You are on page 1of 150

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM

GÌ?

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP


NGHỀ GÌ, LÀM GÌ?

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc


Hướng nghiệp 101 ngành nghề từ phổ thông đến
chuyên ngành
Chọn nghề trong trong công nghệ thông tin

LỜI NÓI ĐẦU

Nhà xuất bản thống kê tái bản lán 1 cuốn


“Nghề gì? Làm gì”. Với nội dung có sửa chữa phong
phú hơn, cũng không ngoài mục đích giúp cho các bậc
phụ huynh, bạn trẻ sinh viên, học sinh có điều kiện để
tham khảo, nghiên cứu, hướng nghiệp chọn lựa và tìm
hiểu đầy đủ, kỹ lưỡng hơn trước lúc quyết định tương
lai cho cuộc đời mình.

Chúc thành công và xin chân thành cảm ơn


sự ủng hộ của bạn đọc.

Ban b iên tập


Phần 1. KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VIỆC
Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ
Phần 3. CHỌN NGHỀ TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Created by AM Word2CHM
Phần 1. KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN
VIỆC

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ?

Trong xu thế tuyển dụng ngày nay bằng cấp


học vấn không còn là một yếu tố quyết định duy nhất.
Nó không thể thay thế năng lực mà bạn có thể chứng
tỏ qua phỏng vấn, giai đoạn thử việc (proba– tion)
hoặc tập sự (trainee period). Nhiều công ty coi trọng
thực lực của ứng viên, và sẵn sàng tuyển bạn mà
không yêu cầu bằng cấp. Tuy nhiên, cùng với học vấn
bạn sẽ được đánh giá cao nếu thể hiện được trí thông
minh, óc sáng tạo, sự nhạy bén, kinh nghiệm, sự cân
bằng về cá tính, nhân cách cũng như các phẩm chất
khác của mình.

Bài viết sau đây trích trong tập san Job


Research for Aldults do Bộ Giáo dục Đào tạo & Việc
làm của Australia xuất bản sẽ giới thiệu với các bạn
những kinh nghiệm hữu ích khi bạn chuẩn bị đến
phỏng vấn xin việc, và chỉ giúp chúng ta những sai lầm
có thể tránh được.

Phỏng vấn là cơ hội để b ạn giới thiệu những


phẩm chất của mình

1. Công việc bạn làm trước ở nhà:

Việc lo lắng trước khi đến phỏng vấn là điều


rất bình thường mà ai cũng cảm thấy, dù cho bạn đã
nhiều lần đi phỏng vấn. Đa số người phỏng vấn hiểu
và thông cảm điều đó, nên bạn không phải lo gì nếu
phạm một vài vụng về nho nhỏ. Việc còn lại là bạn cố
gắng chuẩn bị càng đầy đủ càng tốt, vì như thế bạn có
thể làm chủ tình hình tốt hơn.

Bạn nên thu thập những thông tin về công ty


hay doanh nghiệp mà bạn định đến xin việc, bạn nên
biết: – công ty, doanh nghiệp này sản xuất, bán sản
phẩm hay cung cấp dịch vụ gì?

– nhân viên của công ty cần có hiểu biết


chuyên môn hay đào tạo nào?

– những yêu cầu về công việc hoặc chức vụ


mà bạn định ứng tuyển?

– doanh nghiệp có những phát triển hay mở


rộng kinh doanh nào mới nhất?

– công ty đang chú trọng đến chất lượng sản


phẩm, dịch vụ hậu mãi hay năng suất sản xuất?

– những triển vọng của doanh nghiệp ấy?

Những thông tin trên giúp bạn thấy được


những mặt mạnh nà bạn có thể nêu ra trong tờ
résumé (ly lịch bản thân, CV), trong đơn xin việc mà
bạn sẽ gửi đi, hay ngay trong buổi phỏng vấn sắp đến.
Bạn có thể tìm chúng trong: – những ấn phẩm giới
thiệu công ty (company profile, brochure, v.v..) – những
tờ giới thiệu sản phẩm (leatlet) của công ty phát hành
trong các dịp hội chợ, chiến dịch tiếp thị, đợt khuyến
mãi – các chuyên mục giới thiệu doanh nghiệp trong
các tạp chí, nguyệt san, niên san v.v…

– các văn phòng hay trung tâm giới thiệu việc


làm địa phương.

Một ý tưởng hay là bạn có thể làm một tờ ghi


chú tóm tắt chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Nếu cần bạn
cũng có thể đặt chúng vào trong 1 bia hồ sơ cho gọn
gàng.

Nếu thấy thích hợp bạn cũng có thể mang


theo một vài mẫu của công việc liên quan mà bạn đã
làm trước đây để giới thiệu với người phỏng vấn. Dĩ
nhiên bạn chỉ để lại bản sao của chúng khi được yêu
cầu, vì chắc là bạn còn cần chúng trong những dịp
khác.

2. Hãy tỏ ta mạnh dạn:

Bạn hãy tự tin khi đến phỏng vấn. Cung cách


của bạn rất quan trọng. Nên để người phỏng vấn thấy
được bạn quan tâm và nhiệt tình với công việc. Phải
mềm dẽo linh động. Chứng tỏ bạn sẵn sàng làm việc
hăng say, sẵn sàng chấp nhận các tình huống thử
thách mới. Vui thích muốn tham dự các chương trình
huấn luyện cho kỹ năng bổ sung. Bạn phải làm cho
người phỏng vấn thấy bạn – biết thích ứng

– có óc thực tế

– đáng tin cậy

– biết hòa đồng, thích làm việc chung vai sát


cánh với mọi người. Điều này rất quan trọng vì đa số
các công ty muốn tuyển những người có tinh thần làm
việc tập thể (teamwork), chứ không phải là những
“ngôi sao” kiêu kỳ.

Sau hết, bạn phải là người ham thích công


việc và nhiệt tình với cuộc sống.
3. Hãy chú ý đến vẻ ngoài của bạn:

Cần phải gây được ấn tượng tốt đẹp ngay từ


phút đầu tiên gặp người phỏng vấn. Bạn ăn mặc đứng
đắn, trang nhã, thích hợp với công việc mà mình định
làm. Việc ăn mặc tươm tất cũng làm cho bạn tự tin
hơn. Phong thái của bạn cũng rất quan trọng. Vui vẽ,
mềm mỏng, và trên hết là tinh thần lạc quan. Bạn
không có cơ may thành công nếu chưng ra một bộ mặt
ủ dột như muốn nói lên ràng “Tôi phỏng vấn cho qua
lượt mình thôi, chứ biết chắc là tôi không được chọn!”
Bạn nên biết rằng những ý nghĩ chủ bại của chúng ta
sẽ thể hiện lên toàn bộ cung cách, thái độ, thấm lên
gương mặt, và đến lượt chúng được cảm nhận bởi
người phỏng vấn. Đó là điều bất lợi mà chúng ta nên
tránh. Một khi đã quyết định là mình nên đi đến để
phỏng vấn, thì phải tin vào năng lực và cơ may của
mình, và phải vui vẽ tươi tắn. Kết quả hãy để cho người
phỏng vấn quyết định.

4. Các câu hỏi thường gặp trong một buổi


phỏng vấn:

– Bạn biết thông báo tuyển dụng của chúng


tôi bằng cách nào?
– Bạn biết gì về công ty / doanh nghiệp của
chúng tôi?

– Bạn biết gì về sản phẩm và thị trường của


chúng tôi?

– Tại sao bạn xin công việc này?

– Điều gì hấp dẫn bạn khi chọn công việc


này?

– Tại sao bạn nghĩ mình thích hợp với vị trí


này?

– Bạn có chuyên môn gì thích hợp cho công


việc này?

– Quá trình đào tạo (backgrounds) của bạn


như thế nào?

– Bạn có kinh nghiệm gì về công việc muốn


ứng tuyển?

– Tại sao bạn rời bỏ công việc gần đây của


bạn?

– Sao thời gian qua bạn đổi công việc nhiều


lần vậy?
– Tại sao bạn lại không có việc làm trong suốt
thời gian qua?

– Bạn có thể mang lại điều gì cho công ty


chúng tôi?

– Tại sao bạn nghĩ chúng tôi nên chọn bạn


vào công việc này?

– Bạn có những đức tinh nào?

– Đâu là những ưu / khuyết điểm của bạn?

– Bạn thích làm việc một mình hay là thành


viên của một nhóm?

– Bạn có làm việc chung với người khác dễ


dàng hay không?

– Bạn cảm thấy thế nào nếu được phụ trách


bởi một người nào đó trẻ hơn bạn nhiều?

– Bạn có thể làm việc dưới một áp lực, xoay


xở những đình trệ và luôn phải hoàn tất công việc với
kế hoạch thời gian (deadlines) định trước không?

– Bạn quan niệm ra sao về ý thức trách


nhiệm?
– Bạn muốn có một thủ trưởng như thế nào?

– Dự định tương lai cho sự nghiệp của bạn là


gì?

– Bạn có thích nếu được huấn luyện hay đào


tạo thêm không?

– Thú tiêu khiển hoặc sở thích riêng (hobbies


& interests) của bạn là gì?

– Bạn có là thành viên của 1 câu lạc bộ hay tổ


chức nào không?

– Bạn mong được trả lương bao nhiêu?

– Mức lương trước đây của bạn là bao nhiêu?

– Bạn đã lập gia đình chưa?

– Sức khoẻ của bạn như thế nào?

– Có trở ngại gì nếu bạn phải đi công tác xa?

– Bạn có thể lam việc thêm giờ khi công việc


đòi hỏi không?

– Nếu được chọn, thì bao lâu bạn có thể sẵn


sàng nhận việc?
– Bạn có câu hỏi nào đặt ra cho chúng tôi
không? (xem phần 5)

Qua một số các câu hỏi trên bạn có thể nhận


ra ý thức các điểm mạnh và điểm yếu cho mình. Hãy
suy nghĩ trước những câu trả lời, cũng như cách trả lời
của bạn về các câu hỏi này. Cố gắng dự liệu các tình
huống. Chẳng hạn nếu bạn gặp câu hỏi “Tại sao bạn
rời bỏ công việc gần đây của bạn?” Nếu bạn công kích
chê bai chỗ làm hay thủ trưởng cũ của mình và nghĩ đó
là một giải thích chính đáng, thì quả bạn đã vấp một
sai lầm nghiêm trọng. Bạn sẽ làm cho người ta ngờ
vực và không muốn dùng bạn. Ngược lại với câu hỏi
“Mức lương trước đây của bạn là bao nhiêu?” một vài
người có khuynh hướng “lên giá” quá lố và làm cho
người phỏng vấn bực mình. Bạn phải biết lượng định
chính mình, và có câu trả lời hợp lý.

Nên nhớ rằng ngồi ở cương vị phỏng vấn


thường là những người có nhiều kinh nghiệm. Và đôi
lúc chúng ta không nên trả lời vội vã mà cần những
câu trả lời thông minh!

Thỉnh thoảng người phỏng vấn có thể hỏi vào


các điểm yếu của bạn, bạn không cần phải bối rối, mà
cứ trả lời bình tĩnh và mạnh dạn. Có thể bạn cho mọi
người biết bạn có thể khắc phục như thế nào. Sự trung
thực của bạn nhiều khi lại là một điểm tốt bất ngờ.

Một lần nữa, việc làm phiếu ghi chú tóm tắt
các điểm mạnh (strengths) của bạn phù hợp cho công
việc ứng tuyển là rất có ích. Nó giúp bạn tự tin trong khi
phỏng vấn và giúp bạn thuyết phục người phỏng vấn vì
sao bạn có thể làm tốt công việc nếu được chọn.

Nếu gần kết thúc cuộc phỏng vấn mà cảm


thấy chưa có cơ hội trình những bằng cấp hay chuyên
môn thích hợp với công việc, bạn hãy nhã nhặn nói
thêm những gì bạn nghĩ là có ích.

5. Các câu bạn có thể hỏi:

Người phỏng vấn thường hỏi xem bạn muốn


hỏi thêm gì về công việc không.

Họ dễ thấy nơi bạn một ứng viên triển vọng


nếu bạn có những câu hỏi cho thấy sự hứng thú và
quan tâm của bạn đối với công việc, bạn có thể: – Hỏi
chi tiết thêm về một vài khía cạnh đáng chú ý của công
việc mà bạn đang ứng tuyển.

– Hỏi về các cơ hội phát triển nghề nghiệp


– Yêu cầu người phỏng vấn nói thêm cho bạn
biết về công ty.

– Hỏi công ty có chương trình huấn luyện cho


nhân viên không

– Điều kiện và môi trường làm việc của công


ty

Trước buổi phỏng vấn:

– biết chính xác địa chỉ và thời gian phỏng


vấn. Nên đến nơi phỏng vấn độ 15 phút trước giờ ấn
định. Nên ghi rõ số điện thoại của công ty trong sổ tay
mang theo phòng khi bạn không tìm ra địa chỉ. Những
địa chỉ ở xa, những bạn cẩn thận có thể đi ngang qua
nơi sẽ phỏng vấn từ một vài ngày trước để biết chắc
mình sẽ tìm ra địa điểm và đến nơi phỏng vấn đúng
giờ hẹn.

– bạn cần biết rõ tên của công ty, họ tên, chức


vụ của người phỏng vấn. Nếu là tên nước ngoài bạn
phải phát âm đúng (cũng không tự động đổi tên người
phỏng vấn bạn, chẳng hạn gọi cô Miss Madona thành
ra Miss Maradona. Bạn nghĩ sao nếu bạn là Thanh
Lâm mà người ta nói “Xin chào ông Tham Lam!”) –
nếu có thể, nhờ một cấp trên trực tiếp trước đây trong
công ty cũ của bạn, hoặc người có uy tín với công ty
bạn định xin việc viết thư giới thiệu.

– nên đem theo những thư giới thiệu, chứng


chỉ, bằng cấp bản gốc và những giấy tờ liên quan khác
mà bạn nghĩ người phỏng vấn có thể hỏi đến. Không
nên quên mang theo bút viết, sổ tay. Bạn sẽ rất bối rối
khi bất ngờ cần đến trong buổi phỏng vấn.

Trong cuộc phỏng vấn:

– Đừng bắt tay một cách hững hờ nguội lạnh,


đừng qúa vồn vã hay thân mật quá trớn – Đừng ngậm
kẹo hay hút thuốc khi bạn đang được phỏng vấn, trừ
khi bạn được mời – Đừng chống cằm khi ngồi phỏng
vấn, bạn nên chăm chú theo dõi câu chuyện.

– Đừng trả lời nhát gừng, cộc lốc, hoặc nhìn


lơ đãng

– Đừng nhìn xuống gầm bàn thay cho một


câu trả lời bạn muốn tránh né. Hãy có một câu trả lời
trung thực mà khôn ngoan – Đừng nói nhiều hay nói
quá về bản thân mình

– Đừng hỏi thăm về những quyền lợi “lẻ tẻ”


– Đừng bao giờ chỉ trích công ty hoặc ông chủ
cũ của mình

– Đừng nói độc thoại, phải tinh ý khi thấy dấu


hiệu người phỏng vấn muốn nói và bạn có thể nhường
lời đúng lúc – Đừng có tâm lý chần chừ, dò dẫm đối
với công việc mà bạn muốn ứng tuyển – Đừng tỏ lộ vẻ
thất vọng dù bạn có cảm tưởng rằng cuộc phỏng vấn
không được như ý hay bạn sẽ bị từ chối. Hãy luôn giữ
nụ cười!

NÊN:

– Nên lắng nghe. Người phỏng vấn càng nói


nhiều bạn càng có lợi, bạn khuyến khích họ bằng
những câu hỏi mộc mạc tỏ ra sự quan tâm đến câu
chuyện.

– Nên nhã nhặn dù bạn gặp những câu hỏi


liên quan đến đời sống cá nhân của mình – Nên giữ
tâm trạng thoải mái, tươi tắn, dù có thể bạn đang hơi
lo lắng bên trong.

Trước khi ra về:

– Bạn nhớ chào và cám ơn người đã phỏng


vấn bạn.
– Bạn cũng đừng quên nhẹ nhàng đóng cửa
trước khi bước ra khỏi phòng phỏng vấn.

HỒ SƠ XIN VIỆC:

– khi gửi tờ khai lý lịch, các bản sao chứng


chỉ, văn bằng đến công ty ứng tuyển bạn nên sắp xếp
các giấy theo thứ tự hợp lý. Các giấy tờ bản sao nên
photocopy rõ ràng, trên giấy trắng tốt. Nên dùng các
kẹp giấy để phân định rõ các tài liệu. Có thể bỏ tất cả
vào một bì thư lớn trang nhã, ghi địa chỉ rõ ràng có
dòng chú thích HỒ SƠ XIN VIỆC (JOB APPLICATION)
bên ngoài. Toàn bộ cách trình bày của bạn cần gây ấn
tượng tốt đẹp với người nhận và đọc hồ sơ của bạn.
Điều này có lợi khi bạn đến phỏng vấn.

KẾT LUẬN: CẦN MỘT TRIẾT LÝ LẠC QUAN

Nộp đơn xin việc hay đi phỏng vấn là một điều


hết sức bình thường của một xã hội phát triển và năng
động. Nhiều người chủ doanh nghiệp, những người
sẽ phỏng vấn bạn trước đây cũng từng đi xin việc, họ
cũng có bao bối rối vụng về và họ đã vượt qua. Nói cho
cùng họ là những người có thực lực. Nếu bạn tin ở khả
năng mình, cố gắng chuẩn bị tốt chừng nào hay chừng
ấy, bạn có quyền hy vọng rằng, dù gặp một vài thất bại
nhỏ lần này lần khác, cuối cùng bạn sẽ tìm được chỗ
thích hợp nơi mà khả năng của bạn được ghi nhận và
được phát triển. Nếu bạn giành được một chỗ làm, thì
đó không phải là nhờ tấm lòng từ thiện của một ai đó.
Nó không phải vì bạn là người tuyệt vời nhất mà không
ai có thể thay thế. Đơn giản chỉ là bạn đã vượt qua
những yêu cầu nhất định của một người tuyển dụng
nhất định. Những yêu cầu này không giống nhau cho
những công ty khác nhau. Điều này giải thích tại sao
một người bị từ chối ở một trí thấp trong công ty này có
thể được nhận vào một chức vụ quan trọng ở doanh
nghiệp khác. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra chỗ thích hợp
cho mình. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng và kiên nhẫn. Và
rất thường là phải qua nhiều hơn một lần phỏng vấn.
Và khi bạn được một công ty mời phỏng vấn lần thứ 2,
bạn đừng nên bực mình hoặc vui quá sớm: bạn cứ
phải tỏ ra tươi tắn và nhẩn nại như ban đầu. Anh F. hơi
bực mình, và ít nhiều có ý bỏ cuộc, khi được mời
phỏng vấn lần thứ 3 trong vòng 2 tuần. Rốt cuộc anh
quyết định cố gắng một lần nữa. Khi kết thúc buổi
phỏng vấn anh ngạc nhiên được đề nghị một chức vụ
và mức lương cao hơn những người cùng đợt.

Bạn cứ cho là mình có thể bị từ chối. Có thể


người ta sẽ không gửi thư phúc đáp như đã hứa. Có
thể lần này những lời sốt sắn mà bạn đặt nhiều hy
vọng nhất đã không mang lại kết quả (hay chính xác
hơn là chưa mang lại kết quả).

Cứ sẵn lòng chấp nhận nhưng điều xấu nhất,


nhưng bạn luôn giữ vững niềm tin của mình, không
bao giờ đánh mất phẩm giá của mình.

Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vấn đề đời


sống & việc làm cũng luôn gặp phải những thời kỳ trì
trệ như nhau. Và ngay cả những người tài năng nhất
cũng có lúc chịu tạm thời thất nghiệp.

Điều qua trọng là chúng ta không được thoái


chí. Bạn cùng đã có những thời kỳ ttoost đẹp với
những cống hiến cho xã hội. Hãy tin rằng khó khăn
tạm thời này rồi sẽ qua đi.

Nếu kiên nhẫn, cuối cùng bạn sẽ tìm được vị


trí của mình, nơi bạn có thể phát triển năng lực đúng
mức.

Chúc bạn may mắn.


Created by AM Word2CHM
Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ?

BÁC SĨ THÚ Y (Veterinanan)

Vai trò của b ác sĩ thú y là săn sóc, chữa b ệnh


cho loài vật b ị thương, giúp chúng chống lại các b ệnh
hay lây. Học cũng có những lời khuyên, dạy b ảo cho
các nhà nuôi gia súc trong vùng.

Bác sĩ thú y đảm đương các công việc sau:

– người thầy thuốc lo chăm sóc, chữa bệnh


cho loài vật. Ở thành phố bác sĩ thú y chăm sóc gia
súc như chó, mèo… cả chim chóc, các loài vật ở sở
thú. Ở thôn quê, bác sĩ thú y săn sóc gia cầm, gia súc:
trâu bò, lợn, gà vịt. Bằng những phương pháp đặc biệt,
bác sĩ nghe bệnh, điều trị, có khi tiến hành cả những
cuộc giải phẫu cho loài vật.

– chống lại các nạn bệnh dịch, bác sĩ thú y


ban bố những lời khuyên bảo vệ vệ sinh, thực hiện
những cuộc chích ngừa phòng bệnh, có khi áp đặt các
biện pháp cách ly kiểm dịch. Nghề này có tầm hoạt
động rộng từ khi các phương pháp mới trong việc
chăn nuôi được phát triển và đang trở thành một kỹ
nghệ.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có bằng đại học.

– yêu thương loài vật.

– có tin thần đồng đội, kiên nhẫn, bình tĩnh, óc


quan sát, dẻo dai, khỏe mạnh.

BIÊN DỊCH VIÊN (Translator)


CHUYÊN VIÊN CHỮA CHÁY HÀNG KHÔNG (Aviation
Firefighter)
CHUYÊN VIÊN MARKETING (Marketing Officer)
CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO (Training Officer, Trainer)
CHUYÊN VIÊN CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ (Graphic
prepressoperator)
CHUYÊN VIÊN THỐNG KÊ (Statistician)
CHUYÊN VIÊN VƯỜN CẢNH (Landscape Gardener)
ĐẠO DIỄN PHIM (Film Director)
GIỮ TRẺ (Nanny)
...

Created by AM Word2CHM
BIÊN DỊCH VIÊN (Translator)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Biên dịch viên, hay người làm công tác dịch


thuật, chuyển ngữ một tài liệu văn b ản (b ản thảo, tài
liệu in, sách b áo, tạp chí v.v..) từ một ngôn ngữ này
(nguồn) sang một ngôn ngữ khác (đích) mà vẫn giữ
chính xác được ý nghĩa, của văn b ản gốc.

Biên dịch viên có thể được yêu cầu làm các


công tác sau đây:

– nghiên cứu văn bản gốc để hiểu ý nghĩa và


chuyển nó qua ngôn ngữ cần dịch và truyền đạt được ý
nghĩa nguyên thủy.

– dịch thuật các tài liệu văn bản thuộc các lĩnh
vực chuyên môn khác nhau (từ thư tín giao dịch kinh
doanh, đơn xin việc cho đến các bài viết khoa học
chuyên sâu v.v..) – đảm bảo các thuật ngữ, cách hành
văn đặc thù của một lĩnh vực chuyên môn nhất định
(vd. luật, hàng không) được dịch chính xác – chuyển
đạt tinh thần và cảm xúc của một tác phẩm văn học
qua một bản dịch.

– dịch các tài liệu tiếng nước ngoài hoặc các


ngôn ngữ cổ thành tiếng Việt đương đại hoặc một
ngôn ngữ khác – biên dịch phụ đề tiếng Việt cho phim
hoặc các chương trình truyền hình nước ngoài – sử
dụng từ điển và các nguồn thông tin khác để xác định
chính xác một nhóm chữ hay đoạn văn – hiệu đính tài
liệu dịch thuật hoặc trau chuốt lại văn phong, câu chữ

– sử dụng máy tính, các phần mềm xử lý văn


bản để soạn thảo, biên dịch và gởi các tài liệu dịch
đến nơi yêu cầu Biên dịch viên có thể chuyên 1 ngôn
ngữ (vd. Anh ngữ, Nhật ngữ, Hàn ngữ..) hoặc một lĩnh
vực chuyên ngành nhất định (vd. Sức khoẻ, Khoa học,
Giáo dục v.v..) Yêu cầu nghề nghiệp:

– thành thạo ngoại ngữ làm việc đồng thời


nắm vững tiếng Việt

– am hiểu và biết chấp nhận các khác biệt văn


hóa của những ngôn ngữ khác nhau – có óc sáng tạo
và kỹ năng nghiên cứu giỏi

– có năng lực tập trung cao

– có khả năng lưu nhớ tạm thời tốt


– kiến thức tổng quát rộng

BIÊN TẬP ĐIỆN ẢNH VÀ TRUYỀN HÌNH (Film &


Television Editors) Chuyên viên b iên tập điện ảnh và
truyền hình quyết định các vấn đề b iên tập, cắt và nối
ráp các cảnh phim (footagel theo tâm trạng, nhịp điệu
và cao điểm cảm xúc của các tình tiết trong phim. Việc
lựa chọn âm thanh và hình ảnh sẽ do chỉ đạo của đạo
diễn.

Chuyên viên biên tập có thể thực hiện các


công tác:

– cùng xem phim đã xử lý với các chuyên viên


sản xuất để phân tích, đánh giá chọn cảnh, và quyết
định những cảnh nào phải sửa chữa hoặc cần quay lại
– cắt tỉa các khúc phim, chép vào các đoạn video với
độ dài xác định, sắp xếp và ráp nối theo trình tự để bảo
đảm cốt truyện trình bày với hiệu quả tối đa – sửa đổi,
cân bằng âm thanh nhạc nền và các hiệu quả khác

– chọn các đoạn cảnh cần thiết từ lưu trữ


phim liệu (film li– brary) để biên tập lại và đưa vào
phim chính Chuyên viên biên tập điện ảnh-truyền hình
làm việc cho các hãng phim, đài truyền hình và các
nhà sản xuất video. Họ thường làm việc theo chế độ
hợp đồng ngắn khi có yêu cầu. Chuyên viên biên tập
điện ảnh– truyền hình thường phải làm việc ngoài giờ
với công việc kéo dài.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có trực giác nghề nghiệp sắc bén

– tính kiên trì

– tập trung và tỉ mỉ

– có tinh thần đồng đội trong công việc

– năng lực phát triển ý tưởng

BIÊN TẬP VIÊN (Editor)

Biên tập viên là người viết nội dung b ài vở


cho một nhà xuất b ản hay một tờ b áo, tạp chí hay tập
san. Trưởng b an b iên tập (editor in chief) xác định nội
dung ấn phẩm, chịu trách nhiệm về phương hướng
b iên tập (editorial policy). Họ cũng phụ trách giao dịch
thư từ và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực
b iên tập.

Trợ tá biên tập (Associate Editor) chỉ đạo một


bộ phận nhất định của tờ báo hay ấn phẩm.
– phân công cho đội ngũ viết bài, phóng viên,
nhiếp ảnh viên để lấy tin và hình ảnh – thuê các phóng
viên hoặc cộng tác viên bên ngoài khi có nhu cầu

– hiệu đính bài để đảm bảo văn phong và các


khuôn thức văn bản, chọn tựa hay tiêu đề cho bài viết –
tham dự các buổi họp, các hội thảo chuyên ngành liên
quan và thực hiện các phỏng vấn – soạn tin tức, các
bài giới thiệu (fealure articles), phê bình điểm báo
(critical reviews), tổ chức trình bày dàn trang (lay– out)
cho tờ báo – chỉ đạo biên soạn phân ban xuất bản
hoặc phát thanh, truyền hình

Trợ tá biên tập có thể chuyên biên tập tin tức


(chỉ đạo thu thập, chọn lọc và biên tập tin tức cho báo
chí, các hãng thông tấn, phát thanh và truyền hình hoặc
các chương trình sinh hoạt đại chúng. Khi cần, người
trợ tá biên tập cũng ra ngoài thu thập thông tin.

Biên tập sách (Book Editors) sửa soạn bản


thảo chuẩn bị cho in, có thể thực hiện các công tác
sau: – hiệu đính tài liệu viết để đảm bảo tính nhất quán
về văn phong, cách chấm câu, nội dung – đề xuất
những thay đổi về phong cách, cấu trúc bản thảo

– soạn viết bản thảo cho in ấn, kiểm tra trình


bày hình ảnh, bài vở, bảng biểu, chỉ mục, viết các ghi
chú các lưu ý, đề nghị chỉnh sửa – theo dõi và thúc đẩy
tiến độ xuất bản

– đọc kiểm lỗi cho các bản thảo

– liên hệ với bộ phận sản xuất để sắp xếp


thiết kế, dàn trang và in ấn

Biên tập sửa bài (Sub–editor, Copy–editor)


phụ việc với các biên tập viên tập san và báo chí để
xem và đánh giá bài vở sao cho phù hợp với chủ
trương biên tập, cắt gọt, chỉnh sửa câu chữ.

Biên tập viên sửa bài đảm đương các công


việc sau:

– phụ giúp trợ tá biên tập xác định cách trình


bày (layout) của ấn phẩm hoặc bài phát thanh / phát
hình – nhận bài vở do phóng viên hoặc các hãng thông
tấn gởi về bằng vô tuyến, kiểm tra văn phong và cách
viết để đảm bảo tôn chỉ của tổ chức biên tập – xem các
mẫu tin hay bài vở chỉnh sửa cho khúc chiết hay thu
gọn cho vừa khoảng của cột báo đã định, hoặc sửa
đổi cho phù hợp với ấn phẩm – đọc bài và sửa các lỗi
chính tả, chấm câu, cú pháp, tính nhất quán của nội
dung, hoặc sửa bài của các tác giả sống ở nước ngoài
sao cho phù hợp với cách nói cách viết của quần
chúng trong nước – kiểm tra tính xác thực của các sự
kiện trong các chuyên mục tin tức bằng cách sử dụng
các hồ sơ tư liệu hoặc trao đổi trực tiếp với tác giả

– viết tựa, tiêu đề cho các cột báo, bài báo

– sắp xếp lo liệu hình ảnh, minh họa

– phối hợp với bộ phận sản xuất để theo công


việc xuất bản

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có học vấn cao, vững ngữ pháp tiếng Việt


hoặc ngoại ngữ

– có kỹ năng tổ chức tốt

– thực hiện được các công việc chi tiết và


chính xác

– năng lực quản lý và giám sát vững vàng

– sử dụng được máy vi tính, thao tác bàn


phím tốt

Created by AM Word CHM


Created by AM Word2CHM
CHUYÊN VIÊN CHỮA CHÁY HÀNG KHÔNG
(Aviation Firefighter)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Chuyên viên phụ trách công tác an toàn lửa


và chữa cháy tại phi trường. Họ chữa cháy máy b ay và
nhà cửa, công sở tại phi trường, giải thoát và cấp cứu
hành khách và phi hành đoàn trên máy b ay, cung cấp
chỉ dẫn kỹ thuật an toàn lửa và hướng dẫn nhân viên
phi trường về phòng cháy và an toàn.

Công việc của chuyên viên chữa cháy hàng


không có thể là:

– chữa cháy và giúp di tản người và hành


khách đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mệnh
bằng các phương tiện xe cơ động cao – điều khiển và
huy động các hệ thống cấp nước, các thiết bị chữa
cháy như vòi phun, bình xịt bọt và hệ thống theo dõi
cứu hỏa – tổ chức sơ cứu (first aid) và chuyện người bị
nạn đi bệnh viện

– bảo vệ và cứu tài sản trong khu vực cháy

– tham gia các buổi luyện tập chữa cháy và


giải cứu

– tiến hành kiểm tra định kỳ hệ thống phòng


cháy và báo cháy

– kiểm tra bảo trì xe cứu hỏa, vòi ống và các


thiết bị khác

– trợ giúp hoạt động của trung tâm kiểm soát


cháy tại phi trường

– quan sát các máy bay đi và đến

Công việc thường theo ca, nhiều nơi chuyên


viên chữa cháy hàng không làm việc 24 giờ mỗi ngày,
ở những phi trường nhỏ có thể làm từ 6 giờ sáng đến
8 giờ tối. Mỗi Ca trực vào khoảng 7 đến 16 giờ tùy theo
yêu cầu của nơi làm việc.

Yêu cầu cá nhân:

– có kỹ luật cao

– nhanh nhẹn, chính xác

– đạt các yêu cầu về sức khỏe

– có khả năng làm việc đồng đội

– kỹ năng giao tiếp, quan hệ và diễn đạt nói,


viết tốt

– biết bơi

– có năng lực học tập các kiến thức chữa


cháy hàng không

CHUYÊN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI (Social


worker) Nhân viên công tác xã hội làm công tác trợ
giúp những người gặp các khó khăn trong cuộc sống
cá nhân hay xã hội. Sự giúp đỡ có thể là trực tiếp hoặc
qua việc hoạch định hay thực hiện các chương trình
mang lại lợi ích cho các nhóm hay cộng đồng.

Nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện


các công việc sau:

– trò chuyện và an ủi những người đang gặp


khủng hoảng, mất mát người thân, bệnh tật hiểm
nghèo, tan vỡ quan hệ tình cảm hoặc các nguyên nhân
khác – cung cấp thông tin về dịch vụ an sinh xã hội,
các chương trình cứu trợ, hướng dẫn các thủ tục, viết
thư giới thiệu hoặc giúp viết đơn từ cho các đối tượng
gặp khó khăn hay hoạn nạn – giúp các nhóm nhỏ san
sẽ các kinh nghiệm vượt khó, hỗ trợ lẫn nhau và học
hỏi các phương thức phấn đấu trong xã hội – hỗ trợ
các nhóm, cộng đồng hoạch định và thực hiện các
chương trình tự giúp; ví dụ hướng dẫn những người
nhập cư thành lập hiệp hội tương trợ

– nghiên cứu các nhu cầu, những khó khăn


và giải pháp cho cộng đồng qua việc khảo sát tiếp xúc
với các đối tượng, hồ sơ phúc lợi, các cơ quan y tế

– đánh giá số liệu thống kê và lập tường trình

– triển khai chính sách và đánh giá chương


trình

– quản lý và huấn luyện nhân viên

– tham dự các buổi họp chuyên môn

– vận động thay đổi các chính sách và thủ tục


phúc lợi xã hội, nhắm đến mục tiêu công bằng xã hội
cho tất cả các thành viên trong cộng đồng Nhân viên
công tác xã hội chuyên một lĩnh vực cụ thể như phúc
lợi trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình, dịch vụ y tế và
sức khỏe, dịch vụ người tàn lật, dịch vụ tâm lý và sức
khỏe tâm thần, tòa án gia đình, tòa án vị thành niên,
chăm sóc người già và tàn tật, hỗ trợ thu nhập và trung
gian hòa giải.
Nhân viên công tác xã hội thường đi đó đây
để thăm nom người cần giúp đỡ, điều hành các cuộc
họp nhóm. Ở khu vực nông thôn, họ thường phải đi xa.

Yêu cầu cá nhân:

– trưởng thành về tình cảm và suy nghĩ

– năng lực phân tích và phê phán

– có khả năng nhận định vấn đề một cách


khách quan

– kỹ năng giao tiếp và tổ chức tốt

– có khả năng làm việc đồng đội

– hết mình vì lý tưởng công bằng xã hội

CHUYÊN VIÊN GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG


(Quality Inspector) Chuyên viên giám định chất lượng
xem xét sản phẩm để b ảo đảm chúng đáp ứng các
quy cách và trình b ày tiêu chuẩn chất lượng.

Họ xem xét các hàng hóa sản xuất ra như áo


quần, vải sợi, thực phẩm, thức uống, thuốc lá, kim loại,
hóa chất, chất dẽo, b àn ghế, vật dụng gia đình, xe cộ
và máy b ay.
Chuyên viên giám định chất lượng có thể
đảm đương các công việc sau:

– xem xét quy cách sản phẩm

– lấy mẫu sản phẩm để xác định chúng có


đáp ứng đúng qui cách, tiêu chuẩn chất lượng và sửa
chữa điều chỉnh nếu cần – phân tích dữ liệu giám định
chất lượng, đưa ra các đề nghị cải tiến – huấn luyện và
kiểm tra các nhân viên thực hiện chức năng kiểm tra
chất lượng – kiểm tra các chi tiết của sản phẩm lắp
ráp

– soạn thảo các báo cáo

Chuyên viên giám định chất lượng có thể


được đề bạt lên giám đốc quản trị chất lượng chịu
trách nhiệm về hệ thống kiểm tra chất lượng của công
ty.

Chuyên viên giám định chất lượng thường


làm tại xưởng sản xuất và phải đi lại nhiều.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– kỹ năng giao tiếp tốt

– có khả năng làm việc với nhóm


– có tính tỉ mỉ

– tiếp cận, giải quyết vấn đề có phương pháp

– có ý thức về an toàn

CHUYÊN VIÊN LẬP TRÌNH (Computer


Programmer) Chuyên viên lập trình thiết kế, viết, chạy
kiểm tra, lập sưu liệu và b ảo trì các chương trình máy
tính để đáp ứng nhu cầu về ứng dụng của người dùng.

Chuyên viên lập trình thường làm việc trong


một nhóm dự án (project team), mỗi người có thể
tham gia trên một b ộ phận của dự án. Họ phải thành
thạo cả lý thuyết lẫn thực hành về phân tích, thiết kế và
lập sưu liệu cho công việc lập trình, b ảo trì hệ thống và
nhất là phải thành thạo một ngôn ngữ máy tính, vd.
COBOL, C++, v. v… Có nhiều ngôn ngữ lập trình, mỗi
ngôn ngữ thích hợp cho một mục đích nhất định.

Chuyên viên lập trình đảm đương các công


việc sau:

– nghiên cứu các yêu cầu và chỉ định


(specifications) do người phân tích/ thiết kế đưa ra –
diễn dịch các yêu cầu trên thành ngôn ngữ chương
trình thích hợp, thể hiện tuần tự các lệnh máy tính cần
thi hành – nạp chương trình và chạy thử trên các dữ
liệu mẫu (sample data), sửa lỗi bằng cách chỉnh sửa
chương trình – bảo đảm chương trình đáp ứng các chỉ
định của bản phân tích hệ thống, thiết kế và yêu cầu
của người sử dụng chương trình – viết tài liệu và sổ tay
hướng dẫn cho người sử dụng chương trình và nhân
viên thao tác máy tính (computer operator, xem:
Chuyên viên máy tính) – viết tường trình báo cáo và
tham dự các cuộc họp chuyên môn

Chuyên viên lập trình thường làm việc trong


nhóm dưới sự giám sát của một người trưởng nhóm
(team leader), người này có thể tà chyên viên lập trình
cao cấp hay một chuyên viên phân tích hệ thống.

Chuyên viên lập trình phải liên tục học hỏi


thêm vì công nghệ máy tính tiến bộ rất nhanh.

Chuyên viên lập trình có thể chuyên một


trong các lĩnh vực dưới đây:

Lập trình ứng dụng (Application programmer)


phát triển các chương trình máy tính dùng cho kinh
doanh, sản xuất, quản trị và các áp dụng khác.

Lập trình phân tích (Analyst programmer)


thảo luận với người sử dụng chương trình, từ đó phát
triển các yêu cầu lập trình (programme specifications).
Thường người lập trình phân tích cũng có thể viết
chương trình.

Lập trình hệ thống (Systems programmer)


phát triển các chương trình điều khiển hoạt động của
mạng máy tính tập trung (centralised computer
network), phát triển cơ sở dữ liệu và các hệ thống
khác; bảo đảm cho hệ thống máy tính, máy in và thiết
bị lưu trữ có thể phân bố tại nhiều địa điểm khác nhau,
làm việc và tương tác với nhau một cách có hiệu quả.

Chuyên viên lập trình thường được tuyển


dụng trong các tổ chức kinh doanh lớn như xí nghiệp
sản xuất, công ty bán buôn và bán lẻ, công ty bảo hiểm
và ngân hàng hoặc trong các cơ quan nhà nước. Họ
cũng được tuyển dụng bởi các công ty điện, công ty
cấp nước và giao thông, trong các trường đại học và
cao đẳng.

Các chuyên viên lập trình có nhiều kinh


nghiệm có thể trở thành chuyên viên phân tích hệ
thống.

Yêu cầu nghề nghiệp:


– có phương pháp lập luận và phân tích để
giải quyết vấn đề

– nhanh chóng nắm bắt được bản chất của


những vấn đề phức tạp

– kiên trì và nhẫn nại

– kỹ năng giao tiếp tốt

– có thể làm việc tốt trong tập thể

– sẵn sàng học hỏi không ngừng để bắt kịp


các thay đổi của công nghệ

Created by AM Word2CHM
CHUYÊN VIÊN MARKETING (Marketing
Officer)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Chuyên viên marketing phụ trách cải tiến việc


b án các dịch vụ, sản phẩm của công ty hay công ty
thân chủ. Họ có thể tiếp thị những sản phẩm hiện có
phát triển những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng hoặc phát triển thị trường cho những
sản phẩm hay dịch vụ mới.

Chuyên viên marketing có thể làm các công


việc sau:

– nhận định, phân tích những điểm mạnh và


yếu của một doanh nghiệp để đáp ứng kịp với những
cơ hội hay nguy cơ trong một trường tiếp thị

– đặt mục tiêu cho việc tăng trưởng và phát


triển thị phần

– phát triển và áp dụng những chiến lược


thích hợp bằng cách lựa chọn, đặt mục tiêu và phân
khúc thị trường, xúc tiến việc bán các sản phẩm và
dịch vụ hướng vào thị trường đó – quyết định những
qui cách sản phẩm (như nhãn hiệu, bao bì)

– đảm trách công tác phát triển những sản


phẩm mới

– xác định chiến lược giá cả và định giá hàng


hóa sản phẩm

– quản lý các kênh phân phối như bán lẻ (các


cửa hàng) và bán sĩ

– đảm đương công tác phân phối sản phẩm


như nhận đơn đặt hàng, trữ hàng, kho bãi và vận
chuyển), nâng cao hình ảnh tốt đẹp về cửa hiệu – phát
triển các kế hoạch quảng cáo, thúc đẩy bán hàng,
quan hệ đại chúng, quản trị bán hàng và nhân sự

– kiểm tra đôn đốc hoạt động tiếp thị để theo


dõi hiệu quả

Chuyên viên marketing hợp tác và nhận được


sự trợ giúp của nhiều bộ phận chuyên môn như
chuyên gia kỹ thuật (technical expert), giám đốc sản
xuất, kế toán và các chuyên viên quảng cáo. Chuyên
viên tiếp thị có khi phải làm việc thêm giờ đến chiều tối
hoặc cuối tuần, họ cũng phải đi lại nhiều nơi vì công
tác.
Nhân viên Marketing có thể có nhiều trách
vụ khác nhau tùy vào lĩnh vực chuyên môn:

Giám đốc tiếp thị (marketing Manager) phối


hợp mọi hoạt động trong công ty liên quan đến việc
đưa sản phẩm hay dịch vụ đến người tiêu dùng: Trong
những doanh nghiệp lớn họ có thể kết hợp nhiều
chương trình hay chiến dịch tiếp thị để tạo ra một kế
hoạch marketing tổng lực (corporate marketing plan).

Giám đốc dịch vụ khách hàng (Customer


Service Manager) hỗ trợ bán hàng qua khảo sát và
thăm dò thực tế, nhận đơn đặt hàng và trả lời điện
thoại cho khách hàng. Họ cũng tham gia hỗ trợ trưng
bày sản phẩm, soạn các catalogue, tập giới thiệu sản
phẩm và các vật dụng bán hàng, hợp đồng với các
trung tâm nghiên cứu thị trường để có dữ liệu cơ sở về
thị trường.

Giám đốc sản phẩm (Product Manager) đưa


ra thị trường những sản phẩm chính hay nhóm sản
phẩm của công ty. Họ định giá cho sản phẩm, xác định
loại sản phẩm mới nào phù hợp xu hướng của thị
trường hay loại sản phẩm nào nên ngưng sản xuất.

Giám đốc quảng cáo (Advertising Manager)


triển khai chiến lược quảng cáo của một công ty, liên
hệ với những công ty quảng cáo để tạo ra hình ảnh tốt
về sản phẩm hay công ty, lập ngân sách và phát triển
những vật dụng hỗ trợ bán hàng và khuyến mãi. Trong
những công ty lớn họ chịu trách nhiệm một đội ngũ
chuyên viên tiếp thị.

Giám đốc kinh doanh (Sales Manager) hoạch


định và phối hợp các hoạt động của nhóm bán hàng,
kiểm soát việc phân phối, theo dõi chỉ tiêu doanh số,
huấn luyện, động viên đội ngũ nhân viên và lập những
dự báo bán hàng.

Những lĩnh vực chuyên môn khác như thông


tin tiếp thị, marketing trực tiếp và markettng từ xa.
Trong các công ty lớn, có thể nhiều phòng ban cùng
phục vụ cho những chức năng trên.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– khả năng phân tích và diễn giải thông tin

– khả năng sáng tạo

– khả năng giao tiếp thật tốt

– có năng lực tổ chức


CHUYÊN VIÊN MÁY TÍNH (Computer
Operator) Chuyên viên máy tính (chính xác hơn là
nhân viên vận hành) điều khiển các máy tính cá nhân,
các máy tính lớn (mainframe) và các thiết b ị ngoại vi
(peripherals) sử dụng các lệnh chương trình do người
thiết kế hệ thống và chuyên viên lập trình đã soạn.

Chuyên viên máy tính có thể đảm đương


các tác vụ sau:

– kiểm tra tất cả các thiết bị cần thiết như


băng từ, đĩa lưu trữ dữ liệu và máy in, đảm bảo chúng
sẵn sàng cho sử dụng – nạp chương trình hay dữ liệu
đang có trong băng từ hay trên đĩa và đảm bảo máy
móc sẵn sàng xử lý dữ liệu – điều khiển máy tính bằng
cách đánh vào các dòng lệnh

– nhập thông tin khi chương trình yêu cầu

– theo dõi diễn tiến thực hiện của máy tính


qua các đèn báo và màn hình hiển thị

– kiểm tra các đường truyền dữ liệu thông tin

– xuất thông tin ra tập tin, đĩa và băng từ

– theo dõi các bản in từ máy tính và chuyển


cho người sử dụng

– phát hiện các trục trặc trên máy tính và xác


định nguyên nhân sai lỗi bằng cách tham khảo với các
chuyên viên kỹ thuật – liên hệ với chuyên viên bảo trì
chương trình để giải quyết các trục trặc do lỗi chương
trình gây ra – duy trì nhật ký chạy máy, số lần kết thúc
hoàn tất, số lần sai lỗi hoặc bất thường Chuyên viên
máy tính ở các công ty lớn thường phải làm theo ca.
Họ có thể được đề bạt vào vị trí giám sát. Các nghề
nghiệp liên quan là chuyên viên lập trình (Computer
programmer), kỹ thuật viên máy tính (Computer service
techician), chuyên viên phân tích hệ thống (Systems
analyst).

Yêu cầu nghề nghiệp:

– thao tác bàn phím nhanh và chính xác

– chú ý đến chi tiết

– biết suy nghĩ hợp lý để đưa ra giải pháp


thực tế

– làm việc nhanh, có phương pháp và chích


xác
– có thể làm các công việc lập đi lập lại trong
môi trường căng thẳng.

– có sáng kiến và đưa ra quyết định nhanh

Cơ hội tuyển dụng

Chuyên viên điều khiển máy tính được tuyển


dụng trong thương mại, như sản xuất, bán buôn và
bán lẻ, công ty bảo hiểm và ngân hàng. Họ cũng có thể
làm việc cho các cơ quan nhà nước.

Cơ hội tuyển dụng tùy thuộc vào trình độ hoạt


động kinh tế và mức độ sử dụng máy tính trong công
nghiệp.

Người mới vào nghề phải cạnh tranh khá gay


gắt để dành được công việc. Chuyên viên nào biết
nâng cấp trình độ, rút kinh nghiệm qua công việc và
tận dụng các lần huấn luyện tại chỗ sẽ có nhiều cơ hội
để thăng tiến để thành người giám sát, chuyên gia
hoặc quản trị.

Các nghề nghiệp liên quan

Lập trình viên máy tính, kỹ thuật viên dịch vụ


máy tính, phân tích hệ thống.
CHUYÊN VIÊN KINH DOANH MÁY TÍNH
(Computer sales representative).

Cũng có thể được gọi là chuyên viên tư vấn


ứng dụng, đại diện tiếp thị máy tính hay chuyên viên tư
vấn phần mềm.

Chuyên viên bán máy tính biết xử lý dữ liệu


điện tử và thiết ngoại vị.

Chuyên viên kinh doanh máy tính làm các


việc sau:

– làm khách hàng chú ý đến hệ thống và thiết


bị mà chuyên viên muốn bán.

– nghiên cứu nhu cầu của các cơ quan riêng


biệt như thương mại, nhà nước, công nghiệp và tổ
chức khoá học.

– phân tích nhu cầu người dùng và bán hàng


bằng cách tìm ra các hướng mới và tốt hơn để khách
hàng sử dụng tốt nhất các thiết bị, chương trình và dịch
vụ vốn thường xuyên thay đổi.

– liên hệ với kỹ sư hệ thống, phân tích viên hệ


thống và lập trình viên máy tính.
– chuẩn bị báo giá và các chi phí có liên quan
dựa trên ưu điểm và thuận lợi của các bộ phận thiết bị
khác nhau.

Chuyên viên kinh doanh máy tính thường


được yêu cầu làm việc nhiều giờ. Họ có thể liên tục
cập nhật kiến thức của họ bằng cách đọc các tạp chí
chuyên ngành, catalogue và tham dự các lớp huấn
luyện phần mềm hay phần cứng mới hay được cải tiến
vừa có trên thị trường.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có sức thuyết phục trong ứng xử.

– kỹ năng giao tiếp có hiệu quả.

– có khả năng phân tích nhu cầu của người


tiêu dùng.

– nắm vững được khối lượng thông tin đa


dạng về quy cách và ứng dụng của máy tính. Sẵn sàng
tham gia các lớp huấn luyện chuyên sâu và liên tục
cập nhật kiến thức.

Cơ hội tuyển dụng:

Chuyên viên bán máy tính làm việc trong một


môi trường có mức cạnh tranh rất cao và tăng trưởng
rất nhanh. Kinh nghiệm bán hàng cũng cần thiết như
kiến thức về các phần mềm ứng dụng. Một vài năm
kinh nghiệm trong lập trình máy tính hay việc có liên
quan đến có máy tính đôi khi cần thiết trước khi trở
thành chuyên viên bán máy tính.

Nhiều công ty kinh doanh máy tính chỉ đơn


thuần là tổ chức tiếp thị, nhiều chuyên viên bán hàng
đã thăng tiến đến vị trí cao nhất trong cơ cấu tổ chức
của công ty.

Triển vọng tuyển dụng tùy vào:

– mức độ điện toán hóa của nhà nước và kinh


doanh

– trình độ và sự phức tạp của hệ thống điện


toán.

– mức thâm nhập của các ứng dụng mới


trong thương mại và công nghiệp.

– trình độ, sự đa dạng và sự có mặt của các


bộ phần mềm có trên thị trường.

– biến động giá cả tương đối trong thiết bị


máy tính.

Nghề nghiệp liên quan:

Lập trình viên máy tính, kỹ sư hệ thống máy


tính, đại diện bán hàng, phân tích viên hệ thống.

Created by AM Word2CHM
CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO (Training Officer,
Trainer)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Chuyên viên đào tạo (huấn luyện) là người


phụ trách công tác lập kế hoạch, tổ chức và điều phối
các khóa học để đáp ứng nhu cầu huấn luyện, đào tạo
phát triển của một công ty hay doanh nghiệp. Họ cũng
tham mưu cho lãnh đạo về các chương trình đào tạo
b ên ngoài phù hợp khi có nhu cầu. Họ giúp hướng
dẫn cho cán b ộ và nhân viên của công ty các thông tin
về sức khoẻ và an toàn lao động, các kỹ năng giám
sát, điều hành nhà máy, vận hành thiết b ị, công tác
văn phòng v.v..

Chuyên viên đào tạo có thể đảm đương các


công việc sau đây:

– lên kế hoạch, thiết kế chương trình và điều


phối nhân lực cho công tác đào tạo nhân viên căn cứ
vào nhu cầu của công ty – giúp phân tích các nhu cầu
đào tạo bằng cách sử dụng các bảng câu hỏi
(questionaires) và điều tra (surveys) hoặc tham vấn với
các chuyên viên quản lý và nhân viên, đảm bảo phân
tích phản ảnh được các mục tiêu của doanh nghiệp và
đối tượng ngành nghề

– lập chương trình đào tạo, biên soạn các tài


liệu, các hình ảnh dùng với đèn chiếu để trình bày các
chủ đề kiến thức – tổ chức các khóa học, biểu diễn
thao tác vận hành máy móc. thiết bị chụp ảnh, ghi hình,
hướng dẫn thảo luận nhóm, hoặc sắm vai thực tập
công việc – đánh giá hiệu quả của huấn luyện thông
qua các phương pháp bảng câu hỏi, điều tra, phỏng
vấn và quan sát; sử dụng các kết quả này để xây dựng
các chương trình huấn luyện kế tiếp hoặc điều chỉnh
chương trình hiện hành – tìm hiểu các chương trình
đào tạo bên ngoài có liên quan đến công việc của
công ty; làm báo cáo đề xuất cử cán bộ, nhân viên
tham dự

– biên soạn các sổ tay huấn luyện

– tổ chức các buổi thảo luận nâng cao nghiệp


vụ cho các cán bộ lâu năm

– tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm cho


nhân viên mới

– phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện về


ngành nghề cho các trường học khi có yêu cầu Yêu
cầu nghề nghiệp:

– nhiều sáng kiến, khéo léo, chín chắn

– có khả năng nghiên cứu và óc tổ chức

– năng khiếu trình bày tốt

– ăn nói lưu loát, viết lách giỏi

CHUYÊN VIÊN ĐIỆN XE HƠI (Automotive


Electrician) Chuyên viên điện xe hơi lắp đặt, b ảo trì,
tìm các hư hỏng và sửa chữa thiết b ị điện và dây dẫn
điện trong các loại xe có động cơ và những kết cấu
liên quan như toa chở khách, rơ–móc, dàn ủi đất, xe
thiết b ị khai mỏ, thiết b ị điện hàng hải và nông nghiệp.

Chuyên viên điện xe hơi có thể đảm đương


các công việc sau:

– lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, máy phát


điện, động cơ khởi động, các đồng hồ chỉ báo trong
các loại xe có động cơ

– lắp đặt các thiết bị phụ trợ hoạt động bằng


điện như máy điều hòa, máy sưởi hay thiết bị làm tan
sương giả trên kính xe, hệ thống đèn chính cũng như
các thiết bị chống trộm (anti–theft system) – sử dụng
các đồng hồ đo, các thiết bị kiểm tra và sơ đồ mạch để
tìm các hư hỏng về điện – hiệu chỉnh các vị trí đánh lửa
động cơ để bảo đảm động cơ hoạt động tốt nhất

– kiểm tra, phục hồi và thay thế các máy phát


điện, biến điện, bộ khởi động cũng như các thiết bị liên
quan như bộ điều hòa điện thế (voltage regulator) và
bình ắc quy – sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận
đánh lửa, dây dẫn, cầu chì, đèn, công tắc mạch khi có
hư hỏng – tìm và sữa chửa các hư hỏng ở các loại xe
có điều khiển điện tử (electronically–controlled) như
hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống phun nhiên liệu,
đánh lửa điện tử, chống bó thắng, điều khiển lái truyền
động tự động, túi không khí bảo vệ khi có tai nạn.

Nhân viên điện xe hơi làm việc tại các phân


xưởng sửa chữa điện xe hơi, các điểm kinh doanh xe
hơi hoặc trạm dịch vụ. Tùy theo quy mô sửa chữa,
chuyên viên điện xe cũng cần biết sử dụng các dụng
cụ cầm tay, dụng cụ điện chuyên dùng, máy khoan,
máy mài, máy nén, máy tiện, các thiết bị hàn khí hay
hàn điện để phục vụ công tác sửa chữa. Cộng việc
thường làm trong xe hơi, tại bàn sửa chữa trong
xưởng hoặc sửa chữa bên ngoài. Họ thường phải mặc
áo quần bảo hộ

Yêu cầu nghề nghiệp:

– thị lực và cảm nhận màu bình thường.

– khéo tay

– tiếp cận công việc thấu đáo và có hệ thống

– đọc và hiểu thấu đáo các chỉ dẫn trong tài


liệu sổ tay hướng dẫn sửa chữa

CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG


(System Analyst) Chuyên viên phân tích hệ thống
nghiên cứu các vấn đề khoa học hoặc kinh doanh và
xác định hướng giải quyết b ằng một hệ thống điện
toán.

Họ phát triển các hệ thống để thu nhận, xử lý


và trình b ày thông tin theo khuôn mẫu cần thiết để
điều hành các tổ chức như công ty thương mại hay cơ
quan nhà nước.

Chuyên viên phân tích hệ thống thực hiện


các công việc sau:

– tiến hành nghiên cứu khả thi bằng cách


thảo luận với ban điều hành công ty về nhu cầu của
công ty, và xác định lợi ích cũng như chi phí cần cho
một hệ thống ứng dụng điện toán – xác định nhu cầu
trước mắt và lâu dài của công ty bằng cách tiếp xúc với
các nhân viên ở các cấp khác nhau đang phụ trách
công việc hiện tại, tìm hiểu phương pháp đang dùng
và thảo luận các phương án cải thiện để có hiệu quả
công việc cao hơn – nghiên cứu các yêu cầu hiện
hành, xác định các dữ liệu đầu vào, thông tin mục tiêu,
phương pháp xử lý và khuôn mẫu của thông tin kết
xuất và cách sử dụng thông tin của người dùng – đưa
ra hệ thống thiết kế tổng quát (general design) để
khách hàng phê duyệt

– làm phân tích hệ thống chi tiết sử dụng sơ


đồ mô tả các bước và nhóm công việc để khách hàng
có thể hiểu được – soạn các chỉ dẫn thảo chương cho
chuyên viên lập trình, xác định các chương trình cần
viết – chạy kiểm tra chương trình hoặc hệ thống
chương trình, sửa lỗi và hiệu chỉnh để hệ thống làm
việc đúng và phù hợp với cách sử dụng của khách
hàng – sửa những trục trặc do chương trình hoặc các
thay đổi do yêu cầu phát sinh của khách hàng – soạn
tài liệu hướng dẫn, mô tả thủ tục thao tác để thuận tiện
cho người sử dụng, cập nhật nó khi cần – huấn luyện
sử dụng và bảo trì hệ thống cho khách hàng

– đảm trách công tác quản lý các dự án phát


triển phần mềm

Chuyên viên phân tích hệ thống thường làm


việc trong các công ty phát triển phần mềm, các tổ
chức hay cơ quan nhà nước, các công ty kinh doanh
hoặc sản xuất. Họ cũng có thể tự điều hành một công
ty tư vấn tin học.

Trong các tổ chức có qui mô nhỏ, chuyên viên


phân tích hệ thống cũng đảm đương công việc lập
trình. Không ít trường hợp chuyên viên phân tích hệ
thống bắt đầu bằng nghề lập trình. Họ phải học tập và
nghiên cứu thường xuyên để cập nhật kiến thức với sự
đổi mới nhanh chóng của công nghệ máy tính.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– khả năng giải quyết các bài toán phức tạp

– có tư duy phân tích và logic

– khả năng suy luận trừu tượng

– khả năng giao tiếp diễn đạt cao

Cơ hội tuyển dụng:


Chuyên viên phân tích hệ thống được tuyển
dụng tại rất nhiều nơi như cơ quan nhà nước, các
công ty thương mại và sản xuất. Họ cũng có thể làm
việc trong các công ty phát triển phần mềm hay nghề
tự do như tư vấn.

Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên phân tích hệ


thống tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế chung và
mức đầu tư vào thiết bị và dịch vụ máy tính.

Nghề nghiệp liên quan:

Lập trình viên máy tính

CHUYÊN VIÊN QUAY PHIM ĐIỆN ẢNH VÀ


TRUYỀN HÌNH (Film and Television Camera Operator)
Chuyên viên quay phim điện ảnh / truyền hình dàn
dựng và vận hành các thiết b ị quay trong phim trường
hoặc hiện cảnh b ên ngoài. Chụp ảnh người, cảnh vật
và các sự kiện. Chuyên viên quay phim nhựa dùng
máy quay 16 và 35mm cho phim điện ảnh. Chuyên
viên quay phim truyền hình dùng các máy quay video
điện tử để ghi hay truyền trực tiếp thông tin và hình
ảnh.

Chuyên viên quay phim điện ảnh và truyền


hình có thể đảm đương các công việc sau:

– thảo luận với đạo diễn loại phim nhựa,


phim từ, kiểu ống kính cần sử dụng, góc độ ống kính,
khoảng cách và tiêu cự đặt để

– chọn và dựng đặt máy quay, chụp và các


thiết bị phụ trợ

– kiểm tra dàn dựng ánh sáng, hoặc khả


năng dựng đặt ánh sáng

– kiểm tra hình ảnh qua khung ngắm camera,


hiệu chỉnh và quay hoặc chụp

– theo dõi hoạt động của thiết bị trong vận


hành

– di chuyển camera và điều chỉnh để theo sát


diễn biến hình ảnh quay chụp

– tham khảo với các chuyên viên (âm thanh và


ánh sáng) để tạo các hiệu quả kỹ thuật – hỗ trợ các
phụ tá trong giai đoạn sản xuất

Yêu cầu nghề nghiệp:

– khả năng thực hiện chính xác các yêu cầu


– có tính ngăn nắp

– coi trọng chi tiết

– có tính nhẫn nại

– có thể làm việc dưới áp lực

Created by AM Word2CHM
CHUYÊN VIÊN CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ (Graphic
prepressoperator)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Chuyên viên chế b ản điện tử dàn trang, lên


khuôn văn b ản, hình ảnh vào trang đã được định dạng
để in. Hiện nay, hệ thống sắp chữ và tích hợp hình ảnh
điện toán hóa đã thay thế công việc thủ công và các
con chử kim loại. Với qui trình in hiện đại, chuyên viên
chế b ản điện tử chuẩn b ị hình ảnh, ra phim và chuyển
phim thành b ản kẽm.

Chuyên viên chế bản điện tử làm các việc


sau:

– phát triển các ý niệm bằng hình ảnh.

– chuẩn bị bản dàn trang và bản thiết kế hoàn


chỉnh, gồm chọn cỡ và kiểu chữ, chiều rộng dòng chữ,
bố cục hình minh họa, chụp hình.v.v…

– dùng các phần cứng và phần mềm máy tính


để chỉnh sửa hình ảnh và chữ, đáp ứng yêu cầu thiết
kế và sản xuất.
– sản xuất và sử lý các hình ảnh chụp.

– quét hình, tách và sửa màu hình ảnh.

– chuẩn bị bản in cho các phương tiện in như


in offset, in trục…

– nhập, chuyển, thao tác và quản lý dữ liệu


điện tử cho một số thiết bị đầu ra bao gồm hệ thống
sắp chữ, máy quét hình và hệ thống multimedia.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có sở thích về kỹ thuật sắp chữ, mỹ thuật và


thiết kế.

– làm được các việc có nhiều chi tiết.

– có kỹ năng bàn phím và máy tính.

– khả năng ngôn ngữ tốt.

– thị giác tốt và không bị khiếm thị màu.

– có thể tập trung cao độ và thật kiên nhẫn.

Cơ hội nghề nghiệp:

Chuyên viên chế bản điện tử được tuyển dụng


bởi các công ty chế bản điện tử tầm cỡ nhỏ và lớn.
Nếu có nhiều kinh nghiệm và tự đào tạo thêm chuyên
viên chế bản điện tử có thể đảm nhận vai trò giảm sát
và điều hành.

Nghề nghiệp liên hệ:

Đóng sách và thành phẩm sách, chế bản


điện tử, thiết kế đồ họa, xử lý hình ảnh, in lụa, in
stencil.

CHUYÊN VIÊN THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP


(Industrial Designer) Chuyên viên thiết kế công
nghiệp (hay chuyên viên thiết kế sản phẩm) sáng tạo
thiết kế cho các sản phẩm thương mại, y tế và công
nghiệp thực hiện các mẫu dạng (models) và các
khuôn mẫu b an đầu (prototypes) để chuẩn b ị cho sản
xuất hàng loạt.

Chuyên viên thiết kế công nghiệp tạo ra cầu


nối giữa nhà sản xuất sản phẩm và khách tiêu dùng là
người mua và sử dụng các sản phẩm. Sản phẩm có
thể b ao gồm nhiều loại hàng công nghệ khác nhau từ
đồ chơi, máy nướng b ánh cho đến đồ đạc và máy móc
công nghiệp nặng. Họ có thể chuyên công việc phát
triển sản phẩm mới, hoặc chuyên cải tiến hay nâng
cấp các thiết kế của những sản phẩm hiện có.
Chuyên viên thiết kế công nghiệp có thể làm
những công việc sau:

– thảo luận những yêu cầu của khách hàng


hay nhà sản xuất.

- đảm trách nghiên cứu và phát triển

– xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế


sản phẩm như chi phí, chọn lựa vật liệu, phương pháp
sản xuất, công nghệ mới, khuynh hướng thời trang,
tính thích dụng (ergonomics) của sản phẩm, môi
trường, chiến lược kinh doanh và tiếp thị

– chuẩn bị những phát thảo giới thiệu cho


thấy kiểu dáng, kích thước, hình thể (style, size and
shape), kết cấu bộ phận bên trong, hình dáng tổng
quát của sản phẩm (vẽ tay hoặc dùng máy tính) – giám
sám việc thực hiện mô hình hay mẫu sản phẩm và
kiểm tra hoạt động hay tác dụng của sản phẩm, chất
lượng, khả năng thu hút người tiêu dùng – dự tính chi
phí sản xuất

– lập bản vẽ kỹ thuật và sơ đồ chi tiết của sản


phẩm và báo cáo cho nhà sản xuất – thay đổi thiết kế
khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu về chi phí hay công
nghệ sản xuất Chuyên viên thiết kế công nghiệp làm
việc chặt chẽ với những nhà chuyên môn trong ngành
như kỹ sư, nhà sản xuất, nhà nghiên cứu thị trường, cố
vấn tiếp thị, họa viên và đội ngũ thử nghiệm sản phẩm.
Họ làm việc trong phòng thiết kế (họ có thể sử dụng
máy tính để hỗ trợ công việc).

Họ cũng có thể dành nhiều thì giờ quan sát và


nghiên cứu trực tiếp cách dùng của sản phẩm, quan
sát phương pháp sản xuất tại nhà máy, tìm hiểu vật
liệu và quy trình công nghệ mới.

Chuyên viên thiết kế công nghiệp có thể


chuyên vào các lãnh vực như:

Thiết kế hàng gia dụng (Consummer


apliance designer) thiết kế phát triển sản phẩm và
thiết bị gia dụng dùng cho công việc, giải trí trong nhà
hay ở văn phòng (bếp ga, tủ lạnh, dàn nhạc karaoke,
điện thoại, máy hủy giấy v.v..).

Thiết kế đồ dùng nội thất (Funiture designer


tạo ra những thiết kế dể sản xuất bàn ghế đồ đạc sử
dụng trong nhà, trong cơ sở thương mại hay công
nghiệp.
Thiết kế vận tải (Transport designer) sáng tạo
kiểu dáng và sự tiện nghi trong xe hơi, xe tải, tàu lửa
hoặc tàu điện.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– óc sáng tạo và kiên nhẫn.

– khả năng giải quyết các bài toán kỹ thuật

– biết thực việc (practical skills)

– kỹ năng trình bày dùng minh họa (visual


presentation)

– hiểu biết những khái niệm máy móc cơ khí

– có kiến thức tính toán

– kỹ năng giao tiếp tốt, nói và viết

CHUYÊN VIÊN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA (Graphic


Designer) Chuyên viên thiết kế đồ họa thiết kế, dàn
trang b ài vở và minh hoạ (art and copy layout) cho các
nội dung truyền thông hình ảnh như các chương trình
giới thiệu hình ảnh công ty (corporate identity), b iểu
tượng (logo), sách, tập giới thiệu sản phẩm (b ro–
chure), áp phích (poster), b ao b ì (packaging), nhãn
hiệu, tạp chí, b áo truyền hình, hình hiệu (signage),
triển lãm, quảng cáo và hầu hết các sản phẩm in ấn
khác. Họ cũng thiết kế đồ họa trong truyền thông điện
tử như CD ROM và truyền thông đa phương tiện.

Chuyên viên thiết kế đồ họa làm các việc


sau:

– tham khảo với khách hàng để hiểu rõ các


yêu cầu chuyển đạt hình tượng của họ

– đưa ra thiết kế sơ bộ (rough design)

– chuẩn bị phát thảo hoàn chỉnh (hình ảnh


hay phát thảo chi tiết) bằng các kỹ thuật nhiếp ảnh và
xử lý hình bằng máy tính để trình bày tổng thể thiết kế
cho khách hàng duyệt – sau khi được chuẩn thuận của
khách hàng, hoàn chỉnh thiết kế và sắp xếp để chuyên
viên hoàn tất (finished artist) thực hiện ráp ghép sản
phẩm cuối cùng – hỗ trợ thiết kế và dàn dựng triển
lãm, quảng cáo cho bên khách hàng

– theo dõi các khâu thực hiện, kể cả việc sắp


xếp và kiểm tra chất lượng in ấn Chuyên viên thiết kế
đồ họa có thể chuyên một lĩnh vực như đồ hoạ truyền
hình, điện ảnh và đồ họa vi tính, thiết kế sân khấu và
triển lãm, thiết kế biểu tượng, thiết kế sách và tạp chí,
quảng cáo và minh họa.

Chuyên viên thiết kế đồ họa thường được


tuyển dụng trong các studio thương mại, nhà xuất bản,
nhà in, công ty quảng cáo và các tổ chức tư vấn thiết
kế.

Chuyên viên thiết kế đồ họa có thể làm việc


như thành viên của một nhóm thiết kế trong các phòng
thiết kế (design stu– dios), công ty quảng cáo hay chỉ
làm nghề tự do với tư cách tư vấn chuyên môn.

Họ có thể làm việc ăn lương tháng hay làm


theo hợp đồng hoặc trả thù lao theo từng ứng việc
được giao. Họ có thể được đề bạt lên các chức vụ
giám đốc thiết kế (sedign director), giám đốc mỹ thuật
(art director) hay giám đốc sáng tạo (cre-ative director).

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có óc sáng tạo và tưởng tượng

– cảm nhận bén nhạy màu sắc và hình tượng

– có thể làm việc dưới áp lực và đúng thời


hạn

– kỹ năng giao tiếp và tiếp thị tốt


Cơ hội tuyển dụng:

Chuyên viên thiết kế đồ họa có thể làm việc


theo lương tháng này làm theo thời vụ, được trả lương
cho mọi công việc họ làm.

Chuyên viên thiết kế đồ họa được tuyển dụng


làm việc theo lương tháng trong các tổ chức tư vấn
thiết kế và Studio thương mại cơ quan nhà nước, nhà
xuất bản, nhà in, công ty quảng cáo, công ty giao tế
công cộng…

Nghề nghiệp liên hệ:

Họa sỹ hoạt hình, họa sỹ, chuyên viên thiết kế


công nghiệp

CHUYÊN VIÊN THIẾT KẾ NỘI THẤT (Internal


Designer) Các nhà thiết kế nội thất lập kế hoạch, thiết
kế trang trí b ên trong các kiến trúc có cân nhắc đến
các yếu tố chức năng, thẩm mỹ, an toàn, sức khoẻ
cũng như các yêu cầu do quy định khác.

Chuyên viên thiết kế nội thất có thể yêu cầu


làm các công việc sau:

– thiết kế trang trí nội thất cho các tòa nhà văn
phòng, cửa hàng, nhà ở, khách sạn, bệnh viện, phòng
đọc sách v.v… qua tham khảo với khách hàng, cố vấn
thiết kế, bản vẽ của kiến trúc sư, tham quan hiện
trường, xem xét các phòng ốc, cũng như tổng thể kiến
trúc, có tính đến ngân quỹ và các nhu cầu khác của
khách hàng.

– lập dự trù và cố vấn cho khách hàng các


thay đổi kết cấu đối với kiến trúc hiện hành Chọn kiểu
hoàn tất bề mặt, vật tư và cấu kiện bao gồm loại và
màu sắc của sơn, vải bọc bàn ghế, lót nền – ước tính
giá thành căn cứ trên giá vật tư, công thợ, thời gian và
chuyển cho khách hàng duyệt – chuẩn bị cung ứng,
soạn tài liệu hướng dẫn chi tiết thi công cho thợ đồng
thời theo dõi giá thành, thời gian và kiểm tra chất
lượng – thiết kế lại trang trí nội thất của các kiến trúc
cũ, thiết kế mới bàn ghế, vải bọc, màn cửa v.v… cho
các thợ làm bàn, tủ, nghệ nhân phục chế đồ mộc cổ
thực hiện – thiết kế dựng đặt cho các triển lãm, quầy
trưng bày thương mại

– thiết kế các đạo cụ sàn diễn sân khấu,


truyền hình

Chuyên viên thiết kế nội thất có thể làm việc


như tham vấn cho một nhóm thiết kế.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có cảm quan màu sắc tốt

– có óc sáng tạo và khả năng thiết kế

– có khả năng giải quyết vấn đề, suy nghĩ độc


lập

– yêu thích những sản phẩm và ý tưởng mới

– muốn theo kịp các tiến bộ kỹ thuật

– có kỹ năng diễn đạt khéo léo bằng lời và


minh hoạ hình ảnh

– có tài trình bày và thuyết phục

Created by AM Word2CHM
CHUYÊN VIÊN THỐNG KÊ (Statistician)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Chuyên viên thống kê thiết lập các phương


pháp thống kê để thu thập và phân tích dữ liệu nhằm
tạo ra những thông tin hữu ích từ các lĩnh vực khác
nhau như: khoa học kỹ thuật, y khoa, doanh nghiệp và
chính quyền.

Chuyên viên thống kê có thể đảm đương


các việc sau:

– xác định chính xác các yếu tố được đo


lường và quyết định thu thập thông tin cụ thể cần thu
thập và từ đâu – nếu phải thu thập thông tin từ toàn thể
đối tượng qua một mẫu (sample), quyết định cách
chọn mẫu, độ lớn cỡ nào – quyết định phương pháp
thu thập thông tin tối ưu như gửi các bản câu hỏi
(questionaires) bằng bưu điện, thử nghiệm, phỏng
vấn khảo sát trực tiếp hay bằng điện thoại, quan sát,
điều tra toàn dân, trưng cầu hoặc dữ liệu thống kê –
nếu dự định thu thập thông tin bằng thử nghiệm, quyết
định cách thức hữu hiệu nhất cho các mục đích thử
nghiệm – bảo đảm sử dụng các nguồn đánh giá một
cách hiệu quả

– diễn giải dữ liệu và tạo ra các con số thống


kê liên quan để mô tả hoặc rút ra các mô hình hay
khuynh hướng đặc thù – tạo ra các mô hình thống kê
(sử dụng kiến thức hiện có) để mô tả tính chất của các
sự kiện như tai nạn, mức độ ô nhiễm, biến cố bệnh tật,
xu hướng kinh tế, thu thập các sự kiện, kiểm tra các
mô hình có hữu ích hay không, sử dụng các máy tính
tốc độ cao để hoàn tất các giải pháp bằng số cho các
vấn đề

– xem xét để đánh giá tính chính xác của các


thông tin đã thu thập, soạn các biểu đồ dữ liệu và báo
cáo các kết quả tìm được – cố vấn việc thiết lập các thử
nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm

Chuyên viên thống kê có thể làm việc độc lập


nhưng phần lớn làm theo nhóm. Một nhóm bao gồm
nhiều chuyên viên trong các lĩnh vực nghiên cứu và
thẩm tra cùng với đội ngũ tính toán và thư ký chịu trách
nhiệm một số công việc thường lệ liên quan đến thu
thập và phân tích dữ liệu.

Chuyên viên thống kê có thể chuyên trong


một số lĩnh vực sau:

Thống kê toán phát triển các lý thuyết thống


kê mới, các phương pháp khảo sát mẫu (sample
survey), các mô hình dự báo (fore– casting models),
thiết lập và phân tích cực thí nghiệm, thiết kế các hệ
thống kiểm tra chất lượng.

Thống kê sinh học chuyên ngành về phương


pháp luận thống kê để giải quyết các vấn đề sinh học.
Công việc điển hình của họ liên quan đến thiết kế và
phân tích thực nghiệm, lập mô hình thống kê
(statistical modelling) và phát triển các phương pháp
thống kê mới.

Thống kê tổng quát thu thập, diễn giải và


trình bày các thông tin thống kê hiện hành và lập các
dự báo tương lai (future prediction) về các vấn đề kinh
tế (như ngân hàng, giá sinh hoạt, lao động và công
nghiệp) và các vấn đề nhân khẩu học (như những thay
đổi về dân số, sinh sản, tử vong và di dân).

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có óc phân tích

– giỏi về toán
– kỹ năng suy luận tốt

– thích giải quyết vấn đề

– kỹ năng giao tiếp tốt

CHUYÊN VIÊN TRANG ĐIỂM (Make–Up Artist)


Chuyên viên trang điểm phục vụ trang điểm hoặc hóa
trang cho các người mẫu thời trang, người mẫu điện
ảnh hay cô dâu. Họ cũng trang điểm cho các diễn
viên, các nghệ sĩ sân khấu, điện ảnh và truyền hình để
tăng hiệu quả ngoại hình hoặc cho các yêu cầu đặc
b iệt khác.

Chuyên viên trang điểm thường thực hiện


những công việc sau:

– chuẩn bị da mặt cho người cần trang điểm


để thực hiện việc trang điểm

– biểu diễn các công dụng của mỹ phẩm cho


thân chủ

– hướng dẫn thân chủ sử dụng các phương


pháp trang điểm

– sử dụng các mỹ phẩm, vật liệu và dụng cụ


trang điểm chuyên nghiệp
– thiết kế các râu, tóc giả, mặt nạ và các bộ
phận giả (proth– esis) để đạt hiệu quả ngoại hình cần
thiết – dùng các vật liệu hóa trang để tạo hiệu quả diễn
xuất (dáng vẻ già nua, bệnh tật, sẹo giả hay các vết
thương tích cần cho vai diễn) – thay đổi các cách trang
điểm để diễn tả được diễn tiến của các vẻ mặt theo
thời gian hay cảm xúc thay đổi – cố vấn cho chuyên
viên làm tóc để thiết kế hay chọn kiểu tóc phù hợp cho
vai diễn Yêu cầu nghề nghiệp:

– có năng khiếu nghệ thuật

– cảm thụ màu sắc tinh tế

– kiên nhẫn và thận trọng

– khả năng giao tiếp tốt

CHUYÊN VIÊN TRANG TRÍ NỘI THẤT (Interior


Decorator) Chuyên viên trang trí nội thất dự trù và thực
hiện kế hoạch trang trí nhà cửa, văn phòng, cửa hiệu
(shop) và những phòng chuyên dụng (protessional
room).

Chuyên viên trang trí nội thất có thể thực


hiện những công việc sau:
– đến nhà của khách hàng để quan sát, xem
xét hiện trạng và đo đạc

– giúp ý kiến cho khách hàng về chọn màu,


cách bài trí, chiếu sáng, bàn ghế, vật liệu lót sàn, màn
rèm, sơn phủ, giấy dán tường và những vật trang trí
khác vd: thanh treo rèm – vẽ thiết kế phát thảo, lập bản
mô tả quy cách và dự toán chi phí cho khách hàng để
họ chấp thuận – giám sát và phối hợp việc lắp đặt, bố
trí bàn ghế và đồ đạc dùng trong nhà Chuyên viên
trang trí thỉnh thoảng phải làm việc ngoài giờ để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Họ cũng có thể làm việc
tại cửa hàng vật liệu trang trí nội thất và trực tiếp bán
hàng cũng như tư vấn cho thân chủ.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– óc sáng tạo

– cảm thụ màu tốt

– có tài trình bày và đề xuất ý tưởng

– nhạy bén với khuynh hướng trang trí thời đại

– có thể hòa hợp với mọi người

CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG / CỐ VẤN NHÂN


SỰ

Chuyên viên tuyển dụng hay cố vấn nhân sự


phỏng vấn những người xin việc để kiểm tra các yêu
câu và khả năng thích hợp đối với đòi hỏi của công
việc (job requirements) hay chức trách (posilions) cụ
thể như đánh giá nhu cầu huấn luyện và giúp công ty
tìm được đội ngũ nhân viên thích hợp.

Chuyên viên tuyển dụng có thể đảm trách


những công việc sau:

Trong các công ty, doanh nghiệp:

– thảo luận và ghi nhận với phòng nhân sự


các nhu cầu nhân lực của công ty, các công việc cần
người, nhu cầu phát triển và bổ sung lao động – xác
định số lượng tuyển dụng, loại và tính chất công việc,
các yêu cầu chuyên môn hoặc kinh nghiệm, các chức
vụ đảm trách, điều kiện và giờ giấc làm việc, mức
lương, khả năng đào tạo và huấn luyện của công ty –
soạn quảng cáo hay thông báo tuyển dụng trên báo
chí. hoặc dựa vào các nguồn giới thiệu lao động khác
– tham vấn với các bộ phận chuyên môn, soạn các
kiểm tra năng lực chuyên môn, ứng xử nghề nghiệp và
các yếu tố khác để phục vụ công tác tuyển chọn – trắc
nghiệm hoặc phỏng vấn người tìm việc, ghi chép
những chi tiết cá nhân và khả năng công việc, nhận xét
chuyên môn cho từng ứng viên, thời gian họ có thể
nhận việc – khi cần thiết, phối kiểm những thông tin về
quá trình công tác với những người tham khảo mà ứng
viên nêu ra trong hồ sơ xin việc – thông báo ngày hẹn
cho các ứng viên thích hợp để phỏng vấn tiếp theo

– phỏng vấn tiếp hoặc sắp xếp cho bộ phận


sử dụng lao động phỏng vấn trực tiếp với người tìm
việc để kết thúc đợt tuyển chọn – thông báo cho các
ứng viên được chọn để hẹn ngày nhận công việc

– thông báo và cảm ơn các ứng viên không


thuộc danh sách tuyển chọn

Trong các trung tâm tuyển dụng, giới thiệu


việc làm:

– ghi nhận chi tiết các nhu cầu số lượng và


yêu cầu chuyên môn cũng như các điều kiện của bên
sử dụng lao động (employer) – tổ chức thông báo
tuyển dụng

– tổ chức trắc nghiệm và phỏng vấn người tìm


việc
– khi cần thiết, phối kiểm những thông tin về
quá trình công tác với những người tham khảo – soạn
thảo danh sách ứng viên tiềm năng (shortlist) kèm
theo tóm tắt lý lịch (résumés) và thư xin việc của họ để
gửi cho bên tuyển dụng – sau khi bên sử dụng lao
động thông báo danh sách chọn lại, sắp xếp cho buổi
phỏng vấn giữa họ và người tìm việc – thông báo kịp
thời kết quả tuyển dụng cho các ứng viên

– tham vấn và giải đáp thắc mắc của người


sử dụng lao động

– liên hệ với các trung tâm đào tạo, tổ chức


chương trình huấn luyện bổ sung cần thiết cho công
việc khi phía tuyển dụng yêu cầu Đối với người tìm
việc:

– cung cấp thông tin về công việc đang cần


người

– giúp họ viết đơn xin việc, trình bày bản sơ


yếu, góp ý về cung cách tiếp xúc và các chuẩn bị cho
cuộc phỏng vấn Cũng có trường hợp chuyên viên
tuyển dụng hay cố vấn nhân sự chỉ chuyên về một lĩnh
vực nhất định như thư ký hoặc nhân viên văn phòng,
trong khi những người khác phụ trách quản lý điều
hành hoặc nhân viên chuyên môn kỹ thuật đặc thù (vd.
chuyên viên nhân sự ngành máy tính điện toán).

Chuyên viên tuyển dụng cũng có thể làm việc


ngoài giờ khi cần phỏng vấn những người tìm việc bận
trong giờ hành chánh. Những chuyên viên tuyển dụng
có kinh nghiệm cũng trợ giúp ý kiến cho những người
có khó khăn trong tìm việc làm vì thất nghiệp trong thời
gian dài hoặc có những bất lợi riêng.

Yêu cầu cá nhân:

– kỹ năng giao tiếp nói và viết rất giỏi

– kiên nhẫn, khôn khéo và thận trọng

– có thể làm việc với tập thể một cách có hiệu


quả

– hiểu biết và chấp nhận những khác biệt về


văn hóa

Created by AM Word2CHM
CHUYÊN VIÊN VƯỜN CẢNH (Landscape
Gardener)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Chuyên viên vườn cảnh thiết kế và kiến tạo


các hoa viên hoặc phục hồi tu sửa các vườn hoa có
sẵn.

Họ sử dụng các kỹ năng làm vườn để tạo ra


những cảnh quan hài hòa đẹp mắt ở các địa điểm như
các công viên, khu đất công cộng, trang trí nội vi các
tòa nhà, các khu địa ốc tân tạo, các khu phức hợp
công nghiệp cũng như nội cảnh nhà riêng.

Nhân viên vườn cảnh có thể làm những


công việc sau đây:

– nghiên cứu bản vẽ và tổ chức kế hoạch kiến


tạo.

– lựa chọn cây cảnh thích hợp với địa điểm

– dự trù và đặt hàng vật tư, ghi vào sổ sách

– xây dựng các tường bao, hàng rào, lưới


quanh khu vườn, các giàn leo, hồ kiểng và các bệ
móng – xây trồng vườn dương xỉ, công trình sân chơi
và bàn ghế trong vườn cảnh – lót gạch lối đi, làm bậc
cấp và xây bờ lối đi

– trồng cây cảnh, khóm hoa, bụi cỏ

– chuẩn bị bãi sân và trồng cỏ

– lắp hệ thống tưới cây và thoát nước

Chuyên viên vườn cảnh thường sử dụng công


cụ cầm tay và thiết bị cơ khí. Họ có thể làm việc với
những nhà khoa học thổ nhưỡng, các kỹ sư, kiến trúc
sư, nhà quy hoạch đô thị hoặc nghệ nhân làm vườn.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– khỏe mạnh

– sẵn sàng làm việc ngoài trời trong mọi thời


tiết

– yêu thích xây dựng và nghề vườn

CHUYÊN VIÊN XỬ LÝ ẢNH (Photographic


Processor) Chuyên viên xử lý hình ảnh tráng rửa các
loại phim màu hoặc trắng đen và làm ảnh, sử dụng
các máy tráng rửa tự động có máy tính hỗ trợ. Họ cũng
vận dụng những qui trình xử lý riêng b iệt hoặc thủ
công.

Những công việc thông thường của chuyên


viên xử lý hình ảnh là:

– lựa phim theo nhãn hiệu, tốc độ, và cho vào


các giỏ phân loại – sử dụng phòng tối (darkroom) để
lấy phim đã chụp (ex– posed) ra khỏi cuộn – tráng
thành phim âm bản (negative), hong khô phim, kiểm
tra chất lượng và chuyển qua máy rọi để cho làm ảnh
theo số lượng, kích cỡ và kiểu ảnh theo yêu cầu – rửa
phim đèn chiếu (slide film), kiểm tra chất lượng phim
trước khi cho vào khung – kiểm tra chất lượng màu
sắc hình ảnh và rọi lại ảnh nếu cần – vô bao phim và
ảnh để chuẩn bị giao cho khách hàng

– kiểm tra và bổ sung hóa chất, giấy ảnh,


thêm nước vào các hệ thống hâm hóng và làm nguội –
pha chế các dung dịch hóa chất để thực hiện những kỹ
thuật và hiệu quả hình ảnh đặc biệt – sao chụp ảnh
gốc

– sử dụng máy phóng ảnh (enlarger) để làm


các ảnh có kích thước không tiêu chuẩn Chuyên viên
xử lý hình ảnh có kinh nghiệm có thể chuyên vào sửa
ảnh nghệ thuật: chỉnh sữa hình ảnh (retouch) bằng tay,
cọ hơi hoặc các phần mềm xử lý ảnh bằng máy tính, tô
màu và phục hồi. Họ cũng có thể phụ trách khâu hoàn
tất như đóng khung, lồng kính và tạo lớp phủ bảo vệ.
Họ cũng có thể chuyên trách kỹ thuật phòng tối chuyên
xử lý tráng rọi phim ảnh.

Chuyên viên xử lý hình ảnh có thể làm việc tại


các phòng ảnh tự động chuyên xử lý phim ảnh nghiệp
dư hoặc trong phòng ảnh chuyên nghiệp (studio),
phòng xử lý màu (color labora– tory) phục vụ các hình
ảnh trưng bày hay phục chế

Trong những tiệm chụp ảnh nhỏ chuyên viên


xử lý hình ảnh có thể làm cả hai việc tráng và rọi phim
ảnh. Ở những tiệm lớn, những công việc này được
tách ra theo từng nhóm dưới sự giảm sát của một kỹ
thuật viên. Chuyên viên xử lý hình ảnh có thể phải làm
theo ca.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– kiên nhẫn

– có thể làm việc với máy móc kỹ thuật

– khéo tay cho các công việc thủ công


– có thể làm việc đơn độc trong hàng giờ

CÔNG NHÂN BÊ TÔNG (Concrete Worker)


Công nhân b ê tông đổ, trải, đầm, nén chặt, hoàn tất và
gia cường b ê tông cho kết cấu nhà cửa, đường sá, cầu
cống, đường hầm và những cấu trúc hàng hải, sử
dụng các loại dụng cụ cầm tay như máy rung
(vib rator), b ơm vận chuyển, máy xúc (trowel– ling
machine) và những công cụ điện khác.

Thông thường b ê tông được trộn sẵn ở nhà


máy của nhà cung cấp và được những xe trộn (pre-
mix truck) chở đến công trường. Hiện nay có xu thế b ê
tông được đúc sẵn (pre–cast concrete) và gia cường
tại nhà máy sau đó chuyển đến công trường để lắp
ráp.

Công nhân bê tông có thể làm những công


việc sau:

– trộn xi măng, sỏi, cát và nước hoặc các chất


phụ gia để ra bê tông ngay tại công trường – chuyển
bê tông đến vị trí bằng thủ công dùng máy bơm bê
tông.

– đổ bê tông vào khung hộp cốt pha


(formwork) thường làm tạm bằng gỗ hoặc kim loại –
trải đều, san phẳng và nén chặt bằng máy đầm rung.

– dùng dụng cụ cầm tay tạo để tạo kết cấu bề


mặt khác nhau bằng cách in nén, lăn gai hay các hình
thức khác – tô láng bằng tay hoặc sử dụng máy tô láng
để làm láng mặt nền lớn – trộn bột màu khi cần tạo
màu cho mặt bê tông.

Công nhân bê tông thường làm việc ngoài


trời tại công trường có thể bụi bặm và ồn ào. Phần lớn
thời gian họ phải đứng. Có thể phải làm việc trên cao
hoặc trong lòng đất như ở các đường hầm. Họ thường
tìm việc làm qua công trình này đến công trình khác, và
thường phải bắt đầu làm việc từ sáng sớm.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có sức khỏe và dẻo dai vì công việc thường


nặng nhọc.

– chấp nhận công việc chân tay

CÔNG NHÂN GIẶT ỦI (Laundry Worker) Công


nhân giặt ủi kiểm tra, phân loại áo quần của khách
nạp vào các máy giặt và sấy, ủi, theo dõi vận hành,
sắp xếp áo quần và b ỏ vào các b ao cho từng khách
hàng.

Sau đây là những công việc thông thường


của công nhân giặt ủi:

– kiểm tra áo quần, xác định các hàng có thể


bị phai hoặc lem màu khi giặt; lấy ra các giấy tở hay vật
dụng còn sót để trả lại khách hàng – ghi hoặc gán
nhãn giặt lên từng món đồ, đảm bảo hàng trả về cho
khách đúng và đủ

– phân loại áo quần theo loại hàng, màu sắc


và biện pháp cần lưu ý hay xử lý thêm, để tránh gây hư
hỏng hay lem ố (stains) – nạp áo quần và chất tẩy giặt
vào máy theo trọng lượng và tỷ lệ đã định; đối với các
hệ thống giặt tự động điều khiển bằng máy tính, công
nhân không cần can thiệp hiện đúng kế hoạch

– giữ liên lạc với khách hàng trong suốt dự án


và kịp thời giải quyết các phát sinh – hỗ trợ khách hàng
về các chiến lược quảng cáo

Điều phối viên quảng cáo thường làm việc


trong một nhóm. Họ giữ liên hệ công việc chặt chẽ với
khách hàng. Công việc thường xuyên chịu áp lực vì
phải cạnh tranh giữ khách hàng và đáp ứng các yêu
cầu của họ đúng kế hoạch.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khả năng sáng tạo

– giàu tưởng tượng

– kỹ năng giao tiếp tốt

– có năng lực tổ chức

– có thể làm việc căng thẳng

– có óc phân tích

Created by AM Word2CHM
ĐẠO DIỄN PHIM (Film Director)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Ở sân khấu cũng như ở màn ảnh, đạo diễn là


một nhân vật quan trọng. Đạo diễn chọn phối cảnh,
điều khiển ánh sáng, chỉ huy các diễn viên trong
những b uổi diễn tập thử.

Công việc đạo diễn gồm:

Đạo diễn phim cũng là một nghệ sĩ. Công


việc của người này là thực hiện một tác phẩm, điều
khiển các diễn viên cùng các kỹ thuật viên (nhà phối
cảnh, người quay phim, kỹ thuật viên ánh sáng, người
hóa trang…). Các lớp trong phim không bao giờ được
quay theo thứ tự của phim cả. Đạo diễn nổi tiếng
thường đã là những diễn viên lành nghề. Ở sân khấu,
đạo diễn điều khiển các buổi diễn thử, sáng tạo những
tác dụng trên sân khấu, đạo diễn điều khiển các buổi
diễn thử, sáng tạo những tác dụng trên sân khấu,
hướng dẫn các diễn viên diễn xuất để các diễn viên
diễn tả một cách trung thành cách suy nghĩ của soạn
giả vở diễn.
Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khiếu nghệ thuật, tưởng tượng sáng tạo,


trí nhớ, thông minh, óc quan sát, ý thức trách nhiệm,
có phương pháp, óc tổ chức, chăm chú theo dõi.

ĐẦU BẾP (Chef) Anh điều khiển nhân công


nhà b ếp, lo mua sắm mọi thứ, tổ chức các b ữa ăn và
làm ra những món ăn đặc b iệt

Người đầu bếp đảm đương các công việc


sau:

Người đầu bếp có một vai trò phức tạp. Sau


khi sự trữ đủ những sản phẩm cần thiết, anh tính đến
việc làm các thức ăn, chuẩn bị cho mỗi bữa ăn. Đây là
một công việc thường được phân ra trong nhiều ngày
và người đầu bếp ấn định việc làm cho các cộng tác
viên rồi đợi đến lúc thuận tiện mới hành động. Đến giờ
ăn, người đầu bếp biết tuân theo đúng lệnh của khách
hàng. Những người đầu bếp biết giỏi luôn luôn được
hưởng lương lớn. Người đầu bếp có thể nổi danh bởi
phong cách và nổi danh bởi phong cách và nghệ thuật
chế biến các món ăn theo cách đặc biệt của họ.

Yêu cầu nghề nghiệp:


– có khiếu thưởng thức.

– có phương pháp, có óc tổ chức

– chăm chú theo dõi, chuẩn xác.

– ý thức trách nhiệm

HẦU BÀN KHÁCH SẠN (Waiter) Người hầu


b àn khách sạn sửa soạn và b ảo đảm đồ b ày b àn ăn.
Đó là người trung gian giữa đầu b ếp với khách hàng.

Người hầu bàn đảm đương các công việc


sau:

– người hầu bàn có nhiệm vụ sửa soạn


phòng ăn, sắp xếp bàn ghế, đặt đồ bày bàn ăn. Người
hầu bàn đón mời khách hàng, trao bản thực đơn,
truyền đạt các món ăn được khách gọi với đầu bếp và
mang thức ăn lên.

– chạy đi chạy lại giữa các bàn ăn với các dĩa


thức ăn nằm gọn trên tay.

– luôn luôn để ý đến đòi hỏi của khách hàng.

– ngoài số tiền lương được hưởng qui định,


người hầu bàn còn được hưởng thêm số tiền thưởng
công của khách hàng.
Yêu cầu nghề nghiệp:

– tin thần đồng đội, tinh đoàn kết.

– khéo léo, phản ứng nhanh, lanh trí.

– trình bày đẹp mắt.

– trí nhớ, tưởng tượng, thông minh óc tính


toán.

GIÁM SÁT VIÊN LƯỢNG GIÁ CÔNG TRÌNH


(Quantity Surveyor) Giám sát viên lượng giá công trình
lập ước tính chi phí (cost esti– mate), giám sát và kiểm
tra chi phí thực tế (actual cost) cho các dự án xây dựng
như các cao ốc văn phòng (office b lock), khu dân cư
và b uôn b án (residential and commercial), nhà máy,
b ệnh viện, các dự án kỹ thuật dân dụng như đường
sắt, cầu cống, ống dẫn cũng như những dự án tài
nguyên và công nghiệp khác.

Giám sát viên lượng giá công trình có thể


thực hiện những nghiệp vụ sau đây:

– quản trị chi phí của một dự án từ đầu đến


cuối
– làm việc với các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà xây
dựng, nhà thầu, nhà cung cấp và chủ dự án để đo
lường và đánh giá chi phí dự án – dự toán chi phí công
trình, lập ngân sách và xem xét phương án xây dựng
đưa ra có kinh tế và phù hợp không (thông qua việc
nghiên cứu các bản vẽ kỹ thuật và kết cấu cũng như
quy cách) bằng cách áp dụng những kiến thức xây
dựng công trình, tính toán vật tư và lao động.

– soạn dự toán vật tư(bill of quantities) liệt kê


chi tiết từng hạng mục công trình (work components)
của dự án, khối lượng vật tư và nhân công cùng với vị
trí của chúng trong dự án – theo dõi những thay đổi về
thiết kế, đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với giá
thành chi phí, và thương lượng với nhà thầu (ngay
trong giai đoạn thi công) về những chi phí phát sinh do
thay đổi về thiết kế đã được thoả thuận này – đánh giá
và đề nghị thanh toán trong tiến trình xây dựng

– soạn thảo dự báo lưu lượng tiền mặt


(cash–flow) cho khách hàng

– đảm trách các nghiên cứu khả thi (feasibility


studies)

– đảm đương công tác nghiên cứu quản trị tài


sản vd chi phí thay thế, lượng giá kết cấu phức hợp
hay chuyên dụng, thời biểu khấu trừ thuế (tax
depreciation tax schedule) – giảng dạy ở các trường
đại học

– cố vấn cho các doanh nghiệp hay chính


quyền

Giám sát viên lượng giá công trình thường


làm việc ở văn phòng. Họ cũng đi thăm các địa điểm
xây dựng, khách hàng hay các thành viên của nhóm
thiết kế (design team).

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khả năng phân tích vấn đề và đưa ra các


giải pháp hợp lý

– có năng lực tập trung cao trong thời gian dài

– có khả năng truyền đạt ý tưởng và thông tin


bằng văn bản báo cáo rõ ràng – có khả năng làm việc
chính xác với những con số

– có khả năng làm việc chặt chẽ với người


khác

– có kiến thức về các ứng dụng và phần mềm


máy tính

GIÁM SÁT VIÊN XÂY DỰNG (Building


Inspector/ Surveyor) Giám sát viên xây dựng làm công
tác tư vấn, diễn trình các quy phạm xây dựng của nhà
nước cũng như đảm b ảo các điều luật đó được thi
hành.

Giám sát viên xây dựng đảm trách những


công việc sau:

– tư vấn và hỗ trợ nhà xây dựng và chủ đầu tư


trước hoàn chỉnh các luận chứng công trình trước khi
đệ trình để tránh các sai sót về quy phạm xây dựng –
đánh giá những kế hoạch xây dựng đã nộp, xác nhận
rằng nhà cửa hoặc công trình đó được xây hoặc sửa
chữa đứng hoặc không đúng quy phạm và thông lệ xây
dựng (vd như kết cấu hợp lý, khả năng chống cháy, lối
thoát hiểm v v) – giám sát việc xây dựng, đặc biệt là
nền (foundation), móng (tootings) và khung sườn
(frame) qua từng giai đoạn thi công để bảo đảm việc
xây dựng đúng quy cách, vật liệu đúng quy chuẩn, thi
công đúng phương pháp, đảm bảo an toàn xây dựng –
đánh giá công trình để ra chứng nhận cho phép sử
dụng (certificate of occupancy) – ghi chép, lập báo cáo
tiến độ xây dựng và nêu ra những trường hợp vi phạm
các quy định hay thay đổi kế hoạch nếu có.

– cung cấp bằng chứng trước tòa khi có khởi


tố về việc vi phạm quy định xây dựng – giám sát các
nhà cửa cao ốc để đánh giá hiện trạng và đề xuất các
biện pháp tu chỉnh Giám sát viên xây dựng thường làm
việc tại công trường để theo sát việc thi công để bảo
đảm việc thực hiện các qui phạm xây dựng.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– kỹ năng tổ chức tốt

– có biện pháp thực tiễn trong giải quyết các


vấn đề

– có khả năng đọc và diễn giải bản vẽ, họa đồ


xây dựng

Created by AM Word2CHM
GIỮ TRẺ (Nanny)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Người giữ trẻ chăm sóc trẻ em cho các gia


tỉnh

Công việc của người giữ trẻ gồm có:

– chăm sóc trẻ em hay các cháu sơ sinh


bằng cách cho ăn, tắm rửa và mặc áo quần cho các
cháu – trông coi chúng trong hoạt động vui chơi và học
hành

– sáng tạo các trò chơi phù hợp cho giải trí và
học hỏi

– chuẩn bị bữa ăn và giấc ngũ cho các cháu

– dẫn cho cháu đi học, đi vườn trẻ và các hoạt


động dã ngoại khác – pha chế các thức ăn bổ dưỡng
cho các cháu hay có khi cho cả gia đình – chăm sóc
giường chiếu, sàn chơi, các vật dụng riêng của các
cháu luôn sạch sẽ vệ sinh – có thể giặt giũ cho các
cháu (khi có thỏa thuận)
– trông coi các cháu khi cha mẹ đi vắng

– trông coi an toàn sinh hoạt; không để các


cháu chơi vật nhọn, leo trèo nguy hiểm, chơi lửa, ăn
hay uống nhầm các chất nguy hiểm, chơi gần bể bơi
hay hồ nước – cho chó mèo ăn

– làm sơ cứu khi có tai nạn và liên lạc với bác


sĩ hay cha mẹ kịp thời Yêu cầu nghề nghiệp:

– có lòng yêu trẻ

– nhẫn nại

– có ý thức trách nhiệm

– có thể làm việc không cần giám sát

HỌA VIÊN KIẾN TRÚC (Architectural Drafter/


Building drafter) Họa viên kiến trúc thực hiện chức
năng hỗ trợ kỹ thuật kiến trúc b ằng cách thực hiện các
b ản vẽ và dự toán (estimates) để thực hiện phác thảo
của kiến trúc sư.

Họa viên kiến trúc có thể thực hiện các


công việc sau:

– lập bản vẽ kiến trúc mô tả bố trí (layout) bên


trong và bên ngoài một công trình xây dựng –phân tích
thiết kế của kiến trúc sư, lập bản vẽ sơ bộ (prelimi–
nary sketches) và soạn các hướng dẫn chi tiết – vẽ tay
hoặc bằng máy tính, thực hiện các bản vẽ thiết kế, bản
vẽ chi tiết và tài liệu kỹ thuật – lập bản vẽ thi công
(working drawing) mô tả các đồ diện (plan), cao trình
(elevatlons), mặt cắt, vật liệu, hoàn tất bề mặt
(finishes) và các yếu tố khác như cách bố trí, hệ thống
cấp và thoát nước, chỗ đậu xe và cảnh quan ngoại thất
(landscapes) – tính toán số lượng và chủng loại
(quantity and quality) vật liệu cần thiết, chi phí vật tư và
nhân công, ngày hoàn thành công trình – nghiên cứu
biên bản làm việc (briefs) với khách hàng để khởi
soạn bàn phát thảo bình đồ, để chờ khách hàng duyệt
thuận – hỗ trợ việc chọn và xác định các qui cách xây
cất trên bản vẽ xây dựng để thỏa mãn các yêu cầu của
mỗi khách hàng – thay mặt hoặc hỗ trợ kiến trúc sư
trên công trường để bảo đảm bản vẽ và qui cách được
thực hiện đúng Họa viên kỹ thuật có lúc làm việc ngoài
trời để khảo sát vị trí.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khả năng tưởng tượng các hình ảnh


trong không gian 3 chiều – có kỹ năng hình họa kỹ
thuật
– ngăn nắp, kiên trì để thực hiện bản vẽ chính
xác

– có năng khiếu vẽ nghệ thuật

Created by AM Word2CHM
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH (Tour Guide)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Hướng dẫn viên du lịch tháp tùng khách du


lịch trên các tour du lịch (có tổ chức) trong nước và
ngoài nước. Họ giúp khách du lịch các thông tin hướng
dẫn và phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách.

Hướng dẫn viên du lịch có thể được yêu


cầu:

– đón các thành viên của một đoàn du lịch khi


máy bay hoặc tàu của họ đến và làm công việc hướng
dẫn, giới thiệu – lo liệu chỗ ăn ở cho khách và bảo
đảm khách du lịch được hài lòng – giới thiệu với khách
du lịch các danh lam, thắng cảnh, những di tích văn
hóa, lịch sử có thể tham quan và phục vụ thuyết minh
(commentaries) – điều phối các sinh hoạt nhóm, du
lịch theo đoàn đến các điểm tham quan địa phương
(local attractions) – theo dõi và giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong phục vụ như đăng ký nhầm, mất mát
hành lý, khách bệnh đột xuất v.v…
– liên lạc, hỗ trợ điều phối với bộ phận chở
khách, lái xe để sắp xếp hoặc điều chỉnh các lộ trình
tham quan – thực hiện chế độ ghi chép, báo cho hoạt
động hàng ngày và hỗ trợ các công tác điều hành liên
quan Các loại hình hướng dẫn du lịch khác:

Hướng dẫn viên mua sắm (shopping guide)


giúp khách đi xem và mua sắm, có thể đi xe buýt hay đi
bộ cùng khách du lịch.

Hướng dẫn viên di tích (site guide) hướng


dẫn tham quan các trung tâm văn hóa, trung tâm thể
thao, viện bảo tàng, công viên chủ đề (theme parks).

Hướng dẫn viên tham quan địa phương


(local guide) chuyên trách hướng dẫn tham quan một
số địa phương, tỉnh, thành nhất định.

Hướng dẫn viên lái xe (driver guide) là


hướng dẫn viên du lịch có khả năng lái xe tốt để trực
tiếp đưa khách đi tham quan.

Hướng dẫn viên sinh thái môi trường


(ecotour guide) cần có kiến thức rộng và chuyên sâu
về sinh thái môi trường. Có thể đảm nhận những
chuyến du lịch tham quan dài ngày.
Điều phối viên du lịch (guide coordinator)
làm công tác giám sát, điều phối hoạt động phục vụ du
lịch. Điều phối viên du lịch cũng đảm đương, tổ chức
công tác đào tạo và huấn luyện hướng dẫn viên. Điều
phối viên du lịch thường là người đã kinh qua nhiều
năm công tác hướng dẫn du lịch, có năng lực, kinh
nghiệm điều hành và tổ chức.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– năng lực tổ chức

– mềm dẻo linh hoạt trong công tác

– khả năng ngoại ngữ lưu loát

– năng lực giao tiếp truyền đạt tốt

– có kiến thức tổng quát rộng về đất nước Việt


nam

– có hiểu biết sâu về các địa danh tham quan


của vùng du lịch

– khả năng suy luận tốt

– kiên nhẫn và cẩn trọng

– có sức khoẻ tốt


HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ HÌNH (Fitness
Instructor) Còn được gọi là Hướng dẫn viên Thể dục
Thẩm mỹ, (Aerobics lnstructor), hay Huấn luyện viên
Thể dục Dụng cụ (Gymnastic lnstructor). Huấn luyện
viên thể hình (HL V TH) liên quan đến việc hướng dẫn
huấn luyện và giám sát các câu lạc bộ sức khỏe và thể
hình, thể dục dụng cụ, các trung tâm thể thao và các tổ
chức giải trí của cộng đồng.

Công việc của các HLV TH như sau:

– hướng dẫn và hỗ trợ giúp các nhóm hoặc


các cá nhân qua các bài tập thường ngày và phần âm
nhạc nền – cố vấn về phương pháp tập thể dục đúng
cách với các dụng cụ cử tạ, đạp xe, băng chạy và các
dụng cụ luyện tập thể dục khác – lập các chương trình
huấn luyện riêng cho cá nhận theo thể lực và tuổi tác –
chỉ đạo các phương pháp tập luyện thể hình

– hỗ trợ công tác bảo trì thiết bị.

– nhận đăng ký và cung cấp thông tin về các


tiện nghi tập luyện

– liên hệ với các bác sĩ, chuyên viên vật lý trị


liệu, nhà dinh dưỡng học (ẩm thực học) và các nhà
chuyên môn về sức khỏe khác để lập các chương trình
sức khỏe và thể hình cho khách hàng Hướng dẫn viên
thể hình có thể chuyên môn trong một số lĩnh vực như
thể dục thẩm mỹ, thể dục dưới nước, huấn luyện cá
nhân, các bài tập cho người lớn tuổi, tập luyện chống
bệnh tật và các hoạt động dưới nước.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có sức khoẻ và thể hình tốt

– tính cách cởi mở, nhiệt tình

– có kiến thức căn bản về các hoạt động thể


hình

HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ THAO (Sport Coach)


Huấn luyện viên thể thao giúp các thành viên và đội
thể thao rèn luyện các kỹ năng thể thao, phân tích lối
chơi, đưa ra các phương pháp tập luyện phù hợp để
nâng cao hiệu quả thi đấu.

Huấn luyện viên có thể đảm đương các


nhiệm vụ sau:

– quan sát cách chơi của từng vận động viên


và xác định yêu cầu rèn luyện bổ sung – rèn luyện các
kỹ năng còn yếu và huấn luyện thêm các kỹ năng còn
thiếu – lập kế hoạch các chương trình tập luyện

– giám sát các buổi tập luyện

– theo dõi phát triển thể chất của vận động


viên

– phối hợp công tác với các tổ kỹ thuật viên


thể thao

– sắp xếp việc đưa vận động viên vào các


chương trình thi đấu

– lên kế hoạch và chỉ đạo đấu pháp (game


strategy), có thể tham khảo với tổ huấn luyện viên –
phân tích diễn biến trận đấu và ra dấu hiệu chỉ đạo cho
các vận động viên – làm phân tích sau thi đấu, đánh
giá chiến lược và hiệu quả thi đấu – đảm đương các
nhiệm vụ tổ chức liên quan như đăng ký chỗ, tham
quan đi lại và ngân quỹ

– tìm và tuyển vận động viên hay thuê nhân


viên kỹ thuật bổ sung khi cần Yêu cầu nghề nghiệp:

– có kiến thức chuyên môn sâu về bộ môn thể


thao phụ trách
– khả năng truyền đạt rất giỏi, khéo léo trong
giao tiếp

– hiểu biết các yêu cầu phát triển của vận


động viên

– tận tâm, nhiệt tình và gương mẫu

– mềm dẽo và sáng tạo

– sẵn sàng đi công tác xa, dài ngày.

– chấp nhận làm việc ngoài giờ, kể cả ngày


nghỉ cuối tuần

Created by AM Word2CHM
KẾ TOÁN GIÁ THÀNH (Costing Clerk)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Nhân viên kế toán chi phí tính toán chi phí


cho việc sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc cung cấp
một dịch vụ.

Công việc của nhân viên kế toán như sau:

– nhập và truy xuất thông tin về chi phí từ máy


tính

– phân tích các chứng từ như bảng lương,


bảng chấm công, chứng từ cấp phát vật tư, hóa đơn
của nhà cung cấp để xác định chi phí sản phẩm –
phân tích các chênh lệch giữa chi phí dự tính và chi phí
thực và dự tính chi phí tương lai, cung cấp thông tin để
hỗ trợ lập giá bán sản phẩm, tính toán báo giá hàng
hoặc ra giá đấu thầu. Nhân viên kế toán chi phí thường
làm việc trong văn phòng.

Yêu cầu cá nhân:

– có khả năng về toán


– có thể hoàn tất công việc kịp thời hạn

– có kỹ năng sử dụng máy tính

KẾ TOÁN VIÊN (Accountant) Kế toán viên


phân tích và b áo cáo thông tin về các hoạt động tài
chính và tình hình của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các
đánh giá hiệu quả kinh doanh, lập kế hoạch và đề
xuất b iện pháp kiểm soát tài chính thích ứng.

Kế toán viên có thể làm các công tác sau


đây:

– lập kế hoạch tài chính và đề xuất phân bổ tài


chính

– thiết kế hệ thống kế toán phù hợp cho


doanh nghiệp

– nghiên cứu, phân tích và diễn giải các hoạt


động tài chính (báo cáo lỗ–lãi, thu chi) – lập báo cáo
tài chính theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và quy định
nhà nước – đảm nhận công tác kiểm toán cho khách
hàng khi có yêu cầu

– thiết kế, phát triển và điều hành hệ thống kế


toán vi tính sao cho các thông tin tài chính có thể truy
xuất nhanh chóng và chính xác – hỗ trợ cho lãnh đạo
về kế hoạch và phương án kiểm soát thông qua các
báo cáo phân tích chi tiết về tình hình tài chính doanh
nghiệp – phân tích và cung cấp thông tin về việc lên giá
thành, chiến lược giá cả cũng như phương án tiếp thị
cho sản phẩm của công ty – theo dõi và đảm bảo bộ
phận tín dụng của công ty hoạt động hiệu quả và đúng
chủ trương – khuyến cáo và đề xuất các phương án
thuế

– cố vấn cho doanh nghiệp về phương án đầu


tư hiện tại và lâu dài Yêu cầu nghề nghiệp:

– có kỹ năng giao tiếp, diễn đạt và trình bày tốt

– có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề

– sử dụng máy tính thành thạo

– kỹ năng tổ chức

– có tính cẩn mật khi làm việc với các thông


tin tế nhị

– có tác phong nhà nghề, lương tâm nghề


nghiệp và gây được thiện cảm với các tổ chức có quan
hệ công tác KIỂM TOÁN VIÊN (Auditor) Kiểm toán viên
xem xét và phân tích các ghi chép kế toán của doanh
nghiệp hoặc một b ộ phận của doanh nghiệp để xác
định các b áo cáo có phản ảnh trung thực tình hình tài
chính của doanh nghiệp và đưa ra các khuyến cáo
phù hợp. Kiểm toán viên có thể kiểm toán cho nội b ộ
công ty hoặc các doanh nghiệp b ên ngoài. Kiểm toán
viên cần có khả năng sử dụng máy tính thành thục.

Kiểm toán viên có thể được yêu cầu làm


các công tác sau đây:

– kiểm tra sự chính xác của những thông tin


trong các ghi chép kế toán để tìm các sai lỗi hoặc giả
mạo bằng cách sử dụng các qui trình nghiệp vụ kiểm
tra như phân tích mẫu đối với các công việc đã thực
hiện hoặc xem xét và phỏng vấn nhân viên kế toán về
qui trình đã áp dụng – kiểm tra tồn tại thực tế của các
tài sản và công nợ nêu trong các báo cáo – soạn và
trình bày báo cáo về các kết quả điều tra cho cấp lãnh
đạo liên quan Khách hàng của chuyên viên kiểm toán
có thể bao gồm từ các hãng nhỏ, vừa cho đến các
doanh nghiệp quốc tế lớn như ngân hàng, hãng bảo
hiểm và các công ty phân phối bản lẻ. Trong khu vực
nhà nước, kiểm toán viên có thể làm công tác kiểm tra
các ghi chép tài chính kế toán của các phòng ban của
cơ quan chính quyền địa phương, các doanh nghiệp
quốc doanh để xác định hiệu quả hoạt động của các tổ
chức này.

Kiểm toán viên mặc dù là nhân viên gián tiếp


nhưng thường làm việc nhiều ở hiện trường các cơ sở
doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ khảo sát hay
điều tra kiểm toán được giao.

Created by AM Word2CHM
KIẾN TRÚC SƯ (Architech)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Kiến trúc sư thiết kế các kiểu công trình và


nhà ở khác nhau. Họ cũng theo dõi thi công, thương
lượng với các nhà xây cất và theo dõi hợp đồng xây
cất. Công việc của họ có thể b ao gồm cả việc trang trí
nội thất và ngoại vi tòa nhà.

Người kiến trúc sư kết hợp nâng lực thiết kế


sáng tạo với các kiến thức kỹ thuật hiện đại. Họ thực
hiện từ những ngôi nhà nhỏ, các kho trại, những quần
thể kiến trúc cũng như phức hợp nhà ở, các khoảng
không gian b ên trong và ngoài của chúng. Thiết kế
của họ hướng đến các tiêu chuẩn thẩm mỹ cũng như
kinh tế kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của
khách hàng cũng như các quy phạm xây dựng của
nhà nước.

Kiến trúc sư có thể được yêu cầu thực hiện


các công tác sau đây:

– thảo luận với khách hàng và lên bản tóm tắt


yêu cầu (briefs) – nhận các yêu cầu của khách hàng
hoặc nhà thầu xây dựng để thiết kế, xây dựng hay cải
tạo một kiến trúc có sẵn – ra bản vẽ phác (sketch
drawing)

– ra bản vẽ xây dựng, cung cấp bản vẽ chi tiết


(thỏa mãn các đòi hỏi về kỹ thuật, cơ học, kết cấu và
thẩm mỹ) bao gồm thiết kế lắp đặt đường cấp nước,
cấp điện, các ổ cắm, lò sưởi, máy điều hòa v.v..

– thảo luận về bản thiết kế với chủ công trình


và bên xây dựng – lên dự toán (cost estimates) giá
thành thi công các kế hoạch – lo thủ tục và xin giấy
phép xây dựng của cấp có thẩm quyền – soạn thảo tài
liệu hợp đồng và các qui cách vật tư thiết bị
(specitications) cho nhà thầu và thợ xây Chỉ rõ vật liệu
xây cất, thiết bị thi công hoặc cả vật tư nội thất (interior
furnishings).

– tham vấn với các kỹ sư, chuyên viên giám


định, kiến trúc cảnh quan (landscape architect), nhà
quy hoạch đô thị (town planners) và các nhà chuyên
môn liên quan đến công trình – theo dõi và giám sát
công trình, đảm bảo thi công đúng các quy cách ghi
trong hợp đồng – tiến hành giám định công trình sau
khi đưa vào sử dụng (post occupancy) – đối với các
công trình lớn, kiến trúc sư cũng được mời giúp soạn
luận chứng khả thi (feasibility studies), điều tra văn
hóa kiến trúc (heritage studies), quy hoạch tài nguyên
tổng thể (strategic asset investigations) Kiến trúc ở
nước ta hiện nay có các ngành sau đây:

– kiến trúc công trình dân dụng (domestic)

– kiến trúc công trình công nghiệp (industrial)

– quy hoạch đô thị và nông thôn

– kỹ thuật công trình dân dụng & công nghiệp

Ngườl kiến trúc sư phải nắm bắt các các xu


thế và trào lưu kiến trúc mới. Họ cần tư cập nhật với
các tiến bộ của kỹ thuật xây cất, các vật liệu mới cũng
như các xu thế phát triển của cộng đồng.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– yêu thích thiết kế

– có óc sáng tạo mạnh mẽ

– năng lực phân tích vấn đề với tính logic cao

– kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt


KIẾN TRÚC SƯ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
(Landscape Architech) Kiến trúc sư cảnh quan đô thị
hoạch định và thiết kế những khu đất cho các dự án
như công viên, trường học, b ệnh viện, đường sá, khu
thương mại, quảng trường, phức hợp thể thao, khách
sạn (hotel complex), khu an dưỡng (holiday resort),
trung tâm mua sắm, phi trường, công viên quốc gia,
sân chơi, các địa điểm (sites) dân cư, công nghiệp hay
thương mại.

Kiến trúc sư cảnh quan đô thị phối hợp các


thiết kế sáng tạo (creative design) với những hiểu b iết
(understandings) về thiên nhiên và tổ chức xã hội cùng
với những kiến thức về vật liệu và các kỹ thuật
(techniques) trong xây dựng cảnh quan và kỹ thuật
hiện đai.

Kiến trúc sư cảnh quan đô thị có thể đảm


đương các công việc sau:

– nghiên cứu và thảo luận với khách hàng về


thiết kế, chi phí và việc xây dựng dự án – tham vấn với
các kiến trúc sư, kỹ sư và các nhà chuyên môn khác;
thu thập thông tin về những yêu cầu bảo tồn thiên
nhiên và lịch sử, kết cấu đất, thoát nước, đặc điểm đất
đá, nhà cửa hiện có và dự định xây dựng, bóng và
hướng nắng (shade movement) – lập bản vẽ phát thảo
cảnh quan và hướng phát triển, thảo luận với khách
hàng để lấy chấp thuận – lập mô tả quy cách, dự toán
chi phí, danh mục vật tư và bản vẽ chi tiết cảnh quan
mô tả như vị trí các tòa nhà, đường xe chạy và lối đi bộ
hành, đường viền bao, hệ thống thoát nước, các biện
pháp bảo tồn đất và thực vật cần trồng hoặc giữ lại –
thực hiện các nghiên cứu di sản và các kế hoạch sử
dụng vùng không gian ngoài trời – áp dụng máy tính và
phần mềm giả lập mô hình (video simulation) để phát
triển các kế hoạch thiết kế cảnh quan quy mô lớn –
giám sát công việc trên công trường

– tư vấn các vấn đề cảnh quan có liên quan


đến môi trường Kiến trúc sư cảnh quan đô thị có thể
chuyên một loại công trình nhất định, vd. như công
viên, sân chơi, đường sá hoặc nhà cửa. Họ cũng có
thể chuyên vào các dịch vụ đặc biệt như quy hoạch
vùng và quản trị tài nguyên, chọn vi trí, nghiên cứu chi
phí hay vị trí xây dựng.

Kiến trúc sư cảnh quan đô thị có thể làm việc


độc lập hay cùng với những chuyên gia khác như kiến
trúc sư, kỹ sư và nhà quy hoạch đô thị.
Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khả năng phân tích và lập kế hoạch

– ham thích và có năng khiếu về thiết kế

– có năng khiếu sáng tạo

– kỹ năng giao tiếp tốt

– quan tâm yêu thích môi trường thiên nhiên

KIẾN TRÚC SƯ HÀNG HẢI (Naval Archttect)


Kiến trúc sư hàng hải đảm đương và giám sát công
việc kỹ thuật trong nghiên cứu, thiết kế, phát triển, xây
dựng, lắp đặt, hoạt động, b ảo trì, sửa chữa tàu b iển và
các kiến trúc nổi.

Trong thiết kế tàu b iển, kiến trúc sư hàng hải


có thể làm việc trên các loại tàu khác nhau, b ao gồm
tàu đi b iển, chở khách (passenger ship), tàu chở hàng
(cargo ship), tàu ngầm, phà cao tốc (high–speed ferry),
b è, tàu nhỏ, tàu kéo, ca nô và các giàn khoan dầu.
Công việc cũng liên quan đến một số kỹ thuật như dân
dụng (kết cấu), điện (cung cấp điện) và cơ khí (vật liệu
và động cơ đẩy).

Kiến trúc sư hàng hải có thể đảm trách các


việc sau:

– tham khảo chủ tàu, các tổ chức tàu biển và


viện nghiên cứu hàng hải, lập phát thảo thiết kế tàu
biển – ước tính chi phí ban đầu cho việc đóng tàu

– ước tính chi phí hoạt động trong suốt thời


gian tuổi thọ sử dụng tàu – nghiên cứu đưa ra cở tàu
thích hợp và bảo đảm thiết kế đáp ứng được yêu cầu
kỹ thuật và giới hạn ngân sách – xác định tỷ lệ và hình
dạng thân tàu

– thiết kế khu vực ăn ở và chứa hàng

– thực hiện các tính toán về cấu trúc và cơ khí


cho việc thiết kế, đóng và sửa chữa tàu – lấy phê duyệt
chuẩn thuận kế hoạch, giám sát toàn bộ công việc
đóng tàu và hợp đồng thi công – phối hợp công việc
với những kỹ sư khác

– hoạch định, giám sát, đánh giá việc thử tàu


(trên cạn và dưới nước) – tổ chức bảo trì và sửa chữa
tàu

– nghiên cứu phương pháp cải thiện tốc độ di


chuyển của tàu Kiến trúc sư hàng hải có thể chuyên về
cấu trúc và thiết kế, quản trị, hạch toán chi phí, quy trình
chế tạo, thực hành cơ khí, thủy động học, thủy tĩnh học,
động cơ đẩy và kỹ thuật hệ thống.

Kiến trúc sư hàng hải làm việc tại nhiều nơi


như phòng thiết kế, bến tàu hoặc trạm thử tàu trên
biển.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khả năng nhận định, phân tích và giải


quyết vấn đề

– có khả năng giao tiếp tốt, nói và viết

– có khả năng tính toán và thiết kế

– sáng tạo và thực tế

– có khả năng làm việc độc lập

– biết nhận lãnh trách nhiệm

Created by AM Word2CHM
KỸ SƯ CƠ KHÍ (Mechanical Engineer)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Kỹ sư cơ khí trông coi toàn b ộ các khâu thiết


kế, phát triển/chế tạo, lắp đặt vận hành và b ảo trì thiết
b ị máy móc. Họ có khả năng nghiên cứu giải quyết
các vấn đề kỹ thuật thực tiễn và nâng cao năng suất
máy móc thiết b ị. Kỹ sư cơ khí có thể có liên quan
nhiều chuyên ngành khác nhau: sản xuất chế tạo
(manu– facturing), luyện kim, ô tô, vận tải
(transportation), phát và b iến điện (power–generation),
hàng không (aviation), làm lạnh và điều hoà
(refrigeration & air-conditioning), b ốc dỡ cơ khí
(mechanical handling).

Kỹ sư cơ khí có thể đảm nhận các công tác


sau:

– thiết kế chế tạo mới máy móc, thiết bị hoặc


các hệ thống thiết bị có tính đến các yếu tố giá thành,
nguồn vật tư, tuổi thọ, sức bền cũng như các yêu cầu
bảo trì, thẩm mỹ công nghiệp, ảnh hưởng lên môi
trường và người sử dụng.
– tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực sử dụng
và ứng dụng các loại nhiên liệu khác nhau, quá trình
tăng nhiệt và làm nguội Công tác kho trữ, bơm lưu
chất và khí, kiểm tra an toàn môi trường
(environmental controls).

– sử dụng phần mềm Autocad, CAD


(Computer Aided De sign) để hỗ trợ vẽ và thiết kế

– đảm đương thiết kế và xây dựng các dự án


phát triển tài nguyên (resource development projects)
như bệ nổi ngoài khơi (offshore platforms), nhà máy
khí đốt trên bờ, các phương tiện khai thác quặng mỏ
sắt

– giám sát và điều hành công việc của xưởng


sản xuất như chế tạo xe máy, thiết bị điện, hệ thống
thao tác bốc dỡ than, trạm điện, trạm bơm, hệ thống
cung cấp và thoát nước

– chỉ định, chọn lựa, lắp đặt thiết bị, điều hành
sản xuất và bảo trì máy móc của xưởng

– thiết lập hệ thống kiểm tra sản xuất (phát


triển các thiết bị kiểm tra bảo đảm các tiêu chuẩn hiệu
quả, an toàn sản xuất, chất lượng và giá thành sản
phẩm)

– làm công tác tham vấn, nghiên cứu các thay


đổi cải tiến sản phẩm, ước tính giá thành cho khách
hàng

Kỹ sư cơ khí có thể chuyên biệt vào các lĩnh


vực nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế kỹ thuật,
sản xuất, nhà máy hoặc bảo trì. Kỹ sư cơ khí thường
làm việc kết hợp với các nhà chuyên môn để huy động
các kinh nghiệm nghề nghiệp liên ngành.

KỸ SƯ DÂN DỤNG (Civil Engineer)

Kỹ sư dân dụng hoạch định, thiết kế xây


dựng, điều hành hoạt động và b ảo trì đường sá, cầu
cống, đập, dự án cấp nước, hệ thống thoát nước
(sewerage system), vận tải, b ến cảng (hab ours), kênh
mương, cơ xưởng sửa chữa tàu, sân b ay, đường sắt, xí
nghiệp và các cao ốc.

Các chuyên ngành quan trọng của kỹ thuật


dân dụng b ao gồm kỹ thuật kết cấu (structural
engineering), kỹ thuật đường cao tốc (highway
engineering) và kỹ thuật y tế công cộng.

Công việc của kỹ sư dân dụng bao gồm:


– khảo sát hiện trưởng để xác định loại nền
móng phù hợp với công trình đề ra

– nghiên cứu và đưa ra giải pháp kỹ thuật tối


ưu đáp ứng các yêu cầu và ngân sách của khách hàng

– lập thiết kế chi tiết (detailed design) và tài


liệu, hồ sơ kỹ thuật (documentation) cho việc xây dựng
và thi công dự án kỹ thuật

– tổ chức việc cung ứng vật tư, nhà xưởng,


thiết bị cần thiết cho dự án xây dựng và giám sát lao
động

– lên chương trình chi tiết để phối hợp các


hoạt động trên công trường

– tham vấn với các kỹ sư, kiến trúc sư, kiến


trúc sư cảnh quan, các nhà khoa học môi trường

– hỗ trợ các cơ quan chính quyền trong việc


chuẩn bị các kế hoạch công trình (works program)
hàng năm trong giới hạn ngân sách đã cho như các
bãi đậu xe, cống rãnh, hệ thống thoát nước, đường sá
và sân bay (aerodrome)

– chuẩn bị các tính toán kỹ thuật (engineering


calculations) cần thiết cho thiết kế các dự án và giám
sát việc lên bản vẽ sơ phác (draft)

– lập chương trình (programing) và sử dụng


máy vi tính để trợ giúp việc thiết kế các dự án kỹ thuật
dân dụng

– phối hợp và chỉ đạo các nghiên cứu phát


triển và thử nghiệm vật liệu các quá trình hoặc hệ
thống có liên quan đến kỹ thuật dân dụng

– nghiên cứu tư vấn và đề xuất các kế hoạch


giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, nước, ô
nhiễm do chất thải rắn (solid waste pollution)

– nghiên cứu và tư vấn các vấn đề môi trường


cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, ví dụ như chọn lựa
và thiết kế các hành lang dịch vụ (đường sá, đường
cấp điện, đường truyền tin), các phát triển duy tu (các
nghiên cứu về sử dụng đất), xói mòn đất cũng như các
tác động về kinh tế, xã hội và mỹ quan

– giám sát công tác nghiệm thu và chi trả cho


các công trình hoàn tất

– phân tích và giải trình các báo cáo về lao


động, năng suất, chất lượng, vật tư và mức độ hoàn
thành công việc

– phân tích các rủi ro về thiên tai như gió,


động đất, hỏa hoạn, lũ lụt để thiết kế các cấu trúc và
dịch vụ theo các tiêu chuẩn thích ứng

– tổ chức các khảo sát về địa lý và địa vật lý và


soạn các nghiên cứu khả thi

Kỹ sư dân dụng thường làm việc ở một trong


các lĩnh vực sau: kết cấu, nguồn nước, đất và nền
móng, vận tải, kế hoạch đô thị hoặc xây dựng

Họ có thể làm việc ở văn phòng hoặc trực tiếp


ngoài công trường, họ thường phải làm thêm giờ, và
có khả năng làm việc độc lập, theo dõi thi công để
đảm bảo tiến độ và việc bàn giao các công trình đúng
hạn.

Các kỹ sư dân dụng cũng quan hệ công tác


với các nhà chuyên môn, các nhân viên kỹ thuật cũng
như thợ không chuyên (semi– skilled workers).

Kỹ sư dân dụng có thể chuyên môn ở các


lĩnh vực sau:

Kỹ sư kết cấu (Structural Engineers)


– thiết kế khung sườn cho các cao ốc, kết cấu
tháp, cầu, hệ thống xử lý nước, đường hầm và các cấu
trúc khác để bảo đảm sức bền (strength) và độ cứng
vững (rigidity) Các thông số phải được xem xét là ứng
suất cho phép (tolerable stress), hệ số an toàn (safety
margins), độ rung giới hạn (vibration allowance); có
tính đến các yếu tố hình dáng, kích thước, tính thẩm mỹ
và hiệu quả kinh tế

– theo dõi và cập nhật với các phát triển vật


liệu, các phương pháp, công nghệ mới và khả năng
ứng dụng chúng trong thiết kế và xây dựng

Kỹ sư vật liệu và thử nghiệm (Materials and


testing engineer)

– nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và đánh


giá chất lượng hoặc tính phù hợp các vật tư hay chất
liệu như nhựa đường (asphalt), bê tông, thép, xi măng,
gỗ và chất dẻo (plastics); xem xét các yếu tố như ứng
suất, biến dạng, tải trọng ước tính, áp lực nước, sức
cản gió (wind resistance) và sự biến đổi nhiệt độ
(temperature fluctuations)

– tư vấn cho các nhà thầu và những người


khác về các vật liệu thích hợp cho các hạng mục xây
dựng cốt yếu

Kỹ sư cầu đường xa lộ (Highway engineer)

– phân tích phát triển dân số, thống kê về tăng


trưởng và các lập quán (traffic patterns), khối lượng
lưu thông để dự phóng các công trình đường sá tương
lai

– tham vấn với các viên chức chính quyền và


các chuyên gia khác để thiết kế các hệ thống lưu thông
hiệu quả và an toàn

– nghiên cứu thiết kế về đường sá, đê đập


(embankment), yếu tố hình học của cáo giao lộ
(roadway interchanges), và việc bảo trì các công trình
như cống ngầm (culvert) hay cầu vượt (overpasses)

Kỹ sư kiến tạo phi trường (Airport engineer)

– chuyên môn trong công tác thiết kế các phi


trường, nhà chứa máy bay (hangars) và các tháp điều
khiển (control tower)

– giám sát việc xây dựng, bảo trì, sửa chữa


đường băng (run– way), tính toán các thông số trọng
tải, kích cỡ và tốc độ cất cánh của máy bay
– tư vấn cho các nhà thầu về những vấn đề kỹ
thuật trong xây dựng

Kỹ sư địa kỹ thuật (Geotechnical engineer /


Soil engineer)

– khảo sát địa điểm xây đựng để phân tích,


xác định loại đất và các đặc trưng tổng quát (general
characteristics)

– thực hiện khoan và tổ chức phương pháp


lấy mẫu đất để xác định đất và điều kiện nền tại vị trí
xây dựng

– giám sát và tham gia vào việc kiểm tra thực


địa tại công trường cũng như tại phòng thí nghiệm,
phải bảo đảm thiết bị thử nghiệm và máy móc được
cài đặt (set up) đúng

– viết tường trình kết quả thử nghiệm (test


results report) và đề xuất giải pháp cho các vấn đề về
kỹ thuật nêu ra trong báo cáo

– báo cáo mô tả các đặc trưng của hỗn hợp


đất, lập hồ sơ kỹ thuật cho xây dựng đường sá, đê điều
và các công trình khác, tính toán và đề nghị về độ
nghiêng các chỗ cắt nhau, và bề dầy các đê đập (dam)
và vách chặn (retaining walls)

Kỹ sư đường sắt (Railway engineer)

– nghiên cứu các đề nghị thiết kế và tư vấn


cho việc xây dựng mới, bảo trì và sửa chữa các hệ
thống đường sắt hiện có vd đường ray, ga trạm
(terminal), bến bãi và các tiện nghi khác

– nghiên cứu về các yếu tố tự nhiên (natural


features),của tuyến đường đề nghị và phát thảo các
loại nền đường, cỡ ray và độ cong để đáp ứng yêu cầu
về tốc độ và tải trọng của đường sắt

– tiến hành các điều nghiên về lưu thông


(tralfic survey) để xây dựng các tuyến đường thích hợp
cho chuyển tải nhanh hoặc hệ thống đường sắt đô thị

Kỹ sư đường ống (Pipeline engineer)

– tham vấn các kỹ sư dầu mỏ và cơ khí để


đưa ra các đề xuất thiết kế và thiết bị đường ống, các
kết cấu và tiện nghi cần thiết khác

– xác định phương án dàn đặt (layout) đường


ống tối ưu dựa trên việc khảo sát và lập bản đồ chính
xác
– phân tích các chi phí hoạt động và bảo trì để
xác định hiệu quả và đưa ra các cải tiến hoặc đổi mới
hệ thống

– hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về vận hành máy móc


và thiết bị dùng chuyển dẫn sản phẩm đi qua các hệ
thống đường ống

Kỹ sư thủy lợi và thoát nước (lrrigation /


Drainage engineer)

– dùng các phương pháp đo lường và thử


nghiệm để xác định tính chất của đất như độ mặn,
mức cung cấp nước, khu vực cây cối tăng trưởng kém,
loại đất và cấu tạo bề mặt

– tính toán và ước định lưu lượng nước

– giám sát việc lập bản vẽ các kênh mương,


đường nước chính, rạch dẫn, xây dựng mô hình thí
nghiệm để nghiên cứu xây dựng và các vấn đề về dòng
chảy

Kỹ sư về nguồn nước và thủy điện

(Hydraulic / Water resource engineer)

– thiết kế, giám sát việc xây dựng và tham vấn


về hoạt động, bảo trì và sửa chữa các phương tiện cấp
nước như đập, đường dẫn nước (aqueduct), nhà máy
thủy điện, hệ thống cáp nước (water supply system),
đê phòng hộ bờ biển (beach protection), hệ thống
thoát nước (drainage), hệ thống cống rãnh
(sewerage), thiết kế bến cảng và kiểm soát dòng chảy
của sông

– chuyên môn về kiểm soát và sử dụng các


nguồn nước như việc thiết kế và xây dựng các hồ chứa
nước (reservoir), đập, hệ thống dẫn nước (conduit
system), kênh và các vịnh chứa (storage bay)

– thiết kế và giám sát việc xây dựng và tư vấn


về các hệ thống xử lý nước như cấp nước, cống rãnh
và thoát nước

Kỹ sư cầu cảng (Harbour Engineers)

– phụ trách thiết kế và giám sát việc xây dựng


các phương tiện có liên quan đến cảng như đập chắn
sóng (breakwa-ter), các hải lộ (navigation chanels),
phương tiện trợ giúp hải hành (navigation aids), cầu
cảng (wharf), nền lề chịu lực, kho hàng (cargo shed),
điểm bốc dỡ ngũ cốc, quặng và các hàng hóa khác
Kỹ sư phụ trách công trình (Local
government engineer)

– giám sát và hỗ trợ các kỹ sư khác để thiết kế


và xây dựng

– điều phối công tác thiết kế xây dựng và bảo


trì các dự án như đường sá, hệ thống thoát nước,
đường bộ hành và đường cho xe đạp, cầu cống, nhà
cửa, khu giải trí, công viên, bãi rác, hệ thống xử lý nước
trong khu vực địa phương

Yêu cầu nghề nghiệp:

– khả năng nhận định, phân tích và giải quyết


vấn đề

– khả năng giao tiếp tốt, viết và nói

– kỹ năng máy vi tính và thiết kế

– sáng tạo và thực tế

– có thể làm việc độc lập

– biết nhận trách nhiệm

– có kiến thức về các bộ môn kỹ thuật liên


ngành
Created by AM Word2CHM
KỸ SƯ NÔNG HỌC (Agricultural Engineer)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Đây là một nghề cho tương lai. Sự tiến triển


của canh nông đòi hỏi phải có sự giảm bớt con số các
nhà khai khẩn nhưng phải có sự tăng gia con số các
kỹ sư. Hoạt động của kỹ sư là biết khai khẩn thêm
những đất mới, làm tốt hơn phương pháp trồng trọt,
biết chọn những giống mới về cây trồng và súc vật,
tăng gấp mười năng suất Yêu cầu nghề nghiệp:

– thích sống ngoài trời.

– yêu thiên nhiên.

– có khiếu quan sát, kiên nhẫn, bình tĩnh.

– làm việc có phương pháp, có ý thức trách


nhiệm, bạo dạn, có sáng kiến, bằng cấp đại học.

– Kỹ sư nông học chú tâm về những chức


năng kỹ thuật và quản lý trong những khai khẩn lớn về
canh nông – cũng như trong kỹ nghệ, kỹ sư nông học
không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong sản xuất
mà còn phải biết tổ chức, quản lý, phối hợp hoạt động
và biết chỉ huy nữa.

KỸ SƯ MỎ (Mining Engineer) Người kỹ sư


mỏ phải đảm đương những công việc như sau:

Đào giếng xuống mỏ (thiết lập thang máy,


thang máy chở hàng) những giếng ống thông gió và
trạm cung cấp điện, đặt hệ thống ống dẫn để thải
nước ngầm, thiết lập những đường hầm có bảo đảm
chắc chắn (ánh sáng, thông gió, trụ mỏ). Người kỹ sư
mỏ phải tính toán để biết rõ tính chất của đất: đất đá,
đá vôi, đất sét… khô, ẩm và điều kiện khí hậu.

Trong thời gian khai thác, người kỹ sư mỏ


điều khiển mọi việc, kiểm soát sự sản xuất và năng
suất, tổ chức việc làm cho thợ mỏ với sự phụ giúp của
các đốc công.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– dành cho nam giới.

– có ý thức trách nhiệm, có phương pháp, có


óc tổ chức.

– chăm chú theo dõi, chuẩn xác, trí nhớ,


tưởng tượng, thông minh.

– bằng đại học, óc kinh doanh, bạo dạn, có


sáng kiến.

KỸ SƯ HÓA (Chemical Engineer) Kỹ sư hóa


đảm trách thiết kế và hoạt động của các qui trình sản
xuất trong nhà máy để sản xuất các hóa chất, nhiên
liệu và sản phẩm dầu hỏa, các polyme, vôi và xi
măng, khoáng chất và kim loại, giấy và b ìa, đường,
thực phẩm (foodstuff), dược phẩm, và các loại nguyên
liệu khác. Kỹ sư hóa cũng làm việc trong lĩnh vực xử lý
nước và chất thải, kiểm soát môi trường
(environmental regulation), đảm đương các công tác
tương đương với phần việc tách ly quặng thô của cáo
nhà luyện kim (extractive metallugist). Một số kỷ sư
hóa cũng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu các chất
liệu mới cho các lĩnh vực thám hiểm không gian
(space exploration).

Kỹ sư hóa có thể làm những công việc sau:

– lập kế hoạch và phương án sản xuất, căn


cứ vào nhu cầu thị trường, khả năng công nghệ, quy
mô và giá cả thiết bị, không gian mặt bằng, phương
cách vận chuyển, phương pháp xử lý và tái sinh chất
dư sau sản xuất – theo dõi quy trình công nghệ, đảm
bảo máy móc thiết bị hóa hoạt động hiệu quả, đảm
bảo chất lượng cuối cùng của thành phẩm.

– phân tích các sai hỏng trong qui trình sản


xuất hàng ngày để đề xuất biện pháp điều chỉnh sửa
đổi – thiết kế thiết bị mới có hiệu suất cao hơn, tìm
kiếm các phương pháp sản xuất mới hợp lý hơn nhằm
tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng
– nghiên cứu các vật liệu mới và tìm kiếm các ứng
dụng mới cho các vật liệu đã có.

– nghiên cứu các qui trình mới nhằm đảm


bảo an toàn, hạn chế ô nhiễm sinh thái môi trường –
thiết kế và xây dựng các xưởng sản xuất thử (pilot
plant) để làm cơ sở cho việc xây dựng và thiết kế vận
hành các nhà máy lớn – viết báo cáo, lập khảo sát khả
thi và phân tích giá thành cho quy trình sản xuất – biên
soạn và cung cấp các catalog hướng dẫn kỹ thuật cho
bộ phận tiếp thị và kinh doanh hoặc khách hành khi có
nhu cầu.

– phối hợp hay chỉ đạo công việc của nhà


máy xử lý chế biến, xây dựng hay bảo trì máy móc thiết
bị hóa Kỹ sư hóa thường làm việc theo giờ hành chính,
nhưng cũng có trường hợp được yêu cầu làm ngoài
giờ để bảo đảm thời hạn cho một dự án nhất định. Ở
các nhà máy xây dựng mới vận hành lần đầu, họ phải
làm việc theo ca (shifts) nối tiếp nhau để đảm bảo chất
lượng và an toàn của công trình.

Môi trường làm việc của các kỹ sư hóa có thể


rất đa dạng: từ các phòng thí nghiệm, nhà máy xử lý và
chế biến (processing plant) cho đến các phòng thiết
kế kỹ thuật (engineering de– sign office) cũng như các
viện nghiên cứu Kỹ sư hóa có thể được đề bạt lên các
vị trí quản lý nhà máy (factory manager), giám đốc kỹ
thuật, giám đốc doanh nghiệp, giám đốc nhân sự
hoặc giám đốc điều hành (managing direc– tor) ở các
công ty lớn.

Kỹ sư hóa thường có các chuyên ngành


sau:

Kỹ sư hóa nhiên liệu (combustion engineer),


kỹ sư công nghệ hóa (chemical process engineer), kỹ
sư công nghệ sinh học (biochemical engineer), kỹ sư
hóa môi trường (environmental engineer), kỹ sư điều
khiển quy trình (process control engi– neer), kỹ sư dự
án (project engineer), kỹ sư y sinh học (bio– medical
engineer), kỹ sư vi trùng học (microbiological
engineer), kỹ sư hóa dầu (petroleum engineer), kỹ sư
hóa luyện kim (metallurgical engineer) và kỹ sư xử lý
nước (water treat– ment engineer).

Yêu cầu nghề nghiệp:

– khả năng xác định và giải quyết vấn đề

– khả năng giao tiếp viết và nói tốt

– khả năng tính toán và thiết kế giỏi

– sảng tạo và thực tế

– có thể làm việc độc lập

– biết nhận lãnh trách nhiệm

KỸ SƯ LUYỆN KIM (Mellalurgy Engineer) Nhà


luyện kim nghiên cứu, điều khiển và phát triển các quy
trình tách ly kim loại ra khỏi quặng mỏ hoặc tinh luyện
kim loại (refin– ing). Họ nghiên cứu, điều khiển và
phát triển các quy trình đúc kim loại, chế tạo hợp kim,
nhiệt luyện, hoặc kết gắn các kim loại đã được tinh
luyện để tạo ra các sản phẩm kim loại, phát triển các
hợp kim và những quy trình mới.

Kỹ sư luyện kim làm việc tại các công trường


chế b iến quặng, nhà máy, phân xưởng, xưởng đúc,
trong các phòng thí nghiệm hoặc văn phòng. Họ
thường làm việc với các chuyên gia khác như kỷ sư
xây dựng, nhà địa chất, nhà khoáng vật học, chuyên
viên kỹ thuật, và thợ.

Kỹ sư luyện kim có thể thuộc chuyên ngành


luyện kim cấp I hoặc cấp II hoặc cả hai.

Kỹ sư luyện kim cấp I (Primary metallurgist)


nghiên cứu việc xử lý và tách ly quặng mỏ: – áp dụng
các phương pháp hóa lý để tách kim loại ở quy mô
thương mại bằng cách nấu chảy ở nhiệt độ cao hoặc
các phương pháp khác – nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp tách vật lý như điện, từ, hay trọng lực để
tách các khoáng vật quý ra khỏi quặng; hoặc áp dụng
các phương pháp hóa học như tuyển lọc và làm nổi
khác nhau – xác định tỷ lệ hỗn hợp nguyên liệu thô,
quy trình nhiệt độ và các thông số kỹ thuật khác – giám
sát công tác lấy mẫu trong từng giai đoạn xử lý để
phân tích và kiểm tra trong phòng thí nghiệm – cố vấn
các nhà điều hành nhà máy về công tác theo dõi chất
lượng, đề nghị những thay đổi cần thiết để đạt được
quy trình hay sản phẩm yêu cầu – tìm kiếm các giải
pháp cải tiến quy trình luyện kim như khử và ô xy hóa
chọn lọc, điện phân, chưng cất để tách nhôm, chì,
đồng, kẽm, ni ken, sắt, vàng và những kim loại khác ra
khỏi quặng – phát triển những qui trình mới tốt hơn để
tách ly kim loại

– nghiên cứu cải thiện quy trình để nâng cao


hiệu quả và tính kinh tế mà không gây hại môi trường
– nghiên cứu, phát triển, vận dụng những phương
pháp tồn trữ và xử lý chất thải từ do quá trình luyện kim
để đảm bảo các quy định bảo vệ môi trường – soạn
thảo các báo cáo kỹ thuật

– giám sát và phối hợp công việc của nhân


viên kỹ thuật và công nhân

Chuyên viên luyện kim cấp một có thể chuyên


ngành luyện kim nhiệt (pyrometallurgy) áp dụng kỹ
thuật nhiệt hoặc luyện kim lưu chất (hydrometallurgy)
sử dụng chất lõng trong xử lý tách quặng.

Kỹ sư luyện kim cấp II (Secondary


metallurgist) – nghiên cứu kim loại và hợp kim trước
và trong quá trình xử lý để xác định các tính chất của
chúng – giám sát kỹ thuật xử lý kim loại để bảo đảm
duy trì phẩm chất hoặc để cải tiến qui trình xử lý, phát
triển những phương pháp mới – thử nghiệm các hợp
kim để nghiên cứu tính chất của chúng

– thu thập ghi chép và làm việc với những


thông tin có được từ quan sát và thí nghiệm – làm việc
với các đồng nghiệp để phát triển những phương pháp
sản xuất hợp kim ít tốn kém, để giảm tối đa sự ô
nhiễm nguồn nước và không khí – thiết lập các thủ tục
thanh tra và kiểm nghiệm

– cố vấn cho người điều hành về phương


pháp sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng – giám
sát và phối hợp công việc của công nhân và nhân viên
kỹ thuật

– nghiên cứu cải thiện quy định để nâng cao


hiệu quả và tính kinh tế mà không gây hại môi trường
– kiểm tra sai hỏng ở các khâu chế biến để xác định
nguyên nhân

– soạn thảo các báo cáo kỹ thuật

Kỹ sư luyện kim cấp hai có thể chuyên ngành


luyện kim hiển vi (metallographer) nghiên cứu hợp kim
bằng các phương tiện tiện quan sát quang học, như kỹ
thuật hiển vi điện tử (electron microscope) hoặc ngành
luyện kim chiếu xạ (radiological met– allurgy) dùng kỹ
thuật X-quang để đánh giá phân tích kim loại.

Yêu cầu cá nhân:

– có khả năng nhận định, phân tích giải quyết


vấn đề

– có khả năng giao tiếp tốt, nói viết và bằng


hình ảnh

– có kỹ năng về tính toán và thiết kế

– thực tế và sáng tạo

– có khả năng làm việc không cần giám sát

– biết nhận lãnh trách nhiệm

Created by AM Word2CHM

Tải bản FULL (314 trang):


https://bit.ly/3e64XEF
Dự phòng:
fb.com/TaiHo123doc.net
KỸ SƯ ĐIỆN (Electrical Engineer)

SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? à Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH
NGHỀ

Kỹ sư điện xác định, thiết kế, phá triển và


giám sát việc sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo trì máy
móc, thiết bị và các hệ thống phát, cung cấp điện cho
các mục đích sinh hoạt, công nghiệp và kinh doanh.

Kỹ sư điện có thể phụ trách các công việc


sau:

– lập kế hoạch và thiết kế các trạm biến điện


và thiết bị phát điện

– giám sát kế hoạch xây dựng, các quy cách


và lập các hợp đồng

– giám sát đội ngũ vận hành và bảo trì

– sử dụng hệ thống trợ giúp thiết kế bằng vi


tính (Computer Aided Desing) để vẽ và thiết kế các hệ
thống điện phức tạp – áp dụng các tính toán thiết kế
chuyên môn để quyết định kiểu loại và bố trí mạch
điện, biến thế, ngắt mạch, dây dẫn, thiết bị điều khiển
và các thiết bị khác – chế tạo và cải tiến các sản phẩm
như động cơ, phụ tùng, thiết bị và dụng cụ điện – soạn
thảo và diễn giải các quy cách, bản vẽ, tiêu chuẩn và
quy phạm về thiết bị điện và cách sử dụng – lập các dự
trù lắp đặt và chuyển giao máy móc, hộp chuyển đổi,
dây dẫn và các phụ kiện – tổ chức và quản lý vật tư
trong sản xuất, phụ tùng điện, máy móc, dụng cụ và
thiết bị điện – kiểm tra các công trình đã hoàn tất để
bảo đảm đúng quy cách và tiêu chuẩn an toàn – thiết
kế, thử nghiệm, lắp đặt phương tiện kiểm soát và báo
hiệu cho giao thông đường bộ, đường sắt hoặc hàng
không – hoạch định, thiết kế các mạng lưới và thiết bị
viễn thông

Kỹ sư điện có thể có các chuyên ngành: kỹ sư


bảo trì, kỹ sư cấp điện, kỹ sư thiết kế điện, kỹ sư thông
tin hay kỹ sư máy tính, hoặc có thể có các chuyên
ngành như thiết kế và điều hành các nhà máy điện,
máy phát, luyện thép, cán thép, động cơ điện và máy
biến thế, nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới
hoặc máy móc sản xuất.

Kỹ sư điện làm việc với các nhà quản trị cấp


cao, các kỹ sư cơ khí và dân dụng, các nhà chuyên gia
máy tính cũng như các chuyên viên trong ngành, các
nhà xây dựng và kiến tạo. Họ tham vấn với các nhà
khoa học, thiết kế công nghiệp và kiến trúc sư, tư vấn
cho những người sử dụng lao động, các hiệp hội hoặc
khách hàng.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khả năng nhận định, phân tích và giải


quyết vấn đề

– có khả năng giao tiếp tốt, nói và viết

– có kỹ năng về thiết kế và vi tính

– có óc sáng tạo và tính thực tế

– có thể làm việc không cần giám sát

– biết nhận lãnh trách nhiệm

KỸ SƯ ĐIỆN TỬ (Electronics Engineer) Kỹ sư


điện tử thiết kế phát triển, giám sát và quản lý việc sản
xuất thử nghiệm, lắp đặt, b ảo trì và cải tiến các thiết b ị
điện tử và hệ thống dùng trong máy tính, thông tin,
hàng hải, công nghiệp và giải trí.

Kỹ sư điện tử có thể làm việc trong các ngành


thông tin, phát thanh, hàng không, quốc phòng, kỹ
thuật rô–b ô, máy điện toán, khí tượng và kỹ thuật y
sinh học.

Công việc của kỹ sư điện tử như sau:

– thiết kế mạch điện cho các hệ thống và thiết


bị kiểm soát Tải bản FULL (314 trang):
https://bit.ly/3e64XEF
– lập trình và sử dụng máy tính trong các tính
toán phức tạp Dự phòng:
fb.com/TaiHo123doc.net
– xác định kiểu loại, cách thiết trí các bộ phận
mạch điện, phát triển các phương pháp và thiếl bị thử
nghiệm – phân tích lưu lượng thông tin, loại dịch vụ
cần lắp đặt Xác định phương tiện, vị trí lắp đặt, cách
thiết trí và môi trường truyền tải – thiết lập, giám sát
vận hành việc thực hiện các tiêu chuẩn an toàn và các
phương pháp cải tiến, bảo trì, sửa chữa – kiểm tra việc
lắp đặt để bảo đảm theo đúng điều kiện của hợp đồng

– nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật mới

– liên hệ với các khách hàng, làm việc cùng


với các đồng nghiệp, các chuyên viên, nhân viên kỹ
thuật, thợ và công nhân khác Kỹ sư điện tử có thể đi
chuyên các ngành như kỹ sư trưởng, kỹ sư thông tin, kỹ
sư máy tính, kỹ sư kiểm soát qui trình thiết kế bảng
điều khiển và theo dõi qui trình hoạt động (Process
con-trol engineers), kỹ sư vô tuyến, kỹ sư phần mềm
hoặc kỹ sư viễn thông.

Kỹ sư điện tử có thể được đề bạt giữ các chức


vụ quản trị cao cấp đối với các hoạt động trong ngành.

Yêu cầu nghề nghiệp:

– có khả năng chỉ huy và lãnh đạo

– có khả năng xác định, phân tích và giải


quyết vấn đề

– có khả năng giao tiếp tốt, nói và viết.

– khả năng tính toán và thiết kế

– thực tế và sáng tạo

– có khả năng làm việc không cần giám sát


(hoặc làm việc độc lập)

– biết nhận lãnh trách nhiệm

KỸ SƯ ĐỊA CHẤT (Geological Engineer) Kỹ sư


địa chất ứng dụng những nguyên lý của khoa học về
trái đất để giải quyết những vấn đề liên quan đến đất,
đá, nước ngầm và thiết kế những cấu trúc trong và
b ên dưới lòng đất. 3994359

You might also like