« Home « Kết quả tìm kiếm

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG - HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- B¶O TåN, PH¸T HUY GI¸ TRÞ KHU DI TÝCH TRUNG T¢M HOµNG THµNH TH¡NG LONG - Hµ NéI.
- Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được Uỷ ban Di sản Thế giới công nhận là di sản văn hoá thế giới vào hồi 6h30 ngày 01/8/2010 giờ Việt Nam, bởi Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã đáp ứng được các tiêu chí ii, iii và vi theo Công ước về Di sản Thế giới năm 1972..
- Lịch sử phát triển liên tục của Hoàng thành Thăng Long đã tiếp nhận những ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn trong khu vực và thế giới như Nhật Bản, Đông Á, Tây Á, Phật giáo của Ấn Độ, Nho giáo và Đạo giáo của Trung Hoa, ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, đặc biệt là kiến trúc Pháp với phong cách Tân cổ điển và các nước Đông Âu trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Những ảnh hưởng của các nền văn hoá này không làm mất đi bản sắc văn hoá Việt Nam mà ngược lại, còn làm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam..
- Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ và lắng đọng những giá trị tinh tuý nhất của các nền văn minh lớn của châu Á.
- Nó được phát triển liên tục, lâu dài, là minh chứng tiêu biểu và là cơ hội chưa từng có để nghiên cứu về sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, quy hoạch đô thị và cách thức biểu đạt văn hoá nghệ thuật tại nơi giao thoa của các nền văn hoá Đông Bắc Á, Đông Nam Á, nơi chứng kiến các sự kiện trọng đại trong lịch sử hơn một ngàn năm phát triển của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội và vẫn còn hiện hữu với Thủ đô đang phát triển hôm nay..
- Nhưng vấn đề bảo tồn như thế nào đối với một khu di sản có bề dày lịch sử hơn một ngàn năm liên tục, có các tầng văn hoá chồng xếp lên nhau, lại nằm ở độ sâu dưới lòng đất từ 2m đến 4m trong điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt của Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, ẩm ướt về mùa hè, khô hanh về mùa đông là môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển, trong khi di tích chủ yếu ở độ sâu như vừa nêu trên luôn chịu các tác động của các mạch nước ngầm, nước ngang do các trận mưa thường xuyên gây ngập lụt cục bộ, cộng với độ ồn, độ rung, bụi, khí thải của các phương tiện giao thông gây nên, trong điều kiện môi trường không thuận lợi cho công tác bảo quản các di tích, di vật, kèm theo đó là áp lực xây dựng các công trình trong vùng đệm liền kề với vùng lõi của di sản ở ngay trong trung tâm đô thị của Thủ đô đang phát triển..
- Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội..
- Khu Di sản có diện tích vùng lõi rộng 18,3ha bao gồm khu Trục chính tâm rộng hơn 13,8ha và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu hơn 4,5ha, diện tích được bảo vệ tuyệt đối theo Luật Di sản.
- Vùng đệm của di sản rộng 108ha, tiếp giáp với khu Di sản, lại nằm ngay trong khu trung tâm chính trị Ba Đình cũng cần được quản lý, bảo vệ theo một quy chế nhất định để không làm ảnh hưởng đến vùng lõi của khu Di sản..
- Khu Di sản gồm có một số di tích tiêu biểu như sau:.
- Những di tích trên mặt đất: Cột Cờ, Đoan Môn, thềm điện Kính Thiên, hầm và nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn và các cổng của hành cung thời Nguyễn.
- Hiện đã và đang được bảo tồn theo những nguyên tắc truyền thống như chống nấm mốc, gắn vá, sửa chữa nhỏ mang tính định kỳ..
- Những di tích, di vật nằm dưới mặt đất là các hố khai quật khảo cổ học ở khu vực 18 Hoàng Diệu, và một số điểm thuộc Trục chính tâm của Hoàng thành Thăng Long đang chịu sự tác động của thay đổi môi trường mà bản thân các di vật đã có hàng ngàn năm nằm sâu dưới lòng đất với độ ẩm rất cao và không tiếp xúc với không khí nay đã đưa ra khỏi lòng đất nên đang bị tự tiêu huỷ.
- Các di tích, di vật ở khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu có nguồn gốc từ các chất liệu khác nhau như: xương, đá, gốm, sứ, gạch ngói, gỗ, kim loại, di tồn thực vật.
- Đó là những chất hữu cơ, vô cơ trước đây được lưu giữ trong lòng đất, nay đã xuất lộ, trực tiếp tiếp xúc với không khí, cần được bảo quản như thế nào vẫn là vấn đề rất nan giải, bởi mỗi loại chất liệu, mỗi loại di vật cần có chế độ và quy trình bảo quản riêng, trong điều kiện khí hậu Việt Nam rất khắc nghiệt, trong thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm và lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác bảo quản các di vật này còn rất hạn chế..
- Trong những năm qua, Viện Khảo cổ học đã có nhiều cố gắng trong việc hợp tác nghiên cứu, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế để nhận diện rõ hơn về giá trị khu di sản, thảo luận các phương pháp bảo quản và bước đầu đã tiến hành bảo quản cấp thiết khu di tích đã phát lộ bằng việc làm nhà mái che tạm các hố khai quật, một số lớn di vật được lấy lên từ các hố khác, bảo quản trong kho tạm, một số di vật kim loại, di cốt động thực vật đã được bảo quản theo chế độ riêng, bước đầu đã thu được kết quả nhất định.
- Ở khu vực các hố khai quật, khu vực có nhà mái che đã được chống nấm mốc, chống nước mưa, nước ngầm thường xuyên, một phần được che, đậy để giữ độ ẩm cần thiết khi thời tiết nóng và khô.
- Hàng triệu di vật gồm gạch ngói, chân tảng đá vẫn để ngoài trời chưa có kho bảo quản.
- Những di vật này thường xuyên chịu tác động trực tiếp của môi trường tự nhiên, đã và đang tự xuống cấp cũng cần được bảo quản trong kho để lưu giữ phục vụ công tác nghiên cứu và phát huy giá trị lâu dài..
- Như vậy, vấn đề bảo quản cấp thiết, tạm thời đã và đang thu được kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, thực tế di vật và các di tích vẫn trong tình trạng nguy hiểm nếu không có thiết bị bảo quản phù hợp và đúng quy trình.
- Bảo quản và phát huy giá trị khu di sản lâu dài vẫn là vấn đề nan giải bởi chúng ta đang thiếu cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng bảo quản.
- Trong một số hội thảo, hội nghị và cả trong những phương hướng nghiên cứu quy hoạch bảo tồn trước do các cơ quan khác nhau được giao nhiệm vụ thực hiện cũng đã đưa ra những ý tưởng bảo tồn như làm nhà mái che có thiết bị bảo quản hợp lý để chống nấm mốc, hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng, độ rung, nước ngầm, độ ẩm<.
- Viện Khảo cổ học đã thí điểm lấp cát ở hố A5 để bảo quản di vật ngay trong lòng đất.
- bảo quản nhưng chỉ thống nhất trên nguyên tắc: lấp cát một số hố khai quật còn lại, làm nhà mái che một số hố (bảo tàng di tích tại chỗ), nhưng trên thực tế vẫn chưa thống nhất được về quy mô bảo tồn như thế nào, lấp cát ở những khu vực nào? Làm nhà mái che ở những khu vực nào? Nguyên nhân chính là khu di tích vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phân loại di vật và chưa có một quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết để thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản trước mắt và lâu dài.
- Mặt khác, nguồn kinh phí đầu tư cho bảo tồn (bảo tàng di tích tại chỗ), kinh nghiệm quản lý, lực lượng cán bộ chuyên môn, chuyên sâu về lĩnh vực bảo quản di vật còn rất hạn chế..
- Như vậy, công tác bảo tồn Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long vẫn trong giai đoạn vừa cấp thiết, vừa lâu dài, và đang trong quá trình nghiên cứu..
- Để giải quyết những vấn đề này chúng ta cần có kế hoạch đồng bộ và lâu dài.
- Trước hết, đối với những di tích trên mặt đất cần được bảo tồn nguyên trạng tại chỗ, chủ yếu là chống rêu mốc, độ ẩm và xói mòn trong điều kiện tự nhiên (đối với Đoan Môn, Hậu Lâu, Cửa Bắc, Cột Cờ, thềm điện Kính Thiên và các di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ)..
- Đối với các di tích và di vật còn nằm trong hố khai quật cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu theo hướng liên ngành, đa ngành và liên cơ quan trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế theo hướng song phương và đa phương.
- Nhưng vấn đề là ở chỗ nếu chờ nghiên cứu xong thì nhiều di vật đã bị xuống cấp hoặc đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại hoặc do tác động của ánh sáng, độ ẩm và sự thay đổi của môi trường (từ môi trường trong lòng đất, độ ẩm cao, không tiếp xúc với không khí hàng ngàn năm, nay tiếp xúc với không khí, môi trường khí hậu thay đổi)..
- Như vậy, di tích di vật đã và đang trong tình trạng tự tiêu huỷ theo thời gian mà nó tiếp xúc với môi trường mới trong khi các cơ quan nghiên cứu còn đang trong quá trình thảo luận về phương hướng và quy mô bảo tồn.
- Những di tích, di vật trong các hố khai quật cần được bảo tồn theo hai hướng: lấp cát một số khu vực.
- làm nhà mái che có thiết bị bảo quản để bảo quản hiện vật tại chỗ và phục vụ khách tham quan..
- Về nguyên tắc bảo tồn những hố khai quật theo hai hướng được sự đồng thuận cao trong các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế nhưng vấn đề ở đây còn là ở chỗ: lấp cát ở hố nào, bảo tồn tại chỗ (bảo tàng di tích tại chỗ) những khu vực nào thì vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng.
- Trên thực tế công tác nghiên cứu dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn trong giai đoạn đầu (do nhiều nguyên nhân).
- Nguyên nhân về kinh phí đầu tư, nguyên nhân về phương pháp và lực lượng nghiên cứu còn chưa đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ.
- Như vậy, việc hợp tác đa ngành, liên ngành ngay trong các nhà nghiên cứu trong nước cũng cần được xem xét và tổ chức lại sao cho có hiệu quả.
- Nếu phương án lấp cát một số hố khai quật được đặt ra và thực thi thì cũng cần hoàn thành cơ bản công tác nghiên cứu vì một khi đã lấp cát thì điều kiện để nghiên cứu, điều kiện để tìm hiểu sâu thêm về khu di tích, di vật đó cũng rất hạn chế.
- Giải quyết mối quan hệ giữa nghiên cứu để bảo tồn.
- bảo tồn, bảo quản để phục vụ nghiên cứu trước mắt và lâu dài cần được giải quyết thoả đáng..
- Trong đề xuất của Hội thảo khoa học năm 2004 do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì đã đề xuất: cần thành lập Ban Quản lý di tích Hoàng thành Thăng Long với yêu cầu cơ quan này có nhiệm vụ chuyên môn Bảo tồn và phải có năng lực tổ chức, tập hợp đội ngũ các nhà nghiên cứu đa ngành, liên ngành và có khả năng tiếp nhận các hợp tác quốc tế.
- Đến nay, vấn đề này đã và đang được thực hiện.
- Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội trực thuộc Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội được thành lập vào cuối năm 2006 đã bắt đầu tập.
- hợp các nhà nghiên cứu trong nước và hợp tác với nước ngoài.
- Cùng với những hoạt động này là vấn đề đào tạo cán bộ theo các hướng: đào tạo bồi dưỡng tại chỗ trong quá trình làm việc và nghiên cứu, đào tạo dài hạn đối với cán bộ trẻ trong nước, ưu tiên đào tạo ở nước ngoài những lĩnh vực mà chúng ta còn chưa có kinh nghiệm..
- Đối với các di vật đã đưa khỏi hố khai quật hiện đang được nghiên cứu phân loại và bảo quản tại các kho tạm và rất nhiều các di vật là gạch, ngói, đá đang để ngoài trời cũng cần có kho bảo quản và phương pháp bảo quản hợp lý.
- Hiện tại chúng ta đang trong giai đoạn nghiên cứu, phân loại, chỉnh lý, nhưng nếu không có khu vực kho bảo quản thích hợp, đủ tiêu chuẩn, phù hợp với từng chất liệu hiện vật như gỗ, đá, kim loại, di tồn thực vật<.
- cũng sẽ góp phần tự huỷ hoại di vật.
- Nhiệm vụ bảo quản hàng triệu di vật này cũng rất nặng nề.
- Trước mắt cần có kế hoạch xây dựng kho bảo quản di vật ngay trong khu Hoàng thành theo hướng kho mở để vừa phục vụ khách tham quan, vừa phục vụ công tác nghiên cứu..
- Trong một số cuộc hội thảo và đề án bảo tồn trước đây của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, của Viện Bảo tồn Di tích Trung ương, một số ý kiến nhà khoa học đã đề nghị một số phương án cụ thể, như lấp cát cơ bản khu C, D, bảo tồn tại chỗ khu A, B..
- Đây có lẽ đã là thời điểm để chúng ta cần bàn thảo và đi đến thống nhất phương án bảo tồn, phạm vi bảo tồn tại chỗ và lấp cát.
- Kể từ khi phát lộ khu Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đến nay đã gần 8 năm, nhiều phương án đã đưa ra bàn thảo nhưng vẫn còn nằm trên giấy trong khi hàng triệu di vật đang tự phá huỷ từng ngày từng giờ.
- Nếu cứ tiến hành công tác nghiên cứu, bảo tồn như hiện nay, số lượng cán bộ chủ yếu là Viện Khảo cổ học và nguồn kinh phí đầu tư như hiện tại thì Khu di tích khó tránh khỏi nguy cơ thất thoát di vật và chúng ta sẽ có tội lỗi với tiền nhân - bởi di sản đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới..
- Để gìn giữ lâu dài khi chúng ta chưa đủ điều kiện bảo quản, bảo tồn tốt, tôi xin kiến nghị tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác kiểm kê, bảo quản những di vật đã lấy ra khỏi lòng đất..
- Nghiên cứu và lấp cát những khu vực có nguy cơ tự tiêu huỷ cao - tập trung bảo tồn thí điểm một số hố khai quật - theo tôi trong tình trạng như hiện nay nên tập trung bảo tồn khu A, khu B, một phần khu C, một phần khu D.
- Còn lại tạm thời lấp cát khoảng 50% diện tích đã khai quật..
- Trong một số lần thảo luận với các chuyên gia Nhật Bản, họ cũng đã giới thiệu kinh nghiệm lấp cát của Nhật để đảm bảo việc bảo quản hiện vật, di vật trong lòng đất.
- Khi cần và có đủ điều kiện họ lại tái khai quật khu vực lấp cát.
- Tại khu di tích Nara Nhật Bản với diện tích khai quật khảo cổ gần 50ha, sau khi đã nghiên cứu và tư liệu hoá một cách khoa học, các chuyên gia Nhật đã cho lấp cát gần như toàn bộ.
- Phía trên mặt đã lấp cát họ đã tái tạo không gian phế tích kiến trúc để du khách hiểu về di sản.
- Có thể đây sẽ là một hình mẫu mà chúng ta có thể áp dụng cho khu vực Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu.
- Thời gian đã quá dài (gần 8 năm) kể từ khi phát lộ, nếu chúng ta tiếp tục kéo dài thời gian nghiên cứu, tiếp tục phương pháp bảo quản tạm thời, bảo quản cấp thiết như hiện tại thì di vật sẽ bị tự tiêu huỷ vì nó không còn được bảo vệ như vốn có của nó đã nằm trong lòng đất hàng mấy thế kỷ..
- Mặt khác, sau khi Khu di tích được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, chúng ta đã và đang phải tổ chức cho khách tham quan vào khu di tích.
- Nếu cứ kéo dài tình trạng bảo quản, bảo tồn như hiện nay sẽ rất phản cảm.
- Bởi hiện tại chưa thể cho phép du khách tới xem tất cả các khu vực đã khai quật và cũng không thể tổ chức tham quan tất cả các khu vực khi chúng ta chưa chuẩn bị đủ điều kiện để du khách được tiếp cận với di vật trong các hố khai quật.
- Uỷ ban Di sản Văn hoá Thế giới luôn khuyến cáo chúng ta về số lượng khách tham quan di tích sao cho phù hợp để không làm tổn hại đến di sản.
- Đây chính là bài toán cần phải giải để cân bằng giữa nhu cầu của khách tham quan với khả năng tiếp đón, khả năng bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài của di sản..
- Hiện nay, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn nghiên cứu quy hoạch chung cho Trung tâm Chính trị Ba Đình với tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch Công viên Lịch sử Văn hoá của khu vực Hoàng thành Thăng Long.
- Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã giao cho Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội làm chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long với tỷ lệ 1/500.
- Thời gian nghiên cứu lập quy hoạch được tiến hành là hai năm (710 ngày), không kể thời gian trình xin ý kiến các cơ quan quản lý.
- Yêu cầu của quy hoạch chi tiết là phải khớp với quy hoạch chung của Khu chính trị Ba Đình, sản phẩm của Dự án quy hoạch phải làm rõ 3 nội dung:.
- Đồ án quy hoạch;.
- Quy chế quản lý và phát huy giá trị lâu dài..
- Nhưng chúng ta đang đứng trước một khó khăn lớn: Khu di tích chưa được quy hoạch nhưng Nhà Quốc hội đã được khởi công xây dựng từ 12/10/2009 với chiều cao trên 30m đang là thách thức đối với các nhà chuyên môn khi quy hoạch và phục hồi di sản.
- Bởi khu vực này cần có sự thống nhất hài hoà chung trong một không gian văn hoá - lịch sử, vì trong khu Trung tâm Chính trị Ba Đình có nhiều công trình kiến trúc và di tích quan trọng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch và nhiều công trình kiến trúc của Pháp mang phong cách tân cổ điển..
- Đối với khu vực di tích còn chưa xuất lộ, cần có kế hoạch nghiên cứu cụ thể để làm sáng rõ hơn diện mạo kiến trúc của Khu Trung tâm, Trục chính tâm của Hoàng thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử (Lý - Trần - Lê).
- Đây là khu vực đặc biệt quan trọng của di sản, ngoài một vài hố thám sát ở gần cổng Đoan Môn và Hậu Lâu chúng ta chưa có điều kiện để nghiên cứu và tìm hiểu về khu vực này.
- Không gian của sân Đan Trì, sân Long Trì, ao hồ, các công trình kiến trúc khu vực điện Kính Thiên đang cần câu trả lời.
- Trong khuyến nghị của ICOMOS đã đề cập đến vấn đề tăng cường khai quật khảo cổ, nghiên cứu và bảo tồn khu vực này..
- Nhưng khai quật khảo cổ học những phần diện tích còn lại trong khu di tích phải tuân theo nguyên tắc: có kế hoạch chi tiết, không khai quật ồ ạt, có sự hợp tác đa ngành, liên ngành và không loại trừ hợp tác quốc tế trong quá trình khai quật khu vực còn lại hiện nay cần làm sáng tỏ những dấu tích kiến trúc là những cung điện, lầu gác và diện mạo của Trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử, gắn kết chặt chẽ giữa khai quật khảo cổ với nghiên cứu, bảo tồn di sản..
- Đối với việc nghiên cứu, phục dựng các di tích đã từng tồn tại và ghi chép trong các bộ chính sử cũng cần đặt ra và thảo luận để từng bước tiến hành.
- Hiện nay, việc phục dựng những di tích, di vật còn có nhiều ý kiến khác nhau.
- Nhiều ý kiến nghiêng về phục dựng các công trình kiến trúc của các thời Lý - Trần - Lê mà không chú ý thoả đáng đến các di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Nhưng cũng không ít ý kiến nghiêng về giữ quá nhiều công trình, di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Nếu thực hiện một trong hai ý kiến này thì diện mạo Khu di sản rất khác nhau nên rất cần thảo luận và thống nhất sao cho thật hài hoà, làm tôn thêm giá trị của Khu di sản có bề dày lịch sử hơn một ngàn năm này.
- nghiên cứu về khu vực điện Kính Thiên, sân Long Trì.
- Đối với các khu vực này cần có các bước khai quật thăm dò, tập hợp tài liệu, phục dựng bằng kỹ thuật 3D, 4D, trên cơ sở đó xin ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học của nhiều lĩnh vực để hoàn thiện phương án phục dựng bằng mô hình rồi từ đó phỏng dựng điện Kính Thiên thời Lê sơ trong tương lai khi thay đổi cứ liệu khoa học là điều kiện cần thiết..
- Trong khu vực Trục chính tâm của di tích còn có rất nhiều công trình xây dựng thời thuộc Pháp và cả thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đối với những công trình này, có một số công trình là di tích tiêu biểu trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, cũng có công trình mang dấu ấn của một giai đoạn kiến trúc thời kỳ tân cổ điển của Pháp cần được nghiên cứu theo hướng bảo tồn những di tích, những công trình nào có giá trị, hạ giải một số công trình không tiêu biểu, ít giá trị.
- để khi cần phục dựng hoặc trưng bày phục vụ khách tham quan di tích làm cho khách tham quan vẫn hiểu được, biết được diện mạo của Khu di tích chưa trùng tu, tôn tạo..
- Bảo tồn và phát huy giá trị di vật có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý Khu di tích.
- Vì vậy, khâu quản lý di tích, quản lý quy hoạch là một trong những khâu rất quan trọng.
- Năng lực quản lý của Trung tâm phải được nâng cao về khả năng chuyên môn, với bộ máy quản lý phù hợp, quản lý và điều tiết lượng khách tham quan Khu di tích một cách hợp lý cũng chính là bảo vệ và bảo tồn phát huy giá trị di tích được lâu bền.
- Điều tiết, tổ chức cho du khách tham quan di tích hợp lý để tránh sự ùn tắc, sự phá hoại do vô tình hay cố ý của du khách được giảm thiểu ở mức thấp nhất những rủi ro cũng góp phần vào việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị Khu di tích lâu dài..
- Trước mắt, Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học nghiên cứu và đưa những hiện vật tiêu biểu ra trưng bày để phục vụ du khách trong nước và quốc tế trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Đây cũng chính là dịp chúng ta công bố những kết quả bảo tồn, bảo quản và phát huy giá trị di tích thông qua những di vật tiêu biểu của các thời kỳ lịch sử Lý - Trần - Lê trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- Bảo tồn Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là một vấn đề vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, đang đòi hỏi sự góp sức của nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, của cộng đồng dân cư và sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế và đặc biệt cần sự chỉ đạo tập trung, thống nhất huy động và sử dụng tốt nhất những nguồn lực trong nước và sự hỗ trợ quốc tế về nhân lực, tài lực.
- Trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, đầu tư lực lượng cán bộ làm công tác chuyên môn và rất chú trọng đào tạo cán bộ trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài của di tích.