« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số kết quả nghiên cứu vê cây ngô ở viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NGÔ.
- Trong khoảng thời gian 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) với nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã có một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng cho cây ngô.
- Giai đoạn 1990 đến 2000 chủ yếu là các nghiên cứu chọn tạo các giống lai không qui ước, trong đó giống LS8, BL8 đã có đóng góp vào sản xuất ở những năm đó.
- Từ năm 2000 đến nay, các nghiên cứu về giống, kỹ thuật tập trung hoàn toàn vào các giống lai qui ước.
- Các giống ngô lai đơn V98-1, V98-2, V118, VN25-99 và MN-1 đã được công nhận và tham gia vào sản xuất với kết quả khả quan.
- Các nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở Tây Nguyên đã khẳng định cây ngô lai rất có ưu thế trên đất lúa mùa khô ở các tỉnh này.
- Hiện nay Viện đang tập trung vào các nghiên cứu về giống và gói kỹ thuật phục vụ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang thâm canh ngô ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long..
- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.1.
- Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.
- Xu hướng phát triển cây ngô trên thế giới có những thay đổi đáng chú ý, năm 2001, diện tích là 140,20 triệu ha, năng suất trung bình 4,3 tấn / ha và tổng sản lượng 600 triệu tấn.
- USDA (2011) ước tính rằng trên thế giới sản xuất ngô niên vụ 2011/2012 đạt 876 triệu tấn, tăng 3,8 % so với năm 2010.
- Tốc độ tăng trưởng của sản xuất ngô hàng năm trung bình trên thế giới trong giai đoạn là: 2,2% diện tích, 2,3% về sản lượng và 4,9% về năng suất (Monsanto, 2007) (Hình 1).
- Sản lượng ngô toàn cầu và dự đoán nhu cầu đến năm 2030 (Mosanto, 2007) Trong số tất cả các quốc gia trồng ngô, Hoa Kỳ (Mỹ) luôn chiếm vị trí đầu về diện tích và sản lượng ngô, là một trong những quốc gia có năng suất ngô cao (>.
- Ở châu Á, diện tích trồng ngô của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới và năng suất ngô trung bình cao hơn trung bình của toàn cầu.
- Ở Ấn Độ, hàng năm, 25% sản lượng ngô được sử dụng làm thực phẩm, 61% cho chăn nuôi và 13% để sản xuất công nghiệp xăng và 1% phục vụ các ngành công nghiệp chế biến khác (DMR, 2012).
- Sản xuất ngô của Ấn Độ từ The India Maize Summit, 2013)..
- Gần 90 % sự gia tăng hàng năm về sản xuất ngô sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển.
- năm, có tưới 0,2% /năm) và năng suất 6,1 tấn/ha (khu vực có mưa là 5,65 tấn/ha, khu vực có tưới 7,43 tấn/ha) (FAOSTAT, 2012).
- Dự báo sản xuất ngô thế giới đến 2050 (IGC, 2014) Bảng 1.
- Nguồn: IGC Tình hình sản xuất ngô trong nước.
- Sản xuất ngô ở Việt Nam từ 1990 đến nay có những bước nhảy vượt bậc về diện tích năng suất và tổng sản lượng, nhờ việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới.
- Năng suất ngô của Việt Nam tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua.
- Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha).
- Năng suất (tấn/ha) Diện tích (triệu/ha) Sản lượng (triệu tấn) Tiêu thụ (triệu tấn).
- Thay đổi năng suất/năm Trước.
- Sản xuất ngô trong năm 2010 đạt 1.112.000 ha với năng suất bình quân 46,06 tạ/ha và tổng sản lượng 4,620 triệu tấn (Hội nghị phi sinh học về Chọn tạo ngô chống chịu để tăng thu nhập và an ninh lương thực của người nghèo ở Nam và Đông Nam Á), trong năm 2012 sản lượng ngô đạt 4,97 triệu tấn (FAOSTAT, 2012), và trong năm 2013 ước tính sẽ đạt tới 5,2 triệu tấn (Ministry of Industry and Trade of Vietnam, 2013)(Hình 4).
- Hiện nay, sản lượng ngô của Việt Nam đạt 62% so với mục tiêu vào năm 2015 và gần 50% so với mục tiêu vào năm 2020, nghĩa là sản xuất không đủ nhu cầu (NMRI, 2009)..
- Ngô tiếp tục đóng một vai trò ngày càng quan trọng, góp phần chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, phát triển an toàn, bền vững và đa dạng.
- Vì vậy, đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng giống, quy trình canh tác, ứng dụng cơ giới hóa, tưới tiêu để nâng tổng sản lượng ngô sản xuất tại Việt Nam..
- Sản xuất ngô ở Việt Nam từ Tổng cục thống kê, 2015) Sản xuất ngô ở các tỉnh phía Nam.
- Ngô ở các tỉnh phía Nam chủ yếu được sản xuất theo hướng hàng hóa và có tầm quan trọng đối với ngành chăn nuôi.
- Tuy vậy, đầu tư cho nghiên cứu về cây ngô ở các tỉnh phía Nam rất hạn chế cả về nhân lực và tài lực..
- Hiện trạng về sản xuất ngô ở các tỉnh phía Nam có diễn tiến gần giống như tình hình chung của cả nước, đã có những thay đổi khá sâu sắc từ những năm sau 1990.
- Năng suất và sản lượng ngô kể từ sau năm 1990 đã tăng rất nhanh nhờ ứng dụng các giống lai năng suất cao vào sản xuất.
- ngô, tạo bước tiến lớn về năng suất ngô của cả nước cũng như các tỉnh phía Nam.
- Tuy nhiên, so với nhiều nước khác tên thế giới, năng suất ngô ở các tỉnh phía Nam vẫn chỉ ở mức rất khiêm tốn.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM.
- Các nghiên cứu chọn tạo giống thụ phấn tự do và giống lai không qui ước Các giống cải thiện và lai không qui ước có vai trò quan trọng trong giai đoạn sản xuất còn chưa phát triển.
- Các giống này cùng với giống TSB1 (gốc là Suwan1) đã có vai trò quan trọng trong sản xuất ngô ở các tỉnh phía Nam.
- Trong khoảng thời gian rất ngắn, từ năm 2000 đến 2005 hai giống lai không qui ước LS8, BL8 đã được ứng dụng rất nhanh trong sản xuất và phải nhường chỗ cho giống ngô lai đơn kể từ năm 2007.
- Các giống cải thiện và lai không qui ước có tiềm năng năng suất hạn chế nhưng dễ trồng, giá hạt giống rất thấp là lựa chọn thích hợp cho giai đoạn phát triển của những năm đầu sau 1975, tương tự với các nước khác trong khu vực..
- Nghiên cứu chọn tạo giống lai qui ước.
- Khoảng thời gian từ 2000 đến nay Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tập trung nhiều hơn vào việc chọn tạo các giống lai đơn với mục đích đưa ra sản xuất ở các tỉnh phía Nam.
- Tiềm năng năng suất của những giống này nhìn chung tương đương với các giống CP888, C919, G49, NK72, NK66 của các công ty CP, Monsanto và Syngenta.
- Tuy nhiên, mức tham gia sản xuất thực tế của các giống này rất khiêm tốn trên thị trường hạt giống ở phía Nam.
- Đặc biệt thời gian gần đây, các giống ngô lai mới của các công ty lớn đa quốc gia được giới thiệu liên tục vào sản xuất với hình thức bán hàng, quảng bá rất chuyên nghiệp.
- Xác định các QTL liên quan đến tính trạng ASI và năng suất ngô trong điều kiện hạn Kết quả đánh giá kiểu hình.
- NS: năng suất (g/ô)..
- Hai hình này cho thấy sự phân bổ thông số về khoảng cách giữa trổ cờ, phun râu và năng suất hạt theo mô hình chuẩn (normal distribution) hoàn toàn phù hợp yêu cầu cho việc sử dụng để xây dựng bản đồ QTLs..
- Kết quả xây dựng bản đồ QTLS các tính trạng liên quan tính chịu hạn Kết quả xác định bản đồ QTLS tính trạng khoảng cách trổ cờ phun râu và năng suất ngô trong điều kiện tạo hạn được trình bày trong Bảng 5 và Hình 5.
- Đồng thời có 2 QTLs liên quan đến năng suất được xác nhận ở nhiễm sắc thể số 1 và nhiễm sắc thể số 9 (bảng 4).
- Đặc điểm và ảnh hưởng của bản đồ QTL liên quan đến tính trạng khoảng cách trổ cờ phun râu và năng suất ngô của quần thể F 2 trong điều kiện tạo hạn.
- Vị trí của bản đồ QTL gen quy định khoảng cách trỗ cờ phun râu và năng suất quần thể 194 dòng F2 từ tổ hợp lai D12 x CML161.
- Liên quan đến năng suất hạt, có 2 QTLs được xác nhận trên hai nhiễm sắc thể số 1 và số 9.
- Trên nhiễm sắc thể số 1, một QTL nằm giữa hai chỉ thị bnlg1429- bnlg1811 với khoảng cách 1,6 cM, giá trị hiệu ứng cộng có gía trị âm (-7,26) ảnh hưởng đến 10,6% biến thiên kiểu hình là chỉ thị có thể dùng loại bỏ dòng có xu hướng giảm năng suất hạt trong điều kiện hạn.
- Có 5 tổ hợp tốt nhất được chọn để khảo sát về năng suất và khả năng chịu hạn..
- Hai tổ hợp này có năng suất trung bình khá cao (7,91 tấn/ha và 7,72 tấn/ha), chỉ số ổn định khá tốt, cho thấy khả năng thích nghi cho vùng sản xuất ngô ở Nam Bộ.
- Năng suất trung bình (tấn/ha), chỉ số ổn định và chỉ số chịu hạn của các tổ hợp lai ưu tú nhất qua 7 điểm thí nghiệm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Căn cứ thí nghiệm tạo hạn 1 vụ tại 2 điểm, NSTĐ: năng suất ô tưới đầy đủ, NSTH: năng suất ô tạo hạn.
- Tổ hợp lai VK1 x NK67-2 đã được chọn và phát triển thành giống ngô lai mới MN-1, được công nhận cho sản xuất thử từ năm 2012 và đang tiến hành thủ tục đề nghị công nhận chính thức vào cuối năm 2015.
- Giống MN-1 có tiềm năng năng suất tương đương giống NK66 của Syngenta nhưng chín sớm hơn 5 ngày và chịu hạn khá hơn (Bảng 7) đang được triển khai nhiều ở vùng hay bị hạn thuộc các tỉnh Tây Nguyên.
- Nghiên cứu sử dụng cây ngô chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh Tây Nguyên là một trong những vấn đề được ưu tiên hiện nay.
- Trong mùa khô ở các tỉnh này, nước tưới cần cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn, nhất là đáp ứng cho khoảng nửa triệu hecta cà phê.
- Những chân ruộng xung quanh đồng cao hơn nên thường bị thiếu nước và năng suất thấp hơn.
- Nếu trồng ngô trên những ruộng này sẽ giảm mức tiêu thụ nước, năng suất ngô không kém năng suất lúa.
- Với giống đã được đánh giá chọn lọc, kỹ thuật thâm canh phù hợp cây ngô lai có thể cho năng suất cao hơn cây lúa cùng vụ gieo trồng.
- Hoạt động nghiên cứu phục vụ chuyển đổi đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu bắt đầu triển khai từ năm 2014, kết quả còn hạn chế.
- Trong kết quả ban đầu, một số giống lai, tổ hợp lai cho năng suất khá cao trong vụ Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu trên đất lúa chuyển đổi.
- Bước đầu nghiên cứu về cây ngô cho năng suất sinh khối cao phục vụ chăn nuôi.
- Với xu hướng này, cây ngô cho năng suất sinh khối cao sẽ là nguồn thức ăn xanh tốt nhất đáp ứng được cho nhu cầu này..
- IAS đã có những chuẩn bị bước đầu cho việc nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật cho ngô lai có năng suất chất xanh cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Các vật liệu dòng thuần có xu hướng cho con lai to cao, bắp lớn đã được chuẩn bị, một sổ tổ hợp lai đơn từ các dòng này có thể cho năng suất sinh khối cao hơn các giống ngô nhập nội đang được một số doanh nghiệp và nông trại sử dụng, năng suất chất xanh có thể đạt 150-220 tấn/ha.
- Diện tích ngô khó tăng thêm, năng suất ngô bình quân toàn quốc đã tạm thời kịch trần..
- Diện tích ngô khó tăng thêm vì đang bị cạnh tranh bởi các cây trồng ngắn ngày khác, và hiệu quả sản xuất ngô thấp, khó hấp dẫn nông dân đầu tư.
- Mặt khác sản xuất ngô ở Việt Nam hiện tập trung ở các vùng khó khăn về giao thông.
- Trong điều kiện nhờ nước trời năng suất ngô chỉ đạt 40-50% so với điều kiện tưới tiêu chủ động ở các nước tiên tiến (CIMMYT, 1997).
- Ở nhiều nơi nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất dốc với độ dốc lớn (trên 25 0 ) làm cho đất bị xói mòn mạnh và năng suất cây trồng giảm nhanh.
- Các khó khăn trên dẫn đến giá thành sản xuất ngô ở ta còn cao, khó cạnh tranh với ngô nhập khẩu..
- Năng suất ngô bình quân đang kịch trần vì nông dân Việt Nam hiện đang áp dụng những tiến bộ về giống và quy trình canh tác tiên tiến nhất của các công ty đa quốc gia và trong nước.
- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn chế đến khả năng thâm canh.
- Tuy nhiên, năng suất ngô ở Việt Nam vẫn thấp hơn trung bình thế giới..
- Đối với sản xuất: Sự cạnh tranh gay gắt giữa sản xuất ngô trong nước với các nước khác.
- Hiện nay nhiều công ty như CP Group, Monsanto, Syngenta đang thương mại một số giống năng suất cao, ổn định hơn những giống ngô lai của Việt Nam và chính sách thị trường của các công ty thông thoáng hơn chính sách của chúng ta.
- Để đạt >9 triệu tấn ngô vào năm 2020 (Chiến lược cây ngô Việt Nam, 2008), diện tích ngô khó tăng thêm, sản xuất đòi hỏi những giống ngô lai có năng suất cao 12-13 tấn/ha ở những vùng thuận lợi, và nhiều giống ngô lai chịu hạn, năng suất 6-7 tấn/ha, ổn định ở các vùng sinh thái, chủ yếu là những vùng dễ bị hạn, đồi núi cao..
- 2) Ngô nếp lai và đường lai đang trở thành nhu cầu của sản xuất.
- Chưa được đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống ngô chịu mật độ cao, thích ứng với cơ giới hóa (gieo trồng, bón phân, thu hoạch, tách hạt, sấy hạt, bảo quản) để hạ giá thành..
- Ưu tiên nghiên cứu chọn tạo và quy trình kỹ thuật canh tác phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa bàn các tỉnh phía Nam..
- Tập trung cho việc nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai có khả năng thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu như chịu hạn, chịu phèn, kháng các loại sâu bệnh hại và chịu áp lực trồng dày tốt hơn để nâng cao năng suất trong sản xuất..
- Giành nguồn lực cho nghiên cứu tận dụng nguồn phụ phẩm từ sản xuất ngô như thân lá và cùi ngô khô để làm phân bón hoặc trồng nấm ăn..
- Triển khai nhanh nghiên cứu về giống và kỹ thuật thâm canh cây ngô cho năng suất sinh khối cao phục vụ làm thức ăn xanh cho gia súc.
- Tìm ra nút thắt đối với chuỗi giá trị sản xuất ngô, cần thiết Nhà nước trợ giá trong một số năm cho các nhà tiêu thụ về các địa phương xây dựng vùng nguyên liệu.
- Cơ giới hóa đã thực sự là một chủ thể trong chuỗi giá trị sản xuất.
- Có như vậy mới mong hạ giá thành sản xuất ngô trên cả nước (ở nhiều nước tiên tiến chi phí lao động sống chỉ còn 4-5%, tức chi cho người vận hành lái máy, tuy nhiên quy mô nông hộ của họ là vài trăm lên đến hàng ngàn ha)..
- Từ thực tế ngô được tưới tiêu chủ động năng suất gấp đôi ngô nhờ nước trời, đề nghị Bộ NN &.
- PTNT có đầu tư nghiên cứu quy trình áp dụng tưới tiết kiệm nước.
- Nếu áp dụng được trên khoảng 300 ngàn ha, năng suất đang từ 5 tấn/ha sẽ dễ dàng đạt 7-8 tấn bình quân/ha, tức vượt thêm được 600 - 900 ngàn tấn ngô/năm, chỉ bằng cách áp dụng tưới.
- Nghiên cứu chọn tạo giống đã có kết quả khá tốt, các giống lai đơn hiện nay đang trực tiếp tham gia vào sản xuất có tiềm năng tương đương các giống nhập nội..
- nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển liên quan đến cây ngô trong sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam nếu được đầu tư tốt hơn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt