« Home « Kết quả tìm kiếm

Ngành chè Thái Nguyên với vấn đề tiếp cận thị trường quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- Ngành chè Thái Nguyên với vấn đề tiếp cận thị trường quốc tế.
- Tóm tắt: Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ hai trong cả nước về diện tích và sản lượng chè.
- Nếu như ngành chè Việt Nam là ngành định hướng xuất khẩu thì chè xanh của Thái Nguyên lại chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường nội địa.
- Thực tế này xuất phát từ lợi thế cạnh tranh của Thái Nguyên về các sản phẩm chè xanh truyền thống cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, nhưng mặt khác cũng bởi những hạn chế nhất định của ngành chè tỉnh này.
- Dựa trên số liệu khảo sát thực tế tại tỉnh Thái Nguyên, bài viết tập trung phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm chè Thái Nguyên trong việc tiếp cận với thị trường quốc tế thông qua phương pháp phân tích SWOT.
- từ đó đưa ra đánh giá chung và một số gợi ý về giải pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của ngành chè Thái Nguyên..
- Từ khóa: Chè xanh, Chè Thái Nguyên, Phân tích SWOT, Thị trường chè, Việt Nam Abstract: Thai Nguyen is Vietnam’s second largest tea producer in terms of tea area and production.
- ThS., Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;.
- Nằm ở phía Đông Bắc bộ, tỉnh Thái Nguyên nổi tiếng với sản phẩm chè xanh truyền thống, đặc biệt là chè xanh Tân Cương - một trong hai nhãn hiệu chè được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam..
- Có nhiều nghiên cứu về ngành chè Việt Nam cũng như chè Thái Nguyên đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện 1 .
- Các nghiên cứu cho thấy một số hạn chế lớn của ngành chè Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, cũng như đã bàn tới vị trí của ngành chè Việt Nam trong chuỗi giá trị chè thế giới..
- Bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát thực địa tại thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2 , với dung lượng mẫu gồm 168 bảng hỏi (với hộ nông dân trồng chè), 50 phỏng vấn sâu (với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất/.
- 2 Khảo sát nằm trong khuôn khổ Đề tài cấp Bộ “Cải thiện chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam: Trường hợp ngành chè và trái vải trên thị trường quốc tế” thực hiện năm do TS.
- Lê Văn Hùng (Viện Kinh tế Việt Nam) chủ nhiệm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì..
- các nghiên cứu sẵn có, các báo cáo, văn bản của các cơ quan quản lý liên quan và nguồn số liệu thống kê của tỉnh Thái Nguyên..
- Điểm mạnh là những nội tác (các yếu tố xuất phát từ bản thân chuỗi giá trị) có tác động tích cực đối với chuỗi giá trị chè của Thái Nguyên.
- Cơ hội và thách thức được tạo ra từ các ngoại tác, tức các yếu tố xuất phát từ môi trường xung quanh chuỗi giá trị chè Thái Nguyên.
- Ngành chè Thái Nguyên thu hút sự tham gia của khoảng 95.000 hộ nông dân, tương đương 40% tổng số hộ gia đình tại khu vực nông thôn của tỉnh (Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, 2017).
- Để thấy được các yếu tố bên trong và bên ngoài chuỗi giá trị chè của Thái Nguyên có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc tiếp cận thị trường quốc tế như thế nào, nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích SWOT - tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chuỗi giá trị chè (Hình 1)..
- Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè, đặc biệt là giống chè được du nhập từ tỉnh Phú Thọ, hay còn được gọi là chè Trung du.
- Nếu như điều kiện nhiệt độ thích hợp cho cây chè phát triển là trong khoảng 22 o C-28 o C và độ ẩm đạt 80%-85%, thì nhiệt độ trung bình năm và độ ẩm trung bình năm của Thái Nguyên khá lý tưởng, tương ứng là 25 o C và 81,2%..
- Cùng với đó, nhiều nhãn hiệu chè của Thái Nguyên đã trở nên nổi tiếng, trong đó có một nhãn hiệu chè đã được cấp chỉ dẫn địa lý (“Chè Tân Cương”) và sáu nhãn hiệu tập thể (gồm “Chè Thái Nguyên”, “Chè La Bằng”,.
- Riêng nhãn hiệu “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ tại Hoa Kỳ kể từ tháng 7/2006..
- Kết quả khảo sát thực địa tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy, xu hướng chuyển đổi sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè an toàn ngày càng rõ, đặc biệt trong khoảng 10 năm trở lại đây.
- Diện tích chè an toàn hiện chiếm tới 80% tổng diện tích chè của tỉnh và có khoảng 34% tổng diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) và các tiêu chuẩn khác, trong đó có Quy chế Chứng nhận của UTZ Certifi ed - một chương trình và nhãn canh tác bền vững được thừa nhận trên toàn thế giới.
- Kết quả khảo sát cũng chỉ ra những thay đổi tích cực về thói quen canh tác của người trồng chè tại Thái Nguyên khi việc sử dụng phân bón hóa học đã có xu hướng giảm dần trong ba năm trở lại đây .
- Ma trận SWOT của ngành chè tỉnh Thái Nguyên.
- Xu hướng mở rộng sản xuất an toàn.
- Quy mô sản xuất và chế biến nhỏ lẻ.
- Sản xuất chè có chứng nhận còn hạn.
- Kỹ thuật sản xuất và chế biến thủ.
- công Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều.
- tăng Xu hướng sản xuất chè theo chứng chỉ.
- Quy mô sản xuất chè của các hộ nông dân trồng chè tại Thái Nguyên còn rất hạn chế mặc dù diện tích canh tác chè của tỉnh liên tục tăng lên qua các năm.
- Theo kết quả khảo sát, bình quân mỗi hộ sản xuất chỉ có 0,36 ha, phân tán thành hai hoặc ba mảnh khác nhau (có thể gần hoặc cách xa nơi ở)..
- Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ như vậy, vấn đề nước tưới chưa được đầu tư một cách có hệ thống và đồng bộ.
- Chưa kể tại các địa bàn thiếu hạ tầng kết nối về điện, nông dân phải tự đầu tư máy nổ để phát điện chạy máy bơm nước, dẫn đến chi phí sản xuất lớn trong khi hiệu quả sản xuất theo quy mô lại không cao..
- Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn vẫn là hạn chế lớn đối với ngành chè tỉnh Thái Nguyên.
- Theo kết quả thu được qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tại Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, tính đến năm 2017, diện tích chè được chứng nhận theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP và các tiêu chuẩn khác) chỉ trên 735 ha, tương đương 3,34% tổng diện tích chè của toàn tỉnh.
- Nếu dựa theo kết quả khảo sát này, có thể nhận định rằng khâu sản xuất trong.
- chuỗi giá trị chè của tỉnh Thái Nguyên chưa đảm bảo các ngưỡng an toàn được khuyến cáo trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây chè và sản phẩm chè thu hoạch..
- Kỹ thuật sản xuất và chế biến chè của các nông hộ vẫn mang tính thủ công rất cao, một phần cũng xuất phát từ chính quy mô sản xuất nhỏ.
- Mặc dù liên kết trong chuỗi đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của chuỗi, các liên kết theo chuỗi hiện nay của sản phẩm chè tại tỉnh Thái Nguyên còn rất hạn chế.
- Đây là các con số rất thấp, hàm chỉ mức độ gắn kết về sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị chè tại tỉnh Thái Nguyên còn khá yếu..
- Việc tăng về tổng cầu và giá như vậy sẽ là cơ hội tốt cho các quốc gia sản xuất chè, trong đó có Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên..
- FAO cũng đưa ra dự báo trong trung hạn, Việt Nam sẽ vẫn thuộc nhóm 10 quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới.
- dù còn nhiều vấn đề hạn chế về chất lượng, sản lượng chè xanh của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng với tốc độ bình quân 6,8%/năm..
- Trên thế giới hiện nay, chè được giao dịch chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn gồm: chè hữu cơ, Chứng nhận Rainforest Alliance (RA), Tiêu chuẩn UTZ (dành riêng cho chè, cà phê và ca cao) và Tiêu chuẩn Công bằng thương mại (Fairtrade Standards - FS) 1 .
- Xu hướng sản xuất chè trên thế giới cho thấy sự gia tăng nhanh chóng về sản lượng và khối lượng giao thương chè được sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận này (Biểu 2).
- 1 Chè hữu cơ có các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể tuỳ vào các tổ chức cấp chứng nhận.
- Chứng nhận RA tập trung vào sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Tiêu chuẩn UTZ hướng đến các kỹ thuật canh tác có tính trách nhiệm và quản lý sản xuất hiệu quả.
- Chứng nhận FS yêu cầu phải đảm bảo đồng thời vấn đề bảo vệ môi trường, mức giá công bằng cho người sản xuất và quyền lợi của người lao động..
- Mặc dù chè theo tiêu chuẩn UTZ có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm về sản lượng tương đối lớn (58.
- Ngành chè Thái Nguyên hiện nay đã có một số diện tích đạt tiêu chuẩn sản xuất quốc tế, gồm tiêu chuẩn UTZ và tiêu chuẩn hữu cơ.
- Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 3 hộ sản xuất chè đạt chứng chỉ UTZ trong khi diện tích sản xuất chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế chiếm không đáng kể 2 .
- Thái Nguyên vẫn chưa có chè sản xuất theo theo tiêu chuẩn RA và FS.
- 2 Chỉ gần 11 ha chè hữu cơ do Công ty NTEA Việt Nam đầu tư tại huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên đạt chứng nhận hữu cơ của Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM Organics International)..
- sản xuất chè xuất khẩu theo các tiêu chuẩn chè RA, chè hữu cơ, hay FS sẽ là lựa chọn tốt hơn do nhu cầu về các loại chè này trên thế giới đang tăng lên và cao hơn nhiều so với chè UTZ..
- Xác định cây chè là cây trồng chiến lược, tỉnh Thái Nguyên đã phát triển môi trường hỗ trợ đối với ngành chè tương đối tốt.
- Về kiểm định chất lượng sản phẩm, hiện có hai trung tâm kiểm định chất lượng cho các sản phẩm chè xuất khẩu là Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế Thái Nguyên và Đại học Nông Lâm tỉnh Thái Nguyên (đều thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên) nhằm hỗ trợ người sản xuất chè có định hướng xuất khẩu.
- Việc tiêu thụ chè Thái Nguyên phụ thuộc lớn vào một số ít thị trường: trên 90%.
- Cả hai thị trường Việt Nam và Pakistan đều được đánh giá là dễ tính, xét trên các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh và an toàn thực phẩm so với các thị trường cấp cao như châu Âu, Bắc Mỹ hay Nhật Bản.
- Với cách thức sản xuất và chế biến phần lớn không theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP hay các tiêu chuẩn quốc tế khác), rất khó để chè Thái Nguyên có thể tiếp cận được các thị trường quốc tế, dù là các thị trường tầm trung tương đối dễ tính..
- Lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng cho đến nay vẫn chủ yếu là giá thấp, với mức giá chỉ tương đương 60%- 70% giá chè xuất khẩu bình quân của thế giới.
- Chè Việt Nam chưa được đánh giá cao cả về chất lượng và hình thức, trong khi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.
- Vấn đề này xuất phát từ các hạn chế trong khâu sản xuất (kỹ thuật canh tác) và chế biến (bảo quản trong điều kiện độ ẩm cao).
- Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam hiện nay có xu hướng nhằm vào khai thác lợi thế riêng có hơn là cạnh tranh đối đầu và cạnh tranh về giá..
- Hiệu quả sản xuất cho 1 kg chè thành phẩm hiện nay tại Thái Nguyên vẫn rất thấp do chi phí sản xuất lớn, đặc biệt là chi phí lao động (khâu.
- 1 Chè thành phẩm của Thái Nguyên chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng tiểu ngạch với số lượng không đáng kể, và khách hàng thường là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài..
- thu hái chè chiếm tới 63,7% tổng chi phí) và chi phí phân bón cùng thuốc bảo vệ thực vật (chiếm 32% tổng chi phí), trong khi khả năng cạnh tranh về thiết bị và công nghệ của Việt Nam gần như không có.
- Mặc dù các nhà máy của Việt Nam có năng lực chế biến và khả năng thu hút nguyên liệu, nhưng tiêu chuẩn và loại hình công nghệ không đồng đều.
- Đây là thách thức không hề nhỏ của ngành chè Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng..
- Bên cạnh đó, bản thân ngành chè của tỉnh Thái Nguyên cũng đang vấp phải vấn đề cạnh tranh về lao động từ các ngành công nghiệp khác trong tỉnh.
- Gần 71% hộ nông dân được khảo sát cho biết việc tìm thuê lao động hiện nay rất khó khăn, trong khi sản xuất chè lại là ngành thâm dụng lao động.
- Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Thái Nguyên (2018), nếu như năm 2010 lao động trong khu vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chiếm 66,7% và số lao động tại khu công nghiệp chỉ chiếm 15,6%, thì đến năm 2018 cơ cấu lao động của hai ngành này đã thay đổi tương ứng là 40,7% và 32,1%..
- Trên thực tế, tỉnh Thái Nguyên trong khoảng 10 năm trở lại đây đã trở thành trung tâm công nghiệp điện tử và công nghiệp chế tạo ở phía Bắc.
- Như vậy, nếu tiếp tục hoạt động sản xuất thâm dụng lao động như hiện nay, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên sẽ sớm phải đối mặt với vấn đề thiếu lao động ngày một trầm trọng hơn trong tương lai không xa..
- Chuỗi giá trị chè của Thái Nguyên có những lợi thế cạnh tranh riêng ở thị trường chè búp sấy khô trong nước.
- Tuy nhiên, để tiếp cận với thị trường thế giới, chất lượng chè và điều kiện vệ sinh, an toàn của sản phẩm chè Thái Nguyên cần được cải thiện..
- Sản xuất theo tiêu chuẩn đã được chứng minh là mang lại những lợi ích về kinh tế (giảm chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận) cũng như lợi ích về môi trường và sức khoẻ con người..
- Các điểm yếu hiện nay của ngành chè Thái Nguyên là do thiếu liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi giá trị chè.
- Có đến trên 80% sản lượng chè toàn tỉnh được sản xuất đơn lẻ ở cấp hộ gia đình.
- Thiếu liên kết dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất cao và khâu marketing phải thông qua nhiều tác nhân trung gian khiến chi phí giao dịch tăng..
- Nếu tiêu chuẩn sản xuất và an toàn thực phẩm là điều kiện cần, thì công nghệ chế biến chính là yếu tố giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm.
- Sự gia tăng về nhu cầu các sản phẩm chè có tiêu chuẩn là cơ hội tốt cho ngành chè Thái Nguyên.
- Mặc dù vậy, chừng nào thị trường nội địa còn chấp nhận các sản phẩm chè không theo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thì các hộ sản xuất chè của Thái Nguyên sẽ vẫn lựa chọn quy trình sản xuất.
- thông thường và thị trường trong nước, thay vì sản xuất có chứng nhận và hướng tới xuất khẩu.
- Do đó, ngành chè Thái Nguyên vẫn bỏ ngỏ các cơ hội đưa chè Thái Nguyên tiến sâu hơn vào thị trường quốc tế..
- Phân tích SWOT đối với chuỗi giá trị chè tỉnh Thái Nguyên cho thấy những hạn chế và thách thức trong việc tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm chè Thái Nguyên.
- Chè được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế hiện còn rất hạn chế cả về diện tích và loại hình tiêu chuẩn (chỉ gồm hai loại tiêu chuẩn là UTZ và hữu cơ).
- doanh nghiệp sản xuất chè theo tiêu chuẩn có chứng nhận và định hướng xuất khẩu có lợi ích kinh tế lớn hơn so với các hộ sản xuất thông thường.
- Đây là cơ sở khoa học để có thể đưa ra gợi ý giải pháp, cũng như chiến lược cải thiện chuỗi giá trị chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế..
- Về sản xuất, cần tiếp tục tăng cường năng lực cho các hộ trồng chè nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khoẻ người sản xuất, người tiêu dùng và sức khoẻ môi trường do thực hành sản xuất nông nghiệp không theo tiêu chuẩn gây ra.
- Tỉnh Thái Nguyên cần nghiên cứu và phát triển các mô hình sản xuất mới nhằm tăng quy mô sản xuất, thí dụ như áp dụng các mô hình sản xuất theo nhóm/cụm (clustering).
- Các mô hình sản xuất dạng này sẽ giúp nâng cao tính kinh tế theo quy mô, giúp cải thiện vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ (đặc biệt là thủy lợi), đồng thời vấn đề kiểm soát sâu bệnh, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn có chứng nhận cũng sẽ tốt hơn..
- biến cần được chú trọng hơn, trước tiên là thông qua việc kiểm soát từ khâu sản xuất như đã đề cập trên đây.
- Tỉnh Thái Nguyên cũng nên xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu chè của tỉnh theo hướng chè đặc sản và cao cấp cả về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm với tầm nhìn dài hạn, thay vì chỉ dựa vào các đề án theo giai đoạn như hiện nay.
- Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2018..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2017), Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 24/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt