You are on page 1of 114

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐÀO TẠO NGHỀ
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Địa chỉ: 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Website: www.hcc2.edu.vn Email: liemnguyen@huythy.com

BÀI GIẢNG
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Th.S NGUYỄN THANH LIÊM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................... i


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ..................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
HỒ SƠ PHÁP LÝ.............................................................................................1
1.1. Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng và hoàn thành giai đoạn, hoàn thành
công trình.. ...................................................................................................................1
Phân cấp, phân loại công trình xây dựng .....................................................1
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng....................................................2
Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng ..................2
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc hoàn thành
công trình đưa vào sử dụng ..........................................................................2
Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng ...................................................2
Biên bản kiểm tra sự cố công trình xây dựng ..............................................3
1.2. Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng ..................................................................3
Nội dung hồ sơ .............................................................................................3
Bản vẽ hoàn công và mẫu khung tên bản vẽ hoàn công ..............................6
1.3. Phổ biến an toàn lao động trước khi thực tập trên công trình ..............................7
Trang thiết bị bảo hộ lao động .....................................................................7
Biện pháp an toàn lao động trong thi công công trình .................................8
1.4. Một số tiêu chuẩn xây dựng áp dụng hiện hành .................................................13
KỸ THUẬT THI CÔNG NỀN MÓNG ........................................................15
2.1. Kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi .......................................................................15
Giới thiệu một số phương án tạo lỗ và giữ thành ......................................15
Lựa chọn phương án sử dụng bê tông........................................................16
Chọn phương án sử dụng thép và hạ lồng thép .........................................16
2.2. Tính toán khối lượng và chọn máy thi công .......................................................16
Tính toán khối lượng vật liệu cho một cọc ................................................16
Chọn máy thi công .....................................................................................17
2.3. Quy trình công nghệ và biện pháp thi công cọc khoan nhồi ..............................18

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm i


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp
Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi bằng phương pháp gầu xoay
sử dụng dung dịch Bentonite giữ thành hố ................................................18
Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi ...............................................19
Biện pháp thi công .....................................................................................21
2.4. Công tác nghiệm thu cọc ....................................................................................29
Trong quá trình thi công cọc ......................................................................29
Kiểm tra chất lượng cọc trước khi thi công đại trà ....................................29
2.5. Các sự cố, nguyên nhân, xử lý khi thi công cọc khoan nhồi. ............................31
Sự cố không rút được đầu khoan cọc nhồi lên...........................................31
Sự cố không rút được ống vách lên ...........................................................32
Sự cố sập vách hố khoan ............................................................................32
Sự cố trồi cốt thép khi đổ bê tông ..............................................................33
BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT VÀ THI CÔNG TẦNG HẦM........36
3.1. Kỹ thuật thi công đào đất ....................................................................................36
Cơ sở lập biện pháp thi công .....................................................................36
Kỹ thuật thi công ........................................................................................36
3.2. Biện pháp thi công tầng hầm ..............................................................................38
Phương pháp thi công ................................................................................38
Công tác chuẩn bị ......................................................................................38
Công tác cốt thép .......................................................................................38
Công tác ván khuôn ...................................................................................39
Tính toán ti giằng, sườn, cây chống cho vách tầng hầm ...........................39
Công tác bê tông ........................................................................................41
Chọn máy thi công .....................................................................................41
BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC ..............................................................43
4.1. Công tác chuẩn bị ...............................................................................................43
Chọn xe vận chuyển cọc ............................................................................43
Bố trí bãi tập kết cọc ..................................................................................43
Chọn các thiết bị phục vụ thi công ............................................................43
Chọn máy ép cọc ........................................................................................43
Chọn đối trọng ...........................................................................................44
Chọn cần trục .............................................................................................45

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm ii


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp
Tính số máy ép cọc ....................................................................................46
Lập sơ đồ di chuyển của máy ép và cần trục .............................................46
4.2. Trình tự thi công cọc ép ......................................................................................47
Chuẩn bị .....................................................................................................47
Kỹ thuật thi công ........................................................................................47
Những sự cố khi thi công ...........................................................................49
Điều kiện kết thúc ép cọc ...........................................................................49
Ghi chép .....................................................................................................50
An toàn lao động ........................................................................................51
Các điểm chú ý khi ép cọc .........................................................................52
KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN KHUNG ..................................................54
5.1. Kỹ thuật thi công cột ..........................................................................................54
Kỹ thuật GCLD cốt thép cột ......................................................................54
Kỹ thuật gia công lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột ..............................61
Kỹ thuật đổ bê tông cột ..............................................................................65
5.2. Kỹ thuật thi công dầm sàn ..................................................................................67
Kỹ thuật gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn ........................................70
Kỹ thuật gia công cốt thép dầm sàn ...........................................................73
Kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn .....................................................................78
5.3. Kỹ thuật thi công cầu thang, mái dốc .................................................................84
Kỹ thuật GCLD ván khuôn cầu thang, mái dốc .........................................84
Kỹ thuật GCLD cốt thép cầu thang, mái dốc .............................................86
Kỹ thuật đổ bê tông cầu thang, mái dốc ....................................................88
CÔNG TÁC HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH ..............................................90
6.1. Công tác trát ........................................................................................................90
Yêu cầu kỹ thuật của công tác trát .............................................................90
Quy trình thực hiện công tác trát mặt ngoài công trình .............................91
Quy trình thực hiện công tác trát mặt trong công trình .............................93
6.2. Công tác láng, lát ................................................................................................93
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác láng, lát ..................................................93
Quy trình thực hiện công tác láng ..............................................................94
Quy trình thực hiện công tác lát .................................................................94

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm iii


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp
6.3. Công tác ốp gạch, đá...........................................................................................96
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác ốp gạch ...................................................96
Quy trình thực hiện công tác ốp gạch ........................................................96
Quy trình thực hiện công tác ốp đá mặt ngoài công trình .........................97
6.4. Công tác bả, sơn, vôi ..........................................................................................97
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác bả, sơn, vôi .............................................97
Quy trình thựuc hiện công tác bả ...............................................................97
Quy trình thực hiện công tác sơn, vôi ........................................................98
6.5. Công tác gắn cửa gỗ, sắt, nhôm ........................................................................100
Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác gắn cửa ..........................................100
Quy trình thực hiện công tác gắn cửa ......................................................100
6.6. Công tác lắp kính ..............................................................................................101
Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác lắp kính ..........................................101
Quy trình thực hiện công tác lắp kính......................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................106

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm iv


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hin
̀ h 2.1. Một số thiết bị, máy thi công cọc khoan nhồi. ..............................................18
Hình 2.2. Quy trình thi công cọc khoan nhồi ................................................................18
Hin
̀ h 2.3. Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi. ..................................................21
Hin
̀ h 2.4. Định vị cọc khoan nhồi..................................................................................22
Hình 2.5. Rung hạ ống vách. .........................................................................................22
Hin
̀ h 2.6. Khoan tạo lỗ. .................................................................................................23
Hình 2.7. Xác định độ sâu hố khoan, nạo vét đáy hố. ...................................................24
Hin
̀ h 2.8. Gia công lồng thép.........................................................................................25
Hin
̀ h 2.9. Hạ cốt thép. ....................................................................................................25
Hình 2.10. Quy trình xử lý dung dịch khoan. ................................................................27
Hin
̀ h 3.1. Cốt thép tầng hầm. .........................................................................................39
Hình 3.2. Thi công tường tầng hầm...............................................................................40
Hin
̀ h 4.1. Bãi xếp cọc. ...................................................................................................43
̀ h 4.2. Máy ép cọc. ...................................................................................................44
Hin
Hình 4.3. Sơ đồ đối trọng. .............................................................................................45
̀ h 4.4. Sơ đồ tính chọn cần trục. ...............................................................................45
Hin
Hình 4.5. Sơ đồ di chuyển của Máy ép và cần trục. ......................................................46
Hin
̀ h 4.6. Định vị tim cọc. .............................................................................................47
Hin
̀ h 4.7. Thi công ép cọc. ............................................................................................51
Hình 5.1. Một số máy, thiết bị duỗi, cắt và uốn cốt thép, máy buộc thép. ....................56
Hin
̀ h 5.2. Lắp dựng cốt thép cột. ...................................................................................57
Hình 5.3. Kiểm tra lắp dựng cốt thép cột, vách cứng. ...................................................58
Hình 5.4. Lắp dựng ván khuôn cột. ...............................................................................63
Hin
̀ h 5.5. Khuôn dầm sàn. .............................................................................................72
Hình 5.6. Gia công thép. ................................................................................................76
Hình 5.7. Đổ bê tông dầm sàn. ......................................................................................78
Hin
̀ h 5.8. Chọn Ván khuôn thi công cầu thang. ............................................................84
Hình 5.9. Cốt thép và thép sàn cầu thang. .....................................................................87
Hin
̀ h 6.1. Cấu tạo lớp vữa trát. ......................................................................................90
Hình 6.2. Vệ sinh mặt tường trước khi trát. ..................................................................91

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm v


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp
Hình 6.3. Công tác lát nền. ............................................................................................93
Hin
̀ h 6.4. Thi công ốp gạch men tường. ........................................................................96
Hình 6.5. Thi công ốp đá. ..............................................................................................97
Hin
̀ h 6.6. Bả matit. ........................................................................................................99
Hin
̀ h 6.7. Lắp kính. ......................................................................................................102

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm vi


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Khối lượng tổng hợp thi công cọc khoan nhồi. ............................................17
Bảng 2.2. Sai số cho phép khi chế tạo lồng thép. ..........................................................25
Bảng 2.3. Thông số và phương pháp kiểm tra...............................................................29
Bảng 3.1. Thời gian một chu kỳ làm việc của máy đào một gầu TcK (s) ......................36
Bảng 3.2. Trọng lượng riêng của đất và hệ số tơi của đất Kt ........................................37
Bảng 3.3. Hệ số làm đầy gầu của máy đào một gầu Kd ................................................37
Bảng 4.1. Bảng ghi chép ép cọc. ...................................................................................50
Bảng 5.1. Cường độ tiêu chuẩn của thép. ......................................................................58
Bảng 5.2. Đường kính thép và khối lượng theo chiều dài của thép. .............................59
Bảng 5.3. Thời gian tối thiểu bảo dưỡng bê tông trong điều kiện tự nhiên. .................83

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm vii


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

HỒ SƠ PHÁP LÝ

1.1. Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng và hoàn thành giai đoạn, hoàn thành
công trình
Phân cấp, phân loại công trình xây dựng
Cơ sở pháp lý
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện dựa trên các
văn bản Pháp luật sau:
- Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 thay thế Nghị định
209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 quy định về việc quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
- Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết về
một số nội dung quản lý chất lượng công trình.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng.
Định nghĩa hồ sơ hoàn thành công trình
Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các tài liệu có liên quan tới quá trình
đầu tư, xây dựng công trình gồm: Chủ trương đầu tư, dự án đầu tư xây dựng hoặc báo
cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, báo cáo khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế
xây dựng công trình, hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công
trình và tài liệu khác cần được lưu lại sau khi đưa công trình vào sử dụng.
Phân cấp, phân loại công trình xây dựng
Để dễ dàng quản lý các công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình
nói riêng, công trình xây dựng cần được phân cấp và phân loại. Theo quy định trong
Nghị định 15/2013/NĐ-CP, công trình xây dựng được phân loại như sau:
- Công trình dân dụng;
- Công trình công nghiệp;
- Công trình giao thông;
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 1


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:
- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục kèm theo nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.
Mẫu hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng tham khảo Phụ lục 4A - Nghị định
số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng
Hồ sơ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
gồm:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây
dựng và các phụ lục khác kèm theo;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.
Mẫu hồ sơ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây
dựng tham khảo Phụ lục 5A - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc hoàn thành
công trình đưa vào sử dụng
Biên bản nghiệm thu gồm:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công
trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.
Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc hoàn thành
công trình đưa vào sử dụng tham khảo Phụ lục 7A - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004.
Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng
Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo
cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên
của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho
Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn
bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 2


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải gửi báo cáo
cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định
của pháp luật có liên quan.
Mẫu báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng tham khảo Phụ lục 8 - Nghị định
số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.
Biên bản kiểm tra sự cố công trình xây dựng
Các thành phần tham gia lập biên bản khác gồm:
- Nhà thầu thi công xây dựng (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu).
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình (người đại diện theo pháp luật ký tên,
đóng dấu).
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (người đại diện theo pháp
luật ký tên, đóng dấu).
- Các thành phần khác, nếu có.
Mẫu biên bản kiểm tra sự cố công trình tham khảo Phụ lục 9 - Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.
1.2. Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng
Nội dung hồ sơ
Căn cứ theo quy định về việc lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây
dựng (hồ sơ hoàn công) được nêu tại Điều 30 Nghị định 15/2013/NĐ-CP. Phụ lục 5
ban hành kèm thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ hoàn công
gồm các hồ sơ sau:
Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình.
Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư xây dựng công trình
(báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần
của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên
cứu khả thi).
Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc
thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.
Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư.
Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa
thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 3


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao
thông, an toàn các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.
Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng
thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp
đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Hồ sơ khảo sát công trình
Phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật,
kèm theo: hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo);
chỉ dẫn kỹ thuật; văn bản thông báo kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn
về xây dựng (nếu có).
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản
vẽ kèm theo).
Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế
xây dựng công trình.
Hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình
Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê
duyệt của cấp có thẩm quyền.
Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công
trình.
Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng
của nhà sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định
của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật
khác có liên quan.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 4


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc
trong quá trình vận hành.
Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có)
trong quá trình thi công xây dựng.
Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm
khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.
Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền (nếu có) về:
- Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;
- An toàn phòng cháy, chữa cháy;
- An toàn môi trường;
- An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị
công nghệ;
- Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây
dựng);
- Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác
có liên quan;
- Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan:
+ Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có)
+ Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của
cơ quan chuyên môn về xây dựng.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục/ công trình đưa vào sử
dụng của Chủ đầu tư.
+ Các phụ lục tồn tại cần sửa chữa, khắc phục sau khi đưa công trình vào
sử dụng.
+ Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công
xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
Quy cách và số lượng hồ sơ hoàn công
Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải được chủ đầu tư hoặc
đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 5


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo quy định.
Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng
các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung hồ sơ
lưu trữ trong hộp.
Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể
được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp.
Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như quyết định phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường
hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), quyết định phê duyệt thiết kế, biên bản
nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ
bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp
pháp;
Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa
thuận nêu trong hợp đồng.
Bản vẽ hoàn công và mẫu khung tên bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng được hướng dẫn cụ thể tại phụ lục 2
Thông tư 10/2013/TT-BXD. Cụ thể:
Lập bản vẽ hoàn công
Nếu các kích thước thực tế của công trình, hạng mục công trình không vượt quá
sai số cho phép so với kích thước thiết kế, bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại
và được các bên có liên quan đóng dấu và ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn
công;
Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công
mới, có khung tên bản vẽ hoàn công với thông tin tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn
công quy định như mục bên dưới.
Khung tên bản vẽ hoàn công
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày….. tháng….. năm…..
Người đại diện theo pháp Người giám sát thi công xây
Người lập luật của nhà thầu thi công dựng công trình của chủ đầu
(Ghi rõ họ tên, chức xây dựng tư
vụ, chữ ký) (Ghi rõ họ tên, chữ ký, (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ
chức vụ, dấu pháp nhân) ký )

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 6


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Ví dụ một số biên bản trong công tác thi công cột.


Các ví dụ tham khảo trong Giáo trình Kỹ thuật viên xây dựng
1.3. Phổ biến an toàn lao động trước khi thực tập trên công trình
Trang thiết bị bảo hộ lao động
Tên thiết bị bảo hộ lao động Chức năng
1. Bảng nội quy công trình

Quy định một số nội dung bắt


buộc về an toàn lao động trên
công trường xây dựng

2. Mũ bảo hộ lao động


Được trang bị để đề phòng
những va chạm từ gạch đá hay
những vật cứng khác vào vùng
đầu.

3. Quần áo bảo hộ lao động

Được làm bằng chất liệu vải


dày, giảm nguy cơ tổn thương
cho cơ thể khi bị các vật sắt
nhọn tác động vào.

4. Găng tay bảo hộ Được làm bằng nhiều chất liệu


khác nhau để có thể bảo vệ đôi
tay không bị đâm xuyên, cắt,
hoặc trầy da khi mang vác vật
nặng.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 7


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Tên thiết bị bảo hộ lao động Chức năng

5. Giày bảo hộ lao động

Có mũi làm bằng sắt để bảo vệ


đôi chân không bị vật nặng rơi
vào, và tranh bị giẫm phải vật
sắc nhọn đâm vào chân.

6. Dây bảo hiểm


Là dụng cụ không thể thiếu khi
công nhân làm việc trên cao, để
đảm bảo khi có sự cố, công
nhân không bị rơi từ trên cao,
gây nguy hiểm đến tính mạng.

Biện pháp an toàn lao động trong thi công công trình
Những quy định chung
Trước khi khởi công xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, phải lập, phê duyệt
thiết kế biện pháp thi công theo quy định, trong đó phải thể hiện được các biện pháp
đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình chính, công trình
tạm, công trình phụ trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi
trường.
Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng rà soát định kỳ và điều chỉnh
cho phù hợp với thực tế của công trường.
Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện
công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí
nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn.
Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theo pháp luật về

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 8


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

an toàn lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động
theo quy định.
Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được
kiểm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì
mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động phải tuân thủ quy trình,
biện pháp đảm bảo an toàn.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây
dựng tuân thủ biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn đã được phê duyệt.
Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải có đủ sức
khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động
theo quy định của pháp luật về lao động.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an
toàn trong quá trình thi công theo quy định.
Khi có sự cố mất an toàn trong thi công xây dựng thì việc giải quyết sự cố tuân
theo quy định.
An toàn lao động trong bước lập tiến độ thi công
Dựa trên yêu cầu kỹ thuật của từng công việc, cần chú ý đến quy trình và thời
gian thi công việc đó và không được rút ngắn thời gian thi công mà chưa xét tới các
yếu tố ảnh hưởng tới cường độ hoặc sự ổn định kết cấu công trình.
Xác định tuyến, đoạn thi công hợp lý.
Không được bố trí công việc các tầng khác nhau trên cùng một phương thẳng
đứng.
Nếu làm việc theo dây chuyền thì tránh chồng chéo cản trở và gây tai nạn cho
nhau.
An toàn lao động trong bước thiết kế mặt bằng thi công
Công trình phải có hàng rào che chắn ngăn cách với bên ngoài tối thiểu H >= 2
mét.
Cầu thang hay ngoài biên phải có lan can.
Văn phòng làm việc và lán trại phải đặt ở đầu hướng gió chủ đạo.
Kho bãi, nhà vệ sinh đặt ở cuối hướng gió chủ đạo.
Kho vật liệu phải bố trí nơi bằng phẳng, nền đất ổn định, thoát nước tốt.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 9


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Bãi vật liệu rời phải phân thành khu riêng biệt, bố trí gọn gàng không cản trở
giao thông và các công việc khác.
Lưu chứa vật liệu và thiết bị
Vật liệu càng gần nơi sản xuất tương ứng càng tốt.
Nếu không thể thực hiện được thì cần quy định thời gian biểu đưa vật liệu tới.
Nguyên vật liệu, thiết bị cách xa đường, cần trục là 2m (TCVN 5038:1991).
Bảo hiểm trên cao cũng rất cần thiết tại những nơi mà tầm hoạt động của cần
cẩu bao quát cả khu vực công cộng (TCVN 5038:1991).
Đường giao thông nội bộ đủ rộng.
Nếu một chiều tối thiểu 3,5m.
Nếu hai chiều tối thiểu rộng 6m và hạn chế các đường giao nhau.
Bán kính vòng quay tối thiểu lá 10m.
Lối đi hoặc đường vành đai cho công nhân. Các lối đi lại phải quang,
Không có chướng ngại vật.
Chú ý những yếu tố gây ra nguy hiểm như vật liệu rơi, máy nâng vật liệu hoặc
xe cộ
Bố trí các lối vào và ra cho các phương tiện cấp cứu
Chú ý an toán trong công tác thiết kế hệ thống điện phục vụ thi công
Đường dây điện bọc cao su đi qua đường mắc lên cao.
Luồn dây vào ống bảo vệ chôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 40cm.
Trạm biến thế phải có hàng rào bảo vệ và biển báo nguy hiểm về điện, phải tách
biệt hai hệ thống riêng biệt giữa điện thi công và điện sinh hoạt.
Ban đêm phải bố trí đèn bảo vệ, đặc biệt là tại các kho bãi hoặc đèn báo tại khu
vực có các hố đào, mương hoặc rãnh...
An toàn lao động trong tổ chức thi công tại hiện trường
Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn trong công trường xây dựng
- Sắp xếp không ngăn nắp thiết bị nằm lộn xộn khắp nơi.
- Những nguyên nhân chủ yếu gây ra do đào xúc.
- Phương tiện di chuyển và cơ giới.
- Nhiễm độc do môi trường.
- Những nguyên nhân gây tai nạn điện.
- Bố trí các lối vào và ra cho các phương tiện cấp cứu

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 10


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

- Hệ dàn giáo phải có hệ thống thu sét nếu không được liên kết với hệ thống
tiếp đất của công trình.
- Phải có các thiết bị chữa cháy như bình cứu hỏa tại văn phòng làm việc,
lán trại, các kho vật liệu và ngay tại công trình đang được xây dựng.
- Bố trí trang thiết bị y tế và chăm sóc.
- Tại các công trình lớn cần bố trí các tiện nghi vệ sinh cho cả nam và nữ tại
nhiều vị trí
- Bố trí ánh sáng nhân tạo tại những nơi làm việc liên tục hoặc cả khi trời
tối.
- Sắp xếp công trường ngăn nắp tiện lợi cho việc thu nhặt và dọn dẹp phế
liệu.
- Cần tập huấn an toàn cho tất cả công nhân.
Một số biển báo an toàn trong công trường xây dựng
Biển báo Chức năng

Quy định khu vực hạn chế người ra


vào công trường

Quy định khu vực cấm hút thuốc, có thể


gây cháy nổ

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 11


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Biển báo Chức năng

Lưu ý khu vực đang lắp đặt giàn giáo

Lưu ý chiều cao thấp, tránh đụng đầu

Lưu ý khu vực điện cao thể, nguy hiểm

Bảng cấm một số hoạt động trong công


trình

Một số biển báo tham khảo

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 12


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Biển báo Chức năng

1.4. Một số tiêu chuẩn xây dựng áp dụng hiện hành


- TCVN 7552 – 2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - phương pháp thử.
- TCVN 7570 – 2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật.
- TCXDVN 390 - 2006: Bê tông và BTCT quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TC 371 - 2006: Nghiệm thu công trình.
- TCVN 1651-1 - 2008: Cốt thép bê tông - thép tròn trơn.
- TCVN 1651 - 2 - 2008: Cốt thép bê tông - thép có gờ.
- TCXDVN 391 - 2007: Dưỡng ẩm tự nhiên cho BTCT.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 13


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

- TCXDVN 162 - 2004: Bê tông nặng - phương pháp kiểm tra cường độ bằng
súng bật nẩy.
- TCXDVN 325 - 2004: Phụ gia hóa học cho bê tông.
- TCXDVN 313 - 2004: TC hướng dẫn chống nứt cho BTCT.
- TCVN 171 - 1989: Phương pháp kiểm tra bê tông bằng súng bật nẩy và siêu
âm.
- TCXDVN 286 - 2003: Thi công và nghiệm thu công tác đóng, ép cọc.
- TCXDVN 269 - 2002: Cọc, phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng ép dọc
trục.
- TCVN 257 - 2000: Quy định kỹ thuật thi công và nghiệm thu cọc khoan
nhồi.
- TCXDVN 208 - 1998: Yêu cầu chất lượng thi công cọc khoan nhồi.
- TCXDVN 202 - 1997: Kỹ thuật thi công phân thân nhà cao tầng.
- TCXDVN 200 – 1997: Kỹ thuật về bơm bê tông.
- TCXDVN 198 -199: Công tác thi công kết cấu BTCT toàn khối.
- TCVN 5308 - 1991: Quy phạm kỹ thuật trong an toàn xây dựng.

TP. HCM, ngày tháng năm 2017


TT Đào tạo Nghề Bộ môn Mộc-Nề Giảng viên

Th.S Nguyễn Thanh Liêm

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 14


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

KỸ THUẬT THI CÔNG NỀN MÓNG

2.1. Kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi


Giới thiệu một số phương án tạo lỗ và giữ thành
Phương pháp thi công bằng guồng xoắn
Phương pháp thi công bằng guồng xoắn tạo lỗ bằng cách dùng cần có ren xoắn
khoan xuống đất. Đất được đưa lên nhờ vào các ren đó. Phương pháp này việc đưa đất
cát và sỏi lên không thuận tiện. Hiện nay phương pháp này không thông dụng tại Việt
Nam.
Phương pháp thi công phản tuần hoàn
Phương pháp khoan lỗ phản tuần hoàn tức là trộn lẫn đất khoan và dung dịch
giữ vách rồi rút lên bằng cần khoan, lượng cát bùn không thể lấy được bằng cần khoan
ta có thể dùng các cách sau để rút bùn lên:
Dùng máy hút bùn
Dùng bơm đặt chìm
Dùng khí đẩy bùn
Dùng bơm phun tuần hoàn.
Đối với phương pháp này việc sử dụng lại dung dịch giữ vách hố khoan rất khó
khăn, không kinh tế.
Phương pháp thi công ống chống
Phương pháp này có ưu điểm là không phải lo việc sập hố khoan, công trình ít
bị bẩn vì không phải sử dụng dung dịch Bentonite, chất lượng cọc cao. Nhược điểm
của phương pháp này là cần máy thi công lớn, khó thi công cho cọc có chiều dài >
30m
Phương pháp này thường được sử dụng khi thi công những cọc nằm kề sát với
công trình có sẵn, nơi có nước mặt hoặc lỗ khoan cọc xuyên qua các tầng đất sét nhão,
cát cuội sỏi dễ gây biến dạng mạnh về phía trong lỗ (cát sỏi có cấu trúc rời rạc) hoặc
tại vùng đất có nhiều hang động.
Với phương pháp này ta phải đóng ống chống đến độ sâu 18m và đảm bảo việc
rút ống chống lên được. Việc đưa ống và rút ống qua các lớp đất (nhất là lớp sét pha và
cát pha) gặp rất nhiều trở ngại, lực ma sát giữa ống chống và lớp đất lớn cho nên công
tác kéo ống chống gặp rất nhiều khó khăn đồng thời yêu cầu máy có công suất cao.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 15


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Phương pháp thi công gầu xoay và dung dịch Bentonite giữ vách
Phương pháp này lấy đất lên bằng gầu xoay có đường kính bằng đường kính
cọc và được gắn trên cần của máy khoan. Gầu có răng cắt đất và nắp để đổ đất ra
ngoài.
Dùng ống vách bằng thép (được hạ xuống tới độ sâu 6-8m) để giữ thành, tránh
sập vách khi thi công. Vách được giữ bằng dung dịch Bentonite.
Khi tới độ sâu thiết kế, tiến hành thổi rửa đáy hố khoan bằng phương pháp bơm
ngược, thổi khí nén hay khoan lại (khi chiều dày lớp mùn đáy >5m). Độ sạch của đáy
hố được kiểm tra bằng hàm lượng cát trong dung dịch Bentonite. Lượng mùn còn sót
lại được lấy ra nốt khi đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng.
Đối với phương pháp này dung dịch Bentonite được tận dụng lại thông qua máy
lọc (có khi tới 5-6 lần).
* Ưu điểm: Thi công nhanh kiểm tra chất lượng dễ dàng thuận tiện, đảm bảo vệ
sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
* Nhược điểm: Phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng giá đắt nên giá thành cọc
cao.
Lựa chọn phương án sử dụng bê tông
Do khối lượng thi công công trình lớn, công trình sử dụng bê tông thương phẩm
được cung cấp từ trạm trộn được vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Bê tông trước khi
đưa vào sử dụng cần được kiểm tra chất lượng vật liệu và độ sụt yêu cầu.
Chọn phương án sử dụng thép và hạ lồng thép
Chủng loại và cường độ thép yêu cầu phải đúng với bản thiết kế kết cấu.
Thép trước khi sử dụng cần nắn thẳng và đánh gỉ.
Thép sử dụng cho cọc được chế tạo thành từng lồng thép, hạ xuống hố bằng cần
trục.
2.2. Tính toán khối lượng và chọn máy thi công
Tính toán khối lượng vật liệu cho một cọc
Tính toán khối lượng vật liệu cho một cọc gồm:
- Chiều dài đổ bê tông cọc
- Bê tông
- Cốt thép
- Lượng đất khoan cho một cọc

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 16


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

- Khối lượng Bentonite


Chi tiết tính toán tham khảo Giáo trình kỹ thuật viên xây dựng.
Bảng 2.1. Khối lượng tổng hợp thi công cọc khoan nhồi.

Khối lượng 1 Tổng khối


TT Tên vật liệu Đơn vị Số lượng
cọc lượng
1 Đất đào m3 198 43.57 8626.9
2 Bentonite m3 198 36.3 7187.4
3 Cốt thép tấn 198 3.5 693
4 Bê tông m3 198 35.2 6969.6
Chọn máy thi công
Máy sử dụng trong thi công ép cọc bao gồm:
- Máy khoan.
- Máy trộn Bentonite.
- Cần trục.
- Tính toán thời gian thi công cho một cọc.
- Thiết bị khác: máy hàn CT-22 để gia công lồng thép, máy nén khí, máy trộn
dung dịch Bentonite, máy bơm hút dung dịch Bentonite, máy bơm hút cặn lắng, gầu
khoan, gầu làm sạch, ống vách, bể chứa dung dịch Bentonite, bể chứa nước, máy nén
khí, ống đổ bê tông, máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, thước đo sâu.
Chọn máy thi công tham khảo tài liệu Sổ tay chọn máy Xây dựng, Nguyễn Tiến
Thu – NXB Xây dựng.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 17


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hình 2.1. Một số thiết bị, máy thi công cọc khoan nhồi.
2.3. Quy trình công nghệ và biện pháp thi công cọc khoan nhồi
Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi bằng phương pháp gầu xoay
sử dụng dung dịch Bentonite giữ thành hố
quy t r ×nh c«ng nghÖt hi c«ng cäc khoan nhåi
Quy trình thi công cọc khoan nhồi được thể hiện như Hình 2.2.

kiÓm t r a chän t r én t hö chän t hµnh phÇn


t r én bª t «ng
t r ¹ m ccbt kiÓm t r a cÊp phèi bt

gia c«ng buéc dùng vËn chuyÓn


cèt t hÐp l ång t hÐp kh«ng s¹ ch
t Ëp kÕt

s¹ ch
chuÈn ®Þnh ®Æt èng khoan x¸ c nhËn ®é s©u l ¾p ®Æt l ¾p èng xö l ý kiÓm t r a ®æ r ót
bÞ vÞ v¸ ch t¹o lç (n¹ o vÐt ) cèt t hÐp ®æbt cÆn l ¾ng dung dÞch bª t «ng èng v¸ ch

t r én cÊt chøa cÊp dung dÞch t hu håi dung dÞch


l äc c¸ t
bent onit e bent onit e bent onit e bent onit e

Hình 2.2. Quy trình thi công cọc khoan nhồi

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 18


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi


Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi (Hình 2.3).
1) Chuẩn bị thi công cọc.
2) Định vị tim cọc và đài cọc.
3) Hạ ống vách.
4) Kiểm tra đường ống dẫn Bentonite.
5) Khoan tạo lỗ.
6) Lắp đặt cốt thép.
7) Hạ ống Thổi rửa đáy hố khoan đổ bê tông.
8) Đổ bê tông.
9) Rút ống vách.
10) Kiểm tra chất lượng cọc.
1 2
C«ng t¸ c chuÈn bÞ
h¹ èng v¸ ch

Tim cäc

Nh÷ng ®iÓm göi

èng v¸ ch

3 4
khoan t¹ o lç vÐt ®¸ y hè khoan

Betonite
Betonite

èng v¸ ch
èng v¸ ch

Polymer Polymer

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 19


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

5 6
thæi röa lÇn mét l¾p ®Æ
t cèt thÐp

khÝnÐn Bentonite
Bentonite

èng v¸ ch
èng v¸ ch

Polymer

7 8
l¾p èng bª t«ng thæi röa lÇn hai (nÕu ch- a ®¹ t)

Bentonite
KhU nÐn

èng v¸ ch
èng v¸ ch

èng ®æ

èng ®æ

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 20


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

9
rót èng v¸ ch t¹ m
®æbª t«ng

Bentonite
lÊp ®¸ 1x2 èng v¸ ch

èng v¸ ch

Hình 2.3. Trình tự các bước thi công cọc khoan nhồi.
Biện pháp thi công
Định vị vị trí tim cọc
Căn cứ vào bản đồ định vị công trình do văn phòng kiến trúc sư trưởng hoặc cơ
quan tương đương cấp, lập mốc giới công trình, các mốc này phải được cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra và chấp nhận.
Từ mặt bằng định vị móng cọc của nhà thiết kế, lập hệ thống định vị và lưới
khống chế cho công trình theo hệ toạ độ OXY. Các lưới định vị này được chuyển dời
và cố định vào các công trình lân cận, hoặc lập thành các mốc định vị. Các mốc này
được rào chắn, bảo vệ chu đáo và phải liên tục kiểm tra đề phòng xê dịch do va chạm
hay lún gây ra.
Hố khoan và tim cọc được định vị trước khi hạ ống chống. Từ hệ thống mốc
dẫn trắc địa, xác định vị trí tim cọc bằng hai máy kinh vĩ đặt theo hai trục vuông góc
nhau. Sai số của tim cọc không được lớn hơn 5 cm về mọi hướng. Bốn mốc kiểm tra
vuông góc với nhau nằm trên hai trục X, Y và cùng cách tim cọc một khoảng bằng
nhau (Hình 2.4).

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 21


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hiǹ h 2.4. Định vị cọc khoan nhồi.


Hạ ống vách dẫn hướng
Ống vách bằng thép, chiều dài ống vách phụ thuộc vào địa chất các lớp đất trên
cùng, đất yếu thì đòi hỏi dài hơn đất tốt được đặt ở phần trên miệng hố khoan nhô lên
khỏi mặt đất.
Ống vách có nhiệm vụ:
- Định vị, dẫn hướng cho máy khoan.
- Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan đảm bảo không bị sập thành phía trên của
lỗ khoan.
Hàn lồng thép vào ống vách giúp lồng thép không bị đẩy nổi trong quá trình đổ
bê tông.
Ngoài ra ống vách còn làm sàn đỡ tạm thời và thao tác buộc, nối, lắp dựng và
tháo dỡ ống đổ bê tông.

Hình 2.5. Rung hạ ống vách.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 22


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Công tác khoan tạo lỗ


Công tác chuẩn bị:
- Lắp tấm thép để kê máy khoan đảm bảo máy khoan ổn định trong suốt quá
trình thi công.
- Đưa máy khoan vào vị trí thi công, điều chỉnh cho máy thăng bằng, thẳng
đứng. Trong quá trình thi công có hai máy kinh vĩ để kiểm tra độ thẳng đứng của cần
khoan.
- Kiểm tra lượng dung dịch Bentonite, đường cấp Bentonite, đường thu hồi
dung dịch Bentonite, máy bơm bùn, máy lọc, các máy dự phòng và đặt thêm ống bao
để tăng cao trình và áp lực của dung dịch Bentonite nếu cần thiết.
Công tác khoan:
- Công tác khoan được bắt đầu khi đã thực hiện xong các công việc chuẩn bị.
Công tác khoan được thực hiện bằng máy khoan xoay.
- Hạ mũi khoan vào đúng tâm cọc, kiểm tra và cho máy hoạt động.
- Dùng thùng khoan để lấy đất trong hố khoan đối với khu vực địa chất không
phức tạp. Nếu tại vị trí khoan gặp dị vật hoặc khi xuống lớp cuội sỏi thì thay đổi mũi
khoan cho phù hợp.
- Trong quá trình khoan qua các tầng đất khác nhau hoặc khi gặp dị vật ta thay
mũi khoan cho phù hợp.

Hình 2.6. Khoan tạo lỗ.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 23


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Xác định độ sâu hố khoan, nạo vét đáy hố


Do các lớp địa chất có thể không đồng đều do đó không nhất thiết phải khoan
sâu đến độ sâu thiết kế mà chỉ cần khoan thoả mãn điều kiện mũi cọc đặt sâu vào lớp
đất theo thiết kế.
Sau khi đạt độ sâu yêu cầu, ghi chép đầy đủ cao trình mũi cọc thực tế, kể cả ảnh
chụp mẫu khoan làm tư liệu. Sau đó dừng khoan, dùng gầu vét để vét sạch đất đá rơi
trong đáy hố khoan. Đo chiều sâu hố khoan chính xác bằng thước dây buộc vào quả
dọi.

Hình 2.7. Xác định độ sâu hố khoan, nạo vét đáy hố.
Lắp đặt cốt thép
Gia công cốt thép :
Cốt thép được sử dụng đúng chủng loại, mẫu mã quy định trong thiết kế đã
được phê duyệt. Cốt thép phải có đủ chứng chỉ của nhà máy sản xuất và kết quả thí
nghiệm từ phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân.
Cốt thép được gia công, buộc, dựng thành từng lồng và các lồng được nối với
nhau bằng nối buộc với dây buộc thép.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 24


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hiǹ h 2.8. Gia công lồng thép.


Sai số cho phép khi chế tạo lồng thép được quy định như sau:
Bảng 2.2. Sai số cho phép khi chế tạo lồng thép.
Tên hạng mục Sai số cho phép (mm)
Cự ly giữa các cốt chủ  10
Cự ly cốt đai  20
Đường kính lồng thép  10
Độ dài lồng thép  50
Để đảm bảo cẩu lắp không bị biến dạng, đặt các cốt đai tăng cường. Để đảm
bảo lồng thép đặt đúng vị trí giữa lỗ khoan, xung quanh lồng thép hàn các thép tấm gia
công, nhô ra từ mép lồng thép.
Hạ cốt thép:

Hiǹ h 2.9. Hạ cốt thép.


Sau khi kiểm tra lớp bùn, cát lắng dưới đáy hố khoan không quá 10 cm thì tiến
hành hạ, lắp đặt cốt thép. Cốt thép được hạ xuống từng lồng một, sau đó các lồng được
nối với nhau bằng nối buộc, dùng thép mềm để nối. Các lồng thép hạ trước được neo
giữ tạm thời trên miệng ống vách bằng cách dùng thanh thép hoặc gỗ ngáng qua đai
gia cường buộc sẵn cách đầu lồng.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 25


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Để tránh hiện tượng đẩy nổi lồng thép trong quá trình đổ bê tông thì ta hàn
thanh thép hình vào lồng thép rồi hàn vào ống vách để cố định lồng thép. Để đảm bảo
lớp bê tông bảo vệ cốt thép cọc ta xuyên qua cốt đai những con kê bê tông theo chiều
dài cọc, trên một mặt cắt.
Khi hạ lồng thép phải điều chỉnh cho thẳng đứng, hạ từ từ tránh va chạm với
thành hố gây sập thành khó khăn cho việc thổi rửa sau này.
Lắp ống đổ bê tông
Ống đổ bê tông có thể lắp ráp tổ hợp tuỳ thuộc vào chiều sâu hố đào. Ống đổ bê
tông được nối bằng ren kín. Dùng một hệ giá đỡ đặc biệt có cấu tạo như thang thép đặt
qua miệng ống vách, trên thang có hai nửa vành khuyên có bản lề. Khi hai nửa này sập
xuống sẽ tạo thành vòng tròn ôm khít lấy thân ống. Một đầu ống được chế tạo to hơn
nên ống đổ sẽ được treo trên miệng ống vách qua giá đỡ. Đáy dưới của ống đỡ được
đặt cách đáy hố khoan 20 ÷ 30 cm để tránh tắc ống. Dùng ống dẫn loại đậy đáy.
Xử lý cặn đáy lỗ khoan, thổi rửa
Dùng phương pháp thổi rửa để xử lý cặn lắng. Sau khi lắp xong ống đổ bê tông
ta lắp đầu thổi rửa lên đầu trên của ống. Đầu thổi rửa có hai cửa: một cửa nối với ống
dẫn Ø150 để thu hồi dung dịch Bentonite và bùn đất từ đáy lỗ khoan về thiết bị lọc
dung dịch, một cửa khác được thả ống khí nén đường kính Ø45, ống này dài bằng 80%
chiều dài cọc. Khi thổi rửa khí nén được thổi qua đường ống Ø45 nằm bên trong ống
đổ bê tông với áp lực khoảng 7 kG/cm2, áp lực này được giữ liên tục. Khí nén ra khỏi
ống 45 quay lại thoát lên trên ống đổ tạo thành một áp lực hút ở đáy ống đổ đưa dung
dịch Bentonite và bùn đất theo ống đổ bê tông đến máy lọc. Trong quá trình thổi rửa
phải liên tục cấp bù dung dịch Bentonite cho cọc để đảm bảo cao trình Bentonite
không thay đổi.
Thời gian thổi rửa thường kéo dài 20  30 phút. Sau đó ngừng cấp khí nén, đợi
khoảng 1 giờ để cho cặn lắng hết, dùng thước đo độ sâu. Nếu độ sâu được đảm bảo,
cặn lắng nhỏ hơn 10 cm (phải được sự thống nhất của giám sát và nhà thầu) thì kiểm
tra dung dịch Bentonite lấy ra từ đáy lỗ khoan. Lòng hố khoan được coi là sạch khi
dung dịch Bentonite thỏa mãn các điều kiện:
Tỷ trọng: 1,04  1,2 g/cm3.
Độ nhớt:  = 20  30 s.
Hàm lượng cát: nhỏ hơn 5%.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 26


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hình 2.10. Quy trình xử lý dung dịch khoan.


Đổ bê tông
Sau khi thổi rửa hố khoan cần tiến hành đổ bê tông ngay vì để lâu bùn đất sẽ
tiếp tục lắng. Bê tông cọc dùng bê tông thương phẩm có độ sụt: 18  2 cm.
Biện pháp nâng cao chất lượng bê tông ở mũi cọc: Để chất lượng bê tông ở mũi
cọc được tốt khi đổ bê tông cho mẻ đầu người ta áp dụng biện pháp cắt cầu: Nắp đậy
ống đổ bê tông được đóng kín trong khi đó bê tông vẫn được tiếp tục đổ xuống, khi
lượng bê tông trong ống đổ bê tông đủ lớn thì người ta mới mở van. Tấm xốp ngăn
cách bê tông với dung dịch Bentonite được ép xuống dưới tác dụng của lượng bê tông
bên trên sẽ ép hết Bentonite xuống và trào lên phía ngoài ống đổ bê tông và được thu
hồi vào hố thu Bentonite trên mặt đất. Việc làm này đảm bảo Bentonite được ép hết ra
khỏi lớp dưới cùng chất lượng bê tông mũi cọc được đảm bảo tốt. Tấm xốp sẽ nổi lên
mặt Bentonite trên miệng và được thu hồi.
Việc đổ bê tông trong dung dịch Bentonite được thi công bằng phương pháp rút
ống. Trước khi đổ bê tông đặt một nút bấc vào ống đổ để ngăn cách bê tông và dung

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 27


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

dịch Bentonite trong ống đổ, sau này nút bấc đó sẽ nổi lên và được thu hồi. Trong quá
trình đổ bê tông ống đổ bê tông được rút dần lên bằng cách cắt dần từng đoạn ống sao
cho đảm bảo đầu ống đổ luôn ngập trong bê tông tối thiểu là 2 m (2 - 3m) mục đích để
đẩy bê tông từ đáy ống dẫn ra, bê tông dâng dần lên không để cho dung dịch Bentonite
và bùn cát phía trên lẫn vào bê tông.
Khi đổ bê tông vào hố khoan thì dung dịch Bentonite sẽ trào ra lỗ khoan, do đó
phải thu hồi Bentonite liên tục sao cho dung dịch không chảy ra quanh chỗ thi công.
Khối lượng bê tông một cọc được tính toán cho sự hao hụt 1,05  1,1 %.
Quá trình đổ bê tông được khống chế trong vòng 4 giờ. Để kết thúc quá trình đổ
bê tông cần xác định cao trình cuối cùng của bê tông. Do phần trên của bê tông thường
lẫn vào bùn đất nên chất lượng xấu cần đổ thêm bê tông cho tràn ra để loại trừ bê tông
xấu. Ngoài ra phải tính toán tới việc khi rút ống vách bê tông sẽ bị tụt xuống do đường
kính ống vách to hơn lỗ khoan. Hao phí quy phạm cho phép vượt 10%.
Phần trên đầu trên cọc khi đổ bê tông dưới nước thì không thể tránh khỏi bùn,
cặn lắng lẫn vào trong bê tông làm giảm chất lượng của bê tông, do vậy để đảm bảo an
toàn người ta thường đổ bê tông cọc vượt lên một đoạn so với độ sâu thiết kế 50cm.
Kết thúc việc đổ bê tông phải xác định được cao trình của bê tông và cao trình
thật của bê tông chất lượng tốt. Việc quyết định ngừng đổ bê tông sẽ do nhà thầu đề
xuất và được giám sát hiện trường chấp nhận.
Kết thúc đổ bê tông thì ống đổ được rút ra khỏi cọc, các đoạn ống được rửa sạch
xếp vào nơi quy định.
Rút ống vách
Các giá đỡ, sàn công tác, neo cốt thép vào ống vách được tháo dỡ. Ống vách
được kéo từ từ lên bằng cần cẩu, phải đảm bảo ống vách được kéo thẳng đứng tránh xê
dịch tim đầu cọc. Gắn thiết bị rung vào thành ống vách để việc rút ống được dễ dàng,
không gây thắt cổ chai nơi kết thúc ống vách.
Sau khi rút ống vách, tiến hành lấp cát lên hố khoan, lấp hố thu Bentonite, tạo
mặt bằng phẳng, rào chắn bảo vệ cọc. Không được gây rung động trong vùng xung
quanh cọc, không khoan cọc khác trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc đổ bê tông cọc
trong phạm vi 5 lần đường kính cọc.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 28


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

2.4. Công tác nghiệm thu cọc


Trong quá trình thi công cọc
Kiểm tra dung dịch Bentonite đảm bảo thành hố khoan không bị sập trong quá
trình khoan và đổ bê tông. Kiểm tra việc thổi rửa đáy hố khoan trước khi đổ bê tông.
Các thông số chủ yếu của dung dịch Bentonite:
- Hàm lượng cát: nhỏ hơn 5%.
- Dung trọng : 1.01  1.05.
- Độ nhớt: 35 s.
- Độ pH: 9.5  12.
- Kiểm tra chất lượng của vật liệu: Cốt thép, bê tông, ...
- Cần ghi chép đầy đủ các tình hình từ khi bắt đầu tới khi kết thúc.
- Kiểm tra kích thước hố khoan bằng các thiết bị chuyên dụng.
Bảng 2.3. Thông số và phương pháp kiểm tra.
Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra bằng mắt có thêm đèn rọi.
Tình trạng hố - Dùng phương pháp siêu âm hoặc Camera chụp
thành lỗ khoan.
- So sánh lượng đất lấy lên với thể tích cọc.
- Theo lượng dung dịch giữ thành.
Độ thẳng đứng và độ
- Theo chiều dài tời khoan.
sâu.
- Quả dọi.
- Máy đo độ nghiêng, phương pháp siêu âm.
- Calip, thước xếp mở tự ghi độ lớn nhỏ của
đường kính.
Kích thước lỗ - Theo đường kính ống giữ thành.
- Theo độ mở của cánh mũi khoan.
- Lấy mẫu và so sánh đất đá lúc khoan và đo độ
Tình trạng đáy lỗ và sâu trước và sau thời gian quy định.
độ sâu của mũi cọc - Độ sạch của dung dịch thu hồi khi thổi rửa.
trong đất. - Phương pháp quả tạ rơi hoặc xuyên động.
- Phương pháp điện (điện trở, điện dung, ... )
Kiểm tra chất lượng cọc trước khi thi công đại trà
Phương pháp nén tĩnh
Đây là phương pháp tin cậy để thử sức chịu tải của cọc. Mục đích của phương
pháp này là thử độ lún của cọc ở tải trọng thiết kế, xác định tải trọng giới hạn của cọc

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 29


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

hoặc kiểm tra cường độ bê tông cọc. Nén tĩnh được thực hiện với kích thuỷ lực và hệ
thống đối trọng hay hệ thống cọc neo.
Quy trình thực hiện thí nghiệm trên theo quy phạm Anh: BS 8004-1986. Các
bước tiến hành:
- Cấp tăng tải trọng bằng 25% so với tải dự kiến.
- Độ lún giới hạn sau 1giờ nhỏ hơn 0.25(mm) mới cho phép tăng lên cấp tải
mới.
- Tăng đến tải trọng thiết kế dự kiến, quan sát độ lún cho đến khi độ lún
<0.25mm/h
- Giảm tải về 0 và quan sát độ phục hồi của cọc với tốc độ < 0,25mm/h hoặc
trong 6 giờ.
- Tiếp tục tăng cấp tải đến 1.25 lần tải trọng thiết kế, giữ trong 3 giờ.
- Tăng tải 1.5 lần so với tải thiết kế và giữ tải trong vòng 24÷40h.
- Giảm tải theo từng cấp, tại cấp bằng 0 tiến hành quan trắc trong 6h hoặc để
độ phục hồi của cọc nhỏ hơn 0.25mm/h. Trên cơ sở thử tải cọc, biểu đồ độ lún của đầu
cọc, sức chịu tải của cọc được xác định và tải trọng xác định với riêng từng cọc.
Phương pháp này ngoài ưu điểm có độ tin cậy cao, độ sâu giới hạn thử tải không hạn
chế thì có nhược điểm là thời gian chuẩn bị lâu, kinh phí lớn không mang tính đại diện
cao (chỉ thử được 1÷2 cọc ở hiện trường).
Phương pháp đo sóng ứng suất (Thí nghiệm biến dạng nhỏ)
Kiểm tra tính liên tục, đều đặn và khuyết tật của khối bê tông trong cọc.
Cơ sở của phương pháp này là lý thuyết truyền sóng ứng suất trong thanh đàn hồi.
Sóng này tạo ra khi búa đập vào đầu cọc, truyền từ đỉnh cọc tới mũi cọc với tốc độ phụ
thuộc vào chất lượng bê tông cọc. Khi gặp thay đổi của kháng trở cơ học, một phần
sóng ứng suất được phản hồi quay trở lại đầu cọc. Cường độ và dạng của sóng phản
hồi phụ thuộc vào bản chất và mức độ thay đổi của kháng trở cơ học.
Phương pháp khoan lấy mẫu:
Bằng thiết bị khoan có thể lấy mẫu bê tông có đường kính từ 50÷150 (mm) từ
những độ sâu khác nhau. Cũng có thể lấy mẫu liên tục theo chiều sâu. Quan sát mẫu
tại hiện trường cho phép đánh giá sơ bộ chất lượng bê tông cọc.
Ưu điểm: Chất lượng bê tông cọc được xác định chính xác bằng phương pháp
trực tiếp.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 30


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Nhược điểm: Số lượng mũi khoan nhiều ảnh hưởng đến sự làm việc của cọc,
giá thành cao, tốn thời gian.
Kiểm tra bằng siêu âm
Đây là một trong các phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Phương pháp
này đánh giá chất lượng bê tông và khuyết tật của cọc thông qua quan hệ tốc độ truyền
sóng và cường độ bê tông.
Để kiểm tra bằng phương pháp này người ta buộc sẵn 3 ống thép hình vào lồng
thép trước khi hạ lồng thép. Sau khi đổ bê tông xong ta dùng thiết bị phát siêu âm thả
vào trong một lỗ. Cứ 5cm thì đo 1 lần và ghi kết quả. Dựa vào kết quả đo được mà
phân tích chất lượng của bê tông.
Ưu điểm: Nhanh, giá thành thấp, kết quả chính xác hơn rất nhiều so với
phương pháp đo sóng âm, chiều sâu không bị hạn chế.
Nhược điểm: Tín hiệu không quét được qua vành ngoài của cọc nên không biết
được có bị hở cốt thép hay không.
Một số nội dung kiểm tra chất lượng cọc
Kiểm tra lại trục cọc: Dựa vào các mốc đã có sẵn, dùng máy hoặc thước dóng
lại các trục để kiểm tra.
Các sai số cho phép về lỗ cọc khoan nhồi.
Đường kính cọc : 0.1D và  50mm
Độ thẳng đứng : 1%.
Sai số về vị trí: D/6 và không được lớn hơn 110.
2.5. Các sự cố, nguyên nhân, xử lý khi thi công cọc khoan nhồi.
Sự cố không rút được đầu khoan cọc nhồi lên
Do một nguyên nhân nào đó như mất điện máy phát, hỏng cẩu .v.v.. làm gián
đoạn quá trình khoan cọc, cần phải rút đầu khoan lên ngay ngay sau khi mất điện thì
đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ không cẩu lên được cũng không thể nhổ lên được.
Nguyên nhân
Hiện tượng sập vách phần đất đã khoan duới đáy ống vách chưa kịp hạ xảy ra
ngay sau khi mất điện làm nghiêng đầu khoan, đầu khoan bị vướng vào đáy ống vách
và bị toàn bộ phần đất sập xuống bao phủ. Do vậy không thể rút đầu khoan lên được.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 31


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Cách xử lý
Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau khi rút
được đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ngay ống vách xuống.
Cách 2: Nếu không thể nhổ được ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực ma sát
lớn, ta phải dùng biện pháp xói hút . Cách tiến hành như sau:
Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần đất đã bị sập và xói sâu xuống dưới đầu
khoan mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống dưới theo phương thẳng đứng để khỏi
bị nghiêng vào thành vách. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan.
Lưu ý: Trong suốt quá trình xói hút luôn giữ cho mực nước trong lỗ khoan ổn
định đầy trong ống vách để giữ ổn định thành lỗ khoan dưới đáy ống vách.
Sự cố không rút được ống vách lên
Nguyên nhân
Lực ma sát giữa ống chống với đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ
và lực rung) hoặc khả năng cẩu lên của thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự
cố kẹp ống thường xảy ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh
hưởng của mật độ cát với việc cát cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn trong
tầng sét, do lực dính tương đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở v.v...
Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá
thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông.
Cách xử lý
Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ
đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.
Sự cố sập vách hố khoan
Nguyên nhân
Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:
Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất
phức tạp.
Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ.
Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao
Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, trong hố xuất hiện hiện
tượng mất dung dịch.
Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 32


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Sử dụng dung dịch giữ thành không thoả đáng.


Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong lỗ.
Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động:
Ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp.
Ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra.
Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách
làm cho đất ở xung quanh bị bung ra.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là áp dụng công nghệ
khoan không phù hợp với tầng địa chất.
Cách xử lý
Các biện pháp đề phòng sụt lở thành hố:
Theo các nguyên trên, để đề phòng sụt lở thành hố phải chú ý các việc sau:
Khi lắp dựng ống vách phải chú ý độ thẳng đứng của ống giữ.
Công tác quản lý dung dịch chặt chẽ trong phương pháp thi công phản tuần
hoàn.
Khi xuất hiện nước ngầm có áp, tốt nhất là nên hạ ống vách qua tầng nước
ngầm. Khi làm lỗ nếu gặp phải tầng cuội sỏi mà làm cho rò rỉ mất nhiều dung dịch thì
phải dừng lại để xem xét nên tiếp tục xử lý hay thay đổi phương án. Vì vậy công tác
điều tra khảo sát địa chất ban đầu rất quan trọng.
Sự cố trồi cốt thép khi đổ bê tông
Trường hợp trồi cốt thép do ảnh hưởng của quá trình rút ống vách:
Nguyên nhân 1: Thành ống bị méo mó, lồi lõm.
Cách phòng ngừa: Kiểm tra kỹ thành trong ống vách nhất là ở phần đáy, nếu bị
biến dạng hoặc méo mó thì phải nắn sửa.
Nguyên nhân 2: Cự ly giữa đường kính ngoài của khung cốt thép với thành
trong của ống vách nhỏ quá, vì vậy sẽ bị kẹp cốt liệu to vào giữa khi rút ống vách cốt
thép sẽ bị kéo lên theo.
Cách phòng ngừa: Quản lý chặt chẽ cốt liệu bê tông. Cự ly giữa thành trong
ống vách và thành ngoài của cốt đai lớn đảm bảo gấp 2 lần đường kính lớn nhất của
cốt liệu thô.
Nguyên nhân 3: Do bản thân khung cốt thép bị cong vênh, ống vách bị nghiêng
làm cho cốt thép đè chặt vào thành ống.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 33


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Cách phòng ngừa: Phải tăng cường độ chính xác ở khâu gia công cốt thép, đề
phòng khi vận chuyển bị biến dạng và kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách trước khi
thả lồng cốt thép.
Cách xử lý sự cố: Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì
phải lập tức dừng việc đổ bê tông lại và kiên nhẫn rung lắc ống vách , di động lên
xuống hoặc quay theo một chiều để cắt đứt sự vướng mắc giữa khung cốt thép và ống
vách. Trong khi đang đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời cốt thép và bê
tông cùng lên theo thì đây là một sự cố rất nghiêm trọng : hoặc thân cọc với tầng đất
không được liên kết chặt, hoặc là xuất hiện khoảng hổng. Cho nên trường hợp này
không được rút tiếp ống lên trước khi gia cố tăng cường nền đất đã bị lún xuống.
Trường hợp cốt thép bị trồi lên do lực đẩy động của bê tông (đây là là
nguyên nhân nhân chính gây ra sự cố trồi cốt thép)
Lực đẩy động bê tông xuất hiện ở đáy lỗ khoan khi bê tông rơi từ miệng ống
xuống (thế năng chuyển thành động năng ). Chiều cao rơi bê tông càng lớn, tốc độ đổ
bê tông càng nhanh thì lực đẩy động càng lớn. Cốt thép sẽ không bị trồi nếu lực đẩy
động nhỏ hơn trọng lượng lồng thép.
Vì vậy có thể giảm thiểu sự trồi cốt thép nếu hạn chế tối đa chiều cao rơi bê
tông và tốc độ đổ bê tông. Chiều cao này có thể khống chế căn cứ vào trọng lượng
lồng thép.
Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, vì vậy
việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu các phương pháp xác định khối lượng thi công cho một cọc khoan nhồi.
2. Nêu trình tự thi công khoan, thổi rửa, đổ bê tông cọc khoan nhồi.
3. Nêu các sự cố, nguyên nhân, khắc phục khi thi công cọc khoan nhồi.
TP. HCM, ngày tháng năm 2017
TT Đào tạo Nghề Bộ môn Mộc-Nề Giảng viên

Th.S Nguyễn Thanh Liêm

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 34


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 35


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT VÀ THI CÔNG TẦNG


HẦM

3.1. Kỹ thuật thi công đào đất


Cơ sở lập biện pháp thi công
Căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
Căn cứ vào địa điểm xây dựng, mặt bằng thực tế của công trình.
Kỹ thuật thi công
Phân chia giai đoạn đào, lắp giằng chống
Giai đoạn 1: Đào đất (từ tường cừ ra khoảng 2m) Song song thi công hệ giằng
và thép giằng góc.
Giai đoạn 2: Dùng máy đào gầu nghịch đào đến cốt thiết kế kết hợp công nhân
đào thủ công và tiến hành thi công cột chống cừ đợt 1
Giai đoạn 3: Dùng máy đào gầu nghịch đào đến cốt thiết kế, kết hợp công nhân
đào thủ công và tiến hành thi công cột chống cừ đợt 2. Và tiếp tục thực hiện như trên
đến lúc kết thúc.
Kỹ thuật thi công đào đất
Xác định loại đất thi công (tham khảo tài liệu Kỹ thuật thi công của Nguyễn
Đình Hiện; NXB Xây Dựng).
Tiến hành đào đất.
Đất đào được ô tô vận chuyển đi nơi khác, chỉ giữ lại số đất san lấp sau khi thi
công xong móng.
Tính toán khối lượng đất
Chọn máy đào
Lựa chon máy đào theo tài liệu Sổ tay chọn máy thi công xây dựng của Nguyễn
Tiến Thu, Nhà xuất bản Xây Dựng, 2010.
Bảng 3.1. Thời gian một chu kỳ làm việc của máy đào một gầu TcK (s)
Thời gian một chu kỳ làm việc TCK(s)
Dung tích gầu
Gầu dây và
q(m3) Gầu thuận Gầu ngược
ngoạm
(1) (2) (3) (4)
0.10-0.2 14 16-18 16

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 36


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Thời gian một chu kỳ làm việc TCK(s)


Dung tích gầu
Gầu dây và
q(m3) Gầu thuận Gầu ngược
ngoạm
0.25-0.35 15 16-19 17

0.50-0.65 15.0-15.5 17-20 17.0-17.5

0.75-0.8 16-16.5 18-21 18.0-18.5

1.00-1.25 17.0-17.5 20-23 19.0-20.0


1.50-1.90 18.5-19.0 22-25 22.0-23.5
2.00-2.75 20.5-21.0 25-28 25.0-26.5

2.50-2.75 22.0-22.5 28-30 28.0-29.0


3.00-3.50 23.0-23.5 32-35 30.5-33.5
4.00-5.00 24.0-25.0 38-42 37.0-40.0

Bảng 3.2. Trọng lượng riêng của đất và hệ số tơi của đất Kt
Cấp Trọng lượng Hệ số tơi
Loại đất
đất riêng (kN/m3) Kt
I Đất cát, á cát ẩm, đất canh tác 13-16 1.1-1.3
II Á sét màu vàng tơi, hoàng thổ khô 16-17 1.15-1.3
III Sét, á sét chặt, hoàng thổ ẩm 17-18 1.24-1.32
IV Sét khô và chặt, á sét lẫn sỏi 18-19 1.3-1.37
V Đất đồi khô cứng lẫn sỏi, quặng 20-21 1.35-1.4
Bảng 3.3. Hệ số làm đầy gầu của máy đào một gầu Kd

Cấp Các loại máy đào một gầu


Loại đất
đất Thuận và ngược Dây Ngoạm
Đất cát, á cát ẩm, đất canh tác 0.85-1.05 0.8-0.9 0.7-0.8
I
Đất canh tác, đồng bằng 1.15-1.25 1.1-1.2 0.8-0.9
Á sét màu vàng tơi, hoành thổ
II 1.2-1.3 1.15-1.25 0.9-1.0
khô
III Sét, á sét chặt, hoành thổ ẩm 1.1-1.2 0.95-1.05 0.85-0.9
IV Sét khô và chặt, á sét lẫn sỏi 0.95-1.1 0.95-1.05 0.85-0.1
V Đất đồi khô cứng lẫn sỏi, quặng 0.95-1.0 0.95-1.05 0.6-0.7

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 37


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Chọn xe ôtô vận chuyển đất


An toàn trong công tác đào đất và đập đầu cọc
Hố đào ở nơi người qua lại nhiều, phải có hàng rào ngăn, ban đêm phải thắp
đèn đỏ.
Trước mỗi kíp làm việc phải kiểm tra xem có nơi nào đào hàm ếch hoặc có
vành đất cheo leo, hoặc có những vết nứt ở mái dốc hố đào, phải kiểm tra lại độ dốc
các mái đất, sau đó mới cho công nhân vào làm việc khi trời nắng không để công nhân
ngồi nghỉ ngơi hoặc tránh nắng ở chân mái dốc hoặc ở gần tường đất.
Các đống vật liệu cất chứa trên bờ hồ đào phải cách mép hố ít nhất là 0.5 m.
Phải đánh bậc thang cho người lên xuống các hố đào, hoặc đặt thang gỗ có tay
vịn. Nếu hố hẹp thì dùng loại thang treo.
3.2. Biện pháp thi công tầng hầm
Phương pháp thi công
Tường tầng hầm được tiến hành sau khi các công đoạn thi công bê tông đài
móng, sàn tầng hầm kết thúc.
Khi thi công ván khuôn tường tầng hầm, có thể tận dụng sàn tầng hầm làm vị trí
neo giữ hệ cây chống, cáp giằng... khi đó, trong quá trình đổ bê tông sàn tầng hầm cần
bố trí sẵn các cốt thép chờ, neo vào bê tông sàn để phục vụ cho mục đích này.
Công tác chuẩn bị
Trước khi thực hiện công tác cốt thép cho tường tầng hầm, cần tiến hành công
đoạn vệ sinh cốt thép chờ đã dính bê tông trong quá trình đổ sàn tầng hầm. Có thể thực
hiện bằng bàn chải sắt hoặc các dụng cụ tương đương.
Lưu ý làm sạch các tấm Waterstop được đặt sẵn tại vị trí mạch ngừng giữa lớp
bê tông sàn và tường tầng hầm.
Tập kết trên mặt bằng sàn các tấm ván khuôn, cây chống dọc theo chu vi tường
tầng hầm.
Công tác cốt thép
Lắp dựng cốt thép tường tầng hầm, cốt thép theo phương dọc được liên kết với
thép chờ đà kiềng.
Bố trí các cục kê bê tông cao 2.5cm, cách khoảng a=800 theo 2 phương trên lưới
thép tường.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 38


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Có thể dùng các thanh thép đai, uốn thành chữ U để giữ khoảng cách cố định
giữa 2 lớp lưới thép.

Hiǹ h 3.1. Cốt thép tầng hầm.


Công tác ván khuôn
Xác định đơn vị cung cấp ván khuôn tường tầng hầm.
Xác định chiều cao tường tầng hầm là và cao trình đổ bê tông.
Lựa chọn ván khuôn thích hợp.
Tính toán ti giằng, sườn, cây chống cho vách tầng hầm
Quan điểm tính toán
Ván khuôn tường tầng hầm chủ yếu chịu tác dụng lực xô ngang của bê tông do:
- Trọng lượng của bê tông mới đổ
- Tải trọng do đổ bê tông: q = 400 KG/m2
- Tải trọng do đầm vữa bê tông: qđầm = 200 KG/m2
Bê tông được đổ thành từng lớp với chiều cao 0.4- 0.5 m, dọc theo suốt chiều
dài tường tầng hầm. Thời gian dãn cách tối đa của 2 lớp không quá 60 phút → trên
quan điểm như vậy, khi tính toán ti giằng chịu hoàn toàn áp lực ngang phát sinh của bê
tông thì hệ thanh sườn và cây chống chỉ giúp định vị tường và chịu áp lực gió tác dụng
vào ván khuôn tường.
Mặc khác, khi đổ thành từng lớp với thời gian giản cách không quá 60 phút thì:
khi lớp bê tông thứ 2 được đổ, lớp bê tông bên dưới đã bắt đầu ninh kết, triệt tiêu một
phần áp lực ngang gây ra của bê tông → do đó, khi tính toán ti giằng (ty xuyên
M12(Ø12) có côn nhựa), tính với chiều cao bê tông đổ là 0.5 m.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 39


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Tính toán ti giằng, sườn, cây chống


Tính toán ti giằng, sườn, cây chống :
- Áp lực bê tông.
- Lực phân bố tác dụng vào ván khuôn.
- Lực tác dụng vào ti giằng.
- Lực tính toán tác dụng vào ti giằng.
- Cường độ chịu lực của ti giằng.
→ Vậy, thanh giằng đảm bảo điểu kiện chịu áp lực ngang của bê tông.
→ Việc bố trí các thanh sườn ngang, đứng và cây chống theo yêu cầu chống áp
lực gió tác dụng lên ván khuôn.
Tuy nhiên, do phần ván khuôn tường được lắp dựng ở độ cao -5.7m (hoàn toàn
dưới cốt nền tự nhiên) → bố trí cây chống và thanh sườn theo yêu cầu cấu tạo.

Hiǹ h 3.2. Thi công tường tầng hầm.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 40


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Công tác bê tông


Yêu cầu kỹ thuật
Đối với tường tầng hầm, cần có biện pháp đổ bê tông để hạn chế hiện tượng
xuất hiện mạch ngừng (yêu cầu chống thấm) trừ vị trí khe lún của công trình và phải
có biện pháp xử lý chống thấm khe lún này.
Thời gian giãn cách giữa 2 lớp đổ bê tông tối đa: 60 phút.
Phương pháp đổ
Với yêu cầu khống chế về thời gian đổ bê tông, ta sử dụng bê tông thương
phẩm để chủ động trong việc cung ứng bê tông. Nhằm hạn chế việc xử lý mạch ngừng
giữa hai phân đoạn đổ ta tiến hành đổ bê tông tường chỉ có một phân đoạn.
Chọn máy thi công
Chọn máy bơm bê tông
Chọn loại có tay cần dài.
Tính Toán, chọn lưu lượng bơm bê tông với các thông số sau.
Chiều cao đổ bê tông.
Tổng khối lượng bê tông tường.
Bề dày tường.
Chia tường thành nhiều lần đổ.
Chiều dài tường đổ cho một vị trí máy.
Chọn thời gian giãn cách.
Chọn máy đầm dùi
Tính chọn tổ đội thi công
Với 1 máy bơm bê tông, ta chuẩn bị 1 tổ phục vụ bơm gồm 10 người, trong đó:
- Điều khiển vòi bơm: 2 người
- Đầm dùi: 4 người/ 2 máy (1 người đầm, 1 người di chuyển motor)
- Gõ thành ván khuôn, trám kẽ: 2 người
- Pha và tưới hỗn hợp dung dịch SikaLatex: 2 người (1 người pha trộn, 1
người tưới lên vị trí mạch ngừng)
Để đảm bảo bê tông không bị phân tầng và tạo rỗ tại mặt tiếp xúc giữa tường và
sàn tầng hầm, ta tổ chức đầm dùi thành 2 tốp:
- Tốp thứ 1 đứng trước hướng vòi bơm, đầm lớp bê tông mỏng (bị sụt từ
miệng đổ ra) bên dưới nhằm không tạo lỗ rỗng giữa bê tông và tấm Sika Waterbars.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 41


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

- Tốp thứ 2 theo sau vòi đổ, có nhiệm vụ đầm bê tông lớp mặt cho đúng với
cao trình đổ dự kiến.
Trong quá trình đầm, còn có 2 thợ giữ nhiệm vụ gõ thành ván khuôn, trám kẽ
bằng bao xi măng tẩm nước nhằm phát hiện các sự cố khả dĩ nếu có và đảm bảo cho
mặt bê tông hoàn thiện không bị rỗ.

Câu hỏi ôn tập:


1. Nêu cách tính toán chọn máy đào đất.
2. Nêu cách tính toán ti giằng, sườn, cây chống cho vách tầng hầm
3. Nêu cách tính toán chọn máy bơm thi công đổ Bê tông tường tầng hầm.
4. Nêu cách tính toán bố trí tổ đội thi công đổ Bê tông tường tầng hầm.

TP. HCM, ngày tháng năm 2017


TT Đào tạo Nghề Bộ môn Mộc-Nề Giảng viên

Th.S Nguyễn Thanh Liêm

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 42


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC

4.1. Công tác chuẩn bị


Chọn xe vận chuyển cọc
Chọn xe vận chuyển cọc.
Tổng số cọc trong mặt bằng.
Trọng lượng mỗi cọc.
Số lượng cọc mà mỗi chuyến xe vận chuyển được.
Bố trí bãi tập kết cọc
Nguyên tắc bố trí bãi xếp cọc:
- Trên một hàng ngang cứ 1 cọc có mũi C1 thì phải có 2 cọc C2.
- Các cọc được sắp xếp đúng kỹ thuật, bố trí theo bản vẽ thi công.
- Tại các vị trí kê cọc phải đảm bảo ổn định.
- Khi xếp cọc ở bãi phải đảm bảo chiều cao chồng cọc không quá 2/3 lần chiều
rộng của chồng cọc và không quá 2m.
Chú ý: những mặt ghi Mác, số hiệu cọc cần lộ ra để dễ kiểm tra.

̀ h 4.1. Bãi xếp cọc.


Hin
Chọn các thiết bị phục vụ thi công
Phương tiện phục vụ thi công ép cọc gồm các thiết bị chính sau:
- Dàn máy ép cọc bê tông.
- Cần trục phục vụ cẩu lắp.
- Máy kinh vĩ quang học: định vị tim cột.
- Máy thủy bình: đo độ cao.
Chọn máy ép cọc
Chọn máy ép cọc để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế, cọc phải qua các tầng địa
chất khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của địa chất công trình.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 43


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Như vậy, để ép được cọc xuống chiều sâu thiết kế cần phải có một lực thắng
được lực ma sát bên của cọc và phá vỡ cấu trúc của lớp đất dưới mũi cọc. Lực ép đó
chủ yếu do lực ép bằng thủy lực gây ra.
Muốn cho cọc qua được những địa tầng đó, thì lực ép phải đạt được giá trị:
Pep min = 1.3xPtk (Mục 6.2 TCXDVN: 286-2003)
Pep max = 1.8xPtk
Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất
Pép max yêu cầu theo quy định của thiết kế.
Pdanh định = Pép max x1.4

Hiǹ h 4.2. Máy ép cọc.


Khi chọn máy ép cọc ta cần lưu ý đến những điểm sau:
- Lý lịch máy nơi sản xuất và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
- Lưu lượng dầu lớn nhất.
- Hành trình pit tông của kích.
- Phiếu kiểm định đồng hồ đo áp lực.
→ Chọn hệ kích thủy lực ép tại đỉnh cọc, loại kích này là loại kích đôi liên kết
một đầu vào lồng ép cố định, một đầu liên kết vào lồng ép di động.
Chọn đối trọng
Dùng các khối bê tông có kích thước 1x1x2 m có trọng lượng P=25x1x1x3=
75kN. Tính đối trọng cho trường hợp ép bất lợi (ép cọc 5,6 hoặc 1,2).

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 44


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

̀ h 4.3. Sơ đồ đối trọng.


Hin
Chọn cần trục
Căn cứ vào trọng lượng bản thân cọc, của đối trọng và độ cao nâng cẩu cần
thiết để chọn cẩu thi công ép cọc.
Xác định các thông số mà cần trục cần phục vụ cho việc thi công ép cọc:
- Sức nâng Qmax/Qmin.
- Tầm với Rmax/Rmin.
- Chiều cao nâng: Hmax/Hmin.
- Độ dài cần chính L.
- Độ dài cần phụ.
- Thời gian.
- Vận tốc quay cần.

Hình 4.4. Sơ đồ tính chọn cần trục.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 45


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Lựa chọn cần trục dựa theo tài liệu Sổ tay chọn máy xây dựng, Nguyễn Tiến
Thu – NXB Xây dựng.
Chọn cáp phục vụ cẩu lắp:
Chọn cáp chủ yếu để phục vụ thi công cẩu chất đối trọng + cẩu cọc lắp vào Máy
ép, còn khi cẩu dàn đế thì không nhất thiết phải dùng đưa vào trong tính toán vì máy
ép bằng thép có P tương đối nhỏ.
Để đơn giản trong thi công ta chọn chung 1 loại cáp khi cần trục phục vụ thi
công ép cọc.
Tính số máy ép cọc
Từ số lượng cọc cần ép và định mức ca máy (theo ĐM 24-2005), ta tính ra số ca
máy cần thiết cho việc thi công công trình. Nếu số ca máy quá lớn, ta có thể chọn tăng
số máy ép lên: 2 máy, hoặc 3 máy...
Lập sơ đồ di chuyển của máy ép và cần trục
Trình tự lập sơ đồ di chuyển của máy ép + cần trục phục vụ ép :

Hình 4.5. Sơ đồ di chuyển của Máy ép và cần trục.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 46


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Các bước tính toán và kiểm tra được thực hiện trên AutoCad; ta có được sơ đồ
di chuyển của máy ép và cần trục.
4.2. Trình tự thi công cọc ép
Chuẩn bị
Trước tiên cho thi công 3 cọc có số thứ tự trên bản vẽ thiết kế chỉ định.
Sau khi thi công xong ta bắt đầu thí nghiệm nén tĩnh để kiểm tra sức chịu tải
của cọc.
Sau khi thí nghiệm nén tĩnh xong, kết quả thí nghiệm được đơn vị thiết kế kiểm
tra và đưa ra giải pháp thiết kế để ép đại trà.
Kỹ thuật thi công
Định vị tim cọc
Định vị móng cọc là công việc hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo thi công cọc
đúng vị trí. Vì vậy việc định vị cọc phải do kỹ thuật viên đảm nhận, dưới sự hướng dẫn
của các bộ kỹ thuật
Định vị móng cọc ở trên khô (ép cọc trước khi đào móng): Định vị cọc ở trên
khô bao gồm việc chuyển trục chính và các trục phụ của bản vẽ thiết kế vào thực địa,
xác định các tim cọc cần ép. Các điểm tim trục dọc và ngang và độ thẳng đứng của cọc
được xác định bằng máy kinh vĩ và thước dây.
Sau khi định được tim cọc, chuyển tim cọc theo 2 phương (chuyển ra 4 điểm
1,1’, 2, 2’); để sau khi lắp cọc vào Máy ép, dùng Máy kinh vĩ điều chỉnh cọc vào đúng
vị trí thiết kế.

̀ h 4.6. Định vị tim cọc.


Hin
Trình tự thi công
Kiểm tra các thông số của cần trục, kích thuỷ lực, đồng hồ đo áp lực, máy bơm
dầu có đúng với yêu cầu ghi trên văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp và kiểm
tra.
Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 47


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Định vị các tim cọc theo 2 phương


Cẩu lắp khung đế vào dúng vị trí thiết kế
Cẩu lắp khung cố định và khung ép di động
Bước 1:
Cẩu dựng cọc vào khung ép
Điều chỉnh mũi cọc vào vị trí thiết kế dùng máy kinh vĩ đặt ở 2 vị trí điểm 1, 2
để điều chỉnh mũi cọc nằm trên đường 1-1’ và 2-2’
Bước 2:
Ép cọc C1 : ép đến khi cách mặt đất 0.5m thì dừng lại nối cọc C2 vào
Khi nối cọc:
Bề mặt 2 đầu cọc nối sữa chữa sao cho thật phẳng
2 cọc trùng với nhau và trùng với phương đứng mới tiến hành hàn nối lại với
nhau
Trước khi hàn phải gia tải cho cọc khoảng 10-15% tải thiết kế khoảng P = 100-
150kN
Tiếp tục ép và nối cọc cho đoạn cọc tiếp theo
Bước 3:
Khi ép đoạn cọc cuối cùng (đoạn thứ 3) cách mặt đất 0.5 cẩu dựng đoạn cọc lói
(bằng thép) đưa vào đầu cọc. Chiều dài cọc lói =4.0m
Tiến hành ép lói cọc để đầu cọc đến độ sâu thiết kế
Sau đó nhổ đoạn cọc lói lên, tái sử dụng
Các chú ý khi thi công ép cọc :
Thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng của cọc trong quá trình ép
Độ nghiêng của bệ máy không quá 0.5%
Lắp cọc vào dàn ép phải cẩn thận, kiểm tra độ lệch tim của cọc không được lớn
hơn 10mm. Sau đó kiểm tra độ nghiêng của cọc bằng máy kinh vĩ, độ nghiêng tối đa
cho phép của cọc là 1%
Khi đáy kích tiếp xúc với đỉnh cọc thì điều chỉnh van tăng dần áp lực để những
phần đầu tiên của các đoạn cọc cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên  1cm/sec. Khi
cọc chuyển động đều thì cho vận tốc xuyên của cọc không quá 2cm/sec.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 48


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Những sự cố khi thi công


Khi cọc bị gãy mà không nhổ lên được thì phải báo cho thiết kế để có phương
án xử lý cọc và móng sau này.
Khi cọc ép chưa tới độ sâu thiết kế mà đã đạt được lực ép Pmax thì báo cho
giám sát nghiệm thu và tiến hành đập đầu cọc để công việc ép cọc không bị cản trở.
Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn.
Mũi cọc gặp dị vật.
Mũi cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
Trong các trường hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể là một
trong các cách sau:
Cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc
mới (do thiết kế quy định).
Khi gặp dị vật, vỉa cát hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn hoặc xói nước
như đóng cọc.
Đối với những cọc bị gãy, hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn trong quá trình ép ta
phải nhổ lên hoặc bổ sung 1 cọc mới ngay bên cạnh cọc không đạt yêu cầu.
Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc
độ ép, tăng lực ép lên từ từ nhưng không được > Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống
thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý. Nếu nguyên nhân là do lớp
cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc này một thời gian chờ cho độ chặt của lớp
đất giảm dần rồi ép tiếp.
Điều kiện kết thúc ép cọc
Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:
- Chiều dài cọc ép sâu trong lòng đất tới độ sâu thiết kế.
- Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt
chiều dài xuyên lớn hơn 3 lần cạnh cọc trong khoảng 3d vận tốc xuyên không quá
1cm/s.
Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên đơn vị thi công phải báo cho chủ đầu tư
và đơn vị tư vấn thiết để xử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí
nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 49


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Ghi chép
Ghi lực ép cọc đầu tiên:
Khi mũi cọc cắm sâu vào đất từ 30 ÷ 50cm thì ghi chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ
mỗi lần cọc đi xuống sâu được 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép
cọc.
Nếu thấy chỉ số trên đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì
phải ghi vào nhật ký cộng độ sâu và giá trị lực ép thay đổi đột ngột nói trên. Nếu thời
gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất phương
pháp xử lý.
Sổ nhật ký được ghi một cách liên tục cho đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác
dụng lên cọc có giá trị bằng 0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu thì ghi lại ngay độ sâu
và giá trị đó.
Bắt đầu từ độ sâu có áp lực P=0,8 Pép min ta ghi chép ứng với từng độ sâu
xuyên 20cm vào nhật ký, tiếp tục ghi như vậy cho đến khi ép xong 1 cọc.
Bảng 4.1. Bảng ghi chép ép cọc.
Chiều sâu(m) Tải trọng(kN) Ghi chú
0,5
1,5
2,5
……….
25
Ghi lực ép các đoạn cọc đầu tiên.
Xác định độ cao đáy móng (thông thường đo độ sâu đáy móng nếu ép cọc
trước, với đài móng nếu ép cọc sau).
Khi mũi cọc cắm sâu vào lòng đất 30÷50cm thì bắt đầu ghi chỉ số lún nén đầu
tiên, cứ mỗi lần cọc đi sâu xuống 1m thì ghi giá trị lực ép đó vào nhật ký ép cọc.
Cách ghi lực ép ở giai đoạn cuối cùng hoàn thành việc ép xong một cọc.
Ghi lực ép như trên và tới độ sâu mà lực ép tác động lên đỉnh cọc có giá trị bằng
0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu thì ghi lại giá trị lực ép tại độ sâu đó.
Bắt đầu từ độ sâu này, ghi lực ép ứng với từng độ sâu vào nhật ký cứ như vậy
theo dõi cho đến khi ép xong cọc.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 50


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hiǹ h 4.7. Thi công ép cọc.


An toàn lao động
Người thi công ép cọc phải học an toàn lao động, cách thao tác trong công việc.
Công nhân phải trang bị bảo hộ lao động như găng tay, giầy, mũ, dây an toàn,
khi hàn công nhân phải đeo kính hàn.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 51


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Thường xuyên phải kiểm tra các thiết bị máy móc, dây cáp, hệ thống điện.
Cần chú ý đến các chi tiết neo thiết bị, các dàn khung ép.
Khi cẩu lắp cán bộ giám sát phải quan sát và hướng dẫn thợ, người thực hiện
cẩu phải đưa cọc vào vị trí đúng qui định.
Trước khi dựng cọc phải kiểm tra an toàn, nghiệm thu cọc về kích thước, các
khuyết tật khác theo qui định về thi công và nghiệm thu cọc.
Cần chú ý về tốc độ tăng áp lực, về đối trọng tránh trường hợp có thể gây mất
cân bằng
Người không có nhiệm vụ phải đứng ra ngoài phạm vi dựng cọc, khoảng cách ít
nhất phải bằng chiều dài cọc.
Các điểm chú ý khi ép cọc
Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc.
Ghi chép lực ép cọc đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ 0.3 – 0.5 m
thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực
ép tại thời điểm đó vào nhật ký ép cọc.
Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống 1 cách đột ngột thì phải
ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.
Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên
quan.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu cách tính toán chọn cẩu phục vụ thi công ép cọc.
2. Nêu cách tính toán chọn cáp phục vụ thi công ép cọc.
3. Nêu cách tính toán đối trọng khi thi công ép cọc.
4. Nêu kỹ thuật thi công ép cọc.
5. Nêu biện pháp an toàn lao động khi thi công ép cọc.

TP. HCM, ngày tháng năm 2017


TT Đào tạo Nghề Bộ môn Mộc-Nề Giảng viên

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 52


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Th.S Nguyễn Thanh Liêm

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 53


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN KHUNG

5.1. Kỹ thuật thi công cột


Kỹ thuật GCLD cốt thép cột
Tính toán cốt thép theo bản vẽ thiết kế
Yêu cầu:
Thép trước khi sử dụng được kéo thử cho mỗi lô hàng để xác định cường độ
theo thiết kế. Mẫu thí nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 197:1985 kim loại
phương pháp thử kéo và TCVN198:1985 kim loại- phương pháp thử uốn. Thép sử
dụng phải đạt các yêu cầu kĩ thuật và được cán bộ kỹ thuật đồng ý mới được sử dụng.
Cốt thép được nắn thẳng bằng tời, uốn và cắt nguội tuân theo TCVN 8874-91.
Với thép ≤ Ø10 được nắn thẳng bằng cách dùng tời kéo, với các loại thép còn lại thì sử
dụng máy cắt uốn thép. Cốt thép gia công xong được xếp thành từng lô. Mỗi lô lấy 5%
sản phẩm để kiểm tra, trị số sai lệch không quá quy định theo TCVN 4453-95. Khi gia
công cốt thép phải che chắn bảo đảm an toàn trong suốt quá trình.
Yêu cầu kỹ thuật của cốt thép:
Sai số cho phép: Theo kích thước chiều dài của cốt thép chịu lực mỗi mét dài
±5 và cho toàn bộ chiều dài ±20.
Sai lệch về vị trí điểm uốn ±20.
Sai lệch về chiều dài cốt thép trong bê tông khối lớn: khi l<10m thì =d, còn
>10m thì =d + 0.2a.
Sai lệch về góc uốn cốt thép 3º.
Sai lệch về kích thước móc uốn ±a
Nối thép được dùng nối hàn và nối buộc. Nếu nối hàn thì tuân thủ theo
TCVN5724-93, nối buộc thì theo quy định thiết kế và quy phạm cốt thép trong bê
tông. C.
Cốt thép chờ liên kết với cột được giữ ổn định trong thi công bằng hệ thống giá
đỡ kết hợp với hệ thống chống đỡ thành ván khuôn.
Cốt thép khi lắp dựng phải đảm bảo.
Lắp đặt đúng vị trí của từng thanh.
Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh.
Đảm bảo lớp bê tông bảo vệ.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 54


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Cốt thép phải sạch sẽ không bị hoen gỉ, dính dầu mỡ, bùn đất.
Đảm bảo độ vững chắc và ổn định của các mối nối.
Đảm bảo độ vững chắc của cốt thép trong quá trình đổ bê tông.
Trước khi đổ bê tông các cấu kiện, công tác lắp dựng cốt thép phải được
nghiệm thu giữa các bên.
Tính toán số lượng, chủng loại, hình dáng kích thước cốt thép theo bản vẽ
thiết kế trước khi gia công cốt thép:
Phải đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ
thiết kế.
Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến
trúc…
Triển khai bản vẽ chi tiết gia công thép và trình giám sát phê duyệt. Bảng gia
công thép phải tuân thủ vị trí nối thép
Giám sát trong quá trình gia công.
Kỹ thuật gia công cốt thép cột
Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học như cưa
cắt, dập, đột.
Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế sản
phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 55


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hình 5.1. Một số máy, thiết bị duỗi, cắt và uốn cốt thép, máy buộc thép.
Trình tự lắp dựng cốt thép cột
Lắp đặt: đúng vị trí, đúng cao độ;
Đối với cột và vách, từ lưới trục đã triển khai trên sàn triển khai bật tiết diện
chân cột, chân vách và chỉnh sửa thép chờ đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành lắp
dựng thép.
Lớp bảo vệ phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện.
Khung thép chính phải được định dạng ổn định và đúng hình dạng cấu kiện.
Thép đai thi công phải thẳng đều đúng khoảng cách bằng cách xác định đai đầu
tiên và sau đó dùng thước hoặc thanh cữ đo và đánh dấu bằng phấn lên thép chủ để
công nhân buộc đai. Thép đai phải sắp đặt điểm móc chéo trả xen kẽ nhau.
Nối thép: Nối đúng vị trí (vùng chịu nén), đúng chiều dài và phù hợp với quy
định chung của thiết kế.
Chiều dài nối theo quy định của thiết kế, nếu không có quy định riêng thì đoạn
nối là 30d trong vùng nén, 40d trong vùng kéo (hạn chế sử dụng).
Tại vị trí nối thép nếu thép chịu lực có đường kính >= 18 thì phải uốn thép tại vị
trí nối sao cho 2 thanh thép sau khi nối phải đồng tâm (nhấn cổ chai).

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 56


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Kê thép: Đủ cường độ (nếu dùng kê bằng bê tông hoặc vữa mác cao) và đảm
bảo chiều dày lớp bảo vệ
Kê thép phải được đúc trước để đảm bảo khi đem ra thi công không bị bể.
Tại một vị trí kê phải kê đủ >=2 cục kê để khung thép cột không bị vặn và ổn
định.
Những chú ý khi lắp dựng cốt thép: Lắp dựng cốt thép cột: Đầu tiên cho nối
thép dọc vào thép chờ, sau đó thì lồng thép đai vào, dùng dây kẽm buộc thép đai vào
thép chủ, dùng dây kẽm cố định tạm khung thép cột. Khác với dầm và sàn, thép cột
được lắp dựng cốt thép trước khi lắp đặt ván khuôn.

Hình 5.2. Lắp dựng cốt thép cột.


Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép cột
Công tác kiểm tra cốt thép trong bê tông bao gồm các việc sau đây:
Kiểm tra chất lượng thép vật liệu.
Kiểm tra độ sạch của thanh thép.
Kiểm tra sự gia công cho thanh thép đảm bảo kích thước như thiết kế.
Kiểm tra việc tạo thành khung cốt thép của kết cấu.
Kiểm tra sự đảm bảo cốt thép đúng vị trí trong suốt quá trình đổ bê tông.
Kiểm tra các lỗ chôn trong kết cấu dành cho việc luồn dây cáp hoặc các chi tiết
của việc lắp đặt thiết bị sau này và các chi tiết đặt sẵn bằng thép hay vật liệu khác sẽ
chôn trong bê tông về số lượng, về vị trí với độ chính xác theo tiêu chuẩn.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 57


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hình 5.3. Kiểm tra lắp dựng cốt thép cột, vách cứng.
Chỗ này lưu ý, không được cho các chi tiết bằng kim loại nhôm hay hợp kim có
nhôm tiếp xúc với bê tông. Lý do là phân tử nhôm sẽ tác động vào kiềm xi măng tạo ra
sự trương thể tích bê tông làm cho bê tông bị nát vụn trong nội tại kết cấu.
Kiểm tra vật liệu làm cốt thép:
Cần nắm vững nguồn gốc cốt thép: nơi chế tạo, nhà bán hàng, tiêu chuẩn được
dựa vào để sản xuất thông qua catalogue bán hàng. Với thép không rõ nguồn gốc, kỹ
sư tư vấn đảm bảo chất lượng yêu cầu nhà thầu đưa vào các phòng thí nghiệm có tư
cách hành nghề thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu như cường độ chịu kéo, kết quả thử
uốn và uốn lại không hoàn toàn, thử uốn và uốn lại.
Thép dùng trong bê tông là thép chuyên dùng trong xây dựng. Nếu là thép Việt
nam, theo TCVN 1651:1975, có bốn nhóm thép cán nóng là cốt tròn trơn nhóm CI, cốt
có gờ nhóm CII, CIII và CIV. Nếu ký hiệu theo Nga, đó là các nhóm tương đương ứng
với AI, AII, AIII, AIV.
Cường độ tiêu chuẩn của các nhóm thép cán nóng để đối chiếu với các loại thép
cần thí nghiệm để xác định cường độ cho trong Bảng 5.1
Bảng 5.1. Cường độ tiêu chuẩn của thép.
Cường độ tiêu chuẩn R a.c
Nhóm cốt thép thanh
( KG/cm2)
CI 2.200
C II 3.000
C III 4.000
C IV 6.000
Dây thép cácbon thấp kéo nguội 5.200
Thử kéo cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 197:1985.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 58


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Để đảm bảo khả năng chịu biến dạng dẻo của cốt thép, cần thí nghiệm uốn cốt
thép. Thí nghiệm uốn cốt thép theo TCVN 198:1985.
Với các công trình khung bê tông cốt thép, việc lựa chọn cốt thép thường chọn
thép tròn cán nóng nhóm CII, có số hiệu CT 5 làm thép chịu lực.
Khi cần kiểm tra để biết bố trí cốt thép có đúng đường kính danh nghĩa không,
ta xem Bảng 5.2:

Bảng 5.2. Đường kính thép và khối lượng theo chiều dài của thép.
Đường kính danh Diện tích mặt cắt ngang Khối lượng theo chiều dài
nghĩa (mm) danh nghĩa (mm )2
Yêu cầu kg/m Dung sai %
6 28,3 0.222 ±8
8 50,3 0.395 ±8
10 78,3 0.617 ±5
12 113 0.888 ±5
16 201 1.58 ±5
20 314 2.47 ±5
25 491 3.85 ±4
32 804 6.31 ±4
40 1256 9.86 ±4
Cột đầu cho ta kích thước danh nghĩa, điều này có thể hiểu là khi chọn tiết diện
trong tính toán, thép được chọn theo diện tích chịu lực ở cột 2 và được coi đường kính
thanh tương ứng với cột 1. Nhưng do bề ngoài đường kính có gờ nên đường kính
thanh này chỉ là danh nghĩa, không thể đo chỗ lõm rồi cộng với đo chỗ lồi của gờ mà
chia bình quân. Cách làm tốt là chặt 1 hay 2 mét rồi cân, theo bảng này ta suy được
đường kính danh nghĩa.
Kiểm tra độ sạch của cốt thép:
Với thép sợi Ø6, Ø8, Ø10 thấm than để bảo vệ chống gỉ, khi sử dụng vào kết
cấu cần tời để cho rụng lớp than.
Cần chú ý sự bẩn do dầu, mỡ làm bẩn thép, phải lau sạch. Những thanh thép
được bôi dầu hay mỡ chống gỉ khi sử dụng vào kết cấu phải lau sạch. Thép gỉ phải
chuốt đánh gỉ cho sạch. Những chỗ bám bùn, bẩn phải lau cọ sạch.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 59


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Thép cong, uốn gấp, phải duỗi thẳng. Thanh thép bị dập, móp quá 2% đường
kính phải loại bỏ, không đưa vào kết cấu.
Gia công theo kích thước thiết kế của thanh:
Cần kiểm tra để thấy thép chỉ được cắt uốn theo phương pháp cơ học.
Rất hạn chế dùng nhiệt để uốn và cắt thép. Nhiệt độ sẽ làm biến đổi tính chất
của thép.
Khi cắt và uốn cốt thép theo lô thì cứ 100 thanh thép đã gia công sẽ lấy năm
thanh bất kỳ để kiểm tra.
Việc hàn cốt thép bằng hồ quang dùng trong các trường hợp:
Nối dài các thanh thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8 mm;
Hàn các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong cốt
thép.
Hàn làm tăng nhiệt độ thanh thép lên quá lớn, làm thay đổi tính chất cơ lý của
thép nên bên thiết kế phải quyết định chỗ nào được hàn, không nên lạm dụng công tác
hàn. Hàn chỉ được tiến hành với vật liệu thép mà quá trình tăng nhiệt không hay ít làm
ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu hàn.
Mối hàn phải đảm bảo chất lượng về độ đầy của đường hàn, độ dài đường hàn,
chiều cao đường hàn. Cần chú ý phải hàn đối xứng đảm bảo cho thép thanh không bị
biến dạng do chênh nhiệt.
Kiểm tra chất lượng đường hàn tiến hành như sau:
Lấy trong 100 mối hàn lấy ra một cách bất kỳ 5 mẫu để kiểm tra kích thước,
cũng lấy trong 100 mối hàn ấy 3 mẫu để kiểm tra thử kéo và 3 mẫu kiểm tra thử uốn.
Kiểm tra sự tạo thành khung cốt thép của kết cấu:
Việc tạo thành khung của kết cấu gồm các việc buộc cốt thép thành khung và
lắp dựng đưa khung đúng vào vị trí đã có ván khuôn hoặc để bọc ván khuôn cho khung
cốt thép này.
Việc nối buộc các thanh thép chồng lên nhau đối với các loại cốt thép do thiết
kế qui định. Không nối tại những nơi mà kết cấu chịu lực lớn và chỗ kết cấu uốn cong.
Trong một tiết diện kết cấu, không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu
lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép vằn.
Tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 qui định đoạn buộc chồng không nhỏ hơn 250
mm cho vùng chịu kéo và 200 mm cho vùng chịu nén.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 60


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Tuy vậy vì người thi công không phải là người thiết kế kết cấu nên qui định
vùng nén hay vùng kéo có thể dẫn đến nhầm lẫn mà nên qui định rộng rãi hơn về đoạn
chồng này. Các yêu cầu của nhiều nước ngoài hay qui định đoạn chồng này là 45d.
Với thép tròn trơn, đầu thanh nối chập phải uốn móc. Thép thanh vằn không
cần uốn móc.
Dây thép buộc là dây thép mềm có đường kính 1 mm. Một đoạn chập phải được
buộc ít nhất 3 mối, một mối giữa và hai mối ở hai đầu chập.
Cần kiểm tra các chi tiết chôn sẵn trong bê tông và các vật cần chôn trong bê
tông. Những vật này cần cố định vào khung cốt thép hay vào ván khuôn phải thực hiện
trong quá trình tạo thành khung cốt thép của kết cấu này. Cần kiểm tra về vị trí và số
lượng cho chính xác.
Cần chú ý đến các cốt đai ở vùng kết cấu chịu xoắn. Phải uốn móc đúng qui
định cho đai chịu xoắn.
Sau khi lắp thành khung cốt thép để đưa vào ván khuôn, cần treo và kê những
miếng kê bằng bê tông cốt thép hay bằng các vật kê được chế tạo chuyên dùng để kê
bằng thép hoặc thép bọc nhựa để đảm bảo chiều dày lớn bảo vệ. Mật độ của tấm kê
hoặc vật kê phải sao cho khi có xê dịch, chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đổ sau này
cũng không bị mỏng đi.
Kiểm tra cốt thép đảm bảo đúng vị trí trong suốt quá trình thi công:
Trong quá trình thi công có nhiều tác động làm xê dịch vị trí cốt thép đã được
nghiệm thu trước khi đổ bê tông như đi lại trên cốt thép, dẵm bẹp cốt thép vai bò ở các
gối tựa, sự đầm bê tông khi tỳ chày đầm vào cốt thép, sự va đập cơ học làm móp các
khung cốt thép, vỡ các miếng kê, lệch các miếng kê.
Công tác kiểm tra có thể tham khảo giáo trình Kỹ thuật viên xây dựng.
Kỹ thuật gia công lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột
Lựa chọn phương án ván khuôn phù hợp
Ván khuôn được lựa chọn phụ thuộc vào:
Tiết diện cột
Số lượng cột
Đặc điểm hình học của cột
Yêu cầu về mặt kỹ thuật
Điều kiện thực tế của đơn vị thi công

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 61


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hiệu quả kinh tế


Kỹ thuật gia công ván khuôn cột
Ván khuôn cột gồm hai phần chủ yếu là phần khuôn để tạo ra cột có hình dạng
và kích thước theo thiết kế và phần gông để giữ ván khuôn ổn định chắc chắn.
Đối với cột có kích thước nhỏ (có cạnh dài h <= 400mm), ván khuôn cột được
đóng sẵn thành hộp 3 mặt có kích thước theo thiết kế và được lắp dựng vào vị ví của
cột, sau đó ta ghép dần ván khuôn mặt còn lại của cột và đổ bê tông từ dưới lên sao
cho từng lớp cách nhau khoảng 40 - 60cm.
Đối với cột lớn (có cạnh dài h > 500mm), mỗi mặt có thể ghép nhiều mảng, sau
khi ghép các mảng ván theo hình dạng của cột thì dùng gông để cố định, gông có thể
làm bằng gỗ hay thép. Khoảng cách giữa các gông khoảng từ 0.40 – 0.60m. Chân ván
khuôn cột có chừa một cửa nhỏ để vệ sinh trước khi đổ, kích thước cửa khoảng
30x40cm và có nắp đậy được gia công sẵn.
Đối với những cột cao nếu đổ bê tông trực tiếp từ đầu cột xuống, bê tông sẽ bị
phân tầng. Đổ bê tông từng lớp 40 - 60cm tiến hành đầm dùi xong mới đổ lớp tiếp
theo.
Nếu phải đổ từ trên đầu cột sẽ dùng vòi đưa vào cột sao cho khi đổ chiều cao
rơi của bê tông không được vượt quá 1.5m.
Trình tự và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột
Trước hết xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền,
sàn.
Ghim khung, cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt sẵn trong khối móng để
làm cữ dựng ván khuôn cột.
Dựng lần lượt các mảng phía trong đến mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết
4 mảng với nhau, lắp các gông, nêm chặt.
Dùng dây dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột.
Neo giữ, chống cho cột thẳng đứng (cố định ván khuôn cột). Với cột có kích
thước lớn, cốt thép dày thì có thể dựng trước một mặt hoặc dựng hộp ván khuôn 3 mặt,
điều chỉnh, cố định ván khuôn, sau khi lắp dựng xong cốt thép thì dựng mặt ván khuôn
còn lại, dùng gông để gông chặt các mảng ván lại với nhau.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 62


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hình 5.4. Lắp dựng ván khuôn cột.


Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn cột.
Yêu cầu của công tác ván khuôn và đà giáo là phải được thiết kế và thi công sao
cho đúng vị trí của kết cấu, đúng kích thước hình học của kết cấu, đảm bảo độ cứng,
độ ổn định, dễ dựng lắp và dễ tháo dỡ, đồng thời không cản trở đến các công tác lắp
đặt cốt thép và đổ , đầm bê tông.
Trước khi bên nhà thầu tiến hành lắp dựng ván khuôn, kỹ sư tư vấn đảm bảo
chất lượng cần yêu cầu nhà thầu trình thiết kế ván khuôn với chủng loại vật liệu sử
dụng, phải đề cập biện pháp dẫn toạ độ và cao độ của kết cấu, cần có thuyết minh tính
toán kiểm tra độ bền , độ ổn định của đà giáo, ván khuôn. Trong thiết kế cần vạch chi
tiết trình tự dựng lắp cũng như trình tự tháo dỡ.
Ván khuôn phải được ghép kín khít sao cho quá trình đổ và đầm bê tông, nước
xi măng không bị chảy mất ra ngoài kết cấu và bảo vệ được bê tông khi mới đổ. Trước
khi lắp cốt thép lên ván khuôn cần kiểm tra độ kín của các khe ván khuôn. Nếu còn hở
chút ít, cần nhét kẽ bằng giấy ngâm nước hoặc bằng dăm gỗ cho thật kín.
Ván khuôn và đà giáo cần gia công, lắp dựng đúng vị trí trong thiết kế, hình
dáng theo thiết kế, kích thước đảm bảo trong phạm vi dung sai. Kiểm tra sự đúng vị trí
phải căn cứ vào hệ mốc đo đạc nằm ngoài công trình mà dẫn tới vị trí công trình. Nếu
dùng biện pháp dẫn xuất từ chính công trình phải chứng minh được sự đảm bảo chính
xác vị trí mà không mắc sai luỹ kế.
Khuyến khích việc sử dụng ván khuôn tiêu chuẩn hoá bằng kim loại. Khi sử
dụng ván khuôn tiêu chuẩn hoá cần kiểm tra theo catalogue của nhà chế tạo.
Quá trình kiểm tra công tác ván khuôn gồm các bước sau:
Kiểm tra thiết kế ván khuôn

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 63


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Kiểm tra vật liệu làm ván khuôn


Kiểm tra gia công chi tiết các tấm ván khuôn thành phần tạo nên kết cấu
Kiểm tra việc lắp dựng khuôn hộp ván khuôn
Kiểm tra sự chống đỡ
Khi kiểm tra ván khuôn phải đảm bảo cho ván khuôn có đủ cường độ chịu lực,
có đủ độ ổn định khi chịu lực.
Kiểm tra thiết kế ván khuôn căn cứ vào các yêu cầu nêu trong mục đã nêu ở
trên. Tải trọng tác động lên ván khuôn bao gồm tải trọng thẳng đứng và tải trọng
ngang.
Tải trọng động tác động lên ván khuôn phải kể đến lực xung do phương pháp
đổ bê tông. Nếu đổ bê tông bằng bơm, lực xung lấy bằng 400 daN/m2 và nếu đổ bê
tông bằng benne khi dùng cần cẩu đưa bê tông lên , lấy từ 200 daN/m2 đến 600
daN/m2 tuỳ benne lớn hay bé. Benne bé lấy lực xung nhỏ, benne lớn lấy lực xung lớn.
Cần kiểm tra độ võng của các bộ phận ván khuôn.
Bề mặt ván khuôn lộ ra ngoài độ võng phải nhỏ hơn 1/400 nhịp. Nếu kết cấu bị
che, độ võng có thể nhỏ hơn 1/250. Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của cây chống ván
khuôn phải nhỏ hơn 1/1000 nhịp.
Cần dùng máy đo đạc kiểm tra cao độ đáy kết cấu nhịp trên 4 mét để kết cấu có
độ vồng thi công đưọc đảm bảo :
Độ vồng f = 3L / 1000 mà L là chiều rộng của nhịp , tính bằng mét.
Cần kiểm tra phương pháp dẫn trục tọa độ và cao độ để xác định các đường
tâm, đường trục của các kết cấu. Phần móng đã có cần kiểm tra, đối chiếu bản vẽ hoàn
công của kết cấu móng, rồi ướm đường tâm và trục cũng như cao độ của kết cấu, so
sánh với thiết kế để biết các sai lệch thực tế so với thiết kế và nghiên cứu ý kiến đề
xuất của nhà thầu và quyết định biện pháp xử lý.
Bảng kiểm tra ván khuôn, dàn giáo, dung sai lắp đặt tham khảo giáo trình Kỹ
thuật viên xây dựng.
Trình tự kỹ thuật tháo dỡ ván khuôn cột
Tháo gỡ cột chống, giằng cột.
Tháo gỡ gông cột, định vị ván khuôn chân cột.
Tháo gỡ các mảng ván khuôn cột.
Vệ sinh kết hợp sắp xếp ván khuôn cây chống.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 64


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Kiểm tra khi tháo dỡ ván khuôn:


Tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành khi bê tông đã đủ cường độ chịu lực.
Không được tạo ra các xung trong quá trình tháo dỡ ván khuôn. Ván khuôn thành bên
không chịu lực thẳng đứng được dỡ khi cường độ của bê tông đạt 50 daN/cm2, nghĩa
là trong điều kiện bình thường, sử dụng xi măng Pooclăng PC 30, nhiệt độ ngoài trời
trên 25oC, thì sau 48 giờ có thể dỡ ván khuôn thành bên của kết cấu.
Ván khuôn chịu lực thẳng đứng của kết cấu bê tông chỉ được dỡ khi bê tông đạt
cường độ % so với tuổi bê tông ở 28 ngày. Chi tiết tham khảo giáo trình Kỹ thuật viên
xây dựng.
Kỹ thuật đổ bê tông cột
Chọn phương án đổ bê tông cột
Việc chọn phương án đổ bê tông cột bằng trộn đổ thủ công hay dùng bê tông
thương phẩm phụ thuộc vào:
Tiết diện cột, số lượng cột
Mặt bằng thi công
Tiến độ thi công
Nếu cột tiết diện nhỏ, tổng số lượng bê tông cột ít thì ta trộn và đổ thủ công.
Ngược lại tiết diện lớn, tổng số lượng bê tông cột nhiều thì ta dùng bê tông thương
phẩm và dùng bơm bê tông.
Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông cột
Trước khi đổ bê tông cột ta phải chuẩn bị:
Mặt bằng thi công
Chuẩn bị khu trộn, máy trộn, xác định số lượng cát, đá 1x2, xi măng,
Nguồn nước, dụng cụ, giàn giáo …
Máy đầm bê tông
Bắn cốt cao độ, xác định chiều cao đổ bê tông lên ván khuôn
Phân bổ nhân lực
Sau khi công tác chuẩn bị xong ta tiến hành đổ bê tông
Kỹ thuật đổ bê tông cột
Bê tông tươi được trộn tại trạm trộn với hệ thống cân điện tử đảm bảo chính xác
khối lượng và chất lượng các mẻ trộn.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 65


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Xe chở bê tông đến công trình là loại chuyên dụng đảm bảo bê tông không bị
phân tầng, mất nước hoặc hao hụt khi vận chuyển.
Tại công trình bê tông được trút xuống trực tiếp nếu là làm đường, sân, nền
hoặc được trung truyển tiếp đến vị trí đổ bằng bơm, cẩu, tời hoặc bằng xe nhỏ, thủ
công…
Lấy mẫu bê tông (lấy trực tiếp từ xe chở bê tông) mang đo độ sụt của bê tông
và sử dụng mẫu bê tông này để đổ mẫu thử trước khi tiến hành đổ bê tông (đổ bê tông
vào bơm để bơm lên công trình).
Bơm bê tông lên cấu kiện bằng bơm tĩnh hoặc bơm cần. Lưu ý cần có phương
án trao đổi nhanh, rõ ràng giữa người điều phối đổ bê tông trên mái và người chỉnh
bơm. Lưu ý dàn và chỉnh vòi bơm bê tông liên tục vì nếu đổ chất đống tại 1 vị trí rất
dễ xảy ra sập giàn giáo cục bộ (1m3 bê tông nặng 2,5 tấn, phương án tính toán cột
chống khi đổ bê tông không tính tải trọng nhiều đến như vậy).
Việc đầm giống như bê tông trộn trực tiếp tại công trình.
Kỹ thuật đầm bê tông cột
Có hai phương thức đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức
đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh.
Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo
hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.
Kiểm tra độ sai lệch và vệ sinh công nghiệp
Sau khi đổ xong bê tông cột ta phải kiểm tra lại:
Độ kín khít và biến dạng của ván khuôn
Độ thẳng đứng
Sau đó vệ sinh sơ bộ mặt ngoài của ván khuôn và vệ sinh mặt bằng vừa thi công
xong.
Quy trình bảo dưỡng bê tông cột
Bê tông đã đổ và được đóng ván khuôn: cần che đậy tránh ánh nắng gay gắt đối
với thời tiết nhiệt độ cao ( > 30 ) sẽ làm cho bê tông bị nứt nẻ, trắng mặt. Cần phải giữ
khung cốt pha chắc, tránh tình trạng bê tông nặng làm gãy khung. Đối với các công
trình đổ mái thì nên tháo dỡ ván khuôn sau 7 đến 10 ngày, đối với các công trình đổ
cọc thì có thể tháo ván khuôn sau 5 đến 7 ngày đổ. Bê tông là một loại đá nhân tạo,
được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 66


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

dính... theo một tỷ lệ nhất định, tùy theo từng loại hình và yêu cầu của công trình mà
có những loại bê tông riêng.
Chỉ được tháo dỡ ván khuôn khi cường độ bê tông đạt yêu cầu theo quy phạm
thi công và nghiệm thu. Khi tháo ván khuôn không được làm chấn động và rung ảnh
hưởng kết cấu bê tông. Ngay sau khi tháo ván khuôn phải kiểm tra sửa chữa tất cả các
khuyết tật như vỡ, nứt, nẻ.
Khi trời nắng và khô cần tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bề mặt bê
tông se lại để tránh rạn nứt. Nếu trời quá nắng dùng vải bố tẩm nước hoặc nylon phủ
lên trên bề mặt để tránh hiện tượng bốc hơi nước quá nhanh gây rạn nứt. Nếu gặp mưa,
tạm dừng để che phủ toàn bộ phần đã đổ.
Bê tông được giữ ẩm trong suốt thời gian bảo dưỡng, chống va động để quá
trình đóng rắn được đảm bảo.
Đối với bê tông móng và các phần ngầm cần được tưới nước thường xuyên cho
đến khi lấp đất. Sau khi lấp đất cần một lượng nước vừa đủ để bảo dưỡng tiếp.
Công tác bảo dưỡng bê tông được tiến hành liên tục trong 03 ngày kể từ ngày
đổ, với các cấu kiện đúc sẵn thì thời gian này là 02 ngày.
Bê tông dầm sàn phải được tưới nước thường xuyên trong quá trình bảo dưỡng.
Các tải trọng nặng như máy móc thi công không được đặt lên bê tông trong thời
gian bảo dưỡng, cần có rào cản hoặc biển báo để ngăn cản các tải trọng chất lên phần
bê tông mới đổ.
Các khối bê tông lớn (có trong những công trình quy mô lớn) có biện pháp tản
nhiệt trong khối bê tông trong quá trình ninh kết sinh ra như dùng ống thông hơi...
5.2. Kỹ thuật thi công dầm sàn
Công tác ván khuôn và đà giáo
Ván khuôn và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định,
dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Ván khuôn và đà giáo cần được gia công và lắp dựng sao cho đảm bảo đúng
hình dáng và kích thước của kết cấu theo thiết kế, thi công nhanh, đảm bảo hiệu quả
kinh tế.
Vật liệu làm ván khuôn
Ván khuôn, đà giáo có thể làm bằng gỗ nhựa, vật liệu kim loại, composite và
các vật liệu địa phương khác. Gỗ làm ván khuôn đà giáo được sử dụng phù hợp với

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 67


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

tiêu chuẩn gỗ xây dựng hiện hành (TCVN 1075 - 1971). Ván khuôn phải được ghép
kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ bê
tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
Thiết kế ván khuôn, đà giáo
Ván khuôn phải được thiết kế và tính toán theo các trạng thái giới hạn bền, biến
dạng và điều kiện ổn định tổng thể và ổn định cục bộ.
Tài trọng tác động lên ván khuôn và đà giáo bao gồm:
Tải trọng thẳng đứng
Khối lượng bản thân ván khuôn, đà giáo
Khối lượng vữa bê tông và cốt thép có thể lấy bằng 2500kg/m3
Tải trọng ngang:
Tải trọng gió theo TCVN2737 - 1995, giá trị tải trọng tiêu chuẩn được ghép
giảm 50%.
Áp lực ngang của bê tông mới đổ tùy thuộc vào phương pháp thi công bê tông.
Khi tính toán các bộ phần của ván khuôn theo khả năng chịu lực, các tải trọng
tiêu chuẩn nêu trên phải được nhân với hệ số vượt tải sau đây.
Với khối lượng bản thân ván khuôn, đà giáo
Với khối lượng bê tông và cốt thép.
Với tải trọng do người và phương tiện vận chuyển
Khi xác định độ võng, chuyển vị của các bộ phận ván khuôn dùng các giá trị tải
trọng tiêu chuẩn.
Độ võng của ván khuôn do tác động của tải trọng không được lớn hơn các giá
trị sau:
Đối với ván khuôn bề mặt lộ của các kết cấu 1/400 nhịp của bộ phận ván
khuôn;
Đối với ván khuôn bề mặt bị che khuất các kết cấu: 1/250 nhịp của bộ phận ván
khuôn.
Độ võng đàn hồi của gỗ chống ván khuôn hoặc độ lún gỗ chống ván khuôn lấy
bằng 1/1000 nhịp tự do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng.
Độ vồng của ván khuôn kết cấu dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 4m xác định theo
3L
công thức sau: f  .
1000

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 68


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

trong đó: L - khẩu độ kết cấu tính bằng m.


Hiện nay phương pháp thi công hai tầng đã được áp dụng phổ biến trong xây
dựng nhà nhiều tầng. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cần phải tiến hành các
bước tính toán và thiết kế phương án lắp đặt các hệ giáo chống theo các nguyên tắc
riêng.
Thi công ván khuôn hai tầng là phải bố trí giáo chống trên một số tầng tại cùng
một thời điểm khi đổ bê tông tầng trên cùng.
Việc tháo ván khuôn sớm trước thời hạn đòi hỏi phải chống lại một phần để
giảm nhịp và được tính toán cụ thể cho từng trường hợp.
Biện pháp chống lại là dùng giàn giáo, trụ đỡ, cột, cột chống điều chỉnh chống
lại cấu kiện bê tông đã tháo ván khuôn trước thời hạn bê tông đủ cường độ thiết kế.
Lắp dựng đà giáo
Lắp dựng đà giáo ván khuôn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Bề mặt ván khuôn cần được chống dính, ván khuôn thành bên của các kết cấu
tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không
ảnh hưởng đến các phần ván khuôn và đà giáo còn lại để chống đỡ như ván khuôn đáy
dầm, sàn và cột chống.
Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt, và
không bị lún khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
Khi ổn định ván khuôn bằng dây chằng, giằng và móc neo cần phải tính toán số
lượng và vị trí sao cho có thể tạo ra sự liên kết và làm việc ổn định cho cả hệ giáo
chống.
Trong quá trình lắp dựng ván khuôn cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới
để khi cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài, sau đó lỗ này được bịt kín
lại.
Các yêu cầu khi kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn, đà giáo bao gồm:
Hình dáng và kích thước.
Kết cấu ván khuôn, khả năng chịu các tải trọng của ván khuôn.
Độ phẳng giữa các tấm ghép nối.
Chi tiếp chôn ngầm, chờ và đặt sẵn.
Chống dính và vệ sinh bên trong ván khuôn.
Độ nghiêng, độ cao

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 69


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Kết cấu đà giáo, cột chống đà giáo, độ cứng và ổn định của hệ đà giáo. Khả
năng biến dạng đồng nhất trong giới hạn của hệ đà giáo.
Sai lệch mặt phẳng ván khuôn và các đường giao nhau so với chiếu thẳng đứng
hoặc độ nghiêng thiết kế tính trên mỗi mét dài không quá 5mm.
Sai lệch trục ván khuôn so với thiết kế không quá: 15mm đối với móng và 8mm
đối với tường và cột và 10mm đối với dầm xà và vòm, cũng như ván khuôn trượt, ván
khuôn leo và ván khuôn di động.
Đối với bê tông kết cấu kiến trúc cần quan tâm tới màu sắc của bề mặt bê tông
sau khi đổ phải theo thiết kế.
Các yêu cầu khi tháo dỡ ván khuôn
Nếu không dùng phương pháp chống lại, ván khuôn, đà giáo chỉ được tháo dỡ
khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được khối lượng bản thân và các tải
trọng tác động giai đoạn thi công sau.
Ván khuôn thành của dầm cột tường có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường
độ trên 50daN/cm2.
Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn đà giáo cho tải trọng bản thân
có thể lấy bằng:
50% R28 đối với bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m
70% R28 đối với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m
90% R28 đối với bản, dầm vòm có khẩu độ lớn hơn 8m
Thời gian bê tông đạt các giá trị cường độ nêu trên phụ thuộc vào loại bê tông,
công nghệ thi công, điều kiện bảo dưỡng và điều kiện thời tiết ở các vùng miền khí
hậu khác nhau trong nước (TCXDVN 5592-91).
Kỹ thuật gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn
Cấu tạo ván khuôn dầm sàn
Ván khuôn dầm:
- Ván khuôn đáy dầm.
- Ván khuôn thành dầm.
- Nẹp đứng ván khuôn thành dầm.
- Cây chống chữ T.
- Chống xiên thành dầm.
- Nẹp chặn.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 70


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Ván khuôn sàn


- Hệ dầm đỡ ván khuôn sàn.
- Cây chống đỡ hệ dầm.
- Nêm chân cột chống.
- Giằng ngang, giằng chéo.
Lựa chọn phương án ván khuôn phù hợp
Ván khuôn dầm sàn được lựa chọn và tổ hợp phụ thuộc vào:
Tiết diện dầm
Số lượng dầm
Đặc điểm hình học của dầm
Số lượng diện tích sàn
Điều kiện thực tế của đơn vị thi công
Hiệu quả kinh tế
Kỹ thuật gia công ván khuôn dầm sàn
Trước khi gia công ván khuôn dầm sàn ta phải quyết định lựa chọn loại ván
khuôn gì: ván khuôn cố định hay ván khuôn luân lưu? Hay ta dùng tổng hợp các loại
ván khuôn trên?
Số lượng ván khuôn dầm, sàn, chủng loại, số lượng là bao nhiêu? Sườn ngang,
sườn dọc, cây chống T và cây chống đơn cần phải sử dụng là bao nhiêu?
Ván khuôn dầm thường được gia công trước, kích thước tiết diện phải căn cứ
theo bản vẽ kết cấu dầm sàn.
Trình tự kỹ thuật lắp dựng ván khuôn dầm sàn
Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị mặt bằng.
- Xác định tim trục của các dầm lên đầu cột.
- Dẫn cốt cao độ 1000 lên các cột nơi có dầm đi qua.
- Chuẩn bị ván khuôn cây chống.
- Chuẩn bị dụng cụ.
- Chuẩn bị nhân lực.
GCLD ván khuôn dầm:
- GCLD ván khuôn dầm.
- Cân chỉnh cao độ, tim trục ván khuôn dầm.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 71


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

- Liên kết cây chống chữ T.


- GCLD ván khuôn thành dầm trong, thành dầm giữa.
GCLD hệ đà giáo đỡ ván khuôn sàn:
- GCLD hệ cây chống đỡ hệ sườn ngang, sườn dọc.
- GCLD hệ sườn ngang, sườn dọc.
- Liên kết hệ giằng.
Lắp ván khuôn sàn.
Chú ý: khi thi công trên cao cần có lan can bảo vệ xung quanh công trình.

Hiǹ h 5.5. Khuôn dầm sàn.


Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn sàn
Độ vững chắc của ván khuôn, giằng, chống.
Độ phẳng của bề mặt ván khuôn.
Độ kín khít của ván khuôn
Độ vững chắc của các chỗ nối, đặc biệt là nối dầm, cột.
Sai số cho phép về kích thước, vị trí ván khuôn và giằng chống quy định theo
tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
Phải đảm bảo khả năng chịu lực:
Đúng tiết diện thiết kế, không bị mục, bị gỉ, cong vênh đủ số lượng, đúng
khoảng cách thiết kế, lắp dựng đúng phương chịu lực.
Kiểm tra lại những chỗ liên kết như: đầu cột chống với xà gồ, nối xà gồ, gông
cột, gông đỡ, thanh ghim, mép ván khuôn, ván thành dầm biên vào sàn,.....
Cột chống phải thẳng hàng, kê chắc, hệ giằng đảm bảo chắc, không bị lung lay,
lún trượt, nên dùng nêm điều chỉnh.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 72


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Trình tự và kỹ thuật tháo dỡ ván khuôn dầm sàn


Việc tháo dỡ ván khuôn dầm sàn phải tuân thủ theo quy định chung ở phần trên,
và trình tự tháo dỡ như sau:
Tháo dỡ ván khuôn thành dầm biên.
Tháo dỡ thành dầm trong, thành dầm giữa
Tháo dỡ cây chống chữ T
Tháo dỡ cây chống và hệ đà giáo đõ ván khuôn sàn
Tháo dỡ ván khuôn sàn
Vệ sinh và sắp xếp ván khuôn cây chống đúng vị trí đã định.
Kỹ thuật gia công cốt thép dầm sàn
Tính toán cốt thép theo bản vẽ thiết kế
Yêu cầu:
- Thép trước khi sử dụng được kéo thử cho mỗi lô hàng để xác định cường độ
theo thiết kế. Mẫu thí nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 197:1985 kim loại
phương pháp thử kéo và TCVN198:1985 kim loại- phương pháp thử uốn . Thép sử
dụng phải đạt các yêu cầu kĩ thuật và được cán bộ kỹ thuật đồng ý mới được sử dụng.
- Cốt thép trước khi sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh bẩn và dính bám
dầu, mỡ, đất. Khi vận chuyển cốt thép trong công trường có cán bộ hướng dẫn cụ thể
cho công nhân cách neo buộc, cách bảo vệ thép khỏi hư hại hay biến dạng. Thép được
bảo quản trong lán che tránh mưa nắng và được kê cao cách mặt đất >45cm. Thép
được xếp thành từng lô theo đường kính để dễ nhận biết và sử dụng. Việc gia công lắp
dựng được tiến hành tại công trường.
- Cốt thép được nắn thẳng bằng tời, uốn và cắt nguội tuân theo TCVN 8874-
91.Với thép <Ø10 được nắn thẳng bằng cách dùng tời kéo, với các loại thép còn lại thì
sử dụng máy cắt uốn thép. Cốt thép gia công xong được xếp thành từng lô. Mỗi lô lấy
5% sản phẩm để kiểm tra, trị số sai lệch không quá quy định theo TCVN 4453-95. Khi
gia công cốt thép phải che chắn bảo đảm an toàn trong suốt quá trình.
Yêu cầu kỹ thuật của cốt thép:
- Sai số cho phép: Theo kích thước chiều dài của cốt thép chịu lực mỗi mét dài
±5 và cho toàn bộ chiều dài ±20
- Sai lệch về vị trí điểm uốn ±20
- Sai lệch về chiều dài cốt thép trong bê tông khối lớn: khi l<10m thì =d,

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 73


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

- còn >10m thì =d + 0,2a .


- Sai lệch về góc uốn cốt thép 3º
- Sai lệch về kích thước móc uốn ±a
- Nối thép được dùng nối hàn và nối buộc. Nếu nối hàn thì tuân thủ theo
TCVN5724-93, nối buộc thì theo quy định thiết kế và quy phạm cốt thép trong bê
tông. Cốt thép được đặt trong ván khuôn theo đúng vị trí thiết kế và được kiểm tra,
giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật công trường. Giữa ván khuôn và cốt thép có kê
các con kê bảo vệ bằng bê tông theo đúng chiều dày lớp bảo vệ. Hình dạng cốt thép
sau khi lắp dựng phải đảm bảo ổn định chắc chắn, không bị biến dạng trong quá trình
thi công trong các công đoạn tiếp theo.
Cốt thép chờ liên kết với cột được giữ ổn định trong thi công bằng hệ thống giá
đỡ kết hợp với hệ thống chống đỡ thành ván khuôn .
Cốt thép khi lắp dựng phải đảm bảo :
Lắp đặt đúng vị trí của từng thanh.
Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh .
Đảm bảo lớp bê tông bảo vệ.
Cốt thép phải sạch sẽ không bị hoen gỉ, dính dầu mỡ, bùn đất.
Đảm bảo độ vững chắc và ổn định của các mối nối.
Đảm bảo độ vững chắc của cốt thép trong quá trình đổ bê tông.
Trước khi đổ bê tông các cấu kiện, công tác lắp dựng cốt thép phải được
nghiệm thu giữa các bên.
Tính toán số lượng , chủng loại, hình dáng kích thước cốt thép theo bản vẽ TK
Trước khi gia công cốt thép:
Phải đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ
TK.
Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến
trúc…
Triển khai bản vẽ chi tiết gia công thép và trình giám sát phê duyệt. Bảng gia
công thép phải tuân thủ vị trí nối thép
Giám sát trong quá trình gia công.
Kỹ thuật gia công cốt thép
Chủng loại thép:

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 74


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Các chỉ tiêu cơ lý (mác thép) phù hợp với quy định của thiết kế, chủng loại
đúng với hợp đồng (nếu có)
Khi thép nhập về công trình, kỹ sư cùng với tư vấn giám sát và chủ đầu tư kiểm
tra chứng chỉ chất lượng của lô thép và lập biên bản nghiệm thu vật tư.
Căn cứ trên số lượng, chủng loại tiến hành cắt mẫu thép phù hợp với tiêu chuẩn
TCVN 197: 1985 để tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của thép. Sau khi cắt xong
mẫu thép thì các bên tiến hành lập biên bản lấy mẫu và lập niêm phong mẫu thép và
chuyển cho đơn vị thí nghiệm.
Đơn vị thí nghiệm là đơn vị tư vấn độc lập do đơn vị thi công đệ trình và được
sự chấp thuận của giám sát. Khi tiến hành thí nghiệm phải có sự theo dõi đầy đủ của
các bên.
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm để xác định lô thép nhập về công trình có được
đưa vào sử dụng cho công trình hay không, và cũng là cơ sở để quyết toán hợp đồng
cung cấp vật tư thép.
Vệ sinh, đánh gỉ thép (nếu thép bị hoen gỉ hoặc dính bùn đất):
Thép phải được vệ sinh bùn đất và đánh gỉ (nếu có) trước khi gia công hoặc lắp
đặt vào cấu kiện. Thép gỉ là thép đã bị lên vảy thép, bong tróc lớp bên ngoài, nếu thép
chỉ bị ố vàng thì không cần vệ sinh thép. Nếu lớp gỉ làm giảm tiết diện thép trên 2% thì
không được sử dụng.
Đánh gỉ bằng bàn chải sắt hoặc bằng máy.
Xử lý gỉ bằng hóa chất.
Nếu dính bùn đất có thể rửa bằng máy xịt hoặc lau chùi bằng vải ướt.
Gia công:
Đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ thiết
kế.
Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến
trúc…
Triển khai bản vẽ chi tiết gia công thép và trình giám sát phê duyệt. Bảng gia
công cốt thép phải tuân thủ vị trí nối thép.
Giám sát trong quá trình gia công.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 75


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hình 5.6. Gia công thép.


Trình tự kỹ thuật lắp cốt thép dầm sàn
Lắp đặt:
Đúng vị trí, đúng cao độ.
Đối với móng, dầm, sàn, cầu thang đi theo hệ thống định vị ván khuôn dầm sàn
đã gia công lắp đặt trước.
Đối với cột và vách, từ lưới trục đã triển khai trên sàn triển khai bật tiết diện
chân cột, chân vách và chỉnh sửa thép chờ đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành lắp
dựng thép.
Lớp bảo vệ phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện.
Khung thép chính phải được định vị ổn định và đúng hình dạng cấu kiện.
Thép đai thi công phải thẳng đều đúng khoảng cách bằng cách xác định đai đầu
tiên và sau đó dùng thước hoặc thanh cữ đo và đánh dấu bằng phấn lên thép chủ để
công nhân buộc đai. Thép đai phải sắp đặt điểm móc chéo trả xen kẻ nhau.
Nối thép:
Nối đúng vị trí (vùng chịu nén), đúng chiều dài và phù hợp với quy định chung
của thiết kế.
Đối với dầm sàn nếu không có chỉ định riêng thì thông thường vị trí nối không
được nằm trong vùng nguy hiểm. Một mặt cắt không được nối quá 50% số lượng thép.
Chiều dài nối theo quy định của thiết kế, nếu không có quy định riêng thì đoạn
nối là 30d trong vùng nén, 40d trong vùng kéo (hạn chế sử dụng).
Tại vị trí nối thép nếu thép chịu lực có đường kính >= 18 thì phải uốn thép tại vị
trí nối sao cho 2 thanh thép sau khi nối phải đồng tâm (nhấn cổ chai).
Kê thép:

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 76


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Đủ cường độ (nếu dùng kê bằng bê tông hoặc vữa mác cao) và đảm bảo chiều
dày lớp bảo vệ
Kê thép phải được đúc trước để đảm bảo khi đem ra thi công không bị bể.
Tại một vị trí kê dầm phải kê đủ 2 cục kê để khung không bị vặn và ổn định.
Chân kê thép lớp trên của sàn: Nếu không có chỉ định riêng thì chân kê thường
được làm bằng thép có đường kính 10 hoặc 12. Ngoài ra, tùy theo trường hợp xác định
loại thép cho phù hợp.
Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép dầm sàn
Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc:
Sự phù hợp của các loại ván khuôn đã đưa vào sử dụng so với thiết kế;
Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép
v.v...
Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị que hàn, công nghệ và chất lượng mối hàn.
Vận chuyển và lắp dựng cốt thép
Sự phù hợp với việc thay đổi thiết kế nếu có.
Thời điểm và số lần kiểm tra công tác cốt thép cần được tiến hành như sau:
Khi kiểm tra hình dáng kích thước, chỉ tiêu cơ lý vật liệu mỗi lần nhận hàng và
thử mẫu trước khi gia công.
Trước khi gia công phải kiểm tra quy trình cắt, uốn thép;
Trước khi thực hiện công tác hàn phải kiểm tra thiết bị và bậc thợ cũng như tay
nghề theo quy định.
Ngoài việc kiểm tra mối hàn bằng lấy mẫu khi cần thiết hoặc nghi ngờ có thể
tiến hành kiểm tra bằng siêu âm theo TCVN 1548-1985 hoặc Ron nghen;
Xác định vị trí, kích thước và số lượng thép chờ và chi tiết đặt sẵn phải được
kiểm tra nghiệm thu trước khi đổ bê tông;
Kiểm tra các mối nối buộc, lắp dựng cốt thép bằng mắt thường thước đo chiều
dài phải tiến hành trong khi lắp dựng và khi nghiệm thu;
Việc kiểm tra bằng tính toán chủng loại cốt thép phải được tiến hành trước khi
gia công cốt thép.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 77


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hiǹ h 5.7. Đổ bê tông dầm sàn.


Khi nghiệm thu công tác cốt thép phải bao gồm các hồ sơ sau đây:
Các bản thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công;
Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia
công cốt thép; các chứng chỉ xuất xưởng và bảo quản thép
Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế;
Các biên bản nghiệm thu trong quá trình lắp dựng cốt thép;
Nhật ký thi công.
Kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn
Vật liệu để sản xuất bê tông: Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung
của thiết kế.
Xi măng: Xi măng là chất kết dính quan trọng trong hỗn hợp bê tông, khi sử
dụng phải tuân thủ triệt để các quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về
chất lượng. Chủng loại PC- Xi măng pooclăng hoặc PCB- Xi măng pooc lăng hỗn hợp
đáp ứng TCXDVN và mác xi măng phải phù hợp với thiết kế và các điều kiện, tính
chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình. Việc sử dụng bất kỳ loại xi
măng nào đều phải có chứng chỉ của nơi sản xuất và phải lấy mẫu xi măng để thí
nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý hóa cần thiết theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Cát: Cát dùng làm bê tông nặng phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn
(TCVN-1770-1986- Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật), và phải được thí nghiệm kiểm
tra theo các tiêu chuẩn tương ứng.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 78


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Cốt liệu lớn: Cốt liệu lớn dùng cho bê tông bao gồm đá dăm nghiền đập từ đá
thiên nhiên, và phải đảm bảo chất lượng theo quy định của TCVN 1771-1986, Đá dăm
sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng.
Nước: Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo yêu cầu của
TCVN 4506:1987 - Nước cho bê tông và vữa, yêu cầu kỹ thuật.
Phụ gia:
Việc sử dụng phụ gia phải được thử nghiệm trước khi thi công bê tông để đảm
bảo:
Tạo ra tính năng phù hợp với công nghệ thi công;
Không gây tác hại tới yêu cầu chịu lực và độ bền lâu của kết cấu.
Không có các thành phần hóa học ăn mòn cốt thép đặc biệt đối với kết cấu bê
tông ứng lực trước.
Chất độn:
Chất độn là những chất khoáng mịn có thể thêm vào bê tông để cải thiện một số
tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông.
Các chất độn phải bảo đảm không gây ăn mòn cốt thép và không ảnh hưởng đến
tuổi thọ của bê tông.
Thiết kế thành phần bê tông:
Đối với bê tông mác 100 có thể sử dụng bảng tính sẵn để xác định thành phần
bê tông.
Đối với bê tông mác 150 trở lên thì thành phần bê tông phải được thiết kế thông
qua phòng thí nghiệm có chứng chỉ LAS về thiết kế thành phần bê tông (vật liệu thành
phần, tính toán thiết kế và đúc mẫu thí nghiệm).
Khi thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng vật liệu
sẽ dùng để thi công. Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông phải được xác định tùy
thuộc tính chất công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, phương
pháp đổ bê tông và điều kiện thời tiết.
Khi cốt liệu ẩm cần giảm bớt lượng nước trộn nhưng giữ nguyên độ sụt thiết kế.
Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện thi công có thể tăng
nước và tăng xi măng nhưng luôn giữ nguyên tỷ lệ N/X và lượng cốt liệu;
Chế tạo hỗn hợp bê tông:

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 79


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Xi măng, cát đá, sỏi và các chất phụ gia để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân
đong theo khối lượng. Nước đong theo thể tích. Sai số cho phép khi cân đong của
thành phần bê tông có thể là:
+ 1% cho xi măng và phụ gia dạng bột
+ 3% cho cát đá dăm hoặc sỏi
+ 1% nước và phụ gia lỏng
Độ chính xác của thiết bị cân đong phải kiểm tra mỗi đợt đổ bê tông. Thời gian
trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo phương pháp trộn, kiểu máy, dung tích của
máy trộn và độ sụt yêu cầu của bê tông.
Vận chuyển hỗn hợp bê tông:
Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu
cầu:
Phương tiện vận chuyển vận chuyển không để bê tông bị phân tầng, bị chảy
nước xi măng và bị mất nước do nắng;
Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển được xác
định bằng thí nghiệm trên cơ sở thiết kế cấp phối, điều kiện thời tiết, loại xi măng và
loại phụ gia sử dụng.
Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không quá
200m. Nhưng nếu bị phân tầng phải trộn lại.
Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận
chuyển được xác định theo các thông số của thiết bị.
Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo thành phần, độ sụt và
tổn thất độ sụt của hỗn hợp bê tông đồng thời phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết
bị bơm.
Chọn phương án đổ bê tông dầm sàn
Việc chọn phương án đổ bê tông dầm sàn bằng trộn đổ thủ công hay dùng bê
tông thương phẩm phụ thuộc vào:
Số lượng bê tông
Mặt bằng thi công
Tiến độ thi công

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 80


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Nếu diện tích sàn nhỏ, tổng số lượng bê tông ít thì ta trộn và đổ thủ công.
Ngược lại diện tích sàn lớn, tổng số lượng bê tông cột nhiều thì ta dùng bê tông thương
phẩm và dùng bơm bê tông.
Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông dầm sàn
Trước khi đổ bê tông dầm sàn ta phải chuẩn bị:
Mặt bằng thi công
Chuẩn bị khu trộn, máy trộn, xác định số lượng cát, đá 1x2, xi măng,
Nguồn nước, dụng cụ…
Máy đầm bê tông
Làm cữ để xác định chiều dày đổ bê tông sàn
Phân bổ nhân lực
Sau khi công tác chuẩn bị xong ta tiến hành đổ bê tông
Kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn
Việc đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép và chiều dày
lớp bê tông bảo vệ; bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành kết cấu. Chiều
cao rơi tự do khi đổ bê tông dầm sàn thường 60cm.
Giám sát chặt chẽ hiện trạng ván khuôn đà giáo để xử lý kịp thời nếu có sự cố
xảy ra.
Theo dõi chặt chẽ biến dạng của ván khuôn thành để xử lý kịp thời khi có sự cố;
Ở những vị trí mà cấu tạo cốt thép và ván khuôn không cho phép đầm máy mới
được đầm thủ công:
Không được để nước mưa rơi vào hỗn hợp bê tông
Trong trường hợp phải ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định thì phải đợi
đến khi bê tông đạt 25daN/cm2 mới được đổ tiếp và trước khi đổ lại phải xử lý bề mặt
(làm nhám và đổ nước xi măng hoặc vữa không co GMF).
Chiều dày lớp đổ bê tông tùy thuộc phương pháp đầm và mật độ cốt thép trong
kết cấu nhưng không quá 20cm.
Đổ bê tông bản, dầm khung:
Kết cấu khung nên đổ liên tục giữa dầm và bản.
Trường hợp không cần đổ bê tông liên tục thì mạch ngừng thi công ở cột và
tường đặt cách mặt dưới của dầm và bản từ 2-3cm.
Đổ bê tông kết cấu vòm:

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 81


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Các kết cấu vòm phải đổ bê tông đồng thời từ chân vòm lên đỉnh vòm một cách
cân bằng, không đổ bên thấp bên cao.
Vòm có khẩu độ dưới 10m nên đổ bê tông liên tục từ chân đến đỉnh vòm.
Đối với các mái vòm khẩu độ lớn cũng nên đổ liên tục từ dưới lên và độ liên tục
theo dạng hình vành khăn, không để các mạch ngừng thi công trong từng đợt đổ các
vành khăn. Nếu phải để mạch ngừng thì phải được sự đồng ý của thiết kế về vị trí và
phải tiến hành xử lý các mạch ngừng bằng vữa không co.
Khi đổ bê tông tường hoặc các kết cấu biên như dầm, dàn dỡ vòm phải đảm bảo
các lớp đổ bê tông phải lên đều và đổ dần cho đến độ cao cách chân vòm 30 - 40cm thì
dừng lại. Phần bê tông tiếp giáp với chân vòm cần được xử lý theo yêu cầu của thiết
kế.
Mạch ngừng thi công
Về nguyên tắc cần chọn vị trí mạch ngừng thi công ở những vị trí có lực nhỏ và
không dễ phát sinh những biến dạng và nứt của kết cấu bê tông. Bởi vậy cần tham
khảo ý kiến của thiết kế để chọn vị trí mạch ngừng thi công cho hợp lý.
Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng cần cấu
tạo bằng lưới thép, hoặc bằng các băng cách nước bằng chất dẻo chuyên dùng.
Đối với kết cấu thông thường như dầm, cột có thể đặt mạch ngừng thi công ở
các vị trí sau:
Đối với cột: ở mặt trên của móng, ở mặt dưới dầm, xà, công son đỡ dầm cầu
trục hoặc ở mặt trên cầu trục.
Dầm có kích thước lớn và liền khổ với bản thì mạch ngừng bố trí cách mặt dưới
của bản từ 2-3cm.
Khi đổ bê tông các tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì
mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm. Khi đổ bê tông
song song với dầm chính thì mạch ngừng thì công bố trí ở trong hai khoảng giữa của
nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng dài ¼ nhịp).
Việc đổ bê tông khép kín các khối chèn được thực hiện sau khi các khối đổ
trước đã co ngót và nhiệt độ đã giảm tương ứng với quy định trong thiết kế tổ chức thi
công.
Khi phải xử lý cần thực hiện như sau:

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 82


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Cường độ của lớp bê tông bên dưới chưa đạt đến 25daN/cm2 thì không được
làm công tác chuẩn bị ở trên mặt để đổ lớp bê tông khác.
Mặt bê tông đã đông kết sau 4-10 giờ thì dùng vòi phun nước, bàn chải sắt làm
nhám mặt bê tông sau đó làm vệ sinh, hút khô nước và rải một lớp vữa không co dày
2-3cm.
Quy trình bảo dưỡng bê tông dầm sàn
Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ
cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của
bê tông. Công việc này được coi là yêu cầu bắt buộc trong quá trình đóng rắn bê tông.
Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và
đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo
TCVN 5592: 1991 "Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên".
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết trong năm của từng vùng xây dựng công trình
trong nước, thời gian bảo dưỡng tự nhiên không được thấp hơn các giá trị cho trong
Bảng 5.3
Bảng 5.3. Thời gian tối thiểu bảo dưỡng bê tông trong điều kiện tự nhiên.
RthBD%
Vùng khí hậu bảo dưỡng Tên mùa Tháng TctBD ngày
R2%
Vùng A Hè IV - IX 50 - 55 3
Đông X - III 40 - 50 4
Vùng B Hè II - VII 55 - 60 4
Đông VIII - I 35 - 40 2
Vùng C Hè XII - IV 70 6
Đông V - XI 30 1
Đối với bê tông khối lớn việc bảo dưỡng cần được đặc biệt chú ý, nhằm khống
chế sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và trong lòng khối bê tông nhằm hạn chế các
biến dạng gây nứt trong kết cấu trước khi chịu tải trọng. Tùy điều kiện thực tế có thể
sử dụng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp trong các phương pháp sau:
Dẫn nhiệt từ trong lòng khối bê tông ra ngoài bằng đường ống với nước bằng
nhiệt độ thấp hoặc không khí lạnh.
Bảo ôn giữ nhiệt bằng cách phủ bề mặt bê tông
Dùng xi măng ít toả nhiệt

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 83


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

5.3. Kỹ thuật thi công cầu thang, mái dốc


Kỹ thuật GCLD ván khuôn cầu thang, mái dốc
Lựa chọn phương án ván khuôn phù hợp (tham khảo phần Thi công dầm
sàn)

Hình 5.8. Chọn Ván khuôn thi công cầu thang.


Kỹ thuật gia công ván khuôn cầu thang, mái dốc
Yêu cầu chung:
Ván khuôn phải đảm bảo bền, cứng, ổn định trong quá trình làm việc.
Đảm bảo kín, khít, không cho bê tông bị chảy vãi, không tác dụng với thành
phần bê tông, không làm thay đổi thành phần của vữa bê tông.
Đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện trong quá trình lắp đặt, tháo dỡ.
Không gây khó khăn trong quá trình đổ, đầm bê tông.
An toàn khi sử dụng, có độ luân chuyển lớn.
Kỹ thuật gia công ván khuôn cầu thang, mái dốc:
Gia công lắp dựng ván khuôn cầu thang mái dốc theo đúng trình tự cây chống-
hệ đà đỡ-dầm chân thang-dầm chiếu nghỉ-bản chiếu nghỉ-bản thang-thành bản thang-
hệ đỡ thành.
Ván khuôn các dầm chân thang, dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới được cấu tạo lắp
đặt đồng thời với ván khuôn bản thang. Ván khuôn dầm gồm ván khuôn thành dầm và
ván khuôn đấy dầm.
Khi dầm có chiều cao nhỏ hệ khung đỡ của ván khuôn thành dầm thường được
bố trí theo cấu tạo và phù hợp với khoảng cách các cột chống đáy dầm.
Ngoài hệ khung đỡ ta có thể sử dụng thêm các văng ngang, dây néo để gia cố
ván khuôn thành dầm.
Ván khuôn đáy dầm thường được đỡ bởi hệ thanh ngang và các thanh cột chống
đáy dầm.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 84


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Khoản cách giữa các cột chống đáy dầm được thiết kế tính toán chính xác, đảm
bảo khả năng chịu lực của ván khuôn dầm khi làm việc và không vượt quá độ võng
cho phép.
Ván khuôn chiếu nghỉ được gia công lắp dựng như ván khuôn sàn.
Ván khuôn bản thang được lắp dựng ngay sau khi hệ cột chống và hệ đà đỡ sàn
bản thang được thi công xong.
Hệ cột chống được lắp dựng đảm bảo điều kiện bất biến hình. Có các thanh
chống đứng, thanh chống nghiêng và các thanh giằng. Thanh chống có thể bằng gỗ,
thép, thép hình, được liên kết với nhau bằng gông sắt, đinh, … các thanh giằng ngoài
tác dụng liên kết các cột chống, đảm bảo hệ ổn định còn có tác dụng làm giảm chiều
dài tính toán cho cột chống trong quá trình thi công.
Hệ xà gồ đỡ sàn có thể bằng gỗ, thép hình. Hệ đà đỡ được lắp dựng trên hệ cột
chống. Được liên kết với hệ cột chống bằng đinh, các thanh nẹp gỗ, … sao cho đảm
bảo không bị trượt, lật khi làm việc.
Ván khuôn bản thang được cấu tạo gồm nhiều tấm ván bằng gỗ, tole, …được đỡ
bởi hệ xà gồ, sườn, cột chống.
Để thuận tiện trong quá trình tháo ván khuôn thành bản thang hay thành dầm
chiếu nghỉ (các cấu kiện không chịu lực khi bê tông đã đạt một mức cường độ 25daN
thì hệ xà gồ đỡ sàn được bố trí song song với ván khuông bản thang.
Trình tự và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cầu thang, mái dốc
Công tác GCLD ván khuôn cầu thang thông thường gồm các bước chính sau:
Bước 1: Xác định (định vị) chiều cao sàn chiếu nghỉ, chiều rộng và chiều sau
buồng thang, đối với các loại cầu thang 3 đợt cần xác định chiều cao của cả 2 sàn
chiều nghỉ, đối với cầu thang xoắn, lượn, cần xác định số tâm của cầu thang và định vị
được tâm lượng của cầu thang trên mặt bằng thực tế.
Bước 2: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm chiếu nghỉ
Bước 3: Gia công lắp dựng ván khuôn sàn chiếu nghỉ, chiếu tới.
Bước 4: Gia công lắp dựng bản thang các đợt
Bước 5: Lợp ván khuôn bản thang.
Bước 6: Gia công lắp dựng thành bản thang.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 85


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn cầu thang, mái dốc (TCVN 4453 –
1995)
(Tham khảo phần kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn sàn)
Trình tự và kỹ thuật tháo dỡ ván khuôn cầu thang, mái dốc
Tháo dỡ ván khuôn theo đúng trình tự được quy định, sao cho quá trình tháo dỡ,
hệ ván khuôn vẫn làm việc đúng theo sơ đồ khi tính toán.
Ván khuôn và đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cho phép tháo
dỡ.
Các bộ phận của ván khuôn không cần chịu lực khi bê tông đã đông cứng có thể
được tháo dỡ trước, khi bê tông đạt cường độ 25daN.
Kỹ thuật GCLD cốt thép cầu thang, mái dốc
Tính toán cốt thép theo bản vẽ thiết kế
Tính toán số lượng, chủng loại, hình dáng kích thước cốt thép theo bản vẽ TK.
Phải đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ
TK.
Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến trúc
cầu thang…
riển khai bản vẽ gia công thép và trình giám sát phê duyệt.
Giám sát trong quá trình gia công.
Kỹ thuật gia công cốt thép
(Tham khảo phần Thi công dầm sàn)
Trình tự và kỹ thuật lắp dựng cốt thép cầu thang, mái dốc
Cốt thép phải đảm bảo vệ sinh, đánh gỉ sạch sẽ trước khi lắp đặt vào cốt pha.
Các bộ phận cốt thép lắp dựng trước như cốt thếp dầm chiếu nghỉ, dầm chân
thang, dầm chiếu tới, … không ảnh hưởng đến cốt thép lắp đặt sau như thép bản thang.
Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép trong khuôn để tránh cốt thép bị thay đổi vị
trí trong quá trình đổ bê tông.
Cốt thép phải đúng chủng loại thiết kế, đúng vị trí, đúng số lượng, khoảng cách.
Đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Đối với bản thang lớp bảo vệ không nhỏ
hơn 1,5cm đối với dầm thang không nhỏ hơn 2.5cm.
Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau
theo thứ tự xen kẽ.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 86


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Đối với lưới thép bản thang thì các mối nối thép theo chu vi đều phải buộc, các
điểm giao bên trong thì buộc cách một.
Cốt thép dầm thang được đặt từng phần hoặc lắp đặt từng thanh.
Cốt thép bản thang được lắp đặt từng thanh.
Lắp đặt từng thanh là cách lắp đặt cốt thép được đưa vào khuôn thành từng
thanh sau đó được buộc lại với nhau tạo thành hệ lưới hay khung theo thiết kế.
Lắp đặt bộ phận là cốt thép được lắp đặt theo bộ phận sau đó được đưa vào
khuôn và liên kết các bộ phận lại với nhau.

Hình 5.9. Cốt thép và thép sàn cầu thang.


Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép cu thang, mái dốc
Trước khi đổ bê tông cầu thang, cần nghiệm thu cốt thép theo các nội dung sau:
- Chủng loại cốt thép và sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
- Công tác gia công cốt thép, cắt, uốn, làm sạch cốt thép.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 87


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

- Sự thích hợp của các con kê tạo lớp bê tông bảo vệ cho bản thang và dầm
thang.
- Độ ổn định và đúng vị trí của các thanh thép trong khuôn.
- Các hồ sơ cần có khi nghiệm thu cốt thép cầu thang.
- Bản vẽ thiết kế.
- Kết quả kiểm tra mẫu thử.
- Biên bản thay đổi cốt thép.
- Biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công cốt thép.
- Nhật ký công trình.
Kỹ thuật đổ bê tông cầu thang, mái dốc
Chọn phương án đổ bê tông cầu thang, mái dốc
(Tham khảo phần kỹ thuật đổ bê tông sàn ).
Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông cầu thang, mái dốc
Kiểm tra lần cuối toàn bộ hệ thống cốt pha, cốt thép của cầu thang.
Chèn kín các khe hở cốt pha dầm, sàn.
Vệ sinh bề mặt ván khuôn, các vị trí giao nhau với kết cấu bê tông đã đổ trước.
Đánh nhám bề măt bê tông các cấu kiện đã có trước để tăng tính liên kết.
Chuẩn bị vật liệu, cốt liệu cho bê tông.
Xác định thành phần cấp phối bê tông.
Xác định độ sụt cho bê tông.
Chuẩn bị máy trộn bê tông, đầm dùi,
Chuẩn bị đồ bảo hộ cho công nhân tham gia đổ bê tông.
Bố trí, sắp xếp vật tư cát, đá, xi măng, máy trộn cho hợp lý.
Kỹ thuật đổ bê tông cầu thang, mái dốc
Đổ bê tông cầu thang theo trình tự từ dưới lên.
Đổ bê tông từ dầm chân thang đến bản thang.
Khi đổ cần khống chế chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m.

Kỹ thuật đầm bê tông cầu thang, mái dốc


Có hai phương thức đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức
đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 88


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo
hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy
Quy trình bảo dưỡng bê tông cầu thang, mái dốc
Che đậy bằng bạt, bao xi măng, …ngay khi hoàn thiện xong bề mặt cầu thang.
Khi bê tông bắt đầu có cường độ thì có thể tưới nước dưỡng ẩm.
Thời gian bảo dưỡng được quy định tại TCVN 5592-1991, thời gian bảo dưỡng
phụ thuộc vào vùng địa lý và thời gian trong năm.
Trong thời gian bảo dưỡng tuyệt đối không được đi lại, thi công hay gây chấn
động lên cầu thang.
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bầy kỹ thuật gia công lắp dựng cốt thép cột.
2. Trình bầy kỹ thuật gia công lắp dựng ván khuôn cột.
3. Trình bầy kỹ thuật đổ bê tông cột.
4. Trình bầy quy trình bảo dưỡng bê tông cột.
5. Trình bầy kỹ thuật gia công lắp dựng ván dầm sàn.
6. Trình bầy kỹ thuật gia công lắp dựng cốt thép dầm sàn.
7. Trình bầy kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn.
8. Trình bầy quy trình bảo dưỡng bê tông dầm sàn.
9. Trình bày kỹ thuật thi công ván khuôn, cốt thép, bê tông cầu thang.

TP. HCM, ngày tháng năm 2017


TT Đào tạo Nghề Bộ môn Mộc-Nề Giảng viên

Th.S Nguyễn Thanh Liêm

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 89


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH

6.1. Công tác trát


Yêu cầu kỹ thuật của công tác trát
Cấu tạo lớp vữa trát:
Vữa trát thông thường là vữa vôi, vữa tam hơ ̣p, có bề dày lớp trát từ 1,5cm
đế n 2cm theo quy đinh
̣ của thiế t kế. Khi thi công lớp vữa trát thường đươ ̣c chia thành
từng lớp mỏng có chiề u dày từ 6-8mm.
Khi lớp vữa trát thiết kế dày 1,5cm thường đươ ̣c chia làm hai lớp, lớp thứ nhấ t
là lớp vữa lót, lớp thứ hai là lớp mă ̣t đươ ̣c xoa nhẵn.
Khi lớp vữa dày ≥ 2cm nguời ta thường chia ra làm 3 lớp: lớp vữa lót có tác
dụng liên kết chắc với tường đồ ng thời làm nề n để trát lớp đê ̣m. Lớp thứ 2 (lớp đê ̣m)
bám chắ c vào lớp vữa lót và làm nề n để trát tiế p lớp vữa mă ̣t. Lớp mă ̣t yêu cầu phải
phẳng, nhẵn do đó thông thường với lớp mă ̣t này người ta thường sử du ̣ng cát có đô ̣
miṇ cao hơn so với hai lớp ở trong.

Hình 6.1. Cấu tạo lớp vữa trát.


Yêu cầ u cơ bản của lớp vữa trát:
Lớp vữa trát phải bám chắ c vào bề mă ̣t của các kế t cấ u công trin
̀ h.
Bề mă ̣t lớp trát không có vế t rạn chân chim, không có lớp vữa chảy và không
đươ ̣c có vế t hằ n của du ̣ng cu ̣ trát.
Loa ̣i vữa và chiều dày lớp vữa phải đảm bảo đúng yêu cầ u của thiế t kế .
Bề mă ̣t lớp vữa trát phải phẳ ng, nhẵn, các ca ̣nh phải sắ c, ngang bằ ng và thẳ ng
đứng.
Các góc ca ̣nh phải vuông và cân đề u nhau, các mă ̣t trát cong phải lươ ̣n đề u.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 90


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Các đường gờ chỉ phải sắ c, dày đều, thẳ ng, đúng hình da ̣ng thiế t kế .
Yêu cầ u kỹ thuâ ̣t trong viêc̣ chuẩ n bi tra
̣ ́ t, trát vữa
Trước khi trát thì mă ̣t trát phải được làm sa ̣ch, co ̣ hết rêu mố c, dầ u mỡ, bu ̣i
bẩ n, phải tưới ẩm cho bề mă ̣t kế t cấ u cầ n trát.
Mặt trát phải phẳ ng, đảm bảo đô ̣ cứng, độ ổ n đinh
̣ và không bi ̣biế n hin
̀ h.
Đối với các mặt nhẵn cầ n phải ta ̣o đô ̣ nhám bằ ng bàn chải sắ t, hoă ̣c sử dụng
lớp vữa mác cao.
Với những mặt trát xốp, dễ hút nước chú ý nên trát mô ̣t lớp vữa mỏng mác cao
để bịt kin
́ các lỗ rỗng.
Chỉ được phép trát lớp sau sau khi lớp trước đã se bề mă ̣t, nế u trường hơ ̣p lớp
trước quá khô thì phải tưới ẩ m.
Khi ngừng trát chú ý phải để mạch ngừng dạng vế t răng cưa để trát lớp tiế p
theo đươ ̣c bám chắ c và dễ trát.
Ở những vị trí mă ̣t trát là tiế p giáp giữa hai loa ̣i vâ ̣t liê ̣u khác nhau thì trước
khi trát phải gắ n mô ̣t lớp lưới thép phủ kiń chiề u dày ma ̣ch tiế p giáp và chồ m về hai
bên từ 15cm – 20cm, mố i nố i tiế p giáp không đươ ̣c bố trí trùng với mă ̣t tiế p giáp của
bề mă ̣t trát.

Hiǹ h 6.2. Vệ sinh mặt tường trước khi trát.


Quy trình thực hiện công tác trát mặt ngoài công trình
̣ ̣t bằ ng:
Chuẩ n bi mă
Vê ̣ sinh mă ̣t tường và tưới ẩ m.
Kiểm tra độ thẳ ng đứng và độ phẳ ng của tường, chú ý lấ p kín những lỗ rỗng sâu
và ca ̣o sa ̣ch vữa thừa trên mă ̣t tường.
Kiể m tra đô ̣ vuông góc của tường.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 91


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Chú ý: nếu tường bê tông thì trước khi trát phải vệ sinh mặt bê tông và trát mô ̣t
lớp mỏng hồ xi măng đă ̣c trước rồ i mới tiế n hành trát.
Làm mố c:
Mố c có thể là mũ đinh thép, miế ng vữa hoă ̣c các mẩ u ga ̣ch vỡ đă ̣t cố đinh
̣ hoă ̣c
ta ̣m thời.
Trên mặt trát, ở vi ̣ trí trên xác định hai điể m cách mă ̣t tường bên và trầ n mô ̣t
khoảng từ 15cm – 20cm, đóng đinh vào hai vi ̣trí đã xác định, mă ̣t mũ đinh cách tường
mô ̣t khoảng bằ ng chiề u dày lớp vữa trát theo thiế t kế .
Căn cứ vào mặt mũ đinh ở hai góc để căng dây ngang, cách nhau mô ̣t đoa ̣n
khoảng 1,5m – 2m sao cho vừa tầ m thước tiếp tu ̣c đóng đính sao cho mũ đinh vừa
cha ̣m dây.
Từ các mũ đinh ở hàng trên cùng tiế n hành thả dây dọi theo các mũ đinh đó
theo hai phương dọc và ngang để xác đinh
̣ các điể m kế tiế p sao cho khoảng cách
khoảng cách giữa các điể m đó vừa tầ m thước để thuâ ̣n tiê ̣n cho công tác trát.
Kỹ thuâ ̣t trát:
Lớp vữa lót có thể vẩ y vữa lên mặt trát thành lớp mỏng hoă ̣c dùng bay miế t
mạnh thành từng dải, không cần thiế t phải dùng thước cán phẳ ng lớp vữa lót nhưng để
cho lớp vữa lót đươ ̣c khô đề u và ta ̣o thuâ ̣n lợi cho viê ̣c trát lớp vữa tiế p theo thì lớp
vữa lót đầu tiên phải tương đố i phẳ ng.
Trát lớp đê ̣m nên sử du ̣ng vữa có độ su ̣t từ 8 – 12 (đố i với trộn thủ công) hoă ̣c
từ 6 – 10 (đố i với trô ̣n bằng máy), sử du ̣ng cát có cỡ ha ̣t trung bình, tiế n hành lớp lót se
mă ̣t, mă ̣t lớp đê ̣m vừa cao bằ ng giải mố c.
Có thể lên vữa bằ ng bay, bàn xoa hay tà lô ̣t, lên vữa theo triǹ h tự từ trên xuố ng,
trát từng đoa ̣n liền nhau.
Dùng thước tầ m cán phẳ ng mă ̣t lớp vữa từ dưới lên, hai đầ u vữa tựa vào hai giải
mố c chuẩ n.
Không nên xoa nhẵn mă ̣t sau khi cán phẳ ng.
̣ hỗn hơ ̣p vữa dẻo hơn lớp đê ̣m. Lớp vữa mă ̣t
Lớp vữa bề mă ̣t sử du ̣ng cát min,
đươ ̣c tiế n hành khi lớp vữa đê ̣m bắ t đầ u se mă ̣t, trường hơ ̣p lớp vữa đê ̣m đã khô phải
tưới ẩ m la ̣i. Lên vữa và trát như trát lớp đê ̣m theo chiề u từ trên xuố ng. Sau khi cán
phẳ ng tiế n hành xoa nhẵn bằ ng bàn xoa gỗ, nế u vữa quá khô làm nổ i cát lên khi xoa
thì dùng chổ i đót xấ p nước quét nhe ̣ lên chỗ khô, vừa quét vừa xoa cho đế n khi miṇ

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 92


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

mă ̣t. Ta ̣i những chỗ giáp lai phải quét nhe ̣ vào chỗ vừa khô, đồ ng thời dùng bàn xoa
xoa rô ̣ng vòng cả chỗ cũ và mới cho đế n khi liề n mă ̣t. Muố n cho mă ̣t tường phẳ ng,
nhẵn và bóng thi sau khi xoa nhẵn phải đơ ̣i cho se mă ̣t rồ i dùng bàn xoa sắ t xoa la ̣i cho
đế n khi mă ̣t tường không còn lỗ cát nhỏ.
Trát góc:
Chuẩ n bi:̣ Ngoài các thao tác chuẩ n bi ̣ mă ̣t trát như khi trát tường, cầ n chuẩ n bi ̣
thêm các dụng cu ̣ chuyên dùng cho trát góc như: Bàn xoa góc, thước góc.
Đă ̣t mố c:
- Tại một mă ̣t tường, đóng một đinh cách góc từ 5 – 8cm, cách trầ n khoảng
20cm, treo quả do ̣i, dây do ̣i cha ̣m vào mă ̣t đinh.
- Trên đường do ̣i, cách mô ̣t tầ m thước đóng mô ̣t đinh, đinh cuố i cùng cách sàn
khoảng 20cm, mũ đinh ăn vào mép dây do ̣i.
- Đă ̣t mố c theo mũ đinh.
- Mă ̣t tường còn lại tiế n hành tương tự.
Kỹ thuâ ̣t trát:
- Dùng bay lên vữa nố i các mốc ta ̣o thành dải vữa.
- Lấ y thước cán lao theo chiề u dọc thước.
- Dùng thước góc đă ̣t nhe ̣ nhàng vào góc, lao thước đều tay từ trên xuố ng sẽ
ta ̣o thành mô ̣t tường góc thẳ ng.
Quy trình thực hiện công tác trát mặt trong công trình
Tương tự như trát tường phía ngoài công trình.
6.2. Công tác láng, lát
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác láng, lát

Hình 6.3. Công tác lát nền.


Mặt lát phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định.
Mặt lát phải đúng cao độ thiết kế, đúng độ phẳng và độ dốc.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 93


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Mặt lát không được cong vênh.


Viên gạch lát phải bám dính tốt với nền, không được bong, bộp
Mạch thẳng, đều, được chèn đầy bằng vữa xi măng trắng.
Đúng hình họa, màu sắc thiết kế.
Quy trình thực hiện công tác láng
Làm sạch bề mặt lớp láng, những nơi vữa khó bám phải đánh sờm bề mặt và
tưới nước xi măng. Lấy cốt cao độ và đắp mốc nơi nào cần độ dốc phải tuân thủ theo
thiết kế. Thường xuyên dùng thước tầm 3m và nivô kiểm tra độ ngang bằng và độ dốc
theo chỉ dẫn thiết kế của lớp láng. Đảm bảo độ dốc thoát nước theo thiết kế. Sau khi
láng xong 1 ngày phải bảo dưỡng lớp láng bằng bao tải ẩm, không được để cho nước
chảy qua mặt láng, sau ít nhất 3 ngày mới được đi lại trên mặt lớp láng.
Quy trình thực hiện công tác lát
Yêu cầu kỹ thuật:
Vật liệu lát bằng gạch Ceramic 300x300 hoặc 600x600 cho các phòng, gạch
chống trơn 250 x 250 … cho khu vệ sinh là loại gạch lát cao cấp, yêu cầu kỹ thuật như
sau:
Sai số cho phép:
Cao độ theo phương ngang trên bề mặt sai số cho phép 2 ~ 3 mm.
Không nhìn thấy bằng mắt thường. Mặt lát phải phẳng không gồ ghề lồi lõm
cục bộ, kiểm tra bằng thước nhôm có chiều dài 2m, khe hở giữa mặt lát và thước
không vượt quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng yêu cầu thiét
kế, kiểm tra độ dốc bằng ni vô, đổ nước thử hay cho lăn viên bi thép 10mm nếu có chỗ
lõm tạo vũng đọng nước phải bóc lên lát lại.
Hoàn thiện:
Màu sắc và men gạch theo như bản vẽ. Các viên gạch lát phải vuông vắn, không
cong vênh, sứt góc, không có các khuyết tật khác trên bề mặt, những viên gạch lẻ bị
chặt thì cạnh chặt phải được mài phẳng. Chiều dày của lớp vữa xi măng lót không
được nhỏ hơn 15mm, mạch gạch lát sàn : 1.5 mm và được chèn đầy bằng xi măng
nguyên chất hoà với nước ( hồ nhão ).
Biện pháp thi công
Chuẩn bị mặt bằng:
Dọn dẹp vệ sinh mặt nền, tưới nước mặt nền.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 94


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Chuẩn bị máy móc phục vụ thi công.


Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa.
Ở những vị trí có yêu cầu về chống thấm nước như khu vệ sinh trước khi lát
phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các lớp vữa lót.
Trình tự thi công:
Theo bản vẽ các đường lưới mực sẽ được đánh trên mặt sàn, trắc đạc cung cấp
đường vuông góc cho mạch gạch trung tâm.
Trắc đạc sẽ đánh cốt + 600 mm trên mặt tường bao.
Mặt phẳng vữa lót sẽ được triển khai trước với cao độ chính xác cho công tác
lát gạch theo như bản vẽ thiết kế.
Hàng gạch triển khai đầu tiên bắt đầu tại vị trí đường mực cho vuông góc và
dây căng sẽ định vị đúng trên sàn. Mạch gạch thẳng hay cong sẽ được kiểm tra chặt
chẽ cả hai phía.
Cao độ sẽ cố định theo đúng bản vẽ, cùng với việc dùng dây căng định vị hai
đầu trên tường và dùng thước đo xuống.
Sau khi đã chắc chắn các bước trên hàng gạch bắt đầu triển khai theo hai cách.
Cao độ và độ phẳng của mạch kiểm tra thường xuyên bằng dây căng và thước cũng
như về chất lượng sản phẩm.
Sau khi công việc kết thúc, kỹ sư sẽ kiểm tra và nếu cần thiết sẽ có chỉ dẫn để
sửa chữa.
Phương pháp làm mạch gạch:
Mạch gạch chèn với vữa xi măng trắng ( đã được chấp thuận, XM trắng +
nước).
Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm lên mạch gạch lát làm
bong gạch.
Mặt sàn được lau sạch và bảo dưỡng bằng nước.
Hồ xi măng lấp kín mạch gạch theo đúng quy cách và dùng giẻ lau cao su hay
các dụng cụ có sẵn.
Sau thời gian ngắn, vữa làm mạch gạch sẽ được lau sạch bằng giẻ hay miếng
xốp, cho mạch sắc gọn không để xi măng bám dính nếu cần thiết mạch gạch có thể sửa
lại.
Cuối cùng lau sạch lại toàn bộ bề mặt đúng như yêu cầu hoàn thiện.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 95


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Sau khi hoàn tất, kỹ sư nghiệm thu và sửa lại nếu cần thiết. Sau đó mời bên
giám sát nghiệm thu và ký.
6.3. Công tác ốp gạch, đá
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác ốp gạch
Mặt ốp phải đúng kích thước, màu sắc, quy cách thiết kế, lớp vữa đệm phải cán
phẳng và phải bám chắc vào kết cấu sao cho không bị bong bộp.
Bề mặt ốp phải phẳng nhẵn, không có khuyết tật vượt quá trị số cho phép.
Mạch vữa phải sắc nét, thẳng, đều và đầy vữa.

Hiǹ h 6.4. Thi công ốp gạch men tường.


Quy trình thực hiện công tác ốp gạch
Gạch phải đảm bảo kích thước, đồng màu, loại bỏ những viên cong vênh, sứt
cạnh. Thông thường khi nhập gạch phải nhập theo lô sản xuất mới đảm bảo được các
yêu cầu về độ đồng đều kích thước cũng như về màu sắc.
Tiến hành đặt mốc, từ phía trên của bức tường ốp đặt mỗi góc một viên gạch
làm mốc, được gắn trực tiếp lên tường bằng vữa xi măng.
Từ hai mặt của hai viên gạch mốc thả dọi tạo thành mặt phẳng cần ốp, cố định
hai viên mốc ăn theo đường dây dọi ở phía dưới chân tường.
Trát một lớp vữa mỏng lên tường làm lớp vữa chân, miết vữa đến đầu đặt gạch
đến đó để vữa không bị khô. Tuy nhiên trên thực tế người công nhân thường trát lớp
vữa lên tường trước, cán phẳng nhưng không xoa nhẵn rồi để khô, sau đó mới tiến
hành ốp gạch lên tường bằng hồ dầu.
Khi ốp một tay cầm gạch, một tay dùng bay phết lên lưng gạch một lớp vữa dày
khoảng 20mm và đặt gạch lên tường.
Dựa vào dây chuẩn điều chỉnh gạch cho phẳng và kiểm tra gạch nằm ngang,
dùng búa cao su gõ nhẹ để cố định viên gạch vào vị trí.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 96


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Sau khi ốp xong một hàng thì di chuyển lên hàng trên.
Ốp xong dùng xi măng trắng trộn với nước lấp đầy các mạch, dủng bay miết
nhiều lần cho xi măng chèn kín mạch.
Dùng dẻ ẩm lau sạch vữa trên mặt gạch.
Quy trình thực hiện công tác ốp đá mặt ngoài công trình
Chuẩn bị mặt ốp
Căng dây, xác định cao độ, kích thước tấm đá trên mặt phẳng ốp
Định vị bát liên kết vào mặt tường
Xử lý khe liên kết mặt sau của đá
Liên kết đá vào bát, kết hợp cân chỉnh và trét keo.
Ốp từ dưới lên trên.

̀ h 6.5. Thi công ốp đá.


Hin
6.4. Công tác bả, sơn, vôi
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác bả, sơn, vôi
Mục đích của việc bả matit là làm cho mặt tường được phẳng, nhẵn, tạo màu
nền thuận lợi cho việc sơn sau đó.
Yêu cầu lớp bả phải có độ dày thích hợp thường là 1mm, bả theo từng lớp, bám
chắc vào tường, hoặc bám chắc vào lớp kế tiếp.
Quy trình thựuc hiện công tác bả
Chuẩn bị bề mặt:
Dùng bay hoặc dao tiến hành làm vệ sinh bề mặt cấu kiện.
Quét sạch bụi bẩn, mạng nhện bám vào bề mặt.
Tẩy sạch những lớp dầu mỡ bám vào bề mặt cấu kiện.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 97


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Nếu bề mặt trát bằng cát hạt to phải tiến hành đánh rụng bớt những hạt cát to
bám trên bề mặt vì khi bả matit, những hạt cát này sẽ bị bật lên lẫn vào bột matit gây
ra những đường chỉ nhỏ trên bề mặt và làm cho thao tác trở nên khó khăn.
Bả matit:
Thông thường matit được bả từ 2 – 3 lớp.
Bả lần 1: có tác dụng phủ kín và tạo phẳng bề mặt.
Dùng dao xúc matit đổ lên bàn kéo một lượng vừa phải.
Đưa bàn kéo áp nghiêng vào tường một góc khoảng 15o và kéo lên phía trên
sao cho matit bám hết vào bề mặt, dùng cạnh bàn kéo gạt cho matit bám kín đều.
Bả theo từng giải từ trên xuống, từ góc ra.
Bả lần 2: Tạo phẳng và làm nhẵn.
Khi matit lớp dưới khô mới được tiến hành bả lớp tiếp theo.
Dùng giấy nhám làm phẳng nhẵn những chỗ bị gợn do lớp bả lần 1 để lại.
Phủ kín matit và tạo phẳng như lần 1.
Bả lần 3: Hoàn thiện bề mặt matit.
Kiểm tra trực tiếp bằng mắt để phát hiện những vết xước, những chỗ lõm để bả
dặm matit cho đều.
Dùng giấy nhám làm phẳng những chỗ lồi, những chỗ giáp mối, những vết gợn.
Sửa lại các cạnh, góc cho thẳng mép.
Quy trình thực hiện công tác sơn, vôi
Công tác sơn
Yêu cầu kỹ thuật:
Bề mặt sơn phải đều màu, mịn bóng, không lộ màu sơn lót, bền và không bị
phai màu.
Sơn không bị rộp, bị bong, không nhăn, không có vết ố chảy hoặc tụ sơn.
Các đường ranh màu phải rõ ràng, sắc gọn, đúng theo thiết kế.
Các đường viền bao màu sơn, đường viền khung phải cùng chiều rộng, thẳng và
đồng màu trên suốt chiều dài.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 98


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Hiǹ h 6.6. Bả matit.


Phương pháp quét sơn:
Chuẩn bị bề mặt:
Phải dọn sạch bề mặt cần quét và các khu vực lân cận để tăng độ bám dính của
sơn vào bệ mặt cấu kiện và để bụi bẩn không bám vào lớp sơn còn ướt.
Đối với mặt gỗ: Trát matit kín các khe, kẽ nứt, đánh giấy nhám cho nhẵn.
Mặt kim loại: Cạo sạch gỉ, tẩy sạch dầu mỡ.
Khi sơn lên mặt sơn cũ: Đánh sạch lớp sơn cũ đặc biệt là đối với mặt sơn bằng
kim loại.
Tiến hành:
Quét sơn thành nhiều lớp, lớp trước khô mới được quét lớp sau, mỗi lớp được
sơn nhiều lượt, lớp sau quét vuông góc với lớp trước.
Công tác vôi
Yêu cầu kỹ thuật:
Màu sắc đều, đúng quy định thiết kế.
Bề mặt quét mịn đều, không lộ vết chổi, không có nếp nhăn, không đọng giọt,
vôi phải bám kín vào bề mặt, không bị rít và không dễ phai màu.
Nước vôi quét không làm sai lệch các gờ chỉ, đường nét trang trí kiến trúc, các
đường chỉ, đường ranh màu phải thẳng, sắc nét.
Pha chế nước vôi:
Nước vôi không được pha đặc quá vì khó quét và để lại vết chổi, nhưng cũng
không được pha loãng quá vì dễ bị chảy giọt và màu nhạt.
Chuẩn bị bề mặt:
Sau khi thi công xong các công việc về xây lắp mới tiến hành quét vôi. Trước
khi quét vôi phải cạo rửa sạch bề mặt, không được quét vôi lên bề mặt còn ướt.
Sửa phẳng mặt kết cấu trước khi quét vôi.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 99


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Kỹ thuật quét:
Dùng chổi đót để quét vôi.
Tiến hành quét vôi thành hai lớp: Lớp lót và lớp mặt.
Lớp lót có thể quét một hoặc hai lượt, lượt trước khô mới được quét lượt sau.
Thông thường khi quét tường quét chổi theo phương đứng, còn đối với quét trần
quétx chổi theo phương song song với cửa.
Khi lớp lót đã khô thì tiến hành quét lớp mặt, quét từ hai đến ba lớp và quét
vuông góc với lớp lót.
Tiến hành quét từ cao xuống thấp, trần quét trước, tường quét sau, quét các
đường biên, đường góc làm cơ sở để quét các mảng trần, tường tiếp theo.
6.5. Công tác gắn cửa gỗ, sắt, nhôm
Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác gắn cửa
Cửa phải được gắn đúng vị trí, cao độ
Không nghiêng ngả
Liên kết khuôn bao vào tường, cánh cửa vào khuôn bao chặt chẽ, không bị lệch.
Không làm biến dạng cửa và một số các phụ kiện liên kết trong lắp dựng…
Quy trình thực hiện công tác gắn cửa
Trước đây người ta hay áp dụng phương pháp chôn khung bao trong qúa trình
xây dựng phần thô. Tuy nhiên phương pháp này bộc lộ những hạn chế, ví dụ như:
Các loại nước, vữa cát, xi măng bám vào khung bao làm cho gỗ bị biến màu (bị
thâm đen), làm ảnh hưởng tới màu sắc của cửa gỗ
Những va đập xảy ra trong quá trình xây dựng làm cho các mép cạnh của khung
bị mất cạnh, thậm chí các đội thợ xây còn đóng đinh để bắc giàn giáo làm ảnh hưởng
tới thẩm mỹ của khung bao.
Một vấn đề nữa đó là khi chôn khung bao xuống đất, các loại mối mọt từ dưới
đất dễ dàng xâm nhập và tấn công khung bao.
Khi sơn phải sơn ở công trình, không đảm bảo về điều kiện nhiệt độ, bụi bẩn
làm ảnh hưởng tới chất lượng sơn.
Trước những vấn đề trên, hiện nay xu hướng chung, người ta sử dụng phương
pháp thi công lắp dựng sau hoàn thiện. Với các bước thực hiện như sau:
1. Gia công hoàn thiện tại xưởng.
2. Vận chuyển đến công trình.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 100


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

3. Lắp đặt khuôn cửa.


4. Lắp cửa vào khuôn bao.
5. Lắp phụ kiện.
6.6. Công tác lắp kính
Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác lắp kính
Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 5674:1992-6)
Những khung cửa sổ, cửa đi và các kết cấu khác trước khi gắn kính cần phải
tiến hành sơn lót và trám matit những chỗ có khuyết tật và lồi lõm cục bộ. Những
đường soi rãnh để lắp kính cần phải đánh sạch sơn và sấy khô.
Chủng loại kính và chi tiết đệm nẹp kính phải thỏa mãn yêu cầu của thiết kế,
những chi tiết bằng thép phải được sơn chống gỉ. Những chi tiết chuyển động (như bản
lể, chốt, khóa các loại) không được để tì lên kính và lên kết cấu khung lắp kính.
Matit lắp kính phải đủ độ dẻo, cho phép chèn kính và lắp đặt các khe hở giữa
kính và khung. Sau khi gần vào vị trí khung, bề mặt matit không được có vết rạn nứt.
Khi chèn matit không cần phải ấn mạnh. Độ dẻo và độ mịn của matit phải dễ miết
phẳng và nhẵn tạo đường mạch liên tục không gỗ ghề, không dính bết vào kính hay
khung và khi miết không bị trượt lên mặt kết cấu.
Chất lượng matit gắn kính cần được kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Trong công trình nhà ở và các công trình dân dụng khác không cho phép lắp
ghép kính có mối nối ghép (trong một khoang kinh) kính có vết rạn nứt dài quá lmm,
các vết ố không thể lau rửa sạch, kính có các dị vật và khuyết tật khác...
Trường hợp khoang kính lắp có nối ghép, phải thỏa thuận với cán hộ thiết kế
công trình. Khi đó trong một khoang kính có thể được ghép bằng hai mảnh và đặt ghép
chồng lên nhau một đoạn 20mm. Hai phía của miếng kính nối phải định vị chắc chắn
bằng nẹp, sau đó chít mạch cả hai phía bằng matit.
Kính lấy ánh sáng từ bên ngoài, ngoài việc bảo đảm định vị chắc chắn và liên
kết chặt giữa kính với khung, còn phải bảo đảm không cho nước chảy hay thấm qua
các mạch ghép giữa kính và khung. Các chi tiết liên kết bằng thép phải có biện pháp
chống rỉ bằng sơn hay mạ kẽm. Matit phải sử dụng loại chịu được tác dụng của mưa
nắng thường xuyên.
Việc di chuyển và lắp đặt kính có kích thước lớn hơn l,5m cũng như việc lắp
các cấu kiện đã gắn kính sẵn phải được làm một cách nhẹ nhàng và cẩn thận bằng tay

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 101


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

hay thiết bị có bơm hơi. Khi thi công kính phải đặc biệt chú ý tuân theo quy định về an
toàn lao động. Trong trường hợp cần thiết, công tác trát matit phải có thiết bị chuyên
dụng.

̀ h 6.7. Lắp kính.


Hin
Quy trình thực hiện công tác lắp kính
Quy trình thực hiện gồm các bước sau: Chuẩn bị, Lắp đặt, cân chỉnh, Vệ
sinh, Kiểm tra.
Rải đều một lớp lót bằng matit hay hỗn hợp lót dầy l-3mm lên đáy rãnh và ép
kính lên lớp lót này. Kính phải gắn sâu vào đường rãnh của khung bằng 3/4 chiều rộng
cửa rãnh (giữa mặt kính và sườn rãnh phải có một khoảng hở ít nhất 2mm để chèn
matit).
Định vị kính:
+ Khung gỗ. đóng đinh ghim kính vào gờ và khuôn cửa, đinh cách nhau không
quá 300, mỗi cạnh không dưới hai cái. Nếu sử dụng nẹp thép, giữa kính và nẹp phải có
đệm nẹp bằng cao su và dùng đinh vít định vị với góc xiên 45°.
+ Khung thép, khung hợp kim nhôm, định vị bằng nẹp đệm cao su có nẹp thép
mạ kẽm. Liên kết giữa nẹp và khung nhờ các đinh vít bắt vào những lỗ đã gia công
sẵn. Một số loại có thể sử dụng nẹp định hình có đệm cao su kèm theo.
+ Khung bê tông cốt thép: Kính được định vị bằng các chi tiết gờ thép chôn
ngàm vào bê tông và các nẹp thép có đệm bằng chất dẻo hay đệm cao su.
Trát matit: Sau khi định vị kính quét vét số vữa matit tràn ra xung quanh, dùng
bay dao matit áp vào cạnh rãnh. quét vát mép mặt sau sát vào khuôn cửa dốc ra ngoài,
rồi miết trở lại cho nhẵn bóng sao cho bề mặt phẳng, không đứt đoạn, không có vết lồi
lõm.
Lắp đặt kính cho cửa sắt

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 102


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Lắp đặt kính cho cửa mái, cửa trời.


Lắp đặt kính cho cửa trổ mái cần chú ý:
Phải làm theo yêu cầu thiết kế.
Nếu không phải dùng kính cường lực, kính an toàn để tránh bể vỡ, nếu dùng
kính phẳng không gia cường thì phải có lưới thép bảo vệ bên dưới.
Kính cho cửa mái nghiêng cần lắp đặt chồng mép cho thuận với chiều nước
chảy, chiều dài mép chồng là 30mm (độ dốc > 25%) hoặc 50mm (độ dốc < 25%).
Khi lắp đặt cần chú ý chiều hướng chính xác. Mặt vân hoa hướng ra phía ngoài
để làm đẹp, khi có mưa không ảnh hưởng đến sử dụng bình thường của kính. Lắp đặt
kính màu phải theo đúng thiết kế.
Lắp đặt kính cho tường kính
Trên bề mặt các công trình kiến trúc cao tầng, tường kính thường được thay thế
cho tường ngoài và cửa sổ công trình.
Cấu tạo tường kính
Xương dọc và xương ngang làm bằng hợp kim nhôm. Xương dọc cái được liên
kết với kết cấu, có tác dụng cố định tường kính thông qua các chi tiết liên kết.
Trình tự thi công:
Đo đạc phóng dây: dựa vào bản vẽ, dùng máy kinh vĩ xác định vị trí của chi tiết
liên kết cố định xương dọc và xương ngang.
Lắp xương dọc vào kết cấu nền, sàn.
Lắp đặt các chi tiết nối xương dọc với xương dọc, xương dọc với xương
ngang…
Lắp ráp xương ngang.
Máy lắp đặt kính gồm các bộ phận chủ yếu: cơ cấu di chuyển đơn giản, cơ cấu
điều khiển thao tác, cơ cấu hút giữ kính.
Mâm hút thủ công: Khi làm việc dùng tay thao tác van chân không để nó hút
chặt lấy tấm kính, từ đó có thể nhấc tay tấm kính tương đối lớn lên lắp đặt, thao tác
thuận tiện, an toàn.
Sàn treo làm bằng hợp kim nhôm hoặc bằng thép, trên sàn treo có cơ cấu lên
xuống chạy điện và cơ cấu an toàn. Sàn treo có đặt các đệm chống va vào kính. Dùng
trong điều kiện không có máy móc cơ giới.
Kiểm tra, nghiệm thu

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 103


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Việc nghiệm thu công tác kính chi được tiến hành sau khi đã hoàn thành các
công việc định vị kính, matit đã khô và khung kính được sơn.
Khi nghiêm thu công tác kính phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Rãnh đế lắp kính phải bảo đảm kích thước theo thiết kế.
Chất lượng mạch gắn matit phải phẳng nhẵn, mịn mặt, không có vết nứt, không
có vết lỏng khỏi kính và không có khe hở, mạch matit phải chắc đặc, không có khuyết
tật.
Đường viền của mạch matit tiếp giáp với kính phải phẳng, song song với gờ
rãnh, trên bề mặt kính của mạch gắn không thấy có phôi matit vụn lở long ra.
Mũ đinh vít hay đinh ghim phải đóng ép vào mặt nẹp kính và không được nhô
ra ngoài mặt khung và lõm sâu vào trong khung. Liên kết giữa đinh vít khung phải
chắc chắn. Nẹp cao su hay chất dẻo phải ép sát vào kính và vào gờ của khung cửa.
Các đệm cao su phải ép sát và giữ chặt kính ở phía trong, còn phía ngoài đệm
được nẹp chặt vào rãnh của khung, không được có khe hở giữa đệm với khung cửa.
Trên bề mặt kính sau khi lắp xong không được có các vết nứt, vết rạn và các
khuyết tật khác.
Trên kết cấu cũng như trên mặt kính sau khi lắp phải làm sạch, không có vết
dính bùn, matit hay sơn. vết vữa và các vết bẩn dầu mỡ.
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bầy yêu cầu kỹ thuật trong công tác trát.
2. Trình bầy quy trình thực hiện công tác trát mặt ngoài công trình.
3. Trình bầy yêu cầu kỹ thuật trong công tác láng, lát.
4. Trình bầy quy trình thực hiện công tác láng.
5. Trình bầy quy trình thực hiện công tác lát.
6. Trình bầy các yêu cầu kỹ thuật trong công tác gắn cửa.
7. Trình bầy quy trình thực hiện công tác gắn cửa.
8. Trình bầy các yêu cầu kỹ thuật trong công tác lắp kính.
9. Trình bầy quy trình thực hiện công tác lắp kính.

TP. HCM, ngày tháng năm 2017


TT Đào tạo Nghề Bộ môn Mộc-Nề Giảng viên

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 104


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

Th.S Nguyễn Thanh Liêm

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 105


Bài giảng Thực tập tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đình Đức và cán bộ bộ môn, Kỹ thuật thi công tập 1 và tập 2, Nhà xuất
bản Xây Dựng, 2004.
2. Nguyễn Đình Hiện, Kỹ thuật thi công, Nhà xuất bản Xây Dựng, 2001.
3. Lê Văn Kiểm, Album thi công xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh, 2012.
4. Nguyễn Đình Thám, Kỹ thuật thi công tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật, 2002.
5. Phạm Văn Phùng, Giáo trình kỹ thuật nề theo phương pháp modun, Nhà xuất
bản Xây Dựng, 2000.
6. Nguyễn Bá Kế, Sự cố nền móng công trình, Nhà xuất bản Xây dựng, 2000.
7. Nguyễn Tiến Thu, Sổ tay chọn máy thi công xây dựng, Nhà xuất bản Xây
Dựng, 2010.

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thanh Liêm 106

You might also like