You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DI CƯ VÀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG Ở ASEAN


(Migration and Labour Mobility in ASEAN)

1. Mã học phần: SEA3011


2. Số tín chỉ: 03
3. Học phần tiên quyết:
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên:
5.1. Giảng viên 1
Họ và tên: Phạm Văn Thủy
Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV
5.2.Giảng viên 2
Họ và tên: Nguyễn Văn Chính
Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đơn vị công tác:Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV
6. Mục tiêu của học phần:
6.1. Kiến thức:
- Sinh viên được trang bị các lý thuyết trong nghiên cứu về di cư, di chuyển lao động
và khái quát các làn sóng di cư từng diễn ra trong lịch sử ở khu vực Đông Nam Á.
- Sinh viên nhớ và hiểu được căn nguyên, thực trạng các hiện tượng hoặc các làn sóng
di cư diễn ra ở Đông Nam Á từ khi ASEAN thành lập (năm 1967 cho đến nay), đồng thời
đánh giá được những đóng góp của người di cư đối với lịch sử phát triển của khu vực, những
hệ lụy về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do người di cư đem lại, cũng như bước đầu biết
tìm hiểu, đề xuất những giải pháp đề khắc phục những hệ quả tiêu cực do vấn đề di cư gây ra.
- Sinh viên có nhận thức về thực tế và khả năng di chuyển lao động trong khu vực, đặc
biệt dưới tác động của sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
6.2. Kỹ năng:
- Sinh viên có kỹ năng tập hợp, xử lý và phân tích tư liệu.
- Sinh viên có khả năng làm việc theo nhóm và có khả năng thuyết trình các vấn đề
liên quan đến nội dung học phần.
- Sinh viên có cách nhìn khách quan khoa học, có khả năng phân tích đánh giá trước
các vấn đề di cư trong khu vực, từ đó phát triển tư duy và kỹ năng nghiên cứu độc lập.
6.3. Thái độ:
- Sinh viên có thái độ làm việc nghiêm túc, đọc tài liệu trước khi đến lớp, tích cực
tham gia vào các hoạt động thảo luận.
- Sinh viên có thái độ đánh giá khách quan về những điểm tích cực và tiêu cực do vấn
đề di cư mang lại, tôn trọng dòng lao động di chuyển giữa các nước trong khu vực.
7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ)
7.1. Kiến thức
- Sinh viên lĩnh hội được các lý thuyết trong nghiên cứu về di cư, di chuyển lao động;
có thể trình bày về các làn sóng di cư từng diễn ra trong lịch sử ở khu vực Đông Nam Á.
- Có thể phân tích được các nguyên nhân, trình bày được thực trạng của hoạt động di
cư diễn ra ở Đông Nam Á sau năm 1967 đến nay
- Có thể đưa ra những nhận định về những đóng góp của người di cư đối với lịch sử
phát triển của khu vực Đông Nam Á, những hệ lụy về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do
người di cư đem lại
- Có thể trình bày về hiện trạng di chuyển lao động trong khu vực hiện nay, đặc biệt
dưới tác động của sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
7.2. Kĩ năng
- Sinh viên có những nhận thức, phân tích bước đầu về những đặc điểm của hoạt động
di cư, di chuyển lao động ở Đông Nam trong lịch sử và hiện tại.
- Sinh viên có khả năng phân tích động cơ của một hiện tượng di cư và di chuyển lao
động cụ thể ở trong và ngoài khu vực ASEAN.
- Áp dụng các kiến thức của môn học để đề xuất các giải pháp đề khắc phục những hệ
quả tiêu cực do vấn đề di cư gây ra.
7.3. Thái độ
Sinh viên bước đầu nhận thức được những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển
đất nước, nhu cầu xây dựng một nền hoà bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá thông qua việc trao đổi, thảo luận trên lớp; giao bài tập theo nhóm và
kiểm tra, đánh giá cuối kỳ bằng hình thức thi tự luận hoặc tiểu luận. Trong đó: Điểm thường xuyên
(10%), Điểm giữa kỳ (30%) và Điểm cuối kỳ (60%).
8. Tài liệu bắt buộc:
[1] D. G. E. Hall, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997
[2] Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh (Cb.), Đông Nam Á, lịch sử từ nguyên thủy
đến ngày nay, Nxb. CTQG, H., 2016.
[3] Michele Ford, Lenore Lyons, Uwillem van Schendel, Labour migration and human
trafficking in Southeast Asia: Critical perspectives. New York: Routledge, 2012.
[4] David P. Chandler, D.J. Steinberg (eds), In search of Southeast Asia. Honululu :
University of Hawaii Press, 1987.
[5] Clive J. Christie, Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000.
[6] Jan Lucassen, Leo Lucassen (eds), Migration, migration history, history: old paradigm
and new perspective. Bern: Pter Lang, 1999.
[7] Fielding, Tony, Asian Migrations: Social and Geographical Mobilities in Southeast, East,
and Northeast Asia, Routledge,  2015 .
[8] Wijeyewardene, Gehan, Ethnic Groups Across National Boundaries in Mainland
Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies, 1990.
9. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần giới thiệu một số vấn đề lý thuyết về di cư và di chuyển lao động (như
nguyên nhân di cư, các loại hình di cư, quy luật di cư và di chuyển lao động...). Bên cạnh đó,
học phần cũng khái quát các làn sóng di cư, di chuyển lao động từng diễn ra trong lịch sử ở
khu vực Đông Nam Á, trong đó chú trọng phân tích những nhân tố thúc đẩy các dòng
người/lao động từ bên ngoài khu vực đến Đông Nam Á (đặc biệt là Ấn Độ, Trung Hoa, châu
Âu) và giữa các quốc gia trong khu vực, đặc biệt tập trung vào thời kỳ từ khi ASEAN thành
lập (1967) cho đến nay. Chính sự di chuyển dân cư / người lao động là một trong nguyên
nhân chính đưa đến sự đa dạng về tộc người, văn hóa, tôn giáo của khu vực. Điều này tạo ra
những xung đột về quyền lợi kinh tế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa ở nhiều quốc gia trong khu
vực nhưng cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng, miền, quốc gia
hay thậm chí của khu vực ASEAN.
10. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Một số lý thuyết về di cư và di chuyển lao động
1.1. Nguyên nhân của các làn sóng di cư và di chuyển lao động
- Lực đẩy trong di cư và di chuyển lao động
- Lực hút trong di cư và di chuyển lao động
1.2. Quy luật di cư và di chuyển lao động
- Từ ngoại vi đến trung tâm
- Di cư/di chuyển lao động gia tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển khoa học kỹ thuật
- Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất của di cư
- Xu hướng di cư, di chuyển nữ giới/lao động nữ trong phạm vi không gian gần
- Một số quy luật khác
1.3. Tác động của vấn đề di cư, di chuyển lao động
- Tác động của di cư và di chuyển lao động đến cá nhân, gia đình
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm
- Tác động của di cư, di chuyển lao động đến xã hội/quốc gia/khu vực
+ Ưu điểm
+ Hạn chế
Chương 2: Khái quát tình hình di cư, di chuyển lao động ở Đông Nam Á trong lịch sử
2.1. Nguồn gốc cư dân Đông Nam Á
2.2. Những đợt di cư đầu tiên thời cổ-trung đại: người Hoa, người Ấn, người Ả Rập.
- Những hình thức di cư chính: hòa bình và chiến tranh
-Những hoạt động chính của người Hoa, người Ấn, người Ả Rập ở Đông Nam Á
2.3. Quá trình thâm nhập của người phương Tây và sự di dân, di chuyển lao động dưới thời
thuộc địa
- Quá trình thâm nhập của người phương Tây vào Đông Nam Á
- Sự du nhập của lao động người Hoa, người Ấn, người Ả Rập vào Đông Nam Á
- Sự dịch chuyển lao động giữa các khu vực như là một chính sách cai trị của thực dân.
- Mô hình “xã hội đa nguyên” ở Đông Nam Á thời thuộc địa: sự khác nhau về địa vị kinh tế
giữa các tộc người trong các xã hội Đông Nam Á.
2.3. Di dân và di chuyển lao động ở Đông Nam Á thời kỳ hậu độc lập
- Quá trình phi thực dân hóa ở Đông Nam Á và vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo trong các
quốc gia mới tuyên bố độc lập
- Các chính sách về di cư, di chuyển lao động của các chính phủ và hệ quả
- Chiến tranh, xung đột và sự tác động tới làn sóng di cư trong và ngoài khu vực
- Di chuyển dân cư và lao động ở Đông Nam Á dưới tác động của sự phát triển kinh tế những
thập niên đầu sau độc lập

Chương 3: Di cư và di chuyển lao động ở các quốc gia ASEAN


3.1. Những nhân tố tác động đến dòng di cư và di chuyển lao động ở các nước ASEAN từ
1967 cho đến nay
-Sự phát triển kinh tế - xã hội và các làn sóng đầu tư từ trong và ngoài khu vực
- Sự ra đời, phát triển và mở rộng thành viên ASEAN
- Xung đột tôn giáo, sắc tộc ở một số quốc gia
3.2. Thực trạng di cư và di chuyển lao động ở các nước ASEAN
- Di cư và di chuyển lao động trong phạm vi mỗi quốc gia
- Di cư và di chuyển lao động trong phạm vi khu vực
- Di cư và di chuyển lao động giữa hai chiều: khu vực và thế giới
3.3. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN và những tác động tới dòng di cư và di chuyển lao
động trong khu vực
- Chính sách và quy định về di cư, di chuyển lao động giữa các quốc gia trong Cộng đồng
ASEAN
-Thực trạng di cư và di chuyển lao động trong Cộng đồng ASEAN từ năm 2016 đến nay
- Xu hướng di cư và di chuyển lao động trong Cộng đồng ASEAN
Tổng kết

You might also like