You are on page 1of 101

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


------------------------------------

NGUYỄN THỊ LOAN

SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI


TẠI MỘT SỐ QUẬN HUYỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NGUYỄN THỊ LOAN

SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI


TẠI MỘT SỐ QUẬN HUYỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tâm lý học


Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Hoàng Mộc Lan

HÀ NỘI - 2014
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Loan


Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS.
Hoàng Mộc Lan – người đã tận tâm dìu dắt chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này. Đồng thời tôi cũng xin gửi cảm ơn tới PGS. TS. Lê Thị Bích Ngọc,
người tuy không trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi nhưng đã khuyến khích tôi rất
nhiều để tôi có thể hoàn thành đề tài này sớm hơn so với dự kiến của tôi.
Từ đáy lòng mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình thân yêu
của tôi, những người đã tạo điều kiện, thời gian cho tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn. Tôi cũng xin cảm ơn cả những người bạn học đã giúp đỡ, chăm sóc, khích lệ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn các ông, các bà cao tuổi – những người
đã đồng ý cho tôi thực hiện phỏng vấn để hoàn thành luận văn, cảm ơn họ đã trải
lòng với tôi, đã cho tôi những trải nghiệm sâu sắc và thật đặc biệt.
Học viên

Nguyễn Thị Loan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu về người cao tuổi và sức khỏe tinh thần của người cao
tuổi................................................................................................................................4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................. 4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước.................................................. 7
1.2. Khái niệm về người cao tuổi ..............................................................................13
1.2.1. người cao tuổi ......................................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi ............................................... 15
1.3. Biểu hiện sức khỏe tinh thần của người cao tuổi...............................................18
Tiểu kết chương ....................................................................................................... 24
Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 25
2.1. Nghiên cứu lí luận ..............................................................................................25
2.1.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 25
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................................25
2.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội ................................................... 25
2.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................... 26
2.3. Nghiên cứu thực tiễn .........................................................................................28
2.3.1. Phương pháp trắc nghiệm (Test) ............................................................ 28
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................. 34
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................... 35
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 35
2.3.5. Phương pháp xử lý thông tin nghiên cứu bằng thống kê toán học ......... 35
Tiểu kết chƣơng ...................................................................................................... 35
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TINH
THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI......................................................................... 36
3.1. Sự đau khổ tâm lý (cảm xúc tiêu cực) ...............................................................36
3.1.1. Dấu hiệu lo âu ........................................................................................ 36
3.1.2. Dấu hiệu trầm cảm ................................................................................. 39
3.1.3. Dấu hiệu mất kiểm soát hành vi/Cảm xúc .............................................. 42
3.2. Hạnh phúc nói chung (cảm xúc tích cực) ..........................................................45
3.2.1. Cảm xúc tích cực..................................................................................... 45
3.2.2. Các mối liên hệ xúc cảm ......................................................................... 48
3.2.3. Mãn nguyện với cuộc sống ..................................................................... 50
3.3. So sánh giá trị trung bình, bàn luận ...................................................................55
3.3.1. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực
với tuổi .............................................................................................................. 55
3.3.2. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực
với giới tính ....................................................................................................... 57
3.3.3. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực
với nghề nghiệp ................................................................................................. 58
3.3.4. So sánh giá trị trung bình giữa các chỉ số sức khỏe tinh thần với nhóm
chung sống ........................................................................................................ 59
Tiểu kết chƣơng ...................................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 67
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.

DSM-IV Diagnostic and Statistical Manual of Mental


Disorders - IV
Bản các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần của
Hội tâm thần Hoa Kỳ
ĐTB Điểm trung bình
ICD-10 International Statistical Classification of Diseases
and Related Health Problems - 10
Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan
đến sức khỏe phiên bản thứ 10
KMO Kaiser-Meyer-Olkin
Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân
tích nhân tố
MDI Thang thống kê suy thoái sức khỏe tinh thần
MHI Mental Health Inventory
Thang đo sức khỏe tinh thần
MSQLI Multiple Sclerosis Quality of Life Inventory
Thang đo chất lượng cuộc sống
NCT Người cao tuổi
RAND RAND - Một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại
Santa Monica, California.
SL Số lượng
WHO World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
Danh mục các bảng

Bảng 3.1 Dấu hiệu lo âu ở người cao tuổi


Bảng 3.2 Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi
Bảng 3.3 Dấu hiệu mất kiểm soát hành vi/cảm xúc ở người cao tuổi
Bảng 3.4 Cảm xúc tích cực ở người cao tuổi
Bảng 3.5 Các mối liên hệ xúc cảm ở người cao tuổi
Bảng 3.6 Mãn nguyện với cuộc sống ở người cao tuổi

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Biểu đồ 3.1 Tổng quát về thang lo âu của người cao tuổi


Biểu đồ 3.2 Tổng quát về các mức độ trầm cảm ở người cao tuổi
Tổng quát về mức độ mất kiểm soát hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của
Biểu đồ 3.3
người cao tuổi
Biểu đồ 3.4 Tổng quát về các mức độ cảm xúc tích cực ở người cao tuổi
Biểu đồ 3.5 Tổng quát về thang chia các mối liên hệ xúc cảm của người cao tuổi

Biều đồ 3.6 Biều đồ 3.6: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu
cực với tuổi
Biều đồ 3.7 Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với giới tính
Biều đồ 3.8 Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với nghề nghiệp
Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với
Biều đồ 3.9
nhóm chung sống
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Liên hiệp quốc thì năm 2000 cả thế giới có 600 triệu
người cao tuổi (NCT). Ở các nước phát triển, cứ 6 người dân thì có 1 người trên 65
tuổi. Tính toán thống kê cho thấy số ng NCT ở các nước đang phát triển sẽ tăng gấp
đôi trong vòng 25 năm tới, đạt 850 triệu người vào năm 2025, chiếm 12% tổng dân
số các nước và đến năm 2050 NCT sẽ tăng lên 2 tỷ người.
Trong mối quan hệ giữa dân số và con người thì vấn đề già hóa dân số là
một vấn đề đáng kể của một đất nước. Tuổi thọ của con người ngày càng cao chứng
tỏ điều kiện sống của họ an toàn hơn, thu nhập khá hơn, dinh dưỡng đầy đủ hơn và
hệ thống y tế chăm sóc con người được cải thiện hơn, tỷ suất sinh và tử đều giảm.
Tuy nhiên, vấn đề già hóa dân số nhanh lại tác động đến nhiều khía cạnh của đời
sống, sinh hoạt con người, ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội, trong đó quan
trọng nhất là việc chăm sóc sức khỏe cho NCT; ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế,
tiết kiệm và đầu tư của đất nước.
NCT là một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm sống. NCT Việt Nam góp phần
quan trọng trong việc khuyên dạy con cháu, dòng họ, giúp nhiều người áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến
tài, phát triển các hình thức hoạt động giáo dục, y tế ... cho đất nước.
Bên cạnh ưu điểm này, NCT bị suy yếu các chức năng cơ thể. Khả năng
nghe nhìn kém, gân cốt suy nhược khiến việc ngồi, đi đứng khó khăn; phản ứng
chậm làm cho thân thể mất thăng bằng, dễ bị té ngã; mất trí nhớ tạm thời trong ngắn
hạn, giảm tốc độ trong học tập và thường mắc một số bệnh về hô hấp, tim mạch,
tiểu đường, tai biến mạch máu não, Parkinson, phong thấp, cao huyết áp (trung bình
có từ 3-4 bệnh). NCT có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân
cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật
chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của NCT là trách nhiệm của gia đình,
Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý, truyền thống của dân
tộc ta. Chăm sóc sức khoẻ cho NCT là một việc làm cần thiết và thường xuyên.

1
Rất nhiều nước trên thế giới đưa NCT trở thành đối tượng quan tâm đặc biệt
và NCT được chăm sóc chu đáo và được hưởng nhiều phúc lợi xã hội. Đặc biệt có
rất nhiều nghiên cứu về những vấn đề của NCT, trong đó có những nghiên cứu về
sức khỏe tinh thần của NCT. Từ đó có những đề xuất làm cải thiện sức khỏe tinh
thần cho người NCT, để họ có cuộc sống tốt đẹp nhất.
Ở Việt Nam những nghiên cứu về vấn đề tâm lý của NCT, đặc biệt là vấn đề
sức khỏe tinh thần của NCT còn rất ít và thiếu hệ thống. Xuất phát từ lý do trên
chúng tôi lựa chọn vấn đề: “ Sức khỏe tinh thần của NCT tại một số quận, huyện
thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tinh thần của NCT nhằm chỉ ra đặc trưng
sức khỏe tinh thần của NCT. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào
việc chăm sóc nâng cao sức khỏe tinh thần cho NCT, giúp NCT có một cuộc sống
tốt đẹp hơn.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sức khỏe tinh thần của NCT.
- Khách thể nghiên cứu: 173 Người cao tuổi từ từ 60 - 80 tuổi, bao gồm: 91
nữ, 82 nam, từ 60- 65 tuổi là 73 người , từ 66- 74 tuổi là 55 người, trên 75 tuổi là 49
người.
4. Giả thuyết khoa học
Tình trạng sức khỏe tinh thần chung của người cao tuổi tại một số quận
huyện thành phố Hà Nội ở mức độ khá tốt, tinh thần tích cực nhiều hơn tinh thần
tiêu cực. Một số yếu tố như điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, sức khỏe thể chất... có
tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của NCT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về sức khỏe tinh thần của người cao tuổi
- Khảo sát thực trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi
- Dựa trên kết quả khảo sát, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần vào
việc chăm sóc nâng cao sức khỏe tinh thần cho NCT .

2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về khách thể: Đề tài nghiên cứu 173 NCT từ 60 – trên 75 tuổi có
trí nhớ và khả năng giao tiếp bình thường.
- Giới hạn về địa bàn: Một số quận, huyện trực thuộc thành phố Hà Nội
(Huyện Đan Phượng, Huyện Hoài Đức, quận Hai Bà Trưng, quận Từ Liêm)
- Giới hạn về thời gian: từ tháng 6/2012 đến tháng 06/2014
- Giới hạn về nội dung: sử dụng trắc nghiệm sức khỏe tinh thần MHI-38
nghiên cứu đặc trưng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trắc nghiệm sức khỏe tinh thần MHI-38
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về ngƣời cao tuổi và sức khỏe tinh thần của ngƣời cao tuổi
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1999 được Liên hiệp quốc chọn là năm quốc tế NCT. Trước đó đã có
một số nghiên cứu về người cao tuổi của các nhà xã hội học tại các nước phát triển
như: Mỹ, Thụy Điển ... Đây là những nước có tuổi thọ trung bình tăng cao và bản
thân người cao tuổi đã xuất hiện những vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Những kiến thức khoa học về tâm lý NCT bắt nguồn từ thời Hy lạp cổ đại
giới thiệu với người cao tuổi lối sống, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý như là
những biện pháp phòng ngừa chống lại sự lão hoá sớm.Trong thời kỳ phát triển của
tâm lý học (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
tự nhiên tạo điều kiện cho các thực nghiệm khoa học và một số lý luận về tâm lý
NCT được xây dựng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm xác định nguyên
nhân ban đầu của sự lão hoá nhằm tìm kiếm cách thức chủ yếu nhất để khắc phục
sự lão hoá, xây dựng các lý luận mới về sự lão hoá và cùng với đó là nghiên cứu
các khía cạnh tâm lý, xã hội và các chức năng của cơ thể đang lão hoá. Cùng với
những biến đổi nhân khẩu và xã hội cơ bản trong xã hội hiện đại sau chiến tranh thế
giới thứ hai đã xuất hiện lĩnh vực nghiên cứu mới được gọi là lão khoa xã hội và ra
đời bộ môn tâm lý học NCT ở một loạt các nước Tây Âu và Mỹ. Lĩnh vực này
không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành khoa học xã hội, mà
còn gắn liền với khía cạnh y- sinh học của sự lão hoá. Các công trình nghiên cứu
hiện đại về tâm lý NCT có thể liệt kê sau đây:
- Thuyết nghiên cứu sự thay đổi tâm lý khi nghỉ hưu
Nhà tâm lý học người Mỹ Ann Bowling (1998) đã thống kê ba thuyết chính
về sự lão hóa và nghiên cứu tâm lý của người về hưu. Đó là:
+ Thuyết khủng hoảng, đứt đoạn cho rằng lao động là điều kiện cơ bản của
sự hoà nhập xã hội và nghỉ hưu là mất sự hoà nhập đó. Đối với nhiều người, lao
động không những là nguồn sinh sống mà còn là một yếu tố mà dựa trên đó họ xây

4
dựng tình cảm về các giá trị tinh thần, về các giá trị tự khẳng định chính bản thân
mình.Đối với mỗi người, vai trò làm người lao động là cơ bản nhất sau đó mới đến
các vai trò xã hội khác như cha mẹ, hàng xóm, thành viên giải trí.Việc về hưu dẫn
đến tâm trạng dễ biến thành khủng hoảng với những biểu hiện như chán chường, lo
âu, bi quan, trầm cảm…tạo điều kiện cho một số rối loạn bệnh lý. Tỷ lệ tử vong
tăng rõ rệt vào lứa tuổi 65 lại càng làm cho nhiều người cho thuyết này là đúng.
+ Thuyết liên tục: cho rằng việc ngừng làm việc không nhất thiết dẫn đến sự
khủng hoảng tâm lý. Lao động không phải luôn dễ chịu và có tác dụng tốt với sức
khoẻ và trạng thái hài lòng với cuộc sống.Các tác giả của thuyết này đã chứng minh
là hoạt động giải trí cũng có thể đem lại cảm giác dễ chịu như mô tả đối với lao
động, nhất là khi hoạt động giải trí đó được tạo nên nhờ công của lao động chính
đáng mang lại. Hoạt động giải trí có đủ giá trị tinh thần để làm cầu nối giữa hoạt
động và đời sống lúc nghỉ hưu làm nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc nghỉ hưu
áp dụng cho toàn xã hội nên mỗi người đều có dịp làm quen với việc về hưu.Tình
trạng làm mất đi nhiều biểu hiện có tính đột ngột kể cả về tâm lý lẫn thời gian thực
hiện. Nghỉ hưu không nhất thiết dẫn đến sự khủng hoảng tâm lý và có ảnh hưởng
xấu đáng kể so với lúc đi làm.
+ Thuyết kiểm soát và thích nghi tiếp cận tâm lý - xã hội về tuổi già cho rằng
đối với NCT, việc kiểm soát sự lão hoá được coi là một trong những yếu tố thích
nghi quan trọng. Người cao tuổi thường bị tác động bởi việc mất đi khả năng kiểm
soát, có thể đi kèm với những mất mát thực tế liên quan đến đời sống tinh thần và
thể chất. Việc kiểm soát môi trường sống của mình thay đổi tuỳ theo đặc điểm, tuổi
tác của từng người và môi trường riêng của người đó. Một NCT biết kiểm soát sẽ
hiểu được rằng, hiển nhiên ở tuổi già, việc các cơ quan dần bị lão hoá là không thể
tránh được. Những chức năng tâm vận động sẽ vì thế mà suy giảm đi. Song cùng
với tuổi tác, những người thông thường sẽ ý thức được sự già đi này. Đồng thời, về
khía cạnh xã hội, việc người cao tuổi phải đối diện với sự nghỉ hưu cũng có một tác
động mạnh; trong gia đình thì con cái dần tách ra sống riêng, khiến cho họ thấy cô
đơn và vô dụng hơn bao giờ hết. Đó là khi mà biểu tượng của người cao tuổi về bản

5
thân trở nên rất tiêu cực. Trong trường hợp này, ngoài việc để cho người cao tuổi tự
kiểm soát sự lão hoá và cuộc sống của mình, những tác động từ xã hội, các phương
tiện thông tin đại chúng và cộng đồng là rất quan trọng trong việc mang đến cho
người cao tuổi cái nhìn tích cực về bản thân.Tuy nhiên, sự mất kiểm soát cũng có
thể xảy ra theo hướng đánh giá quá cao khả năng tự chủ của mình và tỏ ra muốn
điều khiển môi trường xung quanh, cả về mặt xã hội lẫn vật chất; theo cách này thì
những hậu quả đáng tiếc vẫn có thể xảy ra với người cao tuổi. Có thể nói rằng, mặt
trái của việc thích nghi thái quá, đó là khi NCT có ảo tưởng về những khả năng quá
mức của mình trong khi trên thực tế, ở lĩnh vực đó, họ chỉ còn là một cựu chuyên
gia. Việc “thành công” trải qua tuổi già, theo nghĩa đảm bảo rằng mình sống tốt và
có ích, dựa phần lớn vào khả năng mà kiểm soát được xã hội quanh mình và ý thức mà
họ có về xã hội đó
- Nghiên cứu về đời sống tình cảm của NCT
Trong cuốn sách “Tâm lý học NCT”, nhà tâm lý học người Nga
D.IA.Raigorodski ( 2004) đã cho rằng tình bạn ở tuổi già được gia tăng. Cảm giác
bị bỏ rơi có thể được bù trừ, bổ khuyết bằng sự tham gia quan hệ với bạn bè . Như
vậy, tình bạn ở tuổi già trở thành quan hệ tình cảm có ý nghĩa lớn đối với họ.
Năm 2000, nhà tâm lý học người Đức Martin Pinquart trong tạp chí “Tâm lý
và tuổi già”, đã làm thực nghiệm nghiên cứu “Tác động của trạng thái, mạng lưới
và năng lực kinh tế - xã hội đối với sự phồn thịnh khách quan trong cuộc sống của
người cao tuổi”. Một phân tích giả định và đưa ra kết luận như sau: NCT cảm thấy
được thỏa mãn và hạnh phúc hơn khi sống trong mối quan hệ bạn bè vì họ có cùng
nhóm tuổi và thường chia sẻ những đặc điểm , các kinh nghiệm và phong cách
sống. Hơn nữa, họ luôn là nguồn vui của nhau, thường xuyên giao lưu và cùng nhau
nghĩ về quá khứ tốt đẹp.
- Hôn nhân và vai trò của NCT trong gia đình
Công trình nghiên cứu của Martin Pinquart cho thấy NCT không thích sống
chung với con cái khi con cái đã trưởng thành. Họ xác định sống trong những hộ
gia đình tách biệt là một cách để duy trì sự độc lập, ủng hộ những tương tác tự

6
nguyện và tránh xung đột giữa các thế hệ trong gia đình. Trong nghiên cứu của các
nhà tâm lý học Mỹ có đề cập đến vấn đề ở tuổi già, phần lớn hôn nhân có nguồn
gốc là sự luyến tiếc, sự duy trì và sự gần gũi về tinh thần. Các cặp vợ chồng già
thường giúp đỡ lẫn nhau và họ hiểu rằng họ rất cần nhau. Chính vì vậy, ở tuổi này,
người cao tuổi ít ly hôn .
Năm 1998, trong tạp chí “Tâm lý và tuổi già”, ba tác giả Neal Krause,
Kersey Liang, Shengzu Gu đã nghiên cứu vấn đề “Sự căng thẳng tài chính, sự hỗ
trợ nhận được và các triệu chứng trầm cảm ở Trung Quốc”. Họ nhấn mạnh vai trò
quan trọng của NCT trong đời sống ở Trung Quốc đã có từ hàng nghìn năm nay.
NCT hầu như quyết định tất cả các vấn đề trong cuộc sống gia đình, họ được tôn
kính bởi những thành viên ít tuổi hơn trong gia đình, bởi vì gia đình được hình
thành theo con đường độc quyền, gia trưởng và người cao tuổi được coi là “trụ cột”
của gia đình.
Năm 1984, hai nhà tâm lý học người Nga M.IA.Xônhin và A.A. Dưxkin
trong tác phẩm “Người cao tuổi trong gia đình và xã hội” đã đề cao vai trò của NCT
trong gia đình trong việc chăm sóc và giúp đỡ con cháu và những hoạt động xã hội
của họ. Đó là những hình ảnh của những người về hưu hàng ngày làm mọi công
việc nội trợ trong nhà, chăm sóc cháu để giúp đỡ con cái, sử dụng thời gian rảnh rỗi
để đi dạo, xem ti vi, tham gia các hoạt động xã hội.
Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học người Mỹ Stephen Worehel và Wayne
Shebilsue cho thấy niềm hạnh phúc lứa đôi là điều rất quan trọng đối với các cặp vợ
chồng già. Những cặp vợ chồng già tìm thấy niềm hạnh phúc trong tình bạn gắn bó
giữa hai người, sự thể hiện cảm xúc thật đối với nhau và sự đảm bảo về kinh tế
cùng với những vấn đề khác. Trừ khi có các vấn đề về sức khỏe, còn bình thường
thì các cặp vợ chồng già vẫn có thể có quan hệ tình dục tới tuổi 80 hoặc hơn.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Ở các nước Phương Đông như Việt Nam, truyền thống ”kính lão đắc thọ”,
”Uống nước nhớ nguồn” thì người cao tuổi là vấn đề khá nhạy cảm. Vì vậy, ngay
trong tháng 1/1999 – tháng mở đầu của năm quốc tế NCT, đã có một hội thảo quốc

7
gia về NCT. Hội thảo này đã gây sự chú ý của chính phủ và đông đảo các nhà khoa
học. Trong những năm vừa qua, người cao tuổi đã và đang được nhiều nhà nghiên
cứu đi sâu tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần và vật chất của
người cao tuổi.
Vào năm 1977, chương trình nghiên cứu Y học tuổi già đã thực hiện một
cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe của NCT (trên mẫu gồm 13.399 người từ 60
tuổi trở lên) ở các tỉnh phía Bắc. Cuộc khảo sát cung cấp một bức tranh về sức khỏe
và bệnh tật của người cao tuổi ở miền Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn
trợ cấp hưu không đủ chi dùng, rất nhiều người nghỉ hưu mang tâm trạng bị bỏ rơi,
không được Nhà nước quan tâm đúng mức.
Năm 1993 các nhà y khoa và xã hội học đã tiến hành nghiên cứu định lượng
trên 196 khách thể là người nghỉ hưu tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu, người
cao tuổi ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những người thân, do đó họ nhận
được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy, người
nghỉ hưu có nhu cầu được người thân chăm sóc khi ốm đau là rất cao. Điều này cho
thấy vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống của người nghỉ hưu.
Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu cấp quốc gia về nhà ở, vào năm
1983, một nhóm nhà xã hội học đã tiến hành một khảo sát thực nghiệm về đời sống
người nghỉ hưu ở nội thành Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là 500 người nghỉ hưu ở bốn
phường nội thành Hà Nội (Kim Liên, Bùi Thị Xuân, Thượng Đình và Hàng Bạc).
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu việc tổ chức cuộc sống gia đình của người nghỉ
hưu vào các hoạt động của gia đình và xã hội tại nơi ở; sự biến đổi về địa vị và vai
trò của người nghỉ hưu trong gia đình và trong xã hội và những chính sách cần thiết
để vừa phát huy vốn kinh nghiệm và những năng lực phong phú của những người
nghỉ hưu tiếp tục phục vụ xã hội, vừa đảm bảo cho họ một cuộc sống đầy đủ ý
nghĩa lúc tuổi già. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người nghỉ hưu không thấy có
sự suy giảm uy tín đáng kể trong gia đình sau khi họ về hưu. Người nghỉ hưu vẫn
tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt xã
hội đáng kể giữa những người nghỉ hưu là công nhân, viên chức hay trí thức. Người

8
công nhân nghỉ hưu ít tập thể dục, thể thao, ít đọc sách báo, nghe đài, xem tivi hơn
so với viên chức, trí thức nghỉ hưu.Về mối quan hệ trong gia đình, một bộ phận lớn
người nghỉ hưu có tâm trạng không hài lòng với con cái sống chung trong gia đình,
lý do chủ yếu là do con cái ít quan tâm chăm sóc cha mẹ, thiếu tâm tình cởi mở với
cha mẹ, con cái cư xử không đúng gây xúc phạm đến cha mẹ. Đây chỉ là những lý do về
mặt tâm lý tác động của những yếu tố khác còn chưa được phân tích thỏa đáng.
Một khảo sát của Viện xã hội học (năm 1990) về đời sống của người nghỉ
hưu ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho thấy phần lớn các cụ nghỉ hưu đều băn
khoăn làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới, Làm gì để có thêm thu nhập...
Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ thường tìm những người có cũng sở thích, cảnh
ngộ gần giống nhau để giao tiếp.
Nghiên cứu của Lê Hà (1990) “Vài nét về đời sống tâm lý của người cao
tuổi” qua khảo sát đời sống của các cụ về hưu ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội cho
thấy khoảng 80% các cụ về hưu băn khoăn nhiều về vấn đề làm sao để dễ hòa nhập
với môi trường mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền kinh tế thị trường gây nhiều khó
khăn đối với các cụ già, nhất là các cụ già cô đơn. Người nghỉ hưu có nguyện vọng
được làm việc, được tiếp tục cống hiến cho xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả
năng của mình.
Năm 1991, Viện Xã hội học thực hiện một nghiên cứu về người cao tuổi ở
An Điền (Hải Hưng). Mục đích của nghiên cứu quan tâm đến các đặc trưng dân số
học và xã hội học của nhóm người cao tuổi (cấu trúc lớp tuổi và giới tính, trạng thái
sức khỏe và bệnh tật, địa vị kinh tế và nghề nghiệp, định hướng giá trị và tâm
trạng), vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng và xã hội, hệ thống an
sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của người cao tuổi.
Nghiên cứu cho thấy về tinh thần 40% các cụ cho rằng cuộc sống tinh thần sau khi
nghỉ hưu kém đi. Một số người nhất là những người có lương hưu cao, có chức vụ
khi tại chức, cảm thấy cuộc sống hưu trí cô đơn, buồn tẻ. Nghiên cứu cho thấy, vai
trò và vị thế của người cao tuổi trong cộng đồng và gia đình giảm đáng kể so với
trước đây.

9
Trong hai năm 1991 đến 1992 Viện Xã hội học đã triển khai đề tài “NCT và
an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống của người cao tuổi ở nông
thôn và thành thị nước ta từ góc độ xã hội học (lao động, thu nhập, hoàn cảnh kinh
tế, tình hình nhà ở và tiện nghi, vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc tham
gia công tác xã hội sau khi nghỉ hưu, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ
thống đó vào hoàn cảnh sống của người cao tuổi... ). Bài viết của Phùng Tố Hạnh
“Giao tiếp xã hội và gia đình ở NCT”được rút ra từ kết quả của đề tài trên cho thấy
giao tiếp của người nghỉ hưu chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ gia đình và bè
bạn – những nhóm phi chính thức hơn là những nhóm chính thức (các tổ chức xã
hội). Việc tham gia vào các tổ chức xã hội của người gia có xu hướng giảm, các
hình thức hoạt động nghèo nàn. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở nơi nào có sự hỗ trợ
của chính quyền địa phương thì ở đó số người cao tuổi tham gia các tổ chức xã hội
sẽ tăng.
Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc khảo
sát “NCT ở đồng bằng Sông Hồng” (trong đó có 16,63% người nghỉ hưu). Kết quả
nghiên cứu cho thấy, đời sống của người cao tuổi đã khá lên so với nửa đầu những
năm 90. Tuy nhiên do mức lương hưu và trợ cấp thấp không đủ sống nên nhiều
người nghỉ hưu phải đi làm thêm (55,7). Gần 1/3 số người nghỉ hưu được hỏi
(28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với người
nghỉ hưu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần được đặt lên hàng đầu
(80,3%) các cụ hưu trí, mất sức có nhu cầu này.Phần lớn người nghỉ hưu đều mong
muốn đóng góp sức mình để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội.
Nghiên cứu của Dương Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hoạt động xã hội
của NCT ở đồng bằng sông Hồng” rút ra từ kết quả cuộc nghiên cứu trên đã đề cập
đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội của NCT và qua đó đánh giá những yếu
tố tác động đến sự tham gia hoạt động xã hội của NCT ở vùng đồng bằng sông
Hồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ NCT tham gia vào các hoạt động xã hội ở các tổ chức
phi chính thức cao hơn rất nhiều so với các tổ chức chính thức. Các yếu tố như khu
vực cư trú; giới tính; độ tuổi; trình độ học vấn; nghề nghiệp; hoàn cảnh và điều kiện

10
sống, tình trạng sức khỏe...đều có ảnh hưởng đến giao tiếp của NCT. Cụ thể, NCT
ở khu vực đô thị thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ ở
nông thôn trong hầu hết các tổ chức chính thức như Đảng, Chính quyền, Hội thọ,
Hội Cựu chiến binh... Ngược lại, trong những hình thức tổ chức phi chính thức như
đám cưới, hỏi, đám tang, đám giỗ, lễ chùa, lễ mừng thọ và các hình thức giao tiếp
các hội tại cộng đồng như thăm hỏi hàng xóm, bạn bè... thì các cụ nông thôn lại có
tỷ lệ tham gia cao hơn các cụ ở đô thị. Các cụ ông thường tham gia vào các hoạt
động xã hội nhiều hơn các cụ bà. Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ có đời sống và
thu nhập cao thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có đời
sống và thu nhập thấp hơn. Các cụ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ tham gia các
hoạt động xã hội cao hơn các cụ có trình độ học vấn thấp, các cụ có tình trạng sức
khỏe kém.
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số người nghỉ hưu
cảm thấy cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20% cảm thấy có
cuộc sống nghèo nàn hơn so với trước. Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động xã hội
của NCT hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động
xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng, làng, xã còn rất nghèo nàn.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa NCT”,
trong đó có đề cập đến cuộc sống và hoạt động văn hóa tinh thần hàng ngày của
người cao tuổi, trong đó có đề cập đến đời sống tâm lý, tình cảm cũng như nhu cầu
của người nghỉ hưu ở đô thị hiện nay. Theo tác giả, NCT ở đô thị muốn cống hiến
nhiều cho xã hội và vẫn muốn khẳng định mình, song không gian đô thị mở với
nhịp sống công nghiệp và các mối quan hệ đúng thực sự bất lợi cho tuổi già vốn có
nhịp điệu sinh học chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm. Quan hệ láng giềng ở đô
thị bị thiếu hụt do đó giao tiếp của NCT cũng như người nghỉ hưu bị bó hẹp trong
phạm vi gia đình.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và Lê Trung Sơn (2003) về “Thực trạng
NCT và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc NCT ở Hà Tây” cho thấy NCT
ở Hà Tây thỏa mãn tinh thần chủ yếu là vui chơi cùng con cháu (81,4%). NCT ở

11
nông thôn sinh hoạt cùng con cháu thường xuyên hơn NCT ở thành thị (83,5% so với
77,4%). NCT ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan, du lịch, thể dục thể thao
và sinh hoạt đoàn thể một cách thường xuyên hơn nông thôn. Tỷ lệ các cụ ở thành thị
tham gia các hoạt động Đảng, chính quyền cao hơn ở nông thôn. Các cụ ông tham gia
nhiều hơn các cụ bà. Đa số các cụ (80,7%) đều hài lòng với sự chăm sóc của gia
đình, con cháu. [26, tr 30-36].
Nghiên cứu của PGS. TS Hoàng Mộc Lan (2006): “Động cơ tiếp tục hoạt
động lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội” được tiến hành trên 600 người về
hưu ở Hà Nội cho thấy hơn 50% người nghỉ hưu vẫn muốn tiếp tục duy trì lao động
nghề nghiệp do lương hưu thấp, thói quen làm việc và mong muốn giao tiếp với
mọi người trong cơ quan, cơ sở mà họ đã sống, gắn bó nhiều năm. Trong đề tài
nghiên cứu “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của người về hưu ở Hà Nội” của Hoàng
Mộc Lan đã đề cập đến sự thay đổi lớn của người về hưu: sức khoẻ suy giảm, quan
hệ xã hội thu hẹp, thu nhập giảm, nhờ cậy con cái, người khác chăm sóc, bạn hữu
thân cận qua đời,… Trạng thái này ảnh hưởng đến tinh thần người về hưu. Kết quả
nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra được đặc điểm sự chuẩn bị tâm lý nghỉ hưu, nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ, động cơ tiếp tục lao động và tham gia vào các hoạt động,
quan hệ giao tiếp trong gia đình, với bạn bè của người về hưu, đề xuất các hoạt
động trợ giúp tâm lý- xã hội cho người về hưu để góp phần nâng cao chất lượng đời
sống của họ
Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009):“NCT và các mô hình chăm sóc
NCT ở Việt Nam” được tiến hành tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố
Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng và hiệu quả hoạt động của các loại
hình dịch vụ chăm sóc NCT ở Việt Nam đã đề cập đến các mối quan hệ xã hội cũng
như quan hệ gia đình của NCT Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy về
quan hệ xã hội, NCT nghỉ hưu hiện nay thường xuyên tiếp cận với các phương tiện
thông tin đại chúng (trên 80% NCT thường xuyên đọc sách báo, xem tivi, nghe
đài). Đây là một hình thức duy trì sự giao tiếp với xã hội của đa số NCT hiện nay.
Có rất ít NCT tham gia các hình thức tham quan, du lịch, đi chơi với bạn bè…Có

12
một tỷ lệ khá cao NCT tham gia các câu lạc bộ hưu trí, NCT (60,6%) và trực tiếp
tham gia các công tác xã hội tại địa phương (51,3%). Các cụ ông có tỷ lệ tham gia
các hoạt động xã hội cao hơn nhiều lần so với các cụ bà. Trong khi đó, các cụ bà lại
thường đi sinh hoạt lễ chùa và nhà thờ nhiều hơn so với cụ ông. Về quan hệ gia
đình, tỷ lệ ý kiến của NCT cho rằng quan hệ gia đình hòa thuận giảm đi theo độ
tăng của tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những nhu cầu nổi lên
ở NCT hiện nay là nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu được giao tiếp với người
khác. Điều này phản ánh mong muốn được người khác chia sẻ, quan tâm, chăm sóc
ở NCT hiện nay.
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã tiến hành triển khai đề tài “Nghiên
cứu một số đặc trưng của NCT Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc NCT đang
áp dụng”. Thời gian triển khai đề tài trong hai năm, 2005-2006. Kết quả nghiên cứu
cho thấy Công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho NCT tại cộng
đồng còn ít, tại nhiều địa bàn khảo sát tình trạng NCT hoạt động đơn lẻ, tự phát là
phổ biến. Việc tổ chức các câu lạc bộ NCT, câu lạc bộ dưỡng sinh… sẽ đem lại cho
NCT sức khoẻ tốt hơn song hình thức này còn hạn chế và bị chi phối nhiều bởi kinh
phí hoạt động hạn hẹp và đối tượng tổ chức.
Như vậy, có thể nói rằng, các nghiên cứu nhằm đi sâu tìm hiểu các khía cạnh
tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của NCT còn ít được các nhà tâm lý học quan tâm. Ta
có thể thấy các công trình nghiên cứu của một số tác giả nói trên cũng có những
đóng góp là đã đưa ra được những kiểu hình chất lượng sống của NCT, đề cao
những phúc lợi xã hội để giúp cho NCT sống khỏe, sống vui, sống có ích cho gia
đình và xã hội nhưng chưa đề cập một cách cụ thể về sức khỏe tinh thần của NCT,
và chưa chỉ ra được trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần của NCT thì cộng
đồng cần phải làm gì để hỗ trợ NCT.
1.2. Khái niệm về ngƣời cao tuổi
1.2.1. Người cao tuổi
Từ thời Hypocrat, thủy tổ của y học, người ta đã chia đời sống con người ra
làm bảy thời kỳ tuổi tác là: Thơ ấu, thiếu niên, thanh niên, trưởng thành, trung niên,

13
nhiều tuổi, tuổi già.
Dưới góc độ tâm lý học, E.Erikson cho rằng: tuổi già là tuổi của sự toàn vẹn
của cái tôi hoặc sự tuyệt vọng, cảm giác về sự vô nghĩa, thất vọng.
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở
lên và sắp xếp các độ tuổi như sau:
+ Từ 60 – 74 tuổi: Người cao tuổi
+ Từ 75 – 90 tuổi: Người già
+ Từ trên 90 tuổi trở lên: Người sống lâu
Theo Luật người cao tuổi ban hành ngày 04/12/2009 tại Việt Nam, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2010 (thay cho Pháp lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL-
UBTVQH10) thì Người cao tuổi là những người có độ tuổi từ 60 trở lên.
Ở độ tuổi này , đă ̣c trưng cơ bản là sự thay đổ i cả về thể chấ t và tâm lý . Thể
chấ t xuấ t hiê ̣n sự suy giảm của các cơ quan chức năng thực thể , sức đề kháng , sự
lão hóa.... Lão hóa (tiếng Anh: Senescence, xuất phát từ senex nghĩa là “người cao
tuổi”, “tuổi già”) là trạng thái hay quá trình tạo nên sự già nua. Khái niệm người cao
tuổi và sự lão hóa, xét trong giới hạn qui luật tâm – sinh học về sự phát sinh diễn
biến của đời người, có thể coi đây là giai đoạn hóa già (thoái hóa) của cơ thể con
người, đặc biệt về hiện tượng sinh lý, tâm lý và xã hội. Về sinh học, có hiện tượng
tự phá hũy các gen (chết theo chương trình), hiện tượng mất gen kết thúc, hiện
tượng tổn thương các gốc tự do, tổn thương trong ty lạp thể, ... Về tâm lý , nhâ ̣n
thức, thái độ, suy nghi ̃, tình cảm, hành vi có sự thay đổi rõ rệt .Nhâ ̣n thức đã đi vào
tầ m sâu do sự tić h lũy các kinh nghiê ̣m trong quá trin
̀ h số ng. Thái độ, suy nghi ,̃ tình
cảm, hành vi phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ảnh hưởng của cuộc sống như sự nghỉ
hưu, sức khỏe giảm sút, bê ̣nh tâ ̣t…
Đảng và Nhà nước có chủ trương thống nhất trong việc phụng dưỡng, chăm
sóc người cao tuổi. Đây là một kho trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm đáng quý, có vai
trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở bất kì thời kì nào.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn khái niệm người
cao tuổi theo Luật người cao tuổi, ở đây người cao tuổi được hiểu như “người cao

14
tuổi" là những người có độ tuổi từ 60 tuổ i trở lên, có sự thay đổi theo chiều hướng
suy giảm về mặt thể chấ t và tâm lý do chi ̣u nhiề u ảnh hưởng của các điề u kiê ̣n , yế u
tố bên ngoài như sự nghỉ hưu, điề u kiê ̣n kinh tế , lố i số ng, văn hóa li ̣ch sử…
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý người cao tuổi và quá trình lão hoá
Đặc điểm sinh lý của NCT gắn liền với quá trình lão hoá. Quá trình lão hóa
là quá trình tạo nên tuổi già, hay quá trình trưởng thành và già nua về mặt sinh học.
Tuổi già thường kèm theo những biểu hiện giảm khả năng chống chọi với stress,
mất dần cân bằng nội môi, tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Một số nghiên cứu cho rằng
yếu tố di truyền và môi trường là nhân tố tác động đến quá trình lão hóa của con
người. Các gen chịu trách nhiệm 35% sự thay đổi khác nhau của tuổi thọ, các yếu tố
môi trường chiếm tới 65%.
1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý người cao tuổi - Những thay đổi của cơ thể trong
quá trình lão hoá
Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của cơ thể con người trước các
yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Điều đó cho
thấy, đặc điểm sinh lý hay những thay đổi của cơ thể trong quá trình lão hoá ở NCT
- Những thay đổi của cơ thể trong quá trình lão hoá, trước hết đó là sự thay
đổi diện mạo bề ngoài, như da nhăn, tóc bạc, lưng khòm, đi đứng chậm chạp, mọi
phản ứng đều chậm, …
- Ăn uống mất ngon vì tế bào vị giác trên lưỡi ngày một ít đi, miệng khô vì
tuyến nước bọt giảm bài tiết, thiếu hụt về dinh dưỡng.
- Mất cơ và giảm đậm độ của xương.
- Tế bào thần kinh bị huỷ diệt dần mà không được thay thế, lượng máu nuôi
dưỡng cho não giảm, suy nghỉ chậm chạp, rối loạn, nhầm lẫn.
- Thuỷ tinh thể của mắt cứng đục, võng mạc kém nhạy cảm với ánh sáng, thị
giác giảm khi nhìn sự vật ở gần hay trong bóng tối.
- Tai nghe nghễng ngãng, khó bắt được các âm thanh có tần số cao, kể cả
tiếng nói bình thường.

15
- Khứu giác kém, mũi khó phân biệt và tiếp nhận được mùi của thực phẩm, hoá chất.
- Nhịp tim chậm, lưu lượng máu qua tim giảm, cơ tim xơ cứng, dễ bị suy
tim, dễ bị ngất xỉu. Người cao tuổi dễ bị các bệnh lý tim mạch.
- Hơi thở ngắn, nhanh, dễ bị khó thở do lượng dưỡng khí trong máu giảm, dễ
mệt khi làm việc chân tay.
- Gan teo, thể tích gan nhỏ, lượng máu qua gan giảm, giảm hoạt động các
men oxy hóa, chức năng thanh lọc độc chất kém hữu hiệu. Do đó, thuốc chuyển hóa
qua gan chậm, tăng thời gian bán hủy các thuốc.
- Hệ thống miễn dịch yếu, sự sản xuất kháng thể bị trì trệ, cơ thể dễ bị nhiễm
khuẩn, bệnh tật dễ trầm trọng hơn..
- Đời sống tình dục suy giảm.
Ngoài các bệnh lý mạn tính từ các giai đoạn trước đó để lại, người cao tuổi
còn mắc thêm các bệnh khác, như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường,
tai biến mạch máu não, parkinson, Alzheimer, các bệnh về xương khớp, bệnh phổi,
phế quản, hoặc ung thư… Hậu quả của bệnh tật đã làm thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc
tâm lý và nhân cách của NCT.
Như vậy, các giả thuyết về quá trình lão hoá đã minh chứng cho đặc điểm
sinh lý và những thay đổi của cơ thể NCT, được coi như một qui luật tất yếu về sự
phát triển của người, vòng đời người, vòng đời cá thể
1.2.2.3. Đặc điểm tâm lý của NCT - Những biểu hiện của biến đổi tâm lý
trong quá trình lão hoá
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của NCT, các tác giả cho thấy tuổi già có những
biểu hiện tâm lý liên quan đến quá trình lão hóa.
- Sự chậm chạp về tâm lý vận động: một động tác nhưng mất nhiều thời
gian, sự lẫn lộn về thời gian, rối loạn trí nhớ: khó khăn trong việc tái hiện, có thể
nhớ được khi có sự gợi ý, có khi lú lẫn, do liên quan đến sự suy giảm ý thức và tập
trung chú ý.
- Về tư duy: suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng chậm, ý tưởng tự ti, tự cho mình
là thấp kém, nặng hơn có thể có hoang tưởng bị tội, bị hại, nghi bệnh,…

16
- Về tri giác: giảm tốc độ xử lý thông tin, có sự suy giảm về tri giác giác
quan (thao tác cấp cao) nên nhận thông tin chậm, đôi khi bị nhiễu.

- Khó tập trung chú ý hoặc chú ý giảm, cảm xúc dao động liên quan đến sự
lão hóa hệ viền, cấu tạo lưới. Những biến đổi tâm lý nặng có thể có lo âu, trầm cảm.
Những biểu hiện của lo âu rất đa dạng, phức tạp: cảm giác sợ hãi, lo lắng thái quá
về sức khoẻ của mình, lo lắng về tương lai, khó tập trung tư tưởng, dễ cáu, khó tính,
căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh
trống ngực. Những biểu hiện của trầm cảm ở người cao tuổi thường thấy là cảm
giác buồn phiền, chán nản, bi quan, mất hứng thú với những ham thích trước đây,
mất niềm tin vào tương lai, giảm nghị lực, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ, ăn
không ngon miệng, và họ có thể trở nên suy kiệt.

Như vậy, trong quá trình lão hóa, cùng với những thay đổi chức năng sinh lý
các hệ thống cơ quan trong cơ thể, các nghiên cứu cũng nhận thấy có những biến
đổi về tâm lý ở NCT. Bởi vậy, có thể nói ngoài các bệnh cơ thể mà người cao tuổi
dễ bị mắc, thì các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của họ. Các rối loạn tâm
lý ở NCT rất phong phú và đa dạng. Những biểu hiện thường thấy là từ cảm giác
khó chịu, lo lắng, đến các rối loạn thần kinh chức năng, như mệt mỏi, uể oải, đau
nhức, rối loạn giấc ngủ, lo âu, ám ảnh, nặng hơn có thể có các rối loạn loạn thần
như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn trí nhớ, rối loạn ý thức, rối loạn các năng lực
phán đoán suy luận,… như đã trình bày ở trên. Có thể nói, đây là giai đoạn có
nhiều biến đổi tâm lý đặc biệt ở NCT; và các rối loạn tâm lý đó có liên quan trước
hết đến các stress của việc thích nghi với hoàn cảnh sống mới, khi phải chuyển từ
giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu. Bởi vì, sau khi nghỉ hưu những
NCT phải trải qua hàng loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do thay đổi nếp sinh
hoạt, cũng như sự thu hẹp các mối quan hệ xã hội. Lúc này, ở họ xuất hiện tình
trạng khó thích nghi với giai đoạn nghỉ hưu, và dễ mắc “hội chứng về hưu”, với tâm
trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ nổi giận, cáu gắt. Do đó, họ trở nên sống
cô độc và cách ly xã hội.

17
Từ những nghiên cứu trên cho thấy đặc điểm tâm - sinh lý, và những thay
đổi của cơ thể, cũng như những biến đổi của tâm lý rất phong phú và đa dạng ở
NCT gắn liền với quá trình lão hoá, quá trình tạo nên tuổi già. Trong quá trình lão
hóa, ngoài phát hiện những thay đổi chức năng sinh lý các hệ thống cơ quan trong
cơ thể, người ta cũng nhận thấy những biến đổi về tâm lý nhiều mức độ khác nhau
ở NCT. Nghĩa là, ở người cao tuổi thường xuất hiện những rối loạn tâm thần đặc
trưng (như trình bày ở trên), cũng như các bệnh lý cơ thể thường gặp ở lứa tuổi này.
Từ đó, giúp cho chúng ta có cách nhìn tổng quan trong việc tiếp cận khám và điều
trị các rối loạn tâm – sinh lý NCT, nhằm đưa lại hiệu quả trong việc chăm sóc sức
khoẻ thể chất và tâm thần cho NCT trong cộng đồng.
1.3. Biểu hiện sức khỏe tinh thần của ngƣời cao tuổi
Chỉ trong 30 năm cuối vừa qua, tâm thần học đã phát triển những cách tiếp
cận kinh nghiệm đối với việc khái niệm hóa và lượng giá sức khỏe tinh thần tuyệt
đối. Nhiều mô hình sức khỏe tinh thần đã được xem xét. Giống như những thầy bói
mù xem voi, mỗi mô hình chỉ mô tả một vài khía cạnh về sức khỏe tinh thần.
Nghiên cứu xa hơn có thể bộc lộ sự đóng góp của mỗi cái. Các sách giáo khoa tâm
thần học chính gần đây cho thấy thực sự không có những thảo luận nghiêm túc nào
về sức khỏe tinh thần tuyệt đối. Một nghiên cứu điện tử của Psychological
Abstracts từ 1987 đưa ra kết quả có đến 57.800 bài viết về lo âu và 70.856 bài về
trầm cảm, nhưng chỉ có 5.701 bài đề cập đến sự thỏa mãn cuộc sống và 851 bài nói
đến sự vui thú.
Năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cho ra đời định nghĩa về sức
khỏe (Health) như sau: "Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh
thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương
tật" - Tiếng Anh: "Health" is a state of complete physical, mental, and social well-
being and not merely the absence of disease or infirmity"- nguồn wikipedia.
Trong hầu hết các ngôn ngữ, đặc biệt trong tiếng Anh khi gặp nhau câu cửa
miệng người ta thường hỏi câu đầu tiên "How are you?" nghĩa là "Anh/chị/ông/bà
có khỏe không?". Như vậy có thể thấy "sức khỏe" rất có tầm quan trọng. Nhưng

18
điều đáng bàn ở đây là: Tại sao mọi người gặp nhau trông thấy nhau đều khỏe mạnh
nhưng vẫn luôn phải hỏi nhau câu” "Anh/chị/ông/bà có khỏe không?". Phân tích kỹ
trong câu này ta có thể thấy trong sâu xa câu hỏi người ta không chỉ hỏi nhau về
vấn đề ốm đau bệnh tật mà còn muốn biết vấn đề khác bao gồm sức khỏe tinh thần
và các mối quan hệ xã hội khác của người được hỏi hiện nay thế nào.
Như vậy, một người trông có vẻ không ốm đau bệnh tật gì thì chưa chắc đã
là một người hoàn toàn khỏe mạnh theo đúng nghĩa. Tức là một người được coi là
khỏe mạnh theo nghĩa rộng cần thiết phải có đầy đủ 3 yếu tố: "Khỏe về thể chất,
khỏe về tinh thần và khỏe về mặt xã hội". Nếu thiếu một trong 3 yếu tố này thì sẽ
có một cuộc sống "không hoàn chỉnh". Xã hội hiện đại ngày nay con người cảm
thấy vật chất đầy đủ, như vậy mới chỉ đáp ứng được vấn đề khỏe về vật chất và
ngày nay người ta cho rằng sức khỏe về tinh thần và xã hội mới là điều quan trọng,
vì đó mới gọi là "chất lượng cuộc sống".
Một điều tất yếu là thể chất và tinh thần có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Khi thể chất có vấn đề, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu thì khó có thể nói tinh thần luôn vui
vẻ, an bình. Song ngược lại, trạng thái tinh thần bất ổn sẽ gây nên phiền muộn, lo
âu, căng thẳng... và tất sẽ ảnh hưởng đến thể chất, thậm chí có thể làm cơ thể suy
sụp, từ mạnh khỏe trở thành ốm yếu, từ ốm yếu ít trở nên ốm yếu nhiều hơn...
Trong một số tài liệu tâm lý học, sức khỏe tinh thần được dùng để chỉ sức khỏe tinh
thần. Một người có vấn đề về sức khỏe tinh thần tức là cảm thấy không thoải mái,
buồn, trầm cảm, đau đớn, mệt mỏi, các trạng thái tâm lý khác như bồn chồn, lo
lắng, giận giữ, bức xúc,... đều không có lợi cho sức khỏe. Các phương pháp luyện
tập tăng sức khỏe tinh thần như thiền, khí công, thái cực quyền, yoga, nhân điện
cũng giúp làm tăng cường sức khỏe tinh thần.
Triết học Phương Đông gọi đó là sự cân bằng giữa thân (Thể chất) và tâm
(Tâm thần). Sức khỏe tinh thần là trạng thái thoải mái về tinh thần có liên quan chặt
chẽ với sức khỏe thể chất và xã hội.
Chúng ta đều biết rằng, khi tuổi tác càng tăng cao, số tế bào thần kinh chết đi
càng nhiều, não bộ cũng teo nhỏ dần, khiến khả năng hoạt động tinh thần quý báu

19
của con người cũng bị suy giảm theo. Khi về già, các tế bào thần kinh não bộ giảm
khoảng 30%. Người sa sút tâm thần, số lượng tế bào thần kinh giảm khoảng 30 –
70%. Tuy nhiên, số tế bào thần kinh não của NCT còn lại vẫn có thể thay thế số
lượng mất đi và họ còn có thể làm việc trí óc tốt. Sự suy giảm khả năng trí tuệ ở họ
chủ yếu là do bệnh tật, những khó khăn về kinh tế, sự tách biệt về mặt xã hội chứ
không phải do mức độ lão hóa. Bộ não càng được làm việc, càng thêm linh hoạt.
Từ xa xưa, loài người vẫn quan niệm tuổi già là giai đoạn thông thái, trí tuệ,
mà trên một phương diện nào đó, chính những người trẻ tuổi có khi lại gặp bất lợi
hơn vì họ chỉ có một đầu óc nhanh nhẹn, trong khi đó, lại thiếu hụt những thông tin
sống, kinh nghiệm và trí khôn như những bậc lão thành. Sức khỏe tinh thần và sức
khỏe tình cảm tất nhiên là quan trọng trong tuổi già như bất cứ vấn đề nào khác của
cuộc sống. Mọi người đều có nhu cầu sức khỏe tinh thần, mặc dù chỉ có một số
người được chẩn đoán là có bệnh tâm thần. Đa số những người lớn tuổi có sức khỏe
tinh thần tốt, nhưng họ có nhiều khả năng để trải nghiệm sự kiện có ảnh hưởng đến
an sinh cảm xúc, chẳng hạn như mất người thân hoặc khuyết tật.
Một loạt các yếu tố xã hội, nhân khẩu, tâm lý và sinh học góp phần vào tình
trạng sức khỏe tinh thần của một con người. Hầu hết các yếu tố này đặc biệt đúng
với nhóm người cao tuổi - M.T. Yasamy, T. Dua, M. Harper, S. Saxena, Tổ chức Y
tế thế giới.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sức khỏe tinh thần của người
cao tuổi. Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi chỉ đi nghiên cứu hai mặt biểu hiện
cơ bản của sức khỏe tinh thần người cao tuổi bao gồm: Sự đau khổ tâm lý (các cảm
xúc tiêu cực) và hạnh phúc nói chung (các cảm xúc tích cực)
- Sự đau khổ tâm lý (cảm xúc tiêu cực) bao gồm các trạng thái:
 Lo âu
Bao gồm: Lo lắng hoặc bồn chồn khi gặp phải những tình huống không
mong đợi, tự bản thân nhân thấy mình là người hay lo âu, hay cảm thấy căng thẳng
hoặc “dễ bị kích động”, Cảm thấy bồn chồn, sốt ruột, đứng nồi không yên, hay phải
cố gắng giữ bình tĩnh, hay lo lắng đứng ngồi không yên. Biểu hiện về mặt hoạt
động có thể có: Run tay khi cố làm việc gì đó.

20
Có người trở thành lo lắng quá độ, lúc nào cũng đòi con cái ở cạnh để được
chăm sóc, hoặc trở thành cau có, gắt gỏng khi con cái bê trễ trong việc đáp ứng
những nhu cầu của mình.
 Trầm cảm
Bao gồm: Cảm thấy chán nản hay buồn phiền, hay phải rầu rĩ hoặc suy tư về
điều gì đó và tự nhận thấy bản thân mình bị sa sút về tinh thần. Sự suy giảm chức
năng có thể làm cho người già cảm thấy mình không còn làm chủ tình hình như
trước và trở nên buồn phiền quá độ.
Ít hoạt động, không làm việc phù hợp với bản thân, cảm thấy buồn chán,
nhàn rỗi, cô độc, có cảm giác sống thừa, hay tự trách mình không có cơ hội, than
thở về quá khứ, lo lắng cho tương lai, thất vọng, buồn phiền vì thất bại của bản
thân.
Nếu con người tới tuổi già không có gì để thụ hưởng, sống nghèo khó, đơn
côi, không người chăm sóc hay kề cận, hoặc có những ước mơ không thỏa mãn , họ
có thể có những xáo trộn tâm lý như phát bệnh trầm cảm hoặc trở nên lo lắng hay
đa nghi. Một số nghiên cứu (Salvatore 2000) đã chỉ ra rằng tần số của trầm cảm nhẹ
tăng theo tuổi trong một kiểu đường cong: giảm ở tuổi trung niên, gia tăng ổn định
trong tuổi già và gia tăng rất nhanh ở những người trên 80 tuổi (Snowdon và cộng
sự - năm 1996, Sesso và cộng sự - 1998). Trầm cảm nhẹ thường là một phản ứng
đối với sự trải nghiệm căng thẳng thường có trong tuổi già và thường liên quan đến
sức khỏe thể chất (Beekman và cộng sự. 1997, Tannock & Katona 1995). Mendes
de Leon và cộng sự - (1998) phát hiện ra rằng trầm cảm có thể làm gia tăng các yếu
tố nguy cơ ở phụ nữ lớn tuổi tương đối khỏe mạnh, nhưng nó không phải là một
yếu tố nguy cơ độc lập trong những người cao tuổi nói chung. Tỷ lệ cao hơn của
trầm cảm ở phụ nữ vẫn có thể có nghĩa rằng tác động của trầm cảm là quan trọng
hơn đối với họ.
 Mất kiểm soát hành vi
Bao gồm: Mất trí, hoặc mất sự kiểm soát trong hành động, nói năng, suy nghĩ, cảm
nhận hay ghi nhớ, cảm thấy mình chẳng có điều gì để mong chờ, cảm thấy không

21
ổn định cảm xúc, cảm giác như muốn khóc, cảm thấy rằng những người khác sẽ
được dễ chịu hơn nếu mất đi, cảm thấy rằng chẳng có điều gì xảy ra theo cách mình
mong muốn, cảm thấy buồn phiền đến độ không có gì có thể làm cho phấn chấn lên
được và nghĩ đến việc tự tử.
Rối loạn cảm xúc, dễ xúc động, lo âu, trầm cảm, sợ hãi. Mất khả năng
thiết lập một sự cân bằng trước các phương diện của cuộc sống như thể chất, tâm lý,
tinh thần, xã hội và kinh tế. Không thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu
qủa những xung đột nội tâm của chính bản thân mình và những xung đột về tâm lý
đối với những người khác.
Người cao tuổi sẽ khó thích ứng với những thay đổi cơ thể liên quan đến
tuổi tác, không thể điều hòa những mất mát trong cuộc sống cùng với với việc mắc
bệnh nặng, khó khăn trong việc đương đầu với cái chết của bạn bè và những người
thân yêu. Việc chấp nhận cuộc sống được xem liên quan đến sự hòa hợp của cuộc
sống quá khứ với những trải nghiệm sống hiện tại của một người (Levy và cộng sự.
2002).
- Hạnh phúc nói chung

 Cảm xúc tích cực


Bao gồm: Cảm thấy tương lai đầy triển vọng và hứa hẹn, cảm thấy cuộc sống
thường nhật của bản thân đầy những điều thích thú, cảm thấy thoải mái và không
căng thẳng. Tự thấy vui thích với những điều mình làm, cảm thấy thanh thản và yên
bình và thấy mình là một người hạnh phúc.
Người cao tuổi có những cảm xúc tích cực sẽ có khả năng sống với hiện
tại, họ trân trọng những gì mình có, bằng lòng với hoàn cảnh, yên tâm trong cuộc
sống, thoải mái về tình cảm, tinh thần. Họ có thể tự lên kế hoạch cho tương lai mà
không trăn trở, họ không dấn sâu vào các kỷ niệm đau buồn, sự nuối tiếc hay những
điều không thể thay đổi trong quá khứ hoặc dự đoán đuợc trong tương lai. Họ có
thể thích nghi với môi trường sống, một sự sảng khoái về tinh thần, một mối quan
hệ tốt đẹp với người khác.

22
 Các mối liên hệ xúc cảm
Cảm thấy được yêu thương và mong đợi?
Cảm thấy các mối quan hệ yêu thương, việc thương yêu và được thương yêu của
mình là đủ và trọn vẹn ?
 Mãn nguyện với cuộc sống
Mức độ hạnh phúc, hài lòng hay vui vẻ về cuộc sống của mình
Khả năng bình phục sau những trải nghiệm khó khăn hoặc những sự kiện đau buồn
trong cuộc sống như trải qua mất mát, đổ vỡ, thất nghiệp,… Khả năng chống chọi
với những đau khổ tâm lý trong những sự kiện đó mà không mất đi sự lạc quan
cũng như niềm tin của mình
Khả năng thiết lập một sự cân bằng trước rất nhiều phương diện của cuộc sống như
thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội và kinh tế. Xây dựng sự cân bằng đúng mức về
tinh thần, để có thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu qủa những xung đột
nội tâm của chính bản thân mình và những xung đột về tâm lý đối với những người
khác, để có thể kháng cự lại những áp lực, những ấm ức không thể tránh khỏi trong
đời sống xã hội thường ngày. Thái độ tích cực với bản thân, hiểu được giá trị đích
thực của mình. Người cao tuổi cũng phải thích ứng với những thay đổi cơ thể liên
quan đến tuổi tác, điều hòa những mất mát cùng với với việc mắc bệnh nặng, và
đương đầu với cái chết của bạn bè và những người thân yêu. Việc chấp nhận cuộc
sống được xem liên quan đến sự hòa hợp của cuộc sống quá khứ với những trải
nghiệm sống hiện tại của một người (Levy và cộng sự. 2002). Hồi tưởng, chiếm
phần đáng kể trong tuổi già, đặc biệt quan trọng trong việc giúp người cao tuổi cân
bằng với nghịch cảnh hiện tại với trải nghiệm quá khứ
Khi đạt được sự thoải mái, cân bằng về mặt tinh thần, hưởng thụ cuộc sống,
hòa mình vào môi trường và các mối quan hệ, trở nên sáng tạo, ham học hỏi, khám
phá những điều mới và chấp nhận mạo hiểm, có khả năng ứng phó tốt hơn với
những khó khăn trong cuộc sống và công việc.
Có khả năng chấp nhận các cảm xúc tiêu cực như nỗi đau đớn và buồn khổ
khi mất người thân, sự thất vọng, tự ti khi thất bại trong công việc, sự chán nản và

23
đầy tiêu cực khi đối mặt với quan hệ giữa người và người v.v… hoặc những sự kiện
khó khăn khác. Hơn thế, có thể vượt qua, cân bằng trở lại và hưởng thụ cuộc sống
một lần nữa. Biểu hiện sa sút tinh thần ở khả năng này là trì trệ, chậm chạp về tốc
độ xử lý thông tin, tuyệt vọng với mục tiêu sẽ đến sau này của bản thân, không thừa
nhận bị lão suy, thiếu chí tiến thủ, mong đợi người khác giúp đỡ sống qua ngày. Có
thể hoạt động không tiếc sức, căng thẳng để đảy lùi sự bất an, che dấu sự mất mát,
trống rỗng do sức khỏe suy giảm, ghen tức với người trẻ tuổi.
Đạt được trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần cũng giúp có những quyết
định sáng suốt và hợp lý hơn trong các tình huống. Cuộc sống luôn chứa đựng
những thử thách và khó khăn đòi hỏi mỗi người phải đối mặt. Chăm sóc sức khoẻ
tâm thần nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp tận hưởng cuộc sống
một cách tốt nhất trong hoàn cảnh của họ, ngay cả khi hoàn cảnh đó là rất khắc
nghiệt khó khăn.
Tiểu kết chương
Ở chương 1, chúng tôi đã điểm qua một số công trình, đề tài nghiên cứu về
người cao tuổi trên thế giới cũng như ở trong nước, đồng thời chúng tôi cũng đưa ra
định nghĩa về người cao tuổi làm cơ sở lựa chọn đối tượng người cao tuổi dùng để
nghiên cứu trong luận văn này. Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về sức khỏe
tinh thần của người cao tuổi chúng tôi đã đưa ra được định nghĩa về sức khỏe tinh
thần của NCT và chỉ ra biểu hiện sức khỏe tinh thần của NCT bao gồm: Lo âu, trầm
cảm, mất kiểm soát hành vi/cảm xúc, các mối liên hệ xúc cảm, cảm xúc tích cực nói
chung và mãn nguyện với cuộc sống. Ở Việt Nam hiện nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của người cao tuổi, do vậy đề tài này chúng tôi đi
sâu nghiên cứu thực trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi nhằm vẽ được một
bức tranh tổng thể về trạng thái tinh thần của người cao tuổi, cách người cao tuổi
cảm nhận về cuộc sống, từ đó có thể đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm
nâng cao sức khỏe tinh thần NCT.

24
Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu lí luận
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên c ứu lý luận xác định quan điể m chủ đa ̣o trong viê ̣c nghiên cứu
thực trạng sức khỏe tinh thần của NCT và mô ̣t số yế u tố tác đô ̣ng chủ quan và
khách quan đến thực trạng này.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề
liên quan đế n sức khỏe tinh thần của NCT. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Xác định các khái niệm công cụ như sứcỏe,
kh sức khỏe tinh thần , NCT
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1946 đến nay,là thành phố lớn
nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ
nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng
trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những
buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8
năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện
nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt
quan trọng của Việt Nam. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng
khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một
trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống,
những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh
độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa
Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú
Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng
địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km².

25
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với
độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba
phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng
Về dân số Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh
trong nửa thế kỷ gần đây. Dân số trung bình tính đến năm 2010 là 6.561.900 người.
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là
ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại
thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà
Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường,
Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường
0,76% và người Tày chiếm 0,23 %.
Số liệu các tổng điều tra dân số cho thấy Hà nội có tỷ lệ NCT cao (10,4%)
hơn mức trung bình của cả nước (2009). Tại thời điểm 1/4 năm 2009 toàn thành
phố có 670.679 người cao tuổi, nam chiếm 41,2%, NCT là nữ chiếm 58,8%. Về độ
tuổi, trong tổng số NCT ở Hà Nội, gần một nửa (47,5%) NCT từ 60 – 69 tuổi,
34,3% từ 70 – 79, 10,1% từ 80 – 84, và 8% NCT từ 85 tuổi trở lên.
Các chính sách NCT đang được hưởng
+ Hưu trí, mất sức: 233.144 người (37,8%).
+ Trợ cấp người có công: 61.227 người (10,0%).
+ Trợ cấp xã hội theo NĐ/67 – CP: 47.901 người (7,8%).
+ Bảo hiểm y tế: 305.127 người (49,5%).
Nguồn: Hệ thống cơ sở phúc lợi xã hội cho người cao tuổi, Ủy ban DS-GĐ-TE Hà Nội, 2006.
2.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 2.2.1: Thống kê số lƣợng ngƣời cao tuổi theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số lƣợng %
60 - 65 73 42,2
66 - 74 51 29,5
Trên 75 49 28,3
Tổng 173 100%

26
Trong 173 NCT được nghiên cứu ở một số quận huyện thành phố Hà Nội, có
73 NCT nằm trong độ tuổi từ 60 – 65, chiếm 42,2%. 51 người cao tuổi nằm trong
độ tuổi 66 – 74, chiếm 29,5% và 49 NCT nằm trong độ tuổi trên 75 -80 tuổi, chiếm
28,3%. Như vậy chúng ta có các độ tuổi với số lượng tương đối đồng đều nhau
trong nghiên cứu này.
Bảng 2.2.2: Thống kê ngƣời cao tuổi theo nhóm nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lƣợng %
Nghỉ ở nhà 35 22,2
Làm nông nghiệp 28 16,2
Kinh doanh buôn bán 20 11,6
Làm ở cơ quan đoàn thể 3 1,7
Lao động ở các tổ chức tư nhân 8 4,6
Lao động tự do 52 30,1
Nghỉ hưu 27 15,6
Tổng 173 100
Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy: 30.1% NCT trong số 173 NCT được khảo sát ở
Hà Nội là những NCT lao động tự do, với 52 người. Xếp ở vị trí thứ hai, là NCT
thuộc nhóm nghỉ ở nhà, với 35 người, chiếm 22,2 %. NCT làm nông nghiệp là 28
người, chiếm 16,2 %, nhóm NCT nghỉ hưu là 27 người, chiếm 15,6%, nhóm người
cao tuổi thuộc nhóm nghề kinh doanh buôn bán chiếm 11,6% với 20 người, người
cao tuổi lao động ở các tổ chức tư nhân chiếm 4,6%, với 8 người, và cuối cùng là
nhóm NCT làm ở cơ quan đoàn thể là 3 người, chiếm 1,7%.
Bảng 2.2.3. Thống kê số lƣợng NCT theo giới tính
Giới tính Số lƣợng %
Nam 82 47,4
Nữ 91 52,6
Tổng 173 100
Dựa vào Bảng số liệu ta thấy, có 82 NCT được nghiên cứu là nam với tỉ lệ là
47.4%, và 91 NCT được nghiên cứu là nữ với tỉ lệ là 52.6%.

27
Về NCT ở Hà Nội ngoài những đặc điểm chung, còn có một số đặc điểm
riêng như: có trình độ học vấn cao và đã tham gia các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội của đất nước và thành phố. Đảm bảo phúc lợi xã hội cho NCT cũng là thể hiện
đạo lý của người Việt Nam. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng NCT Hà Nội vẫn tiếp tục
tham gia các hoạt động xã hội, vẫn có những đóng góp nhất định cho xã hội, đảm
bảo an sinh xã hội cho NCT cũng là một phần đảm bảo cho các hoạt động này
2.3. Nghiên cứu thực tiễn
Điều tra thực tiễn: chúng tôi sử dụng phương pháp trắc nghiệm với một
Bảng kiểm kê sức khỏe tinh thần MHI-38 và phiếu phỏng vấn sâu gồm 10 câu hỏi.
Đề tài được tiến hành từ tháng 05/2012 đến 7/2014. Trong đó từ tháng 01/2013 đến
01/2014 chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm, dịch thuật thang đo, thực hiện khảo sát,
hoàn thiện luận văn.
Trong đề tài chúng tôi thực hiện điều tra một lần theo lát cắt ngang cả ở định
lượng (thang đo MHI-38) và ở định tính (phỏng vấn sâu).
Kết quả khảo sát thực tế: Chúng tôi phát ra 200 phiếu, thu về 187 phiếu,
trong đó có 14 phiếu không hợp lệ. Như vậy còn lại 173 phiếu hợp lệ.
2.3.1. Phương pháp trắc nghiệm (Test)
Việc lựa chọn phương pháp này vì thủ tục thực hiện đơn giản, trắc nghiệm
không có các quy định buộc người được nghiên cứu tự phân tích theo hướng nào
đó. Những đối tượng tham gia trả lời câu hỏi bằng lời nói theo các phương án đã
soạn sẵn vì NCT thường khó khăn tri giác, diễn đạt bằng văn bản. Người nghiên
cứu ghi lại câu trả lời của NCT. Họ mất 20 phút để hoàn thành nhiệm vụ. Mục đích
nhằm sẽ vẽ ra được một bức tranh tổng thể về sức khỏe tinh thần của một nhóm
người đại diện cho lớp người cao tuổi đang sinh sống tại địa bàn một số quận huyện
thành phố Hà Nội. Chúng tôi thu lại phiếu, kiểm tra, loại bỏ những phiếu thiếu
thông tin, xử lý thông tin bằng SPSS 16.0.
 Giới thiệu thang đo MHI-38
C. T. Veit và J. E. Ware (1983), tác giả người Australia, làm việc cho tổ
chức phi lợi nhuận RAND (Một công ty quy tụ các nhà tâm lý học, xã hội học, các

28
nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới ... chuyên hoạt động với mục đích nhằm
tăng cường sức khỏe cộng đồng, tăng cường cung cấp dịch vụ, cải thiện hiệu suất
hệ thống y tế) của thang đo này, đã nghiên cứu dữ liệu từ hơn 5000 người tham gia
trong các nghiên cứu về bảo hiểm y tế thuộc tổ chức phi lợi nhuận RAND, họ sử
dụng phương pháp thăm dò và khẳng định phương pháp phân tích nhân tố. Họ kết
luận rằng phản ứng với các MHI có thể khái niệm ở nhiều cấp độ khác biệt. Ở cấp
độ chung nhất mà họ mô tả là một yếu tố sức khỏe tinh thần tổng quát. Ngoài ra, họ
trình bày hai yếu tố tổng quát (Sự đau khổ tâm lý và hạnh phúc nói chung) và xây
dựng sáu yếu tố phản ứng sức khỏe tinh thần (Lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát hành
vi / cảm xúc, các mối liên hệ xúc cảm, cảm xúc tích cực nói chung và mãn nguyện
với cuộc sống).
Thang đo MHI-38 đã được dịch ra 13 ngôn ngữ khác nhau (Ả Rập, Bahasa
Indonesia, Trung Quốc, Croatia, Farsi, Hy Lạp, Ý, Khmer, Samoa, Serbia, Tây Ban
Nha, Tagalog và Việt Nam). Dự án dịch ra 13 ngôn ngữ này kéo dài trong 6 tháng.
Các thành viên (185 thành viên) trong các cộng đồng tham gia dịch thuật đã được
đảm bảo phải hiểu từng ý nghĩa của câu hỏi và các vấn đề thích hợp về ngôn ngữ,
văn hóa cũng như nền tảng sức khỏe tinh thần để đảm bảo sự thông suốt và chính
xác của thang đo. Các điều khoản cần thiết của thang đo được đảm bảo rằng được
xúc tích và không chứa từ lóng hay thành ngữ.
 Ứng dụng của thang đo - Độ hiệu lực và sự tin cậy
Trong thử nghiệm thực địa cho các MSQLI , MHI cho thấy thang đo này có
hội tụ và phân biệt tốt, thang đo sức khỏe tinh thần có một báo cáo đánh giá 0,93
Cronbach’s alpha trong khi phiên bản rút gọn của nó đạt 0,82 Cronbach’s alpha.
Thử nghiệm nổi tiếng này đã được thử nghiệm ở các quần thể rộng lớn. Ngoài ra,
thang sức khỏe tinh thần cho thấy một đánh giá tương quan cao với MSQLI.
Tại Đan Mạch, người ta đã đánh giá hai công cụ sức khỏe tinh thần là thống
kê suy thoái (MDI) và Thống kê Sức khỏe tinh thần (MHI-5) (Một phiên bản rút
gọn 5 trong số 38 hạng mục của thang đo MHI) trong một nghiên cứu liên quan đến
các dự đoán của bệnh dài hạn. Dữ liệu câu hỏi đã được thu thập từ một mẫu ngẫu

29
nhiên của dân số có việc làm Đan Mạch, độ tuổi từ 18-59 tuổi. Tham gia có thể trả
lời các câu hỏi bằng internet hoặc qua đường bưu điện. Nghiên cứu liên Thang đo
suy thoái/khủng hoảng (MDI) được phát triển vào cuối những năm 1990. Nó được
thiết kế để đo lường các triệu chứng trầm cảm ở theo hướng dẫn triệu chứng được
xác định bởi các phân loại của WHO cho trầm cảm đơn cực (ICD-10) và phân loại
Hiệp hội Tâm thần Mỹ trầm cảm nặng (DSM-IV). Công cụ bao gồm 12 câu hỏi và
nó bao gồm 2 thuật toán phân loại người tham gia với nguy cơ trầm cảm đơn cực
(nhẹ, trung bình hoặc nặng) theo định nghĩa ICD-10 hoặc có nguy cơ trầm cảm
nặng theo định nghĩa của DSM-IV. Các công cụ này cũng có thể được sử dụng để
đo triệu chứng trầm cảm ghi trên thang điểm từ 0 đến 50, điểm số cao hơn cho thấy
một mức độ cao hơn các triệu chứng trầm cảm.
Kiểm kê sức khỏe tinh thần (MHI-5) là một thang đo năm câu hỏi của thang
đo sức khỏe nói chung SF-36. Các MHI-5 bao gồm các câu hỏi đề cập đến các khía
cạnh tích cực và tiêu cực của sức khỏe tinh thần, và các câu hỏi đề cập đến cả trầm
cảm và lo âu. Berwick, Cuijpers và Rumph đã xác nhận các MHI-5 như một biện
pháp điều trị trầm cảm bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn lâm sàng là tiêu
chuẩn vàng. Các MHI-5 cũng đã được thử nghiệm như một biện pháp của sự lo âu,
và rối loạn sử dụng chất kích thích.
Kết quả: Với cả hai công cụ bao gồm trong phân tích hồi quy tương tự,
MHI-5 vẫn có ý nghĩa và MDI đã trở thành không đáng kể, tức là, MHI-5 được giải
thích một phần quan trọng của sự thay đổi trong bệnh vắng mặt dài hạn tốt hơn so
với MDI. Trong một nghiên cứu trong đó giá trị tiên đoán cho bệnh vắng mặt dài
hạn có tầm quan trọng của MHI-5 phải được khuyến cáo như là biện pháp tốt nhất
của sức khỏe tinh thần - Nghiên cứu được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc
gia Đan Mạch cho môi trường làm việc và một phần Quỹ Nghiên cứu của Đan
Mạch môi trường làm việc, số tạp chí 03-2008-09.
Tại Bồ Đào Nha đã sử dụng phiên bản MHI-5 cho trẻ từ 10 – 15 tuổi.
Nghiên cứu này mô tả các đặc tính tâm lý của phiên bản tiếng Bồ Đào Nha. Mẫu

30
bao gồm 367 học viên Bồ Đào Nha (độ tuổi 10-15) (MHI-5; Berwick và cộng sự,
1991). Cơ cấu nhân tố, và giá trị tiêu chuẩn liên quan đến ý kiến cho rằng MHI-5 có
thể thích hợp sử dụng trong nhóm tuổi này. Tác động của phát hiện này được thảo
luận. Độ tin cậy Cronbach’s alpha đạt 0,82. Tổng quy mô có M = 23,86 và SD =
3,84. Khi điểm số mục có nghĩa là được phiên dịch sang các phản ứng của sinh viên
họ tương đương với sinh viên cảm thấy "thỉnh thoảng" bình tĩnh, thanh thản, và
hạnh phúc "hầu hết thời gian"; học sinh "ít khi" cảm thấy lo lắng, buồn bã và chán
nản, Các MHI-5 tương quan với tuổi tác là không đáng kể [42, tr. 28]..
Tại Úc, đã có một nghiên cứu khẳng định sự đáng tin cậy của thang đo sức
khỏe tinh thần MHI-38 ở thanh thiếu niên. Dự án này đã được hỗ trợ một phần bởi
sự tài trợ của Khối thịnh vượng chung Úc - Bộ Y tế và Chăm sóc người cao tuổi
trong Chiến lược Sức khỏe tinh thần Quốc gia. Mẫu nghiên cứu gồm 878 (51% nam
và 49% nữ) thanh thiếu niên ở một nước nói tiếng Anh hỗ trợ một mô hình hai yếu
tố của tâm lý hạnh phúc và đau khổ cho trẻ em trai và trẻ em gái trong khoảng thời
gian 10 tuần. Nam thanh niên sức khỏe tinh thần tốt hơn một chút so với nữ thanh
niên, như trong nghiên cứu ban đầu của Mỹ. Mặc dù kích thước của nó và đa dạng,
mẫu có thể không được tuyên bố là đại diện của học sinh trung học Úc. Nghiên cứu
này xem xét các yếu tố cấu trúc cơ bản đáp ứng vị thành niên trong một mẫu mới,
rút ra từ một quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt chú ý đến tương tự các phản ứng từ
nam và nữ. Nghiên cứu này cũng đặt ra để xem xét hai khía cạnh của độ tin cậy, sự
thống nhất nội bộ của phản ứng với các mục thang đo sức khỏe tinh thần cũng như
sự ổn định của họ trong khoảng thời gian hai tháng rưỡi. Nghiên cứu đã đi đến kết
luận rằng mô hình hai yếu tố của trầm cảm tâm lý và Hạnh phúc tâm lý có thể đại
diện cho thanh thiếu niên phản ứng với MHI tại Úc cũng như ở Mỹ. Hơn nữa,
nghiên cứu này cho thấy mô hình này được áp dụng tương đối tốt cho thanh thiếu
niên nam và nữ ở Australia, mặc dù các yếu tố nữ có nhiều tương quan so với
những người nam. Trong nghiên cứu này các MHI đã được chấp nhận và được hiểu
rõ bởi giới nam và nữ thanh thiếu niên. Cho độ tin cậy và cơ cấu nhân tố được biết

31
đến của nó, là MHI có thể hữu ích cho nghiên cứu trong các quần thể vị thành niên
nói chung và cho các dự án xuyên quốc gia mà tập trung vào các hai yếu tố chính
(trầm cảm và hạnh phúc) mà hiện nay đã được nhân rộng trên nhiều nước trên thế
giới.
 Cách tính chỉ số sức khỏe tinh thần của thang đo MHI - 38
Tất cả 38 mục MHI đều tính theo thang 6 điểm (từ 1-6) trừ 2 ngoại lệ là mục
9 và 28 tính theo thang 5 điểm (từ 1-5). Các giá trị tiền mã hóa của mỗi mục được
thể hiện trên bản sao công cụ ở các trang trước .
MHI có thể được nhóm thành :
o Sáu thang chia - Lo âu, Trầm cảm, Mất kiểm soát hành vi/ cảm xúc, Cảm
xúc tích cực nói chung, các mối liên hệ xúc cảm và mãn nguyện với cuộc sống;
o Hai thang mức tổng quát – Sự đau khổ tâm lý và khỏe mạnh về tâm lý;
o Điểm chỉ số sức khỏe tinh thần tổng quát
Việc tính điểm được thực hiện tương đối phức tạp bởi thực tế là các mục bao
trùm các thang chia khác nhau và thang tổng quát có thể được ghi (hoặc đảo chiều
ghi) khác nhau tùy thuộc vào cách đặt câu ẩn dưới khi đo.
Chi tiết của thang chia nhỏ và thang tổng quát được trình bày bên dưới và
dựa theo nguồn sau:
Davies AR, Sherbourne CD, Peterson JR and Ware JE (1998) Scoring
manual: Adult health status and patient satisfaction measures used in RAND’s
Health Insurance Experiment. Santa Monica: RAND Corporation.
Các thang chia được được tính theo hai bước: (1) tính điểm mục, và (2) chia
thang điểm. Trong 38 mục thì có 35 mục được tính theo 6 thang chia sức khỏe tinh
thần (mục 2, 22 và 38 không thuộc những thang chia này). Mỗi mục chỉ xuất hiện trong
một thang chia. Bảng 1 cho thấy sự sắp xếp các mục vào các thang chia khác nhau.

32
Bảng 1: Thành phần mục của sáu thang chia MHI trong MHI-38
Khoảng
điểm thô
Thang chia Các mục thành phần Chiều thang chia
của thang
chia
Các mục 3, 11, 13, 15,
Lo âu Điểm cao hơn = Lo âu hơn 9-54
25, 29, 32, 33 và 35
Điểm cao hơn = Trầm cảm
Trầm cảm Các mục 9, 19, 30 và 36 4-23
hơn
Mất kiểm soát hành vi/ Các mục 8, 14, 16, 18, Điểm cao hơn = Mất kiểm
9-53
cảm xúc 20, 21, 24, 27 và 28 soát hành vi/ cảm xúc hơn
Cảm xúc tích cực nói Các mục 4, 5, 6, 7, 12, Điểm cao hơn = Cảm xúc
10-60
chung 17, 26, 31, 34 và 37 tích cực nói chung nhiều hơn
Các mối liên hệ xúc Điểm cao hơn = Các mối liên
Các mục 10 và 23 2-12
cảm hệ xúc cảm nhiều hơn
Mãn nguyện với cuộc Điểm cao hơn = Mãn nguyện
Mục 1 1-6
sống với cuộc sống hơn
Lưu ý: Ba mục (2, 22, 38) không được sử dụng để tính điểm theo thang chia nà, mà
được sử dụng để tính trong phần đánh giá tổng quát
Khi chuyển đổi điểm thang chia, tính điểm từng mục phụ thuộc vào hai điều:
1. Hoặc là điểm số cao hơn với các giá trị được mã hóa của câu trả lời mục
biểu hiện thường xuyên hoặc là cường độ xuất hiện của các triệu chứng sức khỏe
tinh thần có lợi hoặc bất lợi
2. Mục thuộc thang chia sức khỏe tinh thần điểm số tích cực hay tiêu cực.
Tất cả các thang chia được tính điểm sao cho các điểm số cao hơn thể hiện
nhiều hơn cái tên được đặt ở nhãn thang chia. Do đó, điểm số cao hơn ở 3 thang
chia (Cảm xúc tích cực nói chung, những mối liên hệ xúc cảm, mãn nguyện với
cuộc sống) cho thấy tình trạng tích cực của sức khỏe tinh thần; điểm số cao hơn ở
ba thang chia khác (lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát hành vi/cảm xúc) cho thấy tình
trạng tiêu cực của sức khỏe tinh thần. Mục đích của việc tính điểm mục là để đảm
bảo các điểm số cao hơn ở mỗi mục phản ánh nhiều hơn cái tên được đặt cho thang
mà nó thuộc về.

33
Chi tiết của những quy tắc mã hóa mục để tính điểm thang chia thô được
trình bày ở Bảng 2 bên dưới. Sau khi tính điểm các mục như trong bảng, các mục
thuộc từng thang chia được tính tổng để có các điểm thang chia.
Bảng 2: Các qui tắc mã hóa các mục MHI sử dụng để tính điểm các thang chia
Điểm số mục Giá trị mã hóa Giá trị ghi nhận
1, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 1 6
23, 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 2 5
3 4
4 3
5 2
6 1
8, 14, 18 1 1
2 2
3 3
4 4
5 5
6 6
9, 28 1 5
2 4
3 3
4 2
5 1

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu


- Mục đích nhằm chính xác hóa lại, chi tiết hóa những thông tin thu thập
được từ bảng hỏi. Khách thể nghiên cứu ở đây là những người cao tuổi, khả năng
về thị giác có hạn chế, do vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi có sử dụng một số
biện pháp hỗ trợ riêng. Cụ thể là sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nhiều NCT mắt
không còn đủ minh mẫn nên có khó khăn trong việc tự đọc, do vậy trong quá trình
khảo sát chúng tôi phải đọc và giải thích nghĩa câu cho họ. Ngoài ra còn được sự
trợ giúp từ con cháu như viết hộ ý kiến cho các cụ.

34
- Nội dung phỏng vấn: Gồm 3 phần: phần một là giới thiệu bản thân; phần 2
là hoàn cảnh gia đình; phần 3 là các câu hỏi sâu về tự đánh giá của người cao tuổi
về trạng thái tâm thần của mình
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến sức khỏe tinh thần của
người cao tuổi
- Trên cơ sở những lý luận đã tìm kiếm được phân tích và tổng hợp lý thuyết
hoàn thành cơ sở lý luận cho luận văn.
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng rất thường xuyên khi từ khi bắt đầu
đến khi hoàn thiện luận văn. Khi mới bắt đầu nghiên cứu tài liệu giúp chúng tôi lựa
chọn được đề tài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗ trợ và từ đó có thể đặt
vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tài liệu còn giúp chúng
tôi củng cố các luận cứ, luận chứng, bổ sung các đánh giá phê bình khoa học, và
cuối cùng phương pháp này giúp chúng tôi tạo hình mẫu, tiêu chuẩn để soạn thảo
và trình bày kết quả nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi đã làm việc với 2 chuyên gia tâm lý học và 1 chuyên gia về sức
khỏe tinh thần người cao tuổi để xây dựng cơ sở lý luận và lựa chọn, tiến hành các
phương pháp nghiên cứu.
2.3.5. Phương pháp xử lý thông tin nghiên cứu bằng thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý phân tích dữ liệu thu được
từ các phương pháp nghiên cứu trên.
Tiểu kết chƣơng
Chương 2 chúng tôi đã miêu tả chi tiết về tiến trình và các phương pháp
nghiên cứu được chúng tôi thực hiện để nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của NCT
trong luận văn này. Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành cụ thể, khoa học, chi tiết
kết hợp với phương pháp lý luận, thực tiễn khoa học và có tính mới. Vì thế chúng tôi tin
rằng kết quả nghiên cứu sẽ thu được một cách chính xác, khoa học và thuyết phục.

35
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TINH THẦN
CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
Chúng tôi khảo sát 173 khách thể là những người có độ tuổi từ 60 đến trên
80, còn có khả năng giao tiếp và minh mẫn; thuộc 7 ngành nghề khác nhau: nghỉ ở
nhà, làm nông nghiệp, kinh doanh buôn bán, làm ở các tổ chức tư nhân, làm ở các
cơ quan đoàn thể, lao động tự do và nghỉ hưu. Kết quả khảo sát sẽ được trình bày
theo 6 thang đo chi tiết và được khái quát thành hai thang tổng quát.
3.1. Sự đau khổ tâm lý (cảm xúc tiêu cực)
3.1.1. Dấu hiệu lo âu
Bảng 3.1: Dấu hiệu lo âu ở ngƣời cao tuổi
Lựa chọn Rất Khá Hầu như
Luôn Thỉnh Không
thường thường không
luôn thoảng bao giờ ĐTB
Câu hỏi xuyên xuyên bao giờ
SL % SL % SL % SL % SL % SL %

3. Lo lắng hoặc bồn chồn


khi gặp phải những tình 0 0 2 1,2 23 13,3 120 69,4 28 16,2 0 0 4,00
huống không mong đợi

11. Thấy mình là người


0 0 0 0 61 35,5 9 5,2 82 47,4 21 12,1 4,36
hay lo âu
13. Cảm thấy căng thẳng
0 0 2 1,2 36 20,8 67 38,7 68 39,3 0 0 4,16
hoặc “dễ bị kích động”
15. Run tay khi cố làm
0 0 0 0 22 12,7 51 29,5 62 35,8 38 22 4,67
việc gì đó
25. Mức độ buồn bực do
sự bồn chồn, hay “dễ bị 0 0 0 0 49 28,3 47 27,2 50 28,9 27 15,6 4,31
kích động”
29. Cảm thấy bồn chồn,
sốt ruột, đứng nồi không 0 0 2 1,2 79 45,7 24 13,9 45 26 23 13,3 4,04
yên
32. Bị rối lên, buồn bực
0 0 0 0 57 32,9 54 31,2 58 33,5 4 2,3 4,05
hay lo nghĩ?

33. Phải lo âu hay nghĩ


0 0 15 8,7 42 24,3 26 15 50 28,9 40 23,1 4,33
ngợi
35. Cố gắng giữ bình tĩnh 0 0 38 22 28 16,2 80 46,2 27 15,6 0 0 3,55

36
Sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 bảng 3.1 ta có một số chỉ số
của thang lo âu như sau: Độ tin cậy Cronhbach’s alpha sau khi bỏ đi các nhân tố 3,
11, 15 đạt 9,50: Cho thấy độ tin cậy cao (các nhân tố 3, 11, 15 có Cronhbach’s
alpha >0,6 nên vẫn giữ lại để phân tích ở các bước sau)

Hệ số KMO = 0,763 > 0,5: Cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
nghiên cứu, kết quả kiểm định Barlet’s là 1.981 với mức ý nghĩa sign = 0.000 < 0.5.
Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Nhìn tổng quan bảng khảo sát thang lo âu có thể thấy giá trị trung bình đạt
trong khoảng 3,55 – 4,67 cho thấy sự xuất hiện rất ít các triệu chứng lo âu trong
nhóm người cao tuổi nói chung.

Bảng 3.1 cho thấy hầu hết người cao tuổi đều có một chút trạng thái lo lắng,
bồn chồn, dễ bị kích động. Người cao tuổi khá thường xuyên nghĩ ngợi và luôn cố
gắng giữ bản thân bình tĩnh trong các tình huống không mong đợi hoặc các tình
huống dễ gây kích động.

Giá trị tổng phương sai trích của thang đo = 77,662 >50%: Đạt yêu cầu: Ta
có thể nói rằng 1 nhân tố (nhân tố 13) giải thích được 77,662% sự biến thiên của dữ liệu.

Phân tích kỹ hơn bảng số liệu chúng ta có thể thấy có tới 120/173 NCT cho
rằng thỉnh thoảng: “thường cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn khi gặp phải những tình
huống không mong đợi hay dễ gây kích động” chiếm 69,4%, đạt ĐTB = 4,00. Với
câu trả lời cho câu hỏi “Ông/bà có thường nhận thấy bản thân đang cố gắng giữ
bình tĩnh ?” cũng ghi nhận được 38/173 NCT cho rằng mình luôn luôn phải cố gắng
giữ bình tĩnh, chiếm 22 %, với ĐTB = 3,55. Khi được hỏi “Ông/bà có phải lo âu
hay nghĩ ngợi ” thì có 15/173 NCT cho rằng mình rất thường xuyên phải lo âu, nghĩ
ngơi, chiếm 8,7%, và 80/173 NCT cho rằng mình thỉnh thoảng cũng phải thường
xuyên lo âu, nghĩ ngợi.

37
Biểu đồ 3.1: Tổng quát về thang lo âu của ngƣời cao tuổi
Biều đồ 3.1, xử lý câu hỏi đa lựa chọn bằng SPSS 16.0 cho thấy:
+ Không có biểu hiện nảo ở NCT cho thấy rằng họ luôn luôn trong trạng thái
lo âu.
+ Có 4% biểu hiện ở NCT là rất thường xuyên trong trạng thái lo âu, đứng
ngồi không yên
+ 25% biểu hiện ở NCT là khá thường xuyên cảm thấy lo âu, nghĩ ngợi
+ 31% biểu hiện ở NCT thỉnh thoảng rơi vào trạng thái lo âu, bồn chồn
+ 30% biểu hiện ở NCT là hầu như không bao giờ cảm thấy lo âu, nghĩ ngợi
+ 10% biểu hiện ở NCT là không bao giờ cảm thấy lo âu, buồn bực
Như vậy, có thể thấy bên cạnh những NCT có trạng thái tinh thần ổn định thì
cũng có một bộ phận nhỏ NCT vẫn trong trạng thái lo âu và rất lo âu, mà lí do chủ
yếu xuất phát từ kinh tế, các mối quan hệ trong gia đình, các nỗi lo về bệnh tật. Lo
âu nếu kéo dài, sẽ gây trở ngại rõ rệt đến sinh hoạt, hoạt động nghề nghiệp, quan hệ
xã hội của NCT, vì vậy những người thân, những cán bộ y tế khi chăm sóc NCT
cần đặc biệt chú ý đến các trạng thái, cảm xúc, tâm trạng của NCT để có những đáp
ứng, chăm sóc kịp thời.
Khi được hỏi: Điều gì khiến ông bà cảm thấy mình lo âu?. Phần đa chúng tôi
nhận được câu trả lời: “Ở tuổi gần đất xa trời còn lo nghĩ được gì nữa hả cô, có

38
nghĩ cũng không giải quyết được vấn đề gì”. Một ý kiến khác cho rằng: “Ngày
trước tôi còn hay nghĩ ngợi lung tung, nào thì hết lo cho con lại lo cho cháu, giờ
chúng nó trưởng thành cả rồi, có cuộc sống riêng rồi. Thôi thì phận đứa nào đứa
nấy lo. Chúng nó chẳng lo cho mình thì thôi chứ. Tôi thì giờ hay đi chùa lễ phật, có
bầu có bạn trên chùa. Nói chung là cũng chẳng phải lo nghĩ gì nhiều lắm.
Ngoài ra một số NCT khác cũng đều có chung suy nghĩ: Ai cũng có lúc này
hay lúc khác phải lo âu, buồn phiền.
3.1.2. Dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.2: Dấu hiệu trầm cảm ở ngƣời cao tuổi
Lựa chọn Tất cả
Hầu hết Khá Thỉnh
thời Ít khi Không có
thời gian nhiều lúc thoảng
gian ĐTB
Câu hỏi
SL % SL % SL % SL % SL % SL %

9. Cảm thấy chán


0 0 51 29,5 23 13,3 99 57,2 0 0 - - 3,27
nản hay buồn phiền
19.Cảm thấy nản
0 0 38 22 19 11 11 6,4 78 45,1 27 15,6 4,21
lòng và buồn chán
30. Phải rầu rĩ hoặc
0 0 15 8,7 40 23,1 37 21,4 50 28,9 31 17,9 4,24
suy tư về điều gì đó
36. Thấy mình bị sa
0 0 0 0 11 6,4 53 30,6 22 12,7 87 50,3 5,06
sút về tinh thần

Trên đây là kết quả khảo sát tại bảng 3.3. Sau khi phân tích bằng phần mềm
SPSS 16.0 ta có một số chỉ số của thang chia lo âu như sau:
Độ tin cậy Cronhbach’s alpha sau khi bỏ đi các nhân tố 36 đạt 9,37: Cho
thấy độ tin cậy cao (Nhân tố 36 Cronhbach’s alpha >0,6 nên ta vẫn giữ lại để phân
tích ở các bước sau)
Hệ số KMO = 0,764 > 0,5: Cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
nghiên cứu, kết quả kiểm định Barlet’s là 750,981 với mức ý nghĩa sign = 0,000 <
0,5. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

39
Nhìn tổng quan bảng khảo sát thang lo âu có thể thấy giá trị trung bình đạt
trong khoảng 3,55 – 5,06 cho thấy có rất ít các dấu hiệu trầm cảm ở các nhóm NCT
nói chung
Giá trị tổng phương sai trích của thang đo = 83,827% >50%: Đạt yêu cầu: Ta
có thể nói rằng nhân tố số 9 này giải thích 83,827 % sự biến thiên của dữ liệu
Có một số lượng nhỏ NCT rất thường xuyên trong trạng thái buồn phiền với
51/173 NCT có biểu hiện dấu hiệu trầm cảm, buồn phiền, chiếm 29,5%, và hầu hết
thời gian phải rầu rĩ hoặc suy tư về điều gì đó với 38/173 lựa chọn, chiếm 22,0%.
Không có người cao tuổi nào có câu trả lời cho rằng mình chưa từng có cảm giác
buồn phiền.
Dấu hiệu sa sút về tinh thần xuất hiện không nhiều ở các nhóm NCT nói
chung. Chỉ có 11 NCT, chiếm 6,4% cho rằng khá nhiều lúc cảm thấy tinh thần bị sa
sút.
Đa số người cao tuổi đều cho rằng mình có lúc này hay lúc kia đều có lúc
phải buồn lòng, rầu rĩ hoặc suy tư. Có 99/173 NCT trả lời rằng họ có lúc này hay
lúc khác là cảm thấy chán nản, chiếm 57,2%, ĐTB = 3,27.

Biểu đồ 3.2: Tổng quát về các mức độ trầm cảm ở ngƣời cao tuổi

40
Biểu đồ 3.2 cho một cái nhìn tổng quát về các mức độ trầm cảm ở NCT.
Chúng ta có thể nhận trạng thái trầm cảm/buồn phiền đều phân bố đồng đều ở các
mức độ khác nhau. Không có biểu hiện nào ở NCT cho thấy họ trầm cảm/buồn
phiền đến độ không để tâm đến bất cứ điều gì trong nhiều ngày liền với tất cả thời
gian. Có 15% biểu hiện ở NCT cho thấy hầu hết thời gian NCT đều cảm thấy mình
phải rầu rĩ suy tư về điều gì đó. Có 13% biểu hiện ở NCT cho thấy rằng khá nhiều
lúc NCT bị sa sút về tâm thần hoặc cảm thấy nản lòng, 29% biểu hiện thỉnh thoảng
cảm thấy phiền lòng, có 22% biểu hiện trong trạng thái ít khi cảm thấy buồn phiền và
có 21% biểu hiện cho thấy NCT không có gì phải phiền lòng, suy nghĩ..
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các biểu hiện trầm cảm/buồn phiền này ở
NCT, đôi khi chỉ là những lí do rất nhỏ. Vì vậy những người thân trong gia đình khi
chăm sóc, sống cùng NCT cần quan sát, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc của
các cụ, từ đó có cách chăm sóc NCT hợp lý và hiệu quả
Cũng theo một kết quả của ba cuộc khảo sát tại Thái Bình, Khánh Hòa, Kiên
Giang của PGS.TS Hoàng Mộc Lan, khi hỏi về gia đình, con cháu đối xử với người
cao tuổi như thế nào thì có tới 87% người cao tuổi nói rằng gia đình, con cháu đối
với người cao tuổi là tốt, trong đó có 48% người cao tuổi đôi khi có những việc cụ
thể chưa hài lòng với con cháu. Đáng chú ý nhất là có 6% số người cao tuổi thật sự
không hài lòng với con cháu. Khi hỏi về tâm trạng người cao tuổi trong cuộc sống
hàng ngày đa thu được các kết quả như sau:
- 52% số người cao tuổi trả lời có tâm trạng bình thường, thoải mái.
- 31% số người cao tuổi trả lời đôi khi thấy cô đơn.
- 17% số người cao tuổi trả lời thường xuyên thấy cô đơn.
Cũng theo PGS.TS Hoàng Mộc Lan, qua một số cuộc điều tra khảo sát về
việc làm của người cao tuổi ở nông thôn có kết quả như sau:
- Nghỉ trông nom việc nhà, giữ cháu: 31%
- Làm việc thường xuyên như một lao động trong độ tuổi: 15%
- Làm việc khoảng 1/2 thời gian: 14%
- Làm việc một phần thời gian: 39%.

41
Từ kết quả của thang đo và từ kết quả của những đánh giá của chính bản
thân những NCT trên đây đã được thống kê, Ta có thể thấy rằng: phần lớn người
cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có cuộc sống tương đối ổn định, tâm trạng lớn nhất
của họ là muốn gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống cho mình và sống
vì con cháu. Bên cạnh đó cũng có một số người cao tuổi thực sự bị khủng hoảng về
tâm lý. Họ bị con cháu đối xử tệ bạc, cuộc sống của họ bị quẫn bách cả về vật chất
và tinh thần (Nguồn: Nghiên cứu toàn văn về NCT – Hoàng Mộc Lan)
3.1.3. Dấu hiệu mất kiểm soát hành vi/Cảm xúc
Bảng 3.3: Dấu hiệu mất kiểm soát hành vi/cảm xúc ở ngƣời cao tuổi
Rất Khá Hầu như
Lựa chọn Luôn Thỉnh Không
thường thường không bao
luôn thoảng bao giờ
xuyên xuyên giờ ĐTB
Câu hỏi SL % SL % SL % SL % SL % SL %

8. Băn khoăn liệu mình


có đang mất trí, hoặc mất
sự kiểm soát trong hành 0 0 3 1,2 56 32,9 9 5,2 68 39,9 37 20,8 4,46
động, nói năng, suy nghĩ,
cảm nhận hay ghi nhớ
14. Kiểm soát ổn định
hành vi, suy nghĩ, cảm 1 0,4 3 1,3 8 3,4 70 30 69 29,6 22 9,4 4,5
xúc và cảm nhận
16. Cảm thấy mình chẳng
0 0 0 0 60 34,7 61 35,3 50 28,9 1 1,2 3,96
có điều gì để mong chờ
18. Cảm thấy ổn định
0 0 13 5,6 31 13,3 36 15,5 89 38,2 4 1,7 4,2
cảm xúc
20. Cảm giác như muốn
0 0 0 0 38 22,2 24 13,9 88 50,9 23 13,3 4,55
khóc
21. Cảm thấy rằng những
người khác sẽ được dễ 0 0 0 0 0 0 53 30,6 51 29,5 69 39,9 5,09
chịu hơn nếu mất đi
24. Cảm thấy rằng chẳng
có điều gì xảy ra theo 0 0 0 0 60 34,7 64 37 45 26 4 2,3 3,95
cách mình mong muốn

27. Cảm thấy buồn phiền


đến độ không có gì có thể 0 0 0 0 82 47,4 60 34,7 31 17,9 0 0 3,7
làm phấn chấn lên

28. Nghĩ đến việc tự tử 0 0 0 0 0 0 32 18,5 141 81,5 - - 4,81

42
Trên đây là kết quả khảo sát về thang đo mức độ kiểm soát hành vi/cảm xúc.
Sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS ta có một số chỉ số của thang chia như sau:
Độ tin cậy Cronhbach’s alpha đạt 9,24: Cho thấy độ tin cậy cao
Hệ số KMO = 0,874 > 0,5: Cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
nghiên cứu, kết quả kiểm định Barlet’s là 930,109 với mức ý nghĩa sign = 0,000 <
0.5. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Nhìn tổng quan bảng khảo sát thang đo mức độ kiểm soát hành vi/cảm xúc
có giá trị trung bình đạt trong khoảng 3,70 – 5,09 cho thấy mức độ kiểm soát hành
vi/cảm xúc của NCT tương đối ổn định.
Khi được hỏi: “Có điều gì khiến ông/bà băn khoăn rằng liệu mình có đang
mất trí, hoặc mất sự kiểm soát trong hành động, nói năng, suy nghĩ, cảm nhận hay
ghi nhớ không” thì có 57/173 NCT bộc lộ một chút sự lo lắng này, chiếm 32,9% và
có 69/173 NCT bộc lộ một chút lo lắng nhưng chưa đến mức phải bận tâm, chiếm
39,9%, với ĐTB = 2,53. Với câu hỏi “Ông/bà có thường cảm thấy mình chẳng có
điều gì để mong chờ ”, thì có 60/173 NCT trả lời rằng họ khá thường xuyên cảm
thấy chẳng có điều gì để mong chờ, chiếm 34,7%. Cũng có 82/173 NCTcho rằng họ
khá thường xuyên cảm thấy buồn phiền đến độ không gì có thể làm cho họ phấn
chấn, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi “Ông/bà có kiểm soát ổn định hành
vi, suy nghĩ, cảm xúc và cảm nhận của mình” thì có 77/173 NCT đoán rằng mình
vẫn đang kiểm soát tốt hành vi/cảm xúc của mình chiếm 44,5%, và 71/173 NCT
cho rằng phần lớn họ vẫn kiểm soát ổn định hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của mình,
với ĐTB = 2,33.
Một số NCT khá thường xuyên trong trạng thái muốn khóc với 38/173 lựa
chọn, chiếm 22.2%, có 88/173 cũng thỉnh thoảng rơi vào trạng thái này, chiếm
50,9%. Thậm chí có 32/173 NCT từng có một lần nghĩ đến cái chết, tương ứng với
53/173 lựa chọn của NCT cũng thỉnh thoảng nghĩ rằng nếu mình chết đi thì người
khác sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Một người cao tuổi là nam giới, sống ở khu vực
ngoại thành Hà Nội, là lao động tự do cho biết: “Nhiều khi tôi cảm thấy bất lực lắm.
Chẳng nhẽ lại chết quách đi cho xong. Sống làm gì ăn hại con hại cháu. Chẳng
kiếm được tiền lại thêm gánh nặng thêm. Vợ trước mất sớm để lại cho tôi hai đứa

43
con, giờ tôi cũng có vợ hai, lại có thêm đứa con nữa đang trong tuổi ăn tuổi học. Nghề
nghiệp thì bấp bênh, sức khỏe ngày một yếu. Rồi tuổi già làm gì mà sống đây …”
Trong một luận văn nghiên cứu nhận thức về cái chết của người cao tuổi của
Trần Thị Thanh, có đến 30/157 NCT được khảo sát lựa chọn rằng họ sẵn sàng tự
kết thúc cuộc sống của mình vào cuối tuổi già khi bản thân họ cảm thấy bất lực,
phiền con cháu [33, tr. 75].
Giá trị tổng phương sai trích của thang đo = 74,244% >50%: Đạt yêu cầu: Ta có
thể nói rằng 1 nhân tố này (Mục thứ 16) giải thích 74,244% sự biến thiên của dữ liệu.
Như vậy có thể thấy người cao tuổi thỉnh thoảng có xuất hiện các trạng thái
cảm xúc tiêu cực, ngoài kiểm soát của bản thân. Tuy chưa đến mức báo động nhưng
nó cũng là những nguy cơ tiềm ẩn có thể bộc phát bất cứ lúc nào.

Biểu đồ 3.3: Tổng quát về mức độ mất kiểm soát hành vi, cảm xúc, suy nghĩ
của ngƣời cao tuổi
Biểu đồ 3.3 cho thấy có khoảng 1% đến 2 % dấu hiệu mất kiểm soát hành
vi/cảm xúc ở NCT là luôn luôn hoặc rất thường xuyên diễn ra. Có 22% dấu hiệu
cho thấy là NCT khá thường xuyên bị mất kiểm soát, 26% dấu hiệu trong trạng thái
thỉnh thoảng mất kiểm soát, 40% dấu hiệu là hầu như không bao giờ mất kiểm soát
và 10% cho thấy hoàn toàn không thấy dấu hiệu mất kiểm soát ở NCT. Như vậy có
thể thấy NCT kiểm soát khá tốt hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của mình. Họ là lớp
44
người sống lâu năm, có kinh nghiệm và rất từng trải. Mặc dù có suy giảm các chức
năng tâm lý nhưng trong một số tình huống họ rất bình tĩnh, suy nghĩ trước sau.
Trong một số trường hợp chính họ là người dẫn đường, chỉ lối cho lớp trẻ đi đúng
hướng. Bên cạnh đó cũng có một số bộ phận nhỏ NCT bị mất kiểm soát hành vi/suy
nghĩ với các biểu hiện như: Cảm thấy không có gì để mong chờ, cảm giác như
muốn khóc và nghĩ đến cái chết….
3.2. Hạnh phúc nói chung (cảm xúc tích cực)
3.2.1. Cảm xúc tích cực
Bảng 3.4: Cảm xúc tích cực ở ngƣời cao tuổi
Lựa chọn Rất Khá Hầu như
Luôn Thỉnh Không
thường thường không bao
luôn thoảng bao giờ
xuyên xuyên giờ ĐTB
Câu hỏi
SL % SL % SL % SL % SL % SL %

3. Cảm thấy tương lai đầy


0 0 24 13,9 41 23,7 10 5,8 81 46,8 17 9,8 4,15
triển vọng và hứa hẹn
5. Cảm thấy cuộc sống
thường nhật của bản thân 0 0 24 13,9 38 22 24 13,9 72 41,6 15 8,7 4,09
đầy những điều thích thú

6. Cảm thấy thoải mái và


0 0 53 30,6 96 55,5 7 4 17 9,8 0 0 2,93
không căng thẳng

7. Thấy vui thích với


0 0 19 11 50 28,9 44 25,4 53 30,6 7 4 3,87
những điều mình làm
12. Mong đợi sẽ có một
ngày thú vị mỗi sáng thức 0 0 42 24,3 26 15 34 19,7 67 38,7 4 2,3 3,79
dậy
17. Cảm thấy thanh thản
4 2,3 68 39,3 39 22,5 22 12,7 40 23,1 0 0 3,15
và yên bình
26. Cuộc sống là một cuộc
0 0 28 16,2 35 20,2 20 11,6 52 30,1 38 22 4,21
phiêu lưu tuyệt vời

31. Cảm thấy vui vẻ,


0 0 62 35,8 64 37 7 4 40 23,1 0 0 3,14
không phải lo nghĩ

34 Thấy mình là một


19 11 34 19,7 58 33,5 9 5,2 53 30,6 0 0 3,24
người hạnh phúc

37. Thức dậy và cảm thấy


0 0 27 15,6 62 35,8 67 38,7 17 9,8 0 0 3,42
tươi tỉnh và thư thái

45
Trên đây là kết quả khảo sát tại bảng 3.4 về thang chia cảm xúc tích cực nói
chung. Sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS ta có một số chỉ số của thang chia
như sau:
Độ tin cậy Cronhbach’s alpha đạt 7,90: Cho thấy độ tin cậy cao
Hệ số KMO = 0,680 > 0,5: Cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
nghiên cứu, kết quả kiểm định Barlet’s là 2,640 với mức ý nghĩa sign = 0.000 < 0.5.
Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp
Giá trị tổng phương sai trích của thang đo = 78,518% >50%: Đạt yêu cầu: Ta
có thể nói rằng 2 nhân tố 4,5 giải thích 78,518 % sự biến thiên của dữ liệu.
Nhìn tổng quan bảng khảo sát thang đo cảm xúc tích cực nói chung có thể
thấy giá trị trung bình đạt trong khoảng 2,93 – 4,21 với giá trị ghi nhận cho khoảng
điểm thô của thang chia là 50 điểm (Điểm tối đa cho thang chia này là 60 điểm).
Điều này cho thấy cảm xúc tích cực của người cao tuổi có mức biến thiên tương đối
giữa trạng thái cảm xúc tích cực và tiêu cực, với tần xuất từ ít khi đến hầu hết thời
gian. Phần đa người cao tuổi đều cảm thấy mình có lúc này lúc kia, lúc vui lúc
buồn, lúc hy vọng, khi thất vọng.
Phân tích một khảo sát điển hình của 1 nhân tố điển hình trong thang chia này.
Nhân tố 34, với câu hỏi “ thấy mình là một người hạnh phúc ?”, Kết quả như sau:
+ 19/173 NCT lựa chọn “tất cả thời gian”, chiếm 11%,
+ 34/173 NCT lựa chọn “hầu hết thời gian”, chiếm 19,7%.
+ 62/173 NCT lựa chọn “khá nhiều lúc”, chiếm 35,8%.
+ 67/173 NCT lựa chọn “thỉnh thoảng”, chiếm 38,7%.
+ 17/173 NCT lựa chọn “ít khi”, chiếm 9,8% với ĐTB = 3.42
Không có NCT nào lựa chọn là “không có”.
NCT là lớp người sống lâu, từng trải qua nhiều các cung bậc cảm xúc, và đều là
những người có rất nhiều kinh nghiệm. Vì vậy họ suy nghĩ rất sâu xa, và phần lớn
trong số họ có khả năng điều tiết cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để thích ứng với
cuộc sống.

46
Biểu đồ 3.4: Tổng quát về các mức độ cảm xúc tích cực ở ngƣời cao tuổi
Dùng SPSS 16.0 xử lý câu hỏi đa lựa chọn, ta được kết quả ở biểu đồ 3.4 về
các biểu hiện cảm xúc tích cực ở NCT. Chúng ta có thể thấy ở NCT có 5% biểu
hiện rằng không có cảm xúc tích cực, không cảm thấy mình là người hạnh phúc,
không cảm thấy thanh thản yên bình, Có 1 % NCT ít khi có cảm xúc tích cực, 14%
NCT thỉnh thoảng xuất hiện các trạng thái cảm xúc tinh thần tích cực, có 29% NCT
khá nhiều lúc có những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái. Có 22%
NCT hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc, thư thái và có 29% NCT hầu hết
thời gian đều cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ. Như vậy có thể thấy biểu hiện trạng thái
cảm xúc tích cực ở người cao tuổi nhiều hơn trạng thái cảm xúc tiêu cực.
Chúng tôi có thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu một số người cao tuổi với
các ngành nghề và hoàn cảnh khác nhau để làm rõ hơn thực trạng và nhận thức của
người cao tuổi về trạng thái cảm xúc của mình, về cách mà họ cảm thấy. Với câu
hỏi “Ông/bà có thấy mình là người hạnh phúc không? Điều gì khiến ông bà cảm
thấy như vậy”. Bà H.T.H. (63 tuổi), là người làm nông nghiệp, cho rằng “…sống
đến bằng này tuổi rồi, cay đắng ngọt bùi cũng trải qua đủ cả rồi. Nhiều khi cũng
thấy mình cũng bình thường, chẳng cảm thấy hạnh phúc hay bất hạnh gì cả. Cuộc
sống nó cứ trôi đều đều vậy. Mà nghĩ đi nghĩ lại, đôi khi cũng thấy mình còn hạnh

47
phúc chán. Cô xem, thỉnh thoảng trên ti vi nó cũng đưa tin một số ông bà có tuổi,
không lao động được lại bệnh tật nên bị con cái nó đùn đẩy trách nhiệm đẩy ra
ngoài đường đấy. Thời buổi loạn lạc quá”. Một NCT khác, là tri thức đã nghỉ hưu
cho rằng: “Nói hạnh phúc thì cũng chẳng ai dám bảo mình hạnh phúc. Ai cũng gặp
vấn đề này hay vấn đề khác thôi, chỉ có điều mình làm sao mà cân bằng được
nó…”.
Đa số người cao tuổi đều có cảm xúc tích cực từ “ít tích cực” đến “rất tích
cực”. Với sự biến thiên tương đối đồng đều của các mức lựa chọn khác nhau với
nhóm tuổi, nhóm giới, nhóm nghề nghiệp và nhóm chung sống khác nhau có thể đi
đến khẳng định đây chính là một nét tâm lý đặc trưng của NCT. Với một số sự tác
động của ngoại cảnh như nghỉ ở nhà và sống cùng vợ chồng/con cháu với nhiều thế
hệ, kinh tế không ổn định … góp phần làm mức độ cảm xúc của người cao tuổi
thay đổi tiêu cực hoặc tích cực.
3.2.2. Các mối liên hệ xúc cảm
Bảng 3.5: Các mối liên hệ xúc cảm ở ngƣời cao tuổi
Lựa chọn Tất cả Hầu hết Khá nhiều Thỉnh Không
Ít khi
thời gian thời gian lúc thoảng có
ĐTB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Câu hỏi
10. Cảm thấy được
yêu thương và mong 0 0 51 29,5 82 47,4 5 2,9 35 22,2 0 0 3,13
đợi?
23. Cảm thấy các
mối quan hệ yêu
thương, việc thương
0 0 48 27,7 85 49,1 6 3,5 34 19,7 0 0 3,15
yêu và được thương
yêu của mình là đủ
và trọn vẹn ?
Kết quả khảo sát tại bảng 3.5 cho thấy với hai câu hỏi: “ cảm thấy được yêu
thương và mong đợi?” và cảm thấy các mối quan hệ yêu thương, việc thương yêu
và được thương yêu của mình là đủ và trọn vẹn ?” thì các phần trả lời tương đối

48
đồng nhất. Khoảng điểm thô của thang chia là 8 (khoảng điểm thô cao nhất là 12),
ĐTB đạt từ 3.13 – 3.15. Điều này cho thấy NCT có khá nhiều mối liên hệ xúc cảm.
Có 85/173 NCT cho rằng mình khá thường xuyên được yêu thương, được chia xẻ
cảm xúc. Được người khác nhớ đến.

Biểu đồ 3.5: Tổng quát về thang chia các mối liên hệ xúc cảm
của ngƣời cao tuổi
Biểu đồ 3.5 chỉ ra rằng không có dấu hiệu nào cho thấy rằng NCT cảm thấy
mình không hề được yêu thương và mong đợi, và cũng không có biểu hiện nào cho
thấy NCT cảm thấy mình được yêu thương và mong đợi tất cả thời gian. Có 29%
dấu hiệu cho thấy hầu hết thời gian NCT đều cảm thấy được yêu thương và mong
đợi, có đến 48% dấu hiệu thể hiện rằng NCT cảm thấy mình khá nhiều lúc được
mong đợi, chỉ có 3% dấu hiệu cho thấy NCT cảm thấy mình thỉnh thoảng được
mong đợi, và có 20% các biểu hiện cho thấy NCT cảm thấy các mối quan hệ yêu
thương, việc thương yêu và được thương yêu của mình là đủ và trọn vẹn.
NCT cũng có cách thiết lập các mối quan hệ rất đặc thù của lứa tuổi này. Họ
thường có nhiều nỗi niềm, khi muốn giải tỏa những tâm tư họ thường tìm đến cõi
tâm linh. Với người cao tuổi, nhất là các cụ bà đi vãn cảnh chùa thắp hương, gặp
những người bạn già cùng cảnh với nhau là có thể quên đi được những nỗi buồn hiu
49
quạnh của cuộc sống hàng ngày: “Đến chùa chỉ cần thắp nén nhang thôi tôi cũng
thấy thảnh thơi, vơi được biết bao ưu phiền…”. Các cụ ông thường tham gia các
hoạt động như đánh cờ, đánh cầu lồng…
Người cao tuổi hiện nay có tương đối nhiều các mối quan hệ xã hội. Điều
này rất dễ giải thích bởi người cao tuổi hiện nay là lớp người đã từng tham gia hoạt
động ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm của cuộc sống. Tuy nhiên các hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay
chủ yếu co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội
rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã, cộng đồng còn khá nghèo nàn.
3.2.3. Mãn nguyện với cuộc sống
Bảng 3.6: Mãn nguyện với cuộc sống ở ngƣời cao tuổi
Lựa chọn Phần lớn Nói Có lúc Nói
Vô cùng Rất
thời gian chung hài hài lòng chung
hạnh không hài
cảm thấy lòng vui có lúc không
phúc lòng ĐTB
Câu hỏi hạnh phúc vẻ không hài lòng

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1. Mức độ hạnh
phúc, hài lòng hay
4 2,3 13 7,5 58 33,5 43 24,9 19 11 36 20,8 4
vui vẻ về cuộc sống
của mình?

Bảng 3.6 cho thấy giá trị ghi nhận chủ yếu ở mức 3 - 6 với giá trị mã hóa
tương ứng từ mức 1 - 4 và khoảng điểm thô của thang chia đạt được là 6 điểm
(khoảng điểm thô của thang chia cao nhất là 6). Điểm trung bình là 4,00. Điều này
cho thấy NCT khá hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống của mình.
Cụ thể có đến 58/173 NCT nói chung là hài lòng, vui vẻ với cuộc sống của
mình, chiếm 33,5%. Có 43/173 NCT cho rằng mình có lúc thấy hài lòng, có lúc
không, chiếm 24,9%.
Ngoài ra, còn thấy có 36/173 NCT cảm thấy rất không hài lòng, phần lớn
thời gian cảm thấy không vui vẻ gì, chiếm 20.8%. Chỉ có 4/173 NCT thấy mình vô

50
cùng hạnh phúc, không còn gì có thể hài lòng vui vẻ hơn, chiếm 2,3% và 13/173
NCT thấy mình phần lớn thời gian cảm thấy hạnh phúc, chiếm 7,5%.
Như vậy có thể thấy người cao tuổi tuy luôn có những lo âu, buồn phiền,
trầm cảm nhưng họ vẫn khá mãn nguyện với cuộc sống của mình
Khi được hỏi “Ông/bà có cảm thấy hài lòng, hạnh phúc với cuộc sống của
mình không, lí do nào khiến ông bà cảm thấy như vậy”. Câu trả lời chúng tôi nhận
được chủ yếu là: “…nói chung là hài lòng, vui vẻ”. Một số NCT khi được hỏi vấn
đề này cũng chia sẻ thêm, lí do rất ngạc nhiên: “Cháu ạ, mình sống đến bằng này
tuổi rồi, giờ mà nói không hài lòng, không hạnh phúc thì chỉ làm mình bất hạnh
thêm thôi. Giờ ông bà như ngọn đèn trước gió, nay sống mai chết biết làm sao
được. Thôi thì cứ cố gắng sống vui vẻ ngày nào hay ngày đó”. Một NCT khác là
nam giới cho biết: “Nói chung là tôi thấy hài lòng, giờ tôi cũng chẳng mong gì hơn.
Con cháu thành đạt cả rồi. Mình giờ nghỉ hưu được rồi, không phải lo lắng gì cả.
Giờ tôi chỉ hội hè bạn bè ở đình chùa thôi. Tôi có tham gia cái hội trình giàu ở đình
ấy. Mỗi năm liên hoan một lần, rồi thỉnh thoảng họp hành cũng vui. Rồi làng xóm
tổ chức lễ hội gì mình cũng tham gia, gọi là cho nó có không khí ấy mà. Nói chung
là mình cũng chỉ cần có thế chứ già rồi, cần gì hơn đâu. Mà con cháu nhà tôi nó
cũng hiếu thảo. Chúng nó đều đi làm ăn xa cả nhưng cũng hay về thăm tôi lắm.
Cháu thấy đấy, giờ nhà tôi chỉ có hai ông bà chăm nhau, thỉnh thoảng thì cũng nhớ
con nhớ cháu. Nhưng chúng nó đi làm ăn chứ đi chơi đâu. Nó sướng mình cũng
được nhờ”.
Đối với NCT, con cháu luôn là nỗi lo canh cánh trong lòng. Cả đời hết lòng
vì con vì cháu nên khi con cháu thành đạt trong cuộc sống, các cụ cũng cảm thấy rất
hài lòng, mãn nguyện dù có khi phải sống xa con cái.
Khi được hỏi “Ông/bà có cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình
không? Lí do nào khiến ông/bà cảm thấy như vậy?”. Một NCT cho biết “Tôi năm
nay hơn 65 tuổi rồi. Tôi sống cùng vợ, 1 con gái và phải nuôi thêm một mẹ già. Vất
vả không để đâu cho hết. Vợ tôi nó nhiều năm rồi không được bình thường, lại thêm
mẹ già. Tôi là lao động chính trong gia đình. Con gái tôi nó cũng làm kế toán,
tháng cũng được dăm triệu đấy, nhưng nó bảo tôi mỗi tháng đưa nó 2 triệu thì nó

51
nấu cơm cho ăn. Tôi già rồi, đi làm lao động tháng cũng chỉ được hơn triệu, chi
tiêu rất nhiều khoản trong gia đình. Nhiều lúc trên đường đi làm về, tôi lại qua
mương, qua ruộng hái ít rau mang về, đỡ tiền mua rau. Con cái nuôi lớn rồi cũng
chẳng được nhờ…”. Hỏi ra mới biết con gái bác lấy chồng được mới được 1 tháng
thì li dị. Hiện cũng đang ở cùng bố mẹ nhưng hầu như không đỡ được bố mẹ công
việc gì.
Cụ N.T.P cho rằng: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì cũng
chẳng ai bằng mình. Ở đời không có gì là hoàn hảo cả cháu ạ. Tuổi già như bác thì
lấy bạn chùa, bạn đình, bạn cờ… là niềm vui. Bác nhớ có đọc ở đâu đó rằng nhà
cửa thì phải có tiếng đọc của mẹ già, tiếng khóc của trẻ con. Vậy mới là hạnh phúc. Gia
đình bác đang như thế đấy. Nhiều lúc cũng đau đầu nhưng như thế mới là cuộc sống”
Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập được nhiều ý kiến, và đều có điểm chung
là các cụ đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình, không có mong đợi gì
nhiều. Tuy nhiên vẫn mong được chia sẻ cùng con cháu nhiều hơn, muốn được tâm
sự, chuyện trò nhiều hơn, và cũng mong mỏi được nhà nước, các cơ quan đoàn thể
quan tâm hơn để có thể có thêm việc làm, một phần đỡ cảm thấy nhàm chán và một
phần cũng đỡ đần được con cháu.
Ngoài con số như trên, xem xét thêm một kết quả khảo sát của PGS.TS.
Hoàng Mộc Lan trong nghiên cứu toàn văn về NCT với điều tra về nguyện vọng
của người cao tuổi thu được kết quả như sau:
- Mong muốn được quan tâm chăm sóc: 39%.
- Mong muốn được bổ sung chế độ chính sách: 25%.
- Mong muốn được tạo thêm việc làm: 22%.
- Được tôn trọng: 9%
- Muốn được sống trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung: 5%.
Như vậy, ta có thể thấy NCT hiện nay phần lớn được quan tâm chăm sóc,
được tôn trọng, được thấy mình là người có ích. Bên cạnh đó cũng tồn tại một bộ
phận không nhỏ người cao tuổi còn chưa được gia đình, xã hội, đảng và nhà nước
quan tâm đúng mực.

52
Những năm gần đây, tuy sức khỏe của người cao tuổi có khá hơn trước
nhưng hiện tại sức khỏe người cao tuổi vẫn còn rất kém. Mỗi người cao tuổi sống
tại cộng đồng mắc 3 bệnh mạn tính. Đây là thông tin ở hội thảo đánh giá tình hình
chăm sóc sức khỏe NCT, đáp ứng của ngành y tế do Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số
Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/09/2014. Có hai nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, phần lớn người cao tuổi hiện nay vẫn phải lao động quá sức để
kiếm sống. Nếu người cao tuổi lao động vừa phải, công việc phù hợp với người cao
tuổi làm việc trong điều kiện tư tưởng thoải mái, tự nguyện, không bị gò bó thì có
tác dụng tăng cường sức khỏe. Nhưng ở đây, người cao tuổi phải lao động quá sức,
hiệu quả đem lại cũng thấp. Không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao động, sức
khỏe giảm đi nhanh chóng.
Thứ hai, do hậu quả tất yếu của cả quá trình dài thiếu thốn dinh dưỡng lại
gian lao vất vả trong công việc hiện tại nên sinh nhiều bệnh tật. Trong nhiều cuộc
điều tra sức khỏe người cao tuổi cho thấy có tới 95% các cụ có bệnh. Trong đó
khoảng 55% mắc bệnh kinh niên mãn tính, đau ốm thường xuyên. Trong khi đó chế
độ khám chữa bệnh hiện nay khá tốn kém. Trong một cuộc thăm dò về khám chữa
bệnh ở Hải Dương (2005) có 24% số người cao tuổi đánh giá là chế độ khám và
chữa bệnh hiện nay rất đắt là 57% số người đánh giá là đắt. Vì vậy, đông đảo người
cao tuổi khi mắc bệnh đã không đến được các cơ sở y tế để điều trị, con cái tự mua
thuốc để chữa qua quýt ở nhà.
Người cao tuổi có những hẫng hụt lớn về mặt tâm lý do sự dời bỏ hoạt động
nghề nghiệp, thói quen công việc đã gắn bó trong nhiều năm. Sự thay đổi địa vị xã
hội, thay đổi lối sống, sinh hoạt, thay đổi chức năng vai trò của đối với con cái, gia
đình, tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời nhanh cùng với sự thoái hóa của hệ thần
kinh, giảm sút trí nhớ… làm cho bệnh lý tâm thần người cao tuổi tăng cao và trầm
trọng.
Ngoài các bệnh nội khoa, xương khớp, hô hấp, tim mạch v.v… những vấn đề rối
loạn tâm thần người cao tuổi như giảm, mất trí nhớ, loạn tâm thần đang tăng lên và

53
được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Theo điều tra của Bệnh viện Tâm thần
Trung ương: tỷ lệ mắc bệnh tâm thần/dân số ở một số địa phương như sau:
- Đào Mỹ – Hà Bắc: 0,30%
- Thanh Oai – Hà Tây: 0,19%
- Quảng Trạch - Quảng Bình: 0,07%
- Thường tín – Hà Tây: 0,05%.
So sánh với số liệu điều tra của một số nước về tình trạng rối loạn tâm thần ở những
người 65 tuổi/dân số:
- Anh, Mỹ: 5%.
- Australia: Sa sút trí tuệ nhẹ: 15%; nặng: 15%; rối loạn trầm cảm: 15%; lo
âu: 5%
- Liên Xô: Theo tác giả Stenber: Sa sút trí tuệ: 15%, rối loạn trầm cảm: 15 -
20%; lo âu: 10 - 20 %. Người cao tuổi trong Bệnh viện Tâm thần chiếm 20 – 40 %
số người bệnh điều trị.
Tỷ lệ điều tra tại Việt Nam thấp hơn thực tế nhiều vì chỉ đánh giá ở những
người có sa sút trí tuệ hoặc loạn tâm thần nặng. Việc điều trị người bệnh tâm thần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội, trong đó giải quyết vấn đề tâm lý
người cao tuổi rất quan trọng.
Ở Việt Nam người cao tuổi tập trung chủ yếu ở nông thôn, 81,2% làm nông
nghiệp, lao động đơn giản, nhiều người cao tuổi còn phải tiếp tục lao động kiếm
sống. Do hậu quả của chế độ cũ, chiến tranh hầu hết trình độ học vấn của người cao
tuổi rất thấp, có đến 59,6% thất học, chỉ có 0,21% có trình độ trung học trở lên,
những hiểu biết về y học thường thức, các biện pháp luyện tập, dự phòng và điều trị
các bệnh thông thường của người cao tuổi còn rất nhiều hạn chế. Việc chăm sóc
người cao tuổi tại các gia đình đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do điều kiện
kinh tế, công việc của con cái, quan hệ truyền thống giữa các thế hệ đang có sự sa
sút. Mặt khác điều kiện tiếp cận nhanh chóng của người cao tuổi với các cơ sở
khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong những năm qua với sự phát triển
kinh tế, xã hội, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tuổi thọ người cao tuổi

54
được nâng cao, tình trạng sức khỏe người cao tuổi Việt Nam được cải thiện rõ rệt,
nhưng thực tế còn chưa đạt yêu cầu.
Có đến 50% số người cao tuổi được hỏi nguyện vọng được hỗ trợ khi ốm
đau, bệnh tật; nguyện vọng được quan tâm nhiều hơn đến tinh thần là 65%; được
tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên là 30.71%.
Người về hưu ở nông thôn có vai trò quyết định kinh tế gia đình lớn hơn
người về hưu ở thành thị (44% so với 28%). Người về hưu vẫn còn gánh nặng trong
việc chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già và con nhỏ. Bình quân một người về hưu còn
trực tiếp nuôi 0,11% bố mẹ già và 0,76 con còn nhỏ. Gần 40% nam, 35% nữ trong
số người về hưu có đời sống vật chất khá hơn trước. Còn 27,52% nam và 16% nữ
đời sống kém hơn so với trước khi về hưu.
3.3. So sánh giá trị trung bình, bàn luận
3.3.1. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu
cực với tuổi

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn
Biều đồ 3.6: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với tuổi

Biểu đồ 3.8 cho thấy mối quan hệ tổng quát giữa các biểu hiện sức khỏe tinh
thần tiêu cực với các nhóm tuổi khác nhau. Nhìn chung, các biểu hiện sức khỏe tinh
thần tiêu cực ở NCT tại một số quận huyện thành phố Hà Nội có rất ít với ĐTB đạt
khá cao từ 3,77 – 4,84.
55
Nhóm NCT tuổi trong độ tuổi từ 65 – 74, có ĐTB thấp hơn một chút so với
hai nhóm tuổi còn lại, cho thấy ở nhóm tuổi này có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, mất
kiểm soát cao hơn một chút so với hai nhóm tuổi còn lại. Điều này có thể giải thích
nguyên nhân xuất phát từ các điều kiện kinh tế, xã hội, từ sự chuyển biến sang
nhóm NCT trong xã hội. Và mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng họ vẫn phải nuôi
mẹ già và con nhỏ. Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi
trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số người
trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình [25][52]. Họ
phải lo cho cuộc sống của chính họ và con cái. Trong tình hình lao động dư thừa
như hiện nay và trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đều đòi hỏi có trình độ chuyên
môn cao thì tìm kiếm được một việc làm thích hợp với người cao tuổi là cực kỳ khó
khăn, đặc biệt là ở thành thị. Thu nhập của NCT nhóm tuổi này thường bấp bênh.
Bác N.C.T, 69 tuổi tâm sự: “Tôi vẫn vất vả lắm, bằng này tuổi đầu vẫn phải đi làm
kiếm tiền. Con cái thì chẳng đứa nào khá giả, nó còn chưa lo được cho chúng nó
thì sao lo được cho mình. Tôi chỉ sợ những lúc không có việc mà làm. Chẳng nhẽ
lúc ấy lại ngửa tay xin tiền chúng nó…”.
Ngoài ra cũng có một số NCT ở nhóm tuổi này không biết làm gì trong
ngày, có NCT ngồi xem ti vi, đọc báo cả ngày, hoặc quanh quẩn ở trong nhà, tình
trạng này kéo dài cũng là nguyên nhân gây nên trạng thái buồn chán, mệt mỏi, uể
oải ở NCT
Ở độ tuổi trên 75 tuổi, NCT hầu như không còn lao động nhiều và họ chú
trọng hơn đến các mối liên hệ trong gia đình và ngoài xã hội. NCT ở độ tuổi này
thường tham gia các hoạt động trong thân tộc, trong làng, xã, quận, huyện hoặc
tham gia các hội người cao tuổi.
Giai đoạn từ 60 -65 và 66 - 74 tuổi là giai đoạn NCT chuyển biến rất mạnh
mẽ từ công việc, đánh dấu sự suy giảm của sức khỏe và suy giảm các chức năng
trong cơ thể, sức lao động giảm sút, các mối quan hệ xã hội bó hẹp lại vào trong các
mối quan hệ thân tộc và bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ hưu, chính thức gia
nhập vào nhóm cao tuổi trong xã hội…. mà chúng tôi đã trình bày ở phần 2.2.2.

56
Đây có thể là một trong những lí do có thể cho rằng là nguyên nhân làm cho nhóm
NCT này có các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực thấp hơn một chút so với các
nhóm khác. Và khi tuổi càng cao, NCT thích nghi dần với sự chuyển biến vai trò
trong gia đình và xã hội, và dần điều chỉnh mình về trạng thái cân bằng, hài lòng với
cuộc sống hơn khi về già.
3.3.2. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực
với giới tính

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn

Biều đồ 3.7: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần với giới tính
Biểu đồ 3.7 cho chúng ta thấy không có sự khác biệt nhiều trong các biểu
hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực giữa NCT nam và NCT nữ. Ở NCT là nữ có biểu
hiện lo âu, trầm cảm cao hơn một chút – không đáng kể so với nam giới (NCT nữ
có ĐTB = 3,95, NCT nam có ĐTB = 4,06).

57
3.3.3. So sánh giá trị trung bình giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu
cực với nghề nghiệp

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn
Biều đồ 3.8: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với
nghề nghiệp
Biểu đồ 3.8 cho thấy không có sự khác nhau nhiều về các chỉ số sức khỏe
tinh thần với các nhóm nghề nghiệp. Nhóm NCT lao động tự do, nghỉ hưu và nhóm
kinh doanh buôn bán có biểu hiện cảm xúc tiêu cực: lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát
hành vi/cảm xúc nhiều hơn các nhóm khác một chút (ĐTB thấp hơn các nhóm
khác).
Với biểu hiện trầm cảm, thì nhóm NCT nghỉ ở nhà và nhóm lao động tự do
có nhiều biểu hiện trầm hơn các nhóm khác một chút. Các nhóm đều có biểu hiện
mất kiểm soát hành vi, cảm xúc tương đương nhau và cũng có khá nhiều mối liên
hệ cảm xúc. Đây chính là một nét tâm lý đặc trưng của NCT nói chung.
Nhóm NCT nghỉ ở nhà bên cạnh những người thành đạt về kinh tế và sống
khá an nhàn thì cũng có gần một nửa trong số đó không có việc làm. Nhóm NCT là
lao động tự do cũng là nhóm còn phải vất cả với công cuộc mưu sinh, họ bị gánh
nặng về kinh tế đeo bám dù tuổi đã cao, sức đã yếu. Họ còn gánh chịu các vấn đề
về bệnh tật do nguồn kinh tế có hạn, họ phải lo cho con cái…. Một NCT hiện nghỉ
ở nhà râm sự: “Chỉ sợ con cái nó nghĩ mình vô tích sự. Tôi muốn tìm một việc gì đó
nhàn nhàn mà làm. Dù sao giúp được con cái đỡ phần nào đó chi tiêu trong gia
58
đình tôi cũng thoải mái hơn, mình cũng có đồng ra đồng vào. Còn đi chùa đám giỗ
này nọ chứ. Trước tôi trông con cho đứa lớn, nhưng giờ nó lớn nó di học rồi. Mà
giờ có tuổi rồi thì biết làm gì”.Một NCT khác thuộc nhóm lao động tự do cho biết
“Tôi đi làm bảo vệ ở khu công nghiệp gần đây. Tháng có 1 triệu thôi, mà vẫn còn
phải dọn vệ sinh. Công việc bấp bênh, chẳng biết nó cho nghỉ lúc nào…”.
3.3.4. So sánh giá trị trung bình giữa các chỉ số sức khỏe tinh thần với nhóm
chung sống

*Ghi chú: Điểm trung bình thấp hơn = Nhiều biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn
Biều đồ 3.9: Mối quan hệ giữa các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực với các
nhóm chung sống
Biểu đồ 3.9 cho thấy nhóm NCT sống cùng vợ chồng ở nhà riêng hầu như
không có các biểu hiện trầm cảm, mất kiểm soát. Đây là nhóm người khá thành đạt,
con cháu đều trưởng thành và sống ở nơi khác, vì vậy cuộc sống của họ khá thoải
mái. Họ có nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội, các thú vui của bản thân, họ
biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
Nhóm NCT sống độc thân, sống với con cái và sống với người khác là nhóm
có xuất hiện các triệu chứng sức khỏe tinh thần tiêu cực nhiều hơn một chút so với
các nhóm khác. NCT sống độc thân, bản thân điều đó đã ẩn chưa rất nhiều sự cô
đơn. Họ không có người thân có thể cho phép họ giải tỏa sự buồn chán, không có
người san sẻ niềm vui, hay sự vất vả. Họ còn chịu những gánh nặng về kinh tế và
rất cần được xã hội quan tâm.

59
Nhóm người cao tuổi sống cùng con cái hoặc sống với người khác cũng là
nhóm ít được quan tâm, chia sẻ hơn nên biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực nhiều
hơn các nhóm khác một chút.
Chúng ta sẽ xem thêm một số dẫn chứng khác để có thể hình dung được một
bức tranh tổng thể hơn về các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực ở nhóm NCT
này.
Bà N.T.T cho biết “ tôi có 3 người con, nhưng chúng nó mải làm ăn ở Hà
Nội. Tôi cũng có lên ở với chúng nó, nhưng chỉ ở được một thời gian, ở ngoài đấy
còn buồn hơn ở nhà vì chúng nó đi cả ngày. Hàng xóm thì nhà ai cũng kín cổng cao
tường, thế nên tôi lại về đây ở với mấy đứa cháu. Mang tiếng cũng là Hà Nội nhưng
ở đây vẫn dù sao vẫn vui hơn, mình còn biết người này người kia, còn có làng xóm
láng giềng, họ mạc anh em…” Một ý kiến khác cho rằng: “Ngày xưa một mẹ nuôi
được mười con, ngày nay mười con không nuôi được nổi một mẹ. Mình ở với chúng
nó mà đôi khi cũng phải nhịn. Chẳng nhẽ có con có cháu lại ra ngoài ở một mình
cho xong…. Bà N.T.K, có 4 người con, trong đó có 2 con trai và 2 con gái, bà cũng
tâm sự: “Nhiều lúc nghĩ cũng cực lắm cháu ạ, hai đứa con trai con dâu đầu đi làm
ăn ở nước ngoài, vứt 2 đứa con ở nhà cho tôi nuôi. Người ta cứ bảo đi nước ngoài
sướng, nhiều tiền. Nhiều thì nhiều thật nhưng chúng nó cứ nay gọi điện về đòi bỏ
nhau, mai lại cãi nhau. Nhiều khi nhìn hai đứa cháu mà tôi rớt nước mắt, chẳng
biết bố mẹ nó mà bỏ nhau thì hai đứa chúng nó sống thế nào. Vợ chồng đứa thứ hai
thì chồng nghiện, đến khổ. Còn vợ chồng đứa thứ 3 thì chồng nó cũng cờ bạc đến
mức vỡ nợ đến mức bỏ nhà bỏ cửa và Nam rồi. Đứa út thì vẫn lông bông, nghề
nghiệp chưa đâu vào đâu. Nói ra thì thấy xấu hổ với làng với xóm. Mà không nói
thì như chết ở trong lòng. Nhiều khi bí bách, túng quẫn mà vẫn phải cố mà sống
cháu ạ…”
Nhóm NCT sống cùng vợ chồng con cái có mức buồn phiền/trầm cảm cao
hơn các nhóm khác (ĐTB = 3,77). Những mâu thuẫn thường phát sinh ở nhóm này
chủ yếu là do sống chung trong một mái nhà, các mối quan hệ khá phức tạp. Khi đó
gia đình thường là 3 thế hệ. Vì vậy trong cuộc sống thường nhật phát sinh nhiều

60
mâu thuẫn, dẫn đến tâm trạng không thoải mái. Bà .H.T.H nói: “ôi giời, cứ cho
chúng nó ở riêng, chúng nó tự lo kinh tế, rồi thỉnh thoảng dắt díu nhau về chơi, đỡ
đau đầu. Ở chung rồi thành ra lắm chuyện… Như tôi đây, con cái lớn tướng, lập
gia đình cả rồi mà vẫn phụ thuộc bố mẹ. Chúng nó đi làm cả ngày, mình nhiều khi
nấu cho nó ăn mà cứ chê này nọ. Cũng ức chế lắm, rồi cháu chăt, hết chăm đứa
này đến chăm đứa kia. Nhiêu khi muốn tham gia hội hè này kia mà có được đâu.”,
Bác N.T.B (Cụm II – Tân Hội) cho rằng: “Nhiều lúc nghĩ cũng đau đầu. Tôi đang
muốn cho hai vợ chồng con trai – con dâu tôi ăn riêng, ăn chung đóng góp phức
tạp, mà chúng nó ăn riêng chúng nó mới biết lo cuộc sống, cứ bám vào bố mẹ, rồi
lúc mình già, mình chết ai lo cho chúng nó. Nhưng bảo chúng nó thì chúng nó cứ ì
ra. Chán lắm.”. Đây cũng là tình trạng chung của khá nhiều gia đình hiện đang
sống chung nhiều thế hệ trong một gia đình.
Tiểu kết chƣơng
Ở chương 3, cùng với việc phân tích thang đo và đối chiếu, so sánh với một
số nghiên cứu khác, chúng tôi đã vẽ ra lần lượt các chỉ số sức khỏe tinh thần của
người cao tuổi theo các thang lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát hành vi, cảm xúc, suy
nghĩ, cảm xúc tích cực nói chung, các mối liên hệ xúc cảm, từ đó chỉ ra được tình
trạng sức khỏe tinh thần nói chung của NCT. Xem xét các điểm trung bình của các
biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực cũng cho chúng ta cái nhìn chi tiết hơn về
trạng thái tinh thần của NCT ở các độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, nghề nghiệp
khác nhau và nhóm chúng sống khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người cao tuổi có trạng thái tinh thần
tương đối ổn định, họ khá hài lòng với cuộc sống của mình và cảm thấy mình có
khá nhiều các mối liên hệ xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số NCT có
các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực như lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát. Bản
thân NCT cũng chưa nhận thức được hết những nguy cơ, biểu hiện tiềm ẩn có thể
xảy ra với mình từ những suy nghĩ tiêu cực mà nguyên nhân có thể đến từ rất nhiều
phía, trong đó chủ yếu là điều kiện kinh tế, các mối quan hệ trong gia đình của NCT
không được tốt, các mâu thuẫn, ức chế lâu ngày không được giải tỏa đúng mực,

61
không được chăm sóc đúng cách. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với
quá trình đô thị hóa đang làm nới lỏng dần các mối liên hệ có tính truyền thống
giữa gia đình, họ hàng, làng xóm… làm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong đời
sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý của lớp người cao tuổi. Đặc biệt là về
chỗ dựa tinh thần truyền thống “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “gia đình là chỗ dựa đầu
tiên và là cứu cánh cuối cùng”, “Kính lão đắc thọ”…

62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đi đến một số
kết luận sau:
Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi là một hướng nghiên cứu tương đối
mới mẻ ở Việt Nam. Trên thế giới đã có một số những công trình nghiên cứu về sức
khỏe tinh thần của người cao tuổi được thực hiện ở các nhóm người cao tuổi khác
nhau (như người cao tuổi trong các viện lão khoa, người cao tuổi nghỉ hưu). Chúng
ta có thể nói sức khỏe tinh thần của người cao tuổi đóng một vai trò quan trọng, là
cơ sở nền tảng nhất, là nhân tố đặc biệt quan trong để NCT có thể sống vui, sống
khỏe, sống có ích đối với chính bản thân NCT, với gia đình con cháu nói riêng và
với toàn xã hội nói chung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy như sau:
Tình trạng sức khỏe tinh thần chung của người cao tuổi tại một số quận
huyện thành phố Hà Nội ở mức độ khá tốt, tinh thần tích cực nhiều hơn tinh thần
tiêu cực. Họ có thể tự nhận thức được khả năng sức khỏe tinh thần của mình, có thể
đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, bằng lòng với hoàn
cảnh, yên tâm trong cuộc sống và vui vẻ sống qua những năm cuối đời. Tuy nhiên,
vẫn còn một tỷ lệ đáng lưu ý của nhóm người cao tuổi là lao động tự do có biểu
hiện sức khỏe tinh thần kém hơn một chút so với các nhóm khác.
2. Kiến nghị
2.1.Đối với cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương
+ Trên lĩnh vực lao động
Xuất phát từ việc nghiên cứu và trong quá trình thu thập thông tin chúng tôi
quan sát được, chúng tôi thấy đảng và nhà nước cần tạo sự phù hợp giữa công việc
với sự thay đổi nhu cầu, năng lực của lớp người cao tuổi. Tạo nhiều cơ hội tự
nguyện hoạt động kinh tế cho tất cả các nhóm tuổi của lớp người cao tuổi. Xây
dựng một môi trường tài chính thuận lợi để khuyến khích mọi người tiết kiệm, dành
dụm cho tuổi già của mình.

63
Cải thiện cách tiếp cận phúc lợi suốt đời nói chung bằng cách thúc đẩy lối
sống lành mạnh. Phát hiện và điều trị các biểu hiện sức khỏe tinh thần tiêu cực ở
các nhóm NCT càng sớm càng tốt, đặc biệt là nhóm NCT là lao động tự do.
+ Trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất:
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp tâm lý – xã hội để động
viên giúp đỡ tinh thần cho người cao tuổi. Khuyến khích các tổ chức, đỡ đầu chăm
sóc NCT. Bản thân NCT có nhu cầu về mặt tinh thần rất cao, nhất là những nơi để
NCT có thể tiếp tục cống hiến, tiếp tục thể hiện mình, hay để giao lưu. Tuy nhiên
tại mỗi cơ sở địa phương trong thành phố Hà Nội nói riêng và toàn các tỉnh trong cả
nước nói chung, việc đầu tư để xây dựng những nơi để người cao tuổi thư giãn, giải
trí thực sự chưa được quan tâm. Từ đó làm hạn chế sự cống hiến của họ, do vậy
việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu giải trí cho người cao tuổi là
điều rất cần và mang tính cấp thiết.
Xây dựng và tạo sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm bảo vệ người cao tuổi
nhằm đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các thế hệ, xóa bỏ mọi hàng rào ngăn
giữa các thế hệ, hạn chế sự lệ thuộc của lớp người cao tuổi vào thế hệ trẻ. Tổ chức
nhiều hình thức giáo dục tuyên truyền phát huy những chuẩn mực đạo đức xã hội
trong ứng xử với người cao tuổi, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
tiến trình phát triển của đất nước.
Phát triển, mở rộng cách dịch vụ y thế thuận tiện cho việc chăm sóc sức
khỏe và chữa bệnh cho người cao tuổi, kể cả việc khuyến khích các cơ sở y tế tư
nhân và hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện cho NCT. Xúc tiến các hình
thức chăm sóc tại nhà nhằm khuyến khích mọi NCT duy trì cuộc sống trong môi
trường gia đình.
Đặc biệt nhà nước cần có nhiều hơn nữa những phúc lợi cho NCT: như trợ
cấp hàng tháng cho NCT, nhà tình thương, trung tâm dưỡng lão, trung tâm bảo
trợ…. Cần được xem xét cho phù hợp với tình hình đời sống thực tế của NCT. Nhất
là NCT neo đơn cần có những chính sách quan tâm đặc biệt từ xã hội để họ vẫn
cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống, thấy mình không bị cô đơn và có mong
muốn sống vui, sống khỏe, sống có ích.

64
2.2. Với gia đình
Tạo điều kiện thuận lợi để NCT có sự cân bằng trong đời sống để sống vui,
sống khỏe trong những ngày tháng cuối đời.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của con, cháu trong việc chăm sóc cha mẹ,
ông bà. Tạo một môi trường gia đình hạnh phúc, tình thương yêu và hiểu biết lẫn
nhau. Tôn trọng truyền thống kính già, yêu trẻ. Phận con cháu cần thấu hiểu tâm tư
nguyện vọng của tuổi già để cư xử cho phù hợp, tránh sự bất hòa trong gia đình sẽ
ảnh hưởng đến tinh thần của NCT. Họ dễ cảm thấy chán nản khi trong gia đình, con
cháu không ai quan tâm gì tới mình, từ đó nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Có thể
là buông xuôi, không quan tâm tới sức khỏe bản thân nữa, người cao tuổi sẽ nhanh
chóng già cỗi, yếu ớt về thể xác và rất có thể bị trầm cảm về mặt tinh thần.
Nâng cao trách nhiệm của cha mẹ, ông bà trong việc chăm sóc con, cháu, tạo môi
trường để phát triển toàn diện và hài hòa mọi khả năng của mỗi thành viên trong gia đình.
Người cao tuổi sẽ có tinh thần vui vẻ, thoải mái và muốn kéo dài tuổi thọ khi
sống quây quần bên con cháu, nhìn thấy con cháu hạnh phúc, thành đạt. Mỗi gia
đình nên sắp xếp việc ăn chung, ở chung với người NCT sao cho phù hợp. Trước
hết là để tiện chăm sóc khi ốm đau, thứ hai là để người NCT có người nói chuyện
và họ không bị cảm thấy cô đơn. Sự động viên từ con cháu mang một ý nghĩa rất
lớn, nó cho các cụ thấy rằng con cháu yêu thương mình, muốn mình gần gũi bên
cạnh chúng để bao bọc, chở che. Do vậy con cháu nên biết cách động viên, thể
hiện sự yêu quý và mong muốn của mình với ông bà, cha mẹ. Điều này giúp họ có
thêm nghị lực sống rất nhiều
2.3. Về phía bản thân người cao tuổi
Mỗi một NCT là một chủ thể tích cực, do vậy để có một sức khỏe tinh thần
tốt đòi hỏi bản thân mỗi cụ tự nghiên cứu, tự nhận thức để hình thành cho mình
những suy nghĩ lạc quan, lối sống lành mạnh
Để có cuộc sống tinh thần vui vẻ thoải mái đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng của
bản thân mỗi NCT. Khả năng tham gia và các hội, câu lạc bộ, khả năng tự làm thư
giãn chính mình bằng những suy nghĩ tích cực.

65
Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội mỗi phải ý thức được những gì nên làm
và không nên làm, cái gì sẽ ảnh hưởng không tốt tới bản thân và xã hội. Từ đó bản
thân mỗi người sẽ có cuộc sống ý nghĩa, vui vẻ, hạnh phúc hơn trong những ngày
tháng cuối đời.
Rất nhiều người cao tuổi vẫn theo lối sống mà làm giảm chất lượng sức khỏe
tinh thần. Họ cần được khuyến khích và giáo dục để thực hiện hoạt động thể lực
nhiều hơn, giữ các mối liên hệ xã hội, giữ cho não bộ tích cực, kiểm soát cân nặng,
không hút thuốc, uống rượu, kiểm soát huyết áp, đường máu và nồng độ
cholesterol. Hầu hết các yếu tố này là những can thiệp đáng tin cậy để cải thiện
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trên toàn thế giới. (Theo M.T. Yasamy, T.
Dua, M. Harper, S. Saxena Tổ chức Y tế thế giới, Ban Sức khỏe tinh thần và Lạm
dụng chất)

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Dự báo tài chính quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam
(bản thảo), Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Hà nội.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Một số dự báo về quỹ hưu trí Việt Nam (Bản
thảo), Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Văn Thị Kim Cúc (2003), Một số vấn đề cơ bản của Tâm lý học lâm sàng, Đề
tài nghiên cứu cơ bản trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cấp Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
4. Bùi Thế Cường (2005), Trong miền anh sinh xã hội – Nghiên cứu về tuổi già
Việt Nam (Dự án UNFPA), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội
5. Nguyễn Xuân Cường, Lê Trung Sơn (2004), “Thực trạng người cao tuổi và các
giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây” , Tạp chí
dân số và phát triển (3).
6. Đàm Hữu Đắc (chủ biên) (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch
vụ xã hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhâp, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
7. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội.
8. Andler G (1995), Các khoa học nhận thức, Encyclopedie Universalis, tập VI.
9. Ngô Công Hoàn (1993), Tâm lý học gia đình, NXB trường Đại học sư phạm Hà Nội.
10. Phạm Khuê (1992), Bệnh học tuổi già, NXB Y học.
11. Đặng Phương Kiệt (2001), Tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Kovaliop (1976), Tâm lý học xã hội, NXB Giáo dục.
13. Hoàng Mộc Lan (2011), “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam
hiện nay”, Hội thảo: Văn hóa trong toàn cầu hóa: thách thức và phát triển
(tiếp cận từ góc độ tâm lý).
14. Nguyễn Kim Lân (2005), Ứng xử với người cao tuổi trong gia đình, NXB Phụ
nữ.

67
15. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009): Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người
cao tuổi ở Việt nam. Nhà xuất bản Dân trí.
16. LX. Vưgotxki (1997), Tuyển tập tâm lý học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
17. Trần Thị Mai Oanh (2010), Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và
thử nghiệm mô hình can thiệp ở huyện miền núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương,
Luận án Tiến sỹ, Đại học Y tế Công cộng.
18. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
19. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi tại Việt
Nam, Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách. Bruce Campbell -
Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
21. Trần Thị Thanh (2013), Nhận thức về cái chết của người cao tuổi tại tỉnh Thái
Bình, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học – Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
22. Mã Ngọc Thể (1999), “Tâm lý người cao tuổi trong các hoạt động xã hội”, Tạp
chí Tâm lý học (4).
23. Dương Chí Thiện (1997), Mấy nét khác biệt trong nhận thức nhu cầu cơ bản
của người cao tuổi, Viện Xã hội học.
24. Dương Chí Thiện (1997), Mấy nét khác biệt trong nhận thức nhu cầu cơ bản
của người cao tuổi, Luận văn thạc sỹ Viện Xã hội học.
25. Dương Chí Thiện, “Người cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống gia đình hiện nay –
tác động của những yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa”. Tạp chí Xã hội học (1).
26. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục.
27. Alven Tofflen (1991), Thăng trầm quyền lực, NXB TP Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Đức Tuân (2010), Động cơ của người cao tuổi vào sống trong một số
trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Tâm lý
học.
29. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý học, NXB văn hóa thông tin.
30. Nguyễn Việt (1984), Tâm thần học, NXB Y học Hà Nội.

68
Tài liệu tiếng Anh
31. Department of Health (1999), National service framework for mental health,
London: Department of Health
32. Ware, J. E., Snow, K. K., Kosinski, M., Gandek, B. (1993). SF-36 health survey
manual & interpretation guide. Boston, MA: New England Medical Center.
33. Heubeck, B. G., & Neill, J. T. (2000). Internal validity and reliability of the 30 i
tem Mental Health Inventory forAustralian Adolescents. Psychological Report
s, 87, 431-440.
34. Paul G. Ritvo, Ph.D. Jill S. Fischer, Ph.D. Deborah M. Miller, Ph.D. Howard
Andrews, Ph.D. Donald W. Paty, M.D. Nicholas G. LaRocca, Ph.D (1997),
Society Multiple Sclerosis Quality of Life Inventory: A User's Manual, National
Multiple Sclerosis New York.
35. Susana C. Marques, José Luis Pais-Ribeiro, and Shane J. Lopez (2011), Use of
the “Mental Health Inventory – 5” with Portuguese 10-15 Years Old, Clifton
Strengths School and Gallup (USA), The Spanish Journal of Psychology.
36. Angela Nicholls (2006), Assessing the mental health needs of older people,
First published in Great Britain in April by the Social Care Institute for
Excellence.
37. John Vincent 2003 , OLD AGE, First published, by Routledge, London
38. WHO (2006), AIMS REPORT ON MENTAL HEALTH SYSTEM IN VIET
NAM, A report of the assessment of the mental health system in Viet Nam using
the World Health Organization - Assessment Instrument for Mental Health
Systems Ha Noi - Viet Nam.
Trang web
39. http://www.rand.org/health/surveys_tools/mos/mos_mentalhealth.html
40. http://www.nationalmssociety.org/For-Professionals/Researchers/Resources-
for-Researchers/Clinical-Study-Measures/Mental-Health-Inventory-
%28MHI%29
41. https://www.statisticssolutions.com/mental-health-inventory-mhi/

69
42. http://www.incamresearch.ca/content/rand-mental-health-inventory
43. http://www.rand.org/health.html
44. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_cao_tu%E1%BB%95i
45. http://www.wpro.who.int/vietnam/suc_khoe_tam_than_nguoi_cao_tuoi.pdf
46. http://www.albertahealthservices.ca/hp/if-hp-tr-vt-emotional-wellness.pdf
47. http://www.socialwork.vn/d%E1%BB%9Di-s%E1%BB%91ng-tinh-
th%E1%BA%A7n-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-cao-
tu%E1%BB%95i-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam-hi%E1%BB%87n-nay/

70
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Correlations
nghe nghiep
LO AU tuoi gioi tinh song cung ai hien nay
Spearman's LO AU Correlation
1,000 ,072 ,086 -,037 -,068
rho Coefficient
Sig. (2-tailed) . ,348 ,258 ,630 ,375
N 173 173 173 173 173
tuoi Correlation
,072 1,000 ,046 -,366** ,193*
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,348 . ,547 ,000 ,011
N 173 173 173 173 173
gioi tinh Correlation
,086 ,046 1,000 -,006 -,144
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,258 ,547 . ,937 ,059
N 173 173 173 173 173
song cung ai Correlation
-,037 -,366** -,006 1,000 -,087
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,630 ,000 ,937 . ,255
N 173 173 173 173 173
nghe nghiep Correlation
-,068 ,193* -,144 -,087 1,000
hien nay Coefficient
Sig. (2-tailed) ,375 ,011 ,059 ,255 .
N 173 173 173 173 173
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-
tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-
tailed).

Correlations
nghe nghiep TRAM
tuoi gioi tinh song cung ai hien nay CAM
Spearman's tuoi Correlation
1,000 ,046 -,366** ,193* ,425**
rho Coefficient
Sig. (2-tailed) . ,547 ,000 ,011 ,000
N 173 173 173 173 173
gioi tinh Correlation
,046 1,000 -,006 -,144 ,187*
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,547 . ,937 ,059 ,014
N 173 173 173 173 173

71
song cung Correlation
-,366** -,006 1,000 -,087 -,347**
ai Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,937 . ,255 ,000
N 173 173 173 173 173
nghe Correlation
,193* -,144 -,087 1,000 ,083
nghiep hien Coefficient
nay
Sig. (2-tailed) ,011 ,059 ,255 . ,279
N 173 173 173 173 173
TRAM Correlation
,425** ,187* -,347** ,083 1,000
CAM Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,014 ,000 ,279 .
N 173 173 173 173 173
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-
tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-
tailed).

Correlations
song cung nghe nghiep
tuoi gioi tinh ai hien nay MKS
Spearman's tuoi Correlation
1,000 ,046 -,366** ,193* ,237**
rho Coefficient
Sig. (2-tailed) . ,547 ,000 ,011 ,002
N 173 173 173 173 173
gioi tinh Correlation
,046 1,000 -,006 -,144 ,108
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,547 . ,937 ,059 ,156
N 173 173 173 173 173
song cung ai Correlation
-,366** -,006 1,000 -,087 -,121
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,937 . ,255 ,114
N 173 173 173 173 173
nghe nghiep Correlation
,193* -,144 -,087 1,000 -,063
hien nay Coefficient
Sig. (2-tailed) ,011 ,059 ,255 . ,407
N 173 173 173 173 173
MKS Correlation
,237** ,108 -,121 -,063 1,000
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,002 ,156 ,114 ,407 .
N 173 173 173 173 173
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-
tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-
tailed).

72
Correlations
song cung nghe nghiep
tuoi gioi tinh ai hien nay CXTC
Spearman's tuoi Correlation
1,000 ,046 -,366** ,193* -,418**
rho Coefficient
Sig. (2-tailed) . ,547 ,000 ,011 ,000
N 173 173 173 173 173
gioi tinh Correlation
,046 1,000 -,006 -,144 -,149
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,547 . ,937 ,059 ,050
N 173 173 173 173 173
song cung ai Correlation
-,366** -,006 1,000 -,087 ,372**
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,937 . ,255 ,000
N 173 173 173 173 173
nghe nghiep Correlation
,193* -,144 -,087 1,000 -,106
hien nay Coefficient
Sig. (2-tailed) ,011 ,059 ,255 . ,166
N 173 173 173 173 173
CXTC Correlation
-,418** -,149 ,372** -,106 1,000
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,050 ,000 ,166 .
N 173 173 173 173 173
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-
tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-
tailed).

Correlations
nghe nghiep MOI DAY
tuoi gioi tinh song cung ai hien nay XUC CAM
Spearman's tuoi Correlation
1,000 ,046 -,366** ,193* -,530**
rho Coefficient
Sig. (2-tailed) . ,547 ,000 ,011 ,000
N 173 173 173 173 173
gioi tinh Correlation
,046 1,000 -,006 -,144 -,095
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,547 . ,937 ,059 ,213
N 173 173 173 173 173
song cung ai Correlation
-,366** -,006 1,000 -,087 ,426**
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,937 . ,255 ,000

73
N 173 173 173 173 173
nghe nghiep Correlation
,193* -,144 -,087 1,000 -,092
hien nay Coefficient
Sig. (2-tailed) ,011 ,059 ,255 . ,228
N 173 173 173 173 173
MOI DAY Correlation
-,530** -,095 ,426** -,092 1,000
XUC CAM Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,213 ,000 ,228 .
N 173 173 173 173 173
**. Correlation is significant at the 0.01
level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level
(2-tailed).

Correlations
song cung nghe nghiep MN VƠI
tuoi gioi tinh ai hien nay CS
Spearman's tuoi Correlation
1,000 ,046 -,366** ,193* -,656**
rho Coefficient
Sig. (2-tailed) . ,547 ,000 ,011 ,000
N 173 173 173 173 173
gioi tinh Correlation
,046 1,000 -,006 -,144 -,048
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,547 . ,937 ,059 ,527
N 173 173 173 173 173
song cung ai Correlation
-,366** -,006 1,000 -,087 ,388**
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,937 . ,255 ,000
N 173 173 173 173 173
nghe nghiep Correlation
,193* -,144 -,087 1,000 -,238**
hien nay Coefficient
Sig. (2-tailed) ,011 ,059 ,255 . ,002
N 173 173 173 173 173
MN VƠI CS Correlation
-,656** -,048 ,388** -,238** 1,000
Coefficient
Sig. (2-tailed) ,000 ,527 ,000 ,002 .
N 173 173 173 173 173
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-
tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-
tailed).

74
Report
Mean
KHOE
TRAM MOI DAY MN VƠI CANH BAO MANH VE
tuoi LO AU CAM MKS CXTC XUC CAM CS TL TAM LY
60-65 3,8767 3,7808 3,7671 4,1644 3,6575 4,7945 3,5205 3,9863
66-74 4,1569 4,5490 3,8039 3,7451 3,2745 4,0392 3,9020 3,3725
Tren 75 4,0204 4,8367 4,0000 3,2245 2,3469 2,6735 4,5102 2,6735
Total 4,0000 4,3064 3,8439 3,7746 3,1734 3,9711 3,9133 3,4335

Report
Mean
KHOE
gioi TRAM MOI DAY MN VƠI CANH BAO MANH VE
tinh LO AU CAM MKS CXTC XUC CAM CS TL TAM LY
nu 3,9451 4,1209 3,8022 3,8791 3,3077 4,0879 3,8352 3,6264
nam 4,0610 4,5122 3,8902 3,6585 3,0244 3,8415 4,0000 3,2195
Total 4,0000 4,3064 3,8439 3,7746 3,1734 3,9711 3,9133 3,4335

Report
Mean
KHOE
TRAM MOI DAY MN VƠI CANH MANH VE
song cung ai LO AU CAM MKS CXTC XUC CAM CS BAO TL TAM LY
cung chong/ vo
3,9062 5,5937 4,0000 2,5938 2,2812 2,4375 4,8438 2,3125
o nha rieng
cung chong/ vo
4,1429 3,9571 3,7714 4,0571 3,2286 4,2857 3,6286 3,6286
voi con cai
song voi con cai 3,9444 4,0556 4,0556 3,9444 3,7778 4,7778 3,7778 3,8889
song voi anh em
4,0000 4,0000 4,0000 4,5000 3,0000 4,5000 3,5000 3,5000
ruot
song voi chau,
4,1250 4,0000 3,6875 4,0000 3,5625 4,0000 3,8125 3,6250
ho hang
song voi nguoi
3,4167 3,9167 3,9167 4,0833 3,1667 4,0000 3,6667 3,8333
khac
song doc than 3,9565 4,2174 3,7391 4,0435 3,5217 4,4348 3,8261 3,6957
Total 4,0000 4,3064 3,8439 3,7746 3,1734 3,9711 3,9133 3,4335

tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 60-65 73 31,3 42,2 42,2
66-74 51 21,9 29,5 71,7
Tren 75 49 21,0 28,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8

75
tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 60-65 73 31,3 42,2 42,2
66-74 51 21,9 29,5 71,7
Tren 75 49 21,0 28,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid nu 91 39,1 52,6 52,6
nam 82 35,2 47,4 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

song cung ai
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid cung chong/ vo o nha rieng 32 13,7 18,5 18,5
cung chong/ vo voi con cai 70 30,0 40,5 59,0
song voi con cai 18 7,7 10,4 69,4
song voi anh em ruot 2 ,9 1,2 70,5
song voi chau, ho hang 16 6,9 9,2 79,8
song voi nguoi khac 12 5,2 6,9 86,7
song doc than 23 9,9 13,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

nghe nghiep hien nay


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nghi o nha 35 15,0 20,2 20,2
Lam nong nghiep 28 12,0 16,2 36,4
kinh doanh buon ban 20 8,6 11,6 48,0
lam o co quan doan the 3 1,3 1,7 49,7
lao dong o cac to chuc tu nhan 8 3,4 4,6 54,3
lao dong tu do 52 22,3 30,1 84,4
tri thuc nghi huu 27 11,6 15,6 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

76
muc do hai long hanh phuc ve cuoc song trong thang qua
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid vo cung hanh phuc 4 1,7 2,3 2,3
phan lon thoi gian cam thay
13 5,6 7,5 9,8
hanh phuc
noi chung hai long vui ve 58 24,9 33,5 43,4
Co luc hai long co luc khong 43 18,5 24,9 68,2
noi chung la khong hai long,
19 8,2 11,0 79,2
khong vui ve
khong hai long, khong vui ve
36 15,5 20,8 100,0
phan lon thoi gian
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

Statistics
thuong lo
lang, bon khoang thoi khoang thoi khoang thoi
chon khi gap gian cam thay gian ong ba khoang thoi gian ong ba
khoang thoi phai nhung tuong lai day cam thay cuoc gian cam thay nhin chung
gian cam thay tinh huong trien vong song thuong thoai mai, thay vui thich
co don trong khong mong trong thang nhat day thich khong cang voi dieu minh
suot thang qua doi qua thu thang lam
N Valid 173 173 173 173 173 173
Missing 60 60 60 60 60 60

khoang thoi gian cam thay co don trong suot thang qua
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 19 8,2 11,0 11,0
kha nhieu luc 29 12,4 16,8 27,7
thinh thoang 68 29,2 39,3 67,1
It khi 34 14,6 19,7 86,7
Khong co 23 9,9 13,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

77
thuong lo lang, bon chon khi gap phai nhung tinh huong khong mong doi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid rat thuong xuyen 2 ,9 1,2 1,2
kha thuong xuyen 23 9,9 13,3 14,5
thinh thoang 120 51,5 69,4 83,8
hau nhu khong bao gio 28 12,0 16,2 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian cam thay tuong lai day trien vong trong thang qua
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 24 10,3 13,9 13,9
kha nhieu luc 41 17,6 23,7 37,6
thinh thoang 10 4,3 5,8 43,4
It khi 81 34,8 46,8 90,2
Khong co 17 7,3 9,8 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba cam thay cuoc song thuong nhat day thich thu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 24 10,3 13,9 13,9
kha nhieu luc 38 16,3 22,0 35,8
thinh thoang 24 10,3 13,9 49,7
It khi 72 30,9 41,6 91,3
Khong co 15 6,4 8,7 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian cam thay thoai mai, khong cang thang
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 53 22,7 30,6 30,6
kha nhieu luc 96 41,2 55,5 86,1
thinh thoang 7 3,0 4,0 90,2
It khi 17 7,3 9,8 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8

78
khoang thoi gian cam thay thoai mai, khong cang thang
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 53 22,7 30,6 30,6
kha nhieu luc 96 41,2 55,5 86,1
thinh thoang 7 3,0 4,0 90,2
It khi 17 7,3 9,8 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba nhin chung thay vui thich voi dieu minh lam
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 19 8,2 11,0 11,0
kha nhieu luc 50 21,5 28,9 39,9
thinh thoang 44 18,9 25,4 65,3
It khi 53 22,7 30,6 96,0
Khong co 7 3,0 4,0 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

Frequency Table

trong thang vua qua ong ba co ban khoan rang mih dang co dau hieu mat tri, hoac mat kiem soat
trong hanh dong, noi nang, suy nghi cam nhan, ghi nho khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid khong he 36 15,5 20,8 20,8
co the co chut it 69 29,6 39,9 60,7
co, nhung chua den luc ban
9 3,9 5,2 65,9
tam lo lang
co, va toi co mot chut lo lang 57 24,5 32,9 98,8
co va toi kha lo 2 ,9 1,2 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

79
ong ba co cam thay chan nan buon phien trong thang vua qua
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid co, hau nhu moi ngay 51 21,9 29,5 29,5
co, vai lan 23 9,9 13,3 42,8
co, mot chut, luc nay luc kia 99 42,5 57,2 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba cam thay duoc yeu thuong va mong doi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 51 21,9 29,5 29,5
kha nhieu luc 82 35,2 47,4 76,9
thinh thoang 5 2,1 2,9 79,8
It khi 35 15,0 20,2 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba thay minh la nguoi hay lo au trong thang qua
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid kha nhieu luc 61 26,2 35,3 35,3
thinh thoang 9 3,9 5,2 40,5
It khi 82 35,2 47,4 87,9
Khong co 21 9,0 12,1 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

trong thang vua qua ong ba co mong doi mot ngay thu vi moi sang thuc day
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid hau het thoi gian 42 18,0 24,3 24,3
kha nhieu luc 26 11,2 15,0 39,3
thinh thoang 34 14,6 19,7 59,0
It khi 67 28,8 38,7 97,7
Khong co 4 1,7 2,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

80
khoang thoi gia ong ba cam thay cang thang, de kich dong trong thang vua qua
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid rat thuong xuyen 2 ,9 1,2 1,2
kha thuong xuyen 36 15,5 20,8 22,0
thinh thoang 67 28,8 38,7 60,7
hau nhu khong bao gio 68 29,2 39,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0
ong ba co kiem soat hanh vi, suy nghi, cam xuc, cam nhan cua minh trong thang vua qua
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid co, rat on dinh 23 9,9 13,3 13,3
co, on dinh phan lon 71 30,5 41,0 54,3
co, toi doan vay 77 33,0 44,5 98,8
khong, khong on lam 2 ,9 1,2 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

trong thang vua qua ong ba co thuong run tay khong


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid kha thuong xuyen 22 9,4 12,7 12,7
thinh thoang 51 21,9 29,5 42,2
hau nhu khong bao gio 62 26,6 35,8 78,0
khong bao gio 38 16,3 22,0 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

ong ba co thay chang co gi de mong cho trong thang qua khong


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid kha thuong xuyen 60 25,8 34,7 34,7
thinh thoang 61 26,2 35,3 69,9
hau nhu khong bao gio 50 21,5 28,9 98,8
khong bao gio 2 ,9 1,2 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

81
khoang thoi gian ong ba thay binh yen. thanh than
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Tat ca thoi gian 4 1,7 2,3 2,3
hau het thoi gian 68 29,2 39,3 41,6
kha nhieu luc 39 16,7 22,5 64,2
thinh thoang 22 9,4 12,7 76,9
It khi 40 17,2 23,1 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0
Frequency Table
khoang thoi gian ong ba cam thay on dinh cam xuc trong thang vua qua
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Tat ca thoi gian 4 1,7 2,3 2,3
hau het thoi gian 90 38,6 52,0 54,3
kha nhieu luc 34 14,6 19,7 74,0
thinh thoang 32 13,7 18,5 92,5
It khi 13 5,6 7,5 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian nan long va buon chan trong thang vua qua

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid hau het thoi gian 38 16,3 22,0 22,0
kha nhieu luc 19 8,2 11,0 32,9
thinh thoang 11 4,7 6,4 39,3
It khi 78 33,5 45,1 84,4
Khong co 27 11,6 15,6 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

ong ba co cam giac nhu muon khoc trong thoi gian qua
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid kha thuong xuyen 38 16,3 22,0 22,0
thinh thoang 24 10,3 13,9 35,8
hau nhu khong bao gio 88 37,8 50,9 86,7
khong bao gio 23 9,9 13,3 100,0

82
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

trong thang vua qua, ong ba co bao gio nghi nguoi khac se de chiu neu ong ba chet di khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid thinh thoang 53 22,7 30,6 30,6
hau nhu khong bao gio 51 21,9 29,5 60,1
khong bao gio 69 29,6 39,9 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba co the thu gian trong thang qua

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid hau het thoi gian 86 36,9 49,7 49,7
kha nhieu luc 23 9,9 13,3 63,0
thinh thoang 7 3,0 4,0 67,1
It khi 57 24,5 32,9 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ban cam thay cac moi quan he yeu thuong trong thang duoc tron ven
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid hau het thoi gian 48 20,6 27,7 27,7
kha nhieu luc 85 36,5 49,1 76,9
thinh thoang 6 2,6 3,5 80,3
It khi 34 14,6 19,7 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

ong ba co thuong cam thay rang chang co viec gi dien ra theo y minh khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid kha thuong xuyen 62 26,6 35,8 35,8
thinh thoang 62 26,6 35,8 71,7
hau nhu khong bao gio 45 19,3 26,0 97,7
khong bao gio 4 1,7 2,3 100,0

83
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

muc do buon buc do bon chon, hay de bi kich dong cua ong ba
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid khabuonbuc 49 21,0 28,3 28,3
buon buc mot chut di de nhan
47 20,2 27,2 55,5
ra
chi hoi buon buc 50 21,5 28,9 84,4
khong he buon buc boi nhung
27 11,6 15,6 100,0
dieu nay
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ma cuoc song la cuoc phieu luu tuyet voi doi voi ong ba
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid hau het thoi gian 28 12,0 16,2 16,2
kha nhieu luc 35 15,0 20,2 36,4
thinh thoang 20 8,6 11,6 48,0
It khi 52 22,3 30,1 78,0
Khong co 38 16,3 22,0 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

[ong ba co thuong cam thay buon phien den do ko co gi lam cho ong ba phan chan len duoc khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid kha thuong xuyen 82 35,2 47,4 47,4
thinh thoang 60 25,8 34,7 82,1
hau nhu khong bao gio 31 13,3 17,9 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

ong ba co nghi den viec tu tu trong thoi gian qua ko


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid co mot lan 32 13,7 18,5 18,5
khong, khong bao gio 141 60,5 81,5 100,0

84
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ma ong ba cam thay bon chon, sot ruot, dung ngoi khong yen trong thang vua qua

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid hau het thoi gian 2 ,9 1,2 1,2
kha nhieu luc 79 33,9 45,7 46,8
thinh thoang 24 10,3 13,9 60,7
It khi 45 19,3 26,0 86,7
Khong co 23 9,9 13,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba rau ri hoac suy tu ve dieu gi do


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid hau het thoi gian 15 6,4 8,7 8,7
kha nhieu luc 40 17,2 23,1 31,8
thinh thoang 37 15,9 21,4 53,2
It khi 50 21,5 28,9 82,1
Khong co 31 13,3 17,9 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba vui ve, khong lo lang gi trong thang vua qua
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid hau het thoi gian 62 26,6 35,8 35,8
kha nhieu luc 64 27,5 37,0 72,8
thinh thoang 7 3,0 4,0 76,9
It khi 40 17,2 23,1 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

85
ong ba co bi roi len, cuong len, buon buc hay lo nghi trong thang vua qua hay khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid kha thuong xuyen 57 24,5 32,9 32,9
thinh thoang 54 23,2 31,2 64,2
hau nhu khong bao gio 58 24,9 33,5 97,7
khong bao gio 4 1,7 2,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0
ong ba co lo au hay nghi ngoi dieu gi trong thang qua khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid co rat nhieu 15 6,4 8,7 8,7
co kha nhieu 42 18,0 24,3 32,9
co, vai lan du de thay phien 26 11,2 15,0 48,0
co, mot chut 50 21,5 28,9 76,9
Khong he 40 17,2 23,1 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ong ba thay minh la nguoi hanh phuc


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tat ca thoi gian 19 8,2 11,0 11,0
hau het thoi gian 34 14,6 19,7 30,6
kha nhieu luc 58 24,9 33,5 64,2
thinh thoang 9 3,9 5,2 69,4
It khi 53 22,7 30,6 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

ong ba co thay ban than dang co gang giu binh tinh trong thoi gian qua
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid rat thuong xuyen 38 16,3 22,0 22,0

86
kha thuong xuyen 28 12,0 16,2 38,2
thinh thoang 80 34,3 46,2 84,4
hau nhu khong bao gio 27 11,6 15,6 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

khoang thoi gian ma ong ba bi sa sut ve tinh than trong thang vua qua
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid kha nhieu luc 11 4,7 6,4 6,4
thinh thoang 53 22,7 30,6 37,0
It khi 22 9,4 12,7 49,7
Khong co 87 37,3 50,3 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

ong ba co thuong cam thuc day va cam thay tuoi tinh khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid hau nhu hang ngay 27 11,6 15,6 15,6
nhieu ngay 62 26,6 35,8 51,4
vai ngay, con thuong la khong 67 28,8 38,7 90,2
hiem khi xay ra 17 7,3 9,8 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0
ong ba co cam thay cang thang, don nen, ap luc trong thang vua qua hay khong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co kha nhieu ap luc 57 24,5 32,9 32,9
co nhieu hon so voi binh
7 3,0 4,0 37,0
thuong
co mot chut nhung la binh
24 10,3 13,9 50,9
thuong
co, mot chut 31 13,3 17,9 68,8
khong he 54 23,2 31,2 100,0
Total 173 74,2 100,0
Missing System 60 25,8
Total 233 100,0

87
88
PHỤ LỤC 2
ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TINH THẦN (MHI-8)
HƢỚNG DẪN: Xin hãy đọc kĩ các câu hỏi và đánh dấu vào ô vuông tương ứng với MỘT
câu mô tả đúng nhất những điều đã xảy ra cho ông/bà trong tháng vừa qua. Những câu hỏi
này không mang tính chất đánh giá đúng hay sai.
1. Mức độ hạnh phúc, hài lòng hay vui vẻ của ông/bà về cuộc sống cá nhân của mình trong
tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất )
Vô cùng hạnh phúc, không còn gì để hài lòng hay vui vẻ hơn
Phần lớn thời gian cảm thấy rất hạnh phúc
Nói chung là hài lòng, vui vẻ
Có lúc khá hài lòng, có lúc không
Nói chung là không hài lòng, không vui vẻ
Rất không hài lòng, phần lớn thời gian không cảm thấy vui vẻ
2. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy cô đơn trong suốt tháng vừa qua? (Đánh dấu
một ô chính xác nhất)

t thời gian

3. Ông/bà có thường cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn khi gặp phải những tình huống
không mong đợi hay dễ gây kích động trong tháng vừa qua? ((Đánh dấu một ô chính xác
nhất)

4. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy tương lai đầy triển vọng và hứa hẹn trong tháng
vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

thời gian

5. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy cuộc sống thường nhật của bản thân đầy những
điều thích thú trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

an

6. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy thoải mái và không căng thẳng trong tháng vừa
qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

ng có
7. Khoảng thời gian ông/bà nhìn chung thấy vui thích với những điều mình làm trong
tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

89
8. Trong tháng vừa qua, có điều gì khiến ông/bà băn khoăn rằng liệu mình có đang
mất trí, hoặc mất sự kiểm soát trong hành động, nói năng, suy nghĩ, cảm nhận hay ghi nhớ
không? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)
Không hề
Có thể có chút ít
Có, nhưng chưa đến mức phải bận tâm hay lo lắng
Có, và tôi có một chút lo lắng
Có, và tôi khá lo
Có, và tôi rất lo về điều đó
9. Ông/bà có bao giờ cảm thấy chán nản hay buồn phiền trong tháng vừa qua? (Đánh
dấu một ô chính xác nhất)
Có, đến độ tôi đã không để tâm đến bất cứ điều gì trong nhiều ngày liền vào lúc ấy
Có, hầu như mỗi ngày
Có, vài lần
Có, một chút lúc này lúc kia
Không, chưa bao giờ có cảm giác ấy
10. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy được yêu thương và mong đợi? (Đánh dấu một
ô chính xác nhất)
Tất cả thời gian

11. Khoảng thời gian ông/bà thấy mình là người hay lo âu trong tháng vừa qua? (Đánh
dấu một ô chính xác nhất)

thời gian

12. Trong tháng vừa qua, ông/bà có thường mong đợi sẽ có một ngày thú vị mỗi sáng
thức dậy? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

u lúc
13. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy căng thẳng hoặc “dễ bị kích động” trong tháng
vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

14. Ông/bà có kiểm soát ổn định hành vi, suy nghĩ, cảm xúc và cảm nhận của mình
trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

15. Trong tháng vừa qua, ông/bà có thường run tay khi ông/bà cố làm việc gì đó?
(Đánh dấu một ô chính xác nhất)

90
16. Ông/bà có thường cảm thấy mình chẳng có điều gì để mong chờ trong tháng vừa
qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

17. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy thanh thản và yên bình trong tháng vừa
qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

18. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy ổn định cảm xúc trong tháng vừa qua? (Đánh
dấu một ô chính xác nhất)

19. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy nản lòng và buồn chán trong tháng vừa qua?
(Đánh dấu một ô chính xác nhất)
cả thời gian

20. Ông/bà có thường cảm giác như muốn khóc trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô
chính xác nhất)

g bao giờ

21. Trong tháng vừa qua, ông/bà có thường cảm thấy rằng những người khác sẽ được
dễ chịu hơn nếu ông/bà mất đi? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

ông bao giờ

22. Khoảng thời gian ông/bà có thể thư giãn không gặp vấn đề trong tháng vừa qua?
(Đánh dấu một ô chính xác nhất)

ông có
23. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy các mối quan hệ yêu thương, việc thương yêu
và được thương yêu của mình là đủ và trọn vẹn trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô
chính xác nhất)

24. Ông/bà có thường cảm thấy rằng chẳng có điều gì xảy ra theo cách mình mong
muốn trong tháng vừa quá? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

ờng xuyên

91
25. Mức độ buồn bực do sự bồn chồn, hay “dễ bị kích động” của ông/bà? (Đánh dấu
một ô chính xác nhất)
Vô cùng buồn bực, đến độ tôi không thể quan tâm đến mọi thứ ra sao
Rất buồn bực
Khá buồn bực
Buồn bực một chút, đủ để nhận ra
Chỉ hơi buồn bực
Không hề buồn bực bởi những điều này
26. Khoảng thời gian mà cuộc sống là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời đối với ông/bà
trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

thời gian

27. Ông/bà có thường cảm thấy buồn phiền đến độ không có gì có thể làm cho ông/ bà
phấn chấn lên được trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

28. Ông/bà có từng nghĩ đến việc tự tử trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính
xác nhất)
Có, rất thường xuyên
Có, khá thường xuyên
Có, một đôi lần
Có, một lần
Không, không bao giờ
29. Khoảng thời gian mà ông/bà cảm thấy bồn chồn, sốt ruột, đứng nồi không yên
trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

30. Khoảng thời gian ông/bà phải rầu rĩ hoặc suy tư về điều gì đó trong tháng vừa
qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

31. Khoảng thời gian ông/bà cảm thấy vui vẻ, không phải lo nghĩ trong tháng vừa qua?
(Đánh dấu một ô chính xác nhất)

32. Ông/bà có thường bị rối lên, buồn bực hay lo nghĩ trong tháng vừa qua? (Đánh dấu
một ô chính xác nhất)

92
33. Ông/bà có phải lo âu hay nghĩ ngợi trong tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính
xác nhất)
Có, cực kì nhiều đến độ phát ốm hoặc gần như phát ốm
Có, rất nhiều
Có, khá nhiều
Có, vào lần, đủ để tôi thấy phiền
Có, một chút
Không, không hề
34. Khoảng thời gian ông/bà thấy mình là một người hạnh phúc trong tháng vừa
qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)
ả thời gian

35. Ông/bà có thường nhận thấy bản thân đang cố gắng giữ bình tĩnh trong tháng vừa
qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

xuyên

36. Khoảng thời gian mà ông/bà thấy mình bị sa sút hoặc rất sa sút về tinh thần trong
tháng vừa qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)

gian

37. Ông/bà có thường thức dậy và cảm thấy tươi tỉnh và thư thái trong tháng vừa qua?

38. Ông/bà có bị hoặc cảm thấy bị căng thẳng, dồn nén hay áp lực trong tháng vừa
qua? (Đánh dấu một ô chính xác nhất)
Có, nhiều hơn so với sức chịu đựng của tôi
Có, khá nhiều áp lực
Có, nhiều hơn một chút so với thường lệ
Có, một chút, nhưng là bình thường
Có, một chút
Không, không hề

93

You might also like