intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam

Chia sẻ: Le Van Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

481
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo Các tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam

  1. Sách này t p h p nh ng ki n th c uyên thâm c a các thành viên trong box LSVH-GDQP trong forum Ttvnol.com,c m ơn các bác đã cung c p ki n th c phong phú đ ti u đ hoàn thành ebook này ! K -t -nh n-là-ngư i -vi t s -cho-forum. C n V Đ -Cudzoom(ttvnol) Các tướng lĩnh QĐND Việt Nam! Index: Các tướng lĩnh QĐND Việt Nam! ................................................................................... 1 Võ Nguyên Giáp ............................................................................................................. 2 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia........................................................................... 2 Mục lục ....................................................................................................................... 2 Những năm đầu............................................................................................................... 2 Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp........................................................... 3 Sau Điện Biên Phủ .......................................................................................................... 5 Đánh giá ......................................................................................................................... 6 Các tác phẩm............................................................................................................... 6 Liên kết ngoài ............................................................................................................. 7 Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa ................................................................................... 7 Trung tướng Đồng Văn Cống................................................................................ 11 Thượng tướng Trần Văn Trà................................................................................. 14 danh sách tướng lĩnh Việt Nam ........................................................................... 25 Một số Thượng tướng tiêu biểu:........................................................................... 26 Công an Nhân dân Việt Nam ................................................................................ 26 Chuyện về người được phong hàm tướng đầu tiên của quân đội ta................ 27 Được phong Thiếu tướng khi quân đội ta chưa ai có cấp hàm......................... 33 Trung tướng Dương Cự Tẩm................................................................................ 37 Những điều chưa biết quanh tấm bằng tiến sĩ toán học đầu tiên của VNam... 43 Cùng bàn về Chiến tranh và các vị tướng lừng danh trên thế giới............................... 46 Về cuộc bình chọn 10 danh tướng nổi tiếng thế giới .................................................. 57 Về số lượng quân sỹ.............................................................................................. 60 Về số lượng thiệt hại.............................................................................................. 62 A Ranking of the Most Influential Military Leaders of All Time........................... 67
  2. Võ Nguyên Giáp Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8, 1911 – ) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người chỉ huy chiến thắng trận Điện Biên Phủ. Ông được nhiều người xem như một huyền thoại quân sự thế giới khi chỉ huy một đội quân nhược tiểu đánh bại cường quốc thế giới. Mục lục [giấu] · 1 Những năm đầu · 2 Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp · 3 Sau Điện Biên Phủ · 4 Đánh giá · 5 Các tác phẩm · 6 Liên kết ngoài [sửa] Những năm đầu Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trí thức nghèo. Thân sinh ông là cụ Võ Nguyên Thân, một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, dòng dõi khoa bảng. Năm 1924, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong hàng ngũ những người yêu nước khi đang học ở trường Quốc học Huế. Hai năm sau, ông bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.
  3. Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái Năm 1926, ông được trở lại trường Quốc học Huế và tiếp tục đấu tranh. Do hoạt động quá giới hạn cho phép nên ông bị bắt khi đang điều hành một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên và bị cầm tù 2 năm. Tuy nhiên, sau 3 tháng thì được thả ra vì thiếu chứng cớ buộc tội. Sau đó ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937. Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc Học Huế và là một đồng chí của ông (bà cũng là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Tháng 5 năm 1939, ông nhận dạy sử học ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường (tức Hiệu trưởng). [sửa] Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp Từ 1936 đến 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm này và bắt đầu các hoạt động của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Hồ trong một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam có tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.
  4. Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Ngày 25 tháng 12 năm 1944, đội quân này đã tiến công thắng lợi hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai). Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) với cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương). Ông được phong Đại tướng ngày 25 tháng 1 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, cùng đợt có Nguyễn Bình được phong Trung tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Ông là một nhà vận dụng tài giỏi chiến thuật Chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Trận Điện Biên Phủ và thắng Pháp năm 1954.
  5. Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp: · Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) · Chiến dịch Biên giới (tháng 6 - 1950) · Chiến dịch Trung Du (tháng 12 - 1950) · Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 - 1951) · Chiến dịch Đông Bắc (tháng ?? - 195?) · Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 - 1951) · Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 - 1952) · Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 - 1953) · Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 1 - 1954) Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. Từ năm 1955, ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. [sửa] Sau Điện Biên Phủ Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đến năm 1991). Trong 21 năm (1954-1975) của cuộc chiến tranh Việt Nam, ông thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia xây dựng chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của Quân đội Nhân dân trong chiến tranh. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động Đảng Cộng sản và Nhà nước khác. Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông. Năm 1983 ông được phân công làm Chủ tịch Ủy ban sinh đẻ có kế hoạch. Ông đã rời bỏ vũ đài chính trị năm đó, nhưng vẫn giữ một vai trò làm cố vấn.
  6. Năm 1991, ông nghỉ hưu ở tuổi 80. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (1992), 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng nhất. [sửa] Đánh giá Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội đó giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân. Ông đã nhận được rất nhiều Huân và huy chương cao quí nhất của Việt Nam. Ông được cả thế giới biết đến như một vị anh hùng dân tộc Việt Nam và được quân đội Pháp rất nể phục. [sửa] Các tác phẩm · Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938 · Đội quân giải phóng, 1947 · Từ nhân dân mà ra, 1964 · Điện Biên Phủ, 1964 · Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970 · Những năm tháng không thể nào quên, 1972 · Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972 · Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên, 1977 · Chiến đấu trong vòng vây, 1995 · Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979 · Đường tới Điện Biên Phủ · Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử · Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000 [sửa]
  7. Liên kết ngoài · Đường tới Điện Biên Phủ · Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử · Phỏng vấn với Võ Nguyên Giáp – PBS.org (tiếng Anh) Em mời các bác đọc về cuộc đời và sự nghiệp của các tướng lĩnh QĐND Việt Nam! Nguồn tài liệu của em là quyển: Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam" của tác giả Phan Hoàng! Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa *Thưa Viện sĩ, ra Hà Nội tìm Viện sĩ thì được biết gia đình đã chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh? -Vâng, tôi vào trong này đã được 3 năm. Mắt đã mờ nên ít đi đâu. Năm ngoái-1993 tôi trở ra Hà Nội dự lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 của mình, rồi vào lại. Ở đây không khí dễ chịu hơn. Thỉnh thoảng anh em, bạn bè đến chơi cũng vui. *Thưa Viện sĩ, cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đại Nghĩa là cả một “hành trình bí mật”, mà nhiều người ngưỡng mộ muốm tìm hiểu… -Công việc của Trần Đại Nghĩa thì bí mật chứ đời thường chẳng có gì bí mật cả. *Nếu không có gì bí mật, xin Viện sĩ thổ lộ đội nét về mình. -Tôi sinh ngày 13-9-1913, tuổi Sửu, tại Vĩnh Long. Tên cha mẹ đặt là Phạm Quang Lễ. Mới 7 tuổi, tôi đã mồ côi cha. Nhà nghèo, chị gái tôi 8 tuổi đã phải nghỉ học để cùng má tôi tảo tần mua bán nuôi tôi ăn học. Thời đó, học trò nghèo mà được gia đình tạo điều kiện đến trường như tôi hiếm lắm, vì thế, thế hệ tôi đa số bị thất học. Cuộc sống hết sức nghèo khổ, tù túng. Cảnh đói khát, chết chóc diễn ra triền miên rất đau lòng. Tôi còn nhớ năm 1925, lúc tôi mới 12 tuổi, đi học qua cầu Thiềng Đức, hai lần tôi chứng kiến cảnh người nhảy xuống sông tự tử. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao, thì mọi người xung quanh bảo rằng do cuộc sống cơ cực đói khổ quá. Chế độ thuộc địa hà khắc của thực dân Pháp, lại thêm cường hào địa phương áp bức bóc lột khiến họ không chịu đựng nổi. Hình ảnh hai cái chết thương tâm ray rứt mãi trong lòng tôi, gây cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi bắt đầu nuôi ý tưởng đánh đuổi người Pháp để cho dân mình bớt khổ. Mà muốn đuổi được người Pháp ra khỏi đất nước mình thì phải có vũ khí. *Và Viện sĩ không theo học những ngành có thể thăng quan tiến chức, mà đã quyết tâm theo học ngành chế tạo vũ khí? -Vâng. Hành trình học tập của tôi là cả một chặng đường cam go. Từ năm, 1926 đến 1930, tôi xa nhà lên Mỹ Tho học. Chung lớp tôi có anh Phạm Hùng sau này là Thủ tướng đấy. Qua những giờ lịch sử, tôi được biết thêm về cụ Phan Chu Trinh và những phong trào chống Pháp. Tôi học khá giỏi về khoa học tự nhiên như toán, lý, hoá, cơ học. Tôi càng hiểu thêm: muốn đánh giặc phải có chiến lược, chiến thuật và vũ khí. Tôi chú tâm theo học môn chế tạo vũ khí cho bằng được. Từ năm 1930-1933 tôi lên Sài Gòn học ở trường Pétrus Ký. Tôi đỗ đầu tú tài bản xứ và tú tài Pháp cả hai môn triết và toán học, được học bổng đi Hà Nội nhưng tôi không đi, vì ở Việt Nam không có trường dạy về vũ khí và cũng không có tài liệu. Tôi trở về Mỹ Tho làm thơ ký. Thời gian này tôi quen nhà báo yêu nước Vương Quan Ngươu, ông vận động và xin cho tôi học bổng 1 năm tại Pháp vào cuối tháng 9-1935. Học bổng này là của hội phụ huynh học sinh người Pháp và người Việt có quốc tịch Pháp mới được cấp. Học trình của một số trường Pháp thời đó là: sau khi đậu tú tài phải học thêm 2 năm mới có đủ trình độ thi vào hệ cao đẳng hay đại học. Học bổng cấp cho tôi chỉ có 1 năm, nên khi mới qua Pháp tôi liền nhảy vào học năm thứ 2, ở nhà trọ, tìm
  8. sách tự học năm thứ 1. Cuối năm 1936 tôi thi đậu vào trường Quốc gia cầu cống và được học bổng tiếp. Tôi học công khai ở các trường: Quốc gia cầu cống, điện, hàng không, Đại học Sorbonne, nhưng cái chính là bí mật thu thập tài liệu để học về chế tạo vũ khí qua 7 trường, mà các trường này dù là người Việt có quốc tịch Pháp cũng không được đặt chân đến. Các đảng viên Cộng sản Pháp hết sức quí trọng và nhiệt tình giúp đỡ tôi nhiều tài liệu học tập. *Hình như Viện sĩ có thời gian sang Đức làm việc? -Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Đức ký kết liên minh phe Trục với Nhật. Đa số người châu Á được Đức xem là… “Nhật Bổn”, nên chúng tôi được thoải hơn người Pháp chính gốc. Một nhà máy chế tạo máy bay nằm ở miền Trung nước Đức là Halle nhận tôi vào làm. Kỹ thuật hàng không của Đức vốn tiến bộ nhất châu Âu lúc đó, nên đây là dịp để tôi tìm hiểu, học hỏi. Mấy tháng sau, thấy việc làm không thích hợp, tôi trở lại Paris làm cho công ty Sud-Avion. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tôi rời Đức, máy bay quân Đồng minh đã oanh tạc tan tành nhà máy Halle. Thật may mắn cho tôi. *Thưa Viện sĩ, Viện sĩ trở về Việt Nam trong hoàn cảnh nào? -Tháng 5-1946, Bác Hồ sang Pháp cùng với phái đoàn đàm phàn của ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. Lúc ấy, anh Hoàng Xuân Mạn (em của Hoàng Xuân Hãn) là Chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp. Biết trước Hội nghị Fontainebleau sẽ thất bại và phải đánh nhau với Pháp, nên anh Phạm Văn Đồng tìm người hiểu biết về vũ khí. Ở bên nước ta lúc bấy giờ có nhiều tướng giỏi nhưng am hiểu về vũ khí thì không có. Anh Hoàng Xuân Mạn mới giới thiệu tôi cho anh Phạm Văn Đồng. Sau đó, tôi được gặp Bác Hồ. Bác hỏi tôi về vũ khí và kinh nghiệm Chiến tranh thế giới thứ hai. Rồi bác bảo rằng, thế nào chúng ta cũng đánh nhau với Pháp và bảo tôi chuẩn bị sẵn sàng tư liệu về vũ khí để về nước. Đúng như dự đoán, Hội nghị Fontainebleau thất bại. Nước Pháp không chịu công nhận chủ quyền và nền độc lập của nước Việt Nam. Bác Hồ và chúng tôi về nước. Lúc ấy, chính phủ Pháp sắp xếp đưa Bác về bằng đường hàng không, nhưng Bác từ chối. Bác đi theo đường biển. *Ngoài Viện sĩ, còn có trí thức Việt kiều nào ở pháp theo Hồ Chí Minh về nước? -Ngoài tôi, còn có bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, kỹ sư mỏ và luyện kim Võ Đình Quỳnh theo về với Bác. *Ngay sau khi đặt chân lên Tổ quốc, Viện sĩ lao vào công việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí? -Ngày 20-1-1946, tôi đặt chân lên cảng Hải Phòng. Tôi còn nhớ đó là ngày kỷ niệm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nghỉ ngơi được mấy hôm là tôi nhận nhiệm vụ. Ngày 5- 11-1946, anh Tạ Quang Bửu đưa tôi lên Thái Nguyên để nghiên cứu đạn chống tăng. Lúc đó, anh Tạ Quang Bửu là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Về vũ khí, ngành quân giới của ta chưa biết gì nhiều. Lúc tôi mới về, anh Võ Nguyên Giáp có nói: “Nghe tin anh về, anh em bên này mừng lắm!”. Bấy giờ xe tăng là con chủ bài của quân Pháp. Làm sao để chống được xe tăng khi chúng tấn công? Thuận lợi là tình báo Mỹ có giúp ta 3 khẩu súng và hơn 20 viên đạn Bazooka để chống Nhật mà Bộ Quốc phòng có giao cho bên quân giới trước đó. Dựa vào mẫu vũ khi của Mỹ, chúng tôi chế tạo Bazooka, với quyết tâm phải làm cho bằng được trong hoàn cảnh khó khăn lúc đó. Đạn nổ tốt nhưng không xuyên thép được. Vậy là phải tiếp tục nghiên cứu, sửa chữa và điều chỉnh thật gấp rút, vì thời điểm toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) sắp nổ ra. Trong khi đó, quân Pháp lớn tiếng tuyên bố sẽ tiêu diệt quân đội chính quy Việt Nam trong vòng 8 ngày. Điều này trưởng phái đoàn của Pháp tại Hội nghị Fontainebleau cũng đã tuyên bố với trưởng đoàn của ta là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Con chủ bài chính về vũ khí của Pháp là máy bay và xe tăng, mà họ lại biết rất rõ là ta làm gì có súng chống tăng. Và trận chiến đầu tiên đã nổ ra vào ngày 3-3- 1947 tại chùa Trầm ở Sơn Tây. Dẫn đầu đội hình quân Pháp gồm 4 xe tăng. Ta lại chỉ có đúng 5 viên đạn để bắn thử. Thế nhưng, viên đầu tiên bắn ra thì chiếc xe tăng dẫn đầu bốc cháy. Không thể kể hết niềm hân hoan vui sướng của quân ta lúc đó, nhất là anh em quân giới. Quân Pháp hoảng hồn bỏ chạy. Sau đóm, thêm một trận chiến nửa lửa có tính chất quyết định cuộc chiến mà quân Pháp có ý đồ nhằm chấm dứt chiến tranh vào tháng 9- 1947. Nhưng quân Pháp cũng đã tiếp tục thất bại. Sau dúng Bazooka đến súng SKZ (súng
  9. không giật) ta cũng chế tạo trong điều kiện không đúng theo yêu cầu lý thuyết sách vở. SKZ mạnh hơn Bazooka, có khả năng chọc thủng dễ dàng các bức tường bê tông dày 600-1000mmm của lô cốt địch. *Thưa Viện sĩ, được biết sau khi về nước Viện sĩ đã bị mất một tấn sách tài liệu về vũ khí… -Đúng là tôi bị mất gần một tấn sách tài liệu về vũ khí, do thất lạc khi gởi cho một người bạn. May mắn là ngay khi về nước, tôi có phân phát cho anh em trong quân đội một số tài liệu cơ bản. Còn phần lớn công việc là phải làm lại từ đầu. Bằng trí nhớ của mình, tôi cố gắng moi tất cả kiến thức về vũ khí, từ trong đầu, nối kết và tính toán trở lại để làm tư liệu sản xuất vũ khí. Trong việc này, sự giúp đỡ về “hậu cần” của nhà tôi là rất lớn. Nhờ vậy mà tôi mới an tâm ngày này qua ngày khác lao vào nghiên cứu. Nói đến đây, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa quay sang phía bà nhà, cười. Bà vui vẻ cho biết: ôi vất vả lắm các anh ạ! Có khi nửa đêm, ông chợt thức giấc, ngồi dậy, ghi chép công thức cho đến sáng. Ông nhớ đâu là liền ngồi ghi chép ở đó. Lúc nào cũng vũ khí với vũ khí… Chuyện quên ăn quên ngủ với ông là chuyện thường. Đến bữa ăn, có khi gọi hoài mà ông chẳng hề nhúc nhích động đậy. *Thưa Viện sĩ, thế còn SAM-2 hạ pháo đài bay B-52 trong chống Mỹ thì sao? -Đây cũng là thứ vũ khí cải tiến với mẫu mã có sẵn của Liên Xô cũ. B-52 lúc bấy giờ đúng là loại pháo đài bay bất khả xâm phạm, tầm bay rất cao, sức phá hoại do chúng oanh tạc ghê gớm. Chúng tôi có hai việc phải làm. Một là, B-52 gây nhiễu làm rối loạn sóng radar của SAM-2, khiến cho SAM nổ từ xa chứ không tiếp cận được B-52. Hai là, tầm bay B-52 cao hơn tầm bắn của SAM-2. Biết được hai yếu tố cơ bản trên, chúng tôi tập trung giải quyết. *Phương thức giải quyết tiến hành ra sao? -Đây là bí mật quốc phòng. *Viện sĩ đánh giá thế nào về vai trò vũ khí trong chiến tranh? -Ngoài yếu tố con người, vũ khí đóng vai trò quyết định. Vũ khí có khả năng gây yếu tố bất ngờ và thay đổi cục diện chiến tranh. *Viện sĩ có thường theo dõi tình hình phát triển và sản xuất vũ khí trên thế giới nữa không? -Có. Tiềm lực phát triển vũ khí hiện đại rất mạnh. Tôi vẫn còn một tủ sách tài liệu về vũ khí ở bên Pháp, bạn bè cất giữ. Nhưng so với hiện nay thì đã lạc hậu, nên không đưa về. *Được biết, Viện sĩ còn là một trong những người được phong tướng đầu tiên… -Vâng. Lúc đó anh Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng; anh Nguyễn Bình là Trung tướng; còn tôi, anh Nguyễn Sơn, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm… là Thiếu tướng. *Thế quân hàm hiện nay của Viện sĩ? -Vẫn là Thiếu tướng. *Còn những nhiệm vụ chính mà Viện sĩ được giao phó? -Khi còn bên Pháp, Bác Hồ đã nói trước nhiệm vụ của tôi là phục vụ cho kháng chiến. Ngày 5- 12-1946 tôi nhận nhiệm vụ Cục trưởng Cục quân giới, sau đó (năm 1949), kiêm Cục trưởng Cục pháo binh. Đến năm 1950 tôi nhận thêm chức vụ Thứ trưởng Bộ công thương và tiếp tục nghiên cứu khoa học. Ngày 8-2-1966, tôi được tặng danh hiệu Viện sĩ Viện hàm lâm khoa học Liên Xô. *Ngoài ra, Viện sĩ cũng từng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước, là người đề xuất thành lập Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam… Một khối lượng công việc không ít, nếu không nói là quá tải. -Có năng lực đến đâu tôi sẵn sàng cống hiến đến đó. Chỉ sợ mình bất tài, làm hư việc mà thôi. *Thưa Viện sĩ, vì lý do nào anh Phạm Quang Lễ lại có bí danh Trần Đại Nghĩa. -Trần Đại Nghĩa là tên do Bác Hồ đặt cho tôi tại Bắc Bộ phủ vào ngày 5-12-1946. Lúc đó Bác giao cho tôi nhiệm vụ lãnh đạo Cục quân giới, hơn nữa tôi mới ở nước ngoài về, nên yếu tố bí mật phải được tôn trọng, nhất là tôi còn gia đình, người thân ở trong Nam sợ địch trả thù. Từ đó tôi mang cái tên này. *Là người được tiếp xúc và làm việc nhiều với Hồ Chủ tịch, xin Viện sĩ cho biết vài ấn tượng của mình đối với Bác.
  10. -Trước đây ở Pháp, tôi đã nghe kể rất nhiều về Bác, nhưng đến hội nghị Fontainebleau tôi mới được gặp mặt. Không có vị lãnh tụ nào của Việt Nam đi và sống nhiều như Bác. Hơn 30 năm trời Bác bôn ba học hỏi và nghiên cứu không ngừng ở hầu khắp thế giới, trong mọi hoàn cảnh gian khổ. Tôi được may mắn kề cận Bác suốt 102 ngày: 62 ngày tại Paris và 40 ngày lênh đênh trên tàu từ cảnh Toulouse về Hải Phòng. Và cả sau này, trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến, Bác luôn là hình ảnh thiêng liêng nhưng rất gần gũi với tôi. Bất kỳ lúc nào tôi có ý muốn gặp Bác, thì điện thoại cho anh Vũ Kỳ, nếu không bận, Bác sẵn sàng tiếp. Và mỗi lần điện thoại cho Bác là tôi đều chuẩn bị xe trước. Hễ Bác đồng ý, tôi đến ngay. Mãi cho đến bây giờ, Bác vẫn vô cùng gần gũi và như vẫn còn sống trong tôi như ngày nào. Trong tâm khảm tôi, một bên là ba má tôi và chị tôi, còn một bên là Bác! *Nếu như có một sự định vị, thưa Viện sĩ, Trần Đại Nghĩa là một nhà yêu nước hay một chiến sĩ cộng sản? -Làm thế nào tách tời được hai con người này. Với Trần Đại Nghĩa yêu nước và cộng sản là một. *Thưa Viện sĩ, có một thời ta chỉ nói đến cái chung mà ít nói đến cái riêng, hay nói rõ hơn là quên đi sự đóng góp của cá nhân đối với tiến trình lịch sử dân tộc. Là chứng nhân sống của hai cuộc kháng chiến, Viện sĩ có suy nghĩ gì về điều này? -Tất nhiên, tập thể quyết định sự thành bại của lịch sử. Nhưng cá nhân đóng vai trò hết sức quan trọng. Trận Điện Biên Phủ chẳng hạn, nếu như không có vài trò của anh Võ Nguyên Giáp thì tôi tin cục diện sẽ khác đi và chiến thắng không lừng lẫy như thế. *Là một nhà bác học uyên thâm, Viện sĩ có thể cho thế hệ trẻ ngày nay biết vài kinh nghiệm về phương pháp học tập và nghiên cứu của mình? -Tại các trường học dân dụng mà tôi học thì có thầy dạy, tốt nghiệp thì có bằng cấp. Nhưng về quân sự, mà nhất là ngành chế tạo vũ khí, thì làm sao học công khai được, nên phải tìm cách khác. Tôi làm quen, rồi dần thân thiết với các quản thủ thư viện, mượn sách “mật” về quân sự của thế giới để tự học. Tôi chỉ mượn loại sách này đúng vào khoảng thời gian: từ 5 giờ chiều thứ bảy đến 7 giờ sáng thứ hai phải trả, nếu không, bị lộ, cả quản thủ và tôi có thể bị tù. Sách thì thường dày hàng ngàn trang, nên làm sao có thể ghi chép cho kịp, chỉ vận dụng bằng trí nhớ. Và tôi phải thức suốt cả ngày lẫn đêm để học, đến sáng thứ hai trả sách xong thì về nhà lăn ra ngủ bù. *Viện sĩ có thể sử dụng được bao nhiêu ngoại ngữ? -Thông thạo thì có Pháp, Đức, Anh, Nga, còn nghe hiểu và đọc được thì có tiếng Trung Quốc và một vài thứ tiếng khác. *Để có một vốn liếng ngoại ngữ hiếm có như vậy, Viện sĩ học bằng cách nào? -Có nhiều cách. Thí dụ, khi tôi muốn nghiên cứu sách quân sự Đức, tôi hỏi một anh bạn Đức: “Biết được bao nhiêu chữ thì có thể đọc sách quân sự bằng tiếng Đức?”. Anh bạn trả lời: “Khoảng 4.000 chữ”. Tôi về mua một quyển tự vị Đức-Pháp khoảng 1 vạn chữ và học thuộc lòng. Tôi còn nhớ khoảng 40% tức khoảng 4.000 chữ và như thế là đọc sách quân sự tiếng Đức được. Cách học song ngữ ấy tôi cũng thường áp dụng để đọc sách triết học và quân sự của thế giới. *Ở tuổi bát tuần, nhìn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Viện sĩ có cảm tưởng như thế nào? -Bác Hồ đã nói với tôi từ lúc còn ở Pháp: “Chú về, chú sẽ làm được việc nhưng không sung sướng đâu”. Đúng như vậy. Các bạn tôi còn ở lại Pháp, cho đến giờ, họ sướng hơn tôi nhiều về vật chất và không phải lo nghĩ gì cả. Nhưng rõ ràng về mặt phụng sự cho Tổ quốc thì họ cũng chẳng có gì cả. Ngày 30-4-1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, tôi ghi trong sổ tay của mình là đã hoàn thành nhiệm vụ và, đó là việc lớn nhất của đời tôi mà tôi đã làm xong. Tôi cũng nói với các anh em mỗi lần gặp gỡ như thế. Và công việc tiếp theo xin chuyển giao cho thế hệ trẻ. Anh Hoàng Xuân Hãn ở Paris có gửi thư về nói rằng: Tôi chúc anh sống lâu đẻ xem bọn trẻ làm ăn thế nào. *Nếu có một lời khuyên suy nhất đối với thế hệ trẻ thì Viện sĩ muốn khuyên điều gì? -Cố gắng giữ gìn và phát triển đất nước. Đó là mong mỏi của đời tôi và cho cả các thế hệ sau này. Không có đất nước nào trên thế giới này phải chống trả 14 cuộc xâm lăng như đất nước mình. Nhiều lúc tôi nghĩ, giá như Việt Nam là một đảo quốc tách khỏi đát liền, xung quanh biên giới là biển thì hay hơn.
  11. *Còn với tư cách là một nhà khoa học, Viện sĩ có suy nghĩ gì về nền khoa học Việt Nam hiện nay? -Tôi rất hiểu và thông cảm cho nỗi khó khăn của anh chịu em làm công tác khoa học. Bởi tôi cũng từng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng ta cần nhiều kinh phí hơn để tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản, vì lý thuyết có vững thì thực hành mới tiến xa được. Và cần thiết phải mua phát minh, sáng chế của nước ngoài, mới theo kịp tiến độ phát triển của khoa học thế giới. Thí dụ, Nhật là một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng thắng lợi trong xây dựng kinh tế nhanh chóng, bởi họ biết tranh thủ “chất xám” tiên tiến của các nước. Nhiều nước khác cũng tương tự như thế. Sẵn đây nói vui, cũng vì vấn đề kinh phí cho khoa học, mà tôi với một đồng chí lãnh đạo cao cấp hiểu lầm nhau, khi tôi đòi tăng kinh phí cho công việc nghiên cứu khoa học, sau ngày miền Nam giải phóng. Nhưng cuối cùng đồng chí ấy cũng hiểu ra và cho rằng tôi đúng. Cho đến nay, kinh phí cho khoa học của ta so với thế giới vẫn còn thấp. Chẳng hạn số liệu năm 1990, Mỹ 205 tỉ đôla, Pháp 10 tỉ, Trung Quốc 4 tỉ, còn ta chỉ vẻn vẹn có 12 triệu đôla cho lĩnh vực khoa học. Tôi mong các nhà làm ngân sách phải chú ý đến điều này. Một đất nước không thể có tương lai xán lạn nếu không có sự đầu tư đúng mức cho giáo dục khoa học. *Thưa Viện sĩ, cả cuộc đời hiến dâng cho Tổ quốc, giờ đã vượt quá tuổi “cổ lai hi”, cụoc sống hưu trí của Viện sĩ có thoải mái không? -Viện sĩ hàn lâm thì không được về hưu. Còn cuộc sống tất nhiên là chật vật, không thể nào sung sướng hơn kẻ tham nhũng. *Viện sĩ ăn uống và sinh hoạt thế nào? -Buổi sáng thức dậy, tôi đi bộ quanh nhà và tập thể dục nhẹ, tay không. Sức khỏe tôi bình thường, chỉ cặp mắt thì hơi yếu. Vì lúc bên Pháp tôi làm việc rất nhiều, về nước kháng chiến gian khổ, thiếu thôn thuốc men nên mắt yếu dần. Tôi ăn uống rất dễ, món nào cũng được. Tôi ăn ít vì y học có khuyên người già ăn ít sống lâu. Bà bác sĩ nhà tôi là một đầu bếp giỏi. *Thế mỗi lần Viện sĩ cần đi đâu… -À, có xe của viện khoa học đến đón. Tôi nhờ anh em giới khoa học nhiều lắm. Họ cũng không sung sướng gì, nhưng biết tôi khó khăn, nên họ sẵn sàng giúp. *Như chợt nhớ điều gì, bà đứng dậy đi ra phía cửa. Tôi hỏi nhỏ Viện sĩ: Thưa Viện sĩ, bà có phải là mối tình đầu của Viện sĩ không? -Lúc ở Pháp tôi chủ trương không lấy vợ. Vì tôi sẽ về nước kháng chiến bất kỳ lúc nào khi cần. Lúc đó, có một cô bạn gái người Pháp rất mến tôi và thường đến gặp để trò chuyện, tỏ vẻ chăm sóc tôi. Tôi cũng rất quí cô ấy. Nhưng rồi tôi khuyên cô ấy nên tìm người bạn trai khác, vì theo tôi cô ấy sẽ khổ… Có lẽ sau nhiều lần như vậy, cô hiểu, cô nghe lời tôi… Vậy là thôi. *Thế còn Viện sĩ với bà nhà gặp nhau trong hoàn cảnh nào? -Nhà tôi bấy giờ là y tá riêng của Cục quân giới. Chúng tôi làm đám cưới lúc bà ấy mới 20, còn tôi đã 34 tuổi. Đám cưới tổ chức đơn sơ ở Bắc Cạn-thủ đô kháng chiến 9 năm chống Pháp. Hiện nay bà ấy là bác sĩ về hưu. Chúng tôi có 4 con trai. Con trai trưởng là Trung tá đang phục vụ trong quân đội. *Là người từng sống nhiều năm ở phương Tây, Viện sĩ có ý kiến gì về khái niệm “gia đình”… -Cái này tôi thấy Khổng Tử đúng. Tôi không bị Tây hóa, bởi Tây phương ly dị quá nhiều. Trung tướng Đồng Văn Cống -Rất nhiều bạn bè ngạc nhiên trước sức khoẻ của tôi và hỏi tôi các bí quyết. Chẳng có bí quyết nào đâu. Tôi vốn được cha mẹ và trời ban cho một sức vóc khỏe mạnh. Thời trẻ tôi từng lặn rất sâu nhiều lần dưới sông để vớt súng, từng đi bộ hàng trăm cây số hành quân mà chẳng hề hấn gì. Tôi chỉ chơi thể thao thường xuyên mà thôi. Tôi từng là tuyển thủ đội A bóng đá tỉnh hồi trước Cách mạng tháng Tám. *Bây giờ Trung tướng còn chơi môn thể thao nào không? -Bóng chuyền, bóng bàn và cờ tướng tôi cũng rất thích, nhưng nay không còn chơi nữa. Sáng sáng tôi chỉ đi bộ 3-4 cây số, từ nhà ra công viên Lê Văn Tám tập thể dục, rồi về. *Trung tướng có còn nghiên cứu về công tác quân sự? -Tôi mới nhận một tập tài liệu dày hơn 100 tràn đánh máy để đọc và báo cáo trước một
  12. cuộc hội nghị. Hàng ngày tôi vẫn đọc sách báo, nghiên cứu tư liệu để góp ý cho Quân khu. *Để thế hệ trẻ hình dung rõ hơn về cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng, xin Trung tướng vui lòng cho biết đôi nét về mình? -Tôi tuổi Tỵ, sinh năm 1918 tại Bến Tre. Gia đình tôi là nông dân, làm lụng đủ ăn. Bố mẹ mất sớm, tôi vừa lớn lên thì được giác ngộ và tham gia cách mạng. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, tôi làm Bí thư chi bộ xã kiêm tổng uỷ viên, lãnh đạo nhân dân địa phương nổi dậy cướp chính quyền. Giặc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Tôi cùng anh em tìm được 4 cây súng lửa, cùng giáo gươm, tổ chức trừ gian diệt tề; tôi thường dùng một cây gươm cướp được của quân Nhật để đi đánh địch. Quân số tăng dần, chúng tôi tự thành lập tiểu đội, rồi trung đội do tôi chỉ huy và đến tháng 6-1946 thì thành lập đại đội. Chúng tôi vừa đánh giặc vừa cướp vũ khí của giặc để trang bị cho mình. Lúc ấy chưa có bộ đội chính qui, chỉ có dân quân du kích. Đơn vị tôi phát triển sớm nhất và mạnh nhất tỉnh và khu. Sau đó, cấp trên giao tôi đi thuyết phục anh em, tổ chức biên chế các lực lượng quân sự ở Bến Tre thành 7 trung đôi, rồi tách 4 trung đội thành lập Chi đội 19 do tôi chỉ huy hoạt động ở Bến Tre-Gò Công, 3 trung đội còn lại thành lập Chi đội 20 hoạt động ở Trà Vinh-Vĩnh Long. Sang năm 1947, bộ đội phát triển nhanh, khu tổ chức thành lập Trung đoàn 99 với 2 tiểu đoàn. Tôi trực tiếp làm Trung đoàn trưởng và phụ trách Tỉnh đội Bến Tre. Tôi cùng anh em liên tục chiến đấu cho tới khi tập kết ra Bắc 1954. Lúc tập trung quân tập kết, tôi là Tham mưu trưởng kiêm thường trực của Quân khu miền Đông. *Được biết, Trung tướng từng được phân công tổ chức con đường chiến lược 559B… -Vâng. Ra Bắc tôi sang Trung Quốc học 2 năm, đến năm 1961 trở về làm Phó tư lệnh Quân khu 3, rồi được điều về Cục tác chiến lo tổ chức, củng cố đường 559A và 559B (tức con đường chiến lược Hồ Chí Minh trên Trường Sơn và trên biển). Tôi vốn dân Nam Bộ, rành từng cù lao, con rạch nên được giao trực tiếp tổ chức, chỉ huy con đường 559B trên biển để đưa vũ khí về Nam Bộ. Con đường này được tổ chức hết sức bí mật. Ở Bộ chính trị chỉ có các anh Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ biết. Còn ở Bộ Quốc phòng thì có anh Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Vịnh và Trần Văn Trà biết. Cho đến khi tôi vào Nam chiến đấu, mới giao con đường này lại cho anh Nguyễn Chánh trực tiếp lo liệu. *Trung tướng trở về Nam lúc nào? -Tháng 4-1963. Sau 3 tháng vượt Trường Sơn, tôi về đến Nam Bộ. Theo dự kiến, tôi vào Nam lãnh nhiệm vụ Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Miền. Tuy nhiên, vừa đến nơi thì có điện của Bộ Quốc phòng quyết định thành lập các quân khu nhằm đáp ứng tình hình mới trên chiến trường. Tôi được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9 ở miền Tây Nam Bộ. *Như vậy Trung tướng lại có dịp tái ngộ với bưng biền Đồng Tháp Mười lừng lẫy năm xưa. -Vâng. Đây là nơi tôi được trui rèn trong máu lửa với bao kỷ niệm hào hùng và đau thương của chín năm kháng chiến chống Pháp. Rất nhiều người thân và đồng đôi của tôi đã ngã xuống trên chiến khu này. Đến năm 1964, tôi được phân công làm Phó tư lệnh Miền kiêm Tư lệnh Quân khu 9. Mấy năm sau, do yêu cầu mới, tôi mới về hẳn Bộ tư lệnh Miền để chuyên trách công tác quân sự chung. *Hình như Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam bấy giờ có sự điều chỉnh, bổ sung liên tục. -Đó là do yêu cầu của chiến trường. Khi Tư lệnh Trần Văn Quang ra Bắc, anh Trần Văn Trà từ Bắc vào làm Tư lệnh, anh Nguyễn Chí Thanh là Chính uỷ, anh Trần Độ là Phó chính uỷ, còn tôi cùng anh Lê Trọng Tấn, anh Nguyễn Hữu Xuyến là Phó tư lệnh. Lúc Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ, anh Hoàng Văn Thái được bổ sung vào giữ nhiệm vụ Tư lệnh Miền một thời gian. Anh Thái vì sức khỏe yếu phải về lại Bộ tổng tham mưu, anh Trà lên thay. Và chị Nguyễn Thị Định cùng các anh Hoàng Cầm, Lê Đức Anh lần lượt được đề bạt làm Phó tư lệnh Miền. Trước đó, khi anh Nguyễn Chí Thanh ra Bắc, anh Phạm Hùng là Bí thư Trung ương Cục được phân công kiêm Chính uỷ Bộ tư lệnh Miền. Mỗi người một nhiệm vụ khác nhau, đoàn kết như anh em một nhà, đã đóng góp tất cả công sức và trí tuệ của mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước. *Tất nhiên khi đó không có đố kỵ quyền lực…
  13. -Tổ quốc luôn là trên hết. Mỗi người đều ở tư thế sẵn sàng hy sinh tới giọt máu cuối cùng. Hiện tượng đố kỵ, công thần, tham nhũng không thể tồn tại trên chiến trường máu lửa! *Trung tuớng còn nhớ gì về những ngày tiến quân vào giải phóng Sài Gòn? -Tôi không trực tiếp tham gia các mũi tiến công. Nhưng trước đó, tôi đã tổ chức chu đáo cánh quân phía Nam chuẩn bị tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tình hình lúc ấy theo tin tức ta nắm được, địch có âm mưu: nếu thất thủ Sài Gòn sẽ rút về bên kia sông Tiền để củng cố lực lượng, thành lập chính phủ bốn thành phần. Do đó, tôi được phân công ở lại chỉ huy sở của Miền để trực và chỉ huy hoạt động phối hợp của các quân khu, tỉnh đội; đồng thời kiêm Tư lệnh quân đoàn dự bị nhằm đối phó với âm mưu mới này của địch. Sáng 1-5-1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, tôi được phân công đi tiền trạm vào thành phố để chuẩn bị đón Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh và Bộ tư lệnh Miền. Có thể nói, đó là những giờ phút đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp mà tôi mơ ước. *Nhưng Trung tướng vẫn chưa được nghỉ ngơi, khi cuộc chiến biên giới Tây Nam Tổ quốc xảy ra… -Là người lính thì chẳng bao giờ có quyền nghỉ ngơi. Sau giải phóng, tôi về nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân khu 7, rồi khi anh Trà ra Bắc làm Tổng tham mưu phó Bộ tổng tham mưu, thì tôi là Quyền tư lệnh quân khu. Trong chiến dịch biên giới Tây Nam, tôi là Tư lệnh tiền phương Quân khu 7, anh Năm Ngà là Phó tư lệnh, đưa một cách quân sang giải phóng Campuchia. Về sau, tôi được điều về làm Phó tổng thanh tra quân đội, cho đến khi về nghỉ an dưỡng chờ quyết định hưu trí. *Thưa Trung tướng, một đời vào sinh ra tử, kỷ niệm đẹp nào thờ chinh chiến thường sống lại trong trí nhớ của Trung tướng? -Kỷ niệm thì nhiều, đẹp cũng có, đau thương cũng có. Tôi nhớ hoài về hình ảnh của một đồng đội, một vị lãnh đạo là anh Nguyễn Văn Vịnh ở buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Bấy giờ, tôi đang chỉ huy bộ đội chủ lực thì được tin quê nhà Bến Tre bị quân Pháp đánh chiếm. Tỉnh đội trưởng bệnh nặng, không người thay. Bộ tư lệnh khu 8 mới họp bàn, cử người về phụ trách, nhưng bàn mãi mà không ai thích hợp. Tôi xin về. Anh Vịnh lúc ấy đang là Chính uỷ khu 8, không đồng ý. Anh bảo tôi là chỉ huy bộ đội chủ lực, không quen với cơ sở địa phương, sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng lại từng bước lực lượng dân quân du kích tỉnh nhà vừa bị địch đánh phá nặng, gây tổn thất lớn. Dù vậy, cuối cùng do không có người, tôi cũng được phân công về Bến Tre, tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở, dần dần thành lập lại tiểu đoàn. Khi bắt tay vào thực tế, tôi mới thấm thía những ý kiến cân nhắc chân thành và sáng suốt của anh Nguyễn Văn Vịnh. *Trong các tướng lĩnh quân đội ta, Trung tướng gần gũi và quí mến ai nhất? -Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Chí Thanh. *Trung tướng có thể nói vì sao? -Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp anh ấy, tôi dã cảm tình ngay. Không phải vì anh ấy là Bộ trưởng, là Tổng tư lệnh đâu mà vì những đức tính toát ra từ con người. Khi tổ chức con đường 559B vào Nam, anh em họp tính toán đi cặp theo Hoàng Sa và Trường Sa, dự kiến mất 5-6 ngày. Thế là chuyến đầu tiên lên đường. Ngày nào Cục tác chiến cũng họp giao ban, do anh Giáp chủ trì. Mỗi lần tôi vào họp, anh Giáp đều hỏi đã có tin tức gì về chuyến tàu chưa. Tôi nhìn anh lắc đầu. Cứ thế. Anh tỏ ra hết sức lo lắng! Đến ngày thứ 11, tôi vào giao ban, anh níu tay tôi hỏi. Tôi cười, nói đã có điện. Anh mừng quá, lấy bức điện vào đóng cửa phòng, đọc. Khi bước trở ra, tôi thấy anh chảy nước mắt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một đồng chí lãnh đạo cao cấp, là người đứng đầu quân đội mà có tình cảm sâu sắc với chiến trường như thế. Thấy anh khóc, tôi không cầm lòng được, cũng khóc theo. Rôi anh Giáp cho mở tất cả thực phẩm dùng đãi khách quốc tế ở nhà họp Quân uỷ Trung ương, để anh em ăn mừng. *Với Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, ngoài kỉ niệm nói trên, Trung tướng còn nhớ gì về vị tướng tài ba bạc mệnh này không? -Nhiều lắm. Với tôi, anh Vịnh là một người anh lớn mà tôi luôn kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách. Chúng tôi luôn xem nhau như anh em một nhà. Anh Vịnh nguyên là một kỹ sư canh nông của Pháp, một trí thức yêu nước trở thành một nhà cách mạng, một vị chỉ huy có bản lĩnh của quân đội ta. Anh sống rất tình cảm và giúp đỡ anh em cấp dưới một cách chí tình. Chỉ tiếc anh
  14. Vịnh ra đi quá sớm! Đối với quân khu 8 thời chống Pháp, công lao anh Vịnh rất lớn. Với tư cách là Chính uỷ, anh Vịnh là trung tâm tập hợp đoàn kết mọi lực lượng-có thể nói là một đội quân ô hợp lúc bấy giờ: bao gồm các chi đội độc lập ở trong nước lẫn hải ngoại trở về, vừa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vừa do Đảng dân chủ lãnh đạo. Với sự thuyết phục của anh Vịnh, nhiều Trung ưong uỷ viên Đảng dân chủ, như anh Nguyễn Đăng chẳng hạn-đã trở thành đảng viên Cộng sản, được đề bạt làm Phó tư lệnh Quân khu 8, sau là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. Nếu hiểu được sự tranh giành quyết liệt quyền lãnh đạo trong quân khu bấy giờ giữa Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ thì mới thấy hết công lao của anh Vịnh. Và Quân khu 8 có thể nói là quân khu ổn định nhất của Nam Bộ vào thời điểm cực kỳ rối ren này. *Ông còn nhớ gì thời diểm Tướng Vịnh bị kỷ luật? -Anh em chúng tôi hoàn toàn không tán thành bản án kỷ luật quá nặng so với sai sót của anh. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là thái độ chấp hành kỷ luật của anh, một đảng viên trung thành, một tướng lãnh, một cán bộ lãnh đạo gương mẫu-bấy giờ anh đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Khi anh em đề nghị anh khiếu nại bản án kỷ luật nặng nề, anh nói: “Chuyện đã như vậy rồi thì thôi. Anh em đừng bàn bạc xôn xao nữa, không hay. Hãy tập trung vào nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đoàn kết chống Mỹ ở miền Nam!”. *Tình cảm của Trung tướng đối với Tướng Vịnh thật đặc biệt. Tôi cũng đã nghe nhiều người nói về nhân cách và tài năng của vị tướng thành Nam này. Thế còn đối với Đại tướng Hoàng Văn Thái, Trung tướng có kỷ niệm nào đáng nhớ? -Đại tướng Hoàng Văn Thái là người cao to, đẹp trai, phong cách đàng hoàng, giản dị, thái độ luôn điềm tĩnh, chín chắn, tự tin. Khi đứng trước những vấn đề gay go, khúc mắc, anh Hoàng Văn Thái luôn bình tĩnh, kiên trì giải quyết vấn đề. Anh không bao giờ tỏ ra khoe khoang thành tích của mình. Có thể nói, Hoàng Văn Thái là tướng tham mưu tài ba, điển hình của quân đội ta. Thời gian anh vào Nam làm Tư lệnh Miền, chúng tôi rất gắn bó với nhau. Có những đêm, tôi cùng anh thức uống trà bàn công việc, rồi đờn địp với nhau. Tôi đờn theo kiểu tài tử Nam Bộ. Còn anh Thái đờn theo giai điệu dân gian Bắc Bộ. Có một vài bản, chúng tôi có thể “phối” lẫn nhau… *Được biết Trung tướng cũng từng là đồng đội thân thiết của nữ tướng Nguyễn Thị Định? -Chị Ba Định và tôi là người cùng huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Bích lúc ấy hình như là Tỉnh uỷ viên kiêm Chủ tịch Mặt trận Bình dân tỉnh. Tôi thì hoạt động bí mật, thường liên lạc với anh Bích và anh Nguyễn Văn Nguyễn. Tôi gặp chị Ba Định lần đầu khoảng năm 1936-1937, lúc chị và anh Bích mới thành hôn được vài tháng. Chị Ba Định là một phụ nữ đảm lược, sống giản dị, có tác phong rất dễ gần gũi quần chúng. Với tư cách là Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre thời chống Mỹ, chị là nhân vật nòng cốt đã trực tiếp lãnh đạo thành công phong trào Đồng Khởi. Không những giỏi về đấu tranh chính trị, chị Ba Định còn là nữ tướng sắc sảo, đóng góp nhiều ý kiến hay trên chiến trường. *Trung tướng có kỷ niệm vui nào với tướng Định? -Nhiều kỷ niệm lắm. Tôi nhớ năm 1947-1948, chị Ba Định đứng ra tổ chức Đại hội phụ nữ tỉnh Bến Tre. Tôi là đai biểu quân sự được mời tới dự. Tính tôi hay chọc phá. Trong đại hội có “Chương trình thi điền kinh” được dán chữ lớn trên tấm băng-rôn. Vô tình, chữ “n” của chữ “điền” bị dán ngược thành chữ “u”. Tôi đến và phát hiện, liền kêu chị Ba lại trêu chọc. Chị đỏ mặt, cười và đánh tôi: “Đồ mắc dịch, cứ cố tìm cho bằng được chuyện để chọc phá”. *Gần đây, Tướng Đỗ Mậu của chế độ Việt Nam cộng hoà xuất bản một cuốn hồi ký, Trung tướng có đọc không? -Có. Từng là viên tướng nhiều uy quyền của chế độ Sài Gòn cũ, nhưng những gì Đỗ Mậu thể hiện trong hồi ký, tôi cho là tương đối trung thực. Tất nhiên, có nhiều điều mà tôi không thể biết hết được. Thượng tướng Trần Văn Trà *Thưa Thượng tướng, một đời lặn lội với chiến trường, bí quyết nào giúp Thượng tướng vẫn giữ được sức khỏe tốt như vậy? -Không có bí quyết gì cả. Tôi đi nhiều, làm việc nhiều, tập thể dục và ăn uống điều độ. Thế
  15. thôi. *Thương tướng có ăn kiêng không? -Không. Do ở vùng biển miền Trung từ nhỏ, nên tôi rất thích ăn cá, ăn rau. *Còn thú tiêu khiển? -Đánh cờ. Hồi còn ở trong rừng thì thỉnh thoảng chơi tú-lơ-khơ. Tôi cũng rất thích chơi ảnh nghệ thuật và mê điện ảnh. *Hiện nay, công việc bình thường hàng ngày của Thượng tướng là gì? -Một phần thời gian dành cho hội cựu chiến binh, thỉnh thoảng tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước, còn chủ yếu là nghiên cứu lịch sử về tư tưởng, chiến lược, chiến thuật quân sự và viết lại những bài học, kinh nghiệm trong chiến tranh. Ngoài ra, tôi cũng tranh thủ thường xuyên theo dõi tin tức qua báo đài. Tạp chí Kiến thức ngày nay của các bạn thì tôi không bỏ số nào. *Thời gian tới, Thượng tướng có dự định cho xuất bản tác phẩm mới nào không? -Tôi có viết cuốn hồi ký “Những chặng đường lịch sử B2 thành đồng”. Năm 1982, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã in tập 5-Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Gần đây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in thêm tập 1-“Hoà bình hay chiến tranh” và sách nghiên cứu “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”. Các tập còn lại đang chuẩn bị ra mắt độc giả. *Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam cũng như thế giới, vị tướng nào đem lại cho Thượng tướng sự khâm phục lớn lao nhất? -Quang Trung Nguyễn Huệ. Tôi chưa thấy vị tướng nào trên thế giới bách chiến bách thắng như ông. Chỉ cần một trận đánh tại Rạch Gầm-Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã đuổi được quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, giải quyết xong một cuộc chiến tranh. Rồi chỉ trong vòng một khoảng thời gian ngắn, thần tốc, Nguyễn Huệ lại đánh tan quân xâm lược Thanh… Cả cách hành quân, cách đánh, nghệ thuật chỉ huy cũng khó ai sánh bằng, rất mưu lược và sáng tạo. *Cả một đời vào sinh ra tử, bây giờ nhìn lại, Thượng tướng có cảm thấy hối tiếc điều gì không? -Không. Tôi rất thỏa mãn về cuộc đời mình vì đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Tổ quốc, nhân dân giao phó. *Xưa Nguyên Công Trứ ở tuổi “cổ lai hi” khi nghe tin bờ cõi bị xâm lấn, vẫn thanh gươm yên ngựa sẵn sàng ra trận. Còn bây giờ, nếu đất nước lại lâm nguy, Thượng tướng có sẵn sàng đi Nam về Bắc như xưa không? -Sằng sàng, đó là trách nhiệm thiêng liêng của một người lính, một công dân. *Thế sao Thượng tướng không trở lại tham gia chính trường? -Có lẽ điều này tôi chịu ảnh hưởng tư tưởng Bác Hồ: Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa, hạc cũ, nước non này Nhiệm vụ do nhân dân, đất nước giao phó, mình hoàn thành được nhiệm vụ nào trong giai đoạn nào của lịch sử cũng đều rất quí; chỉ vì nhiệm vụ, không nên vì danh lợi, địa vị, chức quyền. Vì lẽ đó, mà cuộc sống bây giờ của tôi rất thư thái. Cuộc đời con người ai cũng phải đến lúc nghỉ ngơi, nhưng nghỉ thế nào, lúc nào cho trọn vẹn, cho thanh thản thì mới là điều quan trọng. *Thưa Thượng tướng, tên tuổi Trần Văn Trà không xa lạ gì đối với nhân dân Việt Nam, bạn bè thế giới lẫn cả đối phương trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến. Nhưng để bắt đầu sự nghiệp gian khổ và anh hùng của mình, tuổi thơ Thượng tướng đã gắn bó nơi đâu? -Đó là một vùng quê nghèo khó nhưng giàu tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau ở vùng duyên hải miền Trung, một vùng mà phong trào cách mạng rất cao, kể cả thời Văn thân cho đến phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tôi sinh ngày 15-9-1919, tuổi Mùi ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tên thật là Nguyễn Chấn. Gia đình tôi không có ruộng. Cha tôi là thợ xây, còn mẹ tôi mua gánh bán bưng nuôi anh em tôi ăn học. Cha tôi tham gia phong trào cách mạng 1930-1931. Do chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng đó và đọc thơ văn của các bậc tiền bối yêu nước, nên tôi luôn mơ tưởng làm được việc giải phóng dân tộc. Mơ ước tuổi thơ ấy cũng chính là lý tưởng của cả đời tôi. Và 4
  16. câu thơ: Vó ngựa trập trùng lên ải Bắc Tuyết sường lạnh lẽo giá râu mày Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ Ngựa hí vang lừng trận gió may Không biết tác giả là ai, nhưng nó có tác động đến tâm hồn lãng mạn cách mạng của tôi. Nó diễn tả được tâm trạng và mơ ước tuổi thơ. Vì vậy, khi được cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do, tôi như thoả mãn được ước vọng. *Và xuất phát từ đây, Thượng tướng bắt đầu hành trình binh nghiệp của mình? -Năm 1936, tôi thi vào trường kỹ nghệ Huế. Tôi tham gia phong trào học sinh yêu nước. Năm 1938, tôi được chi bộ Đảng nhà trường kết nạp Đảng Cộng sản. Năm 1939, tôi vô Sài Gòn làm công nhân hoả xa và tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau đó tôi bị thực dân Pháp bắt. Ra tù, hoạt động bí mật, lại vào tù lần 2. Ngày 22-8-1945 chính phủ Trần Trọng Kim phóng thích tù chính trị, ra khỏi tù tôi tham gia tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Sài Gòn. Tôi bắt liên lạc với Xứ uỷ và được phân công về Kỳ bộ Việt Minh do anh Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách. Ngày 23-9-1945, quân Pháp tái chiếm Nam Bộ. Kháng chiến bùng nổ. Tôi trở thành người lính, tham gia trận đầu tiên giữ mặt trận Cầu Bông trong nội thành Sài Gòn. Mặt trận Sài Gòn vỡ. Cơ quan lãnh đạo ta về Mỹ Tho. Tôi xin ở lại Sài Gòn chiến đấu. Trung ương tăng cường cho Nam Bộ lực lượng Nam tiến. Anh Nguyễn Bình vào chỉ huy khu 7, Đào Văn Trường chỉ huy khu 8 và Vũ Đức (tức Hoàng Đình Giong người dân tộc Tày) chỉ huy khu 9. Dù vậy, tình hình vẫn hết sức khó khăn. Sau đó, tôi đưa một bộ phận “Giải phóng quân liên quận” về tăng cường, chấn chỉnh khu 8. Tôi cùng anh em lập ra Chi đội 14 (chi đội bằng trung đoàn sau này), tôi làm Chi đội trưởng và bắt đầu xây dựng căn cứ địa Đồng Tháp Mười. Tháng 9-1946, tôi được Trung ương chỉ định làm Khu trưởng khu 8, anh Trương Văn Giàu làm Khu phó, còn anh Nguyễn Văn Vịnh là Chính uỷ. Cuối năm 1947, đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Nam Bộ được thành lập, đó là tiểu đoàn 307 thuộc khu 8. Các khu khác cũng lần lượt thành lập những tiểu đoàn chủ lực. Tiểu đoàn 307 sau này rất nổi tiếng và đi vào thơ, nhạc đấy. Giữa năm 1948, tôi cùng đoàn đại biểu Quân dân chính Nam Bộ được cử ra Việt Bắc báo cáo tình hình với Trung ương. Lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mà khi còn hoạt động bí mật trước năm 1945 tôi từng biết qua tài liệu và tiếng tăm. Nam Bộ có bộ đội chủ lực, lại được phát triển củng cố các lực lượng địa phương và dân quân du kích, nên đã đánh thắng những trận vang dội như trận Cổ Cò, Giồng Dứa, Tầm Vu, La Ngà… Nhiều chiến dịch được mở ra. Bấy giờ anh Nguyễn Bình là Tư lệnh Nam Bộ, còn tôi là Phó tư lệnh. Năm 1950, tôi về làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ khu Sài Gòn-Gia Định. Năm 1951, anh Nguyễn Bình ra Bắc và bị hy sinh trên đường đi. Lúc đó, Nam Bộ cũng được chia làm hai phân liên khu: miền Đông gồm các tỉnh tả ngạn và miền Tây gồm các tỉnh hữu ngạn sông Tiền. Miền Đông tôi làm Tư lệnh, anh Phạm Hùng làm Chính uỷ, anh Nguyễn Văn Nguyễn làm Phó tư lệnh. Miền Tây thì anh Lê Hiến Mai làm Tư lệnh, anh Phan Trọng Tuệ làm Chính uỷ. Sau Hiệp định Geneve, tôi chỉ huy lực lượng tập kết ra Bắc và làm Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam. *Lúc đó Thượng tướng mới vừa trong 35 tuổi! -Vâng, cho đến năm 1956-1958, tôi sang Liên Xô cùng với các anh Nam Long, Vũ Lăng, Vũ Yên, Nguyễn Văn Minh, Đỗ Đức Kiên. Đây là đoàn cán bộ quân sự Việt Nam đầu tiên sang học ở Học viện cao cấp Liên Xô. Nhưng rồi bị bệnh tôi phải về. Năm 1960-1961 mới sang học lại. Từ năm 1959, sau khi có Nghị quyết 15, tôi đã xin vào Nam chiến đấu, nhưng bệnh chưa lành, không được đi. Năm 1963 tôi mới thực hiện được mong ước của mình, là trở về chiến trường xưa với đồng bào Nam Bộ. *Được biết, Thượng tướng còn là người trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ đạo việc mở đường 559-đường mòn Hồ Chí Minh, mà báo chí phương Tay gọi là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”? -Năm 1959, việc tổ chức lực lượng cán bộ tập kết ra Bắc trở vào Nam được đặt ra. Tôi và anh Nguyễn Văn Vịnh đề đạt với Tổng bí thư và được chấp thuận. Tôi được Trung ương
  17. và Quân uỷ Trung ương giao nhiệm vụ chọn, huấn luyện, đưa cán bộ tập kết trở về chiến đấu và tổ chức con đường này, trước nhất là vào đến khu 5. Tôi mời anh Võ Bẩm người Quân khu 5, đến giao thực hiện cụ thể kế hoạch… Và nói đến đường mòn Hồ Chí Minh trên Trường Sơn thì cũng phải nhớ tới đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Cùng thời gian làm đường 559, tôi cũng giao cho anh Võ Bẩm tổ chức vận tải đường biển cho đến khu 5 lấy tên là 759. Nhưng rồi bị thất bại. Cho đến năm 1960-1961, nhờ một số đồng chí và ghe thuyền do Trung ương Cục miền Nam phái ra xin vũ khí, tôi nghiên cứu phương án khả thi và cho tổ chức đường 759 trên biển trở lại. Chuyến đầu tiên đi bằng tàu gỗ, khởi hành năm 1962, chở 28 tấn vũ khí, cập bến Rạch Gốc thuộc Cà Mau thành công. Sau mới đóng tàu sắt chở 100 tấn. Tôi mời anh Nguyễn Văn Đảnh, Cục trưởng đường biển, trước làm việc ở Ba Son, tham gia vào việc đóng tàu. Tôi đã trực tiếp lo tổ chức vận chuyển người và vũ khí cả 2 đường 559 và 759 cho đến năm 1963 khi tôi trở về Nam mới giao lại cho Bộ tổng tham mưu phụ trách. *Thưa Thượng tướng, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, khi chuẩn bị bước đầu, trong tâm tưởng Thượng tướng có khi nào nghĩ rằng sẽ gặp phải thất bại hoặc chỉ thắng lợi ở mức độ nào đó, chứ không thắng lợi hoàn toàn? -Thực tế đối đầu với quân nguỵ tại chiến trường chủ yếu, chúng tôi đã hiểu rõ địch, rõ ta, hiểu rõ tương quan lực lượng và nhất là thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn. Sau mùa mưa năm 1974, Trung ương Cục miền Nam đã có hội nghị nhận định tình hình và ra nghị quyết Trung ương Cục để thông qua kế hoạch mùa khô 1974-1975 của Bộ tư lệnh Miền, nhằm đánh lớn thắng lớn. Tháng 9-1974, Trung ương Cục đã nhận định tình hình sẽ diễn biến nhanh, ngụy quân nguỵ quyền đang suy yếu trông thấy. Nếu xảy ra đột biến về quân sự chính trị ở Sài Gòn, chiến trường B2 phải tự mình tiến hành tấn công trận cuối cùng vào sào huyệt địch, kết thúc chiến tranh, mà không để lỡ thời cơ. Cũng từ tháng 9-1974, Trung ương Cục đã dự kiến chủ lực Miền đánh giải phóng Sài Gòn và các tỉnh thuộc B2 phải xây dựng lực lượng ngay, mạnh gấp 2-3 lần, để lúc ấy hiệp đồng tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện và xã giải phóng xã. Tình hình lúc ấy sẽ cho phép như vậy. Và thật ra, đây là kế hoạch chúng tôi ôm ấp từ lâu, bắt đầu từ khi chuẩn bị kế hoạch Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968. *Thế lúc ấy, kế hoạch của cả miền Nam, ngoài B2 thì thế nào, thưa Thượng tướng? -Trung ương Cục và Quân uỷ Miền đã gởi báo cáo ra Hà Nội và đề nghị Bộ chính trị triệu tập cuộc họp với đại diện tất cả các chiến trường, để bàn kế hoạch thống nhất toàn miền Nam. Tháng 11-1974, tôi và anh Phạm Hùng ra Bắc họp. Hội nghị của Bộ chính trị mở rộng có lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường tham dự vào tháng 12-1974, đã hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Ta phải đánh mạnh vào năm 1975 mới kết thúc thắng lợi vào năm 1976. Thời cơ nằm vào năm 1975, chứ không phải năm 1976. Quyết tâm này được củng cố sau khi ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, mà Bộ chính trị đánh giá trận Phước Long như một đòn “trinh sát chiến lược” để ta hiểu rõ Mỹ nguỵ và hiểu ta hơn. Cần phải nắm kịp thời cơ để hành động là mấu chốt của thành công. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, là trí tuệ của lãnh đạo. *Thượng tướng đánh giá thế nào về sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Việt Nam cộng hoà Dương Văn Minh? -Có nhiều người nghĩ rằng Dương Văn Minh đầu hàng để tránh cho Sài Gòn đổ nát, điều đó hoàn toàn sai lầm. Thật ra lúc ấy Mỹ vận động Nguyễn Văn Thiệu từ chức là có ý muốn nhường ngay ghế tổng thống Sài Gòn cho Dương Văn Minh, để Minh điều đình với ta. Nhưng Thiệu không chịu, mà mượn cớ Hiến pháp nhường cho Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Trần Văn Hương lên cuối ngày 21-4-1975 đến ngày 28-4-1975 mới giao chức Tổng thống lại cho Dương Văn Minh. Đó là ý đồ của đại sứ Mỹ và đại sứ Pháp tại Sài Gòn, mong Dương Văn Minh có thể nói chuyện được với Việt Cộng nhằm tránh cái thua triệt để. Về phía ta, ta hiểu rõ mưu đồ của địch dùng ngoại giao để chặn bớt thắng lợi của ta, không để ta thắng lợi triệt để. Vì vậy ta đánh mạnh đánh nhanh, thời gian là lực lượng, để địch không còn gì mà nói chuyện. Dương Văn Minh chỉ rủi ro hứng lấy sự đầu hàng vô điều kiện. *Khi chỉ huy quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, Thượng tướng có nghĩ rằng sẽ tránh cho Sài Gòn khỏi sự đổ nát?
  18. -Kế hoạch tấn công chiếm Sài Gòn đã dự kiến chiếm Sài Gòn nguyên vẹn. Thần tốc tấn công mãnh liệt không để cho địch tổ chức kháng cự, bằng 5 mũi dũng mãnh thọc vào trung tâm từ 5 hướng, chiếm cùng lúc 5 mục tiêu trọng yếu. Đó là nghệ thuật quân sự cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ tối đa sinh mệnh của nhân dân, tiết kiệm tối đa máu của chiến sĩ ta và giảm tối đa sát hại binh lính địch. *Thượng tướng có cảm tưởng gì khi vào tiếp quản thành phố? -Trở lại Sài Gòn nơi tôi từ đó ra đi kháng chiến 30 năm về trước, rồi nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam trong Ban liên hợp quân sự bốn bên tại Tân Sơn Nhất vào năm 1973. Ngày 30-4-1975 là ngày hạnh phúc và đẹp nhất đời tôi. Giấc mơ đời tôi đã thành hiện thực. Nhiệm vụ đã hoàn thành. Và hơn bao giờ hết, lòng tôi chạnh nhớ đến hàng triệu đồng bào, đồng đội đã hy sinh để có được ngày vinh quang. Đó là hình ảnh Trần Đình Xu, người chỉ huy bình tĩnh kiên cường trong mọi tình huống, đã hy sinh anh dũng trong lúc anh đang là Tư lệnh khu Sài Gòn năm 1969. Đó là Sư đoàn trưởng Nguyễn Thế Truyện dũng cảm vô song, là Hai Nhỏ (Nguyễn Văn Nhỏ), Phó tư lệnh Quân khu 8, một con người coi thường gian khổ hiểm nguy. Đó còn là hình ảnh Sáu Tâm (Nguyễn Việt Châu), người em ruột thân thương đã hy sinh anh dũng ở ven Cần Thơ năm 1969 khi làm nhiệm vụ Bí thư thành uỷ lãnh đạo Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa năm Mậu Thân 1968 ở Tây Đô… *Thưa Thượng tướng, cả đời gắn bó với chiến trường, vậy còn thời gian nào Thượng tướng dành cho gia đình? -Khoảng thời gian trở thành tướng về hưu. Gia đình thì có bà nhà lo… *Thượng tướng gặp bà từ lúc nào? -Vào năm 1949, khi tôi từ Việt Bắc trở về. Lúc đó vừa xảy ra trận càn lớn của quân Pháp ở Đồng Tháp Mười. Cụ Lê Đình Chi, Trưởng ban quân pháp Nam Bộ bị hy sinh cùng một người con gái ruột của ông. Cụ là một trí thức yêu nước cùng thế hệ với Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn Hưởng, đã tham gia cướp chính quyền ở dinh Gia Long, Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa. Sau cụ làm Trung đoàn trưởng chiến đấu ở Tây Ninh. Rồi Trung tướng Nguyễn Bình mời cụ về phụ trách quân pháp Nam Bộ. Trước tình cảnh mất mát của cụ và gia đình, tôi vô cùng xúc động. Tôi gặp gỡ và chia buồn với bà Lê Đình Chi (tức Lê Thị Tường Lân, nay là Bà mẹ Việt Nam anh hùng) và với người con gái đầu còn lại của cụ, cô Lê Thị Thoa. Không biết tự lúc nào, hai bên có cảm tình nhau. Phải chăng tình cảm riêng tư cũng bắt nguồn từ tình cảm chung yêu thương những người biết xả thân vì nước. Rồi cô ấy chuyển xuống rừng U Minh miền Tây học ngành y. Tôi lên nhận nhiệm vụ ở miền Đông. Lúc ấy tôi cũng chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Mãi cho đến năm 1954, anh em miền Tây mới đánh tiếng môi giới giữa chúng tôi. Thế rồi đám cưới được tổ chức ở Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh). Mấy tháng sau, cả gia đình tập kết ra Bắc. Cô ấy vừa nuôi dạy con vừa công tác và hết sức nhẫn nại, đã học lấy bằng phó tiến sĩ khoa học vào năm 1972. Trở về Nam, cô ấy làm Phó giám đốc Viện Pasteur tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ thì cũng đã về hưu. Nhờ cô ấy lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, thuốc thang mà tôi mới vượt qua được bệnh tật, yên tâm hoàn thành tập hồi ký về cuộc chiến 30 chống Mỹ. Chúng tôi có 3 con, 2 gái, 1 trai và 4 cháu nội, ngoại đang sống hạnh phúc bên nhau. *Xin cảm ơn Thượng tướng. Kính chúc Thượng tướng cùng bà luôn hạnh phúc và trường thọ. -Cảm ơn anh. Qua Kiến thức ngày nay cho tôi gởi lời chào trân trọng đến tất cả đồng bào, đồng đội nhân ngày 30-4 lịch sử này. Cuộc phỏng vấn trên được thực hiện vào tháng 4-1995. Khi tập sách này đến tay bạn đọc thì Thượng tướng Trần Văn Trà đã vĩnh viễn ra đi sau một cơn bạo bệnh vừa đúng một năm (20-4- 1996). Sứ mệnh hoành thành. “Thiên mã” thanh thản và đột ngột “thăng”, như bốn câu thơ mà vị danh tướng để lại: Ra đi hai bàn tay trắng Trở về một dải giang sơn Trăng xưa, hạc cũ, dòng sông lặng Mây nước yê bình, thiên mã thăng Thượng tướng Trần Văn Trà đã ngã xuống trên chiến trường. Đây không phải là chiến trường lửa đạn. Đây là chiến trường của tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc, nhân dân và đồng đội. Ông ngã xuống giữa lúc đang tìm kiếm “đối tác” ở Singapore mong xây dựng ở Việt Nam một bệnh viện hiện đại để chữa bệnh cho thương bệnh binh, những đồng đội đã từng sát cánh cùng ông
  19. trên chiến trường dầu sôi lửa bỏng. Tướng Trà ra đi! Có một điều làm em luôn thắc mắc là tại sao một con người dạn dày chiến công , có uy tín lớn trong lòng nhân dân và chiến sĩ miền Nam như tướng Trà lại không được thăng hàm Đại tướng . Tướng Trà là một trong những tướng lĩnh Việt Nam khiến em kính trọng nhất . Bác nào hiểu chuyện , xin giải thích cho em rõ căn nguyên ạ ! Tôi nhớ một lần, trong một buổi trò chuyện riêng, có người hỏi tướng Trà: "Tại sao hồi Ba Bình (tức Nguyễn Bình) vào Nam, lại để Ba Bình làm Tư lệnh Nam Bộ (nếu tôi nhớ không lầm thì khi đó, Nguyễn Bình là phái viên Trung ương, sau hội nghị An Phú Xã thì được cử làm Khu trưởng Khu 7, còn tướng Trà khi ấy là Khu khưởng Khu 8. Sau này Nguyễn Bình mới nhận chức Ủy viên Quân sự Nam Bộ), mà không để anh hoặc anh Ba Tô Ký (Thiếu tướng Tô Ký)?". Xin nói thêm, khi đó Nguyễn Bình là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, lại từ Bắc mới vào, còn cả ông Ba Trà và Ba Tô Ký dù còn rất trẻ, đều là dân Cộng sản lâu năm, đi tù miệt mài và gắn bó rất lâu với vùng Nam Bộ. Tôi nhớ khi đó, tướng Trà cười và nói rất nhẹ nhàng: "Khi đó ai nghĩ vậy! Việc nước trên hết!". Khi đó, tôi nghĩ khâm phục tướng Trà hơn, vì sau đó ông còn nói thêm nữa, đại ý là một người đều có công việc của mình, không tham danh lợi, đều vì lý tưởng. Hình như sau này, trong lần phỏng vấn của nhà báo Phan Hoàng, tướng Tô Ký cũng nhắc câu nói này. Thiếu tướng còn nhớ gì về thời tuổi trẻ của mình giữa Mười tám thôn Vườn Trầu nổi tiếng? -Cuộc sống người nông dân cực kỳ cơ cực, đói khổ. Phong trào yêu nước, cách mạng ở quê tôi luôn âm ỉ, sôi sục. Năm mười sáu tuổi, tôi thi đậu trường Bá Nghệ, nay là Trường kỹ thuật Cao Thắng. Tôi rất thích nghề xây dựng. Tôi mua sách Pháp về toán, lý, hóa để tự học thêm. Vừa học tôi vừa làm thêm kiếm sống. Ban ngày thì lãnh mẫu mã từ văn phòng các kiến trúc sư về vẽ, tính toán; trong đó có “hàng” của Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ban đêm còn đi làm thêm nghề cơ khí. Nhưng rồi Nhật đảo chánh Pháp, trường Bá Nghệ đóng cửa, tôi quay về Hóc Môn. Trước đó, một chiều sau khi ăn cơm ở Chợ Quán, tôi đạp xe về nhà. Đến ngang rạp Nguyễn Văn Hảo, nay là rạp Công Nhân, tôi phải xuống xe dắt bộ vì lính Nhật tắm chật đường bên các vòi nước ở lề đường. Chúng tám trần truồng như nhộng. Thấy vậy, tôi nói: “Nghe nước Nhật tự xưng là cường quốc, sao chẳng văn minh chút nào, tắm ở truồng”. Ngỡ chỉ nói với người đi đường, bọn Nhật không nghe được, vì chúng không biết tiếng Việt. Không ngờ, có một tên trong bọn đang tắm kêu tôi lại bằng tiếng Việt rất sõi và hỏi tôi vừa nói gì. Tôi cũng nói lại y như vậy. Nó mới cười mỉa mai: “Tắm truồng không có gì xấu. Mất nước mới là nhục”! Tôi tức đến tái mặt, muốn đấm thẳng vào mặt nó. Chính điều này giúp tôi hiểu ra nhiều lẽ, nhen nhóm trong tôi lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Đúng, mất nước đúng là nỗi nhục lớn nhất! -Cũng từ đó Thiếu tướng bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng? -Vâng. Tháng 7 năm 1945, tôi tham gia tổ chức bí mật Thanh niên Cứu quốc. Sau đó, đi cướp chính quyền ở Hóc Môn rồi kéo về trung tâm thành phố. Trên đường đi, ngang bót Đội Có, địch bắn chết chú Tám Thôi-anh bà Hồ Thị Bi. Một thời gian sau, Pháp tái chiếm Nam Bộ, đưa quân lên Hóc Môn. Lực lượng cách mạng tạm thời phân tán. Tôi gia nhập đội trinh sát Quân khu 7, chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, chiến trường mà tôi gắn bó gần cả cuộc đời. -Nghĩa là Thiếu tướng trở thành chiến sĩ tình báo một cách ngẫu nhiên không hề có định hướng trước. -Tính tôi thích mạo hiểm, cộng với lòng căm thù giặc, tôi không hề biết run sợ trước cái chết. Địa bàn miền Đông, trong đó có Sài Gòn-Chợ Lớn, tôi nắm trong tay từng kênh rạch, con hẻm. Năm 1949, tôi được đề bạt làm tham mưu phó kiêm Trưởng ban quân báo tỉnh Thủ-Biên. Khi tập kết ra Bắc, tôi là phó chính ủy Trung đoàn 556, trung đoàn có nhiều đóng góp trong suốt chín năm đánh Pháp ở miền Đông Nam Bộ. -Thiếu tướng trở lại chiến trường miền Nam khi nào? -Gần sáu năm sau. Ra Bắc, tôi được gắn quân hàm Thiếu tá và đi học văn hóa lẫn ghiệp vụ chuyên môn tình báo. Đến tháng 12 năm 1960, tôi vượt Trường Sơn về Nam. Trước khi lên đường, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn có đến thăm đoàn và chỉ thị rằng: “Các đồng chí ra Bắc đã học tập tốt, nay nhanh chóng về Nam cùng các đồng chí trước đây ở lại cùng tổ chức quần chúng nổi
  20. dậy, lôi kéo binh lính địch, chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Hiện nay chúng ta vẫn còn một cái nhục là nhục mất nước”. Trên đường, tôi bị viêm phổi nặng, cứ ngỡ không qua khỏi. Đường đi lúc đó muôn vàn khó khăn. Bởi đoàn chúng tôi gần như tiền trạm. Có một kỷ niệm vui mà tôi nhớ mãi. Khi đoàn đến vùng sông Re thuọc Quảng Nam, vì đói quá tôi đem một bộ đồ bà ba đen ra buôn người dân tộc đổi một chó về làm thịt. Người Bắc rất thích thịt chó, còn người Nam trước đây ít ăn. Anh em trạm giao liên có cho tôi một lon thịt heo nhưng do không có muối ướp nên bị hôi. Tôi đem thịt chó còn lại trộn với thịt heo để dành. Sang ngày hôm sau, mở lon thịt ra thị thật bất ngờ: thịt heo không còn mùi hôi nữa! Nghĩa là nhờ một chất đạm đặc biệt trong thịt chó đã khử mùi hôi của thịt heo. Một phát hiện thú vị. Tôi liền đi khoe với anh em (cười sảng khoái)… -Thưa Thiếu tướng, Thiếu tướng gặp ai đầu tiên và nhận nhiệm vụ gì khi trở lại Nam Bộ? -Người đầu tiên tôi gặp là anh Mười Cúc-Nguyễn Văn Linh. Tôi về Nam một thời gian thì Trung ương Cục quyết định thành lập Ban Quân sự Miền, do anh Trần Văn Quang làm trưởng ban. Tôi được phân công làm trưởng ban tình báo chiến lược trực thuộc Ban Quân sự Miền, sau được đề bạt làm phó tham mưu trưởng Miền phụ trách tình báo, đặc công, biệt động. Công việc của tôi dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy và Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, mà cụ thể là các anh Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, rồi Phạm Hùng, Trần Văn Trà. -Thiếu tướng đánh giá thế nào về vai trò của công tác tình báo trong toàn cuộc chiến? -Qua bảy năm thực hiện Hiệp định Genevè, lực lượng tình báo của ta bị thất bại rất nặng. Chính quyền Ngô Đình Diệm triệt phá và bắn giết, bỏ tù hàng loạt cán bộ tình báo. Do đó, khi tôi trở về Nam cũng là lúc ta bắt tay xây dựng lại ngành tình báo. Bằng cách tăng cường cán bộ từ Ban Địch tình. Lợi dụng sơ hở của địch do mâu thuẫn nội bộ của chúng, ta đã giải thoát cán bộ tình báo đang bị tù đày, bố trí hoạt động trở lại. Từ đó, tìm cách đưa các chiến sĩ tình báo len vào các cơ quan đầu não của địch để khai thác tin tức, tư liệu như: Tòa Đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Đặc ủy Trung ương tình báo, Hạm đội 7,… Có thể nói, ngành tình báo đã cung cấp những tin tức kịp thời phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo chiến lược của Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền, Trung ương Cục và Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong việc chỉ đạo chiến tranh. Như bắt được “mạch”, câu chuyện giữa vị tướng và tôi càng lúc càng thân tình, cởi mở. Nụ cười “lộ diện” nhiều hơn trên khuôn mặt cương nghị ẩn dưới chiếc mũ diềm đen và cặp kính màu mà theo ông nó giúp che chắn, bảo vệ cơ thể tốt hơn. Có lẽ phần nào nhờ vậy, ở giữa tuổi thất tuần, trông ông vẫn rất “phong độ”. Nếu chưa biết ông mà tình cờ gặp, khó ai ngờ rằng đây là con người từng nhiều năm nằm rừng ngủ núi, cả thời chiến lẫn thời bình. Trong giờ “giải lao” giữa câu chuyện, vị tướng cho tôi xem một số tấm ảnh kỷ niệm thời còn trẻ. Ông bảo: -Tôi được khen là người có thân hình khỏe đẹp. Tôi ghiền chơi thể thao lắm, nhất là bóng đá. Chỉ khi ra trận thì thôi, chứ lúc ở chỉ huy sở, tôi tranh thủ tập luyện và lao động chân tay. -Đầu năm 1973, Thiếu tướng là phó trưởng Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ cách mạng miền Nam trong Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên Trung ương vào Tân Sơn Nhất thực thi Hiệp định Paris. Thiếu tướng còn nhớ thành phần của đoàn khi đó gồm những ai? Và ấn tướng nào đáng nhớ khi đặt chân trở về Sài Gòn? -Chúng tôi vào Sài Gòn tham gia Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên thật giống như Quan Công thời Tam Quốc đi dự hội Bàn Đào. Xung quanh kẻ địch luôn tìm cách bao vây, uy hiếp tứ bề (cười). Một ngày đầu tháng Giêng năm 1973, tại Sở chỉ huy Miền, sau khi nhận chỉ hụy của Trung ương, tôi với anh Trần Văn Trà cùng bàn bạc chọn nhân sự, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị tài liệu, phương tiện thông tin liên lạc, dự kiến tình huống bất trắc… Tôi thay anh Trà chỉ huy thực hiện mọi công việc. Còn anh Trà lo Bộ Tư lệnh Miền để bàn phối hợp đấu tránh giữa chiến trường với bàn hội nghị. Anh Trần Văn Trà là trưởng đoàn, lúc đó mang quân hàm Trung tướng. Các phó trưởng đoàn gồm Đại tá Võ Đông Giang, Đại tá Đặng Văn Thu tức Đoàn Huyên sau này là Thiếu tướng, và tôi. Để giữ bí mật theo yêu cầu của Trung ương, lúc đó tôi lấy tên là Trần Quốc Minh, mang quân hàm Đại tá. Đoàn còn có các ủy viên gồm các anh: Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Văn Hoàn, Dương Đình Thảo, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Tư cùng nhiều đồng chí ở các bộ phận khác. Ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0