You are on page 1of 4

YÊU CẦU VỀ QUY CÁCH, HÌNH THỨC CỦA BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

1. Bố cục tiểu luận

- Tiểu luận có dung lượng tối thiểu 10 trang A4, không kể phụ lục.

- Số chương của mỗi tiểu luận tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể.

- Nội dung và kết cấu của mỗi tiểu luận thông thường bao gồm những
phần sau:

+ MỤC LỤC: Chỉ liệt kê các mục, tiểu mục tối đa là nhóm có 4 chữ số,
không liệt kê các tiểu mục có nhóm từ 5 chữ số trở lên.

+ MỞ ĐẦU: Trình bày lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu,
mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

(Trong đó phần đặc biệt chú trọng phần Tổng quan tình hình nghiên
cứu: phải phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đã có của các tác giả trong
và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu; nêu những vấn đề còn
tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài tiểu luận cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết)

+ NỘI DUNG (một hoặc nhiều chương): Trình bày cơ sở lý thuyết, lý


luận, các nội dung là các kết quả nghiên cứu

+ KẾT LUẬN: Trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ
kết quả nghiên cứu; có thể đưa ra những đóng góp sáng kiến của cá nhân mình
cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.

+ TÀI LIỆU THAM KHẢO: Danh mục các tài liệu tham khảo được trích
dẫn trong tiểu luận

2. Trình bày tiểu luận

Tiểu luận phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp,
không được tẩy xoá, có đánh số trang liên tục từ số 1 (phần Mục lục) đến hết
phần Tài liệu tham khảo (không được dùng các ký hiệu khác chữ số để đánh số
trang).

Tiểu luận được viết bằng tiếng Việt.


1
Tiểu luận được đóng bìa có ghi rõ và đầy đủ các thông tin cần thiết (Bìa
theo mẫu)

2.1. Soạn thảo văn bản

- Phần viết của tiểu luận có thể viết tay hoặc đánh máy:

+ Nếu là viết tay thì cần viết sáng rõ, thẳng hàng, theo đúng bố cục và có
đóng bìa đầy đủ

+ Nếu là đánh máy thì yêu cầu sử dụng chữ Time New Roman cỡ chữ 13
hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình
thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn
dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; khoảng cách lề trên 3,0 cm; lề dưới 3,0 cm; lề
trái 3,0 cm; lề phải 2 cm.

- Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Phần công thức có
thể được soạn thảo bằng các phần mềm tương ứng. Nếu có bảng biểu,
hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang.

- Không đặt header, footer cho các trang.

- Tiểu luận có thể được in (Hoặc viết tay) trên một mặt (hoặc 2 mặt) giấy
trắng khổ A4 (210 mm x 297 mm), số trang tối thiểu 10 trang (không tính
phụ lục).

2.2. Tiểu mục

Các tiểu mục của tiểu luận được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số,
nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.3 chỉ
tiểu mục 3, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4).

Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có
tiểu mục 3.1.1 mà không có tiểu mục 3.1.2 tiếp theo.

2.3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình

- Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương;
ví dụ: Hình 3.5 có nghĩa là hình thứ 5 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng

2
biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ: “Nguồn: Bộ
Tài chính, 1996”.

- Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài
liệu tham khảo.

- Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía
dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với
phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng
dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội
dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. Các bảng rộng nên trình bày theo
chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể
nhỏ hơn 210 mm.

2.4. Viết tắt

- Không lạm dụng việc viết tắt trong tiểu luận

- Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần
trong tiểu luận

- Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những
cụm từ ít xuất hiện trong tiểu luận

- Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức, ... thì được
viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
Nếu tieru luận có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ
viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu tiểu luận

- Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.

2.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

- Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của
riêng tác giả tiểu luận và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ
rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của tiểu luận

-. Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng
như không làm tiểu luận nặng nề với những tham khảo trích dẫn.

3
- Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của ý tưởng
có giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không
làm trở ngại việc đọc và tham khảo tiểu luận

- Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn
thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời
tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của
tiểu luận

- Khi trích dẫn thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc
phần trích dẫn và có đưa nguồn trích dẫn bằng footnote ở cuối trang.
Trong footnote ghi rõ theo cách thức như sau:

Tài liệu là sách


Nguyễn Hồng Dương ch.b (2008), Công giáo Việt Nam: Một số vấn đề nghiên cứu,
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 22.

Tài liệu là bài tạp chí

Barbara Cohen (2006), “Tôn giáo Mỹ thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5,
tr.20

Tài liệu là bài trong kỷ yếu hội thảo khoa học


Nguyễn Quang Hưng, “Văn hóa và Tôn giáo” trong Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại (2010), Văn hoá tôn giáo
trong bối cảnh toàn cầu hoá : Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế = Religious culture in
the context of globalization : Proceedings of international workshop, Nxb. Tôn giáo,
tr. 223-237.

- Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem mẫu đã được gửi trong đề
cương: Được xếp theo thứ tự a, b,c. được ghi theo trình tự:

Tên tác giả (năm xuất bản), tên ấn phẩm (là sách), tập số (đối với bài tạp
chí), nhà xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ:
1. Nguyễn Hồng Dương ch.b (2008), Công giáo Việt Nam: Một số vấn đề nghiên cứu,
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

2. Barbara Cohen (2006), “Tôn giáo Mỹ thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số
5, tr.20

You might also like