« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 92/2013/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020


Tóm tắt Xem thử

- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
- PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN .
- Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;.
- Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn gồm các nội dung sau:.
- Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú.
- phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện.
- trước mắt tập trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh..
- a) Giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 100%, cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015.
- phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện;.
- b) Nâng công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hiện có công suất sử dụng giường bệnh thấp đạt 60% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;.
- c) Giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao.
- d) Tăng số giường bệnh công lập trên phạm vi cả nước phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, trong đó ưu tiên đối với 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi..
- Các chuyên khoa có công suất sử dụng giường bệnh quá cao, ưu tiên 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi..
- a) Giai đoạn Tập trung ưu tiên đầu tư các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;.
- b) Giai đoạn Tiếp tục đầu tư cho các bệnh viện thuộc phạm vi Đề án từ trung ương đến địa phương..
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
- a) Đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng các bệnh viện thuộc phạm vi Đề án, đến năm 2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh;.
- b) Tiếp tục cải tạo, mở rộng và từng bước hiện đại hóa khoa khám bệnh của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao ở tuyến trung ương và tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;.
- c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện của cả nước và của từng địa phương nhằm bảo đảm cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020.
- Trước hết, ưu tiên tăng thêm số giường bệnh ở tuyến tỉnh cho 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi..
- Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh.
- a) Ưu tiên thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm bệnh viện hạt nhân.
- đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân.
- phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 bệnh viện, khoa vệ tinh trở lên;.
- b) Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh nhằm từng bước giảm số lượng người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên thông qua hoạt động: Đào tạo cán bộ y tế và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các bệnh viện vệ tinh.
- tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh thông qua hệ thống công nghệ thông tin..
- Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình lồng ghép với các cơ sở y tế sẵn có để tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người dân và gia đình họ.
- Trước mắt, từ năm 2013 đến năm 2015, thí điểm thành lập mạng lưới phòng khám bác sỹ gia đình tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương..
- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện.
- a) Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện.
- Trước mắt tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao.
- cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp, cân đối giường bệnh giữa các chuyên khoa trong bệnh viện để tăng giường bệnh cho các chuyên khoa đang có công suất sử dụng giường bệnh quá cao;.
- b) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- tăng cường điều trị ngoại trú để giảm số người điều trị nội trú, giảm số ngày điều trị nội trú trung bình một cách hợp lý tại các bệnh viện quá tải;.
- c) Tiếp tục thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến dưới..
- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách: Hỗ trợ bệnh viện vệ tinh.
- chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa thông qua hệ thống công nghệ thông tin..
- a) Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các quy định khám bệnh, chữa bệnh.
- nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các hoạt động giảm quá tải bệnh viện;.
- KINH PHÍ THỰC HIỆN.
- Ưu tiên tập trung các nguồn vốn thực hiện Đề án:.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung;.
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
- vốn trái phiếu chính quyền địa phương;.
- Nguồn kết dư Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (nếu có) để đầu tư trang thiết bị y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế;.
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Bộ Y tế a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền: Đề án thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, ưu tiên cho 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
- đề án thí điểm xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.
- Đề án quản lý chất lượng bệnh viện.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện của các chuyên khoa ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi;.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương xây dựng kế hoạch ngân sách hằng năm triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;.
- c) Chỉ đạo các bệnh viện tuyến trung ương thực hiện các nội dung của Đề án;.
- d) Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện Đề án..
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- a) Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn của địa phương;.
- b) Bố trí ngân sách địa phương, huy động vốn đầu tư phát triển, trái phiếu chính quyền địa phương để thực hiện đầu tư phát triển bệnh viện phù hợp với quy hoạch mạng lưới y tế địa phương nhằm đạt mục tiêu giảm quá tải bệnh viện;.
- c) Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Y tế kết quả thực hiện Đề án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ..
- Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
- a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Tài chính cân đối vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn .
- huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện Đề án.
- thống nhất danh mục và mức vốn đầu tư của Đề án hàng năm;.
- b) Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án..
- a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế để bố trí dự toán chi sự nghiệp y tế, vốn ODA chi thường xuyên cho các Đề án thuộc Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn trong đó ưu tiên bố trí cho Đề án thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh.
- Bổ sung ngân sách có mục tiêu cho thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện các Đề án thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh tại các địa phương khác;.
- Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế cho các bệnh viện tuyến dưới, ưu tiên đối với các bệnh viện vệ tinh..
- a) Chủ trì, phối hợp Bộ Y tế xem xét việc mở mã ngành đào tạo bác sỹ gia đình theo quy định của Luật giáo dục;.
- b) Phối hợp Bộ Y tế chỉ đạo các Trường đại học, cao đẳng Y dược tăng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo một số chuyên ngành y, dược phục vụ cho mục tiêu giảm quá tải bệnh viện..
- Phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh chủ động, tạo lòng tin và sự ủng hộ của người dân đối với việc thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn .
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
- a) Căn cứ thực trạng quá tải bệnh viện của địa phương để xem xét, quyết định việc xây dựng và thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện;.
- b) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện đầu tư phát triển bệnh viện và nâng cao năng lực chuyên môn cho các bệnh viện.
- Bố trí ngân sách để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng nhân lực cho các bệnh viện vệ tinh thuộc phạm vi quản lý của địa phương..
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./..
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;.
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;