You are on page 1of 9

Chuyên đề 6: Kênh hình về thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên

đến sự ra đời của tỉnh ủy Vĩnh Long (5/10 hình)


Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh
niên (VNCMTN) ở Quảng Châu (Trung Quốc), sau đó phát triển vào trong nước.
Năm 1927, Kỳ hô ̣i Nam kỳ được thành lâ ̣p gồm các đồng chí: Tôn Đức
Thắng, Nguyễn Thiê ̣n Phát, Quế Thang, Nguyễn Văn Côn. Tháng 6/1927 Kỳ
bộ Nam Kỳ cử đồng chí Nguyễn Văn Côn là Ủy viên Ban chấp hành (BCH) Hội
VNCMTN Nam kỳ về Vĩnh Long xây dựng cơ sở Hội và gặp gỡ chọn lựa những
thanh niên tiêu biểu để kết nạp vào Hội gồm các ông Nguyễn Văn Thiệt, Nguyễn
Văn Đại và Châu Văn Ký tại chùa Minh Sư (nay là phường 2, thành phố Vĩnh
Long).

Chùa Minh Sư – Nơi tổ chức thành lâ ̣p Viê ̣t Nam Thanh Niên Cách Mạng
đồng chí hô ̣i năm 1927 – khóm 3, phường 2, thị xã Vĩnh Long (nay là Thành phố
Vĩnh Long)
(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)
Sau khi được huấn luyện đồng chí Nguyễn Văn Thiệt được phân công về
Vĩnh Long hoạt động tại tỉnh lỵ và Ngã tư Long Hồ. Đầu năm 1928, đồng chí
Nguyễn Văn Thiê ̣t kết nạp thêm hai hô ̣i viên mới là Nguyễn Hữu Đức và
Nguyễn Trí, thành lâ ̣p Chi bô ̣ Hô ̣i Viê ̣t Nam Cách mạng Thanh niên tại Ngã
Tư Long Hồ do đồng chí Nguyễn Văn Thiê ̣t làm bí thư (còn gọi là “Chi bộ
Ngã tư Long Hồ”). Đầu năm 1928, chi bộ Hội VNCMTN tại Ngã Tư Long Hồ
được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Thiệt làm bí thư (còn gọi là “Chi bộ Ngã
tư Long Hồ”). Đây là Chi bô ̣ Hô ̣i Viê ̣t Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên
của Vĩnh Long.

Nguyễn Văn Thiê ̣t (1906 - 1970)


(Tư liệu Dạy – Học Lịch sử địa phương THCS tỉnh Vĩnh Long)

Đầu năm 1929 ở Vĩnh long có thêm Chi bô ̣ Hô ̣i Viê ̣t Nam Cách mạng
Thanh niên ở La Ghì (Vĩnh Xuân, Trà Ôn).
Tháng 7 năm 1929, ban chấp hành Hô ̣i Viê ̣t Nam Cách mạng Thanh
niên Nam Kỳ tiến hành Đại hô ̣i và tuyên bố giải thể để chuyển thành Chi
bộ An Nam Cô ̣ng sản Đảng. Ban Chấp hành lâm thời An Nam Cô ̣ng sản
Đảng được thành lâ ̣p do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư.
Tháng 8 năm 1929, Đồng chí Châu Văn Liêm- Bí thư Trung ương ANCSĐ
đến Vĩnh Long lựa chọn và kết nạp 3 hội viên của Hội VNCMTN vào ANCSĐ đó
là đồng chí Nguyễn Văn Thiệt, Nguyễn Hữu Đức và Nguyễn Văn Nhung, thành
lập Chi bô ̣ đầu tiên của An Nam Cô ̣ng sản Đảng ở Vĩnh Long tại Ngã
Tư Long Hồ. Chi bộ cử đồng chí Nguyễn Văn Nhung làm bí thư, được một thời
gian đồng chí Nguyễn Văn Nhung bị mật thám truy bắt nên phải rời Vĩnh Long,
đồng chí Nguyễn Văn Thiệt thay làm bí thư. Cuối 1929, Vĩnh Long có 05 chi bộ
An Nam Cộng sản Đảng: Chi bộ Ngã tư Long Hồ, Vũng Liêm, Ba Chùa Tường
Lộc, Cái Ngang (Tam Bình) và La Ghì (xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn lúc này chi
bộ Đảng La Ghì thuộc tỉnh Cần Thơ).

Địa điểm thành lập Chi bộ Đảng Ngã tư Long Hồ (tháng 3/1930), tiền
thân của tỉnh ủy Vĩnh Long. Ông Nguyễn Văn Nhung (Tư Nhung- người ngồi bên
trái) là bí thư chi bộ ANCSĐ ngã tư Long Hồ (tháng 9/1929). Ảnh dựng và chụp
lại năm 1977. (Nguồn BTG Tỉnh ủy Vĩnh Long)
Đầu năm 1930 sau khi thống nhất các tổ chức Đảng và lấy tên là Đảng Cộng
Sản Việt Nam, cuối tháng 2/1930, BCH lâm thời Đảng bô ̣ Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t
Nam ở Nam Kỳ (xứ ủy Nam Kỳ) được thành lâ ̣p, do đ/c Ngô Gia Tự làm bí thư,
đồng chí Châu Văn Liêm làm Ủy viên. Đồng chí Châu Văn Liêm được phân
công đến Vĩnh Long tổ chức hội nghị chuyển Chi bộ ANCSĐ Ngã tư Long Hồ
thành “Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam/ngã tư Long Hồ” do đồng chí Nguyễn
Văn Thiệt làm Bí thư, đây là tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam tiền thân của Tỉnh
ủy Vĩnh Long.

Ngã tư Long Hồ – Nơi thành lâ ̣p chi bô ̣ Đảng đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long
năm 1930 (Thị trấn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long)
(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)
Số chi bộ Đảng tiếp tục ngày càng tăng dần và được kiện toàn. Từ cuối năm
1930 đến đầu 1931 toàn tỉnh Vĩnh Long đã có 12 Chi bộ Đảng cộng sản với gần
100 đảng viên:
+ Quâ ̣n Châu Thành: Có 01 chi bô ̣
+ Quâ ̣n Tam Bình: Có 05 chi bô ̣
+ Quâ ̣n Vũng Liêm: Có 04 chi bô ̣
+ Quâ ̣n Trà Ôn: Có 01 chi bô ̣
+ Quâ ̣n Chợ Lách: Có 01 chi bô ̣
Trước sự lớn mạnh của các tổ chức đảng, Xứ ủy Nam Kỳ chỉ đạo thành lâ ̣p
Tỉnh ủy. Tháng 2 năm 1931, Ban Chấp hành Đảng bô ̣ Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam
tỉnh Vĩnh Long được thành lâ ̣p (Tỉnh ủy Vĩnh Long đầu tiên), do đồng chí Ngô
Văn Chính làm bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Nhung làm Phó Bí thư. Sau mô ̣t tuần,
Xứ ủy rút đồng chí Ngô Văn Chính về Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Văn Nhung làm Bí
thư.

Nguyễn Văn Nhung (1903 - 1982)

Ngô Văn Chính (1905 - 1947)


(Tư liệu Dạy – Học Lịch sử địa phương THCS tỉnh Vĩnh Long)
Do phong trào đấu tranh của nhân dân ngày mô ̣t dâng cao, nên từ đầu năm
1931, địch tăng cường các hoạt đô ̣ng khủng bố, truy lùng những đảng viên cô ̣ng
sản và quần chúng cách mạng. Ngày 5 tháng 4 năm 1931, địch bao vây cơ quan
Tỉnh ủy Vĩnh Long (tại Cầu Lầu nay là phường 1- thành phố Vĩnh Long), đồng chí
Nguyễn Văn Nhung và mô ̣t số tỉnh ủy viên bị bắt. Đầu tháng 5 năm 1931, Tỉnh ủy
Vĩnh Long được củng cố, cử đồng chí Nguyễn Văn Tiễn làm Bí thư, đồng chí
Đă ̣ng Văn Quang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Đầu tháng 6 năm 1931, địch bao vây cơ quan Tỉnh ủy ở ngã ba Cần Thơ
(nay là phường 2 – thành phố Vĩnh Long), đồng chí Nguyễn Văn Tiễn và các tỉnh
ủy viên bị bắt. Đến cuối tháng 6 năm 1931, Tỉnh ủy tiếp tục được tổ chức lại và cử
đồng chí Đă ̣ng Văn Quang làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ngôi nhà của bà Trương Thị Hồng Anh (Út Anh). Ấp 10, xã Hòa Hiê ̣p,
huyê ̣n Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long – Nơi hô ̣i họp của Tỉnh ủy Vĩnh Long (1954 -
1965)
(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)
Vườn của ông Nguyễn Văn Kỳ, ấp 10, xã Hòa Hiê ̣p, huyê ̣n Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long - Nơi hô ̣i họp của Tỉnh ủy Vĩnh Long (1954 - 1965)
(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)

Ngôi nhà của ông Trần Văn Tô ̣, ấp Hiếu Kinh A, xã Hiếu Thành, huyê ̣n
Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - Nơi hô ̣i họp của Tỉnh ủy Vĩnh Long (1954 - 1965)

(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)
Ngôi nhà của ông Phan Văn Sáu, ấp 10, xã Hòa Hiê ̣p, huyê ̣n Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long - Nơi hô ̣i họp của Tỉnh ủy Vĩnh Long (1954 - 1965)
(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)

Vườn của bà Nguyễn Thị Lồng, ấp 10, xã Hòa Hiê ̣p, huyê ̣n Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long - Nơi hô ̣i họp của Tỉnh ủy Vĩnh Long (1954 - 1965)
(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)
Vườn của ông Nguyễn Thành Giác, ấp 7, xã Hòa Hiê ̣p, huyê ̣n Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long - Nơi hô ̣i họp của Tỉnh ủy Vĩnh Long (1954 - 1965)

(Nguồn: Phòng trưng bày Khu Di tích Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long)

You might also like