You are on page 1of 6

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26

CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA THANH NIÊN - SINH VIÊN
Vũ Thùy Hương - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Ngày nhận bài: 11/05/2018; ngày sửa chữa: 14/05/2018; ngày duyệt đăng: 05/06/2018.
Abstract: This study mentions scientific foundation of value orientation of students and young
generation from the perspective of psychology. The basis has been mentioned in terms of concept
of value orientation, value orientation of students and young generation, expresses of value
orientation of students and young generation and factors affecting the value orientation of students.
Keywords: Psychological approach, value, value orientation, students.

1. Mở đầu tr 68]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ĐHGT là một
Định hướng giá trị (ĐHGT) là phương thức chủ thể trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân
sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người.
đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của Nó mang đậm nét tính xã hội - lịch sử chung của cộng
xu hướng, động cơ hoạt động” [1; tr 67]. Đó là hệ thống đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của
những giá trị được cá nhân nhận thức, trở thành niềm tin nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo,
và thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích địa phương khác nhau” [2; tr 37]. Nhấn mạnh vai trò của
trong cuộc sống. ĐHGT là cấu tạo tâm lí đặc trưng của ĐHGT trong việc điều chỉnh hành vi, tác giả Trần Trọng
nhân cách, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình Thuỷ cho rằng: “ĐHGT là các giá trị đã được con người
thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là thanh niên - sinh sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu
viên (TN-SV) - nhóm xã hội đặc thù, là nguồn lực to lớn chuẩn của hành vi” [3; tr 11]. Tác giả Lê Đức Phúc quan
của xã hội, sẽ góp phần quyết định sự tiến bộ của xã hội niệm: “ĐHGT là thái độ lựa chọn của con người đối với
hiện nay, xây dựng lí tưởng, niềm tin cách mạng, hình các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế,
thành đạo đức lối sống, thúc đẩy động cơ lập thân, lập niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con
nghiệp, hình thành ý thức và trách nhiệm công dân... Bên người. Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và
cạnh đó, đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới mạnh đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác
mẽ và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhau” [4; tr 71].
nhanh chóng ở Việt Nam, nhiều giá trị xã hội đang bị ảnh Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về
hưởng mạnh bởi xu thế toàn cầu hóa, trong đó có sự đan ĐHGT, song các tác giả đều có sự thống nhất ở các điểm
xen giữa những giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại cơ bản sau đây:
cả tích cực và không ít tiêu cực tạo nên cuộc đấu tranh - ĐHGT là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân
trong quá trình tiếp nhận và hình thành ĐHGT của mỗi cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức,
TN-SV nói riêng cũng như trong cộng đồng. bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài,
Bài viết đề cập lí luận về ĐHGT của TN-SV dưới góc giúp cá nhân có thể tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết
độ Tâm lí học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề này thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất.
trong thực tiễn. Bởi vì ĐHGT được hình thành thông qua quá trình cá
2. Nội dung nghiên cứu nhân gia nhập các quan hệ xã hội, hoạt động sống cơ bản
2.1. Định hướng giá trị và là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị có
2.1.1. Khái niệm ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm.
ĐHGT là một trong những khái niệm của Tâm lí học, - Quá trình ĐHGT bao giờ cũng chứa đựng các yếu
là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc bên trong của nhân tố nhận thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm),
cách, được củng cố bởi kinh nghiệm sống cá nhân và tập cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát
hợp những trải nghiệm của cá nhân, giúp họ phân biệt triển nhân cách.
cái có ý nghĩa, cái bản chất với cái vô nghĩa, cái không - ĐHGT là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định
bản chất. lối sống cá nhân; tập hợp các giá trị đang tồn tại tạo nên
Theo I. T. Levukin: “ĐHGT là việc đánh giá các khả nét đặc biệt của ý thức, bảo đảm tính kiên định của nhân
năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và cách. Sự kế thừa hành vi và hoạt động theo phương thức
phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” [1; xác định chúng biểu thị ở nhu cầu và hứng thú, là nhân

21
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26

tố quan trọng nhất điều chỉnh và quyết định hệ động cơ hạn của tuổi thanh niên trong đời sống con người. Nhóm
của nhân cách. các tác giả Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2005)
Như vậy, theo chúng tôi: ĐHGT là thái độ lựa chọn và nhóm tác giả Dương Diệu Hoa, Nguyễn Ánh Tuyết,
của cá nhân hay của nhóm xã hội vào hệ thống giá trị Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2008) cho rằng
này hay giá trị khác trên cơ sở hệ thống giá trị đó được tuổi thanh niên chia thành hai thời kì: Tuổi đầu thanh niên
nhận thức, hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết hoặc học sinh trung học phổ thông - từ 15-18 tuổi và tuổi
định hành vi lựa chọn của họ. TN-SV - từ 18, 19- 25 tuổi [1], [5], [6] .
- Có nhiều cách để phân loại ĐHGT, cụ thể: Bên cạnh đó, khái niệm “sinh viên” cũng được hiểu
+ Căn cứ vào đối tượng định hướng, có thể phân chia rất thống nhất. Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là
thành: ĐHGT vật chất và ĐHGT tinh thần. người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học [7; tr
71]; Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người
+ Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những
đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục
giá trị mà con người đang theo đuổi, có thể phân chia
đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương
thành: ĐHGT tích cực và ĐHGT tiêu cực.
trình đào tạo đại học [8].
+ Căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay ý nghĩa cá nhân của
giá trị, có thể phân chia thành: ĐHGT xã hội và ĐHGT Từ những quan điểm trên, chúng tôi thống nhất khái
cá nhân. niệm TN-SV là những công dân có độ tuổi từ 18-25 đang
học tập ở bậc đại học, cao đẳng.
2.1.2. Vai trò của định hướng giá trị với sự phát triển
nhân cách TN-SV có những đặc điểm cơ bản sau: - Những
Đối với việc hình thành nhân cách con người mới, người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học
ĐHGT có vai trò như sau: hoặc trung cấp chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp
xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị
- ĐHGT là cơ sở hình thành lí tưởng, niềm tin cách nghề nghiệp chuyên môn tại các trường đại học, cao
mạng. Trong giai đoạn hiện nay, sự biến đổi nền kinh tế đẳng; - Là lớp người năng động, nhạy cảm và sẵn sàng
thị trường và những biến động kinh tế chính trị phức tạp tiếp thu cái mới; - Là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các
nên con người nói chung, TN-SV nói riêng cần phải có thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo,
những nhận thức và chính kiến về những vấn đề như tình là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại
hình đất nước, xác lập lí tưởng, niềm tin của cuộc sống. bộ phận sinh viên sẽ trở thành người trí thức của đất
Do đó, việc chỉ ra ĐHGT của TN-SV là một việc làm rất nước; - Do đặc điểm lứa tuổi, TN-SV là lớp người đang
cần thiết. hình thành và khẳng định nhân cách, còn thiếu kinh
- ĐHGT là chỉ tiêu của đạo đức, lối sống, quyết định nghiệm sống, có xu hướng chung là tính tích cực chính
những phẩm chất cá nhân như: tính mục đích, tính tư trị - xã hội, tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định
tưởng, sự nỗ lực ý chí, tính tích cực của nhân sinh quan. phát triển khá cao; - Đối với xã hội, TN-SV là một nhóm
- ĐHGT đối với thái độ lao động lập thân, lập nghiệp xã hội được quan tâm. So với thanh niên đang đi làm (có
là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tạo thành lí thu nhập) thì TN-SV là một nhóm xã hội trong phạm vi
tưởng, niềm tin của TN-SV hiện nay. nhất định được xã hội hoặc gia đình bảo trợ trong quá
- ĐHGT là cơ sở hình thành ý thức trách nhiệm và trình học tập.
nhân cách công dân. ĐHGT có vai trò định hướng nhân 2.2.1.2. Một số đặc điểm tâm lí cơ bản của thanh niên -
cách theo xu thế phát triển của xã hội mới, góp phần hình sinh viên
thành ý thức công dân và nhân cách con người mới trên
- Hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ. Hoạt
cơ sở các chuẩn mực của nền kinh tế thị trường định
động nhận thức của TN-SV là đi sâu tìm hiểu những môn
hướng xã hội chủ nghĩa.
học, những chuyên ngành khoa học cụ thể để nắm được
2.2. Định hướng giá trị của thanh niên - sinh viên nội dung, phương pháp, quy luật của các môn khoa học
2.2.1. Những đặc điểm tâm lí cơ bản của thanh niên - khác nhau với mục đích trở thành những chuyên gia ở
sinh viên những lĩnh vực nhất định. Nét đặc trưng trong hoạt động
2.2.1.1. Khái niệm “thanh niên - sinh viên” nhận thức là có thể hoạt động trí tuệ tập trung, tư duy độc
Thanh niên thường được xem như một nhóm xã hội lập với nhiều thao tác như phân tích, tổng hợp, khái quát
lứa tuổi hoặc một “lát cắt chu kì sống” của con người hoá, trừu tượng hoá..
(tuổi thanh xuân) hoặc một tiềm năng, một đội ngũ dự bị, Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi TN-SV được đặc trưng
một tương lai hay hiện tại của đất nước. Một vấn đề bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ như tính nhạy bén, khả
thường được đặt ra khi xem xét vấn đề thanh niên là giới năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượng của

22
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26

cảm tính nhờ vào kinh nghiệm đã có và những tri thức trị xã hội, trên cơ sở hệ thống giá trị đó được nhận thức,
khoa học tiếp thu trong quá trình học đại học. hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết định hành vi
- Đặc điểm tự ý thức của TN-SV. Một trong những lựa chọn của họ.
đặc điểm tâm lí quan trọng nhất ở tuổi TN-SV là sự phát Một cá nhân cụ thể tham gia vào các quá trình xã hội
triển tự ý thức. Tự ý thức của TN-SV được hình thành khác nhau như thế nào, phụ thuộc vào xu hướng nhân
trong quá trình xã hội hoá và liên quan đến tính tích cực cách - xu thế này được tạo ra trong quá trình phát triển
nhận thức của sinh viên; giúp cho sinh viên có những nhân cách trong hệ thống các quan hệ xã hội. Thông qua
hiểu biết và thái độ đối với bản thân mình để chủ động các chức năng xã hội hoá, cùng với tác nhân xã hội hoá,
hướng nhân cách theo các yêu cầu của xã hội. nhân cách TN-SV đang trong quá trình phát triển và hoàn
Trong quá trình học ở trường đại học, việc xây dựng thiện. Việc xem xét ĐHGT như là một trong những thành
tương lai của TN-SV có ảnh hưởng đến tự ý thức của họ. phần quan trọng của nhân cách và ĐHGT là biểu tượng
Mức độ tính tích cực của tự ý thức ở sinh viên phụ thuộc về những mục đích chủ yếu của cuộc đời, thể hiện trong
vào thời hạn đạt tới mục đích được vạch ra. Những sinh hoạt động thực tế, cho phép chúng ta nắm bắt được nhiều
viên có kế hoạch lâu dài trong cuộc sống thường biểu hướng phát triển nhân cách cũng như tình trạng chung của
hiện tích cực tự nhận thức trong hoạt động. Thực tế cho TN-SV hiện nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với
thấy, những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ sự nghiệp GD-ĐT thế hệ trẻ nói chung và TN-SV nói
động tích cực trong việc tự giáo dục, giao tiếp hướng vào riêng. Từ xu hướng hình thành và phát triển của TN-SV,
bạn bè, hướng vào các nguyên tắc hoạt động, tìm tòi chúng tôi nghiên cứu ĐHGT trên những biểu hiện chung
những tri thức mới, tích cực hoạt động nhận thức; ngược nhất quy định sự tồn tại của nhân cách, các biểu hiện đó
lại, những sinh viên có kết quả học tập thấp thường tự tập trung ở 3 lĩnh vực, đó là: 1) ĐHGT của TN-SV về mục
đánh giá cao về bản thân, bị động trong việc tự giáo dục. đích, ý nghĩa của cuộc sống (lí tưởng sống); 2) ĐHGT của
TN-SV về hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học (hoạt
- Xu hướng phát triển nhân cách của TN-SV. Trên động chủ đạo); 3) ĐHGT của TN-SV về mối quan hệ giữa
quan điểm tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, sự phát con người với con người (hoạt động giao tiếp).
triển nhân cách TN-SV trong quá trình học tập ở đại học,
Xét về ý nghĩa, thông qua các biểu hiện của TN-SV:
được diễn ra theo các hướng cơ bản sau: + Niềm tin, xu
Ở lĩnh vực 1, có thể xác định được lí tưởng, chiều hướng
hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết của người
và động cơ phấn đấu của TN-SV; Ở lĩnh vực 2, có thể
chuyên gia tương lai được hình thành, củng cố và phát
xác định được mức độ tập trung, sự nỗ lực, hành động ý
triển; + Mức độ kì vọng đối với nghề nghiệp tương lai
chí cũng như sự mong đợi những kết quả đạt được của
của TN-SV được tăng lên ở mức cao hơn; + Các quá trình
việc học tập, nghiên cứu khoa học với tư cách làm hoạt
tâm lí, đặc biệt là quá trình nhận thức được phát triển và
động chủ đạo của TN-SV; Ở lĩnh vực 3, có thể xác định
có tính nghề nghiệp; + Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách
được các giá trị chủ đạo trong đời sống hằng ngày TN-
nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá tính và lập trường
SV hướng tới.
sống được bộc lộ rõ nét; + Sự trưởng thành về mặt xã hội,
đạo đức, khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng Xét về quan hệ, lĩnh vực 1 được xem xét trên phương
cao; + Hình thành những phẩm chất nghề nghiệp và tính diện mục đích sống của cá nhân. Mục đích là biểu tượng
sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp tương lai được lí tưởng về kết quả tương lai của hoạt động, là quan điểm
củng cố. riêng về tương lai của cá nhân, đóng vai trò như là tác
nhân liên kết chung của tất cả những mục đích riêng gắn
Từ xu hướng hình thành và phát triển của TN-SV liền các hoạt động cụ thể. Chính vì vậy, mục đích sống
trong quá trình học tập ở đại học, các hoạt động của TN- có ý nghĩa lớn, quy định chiều hướng phát triển và
SV tập trung ở ba lĩnh vực: mục đích, ý nghĩa của cuộc phương thức tồn tại của nhân cách. Lĩnh vực 2 và 3 được
sống (lí tưởng sống); hoạt động học tập, nghiên cứu khoa nhìn nhận là những phương diện để đạt tới mục đích
học (hoạt động chủ đạo); mối quan hệ giữa con người với sống. Về ý nghĩa, đây là những hoạt động (hoạt động có
con người (hoạt động giao tiếp). Trong bài viết, chúng tôi đối tượng) và quan hệ (giao tiếp) đặc trưng có vai trò
tiếp cận nghiên cứu ĐHGT của TN-SV ở ba lĩnh vực này. quyết định trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
2.2.2. Khái niệm “định hướng giá trị của thanh niên - Xét về tổng thể, các lĩnh vực trên được nhìn nhận trên
sinh viên” phương diện mục đích và được xem như là những thành
Từ khái niệm ĐHGT, khái niệm TN-SV, chúng tôi phần định rõ đặc tính của xu hướng và nội dung tính tích
hiểu: ĐHGT của TN-SV là thái độ lựa chọn của một cá cực của nhân cách. Chúng quy định sự hình thành và phát
nhân hay nhóm TN-SV vào những giá trị này hay giá trị triển nhân cách, trên cơ sở cá nhân tham gia một cách
khác, phù hợp với những biến đổi của hệ thống các giá tích cực vào các quá trình xã hội và hệ thống các quan hệ

23
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26

xã hội khác nhau. Đồng thời, toàn bộ các quá trình và hệ sống. Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu ở đây là hành
thống các mối quan hệ xã hội này là quan hệ nền tảng, động lựa chọn xác định mục đích, các biểu hiện xác định
quy định sự hình thành và phát triển các nhu cầu, động giá trị trong học tập, nghiên cứu khoa học và quan hệ giao
cơ, mục đích sống, tình cảm, năng lực... của cá nhân. tiếp ứng xử.
Từ mỗi lĩnh vực trên đây, chúng tôi nghiên cứu dựa trên Khi nghiên cứu hành động để nhận định về ĐHGT,
các mặt biểu hiện gồm: nhận thức, thái độ và hành động: người ta có thể xem xét ở các cấp độ khác nhau. Tùy từng
- Về nhận thức: cấp độ mà mức độ ĐHGT có được biểu hiện tập trung
Nghiên cứu mặt nhận thức trong ĐHGT của TN-SV hay không, có rõ nét và đóng vai trò cốt lõi trong xu
chính là tìm hiểu xem cấp độ lĩnh hội và khả năng phân hướng của nhân cách hay không. Trong hành động, cấp
tích, lựa chọn các giá trị như thế nào; việc tiếp cận, lĩnh độ hành động ý chí là biểu hiện tập trung nhất. Khi TN-
hội các giá trị đó có thực sự phù hợp với thực tế khách SV đã xác định được các giá trị cần phải vươn tới, cần
quan và xu thế chung hay không. phải chiếm lĩnh để khẳng định giá trị bản thân; để thỏa
mãn khát khao, nguyện vọng, TN-SV phải nỗ lực vượt
Nhận thức của TN-SV về các giá trị được phản ánh ở bậc, huy động tất cả sức mạnh tinh thần, bằng mọi
các cấp độ khác nhau. Theo quy luật chung, nhận thức có phương pháp để đạt tới. Chỉ như vậy, ĐHGT mới được
thể ở cấp độ cảm tính hoặc lí tính. Ở cấp độ cảm tính, các khẳng định một cách rõ nét.
sự vật, hiện tượng mang giá trị được xem xét một cách
sơ bộ, thoáng qua không phản ánh đầy đủ các thuộc tính Như vậy, nghiên cứu ĐHGT cần xem xét đầy đủ trên
bản chất. Ở cấp độ này, trước sự tác động của sự vật, hiện ba mặt nhận thức, thái độ và hành động của nhân cách,
tượng, TN-SV nhìn nhận vấn đề một cách giản đơn, song trên thực tế, TN-SV là lứa tuổi đã trưởng thành về
không thấy được hết ý nghĩa, giá trị của chúng đối với nhận thức, cấu tạo tâm lí tương tối hoàn chỉnh, các khâu
bản thân và xã hội hoặc nhìn nhận vấn đề không đúng có nhận thức, thái độ và hành động có sự hòa trộn vào nhau.
thể dẫn đến kết luận vội vàng hoặc gán cho chúng những 2.2.3. Biểu hiện định hướng giá trị của thanh niên - sinh viên
giá trị không có thực. Ở cấp độ lí tính, các sự vật hiện 2.2.3.1. Định hướng giá trị biểu hiện trong mục đích
tượng được phản ánh đúng bản chất của nó. Ở cấp độ cuộc sống
này, TN-SV đã biết phân tích, lí giải, so sánh đối chiếu Mục đích cuộc sống của TN-SV được xem xét ở đây
và có sự tiếp thu một cách chọn lọc các giá trị cần thiết là sự mong đợi của họ về tương lai và những mưu cầu
và có thể thanh lọc các yếu tố không bản chất. trong cuộc sống. Chúng tôi tìm hiểu trên 3 biểu hiện:
- Về thái độ: nhận thức về mục đích cuộc sống; thái độ về sự xác định
Thái độ của con người trước một vấn đề nào đó đóng mục đích cuộc sống và những hành động tương ứng
vai trò quan trọng quy định nên nguyên tắc ứng xử của trong lựa chọn mục đích cuộc sống của sinh viên:
hành vi. Nghiên cứu mặt thái độ trong ĐHGT của TN- * Nhận thức về mục đích cuộc sống
SV chính là xem xét những biểu hiện về cảm xúc, tâm Để tìm hiểu nhận thức về mục đích cuộc sống của
tư, tình cảm đối với những giá trị mà TN-SV đã xác định TN-SV, chúng tôi đưa ra 5 mục đích chủ yếu [9]: được
và lựa chọn. Biểu hiện thái độ của TN-SV với các giá trị giàu sang; có địa vị xã hội; thành đạt trong nghề nghiệp;
đã lựa chọn được bộc lộ ở chỗ, khi họ đã xác định cho được làm việc theo sở thích; được phục vụ xã hội.
mình một giá trị nào đó, họ suy nghĩ về sự lựa chọn đó
* Thái độ đánh giá về ý nghĩa của cuộc sống
như thế nào.
Khi xem xét về thái độ đối với cuộc sống, chúng tôi
Thái độ biểu hiện với các giá trị xã hội rất đa dạng và
đi sâu tìm hiểu hai khía cạnh biểu hiện:
thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Cùng đứng trước một
vấn đề nào đó, có những TN-SV nhìn thấy giá trị của nó - Tự đánh giá về ý nghĩa cuộc sống hiện tại của TN-
chỉ ở mức chấp nhận được, hoặc có ưa thích nhưng cũng SV ở 5 biểu hiện: Cuộc sống của mình có giá trị, ý nghĩa;
không phải là quan trọng, song cũng có những sinh viên Sống ngày nào biết ngày đó; Cuộc sống không có ý
coi đó là niềm tin và lẽ sống của bản thân và luôn luôn nghĩa; Cuộc sống có ích cho xã hội; Không xác định
tâm huyết. được; Chỉ biết dựa vào bố mẹ, người thân.
- Về hành động: - Mức độ hài lòng đối với cuộc sống hiện tại của TN-SV.
Nghiên cứu biểu hiện hành động trong ĐHGT của * Mức độ quan trọng của các giá trị trong mục đích
sinh viên chính là xem xét những phương thức ứng xử cuộc sống
thông qua hành động của TN-SV trước những vấn đề cụ Thông qua việc xác định và lựa chọn các giá trị trong
thể. Biểu hiện tập trung nhất chính là những hành động mục đích cuộc sống của TN-SV sẽ góp phần chỉ ra
mang ý nghĩa phản ánh sự lựa chọn các giá trị trong cuộc ĐHGT của thanh niên về mục đích cuộc sống. Căn cứ

24
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26

vào mức độ xác định quan trọng hay không quan trọng gia đình [9], do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá ĐHGT
của 13 giá trị trong mục đích của cuộc sống cơ bản của của TN-SV biểu hiện trong mối quan hệ con người với
TN-SV [9], chúng ta có thể đánh giá được xu hướng biểu con người của TN-SV ở cả ba mặt nhận thức, thái độ và
hiện của họ đối với các giá trị: Sức khoẻ; Học vấn và tri lựa chọn hành vi của họ đối với các giá trị của ba mối
thức; Việc làm và nghề nghiệp; Quan hệ xã hội; Quyền quan hệ này. Cụ thể:
tự do cá nhân; Giàu sang, danh vọng; Danh dự và nhân * Biểu hiện trong tình bạn
phẩm; Có vai trò xã hội Xây dựng lòng nhân ái; Xây Trong tình bạn của TN-SV có rất nhiều giá trị, song
dựng tình đoàn kết cộng đồng; Có lí tưởng và hoài bão; chúng tôi chỉ lựa chọn một vài tham số mang ý nghĩa
Có niềm tin, ý chí, nghị lực; Biết cách sống. tượng trưng cho các sắc thái quan hệ tình bạn để đánh giá
2.2.3.2. Định hướng giá trị biểu hiện trong học tập, xu hướng của nó: Hào phóng; Giúp đỡ; Chia sẻ; Niềm tin.
nghiên cứu khoa học * Biểu hiện trong tình yêu
Hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học là hoạt động Trong tình yêu của TN-SV có rất nhiều giá trị, chúng
chủ đạo, chiếm phần lớn thời gian và tâm sức của TNSN. tôi lựa chọn các giá trị mang tính chất biểu hiện tập trung
Thông qua việc lựa chọn những giá trị trong học tập và nhất: Chân thành; Hoà hợp; Yêu thương; Chung thuỷ;
nghiên cứu khoa học, có thể đánh giá được ĐHGT của Tôn trọng.
TN-SV. Chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu ĐHGT trong
* Biểu hiện trong gia đình
hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học ở 3 góc độ:
Chúng tôi lựa chọn các giá trị mang nghĩa chung nhất
- Nhận thức về mục đích học tập, nghiên cứu khoa học
hiểu hiện trong gia đình: Bao dung; Bình đẳng; Trách
Để đánh giá nhận thức về mục đích của học tập, nhiệm; Bảo vệ; Tôn vinh; Văn hoá hạnh phúc.
nghiên cứu khoa học, chúng tôi tập trung vào lí do vào
2.2.4. Các yếu tố chi phối định hướng giá trị của thanh
đại học của sinh viên [9]: Để sau này có việc làm; Muốn
niên - sinh viên
khẳng định mình; Muốn học tập để có tri thức; Vì xu
hướng của xã hội; Vì ý muốn của cha mẹ; Để thành đạt 2.2.4.1. Các giá trị dân tộc truyền thống
trong cuộc sống. Trong di sản phong phú các giá trị truyền thống Việt
- Mức độ hài lòng đối với ngành nghề đang theo học Nam, có các giá trị sau đây tồn tại một cách bền vững và
tham gia vào hệ thống các chuẩn giá trị của xã hội ta ngày
Sự hài lòng hay không hài lòng đối với ngành nghề nay là: lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự cường dân tộc,
đang theo học chính là sự thể hiện thái độ đối với các sự tinh thần cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng
lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Có nhiều sinh viên nghĩa tình đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động,
trước khi thi đại học đã xác định rõ sở trường, năng lực sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong cuộc sống. Những
và lựa chọn được đúng đắn ngành học, tuy nhiên không phẩm chất tốt đẹp này là sản phẩm tích lũy từ lịch sử hàng
ít sinh viên chưa xác định rõ bản chất của ngành học nên nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chúng
khi bước vào thực tế sẽ có những thái độ khác nhau: Hài đã khẳng định được sức sống bền vững, vượt qua được
lòng; Phần nhiều hài lòng; Không hài lòng; Hoang mang, thử thách của thời gian để tham gia cấu thành diện mạo
dao động; Hiện tại chưa đánh giá được [9].
và bản sắc của con người Việt Nam hiện đại.
- ĐHGT về những phẩm chất tâm lí của chủ thể học 2.2.4.2. Hệ thống các giá trị cách mạng được hình thành
tập, nghiên cứu khoa học trong lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, đấu tranh
Chúng tôi đánh giá ĐHGT về những phẩm chất tâm thống nhất nước nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội
lí của chủ thể học tập, nghiên cứu khoa học của TN-SV Trong thời gian qua, đất nước ta có hàng loạt thay đổi
trên cơ sở họ xác định được ý nghĩa của những phẩm chất lớn và những biến động sâu sắc trên mọi bình diện chính
tâm lí của chủ thể học tập, nghiên cứu khoa học, những trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Từ cơ sở kinh tế là nền sản
tiêu chuẩn cần thiết của người học hiện nay [9]: Chuyên xuất nông nghiệp lạc hậu, chúng ta đã tiến hành sự nghiệp
môn giỏi; Năng động, đổi mới; Đạo đức nghề nghiệp; xây dựng chủ nghĩa xã hội với ba cuộc cách mạng về quan
Tính kỉ luật, tổ chức; Có kế hoạch trong công việc; Có hệ sản xuất, về khoa học - kĩ thuật và tư tưởng - văn hóa.
năng lực tổ chức; Khả năng làm việc nhóm; Tính tự chủ, Quá trình này đã tạo ra nhiều giá trị cao đẹp trong đạo
tự tin; Khả năng thích nghi nhanh; Khả năng đánh giá đức, lối sống của con người mới xã hội chủ nghĩa như:
hiệu quả; Nói đi đôi với làm. tinh thần sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, tinh thần làm chủ,
2.2.3.3. Định hướng giá trị biểu hiện trong mối quan hệ phong cách sống “mình vì mọi người”, “lo trước thiên hạ,
con người với con người vui sau thiên hạ”; tình đồng chí, đồng đội,... Những giá trị
Ba mối quan hệ đặc trưng của TN-SV chi phối phần tinh thần trong xã hội hiện đại đã được kết hợp hài hòa
lớn hoạt động giao tiếp của họ là: tình bạn, tình yêu và với những giá trị dân tộc truyền thống tạo nên nền móng

25
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26

vững chắc cho đạo đức, lối sống cách mạng của con người [3] Trần Trọng Thủy (1993). Giá trị, định hướng giá trị
Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. và nhân cách. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 7,
2.2.4.3. Quá trình đổi mới của đất nước, nhất là quá trình tr 11.
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay [4] Lê Đức Phúc (1992). Giá trị và định hướng giá trị.
Tác động dễ thấy nhất của quá trình đổi mới đến đạo Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 13, tr 71.
đức, lối sống của giới trẻ là đã hình thành những ĐHGT [5] Nguyễn Kế Hào (chủ biên) - Nguyễn Quang Uẩn
mới. Cùng với các chuẩn giá trị như lòng yêu nước, lí (2005). Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học
tưởng cộng sản, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng... vẫn sư phạm. NXB Đại học Sư phạm.
có vị trí cao trong thang giá trị Việt Nam thì một số giá [6] Dương Diệu Hoa (chủ biên) - Nguyễn Ánh Tuyết -
trị khác như dân chủ, sáng tạo, việc làm, thu nhập, gia Nguyễn Kế Hào - Phan Trọng Ngọ - Đỗ Thị Hạnh
đình, năng động làm giàu... vẫn luôn được khích lệ. Thái Phúc (2008). Giáo trình tâm lí học phát triển. NXB
độ đối với lao động đã chuyển biến tích cực theo hướng Đại học Sư phạm.
gắn với năng lực tự lập, sáng tạo, năng suất và hiệu quả. [7] Hiền Bùi (2001). Từ điển Giáo dục học. NXB Từ
Thái độ đối với nghề nghiệp cũng thay đổi, chuyển từ điển bách khoa.
việc trọng các nghề “bàn giấy”, công chức sang các nghề
sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao. [8] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục Đại học. NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật.
2.2.4.4. Quá trình “toàn cầu hóa” đang diễn ra mạnh mẽ
ở nhiều lĩnh vực [9] Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2006). Báo
cáo chuyên đề “Lối sống sinh viên - thực trạng và
Tuy nước ta mới bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế
giải pháp”.
quốc tế, nhưng có thể dễ dàng cảm nhận một số tác động
tiêu cực của “toàn cầu hóa” đối với đạo đức, lối sống của [10] Đào Thị Oanh (chủ biên) - Nguyễn Thanh Bình -
giới trẻ. Biểu hiện của tư tưởng “sùng ngoại”, tôn sùng chủ Đặng Xuân Hoài - Lê Đức Phúc - Trần Trọng Thủy
nghĩa tư bản, chạy theo lối sống của xã hội tiêu thụ, tuyệt - Nguyễn Huy Tú (2007). Vấn đề nhân cách trong
đối hóa giá trị vật chất, tiền bạc, văn hóa “lai căng”, tự ti tâm lí học hiện nay. NXB Giáo dục.
dân tộc, thậm chí phai nhạt ý thức giai cấp, niềm tin và lí [11] Hà Nhật Thăng (1998). Giáo dục hệ thống giá trị
tưởng cộng sản... đã xuất hiện một cách đáng báo động. đạo đức nhân văn. NXB Giáo dục.
Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải hình thành ở thanh niên [12] Đặng Vũ Cảnh Linh (2008). Một số chỉ báo về định
chủ nghĩa yêu nước chứa đựng nội dung mới, phù hợp. hướng giá trị của sinh viên các trường đại học hiện
3. Kết luận nay. Tạp chí Tâm lí học, số 1, tr 106-111.
TN-SV là những người đang học tại các trường đại
học hoặc cao đẳng, là lực lượng dự bị, kế tục của giới trí
thức. ĐHGT của TN-SV được hiểu là định hướng của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI...
một cá nhân hay nhóm TN-SV vào những giá trị này hay (Tiếp theo trang 20)
giá trị khác, phù hợp với nhiều hướng biến đổi của hệ
thống các giá trị xã hội, trong đó các hiện tượng vật chất [4] Orpinas, P. - Frankowski, R. (2001). The Aggression
hay tinh thần, có khả năng thoả mãn các nhu cầu và lợi Scale: A self-report measure of aggressive behavior
ích của họ. for young adolescents. The Journal of Early
ĐHGT của thanh niên được biểu hiện tập trung ở các Adolescence, Vol. 21(1), pp. 50-67.
lĩnh vực hoạt động đặc trưng của họ, đó là: việc xác định [5] Nguyễn Bá Đạt (2014). Phân tích đặc điểm tâm lí xã
mục đích, lí tưởng của cuộc sống; hoạt động học tập, hội của học sinh có hành vi bạo lực học đường. Kỉ
nghiên cứu khoa học; quan hệ giao tiếp đa dạng và biểu yếu hội thảo Khoa học toàn quốc “Sức khỏe tâm
hiện của chúng được thể hiện ở các cấp độ nhận thức, thần trong trường học”. NXB Đại học Quốc gia TP.
thái độ và hành động. Hồ Chí Minh, tr 421-435.
[6] Đinh Thị Kim Thoa - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trần
Tài liệu tham khảo Văn Tính (2009). Tâm lí học phát triển. NXB Đại
[1] Nguyễn Quang Uẩn (1995). Giá trị, định hướng giá học Quốc gia Hà Nội.
trị nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài KX-07-04. [7] Irvin Sam Schonfeld (2006). School violence. In:
[2] Phạm Minh Hạc (1994). Vấn đề con người trong E.K. Kelloway, J. Barling, - J.J. Hurrell (eds)
công cuộc đổi mới. Chương trình khoa học cấp Nhà Handbook of Workplace Violence. Thousand Oaks,
nước KX-07. CA: Sage Publications, pp. 169-229.

26

You might also like