« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất chính khóa cho sinh viên Đại học Đà Nẵng


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHÍNH KHÓA.
- CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.
- 1 Đại học Đà Nẵng.
- Thông qua việc sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp và toán học thống kê để đánh giá thực trạng công tác GDTC ở Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) về các mặt: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC, thực trạng đội ngũ Giảng viên làm công tác huấn luyện giảng dạy, thực trạng nhận thức của sinh viên.
- từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hứng thú tập luyện trong giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên từ đó nâng cao chất lượng học tập môn giáo dục thể chất của trường..
- Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường đại học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài".
- GDTC không những nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác, đối với sinh viên việc nhận thức được vấn đề không phải là chuyện dễ, vì vậy hiện nay vẫn còn tình trạng sinh viên xem thường giờ học GDTC.
- Các em coi giờ học đó như một giờ học “thủ tục” dẫn đến tình trạng giờ học GDTC đối với các em rất nhàm chán, không chú trọng..
- Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khóa của sinh viên sẽ là cơ sở khách quan cho việc tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động GDTC, góp phần đào tạo nhân cách phát triển toàn diện con người..
- PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN.
- 3.1 Thực trạng về chương trình và hứng thú trong tập luyện môn GDTC tại trường ĐHĐN.
- Dành cho sinh viên có sức khỏe bình thường theo học chương trình GDTC cơ bản với 04 học phần (02 học phần bắt buộc và 02 học phần tự chọn): Nội dung chương.
- Theo chu kỳ hai năm, Khoa GDTC khảo sát nhu cầu của sinh viên và dựa vào cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để điều chỉnh, bổ sung các môn thể thao tự chọn cho phù hợp..
- Giáo dục thể chất 1.
- Giáo dục thể chất 2.
- Giáo dục thể chất 3 (Tự chọn).
- Lý thuyết môn thể thao 02.
- Giáo dục thể chất 4 (Tự chọn).
- Ngoài ra chương trình còn có các lớp dành cho các đối tượng xuất sắc có tố chất đó là lớp nâng cao các môn thế mạnh theo từng trường bao gồm: Bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, aerobic.
- Và các lớp dành cho các đối tượng đặc biệt không có khả năng vận động đó là các lớp yếu sức khỏe: lớp này thường sử dụng các bài tập và các môn thể thao mang tính chất nhẹ nhàng như: cờ vua, cờ tướng, bi sắt, yoga và các bài thể dục tay không.....
- 3.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và tập luyện môn GDTC tại các trường trực thuộc Đại học Đà Nẵng.
- Tuy số lượng sân bãi nhiều nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, số lượng sinh viên sinh hoạt và tập luyện ngoài giờ học rất ít, về tài liệu chuyên ngành như sách báo và băng hình để sinh viên có thể tiếp thu và hình thành kĩ năng đúng vẫn chưa có..
- 3.1.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại Đại học Đà Nẵng..
- Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên thuộc Khoa GDTC ĐH Đà Nẵng chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3 như sau:.
- Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại Khoa GDTC - ĐH Đà Nẵng.
- Qua bảng 3 cho thấy: Vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy đã được quan tâm, hầu hết trình độ giảng viên đều đã là Thạc sỹ Đại học TDTT (73.
- 3.1.4 Thực trạng về hứng thú học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Đà Nẵng.
- Bảng 4: Kết quả khảo sát mức độ yêu thích với hoạt động GDTC của SV (n=98).
- 1 Các hoạt động trong giờ học GDTC.
- Rất yêu thích 7 7.14%.
- Yêu thích 25 25.51%.
- 2 Các hoạt động thể thao do khoa và nhà trường tổ chức.
- Rất yêu thích 9 9.18%.
- Yêu thích 33 32.65%.
- 3 Các chương trình truyền hình thể thao.
- Rất yêu thích 8 8.16%.
- Yêu thích 29 29.59%.
- Tỷ lệ sinh viên có những cảm xúc tích cực, yêu thích với các hoạt động GDTC và thể thao còn ít.
- Kết quả khảo sát về mức độ yêu thích đối với giờ học GDTC, các hoạt động thể thao và các chương trình truyền hình về thể thao được tổng hợp tại Bảng 4..
- Đối với các hoạt động trong giờ học GDTC chính khóa chỉ có 7.14% sinh viên được hỏi trả lời “rất yêu thích”, 25.51% trả lời “yêu thích” và có đến 67.35% trả lời.
- Tỷ lệ sinh viên yêu thích các hoạt động thể thao ngoại khóa do nhà trường tổ chức cũng không cao.
- Chỉ có 9.18% trả lời “rất yêu thích”, 32.65% trả lời.
- “yêu thích” và 58.16% sinh viên “không thích”.
- Tương tự như 2 nội dung trên, chỉ có lần lượt 8.16% và 29.59% sinh viên được hỏi “rất yêu thích” và “yêu thích” các chương trình truyền hình thể thao.
- 3.2 Các nguyên tắc được áp dụng khi đề ra giải pháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khóa cho sinh viên ĐHĐN.
- phương hướng mục tiêu phát triển thể dục thể thao.
- tâm lý học thể dục thể thao.
- thực trạng và nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hứng thú khi học môn GDTC của sinh viên, có bốn nguyên tắc được áp dụng khi xây dựng biện pháp nhằm nâng cao tính hứng thú, đó là:.
- Trong bốn nguyên tắc trên, nguyên tắc tính thực tiễn và tính khả thi là hai nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất, bởi phải căn cứ vào thực trạng cụ thể của nhà trường về cơ sở vật chất, nhận thức của sinh viên về thể dục thể thao, nhu cầu động cơ đến với thể dục thể thao của học sinh, sinh viên.
- để lựa chọn các giải pháp, có như vậy các giải pháp mới mang tính khả thi..
- 3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong giờ học GDTC chính khóa cho sinh viên ĐHĐN.
- Dựa vào thực trạng và các nguyên tắc nêu trên của nhà trường và nhu cầu thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực mới phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước chúng tôi tổng hợp và đề xuất 14 giải pháp sau nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khóa cho sinh viên ĐHĐN:.
- Giải pháp 1: Tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn học: thông qua giờ học nội khóa, các bản tin thể thao, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội thảo..
- Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng giảng viên: Giảng viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng..
- Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng bài dạy: Cần cải tiến giáo trình, đổi mới nội dung chương trình GDTC, phù hợp với sự yêu thích của sinh viên và điều kiện cụ thể của nhà trường..
- Giải pháp 4: Nâng cao tinh thần tự giác của sinh viên: SV cần tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập nói chung và đối với môn học GDTC nói riêng, rèn luyện cho mình thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để rèn luyện sức khỏe..
- Giải pháp 5: Giảng viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và vai trò của các kiến thức môn học đối với cuộc sống;.
- Giải pháp 6: Cần tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nhận thức được vị trí và vai trò của môn học GDTC trong việc rèn luyện nâng cao sức khoẻ và xây dựng lối sống lành mạnh..
- Giải pháp 7: Giảng viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho học sinh trong quá trình học tập..
- Giải pháp 8: Giảng viên cần xây dựng tốt mối quan hệ: thầy – trò, thường xuyên quan tâm, khuyến khích, kiểm tra, đánh giá đúng, công bằng, tôn trọng học sinh, nhiệt tình dạy dỗ, biết cổ vũ, khích lệ, động viên các em học tập: giúp các em tự tin và mạnh dạn thực hiện động tác kỹ thuật cho giảng viên xem và sửa chữa lỗi kỹ thuật cho các em, đồng thời thông qua biện pháp này, tình cảm giữa thầy và trò sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.
- Sinh viên không ngại gần gũi và chia sẻ với thầy về những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống..
- Giải pháp 9: Giảng viên cần áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong quá trình dạy học môn GDTC, có phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt: giúp tinh thần học tập của sinh viên tốt hơn, các em không còn thấy sợ khi phải ra sân học giờ thể dục mà ngược lại các em hồ hởi khi được ra sân.
- Giảng viên cần tận dụng tốt phương pháp trò chơi và thi đấu trong giờ học: bằng việc tận dụng các hình thức trò chơi trong giờ học giúp các em cảm thấy giờ học không nặng nề và tẻ nhạt.
- Giảng viên luôn hoan nghênh khi các em tự sáng tác các trò chơi vận động mới..
- Giải pháp 10: Giảng viên là tấm gương tốt về rèn luyện thể dục thể thao, thường xuyên tổ chức thi đấu giao hữu với giảng viên các phòng ban, khoa khác để thúc đẩy phong trào thể thao của Nhà trường phát triển..
- Giải pháp 11: Thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt mang tính tập thể.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, giao lưu giữa thầy cô – sinh viên nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập.
- Giải pháp 12: Trang bị cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị dụng cụ, nhà tập đa năng đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện ngoại khóa của sinh viên nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy, tập luyện, cũng như tạo được hứng thú cho sinh viên..
- Giải pháp 13: Nhà trường cần thành lập một số các câu lạc bộ thể thao phù hợp với lứa tuổi và điều kiện cơ sở vật chất của Trường ở các môn như Cầu lông, bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng đá....
- Giải pháp 14: Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao để các em làm quen dần với không khí thi đấu, phù hợp với tâm lý và sức khỏe của các em, giúp các em vui thích khi tham gia với những hoạt động đặc biệt này đó là các hình thức thi đấu trong các lớp, sau đó chọn thi các khoa với nhau và có thể trong toàn trường từ đó xây dựng các đội tuyển thể thao cho nhà trường tham gia thi đấu giao hữu với các trường thành viên hoặc các giải ngành..
- Để lựa chọn ra các giải pháp tối ưu nhằm phát triển giải pháp để nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC tại ĐH Đà Nẵng thông qua phỏng vấn 30 giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
- Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao hứng thú trong tập luyện trong giờ GDTC cho SV ĐHĐN được trình bày sau đây:.
- Bảng 7: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao hứng thú trong tập luyện trong giờ GDTC cho SV ĐHĐN (n=30).
- TT Tên giải pháp Đồng ý Không đồng ý.
- 1 Giải pháp .
- 2 Giải pháp .
- 3 Giải pháp .
- 4 Giải pháp .
- 5 Giải pháp .
- 6 Giải pháp .
- 7 Giải pháp .
- 8 Giải pháp .
- 9 Giải pháp .
- 10 Giải pháp .
- 11 Giải pháp .
- 12 Giải pháp .
- 13 Giải pháp .
- 14 Giải pháp .
- chúng tôi lựa chọn được 6 giải pháp được sự đồng ý cao (trên 70%) của các giảng viên và nội dung cụ thể các giải pháp như sau:.
- Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng giảng viên: Giảng viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy..
- Giải pháp 3: Cần cải tiến giáo trình, đổi mới nội dung chương trình GDTC, phù hợp với sự yêu thích của sinh viên..
- Giải pháp 6: Cần tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nhận thức được vị trí và vai trò của môn học GDTC..
- Giải pháp 9: Giảng viên cần áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong quá trình dạy học môn GDTC, có phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt..
- Giải pháp 14: Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao trong và ngoài trường..
- Tóm lại, việc tạo hứng thú học tập cho sinh viên trong học tập môn GDTC là điều rất quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu nhất giúp các em lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi cá nhân..
- Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn 6 giải pháp để nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khóa cho sinh viên ĐHĐN cụ thể:.
- Giải pháp 2: Giảng viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy..
- Giải pháp 4: Cần tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nhận thức được vị trí và vai trò của môn học GDTC..
- Giải pháp 5: Giảng viên cần áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong quá trình dạy học môn GDTC, có phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt..
- Giải pháp 6: Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao trong và ngoài trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt