« Home « Kết quả tìm kiếm

BẢO TỒN CÁC DI SẢN VÀ DUY TRÌ CÁC ĐẶC TRƯNG ĐÔ THỊ CỦA HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA


Tóm tắt Xem thử

- Từ nửa sau thế kỷ XX, Hà Nội đã có những nỗ lực bền bỉ và to lớn nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá nói chung và di sản kiến trúc đô thị nói riêng..
- Bảo tồn di sản văn hoá đi vào nhận thức, trở thành mối quan tâm của xã hội và là một hoạt động văn hoá quan trọng của Thủ đô..
- Công cuộc nghiên cứu di sản văn hoá vật chất ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, với nhiều phát hiện thực địa và nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, đặc biệt, với sự hình thành đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu từ các giới khảo cổ học, sử học, Hán Nôm, kiến trúc....
- Trên địa bàn Thủ đô mở rộng (từ 01/8/2008 thành 3.344km 2 ) có 5175 địa điểm lịch sử, di chỉ và công trình kiến trúc có giá trị đã được kiểm kê và hồ sơ hoá 1164 di tích được công nhận cấp quốc gia và 931 di tích cấp thành phố..
- Một số lượng lớn di tích được bảo vệ trước sự xâm lấn từ phía cộng đồng dân cư, được cứu vãn khỏi đổ nát, được trùng tu và nâng cao giá trị thẩm mỹ môi trường, phục vụ đắc lực đời sống văn hoá và tín ngưỡng của dân cư, thu hút khách tham quan..
- Công cuộc đô thị hoá và hiện đại hoá diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng thấy, đặc biệt việc mở rộng gấp 3-4 lần lãnh thổ thành phố đang đưa ra những bài toán khó giải cho bảo tồn các di sản văn hoá vật chất, ngay cả khi tưởng như sự giác ngộ về ý thức của người dân đã nâng cao, khi năng lực khoa học và chuyên môn cùng khả năng tài chính đã nhân lên gấp bội..
- Đời sống vật chất của dân cư được cải thiện, nhu cầu của họ gia tăng mạnh mẽ đối với các thiết chế tôn giáo - tín ngưỡng, đang tạo ra những thách thức bất ngờ đối với sự bảo lưu nguyên vẹn các di tích.
- Đó là chưa nói tới sự lấn át và khuếch đại quy mô của các công trình kiến trúc, của các cấu trúc đô thị mới, đang gây sức ép hiển thị đối với hầu hết các di tích, vốn dĩ rất khiêm nhường về kích cỡ lẫn độ giàu sang..
- Hội Kiến trúc sư Hà Nội..
- Từ đó, tư duy bảo tồn và sách lược bảo tồn phải đi từ thực tế: quá trình hiện đại hoá tác động tiêu cực, nhiều hơn là tích cực, tới sự tồn vong của các di sản văn hoá, các di sản kiến trúc đô thị..
- Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một vài đúc kết từ thực tế bảo tồn di sản văn hoá vật chất ở Hà Nội, mà chúng tôi có may mắn được tham gia, mạnh dạn nêu ra các gợi ý về hướng ứng xử với di sản, đặc biệt trước những nguy cơ do chính sự phát triển dẫn tới..
- Bảo tồn các di sản văn hoá.
- Hà Nội sở hữu một số lượng lớn các di tích văn hoá, đa dạng về loại hình, về địa bàn phân bố, về niên đại, về hình thức kiến trúc và cảnh quan, về ý nghĩa và giá trị.
- Có thể khẳng định: Ở Hà Nội, mật độ di tích và các di sản đô thị dày đặc nhất, đa dạng nhất ở Việt Nam.
- Luật Di sản văn hoá năm 2002 phân chia di tích thành: di tích lịch sử, di tích khảo cổ học, di tích văn hoá, di tích kiến trúc và nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.
- Trong thực tế phân loại và xếp hạng, thường khó quy một cách dứt khoát, rõ ràng một di tích về một thể loại nhất định..
- Chẳng hạn, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, việc quy về diện di tích lịch sử, di tích kiến trúc, di tích văn hoá đều phản ánh những giá trị nó hàm chứa, song việc quy dứt khoát nó về một thể loại hẳn sẽ là thiên lệch.
- Sự thiên lệch ấy dễ dẫn tới lúng túng trong việc lựa chọn các giải pháp bảo tồn và trùng tu, bởi là di tích lịch sử thì các đòi hỏi khác biệt so với di tích kiến trúc.
- Không phải ngẫu nhiên mà trong phân loại, các nhà quản lý bảo tồn thường vận dụng khái niệm “di tích văn hoá”.
- Tuy nhiên, nhà trùng tu, trong những trường hợp cụ thể, lại phải hết sức tinh tế để đưa ra những cách ứng xử duy nhất phù hợp, có bản chất văn hoá sâu xa..
- Hầu hết các di tích đều được tạo ra bởi các chất liệu có nguồn gốc hữu cơ, không thể tồn tại lâu dài trong điều kiện khí hậu và thiên nhiên tác động huỷ hoại.
- Do đó, các di tích, đặc biệt các di tích được cho là kiến trúc, thường chứa đựng những thành phần kết cấu và trang trí từ các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của nó.
- Không thể và không nên đặt vấn đề tách bóc di tích theo các thành phần có niên đại khác nhau.
- Không thể đặt vấn đề khôi phục về dạng kiến trúc và trang trí của thời đầu khởi dựng cũng như của thời lưng chừng nào đó.
- Cách làm này chỉ phù hợp với kiến trúc gạch đá châu Âu.
- Ứng xử đúng nhất với các di tích làm bằng gỗ phải là sự coi trọng trên hết tình trạng hiện hữu của nó, với tư cách là sản phẩm, là di thể của quá trình tồn tại, với những đợt trùng tu bảo dưỡng, dẫn tới biến đổi về hướng này hay hướng khác.
- Điều này đặc biệt liên quan đến các di tích tín ngưỡng, chiếm hơn phân nửa di tích ở Hà Nội.
- Các di tích này hầu hết đang là những thiết chế tôn giáo sống động, có hiện trạng kiến trúc chủ yếu thuộc thời cận và hiện đại, ngôn ngữ kiến trúc và trang trí mang nặng tính dân gian..
- Mặt khác, ta cũng không thể không tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của bảo tồn.
- Từ đó, tính đặc thù trong trùng tu các di tích tôn giáo - tín ngưỡng (đang duy trì công năng của chúng) phải là sự dung hoà ở mức độ nào đó đòi hỏi sự bảo tồn và phát triển tiếp nối..
- Rõ ràng là phải đưa ra những cách ứng xử khác nhau đối với không chỉ các di.
- Yếu tố quyết định bao giờ cũng phải là độ tinh tế của tâm thức văn hoá..
- Các di tích văn hoá của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng (đặc biệt của Hà Nội), thường vừa không có kích thước và quy mô lớn, vừa toạ lạc trong những không gian khá chật hẹp, giữa các ô phố hoặc trong khuôn khổ chật chội của thôn làng.
- Vấn đề đặt ra là cần phải hết sức tôn trọng sự tinh tế của hệ tỷ lệ xích kiến trúc đã hình thành giữa các công trình kiến trúc, giữa chúng với không gian khuôn viên của di tích.
- Hơn thế nữa, vấn đề đặt ra gay gắt hơn nhiều, lại chính là mối quan hệ giữa di tích và không gian đô thị và nông thôn bao quanh..
- Trong thực tế và trong tương lai gần, mối quan hệ nặng về đối kháng này sẽ trở thành thách thức sinh tử đối với sự tồn tại của di tích.
- Bảo tồn di tích trở nên không thể tách lìa khỏi các quy hoạch cải tạo và xây dựng thành phố..
- Trong bảo tồn và trùng tu di tích, thường có sự va chạm với quan niệm và cảm thụ thẩm mỹ của số đông, trong đó có cả những người là chủ đầu tư, thiên về sự ưu tiên những cái mới, làm theo ý họ, hơn là những cái cổ và cũ, bị họ cho là xấu hoặc không sang.
- Bởi lý do này mà việc vận dụng những bài bản trùng tu di tích là việc hoàn toàn không dễ dàng và thường bị coi là máy móc, bảo thủ.
- Cũng như quan niệm “tôn tạo”, mà trên thực tế là sự tạo ra môi trường hầu như khác lạ với những gì mà di tích vốn dĩ được bao quanh.
- “phỏng dựng” hơn là duy trì di tích gốc - chính là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm giá trị của di tích..
- Chúng tôi xin đưa ra vài ví dụ từ thực tế bảo tồn và trùng tu di tích văn hoá trong vài chục năm qua:.
- Trùng tu ngôi đình Tây Đằng (lần thứ nhất, cuối những năm 70), huyện Ba Vì, thuộc thành phố Hà Nội.
- Đình Tây Đằng là công trình kiến trúc gỗ cổ xưa nhất trong số những di tích đã được phát hiện, xây dựng vào khoảng thế kỷ XV - XVI.
- Trùng tu ngôi đình này đặt ra nhiều vấn đề cho những người đảm trách, bởi ở thời điểm cuối những năm 70 thế kỷ trước, hầu như chưa hình thành những quan điểm và bài bản trùng tu di tích kiến trúc gỗ vì hoàn cảnh kinh tế đặc biệt eo hẹp.
- Sau một thời gian dài lúng túng: Bằng cách nào có thể cứu vãn một kiến trúc gỗ, mà các thành phần cấu tạo của nó sau 5-6 thế kỷ tồn tại đã mục nát? Làm sao có thể đưa phong cách kiến trúc của đình về dạng tối ưu mà nó phải có? (lúc ấy vấn đề này được đặt ra rất quyết liệt).
- Đã phải trải qua một quá trình tranh luận và thuyết phục để đi đến quan điểm chung, mang tính nguyên tắc, đó là: Tu sửa cốt yếu là để đảm bảo cho di tích tồn tại lâu dài, không đặt vấn đề đưa kiến trúc hiện hữu về một giai đoạn lịch sử giả định, duy trì tối đa hiện trạng kiến trúc và trang trí của di tích.
- Nhờ quan điểm và các thủ pháp kỹ thuật nêu trên mà lần đầu tiên một kiến trúc gỗ cổ được cứu vãn và trùng tu, trên cơ sở vận dụng các đòi hỏi của bộ môn trùng tu khoa học, kết hợp với kỹ thuật bảo dưỡng dân gian..
- Đến nay có thể nói là, với việc trùng tu di tích Tây Đằng ở cuối những năm 70, ở Hà Nội và ở Việt Nam đã hình thành những quan điểm và những bài bản trùng tu các di tích kiến trúc gỗ.
- Bảo tồn và trùng tu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, những năm 80 - 90 thế kỷ trước.
- Riêng việc tạo dựng mái che cho 82 tấm bia tiến sỹ ở khuôn viên sân thứ 3 và xây dựng công trình mới ở sân thứ 5, chúng tôi thấy cần nói rõ thêm.
- Chúng tôi đưa ra phương án khác: tạo các mái che, tương tự nhà bia trong kiến trúc cổ truyền, vừa không tương phản, vừa không mạo hiểm, dễ thực hiện.
- Đã có cuộc thi kiến trúc nhà lưu trữ tư liệu Hán Nôm hoặc kiến trúc một công trình văn hoá nào đó.
- Đề xuất về việc xây dựng một công trình, kết hợp chức năng đền thờ các danh nho Việt và chức năng hoạt động văn hoá thời nay, có kiến trúc không mô phỏng thời nào, song về cơ bản theo thức truyền thống, hoà nhập với khu Văn Miếu cả về bản chất công trình văn hoá và cả về hình thức kiến trúc tổng thể, đã được chấp nhận.
- Phức hợp công trình ở sân thứ 5, hoàn thành vào năm 2000, là một bổ sung phù hợp cho quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trở thành một trung tâm văn hoá đặc sắc của Thủ đô..
- Khu di tích Hoàng thành.
- Trước tiên có thể nêu 3 phần việc đã được thực hiện: Quân đội trao trả cho thành phố để trở thành khu di tích.
- trùng tu các hạng mục kiến trúc Đoan môn, Lầu Công chúa và Bắc môn.
- Di chỉ 18 Hoàng Diệu có lẽ là phát hiện khảo cổ học lớn nhất trong nửa thế kỷ qua, là điểm tựa vật chất vô giá trong việc nghiên cứu lịch sử xây dựng và kiến trúc Thăng Long.
- Gợi ý thứ nhất, chủ trương xây dựng khu di tích Hoàng thành thành công viên văn hoá lịch sử là hoàn toàn hợp lý.
- Một cấu trúc không gian đặc trưng như thế, ở giữa trung tâm, rất cần cho Hà Nội.
- Song, có lẽ nên nhấn mạnh vế văn hoá - lịch sử hơn là vế công viên.
- Các di chỉ khảo cổ học, đã phát lộ và được bảo quản, các di chỉ còn nằm trong lòng đất và các di tích kiến trúc trên mặt đất, phải là các nhân tố chính yếu trong công viên đặc thù này.
- Công trình kiến trúc trên nền Điện Kính Thiên được người Pháp ghi lại chỉ được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XIX, là hành cung của triều Nguyễn.
- Dứt khoát phải giữ lại ngôi nhà 2 tầng hiện hữu trên nền cổ, bởi đây là di tích lịch sử của thời nay, quan trọng không kém phần các di tích khác.
- Đối với khu di chỉ 18 Hoàng Diệu, việc quan trọng bậc nhất chính là hệ thống hoá các di vật tìm được và sớm công bố chúng.
- Đối với các di tích văn hoá, di tích kiến trúc đơn lẻ, có số lượng rất lớn (1164 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 931 cấp thành phố), nhằm bảo tồn mang tính khả thi, cần có sự tổng rà soát lại, từ các phương diện giá trị, mức độ bảo tồn, tình trạng kỹ thuật, khả năng duy trì v.v.
- theo những tiêu chí đảm bảo sự phản ánh sát thực đặc điểm và thực trạng của di tích.
- Trên cơ sở đó, thực hiện sự phân loại, hoặc thẩm định lại sự phân loại trước đây, toàn bộ số lượng các di tích nêu trên, nhằm xác định rõ thứ bậc của di tích theo giá trị, sự ưu tiên trong trùng tu, đặc biệt xác định các giải pháp phù hợp cho từng nhóm di tích có những đòi hỏi tương tự về bảo tồn và trùng tu.
- Trên cơ sở một sự sắp xếp như vậy, chúng ta có thể soạn thảo các kế hoạch mang tính khả thi về bảo tồn và trùng tu, nhất là đưa ra những hướng dẫn về trùng tu cho từng nhóm di tích, cùng với đó là phân cấp quản lý bảo tồn và trùng tu..
- Chúng ta không đủ khả năng về tài chính, về lực lượng kỹ thuật để thực hiện trùng tu ngót 2.000 di tích, tương tự như trùng tu đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, chùa Thầy, chùa Kim Liên, đền Bạch Mã.
- Hơn thế nữa, đa phần các di tích lại đang hoạt động như những thiết chế tín ngưỡng, do đó không thể áp đặt các đòi hỏi bảo tồn nghiêm ngặt.
- Việc phân loại ứng xử và đưa ra những chỉ dẫn khác nhau về bảo tồn và trùng tu là điều duy nhất khả thi..
- Bảo tồn các di sản kiến trúc đô thị và duy trì các đặc trưng đô thị.
- Quỹ kiến trúc đô thị Hà Nội đang sở hữu 5 thành phần lớn: khu phố Việt truyền thống, khu phố thời thuộc địa, các làng cổ và cũ, quỹ kiến trúc xây dựng sau năm 1954 và các khu vực cảnh quan thiên nhiên nhân văn hoá..
- Khu phố cổ, là một di sản đô thị, có giá trị không hẳn bởi niên đại và cũng không hẳn bởi kiến trúc.
- Chính sự kết hợp ấy đảm bảo dòng chảy tự nhiên và sự hoà nhập với cơ thể đô thị hiện đại..
- Khu phố và các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, rõ ràng là di sản đô thị của Hà Nội, đa dạng về thể loại, phong phú về phong cách, bền lâu về thẩm mỹ, có vai trò đặc biệt trong diện mạo đô thị Hà Nội.
- Cơ hội duy trì vốn liếng kiến trúc này chính là chính sách, các chế độ trong ứng xử.
- Đặc biệt cần giảm thiểu sự thách thức về quy mô và mật độ của các công trình xây xen kẽ..
- Các làng cổ và làng cũ trong cơ thể Hà Nội đặt ra những bài toán cải tạo khó gấp bội so với các thành phần đô thị khác.
- Quỹ kiến trúc hình thành sau năm 1954 khá lớn và rất đa dạng.
- Trong đó các khu xây dựng thời chiến tranh và bao cấp đang trở thành những tồn đọng kiến trúc - lịch sử khó bề giải quyết..
- Cần giữ lại những công trình có giá trị, không nên có thái độ bài xích kiến trúc của giai đoạn lịch sử đặc biệt này..
- Các khung cảnh thiên nhiên nhân văn hoá (đô thị hoá) của Thủ đô, trước tiên là hồ ao và sông ngòi, có vai trò đặc biệt trong cấu trúc hình thái không gian.
- Hà Nội về tổng thể vẫn còn là một cơ thể đô thị chưa hẳn đã tan vỡ, vẫn duy trì được sự chuyển hoá không gian đô thị mềm mại, một khung cảnh đô thị gắn kết.
- Về phương diện hình thái học đô thị, Hà Nội có khuôn mặt của sự chuyển hoá và hoà đồng giữa làng và phố, làm cho Thủ đô ta giàu chất Á Đông.
- Hà Nội đang thiếu một quy hoạch cải tạo khu trung tâm ít nhiều đã định hình, trong khi đó việc xây xen cấy hàng trăm công trình cao tầng và chọc trời sẽ phá nát cơ thể cũ, làm tổn hại đến hình ảnh đô thị chung của thành phố, một khung cảnh hiếm hoi trong dòng chảy cuốn của hiện đại hoá ở Đông Nam Á..
- Hà Nội mở rộng ra 3.340km 2 , có nghĩa là sự phát triển theo bề rộng là chính yếu.
- Song, Hà Nội cũ, để trở thành nhân tố trung tâm phải được chủ trương phát triển thâm canh, kết hợp cải tạo và hiện đại hoá.
- Ngược lại, nhân tố trung tâm có thể trở thành thực thể kiến trúc và lịch sử thiểu năng.
- Sự lan toả từ cái nhân đô thị ấy được củng cố và nâng cao sẽ quyết định tương lai kiến trúc đô thị của Thủ đô.
- Không một cấu trúc đô thị nào khác có thể thay thế được nó..
- Hà Nội hôm nay sở hữu không chỉ hàng nghìn di tích có giá trị lịch sử và văn hoá.
- Hà Nội hôm nay, từ cách nhìn nào đó, đang là một “bảo tàng” kiến trúc đô thị và văn hoá đô thị, đặc trưng cho thời kỳ cận đại, đặc trưng cho sự quá độ kéo dài trong phát triển xã hội, với những khác biệt có xuất xứ Á Đông và từ những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt..
- Nói một cách tổng quát, con đường tự nhiên cho phát triển Hà Nội có lẽ phải là sự kết hợp bảo tồn và duy trì, cải tạo và hiện đại hoá.
- Chỉ như vậy Hà Nội mới có thể vừa hội nhập quốc tế trong phát triển, vừa bảo lưu và tô đậm được những đặc sắc vốn có của mình.
- Và trong cuộc cạnh tranh giữa các đô thị, di sản và bản sắc cũng là một nhân tố đắc lực.