intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học thơ trung đại

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

133
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học thơ trung đại ở nhà trường phổ thông. Chương 2: Một số định hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học thơ trung đại Việt Nam. Chương 3.Thực nghiệm sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học thơ trung đại

1<br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC<br /> <br /> LƢU THỊ THÚY UYÊN<br /> <br /> PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH<br /> TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC<br /> THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM<br /> Chuyên nghành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC<br /> BỘ MÔN NGỮ VĂN<br /> Mã số: 60 14 01 11<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN<br /> <br /> Hà Nội 12/2016<br /> <br /> 2<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Giáo dục con người không bao giờ có thể nóng vội, nó là một con đường lâu dài và<br /> không ngừng biến đổi, góp mình vào cuộc trở mình của nền giáo dục quốc gia hiện nay lựa<br /> chọn đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trung học phổ thông trong dạy<br /> học thơ trung đại” là đang định hướng theo những thực tiễn đặt ra như sau:<br /> 1.1. Từ thực tiễn đổi mới của nền giáo dục quốc gia<br /> Thực hiện theo Nghị quyết 29 hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,<br /> toàn diện Giáo dục và Đào tạo với quan điểm chỉ đạo:“Đổi mới căn bản,toàn diện giáo<br /> dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cần thiết, từ quan điểm, tư tưởng, chỉ<br /> đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực<br /> hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị<br /> của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản<br /> thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.<br /> Những quyết định đưa ra của nghị quyết trung ương và Bộ giáo dục đã thúc đẩy<br /> nền giáo dục quốc gia phát triển thêm một bước mới, mở ra cơ hội giao lưu, hội nhập với<br /> các nước trên thế giới, hướng đến một nền giáo dục hiện đại, đào tạo những con người có<br /> thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.<br /> 1.2. Thực tiễn đổi mới phƣơng pháp dạy môn Ngữ văn<br /> Thực tiễn dạy học Ngữ văn của chúng ta trong những năm gần đây đã quá lối<br /> mòn, dẫn đến tình trạng chán học văn, ngại đọc văn, giáo viên quá quen với cách phân<br /> tích, giảng văn từ năm này qua năm khác. Đối tượng trung tâm của giờ học là giáo viên,<br /> học sinh chỉ nghe, chép và học thuộc, dẫn đến thực tế học sinh không thích học văn.<br /> Trong khi đó Ngữ văn được xem là môn học chính, là thước đo để giáo dục con người<br /> những phẩm chất và kĩ năng cần thiết để có thể thích nghi được với cuộc sống.<br /> 1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực<br /> Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá đến nay<br /> <br /> 3<br /> cũng đã thay đổi, thay vì kiểm tra nội dung chúng ta chuyển sang kiểm tra năng lực và phẩm<br /> chất được hình thành trong quá trình học cho học sinh, điều này chi phối trực tiếp đến con<br /> đường dạy và học Ngữ văn ngày nay.<br /> 1.4. Thách thức của thơ trung đại trong việc phát huy năng lực đọc hiểu<br /> Luận văn hướng tới phát triển năng lực cho học sinh qua thơ trung đại cũng bởi<br /> phần nội dung đọc hiểu văn học trung đại ở chương trình phổ thông hay nhưng khó, cái<br /> hay thì đã được bàn tới cũng nhiều, cái khó ở đây bị chi phối bởi cả yếu tố khách quan<br /> như thời đại, tâm lí người tiếp nhận, và chủ quan như quan điểm, cách nhìn, thi pháp, nội<br /> dung cũng như hình thức biểu hiện...vv của văn học trung.<br /> Đề tài sẽ tập trung triển khai và nghiên cứu với hi vọng sẽ mở ra hướng tiếp cận<br /> mới cho dạy và học văn học trung đại theo góc nhìn mới, khắc phục những khó khăn gặp<br /> phải khi dạy bộ phận văn học này trong nhà trường.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu<br /> 2.1. Năng lực đọc hiểu và năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn theo hƣớng<br /> phát triển năng lực<br /> Ở nước ta, khái niệm phát triển năng lực còn rất mới mẻ, Tuy nhiên ở nước ngoài,<br /> xu hướng nghiên cứu và giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của người học<br /> được đưa ra và áp dụng từ những năm 90 của thế kỉ XX. Đến nay hầu như nó đã lan tỏa<br /> và trở thành xu hướng giáo dục chung toàn cầu.<br /> 2.1.1. Năng lực đọc hiểu<br /> Ở nước ta, khái niệm năng lực đọc hiểu được đưa ra rất nhiều, các nhà nghiên cứu<br /> thường đưa ra những khái niệm về đọc hiểu khác nhau<br /> Trong“Đột phá từ đọc hiểu văn bản” của GS.TS Trần Đình Sử đã đè cập như sau<br /> “Nội dung khái niệm đọc rất rộng, nhưng cấp độ sơ đẳng nhất người đọc phải nắm bắt<br /> đúng thông tin trong văn bản thì mới có thể nói tới các khâu tiếp theo như cảm thụ thẩm<br /> mỹ, tiếp nhận giáo dục, năng lực tư duy sáng tạo”.<br /> ở bậc cao hơn có thể đánh giá nội dung thông tin của văn bản, PGS.TS Nguyễn<br /> <br /> 4<br /> Thị Hạnh đưa ra các tiêu chí dùng cho chuẩn nội dung năng lực đọc hiểu:<br /> Tiêu chí 1: Loại văn bản và độ khó của văn bản<br /> Tiêu chí 2: Hiểu ngôn từ và cấu trúc của văn bản<br /> Tiêu chí 3: Hiểu các ý chính và các chi tiết trong văn bản<br /> Tiêu chí 4: Kết nối văn bản với kiến thức chung để suy luận và rút ra thông tin từ văn bản<br /> Tiêu chí 5: Phản hồi và đánh giá về thông tin trong văn bản<br /> Tiêu chí 6: Vận dụng ý tưởng trong văn bản để giải quyết vấn đề<br /> Trong khi đó, cách hiểu chung cho năng lực đọc hiểu trên thế giới thông qua cách<br /> định nghĩa của tổ chức giáo dục theo năng lực đọc hiểu của PISA: “Mục tiêu đọc hiểu của<br /> PISA là hướng đến sự phát triển năng lực, đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề mà một<br /> học sinh 15 tuổi (độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước<br /> thành viên OECD) cần có để đối diện với những thách thức của cuộc sống<br /> Đưa ra một cách nhìn riêng của mình trong việc nhận thấy tiềm năng, vai trò của đọc<br /> hiểu trong dạy học qua con đường tiếp cận văn bản, PGS.TS Nguyễn Thái Hòa đã trình bày<br /> cách đọc hiểu trong Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu trên tạp chí Thông tin Khoa học Sư<br /> phạm số 8 năm 2004 rằng đọc phải đúng, hiểu phải kĩ và biết giải mã thông tin.<br /> Thực trạng của nền giáo dục chúng ta nặng về lí thuyết, coi nhẹ thực hành dẫn đến<br /> tồn tại những thực tế, Trang mạng xã hội Văn học-học văn cũng đã nhấn mạnh đến việc giải<br /> quyết các vấn đề trong cuộc sống còn hạn chế của học sinh Việt Năm.<br /> 2.1.2. Năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn<br /> Lựa chọn những năng lực quan trọng để tập trung đánh gía năng lực đọc hiểu vì<br /> PISA cho rằng đó là năng lực xuyên suốt cả cuộc đời của mỗi con người nhằm xây dựng các<br /> kiến thức và kĩ năng khác.<br /> GS.TS Trần Đình Sử trong Đột phá từ đọc hiểu văn bản đã tìm ra vai trò của đọc<br /> hiểu đối với việc tiếp nhận giá trị thông tin văn bản trên phương diện rộng trong cuộc sống<br /> mà học sinh bắt gặp.“Đọc hiểu văn bản có tác dụng giúp học sinh trực tiếp tiếp nhận giá trị<br /> văn học, thể nghiệm tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình<br /> <br /> 5<br /> thành cách đọc riêng.Vì thế dạy văn là dạy năng lực và kĩ năng để học sinh có thể đọc hiểu<br /> được bất cứ loại văn bản nào cùng loại”.<br /> Tầm quan trọng của đọc hiểu còn được tác giả Nguyễn Thị Hạnh với bài nghiên cứu<br /> Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông<br /> sau 2015 ở Việt Nam đề cập đến như sau: “Đọc hiểu có chức năng phát triển ở người đọc<br /> vào giải quyết nhiệm vụ học tập và các vấn đề có trong cuộc sống nên đọc hiểu không chỉ là<br /> một kĩ năng mà còn là một năng lực - năng lực đọc hiểu. Năng lực đọc hiểu được bắt đầu<br /> hình thành từ môn học Ngữ văn, vì vậy nó là một năng lực chuyên biệt của môn học này”.<br /> Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, GS Trần Đình Sử xem đọc hiểu như một khâu<br /> đột phá trong dạy học, góp phần khắc phục những phương pháp dạy học cũ.<br /> Trong bài viết Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản<br /> văn học GS Trần Đình Sử đã thẳng thắn nhận định rằng chúng ta không thể tiếp tục dạy<br /> học văn như cũ.Qua những bài nghiên cứu các tác giả đã đưa ra những hướng đi mới và<br /> nhấn mạnh sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy văn theo phương pháp đọc<br /> hiểu trong nhà trường hiện nay.<br /> Trong cuốn Kĩ năng đọc hiểu Văn, GS Nguyễn Thanh Hùng đế cập đến việc đọc<br /> chính xác, đọc sâu, đọc phân tích và đọc trải nghiệm đọc sáng tạo trong dạy văn.<br /> Dạy đọc văn cung cấp cho người tiếp nhận cách đọc để có quan điểm riêng, thái<br /> độ đúng đắn và kĩ năng đọc những sáng tạo ngôn từ theo quan điểm thẩm mĩ, năng lực<br /> làm chủ cảm xúc riêng tư khi đã nắm được dụng ý nghệ thuật và những biểu hiện ý nghĩa<br /> sâu sắc của tác phẩm (Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương).<br /> 2.2. Văn học trung đại với phƣơng pháp dạy đọc hiểu theo định hƣớng phát<br /> triển năng lực<br /> Nhằm bắt kịp xu hướng của thời đại, đã có rất nhiều công trình lớn nhỏ, sáng kiến<br /> kinh nghiệm đưa ra nhưng phương pháp đọc hiểu nội dung văn học trung đại nói chung<br /> và thơ trung đại nói riêng.<br /> Phạm Tuấn Vũ trong: Dạy văn học Việt Nam trung đại ở trung học theo hướng coi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2