« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện


Tóm tắt Xem thử

- Tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu gần đây..
- Các quốc gia đã chú trọng thúc đẩy tài chính toàn diện nhằm tận dụng các cơ hội mà nó mang lại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập.
- Nghiên cứu này xem xét cơ chế vận hành của tài chính toàn diện, nhằm làm rõ các phương thức tài chính toàn diện được thực thi nhằm đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp trong một cộng đồng bất kỳ đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức một cách thuận tiện với giá cả hợp lý..
- Từ khóa: Tài chính toàn diện.
- Mô hình tài chính toàn diện 1.
- Mô hình của tài chính toàn diện.
- Mô hình tài chính toàn diện 5P.
- Mô hình tài chính toàn diện 5P đượcRajan, Lalit, &.
- Hình 1: Mô hình tài chính toàn diện 5P.
- Để đạt được mục tiêu là giúp cho các đối tượng có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính (DVTC) chính thức, tài chính toàn diện cần phải được thực hiện theo hướng ngay cả những người.
- Tài chính toàn diện Sản phẩm (Product).
- Nếu muốn thu hút người nghèo tham gia vào việc sử dụng các DVTC, cần có những sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng được nhu cầu của họ, một nơi an toàn để tiết kiệm, một cách thức gửi tiền và nhận tiền đáng tin cậy, một cách nhanh chóng để vay được tiền trong những lúc cần thiết và một cách thiết thực để tiết kiệm cho tuổi già.
- Những sản phẩm dịch vụ tài chính mà tài chính toàn diện cung cấp cần phải phù hợp với nhu cầu các cá nhân, doanh nghiệp.
- Họ cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, ổn định tiêu dùng cũng như tự bảo vệ, phòng ngừa trước rủi ro.
- Vì vậy, các sản phẩm dịch vụ tài chính cần giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh..
- Để đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính có thể tiếp cận các dịch vụ một cách thuận lợi nhất, thì các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải gần với khách hàng.
- Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, các tổ chức tài chính cung cấp DVTC một cách dễ dàng thông qua các kênh phân phối như ngân hàng di động, ngân hàng điện tử, ngân hàng đại lý, điện thoại di động.
- Sự hợp tác của các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng có thể góp phần mở rộng phổ cập tài chính, xóa đói giảm nghèo, tăng cường công bằng xã hội và phát triển kinh tế bền vững.
- Đối tượng của tài chính toàn diện là người nghèo, người không có điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy giá cả của sản phẩm dịch vụ tài chính phải hợp lý (thấp) để các đối tượng có khả năng sử dụng được các dịch vụ.
- Muốn vậy, các tổ chức tài chính cần tìm các giải pháp để giảm thiểu chi phí cho người sử dụng dịch vụ như tự động hóa giao dịch, ứng dụng công nghệ ngân hàng di động, sử dụng lao động tại địa phương.
- Áp dụng kỹ thuật mới trong báo cáo thông tin tín dụng và xác thực nhân thân người đi vay giúp giảm mạnh chi phí trung gian và cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ tới những người trước kia bị loại trừ do những rào cản thu nhập hoặc thủ tục giấy tờ phức tạp..
- Đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính cần phải được bảo vệ khỏi những gian lận và tránh những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ.
- Các tổ chức tài chính cần tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thường xuyên cập nhật, thông báo thủ đoạn trộm cắp thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hướng dẫn khách hàng các biện pháp giao dịch an toàn.
- Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ hiểu biết tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính..
- Giáo dục tài chính sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các cá nhân, tổ chức trung gian tài chính.
- Các tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
- Vì vậy, khi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ, các tổ chức cũng phải thu phí.
- Tuy nhiên,với đối tượng của tài chính toàn diện là những người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức có thể thực hiện thu phí ở mức hợp lý vừa đảm bảo những đối tượng này vẫn có khả năng chi trả cho các giao dịch, vừa đảm bảo cho các tổ chức tài chính có được một mức lợi nhuận nhất định..
- Như vậy, mô hình tài chính toàn diện 5P đã tính đến các yếu tố cơ bản và quan trọng của tài chính toàn diện.
- Tài chính toàn diện muốn đạt được mục tiêu cần phải cân nhắc đến cả 5 yếu tố này.
- Mô hình này cũng được sử dụng phổ biến về tài chính toàn diện, chẳng hạn nghiên cứu của Sharma, &.
- Mô hình tài chính toàn diện 9P.
- Mô hình tài chính toàn diện 9P do Dube &.
- Hình 2: Mô hình tài chính toàn diện 9P.
- Tài chính toàn diện Sản phẩm.
- tài chính toàn diện.
- Ngược lại, tài chính toàn diện giúp cho những người thiệt thòi trong xã hội tham gia vào các quyết định kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội..
- Sự sẵn có của thông tin và nhận thức về các sản phẩm dịch vụ tài chính cũng là một yếu tố cơ bản của tài chính toàn diện.
- Đặc biệt các thông tin sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp đối tượng sử dụng dịch tài chính có hạn chế về kiến thức cơ bản tài chính.
- Thông tin về các sản phẩm dịch vụ tài chính cần phải được các tổ chức tài chính tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến mọi đối tượng sử dụng dịch vụ..
- Để tài chính toàn diện có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu giúp những người nghèo, cá nhân thiệt thòi trong xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận những sản phẩm dịch vụ tài chính, cần thiết phải có sự hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
- Sự hợp tác này cũng giúp giảm các chi phí cho các đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính cũng như đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng..
- Chính sách cũng là một trong những yếu tố của tài chính toàn diện.
- Các chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân, giáo dục tài chính.
- sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững..
- Cơ chế vận hành của tài chính toàn diện.
- Do vậy, có thể hiểu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện chính là cách thức mà theo đó tài chính toàn diện được thực hiện, triển khai..
- Để có thể triển khai, vận hành tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia, cần xuất phát từ mục tiêu của tài chính toàn diện, trên cơ sở đó xác định đối tượng cần tập trung đến của tài chính toàn diện.
- Và để các chủ thể, các đối tượng có thể thực hiện được các nội dung công việc nhằm đạt được mục tiêu của tài chính toàn diện, rất cần thiết có những định hướng, chương trình hành động, chiến lược về tài chính toàn diện quốc gia.
- Có thể khái quát cơ chế vận hành của tài chính toàn diện qua hình sau:.
- Hình 3: Cơ chế vận hành của tài chính toàn diện.
- Ngân hàng di.
- động Dịch vụ tài chính chính thức.
- Tổ chức tài chính.
- TC Tài chính vi mô.
- chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.
- dục tài chính.
- Để thực hiện được mục tiêu cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý, tài chính toàn diện tập trung vào nhóm đối tượng là doanh nghiệp, cá nhân chưa có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức.
- Những người nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.
- Tài chính toàn diện đem lại cơ hội cho các cá nhân và tổ chức được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức phù hợp với chi phí hợp lý..
- Tuy nhiên, nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có.
- Tài chính toàn diện giúp cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính, giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh..
- Tài chính toàn diện được vận hành thông qua các đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính bao gồm: Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
- Các đối tượng cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của tài chính toàn diện, là cầu nối cho các nhóm cá nhân và tổ chức tiếp cận với các dịch vụ tài chính, tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế.
- Các dịch vụ tài chính chính thức được cung cấp bởi các tổ chức tài chính bao gồm dịch vụ cấp tín dụng, dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho thuê vi mô và nhóm các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Những dịch vụ này được các tổ chức tài chính cung cấp theo cách thức sau:.
- Dịch vụ cấp tín dụng.
- Thêm vào đó, cách thức trả dần các khoản vay định kỳ theo tuần, tháng rất phù hợp với điều kiện, khả năng tài chính của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng lên kế hoạch trả nợ hợp lý..
- Dịch vụ tiết kiệm.
- Chỉ có các tổ chức tài chính vi mô mới áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc.
- Dịch vụ bảo hiểm.
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền.
- Cùng với quyền rút tiền mặt và quyền viết séc, dịch vụ thanh toán còn bao gồm cả việc chuyển tiền.
- Các khách hàng ở khu vực nông thôn, họ thường cần tới dịch vụ chuyển tiền, nhất là khi xu hướng đô thị hóa khiến cho nhiều cư dân nông thôn di chuyển ra thành thị hoặc nước ngoài để sinh sống và thường xuyên gửi tiền về để chu cấp cho những người ở nhà.
- Các doanh nghiệp cũng là những đối tượng được hưởng lợi từ các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền.
- Là loại sản phẩm có thể cho phép khách hàng thuê và sử dụng các máy móc, thiết bị và họ chỉ phải thanh toán cho phần chi phí dịch vụ sử dụng.
- Dịch vụ hỗ trợ.
- Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính, các tổ chức tài chính vi mô còn triển khai các dịch vụ hỗ trợ, mang tính chất phi tài chính.
- Đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo thêm các cơ hội và nâng cao năng lực của khách hàng, qua đó, tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ tài chính.
- Các dịch vụ phi tài chính tập trung chủ yếu vào các dịch vụ: hỗ trợ sinh kế, đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo về giới và môi trường, tổ chức các hoạt động xã hội, các dịch vụ phát triển cộng đồng.
- Các dịch vụ được thiết kế nhằm nâng cao sự tác động của các dịch vụ tài chính đến vấn đề an sinh của khách hàng: cung cấp kiến thức về giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, kiến thức tự quản về tài chính, lập cân đối ngân sách,… Các hoạt động do các tổ chức tài chính vi.
- Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được cung cấp đến người sử dụng thông qua các kênh phân phối kết hợp cả truyền thống và hiện đại.
- Trong đó, đóng vai trò quan trọng là các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử, ngân hàng di động, ngân hàng đại lý để cung ứng dịch vụ/sản phẩm ngân hàng thông qua Internet (mạng trực tuyến), điện thoại di động, thông qua việc cộng tác với các đại lý bán lẻ phi ngân hàng, theo đó, đại lý bán lẻ phi ngân hàng sẽ đại diện ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính tại những nơi ngân hàng không có chi nhánh.
- Nhờ sự hữu ích và tiện dụng của ngân hàng đại lý (quy trình mở tài khoản đơn giản, thực hiện một số dịch vụ đơn giản như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, dịch vụ tiện ích giúp khách hàng giao dịch kịp thời, thuận tiện và tiết kiệm chi phí vì khách hàng không phải di chuyển quá xa nơi cư trú) sẽ làm tăng số lượng người tiếp cận và sử dụng dịch vụ lên nhanh chóng.
- Các cửa hàng bán lẻ, đại lý xổ số và bưu điện được liên kết với nhiều tổ chức tài chính hợp lệ để làm đại lý và sử dụng các thiết bị hoặc điện thoại di động hoạt động tức thời, để họ thực hiện giao dịch thay cho các tổ chức mà mình liên kết..
- Yếu tố quan trọng cuối cùng cho việc vận hành tài chính toàn diện đó chính là các chương trình, chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.
- Khi việc phát triển tài chính toàn diện được coi là chiến lược quốc gia, các nguồn lực và nỗ lực được tập trung để hướng vào đúng đối tượng và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp một cách hiệu quả.
- Các chiến lược, chương trình hành động quốc gia bao gồm: Khung khổ pháp lý cho tài chính toàn diện.
- Giáo dục tài chính.
- Dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện,… Đây là những điều kiện cần thiết để tài chính toàn diện có thể vận hành một cách hiệu quả.
- Việc hình thành một khung khổ pháp luật đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế điều phối và phối hợp huy động tổng thể nguồn lực triển khai tài chính toàn diện hiệu quả, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân.
- Xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện để phục vụ cho việc hoạch định chính sách cũng như đánh giá việc triển khai thực hiện.
- Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục tài chính, bảo vệ người tiêu dùng cũng hết sức cần thiết góp phần quan trọng trong quá trình vận hành của tài chính toàn diện.
- Tăng cường hiểu biết về tài chính thông qua giáo dục, tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính của mình..
- Để tài chính toàn diện vận hành một cách hiệu quả nhất, tất cả các yếu tố của tài chính toàn diện cần phải được thúc đẩy (Tổ chức Hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện GPFI, 2016).
- Với đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính luôn phải tìm kiếm cách thức tốt nhất nhằm đáp ứng việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính có hiệu quả nhất.
- Với đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cần thiết phải nhận thức tốt về các nội dung này để có thể tiếp cận một cách kịp thời, hiệu quả nhất.
- Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cần phải đa dạng hóa, phù hợp nhất nhưng đảm bảo hiệu quả, tiện tích.
- Phương tiện hỗ trợ và ứng dụng công nghệ thông tin cần đa dạng, đơn giản trong các thủ tục, phương thức sử dụng và tiếp cận sẽ thúc đẩy các đối tượng hiểu và gần với các sản phẩm, dịch vụ tài chính.
- Môi trường liên quan: nhân tố đem lại những biện pháp cụ thể đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng như việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt