You are on page 1of 32

7/4/2021

MÔN: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG


GV: TS PHÙNG THỊ THU HIỀN

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Chương 1: Thông tin và tin học


Chương 2: Mạng máy tính
Chương 3: Hệ điều hành Windows
Chương 4: Microsoft Word
Chương 5: Microsoft Excel
Chương 6: Microsof PowerPoint

1
7/4/2021

Phương pháp đánh giá - hình thức học


Điểm học phần:
 Kiểm tra (học trình, giữa kỳ) : 30%
 Ý thức học tập (chuyên cần) : 10%
 Thi cuối kỳ (hết học phần) : 60%
Thi giữa kỳ: trắc nghiệm trên giấy, 30 câu, 30 phút

 Thi hết học phần: Hình thức: thi trên máy, 75 phút

Cấu trúc bài thi:


 MS Word: 2 câu (4 điểm)

 MS Excel: 2 câu CSDL; 1 câu hàm tài chính (4 điểm)

 MS Power Point: 2 điểm

Hình thức học:


Chính quy - Tín chỉ: 3 tín chỉ
 Lý thuyết : 30 tiết
 Bài tập, thảo luận, thực hành : 30 tiết

Giáo trình – Tài liệu tham khảo


Giáo trình:
 ThS. Tô Thị Hải Yến (chủ biên), Trần Trọng Huy, Phạm
Hoàng Anh, Giáo trình tin học đại cương, NXB Hồng Đức,
2011
 ThS Trần Phương Chi - Bài tập tin học đại cương - NXB
ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2016
Tài liệu tham khảo khác:
 Đình Hậu, Giáo trình tự học Power Point 2013
 Sách hướng dẫn sử dụng Microsoft Windows, Internet,
Microsoft Word, Excel, ...

2
7/4/2021

Chương 1: Thông tin và tin học

1.1. Thông tin và xử lý thông tin

1.2. Tin học và ứng dụng của tin học

1.3. Máy vi tính

1.4. Quản lý thông tin trong máy tính

1.1. Thông tin và xử lý thông tin


1.1.1. Khái niệm về thông tin
Thông tin là nguồn gốc của nhận thức, hiểu biết. Thông
tin có thể phát sinh, mã hóa, truyền, tìm kiếm, xử lý, biến
dạng.... và được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
1.1.2. Đơn vị đo thông tin
 Bit (b): là đơn vị nhỏ nhất, mang giá trị 0 hoặc 1

 Byte (B): 1 byte = 8 bit


 Kilo byte (KB): 1 KB = 1024 B
 Megabyte (MB): 1 MB = 1024 KB ~ 1 triệu byte
 Gigabyte (GB): 1 GB = 1024 MB ~ 1 tỷ byte
 Terabyte (TB): 1 TB = 1024 GB
 Petabyte (PB): 1 PB = 1024 TB

3
7/4/2021

1.1. Thông tin và xử lý thông tin


1.1.3. Xử lý thông tin

Xuất dữ liệu/
Nhập dữ liệu Xử lý
thông tin
(Input) (Processing)
(Output)

Lưu trữ
(Storage)

1.2. Tin học và ứng dụng


1.2.1. Khái niệm tin học
Tin học là ngành khoa học về xử lí thông tin tự động bằng
các thiết bị tin học, trước hết là máy tính điện tử (Computer).
1.2.2. Các thành phần của tin học
Phần cứng: bao gồm các kỹ thuật để sản xuất ra các thiết
bị của MTĐT
Phần mềm: là các chương trình máy tính nhằm giải quyết
các bài toán ứng dụng
 Phần mềm hệ thống: là các chương trình đảm bảo cho
máy tính hoạt động tốt (hệ điều hành)
 Phần mềm ứng dụng: bao gồm các chương trình giải
quyết các bài toán ứng dụng.

4
7/4/2021

1.2. Tin học và ứng dụng


1.2.3. Lịch sử phát triển máy tính & tin học
Phân chia thông qua các thế hệ máy tính
MT thế hệ 1: dùng cơ khí, cơ điện
MT thế hệ 2: dùng ống chân không
MT thế hệ 3: dùng bóng dán dẫn và các mạch tích hợp - IC
MT thế hệ 4: mạch tích hợp cỡ lớn
Tương lai: máy tính lượng tử, hoá học, quang học, DNA…

1.2. Tin học và ứng dụng


1.2.4. Ứng dụng của tin học
Tin học là cầu nối giữa các ngành khoa học với nhau
Ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành
 Các bài toán khoa học kỹ thuật.
 Các bài toán quản lý
 Tự động hóa
 Trí tuệ nhân tạo
 …..

5
7/4/2021

1.3. Máy vi tính


1.3.1. Sơ đồ cấu tạo của máy vi tính

1.3. Máy vi tính


1.3.2. Chức năng các bộ phận
 Vỏ máy (Case): là một thiết bị dùng để gắn kết và bảo vệ
các thiết bị phần cứng trong máy tính

6
7/4/2021

1.3. Máy vi tính


 Mainboard - Bo mạch chủ
là mạch điện chính của một hệ thống có rất nhiều các thiết bị
gắn trên bo mạch chủ thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây
dẫn liên kế

1.3. Máy vi tính


 Khối xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit)
Có thể được xem như bộ não, là một trong những phần tử cốt
lõi nhất của máy tính. CPU là một con chip với vài chục chân
CPU kết nối các bộ phận khác của máy tính như CPU, RAM, các
ổ đĩa (CD, DVD, HDD…) cũng như các thiết bị ngoại vi khác
được kết nối qua các cổng hoặc khe cắm mở rộng.

7
7/4/2021

1.3. Máy vi tính


 Bộ nhớ trong gồm:
+ Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ truy cập
ngẫu nhiên.
Mọi thông tin khi xử lý đều nằm trong bộ nhớ RAM và các
thông tin này thường xuyên được trao đổi với bộ nhớ ngoài
Dung lượng bộ nhớ RAM càng lớn thì tốc độ xử lý của máy vi
tính càng lớn.
Thông tin trong bộ nhớ RAM biến mất khi máy tính bị mất
điện

1.3. Máy vi tính


+ Bộ nhớ ROM (Read Only Memory): bộ nhớ chỉ đọc
Bộ nhớ này lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình
điều khiển việc xuất nhập cơ sở.
Thông tin trong ROM được các công ty sản xuất máy tính cài
đặt sẵn. Thông tin này tồn tại ngay cả khi máy tính mất điện

8
7/4/2021

1.3. Máy vi tính


 Bộ nhớ ngoài: là thiết bị lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn.
Thông tin không bị mất đi khi không có điện.
Bộ nhớ ngoài có thể di chuyển độc lập với máy tính.
Gồm đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang

Ngoài ra còn các loại bộ nhớ khác (usb, memory stick (thẻ
nhớ)

1.3. Máy vi tính


 Màn hình (Monitor)
Màn hình là thiết bị dùng để hiển thị thông tin từ máy vi tính
ra ngoài, là nơi mà người sử dụng nhận và trao đổi thông tin
với máy.

 Bàn phím: là thiết bị giao tiếp chính giữa người và máy tính.

9
7/4/2021

1.3. Máy vi tính


 Chuột (Mouse)
Là thiết bị được dùng để điều khiển con trỏ trên màn hình máy
tính. Con chuột được nối với máy tính bằng dây nối hoặc kết
nối không dây.
 Máy in (Printer)

Là thiết bị dùng để đưa thông tin từ máy tính ra giấy.


Các loại máy in thông dụng:
 Máy in kim: đầu in có 9 hoặc 24 kim

 Máy in laser: in với tốc độ cao, chất lượng tốt, giá thành cao

 Máy in phun: in phun màu, giá thành một bản in đắt vì hộp

 mực màu thay thế có giá thành cao

1.4. Quản lý thông tin trong máy tính


1.4.1. Tệp (File)
Tập hợp hữu hạn các thông tin có cùng chung một đặc tính
được ghi vào đĩa từ dưới một tên chung gọi là một tệp.
<tên tệp>.<kiểu tệp>
 Tên tệp: có tính gợi nhớ, ngắn gọn

 Kiểu tệp (phần đuôi mở rộng): thường gồm 3 kí tự mô tả đặc

tính của file


1.4.2. Thư mục (Folder)
Thư mục là tệp ở dạng đặc biệt, nội dung không chứa dữ liệu
thông thường mà chứa các tệp và các thư mục khác.
 Tên thư mục: đặt theo quy tắc tên file nhưng không có kiểu.

 Cấu trúc của thư mục: được tổ chức phân cấp theo dạng cây.

10
7/4/2021

1.4. Quản lý thông tin trong máy tính


1.4.3. Đường dẫn (Path)
Ðường dẫn một dãy các thư mục bắt đầu từ thư mục gốc
đến các thư mục con và nối tiếp nhau bởi dấu “\”, dùng để
chỉ định thư mục cần đến
Cấu trúc đường dẫn:
[Ổ đĩa:\] [Thư mục1\][...][ Tên tệp tin. Kiểu]
Sau ổ đĩa gốc phải sử dụng dấu hai chấm (:).
Đường dẫn đi qua nhiều thư mục phải phân cách các thư
mục bằng các dấu (\).

Chương 2: Mạng máy tính

2.1. Giới thiệu về mạng máy tính

2.2. Phương thức truyền tin trên mạng

2.3. Các thiết bị mạng phổ biến

2.4. Mạng Internet

2.5. Các ứng dụng cơ bản của Internet

11
7/4/2021

2.1. Giới thiệu về mạng máy tính


2.1.1. Khái niệm
Mạng máy tính hay hệ thống mạng (Computer Network) là
tập hợp các máy tính được kết nối với nhau thông qua các
phương tiện truyền dẫn nhằm mục đích chia sẻ các tài
nguyên với nhau như: máy in, máy fax, tập tin, dữ liệu, thiết
bị lưu trữ, ...

2.1. Giới thiệu về mạng máy tính

Thành phần của mạng máy vi tính:


 Các máy tính (Computer)
 Cạc mạng (Network Interface Card, NIC)
 Đường truyền vật lý
 Các thiết bị kết nối mạng
 Các thiết bị đầu cuối (Terminal)
 Hệ điều hành mạng
 Các ứng dụng trên mạng
 Kiến trúc mạng máy tính (Network architecture)

12
7/4/2021

2.1. Giới thiệu về mạng máy tính


Trong đó
– Các máy tính (Computer): được dùng để xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin
– Cạc mạng (Network Interface Card, NIC): là một bản mạch
cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính.
– Đường truyền vật lý: là phương tiện (media) truyền tải
thông tin dữ liệu
– Các thiết bị kết nối mạng: để liên kết các máy tính và các
mạng với nhau như HUB, SWITCH, ROUTER, …
– Các thiết bị đầu cuối (terminal): máy photo, máy in, máy
scan, camera máy tính,…

2.1. Giới thiệu về mạng máy tính


2.1.2. Kiến trúc mạng (Network Architecture)
Kiến trúc mạng máy tính thể hiện cách nối các máy vi tính
với nhau ra sao và tập hợp các quy tắc, quy ước mà tất
cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải
tuân theo để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt.
 Hình trạng (Topology): cách thức nối các máy trong
mạng (còn gọi là Topo mạng)
 Giao thức (Protocol): tập hợp các quy tắc, quy ước
truyền thông trong mạng

13
7/4/2021

2.1. Giới thiệu về mạng máy tính


Một số dạng kiến trúc mạng cơ bản:
Mạng dạng tuyến (bus): các máy nối nhau một cách liên tục
thành một hàng từ máy này sang máy kia.
Mạng dạng sao (Star): gồm một trung tâm và các trạm đầu
cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng.
Mạng dạng vòng (ring): các máy nối nhau như dạng tuyến tính
vàà máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo
thành vòng kín.

2.1. Giới thiệu về mạng máy tính


2.1.3. Phân loại mạng theo phạm vi
Phân chia theo vị trí địa lí:
 Mạng cục bộ LAN (Local Area Network): thường dùng
trong một cơ quan, văn phòng
 Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network): trong
phạm vị một thành phố (bk <100km)
 Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network): phạm vi có
thể vượt qua biên giới quốc gia
 Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network): nối mạng
giữa các máy xuyên quốc gia

14
7/4/2021

2.2. Phương thức truyền tin trên mạng

2.2.1. Mô hình OSI


 Mô hình OSI (Open Systems Interconnection reference
model) là mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ
thống mở.
 Mô hình OSI mô tả phương thức truyền tin từ các
chương trình ứng dụng của một hệ thống máy tính đến
các chương trình ứng dụng của một hệ thống khác thông
qua các phương tiện truyền thông vật lý.

2.2. Phương thức truyền tin trên mạng


Mô hình OSI

Tầng 7 - Tầng ứng dụng

Tầng 6 - Tầng trình diễn

Tầng 5 - Tầng phiên

Tầng 4 - Tầng giao vận

Tầng 3 - Tầng mạng

Tầng 2 - Tầng liên kết DL

Tầng 1 - Tầng vật lý

15
7/4/2021

2.2. Phương thức truyền tin trên mạng

2.2.2. Các giao thức truyền tin phổ biến


a. TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol)

là bộ giao thức liên mạng mà hầu hết các mạng máy tính
ngày nay đều sử dụng để kết nối

TCP/IP được đặt theo tên của 2 giao thức là giao thức
điều khiển giao vận và giao thức liên mạng.

2.2. Phương thức truyền tin trên mạng

b. IP (Internet Protocol) là một giao thức hướng dữ liệu


được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ
liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói

c. HTTP (HyperText Transfer Protocol) là giao thức truyền


tải siêu văn bản được sử dụng trong World Wide Web
(www) dùng để truyền tải dữ liệu giữa Web server đến các
trình duyệt Web và ngược lại

d. FTP (File Transfer Protocol) là giao thức truyền tải tập tin

16
7/4/2021

2.3. Các thiết bị mạng phổ biến


2.3.1. Modem
Modem (viết tắt của Modulator and demodulator) là một
thiết bị điều chế tín hiệu tương tự để mã hóa dữ liệu số, và
giải điều chế tín hiệu mạng để giải mã tín hiệu số.
Modem là thiết bị giải mã thông tin từ đường truyền thành
tín hiệu máy tính có thể hiểu được.

Modem wifi fpt

2.3. Các thiết bị mạng phổ biến

2.3.2. Thiết bị chuyển mạch và định tuyến


Repeater: là bộ mở rộng, khuếch đại giúp truyền tín hiệu
wifi đi xa và ổn định hơn.
Thiết bị này được dùng để mở rộng vùng phủ sóng mạng
wifi trong nhà, văn phòng, nhà xưởng…
Có 2 loại Repeater
Repeater lan
Repeater wifi

17
7/4/2021

2.3. Các thiết bị mạng phổ biến


Hub:là một thiết bị mạng cơ bản được sử dụng để kết nối
nhiều máy tính nhau trong cùng mạng LAN.
Một Hub có từ 4 đến 24 cổng, đóng vai trò như một trung
tâm kết nối.
Khi dữ liệu được chuyển đến một cổng thì hub sẽ sao chép
và chuyển đến các cổng khác. Do hub không phân biệt
nhiệm vụ đến từ cổng nào nên dữ liệu được chuyển đồng
thời đến tất cả.

2.3. Các thiết bị mạng phổ biến


Hub (tiếp)
Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai
trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ
một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.

18
7/4/2021

2.3. Các thiết bị mạng phổ biến


Switch là một thiết bị chuyển mạch trong mạng, dùng để
kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình hình sao
(Star).
Trong mô hình Star, switch đóng vai trò trung tâm và tất cả
các thiết bị vệ tinh khác kể cả máy tính đều được kết nối về
đây, từ đó định tuyến tạo đường nối tạm trung chuyển dữ
liệu đi.

2.4. Mạng Internet


2.4.1. Giới thiệu mạng Internet
a. Khái niệm:
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu, gồm các mạng
máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này sử dụng
giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet
Protocol) để truyền dữ liệu.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet:
 Nhà cấp phép truy cập vào Internet (IAP - Internet
Access Provider)
 Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP - Internet Service
Provider)

19
7/4/2021

2.4. Mạng Internet


Sơ đồ cung cấp dịch vụ Internet

2.4. Mạng Internet


b. Một số khái niệm cơ bản
 Địa chỉ IP: là địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào
mạng, giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho
nhau một cách chính xác.
 Tên miền (DNS-Domain Name System): cho phép người
sử dụng có thể truy nhập tới một máy tính bằng tên của
nó thay vì bằng địa chỉ IP
 Trang web (web page): là một tài liệu HTML, trong đó lưu
trữ các nội dung và định dạng văn bản, hình ảnh, âm
thanh … theo định dạng HTML.
 Website: là một tập hợp các trang web liên kết với nhau.

20
7/4/2021

2.4. Mạng Internet


2.4.2. Các phương thức kết nối Internet
 Sử dụng môđem qua đường điện thoại
 Một số phương thức kết nối khác: ADSL, WiFi, qua
truyền hình cáp ….
2.4.3. Các dịch vụ chủ yếu trên Internet
 Dịch vụ World Wide Web (www)
 Thư điện tử (E-mail)
 Dịch vụ tìm kiếm thông tin (Search engine)
 Dịch vụ trao đổi các tệp dữ liệu (FTP)
 Truy nhập thông tin từ xa (Remote Login)
 VOIP, Video conference…

2.5. Các ứng dụng cơ bản của Internet


2.5.1. Dịch vụ WWW
Khái niệm: World Wide Web hay Website được thiết kế để đọc
và dùng để tham khảo chéo tới các tài liệu khác nhau trên mạng
thông qua việc sử dụng các liên kết siêu văn bản (HyperText)
Một số trang web tìm kiếm:
http://www.google.com
http://www.bing.com
http://www.yahoo.com
2.5.2. E-mail, lưu trữ trực tuyến
Đăng ký địa chỉ email
https://mail.yahoo.com
https://gmail.com

21
7/4/2021

2.5. Các ứng dụng cơ bản của Internet


2.5.3. Mạng xã hội
Các tính năng: chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ
file, blog và xã luận...
Các mạng xã hội phổ biến:
 Facebook, Twitter,
 Instagram, Flickr,
 Zing Me, Zalo,... (Việt Nam)

2.5. Các ứng dụng cơ bản của Internet


2.5.3. Lưu trữ dữ liệu đám mây
Là một dịch vụ lưu trữ (hay sao lưu - backup) dữ liệu. Người dùng
cất giữ các loại dữ liệu của họ lên “đám mây”- tức hệ thống máy
chủ của nhà cung cấp dịch vụ.
 Mediafire: MediaFire là một trang web chia sẽ dữ liệu
 Google Drive: là dịch vụ lưu trữ trực tuyến, cho phép người
dùng dễ dàng tải lên, chia sẻ và đồng bộ hóa DL.
 SkyDrive: là dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến miễn phí của
Microsoft

22
7/4/2021

Chương 3: Hệ điều hành windows

3.1. Giới thiệu hệ điều hành

3.2. Các khái niệm cơ bản của HĐH Windows

3.3. Giới thiệu ứng dụng Windows Explorer

3.4. Giới thiệu ứng dụng trình duyệt

3.1. Giới thiệu hệ điều hành


3.1.1. Khái niệm HĐH
Hệ điều hành (Operation System) là một chương trình chạy
trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần
cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính
3.1.2. Hệ điều hành Windows
Là phần mềm của hãng Microsoft điều hành hoạt động của
máy vi tính
Các phiên bản (version):
Windows 3.0, Windows 95, Windows 98, Windows 2000,
Windows NT, Windows XP, Windows Vista, Windows 7,
Windows 8, Windows 10

23
7/4/2021

3.1. Giới thiệu hệ điều hành


Màn hình làm việc chính của Windows

Biểu tượng
This PC

Biểu tượng
“thùng rác”

Biểu tượng
chương trình

Thanh công việc


Nút Start

Màn hình nền của Windows 10

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows


3.2.1. Các đối tượng thông dụng trong HĐH Windows
 Màn hình nền (Desktop)
 Cửa sổ (Windows)
• Nút (Button): đóng , phóng to, thu nhỏ, phục hồi
• Thanh (Bar): tiêu đề, thực đơn, công cụ, trạng thái,
thanh cuộn.
 Biểu tượng (Icon)
 Short cut
 Thanh tác vụ (Task Bar)
 Nút Start
 Thùng rác (Recycle Bin)
 Bảng điều khiển (Control Panel)

24
7/4/2021

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows


Màn hình làm việc của Windows
Các thư mục dữ liệu được
tạo sẵn trong máy tính

Ổ đĩa cứng

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows

3.2.2. Một số thao tác thông dụng


Đổi màn hình nền
Bước 1:Tại giao diện màn hình win, click chuột phải
chọn Personalize.
Bước 2: Trong giao diện Windows Settings phần thiết lập
Background, có các lựa chọn đặt hình nền khác nhau
gồm Solid: ảnh màu
Picture: hình ảnh được lựa chọn
Slideshow: ảnh theo slide
Bước 3: Với tùy chọn Picture, khi click vào nút Browse tìm
tới hình ảnh màn hình có sẵn. Click vào hình ảnh muốn chọn
rồi nhấn tiếp Choose pciture.

25
7/4/2021

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows

3.2.2. Một số thao tác thông dụng


Chỉnh sửa ngày giờ hệ thống
 Truy cập vào mục Settins> Time & language > Date &
time.
 Tắt tùy chọn đặt thời gian tự động (Set time
automatically). Trong phần Change date and time, sau
đó nhấp vào nút Change
 Chọn đúng ngày giờ hiện tại. Sau đó nhấp vào
nút Change để tiến hành đặt ngày và giờ mới.

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows

Chỉnh sửa ngày giờ hệ thống (tiếp)


Hình ảnh minh họa các bước chỉnh sửa ngày giờ hệ thống

26
7/4/2021

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows

3.2.2. Một số thao tác thông dụng (tiếp)


Thiết lập màn hình chờ (Screen Saver)
- Bấm phải chuột trên màn hình Desktop, chọn Personalize
- Vào Lockscreen > Screen Saver Setting
Ẩn hiện thanh Task bar
- Bấm phải chuột lên vùng trống thanh Taskbar,
chọn Taskbar settings.
- Cửa sổ mới hiện lên dòng Automatically hide the
taskbar in desktop mode bật sang On.

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows

Thêm/bớt các shortcut vào thanh Taskbar


Bấm Start > chọn Settings > chọn System
Xuất hiện các thông báo:
 Select which icons appear on the taskbar: chọn
những icon phần mềm ứng dụng xuất hiện hoặc xóa bỏ
khỏi taskbar
 Turn system icons on or off: bật tắt những icon hệ
thống như: pin, wifi, ngôn ngữ, thông báo

27
7/4/2021

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows

Thêm/bớt các shortcut ngoài desktop


 Bấm phải chuột vào khoảng trống màn hình Desktop,
chọn Personalize.
 Chọn mục Themes bên trái, kéo xuống chọn
mục Desktop icon Settings để mở thiết lập ẩn/hiện icon
mặc định.
 Trong khung cửa sổ Desktop Icon Settings hiện lên,
tích vào các ô biểu tượng để chọn lựa icon hệ thống
muốn ẩn hoặc hiện, sau đó nhấn OK

3.2. Các k/n cơ bản của HĐH Windows


3.2.3. Thay đổi các thiết lập trong máy tính (Control Panel)
 Thiết lập về số, ngày tháng
 Kiểm tra cài đặt/ gỡ bỏ các phần mềm
 Thêm bớt các thiết bị máy in, phần cứng ngoại vi
 Các thông số về mạng máy tính

28
7/4/2021

3.3. Giới thiệu Windows Explorer


3.3.1. Khái niệm
Windows Explorer giúp quản lý thông tin trong máy tính, cụ
thể là làm việc với các file, các thư mục một cách dễ dàng,
trực quan bằng giao diện đồ hoạ, thông qua cửa sổ
Explorer.
3.3.2. Khởi động
Thực hiện một trong những cách sau:
 Bấm chuột vào Windows Explorer (trên Taskbar)
 Bấm đúp vào biểu tượng Computer (trên Desktop)
 Bấm phím tắt Window+E

3.3. Giới thiệu Windows Explorer


Cửa sổ Windows Explorer:
− Cửa sổ trái (Folder): trình bày
cấu trúc thư mục của các đĩa
cứng và các tài nguyên kèm
theo máy tính, bao gồm ổ đĩa
mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD...
− Cửa sổ phải: liệt kê nội dung
của đối tượng được chọn
tương ứng bên cửa sổ trái.
− Thanh địa chỉ (Address):
Nhập đường dẫn thư mục/tập
tin cần mở hoặc để xác định
đường dẫn hiện hành.

29
7/4/2021

3.3. Giới thiệu Windows Explorer


3.3.3. Các thao tác cơ bản
 Mở rộng, thu hẹp hiển thị cấu trúc cây thư mục: bấm
chuột vào dấu cộng bên trái các thư mục để mở rộng,
bấm chuột vào dấu trừ các thư mục con sẽ cuộn trở
lại
 Xem nội dung của thư mục: bấm chuột vào thư mục
cần xem, nội dung hiện ở bên phải cửa sổ
 Tạo thư mục mới: bấm phải chuột, chọn New/Folder,
nhập tên, Enter.
 Đổi tên thư mục, tệp

3.3. Giới thiệu Windows Explorer

3.3.3. Các thao tác cơ bản (tiếp)


Sao chép, di chuyển, xoá các thư mục và các file:
 Bấm chọn đối tượng
 Dùng menu lệnh: bấm chuột phải và chọn lệnh tương
ứng từ menu.
 Dùng bàn phím: Ctrl+C để sao chép, Ctrl+X để cắt,
Ctr+V để dán, Del để xoá.
 Kéo - thả: bấm giữ chuột lên đối tượng, kéo, thả

30
7/4/2021

3.4. Giới thiệu trình duyệt web


3.4.1. Khái niệm trình duyệt web
 Là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng
xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim,
nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web
ứng với một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng
nội bộ.
 Trình duyệt web thường giao tiếp với máy chủ web bằng
việc sử dụng HTTP (giao thức truyền dẫn siêu văn bản)
để lấy về các trang web.
Một số trình duyệt web phổ biến

3.4. Giới thiệu trình duyệt web


3.4.2. Giới thiệu trình duyệt Internet Explorer
Khởi động Internet Explorer
 Từ màn hình nền
Chọn biểu tượng
 Từ thanh Task bar
 Từ nút Start
Thoát khỏi Internet Explorer
 Bấm nút Close

31
7/4/2021

3.4. Giới thiệu trình duyệt web


3.4.2. Giới thiệu trình duyệt Internet Explorer (tiếp)
Giới thiệu cửa sổ Internet Explorer
 Title bar - thanh tiêu đề
 Menu bar - thanh thực đơn
 Scroll bar - thanh cuộn
 Status bar - thanh trạng thái
 Address bar - thanh địa chỉ
 Search bar - thanh tìm kiếm
 Tab bar - thanh chuyển các cửa sổ duyệt web

3.4. Giới thiệu trình duyệt web

3.4.2. Giới thiệu trình duyệt Internet Explorer


Các nút lệnh trên cửa sổ Internet Explorer

 Nút Back
 Nút Forward
 Nút Refresh
 Nút Search
 Nút Home
 Nút Favorite

32

You might also like