« Home « Kết quả tìm kiếm

02.Ô nhiễm MT đất


Tóm tắt Xem thử

- MÔI TRƯỜNG ĐẤT, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTThS.
- Định nghĩa, nguồn gốc, tác nhân gây ô nhiễm đất và đường xâm nhập vào cơ thể.
- Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường đất.
- Tiêu chuẩn áp dụng cho môi trường đất theo quy định của Việt Nam.
- Là môi trường để con người và sinh vật ở trên cạn sinh trưởng và phát triển.
- Là nơi cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và hữu cơ.
- Chất hữu cơ do xác sinh vật phân hủy.
- Sinh vật sống trong đất như côn trùng, giun, các loài tảo và vi sinh vật đất.
- Đây là thành phần rất quan trọng, đặc biệt là vi sinh vật, bởi vì hầu hết các chu trình chuyển hóa vật chất xảy ra trong đất đều có sự tham gia của vi sinh vật, chúng phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa các chất độc hại làm sạch môi trường đất.
- Nước chủ yếu từ ngoài xâm nhập vào, vì có hòa tan nhiều chất nên nước trong đất thực chất là dung dịch đất.
- Tỷ lệ các thành phần trên có thể khác nhau tùy theo loại đất, ví dụ như trong đất cát hoặcđất xói mòn trơ sỏi đá không có thực bì che phủ thì hàm lượng chất hữu cơ rất thấp, ngược lạiđất than bùn thì có hàm lượng chất hữu cơ rất cao.
- Không khí và nước trong đất cũng thayđổi nhiều vì hai thành phần này cùng tồn tại trong các lỗ hổng của đất.
- Độ chua của đất là do sự có mặt của ion H+ và ion Al3+trong đất tạo ra.
- Các chất hữu cơ từ xácđộng vật và thực vật được biến đổi theo hai quá trình: quá trình khoáng hóa và quá trình mùnhóa.1.
- Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất ‒ Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ là quá trình phân giải hoàn toàn chất hữu cơ Gluxit, Lipit, Protit,… trong đất dưới tác dụng của vi sinh vật để tạo ra các chất vô cơ đơn giản thực vật hấp thu dễ dàng như các muối khoáng gốc NO3-, CO32-, SO42-, PO43-, các khí CO2, CH4, H2S, NH3, H2O,… Nó có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí do đất ngập nước hoặc các vi sinh vật hiếu khí phát triển nhanh sử dụng hết Oxy trong đất, sự phân giải các chất hữu cơ do các vi khuẩn kỵ khí thực hiện.
- Điều kiện thuận lợi cho quá trình phân giải hiếu khí các chất hữu cơ là: đất tơi xốp và thoáng khí, nhiệt độ 25 – 300C, độ ẩm thích hợp 70%, pH 6,5 – 7,5.
- Ngoài các vi sinh vật, các sinh vật khác sống ở trong đất cũng tham gia vào quá trình phân giải chất hữu cơ, xúc tiến quá trình tự làm sạch của đất.
- Quá trình mùn hóa chất hữu cơ trong đất Cùng với quá trình phân giải các chất hữu cơ và tiêu diệt các mầm bệnh, ở trong đất còncó quá trình tạo thành mùn.
- Nguyên liệu để tạo thành mùn là các hợp chất hữu cơ như: protit, lipit, lignin, tanin.
- Nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật tham gia vào quá trình mùn hóa chất hữu cơ là 25 – 300C, độ ẩm > 70%, pH 7.
- Mùn là thành phần hữu cơ quan trọng nhất của đất, mùn thường có màu đen.
- Tỷ lệ mùn trong đất càng cao, đất càng phì nhiêu và càng sạch.
- Định nghĩa ô nhiễm đất Ô nhiễm đất là những biến đổi tính chất, thành phần của đất gây nên tác động có hạitới sức khỏe con người và môi trường sinh thái không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai lâu dài.2.
- Các nguồn gốc khác do con người.
- Tác nhân gây ô nhiễm đất Được chia ra 3 nhóm tác nhân sau.
- Các tác nhân vật lý: sự lắng đọng bụi, các chất phóng xạ, nhiệt độ.
- Các tác nhân hóa học: chất vô cơ hoặc hữu cơ độc hại.
- Các đường xâm nhập vào cơ thể con người Các tác nhân gây ô nhiễm đất có thể xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua 4 đường:4.1.
- Đường ăn uống trực tiếp Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi khi chơi ngoài trời có thể cho đất vào miệng.Ở người lớn có thể ăn đất một cách không chủ ý như ăn rau không rửa kỹ.
- Khi vào trong cơthể người, có một số chất độc có thể ngấm vào máu trực tiếp qua niêm mạc vùng hầu họng,một số khác sẽ xuống ruột, hấp thu qua thành ruột đến gan.
- Tại gan, các chất độc sẽ quay trởlại đường ruột qua mật, một số bị phân tích tại gan, tuy nhiên chúng cũng có thể sẽ vào hệtuần hoàn gây nên các triệu chứng tại các cơ quan đích.
- 5 µm) có thể vàotận phế nang, các chất độc từ đó sẽ vào máu.
- Qua da Các chất độc trạng thái hơi, các vi sinh vật có thể vào cơ thể người qua đường này.Các kim loại nặng hầu như không vào được cơ thể người qua đường này, ngoại trừ Chromiumvà Thủy ngân vô cơ.4.4.
- Các con đường không trực tiếp khác Các chất gây ô nhiễm đất có thể hòa tan vào trong nguồn nước bề mặt hoặc mạch nướcngầm, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
- Ngoài ra, các chất ô nhiễm có thể được thực vật hấpthu từ trong đất, con người tiêu thụ các thực vật này rồi trở nên bị nhiễm.
- Tác động của tác nhân vật lý đến sức khỏe cộng đồng1.1.
- Tác động của nhiệt độ Nguồn gây ô nhiễm nhiệt trong đất do đốt nương, cháy rừng, núi lửa, sự thải bỏ nướclàm mát của các thiết bị nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử và các nhà máy cơ khí.Nước làm mát khi thải vào đất có thể làm cho nhiệt độ của đất tăng lên từ 5 – 15oC.
- Nhiệt độtrong đất tăng dẫn đến giảm hàm lượng Oxy và quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tiếntriển theo kiểu kỵ khí, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có mùi khó chịu như: NH3, H2S, CH4và Aldehyt,… độc cho cây trồng, hủy hoại nhiều sinh vật có ích trong đất gây rối loạn, pháhủy quá trình phân giải chất hữu cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.1.3.
- Người ta thấy rằng, sau mỗi vụ thử vũkhí hạt nhân thì chất phóng xạ trong đất tăng lên gấp 10 lần.
- Tác động của tác nhân hóa học đến sức khỏe cộng đồng2.1.
- một phần được giữ lại trong đấtdo bị hấp phụ, một phần bị rửa trôi vào các nguồn nước mặt hay ngấm vào các nguồn nướcngầm và một phần bay hơi vào không khí dưới dạng khí và hơi gây ô nhiễm môi trường đất,nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Ngoài việc ô nhiễm nước do dư lượng Nitrat và Phosphat, các kim loại nặng: Cd, As, Pbtrong phân bón hóa học cũng chứa nhiều, các phân bón hóa học còn làm ô nhiễm thức ăn;những liều cao của phân bón dùng trong đất trồng làm gia tăng lượng Nitrat trong mô thựcvật.
- Mồng tơi có thể chứa một lượng đạm Nitrit rấtcao.
- Tác động của phân hữu cơ Thông thường phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ.
- Nguồn phân hữu cơ gây ô nhiễm đất có thể do cách sử dụng,nguồn sử dụng để chế biến.
- Các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng (heo, gà.
- Hàm lượng kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồnxâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ănlá.2.2.
- thuốcdiệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng đều là các chất hoá học hữu cơ hay vô cơ.
- Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất, hoạt tính của chúng là chất độc cho cácđộng vật và con người.
- Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm nhập vào thành phần cây, nhất làtích luỹ ở các bộ phận của cây, con người sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc.
- Các hóa chất bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg, Zn,Cu, Mn… sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu các kim loại trong đất.
- Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường đất làmcho cơ lý hoá tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân bón hoá học.
- Dioxin thuộc nhóm hợp chất hữu cơ bền vững, có độc tính cao.
- Dioxin có tác động có hại đối với chức năng sinh sản cũng như sự phát triển tâm thần, gây rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn tác dụng của hormones, có thể sinh ung thư.
- Dioxin tồn tại ở khắp mọi nơi, con người vốn bị phơi nhiễm với chất này trong môi trường sống nhưng với nồng độ thấp không gây tác hại đến sức khỏe, tuy nhiên do cấu trúc hóa học rất bền và có khả năng hấp thu vào mô mỡ nên Dioxin tồn tại rất lâu trong cơ thể người.
- Nhiễm Dioxin ở nồng độ cao trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây những tổn thương da (Ban Chlor hay chloracne), tăng men gan.
- Ở lớp đấtsâu hơn, chất này có thể tồn tại suốt 25-100 năm.
- Tuynhiên, tình trạng ô nhiễm hóa chất trừ sâu ở môi trường Việt Nam vẫn đang là vấn đề thời sựnóng bỏng do các nguyên nhân sau: tình trạng thiếu kiểm soát hóa chất trừ sâu ở thị trườngtrong nước và nhập từ nước ngoài, người nông dân sử dụng nhỏ lẻ, thiếu hiểu biết nên hiệntượng lạm dụng sử dụng thừa hóa chất trừ sâu vẫn là phổ biến.
- Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật.2.4.
- Hoặc từ trong đất theo bộ rễ thực vật các chất 8độc hại đi vào chuỗi thức ăn gây độc hại cho con người.
- Hoặc từ đất các chất độc hại làm ônhiễm nguồn nước ngầm và ảnh hưởng trực tiếp tới con người.
- Trong quá trình xử lý các chất thải, con người chôn nhiều chất có chứa kim loại nặng (rácthải sinh hoạt, các loại sơn, sản phẩm điện tử, các loại nước thải) vào trong đất, để ngăn chúnglàm ô nhiễm môi trường nước và không khí, tuy nhiên vùng đất này sẽ trở nên nguy hiểm vớicon người nếu tiêu thụ cũng như canh tác những vụ mùa trên vùng đất này.
- Arsenic có thể đi qua nhau thai, nhiễm Arsenic ở thai phụ có thể gây ra thai lưu, sẩy thai, sanh non và tăng nguy cơ ung thư phổi cũng như các bệnh phổi khác cho trẻ sơ sinh.
- Chì (Pb) Phơi nhiễm chì lâu dài có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ số IQ, Rối loạn khả năng tổng hợp hemoglobin dẫn đến bệnh thiếu máu, chì cũng được biết đến là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày, u thần kinh đệm.
- Các chất thải công nghiệp, phân bón và các hoá chất bảo vệ thực vật ở trong đất gây nhữnghậu quả và ảnh hưởng không tốt đối với con người trên hai mặt: một là chúng gây tác hại đốivới sức khoẻ con người trực tiếp hoặc gián tiếp qua thực vật, động vật (rau quả, thịt, sữa,trứng v.v.
- Chính vì vậy việc xử lý các chất thải độc công nghiệp và hạn 9chế đến mức tối thiểu việc lạm dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật có ý nghĩa quan trọngđối với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.3.
- Các tác nhân gây bệnh này khá bền vững ở môi trường đất tùy thuộc vào tính chất của đất(độ ẩm, pH, độ mùn) và điều kiện thời tiết khí hậu.
- Ví dụ: phẩy khuẩn tả tồn tại trong đất 5 –7 tháng, trực khuẩn thương hàn 4 – 5 tuần.b/ Cơ chế lây truyền Các tác nhân gây bệnh đường ruột được đào thải từ người bệnh, người lành mang tác nhân(phân, nước tiểu, chất nôn) trực tiếp vào đất mà không được xử lý hoặc xử lý không triệt để.Trong đất các tác nhân tồn tại giữ nguyên bản chất gây bệnh (đa số các vi khuẩn, virus) hoặcphát triển (trứng giun phát triển trong đất thành ấu trùng hoặc tiền ấu trùng).
- Con người lâynhiễm các tác nhân gây bệnh này xảy ra khi sinh hoạt hàng ngày như không rửa tay trước khiăn uống, khi chế biến thực phẩm, trong lao động nông nghiệp bị mắc các bệnh giun móc, hoặcqua các trung gian truyền bệnh mang vào thức ăn (ruồi, gián, chuột).c/ Đặc điểm dịch tể học Gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gây thành dịch, tỉ lệ mắc cao ở cộng đồng có điều kiện vệ sinhkém: thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh, nghèo, trình độ học vấn thấp, nhận thức vệ sinh thấpkém trong sinh hoạt hàng ngày, hay sử dụng phân tươi, cầu tiêu ao cá, ăn gỏi thịt cá sống…d/ Biện pháp dự phòng Để hạn chế và giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền từ người qua đất sang người, biệnpháp dự phòng quan trọng nhất có tính quyết định là quản lý và xử lý triệt để chất thải củangười trên cơ sở khoa học vệ sinh.
- Ngoài ra các biện pháp phối hợp là tuyên truyền giáo dụcsức khỏe môi trường, cải thiện cung cấp nước sạch, nâng cao nhận thức của mọi người, mọicộng đồng trong bảo vệ môi trường sống.3.2.
- Con người có thể bị lây nhiễm khi và chỉ khi ngẫu nhiên rơi vào chu trình dịch củađộng vật, đến con người là ngõ cụt.
- 10 Trong một số bệnh của động vật truyền sang người thì đất có thể giữ một vai trò chủ yếutruyền tác nhân nhiễm khuẩn từ vật nuôi sang người, đó là các bệnh: xoắn khuẩn vàng da doLeptopirase, bệnh than, dịch hạch, bệnh sốt Q do Rickettsia, một số virus gây bệnh như: lởmồm long móng ở trâu bò, bệnh dại, cúm A H5N1, viêm não Nhật Bản B,… Các tác nhângây bệnh trên có thể tồn tại ở trong đất, bụi từ vài tuần (Leptopirase) đến vài tháng, vài năm(trực khuẩn than, Rickettsia) tùy thuộc vào tính chất, thành phần của đất.b/ Cơ chế lây truyền Nguồn bệnh là động vật bị bệnh, chết.
- Con đường thứ hai xảy ra khi tác nhân gây bệnh được đào thải ra môi trường không đượcxử lý, chôn lấp không đúng quy tắc vệ sinh, các tác nhân sẽ tồn tại trong đất, bụi.
- Đồng thời khi vật nuôi, chăn thả ở điều kiện chuồng trại không vệ sinh, vậtnuôi cũng tiếp xúc với đất bẩn và bị lây nhiễm bệnh.c/ Đặc điểm dịch tể học Mọi người đều có thể cảm nhiễm với các tác nhân gây bệnh này, do vaccine thường chỉtiêm cho động vật, vật nuôi và chỉ tiêm cho người hoặc điều trị dự phòng khi có nghi ngờ lâynhiễm.
- Bệnh thường gặp ở người nông dân, công nhân nông trường, lò giết mổ có tiếp xúcvới vật nuôi, cũng có thể gặp ở những người thăm dò địa chất, các nhóm du lịch sinh thái nơicó các ổ dịch bệnh hoang dã.
- Đối với công tác y tếcần chú ý tới vệ sinh môi trường nói chung, vệ sinh chuồng trại, các biện pháp bảo hộ laođộng khi tiếp xúc với động vật.
- Phương thức lây truyền Đất – ngườia/ Đặc điểm chung Các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm này có khả năng tồn tại rất bền vững trong đất do khảnăng tạo bào tử, có vỏ hoặc nha bào.
- Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) có khả năngtồn tại hàng năm trong đất bẩn, Trực khuẩn kỵ khí Clostridium Botulinum có bào tử trong đấtgây bệnh ngộ độc thịt, bào tử nấm tồn tại trong bụi theo gió lan truyền trong không khí đi rấtxa.
- Ở điều kiện bất lợi chúng tồn tại lâu dài trong đất và không phát triển.b/ Cơ chế lây truyền Nguồn lây nhiễm các bệnh này là người, súc vật bị bệnh, đất không phải là nguồn bệnhmà chỉ là nguồn lưu giữ tác nhân gây bệnh.
- Con người trong sinh hoạt, lao động, chế biếnthức ăn tiếp xúc với đất bụi bẩn có chứa tác nhân gây bệnh có thể mắc các bệnh này.
- Bệnhngộ độc thịt do Clostridium botulinum xâm nhập đường tiêu hóa qua thức ăn sinh độc tố gâyngộ độc nặng từ đường tiêu hóa đến hệ thần kinh.c/ Đặc điểm dịch tễ học Mọi người đều có thể cảm nhiễm tác nhân gây bệnh trên.
- [Nitơ hữu cơ] Chỉ số vệ sinh Tình trạng đất < 0,7 Nhiễm bẩn nặng Nhiễm bẩn vừa Nhiễm bẩn yếu > 0,98 Đất sạch Bảng: Đánh giá nhiễm bẩn đất theo chỉ số vệ sinh Dùng chỉ số vệ sinh đánh giá được ô nhiễm của đất là vì khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinhvật trong đất hoạt động yếu, lượng Nitơ hữu cơ tăng lên và do vậy chỉ số vệ sinh giảm.2.
- Ở trong đất, sau một năm gần như chết hết, do đó sự có mặt của chúng trong đất cho thấy đất này mới bị nhiễm phân.
- Các vi khuẩn có nha bào Clostridium perfringens cư trú thường xuyên trong ruột người và động vật, tồn tại được trong đất lâu hơn.
- Ngược lại, khi có mặt trực khuẩn Coliform Faecal chứng tỏ rằng đất mới nhiễm phân tươi, vì vi khuẩn này không sinh nha bào nên chết khá nhanh trong đất.
- Trong trường hợp có Fecal.coli và Clostridium perfringens ở trong đất đồng thời, đất bị nhiễm phân liên tục.2.2.
- Đếm số lượng trứng giun có trong đất Số trứng giun trong 1kg đất Tiêu chuẩn đất Không có trứng giun Đất sạch < 10 trứng Đất bẩn ít 11 – 100 trứng Đất bẩn vừa >100 trứng Đất rất bẩn3.
- Tiêu chuẩn áp dụng cho môi trường đất theo quy định của Việt Nam STT Số hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn 1 QCVN 03-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất 2 QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đấtV.
- PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT1.
- Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút bớt các kim loại nặng như trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd, hoa hướng dương hấp thụ Uranium, một số loại dương xỉ hấp thụ Asen,… 132.
- Các nguyên tắc dự phòng ô nhiễm đất Để bảo vệ môi trường đất, cần tập trung vào các nguyên tắc cơ bản sau:2.1.
- Xử lý dựa trên nguyên tắc là xử lý triệt để là từ chất thải độc hại trở thành vô hại, các chất hữu cơ được vô cơ hóa hoàn toàn, chất thải có tác nhân gây bệnh phải bị tiêu diệt hết, mất khả năng gây bệnh.
- Kiểm tra giám sát môi trường đất - Việc kiểm tra giám sát môi trường đất cần được thực hiện dựa trên Luật bảo vệ môi trường đã được ban hành từ tháng 12-1993 và văn bản quy định dưới luật về bảo vệ môi trường của Bộ Y tế, Bộ tài nguyên môi trường.
- Giám sát định kỳ, quy hoạch vùng ô nhiễm và xử phạt các cơ sở, khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường theo các Quy chuẩn quốc gia.2.3.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục sức khỏe môi trường Đây là biện pháp tổng hợp huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môitrường.
- Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe môi trường được đặt ra từ các trườnghọc, các cấp học tới các tổ chức xã hội, các ngành, các cấp, tạo sự chuyển biến tới mọi ngườidân để họ có thể thay đổi hành vi ứng xử với môi trường, tham gia bảo vệ môi trường.2.4.
- Các biện pháp phối hợp khác - Bảo vệ môi trường đất không tách rời bảo vệ môi trường nước với việc khai thác, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hợp lý, cung cấp nước sạch cho người dân.
- Bảo vệ môi trường đất là bảo vệ tài nguyên đất trong các hoạt động quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và khu dân cư.
- Bảo vệ môi trường đất gắn chặt với việc quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt đất và tài nguyên dưới lòng đất theo nguyên lý phát triển bền vững.
- Nguyễn Mạnh Liên (2010), Y Học Môi Trường và Lao Động, Nhà xuất bản Y học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt