« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển dược liệu của người dao đỏ gắn với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe và các mô hình tiêu biểu của tỉnh Lào Cai


Tóm tắt Xem thử

- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 92.
- PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ CÁC.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai So với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Lào Cai là một trong những địa phương hội tụ nhiều tiềm năng phát triển du lịch, trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc.
- Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp 13-15% GRDP toàn tỉnh trong giai đoạn 2015-2020.
- Khách du lịch tăng cao đồng thời với việc nhu cầu mua sắm của khách hàng tăng, đặc biệt là những sản phẩm có nguồn gốc của địa phương.
- Lào Cai là tỉnh miền núi có điều kiện địa hình đồi núi chia cắt, tạo ra nhiều đặc điểm khí hậu khác biệt từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và khí hậu ôn đới tạo cho tỉnh Lào Cai nhiều điều kiện để trồng, phát triển cây dược liệu.
- Đây được coi là lợi thế so sánh về tự nhiên của tỉnh Lào Cai trong phát triển cây dược liệu so với nhiều địa phương khác.
- Việc phát triển vùng trồng cây dược liệu gắn với du lịch có nhiều lợi thế so sánh: thứ nhất là điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp với trồng cây dược liệu.
- thứ hai là lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng nhanh đồng tạo môi trường tiêu thụ những sản phẩm từ cây dược liệu.
- thứ ba cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng truyền thống, việc phát triển cây dược liệu sẽ tạo công ăn việc làm cho người bản địa.
- thứ năm là các sản phẩm dược liệu được quảng bá trong các hội chợ du lịch được coi là sản phẩm của du lịch..
- Đối với ngành du lịch tỉnh, cây dược liệu đóng vai trò là sản vật của địa phương đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách.
- Các sản phẩm từ cây dược liệu hiện được đóng gói, bao bì mẫu mã đẹp đáp ứng thị hiếu của du khách đang trở thành món quà lưu niệm mà khách mua làm quà khi đến với Lào Cai.
- Ngoài vai trò mặt hàng lưu niệm, dược liệu đồng thời cũng là dịch vụ, sản phẩm du lịch đặc biệt của địa phương khi sử dụng thảo dược vào dịch vụ chăm sóc sức khoẻ..
- Sản phẩm dược liệu tiêu biểu được coi là “đặc sản” của địa phương đó là thuốc tắm của người Dao đỏ.
- Có thể nói “Đến Sa Pa mà chưa đi du lịch bản làng, chưa tắm lá thuốc dân tộc Dao đỏ, chưa thả mình trong bồn gỗ pơ mu thư giãn cùng thứ nước thuốc tắm đặc biệt của người Dao đỏ - loại thảo dược bí truyền ở vùng du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng, là bạn chưa đến Sa Pa”.
- Bài thuốc tắm của người Dao đỏ là sự kết hợp giữa tinh hoa của núi rừng với kiến thức y thuật và tri thức bản địa của cộng đồng người Dao.
- Bài thuốc tắm nổi danh này đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc hữu của Lào Cai, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn giúp người dân địa phương bảo tồn được sản phẩm dược liệu đặc hữu của mình..
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 93.
- Thuốc tắm người Dao đỏ Sa Pa đã nổi tiếng từ rất lâu, được đưa vào phục vụ khách du lịch cách đây khoảng 30 năm.
- Điều này làm cho thuốc tắm của người Dao rất đa dạng.
- Ngày nay khi khách du lịch đến Sa Pa ngày một đông, đã có rất nhiều cơ sở kinh doanh mở ra phục vụ tắm lá thuốc, ngâm chân lá thuốc kết hợp mát xa.
- Tại các cơ sở dịch vụ spa các thảo dược cũng được đưa vào phục vụ du khách.
- Họ đều sử dụng các bài thuốc tắm gia truyền của người Dao đỏ.
- Tại các bản làng du lịch người Dao như Tả Phìn, Giàng Tà Chải, Thanh Kim, Nậm Cang… cũng có nhiều hộ gia đình người Dao mở dịch vụ lưu trú đón khách và phục vụ tắm lá thuốc tại gia tạo nguồn thu nhập ổn định cải thiện đời sống người dân.
- Tại các hộ homestay tại các điểm du lịch cộng đồng du khách có thể trải nghiệm tham gia quy trình hái lá thuốc, đun nước tắm.
- Bên cạnh đó, các công ty kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa xây dựng thương hiệu thuốc tắm người Dao đã cho ra thị trường các sản phẩm độc đáo như: cao thuốc tắm, sữa tắm dược liệu, những sản phẩm này đã theo chân khách du lịch quốc tế đến với khu du lịch quốc gia Sa Pa đi các nước trên thế giới.
- Bà con giờ đây liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và gây dựng vùng trồng dược liệu..
- Trên cơ sở đó, người dân và doanh nghiệp cùng bảo tồn, phát triển sản phẩm đặc hữu của địa phương, đồng thời phát huy được giá trị kinh tế của sản phẩm.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 94.
- Hiện nay, khu tắm khoáng nóng Phước Nhơn là một trong số ít khu du lịch tại miền Trung đem phương thức tắm thảo mộc cổ truyền này để phục vụ khách du lịch.
- Thảo dược dân tộc Dao đỏ là một sản phẩm tốt cho sức khỏe, đã được nhân rộng, phát triển và gìn giữ.
- Đây cũng là một định hướng quan trọng của địa phương nhằm khai thác tri thức bản địa, thảo dược truyền thống để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng ngày càng đặc sắc ở Sa Pa, để mỗi du khách khi đến với khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa, được nghỉ ngơi, thư giãn, trải nghiệm thuốc tắm thảo dược người Dao..
- Nắm bắt được nhu cầu thị trường, hiện nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư dây truyền sản xuất, phát triển thành công hàng loạt sản phẩm từ các loài cây dược liệu quý hiếm của núi rừng Tây Bắc, đưa ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, tạo được hiệu quả kinh tế.
- Ngoài giá trị chăm sóc sức khỏe, các tour tham quan vườn dược liệu đang dần trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách.
- Sản phẩm du lịch từ cây thuốc đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào các dân tộc.
- Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, Sa Pa là nơi hội tụ mọi điều kiện lý tưởng để trở thành vùng trồng dược liệu lớn của tỉnh và của cả nước.
- Đây thực sự là cơ sở để địa phương và cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm dược liệu đặc hữu, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng yêu cầu thị trường..
- Một số mô hình tiêu biểu về phát triển dược liệu gắn du lịch chăm sóc sức khỏe của tỉnh Lào Cai như:.
- Sản phẩm du lịch tắm lá thuốc của Hợp tác xã cộng đồng Dao đỏ Tả Phìn:.
- xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ sản phẩm thuốc tắm của dân tộc mình.
- Từ 7 thành viên từ năm 2010 đến năm 2019 đã phát triển 120 thành viên (112 thành viên là nữ) lan tỏa ra xã Tả Phìn, Thanh Kim, Nậm Cang, huyện Sa Pa.
- Từ năm 2016 đến nay HTX đã phát triển sản phẩm tinh dầu Chùa Dù với các nhà phân phối tại thị trấn Sa Pa bán cho khách du.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 95.
- HTX đang hướng tới tạo thói quen cho các hộ gia đình bảo tồn và trồng mới các loại cây thảo dược theo quy mô tập trung để xóa bỏ tập quán canh tác manh nhúm, nhỏ lẻ nhằm tạo ra vùng nguyên liệu, chất lượng và ổn định để cung cấp cho HTX cộng đồng Dao Đỏ phát triển bền vững.
- Từ cây dược liệu để làm nguyên liệu cho dịch vụ tắm lá người Dao và chiết xuất tinh dầu từ cây Chùa Dù, sẽ góp phần tăng thu nhập cho thành viên Hợp tác xã từ 30 – 35 triệu đồng/hộ/năm.
- Hiện nay, Sản phẩm của HTX cộng đồng Dao Đỏ đã thiết kế bao bì, nhãn sản phẩm.
- sản phẩm dễ nhận biết.
- HTX luôn nghiên cứu thị trường và nhu cầu của du khách để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
- Ngoài dịch vụ tắm trải nghiệm tại khu dịch vụ HTX đã sản xuất 10 loại sản phẩm bao gồm: Nước tắm trẻ em.
- Nước tắm Dao đỏ cho mọi lứa tuổi.
- Gối thổ cẩm thảo dược.
- Xà Phòng thảo dược.
- Dầu gội thảo dược Dao Đỏ..
- Các sản phẩm HTX cộng đồng Dao Đỏ ngoài việc là sản phẩm tri thức bản địa và bí truyền của phụ nữ Dao Đỏ, nó còn là sản phẩm đặc hữu của địa phương xã Tả Phìn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi đến địa phương Sa Pa.
- Dịch vụ tắm trải nghiệm và các sản phẩm của HTX đã có thương hiệu đối với khách du lịch, HTX cộng đồng Dao Đỏ đã trở thành điểm nhấn du lịch của xã Tả Phìn..
- Công ty cổ phần kinh doanh sản phẩm bản địa Sapa (Sapa Napro):.
- Năm 2006, Công ty Sapa Napro, một doanh nghiệp cộng đồng được thành lập với sự hỗ trợ của Đại học Dược Hà Nội (HUP) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc (CREDEP), để thương mại hóa các loại thảo dược tắm truyền thống của người Dao đỏ.
- Ngành nghề chính của SaPa Napro là tổ chức dịch vụ tắm thuốc tại chỗ cho khách du lịch.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 96.
- gián tiếp từ SaPa-Napro thông qua việc cung ứng nguyên liệu, tham gia dịch vụ phân phối sản phẩm.
- giảm thiểu nguy cơ phá rừng bởi 52 hộ cổ đông được gắn trách nghiệm bảo vệ 52 khu rừng phòng hộ đầu nguồn có tổng diện tích hơn 300 ha để phát triển và khai thác cây thuốc nguyên liệu.
- Công ty Cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa (Napro) triển khai các hoạt động nhằm: Phát triển nhân rộng mô hình “doanh nghiệp cộng đồng” ở khu vực miền núi phía Bắc với giải pháp thương mại hóa các bài thuốc cổ truyền của đồng bào Dao Đỏ.
- Các hoạt động chính của Sapanapro triển khai là: Tổ chức dịch vụ tắm lá thuốc tại chỗ cho khách du lịch và nhân dân địa phương.
- Sản xuất các sản phẩm thuốc tắm bán tại chỗ và phân phối tại các đại lí khác.
- Các dòng sản phẩm SaPa-Napro được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và phát triển từ sự hỗ trợ và kiểm nghiệm bởi các chuyên gia của trường Đại học Dược Hà Nội và Đại học Nông nghiệp 1 giúp đỡ..
- Công ty Thương mại Cổ phần Hùng Dũng, tên thương hiệu là Sa Pa Green được thành lập năm 2010, có tiền thân là Công ty Cổ phần Thương Mại Giang Nam, hoạt động kinh doanh khách sạn và sản xuất dược liệu tinh chế như thuốc tắm Dao đỏ, thuốc ngâm chân, tinh dầu thảo dược phục vụ các dịch vụ massage, xông hơi, tắm thuốc Dao đỏ.
- Công ty là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh dịch vụ từ cây thảo dược, đã xây dựng định hướng chiến lược lâu dài phát triển vùng nguyên liệu thảo dược tại Sapa, Lào Cai để ổn định số lượng và chất lượng dược liệu, nhắm đến góp phần phát triển nguồn thảo dược trong nước cũng như giá trị của cây thuốc bản địa trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo thu nhập bền vững cho đồng bào dân tộc bản địa, thay thế những loài cây dược liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng như Thảo quả, Sa nhân - phụ thuộc vào nhu cầu thu mua Trung Quốc.
- Về nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc, Công ty đã liên kết với Vườn Quốc gia Hoàng Liên thực hiện Dự án Nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo của người dân và bảo tồn phát triển đa dạng sinh học bền vững (BBP), Vườn Quốc gia Hoàng Liên, UBND xã Tòng Sành đầu tư xây dựng khu vực bảo tồn và phát triển một số loại cây dược liệu dưới tán rừng của người Dao đỏ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát – nơi có đến 98% người dân là người.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 97.
- Qua đó, đã xây dựng được 03 tổ hợp tác và người dân trong xã tiến hành trồng, chăm sóc 5ha cây dược liệu, chủ yếu là các loài là nguyên liệu sản xuất thuốc tắm của người Dao đỏ như Cơm cháy, Chùa Dù, Đại bi.
- Khi phát triển vùng trồng dược liệu, công ty nhận được sự ủng hộ lớn từ các chuyên gia nước ngoài trong Chương trình UNREDD, chính quyền địa phương và bà con địa phương.
- Công ty lên kế hoạch, hướng dẫn người dân trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP - WHO để có dược liệu sạch, an toàn, bền vững.
- Mặt khác, ký hợp đồng bảo tiêu sản phẩm với số lượng lớn và giá cả ổn định..
- Cơ sở hạ tầng tiện nghi và hiện đại, số lượng phòng tắm, massage lớn đáp ứng nhu cầu của khách hàng 24/7 đã nâng cấp sản phẩm dược liệu của người Dao đỏ trở thành sản phẩm cao cấp giúp du khách có những trải nghiệm spa cao cấp..
- Có thể nói, Sapa - Lào Cai được coi là địa phương tiên phong trong việc đưa thảo được vào phát triển gắn với du lịch.
- Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác thảo dược vào du lịch còn gặp nhiều vấn đề bất cập như: Việc phát triển vùng trồng cây dược liệu với du lịch tại địa bàn tỉnh cũng đang gặp nhiều thách thức khi gặp phải cạnh tranh của nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc trên thị trường.
- những cây dược liệu khai thác tự nhiên trong rừng đang ngày càng cạn kiệt và nhiều loài sẵn có trong tự nhiên nhưng nay đã gần như tuyệt chủng hoặc rất hiếm gặp.
- diện tích trồng cây dược liệu còn hạn chế, chưa có những khu trồng cây dược liệu lớn để kết hợp phát triển với việc cho du khách tham quan trải nghiệm, tham quan khu chế biến, sản xuất..
- Trong thời gian tới để định hướng cho loại hình chăm sóc sức khỏe phát triển và phát triển dược liệu gắn với du lịch, tỉnh Lào Cai đã đưa ra các đinh hướng, giải pháp cụ thể:.
- Phấn đấu đến năm 2030, cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp Lào Cai.
- Diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh lên 22 chủng loại chính với diện tích đạt 3.700 ha, sản lượng đạt khoảng 16 - 17 nghìn tấn/năm.
- Chú trọng phát triển sản xuất dược liệu gắn với hoạt.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 98.
- động du lịch sinh thái, phát huy các thế mạnh của địa phương, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững..
- Xây dựng thương hiệu và cấp mã cho các vùng trồng cây dược liệu gắn với thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm, tạo ra sản phẩm làm quà cho du khách mang nét đặc trưng riêng của Lào Cai.
- Mở rộng phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh dược liệu hiệu quả, thông qua nhân rộng các mô hình trồng gắn với chế biến..
- Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Nông nghiệp và ngành Du lịch phát triển cây dược liệu thành vùng hàng hóa gắn với phát triển du lịch, xây dựng và khai thác những sản phẩm du lịch mới gắn với dược liệu của tỉnh..
- Du khách chú trọng chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch nhiều hơn, trở thành xu hướng mới của du lịch trong tỉnh và trong cả nước.
- Với xu hướng này, ngành Du lịch Lào Cai đã có những định hướng hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với chăm sóc sức khỏe để phục hồi ngành du lịch và là yếu tố then chốt để quyết định khả năng thu hút khách của các điểm nghỉ dưỡng suốt gần 2 năm bị tác động bởi dịch bệnh vừa qua.
- Theo kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 28/9/2020 của UBND tỉnh Lào Cai có xác định xây dựng sản phẩm du lịch: “thiên đường nghỉ dưỡng núi”, “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe”, xây dựng và phát triển Chương trình tour trải nghiệm tham quan mô hình thảo dược Hoàng Liên, mô hình trung tâm dược liệu chăm sóc sức khỏe tại Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, SiMa Cai với các dược liệu quý (xây dựng trung tâm thảo dược Dao đỏ tại xã Tả Phìn (Xây dựng trung tâm Thảo dược Dao đỏ tại xã Tả Phìn trở thành điểm du lịch cho khách tham quan vùng trồng dược liệu, cách chế biến dược liệu và trải nghiệm sử dụng dược liệu của người Dao đỏ).
- Xây dựng vùng trồng dược liệu Chùa Dù (Xây dựng Vùng trồng cây dược liệu Chùa Dù tại xã Bản Khoang và Tả Giàng Phình trở thành điểm tham quan cho khách du lịch muốn tìm hiểu về cây dược liệu Chùa Dù).…/..
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 99.
- PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở NHA TRANG.
- Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa Tóm tắt.
- Khánh Hòa là tỉnh thành có điều kiện rất thuận lợi, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho môi trường tự nhiên vô cùng lý tưởng với khí hậu ấm áp quanh năm, môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, nguồn tài nguyên bùn khoáng và nước khoáng nóng dồi dào đây là điều kiện quan trọng và lý tưởng để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe.
- Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ có ý nghĩa lớn trong đa dạng hóa sản phẩm du lịch Khánh Hòa, đáp ứng ngày càng tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu, xu hướng của thị trường và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với việc sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường..
- Tài nguyên du lịch chăm sóc sức khỏe ở Nha Trang..
- Có thể nói rằng, đây chính là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá, đặc sản của Khánh Hòa và là cơ sở để hình thành nên những trung tâm bùn khoáng cũng như các khu du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang.
- Lễ hội là dịp tưởng nhớ công ơn của những người đã có công sáng lập, phát triển và truyền nghề cho tới ngày hôm nay.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt