« Home « Kết quả tìm kiếm

Các phương thức nhận dạng cấu trúc kết quả trong tiếng việt


Tóm tắt Xem thử

- CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬN DẠNG CẤU TRÚC KẾT QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT.
- Thông qua việc khảo sát, phân tích các phát ngôn trong những tình huống giao tiếp thông thường, bài viết đề cập những phương thức nhận dạng cấu trúc kết quả tiếng Việt như xem xét sự phân bố tham tố vị từ, của khung vị ngữ.
- xem xét những ràng buộc về cấu trúc câu.
- Việc cải biến câu (chêm xen, phục hồi, thay thế), chú trọng các yếu tố tình thái, các tác tử đánh dấu trong câu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc không nhận diện sai cấu trúc kết quả..
- Từ khóa: tham tố vị từ, sự phân bố khung vị ngữ, tác tử chỉ dấu khung đề, các yếu tố tình thái, sự ràng buộc về cấu trúc..
- Cấu trúc kết quả được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do là một hiện tượng ngôn ngữ có tính phổ quát.
- Có những đặc điểm chung về ngữ nghĩa nhưng ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, cấu trúc kết quả có những khác biệt nhất định về ngữ pháp.
- Do đó, nếu giải thích được bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp của cấu trúc kết quả thì sẽ giải thích được một trong những vấn đề lớn của cấu trúc câu, của ngôn ngữ học..
- Về mặt lí thuyết, cấu trúc kết quả chiếm một vị trí quan trọng trong ngôn ngữ học hiện đại, vì nó cung cấp cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ giữa cú pháp học - ngữ nghĩa học có tính khái niệm và ngữ nghĩa học cấu trúc..
- Vấn đề liên quan đến cấu trúc kết quả đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trong và ngoài nước quan tâm và được tiếp cận theo nhiều hướng, như cú pháp (Jackendoff.
- Trong nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo chuyên ngành đề cập mối quan hệ nhân quả và cấu trúc gây khiến - kết quả như Nguyễn Kim Thản (1977), Cao Xuân Hạo (1991), Diệp Quang Ban (1996), Nguyễn Đức Dân (1998)....
- Qua đó, chúng tôi rút ra được một số nhận định đáng chú ý về đặc trưng cú pháp, đặc trưng ngữ nghĩa giúp xác định thế nào là một cấu trúc kết quả:.
- Cấu trúc kết quả thể hiện trạng thái là kết quả của hành động trước đó (Vladimia P..
- Trong những ngữ cảnh trao đổi ngôn ngữ tự nhiên, thường thấ y có rất nhiều những câu có hình thức bề mặt như nhau nhưng cấu trúc sâu chuyển tải những nội dung ngữ nghĩa rất khác nhau.
- Do đó, điều quan trọng là phát hiện kiểu cấu trúc nào nằm sau lớp vỏ hình thức đa dạng..
- Việc xác định tiêu chí giúp phân biệt câu thuộc cấu trúc kết quả và câu không thuộc kết quả vì thế rất quan trọng.
- Thêm nữa, mối quan hệ nhân quả trong đời sống hiện thực không phải luôn là một cấu trúc kết quả trong ngôn ngữ, trừ phi thỏa những điều kiện sau:.
- Một cấu trúc kết quả luôn được biểu diễn bằng hai sự tình: sự tình hành động, quá trình (dynamic/ process sub-events) và sự tình kết quả (result sub-events);.
- Ngữ đoạn thể hiện trạng thái kết quả phải được hiển ngôn trong câu và phải là kết quả của hành động trước đó;.
- Mối quan hệ giữa hai sự tình: P (cơ sở / nguyên nhân) và Q (hệ quả) là mối quan hệ kéo theo: P→ Q;.
- Hai sự tình trong cấu trúc kết quả luôn có tính chất tuyến tính: P xảy ra trước Q;.
- Dựa vào những cơ sở lí luận nêu trên, bài viết này tiến hành khảo sát các ngữ liệu trong những tình huống giao tiếp ngôn ngữ thông thường để từ đó xác định các phương thức nhận dạng cấu trúc kết quả hữu hiệu, tránh những sự ngộ nhận về cấu trúc kết quả..
- Với quan niệm ngữ pháp được sinh ra từ đời sống, và hiện thực ngôn ngữ là phép thử tốt nhất cho mọi hình thức cú pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát cấu trúc kết quả trong tiếng Việt bằng cách phân tích một số mẩu trao đổi và quảng cáo ngẫu nhiên trên các diễn đàn mạng.
- Chúng tôi thu được những kết quả đáng lưu ý sau:.
- Mẫu 1: “Bạn cắt chanh hòa với nước rửa chén (cho chanh nhiều một chút, tùy theo lượng bát đĩa) ngâm khoảng 30 phút là có mớ bát đĩa trắng tinh.
- Còn một cách nữa là ngâm thuốc tẩy quần áo khoảng 15 phút, rửa lại thật sạch bằng nước và ngâm bát đĩa vào nước sôi khoảng 5 phút, bát đĩa sẽ trắng như mới luôn.”.
- Câu 1: Bạn cắt chanh hòa với nước rửa chén (cho chanh nhiều một chút, tùy theo lượng bát đĩa) ngâm khoảng 30 phút là có mớ bát đĩa trắng tinh..
- Câu này mô tả mối quan hệ quá trình hoạt động - kết quả.
- Trong đó, chuỗi những vị từ hành động (từ in đậm) diễn ra theo trật tự thời gian, có tính tuyến tính.
- Những hành động này nối tiếp nhau dẫn đến kết quả theo kiểu [P’, P.
- là có mớ bát đĩa trắng tinh (Q)..
- Cắt, hòa, ngâm: Chuỗi vị từ chính (predicators) diễn ra theo trật tự thời gian..
- Chanh, nước rửa chén, bát đĩa: Bổ ngữ/ đối thể (objects/ patients) và cũng là tham thể bắt buộc (actants) của chuỗi vị từ..
- Trong câu tiếng Việt, bổ ngữ/ đối thể thường bị lược bỏ nhằm tránh lặp lại nếu đã là thông tin hiện hữu, được đề cập ở phần trước (hồi chỉ/ anaphoric) như trong “cắt chanh - hòa chanh” hay bằng một từ khác ở phía sau (khứ chỉ/ cataphoric) như trong “ngâm (bát đĩa) khoảng 30 phút là có mớ bát đĩa trắng tinh”.
- Có: Vị từ chỉ sự tồn tại;.
- Mớ (lượng từ) bát đĩa trắng tinh: tiểu cú biểu thị trạng thái kết quả..
- Tuy vậy, trong trường hợp này, xét về ý nghĩa, “là” có vai trò như một tác tố đánh dấu nơi bắt đầu phần thuyết, nhằm dẫn nhập một nhận định về khả năng của kiểu câu khung đề - kết quả.
- Bạn cắt chanh hòa với nước rửa chén (cho chanh nhiều một chút, tùy theo lượng bát đĩa) ngâm khoảng 30 phút thì là có mớ bát đĩa trắng tinh..
- Như vậy, bằng vào việc phân tích các vai nghĩa trong câu, bằng việc chêm xen các tác tử đánh dấu khung đề thuyết, cũng như phục hồi các yếu tố bị tỉnh lược, có thể xác định đây là kiểu câu biểu thị mối quan hệ nhân quả giữa khung đề điều kiện và kết quả.
- Thử cải biến câu lần nữa bằng cách thêm những quan hệ từ chỉ điều kiện tất yếu như cứ, hễ vào trước vị từ trung tâm ‘ngâm’ thì ý nghĩa câu gốc vẫn nguyên vẹn.
- [M1] Hễ/ Cứ ngâm (bát đĩa vào dung dịch) khoảng 30 phút là [M2] có mớ bát đĩa trắng tinh..
- Như vậy, câu trên đáp ứng tốt các tiêu chí của một cấu trúc quan hệ điều kiện - nhân quả..
- Câu 2: Còn một cách nữa là ngâm thuốc tẩy quần áo khoảng 15 phút, rửa lại thật sạch bằng nước và ngâm bát đĩa vào nước sôi khoảng 5 phút, bát đĩa sẽ trắng như mới luôn..
- kết quả tiểu cú Q bát đĩa trắng như mới (như: kết từ so sánh;.
- trắng, mới: vị từ chỉ trạng thái)..
- a) Đây cũng là kiểu câu biểu thị mối quan hệ giữa quá trình - hành động - kết quả, theo kiểu [P’, P.
- Những từ bị tỉnh lược (bát đĩa, vào) làm cho thuốc tẩy quần áo từ vai công cụ (instruments) được đặt vào vị trí bổ ngữ/ đối thể (patients), ở ngay sau vị từ ngâm, có thể gây ngộ nhận thuốc tẩy quần áo là bổ ngữ/ đối thể (patients) của vị từ ngâm..
- Những tri thức phổ thông về tri nhận ngôn ngữ tạo cho vị từ.
- Ba tham tố này về kết pháp cho thấy ‘ngâm’ là vị từ tam trị, có 3 diễn tố: tác thể (agents)/ người tác động, đối thể (patients)/ vật bị tác động và đích đến của vật đối thể (goals)..
- Cái gì đó trong mối liên hệ ngữ cảnh ở câu này là ‘bát đĩa’ được khôi phục khi tri nhận phát ngôn nhờ vào nội dung đã tiếp nhận phía trước (liên kết hồi quy)..
- Ngữ đoạn ‘rửa lại (bát đĩa) thật sạch’ có thể được tri nhận như một tổ hợp vị từ - trạng ngữ thông thường theo kiểu: đọc thật kĩ.
- Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn, ta có: vị từ ‘rửa’ là một vị từ hành động chuyển tác, khi tác động lên đối thể ‘bát đĩa’ sẽ tạo ra một sự chuyển biến trạng thái của đối thể.
- ‘bát đĩa’ là ‘sạch’, và cho ra kết quả được biểu hiện bằng tiểu cú ‘bát đĩa sạch’.
- điểm đặc trưng của câu trúc gây khiến - kết quả đã được Hoestra (1988) 2 ghi nhận: “Về hình thức, kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả có điểm đặc biệt là bổ ngữ của vị từ chính và ngữ đoạn kết quả tạo thành một tiểu cú SC (a small clause), với SC như là một toàn thể được chứa đựng trong ngữ vị từ và có quan hệ ‘chị em’ với vị từ.”.
- Trạng thái bát đĩa sạch sau khi rửa ở đây hoàn toàn giống với kiểu cấu trúc vị từ gây khiến - kết quả của đập → cái li nát, thổi → quả bóng phồng lên, tạo ra những tiểu cú chỉ trạng thái kết quả: li nát, quả bóng phồng lên..
- Do vậy, trong ngữ cảnh này, nếu khôi phục đầy đủ, ngữ đoạn ‘rửa - bát đĩa thật sạch’ đáp ứng tốt tiêu chí của một cấu trúc kết quả.
- cơm thật chậm’ chỉ là những tổ hợp vị từ - trạng ngữ thông thường nhằm miêu tả cách thức của sự tình..
- Điều cần lưu ý là “Mức cao nhất của sự tác động là làm cho đối thể bị hủy diệt, không còn tồn tại nữa” (Cao Xuân Hạo, 2005, tr.439) và “những kết cấu như diệt sạch, trừ tiệt, xóa sạch, tẩy sạch không phải là những kết cấu gây khiến - kết quả mà là những tổ hợp vị từ + trạng ngữ thông thường” (Nguyễn Thị Quy, 1995, tr.114).
- Tuy nhiên, sự tác động có đạt đến mức tối đa, bị ‘hủy diệt’ hay không (từ dùng của Nguyễn Thị Quy, 1995, tr.111), chúng tôi cho là không chỉ phụ thuộc vào vị từ trung tâm mà còn do ở đặc trưng cấu tạo của đối tượng bị tác động.
- rửa bát đĩa thật sạch b.
- Vị từ ‘rửa’ trong (b) không tạo ra kết quả ‘vết bẩn (trở nên) thật sạch’ như trong (a).
- ‘rửa - bát đĩa thật sạch’ mà đối thể ‘vết bẩn’ sẽ không còn tồn tại, hoàn toàn mất đi.
- Chúng tôi cho là, về mặt ý nghĩa, vết bẩn mất đi cũng là một dạng kết quả.
- “những vết bẩn thật sạch” không đáp ứng các tiêu chí của một cấu trúc kết quả cả về ngữ nghĩa, cú pháp, hình thức như ‘bát đĩa thật sạch’..
- Từ những điều đã phân tích ở trên, đặc biệt là với ngữ đoạn ‘rửa bát đĩa thật sạch’, chúng tôi nghĩ cần cân nhắc đối với kết hợp “vị từ chuy ển tác + đối thể + sạch”.
- Chúng có ý nghĩa “hủy diệt” hay “chỉ sự hoàn thành của hành động” (Nguy ễn Thị Quy, 1995, tr.80) hay không, không chỉ tùy thuộc vào vị từ tác động mà còn tùy thuộc vào đối thể chịu tác động..
- Câu 3: Bát đĩa dùng lâu năm bị ố vàng do sau thời gian dài sử dụng, một số mảng bám khó rửa trôi bằng nước rửa chén bát thông thường, lâu dần nó tạo thành lớp ố..
- Đây là một kiểu cấu trúc nhiều tầng, lặp ý, nói vòng, diễn tả mối quan hệ nhân - quả đảo với cấu trúc chính: [(kết quả) Q do (nguyên nhân) P]..
- Trong cấu trúc này, có thể phân ra hai mệnh đề chính như sau:.
- [Q]: ‘Bát đĩa dùng lâu năm bị ố vàng’..
- [Q] là mệnh đề chỉ quá trình chuyển thái, mô tả sự thay đổi của quá thể ‘bát đĩa’, vật trải qua quá trình (undergoer)/ processed) có vị ngữ chính là ‘bị ố vàng’ (với ‘bị’ là từ đánh dấu chủ thể chịu một sự tác động không hay nào đó, mà ở đây là một quá trình không chủ ý dẫn đến trạng thái ‘ố vàng’)..
- Cấu trúc của [Q] có thể minh họa như sau:.
- C (bát đĩa/ dùng lâu năm.
- Phần C (chủ ngữ) của [Q] là một danh ngữ, có ngữ động từ ‘dùng lâu năm’ giữ vai trò định ngữ bổ nghĩa cho danh ngữ ‘bát đĩa’.
- Nếu phân tích theo hình thức hiển thị trong câu, ‘bát đĩa’ sẽ là chủ ngữ ngữ pháp của vị từ ‘dùng’ theo sau.
- ‘bát đĩa’ là vật vô tri (inanimate objects) nên không thể là ‘tác thể’ có tác động trực tiếp đến vị từ ‘dùng’.
- ‘Bát đĩa’ ở đây chỉ có thể xem như là một bổ ngữ (hoặc một tiếp thể (patients) có tính logic của hành động ‘dùng’.
- Do đó, suy luận về ngữ nghĩa, có thể hiểu có một mối liên hệ nhân quả giữa việc có một hành thể ẩn ‘dùng bát đĩa lâu năm’ dẫn đến hệ quả ‘bị ố vàng’..
- ‘bị’ ‘được” với ý nghĩa biểu thị kết quả tác động có chủ ý [volition] vào trước vị từ như trong hai câu (a), (b).
- Bát đĩa *được dùng lâu năm bị ố vàng..
- Bát đĩa *bị dùng lâu năm bị ố vàng..
- Ta có mệnh đề chỉ nguyên nhân [P] cũng là cấu trúc phức.
- Trong [P] có chứa mối quan hệ thời gian [M1.
- kết quả [M2]:.
- Trong mệnh đề kết quả M2 lại biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả khác:.
- Có thể biểu diễn những mối quan hệ đa tầng trong câu thành biểu thức như sau:.
- Như vậy, đây là dạng câu ghép biểu thị mối quan hệ nhân quả nhiều tầng, lặp ý, nói vòng theo cấu trúc móc xích - hồi kết: [Q do P [P tạo thành Q]..
- (http://eva.vn/nha-dep/huong-dan-rua-bat-sach-se-ma-an-toan-c169a243778.html) Trong câu này, ngữ đoạn ‘rửa sạch hết các chất bẩn’ cũng giống như trường hợp đã phân tích câu (2), có vị từ tác động ‘rửa’ với đối thể là ‘các chất bẩn’ nên dẫn đến kết quả không còn tồn tại, biến mất.
- Vì kết quả ở mức cao nhất, không lưu lại, không hiển ngôn trên tiểu cú (SC) chỉ trạng thái kết quả nên ‘(rửa) sạch hết các chất bẩn’ không được xem là một cấu trúc kết quả..
- Phần sau với ‘thức ăn thừa đọng’ tích lũy lâu ngày ‘dễ gây tắc cống’ thuộc cấu trúc gây khiến - kết quả, với sự hiển ngôn của vị từ ‘gây’ và trạng thái kết quả ‘tắc cống’..
- Câu (5) bao gồm những kết hợp chỉ quan hệ điều kiện - cách thức - mục đích/ hướng kết quả:.
- Phần câu sau, nếu khôi phục đối thể ‘chén bát’ đã bị tỉnh lược, ta có ngữ đoạn biểu thị kết quả: “rửa lại (chén bát) bằng nước rửa chén là (chén bát) sạch ngay”, đáp ứng tiêu chí tiểu cú SC “(chén bát) sạch ngay” hiển ngôn trong câu..
- Bài viết này đã cho thấy trong cách nói năng, trao đổi thường ngày, ngôn ngữ được sử dụng thật phong phú, sinh động, trong đó, có các kiểu biểu đạt cấu trúc quan hệ nhân quả tiếng Việt rất đa dạng, như kiểu câu sự tình hành động, quá trình - kết quả (process sub-events/ autonomous events - resulting), khung đề điều kiện - hệ quả (theme - and rheme conditionals - consequences), hoặc kiểu câu móc xích - hồi kết nhiều tầng bậc với khung sự tình phức (resulting - series of complex events - resulting)....
- Những phân tích cụ thể đã cho thấy không phải hình thức cú pháp bề mặt nào cũng chuyển tải nội dung ngữ nghĩa tương đương: ‘là’ có lúc là hệ từ nhưng có lúc giữ vai trò như một tác tố đánh dấu nơi bắt đầu phần thuyết, là chỉ dấu của khung đề thuyết biểu thị mối quan hệ nhân quả.
- tổ hợp trạng từ - vị ngữ, câu quá trình cũng có thể có hình thức tương tự một cấu trúc kết quả..
- Bài viết cũng chứng minh được đối với những kết hợp giữa “vị từ chuyển tác + đối thể + sạch”, sự tác động có đạt đến mức ‘hủy diệt’, có làm mất đi thuộc tính của một cấu trúc kết quả hay không còn tùy vào đặc trưng cấu tạo của đối thể..
- Từ việc khảo sát, phân tích những mẫu trao đổi trong ngữ cảnh rất tự nhiên trên diễn đàn mạng, chúng tôi cũng đã rút ra được những phương thức nhận dạng cấu trúc kết quả khá hữu hiệu như xem xét những đặc trưng về cú pháp (ngữ đoạn thể hiện trạng thái kết quả phải được hiển ngôn và phải là kết quả của hành động trước đó), đặc trưng về ngữ nghĩa học (một cấu trúc kết quả luôn được biểu diễn bằng hai sự tình: sự tình hành động, quá trình (dynamic/.
- process sub-events) và sự tình kết quả (result sub-events).
- xem xét những chỉ dấu khung đề - thuyết, những ràng buộc về từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp của cấu trúc kết quả, đặc biệt mô hình hóa, rút ra biểu thức chung đối với những khung sự tình phức..
- Để tránh ngộ nhận giữa những câu có cấu trúc bề mặt như nhau, việc xem xét các tác tử đánh dấu, các yếu tố tình thái

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt