cấp các bữa trưa
cho nhân viên của mình.
Tùy vào khả năng tài chính của TCTCVM, tổ chức này có thể
cung cấp các loại phúc lợi khác nhau cho nhân viên. Sau đây là một
số phúc lợi mà TCTCVM có thể cung cấp cho nhân viên:
- Bảo hiểm y tế hoặc hỗ trợ y tế trực tiếp
- Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm tàn tật
- Thời gian nghỉ có trả tiền
- Các kế hoạch lương hưu
- Trợ cấp vận chuyển
- Trợ cấp nhà ở / nhà ở giảm giá
- Học phí cho giáo dục thường xuyên
- Cho vay và tạm ứng của nhân viên
- Nghỉ thai sản
- Hỗ trợ chăm sóc trẻ em

473
- Nghỉ ốm
- Nghỉ phép ...
Ưu điểm của phúc lợi
- Thu hút ứng viên: Để thu hút nhân viên có tay nghề cao,
TCTCVM nên cung cấp các phúc lợi hấp dẫn hơn một chút so với
các đối thủ cạnh tranh
- Cung cấp thu nhập sau thuế cao hơn: Vì lợi ích thường không
bị đánh thuế giống như tiền lương, TCTCVM có thể cung cấp cho
nhân viên của mình phúc lợi mà không cần tăng số thuế thu nhập mà
họ cần phải trả.
- Một số lợi ích, chẳng hạn như bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo
hiểm nhân thọ, có thể tiết kiệm chi phí hơn khi mua với số lượng lớn,
do đó mang lại lợi ích lớn hơn cho nhân viên mà không có chi phí
tương đương với TCTCVM
- Hiệu suất làm việc và an toàn của nhân viên: Như với tiền
lương và khuyến khích tài chính, phúc lợi có thể khuyến khích nhân
viên nâng cao hiệu suất thực hiện công việc và tăng cảm giác của
nhân viên về lòng trung thành và an toàn với tổ chức
- Thỏa mãncảm giác có trách nhiệm đối với nhân viên của
TCTCVM: Mối quan tâm thực sự của tổ chức đối với hạnh phúc của
nhân viên có thể được chứng minh thông qua những phúc lợi mà tổ
chức cung cấp.
Để lựa chọn những phúc lợi phù hợp, TCTCVM cần tìm hiểu
về các tiêu chuẩn ngành, sở thích của nhân viên, văn hóa tổ chức và
chi phí của các loại phúc lợi khác nhau. Điều quan trọng là tổ chức
phải biết rõ nhân viên và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng
với công việc của nhân viên. Tổ chức cũng sẽ cần phải xem xét ngân
sách và mức lương cung cấp cho nhân viên. Mặc dù phúc lợi không
phải là những khoản thanh toán trực tiếp cho nhân viên, TCTCVM

474
cũng nên cân nhắc giá trị đem lại khi cung cấp phúc lợi cho nhân
viên với những chi phí tổ chức phải bỏ ra để nâng cao hiệu quả của
chương trình phúc lợi
8.2.6. Tạo động lực lao động
Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích
thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng
suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say
mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản
thân người lao động.
Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp,
thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người
lao động có động lực trong công việc. Tạo động lực cho người lao
động là trách nhiệm và mục tiêu của quản lý. Một khi người lao động
có động lực làm việc, thì sẽ tạo ra khả năng tiềm năng nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả công tác.
Động lực của người lao động chịu tác động và ảnh hưởng của
nhiều nhân tố. Các nhân tố đó có thể phân thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm nhân tố thuộc về người lao động, bao gồm:
○ Thái độ, quan điểm của người lao động trong công việc và
đối với tổ chức
○ Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân
○ Năng lực và nhận thức về năng lực của bản thân người
lao động
○ Đặc điểm tính cách của người lao động.
- Nhóm nhân tố thuộc về công việc, bao gồm:
○ Mức độ phức tạp của công việc
○ Mức độ chuyên môn hoá của công việc

475
○ Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc
○ Mức độ ổn định của công việc
- Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức, bao gồm:
○ Mục tiêu, chiến lược tổ chức
○ Văn hoá của tổ chức
○ Lãnh đạo (quan điểm, phong cách, phương pháp)
○ Quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức
○ Các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người
lao động, nhất là các chính sách về quản trị nguồn nhân lực.
Để tạo động lực cho người lao động, cán bộ quản lý cần phải
hiểu nhu cầu và động cơ làm việc của người lao động. Nhóm học
thuyết về nhu cầu gồm học thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow, học
thuyết nhu cầu của Mc Clleland, học thuyết nhu cầu của Aldefer, chỉ
ra rằng về cơ bản người lao động có những nhu cầu sau khi làm việc
trong tổ chức: nhu cầu thu nhập, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp,
nhu cầu được tôn trọng (có vị trí cao trong doanh nghiệp, có cơ hội
thăng tiến...) và nhu cầu tự khẳng định bản thân.
Trên cơ sở ứng dụng các học thuyết nhu cầu này, muốn tạo
động lực cho người lao động, cán bộ quản lý cần phải hiểu nhu cầu
của người lao động và có cách thức đáp ứng những nhu cầu này.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những cá nhân khác nhau có nhu cầu khác
nhau, và nhu cầu của một cá nhân tại các thời điểm khác nhau cũng
rất khác nhau. Chính vì vậy, để tạo động lực cho người lao động, các
cán bộ quản lý cần phải nhận biết được những dấu hiệu về sự không
thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân và tìm cách đáp ứng nhu cầu này
trong giới hạn nguồn lực của tổ chức.
Bên cạnh những học thuyết về nhu cầu, nhóm học thuyết về
quá trình tạo động lực chú trọng vào xem xét động cơ làm việc của

476
người lao động, từ đó có cách thức tác động vào động cơ đó nhằm
tạo động lực cho người lao động. Học thuyết công bằng của Stacy
Adams chỉ ra rằng người lao động luôn mong muốn được đối xử
công bằng khi họ làm việc trong tổ chức. Các cá nhân không chỉ
quan tâm tới khối lượng phần thưởng tuyệt đối mà họ nhận được cho
nỗ lực của mình bỏ ra, mà còn tới cả mối quan hệ giữa khối lượng
đó với những gì những người khác nhận được. Các đầu vào, như nỗ
lực, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và tài năng được đem so sánh với
những đầu ra như mức lương, tăng lương, sự công nhận và các yếu
tố khác. Khi mọi người nhận thức là có sự chênh lệch trong tỷ suất
đầu vào - đầu ra của họ so với những người khác, nhất định sẽ có sự
căng thẳng. Sự căng thẳng này tạo cơ sở cho động lực, khi mà mọi
người phấn đấu để giành được cái mà họ coi là công bằng và thỏa
đáng. Bên cạnh đó, học thuyết kỳ vọng cho rằng cường độ hành động
và động lực của một cá nhân phụ thuộc vào mức độ mà cá nhân kỳ
vọng rằng về kết quả đạt được khi bỏ ra nỗ lực thực hiện hoạt động,
mối liên hệ giữa phần thưởng của tổ chức với kết quả đạt được và
tính hấp dẫn của phần thưởng đó đối với cá nhân.
Để tạo động lực làm việc cho người lao động trong các
TCTCVM, có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
- Thiết kế công việc hợp lý cho người lao động
- Đảm bảo sự công bằng trong trả lương cho người lao động
- Chú trọng xây dựng môi trường và điều kiện làm việc tốt
- Áp dụng biện pháp quản lý dựa vào mục tiêu
- Có chế độ thưởng và phúc lợi linh hoạt cho người lao động
Kết luận
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong các tổ chức tài
chính vi mô. Để quản lý hiệu quả nguồn lực này, các nhà quản lý cần

477
phải xây dựng hệ thống và công cụ quản lý nguồn nhân lực phù hợp.
Phân tích công việc, tuyển dụng nguồn nhân lực, quản lý thực hiện
công việc và tạo động lực cho người lao động là những hoạt động
quản trị nhân lực chủ yếu trong các TCTCVM mà các nhà quản lý
cần phải quan tâm nhằm giúp người lao động hiểu rõ vai trò của
mình và nỗ lực đóng góp vào kết quả hoạt động chung của tổ chức.
Hơn nữa, để thực hiện hiệu quả các hoạt động quản trị nhân lực trong
TCTCVM, các nhà quản lý cũng cần hiểu rõ trách nhiệm, vai trò của
mình, những thách thức và khó khăn trong quản lý nguồn nhân lực
trong các tổ chức này.
Các thuật ngữ chính trong chương

Quản trị nhân lực Bản tiêu chuẩn thực hiện


công việc
Phân tích công việc
Khuyến khích phi tài chính
Thiết kế công việc
Quản lý thực hiện công việc
Tuyển dụng nguồn nhân lực
Động lực làm việc
Tuyển mộ
Đào tạo nguồn nhân lực
Tuyển chọn
Chỉ số đo lường hiệu suất cốt
Tiền lương
yếu (KPIs)
Phúc lợi
Khuyến khích tài chính
Bản mô tả công việc
Bản yêu cầu chuyên môn
đối với người thực hiện
công việc

478
Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là phân tích công việc? Hãy trình bày các phương
pháp thu thập thông tin phân tích công việc?
2. Hãy trình bày những nội dung chính của bản mô tả công
việc, bản yêu cầu chuyên môn đối với người thực hiện công việc và
bản tiêu chuẩn thực hiện công việc?
3. Để tuyển dụng nhân viên vào một vị trí công việc công việc
cụ thể, cần tiến hành các bước nào?
4. Để đưa ra tiêu chí tuyển dụng nhân viên, cần căn cứ vào
những gì?
5. Hãy đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của cán
bộ tín dụng?
6. Thế nào là tiền lương? Làm thế nào để thiết kế hệ thống tiền
lương hiệu quả
7. Thế nào là khuyến khích và các loại khuyến khích cho nhân
viên? Trình bày đặc điểm của hệ thống khuyến khích hiệu quả? Trình
bày những rủi ro đối với TCTCVM khi thiết kế hệ thống khuyến
khích không phù hợp?
8. Thế nào là phúc lợi? Ưu điểm của phúc lợi? Làm thế nào để
quản lý chương trình phúc lợi hiệu quả?

479
Câu hỏi thảo luận
1. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
nguồn nhân lực của các tổ chức tài chính vi mô?
2. Trình bày những hoạt động chủ yếu của quản lý nhân lực
trong các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam?
3. Để tạo động lực cho người lao động trong các tổ chức tài
chính vi mô, các nhà quản lý có thể sử dụng biện pháp gì?
4. Trình bày lợi ích của một hệ thống quản lý thực hiện công
việc tốt trong các tổ chức tài chính vi mô?
5. Hãy trình bày những khó khăn, thách thức đối với việc
thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực của các tài chính vi mô
tại Việt Nam?

480
Bài tập tình huống
Tuyển dụng tại công ty tài chính ABC
Công ty tài chính ABC quyết định tuyển giao dịch viên. Chân
dung ứng cử viên lý tưởng được mô tả như sau: Tốt nghiệp đại học
ngành quản trị kinh doanh; Có hơn hai năm kinh nghiệm làm việc
ở vị trí tương tự; Có hiểu biết toàn diện về lĩnh vực tài chính, ngân
hàng; Thông thạo tiếng Anh; Sử dụng thành thạo phần mềm tin học
văn phòng (Word, Excel, Powerpoint).
Công ty cho đăng quảng cáo tuyển dụng trên báo Tuổi trẻ - tờ
báo được đánh giá là thu hút nhiều độc giả trong độ tuổi lao động
nhất. Hết hạn nhận hồ sơ, công ty chỉ thu về 05 hồ sơ dự tuyển và
trong số đó không có ứng cử viên nào đáp ứng được tất cả các yêu
cầu. Công ty đăng quảng cáo thêm hai lần nữa nhưng cũng chỉ có
thêm 03 ứng viên. Tìm kiếm trong dữ liệu ứng viên của các đơn vị
cung cấp dịch vụ tuyển dụng được thêm 02 ứng viên nữa. Công ty
chọn ra 05 ứng viên tốt nhất để phỏng vấn. Cuối cùng công ty cũng
chọn được 01 ứng cử viên tốt nhất là Thanh, người đã tốt nghiệp đại
học ngành kế toán kiểm toán, có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí
nhân viên kế toán. Ngày đầu tiên Thanh nhận việc, Giám đốc công
ty đã dành hai giờ cho Thanh biết doanh nghiệp mong đợi những
gì ở anh và giải thích nhiệm vụ của anh. Tuy nhiên, Thanh tỏ ra là
người khá thụ động và đặc biệt anh thiếu sự nhạy bén của một giao
dịch viên.
Anh/chị cho biết Công ty tài chính ABC đã mắc phải sai lầm gì
trong quá trình tuyển dụng ứng viên? Công ty này cần làm gì để cải
thiện hiệu quả của công tác tuyển dụng.

481
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pityn, K. and Jennifer Helmuth (2007), Human Resource


Management for MFIs Toolkit, MicroSave.
2. Churchill Craig (1997), Managing Growth: The
Organizational Architecture of Microfinance Institutions.
ACCION International. USAID Microenterprise Best
Practices Project. Bethesda MD.
3. Collins, Jim (2001), Good to Great: Why Some Companies
Make the Leap And Others Don’t.
4. Gibson, Susan (2005), Recruiting, Training, and Retaining
Excellent Staff. Microcredit Summit Campaign Countdown
3(2-3). Washington DC. http://www.microcreditsummit.
org/newsletter/best9.htm
5. Gibson, Susan (2000), The People Part: Common Sense
Advice in Motivating Microfinance Clients and Staff.
Catholic Relief Services, Microfinance Unit. Baltimore, MD.

482
GIÁO TRÌNH
QUẢN TRỊ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
(MANAGEMENT OF MICROFINANCE INSTITUTIONS)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


Địa chỉ: 207 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: http://nxb.neu.edu.vn E-mail: nxb@neu.edu.vn
Điện thoại/Fax: (024) 36282486
  

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. NGUYỄN ANH TÚ


Giám đốc Nhà xuất bản
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS. NGUYỄN THÀNH ĐỘ
Tổng biên tập
Biên tập: TRỊNH THỊ QUYÊN
Chế bản: PHẠM VIỆT THÁI
Thiết kế bìa: NGUYỄN VƯƠNG
Sửa bản in và đọc sách mẫu: TRỊNH THỊ QUYÊN

483
In 300 cuốn, khổ 16 × 24 cm tại Công ty In Sao Việt, địa chỉ: 9/40 Ngụy Như,
Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội.
Mã số ĐKXB: 1217-2018/CXBIPH/2-205/ĐHKTQD.
Số Quyết định xuất bản: 232/QĐ-NXBĐHKTQD cấp ngày 03/05/2018.
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2018.
ISBN: 978-604-946-418-8

484

You might also like