« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc (1895 – 1945)


Tóm tắt Xem thử

- GIÁO DỤC Ở TỈNH SƠN LA THỜI PHÁP THUỘC .
- Thời Pháp thuộc, Pháp đã áp dụng những chính sách về giáo dục cho miền núi nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng nhằm phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa.
- Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời gian này có những thay đổi nhất định song cũng tồn tại nhiều hạn chế.
- Bài viết đề cập thực trạng giáo dục ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn này, từ đó đánh giá tác động của nền giáo dục đến kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc..
- Từ khóa: giáo dục Pháp – Việt, giáo dục tỉnh Sơn La, thời Pháp thuộc..
- Những yếu tố tác động tới nền giáo dục tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc.
- Sơn La là vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.
- Địa hình tỉnh Sơn La mang đặc trưng địa hình miền núi, giao thông đi lại khó khăn.
- Sơn La mới được đặt ra [14] và cơ bản hoàn thành vào năm 1933 với hơn 200 km đường rải đá [10].
- Theo thống kê của Pháp, mật độ dân số của các vùng lân cận tỉnh Sơn La thời điểm đó là từ 0 - 4 người/km 2 và riêng châu Sơn La là 4 đến 10 người/km 2 [7].
- Theo số liệu năm 1943, cơ cấu dân số phân theo các nhóm dân tộc ở Sơn La như sau: dân tộc Kinh chiếm 0,84%, các dân tộc ít người chiếm 99,14%, người Pháp chiếm 0,02%.
- Vì thế, cuối thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đặt chế độ lưu quan mà không dùng thổ quan ở các châu thuộc phủ Gia Hưng, trừ châu Thuận và châu Sơn La..
- Mặc dù chưa tìm thấy những tài liệu ghi chép về việc học hành của con em tầng lớp thống trị ở Sơn La nhưng để có những.
- “vua Thái, vua Mèo” thời đó, chắc hẳn trong các gia đình có thế lực đã có một hình thức giáo dục bài bản.
- Từ một số cơ sở sau đây, chúng tôi nhận định đã tồn tại một nền giáo dục không qua trường lớp tại các châu, mường ở Sơn La..
- dân tộc Thái có đời sống vật chất, tinh thần vô cùng phong phú, trong đó, hệ thống ca dao, tục ngữ Thái là một kênh giáo dục vô cùng giá trị.
- Có thể nói, thời phong kiến, ở Sơn La, giáo dục dân gian chiếm ưu thế, giáo dục nhà trường chưa được thiết lập, đại bộ phận người dân mù chữ.
- Đầu thế kỉ XX, nền giáo dục Hán học vẫn thịnh hành và chiếm ưu thế, bên cạnh đó đã xuất hiện trường Pháp – Việt sơ khai ở một số tỉnh thành.
- thức của nền giáo dục Pháp – Việt.
- Trong lần cải cách giáo dục lần thứ nhất do Paul Beau đề xuất năm 1904, nền giáo dục Việt Nam có 3 bộ phận là giáo dục Bản xứ, giáo dục Pháp - Việt, giáo dục Pháp.
- Trong những năm giáo dục Pháp - Việt tiếp tục có những điều chỉnh.
- Đáng chú ý là chủ trương phát triển giáo dục theo chiều ngang của Merlin (1924), chuyển trọng tâm sang bậc tiểu học, mở rộng giáo dục làng xã.
- Theo cải cách của Varenne, giáo dục Pháp – Việt chia thành 5 bậc học: bậc học Sơ học bản xứ, bậc Tiểu học, bậc Cao đẳng Tiểu học, bậc Trung học Pháp – Việt, bậc Cao đẳng (Đại học).
- Từ 1930 đến 1945, giáo dục có những sửa đổi nhưng không nhiều, bậc tiểu học được thể chế hóa giao cho triều đình Huế quản lí, bậc trung học được bổ sung chương trình do Nha Học chính Đông Dương quản lí [2, tr.191], bậc đại học mở rộng và củng cố.
- Về cơ bản, nền giáo dục Việt Nam đã hoàn chỉnh hơn trước..
- Chính sách giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới giáo dục cả nước nói chung và giáo dục Sơn La nói riêng.
- Hệ thống giáo dục Pháp – Việt ở.
- Sơn La được mở muộn hơn so với các tỉnh khác nhưng giáo dục Sơn La cũng chịu sự chi phối sâu sắc của những thay đổi trong chính sách giáo dục của Pháp.
- Trường lớp theo mô hình giáo dục Pháp – Việt được mở từ năm 1917 [3, tr.74], tuy chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận giáo dục Sơn La giai đoạn này đã có những chuyển biến nhất định so với giai đoạn trước..
- Giáo dục Sơn La thời Pháp thuộc 2.1.
- Quá trình Pháp xâm lược tỉnh Sơn La.
- Năm 1886, Tổng trú sứ Trung – Bắc Kì đã ra nghị định chuyển châu Sơn La thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa thành một cấp tương đương cấp tỉnh nhưng đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của một sĩ quan với cương vị Phó công sứ.
- Tháng 4 năm 1888, về cơ bản, thực dân Pháp đã chiếm được khu vực trung tâm của Sơn La và bắt đầu tiến hành xây dựng bộ máy cai trị.
- Ngày 20 tháng 8 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành nghị định đưa địa hạt Sơn La vào địa bàn của Đạo Quan binh thứ 4, thủ phủ đặt tại Sơn La để đối phó với tình trạng bất ổn tại đây.
- Ngày 27 tháng 02 năm 1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập một Tiểu quân khu trực thuộc Đạo quan binh thứ tư Sơn La.
- Sự kiện này là mốc đánh đấu sự ra đời chính thức của đơn vị hành chính tỉnh Sơn La.
- Giáo dục Sơn La thời Pháp thuộc Sơn La là vùng đất có vị trí hết sức quan trọng của vùng Tây Bắc, vì thế, mục đích chính của Pháp chính là kiểm soát được vùng đất này để ổn định tình hình vùng miền núi biên giới Tây Bắc.
- Vì giao thông khó khăn nên việc đầu tư cho công cuộc khai thác thuộc địa ở Sơn La rất hạn chế, nhu cầu đào tạo đội ngũ công nhân phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa không lớn như miền xuôi, đó chính là một trong những lí do khiến giáo dục Sơn La không được chú ý như một số tỉnh thành khác.
- Giáo dục Sơn La cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hầu như chưa được đầu tư, trong khi ở các tỉnh miền núi phía Bắc khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái đã có trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ..
- “Năm 1908, các trường tiểu học đã được thành lập ở nhiều tỉnh lị, trừ các tỉnh Vĩnh Yên, Yên Bái, Thái Nguyên, Chợ Bờ, Sơn La” [2, tr.70].
- Từ năm 1924 trở đi, với chủ trương phát triển giáo dục theo chiều ngang của toàn quyền Merlin [2, tr.155] thì.
- Theo thống kê từ tài liệu lưu trữ, trong hai năm tổng số giáo viên phụ trách lớp, trợ giáo, giáo viên nghề và thư kí giúp việc là 15 người [10] trên tổng số 5 trường học với 439 học sinh.
- Về số lượng học sinh, năm 1923, số học sinh hệ tiểu học Pháp – Việt ở Sơn La là 550, trong đó số lượng từng lớp như sau:.
- Con số này cho thấy, càng học lên cao thì tỉ lệ học sinh càng giảm..
- Theo số liệu trong cuốn La Pénétration scolaire dans le minorités ethniques, tổng số học sinh của tỉnh Sơn La.
- lượng học sinh cao hơn so với các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai (xem Bảng 1)..
- Số học sinh các dân tộc thiểu số miền núi Bắc Kì.
- Dân tộc khác.
- Sơn La .
- Dân tộc Thổ ở Sơn La trong bảng 1 có thể hiểu là dân tộc Thái – một dân tộc đông nhất tỉnh Sơn La.
- Cũng cần lưu ý một đặc điểm chung của các trường học ở hầu hết các tỉnh miền núi là việc mở lớp thường gộp học sinh thuộc các thành phần dân tộc khác nhau.
- Do số lượng người Kinh, người Hoa ở Sơn La chiếm tỉ lệ rất ít nên họ học chung lớp với học sinh người dân tộc.
- Năm tổng số học sinh cả tỉnh là 485 [11], với số dân 103.000 người theo số liệu thống kê năm 1936 [4, tr.37], tỉ lệ người được đi học chỉ chiếm khoảng 0,5%, còn lại 99,5% dân số mù.
- Việc đi học của học sinh miền núi gặp nhiều khó khăn, phụ huynh không ý thức được tầm quan trọng của việc học nên không chú ý đến việc học hành của con cái, trường học lại xa nơi ở nên hầu hết chỉ có trẻ em khu vực trung tâm được đi học..
- Về hệ thống trường lớp, theo nội dung cải cách giáo dục lần hai của Albert Sarraut, nền giáo dục ở Đông Dương gồm hai bộ phận: giáo dục phổ thông và giáo dục thực nghiệp (dạy nghề).
- Hệ thống trường học chia thành hai loại: giáo dục Pháp và giáo dục Pháp – Việt.
- Ở Sơn La có giáo dục Pháp - Việt và giáo dục thực.
- Giáo dục Pháp – Việt bậc phổ thông chỉ tồn tại các lớp hệ tiểu học (Primaire), không có bậc học cao hơn.
- Từ sau 1918, giáo dục Pháp – Việt tiểu học gồm 2 loại trường: Trường tiểu học kiêm bị trước đây là trường cụ thể tiểu học (Écoles primaires de plein exercice) và trường tiểu học sơ đẳng (écoles primaires élémentaire ) [2, tr.134].
- Đầu năm 1917, Pháp mới mở được một trường tiểu học ở tỉnh lị Sơn La để dạy chữ quốc ngữ [3, tr.74].
- Với chủ trương phát triển giáo dục “theo chiều.
- ngang” của Merlin, chuyển trọng tâm sang giáo dục tiểu học và hệ thống trường làng xã, từ 1924, giáo dục Sơn La có những chuyển biến.
- Năm 1924, Sơn La có các trường như sau: 1 trường kiêm bị ở tỉnh lị, 1 trường sơ đẳng ở Vạn Yên, 1 trường sơ đẳng nữ sinh ở Sơn La, 4 trường được trợ cấp ở Mai Sơn, Thuận Châu, Mộc Châu, Quang Huy và 1 trường được trợ cấp ở Mường La bắt đầu hoạt động từ ngày .
- Bên cạnh hệ thống trường kiêm bị ở tỉnh lị, hệ thống trường cấp xã ngày càng tăng về số lượng, từ năm 1935 đến năm 1936, Sơn La có 20 trường cấp xã, phân bố ở tất cả các châu, mường [11]..
- Hệ thống trường cấp xã của tỉnh Sơn La năm Địa điểm mở trường Số.
- Số học sinh Trẻ em.
- Châu Sơn La .
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, số lượng học sinh trường nghề được duy trì đều đặn, trung bình có khoảng 20 học sinh tham gia các khóa học.
- Trường có xưởng thực hành và kí túc xá cho học sinh.
- Ngày có 12 học sinh người Thái, đến ngày trường chỉ có 9 học sinh, một số được nhận học bổng.
- Học sinh tốt nghiệp Trường Thừa phái có thể được nhận vào làm các công việc hành chính ở Tòa Công sứ..
- Điểm đáng nói trong chương trình dạy học của các trường ở Sơn La đó là việc chữ Thái không được dùng như một ngôn ngữ chính như việc dùng chữ Tày trong một số trường ở Lạng Sơn.
- Dù Pháp có chủ trương sẽ dùng ngôn ngữ của dân tộc đông nhất địa phương làm ngôn ngữ giảng dạy nhưng điều này không diễn ra ở Sơn La..
- Hầu hết người dân tộc tại Sơn La thời điểm đó không biết tiếng Kinh và chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp mới dừng ở mức sơ đẳng, nên việc học chương trình như miền xuôi đối với họ là một khó khăn lớn.
- Nhất là việc học sinh sau khi tốt nghiệp tiểu học phải dùng tiếng Pháp như một ngôn ngữ chính trong bậc học cao hơn là một trở ngại.
- Vì thế, ở Sơn La không có bậc cao đẳng tiểu học như ở Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi..
- Về kỉ luật trường học, qua tìm hiểu Quy chế trường học thời thuộc Pháp và qua phỏng vấn cụ Hà Văn Thu, nguyên là học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Pháp – Việt những năm 1940 ở Sơn La, có thể hình dung việc tổ chức lớp học được thực hiện rất khoa học và nghiêm ngặt.
- Học sinh đi học phải mặc đồng phục đúng quy định, mang đồ dùng học tập, trước khi tới lớp phải chuẩn bị bài ở nhà, nếu vi phạm sẽ bị kỉ luật với nhiều mức độ khác nhau.
- Hàng tuần, lịch chào cờ vào thứ 2, học sinh nào vi phạm kỉ luật sẽ bị đứng ngoài hàng..
- Về thi cử, sau khi học xong chương trình ở cấp sơ đẳng và tiểu học, học sinh phải thi với trình độ tương ứng.
- Dựa theo tư liệu về cuộc thi tiểu học Pháp Việt năm 1931 [8], có thể thấy quy trình tổ chức coi thi và chấm thi hết sức nghiêm túc, chặt chẽ của Hội đồng coi thi và chấm thi tại Sơn La.
- Nhận xét về giáo dục Sơn La thời thuộc Pháp.
- Một trong những nỗ lực của thực dân Pháp là tổ chức tại tỉnh Sơn La nền giáo dục Pháp – Việt phục vụ công cuộc cai trị của chúng tại địa phương.
- Đó là nền giáo dục Pháp Việt quy mô nhỏ bé, không đồng bộ.
- Trường tập trung ở tỉnh lị, các châu, mường càng ở khu vực xa trung tâm thì tỉ lệ học sinh đi học càng thấp.
- Điểm đặc biệt là tại đây đã có trường sơ đẳng nữ sinh dành cho học sinh nữ người Thái với số lượng dao động khoảng 10 người/1 lớp..
- Nội dung học có nhiều điểm mới mẻ so với nội dung giáo dục Nho học trước đây.
- Ngoài môn học chính còn nhiều môn bổ trợ thực sự có ích cho học sinh miền núi vốn xa lạ với những vấn đề gắn với thực tiễn, cung cấp một nguồn nhân lực cần thiết phục vụ các công việc văn phòng và một số lĩnh vực khác cho thực dân Pháp..
- Việc thực hiện nghiêm túc kỉ luật trong trường học đã tạo ý thức tổ chức và làm việc khoa học cho học sinh, thay vì không được đến trường, họ sinh hoạt nền nếp và có tác phong hơn mặc dù số học sinh đến trường chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, trên.
- Trên thực tế, việc mua mới hay sửa chữa những thiết bị máy móc vẫn phải chuyển từ miền xuôi lên, số thợ nghề được đào tạo ở Sơn La chưa thực sự phát huy năng lực của mình trong điều kiện một tỉnh công, thương nghiệp không phát triển..
- Tương tự như vậy, trường thừa phái được mở ở Sơn La cũng chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của bộ máy chính quyền, số người bản xứ tham gia chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện chủ yếu phụ trách các công việc đơn giản như thư kí, phiên dịch, chạ y bàn giấy, thậm chí làm việc theo mùa vụ..
- định trong giáo dục nhưng những thay đổi đó không đáng kể và chưa ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc.
- Kinh tế vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, tự cung tự cấp, xã hội Sơn La vẫn trì trệ, lạc hậu..
- Từ thời Pháp thuộc, Pháp đã xây dựng nền giáo dục Pháp - Việt với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc cai trị của mình.
- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã phân tích trên, nền giáo dục ấy còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là một nền giáo dục không đồng bộ, đại bộ phận dân số mù chữ.
- Việc mở trường lớp chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, càng học lên bậc cao, tỉ lệ học sinh càng giảm, trường học của tỉnh chỉ mở đến bậc tiểu học, không có bậc học cao hơn.
- Thế nhưng chính từ nền giáo dục ấy đã hình thành một bộ phận trí thức có tư tưởng tiến bộ.
- Phan Trọng Báu (2005), “Giáo dục vùng dân tộc ít người ở Việt Nam thời Pháp thuộc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7, tr.24 – 31..
- Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kì Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội..
- Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La năm tỉnh Sơn La Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt