« Home « Kết quả tìm kiếm

Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi


Tóm tắt Xem thử

- SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬTTỈNH QUẢNG NGÃI.
- ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI QUẢNG NGÃI,1997 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG- HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI.
- ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI *Chủ nhiệm đề tài: THANH THẢO Cử nhân văn học Hội viên hội nhà văn Việt Nam Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi *Thư ký đề tài: ĐĂNG VŨ Cao học ngữ văn Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt NamUỷ viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.
- QUẢNG NGÃI, 1997 2 Biên soạn chính ĐĂNG VŨ Những người cộng tác NGUYỄN TRUNG HIẾU (Phó chủ tịch hội văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi) NGUYỄN ĐỨC QUYỀN Uỷ viên BCH Hội VHNT Quảng Ngãi Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam NGÔ QUANG HIỀNChuyên viên nghiên cứu Văn hóa dân gian, Viện KHXH VN tại TP.HCM Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam LÊ HỒNG KHÁNH Hội viên hội văn nghệ dân gian Việt Nam CAO CHƯ H.MAN TRẦN CAO NGUYÊN PHẠM PHONG PHẠM ĐƯƠNG LÝ VĂN HIỀN ĐOÀN VĂN KHÁNH HUỲNH VÂN HÀ 3 MỤC LỤCQUẢNG NGÃI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HUỲNH VÂN HÀ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I GIỚI THUYẾT CHUNG I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA II.
- VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM KẾT LUẬN PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI QUAN HỆ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT TÌNH YÊU NAM NỮ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH CA DAO CHỐNG PHONG KIẾN ĐẾ QUỐC Ai làm lở bể rung ngàn NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC NHỮNG THỂ LOẠI GẦN GŨI CA DAO TỤC NGỮ Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày VÈ VÈ CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG HÒ BẢ TRẠO Trống hồi Vượt sóng (à…ớ…) ra khơi HÁT HÒ, HÁT HỐ TIẾNG CHIM CÀ CÁT ÔNG RỚ, BÀ RỚ SỰ TÍCH CHÙA HANG ĐÁNH GIẶC TÀU Ô Chuyện kể về CÁC VỊ TIỀN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN .
- CHUYỆN ĐỔI ĐÌNH CHIẾC DÀY CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG HÒN ĐÁ Ở SA HUỲNH SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN LÝ SƠN Người đi thì có mà không thấy về Hai ngăn em cũng dừng luôn Anh không nói lại em ừ nơi xa MẤY KHÚC HÁT RU CỦA QUÊ NHÀ Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu Nhứt đánh nhì đày hai lẽ mà thôi LỜI MỞ ĐẦU Nhằm để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc Việt Nam nóichung của nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, theo chủ trương của Đảng vàNhà Nước trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Hội văn học -Nghệ thuật Quảng Ngãi từng bước tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệuvăn học dân gian tỉnh nhà.
- Việc tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu, sưu tầmvăn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" chỉ là một bước mở đầu cho công tácnày.
- Sau hai năm sưu tầm, phân loại, chỉnh lý, sắp xếp chúng tôi-những người thựchiện đề tài này, đã cố gắng giới thiệu một cách tương đối đầy đủ các phần: cadao, các thể loại liên quan đến ca dao và truyện kể dân gian của vùng biển tỉnhQuảng Ngãi.
- TM.BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Thanh Thảo 6 PHẦN I GIỚI THUYẾT CHUNG I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA Đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" là mộtđề tài hướng đến việc sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian thuộc vùng biểnQuảng Ngãi trên các thể loại: Cac dao, dân ca, truyện kể dân gian trên cơ sở cóphân tích, đánh giá một cách tổng quát để thấy được cái hay cái đẹp, để thấyđược sự phong phú, đa dạng của kho tàng văn học dân gian còn đang khuất lấptrong vùng biển Quảng Ngãi.
- Đề tài không những có ý nghĩa lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn học dângian quý hiếm còn lại của vùng biển Quảng Ngãi mà còn một bước để tiến tớigiới thiệu một cách tương đối toàn diện văn học dân gian Quảng Ngãi nóichung.
- Với đề tài này, những người thực hiện hy vọng những câu ca, truyện kể sưutầm, tuyển chọn được sẽ là nguồn tài nguyên bổ ích cho giới nghiên cứufolklore, cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo trong tỉnh(hiện nay các nhà trường phổ thông trung học và cơ sở, trường cao đẳng đã vàđang giảng dạy văn học địa phương), và đông đảo cán bộ, nhân dân muốn tìmhiểm về quê hưong Quảng Ngãi.
- Tại tỉnh Quảng Ngãi, về văn nghệ dân gian, từ năm 1964, trong Nước non xứQuảng Phạm Trung Việt cũng có giới thiệu, tuy chưa nhiều, một số ca dao vàtruyện kể dân gian Quảng Ngãi.
- Đây là một tuyểntập ca dân ca của Quảng Ngãi và Bình Định trên cơ sở các tư liệu của một sốsinh viên Đại học sư phạm Quy Nhơn và các trường khác, như Cao đẳng sư 7phạm Quảng Ngãi, Trường cấp III Tư Nghĩa … trong các đợt thực tế, hoặc từcác bài thực hành sưu tầm văn học dân gian địa phương, cộng với một số tư liệuđiền dã của những cán bộ nghiên cứu trong Sở Văn hóa - Thông tin Nghĩa Bình.Các tác giả Đào Văn A, Cao Chư đã có nhiều cố gắng trong việc chỉnh lý, phânloại, sắp xếp các tư liệu và cũng đã có phần giới thiệu tổng quát tương đối kỹlưỡng.
- Sau khi chia tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi tiếp tục giới thiệucuốn Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi.
- Ở đây cũng cần phải nhắc đến một số công trình khác về ca dao dân ca có liênquan đến Quảng Ngãi như Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan(NXB KHXH, 1978), Ca dao Nam Trung Bộ của Thạch Phương và Ngô QuangHiển (NXB KHXH, 1994).
- Trong các công trình này có một số câu ca dân gianchiếm số lượng không nhiều so với các tỉnh khác và chủ yếu chỉ là những câu canói về địa danh, ngành nghề truyền thống… của người Quảng Ngãi.
- Về truyện kể dân gian, ngoài cuốn Non nước xứ Quảng có giới thiệu một sốtruyện kể ở địa phương, năm 1995 Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi còn chora mắt bạn đọc cuốn Quảng Ngãi truyền thuyết và giai thoại của Thế Kỳ và HàThanh.
- Đây là cuốn sách sưu tầm và tuyển chọn hơn 70 truyền thuyết và giaithoại ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Các công trình này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo lưu vốnvăn học dân gian quý giá của đồng bào dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi.
- Nhìn chung, với số công trình vừa kể trên, có thể chưa thống kê được đầy đủ,nhưng cũng đã thấy vốn văn chương của người bình dân ở Quảng Ngãi đã đượckhai phá từ nhiều năm trước.
- Xét từ góc độ đó thì đề tàiNghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi là một đề tài mới,là một đề tài hẹp bởi đó là một bước khởi đầu với hy vọng có được những tư liệuphong phú, đa dạng và bổ ích.
- Đây là một đề tài về văn học dân gian nên chúng tôi không nghiên cứu đếndân ca (khác với các đề tài về văn nghệ dân gian), nếu có giới thiệu đến các làngđiệu dân ca thì cũng giới thiệu có tính chất bổ sung, mà chủ yếu là phần lời, đểthấy vùng biển Quảng Ngãi không phải chỉ có nguồn văn học dân gian đa dạng,phong phú mà còn có cả vốn văn nghệ dân gian độc đáo, nhiều màu sắc.
- Trong một sốcông trình nghiên cứu văn học dân gian trước đây cũng thường có cách sắp xếpnhư vậy.
- Nóichung là các thể loại truyện được lưu truyền trong dân gian.
- Ở đây chúng tôi thấycần thiết phải xác định rõ ràng các khái niệm thuộc truyện kể dân gian.
- Ngoài ra, truyền thuyết còn lànhững truyện mà người sáng tác ra nó đã mượn đề tài từ thiên nhiên, hoặc vềmột sự vật hiện tượng có thật trong đời sống nhằm giải thích những hiện tượngphổ biến của xã hội như các truyện Mả lùm, Chàng khổng lồ lấp biển truyện kểdân gian Quảng Ngãi.
- Đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề về việcphân vùng văn nghệ dân gian.
- Trong đề tàinày, khái niệm vùng chỉ được hiểu thuần tuý là vùng địa lý Bởi nếu xét theo những tiêu chí trên, khái niệm vùng biển Quảng Ngãi khôngphải là vùng trong vùng văn nghệ dân gian mà tác giả Vũ Ngọc Khánh đã đềcập.
- Vùngbiển Quảng Ngãi là các thôn xã sát biển, dọc biển (như Bình Thuận, BìnhThạnh, Phổ Thạnh…) và giữa biển (như Lý Sơn, Lý Hải-Lý Sơn).
- Nếu có các bài ca dao haytruyện kể dân gian có quy luật lặp đi lặp lại ở các địa phương thuộc vùng biểnQuảng Ngãi chúng tôi vẫn xem là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.Cũng chính vì quan niệm này cắt nghĩa vì sao có những bài ca mà chúng tôituyển chọn trong tập này có mặt trong “Ca dao Nam Trung Bộ” của ThạchPhương và Ngô Quang Hiển, hoặc trong “Ca dao dân ca Việt Nam” của VũNgọc Phan.
- Ngoài ra, Đảo Lý Sơn cũng đuợcxem là một điểm văn học dân gian độc đáo và hấp dẫn mà chúng tôi giành nhiềuthời gian để khai thác.
- Thứ nhất là việc xem chỉ có ca dao, truyện kể về biển hoặc liên quan đếnbiển Quảng Ngãi mới thuộc văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.
- Đây làmột cách hiểu phiến diện mà hậu quả của nó là không thấy hết sự phong phú đadạng của văn học dân gian vùng biển Tỉnh nhà.
- Thứ hai sẽ tránh được cách hiểu thô thiển là văn học dân gian vùng biểnQuảng Ngãi thành văn học dân gian ngư nghiệp Quảng Ngãi.
- Văn học dân gianvùng biển và văn học dân gian (về) ngư nghiệp mang hai nội dung hoàn toànkhác.
- sưu tập tài liệu (thành văn) cóliên quan xa gần với văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.
- 13 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI Chương 1 VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI 1/ Thiên nhiên-đất nước Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung nhỏ hẹp, nhưng có chiều dài bờbiển hơn 130 km từ vùng Dung Quất đến vùng Sa Huỳnh, qua 24 xã thuộc cáchuyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ.
- Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu, còn nhiều cây cốirập rạp và những mỗm đá chòm ra mặt biển trong xanh, như các đoan từ mĩuNam Châm đến Mũi Batâgân, từ Mũi Sa Huỳnh đễn Mũi Kim Bồng.
- Bờ biển Quảng Ngãi cũng còn có những đoạn Cát trắngphẳng lì, rừng dừa lô nhô xanh thẳm, rừng dương bạt ngàn đầy thơ mộng nhưMỹ Khê, Phú Thọ, Tân Định, Minh Tân, Sa Huỳnh… Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều vịnh, vũng lớn nhất như vũng Dung Quất, ViệtThanh, Nho Sa, Sa Huỳnh.
- Ngoài ra, Quảng Ngãi còn là nơi cócác cửa biển thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và phát triển triển thươngmại, thủy sản.
- Nơi đây có gành đá nhô cao mà ngưòixưa gọi là “Thạch cơ diếu tẩu” một trong 12 thắng cảnh của Quảng Ngãi.
- Về sông ngòi, nói đến Quảng Ngãi là người ta nói đến 4 con sông chính: TràBồng, trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu.
- Nhờ 4 con sông này mà đất đai ở vùng ĐồngBằng Quảng Ngãi trù phú, màu mở, ruộng đồng xanh tốt, kể cả ở một số làng xãthuộc vùng biển.
- Vì vậy nhân dân vùng biển Quảng Ngãi không chỉ bám biểnlàm nghề chài lưới, hoặc chế biển thủy sản mà còn canh tác nông nghiệp.
- Đây cũng là lý do cắt nghĩa vì sao văn học dân gian vùng biểnQuảng Ngãi chủ yếu hình thành qua các sinh hoạt của người nông dân.
- Ngoài đường sông, đường biển, vùng biển Quảng Ngãi chủ yếu được nối liềnvới các địa bàn khác bằng hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện.
- Tính từ phíaBắc tỉnh đến phía Nam tỉnh có các trục lộ chính: Đường Châu Ổ đi Sa Cần cũngkhoảng 17 km , đường đi thị xã Quảng Ngãi đi Thu Xà khoảng 8 km, đường thịxã Quảng Ngãi đi Cổ Lũy (Nghĩ Phú) khoảng 7 km, đường thị trấn Sông Vệ điĐức Lợi khoảng 8 km, đường Thạch Trụ đi Mỹ Á khoảng 10km, đường thị trấnĐức Phổ đi Mỹ Á khoảng 5km…Ngoài ra vùng biển Quảng Ngãi còn có SaHuỳnh nằm trên trục lộ Bắc Nam.
- Nói đến vùng biển Quảng Ngãi còn phải kể đến Huyện Đảo Lý Sơn.
- 2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống Quảng Ngãi là vùng đất vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời.
- Cách đâykhoảng 3-4.000 năm, vùng biển Quảng Ngãi là nơi cư trú của người cổ SaHuỳnh.
- Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi người 15Chàm sinh sống đông đảo trước thế kỷ XV.
- Thời nông dân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, vùng biển Quảng Ngãi cũng lànơi sản sinh ra nhiều danh tướng theo Nguyễn Huệ đánh Nam, dẹp Bắc, lập nênnhiều chiến công lẫy lừng.
- 16 Một trong những chiến sĩ yêu nước chống Pháp tiêu biểu của Quảng Ngãi làThái Thú.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vùng biển Quảng Ngãi luôn lànơi cung cấp nhân lực, vật lực quan trọng cho kháng chiến.
- Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa.về di tích cách mạng tiêu biểu có chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
- Đại đại Đám Toái, Bình Châu nằm ở trung tâm bán đảo Ba - tân - gân cũng làmột di tích cách mạng tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi.
- Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi ghi dấu sự khủng bố, thảm sát khốc liệtcủa đế quốc Mỹ, tiêu biểu là di tích căm thù Sơn Mỹ (nay là Tịnh Khê, SơnTịnh) 504 người dân vô tội gồm phụ nữ và trẻ em đã bị lính Mỹ sát hại.
- Về di tích kiến trúc, vùng biển Quảng Ngãi là nơi có nhiều di tích kiến trúc cổnổi tiếng, tiêu biểu có chùa Ông ở Thu Xà (Nghĩa Hòa), chùa Hang ở Lý Sơn.Đây là hai ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốcgia.
- Riêng về LýSơn, nơi đây còn đậm đặc các di tích kiến trúc cách đây hàng vài trăm nămtrước, như chùa Đục, đền Thiên -y-a-na, các lăng Ông Nam Hải, đình làng Lýhải, đình Bà Roi… Trên đây là vài nét sơ lược về đất nước và người vùng biển Quảng Ngãi.
- VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM Trong suốt gần 2 năm qua chúng tôi đã sưu tầm hơn 3.000 bài ca dao vànhững thể loại gần gũi với ca dao như tục ngữ, vè, hát đối đáp, hát nhân ngãi…ởvùng biển Quảng Ngãi.
- Trong tập này chúng ta chọn giới thiệu những bài ca dân gian tương đối đượcxem là hoàn chỉnh.
- Đây là cách chia mà một vài côngtrình về văn học dân gian trước đây cũng đã làm.
- Trong phần sưu tập chúng tôi chia ca dao biển Quảng Ngãi theo đề tài.
- Về thiên nhiên, trong ca dao vùng biển Quảng Ngãi không hiếm những câu canói về quê hương Quảng Ngãi nói chung và về vùng biển Quảng Ngãi nói riêng.Nhân dân dù ở đâu cũng có quyền tự hào về quê hương xứ sở của mình.
- Khôngcứ gì người vùng biển chỉ nói và hát về sông nước, thuyền bè, cá mắm… Làngười dân của miền sông núi Ấn -Trà họ có quyền tự hào về sông Trà, núi Ấn,về những guồng xe nước 12 bánh tròn, về những đặc sản nổi tiếng kẹo gương,đường phổi mạch nha… Người vùng biển Quảng Ngãi có quyền hát về vùng đấtgiàu quế thơm và một thời cũng giàu tơ lụa.
- "Ai về Quảng Ngãi mà xem Bài tơ vàng óng đồng ken lúa vàng Hoặc Ai về Quảng Ngãi cho tôi gởi tí quan tiền Mua giùm miếng quế lâu niên Đêm về trị bệnh khỏi phiền bà con" Tuy nhiên, người vùng biển Quảng Ngãi cũng có niềm tự hào riêng về vùngđất của họ.
- Cầncù, siêng năng là một đức tính tốt đẹp của người Quảng Ngãi nói chung, ngườivùng biển Quảng Ngãi nói riêng.
- Ca dao vùng biển Quảng Ngãi khôngnằm ngoài qui luật đó.
- Trong kho tàng ca dao Việt Nam không hiếm nói về kẻ bạc tình như: “Có cam phụ quýt có người phụ ta” hay “Trách người phơi lúa uống thưa;Chèo thuyền trên động khéo lừa duyên em”…Tuy lên án nhiều như vậy, song 21không có ở vùng đất nào lại nói về thói bạc tình bằng cách răn đe mà ý nhị nhưngười Quảng Ngãi: Trời mưa lâu cho đá nọ thành rêu Đứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời Đáng lý kẻ ở bạc sẽ bị nguyền rủa thậm tệ, bị trời tru đất diệt, theo logic bìnhthường, trong suy nghĩ của quảng đại nhân dân, ấy vậy mà, ở bạc thì chỉ có“con dế kêu thấu trời”! Nhưng không phải chỉ có bội bạc, yêu đương gặp những chuyện trục trặc, trắctrở khác là lẻ bình thường.
- Tóm lại, ca dao vùng biển Quảng Ngãi về tình yêu nam nữ là những đoạn,những khúc tình ca phô diễn tâm tình của trai gái, mà ở đó, các trạng thái tìnhcảm được biểu lộ khi quá thắm thiết nồng mặn, khi quá cay đắng xót xa.
- Gắn tình yêu nam nữ, ca dao vùng biển Quảng Ngãi phản ảnh một cách sâusắc mối quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Đó chính là tư tưởng chủ đạo của những bài ca dao về hôn nhân giađình trong vốn ca dao vùng biển Quảng Ngãi.
- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Người vùng biển Quảng Ngãi cũng nói về sự hiếu thảo ấy: Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” Ngó lên hòn núi tám cân Bạc vàng chất đống không bằng công mẹ già Sớm thang trưa thuốc chiều trà Gắng công nuôi dưỡng mẹ già vài năm Ơn bằng của vạn tiền trăm Anh không nhớ khi bú mớm lúc nằm trong nôi.Ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn nói về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàngdâu (đây là mối quan hệ “không mấy tốt đẹp” trong ý thức của người bình dâncũ), về thân phận kẻ mồ côi, về sự túng quẫn, bần hàn trong gia đình… 24 Về hôn nhân gia đình, phải nói rằng ca dao vùng biển Quảng Ngãi đã phảnảnh được tâm tư, tình cảm của con người ở vùng đất này trên các mối quan hệnhiều chiều, giữa vợ với chồng, giữa con cái với cha mẹ, giữa các thân phận màthường là những thân phận bất hạnh như kiểu: Còn cha gót đỏ như son Đến khi cha chết gót son đen sì hoặc: Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo Bên cạnh ca dao trữ tình, vùng biển Quảng Ngãi cũng còn lưu giữ nhiều bàica dao kháng chiến.
- Ca dao vùng biển Quảng Ngãi cũng đã góp một tiếng nóiquan trọng trong việc động viên, khích lệ nhân dân đứng lên chống Pháp, đuổiMỹ, giành lấy độc lập tự do cho Tổ Quốc.
- Có nhiều bài ca dao ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ lòng căm thù sâu sắcbọn phong kiến Đế Quốc.
- Không ở đâu có những câu ca dao nói về tinh thần cách mạng, tinh thầnkháng chiến sâu sắc nhưng mộc mạc, chân chất như những câu sau đây củanhững người vùng biển Quảng Ngãi: Em ra gánh lúa vào kho Nghe tin Bắc Bộ thắng họ lo quá chừng Ngày thường em gánh sáu ang lưng Bữa nay em gánh đôi nừng tám ang Mừng vui chân bước nhịp nhàng Hai vai trĩu nặng lúa vàng đánh Tây Ngoài kia xác giặc chết đầy Em ra nộp thuế để vây quân thù Rõ ràng, ca dao kháng chiến ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ một thái độoán thù, ơn nghĩa phân minh, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thầncách mạng sâu sắc, nhân dân và gia đình, tinh thần chống áp bức, phong kiến…ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn phản ảnh những mối quan hệ giữa con ngườivới con người, những quan niệm, những triết lý sống, là những bản phức hợp vềthế thái nhân tình: -Bãi dài thuyền chạy sóng lừa Đố ai ăn ở cho vừa ý ai -Cá không cắn câu bảo rằng cá dại Vác cần về nghĩ lại các khôn -Sống thì người chẳng cho ăn Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi … Cùng với ca dao phong phú và đa dạng, phô diễn các cung bậc tình cảm, phảnảnh nhưng tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân và các mối quan hệ xãhội, vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi lưu giữ nhiều câu tục ngữ, nhiều bài vèđặc sắc, đặc biệt là vốn hát hò, hát hố.
- Vè là những sáng tác tựsự dân gian có vần, có điệu, theo các thể thơ dân tộc, mà chủ yếu là thể bốn chữ.Có nhiều loại vè như vè về thế sự, vè về lịch sử, và các nhân vật lịch sử, vè vềhoa trái, cây có thiên nhiên, vè về nghề nghiệp, vè cổ động…có khi nhân dândùng vè để phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội, có khi để ca ngợi một sựkiện lịch sử, một nhân vật anh hùng nào đó (như vè Vè Chàng Lía), hoặc có khithuần túy chỉ nhằm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên (như vè Hoa trái), một bảntổng kết hải trình (như vè các lái)…Ở vùng biển Quảng Ngãi không thiếu nhưbài vè về các đề tài này, như vè về mẹ chồng nàng dâu, vè chiến thắng Vạn 27Tường, vè về các loại cá, các loại chim và nhiều bài vè về Các lái.
- Ở vùng biển Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều bài hát đối đáp về các tuồng tíchcũ như Phan Trần, Truyện Kiều, truyện Lục vân Tiên…Đây là những bài hát 29vừa làm thử tài lẫn nhau, vừa có ý nghĩa kích thích việc học và đọc các tác phẩmcủa các tác giả dân tộc, nhất trong thời buổi truyện Tàu, truyện Tây thống trị nềnvăn học nước nhà.
- Không thểnói hết những vẻ đẹp của từng bài ca dao, từng câu tục ngữ, từng bài hát hò háthố…hiện diện ở vùng biển Quảng Ngãi.
- Tuy nhiên, qua cách tiếp cận ở trên cóthể khẳng định đựơc rằng, vùng biển Quảng Ngãi có một vốn ca dao và nhữngthể loại gần gũi với ca dao hết sức phong phú và đa dạng.
- Xéttừ hai phương diện nội dung và nghệ thuật ca dao và những thể loại gần gũi vớica dao vùng biển Quảng Ngãi không thua kém bất cứ ca dao và những thể loạigần gũi với ca dao ở bất cứ vùng biển nào.
- Người Quảng Ngãi nói chung chân thành, thẳng thắng, bộc trực, giàu nghịlực, chịu thương chịu khó, cần mẫn nhưng cũng vụng về, khô khan.
- người vùngbiển Quảng Ngãi còn thêm cách ăn to nói lớn, hay nói như chính họ nói là “ănsóng nói gió”.
- Những bài ca dângian mà người vùng biển Quảng Ngãi đã hát hàng trăm năm qua chính là tâmhồn, là máu thịt của họ.
- VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM Trong quá trình sưu tập tài liệu, một trong những cái khó của những ngườithực hiện đề tài là, làm thế nào để có thể sưu tầm được những truyện kể dângian, đặc biệt là những truyện kể dân gian chưa được công bố trong các sách vở,lẫn các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí…Mặc dù đã có nhiềucố gắng song những truyện kể sưu tầm và tuyển chọn được trong tập này còn ít.Phải chăng ở vùng biển Quảng Ngãi “thiếu vắng” truyện kể dân gian? Điều nàychưa khẳng định được, có lẻ một phần do điều kiện thời gian sưu tập còn hạnchế, một phần do năng lực khai thác tư liệu của những người trực tiếp điền dã,nhưng chắc chắn truyện kể dân gian ở vùng đất này không nhiều.
- Một vấn đề khác cũng cần nói đến đây là, trong phần giới thuyết chung chúngtôi có đề cập đến việc xác định: Nếu các bài ca hay truyện kể dân gian có quyluật lặp đi lặp lại ở cùng biển Quảng Ngãi thì chúng tôi vẫn xem là văn học dângian vùng biển Quảng Ngãi, vậy thì những truỵên kể quen thuộc của người Việtnhư các truyện Tấm Cám, Sơn tinh Thủy tinh…mà người địa phương ai cũngthuộc lòng thì có gọi là văn học dân gian của vùng biển Quảng Ngãi không? Ởđây thiết tưởng cũng cần phải khẳng định lại rằng, những câu chuyện quen thuộcđó không thể gọi là văn học dân gian (của) vùng biển Quảng Ngãi được.
- Ởvùng biển Quảng Ngãi cũng hát những câu đó, nhưng không thể gọi là văn họcdân gian của vùng biển Quảng Ngãi.
- Quê hương Quảng Ngãi không hiếm những truyềnthuyết như vậy, như truyện Ông khổng lồ gánh đất lấp biển, vì gánh nặng quánên bị xoạc chân làm đổ hai đầu đất một thành Núi Ấn, một thành Núi Bút,chuyện hòn Ấn lấn Hòn Bút nên người có học có hành đến mấy cũng không làmđược quan to chức trọng, mà nếu có làm được quyền cao chức trọng cũng khôngđược lâu bền.
- Nhữngtrò bùa phép này là những môtíp phổ biến trong các truyện kể dân gian Việt 33Nam.
- Nhìn chung, các truyện kể sưu tầm được trong đề tài này là các truyền thuyết,mà số nhiều là truyền thuyết ở đảo Lý Sơn, còn thiếu vắng nhiều thể loại truyệndân gian khác như thần thoại, giai thoại, truyện cười dân gian, truyện ngụ ngôn.Mặc dù thiếu vắng do nhiều điều kiện như đã nói ở trên, nhưng không cứ gì phảibằng mọi cách tìm cho được đủ các thể loại, đủ các truyện nói về các địaphương trong vùng biển Quảng Ngãi (mới coi là truyện kể vùng biển QuảngNgãi).
- Chuyện về dánh giặc Tàu Ô trên đất đảoLý Sơn chẳng hạn, đó không phải chỉ là niềm tự hào riêng của người Lý Sơn,theo chúng tôi nghĩ, là niềm tự hào chung của người Quảng Ngãi.
- Vùng biển Quảng Ngãi rỏ ràng không hiếmnhững bài ca dao hay, những câu truyện kể dân gian độc đáo, và cũng rất đadạng, rất độc đáo.
- Văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi chính là tâm hồn, làmáu thịt của người quê xứ sở này, là tấm gương phản ánh hiện thực lịch sử mộtvùng đất đã có gần 500 năm khai phá, xây dựng và phát triển.
- Chúng tôi muốn mượn ý kiến này để nói về việc sưu tầm và nghiên cứưvăn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi nói riêng, văn học dân gian Quảng Ngãinói chung.
- Nghiêncứu và sưu tầm văn học dân gian địa phương cũng là cách làm tỏ rỏ việc thựchiện chủ trương đó.
- Cần có những cuộc thi kể chuyện về lịch sử truyền thống địa phương, kểchuyện dân gian địa phương (nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay thiếu kiếnthức về lĩnh vực này).
- Tạo điều kiện phổ biến văn học dân gian tỉnh Quảng Ngãi như in ấn, xuấtbản (mà muốn có tác phẩm để phổ biến cần có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm,phân loại, chỉnh lý.
- Tạo điều kiện cho Hội văn học nghệ thuật, Sở văn hóa thông tin tỉnh tổchức các hoạt động nghiên cứu, sưu2 tầm, tổ chức các cuộc sinh hoạt dân gian;(1) Các vùng văn hóa Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 1995, trang 1692(2) Lê Duẩn-Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lạp trường của giai cấp vô sản-NXB Sự thật, hà Nội,1964 trang 27 (trích thao Dạy và học thơ ca dân gian-Nhiều tác giả-Sở giáo dục, Nghĩa Bình, 1986, trang 20) 36tạo điều kiện để chi hội văn nghệ dân gian Việt Nam tại Quảng Ngãi được thànhlập và hoạt động có hiệu quả.
- Để kết thúc đề tài này, chúng tôi xin trích lời nói thấm thía sau đâycủa đồng chí Lê Duẩn: “Và ngày mai, dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thànhcông thì câu ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết” (2) 37 PHẦN 3 GIỚI THIỆUVĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI 38 QUAN HỆ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Ai về Cà Đó Chịu khó xách ky Tay cầm đôi đũa Chân đi lòm khòm Ai về Cổ Lũy xóm Câu (1) Nhờ mua đôi chiếu đón dâu về làng.
- Ai về Long Phụng thì về Kề sông tắm mát chợ Kề một bên Ai về Mộ Đức quê ta Mía ngon đường ngọt trắng ngà dễ ăn Mạch nha đường phổi đường phèn Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền Ai về Quảng Ngãi cho tôi gửi ít quan tiền Mua giùm miến quế lâu niên Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con Ai về Quảng Ngãi mà xem Bãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàng Xóm thôn sực nức mùi đàng Nhắp chè Tam đảo luận bàn văn chương Ai về quê ấy Nghĩa An Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn cờ Bể dâu thay đổi mấy lần La Hà thạch trận phong trần nắng mưa Thương nhau thương mấy cho vừa Nhớ nhau xin nhớ những trưa Sa Huỳnh Canh khuya tạnh vắng bên cồn Trắng phôi đất bãi sóng dồn mêng mông(1) Xóm câu: thuộc xã Tịnh Khê-Sơn Tịnh 39 Chim bay mỏi cánh chim ngơi Sóng dồi biển rộng trời đà sắp mưa Chim mía Xuân Phổ Cá Bống Sông Trà Kẹo Gương Thu Xà Mạch nha Mộ Đức Chùa Hang cát nhỏ như tro Hang Câu, bãi Ké kể cho thêm phiền Củ lang mỏng vỏ đỏ da Tắm nước Đồng Lãm cũng ra con người Đó đưa Sông Vệ nghênh ngang Bạn hàng náo nức sao chàng ngồi đây Đức Minh xấu đất trồng tre Tre xanh thì ít gái hoe thì nhiều Giếng tiền có bàn cờ Tiên Cờ tiên, tiên mất, giếng tiền, tiền đâu ?(1) Hừng hừng tảng sáng chèo ra Hòn Hèo nằm đó kìa là Đục Lưng Hòn say, Hòn Nhọn có chừng Chèo ra tưng bừng mới khỏi Đầu Trâu Trực nhìn mới thấy ghe câu Bà Hoàng bãi nhỏ biết đâu đặng nào Hòn Lừa sóng bổ lao xao Gác mặt trông vào đa Tấn, Hang Dơi Hòn Chông, Hòn Nhọn nằm nơi Ngó rra mặt trời rừng rựng mọc lên Hòn Trào nằm dựa một bên Bãi đá dập dềnh hớn hở ghe ra Hòn Son, Hòn Chữ trãi qua Ngó lên kìa là mới thấy Lăng Ông Hòn Bườm kia hỡi còn trông Hòn Sụp ì ầm sóng bổ lao xao Kìa là Hòn Yến cao cao Con Chim lộn nhào Hòn Sảnh-Châu Sa Hòn Son, Hòn Chữ ngó ra Trông lên Hóc Mó, Hòn Nha lại bày Kìa là bà Miễu xinh thay(1) Nguyên là từ bài thơ dài của Phạm Châu 40Ta chèo ta nghỉ bạn nay vui mừngCon cá to, con cá nhỏ nó nhảy tưng bừngChù, Hoa mấy tia lẫy lưùng ướp vôCá cơm, cá nục, cá ồDưa gang, sọc mướp lô nhô biển nàyRủ nhau ta bủa một dâyMỗi thợ mỗi tía chở đầy mà thôiMau lên kẻo tối mất rồiCh ghe tới bến nghỉ ngơi hát hòHỏi thăm chú ban cót, bán quynhThấy ngoài Bến Ván, Trà Đình gặt chưaBến Ván cho tới quán cơmGặt chưa không biết, thay hai cây rơm ú ùKỳ Tân, An Chuẩn không xaCách một bãi cát phân ra hai làngLạy trời thổi gió pheo pheoĐể cho thuyền chị thẳng lèo ra khơiLạy trời cho có gío nồmCho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm ra khơiLặc lìa biển trải thảm xanhLô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươiVườn hoa bướm lượn thảnh thơiGío đưa buồm trắng ra khơi chập chờnLý Sơn cảnh đẹp Chùa HangCó đường xuống đát có thang lên trờiLý Sơn có đá san hôCó hòn đảo nhỏ lửng lơ giữa dòngLý Sơn có Ngũ Hành SơnBốn bề biển cả sóng trào vổ reoLý Sơn không đói không nghèoMột lòng son sắt mà theo cụ HồLý Sơn đồng trước đồng sauĐồng rừng đồng ruộng đồng nào cũng xinh 41 Lý Sơn ơi hỡi Lý Sơn Nằm chi thoai thoải cô đơn một mình Lý Sơn tuy nhỏ mược dầu Trời sinh phật đẻ daic dầi ngoài khơi Bốn mùa nước phủ tứ bề Trời sinh phật đẻ chẳng hề nao nung Lương nông Cà Đó có tài Nấu sắc lon gạo nồi hai cũng đầy Mạch nha Thi Phổ Bánh nổ Nghĩa Hành Mạch nha Thi Phổ Bánh nổ Thu Xà Muốn ăn Chà là Lên núi Đình Cương Mặn mà muối biển Sa Huỳnh Ngọt đường xứ Quảng thắm tình quê ta Đường phổi, chim mía, mạch nha Ai về xứ Quảng thử qua một lần Muối Sa Huỳnh ba năm còn mặn Cá Sa Huỳnh có vạn nào hơn Sáng mưa trưa nắng trời nồm Trời cho thuận gió xuôi buồm ra khơi Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Long Phụng sợ dài đường đi Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng ngoài đảo sợ dài đường đi Muốn về Mỹ Á ăn dừa Sợ e Mỹ Á đẩy đưa nhiều lời

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt