You are on page 1of 28

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Câu 1: Hãy phân tích các thuộc tính của hàng hóa và mối liên hệ giữa nó với tính chất
hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
Trả lời:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và thông qua
trao đổi, mua bán.

- Hàng hóa là 1 phạm trù kinh tế phản ánh những mối QH kinh tế-xã hội của những người sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
- Có hai hình thức:
+ Hàng hóa hữu hình: có thể sờ, nắm,... được (lương thực, thực phẩm, sắt, thép,...)
+ Hàng hóa vô hình: chỉ có thể cảm nhận được (giáo dục, văn hóa,...)
* Hai thuộc tính hàng hóa:
- Giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
trực tiếp hay gián tiếp.
VD: gạo để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn.
+ Bất kỳ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định làm cho nó có giá trị
sử dụng.
+ Công dụng của vật phẩm là do những thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định mỗi một
vật có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác dẫn đến nó sẽ có nhiều giá trị sử dụng hay công
dụng khác.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa

học - kỹ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung. Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất
càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng
phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa
không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội,
thông qua trao đổi mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn quan tâm
đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội.Giá
trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
+ Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

+ Một vật khi đã là hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng và giá trị sử dụng có 2 đặc điểm:
▪ Giá trị sử dụng do người khác, do xã hội không được người sản xuất ra nó quyết định
Được chuyển từ tay người này sang người khác thông qua trao đổi, mua bán.
- Giá trị hàng hóa:
+ Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ
về lượng mà qua đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng
loại khác vì chúng đều là sản phẩm của lao động.
VD: 1 m vải = 10 kg lúa
Tuy hai hàng hóa khác nhau, có giá trụ sử dụng khác nhau: của vải là để may quần áo, của
thóc là để làm thức ăn. Thế nhưng chúng lại có thể trao đổi được với nhau vì giữa chúng tồn
tại điểm chung: đều là sản phẩm của lao động và lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
ẩn giấu trong hàng hóa. Nhờ đó mà chúng có thể trao đổi với nhau.

+ Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng
hóa.
+ Chất của giá trị là lao động. Lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất

kết tinh trong hàng hóa.

+ Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ
sở của giá trị trao đổi.
+ Giá trị còn biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa dẫn đến giá trị là một
phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
+ Lao động hao phí để sản xuất hàng hóa càng nhiều thì giá trị càng cao.
- Tóm lại, bất kỳ một vật nào muốn thành hàng hóa đều phải có đủ hai thuộc tính: giá trị sử
dụng và giá trị hàng hóa.
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa: Hàng hóa có hai thuộc tính vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai
mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể) vừa mang tính chất trừu tượng (lao động
trừu tượng).

- Lao động cụ thể:


+ Lao động cụ thể là lao động có ích ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.
+ Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp
riêng và kết quả riêng. Những cái riêng này phân biệt lao động cụ thể khác nhau.
+ VD: lao động của người thợ mộc là:
▪ Mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế,...
▪ Đối tượng lao động là gỗ.
▪ Phương tiện là cái cưa, cái đục, cái bào,...
▪ Phương pháp là các thao tác cưa, bào, khoan, đục,...
▪ Kết quả là tạo ra cái bàn, cái ghế,...
+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều
loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khá nhau.
+ Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.
+ Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng lao động cụ thể chỉ
thay đổi hình thức tồn tại của giá trị sử dụng lao động cụ thể chỉ thay đổi hình thức tồn tại
của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người.
+ Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn
tồn tại gắn liền với sản phẩm, nó là điều kiện không thể thiếu trong bất cứ hình thái kinh tế -
xã hội.
- Lao động trừu tượng:
+ Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lực ( tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh) của người sản
xuất hàng hóa nói chung.
+ Tuy nhiên, sự hao phí sức lực nào của con người cũng là lao động trừu tượng.
+ Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hàng hóa do mục đích của sản xuất là
để trao đổi.
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi.
+ Lao động trừu tượng là một phạm trù có lịch sử riêng của sản xuất hàng hóa.

- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng không phải là hai loại lao động mà là hai mặt của
cùng một lao động.
- Lao động cụ thể là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng, lao động trừu tượng là
nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa.

- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa vừa có tính chất tư nhân vừa có tính chất xã
hội
+ Tính xã hội: sản xuất hàng hóa dựa trên điều kiện phân công lao động xã hội
+ Tính tư nhân: sản xuất hàng hóa dựa trên điều kiện sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa
những người sản xuất.
- Đây là mâu thuẫn của nền sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy sản xuất hàng hóa vửa vận
động, phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng “khủng hoảng thừa”.

Câu 2: Hãy phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Vì sao nói hàng hóa
sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẩn của công thức chung của tư bản?
Trả lời:
* Công thức chung của tư bản:

- Tiền là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời là hình thức biểu hiện đầu
tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định.
Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản.
- Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để
bóc lột lao động của người khác.
- Tiền với tư cách là tiền thông thường vận động theo công thức: H - T - H’. Tiền với tư
cách là tư bản thì vận động theo công thức: T - H - T’. Bất cứ tiền nào vận động theo công
thức T - H - T đều chuyển hoá thành tư bản.
- So sánh công thức H - T - H’ và công thức T - H - T’
+ Điểm giống nhau:
▪ Đều phản ánh sự vận động của kinh tế hàng hóa.
▪ Đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau đó là mua và bán.
▪ Đều cấu thành bởi hai nhân tố vật chất đó là tiền và hàng.
▪ Đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
+ Điểm khác nhau:
▪ Lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H - T) và kết thúc bằng việc mua (T
- H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hoá, còn tiền chỉ đóng vai
trò trung gian.
▪ Lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T - H) và kết thúc bằng việc bán (H – T).
Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hoá chỉ đóng vai
trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về.
▪ Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các
hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn
hai, khi những người trao đổi có được giá trị mà họ cần.
▪ Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa giá trị
tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô
nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của
tư bản phải là T - H - T', trong đó T' = T + ΔT. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra (ΔT),
C.Mác gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản.
- Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của
giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên
của giá trị là không có giới hạn.
C.Mác gọi công thức T - H - T' là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư
bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù là tư bản thương nghiệp, tư
bản công nghiệp hay tư bản cho vay.
* Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản:
- Công thức chung của tư bản: T - H - T’ cho thấy hình như lưu thông đã tạo ra giá trị thặng
dư, nhưng thực chất không phải vậy.
- Xét trong lưu thông (lưu thông trong đó diễn ra quá trình mua và bán)
+ Trương hợp trao đổi ngang giá (T - H hay H - T): thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá
trị, từ tiền thành hàng hay từ hàng thành tiền, còn tổng gó trị cũng như phần giá trị thuộc về
mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng, thì cả
hai bên đều có lợi.
+ Trường hợp trao đổi không ngang giá: có ba trường hợp có thể xảy ra:
▪ Bán hàng cao hơn giá trị được lợi khi bán và thiệt khi mua vì người bán cũng đồng thời là
người mua dẫn đến không mang lại một chút giá trị thặng dư nào.
▪ Mua hàng hóa thấp hơn giá trị được lợi khi là người mua còn là người bán bị thiệt từ đó
không tạo ra giá trị thặng dư.
▪ Mua rẻ - bán đắt (bịp bượm, lừa gạt) dẫn đến người được, người mất (giá trị người này thu
được là số giá trị mà người khác bị mất) từ đó tổng giá trị hàng hóa không tăng lên.
- Theo C.Mác: “Lưu thông hay trao đổi hàng hóa không sáng tạo ra một giá trị nào cả”.
- Xét ngoài lưu thông: tiền không vận động trong lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông, thì
cũng không thể lớn lên được.
+ Tiền được đưa vào cất trữ.
+ Hàng hóa để trong kho.
+ Do đó không tạo ra giá trị thặng mới được.
- Theo C.Mác: “ Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và càng không thể xuất hiện ở
bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu
thông”.
- Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản.
* Nói hàng hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn của công thức của tư bản vì:
- Phải tìm ra hàng hóa nào đó để khi sử dụng tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân
nó, đồng thời nó làm rõ mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Đó là hàng hóa sức
lao động.
- Theo C.Mác: “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con
người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.
- Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
+ Thứ nhất, người có sức lao động phải tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và
có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

+ Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi TLsản xuất và TLSH, họ trở
thành người “Vô sản”, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để kiếm sống.

- Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định để biến tiền thành tư bản. Nó là
một bước ngoặc, một bước tiến trong lịch sử trong phương thức kết hợp người lao động và
tư liệu sản xuất.

- Đặc điểm của hàng hóa sức lao động: Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức
lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

- Giá trị hàng hóa sức lao động:


+ Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động quyết định.
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động được quy thành thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra ra những tư liệu sinh hoạt của người công nhân.
+ Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm 3 bộ phận:
▪ Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để duy trì đời sống của bản
thân người công nhân để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
▪ Phí tổn đào tạo người công nhân.
▪ Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái (người thân)
người công nhân.
▪ Ngoài ra, lượng giá trị hàng hóa sức lao động còn phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực
làm việc của công nhân trong nền kinh tế và phụ thuộc vào các yếu tố tinh thần, lịch sử, tức
là vào các điều kiện cụ thể của từng nước (khí hậu, tập quán, trình độ văn minh, nguồn gốc,
hoàn cảnh ra đời và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân).

+ Hình thức của giá trị sức lao động là tiền công.

+ Khi nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển


▪ Nhu cầu về lao động phức tạp càng tăng, chi phí đào tao càng lớn.
▪ Nhu cầu về những hàng hóa và dịch vụ mới cũng sẽ tăng
theo. Từ đó giá trị sức lao động cũng tăng theo
Nhưng, do sức lao động tăng, giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ có xu hướng giảm. Do đó
để xác định giá trị sức lao động ở một thời điểm, cần phân tích cụ thể sự vận động của hai xu
hướng.
+ Hình thức của giá trị sức lao động là tiền công.
- Giá trị sử dụng sức lao động:
+ Giá trị sử dụng sức lao động là sự thỏa mãn nhu cầu người mua nó, tức là để tiêu dùng
vào quá trình lao động. Khác với các hàng hóa thông thường, trong quá trình sử dụng, hàng
hóa sức lao động có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó - giá trị
thặng dư.
- Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Vì chỉ có trong lưu
thông tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao động. Sau đó
nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động mà mình đã mua tiến hành sản xuất hàng hóa
trong đó có giá trị thặng dư, và cuối cùng nhà tư bản bán sản phẩm mình sản xuất thu về giá
trị trong đó có giá trị thặng dư là giá trị tiền lớn hơn (T’ > T).

Câu 3: Hãy phân tích quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Ý nghĩa việc đẩy
nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản?

Trả lời:

* Tuần hoàn của tư bản:


- Ba giai đoạn của tuần hoàn của tư bản:
+ Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông (mua): quá trình lưu thông được biểu thị như sau:

TLsản xuất (c)

T-H

Sức lao động (v)

▪ Đầu giai đoạn thứ nhất, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ.
▪ Chức năng mua hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động.
▪ Kết thúc khi mua xong, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
+ Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất:

TLsản xuất (c)

H ...sản xuất...H’
Sức lao động (v)

▪ Đầu giai đoạn thứ hai, tư bản tồn tại dưới dạng hình thái tư bản sản xuất.
▪ Chức năng thực hiện việc kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao độngđể sản xuất ra
hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư.
▪ Trong các giai đoạn của tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất hàng hóa có ý nghĩa
quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
▪ Kết thúc giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
+ Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông (bán):

H’ - T’

▪ Đầu giai đoạn thứ ba, tư bản tồn tại dưới dạng tư bản hàng hóa.
▪ Chức năng thực hiện giá trị hàng hóa trong giai đoạn này nhà tư bản trở lại thị trường với
tư cách là người bán hàng, hàng hóa của nhà tư bản chuyển hóa thành tiền.
▪ Kết thúc giai đoạn thứ ba tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ.
- Vậy tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt
mang ba hình thái khác nhau để rồi quay lại hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

- Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp:
+ Tuần hoàn của tư bản tiền tệ.
+ Tuần hoàn của tư bản sản xuất.
+ Tuần hoàn của tư bản hàng hóa.
- Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản kahc1 nhau mà là ba hình thái khác
nhau của tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó.

- Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác
nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn
tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận
động liên tục không ngừng đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng.

* Chu chuyển của tư bản:

- Khái niệm: chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là
một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại.

- Chu chuyển của tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
- Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi Tư bản ứng ra dưới hình thái nhất
định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư. Nói cách
khác, thời gian chu chuyển của tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được 1 vòng tuần
hoàn.

- Tuần hoàn của tư bản gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, nên thời gian chu
chuyển của tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

- Thời gian chu chuyển của tư bản bằng thời gian sản xuất và thời gian lưu thông gộp lại.
- Trong đó, thời gian sản xuất là thời gian nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất
bàng thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ lao động gộp lại.
+ Thời gian lao động là thời gian người lao dộng tác động đến đối tượng lao động để sáng
tạo ra sản phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất và nó tạo ra giá trị hàng hóa.
+ Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành
phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất không chịu tác động của người lao động mà chịu tác
động của tự nhiên. Ví dụ: Thời gian cây lúa lớn lên, rượu lên men, gỗ phơi cho khô,... Thời
kỳ này có thể xen kẽ với thời kỳ lao động hay tách ra thành thời kỳ riêng biệt; có thể dài,
ngắn khác nhau tùy thuộc vào ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào công
nghệ sản xuất.
+ Thời gian dự trữ lao động là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về ở dạng dự trữ
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Quy mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như:đặc điểm của các ngành, tình hình thị trường và năng lực tổ chức quản lý, sản
xuất,...
+ Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị sản
phẩm. Sự tồn tại hai thời kỳ này là không tránh khỏi nhưng nói chung thời gian của chúng
càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động càng lớn thì hiệu
quả hoạt động của tư bản càng thấp. Rút ngắn thời gian này có tác dụng quan trọng để nâng
cao hiệu quả sử dụng tư bản.

+ Thời gian sản xuất phụ thuộc vào:


▪ Tính chất của ngành sản xuất. Ví dụ: Thời gian sản xuất của ngành nông nghiệp thường
lâu hơn thời gian sản xuất của ngành công nghiệp.
▪ Quy mô và chất lượng của sản phẩm.
▪ Sự tác động của quá trình tự nhiên.
▪ Năng suất lao động.
▪ Tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất.
- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông bao gồm thời gian
mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
+ Thời gian lưu thông phụ thuộc vào:
▪ Thị trường xa hay gần.
▪ Tình hình thị trường tốt hay xấu.
▪ Trình độ phát triển của giao thông vận tải.
+ Trong chủ nghĩa tư bản đương đại, thời gian lưu thông vừa có xu hướng ngắn lại, vừa có
xu hướng dài ra.
- Do chịu nhiều ảnh hưởng nên thời gian của các tư bản khác nhau (Trong cùng ngành hay
ở các ngành khác nhau) diễn ra khác nhau.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản:
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.

n
CH c
h

Trong đó:
n: số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.
CH: thời gian tròng năm (tháng, tuần, ngày,...)
ch: thời gian cho 1 vòng (lần) chu chuyển của tư bản (Tháng, tuần, ngày,...)

Ví dụ: một tư bản có thời gian chu chuyển là 90 vòng/ngày. Như vậy, số vòng chu chuyển
của tư bản ấy là:

n  360 (vòng/năm)
CH  
ch 4
90

- Từ công thức trên cho thấy tốc độ chu chuyển tư bản vận động tỷ lệ nghịch với thời gian
một vòng chu chuyển của tư bản. Thời gian của một vòng chu chuyển tư bản càng ngắn thì
tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh và ngược lại.
* Ý nghĩa việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản:
- Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có tác dụng to
lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản.
- Trước hết, nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo
quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, cho phép
đổi mới nhanh máy móc, thiết bị; có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để
mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
- Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng
trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ
thêm.
- Thứ ba, đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng
năm.
- Ví dụ: có một tư bản có thời gian chu chuyển là 9 tuần (5 tuần sản xuất và 4 tuần lưu
thông)
+ Tư bản lưu động trong 5 tuần sản xuất là 100 × 5 = 500.
+ Tư bản lưu động trong 4 tuần lưu thông là 100 × 4 = 400.
+ Tổng cộng là: 500 + 400 = 900.
+ Nếu thời gian chu chuyển rút ngắn còn 8 tuần dẫn đến tiết kiệm được 100 tư bản ứng
trước.
+ Nếu tư bản lưu động sử dụng vẫn là 900 thì quy mô sản xuất sẽ được mở rộng.
+ Khi đó, tư bản lưu động sử dụng trong 1 tuần là 900 ÷ 8 = 112,5 (mà không cần có tư bản
phụ thêm.

Câu 4: Hãy trình bày các nguyên nhân ra đời và các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản độc quyền?
Trả lời:
* Các nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Theo V.I.Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi
phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền".
- Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độc
quyền. Sự xuất hiện của tư bản độc quyền vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những
nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Làm
xuất hiện những ngành sản xuất mới như: gang, thép chất lượng cao, hóa chất mới, máy
móc mới, cơ khí, vận tải,... Với những hình thức tổ chức mới, quy mô hơn, có nhiều ưu thế.
Chúng có đặc điểm chung là (tăng năng suất lao động, tăng tích lũy, tích tụ và tập trung tư
bản ngày càng tăng) thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
+ Sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thạng dư,
quy luật tích lũy, v.v. Ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản
theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
+ Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích
lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Mặc khác, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa
và nhỏ hoặc bị phá sản hoặc phải liên kết với nhau. Chỉ còn một số nhà tư bản lớn nắm địa
vị thống trị trong một ngành.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản
hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, xí nghiệp đổi mới kỹ thuật , thúc đẩy nhanh chóng quá trình
tích tụ và tập trung tư bản.
+ Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa thúc đẩy tập trung sản xuất (công ty
cổ phần) , tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
+ Những xí nghiệp và công ty lớn tiếp tục cạnh tranh nhau khốc liệt, khó phân thắng bại
dẫn đến nãy sinh xu hướng thỏa hiệp từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
* Các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
+ Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản đế quốc.
+ Độc quyền trong kinh tế học là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản
xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
+ Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay
phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi
nhuật độc quyền cao.
+ Hình thức kinh tế thống trị lúc đầu là công ty cổ phần (sở hữu tư bản chủ nghĩa đã mang
hình thức là sở hữu tập thể tư bản chủ nghĩa).
+ Hình thức tổ chức độc quyền:
▪ Theo liên kết ngang.
▪ Theo liên kết dọc.
+ Những hình thức độc quyền cơ bản là:
▪ Cácten (Cartel): là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí
nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ,
kỳ hạn thanh toán... còn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn do bản thân mỗi thành viên
thực hiện.
▪ Xanhđica (Syndicate): là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do
một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành
viên. Mục đích: thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liêu giá rẻ, bán hàng hóa
với giá cao nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
▪ Tơrớt (Trust): là một hình thức tổ chức độc quyền cao hơn Cácten và Xanhđica. Tài sản
của các xí nghiệp được tập trung. Thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ và tài vụ vào tay
một ban quản trị chung, còn các xí nghiệp trở thành các cổ đông.
▪ Côngxoócxiom (Consortium) - Liên kết dọc: là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và
quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia không chỉ có các nhà tư bản lớn
mà còn có cả Xanhđica, tơrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh
tế, kỹ thuật.
▪ Cônggơlômêrát (conglomerate) - Liên kết đa ngành.
+ Vai trò của các tổ chức độc quyền: nhờ nắm địa vị thống trị thống trị trong sản xuất và
lưu thông, nên: Có khả năng định ra giá cả độc quyền cao lớn hơm giá cả sản xuất đối với
hàng hóa bán ra.
▪ Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa vượt qua rất xa giá cả sản xuất.
▪ Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận độc quyền cao
+ Các phương pháp, thủ đoạn bảo đảm lợi nhuận độc quyền:
▪ Thi hành chính sách thuế quan cao để bảo hộ các tổ chức độc quyền trong nước.
▪ Sử dụng bộ máy nhà nước - bảo đảm giá cả độc quyền đối với sản phẩm cung cấp theo
đơn đặt hàng của nhà nước.
+ Giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của qy luật giá trị, không thủ tiêu được sự
cạnh tranh.
+ Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, có sự cạnh tranh khốc liệt giữa:
▪ Các tổ chức độc quyền trong nội bộ ngành.
▪ Giữa các ngành trong 1 quốc gia.
▪ Giữa các nước tư bảncông nhân.
- Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính:
+ Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp củng diễn ra quá trình
tích tụ, tập trung tư bản, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng.
+ Giống như trong công nghiệp, trong lĩnh vực ngân hàng cũng diễn ra quá trình độc quyền
hóa dẫn đến việc hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng, đã làm thay đổi quan
hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, từ đó làm cho ngân hàng có vai trò mới.
+ Ngân hàng từ chổ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng; nay đã nắm được
hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng khống chế mọi hoạt động của
nền kinh tế tư bản, độc quyền ngân hàng cử đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của
độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc trực tiếp đầu tư vào công
nghiệp.
+ Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng
cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân
hàng riêng phục vụ cho mình
+ Quá trình độc quyền hóa giữa tư bản độc quyền trong công nghiệp và tư bản độc quyền
trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẫy lẫn nhau làm nảy sinh một loại tư bản mới,
đó là tư bản tài chính.
+ Tư bản tài chính là sự xâm nhập lẫn nhau và dung hòa vào nhau giữa tư bản độc quyền
ngân hàng với tư bản độc quyền công nghiệp.
+ Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến bọn đầu sỏ tài chính - là một nhóm lãnh đạo
chóp bu của những chủ ngân hàng và chủ độc quyền công nghiệp hợp nhất, nhóm này có
quyền lực chi phối mọi sinh hoạt kinh tế và chính trị của xã hội tư bản thông qua chế độ
tham dự, chế độ ủy nhiệm.
+ Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tư bản tài chính hoặc một tập đoàn tài chính,
nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc hay "công ty mẹ", rồi
qua công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc hay các "công ty con", các công ty này lại
chi phối các "công ty cháu" v.v.. Bởi vậy, với một số tư bản nhất định, một trùm tư bản tài
chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất rất lớn.
+ Ngoài “Chế độ tham dự”, bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: lập công
ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu
cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.

+ Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt
khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà
nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn
tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa
phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các
nước đang phát triển và chậm phát triển.
- Xuất khẩu tư bản:
+ Xuất hiện vào cuối TK XIX, đầu TK XX do tình trạng “tư bản thừa” tương đối.
+ Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt các giá trị thặng dư và các
nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản là kết quả tất yếu của quá trình
giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về tư bản trên thị trường quốc tế, là hiện tượng có
tính quy luật.
+ Có hai hình thức xuất khẩu tư bản: xuất khẩu tư bản hoạt động hay đầu tư trực tiếp (FDI -
Foreign Direct Investment) và xuất khẩu tư bản cho vay hay đầu tư gián tiếp (FII - Foreign
Institutional Investor) . Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp
kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.
+ Xuất khẩu tư bản xét về chủ sở hữu tư bản, có thể chia thành: tư nhân và nhà nước. Xuất
khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu, nhằm trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận; còn xuất
khẩu tư bản nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, quân sự tạo thuận lợi
cho xuất khẩu tư bản tư nhân.
+ Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là
công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm
vi toàn thế giới.
+ Tác động đối với các nước nhập khẩu tư bản:
▪ Tích cực: thúc đẩy quá trình chuyển nền kinh tế tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hóa;
thúc đẩy sự chuyển biến từ nền kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp.
▪ Tiêu cực: các nước nhập khẩu trở thành đối tượng bị bóc lột về kinh tế và nô dịch về chính
trị.

- Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền:
+ Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân
chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường
thế giới giữa các tổ chức độc quyền.
+ Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ , nguyên liệu,
lĩnh vực đầu tư ở nước ngoài trở nên gay gắt. Tất yếu sẽ dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết
các hiệp định để phân chia thị trường, khu vực xuất khẩu, dựa trên tương quan lực lượng
kinh tế giữa các cường quốc tư bản và được hình thành thông qua các hình thức tổ chức
như: cácten quốc tế, Xanhđica quốc tế, tờrớt quốc tế…
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc:
+ Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản đã thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm thuộc
địa.
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay
gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để
chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn.
+ Bước vào thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các đế quốc tư bản ra
đời sớm đã hoàn thành. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó tới Nga
Hoàng và pháp.
+ Sự phân chia lãnh thỗ và quy luật phát triễn không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn
đến cuộc chiến tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và lần thứ hai 1939 - 1945.

Câu 5 : Hãy phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ?
§Æc trng nÒn kinh tÕ thÞ trêng theo ®Þnh híng x· héi chñ nghÜa ë níc ta

1. Thùc tr¹ng nÒn kinh tÕ ViÖt Nam khi chuyÓn sang kinh tÕ thÞ trêng theo
®Þnh híng XHCN

Khi chuyÓn sang kinh tÕ thÞ trêng chóng ta ®øng tríc thùc tr¹ng lµ: ®Êt níc ®· vµ
®ang tõng bíc qu¸ ®é lªn CNXH tõ mét x· héi vèn lµ thuéc ®Þa nöa phong kiÕn, tr×nh
®é ph¸t triÓn cña lùc lîng s¶n xuÊt x· héi rÊt thÊp. §Êt níc l¹i ph¶i tr¶i qua hµng chôc n¨m
chiÕn ®Êu, hËu qu¶ ®Ó l¹i cßn nÆng nÒ. Nh÷ng tµn d thùc d©n phong kiÕn cßn nhiÒu,
l¹i chÞu ¶nh hëng nÆng nÒ cña c¬ chÕ tËp trung quan liªu bao cÊp.

Víi nh÷ng ®Æc ®iÓm nh trªn c¬ thÓ nhËn xÐt r»ng: nÒn kinh tÕ níc ta kh«ng cßn
hoµn toµn lµ nÒn kinh tÕ tù cÊp tù tóc, nhng còng cha ph¶i lµ nÒn kinh tÕ hµng ho¸ theo
nghÜa ®Çy ®ñ. MÆt kh¸c, do cã sù ®æi míi vÒ mÆt kinh tÕ nªn nÒn kinh tÕ n íc ta khi
chuyÓn sang kinh tÕ thÞ trêng lµ nÒn kinh tÕ hµng ho¸ kÐm ph¸t triÓn, cßn mang nÆng
tÝnh chÊt tù cÊp tù tóc vµ chÞu ¶nh hëng nÆng nÒ cña c¬ chÕ tËp trung quan liªu bao
cÊp. Thùc tr¹ng ®ã ®îc thÓ hiÖn ë c¸c mÆt sau ®©y:

Thø nhÊt, kinh tÕ hµng ho¸ kÐm ph¸t triÓn, nÒn kinh tÕ cßn mang nÆng tÝnh
chÊt tù cÊp tù tóc, c¬ cÊu kinh tÕ cßn mÊt c©n ®èi vµ kÐm hiÖu qu¶, cha cã thÞ trêng
theo ®óng nghÜa cña nã vµ n¨ng suÊt lao ®éng x· héi vµ thu nhËp quèc d©n tÝnh theo
®Çu ngêi cßn thÊp.

NÒn kinh tÕ nhiÒu thµnh phÇn ë níc ta ®· ®îc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn, v× vËy
thÞ trêng níc ta còng ®îc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn. Xem xÐt kh¸i qu¸t vÒ thÞ trêng níc ta
trong nh÷ng n¨m võa qua ta thÊy thÞ trêng níc ta vÉn cßn lµ thÞ trêng ë tr×nh ®é thÊp,
tÝnh chÊt cña nã cßn hoang s¬, dung lîng cßn yÕu vµ cã phÇn rèi lo¹n. Chóng ta míi cã
thÞ trêng hµng ho¸ nãi chung, tríc hÕt lµ thÞ trêng hµng tiªu dïng th«ng thêng víi hÖ sè
gi¸ c¶ vµ quan hÖ mua b¸n b×nh thêng. VÒ c¬ b¶n chóng ta cha cã thÞ trêng søc lao
®éng, thÞ trêng tiÒn vèn trong khu vùc kinh tÕ Nhµ níc. Thùc tr¹ng nµy cña thÞ trêng níc
ta lµ do kÕt qu¶ cña nhiÒu nguyªn nh©n kh¸c nhau. VÒ mÆt kh¸ch quan lµ do tr×nh ®é
ph¸t triÓn cña ph©n c«ng lao ®éng x· héi cßn thÊp, nÒn kinh tÕ cßn mang nÆng tÝnh tù
cÊp tù tóc. VÒ mÆt chñ quan lµ do nh÷ng nhËn thùc cha ®óng ®¾n cña nÒn kinh tÕ
XHCN, do sù ph©n biÖt duy ý chÝ gi÷a thÞ trêng cã tæ chøc vµ thÞ trêng tù do.

§iÒu cÇn thiÕt ph¶i rót ra tõ thùc trang cña thÞ trêng trªn ®©y lµ: víi tÊt c¶ tÝnh
phøc t¹p vµ c¸c mÆt tiªu cùc x¶y ra trªn thÞ trêng, viÖc chuyÓn nÒn kinh tÕ níc ta sang
kinh tÕ thÞ trêng vÉn ®a tíi møc tiÕn bé vÒ mÆt kinh tÕ h¬n h¼n tríc ®©y vµ t¹o ra
kh¶ n¨ng dÉn tíi bíc ngoÆt quyÕt ®Þnh. NhiÖm vô ®Æt ra hiÖn nay lµ ph¶i tiÕp tôc
thóc ®Èy qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña thÞ trêng ngµy cµng ®Çy ®ñ, th«ng
suèt vµ thèng nhÊt trªn ph¹m vi c¶ níc, ph¶i g¾n thÞ trêng trong níc víi thÞ trêng thÕ giíi.

Thø hai vÒ thùc tr¹ng cña nÒn kinh tÕ níc ta khi chuyÓn sang nÒn kinh tÕ thÞ tr-
êng lµ ¶nh hëng cña m« h×nh kinh tÕ chØ huy víi c¬ chÕ tËp trung quan liªu bao cÊp.
Hai c¬ chÕ kinh tÕ cò vµ míi (c¬ chÕ tËp trung quan liªu bao cÊp vµ c¬ chÕ thÞ trêng)
cã nhiÒu ®Æc ®iÓm kh¸c nhau, do ®ã ®iÓm kh¸c nhau c¬ b¶n lµ ë chç: c¬ chÕ cò h×nh
thµnh trªn c¬ së thu hÑp hoÆc gÇn nh xo¸ bá quan hÖ hµng ho¸ tiÒn tÖ, lµm cho nÒn
kinh tÕ bÞ “hiÖn vËt ho¸”; c¬ chÕ míi h×nh thµnh trªn c¬ së më réng quan hÖ hµng ho¸
tiÒn tÖ.

Quy luËt gi¸ trÞ tån t¹i trong c¬ chÕ giao nép vµ cÊp ph¸t chØ lµ h×nh thøc. ViÖc
më réng s¶n xuÊt vµ lu th«ng hµng ho¸ lµ mét tÊt yÕu lÞch sö, cho nªn h¹n chÕ quan hÖ
hµng ho¸ tiÒn tÖ vµ quy luËt gi¸ trÞ trë thµnh sù c¶n trë tiÕn bé kinh tÕ, k×m h·m nh©n
tè míi, do ®ã lµm cho Nhµ níc kh«ng thÓ lµm chñ nh÷ng qu¸ tr×nh kinh tÕ kh¸ch quan
mÆc dï trong tay Nhµ níc cã thùc lùc kinh tÕ to lín. V× vËy, §¹i héi lÇn thø VII §¶ng ta
®· kh¼ng ®Þnh: Xo¸ bá triÖt ®Ó c¬ chÕ qu¶n lý tËp trung quan liªu bao cÊp h×nh thµnh
c¬ chÕ thÞ trêng cã sù qu¶n lý cña Nhµ níc b»ng ph¸p luËt, kÕ ho¹ch, chÝnh s¸ch vµ c¸c
c«ng cô kh¸c. X©y dùng vµ ph¸t triÓn ®ång bé hµng tiªu dïng, vËt t, dÞch vô, tiªu tèn, søc
lao ®éng… thùc hiÖn giao kinh tÕ th«ng suèt trong c¶ níc vµ víi thÞ trêng thÕ giíi.

2. Thùc chÊt cña qu¸ tr×nh chuyÓn nÒn kinh tÕ ViÖt Nam sang kinh tÕ thÞ tr-
êng theo ®Þnh híng XHCN

Tõ sù ph©n tÝch thùc tr¹ng cña nÒn kinh tÕ níc ta khi chuyÓn sang nÒn kinh tÕ
thÞ trêng ta cã thÓ rót ra kÕt luËn:

Thø nhÊt, thùc chÊt cña qu¸ tr×nh chuyÓn nÒn kinh tÕ níc ta sang nÒn kinh tÕ
thÞ trêng theo ®Þnh híng XHCN lµ qu¸ tr×nh chuyÓn nÒn kinh tÕ cßn mang nÆng tÝnh
chÊt tù cÊp tù tóc sang nÒn kinh tÕ hµng ho¸ tiÕn tíi nÒn kinh tÕ thÞ trêng vµ qu¸ tr×nh
chuyÓn c¬ chÕ tËp trung quan liªu bao cÊp sang c¬ chÕ thÞ trêng cã sù qu¶n lý cña Nhµ
níc.

Thø hai, qu¸ tr×nh chuyÓn nÒn kinh tÕ níc ta sang nÒn kinh tÕ thÞ trêng ®ång
thêi còng lµ qu¸ tr×nh thùc hiÖn nÒn kinh tÕ më, nh»m hoµ nhËp níc ta víi thÞ trêng thÕ
giíi.

Sù ph¸t triÓn cña CNTB ®· kh¼ng ®Þnh kinh tÕ hµng ho¸ ®· lµm cho thÞ trêng
d©n téc g¾n bã vµ hoµ nhËp víi thÞ trêng thÕ giíi. ChÝnh giao lu hµng ho¸ ®· lµm cho
quan hÖ quèc tÕ ®îc më réng khái ph¹m vi quèc gia, thóc ®Èy nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn
nhanh chãng.

Trong quan hÖ quèc tÕ chóng ta cã nhiÒu ®æi míi quan träng. Chóng ta ®·
chuyÓn quan hÖ quèc tÕ tõ ®¬n ph¬ng sang ®a ph¬ng, quan hÖ víi tÊt c¶ c¸c níc kh«ng
ph©n biÖt chÕ ®é chÝnh trÞ, theo nguyªn t¾c ®«i bªn cïng cã lîi vµ kh«ng can thiÖp
vµo quan hÖ néi bé cña nhau.

3. §Æc trng cña nÒn kinh tÕ thÞ trêng theo ®Þnh híng XHCN ë ViÖt Nam

NÒn kinh tÕ thÞ trêng ViÖt nam lµ nÒn kinh tÕ thÞ trêng ®Þnh híng XHCN, nã cã
nh÷ng ®Æc trng riªng. §Æc trng ®ã chÝnh lµ tÝnh ®Þnh híng XHCN cña nÒn kinh tÕ
thÞ trêng ë níc ta. §©y lµ ®Æc trng cÇn thiÕt vµ cã tÝnh kh¸ch quan. Theo ý kiÕn cña
®a sè c¸c nhµ khoa häc ViÖt nam th× cã thÓ quan niÖm ®Þnh híng XHCN nÒn kinh tÕ
thÞ trêng ë níc ta cã nh÷ng néi dung sau:

Mét lµ: Hai mÆt kinh tÕ x· héi cña nÒn kinh tÕ thÞ trêng ®îc chñ ®éng kÕt hîp
víi nhau tõ ®Çu th«ng qua ph¸p luËt, chÝnh s¸ch kinh tÕ vµ x· héi trªn c¶ tÇm vÜ m« vµ
vi m«. Chóng ta còng cÇn cã c¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ x· héi nh÷ng gi¶i ph¸p ®iÒu tiÕt
møc thu nhËp cña c¸c tÇng líp d©n c nh»m thùc hiÖn mét x· héi v¨n minh.
Hai lµ: cïng v¬i sù t¨ng trëng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ, m«i trêng sinh th¸i cÇn ®îc
chñ ®éng b¶o vÖ vµ ph¸t triÓn qua c¸c dù ¸n ®Çu t m«i sinh vµ qua viÖc chÊp hµnh
®óng ®¾n luËt ph¸p, chÝnh s¸ch m«i trêng cña nhµ níc.

Ba lµ: NÒn kinh tÕ thÞ trêng theo ®Þnh híng XHCN ph¶i lµ mét nÒn kinh tÕ ph¸t
triÓn cao. NÕu nh nÒn kinh tÕ tr× trÖ kÐm ph¸t triÓn, tæng s¶n phÈm x· héi vµ thu
nhËp quèc d©n thÊp dÉn tíi møc thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ngêi thÊp, kh«ng cã tÝch luü
tõ néi bé nÒn kinh tÕ th× kh«ng thÓ gäi lµ ®Þnh híng XHCN. §©y lµ mét yªu cÇu rÊt
quan träng cña ®Þnh híng XHCN.

Bèn lµ: §Þnh híng XHCN cßn thÓ hiÖn trong c¬ cÊu kinh tÕ níc ta, ®Æc biÖt lµ
c¬ cÊu thµnh phÇn kinh tÕ. §Ó cã ®Þnh híng XHCN, kinh tÕ nhµ níc ph¶i ph¸t huy ®îc
vai trß chñ ®¹o, nã cïng víi kinh tÕ hîp t¸c lµ nÒn t¶ng cña nÒn kinh tÕ.

N¨m lµ: Nhµ níc kinh tÕ thÞ trêng v× môc tiªu d©n giµu níc m¹nh x· héi c«ng b»ng
v¨n minh. Trong thêi kú ®Çu kinh tÕ thÞ trêng, nhµ níc ta thùc hiÖn vai trß bµ ®ì, t¹o
®iÒu kiÖn cho nÒn kinh tÕ thÞ trêng ph¸t triÓn ®óng híng. Vai trß ®ã thÓ hiÖn b»ng
hÖ thèng ph¸p luËt, b¶o vÖ nÒn tù do d©n chñ, c«ng b»ng x· héi vµ më réng phóc lîi cho
nh©n d©n.

S¸u lµ : NÒn kinh tÕ thÞ trêng ë níc ta lµ nÒn kinh tÕ d©n téc hoµ nhËp víi kinh
tÕ quèc tÕ. Víi xu híng ph¸t triÓn kinh tÕ më, néi dung nµy cã ý nghÜa rÊt lín, mét mÆt
nã ph¸t huy ®îc lîi thÕ so s¸nh cña nÒn kinh tÕ níc ta vÒ ®Þa lý, vÒ tµi nguyªn thiªn
nhiªn vµ lao ®éng; mÆt kh¸c nã lµm cho nÒn kinh tÕ níc ta tõng bíc hoµ nhËp vµo nÒn
kinh tÕ khu vùc vµ thÞ trêng thÕ giíi; tõ ®ã tiÕp thu ®îc nh÷ng thµnh tùu míi vÒ khoa
häc kÜ thuËt, c«ng nghÖ thÕ giíi, thùc hiÖn c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt níc .

Trªn ®©y lµ s¸u néi dung chÝnh ®Þnh híng XHCN cña nÒn kinh tÕ thÞ trêng
ViÖt nam vµ còng lµ ®Æc trung riªng cña m« h×nh thÞ trêng ®Þnh híng XHCN ë níc ta.
Néi dung cña ®Þnh híng XHCN nªu trªn kh«ng chØ ph¶n ¸nh nguyÖn väng vµ lý tëng cña
®¶ng, nhµ níc vµ nh©n d©n ta mµ cßn ph¶n ¸nh xu thÕ ph¸t triÓn kh¸ch quan cña thêi
®¹i còng nh quy luËt tiÕn ho¸ cña lÞch sö.

Câu 6 : Hãy phân tích nội dung công nghiệp hóa - hiện địa hóa ở nước ta?

CNH,HĐH ở Việt Nam cần hướng đến là :tạo lập những điều kiện và thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể để chuyển đổi nền sản xuất –xã hội lạc hậu sang nền sản xuất-xa hội hiện
đại,tiến bộ.

Các nội dung cơ bản gồm có :

- Phát triển lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở những thành tự khoa học,công nghệ
mới,hiện đại .

+ CNH,HĐH là quá trình nâng cao năng suất lao động xã hội thông qua việc thực hiện cơ
khí hóa ,điện khí hóa,tự động hóa

+ Để từng bước xây dựng nền kinh tế có tính độc lập tự chủ cao,quá trình CNH,HĐH
phải xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất . Ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào tất cả các ngành ,các vùng ,các
lĩnh vực của nền kinh tế trên cơ sở phù hợp với khả năng ,trình độ và điều kiện trong
từng giai đoạn.

+ Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ ,công nghiệp hàng tiêu dùng,công nghiệp thực
phẩm …theo hướng hiện đại,dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học ,công nghệ
mới.Đồng thời, đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp,nông thôn.

+ CNH,HĐH ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức,là nền kinh
tế trong đó sự sản sinh ra ,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với
sự phát triển kinh tế ,tạo ra của cải,nâng cao chất lượng cuộc sống .

Nền kinh tế tri thức mang những đặc điểm chủ yếu sau:

i) Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
ii) Các ngành kinh tế dựa vào tri thức chiến đa số

iii) Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực ,thông tin
trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế

iv) Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa

v) Mọi hoạt động của đời sống xã hội đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa
kinh tế .

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng HĐH ,hợp lý và hiệu quả .

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành ,các vùng và các thành phần kinh tế .

+) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH ,HĐH là quá trình tăng tỷ
trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ,giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong
GDP.

+) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH,HĐH ,phải gắn với phân công lao
động trong và ngoài nước,trên cơ sở khai thác thế mạnh ,phát huy nguồn lực của các
ngành,các vùng và các thành phần kinh tế.

+) Cơ cấu kinh tế hợp lý ,hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng các yê cầu sau:

i) Khai thác,phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước ,thu hút có
hiệu quả các nguồn lực bên ngoài

ii) Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học ,công nghệ mới ,hiện đại

iii) Phù hợp xu thế phát triển chng của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế .

- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
+) Mục tiêu của CNH,HĐH ở nước ta là nhằm xây dựng CNXH,vì vậy cần cng3 cố
và tăng cường địa vị chủ đạo quan hệ sản xuất XHCN.Xây dựng và hoàn thiện chế độ
công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu ,thực hiện chế độ phân phối theo lao động và
phân phối qua các quỹ phúc lợi xã hội là chủ yếu.

+) Qúa trình phát triển lực lượng sản xuất phải phù hợp với quan hệ sản xuất trên cả
ba mặt : sở hữu,phân phối,trao đổi và tổ chức quản lý.

You might also like