You are on page 1of 11

Bệnh nghề nghiệp – Tác hại và cách phòng chống

Khái niệm về bệnh nghề nghiệp – phân loại bệnh nghề nghiệp.
1. Định nghĩa: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện
lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh
xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi
và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.
2. Phân loại bệnh nghề nghiệp: 21 bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm ở Việt Nam.
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi - silic
2. Bệnh bụi phổi atbet hay bệnh bụi phổi amiăng
3. Bệnh bụi phổi – bông
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của
benzen
3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân
4. Bệnh nhiễm độc mangan
5. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
6. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp
7.Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
1. Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ
2 Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp)
3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
4. Bệnh giảm áp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
1.Bệnh sạm da
2.Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Bệnh lao nghề nghiệp
2. Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp
3. Bệnh do leptospira nghề nghiệp
Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp
1. Bệnh bụi phổi silic
1.1. Nguyên nhân: do hít thở bụi có hàm lượng Si02 tự do cao
1.2. Triệu chứng:
- Khó thở gắng sức là triệu chứng cơ bản, là triệu chứng duy
nhất đặc hiệu của bệnh có thể do xơ phổi hoặc khí thũng.
- Thể trạng bệnh nhân giảm sút thường do các nguyên nhân khác
hoặc là ở giai đoạn muộn.
- Ho ra máu: rất hiếm gặp trong bệnh bụi phổi – silic nếu có ho
ra máu, phải tìm cách xác định bệnh lao.
- Khạc đờm đen: đờm đen, lỏng gặp ở công nhân mỏ than,
(không thường xuyên).
- Đau ngực: dấu hiệu này cũng thường gặp.
1.3. Biến chứng:
Khi bệnh bụi phổi – silic phát triển và có biến chứng sẽ xuất hiện
triệu chứng lâm sàng. Mỗi biến chứng lại có những triệu chứng riêng.
Các biến chứng thường gặp: nhiễm lao, suy hô hấp, nhiễm khuẩn phế
quản phổi cấp tính.
1.4. Tiến triển
- Bệnh bụi phổi là bệnh không phục hồi. Hiện nay chưa có thuốc
điều trị bệnh. Tuy nhiên một vài loại thuốc điều trị làm ngưng sự phát
triển của bệnh đã được thực nghiệm ở súc vật và có hiệu quả.
- Bệnh tiến triển chậm, xơ hóa phổi ngày càng lan tỏa. Nếu phát
hiện bệnh ở giai đoạn sớm và ngừng tiếp xúc với bụi, phần lớn các
trường hợp tổn thương ổn định.
1.5. Dự phòng
+ Biện pháp kỹ thuật.
- Tránh sản xuất trong điều kiện bụi silic bằng cách thay thế.
- Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong chu
trình kín hoặc có hệ thống hút gió tại chỗ.
- Cơ giới hóa sản xuất, tránh lao động gắng sức, hô hấp tăng làm
cho bụi tăng cường xâm nhập phổi.
- Chú ý tổ chức hệ thống không khí, thoáng gió, che đậy các máy
móc phát sinh bụi.
+ Biện pháp cá nhân:
- Đeo các khẩu trang loại có thể ngăn được bụi. (Phần lớn các
loại khẩu trang hiện đang sử dụng không có hiệu quả lọc bụi hô hấp).
- Có thể dùng mặt nạ lọc bụi nhưng phải nhẹ, hít thở dễ dàng,
tránh cọ xát. Vật liệu làm mặt nạ không gây kích thích da, không gây
dị ứng.
- Các loại hạt bụi dưới 1 micromet khó ngăn lại ở các màng lọc.
+ Biện pháp y tế:
- Phải định kỳ kiểm tra môi trường lao động.
- Phải tổ chức khám tuyển công nhân và người lao động ở các
hầm mỏ và các ngành công nghiệp nhiều bụi.
- Phải tổ chức khám định kỳ hằng năm. Đối với công nhân làm
việc những nơi bụi có hàm lượng silic tự do cao hay phun cát đánh
bóng, làm sạch, xay khoáng sản, phải khám định kỳ 6 tháng/lần.
Những trường hợp nghi ngờ, đề nghị chụp phim phổi 30 x 40 cm.
2. Bệnh điếc nghề nghiệp
2.1. Nguyên nhân
Điếc nghề nghiệp là một bệnh do tiếng ồn của môi trường lao
động, có cường độ cao trên mức gây hại, tác dụng như một vi chấn
thương âm, trong một thời gian dài, gây tổn thương không hồi phục ở
cơ quan Corti của tai trong (cơ quan thính giác).
2.2. Triệu chứng lâm sàng
+ Giai đoạn đầu : mệt mỏi thính giác. Đây là giai đoạn thích
ứng, xảy ra từ và tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn.
Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở tai như bị nút tai, có cảm
giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động. Toàn thân suy nhược,
mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ.
+ Giai đoạn tiềm tàng
Giai đoạn này kéo dài hằng năm từ 5 – 7 năm, người bệnh không
để ý vì các triệu chứng chủ quan và toàn thân thoáng qua, vả lại họ
vẫn nghe rõ được tiếng nói to ở nơi ồn ào, chỉ cảm thấy hơi trở ngại
khi nghe âm nhạc vì nghe kém ở tần số cao.
+ Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn
Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe được tiếng nói
thầm
+ Giai đoạn điếc rõ rệt : giai đoạn này, tiếng nói to cũng khó
nghe. Bệnh nhân ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn.
2.3. Biện pháp phòng chống
+ Biện pháp kỹ thuật
- Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh.
- Giảm tiếng ồn bằng cách cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn hoặc
bọc kín máy gây ồn nhiều.
- Giảm tiếng ồn bằng hấp thu bề mặt và phản xạ tại chỗ.
- Bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý.
+ Biện pháp phòng hộ cá nhân.
- Nút tai : có thể bằng sáp, bằng bông, cao su xốp dẻo, kim loại.
- Chụp tai : Tai chụp hay mũ chụp.
Có thể sắp xếp nghỉ ngơi xen kẽ với lao động : lao động một giờ
nghỉ 15 phút hay hai giờ nghỉ nửa giờ. Tại nơi lao động cần bố trí các
phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi. Đối với những người mệt mỏi
thính giác hay phải lao động ở nơi có tiếng ồn cường độ quá cao, có
thể điều trị bằng bố trí nghỉ ngơi trong một số ngày hoặc vài tuần lễ.
3. Bệnh sạm da nghề nghiệp
3.1. Đại cương
Bệnh sạm da nghề nghiệp dễ nhận biết và khá phổ biến. Bệnh
thường gặp trong các ngành công nghiệp hóa dầu, luyện than, tẫm gỗ
rải nhựa đóng lái tàu, nhựa than nhựa đường, luyện kim, phim ảnh, bụi
thực vật, hóa chất cao su, hơi hydro carbua, các alcoloid thuốc lá, bức
xạ ion hóa hợp chất lưu huỳnh.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh sạm da nghề nghiệp biểu hiện lâm sàng là những vÕt thâm
da liên quan đến chất tiếp xúc và môi trường lao động.
Bệnh sạm da tuy không gây chết người cấp tính nhưng làm sức
khỏe suy giảm, kiệt quệ, năng suất lao động giảm sút. Mặt khác bệnh
thường phát ở các vùng da hở như tay, cổ, mặt rất mất thẩm mỹ nhất
là đối với nam nữ thanh niên. Đây không chỉ là vấn đề sức khỏe mà
còn là vấn đề xã hội cần được quan tâm.
3.3. Biện pháp phòng chống
- Thay đổi nguyên liệu hoặc công việc để tránh tiếp xúc với các
yếu tố gây bệnh.
- Cải thiện điều kiện môi trường làm việc như : thông gió hút
bụi, hơi khí độc, khép kín dây chuyền sản xuất, tránh đỗ vãi hoặc day
dính dầu mỡ, bụi than.
- Trang bị đầy đủ và sử dụng có hiệu quả các phương tiện phòng
hộ lao động.
- Hạn chế tránh tiếp xúc với nắng như thay đổi giờ làm việc hợp
lý, làm lều che chắn nắng cho người lao động khi làm việc ngoài trời.
- Dùng thuốc bảo vệ da.
4. Bệnh nhiễm độc chì vô cơ
Nhiễm độc chì là một bệnh nghề nghiệp hay gặp. Hiện nay ở
Việt Nam nhiễm độc chì được xếp vào danh mục bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm.
4.1. Các biểu hiện khi bị nhiễm độc.
+ Nhiễm độc cấp tính
- Rối loạn tiêu hóa: xuất hiện sớm và mãnh liệt như: bỏng thực
quản, buồn nôn, đau thượng vị có kèm tiêu chảy hoặc không.
- Tình trạng toàn thân suy sụp nhanh chóng, lo lắng, chuột rút,
co giật, mạch nhỏ.
- Dấu hiệu viêm thận hoặc viêm gan thận: tiểu ít, protein niệu
đạm huyết tăng, vàng da, thường tử vong, nếu khỏi thời gian hồi phục
kéo dài.
+ Nhiễm độc mãn tính.
Các triệu chứng đáng chú ý nhất là suy sụp thể lực, mệt mỏi, ngủ
ít, nhức đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón (không bị
tiêu chảy) đau dạ dày và ăn kém ngon. Các triệu chứng sớm này
không đặc hiệu và có thể chữa khỏi. Cần phải chú ý các triệu chứng
khách quan: da tái, đường viền chì, đau bụng chì, liệt chi, huyết áp cao
(chì vô cơ). Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược
cơ thể.
4.2. Biện pháp phòng chống
+ Biện pháp kỹ thuật
- Cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự hình thành hoặc sự ô
nhiễm bụi, hơi chì.
- Các quá trình nghiền, đóng gói các hợp chất chì phải tiến hành
tự động, vận hành kín.
- Phải có hệ thống hút gió, máy hút hơi bụi tại chỗ, làm ẩm…
+ Biện pháp y tế
- Tổ chức khám tuyển: không tuyển những người thiếu máu, rối
loạn gan thận, thần kinh, cao huyết áp.
- Khám định kỳ, nơi nào có ô nhiễm hơi chì nhiều, cần khám
định kỳ 6 tháng một lần. Khi khám cần làm xét nghiệm về công thức
máu, huyết sắc tố, định lượng delta Ala niệu.
- Những người có biểu hiện thấm nhiễm chì, cần cho điều trị,
ngừng tiếp xúc với chì. Nếu cần thiết cho chuyển công tác.
+ Biện pháp cá nhân
- Công nhân tiếp xúc với chì phải được trang bị và sử dụng quần
áo bảo hộ lao động, đội mũ và đeo găng.
- Tắm giặt, thay quần áo sau ca lao động.
- Cấm ăn uống và hút thuốc tại nơi làm việc.
- Giữ vệ sinh răng miệng.
5. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu.
Hóa chất trừ sâu có nhiều nhóm trong đó có 4 nhóm chính:
* Nhóm Clo: DDT, 666
* Nhóm Lân: Wofatox Bi-58
* Nhóm Carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin
* Nhóm Pyrethroid: Decis, Sherpa, Sumicidine.
5.1. Số biểu hiện nhiễm độc
5.1.1. Nhiễm độc lân hữu cơ
+ Nhiễm độc cấp tính:
- Cảm giác khó chịu, buồn nôn, ứa nước bọt, nôn, đau dạ dày,
tiêu chảy, thị lực giảm, chảy nước mắt.
- Chóng mặt, vật vã, sợ hãi xuất hiện rất sớm.
- Nhức đầu, thay đổi cảm giác, có cảm giác run, nói năng khó
khăn, chuột rút, tình trạng hôn mê, đôi khi rối loạn hô hấp.
+ Nhiễm độc mãn tính
Nhiễm độc mãn tính có thể xảy ra ở những người sản xuất, pha
chế và ở công nhân nông nghiệp thao tác thường xuyên với hóa chất
trừ sâu.
- Triệu chứng: nhức đầu, choáng váng, cảm giác nặng đầu, nhức
đầu, giảm trí nhớ, dễ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc ăn kém ngon,
chóng mặt. Ở một số trường hợp, có rối loạn tinh thần và trí tuệ, giật
nhãn cầu, run tay và một số triệu chứng rối loạn thần kinh khác. Đôi
khi thần kinh bị tổn thương viêm thần kinh, liệt nhẹ và liệt hẳn.
5.1.2. Nhiễm độc clo hữu cơ.
Clo hữu cơ gây độc thần kinh. Mức kích thích thần kinh quan hệ
trực tiếp với nồng độ của thuốc trong mô thần kinh.
Các clo hữu cơ có thể đi xuyên qua da cũng như qua hệ hô hấp
và hệ tiêu hóa. Mức hấp thu qua da khác biệt tùy theo chất, chẳng hạn
DDT hấp thu qua da kém còn Dieldrin lại hấp thu qua da rất mạnh.
Clo hữu cơ làm thay đổi các tính chất điện cơ thể và các men có
liên quan đến màng tế bào thần kinh, gây ra biến đổi trong động thái
di chuyển của ion Na+ và K+ qua màng tế bào. Có thể có cả sự nhiễu
loạn vận chuyển chất vôi và hoạt tính của men Ca 2+ - ATP và men
phosphokinase. Cuối cùng clo hữu cơ gây chết do sự dừng hô hấp.
5.1.3. Nhiễm độc Carbamat
Cũng giống như lân hữu cơ, các thuốc diệt trùng carbamate ức
chế hoạt động của men acetylcholinestearse. Nhiều carbamate có độ
độc cấp tính rất cao đối với động vật. Aldicarb có độ độc cấp tính
đường miệng trên chuột là 1mg/kg là một trong số các chất thuốc bảo
vệ thực vật độc nhất được dùng hiện nay. Vì quá độc, Aldicarb thừơng
được dùng ở thể hạt bón vào đất (carbofuran cũng tương tự). Tuy vậy
nhìn chung các thuốc trong nhóm này vẫn ít độc hơn nhóm lân hữu cơ,
cơ thể có khả năng phục hồi sau khi ngộ độc carbamate lớn hơn khi bị
ngộ độc lân hữu cơ.
5.1.4 Nhiễm độc Pyrethroids
Các pyrethroids thực chất là những chất gây độc chức năng, hậu
quả xấu của thuốc mang tính thứ cấp, là hậu quả của sự kích thích quá
độ hệ thần kinh. Điều này thể hiện rõ ở chỗ không tìm thấy các dấu
hiệu bệnh lý trong hệ thần kinh trung ương, ngay cả khi gây độc nặng,
nhiều lần cũng như sự chỉ tạo thành các đốm hoại tử không đặc trưng
và có thể phục hồi trên các thần kinh ngoại vi của động vật bị co giật
và thể hiện các triệu chứng rối loạn vận động nghiêm trọng. Sau khi bị
pyrethroid làm cho biến đổi kênh muối, vẫn tiếp tục hoạt động bình
thường, vẫn duy trì được chức năng chọn lựa các ion muối và nối với
điện thế màng tế bào thần kinh.
5.2. Biện pháp phòng chống.
+ Bảo vệ cá nhân.
Khi người lao động tiếp xúc với hóa chất trừ sâu phải được huấn
luyện kỹ với các biện pháp dự phòng cần thiết. Họ phải được trang bị
quần áo bảo hộ lao động, găng, ủng, kính, khẩu trang hoặc mặt nạ
phòng độc có than hoạt. Không được mang các trang bị phòng hộ này
về nhà; ít nhất phải giặt có rửa các dụng cụ phòng hộ này một
tuần/lần.
+ Biện pháp y tế.
- Khi khám tuyển, phải loại người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai
hay đang cho con bú hoặc những người kém sức khỏe, người nghiện
rượu.
- Công nhân tiếp xúc hóa chất trừ sâu phải được khám sức khỏe
định kỳ một năm/lần. Chống chỉ định đối với công việc tiếp xúc hóa
chất trừ sâu là các bệnh thực thể của hệ thần kinh trung ương, rối loạn
tâm thần, động kinh, rối loạn nội tiết, lao phổi, hen phế quản, bệnh
mãn tính đường hô hấp, bệnh hệ tim mạch như suy tuần hoàn, bệnh
đường tiêu hóa (loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày - ruột) bệnh gan
thận, viêm màng tiếp hợp và viêm giác mạc.
Mọi công nhân phun rắc hóa chất trừ sâu dù là loại có độc tính
cao hoặc trung bình cũng phải được tập huấn cách sử duụg hóa chất.
- Khi sử dụng hóa chất trừ sâu phải cố sức tránh gây ô nhiễm các
nguồn nước. Phải nghĩ cả tới sự ô nhiễm sau này. Nguồn nước còn có
thể bị ô nhiễm do giặt giũ quần áo lao động.
- Phải có nhà tắm, vòi nước để cho người phun tắm giặt. Không
được để cho họ tắm giặt tại nhà. Không được tắm giặt ngoài sông, ao
hồ. Trước khi tắm giặt, tuyệt đối cấm ăn, uống và hút thuốc.
6. Bệnh nhiễm độc benzen
Benzen là một dung môi hữu cơ, hòa tan được nhiều chất như:
mỡ, cao su, nhựa đương nhựa than, sơn, vecni… Thường gặp ở một số
ngaàh như: văn phòng phẩm, cao su, nhà máy hóa chất trừ sâu 666,
các xí nghiệp sản xuất pha chế sơn…
6.1. Triệu chứng lâm sàng
+ Nhiễm độc cấp tính
- Tiếp xúc liều thấp, hàm lượng khoảng 20 – 30 mg/l không khí,
gây kích thích mắt, mũi họng làm cho cơ thể khó chịu.
- Tiếp xúc với hàm lượng trên 10mg/l choáng váng, đau đầu,
chóng mặt, nôn mữa, nạn nhân bị mê man.
- Với hàm lượng trên 65 mg/l, nạn nhân chết sau vài phút trong
tình trạng hôn mê, có thể kèm co giật.
+ Nhiễm độc mãn tính
- Rối loạn tiêu hóa: ăn kém ngon, xung huyết niêm mạc miệng,
nôn, hơi thở có thể có mùi benzen.
- Rối loạn thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, dễ cáu giận, chuột
rút, cảm giác kiến bò, tê cóng…
- Rối loạn huyết học: thiếu máu nhẹ, có khuynh hướng xuất
huyết, phụ nữ dễ rong kinh, khó thở cố gắng do thiếu máu, thời gian
chảy máu kéo dài, dấu hiệu dây thắt dương tính.
- Nguy hiểm của benzen là tích lũy ở tổ chức não và tủy xương.
6.2. Biện pháp phòng chống.
+ Biện pháp kỹ thuật
- Khi xử dụng benzen làm nguyên liệu, các máy móc vận hành
đảm bảo thật kín, hoạt động tốt. Phải thiết kế hệ thống thông hút gió.
Nếu nồng độ benzen cao, phải có mày hút tại chỗ, tại bàn làm việc. Số
người làm việc phải giảm ở mức tối thiểu.
- Phải kiểm tra định kỳ nồng độ benzen trong không khí tại các
phân xưởng.
+ Biện pháp cá nhân.
- Phải có quần áo bảo vệ thích hợp, phải giặt giũ luôn. Quần áo
thường mặc phải để riêng. Sau khi làm việc, phải tắm nước nóng với
xà phòng.
- Cấm rửa tay bằng benzen hoặc bằng các dung môi khác có
chứa benzen. Tránh vứt lung tung hoặc sử dụng các khăn lau thấm
benzen.
- Cấm ăn uống nơi làm việc và cấm hút thuốc vì còn có nguy cơ
cháy nổ.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ, tránh uống rượu.
+ Biện pháp an toàn
- Khi benzen vào mắt, lập tức dùng thật nhiều nước sạch xối liên
tục ít nhất 15 phút. Thỉnh thoảng lật mí mắt lên, chuyển ngay nạn
nhân đến cơ sở y tế.
- Benzen dây vào da: lập tức cởi bỏ trang bị đã bị ô nhiễm, dùng
thật nhiều nước và xà phòng rửa ngay. Chuyển ngay đến cơ sở y tế.
- Nếu nạn nhân hít phải nhiều benzen, chuyển ngay nạn nhân
đến nơi thoáng khí, tiến hành hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngừng
thở, bóp tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân ngừng tim. Đưa chuyển
ngay nạn nhân đến cơ sở y tế, theo dõi nạn nhân lâu dài.
7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
Nicotin là một chất rất độc và có thể gây nhiễm độc nghiêm
trọng hoặc gây tử vong, do sự hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa,
hô hấp hay qua da. Đặc biệt nicotin còn dễ thấm qua niêm mạc phổi
nên phải thật chú ý khi phun nicotin.
- Nhiễm độc mạn tính, do tiếp xúc lâu dài với các liều nhỏ
nicotin như hút thuốc. Nhiễm độc nicotin nghề nghiệp chủ yếu là
nhiễm độc mạn tính ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với nicotin
trong các quy trình công nghệ có nicotin.
7.1. Triệu chứng nhiễm độc.
+ Nhiễm độc cấp tính
- Bệnh nhân có cảm giác chảy bỏng ở thực quản, dạ dày, buồn
nôn nên chóng mặt, ứa nước bọt, vã mồ hôi lạnh, run mi mắt, đau
bụng, tiêu chảy, đôi khi phân lẫn máu. Bệnh nhân nhức đầu dữ dội, rối
loạn thị giác, thính giác, tim đập nhanh, huyết áp tăng.
- Một số triệu chứng đặc hiệu hơn là mặt xanh tái suy yếu bước
đi khó khăn, cảm giác lạnh và đau ở vùng tim. Hô hấp yếu, chậm lại,
bệnh nhân có dấu hiệu ngạt thở.
+ Nhiễm độc mạn tính.
- Niêm mạc mũi họng khô, viêm miệng, viêm kết mạc (chảy
nước mắt, nhức đầu, giảm thị lực).
- Viêm da dị ứng, móng tay mỏng, dễ gãy.
- Cơn đau tim, thay đổi nhịp tim, nhịp ngoại tâm thu, biến đổi
huyết áp.
- Nhức đầu, kém ngủ, trí nhớ giảm sút, dễ quên. Thính lực và thị
lực giảm sút.
- Buồn nôn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua,
đau thượng vị.
- Viêm phế quản mạn, giãn phế nan, giảm thông khí phổi.
7.2. Biện pháp dự phòng
- Lắp đặt hệ thống hút gió tốt ở chỗ phát sinh bụi thuốc lá có thể
làm giảm nguy cơ nhiễm độc.
- Các phân xưởng sắp xếp ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh ở mức độ
cao, tốt nhất làm vệ sinh bằng máy hút bụi.
- Phải chú ý vệ sinh cá nhân, nhất là đối với phụ nữ. Phải trang
bị và sử dụng nghiêm chỉnh quần áo bảo hộ lao động.
- Tổ chức khám tuyển loại những người mẫn cảm với thuốc là,
với nicotin.
- Tổ chức khám định kỳ, chuyển nghề hoặc chuyển sang các
phân xưởng không tiếp xúc nicotin với người bị thấm nhiễm.
- Định kỳ xác định nồng độ nicotin trong không khí nơi lao
động, để có biện pháp làm giảm nồng độ xuống giới hạn tối đa cho
phép.
Trích tài liệu Tập huấn Vệ sinh Lao động – Bệnh nghề nghiệp
của TT Sức khỏe Lao động & Môi trường TP.HCM

You might also like