« Home « Kết quả tìm kiếm

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay


Tóm tắt Xem thử

- Lý do chọn đề tài.
- Từ lâu, Mỹ và Châu Âu đã được xem là hai phần trọng yếu, không thể thiếu được của một nền văn minh tiêu biểu nhất cho thế giới hiện đại, đó là nền văn minh phương Tây.
- Mặc dù là hai phần có địa vị tương đương nhau thế nhưng cho đến nay, khi đề cập đến một số vấn đề lịch sử - văn hoá, người ta lại rất khó tách rời Châu Âu và Mỹ.
- Một trong những duyên nợ luôn được nhắc đến đó là ảnh hưởng qua lại về mặt văn hoá hết sức đậm nét giữa các quốc gia Âu - Mỹ..
- Trên thực tế, sự tiếp xúc và ảnh hưởng văn hoá giữa Mỹ và Châu Âu không còn là vấn đề mới mẻ đối với giới nghiên cứu lịch sử, văn hoá.
- Ở nước Mỹ, ảnh hưởng văn hoá qua lại giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có các quốc gia Châu Âu thậm chí đã trở thành đề tài để chuyên sâu nghiên cứu hết sức sôi nổi.
- Giáo sư sử học của Đại học Texas ở Austin Richard Pells, chuyên gia về văn hoá và điện ảnh Mỹ thế kỷ XX đã từng trực tiếp bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến ảnh hưởng của văn hoá đại chúng Mỹ trên thế giới cũng như những ảnh hưởng đang tiếp diễn của văn hoá nước ngoài đối với Mỹ 1 .
- Bản thân ông đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu so sánh về văn hoá Châu Âu và nước Mỹ rất có giá trị, tiêu biểu như cuốn: Not Like Us: How Europeans have Loved, Hated, and Transformed American Culture since World War II (Basic Books, 1997).
- Ở Châu Âu, việc nghiên cứu về những tương đồng, khác biệt cũng như những ảnh hưởng văn hoá giữa Châu Âu và nước Mỹ, đặc biệt là quá trình “Mỹ hoá”.
- và vai trò của Châu Âu trong một thế giới mà cực Mỹ đang tạm thời thao túng cũng như nó góp phần định hình thêm cho chính sách văn hoá của Liên minh Châu Âu…Tuy được quan tâm nghiên cứu rộng rãi như vậy nhưng vấn đề tiếp xúc, ảnh hưởng văn hoá giữa Châu Âu và Mỹ vẫn chưa thực sự được thể hiện một cách hệ thống và đầy đủ.
- Thật khó tìm thấy một công trình, bài viết nào giúp chúng ta định hình một cách toàn diện, rõ nét về mối duyên nợ văn hoá Âu - Mỹ.
- Do vậy, đề tài này mong muốn đem lại một cách nhìn khái quát song tương đối toàn diện, hệ thống hơn về ảnh hưởng của văn hoá Mỹ đến Châu Âu từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến nay..
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
- Vấn đề văn hóa Âu - Mỹ và sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đã được học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.
- Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với văn hóa Châu Âu từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay.
- Hanawalt, Văn hóa thế kỷ XXI của M.Fragonard, và Văn minh phương Tây của C.Brinton, J.B Christopher và R.L.Wofl..
- Vấn đề bản sắc và biện pháp tạo dựng bản sắc của văn hóa châu Âu, Mỹ và phương Tây đã được bàn đến trong hàng loạt công trình của các học giả nước ngoài.
- Trong những thập niên ở Châu Âu người đã biên soạn cả một “Bộ sách giới thiệu kiến thức thời đại” mang tính phổ cập kiến thức, trong đó tập trung vào văn minh phương Tây, chẳng hạn Văn minh Hoa Kỳ của J-Piere Fichou, Những nền văn mình đầu tiên Địa Trung Hải của J.Gabriel- Leroux….
- Trong công trình đồ sộ Lịch sử văn minh phương Tây của Koshlansky, Geary và O’Brien, các tác giả khẳng định văn hóa Châu Âu đương đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa bình dân và văn hóa đại chúng năng động vốn đều có xuất xứ từ nước Mỹ như điện ảnh, truyền hình, games, ca nhạc….
- Về văn hóa Châu Âu, văn hóa Mỹ ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ có các công trình viết riêng về từng nền văn hóa và cũng chỉ mới ở bước đầu, chứ chưa có công trình nào mang tính hệ thống về toàn bộ nền văn hóa Âu - Mỹ.
- Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Hồ sơ văn hóa Mỹ của nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, Phác thảo chân dung văn hóa Đức đương đại, Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa, Văn hóa Châu Âu - Lịch sử, thành tựu, hệ giá trị của TSKH Lương Văn Kế, đề tài Khoa học cấp Nhà nước Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa của TSKH.
- Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa của TSKH.
- Lương Văn Kế, tác giả chủ yếu hướng sự phân tích vào các khía cạnh chủ yếu của văn hóa Mỹ là: (1) Các cội nguồn của văn hóa Mỹ, trong đó chủ yếu là cội nguồn Châu Âu.
- (2) Các thành tựu lớn của văn hóa Mỹ.
- (3) Hệ giá trị đặc sắc của nền văn hóa Mỹ.
- (4) Toàn cầu hóa và các phương thức truyền bá văn hóa Mỹ ra thế giới.
- Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu cấp Nhà nước: Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa của TSKH.
- các không gian văn hóa, các nền văn minh, đặc điểm của tiếp xúc văn hóa và tiếp xúc ngôn ngữ.
- vấn đề liên văn hóa và một nghiên cứu điển hình về liên văn hóa ở Châu Âu.
- Tác giả cũng lần lượt phân tích ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với các khu vực..
- Trong cuốn Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại của TSKH.
- Lương Văn Kế (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004), tác giả đã dành hẳn một chương bàn về khái niệm văn hoá và bản sắc văn hoá nói chung.
- dành một mục quan trọng để bàn về bản sắc văn hoá Châu Âu và biểu hiện của nó trong văn hoá Đức.
- Công trình đi sâu phân tích đặc điểm của các lĩnh vực chủ yếu của đời sống văn hoá Đức với tư cách là một nền văn hoá lớn và điển hình của văn hoá Châu Âu..
- Trong cuốn Hồ sơ văn hoá Mỹ nhà nghiên cứu Hữu Ngọc là người đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận một cách hệ thống và khá khách quan các hiện tượng văn hoá Mỹ.
- Công trình này gợi mở nhiều suy nghĩ trong xã hội và giới nghiên cứu văn hoá về bản sắc của văn hoá Mỹ và sức mạnh đặc biệt của nó.
- Còn trong cuốn Liên bang Mỹ - Đặc trưng xã hội - văn hoá, tác giả Nguyễn Thái Yên Hương lại tiếp cận theo hướng mở rộng từ đặc thù thể chế chính trị Mỹ đến đặc thù văn hoá, xem văn hoá Mỹ là sự cởi trói khỏi các định kiến Châu Âu phù hợp với đặc thù một quốc gia đa chủng hỗn tạp và luôn luôn sống động.
- Có quan điểm gần gũi trong cách nhìn nhận về văn hoá Mỹ là đề tài Đặc trưng văn hoá Mỹ của tác giả Lê Thế Quế (ĐQQG Hà Nội, 2006).
- Đóng góp ý nghĩa của đề tài là dành một chương để nói về ảnh hưởng của văn hoá Mỹ trên thế giới và Việt Nam..
- Phương pháp chính để thực hiện là phân tích tư liệu và phương pháp nghiên cứu quốc tế nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm, các nét đặc trưng của văn hóa Mỹ và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay..
- Đồng thời, luận văn cũng áp dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc vào nghiên cứu các hiện tượng văn hóa văn minh, bởi vì phương pháp hệ thống - cấu trúc giúp người nghiên cứu phát hiện ra các tầng nấc và kiểu thức của các mối quan hệ qua lại, tương tác giữa các hiện tượng và yếu tố.
- Ở cấp vĩ mô, phương pháp hệ thống giúp cho người ta thấy được mối liên hệ qua lại giữa các nền văn hóa, văn minh với nhau, chẳng hạn sẽ không có cái gọi là văn hóa phương Tây nếu không có văn hóa Châu Âu cũng như văn hóa Mỹ.
- cũng không có nó nếu không có sự hiện diện của văn hóa Châu Á (phương Đông) đối lập.
- sẽ không có văn hóa Mỹ nếu không có văn hóa Châu Âu và văn hóa gốc Phi..
- Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành.
- Đây là phương pháp tổng hợp của các ngành giữa văn hóa, chính trị và lịch sử để thiết lập các mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những phương pháp và quy trình của nhiều chuyên gia khác nhau..
- Ngoài ra, đề tài được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu văn hóa, phương pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Thứ nhất, khi nói đến văn hóa đây là một định nghĩa rất rộng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì tập trung phân tích và so sánh ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến Châu Âu trên lĩnh vực: Chính trị và các khía cạnh khác của đời sống văn hóa xã hội..
- Thứ hai, về mặt thời gian, đề tài chỉ đưa vào phạm vi nghiên cứu phạm vi thời gian từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay vì thời gian này ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến các nước Châu Âu là rõ nét nhất..
- Trong các nước Tây Âu, Pháp là một nước tự hào về một truyền thống văn hoá mạnh mẽ và được thế giới tôn trọng.
- Đồng thời, so với nhiều quốc gia Tây Âu, Nhà nước Pháp nắm giữ vai trò mạnh mẽ hơn hết đối với văn hoá trong đời sống đương đại..
- Đối với trường hợp của Đức, ảnh hưởng của văn hoá Mỹ ở Đức là rất khác nhau giữa các thế hệ, các nhóm người và các vùng khác nhau.
- tiếp nhận văn hoá Mỹ với một sự cởi mở nhất định thì Đông Đức tỏ ra khá bảo thủ và dè dặt trong việc tiếp nhận..
- Với việc chọn hai nước Đức và Pháp sẽ làm rõ được sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến hai nước này nói riêng và khu vực châu Âu nói chung..
- Những đóng góp của đề tài.
- Với nội dung nghiên cứu của đề tài mong muốn đem lại một cách nhìn mới, hệ thống, đúng đắn về bản chất và tính ưu việt của nền văn hoá Mỹ từ đó thấy được bản sắc và giá trị của văn hoá Mỹ đối với Châu Âu nói chung và thế giới nói riêng.
- Đây cũng là bức tranh khái quát và toàn diện nhất giúp cho người đọc hình dung rõ nét về nền văn hoá và bản sắc của văn hoá Mỹ..
- Đồng thời luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm của các nước trong việc tiếp thu và phát huy có hiệu quả các yếu tố tích cực của nền văn hoá Mỹ giàu phẩm chất tư duy và tính sáng tạo..
- Đề tài cũng đánh giá một cách khách quan những tác động của văn hóa Âu - Mỹ đối với quá trình hiện đại hóa văn hóa và xã hội Việt Nam khi tiếp xúc với phương Tây..
- Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GIỮA MỸ VÀ CHÂU ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY 1.1 .
- Bối cảnh quốc tế Âu - Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh .
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những chuyển biến to lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước, từng khu vực và cả trật tự thế giới vừa được thiết lập..
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng các nước Châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người và của.
- Chỉ có Mỹ giàu lên nhanh chóng trong chiến tranh (thu về 114 tỉ đô la lợi nhuận do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh) 2 và trở thành nước mạnh nhất về kinh tế trong khoảng ba năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm 1948).
- Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế giới (riêng về vũ khí, các nước đồng minh châu Âu đã nợ Mỹ 41,751 tỉ USD) 3 và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng nể, e dè: Độc quyền về bom nguyên tử..
- Có thể nói, Mỹ vượt trội hơn tất cả các nước về kinh tế, quân sự và chính trị…Từ đây tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ ngày càng bộc lộ và đây cũng là cơ sở để Mỹ triển khai nhanh chóng kế hoạch của mình trong một bối cảnh quốc.
- Mỹ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Hai cường quốc Xô - Mỹ từ quan hệ đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh quan hệ ấy nhanh chóng chuyển thành quan hệ đối đầu.
- Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe - phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hai cực, quan hệ Xô - Mỹ, mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau.
- Vì thế, về đại cục, hòa bình thế giới được duy trì trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh và cả sau đó..
- Một biến chuyển lớn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Một loạt các nước Đông Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latin sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh.
- Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 50 - 60 đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới.
- Tình hình trên đây đã dẫn tới một vấn đề: Trong chiến lược của mình, Mỹ và các nước đồng minh không thể không tính đến một thực tế đó của chủ nghĩa xã hội..
- NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004, tr 29 – 30..
- Lương Văn Kế, Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, công trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước..
- Lương Văn Kế (Chủ biên), Trần Đương (2004), Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Lương Văn Kế (2011), Văn hoá Bắc Mỹ trong toàn cầu hoá, NXB Giáo dục Việt Nam..
- Lương Văn Kế (2010), Văn hoá châu Âu – Lịch sử thành tựu hệ giá trị, NXB Giáo dục Việt Nam..
- Lương Văn Kế (Chủ biên): Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại.
- Tylor: Văn hoá nguyên thuỷ.
- Trần Thị Kim Dung, Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001, tr.49.
- Lionel Laroche, Những khác biệt văn hóa giữa Liên minh châu Âu với Bắc Mỹ và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển hợp tác thương mại, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8 (83.
- Lê Đình Cúc, Văn hóa Mỹ - sự thống nhất tự do và đa nguyên, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số tr.57..
- Nguyễn Thị Nga, Sức mạnh của điện ảnh Mỹ trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu châu Mỹ, số 3 – 2007..
- Nguyễn Thái Yên Hương, Vai trò văn hóa đối với việc mở rộng “giá trị”.
- Mỹ, Tạp chí nghiên cứu ngày nay, số 8 – 2008, tr.51..
- Nguyễn Thái Yên Hương, Xu hướng “Mỹ hóa” văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số tr.
- Báo Văn hóa tr.11..
- Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay..
- Nguyễn Hoàng - Nhật Bắc, Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội..
- TSKH Trần Ngọc Thêm, Khái luận về văn hoá.
- TS Văn Ngọc Thành, Cuộc chiến tranh lạnh,.
- Nét văn hóa Đức trong thời kỳ Toàn cầu hóa.
- Theo A.Nguyện, Pháp phản công chống lại sự thống trị văn hóa Mỹ, www.
- Văn Ngọc Thành - Trịnh Nam Giang, Tiếp xúc và ảnh hưởng văn hóa giữa châu Âu và Bắc Mỹ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt