« Home « Kết quả tìm kiếm

PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI TỌA ĐỘ BẢN ĐỒ TỪ HỆ QUY CHIẾU INDIAN 1960 SANG VN 2000


Tóm tắt Xem thử

- PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI TỌA ĐỘ BẢN ĐỒ TỪ HỆ QUY CHIẾU INDIAN 1960 SANG VN 2000.
- Before 1975 the map data sources of South of Vietnam was made on INDIAN 1960 coordinate system.
- However, the VN 2000 coordinate system has become the official system since 2001, that lead to the need for transformation of reference system between these systems.
- This result presents and evaluates among two methods for converting the coordinates system from INDIAN 1960 to VN 2000 system.
- The first method bases on Molodensky formula to convert data from INDIAN 1960 to VN 2000 through WGS84.
- The second method uses MapInfo with a new declaring for VN 2000.
- Compare the results of two methods with the result of GEOTOOL (recommended by Ministry of Natural Resources and Environment) in converting from VN 2000 to WGS 84 to verify the reliability that showed the longitude deviation was 0,1m and 0,5m for two methods.
- The results coordinate converted from INDIAN 1960 to VN 2000 of both methods showed the x-coordinate deviation was 0.1 m and the y-coordinate deviation was 1m..
- Keywords: Converting coordinate system, Indian 1960, VN 2000, Indian 1960 to VN 2000 Title: Methods for converting coordinate system from INDIAN 1960 to VN 2000.
- Nguồn bản đồ ở Miền Nam trước năm 1975 được xây dựng trên hệ INDIAN 1960.
- Từ năm 2001, việc quy định sử dụng hệ VN 2000 đặt ra nhu cầu chuyển đổi hệ quy chiếu qua lại giữa hai hệ này.
- Bài viết đề xuất và đánh giá hai phương pháp chuyển đổi tọa độ từ hệ INDIAN 1960 sang VN 2000.
- Thứ nhất, sử dụng công thức tính chuyển tọa độ Molodensky từ hệ INDIAN 1960 sang VN 2000 qua trung gian hệ WGS 84.
- Phương pháp thứ 2 khai báo bổ sung lưới chiếu VN 2000 trên MapInfo để chuyển đổi bằng phần mềm..
- Kiểm tra độ tin cậy của cả hai phương pháp bằng cách so sánh hai kết quả chuyển từ hệ VN 2000 sang WGS 84 với kết quả của phần mềm GEOTOOL do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cung cấp.
- Kết quả cho thấy dùng công thức Molodensky sai lệch về tọa độ phương x và y lần lượt là 0.1 và 1m so với phần mềm GEOTOOL, trong khi dùng MapInfo sai lệch là 0.5 và 1m.
- Kết quả chuyển đổi các điểm tọa độ từ INDIAN 1960 sang VN 2000 bằng hai phương pháp cho thấy độ lệch lẫn nhau về kinh độ khoảng 0.1m, độ lệch vĩ độ vào khoảng 1m.
- Qua đó cho thấy sử dụng công thức Molodensky cho kết quả chính xác cao hơn so với MapInfo, tuy nhiên MapInfo lại cho phép chuyển đổi được bản đồ vector và nhiều định dạng bản đồ khác nhau nên thuận tiện hơn cho người sử dụng..
- Từ khoá: Chuyển đổi hệ quy chiếu, Indian 1960, VN 2000, chuyển Indian 1960 sang VN 2000.
- Từ năm 2001 Thủ Tướng chính phủ đã ký thông tư áp dụng hệ quy chiếu quốc gia VN 2000 trong xây dựng bản đồ ở Việt Nam (Tổng cục địa chính, 2003).
- Tuy nhiên, nguồn dữ liệu bản đồ ở miền Nam Việt Nam trước đây đa phần được xây dựng trên hệ quy chiếu INDIAN 1960.
- Để sử dụng được nguồn dữ liệu cũ đặt ra nhu cầu chuyển đổi nguồn dữ liệu số giữa 2 hệ này.
- Hiện nay Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chưa có công cụ chính thức để chuyển đổi định dạng dữ liệu số giữa hai hệ trên.
- Bên cạnh đó các phần mềm GIS lại chưa hỗ trợ hệ quy chiếu VN 2000..
- Từ thực tế trên bài viết trình bày và so sánh các phương pháp nhằm đề xuất phương án tốt cho vấn đề chuyển đổi nguồn dữ liệu số giữa hai hệ quy chiếu này..
- 2 PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện.
- Mảnh bản đồ địa hình 1:10000 thuộc hệ INDIAN 1960 khu vực Cần Thơ..
- Phần mềm GEOTOOL, phần mềm EXCEL, phần mềm MAPINFO..
- 2.2 Phương pháp.
- Bước 1: Kiểm chứng độ tin cậy của công thức Molodensky và công cụ MapInfo:.
- Sử dụng 3 phương pháp để chuyển tọa độ các điểm khảo sát từ VN2000 sang WGS84 để so sánh kết quả nhằm đảm bảo sự tin cậy của từng phương pháp:.
- Phương pháp thứ nhất là dùng phần mềm Geotool: Đây là phần mềm do Bộ Tài Nguyên Môi Trường cung cấp để chuyển đổi điểm tọa độ giữa WGS 84 và VN 2000.
- Theo Tổng Cục Địa Chính (2001) Công thức tính chuyển tọa độ X, Y, Z trong hệ WGS-84 quốc tế sang X.
- Z ' trong hệ VN-2000 theo công thức:.
- k là tỷ lệ biến dạng chiều dài của Hệ WGS-84 quốc tế so với Hệ VN-2000.
- 0 ) là góc quay Ơ-le của trục tọa độ Hệ WGS-84 quốc tế so với Hệ VN-2000,.
- (X 0 , Y 0 , Z 0 ) là tọa độ tâm của Hệ WGS-84 quốc tế trong Hệ VN-2000..
- Tính chuyển bằng công thức Molodensky rút gọn trên Excel..
- Công thức quan hệ được xác định như sau:.
- Công thức Molodensky tính các số gia.
- Phương pháp thứ ba là dùng phần mềm MapInfo khai báo thêm lưới chiếu VN 2000 sử dụng tham số chuyển đổi do Bộ tài nguyên môi trường công bố..
- Bước 2: Sử dụng công thức Molodensky để chuyển từ hệ INDIAN 1960 sang VN 2000.
- Do ta không có dữ liệu về tọa độ các điểm trùng độ chính xác cao giữa 2 hệ này cho nên ta không xây dựng được bộ tham số chuyển thẳng giữa 2 hệ, quá trình chuyển đổi sẽ thực hiện qua 2 bước:.
- Tham số chuyển đổi được công bố trong báo cáo thành lập hệ tọa độ WGS 84..
- Sử dụng bộ 7 tham số chuyển tọa độ từ WGS84 sang VN-2000 (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2007) để chuyển tọa độ từ WGS84 sang VN-2000..
- Bước 3: Sử dụng phần mềm MapInfo để chuyển tọa độ từ INDIAN 1960 sang VN- 2000.
- Theo MapInfo (2003), khi chuyển tọa độ từ hệ quy chiếu này sang hệ khác phần mềm MapInfo sử dụng công thức Molodensky để chuyển đổi trong trường hợp biết được 3 tham số chuyển đổi và sử dụng công thức Bursa-Wolf khi biết được 7 tham số chuyển đổi.
- Nguyên tắc chuyển sẽ qua trung gian của hệ WGS 84..
- 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.
- 3.1 Khai báo lưới chiếu VN 2000 và INDIAN 60 trên MapInfo.
- Một số datum chỉ có 3 tham số chuyển đổi ta sử dụng khai báo sau:.
- dX, dY, dZ: 3 Tham số tịnh tiến 3 trục tọa độ X, Y, Z..
- E X , E Y , E Z : 3 tham số quay hệ trục tọa độ X, Y, Z..
- VN 2000 DATUM ---".
- "VN 2000 / zone 48N (6 Do 7 Thamso .
- "VN 2000 / zone 48N (6 Do 3 thamso .
- "VN 2000 / zone 49N (6 Do .
- "INDIAN 1960 Zone 48 N .
- 3.2 Kiểm tra độ lệch chuyển đổi giữa công thức Molodensky, MapInfo và Geotools.
- Do nhóm thu thập được dữ liệu một số điểm có tọa độ nằm trong hệ VN 2000 nên thực hiện khảo sát sự lệch nhau giữa 2 phương pháp dự định tiến hành và kết quả chuyển đổi cả phần mềm GEOTOOL.
- Kết quả tính toán như sau:.
- Bảng 1: Kết quả khảo sát bằng 3 phương pháp.
- Dữ liệu VN2000 WGS84 - MapInfo WGS 84- Molodensky thủ.
- công WGS 84 - GEOTOOL.
- Độ lệch của 2 phương pháp so với GEOTOOL thể hiện trong (Bảng 2)..
- Bảng 2: Độ lệch của 2 phương pháp so với GEOTOOL.
- Bảng 2 cho thấy kết quả chuyển đổi bằng công thức Molodensky thủ công kết quả sai lệch x và y lần lượt là 0.1 và 1m so với phần mềm GEOTOOL.
- Tuy nhiên kết quả chuyển đổi bằng MapInfo sử dụng bộ 3 tham số không có các tham số góc xoay cho kết quả lệch so với GEOTOOL từ là 0.5 và 1m..
- Các công thức nghiên cứu là những công thức đang được dùng phổ biến, tuy nhiên do mỗi công thức dùng cho dạng tọa độ khác nhau: Công thức Molodensky dùng cho tọa độ trắc địa dạng B, L, H trong khi công thức Bursa-Wolf và công thức do Bộ sử dụng lại dùng tọa độ không gian 3 chiều X, Y, Z.
- Tọa độ điểm trên bản đồ thì ở dạng tọa độ phẳng x, y quá trình tính toán chuyển đổi phải tiến hành chuyển đổi dạng tọa độ qua nhiều bước khiến cho sai số chuyển đổi không phải là hằng số như đã thấy trong Bảng 1 và Bảng 2.
- Tuy nhiên ta sẽ căn cứ vào sai số của công cụ có tính pháp lý là phần mềm GeoTool để xác định mức tin cậy của hai phương pháp còn lại nhằm chuyển đổi giữa hai hệ mà GeoTool không hỗ trợ..
- 3.3 Kết quả chuyển từ INDIAN 60 VỀ VN 2000 bằng công thức..
- Xây dựng công thức Molodensky chuẩn chuyển tọa độ trên Excel:.
- Chuyển kết quả thu được từ WGS 84 sang VN2000 theo cách tính toán từ công thức molodensky.
- Kết quả tính toán được trình bày trong (Bảng 3)..
- 3.4 Kết quả chuyển từ INDIAN 60 VỀ VN 2000 bằng MapInfo - Tạo lớp bản đồ trên MapInfo, sử dụng lưới chiếu INDIAN 60 - Nhập các điểm chuyển đổi vào lớp bản đồ vừa tạo..
- Sử dụng chức năng SAVE AS của MapInfo và lưu lại với lưới chiếu là VN2000.
- Như vậy ta sẽ có được tọa độ điểm theo VN 2000.
- Kết quả chuyển đổi được liệt kê trong (Bảng 3)..
- Từ Bảng 3 ta thấy độ lệch kinh độ và vĩ độ giữa 2 kết quả là 0.065” vào khoảng 1m, đặc biệt độ lệch kết quả kinh độ gần như không đáng kể 0.003” tương ứng khoảng 0.1m..
- Qua khảo sát so sánh 2 phương pháp chuyển có so sánh độ tin cậy với phần mềm GEOTOOL cho thấy cả 2 đều ứng dụng tốt cho chuyển đổi tọa độ giữa VN2000 và WGS 84 và đặc biệt từ INDIAN 1960 sang VN2000 và ngược lại.
- Tuỳ mục đích sử dụng mà ta sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp.
- Thiết lập công thức Molodensky để tự tính chuyển cho độ chính xác cao hơn chuyển bằng phần mềm MapInfo, tuy nhiên nếu không đòi hỏi khắc khe về độ chính xác ta có thể sử dụng MapInfo cùng với lưới chiếu được cung cấp trong bài viết này để chuyển đổi hệ quy chiếu với các ưu điểm xử lý đơn giản và chuyển đổi được nhiều định dạng bản đồ số..
- Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2007, Quyết 05/2007/QĐ-BTNMT Về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000..
- Tổng cục Địa chính, 2001, Thông tư số 973 /2001/TT-TCĐC hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000