You are on page 1of 16

a/ Khó khăn:

- Thời gian thế hệ dài, số lượng con ít.

- Đời sống của một thế hệ kéo dài.

- Không thể áp dụng phương pháp phân tích di truyền như ở các sinh vật khác vì lý do xã hội

- Không thể sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo.

- Không thể tiến hành thí nghiệm trên cơ thể người.

- Không thể tạo điều kiện đồng nhất cho các thí nghiệm

- Bộ NST lớn, số lượng gen lớn, khó phân biệt giữa các NST.

- Các cá thể phát triển không đồng đều do điều kiện xã hội

b/ Thuận lợi:

- Quần thể người lớn, đặc điểm sinh lý và hình thái được nghiên cứu toàn diện

- Các trường hợp bệnh được theo dõi chi tiết => nhiều dữ liệu

- Thu hút nhiều nhà khoa học, các bác sĩ, và các công ti dược phẩm lớn

- Có nhiều phương tiện, máy móc để giải quyết các vấn đề về di truyền học người

- Có thể sử dụng nhiều sinh vật khác nhau làm đối tượng mô hình để nghiên cứu

- Có được nhiều dữ liệu nghiên cứu từ các nghành khác: y học, nhân chủng học,…

a/ Nghiên cứu phả hệ

Định nghĩa: là phương pháp nghiên cứu di truyền của một tính trạng nhất định trên những
người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ

Tổng hợp bởi BIO4U


Nguyên nhân: Không thể áp dụng phương pháp lai và ép buộc mọi người cưới nhau để
phục vụ nghiên cứu => nghiên cứu phả hệ ra đời

Xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm
sắc thể giới tính, xác định được mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình.

Kiểu hình Kiểu gen

Mắt đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài, cong; Gen trội trên NST thường quy định
mũi cong

Mắt nâu; tóc thẳng; môi mỏng; lông mi ngắn, Gen lặn trên NST thường quy định
thẳng; mũi thẳng

Bệnh mù màu đỏ và màu lục, bệnh máu khó Gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định
đông.

Tật dính ngón 2-3 Gen trên nhiễm sắc thể Y quy định…

Tổng hợp bởi BIO4U


*Các kí hiệu phả hệ được nêu ra năm 1931, đã được bổ sung nhiều lần

Hạn chế: phương pháp này tốn nhiều thời gian, cần phải có sự ghi chép đầy đủ và chi tiết,
nếu không thì kết luận sẽ không chính xác; không có hiệu quả đối với những bệnh phát sinh do
rối loạn phiên mã và dịch mã vì những bệnh này không liên quan đến kiểu gen nên không di
truyền qua đời sau (không xuất hện trong sơ đồ phả hệ).

Tổng hợp bởi BIO4U


b/Phương pháp chung giải bài tập di truyền phả hệ

Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn (nếu đề bài chưa cho)

Dựa vào các dấu hiệu như quy luật di truyền: ví dụ như bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì
tính trạng bệnh là tính trạng lặn, tính trạng bình thường là trội…

Bước 2: Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính
Gen trên NST thường - tỷ lệ mắc bệnh đồng đều ở cả 2 giới hoặc mẹ mắc bệnh (tính trạng lặn)
con trai lại không bị bệnh… thì gen nằm trên NST thường.
Gen trên NST giới tính - gen bị bệnh chỉ biểu hiện ở con trai, có sự di truyền chéo…
Bước 3: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con (nếu đề bài
yêu cầu)
Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu gen, và những cá thể chưa biết rõ
kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về
kiểu gen là bao nhiêu.
Xác suất kiểu gen (kiểu hình) cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] × [tỉ lệ kiểu gen mẹ] × [tỉ
lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai] × [xác suất sinh trai (gái)] × [số trường hợp xảy ra]
Trong đó:
Tỉ lệ kiểu gen của bố (nếu có): xác suất bố mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ bố bình
thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu)
Tỉ lệ kiểu gen của mẹ: xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ mẹ bình
thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu)
Tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai: ví dụ kiểu gen aa trong phép lai 2 bố mẹ
Aa × Aa là 1/4.
Xác suất sinh trai (gái): xác suất này cần linh hoạt nếu đề bài không yêu cầu thì chúng ta
không tính, nếu đề bài yêu cầu thì phải xem tính trạng đang xét nằm trên NST thường thì cần
nhân 1/2 ở mỗi lần sinh, còn nằm trên NST giới tính thì chúng ta không cần nhân thêm 1/2.
Số trường hợp xảy ra: khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể sinh ra trở lên. (ví dụ đề bài chỉ
nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau).

