« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của tài chính toàn diện trong việc giảm đói nghèo và giảm chênh lệch thu nhập


Tóm tắt Xem thử

- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tài chính toàn diện có mối liên hệ chặt chẽ đến phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập.
- Tuy nhiên, đến nay chưa có một phân tích định lượng về mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo ở Việt Nam.
- Bài viết này, phân tích cơ sở lý thuyết về tác động của tài chính toàn diện trong việc xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập.
- Bài viết cũng xem xét mối liên hệ giữa tài chính toàn diện ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam..
- Tài chính toàn diện là một khái niệm rộng.
- Theo Sarma (2008), tài chính toàn diện là sự dễ dàng tiếp cận và sử dụng hệ thống tài chính chính thức của các thành viên trong một nền kinh tế.
- Việc không tiếp cận hệ thống tài chính chính thức có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện.
- Các nghiên cứu cần tập trung vào các trường hợp không tự nguyện để đưa ra các giải pháp và gợi ý chính sách giúp nâng cao tỷ lệ tiếp cận với khu vực tài chính chính thức..
- Mặc dù tài chính toàn diện ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình phát triển kinh tế, là chủ đề được thảo luận nhiều trong các cuộc hội thảo về phát triển bền vững.
- Hầu hết các nghiên cứu về tài chính toàn diện đều tập trung vào vấn đề đo lường và phát triển tài chính toàn diện.
- Cũng có một số nghiên cứu đánh giá tác động của tài chính toàn diện đến giảm đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập.
- Ngoài ra một số nghiên cứu đã đánh giá mức độ phát triển tài chính toàn diện ở các quốc gia phát triển cũng như ở các quốc gia đang phát triển.
- Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh của tài chính toàn diện chưa được nghiên cứu đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi hệ thống tài chính chưa phát triển và còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức.
- Bài viết này, đánh giá vai trò của tài chính toàn diện đối với vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập ở một số nước đang phát triển ở khu vực Châu Á từ đó rút ra một số bài học về vấn đề này ở Việt Nam..
- Khái quát về tài chính toàn diện 2.1.
- Khái niệm tài chính toàn diện.
- Tài chính toàn diện nhằm mục tiêu giúp tất cả các thành phần trong nền kinh tế tiếp cận với khu vực tài chính chính thức từ đó họ có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính từ tiết kiệm, thanh toán, và chuyển tiền đến tín dụng và bảo hiểm.
- Tài chính toàn diện không có nghĩa là mọi người sẽ lạm dụng nguồn cung hay người cung cấp bỏ qua những rủi ro và các chi phí khác khi quyết định cung cấp các dịch vụ tài chính.
- Các vấn đề rủi ro và sự không sẵn sàng có thể ngăn cản một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ tài chính.
- Các chính sách nên được thiết lập để chỉnh sửa những thất bại của thị trường và loại bỏ các rào cản chủ quan để mọi thành phần trong nền kinh tế có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính..
- Trong hơn hai thập kỷ qua của các tổ chức tài chính vi mô, các hiệp hội tín dụng và các tổ chức tiết kiệm đã có nhiều cố gắng để phát triển tài chính toàn diện nhưng phần lớn người nghèo trên thế giới không tiếp cận được với các trung gian tài chính chính thức.
- Các nghiên cứu về sự đóng góp của tài chính đối với phát triển kinh tế và giảm đói nghèo đều cho rằng tài chính toàn diện là một mục tiêu chính sách.
- Các chính sách đối với khu vực tài chính đã phát triển qua 3 giai đoạn.
- Những chương trình này không những không bền vững mà còn không cải thiện được dịch vụ tài chính đối với người nghèo, đặc biệt ở khu vực nông thôn..
- Đến cuối những năm 1980, cách tiếp cận mới được phát triển tập trung vào hoạt động của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ tài chính đến những người không tiếp cận được hoặc khó khăn trong việc tiếp cận tài chính.
- Không tiếp cận được tài chính sẽ tác động đến tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, người nghèo sẽ khó khăn hơn trong vấn đề tiết kiệm hay thực hiện các công việc mang lại thu nhập.
- Do đó, vấn đề phát triển khu vực tài chính đã tập trung vào các yếu tố quyết định không chỉ chiều sâu mà còn cả chiều rộng của việc tiếp cận, trong một động thái hướng đến tài chính toàn diện..
- Sự quan tâm ngày càng tăng đến vấn đề xóa đói giảm nghèo của khu vực tài chính, các mục tiêu của chính sách ngày càng mở rộng về vấn đề chất lượng tiếp cận, đến phạm vi rộng hơn các dịch vụ tài chính.
- Trong bối cảnh đó, các dịch vụ tài chính không thuộc lĩnh vực ngân hàng đã trở thành lĩnh vực quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách và các học giả, những người ngày càng nhấn mạnh tài chính toàn diện như là một mục tiêu chính sách.
- Quan điểm về xây dựng hệ thống tài chính toàn diện không chỉ vì mục tiêu giúp người nghèo và những người bị từ chối nhiều nhất có thể tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức mà còn giao cho các tổ chức tài chính chính thức vai trò tiếp cận với những người không có khả năng.
- Theo quan điểm này, tài chính vi mô ngày nay được coi như phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn diện.
- Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích tiếp cận hệ thống tài chính phải đảm bảo mục tiêu ổn định tài chính, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế..
- Từ những vấn đề trên, đã có khá nhiều định nghĩa về tài chính toàn diện được đưa ra trong các nghiên cứu khác nhau.
- Một cách tổng quát nhất tài chính toàn diện là khà năng tiếp cận dễ dàng đến các dịch vụ tài chính chính thức sẵn có và đa dạng bao gồm tiền gửi, tín dụng, bảo hiểm, thanh toán và các dịch vụ khác của các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp ((Demirguc-Kunt;.
- Đo lường tài chính toàn diện.
- Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu về tài chính toàn diện đó là đo lường tài chính toàn diện như thế nào.
- Định nghĩa về tài chính toàn diện khá thống nhất, nhưng làm thế nào để đo lường nó lại không có một tiêu chuẩn cụ thể nào.
- Có nhiều nghiên cứu đưa ra các phương pháp khác nhau để đo lường tài chính toàn diện..
- Một số nghiên cứu đo lường tài chính toàn diện đơn giản bằng tính toán tỷ lệ người trưởng thành/hộ gia đình (của một nền kinh tế) có một tài khoản ngân hàng.
- Tuy nhiên, cách đo lường này bỏ qua một số đặc điểm quan trọng của tài chính toàn diện đó là chất lượng và việc sử dụng các dịch vụ tài chính.
- Honohan (2008) xây dựng một chỉ số gia nhập hệ thống tài chính nhằm đo lường tỷ lệ người dân trưởng thành trong một nền kinh tế sử dụng các trung gian tài chính chính thức.
- Tuy nhiên, phương pháp của Honohan đo lường tài chính toàn diện mang tính thời điểm mà không tính đến sự thay đổi theo thời gian..
- Việc đo lường tài chính toàn diện thông qua số lượng tài khoản ngân hàng mới chỉ thể hiện được một khía cạnh của tài chính toàn diện đó là vấn đề tiếp và bỏ qua những khía cạnh quan trọng khác như tính sẵn có, khả năng, chất lượng và việc sử dụng dịch vụ tài chính..
- Cách tiếp cận khác được các nhà làm chính sách sử dụng đó là sử dụng các chỉ số khác nhau để thể hiện các khía cạnh khác nhau của tài chính toàn diện như vấn đề tiếp cận, tính sẵn có và sử dụng hệ thống ngân hàng.
- Liên minh tài chính toàn diện (AFI), một mạng lưới toàn cầu của các nhà điều hành khu vực tài chính gần đây đã phát triển một bộ các chỉ số tài chính toàn diện (AFI 2011).
- Tuy nhiên, nếu những chỉ số này khi sử dụng riêng lẻ, chúng có thể cung cấp thông tin không hoàn chỉnh về tài chính toàn diện trong nền kinh tế..
- Nhược điểm của phương pháp này là nó sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố để xác định biến nào sẽ đại diện cho mỗi khía cạnh của tài chính toàn diện được đưa tính toán.
- Để khắc phục nhược điểm của các cách tiếp cận trên về vấn đề đo lường tài chính toàn diện, Sama (2015) đã đề xuất một phương pháp đo lường tài chính toàn diện bằng cách tính một chỉ số duy nhất bao gồm tất cả các khía cạnh của tài chính toàn diện.
- Theo đó, chỉ số tài chính toàn diện (FII) được tính dựa trên 3 khía cạnh chính 1 .
- Ở khía cạnh thứ nhất đó là vấn đề gia nhập dịch vụ ngân hàng, ở khía cạnh này tài chính toàn diện được đo lường bằng số tài khoản ngân hàng trên 1000 người trưởng thành.
- Khía cạnh thứ 2 đó là tính lợi ích (tính sẵn có), ở khía cạnh này tài chính toàn diện được đo lường bằng số chi nhánh ngân hàng và số máy ATM trên 100.000 người trưởng thành.
- Khía cạnh thứ 3 đó là vấn đề sử dụng dịch vụ tài chính, ở khía cạnh này tín dụng và tiền gửi được sử dụng để đo lường tài chính toàn diện.
- Từ các khía cạnh này phương pháp PCA được sử dụng để tính ra một chỉ số thể hiện sự phát triển của tài chính toàn diện.
- Chỉ số này càng cao thì tài chính toàn diện càng phát triển và ngược lại..
- Cách đo lường tài chính toàn diện theo phương pháp của Sama được đánh giá là dễ tính toán và coi các khía cạnh của tài chính toàn diện là quan trọng như nhau.
- Do đó, nhiều nghiên cứu sau này sử dụng phương pháp của Sama để đo lường tài chính toàn diện (Park &.
- Mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo.
- Nhiều nghiên cứu được thực hiện có kết quả cho thấy có tác động của tài chính toàn diện lên tăng trưởng chung và lên phúc lợi của từng cá nhân.
- Kết quả nghiên cứu của Park and Mercado (2015) tại 37 quốc gia đang phát triển ở Châu Á cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo.
- Theo đó, nếu các nhà hoạch định chính sách có giải pháp để gia tăng việc tiếp cận đến dịch vụ tài chính thì tỷ lệ đói nghèo sẽ được giảm.
- Nghiên cứu này cũng cho thấy mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và giảm bất bình đẳng thu nhập.
- Trước đây, các nghiên cứu tập trung nhiều đến khía cạnh vĩ mô của sự phát triển hệ thống tài chính, tuy nhiên những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về tác động ở tầm vi mô của tài chính toàn diện..
- Có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ qua lại giữa phát triển tài chính và tăng trưởng.
- Giải thích hợp lý nhất cho vấn đề này là quan điểm cho rằng khi tài chính.
- Do đó, việc các doanh nghiệp mới được tiếp cận với tài chính là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng..
- Gần đây, các nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu mối liên hệ giữa tài chính với bất bình đẳng thu nhập.
- Cũng có bằng chứng ở tầm vĩ mô cho thấy, hệ thống tài chính rộng hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và giảm chêch lệch thu nhập phụ thuộc vào biến được sử dụng trong mô hình.
- Nếu biến độ sâu tài chính hay biến tiếp cận tài chính được đưa vào mô hình thì mối quan hệ rất có ý nghĩa.
- Xây dựng một một quan hệ từ việc sử dụng các dịch vụ tài chính và cải thiện mức sống là một thách thức về phương pháp luận và rất tốn kém.
- Sau đó thực hiện phân tích thống kê để xác định những tác động khác nhau của sự can thiệp, ví dụ như sử dụng một dịch vụ tài chính nào đó..
- Những thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát này (RCT) là rất quan trọng để củng cố thêm kết luận tài chính toàn diện có tác động tích cực đến người nghèo.
- Nghiên cứu gần đây ở Nam Phi nhấn mạnh lợi ích quản lý rủi ro của tài chính vi mô..
- Phát triển tài chính toàn diện và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 4.1.
- Thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam.
- Phát triển tài chính toàn diện được xem là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là đơn vị chủ trì xây dựng và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia (NFIS) và từ năm 2016, NHNN đã hợp tác cùng Ngân hàng Thế giới (WB) hướng tới xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện trên cơ sở một cách tiếp cận tổng thể.
- Xây dựng và phát triển NFIS là chìa khóa để một quốc gia thực hiện thành công các cải cách, vì nó cung cấp một lộ trình để đạt được các mục tiêu tài chính toàn diện.
- Việc mở rộng các dịch vụ tài chính cho những người không tiếp cận hoặc không được tiếp cận các dịch vụ tài chính sẽ giúp các hộ gia đình đối phó tốt hơn với vấn đề tiêu dùng, tiết kiệm và thiếu tiền.
- người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản với nhà cung cấp tài chính chính thức, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực là 69%.
- Việc sử dụng ít dịch vụ tài chính một phần là do thiếu cơ sở hạ tầng ngân hàng ở khu vực nông thôn và.
- 2 Là chương trình tiếp cận tài chính toàn cầu vào năm 2020 (Universal Financial Access by 2020) của Ngân hàng Thế giới.
- Các tổ chức như Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD), quỹ tính dụng nhân dân và hai tổ chức tài chính vi mô (MFI) được cấp phép là những nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu cho những người có thu nhập thấp.
- Ngoài ra còn có một số MFI có giấy phép bán chính thức chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho phụ nữ và người nghèo.
- Tuy nhiên, khu vực phi chính thức có lẽ là nhà cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất cho người thu nhập thấp trong nước.
- Dù tài chính toàn diện tại Việt Nam đã có sự phát triển nhất định (năm 2011 chỉ có 21%.
- người trưởng thành có tài khoản ngân hàng), nhưng còn nhiều khó khăn trong việc phát triển tài chính toàn diện trong đó chủ yếu nằm ở vấn đề nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế dựa nhiều vào tiền mặt.
- cũng như số liệu từ đối tượng dịch vụ tài chính hướng tới phục vụ cá nhân, DN, hộ gia đình.
- được sử dụng để hiểu, đánh giá về nhận thức, nhu cầu, rào cản tiếp cận tài chính của người sử dụng dịch vụ..
- Tài chính toàn diện với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
- Thành tựu này có sự đóng góp không nhỏ của tài chính toàn diện.
- Hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và vấn đề xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu là phân tích định tính.
- Sự phát triển tài chính toàn diện đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thể hiện qua những khía cạnh sau:.
- (i) Đa số người nghèo Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp và ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức.
- Việc tiếp cận được với các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt những khoản vay..
- Các dịch vụ đa dạng của tài chính toàn diện như: cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm… không chỉ giúp người nghèo tạo dựng công việc, sản xuất kinh doanh mà còn giúp họ giảm thiểu rủi ro về kinh tế và cuộc sống, từ đó, tăng thu nhập hộ gia đình.
- (ii) Các hoạt động của tài chính toàn diện cung cấp dịch vụ tài chính giúp người nghèo tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, có các khoản thu nhập khác từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh nhỏ.
- Tài chính toàn diện đã trở thành vấn đề toàn cầu và được coi là yếu tố quan trọng trong vấn đề xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng xã hội.
- Tài chính toàn diện ở Việt Nam đã có sự phát triển nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là vấn đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý.
- Để tài chính toàn diện có những đóng góp tích cực hơn nữa vào công cuộc xóa đói giảm nghèo thì cần thiết phải có những giải pháp để thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện nhanh hơn nữa trong những năm tới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt