« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẢI TRÍ TRONG VĂN HOÁ NHÓM CỦA NHỮNG NGƯỜI DẪN NHẢY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI TRÍ TRONG VĂN HOÁ NHÓM CỦA NHỮNG NGƯỜI DẪN NHẢY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TS.MAI THỊ KIM THANH Khoa XHH, Tr ĐHKHXH&NV-ĐHQG HN Chúng ta đều biết, nếu như giải trí đối với trẻ em là sự lớn lên, là sự vươn tới cuộc sống thì đối với người lớn, giải trí là sự sáng tạo, là sự đổi mới cuộc sống, chính vì vậy giải trí, nhất là giải trí theo đúng nghĩa tích cực của nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người nói chung, những người dẫn nhảy nói riêng.
- Bởi giải trí không chỉ giúp con người thư giãn, hưng phấn, giúp con người xây dựng nên một thế giới mới- thế giới của các trò chơi giải trí mang tính bình đẳng và trật tự, mà nó còn giúp con người hình thành và hoàn thiện nhân cách thông qua việc rèn luyện những đức tính tốt đẹp như: khả năng phân tích, phán đoán, suy luận, sự đoàn kết, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau...Ở đây, mọi người khi tham gia các hoạt động chơi đều được hưởng sự bình đẳng như nhau.
- Người dẫn nhảy với tư cách là một nhóm xã hội có văn hoá riêng của mình.
- Văn hoá nhóm của người dẫn nhảy được quy định bởi tính đặc thù của nghề nghiệp, đó là: khả năng giao tiếp rộng, tính tự lập, bản lĩnh cao và làm việc trong một khoảng thời gian không theo cấu trúc thời gian làm việc mà xã hội quy định.
- Văn hoá nhóm của những người dẫn nhảy cũng được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc tham gia vào những hoạt động giải trí trong thời gian nhàn rỗi của họ..
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy chủ yếu diễn ra trong thời gian rỗi cấp ngày, nghĩa là khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi các hao phí thời gian cho việc lao động sinh tồn, việc quan hệ cá nhân ( thăm viếng, chăm sóc gia đình, dạy con.
- Xét về độ lớn, thời gian rỗi trung bình cấp ngày của những người dẫn nhảy là từ 1,5h - 2h.
- Hình thức giải trí phổ biến nhất của những người dẫn nhảy - những người trong độ tuổi thanh niên là đánh bài ăn tiền (89,9.
- Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về thành phần xuất thân cũng như học vấn trong hình thức giải trí của họ.
- Nó chỉ có xu hướng tăng dần đối với những người dẫn nhảy là người ngoại tỉnh và giảm dần đối với những người đã có gia đình ở gần.
- Điều này đồng nghĩa với việc: vô tuyến, sách, báo- những phương tiện giải trí, nguồn cung cấp thông tin, tri thức hữu hiệu được nhiều thanh niên các nhóm ngành nghề khác nhau ưa thích thì lại ít được những người dẫn nhảy quan tâm.
- Phần chủ yếu do những người dãn nhảy là người ngoại tỉnh (chiếm số đông), chưa có gia đình, công việc không ổn định dẫn tới nhà cửa không ỏn định, vì thế họ không có nhu cầu mua sắm đồ đạc cho tiện di chuyển.
- Họ thường tranh thủ xem trên sàn nhảy trong thời gian chờ đợi đến giờ làm việc.
- Chúng ta đều biết, nghe nhạc là một hoạt động giải trí được nhiều người ưa thích bởi đặc trưng của nó là: giúp con người thư gián và thưởng thức nghệ thuật.
- Âm nhạc đã tác động tới não, giúp con người giải toả những ức chế của vỏ não sau một thời gian làm việc căng thẳng và tạo sự thư giãn, giúp não lấy lại sự cân bằng để chuẩn bị bước vào chu kỳ hưng phấn tiếp theo.
- Tuy nhiên, 99,87% người dẫn nhảy khi được hỏi đều cho thấy chiều cạnh khác ngược lại khi tìm hiểu mối tương quan giữa sức khoẻ, bệnh tật với việc nghe nhạc ở họ, cho dù loại nhạc họ thường nghe là những bản đã được chọn lựa của Việt Nam cũng như Thế giới và cho dù họ có múôn nghe hay không.
- Ngoài việc giải trí trong thời gian rỗi cấp tuần gần như không có do phải tham gia lao động sinh tồn để đủ số buổi theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Câu Lạc Bộ, để giữ khách- nguồn thu nhập “chính” và để đảm bảo cuộc sống.
- thì hoạt động giải trí trong thời gian rỗi cấp năm của những người dẫn nhảy cũng có nhưng không nhiều.
- Đây là dịp Ban lãnh đạo Câu lạc bộ tổ chức cho những người đi nhảy và dẫn nhảy tham gia giao lưu với nhau ngoài sàn nhảy.
- Nó cũng được coi như một hoạt động “truyền thống”- một tiêu chí không thể thiếu để tạo sự gắn bó trong quan hệ với khách nhảy và còn để đánh giá sự chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên của các Câu Lạc Bộ.
- Nếu như thời gian rỗi cấp năm là khoảng thời gian người lao động được nghỉ ngơi dài ngày sau một năm lao động vất vả, thì đối với những người dẫn nhảy, tuy được thoát ra khỏi khung cảnh lao động quen thuộc, nhàm chán mà họ đã phải làm suốt năm, song về thực chất, họ vẫn phải “làm việc”, vẫn phải “phục vụ” những khách hàng có nhu cầu muốn khiêu vũ trong khung cảnh của tự nhiên.
- Điều này đồng nghĩa với việc những người dẫn nhảy không được giải trí trong thời gian rỗi cấp năm.
- Họ không có thời gian rỗi cấp năm và như vậy nhu cầu giải trí của họ buộc phải bị kìm nén, không dược thoả mãn.
- Đây cũng là một chỉ báo nói lên sự lệch lạc trong quan niệm về lao động- việc làm của Ban lãnh đạo Câu Lạc Bộ, quan niệm sống và lao động của những người dẫn nhảy, trong khi mục đích của tiến bộ xã hội là ngày càng giải phóng con người khỏi sự cực nhọc của lao động, mở ra khả năng cho họ hưởng thụ thành quả lao động của mình, khơi dậy mọi tiềm năng vốn có để họ phát triển....
- Có thể lý giải về thực tế này ở những người dẫn nhảy: một mặt là do tính chất đặc thù của công việc và khoảng thời gian tham gia lao động của họ.
- Phàn lớn những người dẫn nhảy đăng ký với Câu lạc Bộ làm 2 ca ( Sáng- chiều, Sáng- tối hoặc chiều- tối).
- Thời gian còn lại họ đi làm thêm để tăng thu nhập như: Dẫn khách ( làm theo yêu cầu của khách), làm các công việc lao động thủ công khác: nhận viên chạy bàn, bán sách, nhân viên tiếp thị, bán hàng ăn.
- Đối với những người hiện đang là sinh viên thì đi học.
- Chỉ số rất nhỏ là dùng thời gian đó để ngủ (2.
- Khi họ đi làm (sáng: 9h-11h30, chiều: 15h-17h30, tối: 20h-22h30) thì hệ thống dịch vụ giải trí của xã hội bắt đầu hoạt động và khi họ về thì cũng là lúc các hệ thống dịch vụ giải trí này đóng cửa, đấy là chưa kể tới việc họ phải có mặt trước giờ làm việc 1tiếng để chuẩn bị trang phục, nhận sự phân công vị trí làm, điểm danh....Việc tham gia những hoạt động giải trí ít mang tính tích cực này ( bên cạnh những yếu tố đặc thù như: cách để đầu, dùng tiếng lóng, “thân mật” trong ứng xử với khách nhảy.
- một mặt thể hiện nét riêng trong văn hoá nhóm của những người dẫn nhảy, mặt khác nó còn thể hiện sự tự khẳng định mình, sự khác thường, gây ấn tượng của lứa tuổi thanh niên- lứa tuổi muốn làm xã hội ngạc nhiên, sửng sốt.
- Điều này cho thấy lối sống đô thị đã có những tác động mạnh mẽ tới văn hoá nhóm của những người dẫn nhảy.
- Quá trình đô thị hoá nhanh chóng và những hệ quả của nó đã tạo điều kiện cho những người dẫn nhảy nhận thức về xã hội hiện đại với nhiều chiếu cạnh đa dạng và từ đó có những hành động kịp thời để thích ứng với nó..
- Tóm lại, hoạt động giải trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống mỗi con người nói chung, những người dẫn nhảy nói riêng.
- Nó tạo sự cân bằng với những hoạt động lao động- chính trị- xã hội khác.
- Chính nhờ có nó mà xã hội luôn ổn định và phát triển.
- Đối với những người dẫn nhảy- những người đang phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình, hoạt động giải trí này lại càng quan trọng..
- Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm của những người dẫn nhảy hàm chứa những yếu tố không đồng nhất, thậm chí có khi có những hoạt động trái ngược lại với hệ giá trị được cả xã hội chấp nhận.
- Điều này dễ khiến cho văn hoá nhóm những người dẫn nhảy có cả những yếu tố của phản văn hoá- những yếu tố tiềm ẩn có khả năng lôi kéo họ ngả theo những hành động lệch chuẩn..
- Thực trạng này là hệ quả của những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau.
- Trong đó đáng quan tâm hơn cả là những nhân tố khách quan: đặc thù của nghề nghiệp, quan niệm về lao động- việc làm của Ban giám đốc Câu Lạc Bộ.
- hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm của những người dẫn nhảy vì thế chưa được đáp ứng thoả đáng và chưa được định hướng phát triển đúng đắn..
- Thực tế đó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với hoạt động giải trí của thanh niên nói chung, của những người dẫn nhảy nói riêng.
- Đây là công việc phức tạp và khó khăn đòi hỏi thời gian và sự đầu tư thoả đáng không chỉ về kinh phí mà cả công sức và trí tuệ của xã hội.