« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 249/QĐ-TTG Về phê duyệt đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- Về việc phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020.
- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;.
- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,.
- Phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây: I.
- Quan điểm: a) Phát triển dịch vụ môi trường là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển dịch vụ trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- b) Phát triển dịch vụ môi trường góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ môi trường trong nước.
- c) Phát triển dịch vụ môi trường theo lộ trình và bước đi phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- d) Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển dịch vụ môi trường.
- Mục tiêu: Phát triển dịch vụ môi trường nhằm cung ứng dịch vụ bảo vệ môi trường cho các ngành, lĩnh vực, địa phương.
- tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế, tạo thêm việc làm và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ môi trường: a) Tổ chức xây dựng, thực hiện “Chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
- b) Xây dựng, hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam.
- Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường và thị trường dịch vụ môi trường ở Việt Nam: a) Quy hoạch mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường trong phạm vi cả nước.
- b) Hình thành, phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường.
- c) Phát triển một số doanh nghiệp nhà nước về dịch vụ môi trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp của đất nước.
- d) Hình thành và vận hành thống nhất thị trường dịch vụ môi trường ở Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị trường và các quy định của WTO.
- Đào tạo nguồn nhân lực về dịch vụ môi trường: a) Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn theo các nhóm dịch vụ môi trường đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
- b) Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường.
- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phát triển dịch vụ môi trường cho các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
- Giải pháp về ưu đãi, hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi trường được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn.
- Giải pháp về nguồn lực: a) Huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển dịch vụ môi trường.
- b) Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn vốn đầu tư khác từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện Đề án.
- c) Phê duyệt về nguyên tắc 5 dự án thành phần để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án (Phụ lục kèm theo).
- Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án trên cơ sở từng dự án thành phần cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về dịch vụ môi trường.
- b) Thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về dịch vụ môi trường.
- tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển dịch vụ môi trường.
- c) Tranh thủ nguồn tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế trong việc phát triển dịch vụ môi trường.
- TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN .
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm để thực hiện các dự án thành phần của Đề án.
- Bộ Công Thương, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Đề án.
- định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;.
- THỦ TƯỚNG.
- PHÓ THỦ TƯỚNG.
- Thời gian thực hiện 1.
- Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về phát triển dịch vụ môi trường.
- Bộ Tài chính.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
- Xây dựng đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường.
- Đào tạo nguồn nhân lực về dịch vụ môi trường.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan