« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương Pháp Dạy Học Để Phát Huy Tính Tích Cực


Tóm tắt Xem thử

- "Phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh"I.
- Đặt vấn đề:Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ởnhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của người học.
- PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa,tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tínhtích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực củangười dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lựcnhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cáchdạy và cách học.
- Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáoviên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạyvà học tích cực.
- Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và ngườihọc.II.
- Mục tiêu:- Hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực.- Nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực.- Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng.- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng PPDH tích cực.III.
- Phương pháp dạy học tích cực là gì?a.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo của học sinh.
- tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động.b.
- Phương pháp dạy học tích cực:Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ởnhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của người học."Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, tráinghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức củangười học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phảilà tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phươngpháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy.
- Chẳng hạn,có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đápứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng khôngthành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động.
- Vì vậy, giáoviên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phươngpháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.
- Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạyhọc tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào ngườihọc… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vaitrò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu naylà nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đônghọc trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiệnchăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt".
- Phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làmtrung tâm ra đời từ bối cảnh đó.Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy,lại vừa là chủ thể của hoạt động học.
- Vì vậy, nếu người họckhông tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quảcủa việc dạy sẽ rất hạn chế.Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiênphải phát huy tính tích cực chủ động của người học.
- Tuy nhiên, dạy học lấy học sinhlàm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể.
- Đó là một tư tưởng,quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạyhọc về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ khôngphải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học.2.
- Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.a.
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồngthời là chủ thể của hoạt động "học.
- Được đặt vàonhững tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thínghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiếnthức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, khôngrập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướngdẫn hành động.
- Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động vàtích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.b.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh khôngchỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
- Trongxã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật,công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khốilượng kiến thức ngày càng nhiều.
- Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp họcngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng.Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đềutuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa vềcường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thànhmột chuỗi công tác độc lập.Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn.
- Việcsử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cáthể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thànhbằng những hoạt động độc lập cá nhân.
- Bài họcvận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo.Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặctrường.
- năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩnbị cho học sinh.d.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạngvà điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thựctrạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh.
- Trong phương pháp tích cực,giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cáchhọc.
- Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đượctham gia đánh giá lẫn nhau.
- Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là nănglực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năngđộng, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừnglại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khíchtrí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một côngviệc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạtđiều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai tròđơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức,hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnhnội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầucủa chương trình.
- Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơnnhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiềuso với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợimở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranhluận sôi nổi của học sinh.
- Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độsư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiềukhi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau: Dạy học cổ truyền Các mô hình dạy học mới Học là qúa trình kiến tạo.
- Tổ chức hoạt động nhận thức Truyền thụ tri thức, truyền thụ và Bản chất cho học sinh.
- Dạy học sinh cách tìm chứng minh chân lí của giáo viên.
- Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ dạy phương pháp và kĩ thuật lao năng, kĩ xảo.
- điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương - Những vấn đề học sinh quan tâm.
- Các phương pháp tìm tòi, điều tra, Các phương pháp diễn giảng, truyền Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Một số phương pháp dạy học tích.a.
- Phương pháp vấn đáp:Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trảlời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên.
- qua đó học sinh lĩnhhội được nội dung bài học.
- Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phânbiệt các loại phương pháp vấn đáp:- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biếtvà trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.
- Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệgiữa các kiến thức vừa mới học.- Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáoviên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu,dễ nhớ.
- Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiệnnghe – nhìn.- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắpxếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luậtcủa hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
- Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổchức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới.
- Vì vậy,khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thànhthêm một bước về trình độ tư duy.b.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thìphát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một nănglực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh.
- Vì vậy, tậpdượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong họctập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầmphương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
- Cấutrúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đềthường như sau:- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:o Tạo tình huống có vấn đề;o Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;o Phát hiện vấn đề cần giải quyết- Giải quyết vấn đề đặt ra:o Đề xuất cách giải quyết;o Lập kế hoạch giải quyết;o Thực hiện kế hoạch giải quyết.- Kết luận:o Thảo luận kết quả và đánh giá;o Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;o Phát biểu kết luận;o Đề xuất vấn đề mới.Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề.
- Học sinh thực hiện cách giảiquyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên đánh giá kết quả làm việc củahọc sinh.Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.
- Học sinhthực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.
- Giáo viên vàhọc sinh cùng đánh giá.Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề.
- Học sinh phát hiện vàxác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp.
- Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộngđồng, lựa chọn vấn đề giải quyết.
- Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng,hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
- Giải quyết Kết luận, Các mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch vấn đề đánh giá 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV + HS 3 GV + HS HS HS HS GV + HS 4 HS HS HS HS GV + HSTrong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được trithức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực,sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thờivà giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.c.
- Phương pháp hoạt động nhómLớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người.
- Để trình bày kếtquả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân côngmỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:· Làm việc chung cả lớp.
- Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứkhông phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vìvậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia.
- Tuy nhiên, phương phápnày bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiếthọc, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phươngpháp này thì mới có kết quả.
- Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực củahọc sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyệnnăng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướnghình thưc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêubiểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương phápdạy học càng đổi mới.d.
- Phương pháp đóng vaiĐóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đótrong một tình huống giả định.
- Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau.
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trongmôi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đứcvà chính trị – xã hội.- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.Cách tiến hành có thể như sau :o Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thờigian chuẩn mực, thời gian đóng vaio Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vaio Các nhóm lên đóng vaio Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai- Vì sao em lại ứng xử như vậy.
- Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai).o Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ?Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?o Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.Những điều cần lưu ý khi sử dụng :o Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoạio Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vaio Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đềo Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham giao Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vaie.
- Phương pháp động nãoĐộng não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiềuý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiềnđề cho buổi thảo luận..
- Cách tiến hànho Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhómo Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốto Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ mộtý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặpo Phân loại ý kiếno Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.4.
- Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực:a.
- Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sưphạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biếtđịnh hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo đượcsự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.b.
- Học sinh: Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩmchất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đíchhọc tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình vàkết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách,phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duykinh tế…c.
- giảm bớt những thôngtin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhậnthức để học sinh tập giải.
- Thiết bị dạy học:Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình,sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy họchướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh.
- Đáp ứng yêu cầu này phươngtiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt độngđộc lập hoặc các hoạt động nhóm.Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học đượcthay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.Trong qúa trình biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, các tác giả đã chú ý lựa chọndanh mục thiết bị và chuẩn bị các thiết bị dạy học theo một số yêu cầu để có thể pháthuy vai trò của thiết bị dạy học.
- Cụ thể như sau:- Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩymạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua hoạtđộng thực hành, thâm nhập thực tế trong qúa trình học tập.- Đảm bảo để nhà trường có thể đạt được thiết bị dạy học ở mức tối thiểu, đó là nhữngthiết bị thực sự cần thiết không thể thiếu được.
- Các nhà thiết kế và sản xuất thiết bịdạy học sẽ quan tâm để có giá thành hợp lí với chất lượng đảm bảo.- Chú trọng thiết bị thực hành giúp học sinh tự tiến hành các bài thực hành thí nghiệm.Những thiết bị đơn giản có thể được giáo viên, học sinh tự làm góp phần làm phongphú thêm thiết bị dạy học của nhà trường.
- Nhà trường cần lưuý tới các hướng dẫn sử dụng, bảo quản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường đềra các quy định để thiết bị được giáo viên, học sinh sử dụng tối đa.Cần tính tới việc thiết kế đối với trường mới và bổ sung đối với trường cũ phòng họcbộ môn, phòng học đa năng và kho chứa thiết bị bên cạnh các phòng học bộ môn.e.
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trình giáo dục.
- Đánhgiá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởiđiểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơntrong cả một qúa trình giáo dục.Đánh giá kết quả học tập là qúa trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năngthực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đónhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bảnthân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mụctiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thôngminh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đãhọc vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinhtrước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- chú ý hơn tới đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thứccủa học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trongtừng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm.
- Lãnh đạonhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này.- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câuhỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dànhcho mọi học sinh và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh cónăng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.g.
- Trách nhiệm quản lý:Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đổi mới phương pháp dạy học ởđơn vị mình, đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng mức trong sự phối hợp các hoạtđộng toàn diện của đơn vị.
- Người đứng đầu cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗisáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên, đồng thời cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡgiáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thích hợp với môn học, đặc điểmhọc sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới phương phápdạy học ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn.Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hànhnhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên conđường chiếm lĩnh nội dung học tập.5.
- Khai thác yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thốngĐối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinhkhông có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyềnthống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa lạ vào qúa trình dạy học.
- Vấn đềlà ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có,đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạtnhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợpvới hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống đượcthực hiện trong các hệ thống nhà trường đã từ lâu.
- Vì vậy, phương pháp thuyết trình còn có têngọi là phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện.
- Phương pháp này chỉ rõ tính chấtthông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của trò.
- Thầy giáo nghiêncứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồngthông tin tri thức đến học sinh.
- Học sinh tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe,nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ.Như vậy, những kiến thức đến với học sinh theo phương pháp này gần như đã đượcthầy "chuẩn bị sẵn" để trờ thu nhận, sự hoạt động của trò tương đối thụ động.
- Do đó, theo hướng hoạt động hóa người học, cần phải hạn chế bớtphương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện, tăng cường phương pháp thuyết trìnhgiải quyết vấn đề.
- Đây là kiểu dạy học bằng cách đặt học sinh trước những bài toánnhận thức, kích thích học sinh hứng thú giải bài toán nhận thức, tạo ra sự chuyển hóatừ qúa trình nhận thức có tính nghiên cứu khoa học vào tổ chức qúa trình nhận thứctrong học tập.
- Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi học sinh tự mìnhgiải quyết vấn đề đặt ra.
- Theo hình mẫu đặt và giải quyết vấn đề mà giáo viên trìnhbày, học sinh được học thói quen suy nghĩ lôgic, biết cách phát hiện vấn đề, đề xuấtgiả thuyết, thảo luận, làm thí nghiệm để kiểm tra các giả thuyết nêu ra.Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vấn đề thuần túy do giáo viên trình bày cũng đã cóhiệu quả phát triển tư duy của học sinh.
- Muốn vậy, lớp không nên quá đông, có điều kiệnthuận lợi cho đối thoại, đồng thời học sinh phải có thói quen mạnh dạn bộc lộ ý kiếnriêng trước vấn đề nêu ra.Như vậy, để kích thích tư duy tích cực của học sinh cần tăng cường mối liên hệ ngượcgiữa học sinh và giáo viên, giữa người nghe và người thuyết trình.
- Giáo viên có thểđặt một số câu hỏi "có vấn đề" để học sinh trả lời ngay tại lớp, hoặc có thể trao đổingắn trong nhóm từ 2 đến 4 người ngồi cạnh nhau trước khi giáo viên đưa ra câu trảlời.Để thu hút sự chú ý của người học và tích cực hóa phương pháp thuyết trình ngay khimở đầu bài học giáo viên có thể thông báo vấn đề dưới hình thức những câu hỏi cótính chất định hướng, hoặc có tính chất "xuyên tâm".
- Kiểu nêu vấn đề nàyđòi hỏi học sinh phải lựa chọn quan điểm đúng, sai và có lập luận vững chắc về sự lựachọn của mình.
- Đồng thời học sinh phải biết cách phê phán, bác bỏ một cách chínhxác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, chỉ ra tính không khoa học vànguyên nhân của nó.- Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp: Nếu nội dung của vấn đề trình bày chứa đựngnhững mặt tương phản thì giáo viên cần xác định những tiêu chí để so sánh từng mặt,thuộc tính hoặc quan hệ giữa hai đối tượng đối lập nhau nhằm rút ra kết luận cho từngtiêu chí so sánh.
- Tiến tới mọigiáo viên phải có khả năng soạn bài giảng trên máy vi tính được nối mạng, biết sửdụng đầu máy đa năng để thực hiện bài giảng của mình một cách sinh động, hiệu qủa,phát huy cao nhất tính tích cực học tập của học sinh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt