« Home « Kết quả tìm kiếm

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP.
- 10.52932/jfm.vi64.188 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa ở khu vực nông thôn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
- Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học và thực tiễn thu nhập của hộ nông dân, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa.
- Kết quả mô hình hồi quy cho thấy có bảy yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa bao gồm: (1) Diện tích đất nông nghiệp, (2) Quy mô vốn vay từ các tổ chức tín dụng, (3) Lao động tham gia sản xuất, (4) Trình độ học vấn của chủ hộ, (5) Chi phí sinh học, (6) Chi phí cơ giới và (7) Năng suất lúa..
- Lúa gạo, hộ nông dân, thu nhập hộ nông dân..
- Đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, thu nhập từ sản xuất lúa không đủ bù đắp chi phí để sản xuất ra chúng, lao động trẻ di cư sang các vùng công nghiệp, các đô thị lớn để sinh kế ngày càng nhiều.
- Chi phí sản xuất nông nghiệp theo.
- hoặc toàn bộ diện tích đất cho canh tác lúa, lúa sử dụng cho mục đích kép: tự tiêu – hàng hóa và đóng góp vào nguồn thu nhập của nông hộ..
- Tổng cục Thống kê (2014) định nghĩa “Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm”..
- Quan điểm của Park (1992), trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng nông nghiệp là do nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và chính nó quyết định nâng cao thu nhập cho nông dân..
- Thực tế đó cho thấy, việc tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trồng lúa là vấn đề quan trọng.
- Để thực hiện điều này, tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, bài viết tập trung vào hai vấn đề chính đó là: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa và gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa..
- Cơ sở lý thuyết về thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp.
- Theo Hồ Cao Việt (2009), hộ nông dân trồng lúa được hiểu là hộ nông dân sản xuất lúa – gọi tắt là hộ trồng lúa có dành một phần.
- Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp Hình 1 cho thấy khi thay đổi vốn theo hướng.
- tăng lên sẽ làm tăng năng suất lao động, tương ứng sẽ giảm bớt số lượng lao động ở khu vực nông nghiệp và từ đó thu nhập tăng lên (Đinh Phi Hổ, 2011).
- Như vậy, thu nhập của người nông dân phụ thuộc vào năng suất lao động, khi tác động vào các yếu tố để nâng cao năng suất lao động của người nông dân cũng chính là tác động đến thu nhập của người nông dân..
- Theo Lewis (1954), Oshima (1993), thu nhập của hộ gia đình nông dân bị ảnh hưởng bởi.
- Cham, Campuchia xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của nông dân trồng lúa dựa trên mô hình hàm logarit tuyến tính.
- Nhóm nghiên cứu tiến hành cuộc điều tra nông hộ tại ba huyện đại diện cho các mức thu nhập thấp, trung bình và cao ở tỉnh Kampong Cham, Campuchia theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với quy mô 150 mẫu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ nông dân trồng lúa ở Campuchia có quan hệ tuyến tính dương với quy mô diện tích đất sản xuất của hộ (DT), chi phí dịch vụ bằng cơ giới (BC), tình trạng vay vốn (CA), trình độ kiến thức nông nghiệp của chủ hộ (KL), và chi phí sinh học trên một đơn vị diện tích (MC).
- Biến chi phí lao động (LC) không tác động đến thu nhập của hộ gia đình nông dân trồng lúa ở Campuchia..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như diện tích đất nông nghiệp của gia đình (DT), chi phí dịch vụ bằng cơ giới (MC), quy mô vốn vay (LS), trình độ kiến thức nông nghiệp của chủ hộ (KL) và mô hình áp dụng sản xuất đa dạng hóa (DM) có ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông dân ở tỉnh Bến Tre.
- Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn bằng mô hình hồi quy tuyến tính Logarit..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Qui mô diện tích đất nông nghiệp.
- Theo Singh và cộng sự (1986), thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp..
- Theo các nguyên cứu của Abdulai và CroleRees (2001), Demurger và cộng sự (2010), Janvry và Sadoulet (2001), Yang (2004), thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm vốn, đất đai, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, khả năng đa dạng hóa thu nhập, cơ hội tiếp cận thị trường..
- Nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa.
- Nghiên cứu này mô tả thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ học vấn, lực lượng lao động, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuỷ lợi, chi phí chuẩn bị đất có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ và chi phí thuốc bảo vệ thực vật có tác động nghịch chiều đến thu nhập của nông hộ.
- Kinh nghiệm sản xuất là yếu tố không phản ánh sự tương quan với thu nhập của nông hộ sản xuất lúa..
- Học vấn quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra thu nhập bởi học vấn cao sẽ dễ tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác.
- Sumodiningrat, 1991 trích bởi Nguyễn Lan Duyên, 2014), Yang (2004) cho rằng: Học vấn giúp tăng cường khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường để tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động nông nghiệp, qua đó làm tăng thu nhập..
- Trong trường hợp sử dụng quá mức không chỉ làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm thu nhập mà còn gây tác hại xấu đến môi trường đất và nguồn nước..
- Nông dân cũng tận dụng lao động gia đình để giảm bớt chi phí lao động thuê..
- Cơ giới có tác động thay thế lao động thủ công, giảm chi phí sản xuất giúp nâng cao năng suất lao động của người nông dân qua đó nâng cao thu nhập cho hộ..
- Năng suất lúa (NSLUA): Theo lý thuyết kinh tế học về năng suất lao động nông nghiệp, Park (1992) cho rằng sản lượng sản phẩm của hộ gia đình nông dân tăng lên là do ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ vào trong quá trình sản xuất làm tăng năng suất thu nhập bình quân của hộ gia đình nông thôn.
- số hoạt động tạo thu nhập (X 4) và độ tuổi của lao động (X 5.
- Trong đó có 4 biến tác động cùng chiều với thu nhập bình quân của hộ gia đình và một biến nghịch chiều đó là số nhân khẩu trong hộ..
- Quy mô vốn vay (VONVAY): Là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với nông hộ bởi nông dân cần vốn để mua vật tư, giống, máy móc, thuê lao động,… đảm bảo tính thời vụ..
- Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập thấp..
- CroleRees (2001), Yang (2004): “Trong điều kiện sản xuất ít được cơ giới hóa, số lượng lao động sẽ là yếu tố cơ bản giúp làm tăng thu nhập cho nông hộ”.
- Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) chỉ ra rằng số lao động trong hộ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
- Tuy nhiên, do tính thời vụ và trình độ của người lao động còn hạn chế nên tình trạng lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn khá phổ biến, do đó nông hộ có thể có nhiều lao động nhưng thu nhập không cao bởi một số lao động không trực tiếp làm ra thu nhập..
- với thu nhập của nông hộ trồng lúa..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0..
- Kết quả nghiên cứu.
- đất, nâng cao năng suất lao động của người nông dân và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông dân.
- Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và Lê Khương Ninh (2014) cho rằng sản lượng lúa có quan hệ tuyến tính dương lên thu nhập của nông hộ trồng lúa..
- Từ tổng quan cơ sở lý thuyết tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp như sau:.
- Các giả thuyết nghiên cứu:.
- Giả thuyết 3: Số lao động tham gia sản xuất trong hộ có tác động cùng chiều.
- Giả thuyết 6: Chi phí lao động có tác động nghịch chiều.
- Thu nhập THUNHAP 1000 Đồng .
- Lao động tham gia sản xuất LDONG Người .
- Hộ có thu nhập bằng 0 là những hộ nông dân.
- Mô hình hồi quy.
- điều này có nghĩa là 66,8% thay đổi thu nhập trên 1.000 m 2 đất của hộ nông dân trồng lúa được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình.
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Do đó, mô hình nghiên cứu chính thức về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp được xác định là:.
- có thu nhập cao với số lao động nhiều hơn sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm hộ có số lao động ít.
- Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) cho rằng quy mô hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập..
- Trường hợp các yếu tố khác không đổi khi trung bình số năm đi học của chủ hộ tăng 1% thì thu nhập sẽ tăng 0,146%.
- Trình độ học vấn ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức nông nghiệp, tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tiếp cận thông tin, tính toán và lập kế hoạch sản xuất, ảnh hưởng đến các thành viên trong hộ trong quá trình tham gia sản xuất và tạo thu nhập.
- Theo kết quả nghiên cứu trong sản xuất lúa thì chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn sẽ cho thu nhập cao hơn..
- Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí sinh học tăng 1% thì thu nhập sẽ giảm 0,199%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Adil và cộng sự (2004), Đinh Phi Hổ (2010), Huỳnh Trường Huy (2007) vì các nguyên nhân sau: Một là, chi phí phân bón, thuốc BVTV là khoản chi quan trọng mà nông hộ trồng lúa đang lo lắng vì không có được sự trợ giúp từ phía chính quyền về vấn đề sử dụng vật tư nông nghiệp kém chất lượng (hiện tượng phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, v.v.) nhưng chi phí lại cao.
- Hai là, tình hình biến đổi khí hậu khó lường như hiện nay khiến cho việc canh tác lúa càng trở nên khó khăn, đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, nghĩa là nông dân phải tăng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vì họ thiếu kiến thức và trình độ sản xuất lúa.
- Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích đất tăng lên 1% thì thu nhập trên 1.000m 2 đất sẽ tăng lên 0,117%.
- Giả định các yếu tố khác không đổi khi trung bình vốn vay tăng 1% thì thu nhập sẽ tăng 0,409%.
- Kết quả này phù hợp với thực tế tình hình vay vốn tại địa phương và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2010), Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2014), Phạm Tấn Hòa (2014) vì mục đích vay vốn của hộ nông dân chủ yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp (chiếm 83.
- kết quả phân tích thống kê thu nhập theo quy mô vốn vay cũng cho thấy nhóm hộ có nhu cầu vay vốn có thu nhập cao hơn nhóm hộ không vay (với mức thu nhập từ 200 đến 500 ngàn đồng, nhóm hộ có vay vốn chiếm tỷ trọng 65,5% so với nhóm hộ không vay là 34,5.
- Hộ nông dân có vay vốn sẽ có điều kiện nhiều hơn về yếu tố vốn nên có điều kiện cải thiện thu nhập, vì vậy điều này phù hợp với lý thuyết nghiên cứu..
- Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu số người lao động tăng 1% thì thu nhập sẽ tăng 0,184%.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy số lao động bình quân của hộ tại huyện Tân Hồng là 2,42 người/hộ và số nhân khẩu bình quân là 3,92 người, nghĩa là số người phụ thuộc khoảng 1,5 người/hộ, nếu hộ nông dân tăng số lao động sẽ giảm số tỷ lệ phụ thuộc, kết quả phân tích thu nhập của hộ theo số lao động cho thấy nhóm hộ.
- Từ kết quả mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa là: Diện tích đất nông nghiệp (DTDAT), lao động tham gia sản xuất trong hộ (LDONG), quy mô vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức (VONVAY), trình độ học vấn của chủ hộ (HOCVAN), chi phí sinh học (MC), chi phí cơ giới (BC) và năng suất lúa (NSLUA).
- Qua đó, để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:.
- Thực trạng diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ nên nông hộ sản xuất một cách tự phát do đó đòi hỏi hộ nông dân trồng lúa cần phải thực hiện tinh thần hợp tác với nhau và hợp tác với Nhà nước giúp giảm chi phí đầu tư, tăng chất lượng lúa và nâng giá bán.
- Hộ nông dân nên tham gia vào các mô hình sản xuất mới như mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác ở địa phương, đa dạng hóa nguồn thu nhập, hay sản xuất lúa theo mô hình VIETGAP..
- Yếu tố lực lượng lao động trong gia đình đóng góp 14,54% đối với thu nhập của hộ nông dân.
- Hộ nông dân cần phải: i) Đảm bảo sức khỏe gia đình, duy trì ổn định nguồn lao động hiện có.
- Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với mặt hàng gạo gắn liền với đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân..
- sản xuất làm giảm đáng kể thu nhập của hộ nông dân trồng lúa..
- vi) LnBC (Chi phí cơ giới) có hệ số β nếu các yếu tố khác không đổi khi chi phí tăng lên 1% sẽ làm giảm thu nhập 0,350%, điều này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu, tuy nhiên trái với kết luận nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010) cho rằng chi phí cơ giới thể hiện trình độ ứng dụng công nghệ máy móc của nông dân sản xuất lúa ở Bến Tre cho nên chi phí cơ giới có tác động làm tăng thu nhập.
- Thứ hai, vì diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún không có quy mô lớn nên việc cơ giới hóa máy móc trong sản xuất gặp nhiều khó khăn, do đó hộ nông dân không thể tận dụng được lợi thế quy mô để giảm thiểu chi phí lao động, chi phí thuê máy móc..
- Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu năng suất lúa trên 1.000 m 2 tăng lên 1% thì thu nhập trên 1.000 m 2 sẽ tăng lên 0,424%.
- Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2014) cho rằng sản lượng lúa có quan hệ tuyến tính dương khá mạnh đến thu nhập của nông hộ ở Cần Thơ.
- Kết quả này phù hợp với tình hình thực tế vì tình hình sản xuất và cơ chế quản lý giá lúa hiện tại của Nhà nước ở mức giá ấn định nông dân không có cách nào khác nếu muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng sản lượng và đồng nghĩa là tăng năng suất..
- Để nâng cao năng suất lúa nông dân phải nâng cao trình độ sản xuất, học hỏi và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật canh tác mới.
- Sản xuất lúa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ canh tác của chủ hộ, do đó hộ nông dân cần phải thực hiện hiệu quả năm nội dung kiến nghị ở phần trình bày trên để nâng cao năng suất lúa trong điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế, nhằm tránh tình trạng năng suất cao giá bán thấp.
- Hộ nông dân cần phải nhận thức được rằng vay vốn không phải là một gánh nặng “nợ” mà phải biết tính toán sử dụng vốn vay một cách hiệu quả.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên.
- Mô hình định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.
- Động thái kinh tế – xã hội hộ nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ mới.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu kinh tế .
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ.
- Phân tích thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt