« Home « Kết quả tìm kiếm

Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Định hướng nghề nghiệp của.
- học sinh trung học phổ thông hiện nay.
- Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông (THPT) trong những năm gần đây và thời điểm hiện tại, góp phần làm rõ thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay.
- Nội dung bài viết tập trung trả lời các câu hỏi: Học sinh dự định lựa chọn ngành nghề trong tương lai như thế nào?.
- Các em có sẵn sàng, tự tin khi lựa chọn nghề? Các em có thực sự hiểu về nghề mình đã chọn? Điều gì các em quan tâm khi lựa chọn một nghề nào đó?.
- Từ khóa: Định hướng nghề nghiệp, Lựa chọn nghề nghiệp, Học sinh trung học phổ thông, Việt Nam.
- Xã hội cần định hướng nghề nghiệp cho thanh niên theo những giá trị có lợi cho sự phát triển.
- Thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã và đang quan tâm tìm hiểu thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT- đang trong độ tuổi thanh niên hiện nay 2 .
- Bài viết tập trung hệ thống, phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay thông qua nguồn số liệu khảo sát thực tiễn của tác giả tại thị xã Từ.
- Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy có bốn vấn đề chính trong quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay như sau..
- Lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp.
- Điều đầu tiên có thể nhận thấy là: học sinh còn thiếu tính tự chủ trong định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
- Nhiều học sinh đưa ra dự định về nghề với mong muốn làm nhưng lại dựa trên cảm tính “Có lẽ em công việc của một cán bộ cơ quan nhà nước.
- Như vậy, có thể nhận thấy nhiều học sinh còn khá lúng túng và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp trong tương lai..
- Các nghiên cứu đi trước cũng cho thấy học sinh quan tâm đến nhiều vấn đề khi chọn nghề, nhưng thật sự chưa hiểu biết nhiều về nghề mà mình chọn.
- Nhiều học sinh thiếu.
- 1 Khảo sát được thực hiện năm 2019 với tổng số mẫu khảo sát bảng hỏi là 706, dành cho các học sinh lớp 11 và lớp 12 tại hai trường THPT ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Số học sinh lớp 11 chiếm 50,7%, học sinh lớp 12 là 49,3%.
- Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn sâu (PVS) 31 trường hợp, gồm: 12 học sinh và 8 giáo viên tại hai trường nói trên, 01 cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.
- 06 phụ huynh học sinh..
- Khi nêu nguyện vọng về ngành nghề, trường học thì đa số học sinh vẫn dựa vào cảm tính, sở thích, theo bạn bè,… là chủ yếu mà không căn cứ vào khả năng của bản thân.
- Điều này dẫn đến nhiều học sinh nhầm lẫn khi lựa chọn (Theo: Trương Thị Hoa .
- Nghiên cứu của Hoàng Danh (2016) chỉ ra rằng, trong ba năm học THPT, học sinh chưa thật sự nghiêm túc định hướng cho việc chọn ngành nghề tương lai hoặc chưa đủ năng lực định hướng nghề nghiệp cho bản thân, dù chỉ ở mức đơn giản..
- Điều này cũng được phản ánh phần nào trong nghiên cứu của chúng tôi: “Em cũng nghĩ đến nghề nghiệp tương lai của mình, nhưng vẫn còn mơ hồ.
- Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy, những khó khăn này dường như vẫn còn là vướng mắc của học sinh trong bối cảnh hiện tại: “Cuối năm lớp 12 là giai đoạn rất quan trọng với các em học sinh..
- Các em phải đưa ra quyết định cho tương lai nghề nghiệp của mình.
- Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
- Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh thể hiện rõ qua hai khía cạnh cơ bản: lựa chọn bậc học và lựa chọn một số nhóm nghề cụ thể..
- a) Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp qua bậc học.
- Các nghiên cứu đi trước và nghiên cứu của chúng tôi đều nhận thấy, học đại học vẫn là xu hướng lựa chọn của số đông học sinh.
- “thầy”) của học sinh trong những năm qua đến nay không có sự thay đổi.
- Bên cạnh việc lựa chọn khối ngành học sinh THPT cũng đứng trước lựa chọn bậc học trong tương lai.
- Định hướng bậc sẽ theo học sẽ là mục tiêu, là động lực để học sinh THPT có thêm quyết tâm trong học tập, đồng thời cũng là một căn cứ liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai..
- Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, đa số học sinh THPT có dự định theo đuổi bậc học đại học, 76,3%.
- Vào đại học là ước mơ của tuổi trẻ và như một điều hiển nhiên của các bạn học sinh tham gia khảo sát.
- Nghiên cứu của Trương Thị Hoa cũng chỉ ra rằng, học sinh chủ yếu xác định thi vào các trường đại học, tức là xu hướng muốn làm.
- Thậm chí, học sinh có học lực trung bình hoặc yếu, kém cũng muốn tham gia thi đại học..
- Trên thực tế, đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công trong nghề nghiệp.
- Tuy nhiên, đa số học sinh THPT dự định quyết tâm thi vào đại học (nếu không đỗ sẽ học thêm chờ năm sau thi lại).
- Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Công Khanh (2015) cũng khẳng định, đa số học sinh THPT chưa được định hướng nghề phù hợp, chưa được chuẩn bị tốt sau khi tốt nghiệp phổ thông..
- Một xu hướng khác của học sinh là đi du học, tuy nhiên những học sinh theo hướng này cũng cho thấy sự định hướng nghề nghiệp chưa rõ nét.
- Nghiên cứu của Ngô Minh Duy (2011) chỉ rõ rằng: Một số học sinh xác định sẽ đi du học nếu không đậu được vào ngành, nghề, trường mà mình đã chọn, đây là khuynh hướng mới xuất hiện ở những gia đình có điều kiện.
- Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục ủng hộ cho nhận định: Có rất ít học sinh tốt nghiệp THPT lựa chọn học trung học.
- Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh THPT.
- Nghề nghiệp/công việc Tỷ lệ.
- Còn có tư tưởng học lên đại học để thoát nghèo dẫn đến lựa chọn nghề nghiệp chưa hợp lý (Theo: Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh .
- b) Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp cụ thể trong tương lai.
- Bên cạnh dự định bậc học, học sinh cũng đã bắt đầu định hình cho mình một công việc/nghề nghiệp sẽ theo đuổi sau khi kết thúc quá trình học tập trên ghế nhà trường..
- Dù còn thể hiện sự lúng túng trong lựa chọn nghề, một số học sinh còn mông lung, nhưng đa số các em đã bắt đầu xác định cho mình một nghề sẽ theo đuổi trong tương lai..
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, chúng tôi đã phân loại ra 21 nhóm nghề được học sinh lựa chọn (Bảng 1)..
- Nhóm nghề được học sinh dự định lựa chọn nhiều nhất là kinh doanh/marketing (16,7.
- Nhiều học sinh có suy nghĩ khá mạnh dạn là muốn trở thành doanh nhân hoặc tổng giám đốc.
- Nhóm nghề thứ hai được học sinh dự định lựa chọn là bác sĩ/.
- Nhóm nghề thứ ba được học sinh dự định lựa chọn là lập trình viên/làm về công nghệ thông tin (5,5.
- Công an/sĩ quan/quân đội cũng là ngành nghề được học sinh lựa chọn (4,8%)..
- Có một số lượng học sinh nhất định chọn nghề phi công, hoặc số khác dự định lựa chọn nghề mới xuất hiện khá ‘hót’ trong thời gian gần đây, nghề gắn với internet và mạng xã hội như Streamer, Vloger, Youtuber.
- Tuy nhiên, ngược lại cũng có khá nhiều học sinh chưa xác định được rõ ngành nghề mình sẽ lựa chọn trong tương lai (10,1.
- “nóng” trong thập niên trước, được xã hội đánh giá cao như tài chính, ngân hàng, kế toán, tin học ngoại ngữ, điện tử viễn thông, y, dược,… (Theo: Trần Đình Chiến, 2008), thì nay không còn là sự lựa chọn hàng đầu của học sinh.
- Những em có dự định hoặc lựa chọn các ngành nghề liên quan đến kinh doanh, buôn bán không nhiều, chỉ duy có dạy học - một nghề được xem là ổn định, dễ tìm việc làm hơn, và được xã hội đề cao, vẫn chiếm vị trí ưu tiên lựa chọn nhất định..
- Khối trường sư phạm được nhiều học sinh lựa chọn nhất, tiếp theo là khối các ngành kỹ thuật, còn khối ngành văn hóa nghệ thật là khối trường học sinh lựa chọn ít nhất (Trương Thị Hoa .
- Có thể thấy, dự định lựa chọn ngành nghề của học sinh khá đa dạng.
- Dưới góc độ cấu trúc nghề nghiệp, những dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh đang góp phần tạo ra một xã hội với nhiều nghề nghiệp, công việc khác nhau..
- Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy học sinh hai trường THPT được nghiên cứu chủ yếu dự định lựa chọn những nghề mang tính chất là “thầy” nhiều hơn là “thợ”.
- Trong 21 nhóm nghề học sinh dự định lựa chọn, chỉ có 2 nhóm nghề được coi là “thợ” đó là.
- Nghiên cứu của Trần Đình Chiến (2008) và Trương Thị Hoa (2011) chỉ ra rằng có rất ít học sinh tốt nghiệp THPT lựa chọn học trung học chuyên nghiệp hay học nghề, càng hiếm hơn là dự định làm công nhân trong các khu công nghiệp hay đi xuất khẩu lao động.
- Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra, học sinh chủ yếu xác định thi vào các trường đại học.
- Tuy nhiên, khối trường sư phạm được nhiều học sinh lựa chọn nhất, tiếp theo là khối các ngành kỹ thuật, còn khối ngành văn hóa nghệ thật là khối trường học sinh lựa chọn ít nhất (Trương Thị Hoa .
- Như vậy, có thể nhận thấy, học sinh thường lựa chọn ngành nghề theo hướng làm “thầy” và theo sự phát triển và độ.
- Ngành nghề sư phạm được lựa chọn nhiều trong thập niên trước, nhưng với nghiên cứu hiện tại nó không còn nằm trong nhóm 3 sự lựa chọn ưu tiên nhất.
- Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, một số nghề mới đã bắt đầu xuất hiện, học sinh cũng nhanh chóng nắm bắt và có sự lựa chọn.
- Đây là một xu hướng đáng quan tâm, nhất là đối với công tác định hướng nghề nghiệp của.
- Các yếu tố được quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Kết quả khảo sát định tính của chúng tôi và một số nghiên cứu đi trước cho thấy các yếu tố được quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của học sinh là:.
- (i) Nghề nghiệp ổn định, có vị thế xã hội Nghiên cứu của Đặng Thanh Nhàn chỉ ra rằng: Mong muốn con có.
- Nhiều bậc cha mẹ không coi trọng việc lựa chọn nghề nghiệp cần phải phù hợp với năng lực và sở trường của con em mình, thực chất trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái còn mang ý nghĩa danh vọng, không chỉ cho con, mà còn cho cả cha mẹ, gia đình và dòng họ..
- Cùng với quá trình định hướng, các yếu tố được quan tâm trong quá trình định hướng nghề nghiệp là một phần trong các nghiên cứu của Trần Đình Chiến (2008), Trương Thị Hoa (2011) và Phạm Thị Nga (2014)..
- Một công việc ổn định vẫn luôn được coi trọng, nhất là đối với những học sinh nữ..
- 67) về xu hướng lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 cho thấy, những vấn đề được học sinh quan tâm trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp xếp theo mức độ quan tâm nhất đến ít quan tâm đó là: Điều kiện để thể hiện năng lực bản thân.
- Là nghề được nhiều người quan tâm, lựa chọn hay không.
- Nghiên cứu của Trương Thị Hoa (2011) tổng hợp các tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và chỉ rõ: học sinh chủ yếu lựa chọn nghề dựa trên khả năng của bản thân, rồi đến sở thích.
- Đa số học sinh đã có hiểu biết nhất định trong lựa chọn ngành nghề đúng, không còn mang tính chất cảm tính, mà đã khá thực tế.
- Chỉ có khoảng 1/3 số học sinh đã quan tâm đến nhu cầu lao động của xã hội và khả năng hỗ trợ tìm việc làm của gia đình..
- Có lẽ em sẽ lựa chọn theo đuổi.
- Như vậy, trong quá trình định hướng lựa chọn nghề nghiệp, học sinh đã bước đầu quan tâm đến các yếu tố như sự ổn định của nghề, nghề có vị thế tốt.
- Bên cạnh đó, học sinh cũng đặt ra các tiêu chí như nghề có cơ hội thể hiện bản thân, dễ kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao..
- Kết quả phân tích ở trên cho thấy, trên thực tế, học sinh THPT còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình định hướng nghề nghiệp.
- Các em lựa chọn nghề chủ yếu dựa trên cảm tính.
- Bên cạnh đó, đã có những học sinh biết dựa trên năng lực, khả năng của bản thân, muốn làm nghề có cơ hội thể hiện thế mạnh của mình.
- Những khó khăn của học sinh trong quá trình định hướng nghề nghiệp là thực tế mà nhà trường, thầy cô, cha mẹ và những nhà chức trách có liên quan cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn..
- Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp theo hướng làm “thầy” vẫn phản ánh cách nhìn nhận còn mang tính thiên lệch, chưa hiểu rõ các giá trị nghề nghiệp của học sinh.
- Trần Đình Chiến (2008), Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp.
- Ngô Minh Duy (2011), Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở Tp.
- Hoàng Danh (2016), “Chọn nghề, học sinh phải hiểu được mình”, Tuổi trẻ online..
- Trương Thị Hoa (2011), “Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 66, tháng 3, tr.
- Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hồ Thị Thùy Dung (2012), “Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục,.
- Nguyễn Bá Ngọc (2007), “Thất nghiệp thanh niên và vấn đề định hướng nghề nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 345, tháng 2..
- Phạm Thị Nga (2014), “Định hướng nghề nghiệp của con người”, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, tháng 10, tr.
- Đặng Thanh Nhàn (2010), “Định hướng nghề nghiệp cho con cái”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr.
- Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh (2018), “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An”, Tạp chí Giáo dục, Số 431 (kỳ 1, tháng 6), tr.
- (2005), “Định hướng nghề nghiệp lứa tuổi học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Tâm lý học, số 8, tr

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt