You are on page 1of 5

Tư vấn Kinh doanh quán café cần làm những gì

Bạn là người đam mê kinh doanh, và bạn đang dự định kinh doanh quán
café là một trãi nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.

Nhưng bạn đang gặp khá nhiều vấn đề khi mở quán café. Vậy đây là những
việc mà bạn cần làm khi mở quán café.

Bài viết này sẽ chia sẻ, https://issuu.com/nhahangtuyetnhi tư vấn cho bạn


những kinh nghiệm, những việc cần làm khi kinh doanh mở quán café.

Bước 1: Lên ý tưởng phong cách cho quán café

Trước khi bạn kinh doanh quán café thì bạn định lượng được khách hàng
tiềm năng của bạn là ai? Từ đó lên ý tưởng phong cách của quán café cho
phù hợp với độ tuổi và sở thích của những khách hàng đó.

Do vậy, các bạn nên hình thành cho mình ý tưởng và phong cách riêng của
quán hoặc từ đối tượng khách hàng hướng tới thì đưa ra được ý tưởng. Các
loại quán cafe:

Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán cafe.

Cafe công sở: Nơi quán được bày biện lịch sự để dành những nhân viên
văn phòng thưởng thức ly cafe vào buổi sáng hay buổi trưa sau khi ăn xong
hoặc có thể là nơi gặp gỡ khách hàng. Quán thường có wifi tiện cho mọi
người có thể truy cập internet. Bên cạnh đó, quán thường là nơi làm việc
của dân văn phòng nên bạn cần chú ý không gian yên tĩnh.

Cafe bóng đá: thường đối tượng hướng tới là những thanh viên yêu thích
bóng đá, và chỉ tập trung vào mỗi dịp cuối tuần. Quán bạn cần phải đầu tư
màn hình LCD hoặc máy chiếu.
Cafe cá tính: Mang những nét tính cách độc đáo, để khi bước vào là thoát
khỏi không gian bên ngoài, khách phải ngạc nhiên và nhớ về một không
gian lạ.

Cafe vườn: Khung cảnh tự nhiên thoáng mát, riêng tư cho các đôi tâm sự.

Cafe bình dân: phục vụ đại trà cho người lao động, bạn bè thân thiết và là
chỗ mà mọi người đến rồi đi rất nhanh.

Cafe thưởng thức: là nơi chỉ dành để thưởng thức cà phê, dành cho những
người “sành miệng”.

Trước khi bạn mở quán café thì bạn khảo sát khu vực xunh quanh bạn dự
định mở xem thị trường, các quán café xung quanh như thế nào rồi mới đưa
ra quyết định.

Bước 2: Xác định nguồn vốn đầu tư cho quán cafe của bạn

Xác định nguồn vốn đầu tư.

Đó là số tiền bạn tiết kiệm, đi vay, hay được tài trợ từ một nguồn nào khác.
Nếu là số tiền đi vay ngân hàng thì bạn nên cân nhắc lãi suất cho vay của
ngân hàng. Tuy nhiên bạn cần dự đoán được những rủi ro trong kinh
doanh. Có thể lúc đầu cửa hàng chưa có lãi, thậm chí bị lỗ, lãi ngân hàng
vẫn phải trả trong vòng mấy tháng đầu đến một năm để có được những
phương án dự phòng.

Bước 3: Lựa chọn và tiến hành thuê mặt bằng

Mặt bằng luôn là yếu tố tiên quyết cho việc thành công của quán cafe. Khi
có ý tưởng và phong cách của quán, bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán
sao cho phù hợp.
Tốt nhất bạn nên chọn khu vực có lưu lượng giao thông cao, gần một ngã
tư, một trung tâm mua sắm, các cơ quan làm việc hoặc khu vực có đối
tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến…

Ví dụ: Cafe dành cho công sở thì địa điểm đặt phải ở gần các cơ quan, công
ty và các trung tâm nơi mà các nhân viên văn phòng thường đi qua hay là
nơi dễ dàng để gặp gỡ khách hàng.

Nếu bạn có nhà để mở quán thì yên tâm, nhưng nếu bạn phải đi thuê thì cần
chú ý là thời gian thuê phải dài để có thời gian thu hút khách và kiếm đủ
tiền để hoàn vốn đầu tư.

Bước 4: Tìm kiếm kinh nghiệm của người đi trước và hoàn thiện các
thủ tục pháp lý.

Bạn nên tham khảo ý kiến của những người đã từng kinh doanh xem thử
các giấy tờ pháp lý, quy trình làm giấy tờ, thủ tục như thế nào.

Ngoài ra việc đăng kí tên quán giống như việc đăng kí một hoạt động kinh
doanh, cần hoàn tất quá trình xin cấp giấy phép của chính quyền sớm nhất
để quán được đi vào hoạt động đúng như kế hoạch.

Bước 5: Lên danh sách các nhà cung cấp.

Sử dụng các mối quan hệ tìm đến những nhà cung cấp nguyên liệu để thực
hiện đồ uống theo danh sách thực đơn.

Việc tìm được nhà cung cấp với giá cả phải chăng sẽ mang lại nhiều lợi ích
hơn nữa cho sự khởi đầu của quán, nó sẽ giúp bạn có những đồ uống giá
thành thấp, tăng sức cạnh tranh hơn, đồng nghĩa tối ưu hóa lợi nhuận.

Bước 6: Mua sắm nội thất và nguyên liệu.


Sau khi đã xác định được nguồn tài chính, bạn nên đặt hàng những nhà
cung ứng bàn ghế, nội thất, trang trí, thực phẩm, nguyên liệu để bắt đầu lên
thực đơn và sẵn sàng khâu chuẩn bị.

Bước 7: Tuyển dụng nhân viên.

Quán café của bạn dù lớn hay nhỏ thì bạn cũng không thể quản lý hết được
trong khi thời gian mở quán café từ 6h sáng tới 10h tối. Và khi đó bạn cần
đến nhân viên để thay bạn quản lý hoặc chia sẽ công việc của bạn.

Thông thường thì bạn nên chọn sinh viên vì đây là lượng nhân công giá rẻ.

Bước 8: Đảm bảo sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận.

Hãy đảm bảo chắc chắn tất cả các thành viên hợp tác và các nhân viên
được đạo tạo pha chế đồ uống một cách bài bản và được kiểm tra trình độ
kĩ lưỡng trước ngày khai trương.

Bước 9: Lên phương án marketing cho quán của bạn.

Bên cạnh bạn phát tờ rơi tại những nơi mà bạn kinh doanh, tại nơi đông
người thì bạn cần tập trung quảng cáo trên online.

Hiện này trên facebook là nơi mà bạn có thể quảng cáo hình ảnh quán café
của bạn một cách miễn phí. Bạn chỉ cần lập page và xây dựng hình ảnh
quán café cho thật đẹp và thu hút khách đến với quán của bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ quảng cáo sân bay nội bài xem
như thế nào, Vì đây là hình thức quảng cáo mang lại nhiều hiệu quả và
nâng cao thương hiệu khá tốt.

Việc quảng bá, mở rộng hình ảnh và thương hiệu của quán với các nhiều
ưu đãi giảm giá sẽ thu hút được một lượng khách hàng nhất định.

Danh mục cần thiết khi mở quán café nhỏ:


1. Nhà cung cấp thực phẩm, nguyên liệu pha chế

2. Tủ lạnh

3. Lò vi sóng

4. Bếp

5. Nồi nấu

6. Dụng cụ pha chế đồ

7. Ly/ cốc

8. Máy sinh tố

9. Máy ép

10. Bàn ghế

11. Quầy bar

12. Máy tính tiền

13. Đồ trang trí

Vậy là bạn đã có một chút kinh nghiệm khi mở quán café rồi đúng không?

Một điều quan trọng cho bạn nữa là không quán café khá quan trọng cho
việc thu hút khách, vậy nên đây là yếu tố mà bạn cần xem xét kỹ lưỡng.

Chúc bạn thành công trong việc kinh doanh mở quán café

Nguồn: http://nhahangtuyetnhi.vnweblogs.com/a326642/chia-se-kinh-
nghiem-kinh-doanh-quan-cafe-thanh-cong.html

You might also like