Tổng hợp bởi BIO4U


c/ Bài tập

Câu 1: Xét một bệnh ở người do một gen quy định. Gen có hai alen và có hiện tượng trội
hoàn toàn. Có một phả hệ như dưới đây.

Biết rằng II-3 không mang gen bệnh. Xác suất để III-7 và III-8 sinh con bị bệnh là bao
nhiêu?

Câu 2: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ
III bị bệnh là?

Câu 3: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:

Tổng hợp bởi BIO4U


Xác suất để người III-2 không mang gen bệnh là bao nhiêu?

Câu 4: Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy
định và di truyền theo quy luật Menđen người ta xây dựng được sơ đồ phả hệ sau:

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II-7 và II-8 trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng
là con trai mắc bệnh là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến mới xảy ra.

Câu 5: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh ở người. Biết
rằng, gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IAIA, IBIB, IOIO.

Trong đó alen IAIA quy định nhóm máu A, alen IBIB quy định nhóm máu B đều trội hoàn
toàn so với alen IOIO quy định nhóm máu O.

Tổng hợp bởi BIO4U


Bệnh trong phả hệ là do một trong 2 alen của một gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn
toàn. Giả sử các cặp gen quy định nhóm và quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến
xảy ra.

Xác suất người con đầu lòng là con trai có nhóm máu B và không bị bệnh của cặp vợ chồng (7
và 8) ở thế hệ thứ II là bao nhiêu?

d/ Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh


Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ được sinh ra ở cùng một lần sinh
Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh được F.Galton nêu ra, được triển khai rộng năm
1920 và mang lại nhiều hiệu quả
Có hai dạng trẻ đồng sinh :
+ Đồng sinh cùng trứng : Sinh ra từ 1 trứng thụ tinh hay từ 1 phôi chia ra nhiều phần => Có
cùng một kiểu gen, cùng 1 giới tính
+ Đồng sinh khác trứng :Sinh ra từ nhiều trứng rụng cùng 1 lúc, được các tinh trùng khác
nhau thụ tinh => Có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới

- Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết
định là chủ yếu , tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội
Kết quả :
 Tính trạng nhóm máu, máu khó đông hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu
gen (tính trạng chất lượng)

 Tính trạng khối lượng cơ thể, độ thông minh phụ thuộc vào cả kiểu gen
lẫn môi trường (tính trạng số lượng)

Tổng hợp bởi BIO4U


e/ Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể
Mục đích: Đánh giá hậu quả của giao phối cận huyết, dự đoán tần số của alen gây bệnh
và tỷ lệ người mang alen bệnh trong quần thể, cũng như nguồn gốc của các quần thể người
Nội dung: Dựa vào công thức của định luật Hacdy- vanbec. Tính tần số các gen trong
quần thể liên quan đến bệnh di truyền.
Kết quả: tính được tần số những người mang gen gây bệnh của một số bệnh di truyền
như bạch tạng, bệnh mù màu, bệnh máu khó đông,....
Hạn chế: chỉ là dự đoán khái quát, không có hiệu quả với cá thể cụ thể.
*( Trên page sẽ có 1 bài cụ thể về chủ đề này sau)

f/ Phương pháp nghiên cứu tế bào


Quan sát, nghiên cứu cấu trúc, số lượng NST, sự biến đổi trong gen để phát hiện dị tật
bệnh di truyền bẩm sinh. Tìm ra các khuyết tật, các bệnh di truyền để chuẩn đoán và điều trị
kịp thời.
Nội dung: Nuôi cấy tế bào, gây phân bào rồi làm ngừng phân bào ở kì giữa bằng hóa
chất => làm tiêu bản NST để quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST trong tế bào của
những người mắc bệnh so với bộ NST trong tế bào của những người bình thường.
Kết quả: Phát hiện ra nguyên nhân gây ra một số bệnh di truyền.
Bệnh, tật ở người Nguyên nhân
Ung thư máu Cặp NST 21 bị mất đoạn
Bạch cầu ác tính Cặp NST 22 bị mất đoạn
Hội chứng Down 3 NST 21
Hội chứng 3X 3 NST X
Hội chứng Claiphentơ 3 NST XXY
Hội chứng Tơcnơ 1 NST X
Mèo kêu Mất đoạn ngắn NST 21
Patau 3 NST 13
Etuot 3 NST18

Hạn chế: phương pháp này tốn kém hóa chất và phương tiện khác nhưng không xác định
được nguồn gốc phát sinh các bệnh di truyền phân tử (chiếm chủ yếu) và chỉ đề cập đến những
cá thể cụ thể chứ không thấy được toàn cảnh về bệnh trong cộng đồng.

Tổng hợp bởi BIO4U


g/ Phương pháp di truyền học phân tử.
Mục đích: xác định nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền ở người ở mức độ phân tử.
Nội dung: Xác định chính xác vị trí của nuclêôtit trên ADN; cấu trúc của gen tương ứng
với mỗi tính trạng; nghiên cứu về đột biến hoặc về hoạt động của hệ gen dựa vào kiểu hình;
nghiên cứu về đột biến hoặc về hoạt động của gen ở người dựa trên sự biểu hiện của thể đột
biến.
Kết quả: xác định được nguyên nhân của các bệnh di truyền phân tử, hoàn thành dự án
giải mã bộ gen người, có thể dự báo khả năng xuất hiện những dị hình ở thế hệ con cháu:
Bệnh, tật ở người Tác động của gen
Hồng cầu hình liềm Thay thể cặp T=A bằng cặp A=T ở codon thứ 6 trên chuỗi beta của
Hemoglobin thay acid amin glutamin bằng valin trên protein.
Phênylkêtô niệu Đột biến gen trên NST thường

Hạn chế: đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và các phương tiện nghiên cứu hiện đại, đắt tiền.

h/ Dự án bộ gen người (Human Genome Project - HGP)


Các nhà khoa học mong muốn biết chi tiết về bộ gen người nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật di
truyền và các phương pháp nghiên cứu: NST nhân tạo, điện di theo nhịp
Năm 1900, dự án với kinh phí 3 tỉ USD do Viện Sức khỏe Quốc gia (National Institutes
of Health - NIH) ở Mỹ được thực hiện

- Xác định tất cả các gen của DNA người


- Giải trình tự DNA người
- Lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu (databases)
- Cải tiến các công cụ cho phân tích dữ liệu
- Chuyển giao kĩ thuật cho khu vực tư nhân
- Vạch ra những vấn đề đạo đức, luật pháp và xã hội có thể nảy sinh từ dự án

- Ngày 26/6/2000: Công bố bản thảo hành động


- Tháng 2/2001: Các phân tích của bản thảo hành động
- Ngày 14/4/2003: Dự án bộ gen người hoàn thành và tuyên bố kết thúc dự án

Tổng hợp bởi BIO4U


- Bộ gen người gồm gần 3,2 tỉ cặp base (3164,7 triệu cặp base) hay 3,2 Gb
(Gigabase)
- 1 gen trung bình có 27000 base, nhưng dao động lớn
- Tổng số gen khoảng 50000 đến 140000 gen
- Gần 50% các gen chưa biết chức năng
- Gần như toàn bộ trình tự base giống nhau ở tất cả mọi người => không có sự phân
biệt chủng tộc

- Ít hơn 2% (1,1 - 1,4%) bộ gen mã hóa cho protein


- 5% đến 28% trình tự DNA mã hóa RNA
- Các trình tự không mã hóa protein chiếm ít nhất 50% DNA người

- Khoảng 1,4 - 2,0 triệu điểm trên DNA có sự khác nhau 1 base giữa các cá thể
người => sự đa hình đơn nucleotide
- Đây là những dấu chuẩn để xác định cơ sở di truyền của nhiều bệnh
- Tìm ra sự khác nhau về khả năng toán học, trí nhớ, thể thao,… của từng người

Tổng hợp bởi BIO4U


- Tỉ lệ đột biến giữa tế bào sinh dục đực so với tế bào sinh dục cái là 2:1 do số
lượng tinh trùng lớn hơn nhiều so với tế bào trứng.

- Thời đại Genomics bắt đầu với các dấu hiệu:


- Sử dụng các công cụ và công nghệ để khai thác bộ gen người
- Sinh học phát triển ở mức cao hơn
- Sự phát triển hàng loạt các công nghệ then chốt: Tin-Sinh học, công nghệ sinh
học nano,…
- Thông tin từ bộ gen người sẽ xác định nghiên cứu nhiều nghiên cứu mới
- Xây dựng lối tiếp cận mới trong nghiên cứu sinh học

a/ Khái niệm di truyền y học


- Di truyền y học là một bộ phận của di truyền học người, chuyên nghiên cứu các
cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các
bệnh di truyền ở người.
- Các thành tựu di truyền có hiệu quả lớn trong các lĩnh vực y học đặc biệt trong
chuẩn đoán và điều trị các bệnh như ung thư, tim mạch, tâm thần
- Sừ dụng các kỹ thuật mới làm cho sự chuẩn đoán di truyền trở nên tinh tế hơn
- Nhiều vấn đề đặt ra đối với di truyền y học cần giải quyết
b/ Bệnh di truyền phân tử

- Không tổng hợp được protein


- Tăng (giảm) sổ lượng protein
- Tổng hợp protein không có chức năng
- Tổng hợp protein bị thay đổi chức năng => rối loạn cơ chế chuyển hóa của tế bào
và cơ thể.
VD: Người mang bệnh pheninketo niệu có biểu hiện mất trí.

- Các đột biến gen như mất đoạn hoặc thêm đoạn trên gen gây hiện tượng lệch
khung

Tổng hợp bởi BIO4U


- Các bất thường xảy ra trong quá trình phiên mã và dịch mã
- Các protein gấp cuộn sai => các cấu trúc không gian thay đổi
c/ Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể:
Đột biến cấu trúc hay số lượng NST liên quan đến nhiều gen do vậy ra tổn thương hàng
loạt ở các hệ cơ quan của người nên thường gọi là hội chứng bệnh.
Có tác động lớn nhất trong thời kì thai nhi, là nguyên nhân chủ yếu gây sảy thai
Ví dụ:
Hội chứng Đặc điểm Nguyên nhân
Hội chứng Down (Đao) Thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và Tế bào có 3 nhiễm
hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hóa. sắc thể 21
Trong 5 năm đầu số người bị chết khoảng 50%.
Hội chứng Patau Đầu nhỏ, sứt môi, tai thấp và biến dạng … 3 NST 13
Hội chứng Etout Trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay… 3 SNT 18
Hội chứng Claiphentơ Nam, chân tay dài, thân cao không bình thường, NST GT XXY
tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh.
Hội chứng 3X Nữ, buồn trứng và tử cung không phát triển, rối loạn NST GT XXX
kinh nguyệt, khó có con.
Hội chứng Tơcnơ Nữ, lùn, cổ ngắn, vô kinh, chậm phát triển trí tuệ. NST GT XO

d/ Bệnh ung thư


Khái niệm: là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế
bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. khối u được gọi là
ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác
trong cơ thể tạo các khối u khác nhau
Nguyên nhân, cơ chế : đột biến gen, đột biến NST
Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gen : Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng và gen ức chế các
khối u
Cách điều trị: chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào
ung thư, Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành

Tổng hợp bởi BIO4U


Định nghĩa: Là sự tồn tại của vốn gen gây chết hoặc nửa gây chết trong quàn thể
Khi các đột biến này chuyển qua trạng thái đồng hợp sẽ gây chết thể mang nó hay làm
giảm sức sống của cá thể
Nguyên nhân: do các nhân tố môi trường và các nhân tố di truyền

a/ Bảo vệ vốn gen của loài người

- Chống ô nhiễm môi trường.


- Trồng cây, bảo vệ rừng
- Tránh gây nhiễm phóng xạ, sử dụng các hóa chất độc hại

- Là hình thức chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra
mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp
theo không, nếu có thì làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền
- Kỹ thuật: chuẩn đoán đúng bệnh, xây dựng phả hệ người bệnh, chuẩn đoán trước
sinh
- Xét nghiệm trước sinh:
- Là xét nghiệm phân tích NST, DNA xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
- Phương pháp:
+ nghiên cứu phả hệ
+ chọc dò dịch ối
+ sinh thiết tua nhau thai
- Chẩn đoán sớm được nhiều bệnh di truyền để sau khi sinh có thể áp dụng các biện
pháp ăn kiêng hợp lý hoặc các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa hậu quả
xấu của các gen đột biến

- Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành, làm thay đổi 1 bộ
phận kiểu gen con người
- Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen, chỉ thực hiện ở tế bào soma
- Từ năm 1990 đến năm 1999, có hàng trăm ca được thực hiện, nhưng đa số không
thành công, thậm chí gây chết người

Tổng hợp bởi BIO4U


- Một số khó khăn gặp phải: vi rút có thể gây hư hỏng các gen khác (không chèn gen
lành vào vị trí của gen vốn có trên NST)
-
b/ Một số vấn đề xã hội của di truyền học

- Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất
hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội như:
- Hồ sơ di truyền cho phép tránh được bệnh tật di truyền nhưng có thể là thông báo
về cái chết sớm cho bệnh nhân.
- Hồ sơ di truyền của mỗi người có thể là tư liệu để chống lại chính người đó trong
vấn đề xin việc làm, hôn nhân
 Nhóm nghiên cứu về tâm lý - xã hội thành lập để đánh giá hậu quả

- Phát tán gen kháng thuốc sang vi sinh vật gây bệnh
- An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen
- Gen kháng thuốc trừ cỏ có chuyển từ cây trồng biến đổi gen sang cỏ dại không?
Chất độc từ cây trồng biến đổi gen có gây hại cho côn trùng có ích không?
- Việc nhân bản vô tính có ở người không?

- Các thử nghiệm về khả năng trí tuệ bắt đầu năm 1905
- Năm 1912, thuật ngữ chỉ số thông minh (IQ) ra đời
- Hệ số thông minh ( IQ) được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích
hợp có độ khó tăng dần
- Cách tính IQ

- Tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ
- Đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ không chỉ dựa vào IQ mà còn căn cứ vào
nhiều yếu tố khác.
-

Tổng hợp bởi BIO4U


- Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV.
- Quá trình lây nhiễm HIV: Virut xâm nhập vào tế bào → RNA của virut phiên
mã ngược để tạo ra DNA mạch kép → DNA mạch kép chèn vào DNA tế bào chủ
→ DNA virut nhân đôi cùng với hệ gen người.
- Virut có thể sống tiềm sinh vô hạn trong tế bào lympho T, nhưng khi tế bào này
hoạt động lập tức chúng bị virut tiêu diệt. (chu trình tiềm tan => chu trình tan)
- Số lượng và chất lượng các tế bào lympho giảm => hệ miễn dịch suy yếu => mắc
các bệnh cơ hội
- Virut HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục, tỷ lệ người nhiễm virut và
mắc bệnh AIDS ngày càng tăng.
- Hiện nay HIV/AIDS đã trở thành đại dịch của nhân loại.

- Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền
nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV:
B1: Tạo đoạn nucleotide có trình tự bổ sung với 1 số đoạn trên RNA của virus
HIV
B2: Chuyển gen vào tế bào lympho T của người anh (chị) em sinh đôi cùng trứng
lành bệnh
B3: Tiêm các tế bào lympho T của người được chuyển gen vào bệnh nhân =>
ngăn cản virus HIV nhân đôi

Tổng hợp bởi BIO4U


Di truyền học - Phạm Thành Hổ

Sinh học phân tử - Hồ Huỳnh Thùy Dương

Tài liệu chuyên Sinh học Trung học phổ thông Di truyền và tiến hóa - Phạm Văn Lập

Sgk 12 nâng cao

https://prezi.com/znwizcb_viwo/bai-30-bao-ve-von-gen-di-truyen-cua-loai-nguoi/

https://sites.google.com/site/sinhhoc101112/sinh-hoc/sinh-hoc-12/phan-v-co-che-di-truyen--
bien-di/di-truyen-hoc-nguoi

https://vungoi.vn/lop-9/chi-tiet-ly-thuyet-phuong-phap-nghien-cuu-di-truyen-nguoi-5b43050
5ff9a17d51ff67c96.htm

https://hoc24.vn/ly-thuyet/cac-pp-nghien-cuu-di-truyen-nguoi.180

https://docs.google.com/document/d/1vtmVr8jkB0GmykfRnRHCimMp_MwcG7qrdv_Gnd9
sJGk/edit

https://lecttr.com/pha-he-di-truyen-hoc-nguoi/

*Một số hình ảnh và tư liệu được lấy từ các website trên Internet và một số sách,
mong các tác giả cho phép sử dụng hoặc nếu có vấn đề về bản quyền xin hãy liên lạc
với page qua trang facebook hoặc gmail. Trân trọng.

*This material is not used for commercial purposes.

**If there are any problems about copyright, please contact us as soon as
possible (through our facebook’s page or gmail: bio4u2021@gmai.com) so that
we can fix it.

Tổng hợp bởi BIO4U

You might also like