« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam (1997 - 2017)


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam hiện nay 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 02 thành phố Hội An và Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn và 06 huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành.
- Tổng diện tích tự nhiên của các huyện đồng bằng 274.283,2 héc ta, diện tích đất nông nghiệp chiếm 198.894,7 héc ta, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 67.180,6 héc ta và diện tích đất chưa sử dụng chiếm 8.290 héc ta [15, tr.
- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng có vị trí, vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam.
- Thực tiễn quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam trong 20 năm cho thấy những điều kiện thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quá tình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của từng địa phương.
- Bằng phương pháp sử học, tổng hợp, phân tích số liệu, nghiên cứu và đánh giá để rút ra những đặc điểm kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng .
- trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị và bài học lịch sử, kết hợp với những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của Trung ương, của tỉnh nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam..
- Từ khóa: Kinh tế nông nghiệp.
- Các huyện đồng bằng.
- Quảng Nam.
- Phát triển nông nghiệp..
- Các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam có nền kinh tế nông nghiệp được hình thành từ rất sớm.
- Sau khi tỉnh (1997), hoạt động sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng bên cạnh những thuận lợi và thời cơ còn có những khó khăn, thách thức trong tình hình mới.
- Thời k buổi đầu chia tách tỉnh, trình độ và năng lực sản xuất hạn chế, cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật chưa được đầu tư.
- Trong quá trình xây dựng và phát triển, thông qua việc thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp của Trung ương, của tỉnh và việc phát huy những thế mạnh của địa phương, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai đoạn đã có những chuyển biến rõ nét, khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam.
- Tuy nhiên, quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết nhất định, điều này thể hiện ở việc hoạch định chính sách, cũng như quá trình triển khai thực hiện.
- vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng giai đoạn góp phần hoạch định đường lối, chính sách và chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam những năm tiếp theo..
- Chuy n dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm.
- Trước những năm chia tác tỉnh (1997), kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng chủ yếu là nền sản xuất lương thực tự cung, tự cấp.
- 93-94], chiếm 93,62% tổng diện tích sản xuất lương thực, song vẫn không đảm bảo được vấn đề lương thực của người dân.
- Nguyên nhân chính là do trình độ sản xuất còn lạc hậu, yếu kém, phương thức sản xuất nhỏ l , manh mún.
- chưa có sự phát triển của khoa học, công nghệ để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền cũng như việc triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
- Sau khi chia tách tỉnh, nền sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng từng bước được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nguồn vốn phục vụ sản xuất..
- Trên cơ sở Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND, ngày của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hoá một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2011-2015 trong năm các ngành chức năng và chính quyền các địa phương, gồm Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Hội An, Tam K đã giải ngân 6 tỷ đồng hỗ trợ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân mua 93 máy cày 4 bánh, 72 máy gặt đập liên hợp, 3 máy sấy, để phục vụ việc làm đất, thu hoạch, sơ chế biến các loại nông sản, nhất là sản phẩm lúa [12, tr.
- Nhờ đó, nông nghiệp các huyện đồng bằng đã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất không ngừng được cải thiện qua từng năm, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân..
- Từ một nền sản xuất lạc hậu, yếu kém, nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực của nền sản xuất nông nghiệp.
- Trên lĩnh vực trồng trọt, diện tích trồng lúa (thống kê theo 2-3 vụ trồng) giảm do sự tác động của chủ trương chuyển từ sản xuất 3 vụ sang 2 vụ lúa/năm, thay vào đó là các loại cây trồng có năng suất cao được triển khai ở những diện tích trồng lúa năng suất thấp.
- Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, 2006, Kinh tế - xã hội Quảng Nam 10 năm tr.
- Với cơ cấu giảm dần diện tích trồng lúa, tăng diện tích cây rau, đậu các loại và cây công nghiệp hằng năm, trong giai đoạn này, các huyện đồng bằng đã tập trung phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây ngô, lạc, sắn, khoai lang, vừng (m.
- Số liệu thống kê cho thấy, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt đã được đẩy mạnh thực hiện, từng bước đa dạng hóa cây trồng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của các huyện đồng bằng..
- Đáng chú ý, đàn lợn được tập trung phát triển ở thị xã Điện Bàn và huyện Thăng Bình.
- Số liệu Bảng 2 cho thấy: năm 2006, tổng đàn trâu các huyện đồng bằng đạt 49.146 con (năm 1997 là 36.827 con).
- Chăn nuôi gia cầm đã đạt được những kết quả vượt bậc cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm, tổng đàn gia cầm ở các huyện đồng bằng năm 2006 đạt 2.647 nghìn con (năm 1997 là 2.580 nghìn con) [4, tr.132]..
- Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, 2006, Kinh tế - xã hội Quảng Nam 10 năm (1997-2006.
- Nuôi trồng thủy sản ở các huyện trong những năm đầu chia tách tỉnh chủ yếu phát triển ở vùng ven biển, từ năm 2000 đến năm 2017, nuôi trồng thủy sản ở vùng nước ngọt mới được phát huy thế mạnh về diện tích mặt nước ở các lòng hồ, sông ngòi và các cửa sông lớn.
- Trong giai đoạn này, sự tích tụ trong sản xuất và phát triển kinh tế đã tạo tiền đề thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
- Nền sản xuất nông nghiệp của các huyện đồng bằng có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và cơ cấu ngành.
- Cùng với đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế nông nghiệp của các huyện đồng bằng.
- việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện rộng rãi, hiệu quả và giá trị sản phẩm nông nghiệp không ngừng được tăng lên rõ rệt.
- Các huyện đồng bằng Quảng Nam đã triển khai áp dụng một số kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, như tưới nước tiết kiệm cho lúa “ướt khô xen k.
- Quy mô sản xuất từ kinh tế hộ gia đình chuyển sang hình thức hợp tác xã sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh;.
- sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo hướng hàng hóa, đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu..
- Trong đó, việc đưa các giống ngô lai cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về năng suất và sản lượng ngô.
- Có thể thấy rằng, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã có sự chuyển dịch mạnh m trong cơ cấu sản xuất.
- Đặc điểm này xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là trong giai đoạn đầu chia tách tỉnh chưa có điều kiện đầu tư để phát triển nông nghiệp.
- So với một số vùng đồng bằng khu vực duyên hải miền Trung thì công tác quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp được triển khai khá sớm.
- Tuy nhiên, các huyện đồng bằng Quảng Nam sau khi chia tách tỉnh thì nền sản xuất nông nghiệp mới có điều kiện để phát triển..
- Chính vì vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở các huyện đồng bằng giai đoạn mới trong thời k đầu phát triển, cũng là những tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo..
- Sản xuất nông nghiệp các huyện đ ng bằng Quảng Nam còn nhỏ lẽ, chưa được tích t ruộng đất đ h nh thành nh ng cánh đ ng mẫu lớn..
- Các huyện đồng bằng với diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, nhưng phần lớn tập trung vào ngành trồng trọt, trực tiếp là sản xuất các loại cây lương thực, song chưa quy hoạch được những cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
- Trong giai đoạn hoạt động sản xuất lương thực còn mang nặng hình thức kinh tế hộ gia đình, đất sản xuất bị chia thửa nhỏ, khó khăn cho việc thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp.
- trong hoạt động chăn nuôi, chưa phát triển mô hình kinh tế trang trại và chưa hình thành các khu chăn nuôi tập trung..
- Giai đoạn nông nghiệp các huyện đồng bằng đã có những tiến bộ về quy mô và hình thức sản xuất, hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển bền vững.
- Tuy nhiên, so với các vùng đồng bằng ở một số tỉnh thành trong nước thì quy mô sản xuất vẫn còn ở mức vừa và nhỏ.
- hoạt động canh tác nhỏ l gây ảnh hưởng đến việc triển khai các phương tiện máy móc, trang thiết bị phục vụ trong sản xuất.
- Đặc điểm này cũng xuất phát từ điều kiện tự nhiên của khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam, đó là do địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, ao hồ, diện tích trải dài theo hướng bắc - nam tạo nên những cánh đồng nhỏ, hẹp....
- Sản xuất nông nghiệp các huyện đ ng bằng tỉnh Quảng Nam còn ph thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mang tính thời v cao.
- Đây là một trong những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng nói riêng, cũng như nền nông nghiệp của tỉnh nói chung.
- Các huyện đồng bằng Quảng Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, thường có mưa nhiều và xuất hiện những đợt lũ từ thượng nguồn đỗ về khu vực hạ lưu vùng đồng bằng vào các tháng 9, tháng 10.
- và tháng 11 hàng năm, nên tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp..
- Bên cạnh đó, quá trình sản xuất nông nghiệp ở các huyện đồng bằng Quảng Nam gắn liền với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen lẫn với nhau, nhưng lại không đồng nhất nên đã tạo ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp..
- Tuy nhiên, các huyện đồng bằng Quảng Nam chưa thực hiện tốt việc xen canh hoặc chuyển đổi mùa vụ phù hợp với các thời điểm trong năm, nên chưa phát huy tối đa lực lượng lao động trong nông nghiệp.
- Từ đặc điểm này có thể thấy rằng, trong giai đoạn kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng chưa phát huy hết nguồn nhân lực lao động trong nông nghiệp, thời gian nông nhàn của người lao động trong sản xuất nông nghiệp dư thừa nhưng chưa có giải pháp khắc phục..
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, hằng năm có lượng mưa trung bình tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt dồi dào cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, bên cạnh đó còn có nguồn năng lượng mặt trời phân bổ đều khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng và con vật nuôi phát triển.
- Đặc điểm này đem lại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng những thuận lợi cơ bản về điều kiện khí hậu.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, như lượng mưa nhiều s gây ra hiện tượng lũ lụt, ngập úng, làm hư hại hoa màu và các hoạt động sản xuất khác, nhất là trong tháng 10 và tháng 11 hằng năm.
- Vì vậy, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam cần phát huy những lợi thế về điều kiện khí hậu nhằm khai thác tốt giá trị của các loại giống cây trồng, con vật nuôi vùng nhiệt đới gió mùa ẩm.
- đồng thời, có giải pháp khắc phục những mặt trái của khí hậu tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững..
- Kinh tế nông nghiệp các huyện đ ng bằng Quảng Nam là chịu tác động và ảnh hưởng lớn bởi quá tr nh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá tr nh đô thị hóa nông thôn.
- Một trong những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng Quảng Nam là chịu tác động và ảnh hưởng lớn bởi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), Khu công nghiệp Tam Thăng, Khu công nghiệp Trường Xuân (thành phố Tam K.
- Bên cạnh diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp (3.
- một phần lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp.
- cũng dần chuyển sang lao động trong ngành công nghiệp, cũng làm cho thay đổi không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp..
- Quá trình đô thị hóa cũng có những tác động rất lớn đôi với sản xuất nông nghiệp ở các huyện đồng bằng Quảng Nam.
- Trong giai đoạn cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam.
- ngoài ra đô thị hóa cũng diễn ra ở khu vực thị trấn, khu dân cư ở các huyện đồng bằng.
- Tốc độ đô thị hóa đã làm cho diện tích đất sản xuất bị thu hẹp.
- một số hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi hộ gia đình không có điều kiện tiếp tục tồn tại và phát triển..
- Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi các cấp, các ngành và các địa phương cần phải sớm xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, gắn với việc thực hiện các chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, chú trọng xây dựng nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
- tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh trong nông nghiệp, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn..
- Nông nghiệp các huyện đồng bằng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của người dân địa phương, cung cấp thực phẩm cho đời sống.
- Đồng thời, nông nghiệp các huyện đồng bằng còn là thị trường rộng lớn của các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh..
- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nội dung và định hướng phát triển kinh tế chủ yếu của thời k công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, của tỉnh nói chung và các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam nói riêng..
- Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế nông nghiệp của các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam 20 năm qua đã tạo tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, những đặc điểm nêu trên đồng thời cũng là những khăn, thách thức cần được các cấp chính quyền, các ngành chức năng và các địa phương tháo gỡ, tạo động lực thúc đẩy nền nông nghiệp các huyện đồng bằng Quảng Nam tiếp tục phát triển..
- Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam trong những năm đến, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:.
- Thứ nhất là hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển toàn diện đối với nông nghiệp, nông thôn đồng bằng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng trong những năm tới.
- Trên quy hoạch tổng thể của tỉnh, các huyện đồng bằng cần triển khai công tác quy hoạch cụ địa phương mình nhằm hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững..
- Thứ hai là phát triển sản xuất một số mặt hàng nông sản chủ lực được xem là thế mạnh của các huyện đồng bằng nhằm hướng tới xuất khẩu.
- Đối với sản xuất lúa, cùng với sản xuất lúa đại trà đảm bảo an ninh lương thực, các huyện đồng bằng cần phải quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, năng suất cao, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành.
- Đây là những địa phương có diện tích sản xuất lúa tương đối lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hệ thống thủy lợi được đầu tư khá hoàn thiện, thuận lợi cho việc thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển các giống lúa mới có chất lượng cao..
- Thứ ba là quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn.
- Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối giữa các địa phương với tuyến đường 129 và tuyến quốc lộ 1A, tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn, tạo điều kiện lưu thông sản phẩm nông nghiệp..
- [4] Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, 2006, Kinh tế - Xã hội Quảng Nam 10 năm Tam K.
- [5] Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, 2017, Quảng Nam 20 năm một chặng đường phát triển Tam K.
- QĐ-UB của UBND tỉnh về việc hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam, lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Tam K.
- [14] Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2011), Quyết định quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hoá một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn trên trang https://hethongphapluat.com/quyet-dinh-33-2011-qd- ubnd-quy-dinh-co-che-ho-tro-day-manh-co-gioi-hoa-trong-san-xuat-nong-nghiep- tren-dia-ban-tinh-quang-nam-giai-doan-2011-2015-do-uy-ban-nhan-dan-tinh-quang- nam-ban-hanh.html, (truy cập ngày 18/5/2020)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt