intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kết quả nghiên cứu vê cây ngô ở viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

97
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở Tây Nguyên đã khẳng định cây ngô lai rất có ưu thế trên đất lúa mùa khô ở các tỉnh này. Hiện nay Viện đang tập trung vào các nghiên cứu về giống và gói kỹ thuật phục vụ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang thâm canh ngô ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kết quả nghiên cứu vê cây ngô ở viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NGÔ<br /> Ở VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM<br /> Trần Kim Định, Nguyễn Hữu Để, Phạm Văn Ngọc, Bùi Xuân Mạnh<br /> Tóm tắt<br /> Trong khoảng thời gian 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, Viện Khoa học Kỹ<br /> thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) với nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ sản xuất nông<br /> nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã có một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng cho cây<br /> ngô. Giai đoạn từ 1975 đến 1990 các nghiên cứu tập trung vào cải thiện các giống<br /> ngô thụ phấn tự do với các giống ngô Thái sớm, Đà Lạt 11, HL24, HL31. Giai đoạn<br /> 1990 đến 2000 chủ yếu là các nghiên cứu chọn tạo các giống lai không qui ước,<br /> trong đó giống LS8, BL8 đã có đóng góp vào sản xuất ở những năm đó. Từ năm<br /> 2000 đến nay, các nghiên cứu về giống, kỹ thuật tập trung hoàn toàn vào các giống<br /> lai qui ước. Các giống ngô lai đơn V98-1, V98-2, V118, VN25-99 và MN-1 đã được<br /> công nhận và tham gia vào sản xuất với kết quả khả quan. Công nghệ sinh học cũng<br /> đã và đang được áp dụng triển khai trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống lai,<br /> trong đó giống lai đơn chịu hạn MN-1 là kết quả bước đầu của việc ứng dụng kỹ<br /> thuật này. Các nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở Tây Nguyên<br /> đã khẳng định cây ngô lai rất có ưu thế trên đất lúa mùa khô ở các tỉnh này. Hiện<br /> nay Viện đang tập trung vào các nghiên cứu về giống và gói kỹ thuật phục vụ chuyển<br /> đổi đất lúa kém hiệu quả sang thâm canh ngô ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.<br /> <br /> 1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC<br /> 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới<br /> Xu hướng phát triển cây ngô trên thế giới có những thay đổi đáng chú ý, năm 2001,<br /> diện tích là 140,20 triệu ha, năng suất trung bình 4,3 tấn / ha và tổng sản lượng 600 triệu<br /> tấn; Năm 2010, tương ứng đạt 155,93 triệu ha, 5,35 tấn/ ha, và 835 triệu tấn, trong đó các<br /> nước đang phát triển đóng góp vào 383,6 triệu tấn (45,9%) (FAOSTAT, 2012). , trong<br /> khi diện tích ngô của khu vực này chiếm khoảng 73% / tổng diện tích ngô thế giới<br /> (Prasanna, 2011), các nước phát triển đạt 415,40 triệu tấn (54,1%). USDA (2011) ước<br /> tính rằng trên thế giới sản xuất ngô niên vụ 2011/2012 đạt 876 triệu tấn, tăng 3,8 % so<br /> với năm 2010. Theo USDA (2/2014), niên vụ 2013/2014 sản lượng ngô đạt 1.065,22 triệu<br /> tấn, tăng lên 89,18 triệu tấn so với 2011/2012, tăng 114,69 triệu tấn so với 2012/2013. Và<br /> ngô nhập khẩu 2013/2014 tăng lên 3,2 triệu tấn cho Liên minh châu Âu (EU), Ai Cập,<br /> Hàn Quốc, Mexico và Việt Nam, nhưng xuất khẩu tăng lên ở Nga, thấp nhất 1,0 triệu tấn<br /> ở Argentina, 0,5 triệu tấn cho Liên minh châu Âu và Ấn Độ (Veldboom và Lee, 1996).<br /> Như vậy, diện tích trồng ngô của thế giới có xu hướng giảm, nhưng sản lượng lại có xu<br /> hướng tăng. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất ngô hàng năm trung bình trên thế giới trong<br /> giai đoạn 2000 - 2008 là: 2,2% diện tích, 2,3% về sản lượng và 4,9% về năng suất<br /> (Monsanto, 2007) (Hình 1). Dự báo từ năm 2011 đến năm 2050, nhu cầu về ngô ở các<br /> nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi, và đến năm 2025 ngô sẽ trở thành cây trồng có nhu<br /> cầu sản xuất lớn nhất trên toàn cầu và ở các nước đang phát triển (CIMMYT, 2011).<br /> <br /> Sản lượng ngô toàn cầu (triệu tấn)<br /> <br /> Hình 1. Sản lượng ngô toàn cầu và dự đoán nhu cầu đến năm 2030 (Mosanto, 2007)<br /> <br /> Trong số tất cả các quốc gia trồng ngô, Hoa Kỳ (Mỹ) luôn chiếm vị trí đầu về diện<br /> tích và sản lượng ngô, là một trong những quốc gia có năng suất ngô cao (> 9,6 tấn/ ha),<br /> gần như gấp đôi so với trung bình thế giới (5,2 tấn / ha) (FAOSTAT, 2012). Niên vụ<br /> 2013/2014 ước tính đạt 353,71 triệu tấn, tăng 39,77 triệu tấn so với niên vụ 2011/12, và<br /> 79,89 triệu tấn so với niên vụ 2012/2013 (USDA, 2014). Tiếp theo là Brazil với sản<br /> lượng ngô 70 triệu tấn và Ấn Độ trong năm 2014 chạm kỷ lục 25 triệu tấn (USDA, 2014).<br /> Ở châu Á, diện tích trồng ngô của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới và năng<br /> suất ngô trung bình cao hơn trung bình của toàn cầu. Trong năm 2013, sản lượng ngô của<br /> Trung Quốc ước tính là khoảng 211 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 2012 với diện<br /> tích 35,1 triệu ha, tăng 1,51 triệu ha so với bình quân năm 2012 (Beijing Shennong.,<br /> 2014). Trong niên vụ 2013/2014 sản lượng ngô ở Trung Quốc dự kiến 217,1 triệu tấn. Ở<br /> Ấn Độ, hàng năm, 25% sản lượng ngô được sử dụng làm thực phẩm, 61% cho chăn nuôi<br /> và 13% để sản xuất công nghiệp xăng và 1% phục vụ các ngành công nghiệp chế biến<br /> khác (DMR, 2012). Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2012) đánh giá, trong niên vụ 20102011, diện tích trồng ngô Ấn Độ vươn lên đứng thứ 4 (8,6 triệu ha) và thứ 7 về sản lượng<br /> ngô (20,5 triệu tấn), tuy nhiên, năng suất bình quân đạt 2,4 tấn / ha (Hình 2) thấp hơn so<br /> với năng suất trung bình của thế giới (5,14 tấn / ha). Nhu cầu ngô ở Ấn Độ dự báo sẽ cần<br /> 30 triệu tấn vào năm 2020, 40 triệu tấn vào năm 2030 (Sai Kumar, 2012).<br /> <br /> Hình 2. Sản xuất ngô của Ấn Độ từ 1990-2013 (The India Maize Summit, 2013).<br /> <br /> Gần 90 % sự gia tăng hàng năm về sản xuất ngô sẽ diễn ra ở các nước đang phát<br /> triển. Đây là mức tăng đặc biệt mạnh mẽ phục vụ chăn nuôi, từ 55 % trong thời kỳ<br /> <br /> 2005/07 đến 68 %/năm 2050, trong khi đó ngô cũng sẽ là cây lương thực quan trọng ở<br /> vùng Phụ cận Sahara (subSaharan) châu Phi và Mỹ Latin, vùng có nhiều nước vẫn còn có<br /> chỗ cho khu vực mở rộng.<br /> Dự kiến năm 2050, sản lượng ngô sẽ đạt 1.178 triệu tấn (Hình 3), diện tích thu<br /> hoạch 194 triệu ha (với mức tăng trưởng hàng năm khu vực có mưa là 0,65% / năm, có<br /> tưới 0,2% /năm) và năng suất 6,1 tấn/ha (khu vực có mưa là 5,65 tấn/ha, khu vực có tưới<br /> 7,43 tấn/ha) (FAOSTAT, 2012). Nhu cầu toàn cầu tăng mạnh, dự kiến sẽ duy trì ở mức<br /> tương đối cao, sản lượng hàng năm đã tăng trung bình 1,4% mỗi năm, khu vực tăng trung<br /> bình 0,4% mỗi năm, và sản lượng được dự báo sẽ tăng lên 1.016 triệu tấn vào năm<br /> 2018/19, so với 948 triệu tấn so với niên vụ 2013/2014 (Bảng 1), và tiêu thụ đa dạng hóa,<br /> khoảng 48% đối với thức ăn chăn nuôi (Hình 4) (IGC, 2013).<br /> <br /> Hình 3. Dự báo sản xuất ngô thế giới đến 2050 (IGC, 2014)<br /> Bảng 1. Cung cầu trung hạn và tóm tắt nhu cầu ngô của thế giới<br /> Thay đổi năng suất/năm<br /> Bình quân<br /> Trước<br /> Chỉ tiêu / năm<br /> <br /> Bình quân<br /> 5 năm<br /> <br /> Năng suất (tấn/ha)<br /> Diện tích (triệu/ha)<br /> Sản lượng (triệu tấn)<br /> Tiêu thụ (triệu tấn)<br /> <br /> Nguồn: IGC (2013)<br /> <br /> 1.2 Tình hình sản xuất ngô trong nước<br /> Sản xuất ngô ở Việt Nam từ 1990 đến nay có những bước nhảy vượt bậc về diện<br /> tích năng suất và tổng sản lượng, nhờ việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản<br /> xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Năm<br /> 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha ngô, năm 2007 giống<br /> lai đã chiếm khoảng 90% trong tổng số > 1 triệu ha. Năng suất ngô của Việt Nam tăng<br /> nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm<br /> 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm<br /> 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73%<br /> (36/49 tạ/ha) và năm 2007 đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha), 2009 đạt 78,46% (40,8/52,0 tạ/ha).<br /> <br /> Sản xuất ngô trong năm 2010 đạt 1.112.000 ha với năng suất bình quân 46,06<br /> tạ/ha và tổng sản lượng 4,620 triệu tấn (Hội nghị phi sinh học về Chọn tạo ngô chống<br /> chịu để tăng thu nhập và an ninh lương thực của người nghèo ở Nam và Đông Nam Á),<br /> trong năm 2012 sản lượng ngô đạt 4,97 triệu tấn (FAOSTAT, 2012), và trong năm 2013<br /> ước tính sẽ đạt tới 5,2 triệu tấn (Ministry of Industry and Trade of Vietnam, 2013)(Hình<br /> 4). Hiện nay, sản lượng ngô của Việt Nam đạt 62% so với mục tiêu vào năm 2015 và gần<br /> 50% so với mục tiêu vào năm 2020, nghĩa là sản xuất không đủ nhu cầu (NMRI, 2009).<br /> Tình trạng cung không đủ cầu ngô ở Việt Nam còn kéo dài. Theo Bộ Nông nghiệp<br /> và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam năm 2013, nước ta<br /> phải nhập khẩu 2,19 triệu tấn ngô từ Ấn Độ, Brazil, Argentina, Campuchia, Lào và Thái<br /> Lan, tăng 35,6% về lượng và 34,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012 (IAS, 2013). Ngô<br /> tiếp tục đóng một vai trò ngày càng quan trọng, góp phần chuyển đổi nhanh chóng về cơ<br /> cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, phát triển an toàn, bền vững và đa<br /> dạng. Vì vậy, đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng suất,<br /> chất lượng giống, quy trình canh tác, ứng dụng cơ giới hóa, tưới tiêu để nâng tổng sản<br /> lượng ngô sản xuất tại Việt Nam.<br /> <br /> Hình 4. Sản xuất ngô ở Việt Nam từ 1975-2013 ( Tổng cục thống kê, 2015)<br /> <br /> Sản xuất ngô ở các tỉnh phía Nam<br /> Với hơn một triệu hecta diện tích trồng ngô trên 7 địa bàn sinh thái của cả nước thì<br /> các tỉnh miền Nam chiếm khoảng 48% diện tích trên 4 vùng sinh thái và 55% tổng sản<br /> lượng hàng năm. Giữa 4 vùng sinh thái thuộc các tỉnh phía nam (Duyên Hải Trung Bộ,<br /> Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long) có sự khác biệt rất lớn về<br /> điều kiện sinh thái, đất đai và kinh tế xã hội. Ngô ở các tỉnh phía Nam chủ yếu được sản<br /> xuất theo hướng hàng hóa và có tầm quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Tuy vậy, đầu tư<br /> cho nghiên cứu về cây ngô ở các tỉnh phía Nam rất hạn chế cả về nhân lực và tài lực.<br /> Hiện trạng về sản xuất ngô ở các tỉnh phía Nam có diễn tiến gần giống như tình hình<br /> chung của cả nước, đã có những thay đổi khá sâu sắc từ những năm sau 1990. Năng suất<br /> và sản lượng ngô kể từ sau năm 1990 đã tăng rất nhanh nhờ ứng dụng các giống lai năng<br /> suất cao vào sản xuất. Các giống lai nhập nội cùng với giống lai của một số cơ quan trong<br /> nước, đứng đầu là Viện Nghiên cứu ngô, đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo ngành trồng<br /> <br /> ngô, tạo bước tiến lớn về năng suất ngô của cả nước cũng như các tỉnh phía Nam. Tuy<br /> nhiên, so với nhiều nước khác tên thế giới, năng suất ngô ở các tỉnh phía Nam vẫn chỉ ở<br /> mức rất khiêm tốn. Với sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi, nhu cầu ngô hạt của<br /> ngành này tăng nhanh hơn mức phát triển về sản lượng ngô ở nước ta. Vì vậy, hiện nay<br /> ngành chề biến thức ăn gia súc vẫn phải nhập khoảng 4 triệu tấn ngô hạt để bù đắp cho<br /> thiếu hụt này. Vấn đề là phải khai thác được các tiềm năng này để tăng sản lượng nhằm<br /> trước mắt giảm nhập khẩu ngô hạt. Công tác nghiên cứu trong 40 năm qua của IAS chủ<br /> yếu hỗ trợ cho việc phát huy tiềm năng cây ngô đã và đang được tập trung với các nghiên<br /> cứu theo hai hướng chủ đạo: nông học và chọn tạo giống.<br /> 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT<br /> NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM<br /> 2.1. Các nghiên cứu chọn tạo giống thụ phấn tự do và giống lai không qui ước<br /> Các giống cải thiện và lai không qui ước có vai trò quan trọng trong giai đoạn sản<br /> xuất còn chưa phát triển. Sau năm 1975 các giống ngô được IAS phát triển bằng phương<br /> pháp cải tiến quần thể gồm có Thái sớm, Đà Lạt 11, HL24, HL36. Các giống này cùng<br /> với giống TSB1 (gốc là Suwan1) đã có vai trò quan trọng trong sản xuất ngô ở các tỉnh<br /> phía Nam. Trong khoảng thời gian rất ngắn, từ năm 2000 đến 2005 hai giống lai không<br /> qui ước LS8, BL8 đã được ứng dụng rất nhanh trong sản xuất và phải nhường chỗ cho<br /> giống ngô lai đơn kể từ năm 2007. Các giống cải thiện và lai không qui ước có tiềm năng<br /> năng suất hạn chế nhưng dễ trồng, giá hạt giống rất thấp là lựa chọn thích hợp cho giai<br /> đoạn phát triển của những năm đầu sau 1975, tương tự với các nước khác trong khu vực.<br /> 2.2. Nghiên cứu chọn tạo giống lai qui ước<br /> Khoảng thời gian từ 2000 đến nay Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền<br /> Nam tập trung nhiều hơn vào việc chọn tạo các giống lai đơn với mục đích đưa ra sản<br /> xuất ở các tỉnh phía Nam. Các lai đơn V98-1, V98-2, V112, V118 và VN25-99 của Viện<br /> Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Tiềm năng năng suất của những giống này<br /> nhìn chung tương đương với các giống CP888, C919, G49, NK72, NK66 của các công ty<br /> CP, Monsanto và Syngenta. Tuy nhiên, mức tham gia sản xuất thực tế của các giống này<br /> rất khiêm tốn trên thị trường hạt giống ở phía Nam. Đặc biệt thời gian gần đây, các giống<br /> ngô lai mới của các công ty lớn đa quốc gia được giới thiệu liên tục vào sản xuất với hình<br /> thức bán hàng, quảng bá rất chuyên nghiệp. Thị phần các giống ngô lai do các cơ quan<br /> trong nước chọn tạo và cung cấp càng thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Như vậy, để có thể<br /> tự mình đóng góp tốt hơn cho sản xuất, các đơn vị nghiên cứu và cung cấp giống trong<br /> nước cần phải thay đổi, hợp tác hoặc phân công phù hợp hơn mới có thể cạnh tranh với<br /> giống nhập nội.<br /> 2.3. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong công tác chọn tạo giống ngô chịu hạn<br /> Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển giống ngô đang là phong<br /> trào mạnh trên thế giới nhưng rất ít được ứng dụng ở các đơn vị phía Nam. IAS đã thực<br /> hiện một đề tài mới từ 2009-2011và bước đầu có kết quả rất khích lệ. Bắt đầu với 62<br /> dòng thuần được phân lập chủ yếu từ các nguồn gen chịu hạn ở mức độ khác nhau, nội<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1