Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Ngữ văn - Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Đề 2) Đề kiểm tra Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG NAI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Chiếu dời đô
B. Hịch tướng sĩ
C. Bàn luận về phép học
D. Bình Ngô đại cáo

2. Đoạn văn trên của tác giả nào?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Nguyễn Thiếp
C. Nguyễn Trãi
D. Lí Công Uẩn

3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?
A. Tấu
B. Cáo
C. Hịch
D. Chiếu

4. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tấu được viết bằng văn xuôi.
B. Tấu được viết bằng văn vần.
C. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu.
D. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.

5. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Học là để biết rõ đạo.
B. Học là để trở thành người có tri thức.
C. Học để có thể mưu cầu danh lợi
D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.

6. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh

7. Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường.”?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi
C. Phê phán thói học thụ động, bắt chước
D. Phê phán thói lười học

8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.”?
A. Hành động bộc lộ cảm xúc
B. Hành động hỏi
C. Hành động trình bày
D. Hành động điều khiển

9. Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu nghi vấn
B. Câu phủ định
C. Câu cầu khiến
D. Câu cảm thán

10. Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dùng để yêu cầu
B. Dùng để hỏi
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để kể lại sự việc

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Nguyễn Thu Ngân
54
  • Lượt tải: 1.451
  • Lượt xem: 4.184
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 140 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan