« Home « Kết quả tìm kiếm

Bộ môn Lý luận sử học và chuyên ngành lịch sử sử học và sử liệu học


Tóm tắt Xem thử

- BỘ MÔN LÝ LUẬN SỬ HỌC BỘ MÔN LÝ LUẬN SỬ HỌC.
- VÀ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ SỬ HỌC VÀ SỬ LIỆU HỌC PGS.TS HOÀNG HỒNG Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội Bộ môn Lý luận sử học là bộ môn hình thành muộn trong khoa Lịch sử.
- Năm 1981, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đào tạo cử nhân sử học của khoa lịch sử, GS Hà Văn Tấn được giao nhiệm vụ viết bản đề án xây dựng Bộ môn Lý luận sử học.
- Bản đề án có đoạn viết: “Trong các trường đại học tổng hợp, sinh viên Khoa Lịch sử không được học tập riêng về phương pháp và phương pháp luận.
- Người ta khuyên sinh viên tự rút ra các vấn đề về phương pháp và phương pháp luận từ các bài giảng của các bộ môn cụ thể.
- Nếu có số ít nào làm được như vậy thì kiến thức về phương pháp và phương pháp luận họ thu nhận được không có hệ thống.
- Vì vậy, sinh viên rất yếu về phương pháp và phương pháp luận.
- Việc bồi dưỡng phương pháp và phương pháp luận một cách có hệ thống cho sinh viên đã trở nên cấp thiết”.
- Về tên gọi của Bộ môn, bản đề án viết: “Công việc của tổ bộ môn này không chỉ bó hẹp trong các vấn đề phương pháp và phương pháp luận.
- Nói đến phương pháp luận là phải nói đến triết học của lịch sử, cũng như nói đến phương pháp biên soạn lịch sử là phải đề cập đến lịch sử sử học.
- Như vậy, tổ bộ môn này phải nghiên cứu các vấn chung rộng có tính chất lý luận của khoa học lịch sử.
- Vì vậy, đề nghị gọi bộ môn này là bộ môn Lý luận sử học.
- Nhưng sau khi đề án xây dựng Bộ môn gửi đi, Nhà trường chỉ đồng ý cho gọi tên Bộ môn là Phương pháp luận sử học.
- Ngày Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội kí quyết định số 372/TCCB thành lập Bộ môn Phương pháp luận sử học 21 năm sau, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội kí quyết định số 1082/QĐ.XHNV/TC ngày 4-6-2004 đổi tên Bộ môn Phương pháp luận sử học thành Bộ môn Lý luận sử học.
- Như vậy là tên Bộ môn đã được gọi theo đúng như đề nghị của đề án xây dựng Ngày đầu mới thành lập, đôi ngũ cán bộ của Bộ môn gồm có các thầy: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Thư, Phạm Xuân Hằng, Trần Kim Đỉnh, Hoàng Hồng.
- GS Hà Văn Tấn là chủ nhiệm Bộ môn từ ngày đầu thành lập.
- Giúp việc cho GS lần lượt có các phó chủ nhiệm Bộ môn: Phạm Xuân Hằng, Trần Kim Đỉnh, Hoàng Hồng, Phan Phương Thảo..
- Trong chương trình đào tạo cử nhân sử học của Khoa Lịch sử, Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy các môn học sau đây: Phương pháp luận sử học: Trình bày một hệ thống lý thuyết bao gồm ba bộ phận cấu thành phương pháp luận sử học là Phương pháp luận đối tượng, Phương luận nghiên cứu và Phương pháp luận trình bày..
- Sử liệu học: Khoa học về sử liệu, về các phương pháp khai thác và xử lí các thông tin lịch sử từ sử liệu..
- Triết học lịch sử: Trình bày các quan điểm của các thời đại về bản thể lịch sử.
- Lịch sử sử học: Trình bày các trường phái sử học, các thời đại sử học của nhân loại và của Việt Nam..
- Các phương pháp nghiên cứu lịch sử: Giới thiệu một số phương pháp cụ thể ứng dụng trong nghiên cứu lịch sử như phương pháp định lượng, phương pháp khu vực học, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp xã hội học lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hồi cố và hậu suy..
- Việc chuẩn bị nội dung và kiến thức để hình thành bài giảng cho các môn học trên là một thách thức to lớn đối với các cán bộ của Bộ môn.
- Ở Việt Nam, các vấn đề thuộc lý luận sử học chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống.
- Vì vậy, quá trình chuẩn bị bài giảng của các thành viên trong Bộ môn cũng là quá trình khám phá và khai phá về một môn học mới..
- Môn học Phương pháp luận sử học là môn học đầu tiên của Bộ môn được giảng dạy cho sinh viên từ năm học 1982-1983.
- Trước đó, năm 1981, GS Hà Văn Tấn đã giới thiệu bài giảng này cho các cán bộ trẻ của Khoa Lịch sử .
- Kế theo, các môn học của Bộ môn cũng lần lượt được chính thức đưa vào chương trình đào tạo cử nhân của Khoa Lịch sử..
- Năm 1990, tập bài giảng Triết học lịch sử hiện đại của GS Hà Văn Tấn được xuất bản.
- Cũng trong năm này, giáo trình Lịch sử sử học thế giới của Hoàng Hồng đã được in.
- Những năm sau đó, các tập bài giảng của các môn học được lần lượt biên soạn: Phương pháp luận sử học, Sử liệu học, Phương pháp định lượng trong sử học, Lịch sử sử học Việt Nam..
- Bộ môn đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện một số đề tài khoa học nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức trong nội dung giảng dạy, đó là: Nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam.
- Các phương pháp mới trong nghiên cứu lich sử.
- Tiến trình lịch sử sử học Viêt Nam.
- Nhận thức mới một số vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam hiện đại.
- Hệ thống các nguồn sử liệu làng xã.
- Ngoài công việc đào tạo đại học, Bộ môn còn tích cực tham gia hoạt động đào tạo sau đại học.
- Một thuận lợi lớn là gần như ngay sau ngày thành lập, Bộ môn đã được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép đào taọ sau đại học với chuyên ngành Biên soạn lịch sử và sử liệu học.
- Năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi tên chuyên ngành là Lịch sử sử học và sử liệu học.
- Bộ môn là cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử sử học và sử liệu học.
- Học viên và nghiên cứu sinh học chương trình đào tạo sau đại học của Bộ môn Lý luận sử học, ngoài việc học các môn học chung của ngành Lịch sử còn được trang bị các kiến thức đặc thù của chuyên ngành như: Các trường phái sử học.
- Các phương pháp nghiên cứu hiện đại trong sử học.
- Phương pháp xử lí các nguồn sử liệu.
- Phương pháp biên soạn lịch sử địa phương và lịch sử ngành.
- Tổng quan nghiên cứu các vấn đề lịch sử ở Việt Nam.
- Các luận án và luận văn thường được thực hiện theo hướng khảo cứu quá trình nghiên cứu của một giai đoạn lịch sử hay một nội dung lịch sử nào đó ở Việt Nam, hoặc hệ thống và xác định giá trị lịch sử của một nguồn hay một nhóm sử liệu..
- Đã có hàng chục nghiên cứu sinh và học viên cao học học tập nghiên cứu tại bộ môn Lý luận sử học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử sử học và sử liệu học.
- Các đề tài luận án và luận văn đã giải quyết được một số vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong khoa học Lịch sử như: Xác định giá trị lịch sử của một số hệ thống sử liệu.
- Chỉ ra thực trạng và những vấn đề cần giải quyết trong nội dung một số vấn đề lịch sử.
- xây dựng hệ thống tri thức lịch sử trong sử học Việt Nam hiện đại.
- Chỉ ra các khuynh hướng sử học Việt Nam.
- Mô tả và luận giải các nguồn sử liệu chữ viết, vật thực, phim ảnh ở Việt Nam.
- Nhìn lại chặng đường gần 30 năm tính từ ngày thành lập, Bộ môn Lý luận sử học đã thực hiện được những nhiêm vụ cơ bản đặt ra trong đề án ban đầu và đã có những đóng góp tích cực trong xây dựng hệ thống lý luận sử học ở Việt Nam.
- Làm được điều đó là nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong Bộ môn nhưng trước hết phải nói đến vai trò vô cùng quan trọng của GS Hà Văn Tấn đối với sự tồn tại và phát triển của Bộ môn.
- Thầy là người xây dựng đề án thành lập Bộ môn và là chủ nhiệm Bộ môn từ ngày thành lập.
- Hiện tại, tuy Thầy tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn luôn dõi theo những hoạt động của Bộ môn và sẵn sàng chỉ dẫn các vấn đề chuyên môn bằng một trí lực còn rất mạnh mẽ và uyên bác.
- Những thành tựu mà Bộ môn Lý luận sử học đạt được trong gần 30 năm qua đã và đang khẳng định Bộ môn là cơ sở giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề lý luận sử học có uy tín ở Việt Nam.