You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


======000======

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Soan

Mã SV: 1714420083

Lớp A1, Khối 1 KTPTQT, Khóa 56

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Tùng Lâm

Hà Nội – 11/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
======000======

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY

Hà Nội – 11/2017
Mục lục
A.LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................4

B.NỘI DUNG.....................................................................................................6

I.Quan điểm của triết học Mac – Lenin về con người..............................6


1.Khái niệm chung về con người.......................................................................6

2.Con người là một thực thể sinh học xã hội....................................................7

3.Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội....................................................................................................7

II.Thực chất về công nghiệp hóa – hiện đại hóa và yếu tố cấu thành...8
1.Bối cảnh và cách nhìn cũ................................................................................8

2.Khoa học kỹ thuật – lực lượng sản xuất trực tiếp..........................................8

3.Vai trò con người trong khoa học – kỹ thuật.................................................9

4.Con người là động lực, là mục đích, điều kiện đủ, là đối tượng thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế - xã hội............................................................................9

5.Tính tất yếu khách quan công nghiệp – hiện đại hóa...................................10

III.Vấn đề nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa Việt Nam.............................................................................................11
1.Thực trạng nguồn nhân lực nước ta..............................................................11

2.Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.............12

VI.Một số giải pháp xây dựng nguồn lực con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn
hiện nay.............................................................................................................16
1.Nâng cao trình độ văn hóa, thúc đẩy mạnh cải cách giáo dục.....................16

2.Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực................17

3.Đảm bảo nguồn tài chính cho phát triển nhân lực........................................17
4.Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam...........18

C.KẾT LUẬN....................................................................................................20

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................21


Tiểu luậ n Triết họ c
Tiểu luậ n Triết họ c

A.LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

Làn sóng văn minh đang đưa con người đến một kỷ nguyên mới, mở ra
biết bao khả năng cho con người tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương
lai. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể được coi là một con đường như thế,
đặc biệt là đối với quốc gia mà trình độ còn hạn chế như Việt Nam.
Việt Nam tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước từ một nền
sản xuất nhỏ bé. Ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp. Tài nguyên
khoáng sản tuy đa dạng phong phú nhưng phân bố không tập trung, trữ lượng
không lớn. Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày
càng xa hơn về kinh tế, khoa học – kỹ thuật. Vì vậy, để rút ngắn khoảng cách,
để nền kinh tế phát triển nhanh , mạnh và bền vững thì phải phát huy tốt mọi
nguồn lực mà quan trọng nhất là nguồn lực con người. Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của người Việt Nam là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con
người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên em chọn đề
tài: “Quan điểm của triết học Mac – Lenin về con người và vấn đề xây dựng
nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay”.

2.Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong quan điểm của triết học Mac
– Lenin về vấn đề con người và việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2016

3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục tiêu

4
Tiểu luậ n Triết họ c

Đề tài làm sang tỏ việc vận dụng quan điểm của triết học Mac – Lenin về
vấn đề con người vào việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay.
*Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần làm rõ:
- Quan điểm của Triết học Mac – Lenin về vấn đề con người.
- Việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

4.Kết cấu

Tiểu luận gồm có các nội dung chính sau:


A. Lời nói đầu
B. Nội dung
C. Kết luận
D. Tài liệu kham khảo

5
Tiểu luậ n Triết họ c

B. NỘI DUNG
I. Quan điểm của triết học Mac – Lenin về con người
1. Khái niệm chung về con người

Trong xã hội không một ai nhầm lẫn con người với động vật, song không
phải vì thế mà câu hỏi “ Con người là gì?” bị trở thành đơn giản, vì câu hỏi chỉ là
chân thực khi con người có khả năng tách ra khỏi bản thân mình để nhân thức
mình với tư cách là hệ thống trong quá trình vận động, sinh thành. Từ thời cổ đại
đến nay vấn đề con người luôn giữ vai trò quan trọng trong các học thuyết triết
học. Các nhà triết học đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về con người nhưng
nhìn chung các quan điểm triết học nói trên đều xem xét con người một cách trừu
tượng, do đó đã đi đến những cách lý giải cực đoan phiến diện.

Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế và đồng thời
phát triển những quan niệm hạn chế về con người đã có trong các học thuyết trước
đây để đi đến những quan niệm về con người hiện thực, con người hoạt động động
thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội, đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên và xã
hội. Hay nói cách khác chủ nghĩa Mác xem xét con người như một thực thể sinh
học – xã hội.

2. Con người là một thực thể sinh học xã hội

Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài
của giới hữu sinh. Con người tự nhiên là con người sinh học mang tính sinh học.
Tính sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá
trình tâm lý trong con người là điều kiện quyết định sự tồn tại của con người. Song
con người không phải là động vật thuần túy như các động vật khác mà là một
động vật có tính xã hội với nội dung văn hóa lịch sử của nó. Con người là sản
phẩm của xã hội, là con người xã hội mang bản tính xã hội. Con người chỉ có thể
tồn tại được một khi con người tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất thỏa
mãn nhu cầu sinh học của mình. Lao động sản xuất là yếu tố quyết định sự hình
thành con người và ý thức. Chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con
người, quy định cái xã hội của con người và xã hội lại quy định sự hình thành cá
nhân và nhân cách. Vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên con

6
Tiểu luậ n Triết họ c

người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến
đổi của chúng.

Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn, con người
sản xuất ra của cải vật chất tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên. Con người là
sản phẩm của tự nhiên song con người có thể thống trị tự nhiên nếu biết nắm bắt
và tuân theo các quy luật của bản thân giới tự nhiên. Con người không chỉ là sản
phẩm của xã hội mà còn là chủ thể cải tạo xã hội. Bằng hoạt động sản xuất con
người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần. Mặc dù tự nhiên và xã
hội đều vận động theo quy luật khách quan, nhưng trong quá trình hoạt động, con
người luôn luôn xuất phát từ nhu cầu động cơ và hứng thú, theo đuổi những mục
đích nhất định và do đó đã tìm cách hạn chế hay mở rộng phạm vi tác dụng của
quy luật cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.

Như vậy, con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội vừa là chủ thể cải tạo
tự nhiên và xã hội.

3. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội

Xuất phát từ con người hiện thực, Mác đã nhận hấy lao động đóng vai trò
quyết định trong việc phân chia ranh giới giữa con người và động vật. Vì lao động
là hoạt động xã hội nên mọi sự khác biệt giữa con người và động vật đều là kết
quả của cuộc sống con người trong xã hội. Cá nhân là thực thể xã hội và bản chất
con người con người có tính lịch sử cụ thể. Điều đó quy định sự khác nhau của
con người trong các thời đại khác nhau, sự khác nhau này tùy thuộc vào sự phát
triển của xã hội, sự thay đổi các quan hệ xã hội và giao tiếp. Vì vậy, bản chất con
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, không chỉ tổng hòa các mối quan hệ
trong hiện tại mà cả quá khứ.

Tóm lại, bản chất chung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng hòa các mối
quan hệ giữa người và người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và cả trong quá
khứ. Bản thân của con người không phải là cố định, bất biến mà có tính lịch sử cụ
thể. Chúng ta không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội.

7
Tiểu luậ n Triết họ c

II.Thực chất về công nghiệp hóa – hiện đại hóa và các yếu tố cấu
thành
1.Bối cảnh và cách nhìn cũ

Như ta đã biết hoạt động lao động là hoạt động đặc trưng, cơ bản của con
người. Sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử được biểu hiện ở một phương thức sản
xuất nhất định. Phương thức sản xuất – đó là cách thức mà con người làm ra của
cải vật chất, là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu cũng như sự vận động, phát
triển của xã hội. Mác đã viết rằng “ Cái chìa khóa để nghiên cứu những quy luật
của lịch sử xã hội không phải ở trong óc người, trong tư tưởng và ý niệm của xã
hội mà ở trong phương thức sản xuất do xã hội thực hành trong mỗi giai đoạn nhất
định của lịch sử dưới chế độ kinh tế - xã hội”.

Khái niệm Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hình thành từ cuộc cách mạng
Anh ( thế kỉ XVIII) – cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên thế giới, đánh dấu
bước ngoặc trong lịch sử phát triển nhân loại. Đó là bước khởi đầu của cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật. Từ kinh nghiệm của nước Anh các nước theo sau đã rút
ngắn được thời gian mò mẫm. Vào giai đoạn đầu đó người ta xem Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa xã hội như quá trình phát triển của hoa học – kỹ thuật, quy
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa về phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghệ.

Các nước tư bản châu Âu, châu Mỹ … đã rộ lên những chiến lược về khoa
học – kỹ thuật và công nghệ. Nói chung thì các nước này đã thành công đáng kể.
Tuy nhiên việc nhận thức không đầy đủ về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đã tạo
ra những phát triển không đồng đều; tạo nên những mâu thuẫn trong nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực lịch sử
đã ra.

Ở Việt Nam nền kinh tế - xã hội phát triển rất muộn so với thế giới. Do đó từ
thực tiễn đến lý luận Việt Nam đã xác định cho mình đường lối, kế hoạch đúng
đăn. Sau hơn chục năm đổi mới trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
đất nước , bộ mặt kinh tế của xã hội Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Đó là những
thành tựu to lớn cần được duy trì và phát huy hơn nữa.

2.Khoa học kỹ thuật – lực lượng sản xuất trực tiếp

8
Tiểu luậ n Triết họ c

Khi nền sản xuất còn ở trình độ thấp, con người không thể tiến hành sản xuất
có kết quả nếu không dựa vào những điều kiện tự nhiên. Quá trình sản xuất ngày
càng phát triển, con người ngày càng giảm sự lệ thuộc vào tự nhiên hơn. Ngày nay
hầu như mọi người đều thừa nhận các phương tiện, công cụ sản xuất có vai trò rất
quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản
xuất.

Khoa học – kỹ thuật vốn là hai lĩnh vực tương đối độc lập. Cùng với sự phát
triển của sản xuất, khoa học – kỹ thuật càng phát triển lại càng có mối quan hệ, tác
động qua lại khăng khít lẫn nhau cùng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Khoa học – kỹ thuật và công nghệ lại là cơ sở cho sự phát triển của bản thân nó.

3.Vai trò con người trong khoa học – kỹ thuật

Phải nói rằng khoa học – kỹ thuật và công nghệ trước tiên là sản phẩm của
quá trình hoạt động nhận thức của con người, là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ
con người, gắn liền với con người. Con người sáng tạo ra và quyết định xu hướng
tốc độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ. Chính con người quyết
định việc sử dụng những tri thức khoa học – kỹ thuật và công nghệ nào vào sản
xuất và sử dụng như thế nào để sản xuất có hiệu quả. Con người sử dụng khoa học
– kỹ thuật và công nghệ - sản phẩm lao động trí tuệ của mình để cải tạo đối tượng
lao động, biến đổi giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, cải tiến và sử dụng công
cụ lao động, tư liệu lao động. Đồng thời con người sử dụng các tri thức khoa học –
kỹ thuật và công nghệ để phát triển, hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một
lực lượng sản xuất. Trí tuệ nhân tạo dù được mệnh danh là thông minh đến mấy
thì cũng chỉ là sản phẩm của con người và hoạt động của nó luôn phù hợp với
những chương trình mà con người tạo lập và điều khiển.

4.Con người là động lực, là mục đích, điều kiện đủ, là đối tượng thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế - xã hội

Ai cũng biết công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xu hướng của thế giới, là con
đường tất yếu của Việt Nam. Đó là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
- xã hội. Nhưng xã hội trước hết phải là của con người. Mọi lĩnh vực trong xã hội
đều do con người tạo ra vì con người.

9
Tiểu luậ n Triết họ c

Mác đã từng viết rằng: trong yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất – người lao
động là yếu tố quan trọng nhất, là lưc lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại. Sự
thành công trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi phải có các nguồn lực
cần thiết: con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, vị trí địa lý
và nguồn lực nước ngoài. Nhưng các nguồn lực khác chỉ trở thành nguồn lực quan
trọng, cần thiết của sự phát triển khi nó được con người sử dụng đúng mục đích và
hiệu quả cao .Với xu hướng Quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội, sự hợp tác đầu
tư của nước ngoài cũng là một nguồn lực quan trọng nhưng tác động của nó như
thế nào còn tùy thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhận nguồn lực đó.Nói tóm lại
thiếu sự hiện diện của con người thì mọi tiềm năng sẽ không được khai thác, mọi
nguồn lực sẽ trở nên vô nghĩa.

Trong khi các nguồn lực khác đều có giới hạn, có những nguồn lực có thể bị
khai thác cạn kiệt thì nguồn lực con người có thể xem là vô tận. Nó không chỉ tự
sản sinh về mặt số lượng sinh học, mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển cả
về chất. Nếu được chăm lo và bồi dưỡng một cách hợp lí – đó là cơ sở làm cho
năng lực nhân thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển tiến bộ trong
quá trình tiến hóa nhân loại.

Thứ ba, như ta đã đề cập, khoa học – kỹ thuật và công nghệ là lực lượng sản
xuất trực tiếp, cơ bản trong quá trình sản xuất. Nhưng khoa học – kỹ thuật và công
nghệ lại là sản phẩm của con người. Con người tạo ra nó, sử dụng nó. Sự phát
triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ chính là sự phát triển trí tuệ con người
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa xã hội do con người tổ
chức, thực hiện do đó phải có sự hiện diện của con người trong công tác tác quản
lý nghĩa là phải dựa vào năng lực của con người. Quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa sẽ không đạt được kết quả nếu năng lực của con người không đáp ứng
đúng mức.

5.Tính tất yếu công nghiệp hóa – hiện đại hóa

a. Tính tất yếu khách quan

Lịch sử nhân loại hơn 3 tỷ năm đã chứng tỏ xã hội phát triển từ thấp lên cao.
Con người chỉ nhận biết chính xác lịch sử của mình khoảng 5 nghìn năm sau này

10
Tiểu luậ n Triết họ c

nhưng hoạt động sản xuất hàng hóa chỉ xuất hiện cách đây khoảng 8 trăm năm.
Tuy nhiên những cuộc biến đổi trong xã hội được coi là cách mạng thì chỉ diễn ra
cách đây 2 trăm năm, được xác định bằng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần
thứ nhất. Cuộc cách mạng học kỹ thuật đã mở ra một thời đại mới – thời đại của
văn minh trí tuệ. Khoa học kỹ thuật đã đi vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời
sống xã hội. Đời sống kinh tế đang đi vào Quốc tế hóa toàn cầu đòi hỏi phân công
lại lao động theo chiều sâu. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa được xác định là con
đường tất yếu mà mỗi quốc gia sớm muộn đều phải trải qua, là hiện tượng có tính
quy luật phổ biến trong tiến trình vận động và phát triển của các nước nhất là đối
với các quốc gia đang phát triển muốn vươn lên thành nước có trình độ phát triển
cao.

b.Tính tất yếu chủ quan

Trong bối cảnh Quốc tế hiện thời công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đang được
coi là xu hướng phát triển chung của các nước đang phát triển. Đối với nước ta –
một nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và nguy cơ tụt hậu xa
hơn so với các nước trong khu vực thì công nghiệp hóa - hiện đại hóa là bước
chuyển lớn, cần thiết cho việc khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém; cải tạo
toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kĩ thuật tiên tiến . Điều đó cũng có nghĩa
là chúng ta đang giảm bớt gánh nặng cho thế hệ mai sau và đền đáp công ơn
những người đã hi sinh xương máu cho công cuộc giải phóng và bảo vệ tổ quốc.

III.Vấn đề nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa Việt Nam
1.Thực trạng nguồn nhân lực của nước ta

Như ở trên đã trình bày, nguồn lực con người có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ở mỗi trình độ, giai đoạn phát triển đòi hỏi nguồn
nhân lực những tiêu chuẩn khác nhau, nhất là khi nước ta đang trong thời kì hội
nhập quốc tế, xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì
yêu cầu nguồn nhân lực phải đáp ứng đầy đủ, toàn diện cả về số lượng và chất
lượng. Do đó việc nâng cao chất lượng là yêu cầu tất yếu, khách quan và cần được
thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua những chiến lược và giải pháp cụ thể.

11
Tiểu luậ n Triết họ c

Vấn đề nguồn nhân lực thực chất là vấn đề con người. Xây dựng nguồn nhân
lực Việt Nam tức là xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu
chuẩn tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu
người, đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam
Á. Dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng miền. Dân cư Việt
Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn (khoảng 68% - năm 2013). Tuổi thọ
trung bình tăng khá nhanh (năm 201 đặt 73,1 tuổi). Lực lượng lao động nước ta
hiện nay khoảng 52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5 – 1,6 triệu
thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã
được cải thiện và từng bước nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực
(Nhật Bản, Thái Lan, Singapo, Trung Quốc,...) nói chung thấp hơn cả về chiều cao
trung bình, sức bền, sức dẻo dai.

Về trình độ văn hóa, lao động Việt Nam có số lượng người biết chữ khá cao
so với các nước có cùng thu nhập. Theo số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt
Nam năm 2014, Nxb Lao động – Xã hội cho biết, trình độ học vấn THCS ở nước
ta là khá cao ( chiếm 30,3%), số người không biết chữ chiếm tỷ lệ nhỏ (3,7% trên
cả nước). Mặc dù tỷ lệ người biết chữ khá cao nhưng trình độ chuyên môn kỹ
thuật của nước ta còn thấp (chỉ đạt 18,2%). Cụ thể, lao động nam chiếm 20,4%
cao hơn so với lao động nữ (15,8%), tỷ lệ lao động nữ được đào tạo trình độ
chuyên môn rất ít và còn chênh lệch khá nhiều so với nam giới.

Vấn đề đào tạo, số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng
nhanh. Điều này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực
đào tạo nhân lực. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và
cao đẳng là 2.058.922 người, số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các
trường trung cấp chuyên nghiệp là 421.705 người. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo,
cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,…
chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng
phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.

Mặt khác, năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng. Theo cách tính
năng suất lao động đo bằng tổng sản phẩm trong cả nước (GDP) theo giá hiện
hành chia cho tổng số người làm việc bình quân trong 1 năm, năng suất lao động

12
Tiểu luậ n Triết họ c

năm 2005 là 21,4 triệu đồng/người, năm 2010 là 44 triệu đồng/người, năm 2012 là
63,1 triệu đồng/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người. Như vậy, có thể
nói đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được
thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính
viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp
năng lượng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nghiệp Việt
Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh,
từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.

2.Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

a. Ưu điểm, lợi thế của nguồn nhân lực Việt Nam

Một trong những ưu thế của lao động Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực
dồi dào với khoảng 50 triệu dân trong độ tuổi lao động, đó được coi là ‘cơ cấu
vàng”. Tỷ lệ tăng bình quân của của nguồn nhân lực qua nhiều năm đều lớn hơn tỷ
lệ tăng dân số, hệ số phụ thuộc có xu hướng giảm. Với ưu thế này nếu được khai
thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển nền kinh tế quốc gia.

Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân
lực đã được nâng cao nhiều. Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực Việt
Nam là khá cao. Trong những năm qua do Đảng và nhà nước ưu tiên phát triển
giáo dục, đào tạo nên đã đạt được một số thành tựu nhất định. Việt Nam được
Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ số phát triển con người, chỉ số HDI đạt 0,682
cao hơn nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động cả nước
là 5,01%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 3,28%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông
trung học là 19,7%, so với năm 2004 tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cở sở tăng 2,6%,
tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 1,4%.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực không ngừng được
cải thiện. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động là 22,5%
tăng nhiều so với các năm trước.
Công tác nghiên cứu cũng được chú trọng. Chúng ta cũng đã phát triển được
một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, nhiều cán
bộ khoa học của Việt Nam cũng đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ
khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới; nhiều công nhân, lao động Việt Nam

13
Tiểu luậ n Triết họ c

thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp
cận với nhiều máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp. Qua
đó chất lượng nguồn lực Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nhất định.

Nguồn nhân lực nước ta còn có lợi thế là tiếp thu truyền thống lịch sự tốt đẹp
của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao
động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí,
học vấn khá cao so với mức thu nhập kinh tế quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với
nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập.

b.Nhược điểm, thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Nam đạt mức 3,79/10 điểm, xếp hạng thứ 11 trên 12 quốc gia được khảo sát tại
châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91/10 điểm, Ấn Độ đạt 5,76/10 điểm, Malaysia
đạt 5,59/10 điểm. Đánh giá này cũng cho biết nhân lực nước ta yếu về chất lượng,
thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp. Chất lượng đào tạo,
cơ cấu theo nhành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của
nguồn nhân lực chưa thật sự phù hợp với như cầu sử dụng của xã hội gây lãng phí
nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân
lành nghề vẫn còn thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ
lực của Việt Nam, nhất là tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cao
vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó. Đây là nhận định của các chuyên gia
trong nước, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thấp và có khoảng cách lớn
với các nước trong khu vực.

Ngoài ra, một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ
luật lao động công nghiệp, tùy tiện giờ giấc và hành vi, khả năng làm việc nhóm,
tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc
còn nhiều hạn chế. Trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ,
hiểu biết văn hóa thế giới luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam. Người lao
động chưa được trang bị các kỹ năng làm việc, thiếu khả năng hợp tác và gánh
chịu rủi ro, ngại phát huy sáng chế và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, năng suất lao
động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

14
Tiểu luậ n Triết họ c

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam còn nhiều hạn
chế như thế là do:

Thứ nhất, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của
phần lớn các gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm
chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Nguồn lực tài
chính từ ngân hàng nhà nước cho phát triển nhân lực còn yếu, chưa huy động được
nhiều các nguồn lực trong xã hội (nhất là các doanh nghiệp) để phát triển nhân
lực.

Thứ hai, quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn những bất cập so với
yêu cầu. Chủ trương, đường lối phát triển nguồn nhân lực chưa được thể chế hóa
bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các kế hoạch phát
triển một cách đồng bộ; việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính
sách chưa kịp thời và hiệu quả chưa cao. Nhiều mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
chưa tính toán đầy đủ các điều kiện thực hiện. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển
nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

Thứ ba, hệ thống giáo dục quốc dân – lực lượng nòng cốt trong đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực đất nước bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể là, công tác phân
luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ
thông chưa tốt; công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chua thực sự dựa tên cơ sở
nhu cầu xã hội, chưa thu hút được sự tham gia phát triển nguồn nhân lực từ các
đợn vị sử dụng lo động; đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu về số lượng, hạn
chế về chuyên môn nghiệp vụ, còn sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa
các địa phương, vùng, miền, hệ thống phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát,
kiểm định và đánh giá kết quả giáo dục - đào tạo còn lạc hậu, kém hiệu quả; mục
tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng…

Thứ tư, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực
chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã
hội, văn hoá nước ta với thế giới. Còn nhiều sự khác biệt trong các quy định về
giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực của hệ thống pháp luật Việt Nam so với
pháp luật của các nước; mô hình hệ thống giáo dục và đào tạo, nội dung, chương
trình và phương pháp đào tạo nhân lực chưa tương thích và chưa phù hợp với các

15
Tiểu luậ n Triết họ c

tiêu chuẩn phổ biến của các nước trong khu vực và thế giới; chưa thu hút được
nhiều các nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực. Việc tổ chức, đánh giá chất
lượng dạy và học ngoại ngữ, bồi dưỡng một số hiểu biết, kỹ năng cần thiết để hội
nhập quốc tế chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường pháp lý, điều kiện làm việc, cơ
chế chính sách chưa đảm bảo cho trao đổi nhân lực giáo dục, đào tạo và nghiên
cứu khoa học giữa Việt Nam và các nước được thực hiện thuận lợi, chưa phát huy
hết tiềm năng của khả năng hợp tác quốc tế phục vụ phát triển nguồn nhân lực của
đất nước.Trong bối cảnh đó, việc cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được mở ra
vào cuối năm 2015 và Việt Nam vừa tham gia “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương” (TPP) đã khiến cho thị trường lao động trong các khu vực ký kết dần trở
nên đồng nhất với nhau. Điều này có nghĩa là, trong tương lai gần thị trường lao
động sẽ không còn phân định biên giới lãnh thổ, các lao động có chuyên môn
được công nhận sẽ có cơ hội di chuyển, tìm kiếm việc làm theo khả năng, nhu cầu
bản thân.

Với thị trường mở như vậy, nếu người lao động Việt Nam không thích ứng
được bằng cách hoàn thiện mình về kiến thức, tay nghề, trình độ ngoại ngữ thì sẽ
không có cơ hội vượt ra tầm khu vực, thậm chí còn có thể thua ngay trên sân nhà.

VI. Một số phương hướng và giải pháp xây dựng con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt
Nam xác định là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Mà ở đây nguồn nhân lực chính là yếu tố then
chốt quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước. Vì vậy
cần thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng
cao tính cạnh tranh lành mạnh nguồn nhân lực của nước ta.

1.Nâng cao trình độ văn hóa, thúc đẩy mạnh cải cách giáo dục

Thứ nhất, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và
đào tạo chuyên nghiệp. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại
học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước.

16
Tiểu luậ n Triết họ c

Thứ hai, xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa”. Chuẩn hóa có thể bao gồm nội dung, chương trình, sách giáo khoa phổ
thông, khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp, phương
pháp dạy và học ở tất cả các cấp theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự
học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, nâng
cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ ,đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các
cấp học, bậc học. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các
bậc học. Cải cách mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả
giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời nâng cao
chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào giáo dục và đào tạo.

Thứ ba, coi trọng hướng nghiệp, dạy nghề, tập trung vào mục tiêu nhân lực.
Phương hướng hiện nay là phải làm cho toàn bộ nền giáo dục thích ứng với nhu
cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giải quyết tốt mối quan
hệ giữa phát triển giáo dục theo kế hoạch và theo yêu cầu của thị trường lao động.
Do đó, hệ thống giáo dục cần coi trọng hướng nghiệp, dạy nghề, tập trung vào
mục tiêu nhân lực.

2.Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân
lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt
động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Cần hình thành một cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa
bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã
hội. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực (bao gồm các nội
dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã
hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối
với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài). Cải tiến và tăng cường sự phối
hợp giữa các cấp các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.

3.Đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực

Ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển nhân lực quốc gia đến
năm 2020. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập
trung để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên
và thực hiện công bằng xã hội (hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực ở các vùng sâu,
17
Tiểu luậ n Triết họ c

vùng xa, cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách,…).
Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân
lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của các nhà đầu
tư, đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: Trực tiếp đầu tư xây
dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; góp vốn, mua
công trái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực. Cần quy định trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ
chế, chính sách mạnh để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng đầu tư
phát triển nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề nói riêng. Mở rộng
các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh, sinh
viên để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ các du học sinh nước ngoài.

Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho
phát triển nhân lực Việt Nam; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ
trợ phát triển nhân lực (ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho
phát triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh
viện, trung tâm thể thao..). 

4.Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Xây dựng, thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái
với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực mà Việt Nam tham gia, ký kết, cam
kết hợp đồng.

Thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng
nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo theo định hướng phù
hợp chuẩn quốc tế và dặc thù Việt Nam; tăng cường quan hệ liên thông chương
trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo của Việt Nam và quôc
tế; thực hiện công nhận laanc nhau chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục
và đào tạo của Việt Nam và của thế giới; thỏa thuận về công nhân văn bằng,
chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam với các nước.

Tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực hiện đánh giá và
quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo
đại học, sau đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các
cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và thế giới. Tạo môi trường và điều kiện thuận
18
Tiểu luậ n Triết họ c

lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước
ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực đại
học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt
Nam.Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các
nguồn lực xã hội, kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một số trường đại
học, cao đẳng và dạy nghề đạt chuẩn quốc tế.Thu hút các trường đại học, dạy
nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động. Tăng cường dạy và bồi dưỡng
ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), văn hóa thế giới, kỹ năng thích ứng trong môi
trường cạnh tranh quốc tế cho người Việt Nam.

Để thực hiện thành công các giải pháp trên, cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, làm cho cán bộ, công chức của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các tầng
lớp nhân dân, các nhà trường, các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ vai trò và trách
nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực thành lợi thế để
phát triển kinh tế, xã hội và góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước.

19
Tiểu luậ n Triết họ c

C.KẾT LUẬN
Qua việc phân tích, tìm hiểu về vai trò của nguồn lực con người trong sự
nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước giúp chúng ta hiểu rõ hơn, sâu
hơn về yếu tố con người - cái thực thể của xã hội trong sự nghiệp đó. Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá đất nước là một quá trình lâu dài,có nhiều khó khăn, thách thức
gay gắt mà Việt Nam ta mới chỉ ở vào giai đoạn đầu của sự nghiệp. Song, chính
trong cái khó khăn thách thức đó chúng ta lại có cơ hội, những thuận lợi và thời cơ
lớn. Chúng ta - với tư cách là thế hệ của tương lai - việc phân tích, tìm hiểu vấn đề
này là cơ sở lý luận để mai kia hoạt động thực tiễn có hiệu qủa góp phần vào sự
nghiệp của đất nước. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này vấn đề chỉ được đề cập
đến ở một số điểm cơ bản, cốt lõi. Thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần có mối quan tâm
đầy đủ, sâu sắc hơn

20
Tiểu luậ n Triết họ c

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO


1, Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình triết học, Nhà xuất bản Lý luận
chính trị, Hà Nội

2, TS. Đặng Xuân Hoan – Tổng thư ký Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển
nhân lực (2015) Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp
ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí
cộng sản.
3, Th.S Trịnh Hoàng Lâm (2016) Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí lao động và xã hội.
4, Th.S Cảnh Chí Hoàng – Th.S Trần Vĩnh Hoàng (2013) Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Phát
triển & Hội nhập.
5, H.Chung (2015) Việt Nam đứng gần chót bảng xếp hạng chất lượng nhân lực
châu Á, Cafef.
6, Đình Phương-Trí thức trẻ (2016) Xếp hạng chất lượng nguồn nhân lực thấp,
lao động Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà, Cafef.

21

You might also like